You are on page 1of 3

Quan hệ kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

1. Về mậu dịch
- Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Nhật Bản là bạn hàng
số một của Việt Nam.
o Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD, nhanh chóng tăng lên đến 8,5
tỷ USD vào năm 2005, 10 tỷ USD năm 2006, 12 tỷ USD năm 2007, và 17
tỷ USD năm 2008.
o Tuy nhiên trong năm 2009, vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng thương
mại giảm xuống 12,2 tỷ trong năm 2009, nhưng nhanh chóng phục hồi lại
đến 16 tỷ USD trong năm 2010.
2. Đầu tư trực tiếp
- Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ USD.
- Trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng
thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch
đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ USD).
- 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu
tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002.
- Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003.
- Tháng 12/2003 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường
đầu tư tại Việt Nam.
3. Về ODA:
- Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam:
o Từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng
ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ
không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD.
o Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và
tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam.
o Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng
ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm
2002.
- Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam
nhằm vào 5 lĩnh vực chính là:
o phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế
o xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực
o phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
o phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường
- Ngày 2/6/2004, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam
với 3 mục tiêu chính:
o Thúc đẩy tăng trưởng
o cải thiện đời sống - xã hội
o hoàn thiện cơ cấu
- Tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Shinzo Abe công bố khoản ODA trị giá khoảng
100 tỷ yên (tương đương 1 tỷ USD) cho 5 dự án thuộc đợt 2 tài khóa 2013.

4. Về hợp tác lao động


- Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang
Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam trong 5-10 năm tới.
- Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ
lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây
khó khăn cho việc hợp tác lao động.
5. Về văn hóa giáo dục
- Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh
niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người
tình nguyện, chuyên gia.
- Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn
hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-
Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật
Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo
hàng năm.
- Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở
Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người.
- Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195
trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
6. Về du lịch
- Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam.
- Năm 2002 đã có 280 ngàn khách Nhật Bản thăm Việt Nam.
- Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2003 giảm
sút.
- Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người
Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây
nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho
công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam.
- Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ
chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
- Trong năm 2011, du khách Nhật Bản đến thăm Việt Nam đã tăng lên đến 428.000
lượt, tăng 8,9% so với năm 2010.
Các công trình có dấu ấn của Nhật Bản tại Việt Nam:
- Cầu hữu nghị Nhật Tân (Hà Nội – Năm khánh thành: 2015)
- Nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội – Năm khánh thành: 2015)
- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh – Năm khánh thành:
2007)
- Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng – Năm khánh thành: 2017)
- Đường vành đai 3 trên cao Mai Dịch – Pháp Vân (Hà Nội – Năm khánh thành: 2012)
- Cầu Cần Thơ (Cần Thơ)
- Hầm Hải Vân

You might also like