You are on page 1of 11

CHỦ ĐỀ: NGUYỄN ÁI QUỐC (1911 – 1930)

Câu 1: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Quá trình tìm đường cứu
nước của NAQ có gì khác so với con đường cứu nước của các bậc tiền bối?
Gợi ý trả lời:
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là vì:
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách
mạng, trong hoàn cảnh đất nước đang bị gặc ngoại xâm giày xéo. Người đã chứng kiến cuộc sống cực khổ,
lầm than của nhân dân lao động…Từ đó đã hình thành trong con người Nguyễn Sinh Cung trí diệt thù cứu
nước.
- Sự bế tắc của phong trào cứu nước cuối TKXIX đầu TKXX…
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, ý chí quyết tâm giành độc lập tự do của nhân dân đã thôi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước
- Tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dâ Pháp.
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ,
nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
Được tiếp xúc với văn minh Pháp, NTT quyết định sang p.Tây để tìm hiểu nước Pháp và các nước khác
làm thế nào để về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc
-> Yêu cầu lịch sử thúc giục Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước mới.
* Điểm khác…
- Các bậc tiền bối hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…, còn Nguyễn Tất Thành hướng về Pháp, về các nước
phương Tây
- Các nhà cách mạng tiền bối chủ trương cầu viện tạo thanh thế, Nguyễn Tất Thành đi để “xẹm xét họ làm
thế nào…trở về giúp đồng bào”
- Các nhà cách mạng tiền bối tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị bạo động theo con đường dân chủ tư
sản, Nguyễn Tất Thành vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lí luận kết hợp với hoạt động thực tiễn cách
mạng, quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản
- Quá trình tìm đường cứu nước của Người là quá trình khảo sát, lựa chọn từ đó giúp Người tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn.
Câu 2: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo những
nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa
Thời gian Nội dung hoạt động Ý nghĩa
Từ bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu Bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước
5/6/1911
nước
-Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt
-Gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam và nhân dân các thuộc địa Pháp
1919 Nam” đến Hội nghị Vec xai, đòi quyền tự
do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết
cho nhân dân Việt Nam
Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận Tìm thấy con đường cứu nước mới: giải
7/1920 cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô
Lênin sản
Tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và Từ một người yêu nước trở thành đảng viên
12/1920
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp cộng sản
Thành lập “ Hội Liên hiệp thuộc địa” ở Đòan kết các dân tộc thuộc địa đấu tranh
1921
Pari chống chủ nghĩa đế quốc
1922-1923 -Xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Tố cáo tội ác của thực dân, tuyên truyền đấu
Paria) tranh
-Viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo,
Đời sống công nhân,…
(Đặc biệt là xuất bản tác phẩm “bản án
chế độ thực dân Pháp” ở Pari 1925)
6/1923 đến Đi Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân Được bầu vào BCH Hội và ở lại Liên Xô
10/1923 nghiên cứu và học tập
Dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần V, trình Là bước ngoặt quan trọng trở thành ủy viên
7/1924 bày quan điểm về vị trí chiến lược của BCH quốc tế Cộng sản
cách mạng các nước thuộc địa
Đến Quảng Châu (Trung Quốc) Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự thành
11/1924
lập Đảng
Thành lập “Hội Việt Nam Cách mạng Trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức
6/1925 thanh niên cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin
vào Việt Nam.
Câu 3. Dựa vào bảng niên biểu dưới đây. Anh/chị hãy phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong
quá trình vận động, chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời gian Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1919 Gia nhập Đảng xã hội Pháp, gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vé-xai.
1920 Đọc bản sơ thảo lần thứu nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lên. Tham dự ĐH lần XVIII, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và
tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
1921 - 1923 Tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, là chủ nghiệm kiêm chủ bút báo
Người cùng khổ, viết các bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp…
1923 - 1924 Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản; viết bài
cho Tạp chí Thư tín Quốc tế và báo Sự thật.
1924 - 1927 Tham gia thành lập nhóm Cộng sản đoàn; sáng lập Hội Việt Nam CMTN; ra bào
Thanh niên, mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ; viết tác phẩm Đường kach
mệnh; thành lập Hội Liên hiệp accs dân tộc bị áp bức Á Đông.
1. 1930 Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản
Việt Nam; soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được Hội nghị thông
qua.
Gợi ý:
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, NAQ đã nhận thức được vai trò của Đảng cộng sản, từ đó người tích
cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
1. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị:
- NAQ đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước Việt
nam thuộc địa, xây dựng lên lí luận CMGPDT Việt Nam để truyền bá cho nhân dân VN.
- Những tư tưởng cách mạng của Người được thể hiện qua nhiều tờ báo và các bài tham luận tại
Quốc tế cộng sản.
+ Các báo ở Pháp: báo Người cùng khổ, nhân đạo, Đời sống công nhân…
+ Các báo ở Liên Xô: báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế. Qua một số bài tham luận tại Hội nghị,
Đại hội quốc tế như: hội nghị Quốc tế Nông dân (1923), nhất là Đại hội lần thứu V của Quốc tế cộng sản
(1924).
+ Đặc biệt qua 2 tác phẩm: bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và tác phẩm Đường kach mệnh
(1927).
Những tư tưởng đó là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước VN đầu TKXX đang đi tìm
chân lí cứu nước, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng VN trong thời kì vận động thành lập Đảng,
là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN, đồng thời cũng đặt nền
móng để xây dựng cương lĩnh cách mạng VN sau này.
2. Chuẩn bị về mặt tổ chức:
- Sáng lập Hội VNCMTN (6/1925). Đây là tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ
chức quá độ để tiến tới thành lập Đảng cộng sản, một bước chuẩn bị có tính chất quyết định về vai trò tổ
chức cho sự ra đời của ĐCSVN.
- NAQ đã đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Từ năm 1925 đến 1927, Người mở
lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đã đào tạo được 75 cán bộ, một số người sau khi đào tạo cử đi học
tại trường đảng ở Liên Xô, một số vào học tại trường quân sự Hoàng Phố - TQ, còn phần lớn về nước hoạt
động, tuyên truyền lí luận cách mạng trong quần chúng và xây dựng hệ thống tổ chức của Hội VNCMTN.
3. Vai trò của NAQ tại Hội nghị thành lập Đảng: chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản.
- Năm 1929, ở nước ta xuất hiện 3 tổ chức cộng sản (ĐDCSĐ, ANCSĐ, ĐDCSLĐ). Sự ra đời của
các tổ chức cộng sản đã phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng vô sản ở nước ta. Tuy nhiên, sự hoạt động riêng rẽ của các tổ chức này đã làm cho cách mạng VN
đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
- Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản (6/1/1930), tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) thành một đảng
duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- NAQ là người soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Văn kiện đó được thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng, đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập
Đảng vì đã thông qua được đường lối của cách mạng Việt Nam.Như vậy, NAQ là người sáng lập Đảng
CSVN.
Câu 4. Những nét chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920.
Con đường cứu nước mà Người đã tìm cho dân tộc ta là gì? Hãy lí giải vì sao Người lại lựa chọn con
đường cứu nước đó?
Gợi ý:
1) Hoạt động cứu nước cảu Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920.
- Nguyễn Ái Quốctên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách
mạng, trong hoàn cảnh đất nước đang bị gặc ngoại xâm giày xéo.
- Ngày 5-6-1911, với tên Nguyễn Văn Ba, Người rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, NAQ đã đi nhiều châu lục Ă, Phi, Mĩ,Âu và làm nhieeufn nghề khác nhau.
Trong quá trình thực tiễn, NAQ đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu
những người lao động cũng bị áp bức bóc lột.
- Cuối năm 1917, NAQ từ Anh trở lạ Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức chính trị tiến bộ
duy nhất ở Pháp lúc đó.
- Tháng 6/1919, Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An
Nam. Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đắng và quyền tự
quyết cho nhân dân An nam.
- Giữa năm 1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
của Lênin. Luận cương dã giúp NAQ khẳng định con đường giành độc lập tự do cho nhân dân VN, Người
khẳng định “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản”.
- Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, NAQ đã bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
2) Con đường cứu nước mà NAQ đã lựa chọn cho dân tộc ta là con đường cách mạng vô sản, vì:
- Tác động của thời đại mới:
+ Là lúc CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những mâu thuẫn trong lòng xã hội đó phát triển
gay gắt: mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất. Mâu thuẫn giữa đế quốc
với thuộc địa, dẫn tới sự phát triển của phong trào giai phóng dân tộc. Mâu thuẫn giữa tư sản và tư sản, dẫn
tới phong trào công nhân và cuộc cách mạng xã hội.
- Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng những khảo sát thực tế từ chính các nước tư bản. NAQ đã
nhận thức được bản chất của CNTB và từ đó không lựa chọn con đường cách mạng tư sản.
- Tác động của cuộc cách mạng tháng mười Nga:
+ Đối với nước Nga, đây là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các thuộc địa trong đế quốc Nga đó là
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin đã
trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản trên thế
giới: ĐCS Đức, ĐCS Pháp, ĐCS Anh, ĐCS Trung Quốc…
+ Tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản được thành lập, Đại hội II của QTCS đã thông qua Luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
+ Những biến động trên của thời đại đã giúp cho NAQ nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn để tìm kiếm,
xác định một con đường cứu nước đúng đắn.
- Xuất phát từ yêu cầu lịch sử giải phóng dân tộc: Dân tộc VN có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra liên tục, đã trải qua nhiều con đường cứu
nước khác nhau nhưng đều thất bại. Trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX, đầu TK XX, đất nước lâm vào
“tình hình đen tối dường như không có lối ra”. Tình hình đó đặt yêu cầu cấp bách là phải tìm ra con đường
cứu nước mới.
- Nhờ có thiên tài chính trị và nhãn quan sắc bén của NAQ:
+ NAQ sinh ra và lớn lên khi đất nước biến thành thuộc địa, nhân dân chịu cảnh lầm than. Người tận mắt
chứng kiến phong trào yêu nước của cha ông và nhận thấy những hạn chế của họ: cách làm của Phan Bội
Châu chẳng khác gì “đưa hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, cách làm của Phan Châu Trinh chẳng khác nào
“xin giặc rủ lòng thương”, cách làm của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng
cốt cách phong kiến. Vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của họ, nhưng NAQ không tán thành
con đường cứu nước của họ, mà quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới.
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, NAQ không chỉ đến một quốc gia mà tiến hành khảo sát ở nhiều
châu lục, quốc gia trên thế giới. Ở đâu, Người cũng kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu lí luận và khảo sát thực
tiễn, thấy cách mạng tư sản là “cách mang chưa đến nơi”, vì quần chúng lao động ở đó vẫn khổ cực. Người
đã phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin một phương hướng cứu nước mới. Người thấy tin tưởng,
sáng tỏ và cảm động, từ đó khẳng định đây là cái cần thiết cho chúng ta, là con đường giải phóng cho
chúng ta.
Câu 5. Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930, hãy chọn và
trình bày hai đóng góp quan trọng của Người đối với cách mạng Việt Nam? Lý giải sự lựa chọn đó?
1) Sơ lược về những hoạt động của NAQ từ 1919 - 1930
2) Lựa chọn 2 đóng góp quan trọng…
- Tìm ra con đường cứu nước năm 1920.
+ Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin.
+ Tham dự Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc, theo con đường cách mạng vô sản.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
+ Năm 1929 xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, nhưng các tổ chức hoạt động riêng lẻ, tranh giành
ảnh hưởng, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.
+ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tố chức cộng sản để thành lập một đảng duy
nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước trong thời đại mớ i.
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng, có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo.
- Là sự chuấn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân
tộc Việt Nam.
Câu hỏi 6. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng nào ? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy ?
Hướng dẫn làm bài
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản (khác
với con đường cũ : giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng phong kiến hoặc dân tộc dân chủ).
- Những điều kiện khách quan và chủ quan :
+ Tác động của thời đại mới : thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Các mâu thuẩn
trong lòng chủ nghĩa đế quốc phát triển gay gắt...Cách mạng tháng Mười Nga thành …
công...Quốc tế Cộng sản được thành lập...Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lí luận
và thực tiễn để lựa chọn một con đường cứu nước đúng đắn.
+ Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh hùng.
Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân tộc dân chủ đều không thành
công. Đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường ra” đặt ra yêu cầu tìm ra
một con đường mới…
+ Do trí tuệ và nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc : thấy được hạn chế trong các con đường cứu nước
của cha ông, thấy các cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ “chưa đến nơi”, phân biệt rõ
bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế, phát hiện trong luận cương của Lênin “con
đường giải phóng cho chúng ta”…
Câu hỏi 7. Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ
cộng sản đã diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn làm bài
- Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, trên quê hương
giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến các cuộc
đấu tranh của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước
nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm cứu nước, cứu dân.
- Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đầu tiên, Người đến nước
Pháp rồi đi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người
từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.
- Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai để chia nhau thị trường thế giới.
Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân
dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng những yêu sách này được báo chí tiến bộ Pháp
công bố rộng rãi. Nhờ đó nhân dân Pháp thấy được bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Đông Dương, hiểu
được nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc khẳng
định rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà
trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. Như vậy, từ năm 1911 đến đầu 1920, là thời kì
Nguyễn Ái Quốc trở thành thanh niên yêu nước.
- Trở thành một chiến sĩ Cộng sản: Quá trình chuyển biến từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ
Cộng sản được đánh dầu bằng thời kì Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc quyết tâm đưa cách mạng Việt
Nam đi theo con đường này. Điều đó được thể hiện.
+ Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người
hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng định muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán
thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp – và
là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở
đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động ở Pháp. Người cùng với một số người
yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực
lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Người cùng khổ” (Le
Paria). Người còn viết nhiều bài báo cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”,…và đặc biệt là cuốn
“Bản án chế độ thực dân Pháp”. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc
đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Từ năm 1923 đến 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Tại đây, Người dự Hội nghị
Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban Chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu,
học tập, viết bài cho báo “Sự thật” của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế
Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường quan
điểm của mình về chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở
các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước
+ Từ năm 1924 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán
bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng
6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhóm họp những thanh niên yêu nước Việt Nam trong tổ chức
Tâm tâm xã rồi đi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về
trong nước. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến chỗ hướng nhân dân ta
thực hiện con đường cách mạng vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó chính là
thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng sản.
---------------------------------------------
CHỦ ĐỀ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1. Vì sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng
sản? Kết quả của của cuộc đấu tranh đó là gì?
* Tại sao năm 1929 diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng
- Cuối năm 1928 – đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ theo khuynh
hướng vô sản. Phong trào công nhân ngày càng chuyển mạnh sang đấu tranh tự giác. Sự phát triển của
phong trào đấu tranh ở nước ta làm cho những hoạt động của Hội VNCM Thanh niên trở nên hạn hẹp. Yêu
cầu cần thành lập đảng cộng sản.
- Bắc Kỳ là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi (nhiều trung tâm công nghiệp, công nhân đông, gần TQ – được
sự chỉ đạo của Tổng bộ nên hoạt động của Hội VNCM Thanh niên mạnh mẽ nhất...), nên yêu cầu đặt ra cấp
thiết hơn. Do đó, tháng 3 năm 1929, một số Hội viên tiên tiến ở Bắc kỳ họp tại số nhà 5D-Hàm Long (Hà
Nội) quyết định thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên.
- Tuy nhiên, những người đang hoạt động ở nước ngoài (Tổng bộ) không theo dõi sát sao tình hình, thấy
được thực tiễn của cách mạng nước ta; những hội viên ở Nam kỳ chưa thấy được sự cần thiết thành lập
đảng. Do vậy, tại Đại hội của VNCM Thanh niên lần thứ nhất (5/1929) tại Quảng Châu nên đề nghị thành
lập Đảng của đại biểu Bắc kỳ đã không được chấp nhận. Đại biểu Bắc kỳ đã bỏ Đại hội về nước chuẩn bị
thành lập Đảng.
* Kết quả:
- Tháng 6/1929, các đại biểu Bắc Kỳ họp tại số nhà 312, Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông
Dương Cộng sản đảng.
- Trước tình hình đó, tháng 7 năm 1929, những Hội viên còn lại quyết định thành lập An Nam Cộng sản
Đảng.
- Sự phân hóa của Hội VNCM Thanh niên đã tác động mạnh mẽ tới Tân Việt Cách mạng đảng. Tháng
9/1929, những hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta cuối năm 1929 là xu thế phát triển tất yếu của cách mạng
nước ta, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tuy nhiên, khi ra đời các tổ chức cộng sản đã công kích nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, cách mạng nước ta
có nguy cơ chia rẽ lớn. Nhận thấy điều này, tháng 1/1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2. Nêu và nhận xét cách xác định nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930.
a) Về nhiệm vụ cách mạng:
- Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn Pk và tư sản phản cách mạng làm cho nước VN được độc lập tự do; lập
chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu
ruộng đất của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất...
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã nêu
nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nhiệm vụ chống đế
quốc được đặt lên hàng đầu. Đó là luận điểm đúng đắn, vì đã phản ánh đúng xã hội Việt Nam có 2 mâu
thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất.
b) Về lực lượng cách mạng:
- Lực lượng cách mạng được NAQ xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là công nhân, nông dân,
tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản phải lợi dụng hoặc trung lập.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên đề cao việc tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong xã hội Việt Nam, đó
là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, qua đó khai thác sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp cứu nước.
Như vậy: Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng CM được
xác định trong CLCT đầu tiên là đúng đắn và sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Những quan điểm đó sau này đã được chấp nhận trong thực tiễn của phong trào mặt trận Dân chủ 1936 –
1939 và biến thành nghị quyết chính thức của Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng tháng 11/1939 và Hội
nghị Ban chấp hành TƯ Đảng tháng 5/1941.
Câu 3: Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo..
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo do NAQ
soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (1/1930) thông qua. Biểu hiện tập trung của tính đúng đắn và
sáng tạo ở các nội dung sau:
- Cương lính xác định CMVN trải qua 2 giai đoạn: làm TSDQCM và TĐCM sau dó chuyển sang giai đoạn
XHCN, hai giai đoạn đó kế tiếp nhau, đó là luận điểm đúng đắn và sáng tạo, đường lối đó đã phản ánh đúng
hoàn cảnh khách quan của CMVN, đồng thời cũng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điền kiện
cụ thể của VN.
- Cương lĩnh xác định nhiệm vụ là chống ĐQ và chống PK, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, song lại đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên đầu. Đó là một luận điểm đúng đắn, vì đã phản ánh đúng
XHVN có hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc
là lớn nhất.
- Cương lĩnh đã xác định vai trò của quần chúng công nông cũng như mọi lực lượng yêu nước trong
XHVN, đó là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Điều đó đúng với địa vị kinh tế, thái độ
chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc đó. Việc tập hợp lực lượng
này là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử của một nước thuộc
địa. Nếu như trong cách mạng vô sản, các giai cấp tư sản và địa chủ nói chung đều là đối tượng của cách
mạng, thì trong cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, họ có thể trở thành lực lượng cách mạng. Chính
điều đó làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin có sức sống cách mạng chứ không phải là một giáo điều cứng
nhắc.
- Nhờ cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân là độc lập tự do nên ngay
từ khi mới ra đời, ĐCSVN đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy
nhất đối với cách mạng Việt Nam và làm dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn ngay từ đầu năm 1930..
Câu 4. Chứng minh rằng: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) mở ra bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nêu những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản từ khi thành lập đến nay?
a) ĐCSVN ra đời là bước ngoặt vĩ đại… bởi vì
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, đó là
tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ đại cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Từ nay cách mạng
Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và có sự lãnh đạo đúng đắn để đi đến thắng lợi.
- Đảng ra đời đã xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng mà chủ yếu là liên minh công –
nông. Đảng đề ra được hai khẩu hiệu chiến lược là “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. Hai khẩu
hiệu này đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân, nhất là nông dân, do đó đã lôi cuốn được đông
đảo nông dân đi theo, xây dựng được khối liên minh công nông, tạo ra được nhân tố cơ bản đảm bảo sự
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn, đó là dùng phương pháp đấu tranh
cách mạng bằng bạo lực của quần chúng. Xây dựng và sử dụng hai lực lượng chính trị và vũ trang để tiến
hành khởi nghĩa.
- Đảng ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của thế giới. Nhờ đó,
trong suốt tiến trình cách mạng, ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách
mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù.
=>Vì những lẽ đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
b) Những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam...
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ chế độ thực dân, nửa phong kiến, mở ra
kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên
Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) với đỉnh cao là đại thắng mùa
Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
- Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
tiếp tục đưa nước ta từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam.
Câu 5. Tại sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930) là một tất yếu của lịch sử?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 1/1930 không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân, một
nhóm người, mà là kết quả của một quá trình kết hợp, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa ba yếu tố: chủ
nghĩa Marx Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra trong suốt khoảng thời gian từ sau chiến
tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930 với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa 3 yếu tố nói trên .
Từ năm 1919 đến 1925, chủ nghĩa Marx Lenin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá đã bắt đầu thâm nhập
vào một bộ phận tiên tiến trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta phát triển lên một bước mới.
Ngược lại, sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã tạo ra những cơ sở xã
hội và tư tưởng để chủ nghĩa Marx Lenin có thể ăn sâu, bám rễ vào mảnh đất Việt Nam.
Từ năm 1926 trở đi, với sự ra đời và những hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, chủ nghĩa Marx Lenin đã được truyền bá trực tiếp, sâu rộng, có hệ thống vào Việt Nam, thúc đẩy
phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và đưa tới sự chuyển hóa sâu sắc trong phong trào yêu nước
vào những năm 1928 – 1929.
Sự tiến triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã làm nảy sinh nhu cầu phải có sự
lãnh đạo hiệu quả hơn của một tổ chức chính trị cao hơn về chất lượng so với Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên.
Trước yêu cầu khách quan đó, 3 tổ chức cộng sản đã ra đời.
Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929 đã tạo điều kiện để chủ nghĩa Marx Lenin, phong
trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp với nhau đến độ chín muồi nhất, đưa tới sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930).
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong đó công lao vĩ đại nhất thuộc về lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc – Người dày công chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Câu 6. Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 và Luận cương chính trị tháng
10/1930.
Nội dung Cương lĩnh ( 1 đ ) Luận cương ( 1 đ )
-Tính chất cách -Cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng -Cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng
mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng
xã hội chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản
chủ nghĩa
-Nhiệm vụ cách -Đánh đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản -Đánh phong kiến, đánh đế quốc
mạng phản cách mạng

-Lực lượng cách -Công nhân và nông dân, liên lạc với trí -Công nhân, nông dân
mạng thức tiểu tư sản trung nông

-Lãnh đạo cách -Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin -Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mác-
mạng làm nền tảng tư tưởng . Lênin làm nền tảng tư tưởng .

-Vị trí của cách -Bộ phận của cách mạng thế giới -Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết
mạng với cách mạng thế giới

-Phương pháp -Vận động nhân dân đấu tranh chính trị
cách mạng sau đấu tranh bạo động

2/ Nhận xét:
- Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930, tuy còn vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân
tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc nhân văn. Độc lập
tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh :
+ Tính khoa học và đúng đắn: Nội dung Cương lĩnh rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lê nin và thực tiễn Việt Nam. Ngay từ đầu Đảng đã xác định con đường cách mạng nước ta là con đưởng
kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, đường lối này đã đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi hoàn toàn.
+ Tính sáng tạo :Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ai Quốc vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Đó là, cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó
độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. Về lực lượng cách mạmg, Cương lĩnh thể hiện được vấn đề đoàn kết
dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam.
- Luận cương chính trị tháng 10 -1930 của Đảng đã xác định được những vấn đề chiến lược trong đấu tranh
đòi quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương còn một số hạn chế nhất định : Chưa xác định
mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên chưa nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề
giai cấp và đấu tranh giai cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư
sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính “tả khuynh, giáo điều”. Trải qua quá trình đấu
tranh cách mạng những nhược điểm đó dần dần được khắc phục.
Câu 7. Tại sao nói: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của
nhân dân Việt Nam trong ba thập kỉ đầu thế kỉ XX? (là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
ba yếu tố: phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác – Lênin).
- Cuối TK XIX , đầu TKXX, VN chính thức trở thành thuộc địa của Pahsp, nhân dân bị bóc lột tận
xương tủy. Với truyền thống dân tộc, nhân dân Việt Nam luôn chiến đấu, người trước ngã, người sau đứng
lên. Sau khi ngọn cờ Cần vương thất bại, những sĩ phu yêu nước VN đầu TK XX đã vượt qua những hạn
chế của lịch sử, lái con đường cách mạng theo khuynh hướng tư sản nhưng vẫn không thành công.
- CTTG thứ nhất nổ ra, phong trào yêu nước ở VN tiếp tục bùng nổ nhưng mất phương hướng. Đúng lúc đó
cách mạng tháng Mười bùng nổ và thắng lợi.
- Sau cách mạng tháng Mười, cách mạng VN có điều kiện phát triển, nhiều tầng lớp nhân dân xuống
đường đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, nhưng khuynh hướng tư sản rơi vào con đường thỏa hiệp,
còn tiểu tư sản đứng giữa ngã ba đường không xác định được hướng đi. Cho dù vậy, phong trào dân tộc dân
chủ ở VN trong những năm 1919 -1925 đã đặt cơ sở cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta.
Tuy chưa đánh đổ thực dân Pháp song phong trào yêu nước giai đoạn này đã làm xuất hiện những phần tử
tiên tiến, có lòng yêu nước, có hoài bão đấu tranyh. Họ sẽ vượt qua rất nhiều khó khăn tiếp cận chân lí của
chủ nghĩa Mác-Lênin .
- Từ năm 1919 đến 1929, phong trào công nhân nước ta có bước phát triển mạnh mẽ.Từ đấu tranh tự phát,
giai cấp công nhân VN đã tiếp cận dần tới đấu tranh tự giác. Các cuộc đấu tranh cúa công nhân nổ ra liên
tục, rộng khắp, mang tính chính trị, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Cuộc đấu tranh
có sự lãnh đạo và phối hợp khá chặt chẽ. Khẩu hiệu đấu tranh ngày càng nâng dần lên: từ đấu tranh đòi
quyền lợi kinh tế, chuyển sang đấu tranh đòi quyền lợi chinh trị. Trình độ chính trị của giai cấp công nhâ đã
được nâng lên rõ rệt. Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
- Trong những năm 1926 – 1929, nhờ có sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin mà cách mạng VN dẫn đi vào
quỹ đạo của cách mạng thế giới, giai cấp công nhân ngày càng có vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh dân
tộc, dân chủ. Từ chỗ chỉ là một bộ phận phụ thuộc vào cuộc đấu tranh của các giai cấp khác, giờ đây giai
cấp công nhân đã đứng ở vị trí tiên phong của phong trào đấu tranh, trở thành người hướng dẫn cho phong
trào dân tộc. và để có đủ khả năng lãnh đạo quần chúng, giai cấp công nhân phải tiếp thu, trang bị chủ
nghĩa Mác-Lênin. Phong trào công nhân ngày càng lên cao, đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới
đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, từ đó dẫn tới sự tan rã của tổ chức Hội VNCMTN, Tân việt cách
mạng đảng, và dẫn đến sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929: Đông dương cộng sản đaqngr
(6/1929), An Nam cộng sản đảng (8/1929), Đông dương cộng sản liên đoàn (9/1929).
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và tích cực hoạt động lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên
các tổ chức đó hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nha làm cho phong trào cách mạng trong cả
nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thống nhất thành một chính đảng
duy nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ động đứng ra triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị
bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (hương cảng, TQ). Hội nghị đã thảo luận và thống nhất các tổ
chức cộng sản thành đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản VN.
Như vậy, sự ra đời của Đảng CSVN là sản phẩm sử, là kết quả tất yếu của quá trình kết hợp nhuần
nhuyễn giữa ba yếu tố: phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác – Lênin.

You might also like