You are on page 1of 5

HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ NHÂN

LỚP: LSĐCSVN Tối 357


MSSV: 88222020016
GIÁO VIÊN: PHẠM THĂNG

BÀI THU HOẠCH


BÍ MẬT CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA 3 TẬP PHIM

I.Lời mở đầu - Giới thiệu


Dù đất nước đã trọn vẹn lãnh thổ 47 năm nhưng với bất cứ người Việt Nam
nào, nếu lần đầu tiên được xem những thước phim tài liệu chưa từng công bố
với nhan đề: “Unknown Images the Vietnam war” (Những hình ảnh chưa biết
về chiến tranh Việt Nam), của đạo diễn người Pháp Danile Costelle, hẳn sẽ vô
cùng xúc động, căm hận, xen lẫn sự ghê tởm bởi những điều mà quân đội Mỹ
đã gây ra cho đất nước VN nhỏ bé.
“Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” gồm 3 tập, mỗi tập dài
50 phút, được Trung tâm Nghe nhìn quốc gia Pháp (INA) và Đài truyền hình
quốc gia Pháp mua lại từ kho tư liệu của Mỹ.. Bộ phim này dường như đã bị
quên lãng, kể từ sau khi nó được làm xong. Vì đơn giản là chính quyền Mỹ
không muốn nó được công bố rộng rãi, điều đó hoàn toàn không có lợi cho Mỹ.
Bộ phim là một sự chắp nối bởi những thước phim thô sơ, chưa được dựng lại
qua những hình ảnh, sự kiện được lính Mỹ ghi lại. Không có nhân vật cụ thể,
không kỹ sảo điện ảnh, ông Danile Costelle chỉ xâu chuỗi những hình ảnh đó
lại theo chủ đề và logic hơn.
II.Sự thật được vén màn - những việc làm tàn ác đến man rợ - những lời
dối trá của quân đội Mỹ và Việt Minh.
1. Bí mật cuộc chiến
Tập 1 có tên “Bí mật của cuộc chiến” đây là một bức tranh khá trung thực với
những hình ảnh leo thang quân sự của Mỹ tại Việt Nam cho đến thời điểm xảy
ra bước ngoặt lịch sử năm 1968. Cụ thể của cuộc chiến tranh, những trạng thái
tâm lý trái ngược, những sinh hoạt đời thường trong quân đội Mỹ tại Việt Nam,
những cuộc hành quân đẫm máu, không hề thấy bóng dáng “Việt Cộng” đâu,
chỉ có cảnh nhà cửa của dân thường bị đốt cháy một cách vô tội vạ, phụ nữ và
trẻ em bị giết chết hết sức dã man. Cảnh chết chóc vô cùng tang thương, hiển
hiện chân dung của kẻ xâm lược, giết người và dần dần cũng làm cho những
người lính Mỹ nghi ngờ về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.
Còn ở miền Nam, Mỹ muốn dựng lên một chế độ dân chủ thực sự nhưng vẫn
phải đảm bảo thuộc về thế giới phương Tây nên đã đưa Ngô Đình Diệm - một
người theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa lên cầm quyền. Nhưng chế độ Diệm
ngày càng bộc lộ rõ bản chất tham nhũng, quân lực thì huấn luyện kém, lại vô
tổ chức, họ đã bị sa lầy trong cuộc chiến, làm người dân thêm khó khăn. Làn
sóng phản đối trong dân chúng châm ngòi cho sự bất ổn về chính trị và Diệm
đã thẳng tay đàn áp. Những cơ sở địa bàn được coi là của Việt Cộng đều bị
Diệm tiêu diệt. Để yểm trợ quân đội chư hầu, Mỹ phải viện trợ vũ khí và điều
cố vấn quân sự tới miên nam. Nhưng tới lượt mình, quân Mỹ lại bị sa lấy trên
chiến trường.
Cái tên Việt Minh có vẻ như mang hàm ý tôn trọng, vì thế cuộc tình báo trung
ương mỹ CIA đã phát minh ra cái biệt hiệu Việt Cộng để tỏ ý miệt thị những
người lính ở phe cộng sản. Trong bộ phim, lĩnh mỹ đã được giới thiệu về kẻ
địch của mình với tên gọi “Charlie”, một sĩ quan Mỹ nói: “Đây là việt cộng,
đây là khuôn mặt họ, tất cả đều trẻ rất trẻ. Hãy quan sát kĩ một người charlie,
họ nổi tiếng với đôi dép cao su, đôi dép được làm từ chiếc lốp cũ, quai dép làm
bằng xăm cao su. Quân phục của anh ta là bộ bà ba đen mà người nông dân việt
nam nào cũng mặc, không thể phân biệt được người nào với người nào. Chiên
thuật chủ yếu của Việt cộng là phục kích và tiến hành chiến tranh quy mô nhỏ.
Việt cộng là một đối phương có quyết tâm ngoan cố, và là những chiến binh
nguy hiểm”. Thật đúng với người lính cụ Hồ, luôn giản dị và kiên cường như
vậy.
Phía Mỹ đã phá vỡ những điều khoản của hiệp định Gionevo năm 1954.
Tổng thống Kennedy tăng gấp đôi số cố vấn quân sự trong hai tháng cuối của
năm 1961 và cùng với các đơn vị hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang miền Nam
Việt Nam: các đại đội trực thăng các chuyên gia thông tin, vận tải, hậu cần và
tình báo. Sự có mặt của cố vấn Mỹ đã tăng tới 16.000 người vào lúc Tổng
thống Kennedy chết năm 1963. Từ tháng 1 đến tháng 12/1965, số lính Mỹ ở
miền nam từ 23.000 tăng lên 180.000 quân. Song thế vẫn chưa đủ, bộ chỉ huy
quân đội mỹ tại miền nam muốn tới năm 1966 sẽ có trong tay 400.000 binh sĩ,
80% trong đó là lính quân dịch.
Một phi vụ mà mỹ đã nói dối trắng trợn, lấy cớ để tuyên chiến. Đó chính là sự
kiện Vịnh Bắc Bộ - mang đậm màu sắc dàn dựng. Ngày 2/8/1964 tàu Ma đốc
bị các tàu phóng ngư lôi của việt nam tấn công, ngày 4/8/1964 thuyển trường
của Mỹ Stephen Morrison bịa ra chuyện tàu thuyền Mỹ lại bị tấn công, ngay
lập tức Morison ra lệnh trả đũa, các máy bay thần sấm bắt đầu cất cánh.
Morison đã báo về quốc hội mỹ rằng: “Hoa Kỳ đã trở thành nạn nhân của sự
xâm lược” và quyết định quân Mỹ đổ bộ vào miền nam đã được thông qua.
Thật là ngang ngược.
Ngày 7/8/1964, toàn thể nước mỹ hung mạnh đã phát động cuộc chiến với
miền bắc VN nhỏ bé. VN đã trở thành chiến trường, 17 triệu người cùng toàn
thể dân tộc VN đã bước vào cuộc chiến. Liên Xô và Trung Quốc viện trợ
mạnh mẽ cho VN, các loại vũ khí hiện đại nhất được đưa ra chiến trường. Các
nước Lào, Campuchia cùng VN đã thành lập mặt trận chung chống Mỹ. Mỹ đã
đánh giá quá thấp những nỗ lực của đối phương, chỉ có thể bắt đầu bằng các
cuộc oanh tạc trả đũa. Sử dụng máy bay ném bom cỡ lớn được sử dụng trong
thế chiến thứ II và chiến tranh triều tiên, chẳng hạn như: máy bay chiến lược
B26. Tháng 2/1965, căn cứ Pleiku và quy nhơn bị tấn công, 30 lính Mỹ tử trận,
hàng trăm lính khác bị thương, hàng chục máy bay bị phá hủy.
Bên cạnh việc tăng số quân lính, Mỹ còn bắt đầu sử dụng chiêu mềm mỏng,
thân thiện để chinh phục người dân. Họ tiếp cận trẻ nhỏ chơi đùa để lấy lòng
chúng, lính Mỹ muốn nói người dân rằng: Họ là người tốt. Nhưng người nông
dân họ đâu muốn bị chinh phục, điều họ mong mỏi bấy lâu nay là được yên
thân, nhưng cuối cùng, họ đã trở thành nạn nhân của lĩnh mỹ và lính công hòa.
Những đám lính đó đã tiến vào làng và gieo rắc sự sợ hãi. Gần như lúc nào
cũng thế, cư hôm trước bình định lòng dân thì hôm sau có cuộc chiến xảy ra.
Lính mỹ luôn tự hỏi đây là làng xóm hay vị trí của việt cộng? Họ lùng sụ việt
cộng khắp mọi nơi và tiêu diệt nhưng vẫn không tìm ra dấu vết gì, cuối cùng là
“giết sạch còn hơn bỏ sót”, họ thường mang theo bên mình rượu, bật lửa,
xăng,...bỏ tất cả lên mái rơm và bật lửa, đốt sạch tất cả những nơi họ đi qua.
Mỹ còn nói dối về con số thương vong của đối phương, thổi phồng tỉ lệ tử
vong của việt cộng và lĩnh mỹ là 10/1. Mỹ là một lũ dối trá.
Chưa dừng lại ở đó họ tra tấn tù binh một cách dã man để có thể tra ra được
hành tung của Quân giải phóng “đem tù nhân lên trực thăng, lấy dây thừng trói
anh ta và dọa nếu mày không khai thì tụi tao sẽ cắt dây”.
Không những vậy , bọn chúng còn phá hủy thóc gạo của người dân; đánh vào
các ngôi chùa mà chẳng có lý do nào cả; chúng san phẳng vùng tam giác thép
của quân giải phóng và thị trấn bến xúc nhỏ bé khiến 6000 người dân bị mất
nhà ở, phải sống trong các trại tị nan. Người dân thì ngày càng khốn khổ , chiến
tranh thì ngày càng khốc liệt hơn.
Nhiều người Mỹ không hề hay biết rằng quân đội của nước này không hề thua
cuộc trên mặt đất, sự thật là quân đội Mỹ thua ở trên không trong trận 12 ngày
đêm lịch sử và thua trên bàn đàm phán với ta.
Quân đội Mỹ thậm chí còn... thua cả trên truyền hình. Chiến tranh Việt Nam
là cuộc chiến đầu tiên được áp dụng các công nghệ truyền hình trực tiếp và đã
lột tả được cảnh tượng kinh hoàng của nó ngay lập tức lên sóng truyền hình
trong khi chính phủ Mỹ không kịp trở tay thực hiện kiểm duyệt.
Kết quả của việc những hình ảnh chết chóc lan toả trên sóng truyền hình Mỹ
đã làm cho làn sóng phản chiến lan rộng ở quốc gia này cũng như ở nhiều quốc
gia phát triển khác trên thế giới. 
2.Bí mật của vũ khí
Tập 2 có nhan đề “Bí mật của vũ khí”, nói về Mỹ đã sử dụng ngày càng
nhiều các loại vũ khí hạng nặng nhằm đánh bại một kẻ thù vô hình ở Việt Nam.
miêu tả toàn bộ những loại vũ khí từ “thô sơ” đến tối tân, hiện đại, tốn kém
nhất được mang vào Việt Nam.
Từ ngày 2/3/1965, chiến dịch “Sấm rền” đã kéo dài 3 năm liền. Tất cả các
loại máy bay tiêm kích và ném bom đều được sử dụng để oanh tạc miền bắc.
Thậm chí, còn điều máy bay chiến lược B52, đây là máy bay 200 tấn có thể tải
vũ khí hạt nhân. Sau 3 năm 634 ngàn tấn bom đã được ném xuống miền Bắc
việt nam, nhiều hơn số bom được ném xuống thái bình dương ở châu âu trong
suốt chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích rõ ràng là muốn hủy diệt miền bác
VN, ngăn chặn quân đội miền bắc xâm nhập miền nam, buộc người VN phải
chấm dút cuộc chiến tranh dành độc lập, buộc liên xô, TQ ngừng ủng hộ VN
kháng chiến.
Đặc biệt quân đội Mỹ đã thử nghiệm và cải tiến các vũ khí mới nhất trong
chiến trường Việt Nam, như: trực thăng được trang bị thêm một hỏa lực mạnh
để vừa tấn công vừa xâm nhập tốt nhất từ trước đến nay; súng M16 là loại vũ
khí cách tân, nòng nhỏ, đạn nhỏ, bắn nhanh và nguy hiểm hơn súng AK nhưng
lại rất hay tắc đạn; máy bay C47 được đục lỗ để gắn súng xoay; bom napan,
bom chùm, bom bi và rải hóa chất phát quang có chứa chất độc da
cam/dioxin...hủy diệt 1/3 diện tích rừng ở Vn, chất napan dính vào da gây bỏng
đến tận xương, hậu quả của dioxin vẫn còn tới ngày nay. hòng đưa Việt Nam
trở lại “thời kỳ đồ đá cũ”. Với tất cả tổng lực của các loại vũ khí ấy, gần như đã
cày nát, lật tung chiến trường miền Nam, song quân đội Mỹ ngày càng sa lầy
không lối thoát. Vũ khí hiện đại tối tân nhưng quân đội Mỹ vẫn không thể đốt
cháy mọi thứ, phát quang mọi thứ, hủy diệt mọi thứ, rừng sẽ mọc lại và quân ta
sẽ quay trở lại. Cho thấy quân đội Mỹ vô vọng, trở thành kẻ yếu thế, không biết
“bấu víu” vào thứ vũ khí nào và càng lộ nguyên hình là phi nghĩa, cho nên các
phong trào phản kháng ở Mỹ dâng lên mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến tâm
lý của người lính, họ không còn được đón nhận như anh hùng mỗi khi trở về
mà chẳng khác nào một kẻ giết người.
t của những người lính Mỹ tại Việt Nam trong 4 năm cuối cùng của cuộc
chiến: buồn chán và hi vọng, bệnh tình dục, ma túy được bán công khai và kết
cục là chết trận trong khung cảnh lạnh lùng và xa lạ.
Ở miền nam VN những cuộc tình chớp nhoáng với lính mỹ là sự ra đời của
15.000 đứa trẻ với tương lai bất định.
Chiến dịch phượng hoàng đã tàn sát miền nam VN một cách tàn bạo đến
mức ngay cả quốc hội mỹ cúng lên tiếng phản đối. Mỹ đã phải điều tra về hàng
loạt lời cáo buộc lính mỹ đã tra tấn và ám sát tù nhân. Rồi đến vụ thảm sát mỹ
lai một làng ở miền trung VN, chính Mỹ đã thừa nhận vì bị chông làm bị
thương nền đã tàn sát cả làng 400 người chết. Cuộc thảm sát thái bình, bình an
gây ra bởi quân đội hàn quốc với khẩu hiệu “đốt sach, giết sạch, phá sach”.
Hình ảnh người đàn ông bị trói giật khuỷu tay, người lính Mỹ dí súng vào đầu
và tiếng nổ khô khốc man rợ. Cảnh những người bị bắt trói tay về phía sau, rồi
lính Mỹ buộc dây vào cổ từng người nối với nhau dẫn đi... và người lính Mỹ
được gì trong chiến tranh Việt Nam, ngoài việc hàm răng của họ đảm bảo chắc
khỏe, là không bị sâu răng khi tham gia quân đội Mỹ, bởi trong quân đội Mỹ có
sử dụng loại kem đặc biệt, và mỗi khi bị rắn độc cắn thì phải bắt con rắn ấy
mang về để nghiên cứu v.v... Thật không thể tưởng tượng được, khi quân
đội Mỹ đã hành xử như vậy với người dân Việt Nam, và họ coi sự giết chóc cứ
như là một trò đùa.
Một thống kê khiến nhiều người khá giật mình đó là 3/4 số lính Mỹ tham
chiến ở Việt Nam đều là... tình nguyện nhập ngũ chứ không phải lính nghĩa vụ.
Trong số binh lính Mỹ phục vụ ở Việt Nam, có tới 76% là công dân Mỹ làm
việc trong lĩnh vực lao động chân tay.
Sau 4 năm đàm phán, Hiệp định pari ký ngày 27/1/1973, sau đó các phi
công mỹ bị bắt giam đã được phóng thích. Hai năm sau đó, miền bắc phát động
cuộc tổng tiến công vào miền nam, ngày 30/4 xe tăng của miền bắc đã vào tới
sài gòn, Mỹ đã tháo chạy tán loạn, tất cả mọi người đều chen lấn chui lên máy
bay, những hình ảnh cuối cùng của bộ phim là minh chứng cho sự thất bại của
nước mỹ, 750.000 người đã cố trốn khỏi vn lào và campuchia đến các trại tị
nạn và lập nghiệp khắp thế giới. Trong cuộc chiến tranh vn, 57.000 lính mỹ tử
trận, 150.000 lính mỹ bị thương nặng, 2 triệu người vn hi sinh, 5 triệu người bị
thương. Hình ảnh những người lính Mỹ vỗ tay hoan nghênh, ôm chầm lấy nhau
trên máy bay, nỗi niềm vui sướng của nhân dân... đã khắc họa chân thật tâm lý
của người lính Mỹ đã bị đè nén bấy lâu, họ hoàn toàn không có nhận thức rõ
ràng về những gì đã xảy ra ở Việt Nam và tại sao họ phải chiến đấu, họ chỉ là
quân cờ trong ván bài của Chính phủ Mỹ. Rõ ràng, họ mong đợi chiến tranh
sớm kết thúc, họ thấy được việc quân đội Mỹ được đưa sang Việt Nam là vô lý
và sai lầm.
III.Phần kết
Chúng ta vừa được xem một câu chuyện giờ đây chỉ còn là sử sách. Với 3 tập
phim diễn tả sự thật trần trụi đến nghẹt thở làm người xem trải qua nhiều trạng
thái tâm lý khác nhau: xúc động, xót thương, căm hờn và đã lật được bộ mặt
lừa dối, vô nhân tính của Chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt
Nam. Với lời bình sâu sắc, hóm hỉnh, chua chát pha chút mỉa mai càng phản
ánh thêm sự vô nghĩa, sự thảm khốc của chiến tranh mà quân đội Mỹ đã gây ra
cho người Việt Nam.
Tội ác đó không cho phép người Việt Nam nào có thể quên được, nếu không
chúng ta sẽ có tội với ông cha mình đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do này.
Song với lòng khoan dung, vị tha của con người Việt Nam, chúng ta khép lại
quá khứ để phấn đấu xây dựng đất nước vì cuộc sống tươi sáng hơn và để
những điều vô đạo đức, tàn khốc của chiến tranh mà quân đội Mỹ đã gây ra cho
nhân dân ta, không bao giờ được phép lập lại.

You might also like