You are on page 1of 6

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: KẾ TOÁN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC MÁC LENIN
--- ---

TIỂU LUẬN
Đề tài: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy trả lời các yêu cầu sau:
1. Có quan điểm cho rằng: “Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên giai cấp công nhân không còn khả năng
cách mạng. Vai trò đó do tầng lớp trí thức đảm nhận”. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm
trên không? Giải thích tại sao?
2. Thời kỳ quá độ là gì? Phân tích tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Dựa trên cơ sở nào Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Việt Nam quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bo qua chế độ tư bản chủ nghĩa?

Mục lục:
I. Nhìn nhận quan điểm cho rằng: “Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên giai cấp công nhân không còn khả năng
cách mạng. Vai trò đó do tầng lớp trí thức đảm nhận”.
II. Khái niệm Thời kì quá độ và phân tích tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Việt Nam quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bo qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Khái niệm thời kì quá độ.
i. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ii. Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
iii. Cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bo qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN SÁNG


Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ NHÂN
Lớp : CNXHKH/T357 B2-407/ HP 22DPOL51002509
MSSV: 88222020016

HCM: 2022
BÀI LÀM
I. Nhìn nhận quan điểm cho rằng: “Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên giai cấp công nhân không còn
khả năng cách mạng. Vai trò đó do tầng lớp trí thức đảm nhận”.
Khẳng định thời đại ngày nay “tầng lớp tri thức đảm nhận vai trò lãnh đạo” là sự phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản, phủ
nhận chủ nghĩa xã hội, cần xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin.
Vai trò quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của xã hội là điều không thể phủ
nhận. Ngày nay, trí thức càng có vai trò to lớn trong cách mạng khoa học-công nghệ,
trong sự phát triển của xã hội. Bằng những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội, cùng với những phát minh, sáng chế của trí thức đã làm cho quá trình sản xuất vật
chất của công nhân và nông dân đã có thay đổi căn bản, góp phần thay đổi sức sản xuất
của xã hội, tạo ra sự phát triển vượt bậc của xã hội và thời đại. Tuy vậy, trí thức không thể
là đội ngũ lãnh đạo xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì: Một giai cấp đảm nhận vai trò
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo xã hội cần phải có những điều kiện cơ bản sau:
+ Là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ trong xã hội: trí thức tồn tại với
tư cách không phải là một giai cấp, mà chỉ là một đội ngũ xã hội đặc biệt. Từ vị trí của
mình trong phân công lao động xã hội, trí thức không có quan hệ riêng và trực tiếp với sở
hữu tư liệu sản xuất, không giữ vị trí độc lập trong hệ thống sản xuất, các dấu hiệu quan
trọng nhất để xác định giai cấp; do đó, họ không có khả năng đại biểu cho phương thức
sản xuất nào, cho nên họ không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các
giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
+ Có hệ tư tưởng riêng phản ánh được quy luật chính trị - xã hội: trí thức cũng không
có hệ tư tưởng độc lập, trí thức luôn gắn với những giai cấp nhất định, với tư cách là một
đội ngũ và ở trong một thể chế chính trị cụ thể, trí thức nói chung là của giai cấp thống trị
do hệ thống giáo dục và đường lối đào tạo của Nhà nước của giai cấp thống trị ấy tạo ra.
Đội ngũ này tự giác hoặc không tự giác phục vụ cho chế độ và giai cấp thống trị.
+ Có lợi ích đại diện cho nhiều giai - tầng xã hội: trí thức không đại diện cho lợi ích
nhiều giai - tầng xã hội. Do họ không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
Mặt khác, quá trình đấu tranh giai cấp và tác động nhiều mặt về lợi ích đã làm cho trí thức
phân hóa thành những bộ phận khác nhau; những bộ phận khác nhau đó sẽ ngã theo lực
lượng này hay lực lượng khác, giai cấp này hay giai cấp khác.
+ Phải có Chính đảng và chính đảng đó phải có thêm những phẩm chất cần thiết của
một giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng: trí thức không có được tinh thần cách mạng
triệt để như giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Xét các điều kiện trên thì trí thức không có được điều kiện nào.
Nên cho rằng “Trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội” trong giai đoạn hiện nay là không có
cơ sở khoa học, thiếu căn cứ thực tiễn, đi ngược lại với chủ nghĩa Mác Lênin.
 Lãnh đạo xã hội trong giai đoạn hiện nay vẫn là “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân”. Bởi vì giai cấp công nhân có những điều kiện sau:
- Điều kiện khách quan:
+ Giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ: trong xã
hội GCCN là bộ phận quan trọng nhất gắn liền với lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã
hội tư bản. Sự phát triển của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. C.Mác và Ph.Ăngghen viết, “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai
cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp
khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản
thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Do gắn liền với quá trình sản
xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp, nên GCCN là lực lượng sản xuất hàng đầu,
là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất và là giai cấp quyết định quá trình phát
triển của xã hội hiện đại.
+ Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp, nên khi nền sản xuất
công nghiệp hiện đại phát triển, GCCN có xu hướng ngày càng đông. Do được rèn luyện
trong môi trường công nghiệp nên trình độ mọi mặt của GCCN ngày càng cao. Đồng thời,
chính nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã đoàn kết và tổ chức GCCN thành một lực
lượng xã hội hùng mạnh.
+ Công nhân là giai cấp đại diện cho lợi ích của đông đảo nhân dân lao động: Vì
không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê, bị giai cấp tư bản áp bức, bóc lột. Do đó,
GCCN là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản (GCTS). Vì vậy, xét về bản chất
họ là giai cấp triệt để chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa, giai cấp có tinh
thần triệt để cách mạng.
+ Địa vị kinh tế và địa vị chính trị xã hội: tạo ra những khả năng để họ hoành thành
SMLS như: khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế
giới; khả năng hành động để từng bước đạt mục tiêu của cách mạng; khả năng giác ngộ về
địa vị lịch sử của mình; khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh giai cấp tư sản và xây dựng
xã hội mới.
- Điều kiện chủ quan:
+ Sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng mới có thể thực hiện
được SMLS của mình.
+ Đảng Cộng sản là nhân tố đảm bảo để GCCN thực hiện thắng lợi SMLS: công nhân
là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin phản ánh
đúng đắn quy luật chính trị - xã hội, là học thuyết soi đường, dẫn lối cho cuộc đấu tranh
của GCCN và nhân dân lao động đi đến thắng lợi
Tóm lại, “trong tất cả các giai cấp tồn tại cùng với GCCN, chỉ có GCCN là giai cấp
hội đủ các yếu tố của một giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội. Chỉ có GCCN
mới đủ sức cầm ngọn cờ cách mạng định hướng cho con đường đi của lịch sử dân tộc,
nhân loại”.
II. Thời kì quá độ. Phân tích tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Việt Nam quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bo qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Khái niệm thời kì quá độ: là thời kỳ cải tạo cách mạng từ tư bản chủ nghĩa thành xã
hôi chủ nghĩa, bắt đầu khi giai cấp công nhân giành chính quyền, kết thúc khi xây dựng
xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Các nước có trình độ khoa học kĩ thuật cao thì thời
kì quá độ sẽ được rút ngắn hơn. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là
phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động
chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
i. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất
định. Tính tất yếu khách quan được lý giải từ những căn cứ sau:
Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở
chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. CNXH
được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình
thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp
bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định gọi là thời
kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc
đấu tranh với nhau.
Hai là, Sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ
những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công
nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật
nhất định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật đó cần phải có thời gian
tổ chức, sắp xếp lại. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại
công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là
nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó, nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của
bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng
chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều
kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần
phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và
phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời
gian nhất dịnh.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ
quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư
bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có
nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
ii. Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin , thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa.
Xã hội của thời kỳ quá độ là sự tồn tại đan xen thâm nhập và đấu tranh giữa những nhân
tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã
hội.
- Lĩnh vực kinh tế: tồn tại kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với nó là những hình thức
phân phối khác nhau, trong đó thành phần kinh tế nhà nước và hình thức phân phối theo
lao động giữ vai trò chủ đạo.
- Lĩnh vực chính trị: đây là thời kỳ GCCN thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản, nắm
và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp GCTS, tiến hành xây dựng xã hội mới không giai
cấp.
- Lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều
yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư
tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông,…đã cũ và lạc hậu. Theo V.I. Lênin, tính tự
phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn
phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và
mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
- Lĩnh vực xã hội: đây là thời kỳ có nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tồn tại. Các giai cấp,
tầng lớp vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau do xung đột lợi ích. Bên cạnh đó, còn tồn tại
sự khác biệt giữa giai cấp, tầng lớp; giữa thành thị và nông thôn; giữa lao động chân tay
với lao động trí óc. Là thời kỳ chống bất công, xóa tàn dư của xã hội cũ và các tệ nạn xã
hội, thực hiện công bằng xã hội dựa trên hình thức phân phối theo lao động.
iii. Cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bo qua chế độ tư bản chủ nghĩa .
“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không
phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát
triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng
cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất
công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta
cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong
lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài
nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ
thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích
của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước
tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu,
là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên
định, kiên trì theo đuổi.” Đây chính là cơ sở để chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bo qua
chế độ tư bản chủ nghĩa.

Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức
quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực
đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản
lớn. Một bộ phận rất nho, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải,
tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin
đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở
nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về
điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng
mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối
thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc
bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay
đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên
chế của các tập đoàn tư bản.

Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực giải phóng và
phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn
không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó, ví dụ điển hình là:
Năm 2008 - 2009 cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ,
nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các
nước trên thế giới. Ngày nay có khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị,
kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Còn có khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,…=>Đó là hậu quả của một quá
trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của
cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm
trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và
tiêu dùng tư bản chủ nghĩa.

Chính bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được
những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho
các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó
cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là
thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ
coi là tối ưu, hợp lý. Nên Đảng ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bo qua
chế độ tư bản như là một điều tất yếu, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Nhà Nước
lúc bấy giờ.

HẾT

Nguồn dẫn tham khảo:


Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"
https://binhdinh.dcs.vn/hoat-dong-tuyen-truyen/-/view-content/141974/bai-viet-cua-tong-
bi-thu-nguyen-phu-trong-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-
con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-
https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3A
path%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/hoithaok
hoahoc/htkh2nmmnmnghhbvbmcmnbmmbcmn..TS. Phạm Thanh Tâm, Trưởng khoa Lý
luận cơ sở - Trường chính trị tỉnh Cà Mau
https://loigiaihay.com/phan-tich-tinh-tat-yeu-dac-diem-va-noi-dung-co-ban-cua-thoi-ky-
qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-c126a20655.html Loigiaihay.com

You might also like