You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

CỦA BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

A. HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC

Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 cần đáp ứng các yêu cầu về hình thức như sau:

- Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 có độ dài tối thiểu 10 trang A4 (tính từ phần Mở đầu đến hết phần Kết luận), sử dụng phông chữ Times

New Roman cỡ chữ 13 - 14 của hệ soạn thảo Winword, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường . Lề trên: 3,5 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái:

3,5 cm; lề phải: 2 cm. Số trang đánh ở giữa, bên dưới, bắt đầu từ Mở đầu đến hết Báo cáo thực hành, bao gồm cả phần xác nhận của cán bộ

hướng dẫn thực hành, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của nơi sinh viên thực hành nghề nghiệp.

- Trang bìa: Trang bìa của Báo cáo thực hành nghề nghiệp có thể in trên giấy bìa hoặc giấy thường (theo Mẫu kèm theo bên dưới).

B. HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG

Nội dung của Báo cáo thực hành nghề nghiệp trình bày nội dung công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề

nghiệp của mình trong tương lai; Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân với các công việc này; Mô tả các công việc đã được giao thực

hiện và kết quả thực hiện tại cơ sở thực hành nghề nghiệp; nêu các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các công việc được giao; rút ra những bài

học kinh nghiệm cho bản thân. (Nội dung cụ thể được mô tả ở Mục C).

C. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO

Ngoài trang bìa, bảng viết tắt (nếu có) và mục lục, Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 gồm 4 phần. Cụ thể như sau:

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Phần này bao gồm các nội dung:

1.1. Giới thiệu về cơ quan thực hành nghề nghiệp. (0,5 điểm)

- Tên cơ quan thực hành nghề nghiệp;

- Bộ máy lãnh đạo (Tên của các cán bộ lãnh đạo cơ quan);

- Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ (Tóm tắt cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan);

- Lịch sử hình thành và phát triển (Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển). Lưu ý: Phần này không bắt buộc.

1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp. (1,0 điểm)

- Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp; (0,25 điểm)

1
- Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp; (0,25 điểm)

- Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp. (0,5 điểm)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Trình bày nội dung các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp tại cơ quan thực hành nghề nghiệp: (1,0 điểm)

Yêu cầu: Mô tả chi tiết nội dung các công việc mà bản thân đã tìm hiểu trong tuần đầu tiên của thời gian thực hành nghề nghiệp.

2.2. Mô tả các công việc đã được giao thực hiện và kết quả thực hiện. (1,0 điểm)

Yêu cầu: Mô tả một cách chi tiết, cụ thể các công việc đã được gia thực hiện tại cơ sở thực hành nghề nghiệp, (Ví dụ: Nhận, xử lý hồ sơ đăng

ký khai sinh của ông/ bà Nguyễn Văn A...(trong đó mô tả cụ thể tình trạng hồ sơ, các công việc xử lý hồ sơ, các giấy tờ còn thiếu, căn cứ để

xử lý...). Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, đã được giao các công việc gì yêu cầu mô tả chi tiết tất cả các công việc đó.

2.3. Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân trong việc thực hiện các công việc đó. (1,0 điểm)

Đánh giá xem với năng lực và hiểu biết hiện nay thì mức độ đáp ứng cho công việc như thế nào. Để thực hiện tốt các công việc đó và một số

công việc khác của vị trí công tác này thì bản thân cần phải trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng gì?

2.4. Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các công việc được giao. (2,0 điểm)

Trình bày tất cả những thuận lợi và khó khăn, cả về khách quan và chủ quan của bản thân.

2.5. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. (2,0 điểm)

Trình bày tất cả các bài học kinh nghiệm mà bản thân có được sau thời gian thực hành nghề nghiệp, từ kinh nghiệm trong giao tiếp trong cơ

quan, giao tiếp với người dân, với khách hàng đến các kinh nghiệm trong giải quyết công việc, xử lý các tình huống phát sinh trong công

việc, ...

III. KẾT LUẬN

Trong phần này có thể nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về các công việc đã được giao thực hiện hoặc những định hướng tương lai

nghề nghiệp của mình sẽ chọn hoặc nhận thức cần trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng gì để chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp. (0,5 điểm)

D. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

Báo cáo trình bày đẹp, rõ ràng, không có lỗi kỹ thuật và lỗi chính tả. (1,0 điểm)

2
IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

4.1. Xác nhận thời gian thực hành: Từ …/…/…… đến …/…/……

TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI CHÚ

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

3
21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Tôi là: ……………………………………. xác nhận sinh viên: …………………………………………….. đã thực hành nghề nghiệp 1 tổng

số …. buổi.

4
………, ngày tháng năm ……

NGƯỜI XÁC NHẬN

(Kí và ghi rõ họ tên)

5
4.2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực hành nghề nghiệp

Tôi là: …………………………………. xác nhận các nội dung trình bày trong Báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 của sinh viên:

…………………………… là trung thực, đúng với các nội dung công việc đã giao cho sinh viên thực hiện trong thời gian thực hành nghề

nghiệp 1 tại ……………………………….

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ………, ngày tháng năm …..

(Kí tên và đóng dấu) NGƯỜI XÁC NHẬN

(Kí và ghi rõ họ tên)

6
4.3. Đánh giá kết quả thực hành nghề nghiệp 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Họ tên cán bộ hướng dẫn:

Chức vụ:

Họ tên sinh viên:

Lớp:

Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:

1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:

2. Ý thức, thái độ trong công việc:

3. Mức độ hoàn thành các công việc được giao:

4. Đánh giá chung:

Sinh viên đạt điểm: …./10 điểm (Bằng chữ: ……………………….)

………………, ngày tháng năm 20..

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Kí và ghi rõ họ tên)

7
MẪU TRANG BÌA BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Họ và tên sinh viên

Khóa:

Ngành:

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

HỌC PHẦN:

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Cán bộ hướng dẫn:

NĂM 20..

You might also like