You are on page 1of 90

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI

Lớp học phần: 2121702044704

TÊN DỰ ÁN:
KHỞI NGHIỆP SẢN PHẨM HÀNG DỆT SẴN TỪ SỢI THIÊN
NHIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

BÀI BÁO CÁO CUỐI KÌ

TÊN DỰ ÁN:

KHỞI NGHIỆP SẢN PHẨM HÀNG DỆT SẴN TỪ SỢI THIÊN


NHIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA

Số điện thoại: (+84)703631034 Những người hoạch định:


Địa chỉ: 214/10. Nguyễn Văn Nguyễn. Nguyễn Trần Anh Khoa
Phường Tân Định. Quận 1. Thành phố Hồ Nguyễn Thụy Như Khanh
Chí Minh Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ...............................................................xi

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH ................................................................................................1

Chương 1. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG ...........................................................1

1.1. Cách tiếp cận xác định cơ hội ...................................................................................1

1.1.1. Xác định xu hướng ................................................................................................1

1.1.2. Tính đúng thời điểm và lâu dài của dự án .............................................................1

1.2. Cơ hội cụ thể .............................................................................................................2

1.2.1. Cách tiếp cận và xác định cơ hội ...........................................................................2

1.2.2. Vấn đề doanh nghiệp giải quyết cho khách hàng và người tiêu dùng...................3

Chương 2. SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP .....................................................4

2.1. Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp .............................................................................4

2.2. Tiềm năng thành công và bền vững của DỆT ..........................................................4

2.2.1. Kinh nghiệm trước đây trong ngành......................................................................4

2.2.2. Tính cấp thiết của sản phẩm khởi nghiệp ..............................................................4

2.3. Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp ..................................................................................5

Chương 3. PHÂN TÍCH KHẢ THI.................................................................................6

3.1. Tính khả thi sản phẩm ..............................................................................................6

i
3.1.1. Mong muốn sản phẩm ...........................................................................................6

3.1.2. Nhu cầu sản phẩm .................................................................................................7

3.2. Tính khả thi của sản xuất hàng dệt sẵn .....................................................................9

3.2.1. Nghiên cứu môi trường .........................................................................................9

3.2.2. Xu hướng kinh doanh ..........................................................................................11

3.3. Tính khả thi của tổ chức .........................................................................................11

3.4. Tính khả thi tài chính ..............................................................................................11

Chương 4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH .....................................................13

4.1. Phân khúc khách hàng ............................................................................................13

4.2. Giá trị đề xuất .........................................................................................................13

4.3. Kênh phân phối và kênh truyền thông ....................................................................13

4.3.1. Kênh phân phối....................................................................................................13

4.3.2. Kênh truyền thông ...............................................................................................13

4.4. Mối quan hệ khách hàng.........................................................................................14

4.5. Dòng doanh thu ......................................................................................................14

4.6. Hoạt động chính .....................................................................................................14

4.7. Nguồn lực chính .....................................................................................................14

4.8. Đối tác chính ...........................................................................................................15

4.8.1. Nông dân..............................................................................................................15

4.8.2. Nhà cung ứng.......................................................................................................15

4.9. Cấu trúc chi phí ......................................................................................................15

Chương 5. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH .............................16

5.1. Phân tích ngành ......................................................................................................16

ii
5.1.1. Tình hình thị trường hàng dệt sẵn .......................................................................16

5.1.2. Cơ cấu ngành .......................................................................................................16

5.2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh ..................................................................................17

5.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh ...................................................................................18

5.3.1. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ..........................................................................18

5.3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp ................................................................................19

5.3.3. Đối thủ cạnh tranh trong tương lai ......................................................................19

5.4. So sánh DỆT với đối thủ cạnh tranh trực tiếp ........................................................19

5.4.1. Cạnh tranh trực tiếp về thương hiệu ....................................................................19

5.4.2. Cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm ........................................................................20

5.5. SWOT .....................................................................................................................20

Chương 6. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG THỨC GỌI VỐN ..........................................21

6.1. Mục tiêu kế hoạch ..................................................................................................21

6.2. Nhu cầu huy động vốn ............................................................................................21

6.3. Phương thức gọi vốn ..............................................................................................21

Chương 7. XÚC TIẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP .................22

7.1. Xác lập nhóm khởi nghiệp......................................................................................22

7.2. Tư vấn khởi nghiệp.................................................................................................22

7.3. Vấn đề pháp lý và tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp ...........................22

7.4. Thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp .....................................................................23

7.5. Thẻ điểm cân bằng..................................................................................................23

7.6. Marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp ..............................................................24

7.6.1. Các đặc điểm của Marketing cho nhóm khởi nghiệp thương hiệu DỆT .............24

iii
7.6.2. Các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp ...................................24

7.6.3. Ý nghĩa thương hiệu ............................................................................................25

7.6.4. Tài sản thương hiệu .............................................................................................25

7.7. Quản trị tài chính doanh nghiệp khởi nghiệp .........................................................25

Chương 8. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH..............................................................26

8.1. Kế hoạch marketing ................................................................................................26

8.1.1. Nghiên cứu thị trường .........................................................................................26

8.1.2. Người tiêu dùng chính .........................................................................................26

8.1.3. Định vị .................................................................................................................28

8.1.4. Sản phẩm (Customer value) ................................................................................28

8.1.5. Giá (Customer cost) .............................................................................................34

8.2. Phân phối (Customer convenience) ........................................................................35

8.2.1. Chiêu thị (Customer communication) .................................................................39

8.2.2. Chi phí marketing (Phụ lục trang e) ....................................................................42

8.3. Kế hoạch kinh doanh ..............................................................................................42

8.3.1. Lượng cầu ............................................................................................................42

8.3.2. Tổ chức và quản lý ..............................................................................................42

8.3.3. Xây dựng mối quan hệ ........................................................................................44

8.4. Kế hoạch tài chính ..................................................................................................45

8.4.1. Hoạch định cơ cấu vốn ........................................................................................45

8.4.2. Chi phí trước trước hoạt động .............................................................................45

8.4.3. Phân tích tài chính ...............................................................................................45

8.4.4. Báo cáo hoạt động kinh doanh trong tháng .........................................................46

iv
8.4.5. Dự báo doanh thu và chi phi qua 4 năm tương đương 42 tháng .........................47

8.4.6. Tài sản và tín dụng ..............................................................................................47

8.4.7. Lợi nhuận và thua lỗ ............................................................................................48

8.4.8. Báo cáo lưu chuyển tiền mặt ...............................................................................48

Chương 9. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
.......................................................................................................................................49

9.1. Mô hình tăng trưởng ...............................................................................................49

9.1.1. Thúc đẩy phát triển sản phẩm ..............................................................................49

9.1.2. Ma trận ANSOFF ................................................................................................49

9.2. Quản lý tăng trường ................................................................................................50

9.2.1. Chu kỳ sống của sản phẩm ..................................................................................50

9.2.2. Mô hình tăng trưởng Greiner...............................................................................50

9.3. Chiến lược tăng trưởng nội bộ ................................................................................51

9.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường.........................................................................52

9.3.2. Chiến lược phát triển thị trường ..........................................................................52

9.3.3. Chiến lược phát triển sản phẩm ...........................................................................52

9.4. Chiến lược tăng trưởng bên ngoài ..........................................................................53

9.4.1. Liên minh chiến lược ...........................................................................................53

9.5. Chiến lược tăng trưởng tăng cường ........................................................................53

9.5.1. Chiến lược mở rộng cường độ .............................................................................53

9.5.2. Chiến lược mở rộng đa dạng hóa ........................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... a

PHỤ LỤC ........................................................................................................................d

v
Mô hình canvas rút gọn ...................................................................................................d

Câu chuyện thương hiệu ..................................................................................................d

Chí phí marketing ............................................................................................................ e

Chi phí tiền khởi động các công việc chi tiết trong tổ chức và quản lý .......................... e

Quy định của công ty ....................................................................................................... f

Những nội dung cơ bản cần có trong nội quy công ty .................................................... f

Mô tả mô hình tăng trưởng Greiner.................................................................................k

Bảng câu hỏi .....................................................................................................................l

Bảng câu hỏi khảo sát định tính .......................................................................................l

Bảng câu hỏi phỏng vấn định lượng .................................................................................l

Kết quả khảo sát ..............................................................................................................o

Thống kê mô tả đáp viên .................................................................................................o

Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với vấn đề họ mắc phải khi sử dụng sản phẩm vải
tổng hợp ...........................................................................................................................p

Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với 3 thuộc tính họ quan tâm nhất khi sử dụng sợi
thiên nhiên .......................................................................................................................p

Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với công dụng họ quan tâm nhất khi sử dụng sợi
thiên nhiên .......................................................................................................................q

BÁO CÁO ĐẠO VĂN .................................................................................................... r

HỒ SƠ CỦA CÁC THÀNH VIÊN ................................................................................. s

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp .....................................................................5

Bảng 3-1 Phân tích giải pháp về sản phẩm của DỆT ..................................................6

Bảng 5-1 Đánh giá 5 tác lực cạnh tranh ....................................................................18

Bảng 5-2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ................................................................18

Bảng 5-3 Bảng so sánh DỆT với thương hiệu Muji .................................................19

Bảng 5-4 SWOT của DỆT ........................................................................................20

Bảng 7-1 Các pháp luật và quyền sở hữu trí tuệ .......................................................22

Bảng 7-2 Thẻ điểm cân bằng về chủ đề chiến lược ..................................................23

Bảng 8-1 Đối thủ cạnh tranh về sản phẩm ................................................................26

Bảng 8-2 Phân khúc thị trường B2C của DỆT .........................................................26

Bảng 8-3 Phân khúc thị trường B2B của DỆT .........................................................27

Bảng 8-4 Danh mục và ưu điểm của sản phẩm .........................................................28

Bảng 8-5 Sản phẩm cốt lõi ........................................................................................29

Bảng 8-6 Danh mục sản phẩm cho khách hàng tiêu dùng ........................................33

Bảng 8-7 Danh mục sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp .................................33

Bảng 8-8 Các hoạt động phân phối ...........................................................................36

Bảng 8-9 Tiêu chuẩn cho việc phân phối hàng hóa qua các kênh ............................37

Bảng 8-10 Lịch trình chiến lược truyền thông cho 12 tháng đầu .............................40

Bảng 8-11 Kế hoạch truyền thông từ tháng 13 – 24 .................................................41

Bảng 8-12 Kế hoạch truyền thông từ tháng 25-42 ....................................................41

Bảng 8-13 Thống kê dân số Việt Nam ở Hồ Chí Minh và Hà Nội ...........................42

Bảng 8-14 Kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm, kỹ năng và khả năng của nhóm .43

vii
Bảng 8-15 Thông tin liên lạc với Dệt Gia .................................................................44

Bảng 8-16 Cơ cấu vốn ...............................................................................................45

Bảng 8-17 Chi phí hoạt động ....................................................................................45

Bảng 8-18 Chi phí đầu tư cố định .............................................................................46

Bảng 8-19 Chi phí nhân sự........................................................................................46

Bảng 8-20 Chi phí nhân công trong khâu sản xuất sợi .............................................46

Bảng 8-21 Chi phí hoạt động kinh doanh .................................................................46

Bảng 8-22 Danh sách nợ phải trả ..............................................................................47

Bảng 8-23 Dự báo doanh thu và chi phí (Đơn vị 1,000 đồng)..................................47

Bảng 8-24 Báo cáo lưu chuyển tiền mặt ...................................................................48

Bảng 9-1 Ma trận ANSOFF ......................................................................................49

Bảng 9-2 Các giai đoạn mô hình tăng trưởng Greiner của DỆT ..............................50

viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3-1 Khảo sát các yếu tố quyết định mua hàng (Deloitte, 2020) .........................8

Hình 3-2 Mức độ nhận biết sản phẩm .........................................................................8

Hình 3-3 Khảo sát ý định mua hàng ...........................................................................8

Hình 3-4 Sẵn sàng chi trả cho 1m rèm sợi dứa ...........................................................9

Hình 3-5 Sẵn sàng chi trả cho sản phẩm khăn của em bé ...........................................9

Hình 3-6 Những nơi NTD muốn mua sản phẩm của DỆT .........................................9

Hình 3-7 Chỉ số giá tiêu dùng của từng loại sản phẩm/dịch vụ (Tổng cục thống kê,
2020)............................................................................................................................9

Hình 8-1 Sản phẩm thêu theo yêu cầu của DỆT .......................................................30

Hình 8-2 Cấu trúc kênh phân phối của DỆT .............................................................35

Hình 8-3 3 bước trong quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm ..............................36

Hình 8-4 Kết quả của Google Trend (2022) .............................................................38

Hình 8-5 Cơ cấu tổ chức của Dệt Gia .......................................................................43

Hình 8-6 So sánh doanh thu và chi phí dự kiến ........................................................47

Hình 8-7 So sánh doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng .....................................................47

ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
KQKD Kết quả kinh doanh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CMCN Cách mạng công nghiệp
TMĐT Thương mại điện tử
TT-BLĐTBXH Thông tư Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
ND-CP Nghị định Chính phủ
QH Quốc Hội
BTC Bộ Tài Chính

x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh
HR Nhân sự Human Resources
Customer Relationship
CRM Quản lý quan hệ khách hàng
Management
CEO Tổng giám đốc Chief executive officer
Comprehensive and
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
CPTPP Progressive Agreement for
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Trans-Pacific Partnership
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross domestic product
Good Manufacturing
GMP Thực hành sản xuất tốt
Practice
Hiệp định thương mại tự do Việt Vietnam Free Trade
EVFTA
Nam Agreement
International Organization for
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Standardization
Thực hành sản xuất nông nghiệp Vietnamese Good Agricultural
VietGAP
tốt tại Việt Nam Practices
RM Quan hệ khách hàng Relationship manager
Integrated Marketing
IMC Truyền thông Marketing tích hợp
Communications
GP Lợi nhuận gộp Gross Profit
ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Return On Sales
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi Marketing Return on
MROI
phí đầu tư Marketing Investment
MROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Marketing Return On Sales
NMC Đóng góp Marketing ròng Net Marketing Contribution
TV Truyền hình Telivision
PR Quan hệ công chúng Public Relation
Quảng cáo trả phí cho mỗi nhấp
PPC Pay-Per-Click
chuột
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Trans-Pacific Partnership
Tpp
Thái Bình Dương Agreement
NPV Giá trị hiện tại ròng Net Present Value
IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Internal Rate of Return
SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược Strategic Business Unit
IoT Internet vạn vật Internet of Things

xi
TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH
Hiện nay, với hơn 6,000 nhà máy, cung cấp khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước,
ngành dệt may không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế mà còn đối với xã hội Việt
Nam. Tuy nhiên, ngành này có thể gây ra nhiều tác động tới môi trường. Quá trình sản
xuất của ngành phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, gia tăng khí phát
thải nhà kính. Chính vì thế Chính phủ đặc biệt khuyến khích ngành dệt may “xanh hóa”
để thích ứng với thời kỳ của ngành công nghiệp 4.0. Xu hướng sản xuất xanh trở nên
phổ biến là từ việc người tiêu dùng càng nhận ra rằng các sản phẩm xanh sẽ mang lại
tính bền vững cho môi trường, xã hội và quan trọng nhất là sức khỏe của họ về dài lâu.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đi theo xu hướng sản xuất xanh đa phần là các
sản phẩm như: ly, ống hút, bát, đũa sinh học, màng bọc, thực phẩm hữu cơ, rất nhiều
trên thị trường. Từ đó mà doanh nghiệp của chúng tôi quan sát được một khoảng trống
trên thị trường có rất ít doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng làm từ vải như chăn, drap,
khăn, thảm là những sản phẩm mà còn người cũng tiếp xúc hàng ngày hàng giờ và nó
cũng đòi hỏi tính bảo vệ môi trường và sức khỏe như các sản phẩm nêu trên. Ý tưởng
khởi nghiệp của nhóm chúng tôi được ra đời là các mặt hàng sản phẩm may dệt sẵn với
nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, là tàn dư từ các nông trại, qua công nghệ sản xuất
với quy trình khép kín, cam kết đem những sản phẩm thân thiện với môi trường đến cho
sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng.

DỆT là thương hiệu thuộc Công ty Cổ Phần Dệt Gia Việt Nam kinh doanh các mặt
hàng may mặc từ sợi thiên nhiên, toàn bộ sản phẩm đều được áp dụng công nghệ công
nghệ khép kín từ vỏ của các loại cây, trái nhằm đem lại sự an toàn cho môi trường và
sức khỏe của người tiêu dùng. Loại hình kinh doanh: “Công ty Cổ Phần Dệt Gia Việt
Nam”. Nhóm ngành kinh doanh: Nhóm ngành sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục).

Sứ mệnh: Tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên chủ yếu là tàn dư của nông nghiệp
thực hiện các nhiệm vụ: (i) Tránh ô nhiễm môi trường, (ii) Nâng cao giá trị của nông
nghiệp, (iii) Tạo sinh kế cho bà con nông dân và nhân lực sẵn có tại địa phương và (iv)
Đáp ứng nhu cầu về sợi và sợi thiên nhiên cho ngành may mặc nói chung và ngành sản
xuất hàng dệt sẵn.

Tầm nhìn: DỆT mong muốn dẫn đầu thị trường trong nước về lĩnh vực kinh doanh
các mặt hàng may mặc đi đầu xu hướng bảo vệ môi trường và phát triển các sản phẩm
mới từ các nguyên liệu mới nhằm định vị là thương hiệu xanh số một tại Việt Nam, bên
cạnh đó tăng trưởng thành thương hiệu có 30 công ty nhượng quyền.
Triết lý kinh doanh: Chúng tôi vận hành công ty một cách bền vững, song vẫn đảm
bảo việc đem lại lợi ích cho khách hàng, lợi nhuận cho công ty và tốt cho môi trường,
xã hội. Bắt đầu từ việc nghiên cứu và cung cấp nhiều sự lựa chọn bền vững hơn cho các
đối tác và đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm dệt may xanh nhắm đến sự thay
đổi về nhận thức của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt.

Quản lý: Nguyễn Thụy Như Khanh: Giám đốc điều hành. Có kinh nghiệm làm việc
5 năm vị trí trưởng phòng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thuyết phục và đàm
phán, niềm đam mê quyết liệt với dự án DỆT. Nguyễn Trần Anh Khoa: Giám đốc tài
chính, kinh nghiệm 3 năm làm việc tại vị trí kế toán trưởng. Có kỹ năng kiểm soát nguồn
tiền hợp lý, hoạch định chiến lược kinh doanh rõ ràng và kĩ lưỡng, niềm đam mê quyết
liệt với dự án DỆT. Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Giám đốc sáng tạo. Có kỹ năng trong
việc thiết kế và sáng tạo nội dung, niềm đam mê quyết liệt với dự án DỆT.

Sản phẩm DỆT bao gồm: rèm cửa, khăn, chăn, drap giường, túi vải, đồ trang trí nhà
cửa. Các hoạt động chính là các công tác thuê người nông dân để có vừa tốn chi phí thấp
nhưng lại tạo được việc làm cho họ, từ khâu thu hoạch nguyên liệu thô, đến tước sợi,
dệt sợi thành vải, và cả may để hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh. Có rất nhiều lý do để
nói vải thiên nhiên đang dần khẳng định vị thế với chất lượng cao, giúp quá trình trong
và sau sử dụng thân thiện hơn với môi trường, không chỉ bảo vệ sức khỏe tốt hơn mà
còn giúp nâng cao sức khỏe do không chịu ảnh hưởng như các loai vải tổng hợp khác.

Tiền được yêu cầu: 10 tỷ đồng cho 45% cổ phần. (Định giá công ty hơn 5 triệu), với
mục đích: (i) Tận dụng các thế mạnh sẵn có của nhà đầu tư để phân phối rộng rãi sản
phẩm, (ii) Nâng cấp xưởng sản xuất sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị tăng năng suất
sản xuất, (iii) Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, marketing,
hoạt động Sales.

Sau khi thực hiện phương pháp định tính, phân tích những lợi ích và rủi ro, nhóm đã
đề ra chiến lược Marketing thích hợp cho thương hiệu ra mắt sản phẩm với ngân sách
tài chính là 3,761,400,000 VND. Sau đó đặt ra 3 mục tiêu chính cho chiến lược bao gồm
mục tiêu thương hiệu, mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội. Trong đó mục tiêu thương
hiệu là tăng độ nhận diện lên 40% trong ngành hàng dệt sẵn, mục tiêu tài chính là tăng
130% doanh thu, nghĩa là đạt 625 triệu VND về doanh thu thuần trong vòng 3 năm kể
từ năm 2022 đến năm 2024. Cuối cùng là mục tiêu xã hội, hướng tới một thương hiệu
“xanh” lành mạnh, đóng góp một phần cho sự phát triển xanh là mục tiêu tiên quyết,
tiếp theo là tạo việc làm cho người dân vùng xa, đồng thời tăng giá trị cho nông sản việc.
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
1.1. Cách tiếp cận xác định cơ hội
1.1.1. Xác định xu hướng
Việt Nam đang tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều
thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, đặt biệt là ngành sản xuất
hàng dệt sẵn. Tuy nhiên, để tận dụng các ưu đãi thương mại FTA, các doanh nghiệp cần
phải đổi mới mọi khía cạnh hoạt động của mình, nhất là “xanh hóa” các nguyên liệu để
bảo vệ môi trường (Dung, 2022). Trong quá trình sản xuất, ngành dệt may thường liên
quan tới các hoạt động như khai thác, sử dụng nhiều nước và xả nước thải ở mức độ cao,
tiêu thụ nhiều năng lượng cho các công đoạn gia nhiệt và tạo hơi nước, vì vậy gây tác
động đáng kể đến tài nguyên nước và phát thải khí nhà kính.

Đứng trước tình hình này, trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều
doanh nghiệp cũng đã “chuyển mình”, chọn hướng kinh doanh “xanh, sạch” làm lợi thế
cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư bài bản công nghệ, trang thiết bị dây chuyền
sản xuất để cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững. Xu hướng
tiêu dùng xanh, sống xanh được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian
tới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất xanh đúng lúc để bắt kịp nhu cầu thị trường chính
là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất cũng
đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng – xã hội, nhằm
chung tay bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung.

Đối với người tiêu dùng, theo một khảo sát của PwC Việt Nam (2021), họ quan tâm
đến giá trị bền vững hơn bao giờ hết: 52% đáp viên nói rằng họ thân thiện với môi trường
hơn so với 6 tháng trước. Số liệu này đã tăng thêm 2 điểm phần trăm kể từ khảo sát
tháng 6/2021. Khoảng một nửa số đáp viên chủ động cân nhắc các yếu tố liên quan đến
giá trị bền vững khi đưa ra quyết định mua hàng. Các đáp viên làm việc tại nhà có khả
năng xem xét các yếu tố liên quan đến giá trị bền vững nhiều hơn các đáp viên làm việc
xa nhà 10 điểm phần trăm.
1.1.2. Tính đúng thời điểm và lâu dài của dự án
Theo Công ty Nielsen Việt Nam (2019), các thương hiệu sản xuất sạch và cam kết
đem lại sản phẩm xanh và sạch có mức độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với doanh nghiệp
cùng ngành. Trong ngành may mặc, mức tăng trưởng đạt từ 2-11%. Việc bảo vệ môi
trường trong kinh doanh không chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định mà nó cần
phải được duy trì và phát triển hơn nữa.

1
Hiện nay, các doanh nghiệp đi theo xu hướng sản xuất xanh đa phần là các sản phẩm
như: ly, ống hút, bát, đũa sinh học, màng bọc, thực phẩm hữu cơ, công nghệ tiết kiệm
nhiên liệu, đồ cơ khí sử dụng nhiên liệu xanh,... Có thể quan sát được là trên thị trường
vẫn còn rất ít doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng làm từ vải như chăn, drap, khăn,
thảm,... là những sản phẩm mà còn người cũng tiếp xúc hàng ngày hàng giờ, không thể
thiếu ở trong cuộc sống hàng ngày của người dân từ trước đến này nên chúng cũng đòi
hỏi tính bảo vệ môi trường và sức khỏe như các sản phẩm khác. Vì vậy đó là một khoảng
trống thị trường mà DỆT đã quan sát được, đồng thời thị trường này đang được nhà
nước quan tâm và hỗ trợ chi phí kinh doanh, đặc biệt là các chính sách về việc sở hữu
Nhãn xanh Việt Nam.
1.2. Cơ hội cụ thể
1.2.1. Cách tiếp cận và xác định cơ hội
Tác lực xã hội: Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh
vực may mặc → các thương hiệu đang chạy đua tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu
hữu cơ, mang tính “xanh”. Theo kết quả điều tra dân số đến của Tổng cục thống kê
(2020), dân số Việt Nam khoảng hơn 98 triệu người, trong đó 38.05% dân số sống ở
khu vực thành thị. Đây là khu vực có nhận thức cao về việc bảo vệ chăm sóc, sẵn sàng
chi trả cho các sản phẩm xanh và đây cũng là thị trường hấp dẫn cho các ngành.

Tiến bộ công nghệ: CMCN 4.0 với trình độ công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao,
kết hợp với sự phát triển internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây sẽ giúp
ngành sản xuất hàng dệt sẵn đổi mới công nghệ, ứng dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật
và sản xuất, lưu thông hàng hóa. Tự động hóa và sử dụng robot trong nhiều khâu sản
xuất của ngành dệt may, đặc biệt là áp dụng vào các khâu kỹ thuật khó và lặp đi lặp lại
sẽ giúp cho ngành tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Tác lực kinh tế: Ngành hàng dệt sẵn tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2021 của ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11.2% so với năm
2020, Trong đó, may mặc đạt 28.9 tỷ USD, sợi đạt 5.5 tỷ USD (Chi, 2022).

Tác lực môi trường: Ngành dệt may đang một trong những ngành gây ô nhiễm môi
trường nhất thế giới. Hoạt động sản xuất tại các nhà máy may mặc đã tiêu thụ nguồn
năng lượng rất lớn và thải ra lượng khí thải CO2 khổng lồ. Theo VOV.VN (2019), uớc
tính tới 80% năng lượng dùng trong ngành là cho việc sản xuất vải. Với tính cấp thiết
về một ngành dệt may “xanh” thì việc ra đời một thương hiệu sử dụng nguồn nguyên
liệu xanh để tạo ra các sản phẩm dệt phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân là
điều cần thiết và phù hợp với thời điểm.

2
Hành động chính trị và thay đổi luật: Nghị định số 82/2018 của Chính phủ về quản
lý các KCN, khu kinh tế, các chính sách riêng đối với KCN sinh thái, DN sinh thái bước
đầu được thực hiện, KCN và DN sinh thái phải tuân thủ quy định, tiêu chí khắt khe về
kinh tế, môi trường và xã hội. Đầu tư vào sản xuất xanh, ngoài giảm phát thải CO2 ra
môi trường, thì chính các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ tiết giảm chi phí, Nhưng
do không có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho sản xuất xanh, nên các KCN và DN
chủ yếu mới dừng lại ở mức tạo cảnh quan, môi trường xanh. Luật lao động: Theo
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/02/2022, thời gian làm việc, làm
thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng tăng
12 giờ/tuần và 8 giờ/tháng. Luật quảng cáo: Theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013, Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có
các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo
quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp: Thông tin văn bản số: 59/2020/QH14. Số
hiệu, 59/2020/QH14. Ngày ban hành, 17/06/2020. Thời gian bắt đầu hiệu lực,
01/01/2021. Luật dân sự: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, Quốc hội ban hành Bộ luật
dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp
nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ
được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách
nhiệm. Luật thuế: Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Bổ sung một
số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008, 2013), thu nhập của doanh nghiệp
từ thực hiện dự án đầu tư mới trong bảo vệ môi trường sẽ áp dụng thuế suất 10% trong
thời gian 15 năm và được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải
nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
1.2.2. Vấn đề doanh nghiệp giải quyết cho khách hàng và người tiêu dùng
Hiện nay, đã có những doanh nghiệp kinh doanh các sợi vải thiên nhiên như: vải
100% cotton organic, vải 100% tencel,... tuy nhiên giá thành lại khá cao để tiếp cận các
hộ gia đình có thu nhập trung bình. Vấn đề mà DỆT có thể giải quyết cho người tiêu
dùng là cung cấp hàng hóa sinh hoạt hàng ngày thân thiện với môi trường, đảm bảo sức
khỏe với mức giá mà họ có thể nỗ lực mua được. Thêm vào đó, DỆT với mục tiêu xây
dựng danh mục sản phẩm bảo phủ về lĩnh vực Nhà ở và Thời trang, NTD đã có thể tìm
được 1 doanh nghiệp cung cấp được tất cả sản phẩm mà họ cần với điều kiện đảm bảo
tính an toàn cho sức khỏe và cả thân thiện với môi trường.

3
CHƯƠNG 2. SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
2.1. Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp
Xuất phát từ trình trạng chất thải rắn nông nghiệp thông thường, DỆT muốn tận dụng
các chất thải nông nghiệp để tạo ra sản phẩm mới, vừa tránh ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí do việc xử lý lá dứa gây nên và vừa tạo sinh kế cho bà con nông dân
và nhân lực sẵn có tại địa phương. Theo thống kê, mỗi năm khối lượng lá dứa thải bỏ là
gần 3 triệu tấn. Mỗi 1-kilogram quả dứa thu hoặc bỏ đi từ 2 đến 3-kilogram lá dứa.
2.2. Tiềm năng thành công và bền vững của DỆT
2.2.1. Kinh nghiệm trước đây trong ngành
Cơ sở để nhóm khởi nghiệp sẽ thành công trong hoạt động kinh doanh này hơn những
người khác là vì trước hết nhóm chúng tôi dựa trên cơ sở là kỹ năng nghiên cứu và phân
tích thị trường vô cùng chuyên nghiệp và chuẩn xác. Sở dĩ việc tìm tòi và nghiên cứu về
sản phẩm hàng dệt sẵn cùng với tệp khách hàng của nhóm đã được thực hiện trong suốt
2 năm liên tiếp, và sau đại dịch Covid-19 là lúc mà sản lượng nông nghiệp bị dư thừa
nhiều nhất thì nhóm khởi nghiệp đã đánh giá được rằng đây là cơ hội tốt nhất để có thể
tận dụng được nguồn cung có sẵn. Nhóm có nền tảng giáo dục thông qua việc 3-4 tại
Đại học Tài chính-Marketing về các lĩnh vực tài chính, kinh doanh và cả marketing. Về
kinh nghiệm trong thực tiễn thì cả ba nhà đồng sáng lập trước đây đều có chung 1 dự án
kinh doanh các mặt hàng túi xách, hộp bút, ví, các phụ kiện handmade.

Vì thế, khi đã xác định về năng lực của các thành viên cùng với việc quan sát các bối
cảnh môi trường bên ngoài, bên trong thì các thành viên đồng sáng lập đã cùng nhau
thảo luận và đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp như sau:
▪ Thành lập một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng dệt sẵn được sản xuất bởi các
nguyên vật liệu hữu cơ, tương lai với mong muốn sẽ bao phủ cả ngành thời trang bền
vững.
▪ Yếu tố sử dụng các mặt hàng bền vững hiện nay đang dần trở nên phổ biến và được
các khách hàng quan tâm.
▪ Tận dụng tàn dư của nông nghiệp sau đại dịch Covid-19 để có được nguồn cung với
chi phí thấp vào những năm đầu khởi nghiệp.
▪ Công ty Dệt Gia mong muốn mang đến cho thị trường Việt Nam và cả thị trường
quốc tế các loại sản phẩm “xanh” chất lượng cao.
2.2.2. Tính cấp thiết của sản phẩm khởi nghiệp
Ngành dệt may đang một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới.
Hoạt động sản xuất tại các nhà máy may mặc đã tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn và
thải ra lượng khí thải CO2 khổng lồ. Ước tính tới 80% năng lượng dùng trong ngành là

4
cho việc sản xuất vải. Người ta cũng cần lượng lớn nhiệt cho việc giặt, làm khô và
nhuộm vải. Hai phần ba lượng sợi sử dụng trong dệt may là sợi tổng hợp, vốn có cùng
họ với nhựa. Trong đó, sợi tổng hợp sau chuỗi sản xuất và tiêu thụ quần áo của ngành
thời trang đã nhanh chóng biến thành khối rác thải nhựa khổng lồ, trôi nổi trên các đại
dương. Đối với vải viscose là 1-6 tuần, linen là 2 tuần, vớ cotton 1 tuần đến 5 tháng.
Kinh khủng nhất, các loại da cần đến 50 năm và vải polyester là hơn 200 năm để có thể
phân huỷ hết. Thêm vào đó, dứa là loại trái cây dễ trồng và phổ biến ở Việt Nam, trải
dài khắp các vùng miền Bắc–Trung-Nam. Diện tích trồng được thống kê lớn hơn 40,000
ha, trong đó cứ mỗi ha thì bỏ đi khoảng 60 tấn lá dứa mỗi năm. Như vậy mỗi năm khối
lượng lá dứa thải bỏ gần 3 triệu tấn. Lá dứa sau khi thu hoạch trái được xem là chất thải
nông nghiệp thông thường, người dân phải đốt hoặc phun thuốc cỏ cháy trên cánh đồng.
Với số lượng lớn như thế sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường. Bên cạnh đó,
cây chuối chỉ ra trái được một lần sau đó người ta sẽ đốn bỏ cả cây. Thông thường hằng
năm sẽ có khoảng gần 1 tỷ tấn cây chuối được bỏ đi rất phí.

Vì thế, đây là thời điểm tốt để DỆT ra đời, một thương hiệu tận dụng những nguyên
liệu tàn dư của nông nghiệp. Từ việc gây ảnh hưởng đến môi trường như sử dụng thuốc
cỏ cháy để xử lý và đốt dứa, thân chuối, ...
2.3. Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp
Bảng 2-1 Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp
Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài
Ý tưởng
Khả năng xâm nhập thị
kinh doanh Kiến thức Tính độc đáo
trường
Đây là một ý tưởng kinh
Tất cả các thành viên
doanh mới lạ kết hợp được Nguồn cung rẻ
trong nhóm khởi
một số vấn đề mà người Là một mô hình kinh
nghiệp đều đã tìm hiểu
Công ty sản tiêu dùng đang rất quan doanh đáp ứng được
và nghiên cứu về các
xuất các mặt tâm gồm có sức khỏe, sự một cách trọn vẹn
loại sản phẩm may
hàng may tiện ích và yếu tố môi mong muốn của khách
mặc. Ngoài ra trong
mặc được trường. Đối với nhu cầu hàng. Còn khá lạ trên
nhóm có 2 thành viên
sản xuất từ ngày càng trở nên tinh tế về thị trường nên có rất ít
đã từng tìm hiểu và
các loại sợi việc tiêu dùng xanh của đối thủ cạnh tranh trực
nghiên cứu sâu và một
tự hữu cơ khách hàng thì mô hình tiếp dẫn đến việc mở ra
doanh nghiệp kinh
kinh doanh này rất có tiềm một cơ hội phát triển
doanh mặt hàng bền
năng và có khả năng xâm rộng mở công ty.
vững
nhập vào thị trường tốt.

5
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KHẢ THI
3.1. Tính khả thi sản phẩm
3.1.1. Mong muốn sản phẩm
Những sợi vải mềm mại mà con người sử dụng để làm những vật dụng trong gia đình
như chăn drap gối nệm suốt 24/24 giờ mỗi ngày có thể ẩn chứa hàng ngàn hóa chất độc
hại có thể gây ung thư gan, và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Điển hình như các loại vải
thường sử dụng như: Vải cotton, Acrylonitril, vải lụa, Polyester...
Bảng 3-1 Phân tích giải pháp về sản phẩm của DỆT
Vải Nhược điểm Giải pháp của DỆT
Rất dễ nhăn, gây mất thẩm mỹ. Việc trồng bông làm suy giảm DỆT hướng tới
chất lượng đất một cách nghiêm trọng. những nguồn nguyên
Sản xuất và chế biến bông sử dụng một lượng lớn nước, là loại liệu xanh để tạo nên
Cotton cây sử dụng nhiều nước nhất trong số tất cả các mặt hàng nông những sợi vải, sản
nghiệp. Nước mặt và nước ngầm thường bị chuyển hướng để xuất các mặt hàng sản
tưới cho ruộng bông, dẫn đến mất nước ngọt do bốc hơi và quản phẩm tuyệt đối không
lý nước kém hiệu quả. gây hại sức khỏe,
Rất dễ nhăn, giá thành rất cao, độ co giãn ở mức trung bình, Quáthân thiện với môi
trình sản xuất cầu kỳ. Quá trình trồng cây dâu để nuôi tằm trường, cũng như giải
Lụa thường dùng khá nhiều nước để tưới tiêu. Bên cạnh đó quá trình quyết được những
dệt và nhuộm màu có sự xuất hiện của hóa chất, chất thải khi nhược điểm hay tác
nhuộm vải lụa có thể ảnh hưởng đến nguồn nước chung. hại của các loại vải
Được làm từ acrylonitrile, là chất gây ung thư và gây đột biến,đang phổ biến.
Acrylonit gây ra các vấn đề sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, Nguồn nguyên liệu:
rile khó thở. Đối với môi trường thì thành phần polymer rất khó sợi dứa, sợi tre, sợi
phân hủy, acrylic tồn tại đến 200 năm sau. sen, sợi chuối.
Có thể gây ra các vấn đề về da như ban, ngứa, đỏ, chàm và viêm DỆT còn áp dụng các
da vì khả năng thấm hút kém. Vì là một loại vải tổng hợp hóa thiết bị máy móc với
Polyester công nghệ hiện đại,
học nên khả năng phân hủy rất thấp.
dây chuyền sản xuất
Ước lượng rằng khoảng 30% sản lượng vải viscose được sản khép kín giúp tiết
xuất bằng cách tàn phá rừng. trong quá trình sản xuất phải sử kiệm nhiên liệu,
Viscose
dụng rất nhiều loại hóa chất có nồng độ cao như lưu huỳnh, axit không ảnh hưởng xấu
sunfuric, carbon... gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. đến môi trường.
Lợi ích: “Người tiêu dùng muốn sản phẩm sinh hoạt làm từ vải sợi thiên nhiên bảo
vệ môi trường và sức khỏe của họ nhưng với giá họ có thể nỗ lực đạt được”.
Hình thức: “Sợi làm từ đa số là tàn dư nông nghiệp, 100% từ thiên nhiên, tạo nên
các sản phẩm dệt sinh hoạt hàng ngày lành tính, thân thiện với môi trường và bảo đảm
sức khỏe của người tiêu dùng”.
Công nghệ: Áp dụng quy trình máy móc công nghệ hiện đại và khép kín được nhập
từ Công ty TNHH ABACA Việt Nam, đảm bảo công suất sản xuất và ít tác động xấu
đến môi trường. Bên cạnh đó với việc phân phối máy móc đến các hợp tác xã để tiết
kiệm chi phí trong khâu xây dựng nhà máy sản xuất.

6
Thị trường mục tiêu: Trong 5 năm đầu, dự án sẽ xây dựng cửa hàng trong phạm vi
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, và các kênh thương mại điện tử. Thị trường mục
tiêu đa số là các khách hàng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe gia đình và trẻ nhỏ; tập
trung vào chức năng, duy trì nhận thức về môi trường và theo đuổi tính tiết kiệm và hiệu
quả. Họ thích trang hoàng cho ngôi nhà của mình để có chất lượng sống tốt hơn nhằm
giữ cho mọi thứ gọn gàng và ngăn nắp.
Lý do chọn kênh phân phối: Với ban đầu công ty kinh doanh và buôn bán chủ yếu
tại cửa hàng DỆT, cửa hàng sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn khi có thể tư vấn
chăm sóc khách hàng tận tình và bên cạnh đó DỆT còn kinh doanh hầu hết sản phẩm
trên các sàn thương mại điện tử là nơi phân phối mang tính rộng rãi trên toàn quốc.
Tính năng đặc biệt: Các sản phẩm của DỆT được làm hầu hết từ sợi vải tự nhiên cụ
thể là: sợi vải lá dứa, sợi vải thân chuối, sợi vải lá sen và sợi vải thân tre. Đây là nguồn
nguyên vật liệu giá rẻ và dồi dào. Thêm vào đó là sử dụng các quy trình công nghệ hiện
đại và khép kín từ thương hiệu Việt, đồng thời việc hợp tác với các hợp tác xã để tối đa
hóa chi phí trong quy trình sản xuất.
3.1.2. Nhu cầu sản phẩm
Nguồn thông tin thứ cấp
a. Khảo sát về hành vi tiêu dùng “xanh”
Theo khảo sát của PwC (2021), NTD ngày càng thân thiện với môi trường. 51% đáp
viên nói rằng khi mua hàng, họ quan tâm đến việc sản phẩm đó có được sản xuất với
nguồn gốc rõ ràng và minh bạch hay không. Lý do có thể là những người lao động tại
gia thường là viên chức văn phòng và giàu có hơn với khả năng độc lập tài chính và
nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng. Do lượng khí thải carbon được sản sinh ít hơn khi
làm việc tại nhà đã dẫn đến việc người lao động tại gia có ý thức hơn về ảnh hưởng của
thói quen mua sắm đối với môi trường sống. Báo cáo về xu hướng tiêu dùng (2019),
phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng
vật liệu thân thiện môi trường. Theo Nielsen (2019), có đến 86% NTD Việt sẵn sàng chi
trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi
trường. Việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến
quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt.
b. Khảo sát các yếu tố quyết định mua hàng
Theo khảo sát của Người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte (2020), với mặt hàng Nhà
ở & tiện ích, thì phải đảm bảo được 3 điều là về giá cả, chất lượng và độ an toàn, và hơn
hết, họ ít quan tâm về thương hiệu. Điều này được DỆT đánh giá là một cơ hội tốt cho

7
thương hiệu mới như DỆT kinh doanh trong ngành hàng dệt sẵn về các mặt hàng Nhà ở
& tiện ích.

Hình 3-1 Khảo sát các yếu tố quyết định mua hàng (Deloitte, 2020)

Nguồn thông tin sơ cấp


Để khảo sát nhu cầu hiện này về các sản phẩm dệt sẵn từ sợi thiên nhiên, chúng tôi
sẽ tiến hành khảo sát 200 đáp viên, là những người có độ tuổi từ 23-40 tuổi, thích những
sản phẩm thân thiện với môi trường và lành tính đến làn da và sức khỏe, họ yêu nghệ
thuật và thích trang hoàng cho nhà cửa của mình.
Đầu tiên là về mức độ quan tâm của
họ đến sản phẩm dệt từ sợi thiên nhiên, 250 195 180
có đến 97.5% người được khảo sát biết 200 155
150 120
đến sản phẩm này, tức 195 người, số 100
người thích sản phẩm là 180 đạt 90%, 50
phần trăm người đã từng sử dụng qua 0
Biết sản phẩm Thích sản Đã từng sử Có ý định sẽ
những sản phẩm này là 60%, và cuối từ sợi thiên phẩm từ sợi dụng sản mua sản phẩm
cùng kết quả ghi nhận được 77.5% số nhiên thiên nhiên phẩm từ sợi từ sợi thiên
thiên nhiên nhiên
người có ý định sử dụng sản phẩm dệt Hình 3-2 Mức độ nhận biết sản phẩm
từ sợi thiên nhiên.
Sau đó chúng tôi tiến hành khảo sát sâu hơn về ý định mua sản phẩm, thu được kết
quả như sau, số người có thể mua đạt đến 73/200 người, chiếm 37%.

Chắc chắn sẽ mua


Có thể mua
Có khả năng mua hoặc không
Có khả năng mua
Chắc chắn không mua
0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hình 3-3 Khảo sát ý định mua hàng

8
Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục khảo sát về mức độ sẵn sàng chi trả của đáp viên vào
những sản phẩm của chúng tôi, kết quả sẽ được chúng tôi tham khảo cho phần định
giá:
100 100

80 80

60 60

40 40

20 20

0 0
300,000 - 500,000 - 700,000 - 100,000 - 150,000 - 200,000 -
400,000 600,000 800,000 150,000 200,000 250,000

Hình 3-4 Sẵn sàng chi trả cho 1m rèm sợi dứa Hình 3-5 Sẵn sàng chi trả cho sản phẩm khăn của em bé

Những sản phẩm phụ thuộc vào chất


Những nơi NTD muốn mua sản phẩm của
liệu và thiết kế, NTD mong muốn DỆT
được mua trực tiếp hơn để họ có thể 150.00%
cảm nhận được chất liệu và chất lượng 100.00%
50.00%
của vải. Họ không thích mua ở sản 0.00%
phẩm ở chợ vì điều này có thể làm Cửa hàng Website Thương
của thương mại điện tử
Siêu thị Chợ

giảm cảm giác về đảm bảo chất lượng hiệu

cao và thương hiệu của DỆT. Hình 3-6 Những nơi NTD muốn mua sản phẩm của DỆT

3.2. Tính khả thi của sản xuất hàng dệt sẵn
3.2.1. Nghiên cứu môi trường
Tác lực kinh tế
Về chỉ số giá tiêu dùng, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1.07% trong đại dịch
Covid-19. Ngoài ra, khi người dân thực hiện giãn cách tại nhà thì chỉ số giá tiêu dùng
về đồ gia dụng cũng đạt 0.17%.
Chỉ số giá tiêu dùng từng loại sản phẩm/dịch vụ
0.50% 0.17% 0.20% 0.22% 0.17% 0.20% 0.14%
0.00%
CPI Hàng ăn và Đồ uống và May mặc, Thiết bị và Thuốc và Văn hóa, Giao thông Giáo dục
-0.50% -0.18% dịch vụ ăn thuốc lá mũ nón và đồ dùng gia dịch vụ y tế giải trí và
-0.43%
uống giày dép đình du lịch
-1.00%

-1.50%

-2.00% -1.71%

Hình 3-7 Chỉ số giá tiêu dùng của từng loại sản phẩm/dịch vụ (Tổng cục thống kê, 2020)

9
Tác lực xã hội
NTD ngày càng dành nhiều sự ưu ái hơn cho các thương hiệu bản địa: Sản phẩm
hàng tiêu dùng Việt Nam ngày càng được người dân ưa chuộng bởi các yếu tố chất
lượng tốt, giá cạnh tranh, nguồn cung kịp thời và phù hợp với nhu cầu của người dân
trong bối cảnh dịch bệnh.
NTD lựa chọn lối sống và tiêu dùng có ý thức: Theo một khảo sát người tiêu dùng
Việt Nam (2019), 91% người trả lời cho biết họ nhận thức được và tham gia vào lối sống
có ý thức. Đáng lưu ý, 84% người Việt Nam trả lời khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả giá
cao hơn cho các sản phẩm thể hiện lối sống có ý thức. Điều này gợi ý về tiềm năng cao
cấp hóa trên thị trường, người tiêu dùng Việt rõ ràng đang dành nhiều sự chú ý hơn đến
các yếu tố bền vững, trách nhiệm xã hội, và điều kiện lao động, và nhiều người sẵn sàng
hành động thông qua ví tiền của họ.
Tiến bộ công nghệ
Công nghệ CAD/CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ. Tỷ lệ sử dụng thiết
bị máy, cắt, vận chuyển nội chuyên, thiết bị hoàn tất chuyên dùng tự động khá cao (Nga,
2020). Điện toán đám mây sẽ giúp ngành sản xuất hàng dệt sẵn đổi mới CN, ứng dụng
được nhiều tiến bộ kỹ thuật và sản xuất, lưu thông hàng hóa. Tự động hóa và robot trong
nhiều khâu sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là áp dụng vào các khâu kỹ thuật khó
và lặp đi lặp lại sẽ giúp cho ngành tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Hành động chính trị và thay đổi luật lệ
Nghị định số 82/2018 của Chính phủ về quản lý các KCN, khu kinh tế, các chính sách
riêng đối với KCN sinh thái. DN sinh thái bước đầu được thực hiện, KCN và DN sinh
thái phải tuân thủ quy định, tiêu chí khắt khe về kinh tế, môi trường và xã hội. Đầu tư
vào sản xuất xanh, ngoài giảm phát thải CO2 ra môi trường, thì chính các doanh nghiệp
cũng được hưởng lợi từ tiết giảm chi phí. Nhưng do không có cơ chế khuyến khích, hỗ
trợ đầu tư cho sản xuất xanh, nên các KCN và DN chủ yếu mới dừng lại ở mức tạo cảnh
quan, môi trường xanh. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định Phê duyệt Kế hoạch
hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, bao gồm 4 chủ đề chính
gồm: (1) Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; (2) Giảm cường độ phát thải khí
nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch; (3) Thực hiện xanh hóa sản xuất; (4)
Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-
19, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh hay “phục hồi
xanh”, bắt kịp xu thế phát triển.

10
3.2.2. Xu hướng kinh doanh
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã và đang nắm bắt cơ hội thực hiện chiến
lược thương hiệu xanh, đầu tư bài bản công nghệ, trang thiết bị dây chuyền sản xuất để
cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững. Nhiều nhà máy đã lựa
chọn đầu tư lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo để chủ động sử dụng năng lượng
sạch, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện, nước trong quá trình sản xuất...
Không ít siêu thị, doanh nghiệp ngành F&B đã ưu tiên sản xuất, phân phối các sản phẩm
“xanh”, đồng thời sử dụng các bao bì, vật dụng bằng chất liệu thân thiện môi trường
thay vì chất liệu nylon, nhựa sử dụng một lần... Sự dịch chuyển sản xuất xanh đúng lúc
để bắt kịp nhu cầu thị trường chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với cộng đồng – xã hội, nhằm chung tay bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung.
3.3. Tính khả thi của tổ chức
Năng lực quản lý
Niềm đam mê của nhóm khi sáng lập ra ý tưởng kinh doanh về các mặt hàng may
mặc bền vững trước sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng trong bối cảnh ngành công
nghiệp may mặc thải ra một khối lượng rác khổng lồ. Thực tế, các nhà môi trường ước
tính, khoảng 1/2 triệu tấn vi sợi, tương đương với 3 triệu thùng dầu, đang bị đổ xuống
biển mỗi năm dưới hình thức quần áo cũ. Nhóm khởi nghiệp nhận thấy đây không những
là sản phẩm phụ của cây trồng, người nông dân không cần lo lắng về vấn đề tưới tiêu và
phân bón mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như xã hội.
Nguồn lực đầy đủ
Với các nguồn nguyên vật liệu là các sợi vải hữu cơ thì chi phí đầu vào thấp, máy
móc công nghệ với dây chuyền hiện đại phục vụ cho việc sản xuất dễ dàng và duy trì ổn
định. Với việc biến sợi vải lá dứa thành sản phẩm mang tính bền vững nhằm phục vụ
cho thị trường thời trang và may mặc. Các sản phẩm sẽ được chào hàng với những nhà
phân phối đồng thời là các doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ, đồng thời được kinh
doanh trực tiếp từ doanh nghiệp tại các cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh
việc quảng cáo để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế nhằm mở rộng doanh số, đưa
thương hiệu trở nên phổ biến hơn.
3.4. Tính khả thi tài chính
Hoạch định cơ cấu vốn: Là Công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng dệt sẵn được làm từ các sợi vải hữu cơ thân thiện với môi trường. Công ty hiện tại
gồm 3 cổ đông bao gồm:
1 cổ đông sáng lập (Nguyễn Thụy Như Khanh): với vốn điều lệ là 600,000,000 VND.

11
2 cổ đông đồng sáng lập (Nguyễn Trần Anh Khoa và Nguyễn Thị Minh Nguyệt): với
vốn điều lệ là 1,001,000,000 VND.
Số tiền vay thế chấp 16 tỷ là một căn nhà 4 tỷ trong 6 năm từ ngân hàng Vietcombank
- ngân hàng có lãi suất thấp, chỉ 7.7%/năm.
Tổng vốn đầu tư = 600,000,000 + 1,001,000,000 + 4,000,000,000 = 5,601,000,000
Ước tính hiệu suất tài chính: Công ty Dệt Gia tại thị trường Việt Nam, sẽ công bố
thành phẩm chính thức vào cuối năm 2021 với giá bán tương đối trung bình so với các
đối thủ cạnh tranh khác như IKEA, MUJI.
Thời gian hoàn vốn=Vốn đầu tư/Thu nhập ròng=5,601,000,000/5,466,072,000 ≈ 1
➔ Khoảng hơn 1 năm thì công ty sẽ hoàn vốn đầu tư ban đầu.
Thu nhập 1 tháng = Tổng doanh thu – tổng chi phí = 600,000,000 – (699,950,000 +
28,242,000 + 357,000,000) = 600,000,000 –1,085,192,000 = -485,192,000 VND
Thu nhập sau tháng tiếp theo = 1,200,000,000 – (330,200,000 + 28,242,000 +
97,650,000) = 1,200,000,000 - 456,092,000 = 743,908,000 VND
Thu nhập ròng 1 tháng = 743,908,000 – (743,908,000 * 20%) = 743,908,000 –
148,781,600 = 595,126,400 - 485,192,000 = 109,934,400 VND
Thu nhập ròng trong 1 năm =109,934,400+595,126,400*9=5,466,072,000 VND
Sức hấp dẫn tài chính tổng thể của doanh nghiệp khởi nghiệp dự kiến
Công ty dự đoán sẽ đặt mục tiêu bán hàng sẽ đạt được doanh thu ổn định qua các năm
là 1,149,181,200 VND và sau khoảng từ 4-5 năm đầu tiên DỆT sẽ chiếm 15-20% thị
phần trong thị trường tiêu thụ mặt hàng dệt sẵn được sản xuất từ các loại vải tự nhiên tại
Việt Nam. Có được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng, những người có lối sống
xanh, những doanh nghiệp có chung tầm nhìn về sản xuất và kinh doanh “xanh”, đồng
thời là các kênh phân phối chính như các trung tâm thương mại, khách sạn và nhà nghỉ.
Sau 2 năm hoạt động nếu lợi nhuận tăng lên cao sau khi hòa vốn ở mức dự kiến cao
ở các tháng thì công ty sẽ mở rộng quy mô cửa hàng về cả số lượng sản phẩm, khai thác
thêm các sản phẩm được làm từ các loại vải tự nhiên mới, tạo thành một chuỗi cửa hàng
bán lẻ. Từ đó phát triển thêm và chuyển thành thương hiệu nhượng quyền thời trang và
phụ kiện “Xanh” lớn trên thị trường quốc tế.

12
CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH
4.1. Phân khúc khách hàng

Segment 1: Đam mê các sản phẩm nghệ thuật may thủ công như: túi vải, ví, vật dụng
trang trí nhà cửa... thích trang hoàng cho nơi ở của bản thân.

Segment 2: Quan tâm đến sức khỏe của gia đình và bản thân, chuộng lối sống và tiêu
dùng xanh, có kiến thức và khả năng tìm kiếm thông tin tốt.

Vấn đề: tiếp xúc với các loại vải độc hại hằng ngày, vải cao cấp đắt tiền.

Nhu cầu: mong muốn được sinh hoạt với những sản phẩm bảo đảm an toàn sức khỏe
của bản thân và gia đình, bảo vệ môi trường.
4.2. Giá trị đề xuất
Giá trị đề xuất Diễn giải
DỆT cung cấp những sản phẩm làm từ vải hữu cơ an toàn thân thiện môi
Sản phẩm
trường, chất lượng cao hơn vải hóa học nhưng giá rẻ hơn vải lụa cao cấp.
Tạo ra các giá trị và bảo vệ, tránh ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí do việc xử lý do chất thải nông nghiệp gây nên. Nâng cao giá trị của
Môi trường
cây dứa, tre, chuối, người nông dân có thêm thu nhập từ tàn dư nông
nghiệp thay vì phải đốt bỏ.
Tạo sinh kế cho bà con nông dân và nhân lực sẵn có tại địa phương. Đáp
Xã hội
ứng nhu cầu về sợi và sợi thiên nhiên cho ngành thời trang và may mặc
4.3. Kênh phân phối và kênh truyền thông
4.3.1. Kênh phân phối
Kênh phân phối trực tiếp (Kênh 0 cấp): website https://detthecompanyvn/,
Fanpage tại địa chỉ https://www.facebook.com/det.vn, cửa hàng chính tại quận 1, Hồ
Chí Minh. Kênh gián tiếp: Kênh thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada).
4.3.2. Kênh truyền thông
▪ Social media: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok
▪ Google: Quảng cáo qua các từ khóa Google Adwords
▪ Quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng: POSM, Standee, Poster, ...
▪ Ads banner, bài viết về sản phẩm, chất liệu tạo nên sản phẩm DỆT, tâm huyết
của người sáng lập và sứ mệnh của công ty tại website chính
https://detthecompany.vn/.

13
4.4. Mối quan hệ khách hàng
Xây dựng mạng lưới và mối quan hệ: Đây là một cách hiệu quả và tốt để phá vỡ
các rào cản với những người mới kinh doanh như DỆT. Và nó có thể tăng cường mối
quan hệ chuyên nghiệp hiện có với các đồng nghiệp và đối tác.
Phát triển và duy trì khách hàng: Lòng biết ơn đã được liên kết với lòng tự trọng
cao hơn và ý thức trung thành gia tăng, cả hai đều giúp biến khách hàng mới thành khách
hàng lặp lại.
Thúc đẩy nhân viên: Lòng biết ơn có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ của các
nhà quản lý thương hiệu với các nhân viên trực tiếp. Nhân viên tin tưởng hơn, hài lòng
hơn, thực hiện tốt hơn và trải nghiệm thêm sự trung thành của tổ chức khi họ được đánh
giá cao.

Khách hàng luôn là yếu tố phải được quan tâm đặc biệt trong suốt hoạt động của công
ty. Đối với công ty start up như Dệt Gia thì khách hàng chính là động lực, nền tảng tăng
trưởng để công ty phát triển. Bao gồm các công việc: Tạo dựng mối quan hệ từ chiến
dịch Marketing; Tạo dựng mối quan hệ từ mảng bán hàng; Cung cấp sản phẩm chất
lượng; Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ; Cá nhân hóa mối quan hệ đến từng khách
hàng; Quản trị mối quan hệ với khách hàng
4.5. Dòng doanh thu
Doanh thu từ sản phẩm làm ra
Doanh thu từ dịch chuối (là nguồn cung phân bón cho nông dân).
4.6. Hoạt động chính
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may thủ công từ sợi thiên nhiên, nghiên cứu,
thiết kế, gia công phát triển sản phẩm dệt sẵn. Các hoạt động chính là các công tác thuê
người nông dân, từ khâu thu hoạch nguyên liệu thô, đến tước sợi, dệt sợi thành vải, và
cả may để hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng tôi sẽ cung cấp các thiết bị máy móc
cần thiết cho nông dân để quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh được diễn ra nhanh
chóng và có năng suất tốt.
Các hoạt động chính đều dựa trên năng lực làm việc của con người và cả máy móc,
DỆT quy hoạch để chỉ tập chung vào những hoạt động tạo ra giá trị thay vì lan man vào
cả những công việc không liên quan. Điều này sẽ đánh giá về hiệu suất cũng như năng
lực hoạt động của tổ chức.
4.7. Nguồn lực chính
Là nền tảng giúp doanh nghiệp đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện, nó
được phân loại với bốn yếu tố chính:

14
(i) Tài chính: nguồn tài chính ổn định, góp vốn từ 3 cổ đông lớn.
(ii) Con người: Những lãnh đạo và nhân viên tài năng và đầy nhiệt huyết, có sự
nghiên cứu sâu về sợi làm từ thiên nhiên, Có đội ngũ chuyên marketing.
(iii) Tri thức: kiến thức về các lĩnh vực tài chính, marketing, thiết kế của nhân sự
công ty.
(iv) Cơ sở vật chất: máy móc, thiết bị, văn phòng, cửa hàng.
4.8. Đối tác chính
4.8.1. Nông dân
Nguồn lực từ nông dân: Nông dân những người đang có khoảng thời gian nhàn rỗi,
ngoài mùa vụ ở các tỉnh lấy nguyên liệu thô như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp...
Hoạt động chính: thực hiện từ khâu đầu tiên là thu hoạch nguyên liệu thô, đến chẻ
sợi, dệt sợi. Ngoài ra, với những sản phẩm cần nguồn nhân lực để may số lượng sản
phẩm lớn, mẫu mã và thiết kế sẽ theo yêu cầu của DỆT đưa ra.
4.8.2. Nhà cung ứng
Nguồn nhập nguyên liệu thô: Các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn trong khu
vực là Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng,… Các loại cây ăn trái có diện
tích lớn bao gồm chuối, xoài, cam, nhãn, khóm.... Trước mắt DỆT kiếm được 3 hợp tác
xã sẽ là đối tác cung cấp các nguyên liệu thô có công ty lâu dài: HTX Dịch vụ nông
nghiệp Tân Phước, ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang; HTX
Yên Bình An, Long Mỹ, Hậu Giang; HTX nông nghiệp sen Quê Bác, Nghệ An.

Máy móc, thiết bị: DỆT sẽ nhập từ công ty TNHH ABACA Việt Nam bao gồm các
máy móc: máy tách sợi, máy làm tơi sợi, máy ép thủy lực, máy thêu vi tính, máy may
công nghiệp...
4.9. Cấu trúc chi phí
Chi phí sản xuất: mặt bằng, máy móc, nguyên vật liệu....; chi phí Marketing và bán
hàng; chi phí nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm mới, các nguồn nguyên liệu
xanh mới; chi phí quản lý và điều hành; chi phí vận chuyển, đóng gói; chi phí nhân công;
trả tiền cho mỗi sản phẩm (trả cho mỗi lượt xem); phí dịch vụ; tỷ lệ cố định; đăng ký;
cổ tức; phí môi giới.
Mô hình canvas rút gọn (Phụ lục trang d )

15
CHƯƠNG 5.
PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
5.1. Phân tích ngành
5.1.1. Tình hình thị trường hàng dệt sẵn
Tốc độ tăng trưởng
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt (2021), việc sản xuất hàng dệt may của các
doanh nghiệp đã được phục hồi sau đại dịch, giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019 trong đó hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD,
tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% (Trang, 2021).
Tình hình thu hút vốn đầu tư
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2019, 2020 nước ta chưa có khoản đầu tư
lớn nào từ nước ngoài vào ngành dệt may. Điều này đã tác động rất lớn đến tốc độ phát
triển vốn đang mạnh của ngành dệt may giai đoạn các năm trước đó (2015-2019). Đặc
biệt: trong dòng vốn FDI vào dệt may trong năm qua có sự vượt trội của lượng vốn vào
các dự án nguyên liệu: 90 dự án vào mảng dệt, tổng vốn 1,245 tỷ USD, 24 dự án lĩnh
vực nhuộm, vốn đăng ký 673.3 triệu USD, 109 dự án may với 587.2 triệu USD, 45 dự
án sợi với 640.4 triệu USD, 3 dự án sản xuất xơ với vốn đăng ký 1.3 triệu USD.

Kể từ năm 2015, vốn FDI vào ngành dệt may đã tăng lên đáng kể do các doanh nghiệp
nước ngoài đã tận dụng được các cơ hội mà các Hiệp định CPTPP và EVFTA mang lại
(Hương, 2020). Các doanh nghiệp dệt may trong nước đánh giá, vốn FDI chuyển dịch
mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua đã giúp gia tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Việt
Nam, thoát khỏi cảnh làm gia công theo đơn đặt hàng. Mặc dù hiện nay tỷ trọng doanh
nghiệp trong nước trong ngành dệt may làm thuần gia công đã giảm mạnh, chuyển dần
sang hình thức FOB hoặc OEM. Trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may ở cần
tăng cường nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI (Tập, 2020).
▪ Khoảng 60% doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang sản xuất theo hình thức
CMT, tức là gia công cắt may và đóng gói đơn giản
▪ Chỉ có khoảng 30% là làm theo hình thức FOB
▪ 5% là OBM có thể tự thiết kế, tự chủ
5.1.2. Cơ cấu ngành
Theo dữ liệu từ việc khảo sát khoảng 300 doanh nghiệp dệt may trên khắp cả nước,
cho rằng các doanh nghiệp khảo sát được chia thành bốn nhóm ngành, trong đó doanh
nghiệp sợi chiếm 29%, doanh nghiệp dệt chiếm 16%, doanh nghiệp nhuộm chiếm 18%
và doanh nghiệp may chiếm 37%. Về cơ cấu theo loại hình sở hữu, có 58% số doanh

16
nghiệp ngoài quốc doanh trong nước, 18% số doanh nghiệp có vốn nhà nước và 24% số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FPTS, 2020).
Xu hướng ngành
Theo Brand Vietnam (2021), bền vững là yếu tố quan trọng khi NTD quyết định mua
sắm, tăng từ 65% vào tháng 10/2020 lên 69% tháng 5/2021. Nielsen (2017), 86% người
tiêu dùng Việt sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm, dịch vụ từ các công ty
có ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông
qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” của Hiệp hội Dệt May Việt Nam
phối hợp, triển khai từ năm 2018 tới 2022, chuyển đổi ngành dệt may tại Việt Nam qua
chính sách quản lý ngành và môi trường, mang lại lợi ích XH - KT và bảo tồn cho Việt
Nam và khu vực sông Mê Kông, nơi tập trung gần 50% nhà máy may mặc của cả nước.

Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối
sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi. Chẳng hạn như, trong ngành thời trang,
các thương hiệu toàn cầu như Nike, Adidas, Zara, H&M, Levi’s... đã đồng loạt có những
hành động hướng đến sản xuất bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến
môi trường và khí hậu. Nhiều doanh nghiệp toàn cầu hướng đến sử dụng 100% năng
lượng tái tạo cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình (Phong, 2021).
Triển vọng dài hạn
Với các FTA giữa Việt Nam và các quốc gia khác, mang lại nhiều sự thuận tiện cho
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Hiện tại, nhà nước
có các chính sách hỗ trợ vốn cho việc đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ môi trường điển hình như hỗ trợ vốn trực tiếp hoặc miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, giúp tạo nguồn lực đầu tư công nghệ hiện đại; đẩy mạnh hỗ trợ các nghiên cứu,
ứng dụng về đổi mới công nghệ, sản phẩm kỹ thuật mới trong ngành dệt may.
5.2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh
Sức mạnh nhà cung cấp: Số lượng nhà cung ứng các nguyên liệu ở Việt Nam là rất
nhiều, tuy nhiên rất khó để tìm được nhà cung cấp hết tất cả nguyên liệu DỆT cần để ổn
định nguồn cung, đảm bảo tiến độ và chất lượng cho sản phẩm.
Nguy cơ sản phẩm thay thế: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thay
thế như các loại sợi dệt như sợi Polyester, Polyester Drawn Textured Yarn, Polyamide,...
Điều khó khăn là chi phí sử dụng loại sợi nhân tạo này rẻ hơn sợi tự nhiên, việc họ sẵn
sàng chuyển đổi sản phẩm có mức giá thấp hơn rất dễ xảy ra với người tiêu dùng.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang có trong ngành sản xuất hàng dệt sẵn:
Trước hết, trang thiết bị của ngành sản xuất hàng dệt sẵn đã được đổi mới và hiện đại
hoá đến 90%. Công ty Dệt Gia là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu

17
tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến
doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho
một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, DỆT sẽ gặp khó khăn trong
việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường.
Sức mạnh khách hàng: Thông tin về sản phẩm từ sợi dệt tự nhiên còn khá mới mẻ,
nên khách hàng Việt Nam thật sự chưa nắm bắt và hiểu biết được sự khác biệt của sản
phẩm sợi dệt nhân tạo (hóa học) và sản phẩm sợi dệt tự nhiên. Vì thế họ có xu hướng
chọn những sản phẩm rẻ hơn và nhạy cảm về giá, việc này sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất
cao đối với DỆT. Ngoài ra, họ hoàn toàn có thể chọn lựa sản phẩm dệt sẵn từ sợi hóa
học tổng hợp với mức giá rẻ hơn so với nguyên liệu vải từ sợi tự nhiên. Họ không bị
ràng buộc bởi sản phẩm mà
Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng: Các công ty có chỗ đứng trong
ngành sản xuất hàng dệt sẵn bền vững như Muji... đều có các mặc hàng may mặc nhưng
giá thành rất cao. Lợi nhuận sản phẩm của DỆT cao thì càng thu hút sự gia nhập thị
trường của các đối thủ tiềm ẩn, DỆT sẽ gặp nguy cơ xâm nhập mạnh hơn từ các đối thủ
tiềm ẩn khi họ có công nghệ mới, hiện đại và tài chính mạnh mẽ. Khi họ có nguồn lực
ủng hộ, đầu tư càng lớn thì khả năng vượt qua các rào cản gia nhập thị trường của họ
càng lớn. Dẫn đến việc áp lực cạnh tranh trong ngành rất cao.
Bảng 5-1 Đánh giá 5 tác lực cạnh tranh
Đe dọa lợi nhuận của ngành
Tác lực cạnh tranh
Thấp Trung bình Cao
Đe dọa của sản phẩm thay thế x
Thế lực cạnh tranh mới x
Đối thủ cạnh tranh trong ngành x
Quyền lực nhà cung cấp x
Quyền lực người mua x
5.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
5.3.1. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Bảng 5-2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Thương hiệu Sản phẩm họ cung cấp Diễn giải
Everon Chăn ga gối đệm chất liệu sợi tre
Bamboo Life Bamboo Họ là những doanh nghiệp cung cấp cùng
Con cưng Các mặt hàng sợi tre dành cho trẻ em 1 sản phẩm, giải quyết cùng một nhu cầu
Khăn choàng và sử dụng chất liệu giống như DỆT.
Khăn choàng sợi sen.
phạm gia
Muji được xem là đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất của DỆT tại thị trường Việt
Chăn drap gối nệm, thảm chống
Muji Nam. Vì họ đi theo hướng kinh doanh là
trượt, túi vải, khăn sợi tre,...
bao phủ các mặt hàng gia dụng cho gia
đình với các nguyên liệu từ thiên nhiên.

18
5.3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Những đối thủ cạnh tranh này cung cấp các sản phẩm thay thế gần gũi với sản phẩm
công ty. Các sản phẩm này cũng nhắm đến cùng một nhu cầu cơ bản đang được đáp ứng
bởi sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bao gồm các thương hiệu: Jamlos, Linlincanvas,
HERANDHIM, các thương hiệu dệt sẵn trên TMDT,... Sản phẩm họ cung cấp là các
loại túi vải, ví, thêu nghệ thuật. Họ là những doanh nghiệp cung cấp cùng 1 sản phẩm,
giải quyết cùng một nhu cầu nhưng lại khác chất liệu như những sản phẩm của DỆT,
các sản phẩm của họ làm từ sợi hóa học tổng hợp.
5.3.3. Đối thủ cạnh tranh trong tương lai
Đây là những công ty chưa trực tiếp hoặc gián tiếp đối thủ cạnh tranh nhưng có thể
chuyển sang một trong những vai trò này bất cứ lúc nào. Hiện này có Ecosoi là công ty
nghiên cứu sản xuất và phát triển sợi Eco, sản phẩm mà họ cung cấp là sợi dứa. Hiện
nay các thương hiệu này chỉ cung cấp các loại sợi như một loại nguyên vật liệu thô cho
các doanh nghiệp thời trang khác để làm ra sản phẩm cuối. Tuy nhiên, trong tương lai
nếu họ mở rộng quy mô kinh doanh thì họ rất có thể sẽ cung cấp ra thị trường các sản
phẩm cuối cùng như chăn, drap, gối nệm, túi xách,... như là những mặt hàng mà DỆT
đang cung cấp cho thị trường.
5.4. So sánh DỆT với đối thủ cạnh tranh trực tiếp
5.4.1. Cạnh tranh trực tiếp về thương hiệu
Bảng 5-3 Bảng so sánh DỆT với thương hiệu Muji
Công ty Dệt Gia với thương hiệu Tập đoàn Ryohin Keikaku với thương
DỆT hiệu MUJI
Hình thức
Thương hiệu DỆT và MUJI đều có cùng hình thức và ý tưởng kinh doanh là bán các
và ý tưởng
mặt hàng dệt sẵn, đồ gia dụng nội thất có chất liệu thân thiện với môi trường.
kinh doanh
Sản phẩm của DỆT tương đối khác biệt so với Muji ở chỗ là tất cả các sản phẩm đều
lầm từ các loại sợi tự nhiên: lá dứa, thân chuối, tre và cây sen, điều này là một điểm
Sản phẩm
bật của công ty về việc tận dụng tàn dư của nông sản để sản xuất sản phẩm. Về thiết
kế sản phẩm và bao bì thì MUJI và DỆT đều theo phong cách tối giản.
Với việc định giá dựa trên chi phí, kèm
Giá thành của Muji tuy thấp hơn so các
theo việc chi phí nguồn nguyên liệu của
thương hiệu quốc tế thế nhưng so với mức
Giá DỆT tương đối rẻ, giá thành sản phẩm
thu nhập bình quân của người dân Việt
của DỆT tương đối trung bình và thấp
Nam thì giá của họ vẫn còn rất cao.
hơn MUJI.
Hiện kênh phân phối của DỆT vẫn còn Hệ thống của MUJI chiếm ưu thế rất nhiều
Phân phối rất hạn chế với một cửa hàng và phân so với DỆT, với 2 chi nhánh cửa hàng tại
phối trên các sàn thương mại điện tử. Việt Nam.và có cửa hàng online hiện đại.
Thương hiệu DỆT sẽ quảng cáo và Với tính độc đáo trong sự tinh gọn sản
truyền thông thương hiệu hầu hết trên phẩm là thành công của Muji trong truyền
Truyền các nền tảng mạng xã hội với thông thông là nhờ vào marketing truyền miệng.
thông điệp sản phẩm để phục vụ và bảo vệ Muji sử dụng nền tảng kỹ thuật số để thể
môi trường như sứ mệnh và giá trị của hiện niềm tin và chiếc lược “Không thương
công ty đã đề ra. hiệu, sản phẩm chất lượng”.

19
5.4.2. Cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm
Đối với các đối thủ như Everon, Bamboo life, Con Cưng, Khăn choàng Phạm Gia.
Với chất lượng sản phẩm cao và giá thành trung bình, điều này tương đồng với DỆT.
Thế nhưng với sứ mệnh và giá trị cốt lõi là kinh doanh các sản phẩm phục vụ môi trường
của DỆT đã tạo ra sự khác biệt trong tâm trí của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm bền
vững và thân thiện với môi trường.
5.5. SWOT
Bảng 5-4 SWOT của DỆT
Strengths (Điểm mạnh): Weaknesses (Điểm yếu):
Có sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi rõ ràng, lấy việc DỆT là thương hiệu mới, mới gia nhập thị
bảo vệ môi trường làm kim chỉ nam, sẽ không bị lệch trường nên độ nhận diện thương hiệu còn
hướng cũng như nhầm lẫn với thương hiệu khác. Tiên khá thấp, chưa chiếm nhiều thị phần. Quy
phong trong lĩnh vực tạo ra các sản phẩm dệt sẵn từ mô sản xuất nhỏ lẻ, thủ công và chưa hoàn
sợi tự nhiên về nhà ở và thời trang, đảm bảo bảo vệ thiện, đồng thời, nguồn lực không vững
môi trường và được nhà nước hỗ trợ về nhiều khía mạnh.
cạnh. Những sản phẩm của DỆT đa dạng về lĩnh vực
nhà cửa (bao gồm cả trang trí) và thời trang; phụ kiện.
Về kỹ năng và kinh nghiệm, các nhà đồng sáng lập đều
có kinh nghiệm trong việc kinh doanh về hàng dệt sẵn
handmade trước đây và quan trọng hết là về kiến thức
được trau dồi qua 3-4 tại đại học Tài chính –
Marketing. Có niềm đam mê và nhiệt huyết, với lòng
mong muốn mang đến cho thị trường những sản phẩm
thân thiện với môi trường và an toàn sức khỏe. Với
lòng tham vọng bao phủ thị trường bằng danh mục đa
dạng các sản phẩm hàng dệt sẵn từ sợi thiên nhiên.
Opportunities (Cơ hội): Threats (Thách thức): Dịch bệnh tác động
Nền kinh tế vĩ mô nước nhà ổn định và đang có xu đến tâm lý người dân, khiến họ có xu hướng
hướng tăng trưởng. quan tâm sức khỏe, tiết kiệm, hạn chế chi
Thu nhập người dân cao hơn nên chi tiêu nhiều hơn và tiêu, trở nên nhạy cảm về giá hơn nên họ có
đòi hỏi nhiều hơn. thể chưa sẵn sàng chi cho những sản phẩm
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ mang lại nhiều xanh.
cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Về cạnh tranh, chi phí cho các giải pháp
Các thương hiệu nội địa ngày càng có chỗ đứng trong chống ô nhiễm môi trường cao, làm ảnh
tâm trí của người tiêu dùng Việt. hướng đến chi phí sản xuất sản phẩm và giá
Người dân Việt Nam ngày càng có xu hướng quan tâm thành của sản phẩm.
đến hàng hóa có tính thân thiện với môi trường và an Người Việt Nam đã quen với việc sử dụng
toàn sức khỏe. vải tổng hợp hóa học, vì vậy quá trình thay
Trong đại dịch Covid-19, yếu tố an toàn sức khỏe cho đổi thói quen này để họ chuyển qua sử dụng
cá nhân và gia đình ngày càng được chú trọng. Vấn đề vải từ sợi thiên nhiên là vô cùng mất thời
ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động. gian và khó khăn.
Điều này làm người dân càng quan tâm hơn đến các Người tiêu dùng Việt chưa phổ cập các kiến
mặt hàng tiêu dùng xanh. thức về sản phẩm hữu cơ, thông tin chủ yếu
đến từ các hoạt động truyền thông về môi
trường nhưng chưa sâu sắc và rõ ràng.

20
CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG THỨC GỌI VỐN
6.1. Mục tiêu kế hoạch
Doanh số: trung bình đạt 1 triệu USD/năm (sau 4-5 năm sản phẩm có mặt trên thị
trường quốc tế). Thời gian hoàn vốn của Công ty Dệt Gia là 2 năm sau khi bắt đầu các
hoạt động kinh doanh. Sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp sẽ bước qua giai đoạn
“Gọi vốn, tài trợ mở rộng quy mô”.
6.2. Nhu cầu huy động vốn
DỆT vẫn còn là một thương hiệu non trẻ, vì thế cần số vốn để đẩy mạnh các chương
trình truyền thông nhằm thu hút khách hàng. Với dự tính mở rộng quy mô sản xuất và
số chi nhánh bán hàng sản phẩm dệt sẵn từ các loại vải tự nhiên, đồng thời công ty cũng
phát triển việc nghiên cứu thêm các dòng nguyên vật liệu mới trong quá trình sản xuất
các mặt hàng may mặc. Thời điểm đó, chúng tôi có một khoản lợi nhuận nhất định sau
hai năm hoàn toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu. Công ty sẵn sàng cho kế hoạch lớn hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định huy động vốn vào năm hoạt động thứ 4.
10 tỷ đồng cho 45% cổ phần. (Định giá công ty hơn 5 triệu USD), với mục đích: (i)
Tận dụng các thế mạnh sẵn có của nhà đầu tư để phân phối rộng rãi sản phẩm, (ii) Nâng
cấp xưởng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị tăng năng suất sản xuất, (iii) Đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, marketing, hoạt động Sales.
6.3. Phương thức gọi vốn
Chúng tôi dự định tương lai gần sẽ tham gia chương trình “Shark Tank – Thương vụ
bạc tỷ” vào đầu năm 4 để kêu gọi vốn đầu tư. Với việc chương trình này sở hữu lượng
khán giả lớn sau các mùa thành công trước đó thế nên công ty chọn việc kêu gọi vốn
trên Shark Tank vì đây là một chương trình thực tế và có chuyên môn cao, bên cạnh đó
thương hiệu DỆT vừa còn có thể PR cho chính thương hiệu của mình đến một lượng lớn
khán thính giả của chương trình. Vì sản phẩm của DỆT ra đời với giá trị cốt lõi là bảo
vệ môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do việc sử dụng các sản phẩm
có chất liệu hóa học và tối đa hóa lượng tàn dư của ngành nông sản. Không chỉ thế tầm
nhìn của công ty là hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt những người có ý thức trong
vấn đề duy trì và bảo tồn môi trường tự nhiên. Chúng tôi có thể tận dụng thế mạnh của
các Shark để hỗ trợ vấn đề Marketing sản phẩm dệt sản được chế tạo từ các loại vải hữu
cơ đến khách hàng, chinh phục thị trường trong và ngoài nước trong tương lai. Đồng
thời kêu gọi hỗ trợ chuyển đổi số, hệ thống quản lý thông tin khách hàng (CRM) từ đó
có thể nắm bắt được xu hướng của thị trường mà mong muốn khách hàng để công ty
phát triển lâu dài và bền vững.

21
CHƯƠNG 7.
XÚC TIẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
7.1. Xác lập nhóm khởi nghiệp
Từ năm nhất đại học, cả ba thành viên đều hòa hợp về mặt cá nhân và tin tưởng lẫn
nhau, giao tiếp với nhau hiệu quả hơn những người mới. Vì các thành viên trong nhóm
đều có các cách suy nghĩ khác nhau và ít đồng nhất bởi chúng tôi đều đa dạng về khả
năng, kinh nghiệm, cách nhìn nhận sự việc, quan điểm, các chiến lược. Điều này tạo ra
nhiều cuộc tranh luận mang tính đóng góp để hạn chế rủi ro trong việc đưa ra các quyết
định kinh doanh. Với người đứng đầu - Nhà sáng lập tương đương với giám đốc điều
hành của công ty là Nguyễn Thụy Như Khanh, Nhóm được thiết lập theo cơ cấu chính
thức và Khanh là người đưa ra quyết định sau khi đã xem xét các kế hoạch đánh giá.
Bên cạnh đó, cả ba thành viên trong ban cấp cao của Công ty Dệt Gia đều có khả năng
marketing tốt, đồng thời mỗi thành viên đều có các kỹ năng riêng biệt, trình độ học vấn
và hiểu biết về ngành dệt may đặc biệt là niềm đam mê về các dòng sản phẩm dệt sẵn
“bền vững”. Nhà sáng lập cùng với 2 đồng sáng lập sẽ dựa trên mạng lưới quan hệ của
từng cá nhân để từ đó xác định các ứng cử viên cho các vị trí chủ chốt trong công ty.
7.2. Tư vấn khởi nghiệp
Nhóm khởi nghiệp hiện đang cần tư vấn về vấn đề thiếu thông tin về cạnh tranh trong
thị trường dệt sẵn bền vững, đồng thời nhóm còn vướng phải vấn đề về sự chậm trễ
thường xuyên trong việc cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa do sựu phân bổ các nguồn
cung chưa được đồng nhất và vấn đề về tài chính, bảo hiểm.
7.3. Vấn đề pháp lý và tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Bảng 7-1 Các pháp luật và quyền sở hữu trí tuệ
Bộ phận Các hình thức sở hữu trí tuệ Các phương pháp bảo vệ
Tên thương hiệu: DỆT
Slogan: “DỆT cùng bạn chăm sóc gia đình và
môi trường” - Quyền đăng ký nhãn hiệu
Marketing Biểu trưng, quảng cáo, tài liệu quảng cáo, tờ rơi, - Quyền đăng ký bản quyền
bản sao quảng cáo đang được phát triển, danh - Quyền sở hữu trí tuệ
sách khách hàng, danh sách khách hàng tiềm
năng
Tài liệu tuyển dụng, sổ tay nhân viên, biểu mẫu
- Quyền đăng ký bản quyền

Quản lý - Quyền bảo vệ bó mật thương mại
danh sách kiểm tra tuyển dụng ứng viên, tài liệu
trong sở hữu trí tuệ
đào tạo bằng văn bản và bản tin doanh nghiệp
Các biểu mẫu hợp đồng, trang trình bày
PowerPoint mô tả hoạt động tài chính, các - Quyền đăng ký bản quyền
Tài chính phương pháp luận bằng văn bản giải thích cách - Quyền bảo vệ bó mật thương mại
doanh nghiệp xử lý tài chính của mình và hồ sơ trong sở hữu trí tuệ.
trả lương của nhân viên

22
Bộ phận Các hình thức sở hữu trí tuệ Các phương pháp bảo vệ
Thiết kế trang web, tên miền Internet, đào tạo - Quyền đăng ký bản quyền
Hệ thống
hướng dẫn sử dụng cho thiết bị và phần mềm - Quyền bảo vệ bó mật thương mại
quản lý
máy tính, mã máy tính gốc, danh sách e-mail, sổ trong sở hữu trí tuệ.
thông tin
đăng ký tên - Quyền sở hữu tên miền Internet
Các phát minh và quy trình kinh doanh mới và
- Quyền bảo vệ bó mật thương mại
Nghiên hữu ích, các cải tiến đối với các phát minh và
trong sở hữu trí tuệ.
cứu và quy trình hiện có cũng như tài liệu ghi chú trong
- Quyền bảo hộ sáng chế, phát
phát triển phòng thí nghiệm ngày khám phá phát minh và
minh.
biểu đồ cho các dự án

7.4. Thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp


Bước 1: Lập dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, Bước 2: Nộp hồ sơ, Bước 3:
Đăng ký doanh nghiệp, Bước 4: Nhận kết quả, Bước 5: Khắc dấu, Bước 6: Mở tài
khoản NH, Bước 7: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế, nộp thuế, Bước 8: Kê khai và
nộp lệ phí môn bài, Bước 9: Thực hiện khai thuế ban đầu, Bước 10: Báo cáo thuế.
7.5. Thẻ điểm cân bằng
Bảng 7-2 Thẻ điểm cân bằng về chủ đề chiến lược
Khía
Mục tiêu Đo lường Mục tiêu cụ thể Sáng kiến
cạnh
Tăng % doanh
- >10% doanh thu trong 6 tháng
thu từ cửa hàng % doanh thu từ
đầu Marketing trên các trang mạng
bán trực tuyến, cửa hàng trong
- >18% doanh thu trong 1 năm xã hội.
trên các sàn 3 tháng đầu
- >50% doanh thu trong 3 năm
TMDT
Số ngày trung Hơn 386 ngày năm 1
Đánh giá các hoạt động
bình để hòa vốn Hơn 149 ngày năm 3
20% số khách hàng (trong số Quảng cáo, viết các bài viét
Tài
1,000 khách hàng tiếp cận) chuyển PR cho sản phẩm trên các
chính
Tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho mỗi lần tương trang mạng xã hội. Thực hiện
Tăng hiệu quả
đổi khách hàng tác với quảng cáo tại năm 1. 71% Viral trên các nền tảng phổ
bán hàng, hòa
số khách hàng chuyển đổi trung biến như Youtube, Instagram,
vốn sớm nhất
bình cho mỗi lần tương tác. TikTok.
-Hơn 600,000,000 VND trong
Doanh thu của năm thứ 1 Thí điểm thanh toán tự phục
cửa hàng -Hơn 1,200,000,000 VND trong vụ
năm thứ 3
-Hơn 330 khách hàng mua sản
phẩm trong 6 tháng đầu
Số khách hàng
-Hơn 690 khách hàng mua sản Chiến dịch marketing/ PR địa
trung bình hàng
phẩm trong năm 1 điểm
ngày
-Hơn 1,800 khách hàng mua sản
Duy trì và gia phẩm trong năm 3
tăng số lượng -Hơn 100 khách hàng trong 6
Khách
khách hàng, đạt tháng đầu
hàng Chương trình khách hàng thân
được vị trí mới Số khách hàng -Hơn 300 khách hàng mua sản
thiết, gia tăng lòng trung thành
trên thị trường mua lập lại phẩm trong năm 1
khách hàng.
-Hơn 900 khách hàng mua sản
phẩm trong năm 3
Số tiền khách
-Hơn 350,000 VND cho mỗi đơn
hàng mua bình - Chương trình phiếu giảm giá
hàng năm 1
quân mỗi lần

23
-Hơn 990,000 VND cho mỗi đơn - Chương trình khuyến mãi tại
hàng năm 3 cửa hàng và trên các sàn
thương mại điện tử
Số ngày trễ giữa
Bản đồ GIS
Lựa chọn vị trí lựa chọn thị <80 ngày trong năm 1
Triển khai và phổ biến sản
dựa trên sự thật trường và cửa <65 ngày trong năm 3
phẩm trên toàn quốc
hàng
Quy Thời hạn, địa
<365 trong năm 1 Chuẩn hóa quy trình thiết kế/
trình điểm đến khi
<290 trong năm 3 xây dựng
Hợp lý hóa quy khai trương
trình phát triển Phần trăm cửa
>93% trong năm 1
hàng mở cửa Quản lý dự án dựa trên web
>95% trong năm 2
theo lịch trình
nhân viên đủ Đào tạo hệ thống nội bộ
Học Sử dụng hệ thống >90% trong năm 1
điều kiện đào Tổ chức các buổi sinh hoạt với
hỏi và KD thông minh >99% trong năm 2
tạo các nhân viên
phát
Quản lý tri thức Biểu mẫu được <200 trong năm 1 Hệ thống thần kinh kỹ thuật số
triển
tích hợp sử dụng <100 năm 2 của doanh nghiệp

7.6. Marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp


7.6.1. Các đặc điểm của Marketing cho nhóm khởi nghiệp thương hiệu DỆT
Sự đổi mới trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh để tạo ra sản phẩm. Tận dụng
cơ hội là nguồn nguyên vật liệu bền vững, đồng thời xu hướng tiêu dùng xanh đang phổ
biến và có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng dệt sẵn.
7.6.2. Các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Chương trình lòng trung thành thương hiệu
Thấu hiểu tâm lý khách hàng luôn cần được khen thưởng, khi họ đạt được điều gì đó,
khách hàng gần như ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm thành tích tiếp theo. Các chương
trình khách hàng thân thiết theo từng cấp khiến khách hàng tiêu dùng hướng tới một
mục tiêu và việc đó mang lại cảm giác thành tựu và trạng thái khi đạt đến cấp cao hơn -
chi tiêu nhiều hơn trong suốt quá trình. Các chương trình khách hàng thân thiết theo
từng cấp loại bỏ những thách thức khỏi việc duy trì các chương trình dựa trên điểm,
chẳng hạn như điểm hết hạn hoặc cần được theo dõi tỉ mỉ. Các cấp khác nhau cũng cho
phép DỆT phân khúc khách hàng tốt hơn, mang lại trải nghiệm thú vị và được cá nhân
hóa hơn cho từng nhóm.
Sự biết ơn
Sự biết ơn mang đến cho DỆT một lợi thế cạnh tranh: Xây dựng mạng lưới và mối
quan hệ: Đây là một cách hiệu quả và tốt để phá vỡ các rào cản với những người mới
kinh doanh như DỆT. Tăng cường mối quan hệ chuyên nghiệp hiện có với các đồng
nghiệp và đối tác. Phát triển và duy trì khách hàng: Lòng biết ơn đã được liên kết với
lòng tự trọng cao hơn và ý thức trung thành gia tăng, cả hai đều giúp biến khách hàng
mới thành khách hàng lặp lại. Thúc đẩy nhân viên: Lòng biết ơn có ảnh hưởng tích cực

24
đến mối quan hệ của các nhà quản lý thương hiệu DỆT với các nhân viên trực tiếp của
họ. Nhân viên cảm thấy tin tưởng hơn, hài lòng hơn, thực hiện tốt hơn và trải nghiệm
thêm sự trung thành của tổ chức khi họ được đánh giá cao.
7.6.3. Ý nghĩa thương hiệu
Thương hiệu DỆT là một lời hứa nhằm cung cấp các sản phẩm dệt sẵn bền vững cho
thị trường đồng thời cam kết với xã hội rằng là một thương hiệu luôn luôn ủng hộ xu
hướng tiêu dùng xanh, hơn thế nữa DỆT còn là minh chứng đảm bảo cho Công ty Dệt
Gia về hoạt động nâng cao trách nhiệm với vấn đề môi trường. Với cái tên DỆT, công
ty muốn truyền tải đến mọi người rằng với bàn tay của những người thợ, nông dân và
các nhân viên, thành viên của Công ty Dệt Gia sẽ tạo ra các mặt hàng dệt sẵn chất lượng
cao, an toàn với cộng đồng và thân thiện với môi trường. Với tâm huyết và niềm đam
mê của Nguyễn Thụy Như Khanh và 2 đồng nghiệp thì thương hiệu DỆT sẽ là đứa con
tinh thần chứng minh được sự uy tín và thành công trong công cuộc nghiên cứu, phát
triển các sản phẩm được sản xuất từ các sợi vải có nguồn gốc từ phần dư của nông sản.
7.6.4. Tài sản thương hiệu
Brand awareness: DỆT xây dựng được sự nhận biết trong tâm trí của người tiêu
dùng là thương hiệu chuyên sử dụng sợi thiên nhiên để tạo nên các sản phẩm tiếp xúc
với con người hàng ngày. Perceived quality: Ngoài chất lượng tốt và giá ổn định, DỆT
còn có sự thân thiện đối với làn da; sức khỏe của khách hàng, môi trường và bao bì đẹp
ấn tượng. Brand association: Khi nhắc đến DỆT, khách hàng thường nghĩ đến thiên
nhiên, các loại sợi tự nhiên, thân thiện với môi trường. Brand loyalty: Doanh nghiệp
trong tương lai sẽ có khoảng 163,088 khách hàng trung thành chiếm khoảng 10% trong
tổng 1,520,963 khách hàng tiềm năng. Chất liệu, chất lượng của sản phẩm là yếu tố
khiến nhóm khách hàng này lựa chọn ở lại với thương hiệu. Luôn hiểu rõ vai trò của
mình trên thương trường, định vị và đưa ra chiến lược rõ ràng, đem lại một môi trường
sống sạch sẽ và lành mạnh cho sức khỏe của khách hàng.
7.7. Quản trị tài chính doanh nghiệp khởi nghiệp
DỆT sẽ tránh đầu tư quá nhiều tiền vào tài sản cố định, luôn duy trì nhu cầu vốn lưu
động ngắn hạn để hỗ trợ các khoản phải thu và hàng tồn kho hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,
DỆT đặt mục tiêu bán hàng; các thành viên chủ chốt cần phải có định hướng phát triển,
không chỉ là một “người nhận đơn đặt hàng”. Cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp bằng cách
định giá dịch vụ của doanh nghiệp hiệu quả hơn bằng cách giảm giá nhà cung cấp, lao
động trực tiếp. Điều hành một cách hiệu quả hơn bằng cách giảm chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Để làm tốt điều này DỆT cần thực
hiện việc lập kế hoạch thuế, lập kế hoạch trước cho các lợi ích của nhân viên và phân
tích độ nhạy với các biến tài chính có liên quan.

25
CHƯƠNG 8. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
8.1. Kế hoạch marketing
8.1.1. Nghiên cứu thị trường
Cơ cấu ngành hàng dệt sẵn
Theo dữ liệu từ việc khảo sát
khoảng 300 doanh nghiệp dệt may 30% 32%
trên khắp cả nước, cho rằng các
20% 18%
doanh nghiệp khảo sát được chia
thành bốn nhóm ngành, trong đó
doanh nghiệp sợi chiếm 29%, Doanh nghiệp sợi Doanh nghiệp dệt
Doanh nghiệp nhuộm Doanh nghiệp may
doanh nghiệp dệt chiếm 16%,
doanh nghiệp nhuộm chiếm 18% và doanh nghiệp may chiếm 37% (FPTS, 2020).
Nhu cầu của người tiêu dùng
Theo khảo sát của Người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte (2020), với mặt hàng Nhà
ở & tiện ích, đảm bảo được 3 điều là về giá cả, chất lượng và độ an toàn, họ ít quan tâm
về thương hiệu. Điều này được DỆT đánh giá là một cơ hội tốt cho thương hiệu mới như
DỆT kinh doanh trong ngành hàng dệt sẵn về các mặt hàng Nhà ở & tiện ích.
Đối thủ cạnh tranh
Bảng 8-1 Đối thủ cạnh tranh về sản phẩm
Sản phẩm/dịch vụ Nhu cầu, mong muốn của khách hàng ĐCT
Chất liệu thông thoáng, từ sợi tre thiên nhiên mang lại trải Everon
Chăn ga gối đệm chất
nghiệm giấc ngủ thoải mái, về dài lâu phải có khả năng Bamboo Life
liệu sợi tre Bamboo
chống khuẩn để không gây hại cho da và sức khỏe. Muji
Da của trẻ em vô cùng nhạy cảm, nên những người làm
Các mặt hàng sợi tre bố mẹ mong muốn có loại vải chống khuẩn tự nhiên, điều
Con cưng
dành cho trẻ em hòa thân nhiệt để mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ và
không gây kích ứng da.
Ngoài việc để che nắng và làm phụ kiện tăng thêm sự bắt
Khăn choàng
Khăn choàng sợi sen. mắt cho NTD thì khăn choàng làm từ sợi sen còn phải
phạm gia
mang lại cảm giác đẳng cấp cho trang phục của họ.
8.1.2. Người tiêu dùng chính
Bảng 8-2 Phân khúc thị trường B2C của DỆT
Phân khúc 1 Phân khúc 2
Tuổi 23-34 35-40
Nhân Trình độ Đại học trở lên Đại học trở lên
khẩu Tình trạng hôn Đã kết hôn/Gia đình có con nhỏ 0-3
học Độc thân/Đã kết hôn
nhân tuổi
Thu nhập 6-18 triệu 6-18 triệu
Tâm lý Tầng lớp xã hội Trung lưu Trung lưu - Thượng lưu

26
Quan tâm đến sức khỏe cá
Quan tâm đến sức khỏe gia đình, con
nhân, quan tâm đến các sản
Mối quan tâm cái, quan tâm đến các sản phẩm nghệ
phẩm nghệ thuật, thẩm mỹ
thuật, thẩm mỹ nhà cửa
nhà cửa
Sẵn sàng chi tiền cho sản Sẵn sàng chi tiết cho các sản phẩm
Thái độ phẩm cá nhân hóa, chất lượng xanh, lành mạnh, bảo vệ sức khỏe cho
Hành vi tốt, đảm bảo sức khỏe. gia đình.
tiêu • Chất lượng và độ an toàn của sản
Các yếu tố ảnh Chất lượng sản phẩm
dùng phẩm
hưởng đến Thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu sản phẩm
quyết định mua Tính năng của sản phẩm
Tính năng của sản phẩm
Mô tả chi tiết thị trường mục tiêu: Không phân biệt giới tính, từ 23 đến 40 và
chủ yếu là đã kết hôn và có con nhỏ, có trình độ học vấn tốt và nghề nghiệp của họ là
sinh viên mới tốt nghiệp, người lớn đang đi làm, nhà thiết kế, doanh nhân, chủ doanh
nghiệp liên quan đến nghệ thuật và nội trợ. Họ chủ yếu ở trong khu vực đô thị hoặc
những nơi dễ dàng đi lại. Ngoài ra, họ có nhiều hơn thu nhập khả dụng để trang trải cuộc
sống. Họ tập trung vào chức năng, duy trì nhận thức về môi trường và theo đuổi tính tiết
kiệm và hiệu quả. Họ muốn trải nghiệm trên hàng hóa và có phản hồi về cảm nhận của
họ về hiệu suất, thích trang hoàng cho ngôi nhà của mình để có chất lượng sống tốt hơn.

Tóm lại, chúng tôi tập trung vào những người được giáo dục tốt, hòa nhập với
môi trường và theo đuổi tính tiết kiệm và hiệu quả. Hành vi mua hàng của họ là tập trung
vào những mặt hàng tiện dụng, đa chức năng, ưa chuộng hàng dệt sẵn. Họ nhận thức
được các sự kiện, tin tức và các hoạt động tự nhiên trên toàn cầu và địa phương. Sự quan
tâm hàng đầu của họ là sức khỏe bản thân, con nhỏ và gia đình. Khi mua sắm họ đặt các
yếu tố: nguyên liệu; tính an toàn của sản phẩm lên đầu tiên. Ho có nhận thức và tồn tại
nỗi lo với các nguyên liệu hóa chất ở các mặt hàng may mặc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với họ, đặc tính “thân thiện với môi trường” của sản phẩm cũng là điều chủ yếu
trong việc ra quyết định mua sản phẩm.
Bảng 8-3 Phân khúc thị trường B2B của DỆT
Miêu tả
Nhỏ: Tổng doanh thu của năm từ >3 - 50 tỷ đồng hoặc
Nhân chủng Quy mô công ty
tổng nguồn vốn >3 - 20 tỷ đồng
học
Ngành nghề kinh doanh Khách sạn, Resort, Homestay
Quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững
Đặt yếu tố xã hội và cộng đồng lên hàng đầu
Bình đẳng, tự do, bắt kịp các xu hướng chung của xã hội
Theo tâm lý Văn hóa doanh nghiệp
Nhận thức cao về môi trường, quan tâm đến những giá
trị mang lại cho khách hàng
Kinh doanh trong sạch không vướng vào các vụ bê bối.
Lợi ích doanh nghiệp tìm Lợi nhuận,
Hành vi kiếm sự thoải mái của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ
Mức độ trung thành Cao

27
8.1.3. Định vị
Trends: Người dân cũng càng quan tâm đến đời sống tinh thần và sức khỏe hơn quan
trọng là, xu hướng tiêu dùng khôn ngoan là sử dụng các sản phẩm hữu cơ, hữu cơ tiêu
chuẩn. Company’s solution: Ra mắt sản phẩm dệt sẵn được sản xuất từ các sợi vải thiên
nhiên từ các phần dư của các loại thực vật như: lá dứa thân chuối, thân tre, sen với
nguyên lý là sáng tạo và bền vững. Market context: Các loại sản phẩm dệt sẵn từ các
thành phần sợi vải hóa học đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Chính phủ
đưa ra chỉ định khắt khe về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất. SGD đề
ra trong năm 2021 đã kiến các chính sách của nhà nước về vấn đề môi trường được củng
cố điển hình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Định vị dựa theo cảm xúc: Ghi một dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của người tiêu dùng
về một sản phẩm “xanh và thẩm mỹ”. Nhấn mạnh được thông điệp “DỆT cùng bạn
chăm sóc gia đình và môi trường”. Các sản phẩm DỆT giúp mọi người khắc phục các
vấn đề về việc sử dụng các loại sản phẩm hóa học có hại cho làn da nói riêng và đồng
thời giúp mọi người chung tay trong công cuộc cách mạng “xanh” trong việc tiêu dùng
các mặt hàng dệt sẵn bền vững.
8.1.4. Sản phẩm (Customer value)
Sản phẩm của DỆT là đa số những sản phẩm gia dụng trong nhà cửa, được làm từ sợi
thiên nhiên, sử dụng các tàn dư của nông nghiệp để tạo nên sản phẩm đẹp, độc đáo và
có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo tuyệt đối với sức khỏe con người và cả môi trường góp
phần cải thiện đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng. Với các tính năng của từng sản
phẩm đã được DỆT nghiên cứu và phát triển để có thể tích hợp nhiều công năng và lợi
ích trên một sản phẩm, danh mục và ưu điểm sản phẩm sẽ được miêu tả theo bảng sau:
Bảng 8-4 Danh mục và ưu điểm của sản phẩm
Loại sợi Ưu điểm Tên sản phẩm
Không chỉ khắc phục vấn đề môi trường mà còn mang lại hiệu quả Túi/ví vải
Sợi tơ lá kinh tế và quá trình chế biến hầu như không gây ô nhiễm so với da Thảm 190x290
dứa động vật. Thoáng khí, bền, nhẹ và linh hoạt, bề mặt dễ in khâu lại Khăn choàng
Rèm
Chống vi khuẩn tự nhiên và khử mùi, chống tia UV (tia UV có khả Khăn cho em bé
năng xuyên qua sợi tre chỉ 0.6% và ít hơn 41. 6 lần so với các loại Khăn tắm
Sợi tơ tre vải khác). Không gây dị ứng, cho những người có tình trạng da nhạy
Khăn mặt
cảm, gặp phản ứng dị ứng. Khả năng thấm hút mồ hôi cao gấp 3-4
lần so với vải cotton. Độ bền màu tốt, không nhăn nhàu. Bộ drap giường
Có khả năng tự phân hủy sinh học. Được dùng làm thành chất liệu Khăn trải bàn
dùng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo độ dày mỏng. Vải từ Túi vải (sợi thô)
Sợi tơ các sợi này giúp NTD thông thoáng, không gây dị ứng với da. Thảm (sợi thô)
chuối Chống cháy, chống thấm mỡ, nước, lửa và chịu nhiệt tốt. Nón
Đèn ngủ

28
Loại sợi Ưu điểm Tên sản phẩm
Có mùi thơm tự nhiên của sen, không có chất thải gây ô nhiễm môi
trường mà còn có khả năng tự phân hủy sinh học. Quai nón lá
Vải sợi Sen có chứa tới 12 loại Amino Axit Amin thiết yếu cần cho
da, Nồng độ ion âm cao trong vải giúp tinh thần người mặc luôn thư
Sợi tơ sen
thái, an nhiên, giúp loại bỏ sự mệt mỏi và làm trẻ hóa làn da. Loại bỏ
Khăn choàng
chất độc hại, giúp làn da tươi sáng, mịn màng.
Kháng tia UV, điều hòa thân nhiệt, thoáng khí, khử mùi, mềm mại,
chống nhăn, cân bằng độ ẩm. Khăn tay

Bảng 8-5 Sản phẩm cốt lõi


Tên sản phẩm Lý tính Cảm tính
Chứa vật dụng cá nhân Với thiết kế mẫu mã đẹp, đường may tinh xảo nhưng
Túi/ví vải
khi làm việc, đi học,... lại đơn giản, NTD được thể hiện phong cách riêng.
Chùi chân, trang trí nhà Mang lại cho căn nhà một nét riêng vì mẫu mã và thiết
Thảm
cửa... kế đặc trưng của DỆT.
Với đặc tính thoáng khí, bền, nhẹ và khá linh hoạt của
Che nắng, phụ kiện, làm
Khăn choàng dứa mạng lại cho NTD cảm giác thoải mái và nhẹ
quà tặng
nhàng khi sử dụng.
Mang lại thẩm mỹ cho nhà cửa với chất liệu thô,
Rèm Che nắng, trang trí nhà cửa
mang lại nét riêng cho căn nhỏ.
Sản phẩm cho Vải sợi tre chống khuẩn, ngăn chặn quần áo có mùi
Lau người, lau vết bẩn do
em bé (khăn và hạn chế tác nhân kích ứng, gây dị ứng trên da cũng
ăn uống, lót tã, quàng cổ,
tắm, khăn lau như điều hòa thân nhiệt bình thường cho trẻ. Việc hỗ
dùng khi bé bú sữa...
mặt) trợ duy trì thân nhiệt cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Khăn tắm, Mang lại cảm giác mềm mại khi lau, tính thấm nước
Lau người
khăn mặt cao, dễ khô, mùi tre dễ chịu.
Khăn trải bàn
Trải bàn Mang lại sự đẳng cấp cho gian bếp
(sợi mịn)
Chứa vật dụng cá nhân khi Với thiết kế mẫu mã đẹp, đường may tinh xảo nhưng
Túi vải (sợi
đi chơi, đi học, làm việc, đi lại đơn giản, mang lại cho NTD cảm thấy được thể
thô)
chợ.... hiện phong cách riêng.
Thảm (sợi thô) Chùi chân, trang trí Mang lại phong cách riêng cho căn phòng
Tính năng thấm hút mồ hôi tốt giúp mang lại cảm
Nón Che nắng, phụ kiện
giác thoải mái khi sử dụng.
Đèn trang trí Trang trí nhà cửa Tăng thêm thẩm mỹ cho căn phòng ngủ
Mang lại thẩm mỹ cho nhà cửa với chất liệu thô,
Rèm cửa Che nắng, trang trí nhà cửa
mang lại nét riêng cho căn nhỏ.
Turban Phụ kiện
Khăn choàng Phụ kiện Mang lại cảm giác đẳng cấp cho trang phục của NTD
Khăn tay Phụ kiện

29
Thiết kế, bao bì và đóng gói
Thiết kế: Thiết kế tối giản là công thức giúp DỆT trở nên khác biệt và nổi bật trên
thị trường chính. DỆT thiết kế toàn bộ hoạt động tổ chức của họ với trọng tâm chính
vào chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chất thải và ưu tiên các sản phẩm tái chế.
Bao bì: Thông qua 3 yếu tố chính: lựa chọn nguyên liệu, tinh
giản quy trình và đơn giản hóa bao bì. DỆT tìm kiếm những
nguyên liệu thô với chất lượng phù hợp nhất, kể cả những
nguyên liệu thường bị các công ty sản xuất khác loại bỏ. Điển
hình như quy trình tẩy trắng cho bột giấy được loại bỏ, thì giấy
thu được sẽ có màu be nhạt. Kết quả nhận được là giấy hoàn
toàn tinh khiết, tự nhiên và tươi mới khi kết hợp với những sản
phẩm của họ - một sự tương phản lớn so với các sản phẩm khác
trên thị trường. DỆT tiêu chuẩn hóa để làm nổi bật màu sắc và hình dáng tự nhiên của
sản phẩm, đồng thời bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu sự lãng phí.
Cá nhân hóa qua tính phổ thông: Khi mua sản phẩm ở DỆT, khách hàng được sáng
tạo qua việc cá nhân hóa sổ tay và túi thêu tại những cửa hàng của DỆT thậm chí cá
nhân hóa việc thêu trên túi vải thông qua các đơn đặt hàng được thiết kế đặc biệt. Mỗi
sản phẩm giống như một tấm vải trống, cho phép người tiêu dùng linh hoạt thể hiện
phong cách cá nhân của mình thông qua sử dụng và thiết kế sản phẩm cuối cùng, từ đó
thể hiện cá tính, cảm xúc và suy nghĩ bằng cách sử dụng các sản phẩm của DỆT.

Hình 8-1 Sản phẩm thêu theo yêu cầu của DỆT
Sản phẩm bổ sung
Bảo hành: nếu sản phẩm gây kích ứng cho da và khách hàng có giấy chứng nhận
bệnh dị ứng với sản phẩm công ty thì công ty sẽ hoàn trả lại tiền sản phẩm và chi phí
tổn thất cho khách hàng.
Tư vấn: Công ty Dệt Gia luôn có nhân viên tư vấn tại cửa hàng và trên website chính,
luôn luôn trả lời và giải đáp tận tình về các thắc mắc về giá cả, sản phẩm của khách hàng
trong vòng 2 giờ.

30
Quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm
Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định
cho bà con, góp phần bảo vệ môi trường. DỆT sẽ phân các máy móc để cho các hộ nông
dân, đồng thời giúp tạo các công ăn việc làm họ. Đào tạo họ trong việc sử dụng các thiết
bị máy móc công nghệ, sau đó sẽ thu mua lại các sản phẩm sợi thô từ các hộ dân. Dây
chuyền sản xuất sợi hữu cơ bao gồm: máy tuốt nguyên vật liệu, máy chải, máy quay ly
tâm, được thiết kế phù hợp với các hộ nông dân trồng chuối và được bảo vệ, đảm bảo
an toàn cho người sử dụng.

Chi phí máy tách sợi tốn hết 50 triệu đồng, nhưng mỗi ngày có thể xử lý được 3 tấn
lá dứa, bằng sức lao động của 30 người. Và cứ mỗi 100 kg nguyên vật liệu, thì có 5 kg
sợi thô với giá bán mỗi kg 896,120 đồng (chưa trừ chi phí máy móc tự cấp) – 696,120
đồng sau khi trừ các chi phí máy móc.
- 1 kg may được 2m5 tương đợi với 3 chiếc túi vải.
- Một kg nguyên liệu thô có thể cung cấp tới 15-18 sợi màu trắng, màu kem, dài
khoảng 60 cm mỗi sợi.
Công nghệ và quy trình sản xuất sợi lá dứa, thân chuối

Cắt gọt vỏ Chiết xuất sợi Tách sợi Giặt và sấy

Cắt và gọt vỏ: Cây dứa và thân chuối được tách thành từng bó theo chiều dọc trước
khi được tách thủ công để lấy phần còn lại tại các nông trại.

Chiết xuất sợi: Vỏ và lá dày hơn được bóc thủ công. Các phần chiết xuất được đưa
qua các con lăn áp lực trong máy để tách xơ tốt. Trước khi chế biến tiếp, nước ép sẽ
được loại bỏ khi lá đi qua trục lăn như trong máy ép mía.

Tách sợi (máy tách sợi tự nhiên Abaca series): Vỏ lá, phần nhỏ thân chuối và phần
nhỏ thân tre sau khi ép được người vận hành máy kéo ra khỏi trục lăn, tự động tách các
sợi và bã thu được ở phía dưới với công suất 2-3 tấn /ngày.

Giặt và sấy: pha trộn với xơ bông và kéo sợi trên dây chuyền kéo sợi của xơ bông
để đánh giá khả năng kéo sợi, kết hợp với xử lý xơ trong dung dịch Sodium Hydroxide
5% ở 50oC trong 4h thu được xơ sạch, phơi khô, nối, se sợi, vắt, treo trên giá và phơi
khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi được phơi khô, xơ được gửi đến bộ phận kéo sợi.

31
Công nghệ quy trình đối với sợi thân tre

Thu hoạch tre

Cắt tre thành những mảnh nhỏ, tách Cenllulose

Nghiền thành bột, ép thành tấm và để khô

Xây bột tre, se thành sợi

Kéo sợi

Dệt vải

Cây tre sẽ được thu mua tại các khu vực như: Thị trấn Hóc Môn, tỉnh An Giang
(1). Sau khi thu mua, các cây tre được đem đến các hộ nông dân tại các khu vực thu
mua, thực hiện công đoạn cắt tre thành những mảnh nhỏ, đồng thời hướng dẫn bà con
nông dân trong việc ngâm các mảnh nhỏ tre trong dung dịch NAOH 15-20% được công
ty chúng tôi cung cấp, ở nhiệt độ 20-25 độ trong khoảng thời gian từ 2-3 tiếng để tách
xenlulose. (2). Sau khi được ngâm, tre sẽ được nghiền thành bột và ép thành dạng tấm,
sau đó để khô tự nhiên 1 ngày. Những tấm bột tre sau khi khô sẽ được xay ra và cho vào
hệ thống máy để se thành những sợi dài hơn, sau đó sẽ được kéo thành sợi.

Các quy trình chế biến và kéo sợi từ lá dứa, thân chuối, thân tre đều được thực hiện
tại các hộ dân tại các khu vực như HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Phước, ấp Mỹ Lộc,
xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang; HTX Yên Bình An, Long Mỹ, Hậu
Giang; HTX nông nghiệp sen Quê Bác, Nghệ An. Các khu vực này được công ty chúng
tôi cung cấp và trang bị máy móc của Công ty NHHH Abaca Việt Nam, kết hợp với việc
đào tạo bà con nông dân trong việc sử dụng. Sau khi ra thành phẩm sợi thô, công ty sẽ
thu mua lại từ bà con, giúp tiết kiệm chi phí song mang lại thu nhập cho các hộ dân.
Công nghệ và quy trình sản xuất sợi sen
(1). Chọn lựa cuống lá phù hợp, bỏ đi lá và nụ sen. Ở Việt Nam, sen thường phát triển
và sinh trưởng vào tháng 5 tháng 6. Đây là thời gian lý tưởng và thích hợp để thu hoạch
sen) (2). Tiến hành rút tơ sen: Khi cắt lấy mũi dao khía vòng quanh cuống sen, cây già
thì phải tỳ mạnh và cây non thì phải nhẹ tay sao cho chỉ vừa đứt được cuống sen không
được đứt phần bên trong sẽ đứt mất sợi. (3). Bẻ phần cuống sen vừa cắt sẽ thấy được
các sợi tơ sen. Xoắn nhẹ và kéo từ từ để tạo chiều dài cho các sợi tơ. Sau đó là vê sợi,
rút sợi (4). Mắc vào khung cửi và cho vào máy dệt.

Tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu cuống bị khô
lại, sợi tơ sẽ hỏng hoàn toàn. Để sợi tơ không có chỗ to chỗ nhỏ, người ve sợi cần phải

32
đều tay. Sau khi quay sợi thành ống, tơ sen được đưa vào máy se rồi mắc lên trục con
thoi để dệt thành sợi ngang. Tấm lụa sau đó được luộc ở nhiệt độ cao trong hơn một
tiếng để tan hết nhựa sen, rồi phơi trong môi trường khô thoáng có ánh nắng.
Quy trình dệt may tại công xưởng
Sau khâu chế biến và sản xuất thành các loại sợi, thì các loại sợi thô trên sẽ được đưa
vào khâu may dệt tại công ty TNHH dệt may M.D.K để được may và dệt thành các sản
phẩm hoàn chỉnh từ đó Công ty sẽ vận chuyển và phân phối sản phẩm đến cửa hàng của
doanh nghiệp. Riêng đối với sợi sen Công ty Dệt Gia sẽ chuyển các nguyên vật liệu sợi
sen sau khi được kéo thành sợi thô đến các hộ nông dân chuyên thuê dệt các sợi vải thủ
công từ đó sau khi sản phẩm được hoàn chỉnh sẽ được công ty thu mua lại.
Bảng 8-6 Danh mục sản phẩm cho khách hàng tiêu dùng
Loại sợi Tên sản phẩm Đơn giá (VND)
Sợi lá dứa Túi vải 149,000
Thảm 190x290cm 539,000
Khăn choàng 249,000
Rèm 1m/589,000
Sợi tơ tre Sản phẩm cho em bé (khăn tắm, khăn lau mặt) 200,000
Khăn tắm 189,000
Khăn mặt 89,000
Khăn trải bàn (sợi mịn) 137 x 183 cm 289,000
106 x 152 cm 249,000
152 x 203 cm 409,000
Túi vải (sợi thô) 99,000
Sợi tơ chuối Thảm (sợi thô) 190x290cm 449,000
Nón 290,000
Đèn ngủ/ trang trí 149,000
Rèm cửa 1m (sợi mịn) 1,090,000
Bộ drap giường 1,000,000
Sợi tơ sen Quai nón lá 310,000
Khăn choàng 4,790,000
Khăn tay 225,000
Bảng 8-7 Danh mục sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp
Loại sợi Tên sản phẩm Đơn giá (VND)
Thảm 190x290cm 539,000
Sợi lá dứa Khăn choàng 249,000
Rèm 1m/589,000
137 x 183 cm 289,000
Khăn trải bàn (sợi mịn) 106 x 152 cm 249,000
152 x 203 cm 409,000
Sợi tơ chuối
Thảm (sợi thô) 190x290cm 449,000
Đèn ngủ/ trang trí 149,000
Rèm cửa 1m (sợi mịn) 1,090,000
Sợi tơ sen Khăn tay 225,000

33
8.1.5. Giá (Customer cost)
Chiến lược định giá dựa trên chi phí – định giá thâm nhập (tháng 1 – tháng 17)
Thời gian ban đầu nhóm sẽ áp dụng chính sách định giá sản phẩm dựa trên chi phí,
để có mức giá thâm nhập tốt trong thị trường để thu hút khách hàng nhưng vẫn đạt được
mục tiêu là hoàn vốn nhanh nhất có thể với giá trung bình 1 sản phẩm có giá trong
khoảng 450,000 - 600,000 VND.
Chính sách giá phân biệt giá cho chủng loại hàng hóa (cấp 1): Các sản phẩm được
làm từ các sợi vải tự nhiên khác nhau sẽ có giá khác nhau theo mức mà khách hàng sẵn
sàng chi trả. Đặc biệt là các sản phẩm được làm từ vải sợi sen sẽ có giá cao chênh lệch
hơn so với các dòng sản phẩm từ các loại vải sợi khác. Với việc áp dụng chính sách giá
phân biệt thế nên giá sản phẩm tại cửa hàng đã được kiểm định giá trị của từng loại sản
phẩm và định giá niêm yết theo chi phí đầu tư nên là ở phân cấp 1 sản phẩm không thể
trao đổi giá tùy theo mức khách hàng có thể chi trả được.
Chính sách phân biệt giá theo khối lượng mua: Đối với các khách hàng doanh
nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực như nhà hàng khách sạn, F&B. Họ mua số lượng
nhiều sẽ có giá bán sỉ lợi cho người tiêu dùng do việc hạ thấp chi phí. Hình thức này
đem lại nhiều lợi ích cả cho các khách hàng doanh nghiệp và cho cả Công ty Dệt Gia
trong việc xúc tiến doanh số bán hàng. Điển hình là: nếu mua trên 3,000,000 VND thì
sẽ được chiết khấu 5% thành tiền.
Chiến lược định giá theo đối thủ cạnh tranh (17 tháng – 37 tháng)
Thời gian sau, công ty Dệt Gia sẽ định giá sản phẩm của mình theo đối thủ cạnh tranh.
Ngành mà doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong việc sử dụng
nguồn nguyên vật liệu xanh để sản xuất sản phẩm. Quy mô khách hàng tiêu thụ những
sản phẩm khác biệt đó thường nhỏ. Các doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền có đủ
khả năng ảnh hưởng đến thị trường và chi phối về giá cả của họ.

Mức giá bán lẻ hiện nay của DỆT trên thị trường được đánh giá là sản phẩm giá trung
bình. Tuy nhiên, so với đối thủ thì vẫn có sự tương đồng trong mức giá ở một số mặt
hàng như túi vải, các loại khăn, nón, Về thành phần, chức năng có sự tương tự nhau, đều
là sản phẩm dệt sẵn có nguồn gốc từ các sợi vải tự nhiên. Mức giá hiện tại của DỆT vẫn
phù hợp với mức chi tiêu của nhóm khách hàng tiềm năng của công ty.
Định giá dựa trên mối quan hệ và cảm nhận của khách hàng (tháng 38 trở đi)
Các loại sản phẩm có giá khác nhau sẽ phụ thuộc vào thể loại và thiết kế riêng của
từng sản phẩm theo từng cá tính mà khách hàng cảm thấy phù hợp. Sau khi công ty Dệt
Gia hoàn được toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu và có thu nhập sau khi trừ hết tất cả các
khoản phí phải trả, thì công ty sẽ áp dụng thêm chính sách định giá khuyến mãi: Do mức

34
giá thấp nhất để có lợi nhuận chiếm từ 60-70% giá bán nên mức giá bán thấp nhất (bao
gồm các chi phí sản xuất + tất cả các chi phí như nghiên cứu thị trường, marcom…) để
có lợi nhuận cho các loại sản phẩm là 65% so với giá bán cụ thể và mức khuyến mãi tối
đa với các hoạt động là 35%.
8.2. Phân phối (Customer convenience)
Cấu trúc kênh phân phối của DỆT

Hình 8-2 Cấu trúc kênh phân phối của DỆT


Kênh phân phối trực tiếp: Với hình thức đặt hàng trực tuyến, khách hàng chỉ cần
đặt hàng thông qua các phương tiện như điện thoại thông minh hay máy tính, truy cập
vào website của DỆT tại website https://detthecompanyvn. Còn với các cửa hàng chính
thức của DỆT có trụ sở chính tại quận 1, Hồ Chí Minh nên khách hàng có thể đến thẳng
cửa hàng và mua trực tiếp các sản phẩm của DỆT.
Kênh gián tiếp: trung gian phân phối online: Các sản phẩm của DỆT sẽ được phân
phối trên kênh thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada).
Chiến lược phân phối
Trong 2 năm đầu kinh doanh (24 tháng đầu), chiến lược kênh phân phối được áp
dụng là phân phối có chọn lọc, với việc bán sản phẩm tại các cửa hàng chính của công
ty. Khi việc đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, duy trì hoạt động kinh doanh và
Marketing chiếm chi phí cao thì trong khoảng thời gian 2 năm đầu này công ty sẽ chọn
lọc và tập trung vào chủ yếu việc phân phối và bán sản phẩm tại cửa hàng offline và
online của công ty, chiến lược này cũng đã dựa trên kết quả khảo sát trước đó ở phần
3.1.2. Đồng thời trên cả các sàn thương mại điện tử để tăng sự tiện lợi cho khách hàng
khi muốn tham khảo và mua sản phẩm ở DỆT.

Từ tháng 25 đến tháng 42 kế tiếp: DỆT sẽ mở rộng quy mô phân phối sang các
trung gian phân phối có năng lực và phù hợp nhất để bán sản phẩm của mình mà không
cần phân tán lực lượng ra nhiều điểm bán. Đây là lúc, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng
các chi nhánh cửa hàng cũng như có độ nhận diện thương hiệu, DỆT sẽ áp dụng kênh
phân phối hiện đại, tích hợp cả 2 kênh gián tiếp và kênh trực tiếp để đưa sản phẩm đến

35
tay người tiêu dùng. Mô hình bán hàng đa kênh được áp dụng sẽ khai thác được thế
mạnh về trải nghiệm người tiêu dùng trong thời đại mà cách mạng công nghiệp 4.0.
Các hoạt động trong kênh phân phối
Bảng 8-8 Các hoạt động phân phối
Việc lựa chọn phương tiện vận tải được sử dụng để đưa hàng hoá đến cửa hàng và tới
Vận tải
tay người tiêu dùng, Phương tiện vận tải chính của công ty là các loại xe tải.
Việc xác định vị trí kho và quy mô kho. Hiện tại, kho hàng của công ty nằm trong nhà
Lưu kho
máy sản xuất quy mô nhỏ ở ngoại thành tại Huyện Hóc Môn.
Quản lý
Các hoạt động lưu trữ thông tin số lượng sau mỗi lần nhập sản phẩm từ công xưởng
hàng tồn
may và số lượng bán được sau 1 tháng. Tất cả thông tin được lưu trữ tại một máy chủ.
kho
Việc đóng gói theo phong cách thiết kế với giấy gói và bỏ thùng... để đảm bảo việc vận
Đóng gói chuyển tới cửa hàng mà sản phẩm không bị hỏng hóc. Đối với hàng hóa được vận
bảo vệ chuyển đến tay người tiêu dùng, sản phẩm được bọc qua lớp giấy bọc, bỏ hộp có khả
năng tự phân hủy và được in logo
Các công việc như thu thập, kiểm tra, truyền các thông tin về đơn hàng. Thường là các
Xử lý đơn
hoạt động báo cáo đơn đặt hàng, kiểm tra khả năng tài chính, xác định các loại giá,
hàng
chuẩn bị hoá đơn, xác định lượng tồn kho hiện có và chuyển thông tin đến các kho.
Phương tiện vận chuyển để cửa hàng là xe tải, bán tải, đến với khách hàng là xe máy.
Hình thức vận chuyển là đường bộ. Lưu trữ sản phẩm: Hậu cần kho vận là tất cả các
hoạt động cần thiết phải thực hiện bao gồm: (i) Kiểm tra sản phẩm, nhập kho sản phẩm,
(ii) Quản lý hàng hoá, tồn kho (iv) Xác nhận đơn hàng, (v) Lấy hàng, in nhãn, đóng gói,
(vi) Giao hàng – vận chuyển – thu tiền, (vii) Nhập lại hàng đổi trả.

DỆT sẽ thuê dịch vụ hậu cần từ Boxme, dịch vụ hậu cần kho vận thay người bán hàng
làm tất cả công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển, đảm
bảo sản phẩm đến tay khách hàng (người mua hàng) nhanh chóng hơn. Cơ sở hạ tầng
hoàn thiện: Boxme sở hữu 2 kho hàng lớn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, được quản
lý bằng nền tảng công nghệ tối ưu, đội ngũ nhân viên vận hành giàu kinh nghiệm. Mối
hợp tác với 54 hãng vận chuyển uy tín trong và ngoài nước như Viettel Post, Kerry
Express, Giao Hàng Tiết Kiệm, Ninja Van,... giúp tăng tỉ lệ thành công, giảm tỉ lệ chuyển
hoàn, hàng hóa đảm bảo. Liên kết API tích hợp trực tiếp Boxme trên nhiều nền tảng bán
hàng như Shopee, Lazada,... giúp bán hàng tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng.
Quy trình, các quy chuẩn để đảm bảo và quản lý kênh phân phối .
Quy trình, các quy chuẩn quản lý phân phối cửa hàng ngoại và trực tuyến

Bước 1 Bước 2 Bước 3


Hoạch định chất lượng Đảm bảo chất lượng Kiểm soát chất lượng
Hình 8-3 3 bước trong quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm

Bước 1 – Hoạch định chất lượng (QP – Quality Planning)

36
Công ty Dệt Gia sẽ tiến hành việc nghiên cứu thị trường và tham khảo các quy trình
bảo đảm chất lượng của các công ty lớn. Từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, các
thông số kĩ thuật của sản phẩm dịch vụ và thiết kế sản phẩm dịch vụ. Xác định chính
sách và mục tiêu chất lượng. Hoạch định chất lượng được đặc biệt chú trọng toàn thể
các giai đoạn từ tiền sản xuất đến hậu sản xuất. Phát hiện nhanh nhất các lỗi phát sinh
và loại từ sớm bằng các biện pháp thích hợp.

Bước 2 – Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance)


▪ Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (tiêu chuẩn ASME, tiêu
chuẩn ISO…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất
lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
▪ Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm.
▪ Cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng đóng
gói của doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường.
▪ Quản lý hồ sơ và các chứng nhận theo quy trình quy định.
▪ Thực hiện việc đánh giá các đơn vị vận chuyển.

Bước 3 – Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control).


▪ Kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC): Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào; Chọn lọc các
nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn của công ty; Giải quyết những vấn đề phát sinh với
các nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung ứng sản phẩm.
▪ Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC): Đảm bảo quy trình sản xuất được
vận hành ổn định và năng xuất, Rà soát là chất lượng máy móc công nghệ; Phát triển
sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
▪ Kiểm soát chất lượng đầu ra (QQC): ban quản lý của Công ty Dệt Gia sẽ kiểm tra tiêu
chuẩn về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành, đồng thời đánh giá
chất lượng cũng như đưa ra những quyết định về việc thông qua sản phẩm. Cùng bộ
phận IQC và PQC tham gia vào việc giải quyết những khiếu nại từ phía khách hàng.
▪ Thiết lập quy trình đóng gói và vận chuyển nghiêm ngặt nhằm giữ chất lượng sản
phẩm trong quá trình vận chuyển không xảy ra hỏng hóc và tổn hại.
Bảng 8-9 Tiêu chuẩn cho việc phân phối hàng hóa qua các kênh
Đảm bảo việc phân phối hàng hóa đến cửa hàng đáp ứng đủ số lượng.
Việc phân Sản phẩm phải đảm bảo hoàn thiện chất lượng khi được đưa đến cửa hàng để
phối hàng hóa kinh doanh. Quá trình đóng gói kỹ lưỡng khi vận chuyển đến cửa hàng đế tránh
đến cửa hàng dẫn đến trường hợp sản phẩm bị hỏng hóc, hư hại. Mỗi lần nhập hàng phải được
kiểm tra kỹ lưỡng và lưu trữ thông tin đầy đủ.
Phân phối Cần phải đưa các thông tin, hình ảnh chính xác về sản phẩm cho KH cuối cùng.
online Cần phải lưu trữ thông tin và phản hồi của KH sau khi thưc hiện giao dịch.

37
Quy trình, tiêu chuẩn quản lý phân phối của các trung gian phân phối
Bước 1: Lập các tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên kênh phân phối
- Điều kiện tín dụng và tài chính, phải xem xét các thành viên tiềm năng, đủ khả năng
tài chính theo tiêu chuẩn của công ty Dệt Gia.
- Khả năng bán hàng của trung gian phân phối, với các tiêu chí như chất lượng lực
lượng bán hàng, khả năng hỗ trợ.
- Độ phủ rộng của thị trường.
- Khả năng quản lý của thành viên kênh.

Bước 2: Xây dựng các chính sách quản lý kênh phân phối
- Khuyến khích các thành viên kênh: Trợ giúp về việc cung cấp các sản phẩm mẫu,
trợ giúp về quảng cáo và xúc tiến bán hàng, trợ giúp về quản lý nguồn hàng nhập và
hàng tồn.
- Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh: Giải quyết các mâu thuẫn giữa các
kênh bằng các phương pháp giảng hòa và tìm lý do; thu thập các số liệu về doanh
số bán giữa các kênh từ đó so sánh với lượng bán của các thành viên khác để đánh
giá và cải thiện.
- Quản lý lượng hàng tồn kho của từng thành viên kênh để biết được kênh nào hiệu
quả nhất.

Bước 3: Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý hoạt động trung gian phân phối
Triển khai xây dựng phần mềm DMS - Quản trị hệ thống phân phối và hỗ trợ nhân
viên sales thị trường. Phần mềm DMS có vai trò là cầu nối trực tuyến, kết nối xuyên
suốt giữa Nhà sản xuất, Nhà phân phối, Đại lý/ Điểm bán, giảm được hầu hết công việc
giấy tờ truyền thống. Tối đa hóa được chi phí hợp tác, tiết kiệm thời gian của đôi bên.
Vùng địa lý phân phối

Hình 8-4 Kết quả của Google Trend (2022)

Vào những năm đầu ra mắt, DỆT sẽ mở cửa hàng lần lượt ở Thành phố Hồ Chí Minh
và ở Thủ đô Hà Nội. Ngoài ưu điểm là thành phố lớn, tập trung nhiều người dân, là

38
những người có trình độ học vấn cao, thì theo dữ liệu của Google Trend thì các từ khóa
về sợi thiên nhiên được tìm kiếm nhiều nhất ở Hồ Chí Minh và Hà Nội.
8.2.1. Chiêu thị (Customer communication)
Mô hình truyền thông 5A
Ở giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm, tiếp xúc với thương hiệu, với các quảng cáo,
hay thậm chí là sự giới thiệu của đình, bạn bè hay những người ảnh hưởng một cách thụ
Aware động. Nhiệm vụ của DỆT là có những hoạt động quảng cáo và các chương trình ưu đãi hấp
dẫn, các cuộc thi với những phần quà hấp dẫn đánh đúng tâm lý của người tiêu dùng thì sẽ
có được một lợi thế rất lớn.
Sau khi được tiếp nhận thông tin về sản phẩm mà khách hàng một cách thụ động, bị tác động
bởi các yếu tố bên ngoài (gia đình, người thân, bạn bè, mạng xã hội), hoặc chủ động tìm kiếm
trên các trang mạng xã hội. Nhiệm vụ của DỆT là tạo riêng cho mình độ nhận biết thương
Appeal hiệu bằng hình ảnh, quan niệm rõ ràng và cụ thể để khách hàng - những người có cùng quan
điểm có thể sẽ dễ dàng bị thu hút ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc với thương hiệu. Nhấn
mạnh được hình ảnh và liên tưởng của thương hiệu, đánh mạnh vào PR bằng qua KOLs,
influencers - những người có lối sống, phong cách phù hợp với định vị của thương hiệu.
Đây là giai đoạn người tiêu dùng bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin về thương hiệu mà họ
đã ghi nhớ ở giai đoạn 2. Điều này khiến cho sự hấp dẫn của thương hiệu đó có thể tăng lên
hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào chất lượng của sản phẩm của thương hiệu. Xây dựng hình ảnh
Ask
thương hiệu tốt, tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra các nền tảng KOCs,
các nhóm trên MXH giúp thu hút, trao đổi, chia sẻ thông tin của sản phẩm, thương hiệu, tăng
sự chân thật để tạo độ tin tưởng của khách hàng.
Người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua hàng, liên quan đến quá trình sử dụng sản phẩm.
DỆT sẽ tập trung quảng bá sản phẩm với hình ảnh chất lượng mang lại trải nghiệm tuyệt vời
Act cho khách hàng. Nhiệm vụ của DỆT lúc này là đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm, đăng
những bài feedback của khách hàng, quảng cáo để cho khách hàng cảm thấy sự lựa chọn của
mình đặt vào thương hiệu là đúng đắn.
Được thể hiện ở việc người tiêu dùng trung thành với thương hiệu đó và giới thiệu, chia sẻ
với bạn bè, người thân cùng sử dụng sản phẩm đó. DỆT sẽ tạo ra các tài khoản cho
Advocate membership, các chương trình tri ân khách hàng để tạo liên hệ với các khách hàng đã mua
sản phẩm, giải quyết các vấn đề nảy sinh hoặc hỏi thăm tình hình sử dụng sản phẩm để khách
hàng cảm nhận được sự chu đáo, tận tình.
Truyền thông marketing tích hợp
Công ty Dệt Gia và thương hiệu DỆT hiện là một công ty khởi nghiệp mới gia nhập
ngành dệt may bền vững mới mẻ nên không đủ nguồn vốn để làm các chiến dịch truyền
thông và quảng cáo sản phẩm quy mô lớn để bao phủ thị trường như những tập đoàn
lớn. Vậy nên DỆT sử dụng chủ yếu digital marketing, chạy ads và viết các bài giới thiệu
sản phẩm trên các trang mạng xã hội và hầu hết là cho thị trường có những khách hàng
đã và đang quan tâm đến việc sử dụng các vật dụng mang tính bền vững và ít tác động
xấu đến môi trường, có lối sống xanh (Green Living), từ đó tạo hiệu ứng viral trên mạng
xã hội, lan tỏa đến đối tượng khách hàng khác.
Công ty Dệt Gia sẽ hợp tác với công ty truyền thông kỹ thuật số ADM Agency, để
xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả và tối đa hóa chi phí cho doanh nghiệp.

39
Big Idea: “Giải pháp xanh cho gia đình Việt”: Mục đích cho khách hàng nhận
biết được những sản phẩm đến từ thương hiệu DỆT, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm
trí khách hàng qua chiến dịch truyền thông cho sản phẩm.
Lịch trình chiến lược truyền thông
Thông điệp chính: “DỆT cùng bạn chăm sóc gia đình và môi trường”
Bảng 8-10 Lịch trình chiến lược truyền thông cho 12 tháng đầu
GIAI ĐOẠN AWARE
Thời gian Công việc Mô tả
OOH: Lên nội dung thiết kế chủ đề Website. Facebook. Instagram.
Trang trí kệ trưng
Youtube, Tiktok. Thiết kế hình ảnh sản phẩm. Chọn KOLs
bày sản phẩm. Nghiên cứu và đăng các bài viết về lợi ích của thời trang bền vững.
01/06/2022
tung các poster Trang trí các kệ trưng bày ở cửa hàng bằng những gam màu trung
có hình ảnh sản tính nhẹ mắt.
phẩm. Dán Poster tại địa điểm cửa hàng.
Advertising: TVC, chia sẻ của các influencers về hành trình xây dựng thương
Chạy Facebook hiệu DỆT, và những công đoạn người nghệ nhân đang dệt ra tấm
Ads, TVC vải từ những sợi tơ
Hình thức: Skippable Ads, hiển thị đường link dẫn đến trang web
01/08/2022 Advertising: DỆT
Youtube Ads và TVC: Định vị lợi ích của thương hiệu, khuyến khích sử dụng vì sự
TikTok Ads, an toàn cho sức khỏe gia đình cũng như bảo vệ được môi trường
TVC Clip ngắn về những sản phẩm được ra mắt, quá trình dệt ra một tấm
vải
GIAI ĐOẠN APPEAL
Thời gian Công việc Mô tả
Tập trung vào Public
relations: Lên bài trên Bài viết về lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm thời trang
01/03/2023 báo Elle Việt Nam, bền vững, xanh so với các sản phẩm từ vải hóa học gây hại
brand Việt Nam, môi trường
iDesign.
Chia sẻ của Giang Ơi và Anh Bạn Thân khi sử dụng sản
01/04/2023 Youtuber phẩm chất may mặc có sẵn cho gia đình và con nhỏ
Contest "Truy tìm Biệt Đội Xanh" được AEON MALL Hà
Event Đông phát động.
15/04/2023 Tài trợ cho chương Hình thức: (1) Tái chế rác thải nhựa; (2) Trồng cây xanh
trình. cho các không gian; (3) Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
thiên nhiên.
Tài trợ cho chuỗi workshop “Khi GenZ Chọn Sống Xanh”
01/05/2023 Workshop được tổ chức với mong muốn khơi gợi niềm đam mê khoa
học giới trẻ, hướng đến lối sống xanh lành mạnh.
GIAI ĐOẠN ASK
Thời gian Công việc Mô tả
Tạo nhóm “Thời trang bền vững”, trao đổi, chia sẻ thông tin của sản
14/05/2023 Facebook
phẩm, thương hiệu, tăng sự chân thật tăng độ tin tưởng cho khách hàng.

40
GIAI ĐOẠN ADVOCATE
Thời gian Công việc Mô tả
Direct marketing Ghi nhận thông tin khách hàng, gửi lời cảm ơn khi mua sản
01/06/2023 Gmail, SMS phẩm, gửi voucher khuyến mãi 10% vào Ngày Trái Đất 22/4.

Kế hoạch truyền thông từ tháng 13 – 24


Thông điệp chính: “DỆT cùng bạn tìm ra sự sống cho môi trường”
Bảng 8-11 Kế hoạch truyền thông từ tháng 13 – 24
Nhận thức về việc môi trường đang bị tàn phá do hằng năm tiếp nhận một lượng lớn
Câu rác thải từ ngành công nghiệp may mặc và ngành thời trang nhanh. Thương hiệu Dệt ra
chuyên đời với sứ mệnh mang đến cho mọi người một sản phẩm thân thiện với môi trường
thương bằng việc tận dụng tối đa nguồn vật liệu thừa từ nông sản và mong muốn nói lên rằng
hiệu “chủ động bảo vệ môi trường là trách nhiệm của từng cá nhân chứ không phải để đi
theo xu hướng và DỆT có mặt để đồng hành cùng bạn để thực hiện trách nhiệm đó”
Giai đoạn Aware: Sau khi ra mắt sản phẩm và có mặt trên thị trường
Dòng sản phẩm may mặc có chất liệu từ các loại sợi vải được chế biến từ các vật liệu
Định vị
thừa từ nông sản.
Công cụ PR: COCs
Tên: “Dệt tài năng”
Chiến dịch Thể lệ tham gia: Mỗi cá nhân thực hiện vẽ, sáng tạo lên túi tote của DỆT rồi đăng
quảng bá video lên TikTok kèm hashtag #dettainang, #DET
Có các mức giải thưởng khác nhau
Thời gian 15/07-31/08
Thời gian
350,000,000 VND
Mở rộng thị phần
Mục tiêu
Xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi với tiêu dùng
KPI Tăng 35% lượt tiếp cận. Tăng 50% doanh thu
Kế hoạch truyền thông từ tháng 25-42
“Chăm sóc gia đình bạn bằng giải pháp có trách nhiệm với môi trường”.
Bảng 8-12 Kế hoạch truyền thông từ tháng 25-42
DỆT sẽ cho cuộc sống của từng hộ gia đình nói riêng và tất cả mọi người nói
Câu chuyên
chung trở nên trong sạch, tốt lành hơn với châm ngôn trân trọng từ những
thương hiệu
điều cơ bản nhất từ đó chung tay để hoàn thành trách nhiệm với môi trường.
Tình hình DN Sau khi ra mắt sản phẩm và có mặt trên thị trường trong vòng 2 năm
Định vị thương
Dòng sản phẩm may mặc có sẵn cho các hộ gia đình
hiệu
Công cụ Public Relations
Tham gia chương trình khởi nghiệp “Ươm mầm doanh nghiệp” và “Shark
Chiến dịch Tank” bằng cách giới thiệu những sản phẩm mới và kêu gọi vốn đầu tư, tìm
những cơ hội hợp tác, tạo lập mối quan hệ lâu dài mới cho thương hiệu.
Thời gian Thời gian 30/08/2023 – 03/03/2025
Ngân sách 450,000,000 VND
Mở rộng thị phần
Mục tiêu Tiếp cận phân khúc khách hàng cao cấp
Xây dựng hình ảnh thương hiệu may mặc cao cấp
KPI Tăng 50% lượt tiếp cận. Tăng 63% doanh thu

41
8.2.2. Chi phí marketing (Phụ lục trang e)
8.3. Kế hoạch kinh doanh
8.3.1. Lượng cầu
Đầu tiên chúng ta phải xác định số mẫu các khách hàng mục tiêu để tính ra quy mô
thị trường mà Dệt có thể cung cấp. Vì thị trường Dệt nhắm đến trên phân khúc địa lý là
những người sống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nên sẽ tính trên dân số của 2
thành phố. Theo Tổng cục thống kê (2020), ta có bảng thống kê dân số:
Bảng 8-13 Thống kê dân số Việt Nam ở Hồ Chí Minh và Hà Nội
Tổng số dân ở TP.HCM 9,411,805
Tổng số dân ở Hà Nội 8,481,883
Tổng cộng 17,893,688
Tỷ lệ nam-nữ 25-39 tuổi: 16% => Số khách hàng
tiềm năng: 17,893,688 *16% = 2,862,990 (người)
Ta có công thức: Market Size (Volume) x Targeted
Market Share % = 2,862,990*51% = Targeted
Volume = 1,460,125 trong năm đầu.
Targeted Volume x Price = Gross Sales Value =
584,049,960 VND.
8.3.2. Tổ chức và quản lý
Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần Dệt Gia
Chọn Mô hình công ty Cổ phần do chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ chịu
rủi ro của các cổ đông thấp. Ngoài ra, vì số vốn điều lệ thấp, nên nhóm khởi nghiệp quan
tâm đến khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ
phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Hiện nay đây là loại hình duy nhất có thể phát
hành cổ phiếu để huy động vốn. Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020:
▪ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
▪ Công ty sẽ áp dụng hình thức phát hành cổ phiếu nhằm huy động thêm nguồn vốn.
Về cổ đông của công ty:
▪ Đại hội đồng Cổ đông: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
▪ Hội đồng Quản trị: Nguyễn Thụy Như Khanh
▪ Ban điều hành: Nguyễn Trần Anh Khoa
Cấu trúc tổ chức
Loại hình kinh doanh: “Công ty Cổ Phần Dệt Gia Việt Nam”. Nhóm ngành kinh
doanh: Nhóm ngành sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục). Tóm tắt về công ty: “Công
ty Cổ Phần Dệt Gia Việt Nam” là đơn vị kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá chuyên
cung cấp các sản phẩm hàng dệt sẵn được làm từ sợi thiên nhiên.

42
BAN KIỂM BAN GIÁM ĐỐC
SOÁT (Đại hội cổ đông)

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI


CHÍNH – KẾ TOÁN

PHÓ GIÁM
PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM
ĐỐC SẢN KẾ TOÁN
ĐỐC SÁNG ĐỐC NHÂN
XUẤT – KINH TRƯỞNG
TẠO SỰ
DOANH

Chế Triển Nghiên Kiểm


Vận May Thị Bán Thủ Kế toán Thủ
biến khai ý cứu – Nhân soát
chuyển thêu trường hàng tưởng khảo sát sự chất
kho viên quỹ
sợi
lượng
Hình 8-5 Cơ cấu tổ chức của Dệt Gia

Kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm, kỹ năng và khả năng của nhóm
Bảng 8-14 Kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm, kỹ năng và khả năng của nhóm
Thành viên Vị trí Kỹ năng
Giám đốc Có kỹ năng kiểm soát nguồn tiền hợp lý, hoạch
Nguyễn Trần Anh Khoa
tài chính định chiến lược kinh doanh rõ ràng và kĩ lưỡng
Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng thuyết trình,
Giám đốc
Nguyễn Thụy Như Khanh thuyết phục và đàm phán, Vô cùng quyết tâm với
điều hành
dự án DỆT, quyết liệt, quyết đoán.
Giám đốc Có kỹ năng trong việc thiết kế và sáng tạo nội dung
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
sáng tạo trên các nền tảng xã hội.
Năng lực tổ chức quản lý
Trước khi nhóm khởi nghiệp bàn bạc lên ý tưởng và phác thảo dự án khởi nghiệp
kinh doanh dòng sản phẩm may mặc có sẵn từ sợi thiên nhiên “DỆT”. Các thành viên
nhóm khởi nghiệp hầu hết đều là những người có nhận thức về yếu tố môi trường quan
trọng rất lớn trong tương lai, có lối sống xanh, hướng thời trang bền vững nên các cá
nhân đều tìm hiểu và hiểu rõ lợi ích của sản phẩm làm từ sợi thiên nhiên. Nhận thấy tiềm
năng thị trường ngách không có nhiều đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận cao nhiều cơ hội
cho nhóm đầu tư phát triển đam mê. Nhóm khởi nghiệp đã nghiên cứu kỹ những quy
trình sản xuất sợi dệt và cho ra thành phẩm. Đội ngũ chủ lực của nhóm khởi nghiệp kết
hợp chuyên gia ngành thiết kế, sau nhiều lần nghiên cứu và cho ra những sản phẩm mẫu
mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

43
Làm việc trong giai đoạn tiền khởi động
Giai đoạn chuẩn bị:
Bước 1: Nhóm khởi nghiệp đã xác định loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao Căn cước công dân/Hộ chiếu của 3 cổ đông sáng lập. Bước
3: Nhóm khởi nghiệp sau khi truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp” và đã ra những ý tưởng và chọn tên cho công ty là “Công ty Cổ phần Dệt Gia
Việt Nam”. Xác Bước 4: Định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công
ty, Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc trên lãnh thổ Việt Nam.
Bảng 8-15 Thông tin liên lạc với Dệt Gia
Địa chỉ 214/10. Nguyễn Văn Nguyễn. Phường Tân Định. Quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT 070 3631 034
Gmail detgiavn@gmail.com

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh. Là số vốn do các thành viên,
cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định. Bước 6: Xác định chức
danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp
luật của công ty nên để chức danh người đại diện là Giám đốc điều hành: Nguyễn Thụy
Như Khanh. Bước 7: Nhóm khởi nghiệp xác định hoạt động trong Ngành cấp 4-1391/cấp
5-13920 là Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục).
8.3.3. Xây dựng mối quan hệ
Khi nền kinh tế phát triển, cạnh tranh cao thì khách hàng là người có quyền lựa chọn
những thương hiệu phù hợp nhất với mình. Không ít khách hàng đang hài lòng với dịch
vụ hay sản phẩm lại quay lưng với thương hiệu. Do đó, khách hàng luôn là yếu tố phải
được quan tâm đặc biệt trong suốt hoạt động của công ty. Đối với công ty start up như
Dệt Gia thì khách hàng chính là động lực, nền tảng tăng trưởng để công ty phát triển.
Trong giai đoạn mở đầu, DỆT cần cho khách hàng mục tiêu biết mình là ai,
Tạo dựng mối cung cấp những gì, kinh doanh những loại hình nào, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị
quan hệ từ chiến cốt lõi mà DỆT hướng đến. Dệt Gia sẽ tập trung hướng đến các chiến dịch
dịch Marketing quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng cùng các chương trình
giảm giá, khuyến mãi để thu hút họ tìm đến DỆT.
Khi khách hàng đã có nhu cầu mua sản phẩm và tìm đến cửa hàng hoặc thông
qua Web bán hàng của công ty thì Dệt Gia mong muốn khách hàng sẽ không
Tạo dựng mối phải ra về khi chưa mua được một sản phẩm nào. Công ty ý thức được nhân
quan hệ từ mảng viên bán hàng là bộ mặt của DN, là yếu tố quyết định khách hàng có mua sản
bán hàng phẩm của công ty hay không, Khách hàng luôn muốn sự tôn trong khi bước
chân vào bất kỳ một cửa hàng, công ty tự tin về những khoản đào tạo nhân viên
của mình để đem lại cho khách hàng những trải nghiệm và tư vấn tốt nhất.
Sản phẩm là lí do mà khách hàng tìm đến cũng như gắn bó với thương hiệu.
Cung cấp sản
Không ngừng nâng cao chất lượng và nghiên cứu sản phẩm mới là nhiệm vụ
phẩm chất lượng
luôn được công ty đưa lên hàng đầu.

44
Tạo thẻ thành viên để nhân viên chăm sóc khách hàng có thể dễ dàng liên lạc
được và cung cấp cho khách hàng về những thông tin về những chương trình
Cung cấp sản
tri ân, chương trình khuyến mãi như giảm giá hoặc tích lũy điểm thưởng để
phẩm chất lượng
khách hàng trở nên gần gũi hơn và thân thiết hơn, hiểu hơn về sản phẩm và gắn
bó lâu dài với thương hiệu và trở thành khách hàng của công ty.
Cá nhân hóa mối Thấu hiểu các đặc tính cụ thể, yêu cầu của từng khách hàng sau đó đưa toàn bộ
quan hệ đến từng thông tin vào cơ sở dữ liệu và lấy ra sử dụng khi cần, Công ty có thể thiết tế
khách hàng dịch vụ chính xác theo từng tình huống hoặc trường hợp cụ thể.
Dệt Gia Việt Nam là một công ty startup với vốn đầu tư ít ỏi, tuy nhiên với
kiến thức, mối quan hệ và độ tiếp cận của các founder có thể xây dựng một nền
Quản trị mối quan
tảng CRM chuyên nghiệp. Bán hàng trực tiếp ở các cửa hàng công ty có thể
hệ với khách hàng
giao dịch trực tiếp, gửi thư, gọi điện thoại và giao dịch qua Internet dựa trên
ứng dụng công nghệ thông tin và marketing cơ sở dữ liệu database marketing.
8.4. Kế hoạch tài chính
8.4.1. Hoạch định cơ cấu vốn
Bảng 8-16 Cơ cấu vốn
Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị
Tổng chi phí đầu tư ban đầu 5,601,000,000 Đồng
Tổng chi phí biến đổi 1,085,192,000 Đồng/tháng
Vốn kinh doanh dự kiến 4,149,331,000 Đồng
Tổng vốn chủ sở hữu 1,601,000,000 Đồng
8.4.2. Chi phí trước trước hoạt động
Bảng 8-17 Chi phí hoạt động
Hạng mục Dự đoán
Chi phí quảng cáo 100,000,000 VND
Chi phí nghiên cứu sản phẩm, đăng ký kinh doanh 6,920,000 VND
Chi phí tiền bảo trì trang thiết bị, vật dụng, khấu hao trong sản xuất 100,000,000 VND
Chi phí vận chuyển và phân phối 100,000,000 VND
8.4.3. Phân tích tài chính
Báo cáo hoạt động kinh doanh trong ngày
▪ Doanh số: 50 sản phẩm/ ngày, Trong đó, bán trực tiếp tại cửa hàng là 21 sản phẩm
chiếm 42% doanh số và bán trên các sàn thương mại là 29 sản phẩm chiếm 58%
doanh số.
▪ Doanh thu 20,000,000 VND /ngày, 1 tháng nếu việc buôn bán ổn định không gặp
khó khăn thì doanh thu 600,000,000 VND.
▪ Doanh số bán trong 1 ngày (tháng tiếp theo) 100 sp/ ngày - Doanh thu 40,000,000
VND / ngày, 1 tháng nếu việc buôn bán ổn định không gặp khó khăn thì doanh thu
1,200,000,000 VND.
▪ Doanh thu từ các hoạt động khác: Ngoài nguồn doanh thu chính từ việc kinh doanh
mặt hàng dệt sẵn bền vững, công ty còn kiếm thêm doanh thu từ việc cung cấp bã
cây chuối cho các doanh nghiệp chế biến phân bón với giá 10,000,000 VNĐ/1 tấn.

45
8.4.4. Báo cáo hoạt động kinh doanh trong tháng
Bảng 8-18 Chi phí đầu tư cố định
Nội dung Đơn giá Đơn vị tính Số lượng Thành tiền
Thuê mặt bằng 1500m2 65,000,000 Đồng/ tháng 1 65,000,000
Thuê xưởng may mặc (M.D.K) 205,200 Đồng/ sản phẩm 1,000 205,200,000
Chi phí thuê mặt bằng cho cửa
40,000,000 Đồng/ tháng 1 40,000,000
hàng (80m2)
Máy tách sợi 48,000,000 Đồng/máy 3 144,000,000
Máy làm tơi sợi 38,000,000 Đồng/máy 3 114,000,000
Máy ép thủy lực 25,875,000 Đồng/máy 2 51,750,000
Các vật dụng cần cho văn phòng 60,000,000
Dụng cụ, hóa chất 20,000,000
Tổng chi phí đầu tư cố định 1 tháng 699,950,000
Bảng 8-19 Chi phí nhân sự
Vị trí Mức lương tháng/người Số người Tổng/tháng
Nhân viên bán hàng 7,000,000 2 14,000,000
Nhân viên thu ngân và kế toán 6,500,000 2 13,000,000
Nhân viên thời vụ 5,500,000 2 11,000,000
Nhân viên bảo vệ 6,000,000 1 6,000,000
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh 15,000,000 1 15,000,000
Phó giám đốc nhân sự 14,500,000 1 14,500,000
Phó giám đốc Marketing 15,000,000 1 15,000,000
Giám đốc 20,000,000 1 20,000,000
Nhân viên sản xuất trực tiếp 8,000,000 30 240,000,000
Quản lý 8,500,000 1 8,500,000
TỔNG CHI PHÍ 357,000,000
Bảng 8-20 Chi phí nhân công trong khâu sản xuất sợi
Chi phi nguồn cung Chi phí nhân công trong quá trình sản xuất sợi thô
Chi phí tách sợi (15 Chi phí kéo sợi (15
người) người)
Lá dứa 950,000 VND / tấn 8,065,000 VND /tạ 9,331,000 VND /tạ
Thân chuối 27,5kg/ 1,080,000 VND/ tấn 9,478,000 VND /tạ 9,331,000 VND /tạ
cây (1 cây
40,000vnd)
Thân tre 30kg/ cây 1,360,000 VND/ tấn 10,012,000 VND /tạ 9,331,000 VND /tạ
Sen 9,652,000 VND/ tấn 12,033,000 VND /tạ 22,031,965 VND /tạ
TỔNG 13,042,000 VND 39,588,000 VND/tạ 50,024,000 VND /tạ
Chi phí nhân công từng giai đoạn (chưa tính 2,987,067 VND /người 3,334,933 VND /người
các khoản phải trả cho người lao động)
Bảng 8-21 Chi phí hoạt động kinh doanh
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
STT Nội dung Đơn giá Đơn vị
1 Tiền điện 6,500,000 Đồng/tháng
2 Tiền nước 5,500,000 Đồng/tháng
3 Chi phí điện thoại 1,000,000 Đồng/tháng
4 Chi phí Wifi 200,000 Đồng/tháng
5 Tiền thuế 2,000,000 Đồng/tháng
6 Tiền nguyên vật liệu 13,042,000 Đồng/tháng
Tổng chi phí trong tháng 28,242,000

46
Bảng 8-22 Danh sách nợ phải trả
STT TÊN KHOẢN NỢ THÀNH TIỀN
1 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 20% lợi nhuận
2 Phải trả cho người lao động (người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 26% tiền lương = 2,340,000
18%, 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1%
vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và
tử tuất,)
3 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 5% tiền lương = 450,000
4 Quỹ bình ổn giá: Khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ quy định 5,000 VND/ sản phẩm
tại Điều 3 Nghị định này có biến động bất thường

8.4.5. Dự báo doanh thu và chi phi qua 4 năm tương đương 42 tháng
Bảng 8-23 Dự báo doanh thu và chi phí (Đơn vị 1,000 đồng)
Năm 2022 2023 2024 2025
Tổng chi phí (Chi phí quảng cáo; Chi phí
nhân sự; Chi phí vận chuyển; Chi phí 2,006,000 3,044,000 6,214,890 12,189,000
hoạt động kinh doanh; Chi phí khác)
Thành tiền 3,734,000 6,325,000 14,900,000 50,031,965
Tỷ lệ tăng trưởng 0% 69,4% 174% 313%
% Chi phí / doanh thu 54% 48% 41% 24%

So sánh doanh thu và chi phí Doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng


60,000,000 60% 60,000,000 350%
50,000,000 50% 50,000,000 300%
40,000,000 40% 40,000,000 250%
30,000,000 30% 200%
30,000,000
20,000,000 20% 150%
10,000,000 10% 20,000,000
100%
0 0% 10,000,000 50%
2022 2023 2024 2025 0 0%
2022 2023 2024 2025
Thành tiền Tổng chi phí
% Chi phí / doanh thu Thành tiền Tỷ lệ tăng trường

Hình 8-7 So sánh doanh thu và chi phí dự kiến Hình 8-6 So sánh doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng

8.4.6. Tài sản và tín dụng


Tổng số vốn điều lệ của 3 thành viên theo hình thức tiền mặt là 5,601,000,000 VND
Tài sản Doanh nghiệp có một căn nhà trị giá 16 tỷ có địa chỉ tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Công ty Dệt Gia có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp
hữu hình
có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên.
Bao gồm các thông tin về thương hiệu như: logo, chi phí phát hành, bằng phát minh,
Tài sản bằng sáng chế, bản quyền tác giả.
vô hình Kỹ năng và trình độ chuyên môn của thành viên trong công ty cổ phần Dệt Gia.
Số tiền vay thế chấp 16 tỷ là một căn nhà 4 tỷ trong 6 năm từ ngân hàng Vietcombank –
ngân hàng có lãi suất thấp, chỉ 7.7%/năm.
Tín dụng Số tiền 500,000,000 VND vay từ gia đình để duy trì hoạt động kinh doanh trong 2 tháng
đầu khởi nghiệp, đề đáp ứng việc lỗ.

47
8.4.7. Lợi nhuận và thua lỗ
Trong tháng đầu sau khi khởi nghiệp thương hiệu DỆT thì Công ty Dệt Gia đã nhận
khoản lỗ rơi vào khoảng 485,192,000 VND. Sau tháng tiếp theo thì công ty đã đẩy mạnh
năng xuất bán hàng lên 100 sản phẩm 1 ngày từ đó doanh thu sẽ được cải thiện để có
thể duy trì các khoản chi phí cố định và dần dần công ty sẽ hoàn vốn ban đầu. Bên cạnh
đó lợi nhuận của công ty sẽ thu được là 743,908,000 VND và duy trì cho các tháng tiếp
theo. Dự kiến trong 2025 thì công ty cổ phần Dệt Gia sẽ thu được lợi nhuận từ các thị
trường nước ngoài do việc phân phối và phổ biến sản phẩm ra thị trường quốc tế là giá
trị lên đến 341,505,063,900 VND tương đương với 14,933,100 USD.
8.4.8. Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Bảng 8-24 Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Lưu chuyển tiền từ hoạt động Thuyết
Mã số Niên độ kết thúc ngày
tài chính minh
68,2000,000 33,010,000
1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 20
VND VND
Tiền chi trả mua lại cổ phiếu 14,090,000 9,350,000
2 20
doanh nghiệp đã phát hành VND VND
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn 66,530,000
3 -
nhận được VND
47,731,000 21,936,000
4 Tiền chi trả nợ gốc vay 20, 21
VND VND
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho 200,420,000 80,620,000
5
chủ sở hữu VND VND
Lưu chuyển thuần từ hoạt động 310,210,000
6 102,536,000 VND
tài chính VND
Lưu chuyển tiền thuần trong 74,101,662 29,588,459
7 3
năm VND VND
Tiền và tương đương tiền đầu 57,916,497 45,163,667
8
năm VND VND
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá 607,765 6,835,629
9
hối đoái quy đổi ngoại tệ VND VND
3
Tiền và tương đương tiền cuối 943,207,079 1,256,331,000
10
năm VND VND

48
CHƯƠNG 9. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CHO DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
9.1. Mô hình tăng trưởng
9.1.1. Thúc đẩy phát triển sản phẩm

Yếu tố thẩm mỹ cao Doanh nghiệp may

Chất lượng tốt - bền Doanh nghiệp nhuộm

An toàn cho da Doanh nghiệp dệt

0 20000 40000 60000 80000 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

Kết quả phân tích thuộc tính trên cho thấy họ quan trọng các yếu tố của sản phẩm dệt
sẵn, cụ thể hơn ở bảng ước tính tiện ích cho thấy thành phần có nguồn gốc thiên nhiên
rất được ưa chuộng ở phân khúc này. Thuộc tính kế tiếp là tính tự phân hủy và tái sử
dụng của sản phẩm, đối chiếu qua biểu đồ yếu tố chi trả, họ yêu thích sản phẩm đặc biệt
an toàn cho da, có chất lượng tốt – bền và yếu tố thẩm mỹ cao. Vậy hoạt động của công
ty chính là tiếp tục sản xuất các sản phẩm may mặc được làm từ các sợi vãi tự nhiên từ
các phần dư của nông sản, đánh mạnh truyền thông vào quy trình sản xuất và ý nghĩa
của sản phẩm cho xã hội.
9.1.2. Ma trận ANSOFF
Bảng 9-1 Ma trận ANSOFF
Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới
A. Thâm nhập thị trường B. Phát triển sản phẩm
Thị trường hiện tại Các sản phẩm may mặc như rèm cửa, Sản phẩm may mặc với nguồn vật liệu gốc
thảm, các loại khăn, túi... tự nhiên
C. Phát triển thị trường D. Đa dạng hóa
Thị trường mới Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Thanh
Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang.

Giai đoạn 1: Thâm nhập thị trường (Market Penetration Consolidation). Khi ở giai
đoạn đầu, hãng đã tung ra các dòng sản phẩm may mặc đồ gia dụng bền vững DỆT như:
các loại khăn, rèm cửa, thảm, túi,..khi thâm nhập vào thị trường sản phẩm dệt sẵn.

Giai đoạn 2: Mở rộng phạm vi. DỆT mở rộng các cửa hàng đại lý, điểm bán tại các
tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang nhằm
nghiên cứu kỹ về văn hóa, khí hậu, phong tục…của nơi đó ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng và quyết định mua của khách hàng mục tiêu như thế nào, và đối thủ cạnh tranh ở
thị trường đó ra sao, để có những giải pháp marketing phù hợp đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng.

49
Giai đoạn 3: Mở rộng thị trường, Dệt đã cho ra đời các dòng sản phẩm gia dụng
trong ngành may mặc, sản phẩm này lại nhắm đến đối tượng là hộ gia đình có xu hướng
tiêu dùng xanh và tối giản.

Dự tính ở tương lai, DỆT đang chuẩn bị bước sang chiến lược cuối cùng trong ma
trận Ansoff đó chính là Đa dạng hóa. Khi nhận thức của khách hàng về sức khỏe ngày
càng gia tăng và sự ưa chuộng đối với các sản phẩm dệt sẵn bền vững ngày càng tăng,
DỆT sẽ cải tiến, phát triển nhiều loại sản phẩm hơn về thị trường Fashion & Lifestyle.
9.2. Quản lý tăng trường
9.2.1. Chu kỳ sống của sản phẩm
DỆT đang ở giai đoạn giới thiệu, sản phẩm còn ít phiên bản, với thiết kế tối giản phù
hợp với bất kì nhu cầu của mọi người về mặt hàng may mặc bền vững. Cần đầu tư thêm
vào nghiên cứu và phát triển các nguồn sợi vải tự nhiên, đồng thời cải thiện và mở rộng
thêm các loại mẫu mã mới sản phẩm.
Giai đoạn giới thiệu: Đối với giai đoạn này, công ty quyết định áp dụng chiến lược
chi phí thấp để tung ra dòng sản phẩm phục vụ cho nhà ở và thời trang với chất liệu vải
thiên nhiên, với chiến lược định vị sản phẩm “xanh”, giá hợp lý sẽ phần nào gây được
chú với NTD. Việc áp dụng mức giá vừa phải khi tung sản phẩm mới ra thị trường với
mục tiêu chiếm được thị phần càng nhiều càng tốt.

Giai đoạn phát triển: Trong tương lai, có thể bắt đầu nhìn thấy sự tăng trưởng một
cách rõ rệt thông qua kết quả doanh thu. Là giai đoạn nối tiếp giai đoạn 1, công ty phải
tiếp tục bao phủ hết các mặt hàng dệt sẵn ở lĩnh vực Nhà cửa và Thời Trang để duy trì
được chỗ đứng trên thị trường càng lâu càng tốt. Điều đó thể hiện qua các chiến lược
và phương thức duy trì hoạt động sau. (i) Phát triển thêm danh mục sản phẩm, (ii) Mở
rộng quy mô kênh phân phối, (iii_ Chuyển từ quảng cáo nhận biết sản phẩm về các đặc
điểm nổi bật sang quảng cáo hình thức xây dựng hình ảnh, uy tín với nông dân Việt.
9.2.2. Mô hình tăng trưởng Greiner
Bảng 9-2 Các giai đoạn mô hình tăng trưởng Greiner của DỆT
Giai đoạn Đặc điểm Khó khăn
Trong giai đoạn, DỆT còn tương đối nhỏ
và non trẻ. Cổ đông sáng lập và các cổ
đông đồng sáng lập sẽ chịu trách nhiệm Khi công ty tăng trưởng, tổ chức trở nên
Tăng
trực tiếp, chúng tôi tập trung vào việc làm phức tạp hơn thì chúng tôi phải đối mặt
trưởng
ra và bán sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng với gánh nặng quản lý công ty thay vì
thông qua
mô hình cơ cấu doanh nghiệp phẳng và các cho nó hoạt động. Mâu thuẫn xảy ra
sự sáng tạo
thành viên trong nhóm khởi nghiệp thường thường xuyên hơn, các thành viên có
có tính hướng ngoại để mở rộng thêm các thể các cuộc tranh cãi nội bộ xảy ra.
mối quan hệ xung quanh, nghĩa là họ sẽ đầu
tư vào các khách hàng mới.

50
Giai đoạn Đặc điểm Khó khăn
Khi tổ chức tăng trưởng tới mức phức
tạp hơn thì chỉ có các công việc tăng
Công ty ở giai đoạn hai đã bổ nhiệm thành
thêm rất nhiều và các ban cấp cao sẽ
công một giám đốc có năng lực. Đặc điểm
Tăng không thể quản lý được tất cả các hoạt
của giai đoạn này là (i) Cơ cấu tổ chức theo
trưởng động, còn quản lý cấp thấp sẽ cảm thấy
chức năng; (ii) Quản lý kế toán và vốn; (iii)
thông qua bị kẹt bên dưới mặc dù họ có nhiều hiểu
Động lực, ngân sách và các tiêu chuẩn làm
định hướng biết hơn về sản phẩm và thị trường.
việc; (iv) Giao tiếp và phân cấp nghi thức
Khủng hoảng tự quản lúc này sẽ được
hơn; (v) Quản lý theo hướng từ trên xuống.
hình thành gây ra nhiều mâu thuẫn và
khó khăn cho Công ty Dệt Gia.
Càng có nhiều ban quản lý bộ phận thì
Trao quyền là một bước tiến của việc áp
ban giám đốc càng gặp khó khăn trong
dụng thành công một cơ cấu tổ chức phi tập
việc phối hợp tất cả các bộ phận hoạt
Tăng trung hóa. Nó thể hiện các đặc điểm sau:
động độc lập lại. Giai đoạn này cũng
trưởng (i) Trách nhiệm trong vận hành và ở cấp độ
hiện hữu nguy cơ của một cuộc khủng
thông qua thị trường; (iv) Trung tâm lợi nhuận và
hoảng về quản lý. Điều này sẽ dẫn đến
trao quyền động lực tài chính; (v) Ra quyết định dựa
việc các ban quản lý bộ phận sẽ tự đưa
trên đánh giá định kỳ; (v) Quản lý cấp cao
ra nhiều quyết định mang tính cá nhân
can thiệp khi có ngoại lệ.
và gây nguy hại cho công ty.
Khi nhân viên của các bộ phận có quá
Trong giai đoạn chuẩn hóa này, sự phối
Tăng nhiều quyền hạn và các trưởng bộ phận
hợp giữa các đơn vị khác nhau là vô cùng
trưởng có quá ít trách nhiệm, một cuộc khủng
quan trọng. Trong các doanh nghiệp đa
thông qua hoảng quan liêu sẽ có thể phát sinh.
ngành, các nhân viên phòng ban khác nhau
phối hợp Trong khi đó, qui định sẽ khiến cho
sẽ tiếp nhận các vị trí cao từ trụ sở chính -
công ty trở nên cứng nhắc và thiếu linh
nơi các trưởng bộ phận chịu sự quản lí.
hoạt.
Trong giai đoạn hợp tác của mô hình tăng Giai đoạn này kết thúc với một cuộc
Tăng
trưởng Greiner, giai đoạn này có đặc trưng khủng hoảng tăng trưởng bên trong, tức
trưởng
là sự liên lạc giữa các nhân viên thông qua là khả năng tăng trưởng duy nhất của
thông qua
tất cả các nhóm tư vấn, và không tuân theo công ty lúc này là hợp tác với các tổ
hợp tác
bất kỳ quy định hay tiêu chuẩn nào. chức bổ sung.
Bởi vì doanh nghiệp tập trung vào các
Tăng Ở giai đoạn này, Công ty Dệt Gia cố gắng liên minh hơn việc kinh doanh riêng của
trưởng tăng trưởng thông qua các giải pháp mở mình, nên họ rất dễ gặp phải cuộc
thông qua rộng tổ chức như sáp nhập, thành lập công khủng hoảng "danh tính". Doanh
các liên ty đầu tư và làm chủ mạng lưới các công ty nghiệp có thể bị kiểm soát hoàn toàn
minh xung quanh tổ chức. bởi các doanh nghiệp khác và mọi tình
hình "cũ" sẽ biến mất hoàn toàn.
9.3. Chiến lược tăng trưởng nội bộ
Công ty Dệt Gia phát huy các nguồn lực nội bộ của để tăng trưởng doanh số và lợi
nhuận. Chiến lược tăng trưởng nội bộ bao gồm 3 chiến lược chính: (i) Chiến lược phát
triển sản phẩm hoàn toàn mới; (ii) Chiến lược thâm nhập thị trường; (iii)Chiến lược phát
triển thị trường. Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng thêm phạm vi địa lý.

51
9.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Dệt Gia sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường nhằm gia tăng thị phần cho các sản
phẩm hiện tại của công ty thông qua các nỗ lực marketing.

Đẩy mạnh hoạt động marketing: Gia tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm của khách hàng
lên một cách đáng kể. Bao gồm việc gia tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí
quảng cáo, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng hoặc gia tăng các nỗ lực quan
hệ công chúng. Tăng hoặc giảm giá sản phẩm tùy thuộc vào thời điểm và tình hình của
thị trường, khi cầu lớn hơn cung thì công ty sẽ tăng giá để thu lợi nhuận cao và ngược
lại. Hoặc tăng giá do nguồn cung, nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi, bắt đầu khan
hiếm... Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng: Tặng voucher giảm giá 10-20%
cho thành viên lần đầu đăng ký thành viên hoặc vào các dịp lễ, tri ân của công ty,… Gia
tăng các nỗ lực quan hệ công chúng: Kết nối với các KOLs, Youtuber, đăng các bài
PR trên các trang báo lớn Elle, iDesign...)
9.3.2. Chiến lược phát triển thị trường
Khi Dệt Gia có thể thiết lập được một kênh phân phối mới hiệu quả, ổn định, sẵn sàng
và với chi phí hợp lý sẽ áp dụng chiến lược phát triển thị trường nhằm đưa các sản phẩm
hiện tại của Dệt Gia tiêu thụ trên khu vực địa lý mới. Công ty hướng đến việc cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ hiện tại đến các khách hàng mới. Vì vậy Dệt Gia rần thiết lập
kênh phân phối mới cho sản phẩm hiện tại, do đó chúng tôi cũng cân nhắc về chi phí và
hiệu đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế sụt giảm bởi dịch Covid-19.

Chiến lược phát triển thị trường theo phạm vi địa lý


Sau khi công ty hoạt động và phát triển thành công ở Hồ Chí Minh, Dệt Gia sẽ mở
thêm chi nhánh ở các Thành phố như Thành phố Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội, đặt biệt là
mở rộng phạm vi trên toàn cầu sang thị trường nước ngoài như Hàn, Nhật, Thái Lan,...
9.3.3. Chiến lược phát triển sản phẩm
Hiện tại sản phẩm của Dệt Gia đang nằm trong giai đoạn giới thiệu, khi bước vào giai
đoạn bão hòa, công ty sẽ áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm. Công ty nhằm gia tăng
lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm hợp với đa số khách
hàng. Chiến lược này nhằm thu hút những khách hàng đã thỏa mãn với những sản phẩm
hiện tại của doanh nghiệp tiếp tục thử và tiêu dùng các sản phẩm mới. Khi doanh nghiệp
hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát triển công nghệ cao,
trong khi đối thủ cạnh tranh chính có thể đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng
ở mức giá cạnh tranh thì Dệt Gia cần nghiên cứu và cải tiến và áp dụng công nghệ mới
vào sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường.

52
9.4. Chiến lược tăng trưởng bên ngoài
9.4.1. Liên minh chiến lược
Công ty cổ phần Dệt Gia sẽ liên minh chiến lược thông qua hình thức sở hữu cổ phần
trong đó các bên đối tác của công ty sẽ sở hữu một tỉ lệ phần trăm nhất định cổ phần của
doanh nghiệp nhằm kết hợp các nguồn lực và năng lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên minh.
Công ty cổ phần Dệt Gia sẽ cố gắng tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, nhằm Từ đó mạng lại nhiều giá trị cho khách hàng khi sử
trải nghiệp sản phẩm của DỆT, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt của
người tiêu dùng.
▪ Các ngân hàng như MB Bank, Vietcombank, TP Bank
▪ Các tổ chức tín dụng như Master Card, Visa
▪ Các công ty vận chuyển như Dương Minh Logistics, DHL, Logistics Gemadept
▪ Các doanh nghiệp thanh toán điển hình là Momo, Zalo Pay
9.5. Chiến lược tăng trưởng tăng cường
9.5.1. Chiến lược mở rộng cường độ
Đây là chiến lược đòi hỏi Công ty Dệt Gia nỗ lực cao trong việc cải thiện và gia tăng
vị thế của doanh nghiệp với các mặt hàng dệt sẵn bền vững. Vì đây là thương hiệu rất
mới nên các sản phẩm của thương hiệu DỆT sẽ được công ty sử dụng chiến lược thâm
nhập vào thị trường bao gồm các yếu tố sau:
▪ Đặc điểm: nhằm gia tăng thị phần của các sản phẩm mới sắp ra mắt của công ty thông
qua các nỗ lực Marketing.
▪ Triển khai: gia tăng số lượng trung gian phân phối, tăng chi phí quảng cáo, chào hàng
rộng rãi, tăng cường PR,...
▪ Cơ hội và yếu tố để áp dụng:
- Thị trường sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hòa
- Tỷ lệ tiêu thụ của khách hàng có khả năng gia tăng
- Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm do doanh số toàn ngành đang gia tăng
- Có mối tương quan giữa doanh thu và chi phí Marketing
- Việc tăng kinh tế theo quy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu
9.5.2. Chiến lược mở rộng đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Sự đa dạng đồng tâm của thương hiệu DỆT liên quan đến chiến lược tăng trưởng
trong đó bất kỳ sản phẩm mới nào đều có liên quan chặt chẽ đến các sản phẩm mang

53
tính bền vững mà công ty đang sản xuất và kinh doanh hiện nay. Điển hình như phát
triển các sản phẩm được làm các sợi vải như vải sợi lanh, đay và bột gỗ thừa,...

Cách tiếp cận này cho phép chúng tôi sử dụng các nguồn lực và tận dụng các năng
lực hiện có trong việc giới thiệu sản phẩm mới về chức năng hay về chất liệu mới. Các
sản phẩm mới nhìn chung sẽ liên quan chặt chẽ đến các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm
hiện có với mục đích nâng cao nhận thức về thương hiệu DỆT là một thương hiệu đi
đầu trong xu hướng sản xuất các mặt hàng dệt sẵn bền vững, tối ưu hóa nguồn vật liệu
dư thừa từ nông sản tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn phải nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Nhắm mục tiêu các
phân đoạn thị trường đã được xác định trước đó mà chưa được giải quyết đầy đủ.
Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang
Trong tương lai, Dệt Gia sẽ tham gia vào lĩnh vực thời trang bền vững, phát triển các
sản phẩm quần áo, hướng theo lối sống tối giản (Minimalism). Với việc các sản phẩm
thời trang và công việc kinh doanh mới sẽ được công ty thiết kế lại để thu hút các sở
thích khách hàng hiện tại. Cũng như đa dạng hóa đồng tâm, các sản phẩm mới sẽ liên
quan chặt chẽ đến các sản phẩm hiện có. Chiến lược này phụ thuộc nhiều vào sự trung
thành của khách hàng đối với các sản phẩm gia dụng dệt sẵn hiện có để chuyển sang các
sản phẩm về thời trang và hoạt động kinh doanh mới.

Các chuyên gia kinh tế dự đoán, thương mại sẽ bùng nổ một khi đại dịch được
kiểm soát. Việc phải lo toan kỹ lưỡng cho cuộc sống sẽ là mục tiêu hàng đầu của nhiều
hộ gia đình. Một trong những hạng mục bị cắt giảm chi tiêu đầu tiên là thời trang. Đó là
tiền đó trở thành nền tảng vững chắc cho phong cách tối giản. Vì đây là phong cách vừa
tiện dụng, vừa giúp người mặc tiết kiệm chi phí. Theo Harper's Bazaar Việt Nam (2021),
phong cách thời trang tối giản sẽ rất thịnh hành trong những năm tới sẽ đề cao sự thanh
giản, bởi tính tiện dụng, đơn giản. Một món đồ có thể được kết hợp nhiều cách, phù hợp
với nhiều dress code khác nhau.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. biên Tập, “TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

VÀ DỰ BÁO,” Invest Vietnam, 2020, [Online]. Available:

https://investvietnam.gov.vn/vi/- 80.nd/tinh-hinh-dau-tu-vao-nganh-det-may-cua-viet-

nam-va-dubao.html?fbclid=IwAR2ACTU-

9sJubVATPgUuP8iwZ1it7MioNFXtac_UyZqrDiaN_G6RmgbULw

Chi Q. (2022, 1 tháng 3). Dệt may xuất khẩu sẵn sàng "bứt tốc". Báo Nhân Dân.

https://nhandan.vn/kinhte/det-may-xuat-khau-san-sang-but-toc-

Deloitte. (2021, February). Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam Kiên cường trước

khó khăn. Deloitte Vietnam.

Dung V. (2022, 11 tháng 3). Khai thác tối đa lợi ích từ các FTA. Quân Đội Nhân

Dân. https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/khai-thac-toi-da-loi-ich-tu-cac-fta-

688483

ELLE Team. (2018, 29 thang 8). VẢI SỢI LÁ DỨA – CHẤT LIỆU TIỀM NĂNG CHO

NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG XANH. ELLE Vietnam. https://www.elle.vn/the-gioi-

thoi-trang/vai-soi-la-dua-thoi-trang-ben-vung

FPTS. (2020). Báo cáo dệt may. FPT.

Hường T. (2019, 18 tháng 4 ). Xanh hóa ngành dệt may: Cơ hội và thách thức trong tiến

trình hội nhập quốc tế. Comsumption and Production. https://scp.gov.vn/tin-tuc/t10772/xanh-

hoa-nganh-det-may-co-hoi-va-thach-thuc-trong-tien-trinh-hoi-nhap-quoc-te.html

a
Lan, L. H. (2021, 11 23). Fashion Marketing #16: Xu hướng chuyển sang thời trang bền

vững hậu COVID-19. Retrieved from brandsvietnam:

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/321477-Fashion-Marketing-16-Xu-huong-

chuyen-sang-thoi-trang-ben-vung-hau-COVID-19?

N, Q. (2021, 01 06). XU HƯỚNG THỜI TRANG 2021: VÌ SAO PHONG CÁCH TỐI

GIẢN (MINIMALISM) KHÔNG BAO GIỜ LỖI MỐT. Retrieved from bazaarvietnam:

https://bazaarvietnam.vn/vi-sao-phong-cach-toi-gian-minimalism-khong-bao-gio-loi-

mot/#post-2537010

Nga. V (2020). NGÀNH DỆT MAY: TIẾN GẦN HƠN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG. Báo công thương. https://varisme.org.vn/nganh-det-may-tien-gan-hon-

muc-tieu-phat-trien-ben-vung-n116.html

Nielsen. (2019, tháng 9). The Sustainability Imperative. Nielsen.com.

PwC. (2021, tháng 12). Khảo sát Thói quen Tiêu dùng.

https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/consumer-insights-

survey.html

Phong V. (2021, 21 tháng 3). Lối sống xanh: Người tiêu dùng thay đổi, doanh

nghiệp cũng phải “chuyển mình”. Vu Phong Energy Group. https://vuphong.vn/san-

xuat-xanh/

b
Tâm M. (2020, 28 tháng 4). Xu hướng tiêu dùng “Xanh” và “Sạch” của người Việt.

Sở công thương tỉnh Quảng Bình. https://sct.quangbinh.gov.vn/3cms/xu-huong-tieu-

dung-cua-nguoi-viet.htm

Tổng cục thống kê. (2021, 21 tháng 12). HỌP BÁO CÔNG BỐ SỐ LIỆU THỐNG

KÊ KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2021. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-

so-lieu-thong-ke/2021/12/hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-

nam-2021/

Thủy T. (2022, 5 tháng 4). Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2022 duy trì tốc độ

tăng trưởng khá. Bộ công thương Việt Nam. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thong-bao/quy-

i-2022-kim-ngach-xuat-nhap-khau-ghi-nhan-muc-tang-truong-cao.html

VOV (2019, 25 tháng 12). Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường

như thế nào?. Báo VOV.VN. https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nganh-thoi-trang-gay-o-

nhiem-va-tan-pha-moi-truong-nhu-the-nao-993524.vov

c
PHỤ LỤC
Mô hình canvas rút gọn
4. Customer
relationship
Tạo dựng mối quan 1. Customer
hệ từ chiến dịch segment
Marketing Segment 1: Đam
6. Key Tạo dựng mối quan mê các sản phẩm
activities hệ từ mảng bán nghệ thuật may
8. Key
Sản xuất, kinh 2. Value hàng thủ công như: túi
partners
doanh, nghiên propositions Cung cấp sản phẩm vải, ví, vật dụng
Nông
cứu, thiết kế, Giá trị của sản chất lượng trang trí nhà
dân
thuê gia công phẩm Duy trì mối quan cửa... thích trang
Nhà
tạo ra hàng dệt Giá trị về bảo hệ với khách hàng hoàng cho nơi ở
cung
sẵn. vệ môi trường cũ của bản thân.
ứng:
Giá trị nâng Cá nhân hóa mối Segment 2: Quan
nguyên
cao chất quan hệ đến từng tâm đến sức khỏe
liệu thô,
lượng sống khách hàng của gia đình và
máy móc
của xã hội Quản trị mối quan bản thân, chuộng
thiết bị
hệ với khách hàng lối sống và tiêu
7. Key dùng xanh, có
resources 3. Distribution kiến thức và khả
Tài chính channels năng tìm kiếm
Con người Website,TMDT, thông tin tốt.
Tri thức Social media
Cơ sở vật chất
9. Cost structure
Chi phí sản xuất: mặt bằng, máy móc, 5. Revenue Streams
nguyên vật liệu.... Doanh thu từ sản phẩm làm ra.
Chi phí Marketing và bán hàng Doanh thu từ dịch chuối (cung cấp phân
Chi phí nghiên cứu và phát triển các loại sản bón cho nông dân).
phẩm mới, các nguồn nguyên liệu xanh mới.
Câu chuyện thương hiệu
Công ty sẽ luôn xây dựng hình ảnh, thông điệp và sản phẩm hướng đến sống “xanh”
qua câu chuyện thương hiệu: “Nguyễn Thụy Như Khanh – Tôi luôn thấy mình như có
một sự kết nối đặc biệt với thiên nhiên: “Bao nhiêu năm nay, con người đã sống với thói
quen được nhận những điều ‘miễn phí’ từ thiên nhiên mà quên mất rằng, chúng ta cũng

d
cần nói lời cảm ơn với sự kì diệu mà tạo hóa đã ban tặng”. Cô Khanh cùng với hai người
bạn là anh Khoa và chị Nguyệt đã đồng hành nghiên cứu - “cần có giải pháp để thay đổi
hành vi”, từ đó “DỆT” ra đời.
Chí phí marketing
Hạng mục Chi tiết Chi phí
Chụp ảnh sản phẩm 15,000,000 VND
Thiết kế banner, poster, hình ảnh quản cáo
48,623,000 VND
Facebook cho sản phẩm
Nghiên cứu các từ khóa liên quan sợi thiên
14,090,000 VND
nhiên, sản phẩm may mặc…
Facebook, Chạy quảng cáo Facebook Ads, Youtube
Youtube, Ads, TikTok Ads 140,090,000 VND
TikTok
Youtube Chi phí hợp tác với Yutuber 130,421,000 VND
Tối ưu hóa các từ khóa liên quan đến sản
Google 33,010,000 VND
phẩm may mặc từ sợi thiên nhiên
Website Chạy các banner, Website 20,000,000 VND
Chụp ảnh sản phẩm 14,000,000 VND
Thiết kế hình ảnh 10,000,000 VND
Báo điện tử Quản cáo sản phẩm 8,000,000 VND
Viết báo 5,000,000 VND
Chí phí thuê vị trí quảng cáo 89,00,000 VND
Thiết kế các banner, poster, hình ảnh quảng
Tại điểm bán 15,000,000 VND
cáo cho sản phẩm
Chi phí tiền khởi động các công việc chi tiết trong tổ chức và quản lý
Thời gian Lệ phí nhà
Công việc Phí dịch vụ
làm việc nước
1 Đặt tên thành lập công ty và vốn điều lệ 5 ngày
2 Lập hồ sơ thành lập công ty 5 ngày
Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh, mã số 300,000 VND 650,000VND
3 4 ngày
thuế, xuất nhập khẩu
4 Làm con dấu pháp nhân và khắc dấu 1 ngày
1,499,000VN
Đăng ký đặt mua thiết bị chữ ký số (token)
5 1 ngày D/ 0VND
của Viettel
năm
6 Mở tài khoản ngân hàng (TP Bank) 1 ngày 50,000VND 0VND
7 Treo bảng hiệu tại công ty 1 ngày 0VND 0VND
Đăng ký thuế ban đầu cho công ty tại Chi
8 1 ngày 500,000VND 0VND
Cục Thuế, đăng ký kê khai qua mạng
9 Kê khai thuế môn bài
Nộp thông báo phương pháp tính thuế GTGT
10
ở Chi cục thuế quản lý DN
7 ngày 500,000VND 0VND
11 Đăng ký bổ nhiệm giám đốc, kế toán
Đăng ký thực hiện hình thức dịch vụ kế toán
12
cho công ty

e
Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế
13
VAT
14 Đăng ký xin phép đặt in hóa đơn
300,000VND
Đăng bố cáo thành lập công ty lên cổng đăng lên
15 1 ngày 0VND
thông tin quốc gia cổng thông
tin quốc gia
3,799,000
Tổng cộng
VND
Chi phí Văn phòng
STT Tài sản cố định Đơn giá Đơn vị tính Số lượng Thành tiền
1 Thuê văn phòng 40,000,000 Đồng/tháng 1 40,000,000
2 Thiết kế xây dựng 50,000,000 Đồng/lần 1 50,000,000
3 Thi công sửa chữa 60,000,000 Đồng/lần 1 60,000,000
4 Bàn 565,000 Đồng/cái 3 1,695,000
5 Sofa 1,215,000 Đồng/bộ 1 1,215,000
6 Ghế 331,000 Đồng/cái 3 993,000
7 Tủ 649,000 Đồng/cái 3 1,947,000
8 Máy tính 20,000,000 Đồng/máy 4 80,000,000
9 Máy in 1,490,000 Đồng/máy 3 4,470,000
10 Máy lạnh 14,090,000 Đồng/máy 2 28,180,000
11 Máy chấm công 1,690,000 Đồng/máy 1 1,690,000
13 Máy photocopy 17,800,000 Đồng/ máy 1 17,800,000
15 Máy chiếu 4,900,000 Đồng/máy 1 4,900,000
16 Tivi 15,332,000 Đồng/máy 1 15,332,000
17 Bình hoa 149,000 Đồng/bình 4 596,000
18 Đồ dùng văn phòng phẩm
(Các loại giấy in, giấy
811,200 811,200
photo và các loại giấy tờ
văn phòng; bìa kẹp)
19 Giá treo sản phẩm mẫu 119,000 Đồng/cái 2 238,000
20 Kệ trưng bày sản phẩm
223,000 Đồng/cái 2 446,000
mẫu
25 Thùng đựng rác 59,000 Đồng/cái 4 236,000
26 Bàn lễ tân 1,409,000 Đồng/bộ 1 1,409,000
27 Camera 1,812,000 Đồng/máy 2 3,624,000
Tổng chi phí đầu tư văn phòng 315,582,200
Quy định của công ty
Những nội dung cơ bản cần có trong nội quy công ty
Theo quy định của Bộ luật Lao Động và nghị định số 05/2015/NĐ-CP, nội quy công
ty sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây
▪ Tác phong, đạo đức tại nơi làm việc.
▪ An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
▪ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

f
▪ Có các hình thức xử phạt, kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
▪ Bảo vệ tài sản của công ty và cá nhân.
▪ Bảo mật bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ.
I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Mục 1. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
ĐIỀU 1: BIỂU THỜI GIAN LÀM VIỆC TRONG NGÀY VÀ HẰNG TUẦN
Đối với nhân viên văn phòng, bán hàng Đối với nhân viên khâu sản xuất
Từ thứ Hai đến trưa thứ Bảy Từ thứ Hai đến thứ Bảy
Số ngày làm việc trong tuần: 5.5 ngày Số ngày làm việc trong tuần: 6 ngày
Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: 9h Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: 8h
sáng sáng
Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng
Thời gian nghỉ ngời trong ngày: 12h00- Thời gian nghỉ ngơi trong ngày: 11h00-
13h00 12h00
Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày theo Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày theo
nội quy chung của công ty Dệt Gia: 5h chiều nội quy chung của công ty Dệt Gia: 4h chiều
Ngày nghỉ hằng tuần của nhân viên: chiều thứ Ngày nghỉ hằng tuần của nhân viên: ngày thứ
7 và ngày Chủ nhật 7 và ngày Chủ nhật

ĐIỀU 2: NGÀY NGHỈ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC


HƯỞNG NGUYÊN LƯƠNG
(Nghỉ lễ, tết hàng năm: Theo điều 107 của bộ luật Lao động năm 2019 quy định)
▪ Tết Dương Lịch: Một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
▪ Ngày quốc tế lao động: Một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)
▪ Tết âm lịch: Một tuần (2 ngày gần cuối năm và 5 ngày đầu âm lịch)
▪ Ngày Quốc khánh: Một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
▪ Ngày giải phóng miền Nam: Một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
▪ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được hưởng nghỉ bù
vào ngày tiếp theo trong tuần làm việc.

QUY ĐỊNH CÁCH GIẢI QUYẾT SỐ NGÀY PHÉP


CHƯA NGHỈ TRONG NĂM
Nếu do yêu cầu công việc, người lao động không thể nghỉ phép, Công ty sẽ thanh toán tiền lương
những ngày phép đó bằng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
Khi thôi việc nếu người lao động chưa nghỉ hết phép của năm thì được thanh toán tiền lương của
những ngày phép chưa nghỉ bằng 100% tiền lương công việc đang làm trong 1 ngày bình thường.
Trường hợp ngày nghỉ phép năm vẫn còn (người lao động chưa sử dụng hết) thì những ngày nghỉ này
sẽ được chuyển sang cho năm kế tiếp. Tuy nhiên người lao động phải nghỉ hết ngày phép của mình
trước Quý II của năm sau, tức là trước ngày 30 tháng 6 năm sau.

ĐIỀU 3: NGHỈ VIỆC RIÊNG CÓ LƯƠNG

g
(Theo nội quy công ty, người lâo động sẽ có quyền xin nghỉ và hưởng đầy đủ lương như
những ngày đi làm trong một số trường hợp)
▪ Con lập gia đình: được nghỉ 1 ngày.
▪ Người lao động là chồng có vợ sinh con lần 1 và 2: được nghỉ 2 ngày.
▪ Bản thân kết hôn: được nghỉ 5 ngày.
▪ Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) mất, hoặc vợ, chồng, con mất: đuợc nghỉ 3 ngày.

ĐIỀU 4: NGÀY NGHỈ BỆNH


(Đối với các trường hợp bệnh tật thì người thân của người lao động phải thông báo cho
Công ty biết trong thời gian sớm nhất trước giờ làm việc 6 tiếng)
▪ Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp thì sau khi khỏi bệnh người lao động phải nộp đơn xin nghỉ
bệnh cùng với giấy xác nhận của Bác sĩ hay cơ sở y tế mà bệnh nhân chữa trị, nếu không sẽ bị
khấu trừ vào ngày phép năm.
▪ Trong thời gian nghỉ bệnh theo giấy của Bác sĩ, người lao động được hưởng chế độ theo quy định
của luật Bảo Hiểm Xã Hội.

ĐIỀU 5: NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐÌNH ĐẲNG GIỚI


TRONG LAO ĐỘNG
(Để bảo đảm cho quyền bình đẳng trong công ty về mọi mặt, những quy định trong nội quy
công ty đối với người lao động nữ sẽ tuân thủ theo các điều 26, 90, 13 của Bộ Luật động Việt
Nam)
▪ Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, Chính phủ quy định tùy theo điếu
kiện lao động, tính chất công việc. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi
con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 30 ngày.
▪ Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản
▪ Khi nộp đơn xin nghỉ thai sản, người lao động phải đính kèm các giấy xác nhận của Bác
sĩ. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định trên, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể
nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

ĐIỀU 6: NGHỈ VIỆC RIÊNG KHÔNG LƯƠNG


▪ Quy định người lao động có thể xin nghỉ không lương tối đa: 14 ngày trong năm.
▪ Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ không hưởng
lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có lý do thật sự chính đáng.
Lưu ý:
▪ Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng tứ 7 hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc thêm giờ hoặc làm việc ban đêm. Đồng thời
doanh nghiệp không được phép sử dụng người lao động là trẻ em dưới 18 tuổi.
▪ Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất
được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm sớm
không có hại cho sức khỏe và phải báo cho công ty biết trước. Trong trường hợp này,
người lao động nữ vẫn có thể tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản ngoài tiền lương của
những ngày làm việc.
▪ Người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày
60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.

ĐIỀU 8: THỦ TỤC VÀO RA CÔNG TY TRONG VÀ


NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC

h
▪ Không gây mất trật tự và làm việc riêng trong giờ làm việc.
▪ Không được ra vào công ty ngoài giờ làm việc và các ngày nghỉ nếu không có sự chấp
thuận của cấp trên.
▪ Trong giờ làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc theo quy định tại
nội quy công ty, không được làm bất cứ công việc riêng nào ngoài công việc được giao.
▪ Không được vắng mặt tại Công ty nếu không có lý do chính đáng và phải thông báo cho
cấp trên biết mỗi khi ra ngoài công tác.

ĐIỀU 9: QUY ĐỊNH VỀ TÁC PHONG, TRANG PHỤC, THÁI ĐỘ LÀM


VIỆC NƠI CÔNG SỞ
▪ Tất cả mọi người phải có phong thái trang nhã và trang phục tư do và thích hợp với môi
trường làm việc văn phòng, không mặc các trang phục phản cảm lên công ty.
▪ Người lao động phải có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

ĐIỀU 10: QUY ĐỊNH VIỆC TIẾP KHÁCH TRONG DOANH NGHIỆP
▪ Không giao tiếp bằng văn bản hoặc nói chuyện trong Công ty hay giao tiếp với những
người bên ngoài Công ty với những nội dung có thể công kích nhau.
▪ Theo quy định của nội quy công ty, người lao động không được phép dùng máy tính của
Công ty để chuyển hoặc nhận những văn bản, hình ảnh mang tính kỳ thị tôn giáo, dân tộc
hoặc bất kỳ nội dung nào có ý quấy rối hay lăng mạ người khác và các nội dụng nhạy
cảm, đồ trụy.

ĐIỀU 11: NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Rượu và các chất kích thích


▪ Để tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với người lao động và khách hàng, Công ty phải duy
trì một môi trường trong lành và khỏe mạnh.
▪ Công ty cấm hoàn toàn việc sử dụng chất có cồn và thuốc lá bất hợp pháp trong thời gian
làm việc.
▪ Người lao động có biểu hiện bị tác động của cồn hoặc các loại thuốc bất hợp pháp sẽ
không được cho làm việc và phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy công ty.

Đánh bạc
Theo nguyên tắc của Công ty, bài bạc sẽ không được cho phép dưới bất kỳ hình thức nào
và bất cứ người lao động nào tham gia vào các hoạt động đánh bạc trái phép sẽ phải chịu các
hình thức kỷ luật, nếu trong giờ làm việc thì cá nhân đó sẽ bị thôi việc.

Thông tin cá nhân


▪ Một người lao động có thể được phép xem tài liệu của mình khi có sự hiện diện của cấp
trên hoặc Giám Đốc.
▪ Các thông tin liên quan đến trình độ và việc làm của mỗi người lao động với công ty sẽ
được lưu trữ bởi Ban Giám Đốc Công ty.
▪ Cấp trên có thể mượn tài liệu cá nhân khi có lý do chính đáng và các tài liệu cấp dưới
quyền hay những người có liên quan tới bộ phận của họ. Cấp trên phải bảo đảm là không
có người khác sử dụng các tài liệu này.
▪ Các thông tin cá nhân sẽ được giữ kín hoàn toàn và chỉ được truy xuất bởi các giới chức
có thẩm quyền và người lao động của Công ty.

i
▪ Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào người lao động cũng không được phép nộp các tài liệu của
họ mà bằng cách đó cho phép họ có thể thay đổi thông tin và văn bản.

ĐIỀU 12: AN TOÀN LAO ĐỘNG


▪ Tất cả mọi người phải nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn lao động.
▪ Người lao động có bệnh được phép đề nghị xin nghỉ để bảo đảm an toàn cho người lao
động đó cũng như những người khác. Đặc biệt là trong thời buổi đại dịch Covid – 19 diễn
biến phức tạp thì công ty có các quy định riêng để đối phó.
▪ Các nhân viên hiện nay đều phải được tiêm mũi thứ 2 trở lên, hoặc đã từng mắc bệnh.
▪ Các nhân viên trước vào công ty đều phải khai báo y tế thông qua mã QR code của riêng
công ty.
▪ Trong quá trình làm việc, các nhân viên đều phải bắt buộc mang khẩu trang
Có dấu hiệu bị nhiễm có thể xin nghỉ phép và chờ kết quả sau đó thông báo với công ty nếu
hoàn toàn nhiễm bệnh.
▪ Lãnh đạo có trách nhiệm bảo đảm thực hiện trang bị bảo hiểm lao động theo quy định của
pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.
▪ Nhân viên quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc cho những người khác cho
đến khi sự cố được khắc phục.

ĐIỀU 13 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


▪ Nêu rõ trong nội quy công ty rằng Công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm
cho người lao động.
▪ Công ty phải bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc và an toàn cho người lao động,
bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
▪ Công ty phải có trách nhiệm trong việc thường xuyên khử khuẩn nơi làm việc để đảm bảo
hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong công đồng và an toàn cho nhân viên.

ĐIỀU 14: VỆ SINH LAO ĐỘNG


▪ Người lao động phải chịu trách nhiệm giữ các thiết bị điện tại chỗ làm việc sạch sẽ
theo quy định của nội quy công ty, trường hợp tổ công tác của công ty kiểm tra khu
vực làm việc mất vệ sinh thì cá nhân đó sẽ bị xử lý kỷ luật.
▪ Người lao động phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị điện tại chỗ
làm việc.
▪ Trước khi rời khỏi chỗ làm, người lao động phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra
thiết bị điện, nước tại chỗ. Bảo đảm các thiết bị đã được tắt, khóa cẩn thận.
▪ Không được mang những vật dễ cháy nỗ vào Công ty và đặc biệt nghiêm cấm hút
thuốc lá trong phòng làm việc.
▪ Người lao động phải triệt để chấp hành những quy định, quy chế về phòng cháy
chữa cháy.

ĐIỀU 15: GIỮ BÍ MẬT CÔNG NGHỆ, KINH DOANH


▪ Ngăn ngừa việc cố ý hay không cố ý tiết lộ các thông tin về quyền sở hữu và thông
tin bí mật bằng cách giảm tối thiểu rủi ro, người lao động không có thẩm quyền
truy xuất vào các thông tin

j
▪ Ví dụ về các thông tin thuộc quyền sỡ hữu và thông tin bí mật bao gồm nhưng
không giới hạn, kế hoạch kinh doanh, quá trình kinh doanh, thông tin người lao
động, danh sách khách hàng, các thông tin không được công bố trong quá trình
thuê mướn người lao động, các thông tin về khách hàng, kỹ thuật cũng như các hệ
thống bao gồm các chương trình của Công ty.
▪ Trong khi đang làm việc cho Công ty, người lao động không được phép tiết lộ
hoặc yêu cầu tiết lộ các thông tin bí mật thuộc quyền sỡ hữu của Công ty về khách
hàng hoặc nhà cung cấp cho những người không có quyền hạn hoặc bất cứ ai ngoại
trừ những người được khách hàng cho phép hay cơ quan pháp luật.

ĐIỀU 16: BẢO VỆ TÀI SẢN


▪ Nếu làm thất thoát, hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của bảng nội quy
công ty
▪ Người lao động trong Công ty phải trung thực, thật thà, có trách nhiệm bảo vệ tài sản
Công ty.
▪ Người lao động không được phép mang những dụng cụ, máy móc, văn bản và bất kỳ tài
sản nào của Công ty ra khỏi văn phòng nếu không có sự đồng ý của cấp trên.
▪ Người lao động sau khi mang các tài sản của công ty ra ngoài công ty sẽ phải trả lại cho
công ty theo đúng thời hạn mà công ty quy định.
Hình thức xử lý, kỷ luật lao động
Nhiều doanh nghiệp xử lý, kỷ luật lao động bằng cách luân chuyển sang bộ phận khác với
mức lương thấp hơn. Thực chất, theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 thì các hình
thức xử lý kỷ luật lao động chỉ bao gồm khiển trách. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá
06 tháng, hoặc cách chức, sa thải. Nếu vi phạm lỗi tại nội quy công ty và không có những lý do
chính đáng, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 5,000,000 VNĐ đến 15,000,000 VNĐ.
Mô tả mô hình tăng trưởng Greiner

k
Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát định tính
Câu hỏi Gợi ý cho đáp viên
Về các sản phẩm hàng dệt sẵn anh/chị quan tâm Thẩm mỹ, chất liệu, an toàn,...
đến các yếu tố nào?
Anh/chị có ngại sử dụng các sản phẩm vải dệt sẵn
có thành phần hóa học tổng hợp không? Tại sao
Về vấn đề an sức khỏe anh/chị quan tâm đến Không bào mòn da, bào món ống
những tính năng nào? nước, hắt mùi độc hại,...
Anh/chị có biết đến thương hiệu nào cung cấp sản Everon, Muji...
phẩm chăn, grap, gối, nệm từ sợi tre không?
Bảng câu hỏi phỏng vấn định lượng
A. Khảo sát mức độ nhận biết sản phẩm dệt sẵn từ thiên nhiên
1. Anh/chị có biết đến sản phẩm dệt sẵn từ sợi thiên nhiên không? (SA)
• Có
• Không (dừng khảo sát)
2. Anh/chị thích sản phẩm dệt sẵn từ sợi thiên nhiên không? (SA)
• Có
• Không
3. Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm dệt sẵn từ sợi thiên nhiên chưa? (SA)
• Rồi
• Chưa
4. Anh/chị có ý định sẽ sử dụng sản phẩm dệt sẵn từ sợi thiên nhiên? (SA)
• Có
• Không (Dừng khảo sát)
B. Khảo sát nhu cầu và vấn đề của khách hàng về đồ gia dụng
5. Anh/chị đang gặp phải vấn đề nào về những loại vải tổng hợp hóa học? (MA)
• Kích ứng da
• Chóng mặt
• Dễ phai màu
• Dễ nhăn
• Khác...
6. Chọn 3 thuộc tính mà anh/chị quan tâm nhất về vải sợi thiên nhiên? (MA)
• Tính nghệ thuật, thẩm mỹ

l
• An toàn cho da
• An toàn cho môi trường
• Có độ bền cao
7. Chọn 2 công dụng mà anh/chị quan tâm nhất về vải sợi thiên nhiên? (MA)
• Trang trí cho nhà cửa
• Làm phụ kiện cho quần áo
• Làm chăn, drap, rèm, không hại đến sức khỏe
• Làm khăn cho em bé
C. Khảo sát ý định mua hàng của đáp viên
8. Nếu chúng tôi ra sản phẩm dệt sẵn trong tương lai thì Anh/chị có mua không?
• Chắc chắn sẽ mua
• Có thể mua
• Có khả năng mua hoặc không
• Có khả năng không mua
• Chắc chắn không mua (dừng khảo sát)
D. Khảo sát mức giá sẵn sàng chi tiêu của đáp viên và những nơi mua hàng
9. Anh/Chị sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho 1 mét rèm sợi dứa? (SA)
• 300,000 – 400,000 VND
• 500,000 – 600,000 VND
• 700,000 – 800,000 VND
10. Anh/chị sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm khăn sữa của trẻ em? (SA)
• 100,000 – 150,000 VND
• 150,000 – 200,000 VND
• 200,000 – 250,000 VND
11. Anh/chị mong muốn mua sản phẩm này ở những nơi nào
• Cửa hàng chính thức của thương hiệu
• Website của thương hiệu
• TMDT
• Siêu thị
• Chợ
E. câu hỏi nhân khẩu học
12. Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính? (SA)
• Nam

m
• Nữ
• Không muốn nêu cụ thể
13. Anh/Chị vui lòng cho biết độ tuổi? (SA)
• 18-22 tuổi
• 23-34 tuổi
• 35-40 tuổi
• Trên 40 tuổi
14. Nghề nghiệp hiện tại của Anh/Chị là? (SA)
• Sinh viên
• Nhân viên văn phòng
• Nội trợ
• Lao động tự do
• Khác
15. Vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị? (SA)
• Phổ thông
• Đại học
• Thạc sĩ
• Tiến sĩ
16. Thu nhập trung bình hàng tháng của Anh/Chị? (SA)
• Dưới 5 triệu
• 5-15 triệu
• 15-25 triệu
• Trên 25 triệu
17. Tình trạng hôn nhân của anh/chị hiện nay? (SA)
• Độc thân sống 1 mình
• Độc thân ở với gia đình 2 - 4 người
• Đã kết hôn
• Đã kết hôn có con nhỏ 0 - 3 tuổi

n
Kết quả khảo sát
Thống kê mô tả đáp viên
Nội dung Tần số Phần trăm
Giới tính
Nam 88 44
Nữ 112 56
Độ tuổi
18-22 tuổi 10 10
Từ 23 đến 34 83 41.5%
Từ 35 đến 40 77 38.5%
Trên 50 30 15%
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 10 5%
Nhân viên văn phòng 48 24%
Nội trợ 121 60.5%
Lao động tự do 15 7.5%
Khác 6 3%
Thu nhập
Dưới 5 triệu 9 4.5%
5-15 triệu 44 22%
15-25 triệu 119 59.5%
15-25 triệu 28 14%
15-25 triệu
Tình trạng hôn nhân
Độc thân sống 1 mình 74 37%
Độc thân ở với gia đình 2 - 4 người 28 14%
Đã kết hôn 20 10%
Đã kết hôn có con nhỏ 0 - 3 tuổi 78 39%

o
Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với vấn đề họ mắc phải khi sử dụng sản
phẩm vải tổng hợp
Vấn đề về sợia Total
Tình trạng hôn nhân kích ứng dễ phai
chóng mặt dễ nhăn khác
da màu
74 67 74 74 20 74
Độc thân sống 1 mình
37.0% 33.5% 37.0% 37.0% 10.0% 37.0%

Độc thân ở với gia 28 28 28 28 7 28


đình 2 - 4 người 14.0% 14.0% 14.0% 14.0% 3.5% 14.0%
20 20 20 20 0 20
Đã kết hôn
10.0% 10.0% 10.0% 10.0% 0.0% 10.0%

69 62 45 63 0 78
Đã kết hôn có con
nhỏ 0 - 3 tuổi 34.5% 31.0% 22.5% 31.5% 0.0% 39.0%

191 177 167 185 27 200


Total
95.5% 88.5% 83.5% 92.5% 13.5% 100.0%

Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với 3 thuộc tính họ quan tâm nhất khi sử
dụng sợi thiên nhiên
thuộc tínha
Tình trạng hôn
Tính nghệ thuật, An toàn cho An toàn cho Có độ bền Total
nhân
thẩm mỹ da môi trường cao
74 8 3 74 74
Độc thân sống 1 100.0% 10.8% 4.1% 100.0%
mình 72.5% 6.6% 2.9% 43.8%
37.0% 4.0% 1.5% 37.0% 37.0%
28 15 3 28 28
Độc thân ở với 100.0% 53.6% 10.7% 100.0%
gia đình 2 - 4
người 27.5% 12.4% 2.9% 16.6%
14.0% 7.5% 1.5% 14.0% 14.0%
0 20 20 20 20
0.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Đã kết hôn
0.0% 16.5% 19.2% 11.8%
0.0% 10.0% 10.0% 10.0% 10.0%
0 78 78 47 78
Đã kết hôn có 0.0% 100.0% 100.0% 60.3%
con nhỏ 0 - 3 tuổi 0.0% 64.5% 75.0% 27.8%
0.0% 39.0% 39.0% 23.5% 39.0%
102 121 104 169 200
Total
51.0% 60.5% 52.0% 84.5% 100.0%

p
Thuộc tính quan trọnga
Thu nhập Tính nghệ An toàn cho An toàn cho Total
Có độ bền cao
thuật, thẩm mỹ da môi trường
9 4 6 9 9
Dưới 5 triệu
4.5% 2.0% 3.0% 4.5% 4.5%
34 19 10 44 44
5-15 triệu
17.0% 9.5% 5.0% 22.0% 22.0%
50 76 69 107 119
15-25 triệu
25.0% 38.0% 34.5% 53.5% 59.5%
9 22 19 9 28
Trên 25 triệu
4.5% 11.0% 9.5% 4.5% 14.0%
102 121 104 169 200
Total
51.0% 60.5% 52.0% 84.5% 100.0%

Bảng kết hợp nhân khẩu học đáp viên với công dụng họ quan tâm nhất khi sử
dụng sợi thiên nhiên
Công dụng quan tâma
Làm chăn,
Tình trạng hôn Làm phụ
drap, rèm, Làm khăn Total
nhân Trang trí cho nhà cửa kiện cho
không hại cho em bé
quần áo
đến sức khỏe
Độc thân sống 1 74 74 0 0 74
mình 37.0% 37.0% 0.0% 0.0% 37.0%
Độc thân ở với 28 28 0 0 28
gia đình 2 - 4
14.0% 14.0% 0.0% 0.0% 14.0%
người
0 0 20 20 20
Đã kết hôn
0.0% 0.0% 10.0% 10.0% 10.0%
Đã kết hôn có 0 0 78 78 78
con nhỏ 0 - 3
0.0% 0.0% 39.0% 39.0% 39.0%
tuổi
102 102 98 98 200
Total
51.0% 51.0% 49.0% 49.0% 100.0%

Công dụng quan tâma


Làm chăn, drap,
Thu nhập Trang trí cho Làm phụ kiện Làm khăn cho Total
rèm, không hại
nhà cửa cho quần áo em bé
đến sức khỏe
9 9 0 0 9
Dưới 5 triệu
4.5% 4.5% 0.0% 0.0% 4.5%
34 34 10 10 44
5-15 triệu
17.0% 17.0% 5.0% 5.0% 22.0%
50 50 69 69 119
15-25 triệu
25.0% 25.0% 34.5% 34.5% 59.5%
Trên 25 9 9 19 19 28
triệu 4.5% 4.5% 9.5% 9.5% 14.0%
102 102 98 98 200
Total
51.0% 51.0% 49.0% 49.0% 100.0%

q
BÁO CÁO ĐẠO VĂN

r
HỒ SƠ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

s
t
u

You might also like