You are on page 1of 7

Tài Liệu Ôn Thi Group

 

Câu 1 [816967] D Câu 7 [816983] C Câu 13 [816997] A Câu 19 [817013] B Câu 25 [817028] D

Câu 2 [816969] D Câu 8 [816986] A Câu 14 [817000] C Câu 20 [817014] C Câu 26 [817030] A

Câu 3 [816971] C Câu 9 [816988] A Câu 15 [817002] B Câu 21 [817015] D Câu 27 [817034] B

Câu 4 [816974] B Câu 10 [816990] D Câu 16 [817005] C Câu 22 [817016] D Câu 28 [817036] D

Câu 5 [816977] A Câu 11 [816993] D Câu 17 [817008] C Câu 23 [817018] A Câu 29 [817039] D

Câu 6 [816979] B Câu 12 [816995] A Câu 18 [817010] C Câu 24 [817021] D Câu 30 [817041] A

Câu 1. Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?

A Đột biến mất 1 cặp nucleotit.


B Đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

C Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit


D Đột biến cấu trúc NST.

Lại Thị Lan


()

Đáp án D. Tất cả các đột biến cấu trúc NST đều làm thay đổi cấu trúc của NST.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 2. Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A Đảo đoạn.
B Lặp đoạn.
C Chuyển đoạn.
D Đột biến điểm.

Lại Thị Lan


()

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 3. Loại đột biến nào sau đây làm giảm độ dài của nhiễm sắc thể?
A Đảo đoạn.

B Lặp đoạn.
C Mất đoạn.

D Thêm một cặp nucleotit.

Lại Thị Lan


()

Đáp án C.
Vì đột biến mất đoạn sẽ làm mất đi một đoạn NST nên sẽ làm giảm chiều dài của NST.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 4. Loại đột biến nào sau đây làm tăng độ dài của nhiễm sắc thể?

A Đảo đoạn.

B Lặp đoạn.
C Mất đoạn.

D Thêm một cặp nucleotit.

Lại Thị Lan


()

Đáp án B (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 5. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhiễm sắc thể?
A Đảo đoạn.

B Lặp đoạn.
T
E

C Mất đoạn
N
I.

D Chuyển đoạn không tương hỗ.


H
T
N

Lại Thị Lan


O

()
U
IE
IL

Đáp án A.
Vì đột biến đảo đoạn chỉ làm cho 1 đoạn NST được quay đảo 1800 cho nên chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
A
T

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái của NST.  
A Đột biến đảo đoạn qua tâm động
B Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

C Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.


D Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.

Lại Thị Lan


()

- Tất cả các đột biến cấu trúc NST đều làm thay đổi hình thái của NST (trừ đột biến đảo đoạn ngoài tâm động).
- Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, chỉ có dạng đột biến đảo đoạn ngoài tâm động mới làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gen mà không làm thay đổi hình thái NST. → Chọn đáp án B.

Đáp án B (2) Bình luận Theo dõi Report

Câu 7. Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến
A mất cặp và thêm cặp nuclêôtit.

B đảo đoạn NST.


C mất đoạn và lặp đoạn NST.
D chuyển đoạn NST.

Lại Thị Lan


()

- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các
dạng:
+ Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và
lặp đoạn.
+ Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hoán vị gen, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì
sẽ dẫn tới đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
+ Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến chuyển đoạn giữa các NST.
- Như vậy ở bài toán này, chọn phương án C.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 8. Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST

B Đột biến cấu trúc có 4 dạng là mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
C Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
D Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.

Lại Thị Lan


()

Đáp án A.
- Đáp án B sai ở chổ chỉ đề cập đến các dạng của đột biến cấu trúc NST chứ chưa đề cập đến các dạng của đột biến số lượng NST.
- Đáp án C sai ở chổ: đột biến đảo đoạn trong cấu trúc NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống vì vật chất di truyền không thay đổi, một số đột biến chuyển đoạn NST nhỏ cũng ít ảnh hưởng
đến sức sống, có thể còn có lợi cho sinh vật. Các dạng đột biến đa bội không những ít ảnh hưởng đến sức sống mà còn làm cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng lên, trao đổi chất mạnh,
cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt, năng suất cao.
- Đáp án D sai ở chỗ: hầu hết đột biến NST là đột biến trội và thường ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh sản của sinh vật nên không phải là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình
tiến hóa (trừ đột biến lặp đoạn NST). Đột biến gen mới là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

Đáp án A (5) Bình luận Theo dõi Report

Câu 9. Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A (1), (4).
B (2), (3).

C (1), (2).
D (2), (4).

Lại Thị Lan


()

Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể và có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. => Đáp án A.
T
E

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report


N
I.
H

Câu 10. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
T
N

A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
O
U

B Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
IE
IL

C Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
A
T

D Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Lại Thị Lan


()  

– Phương án D đúng. Vì đối với đột biến chuyển đoạn trên một NST thì không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
– Phương án A sai. Vì đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.
– Phương án B sai. Vì đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra trong một NST nên không chuyển gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
– Phương án C sai. Vì đột biến mất đoạn làm mất một số gen nên làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
=> Đáp án D.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
A Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

B Đảo đoạn.

C Mất đoạn.
D Lặp đoạn.

Lại Thị Lan


()

Đột biến lặp đoạn làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn.
=> Đáp án D.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 12. Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là

A đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.

B lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C mất đoạn và lặp đoạn.

D mất đoạn và đảo đoạn.

Lại Thị Lan


()

Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể.
=> Đáp án A.
– Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một NST.
– Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên một NST.

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 13. Loại đột biến nào sau đây làm không làm thay đổi độ dài của nhiễm sắc thể?

A Đảo đoạn.

B Lặp đoạn.
C Mất đoạn.

D Chuyển đoạn không tương hỗ.

Lại Thị Lan


()

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 14. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại
đột biến nào sau đây?
A Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.


D Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Lại Thị Lan


()

Khi xảy ra sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng thì sẽ dẫn tới hiện tượng mất đoạn NST và lặp đoạn NST. => Đáp án C.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 15. Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?
T

A Lặp đoạn nhiễm sắc thể.


E
N
I.

B Đảo đoạn nhiễm sắc thể.


H
T

C Mất đoạn nhiễm sắc thể.


N
O

D Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.


U
IE
IL

Lại Thị Lan


A

()
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Đáp án B (0) Bình luận Theo dõi Report


 
Câu 16. Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến.

B Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen.
C Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến.

D Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.

Lại Thị Lan


()

C sai. Vì đột biến lặp đoạn có thể làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản tùy trường hợp.
→ Đáp án C

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?

A Đột biến đảo đoạn NST.

B Đột biến lệch bội.


C Đột biến lặp đoạn NST.

D Đột biến đa bội.

Lại Thị Lan


()

Trong các dạng đột biến nêu trên chỉ có đột biến lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
→ Đáp án C.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 18. Khi nói về đột biến đảo đoạn, phát biểu nào sau đây sai?

A Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
B Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới.

C Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

D Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật.

Lại Thị Lan


()

Đột biến đảo đoạn làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại nên vật chất di truyền không mất mát do đó đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử
ADN. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể
không hoạt động hoặc giảm mức độ hoạt động nên đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra
nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa nên có thể dẫn tới làm phát sinh loài mới. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật. Đáp án C.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 19. Xét các loại đột biến sau:


(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ. (4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một. (6) Đột biến thể ba.
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là
A (2), (3), (4), (5).

B (1), (2), (3).

C (1), (2), (3), (6).

D (1), (2), (5), (6).

Lại Thị Lan


()

Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST thì mới làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến như đảo đoạn không làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) không liên quan đến cấu trúc của NST nên không làm thay đổi độ dài của ADN.
→ Đáp án B đúng.

Đáp án B (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 20. Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết.
1. Đột biến mất đoạn.
T

2. Đột biến lặp đoạn.


E
N

3. Đột biến đảo đoạn.


I.

4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.


H
T

Phương án đúng:
N
O

A 1, 2.
U
IE

B 2, 3.
IL

C 3, 4.
A
T

D 2, 3, 4.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Lại Thị Lan


()
 

Trong 4 dạng đột biến cấu trúc NST thì đột biến đảo đoạn và đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên một NST. → Đáp án C.

Đáp án C (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 21. Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
1. Đột biến mất đoạn. 2. Đột biến lặp đoạn.
3. Đột biến gen. 4. Đột biến chuyển đoạn không tương hổ
Phương án đúng:
A 1, 2.

B 2, 3.

C 3, 4.

D 1,2, 4.

Lại Thị Lan


()

Đột biến gen không liên quan đến cấu trúc NST nên không làm thay đổi hình thái của NST. các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể (trừ đột biến
đảo đoạn ngoài tâm động).→ Đáp án D.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 22. Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABGEDCH. Đây là dạng đột biến

A mất đoạn NST.

B lặp đoạn NST.


C chuyển đoạn NST.

D đảo đoạn NST.

Lại Thị Lan


()

So sánh trình tự các gen của NST sau đột biến với trình tự các gen của NST trước đột biến thì thấy rằng NST sau đột biến, đoạn NST mang 4 gen CDEG được đảo 1800 → Đột biến đảo
đoạn NST. → Đáp án D.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 23. Xét các loại đột biến sau:


(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Đột biến thể ba.
(4) Đảo đoạn NST. (5) Đột biến thể không. (6) Đột biến thể một.
Trong 6 loại đột biến nói trên, có bao nhiêu loại đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

A 4.

B 2.

C 3.
D 5.

Lại Thị Lan


()

Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST thì mới làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến như đảo đoạn không làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) không liên quan đến cấu trúc của NST nên không làm thay đổi độ dài của ADN.
→ Trong 4 dạng đột biến nói trên thì có 4 dạng đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là dạng (3), (4), (5), (6). → Đáp án A đúng.

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 24. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

B Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
C Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.

D Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

Lại Thị Lan


()

Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án D đúng. Các đáp án khác sai ở chổ :
T

- Ở đáp án A: Nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
E

- Ở đáp án B: Mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
N

- Ở đáp án C: Mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
I.
H
T

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report


N
O
U

Câu 25. Trong một quần thể thực vật, người ta phát hiện thấy do đột biến đảo đoạn đã tạo ra các gen trên NST số 7 có các gen phân bố theo trình tự là
IE

1. ABCDEFGH 2. ABCDGFEH 3. ABGDCFEH


IL

Nếu dạng 1 là dạng ban đầu thì thứ tự xuất hiện các dạng tiếp theo là
A
T

A 2 ← 1 → 3.
B 1 3 2
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

B 1 → 3 → 2.

C  

D 1 → 2 → 3.

Lại Thị Lan


()

Cả 3 dạng đột biến này đều là đảo đoạn, dạng 1 là dạng ban đầu cho nên từ dạng 1 sẽ phát sinh sang dạng 2, do đoạn NST mang các gen EFG bị quay đảo 1800. Từ dạng 2 đã phát sinh
thành dạng 3 do đảo đoạn CDG của dạng 2. Từ dạng 1 có trình tự các gen ABCDEFGH không thể đảo một lần để trở thành dạng 3 có trình tự các gen ABGDCFEH.
→ Đáp án D.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 26. Ở một loài có 4 dòng, các gen trên NST số 1 của mỗi dòng như sau:
Dòng 1: ABCDEGHIK. Dòng 2: ABHGICDEK.
Dòng 3: ABHGEDCIK. Dòng 4: AIGHBCDEK.
Nếu từ dòng 1 đã phát sinh đột biến đảo đoạn để hình thành các dòng còn lại thì thứ tự phát sinh đột biến của các dòng nói trên là

A (1) → (3) → (2) → (4).

B (1) → (2) → (3) → (4).

C (1) → (4) → (2) → (3).


D (1) → (3) → (4) → (2).

Lại Thị Lan


()

Cả 4 dạng đột biến trên đều là đảo đoạn, dòng 1 là dòng ban đầu cho nên từ dòng 1 sẽ phát sinh sang dòng 3, do đoạn NST mang các gen DEGH bị quay đảo 1800. Từ dòng 3 đã phát sinh
thành dòng 2 do đảo đoạn EDCI của dòng 3. Từ dòng 2 đã phát sinh thành dòng 4 do đảo đoạn BHGI của dòng 2. Từ dạng 1 có trình tự các gen ABCDEGHIK không thể đảo một lần để trở
thành dạng 2 và dạng 4 có trình tự các gen ABHGICDEK và AIGHBCDEK.
→ Đáp án A.

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 27. Một nhóm liên kết có trình tự các gen HIDCBAK. Xuất hiện một đột biến cấu trúc NST làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đổi thành HIDCK. Đột biến này

A chỉ làm thay đổi hình thái của NST chứ không làm thay đổi số lượng gen trên nhóm liên kết.

B được sử dụng để loại bỏ gen có hại và được dùng để xác định vị trí của gen trên NST.
C thường gây chết hoặc làm cho thể đột biến bị mất khả năng sinh sản.

D không trở thành nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

Lại Thị Lan


()

- Nhóm gen liên kết ban đầu có trình tự các gen là HIDCBAK, sau đột biến thì trình tự các gen là HIDCK chứng tỏ đã xảy ra đột biến mất đoạn NST mà cụ thể là mất đoạn BA.
- Đột biến mất đoạn NST:
+ Làm thay đổi hình thái NST cũng như số lượng gen trên nhóm gen liên kết => loại A.
+ Là nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống => loại D.
+ Thường gây chết hoặc giảm sức sống, không bị mất khả năng sinh sản => loại C.
+ Được sử dụng để loại bỏ gen có hại và được dùng để xác định vị trí của gen trên NST => chọn đáp án B.

Đáp án B (1) Bình luận Theo dõi Report

Câu 28. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

B Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

C Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

D Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

Lại Thị Lan


()

Đáp án D vì đột biến chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 29. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến đảo đoạn NST?
I. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen.
II. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST nên không gây hại cho thể đột biến.
IV. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.
T
E

A 1.
N
I.

B 3.
H
T

C 4.
N
O

D 2.
U
IE
IL

Lại Thị Lan


A

()
T

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án D.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

I đúng. Đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen nên có thể làm cho một gen từ vùng NST đang hoạt động mạnh được chuyển sang vùng NST ít hoạt động.
II sai. Vì đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xép của gen, không làm thay đổi độ dài của ADN, không làm thay đổi số lượng NST nên không làm thay đổi hàm lượng ADN.  
III sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen nên có thể ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh sản của sinh vật.

Đáp án D (0) Bình luận Theo dõi Report

Câu 30. Khi nói về đột biến đảo đoạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
II. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới.
III. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
IV. Đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.

A 3.

B 1.

C 2.

D 4.

Lại Thị Lan


()

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III. → Đáp án A.


Giải thích: Đột biến đảo đoạn làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại nên vật chất di truyền không mất mát, do đó đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài
của phân tử ADN. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí
mới có thể không hoạt động hoặc giảm mức độ hoạt động nên đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần
tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa nên có thể dẫn tới làm phát sinh loài mới. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật.

Đáp án A (0) Bình luận Theo dõi Report

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like