You are on page 1of 10

TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

GIÁO ÁN 01 Thời gian thực hiện : 1h

Ngày …. Tháng …. Năm …..

Bài 1: HỆ THỐNG AN TOÀN TRONG BUỒNG LÁI


Mục đích : Sau khi học xong học viên có khả năng:
+ Hiểu biết thêm về các hệ thống mới được trang bị trên xe.
+ Biết cách sử dụng các thiết bị tiện nghi trên xe.
Đồ dùng và phương tiện dạy học
+ Phấn , bảng , giáo án
+ Hồ sơ chuyên môn dạy học

I ỔN ĐỊNH LỚP : Thời gian : 2 phút


Tên học viên vắng
……………………………………………………………………………..............................
…………………………………………………………………………...................................

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Hoạt động Thời
TT NỘI DUNG
của Giáo của Học gian
Viên Viên
I Dẫn nhập

II Hệ thống an toàn -Thuyết trình - Lắng nghe, 40’


1 Hệ thống túi khí (SRS) ghi chép
a Nhiệm vụ của túi khí
Các túi khí được thiết kế để bảo vệ lái xe và
hành khách ngồi phía trước được tốt hơn
ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây đai an
toàn. Trong trường hợp va đập mạnh từ phía
trước túi khí làm việc cùng với đai an toàn để
tránh hay làm giảm sự chấn thương bằng cách
phồng lên, giảm nguy cơ đầu hay mặt của lái
xe hay hành khách phía trước đập thẳng vào
vành tay lái hay bảng táplô.
b Phân loại túi khí
Các túi khí được phân loại dựa trên kiểu hệ
thống kích nổ bộ thổi khí, số lượng túi khí và
số lượng cảm biến túi khí.
* Hệ thống kích nổ bộ thổi khí:
- Loại điện tử (loại E)
- Loại cơ khí hoàn toàn (loại M)
* Số lượng túi khí:
- Một túi khí: cho lái xe (loại E hay M)
- Hai túi khí: cho lái xe và hành khách trước

Trang 1
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

(chỉ loại E)
* Số lượng cảm biến túi khí: (chỉ loại E)
- Một cảm biến: Cảm biến túi khí.
- Ba cảm biến: Cảm biến trung tâm và hai
cảm biến trước.

Cấu tạo và hoạt động của các chi tiết


* Bộ thổi khí và túi
c Cấu tạo:
- Cho lái xe: (Trong mặt vành tay lái)
Bộ thổi khí và túi được đặt trong vành tay
lái và không thể tháo rời. Bộ thổi khí chứa
ngòi nổ, chất cháy mồi, chất tạo khí, …và
thổi căng túi khí khi xe bị đâm mạnh từ phía
trước. Túi khí được làm bằng ny lông có phủ
một lớp chất dẽo trên bề mặt bên trong. Túi
khí có hai lỗ thoát khí ở bên dưới để nhanh
chóng xả khí Nitơ sau khi túi khí đã bị nổ.
- Cho hành khách trước: (Trong bảng táplô
phía hành khách)
Bộ thổi khí bao gồm một ngòi nổ, chất cháy
mồi và chất tạo khí. Các chi tiết này được bọc
kín hoàn toàn trong hộp kim loại. Túi khí
được làm từ vải ny lông bền và sẽ được thổi
phồng lên bằng khí nitơ do bộ thổi khí sinh
ra. Bộ thổi khí và túi khí được gắn bên trong
vỏ và cửa túi khí, rồi đặt vào trong bảng táplô
phía hành khách. Thể tích của túi khí phía
hành khách lớn gấp đôi so với túi khí cho lái
xe.
Hoạt động:
Hoạt động của bộ thổi khí và túi khí cho
lái xe và hành khách phía trước là giống nhau.
Khi các cảm biến túi khí bật do lực giảm tốc
tạo ra khi xe bị đâm mạnh từ phía trước, dòng
điện chạy đến ngòi nổ và nóng lên. Kết quả là
nhiệt này làm bắt cháy chất cháy (chứa trong
ngòi nổ) và làm lửa lan truyền ngay lập tức
đến chất mồi và chất tạo khí. Chất tạo khí tạo
ra một lượng lớn khí nitơ, khí này đi qua
màng lọc, được làm mát và sau đó đi vào túi.
Túi phồng lên ngay lập tức bởi khí. Nó xé
rách mặt vành tay lái hay cửa túi khí và
phồng lên trong khoang hành khách. Túi khí
xẹp nhanh xuống sau khi nổ do khí thoát qua
các lỗ khí xả khí. Nó làm giảm lực va đập vào
túi khí cũng như bảo đảm tầm nhìn rộng.

Trang 2
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

* Bộ cảm biến túi khí trung tâm


Bộ cảm biến túi khí trung tâm được lắp trên
sàn xe. Nó bao gồm cảm biến túi khí trung
tâm, cảm biến dự phòng mạch chẩn đoán …
Nó nhận các tín hiệu từ các cảm biến túi khí,
đánh giá xem có cần kích hoạt túi khí hay
không và chẩn đoán hư hỏng trong hệ thống
Cảm biến được gọi là “cảm biến túi khí trung
tâm” khi trong xe có lắp cảm biến túi khí
trước và được gọi là “Cảm biến túi khí” khi
không có cảm biến túi khí trước.
Hệ thống điều khiển dây an toàn
Nhiệm vụ:
Đai an toàn là biện pháp chính để bảo vệ
hành khách. Việc đeo đai an toàn tránh cho
hành khách khỏi văng ra khỏi xe khi có tai
nạn, đồng thời giảm phát sinh va đập thứ cấp
trong cabin.
2 Phân loại:
a Điều khiển dây an toàn loại điện (loại E) kết
hợp với hệ thống túi khí SRS và kích hoạt
bằng bộ cảm biến túi khí trung tâm.
Điều khiển dây an toàn loại cơ khí (loại M)
có cảm biến riêng.
Cấu trúc cơ bản:
Cơ cấu căng đai khẩn cấp
b Cơ cấu cuốn
Cơ cấu khoá
Mặc dù cơ cấu điều khiển dây an toàn thay
đổi tùy theo nhà sản xuất, cấu trúc cơ bản của
chúng giống nhau đối với cả loại M và loại E,
chỉ khác nhau ở cách kích nổ chất tạo khí.
Loại M được lắp một cảm biến căng đai khẩn
cấp, nó kích nổ tạo khí dựa trên lực giảm tốc
và một thiết bị an toàn để khoá cảm biến.

III. - Nhắc lại những nội dung chính đã học Tổng hợp , Lắng nghe 3’
- Cũng cố lại những kiến thức liên quan. giải thích ,
phân tích

VII - Hướng dẫn tự học. Nghiên cứu


tài liệu đã
được hướng
dẫn. Tìm
hiểu thêm
một số hệ
thống na
toàn khác

Trang 3
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

trên Ô tô
hiện nay.

Nguồn tài liệu tham khảo 1]. TS.Dương việt Dũng- Giáo trình Kết
cấu động cơ đốt trong - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG - 2007
[2]. TS.Huỳnh thanh Công - Bài giảng
Động cơ đốt trong - Trường ĐHBK
TP.HCM - 2006

TRƯỞNG KHOA /TRƯỞNG BỘ MÔN Ngày …. Tháng …… năm …..

GIÁO VIÊN

Bùi Hữu Thành

GIÁO ÁN 02 Thời gian thực hiện : 2h


Trang 4
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

Ngày …. Tháng …. Năm …..

Bài 2 : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SOUPAPE THÔNG MINH


Mục đích : Sau khi học xong học viên có khả năng:
+ Hiểu về hệ thống điều khiển Soupape thông minh
+ Nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Đồ dùng và phương tiện dạy học
+ Phấn , bảng , giáo án
+ Hồ sơ chuyên môn dạy học

I ỔN ĐỊNH LỚP : Thời gian : 2 phút


Tên học viên vắng :
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...................................

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Hoạt động Thời
TT NỘI DUNG
của Giáo của Học gian
Viên Viên
I. Dẫn nhập:
II. Hệ thống điều khiển Soupape thông minh -Thuyết trình - Lắng nghe, 85’
- Ở các động cơ cũ, góc mở sớm của các ghi chép
Soupape nạp và thải được thiết kế cố
định, hay nói cách khác góc phân phối
khí chỉ thích hợp ở số vòng quay thiết
kế của động cơ. Do vậy ở các chế độ
hoạt động khác thời điểm đóng mở
Soupape là không phù hợp nên khả
năng nạp đầy hổn hợp không khí và
nhiên liệu vào các xylanh cũng như
thải khí cháy từ trong xylanh ra ngoài
là không đạt yêu cầu. Nguyên nhân
này làm cho hiệu suất và công suất
động cơ không đạt ở chế độ hoạt động
khác của động cơ.
Động cơ sử dụng hệ thống điều khiển mở
Soupape thay đổi có ưu điểm:
- Tăng được momem ở tốc độ thấp và
tốc độ trung bình.
- Tốc độ cầm chừng ổn định.
- Tiết kiệm nhiên liệu, tốc độ thấp và
công suất động cơ đạt tối ưu.
Hệ thống điều khiển thời điểm mở và đóng
Soupape thay đổi liên tục căn cứ vào tải và

Trang 5
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

tốc độ của động cơ.


Để điều khiển thời điểm đóng mở Soupape
bằng cách ECU điều khiển van dầu để xoay
trục cam sớm hoặc trễ. Hệ thống này được
gọi là hệ thống điều khiển Soupape thông
minh (VVT-I).
Thời điểm đóng mở Soupape nạp được thiết
kế thay đổi theo số vòng quay trục khuỷu, lưu
lượng không khí nạp, chế độ tải, nhiệt độ
nước làm mát…
ECU sử dụng các tín hiệu từ các cảm biến và
so sánh với góc phân phối khí thực tế đang
hoạt động để điều chỉnh lại thời điểm đóng
mở của Soupape sao cho momen và công suất
của động cơ đạt tối ưu nhất.
III. - Nhắc lại những nội dung chính đã học Tổng hợp ,
- Cũng cố lại những kiến thức liên quan. giải thích , Lắng nghe 3’
phân tích
VII - Hướng dẫn tự học. Tìm hiểu
thêm các hệ
thống
soupape
thông minh
trên các dòng
xe Ô tô hiện
nay.

Nguồn tài liệu tham khảo 1]. TS.Dương việt Dũng- Giáo trình Kết
cấu động cơ đốt trong - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG - 2007
[2]. TS.Huỳnh thanh Công - Bài giảng
Động cơ đốt trong - Trường ĐHBK
TP.HCM - 2006

TRƯỞNG KHOA /TRƯỞNG BỘ MÔN Ngày …. Tháng …… năm …..

GIÁO VIÊN

Bùi Hữu Thành

Trang 6
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

GIÁO ÁN 03 Thời gian thực hiện : 2h

Ngày …. Tháng …. Năm …..

Bài 3 : HỆ THỐNG PHANH CHỐNG BÓ CỨNG BÁNH XE ( ABS)


Mục đích : Sau khi học xong học viên có khả năng:
+ Hiểu về hệ thống phanh chống bó cứng bánh xe.
+ Nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống.
+ Biết cách sử dụng hệ thống.
Đồ dùng và phương tiện dạy học
+ Phấn , bảng , giáo án
+ Hồ sơ chuyên môn dạy học

I ỔN ĐỊNH LỚP : Thời gian : 2 phút


Tên học viên vắng :
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...................................

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Hoạt động Thời
TT NỘI DUNG
của Giáo của Học gian
Viên Viên
I Dẫn nhập
II. Hệ thống phanh chống bó cứng bánh xe
ABS. - Giảng giải - Lắng nghe, 85’
- Hệ thống phanh ABS là một trong các hệ ghi chép
thống an toàn chủ động trên ô tô. Nó có
nhiệm vụ giảm các hiểm nguy về tai nạn bằng
điều khiển một cách tối ưu.
Ưu điểm của ABS so với phanh dầu bình
thường:
- Tính ổn định cao hơn khi vận hành.
- Sự ổn định về hướng lái tốt.
Ở hệ thống phanh dầu bình thường, khi phải
thắng gấp và mạnh thì thường là các bánh xe
sẽ bị hảm cứng và xe có nguy cơ bị trượt
lếch. Hệ thống thắng ABS khắc phục được
vấn đề này bằng cách điều khiển áp suất
thắng sao cho ở tất cả kiểu bố thắng điều
không có sự hảm cứng các bánh xe và giúp
cho xe luôn giữ được hướng lái. Sự vận hành
ổn định này phải thể hiện trên mọi loại mặt
đường.
* Nguyên lý làm việc của hệ thống:
- Cảm biến tốc độ bánh xe đo tốc độ bánh xe

Trang 7
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

và gữi tín hiệu đến ABS ECU.


- ABS ECU theo dõi tình trạng các bánh xe
bằng cách tính theo tốc độ xe và sự thay đổi
tốc độ bánh xe từ tốc độ góc của bánh xe.
- Khi phanh gấp ABS ECU điều khển các bộ
chấp hành để phân phối áp suất tối ưu cho
mỗi xylanh thắng.
- Cụm điều khiển thuỷ lực hệ thống phanh
hoạt động theo mệnh lệnh từ ECU, tăng, giảm
hay giữ nguyên áp suất dầu khi cần, để đảm
bảo hệ số trượt tốt nhất (10-30), tránh bó
cứng bánh xe.
III. - Hướng dẫn tự học. - Tổng hợp - Lắng nghe. 3’
- Tìm hiểu
ưu, nhược
điểm của hệ
thống phanh
ABS.

Nguồn tài liệu tham khảo 1]. TS.Dương việt Dũng- Giáo trình Kết
cấu động cơ đốt trong - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG - 2007
[2]. TS.Huỳnh thanh Công - Bài giảng
Động cơ đốt trong - Trường ĐHBK
TP.HCM - 2006

TRƯỞNG KHOA /TRƯỞNG BỘ MÔN Ngày …. Tháng …… năm …..

GIÁO VIÊN

Bùi Hữu Thành

GIÁO ÁN 04 Thời gian thực hiện : 2h

Trang 8
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

Ngày …. Tháng …. Năm …..

Bài 4 : HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TRÊN Ô TÔ


Mục đích : Sau khi học xong học viên có khả năng:
+ Hiểu về hệ thống truyền động trên xe.
+ Biết cách sử dụng các hệ thống trên xe.
Đồ dùng và phương tiện dạy học
+ Phấn , bảng , giáo án
+ Hồ sơ chuyên môn dạy học

I ỔN ĐỊNH LỚP : Thời gian : 2 phút


Tên học viên vắng :
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...................................

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC


HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Hoạt động Thời
TT NỘI DUNG
của Giáo của Học gian
Viên Viên
I. Dẫn nhập Giải thích Lắng nghe, 85’
II. Hộp số tự động ghi chép
*Cấu tạo chung: một hộp số tự động có ba
cụm bộ phận chính.
+ Bộ biến mô: truyền momen từ động cơ đến
trục sơ cấp hộp số.
+ Bộ truyền động bánh răng hành tinh: cung
cấp các cấp số có tỷ số truyền khác nhau để
có momen và tốc độ phù hợp với điều kiện và
chế độ chuyển động của ô tô.
+ Hệ thống điều khiển thuỷ lực và điện tử:
nhận biết các tín hiệu tải động cơ, tốc độ xe
và một số tín hiệu khác để điều khiển quá
trình chuyển số, khoá biến mô, tự chẩn đoán
và báo lõi.
* Các chế độ lái xe với hộp số tự động:
Vị trí P: số đậu xe
Vị trí R:số lùi
Vị trí N: số trung gian
Vị trí D: chạy đường thành phố, đường
trường , đường bằng.
Dãy số 2: chạy lên dốc
Vị trí L: phanh bằng động cơ khi chạy xuống
dốc
III 4WD - Giải thích Lắng nghe,
4WD thường xuyên: là lúc nào cũng ở chế ghi chép

Trang 9
TT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GS CAO NGUYÊN GIÁO ÁN KIẾN THỨC MỚI VỀ XE NÂNG HẠNG

độ 4WD
4WD gián đoạn: là thường chỉ dùng ở chế độ
2WD ( 2 bánh xe chủ động) và người lái
chuyển qua 4WD khi cần.
Sự khác nhau gữa 4WD thường xuyên và
4WD gián đoạn: đó là 4WD thường xuyên
có vi sai giữa còn 4WD gián đoạn thì không
có.
IV. - Nhắc lại những nội dung chính đã học - Giải thích - Lắng nghe. 3’
- Củng cố lại kiến thức đã học.
V. - Hướng dẫn tự học. - Tổng hợp - Lắng nghe. 3’
- Tìm hiểu
các kiểu hệ
thống truyền
động trên Ô
tô hiện nay.

Nguồn tài liệu tham khảo 1]. TS.Dương việt Dũng- Giáo trình Kết
cấu động cơ đốt trong - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG - 2007
[2]. TS.Huỳnh thanh Công - Bài giảng
Động cơ đốt trong - Trường ĐHBK
TP.HCM - 2006

TRƯỞNG KHOA /TRƯỞNG BỘ MÔN Ngày …. Tháng …… năm …..

GIÁO VIÊN

Bùi Hữu Thành

Trang 10

You might also like