You are on page 1of 13

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Cơ Khí Động Lực

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT


Tìm hiểu quy trình sản xuất hệ thống bơm phòng cháy chữa
cháy và vận hành doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Nam – 20186067
Lớp: Kỹ thuật Hàng không – K63

Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ PCCC Phương Nam
Thôn An Long, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
15/08/2022 - 10/09/2022

Hà Nội, 09/2022
Mục lục
Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 1
1.1. Tổng quan về cơ sở thực tập
1.2. Chuyên ngành 2
1.2.1. Tư vấn 3
1.2.2. Thi công lắp đặt 3
1.2.3. Sản xuất 3
1.2.4. Thương mại 3
1.2.5. Bảo trì 3
Type chapter title (level 1) 4
Type chapter title (level 2) 5
Type chapter title (level 3) 6
1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
1.1. Tổng quan về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ PCCC Phương Nam
- Tên tiếng Anh: Phuong Nam Fire-Fighting Manufacturing and Trading Service Co., Ltd
- Quốc gia nơi đăng ký hoạt động: Việt Nam
- Địa chỉ hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động: An Long, xã Yên Mỹ, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
- Năm thành lập công ty: 2014
- Tell: 0204 363 7736/0978 682 642/0916 018 979
- Email: ccphuongnam6789@gmail.com
- Xưởng lắp ráp miền Trung: P. Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Mã số thuế: 2400 743 162
- Đại diện pháp luật: Phạm Văn Ninh
- Số điện thoại/Fax: 0978 682 642
- Giấy ĐKKD: 2400 743 162, ngày 05 tháng 11 năm 2014 tại PĐKKD Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Giang, sửa đổi bổ sung ngày 14 tháng 11 năm 2018
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn)

1.2. Chuyên ngành


1.2.1. Tư vấn
- Hướng dẫn thi công lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cung cấp những giải pháp tốt nhất để giải quyết những vấn đề về PCCC

1.2.2. Thi công lắp đặt


PCCC Phương Nam đảm trách trọn gói hoặc từng phần việc thi công lắp đặt công trình
PCCC gồm:
- Cung cấp vật tư thiết bị
- Cung cấp các bản vẽ cơ bản và bản vẽ chi tiết
- Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật có liên quan
- Xin thẩm định thiết kế và giấy phép PCCC
- Thi công lắp đặt các hệ thống PCCC
- Giám sát thi công
- Nghiệm thu công trình
- Xin giấy phép sau cùng để đưa công trình PCCC vào hoạt động

1.2.3. Sản xuất


Sản xuất máy bơm thương hiệu HIMAWARI theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 và là 1
trong 5 thương hiệu bơm Việt Nam hàng đầu hiện nay được Cục PCCC kiểm định.

1.2.4. Thương mại


- Bơm điện chữa cháy: Thương hiệu HIMAWARI, SINGAPO, PENTAX, EBARA, ...
- Bơm dầu Diesel chữa cháy: LP Singapo, Huyndai-Korea, KOHLER-LOMBARDINI,
IVECO, FPT-ITALY
- Bơm chữa cháy xăng: Tohatsu-Japan, Trung Quốc, Thái Lan,...
- Trung tâm báo cháy: Hochiki-GST-Apolo-Cooper-Horing...
- Đầu phun sprinler: TYCO-Anh; PROTEC-Taiwan-China...
- Ống: SEAH, Việt Nam…
- Phụ kiện ống: MEZH-SON made in China, FKK-Japan, DYBENVINA-Korea…
- Van: TYCO-Anh; TOYO-KITZ made in Japan; SAMYANG-Korea; SHINNYI-
Taiwan...
- Bình chữa cháy: SRI-EVERSAFE made in Malaysia, RENAN-China; KOREA,
JAPAN, GERMANY

1.2.5. Bảo trì


- Sửa chữa các loại thiết bị PCCC
- Hợp đồng bảo trì các hệ thống PCCC cho nhà máy điện, nhà máy công nghiệp và các
kho chứa hàng hóa, xưởng sản xuất
- Cho thuê các thiết bị và phương tiện PCCC (máy bơm chữa cháy)

1.3. Cơ cấu tổ chức


1.3.1. Sơ đồ thứ bậc các thực thể trong công ty và tóm tắt nhiệm vụ
Bao gồm các đơn vị, tổ chức và cá nhân sau (Hình 1):
- Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít
nhất mỗi năm phải họp một lần.
- Giám đốc công ty: trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước hội đồng thành
viên công ty.
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập

- Phó giám đốc công ty: giúp giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh
nghiệp theo sự phân công của giám đốc. Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý
các bộ phận.
- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề liên quan
đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu
và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Phòng hành chính: đảm nhận toàn bộ các việc liên quan đến quy trình, thủ tục hành
chính; quản lý và giám sát công việc của nhân viên trong công ty; tư vấn pháp lý cho Ban
Giám đốc khi cần.
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc hội đồng thành viên,
giám đốc công ty trong các lĩnh vực về công tác tài chính, kế toán; công tác quản lý vốn,
tài sản; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; công tác quản lý chi phí và phân tích hoạt
động kinh tế.
- Phòng kỹ thuật: giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ
thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp.
- Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm chuyển đổi nguyên vật liệu thô và các yếu tố đầu vào
khác thành sản phẩm cuối cùng. Đưa ra các kế hoạch nâng cao hiệu quả của dây chuyền
sản xuất nhằm đạt được mục tiêu sản lượng đề ra, đảm bảo giá trị cũng như chất lượng
của thành phẩm luôn ở mức tốt nhất.

1.3.2. Kết cấu đội ngũ nhân sự chủ chốt


- Giám đốc: Phạm Văn Ninh - Cử nhân công nghệ thông tin - Tuổi nghề 12 năm
- Phó giám đốc, kế toán trưởng: Phạm Thị Giang - Cử nhân quản trị kinh doanh - Tuổi
nghề 15 năm
- Phó giám đốc kinh doanh: Nguyễn Hoàng Anh - Cử nhân kinh tế - Tuổi nghề 10 năm
- Trưởng phòng kinh doanh: Dương Quang Thắng
- Trưởng xưởng: Phạm Văn Chung
- Quản lý xưởng: Nguyễn Quốc Hoàn
- Đội trưởng thi công: Nguyễn Văn Dương

2. Nội dung thực tập


2.1. Tìm hiểu về các sản phẩm bơm của công ty
2.1.1 Bơm ly tâm (Centrifugal pump)
a, Định nghĩa
Máy bơm ly tâm được sử dụng để vận chuyển chất lỏng bằng cách chuyển đổi động năng
quay (rotational kinetic energy) thành năng lượng thủy lực (hydrodynamic energy) của
dòng chất lỏng.
b, Cấu tạo chung:
- Bộ cánh bơm (impeller): được sử dụng để tăng động năng của dòng chảy.
- Vỏ máy (Volute): chứa chất lưu bên trong, hoạt động như một bình áp suất hướng dòng
vào và ra khỏi máy bơm.
- Trục (Rotor): Có tác dụng truyền mômen xoắn từ động cơ đến bộ cánh bơm.
- Vòng bi (Bearing): hạn chế chuyển động tương đối của trục (rotor), giảm ma sát giữa
trục quay và stator.
- Ống dẫn (Discharge/Delivery nozzle): đưa dòng chất lỏng có vận tốc và đã được tăng áp
đến vị trí mong muốn.

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo bơm ly tâm

c, Nguyên lý hoạt động


Máy bơm ly tâm chuyển đổi năng lượng quay, thường từ động cơ, thành năng lượng
trong chất lỏng chuyển động. Một phần trong đó chuyển thành động năng của chất lưu.
Chất lỏng đi vào theo trục qua ống hút (suction pipe), bị cuốn vào bộ cánh bơm và xoáy
theo 2 phương tiếp tuyến, hướng tâm ra bên ngoài vào đĩa khuếch tán (diffuser). Dòng
chất lưu thu được cả vận tốc và áp suất khi đi qua bộ cánh bơm. Đĩa khuếch tán làm giảm
tốc dòng chảy và tăng áp cho đến một giá trị nhất định thì được xả qua đầu ra và chuyển
đến vị trí định sẵn.

2.1.2 Bơm chữa cháy (Fire pump)


a, Định nghĩa:
Bơm chữa cháy là loại máy bơm sử dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Nó
có thể được dẫn động bằng động cơ diesel, động cơ điện. Bơm chữa cháy sử dụng để tăng
áp dòng chảy (bằng cách chuyển đổi cơ năng thành năng lượng thủy lực) nhằm đáp ứng
các yêu cầu thiết kế của hệ thống phòng cháy chữa cháy (Ví dụ như ở các tòa nhà cao ốc,
khi mà áp suất từ đường ống trong thành phố không đủ lớn để thắng được trọng lực và
đưa nước đến tầng trên cùng).
b, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung
Máy bơm chữa cháy cung cấp khả năng tiếp cận nước với áp suất cao cho hệ thống phun
nước chữa cháy, làm tăng tốc dòng chảy. Để làm được điều đó nó sẽ không chỉ bao gồm
mỗi máy bơm mà cần cả một hệ thống, cấu thành từ bơm, động cơ và trình điều khiển.

Hình 3. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bơm chữa cháy

Nguyên lý hoạt động của máy bơm chữa cháy giống như máy bơm ly tâm. Nó được điều
khiển bởi động cơ (điện hoặc diesel). Khi bộ cánh bơm quay với tốc độ cao, nó sẽ dẫn
chất lỏng giữa các cánh quay theo. Do lực ly tâm, chất lưu di chuyển từ tâm của cánh
bơm ra mép ngoài (tốc độ dòng chảy có thể tăng lên 15-25m/s), làm tăng động năng.
Hình 4. Một hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy đầy đủ cho các tòa nhà

Bơm chữa cháy nhận nước từ nguồn cấp nước ngầm hoặc bể chứa, hồ và chạy bằng điện
hoặc động cơ nhiên liệu diesel. Áp suất cao được cung cấp bởi máy bơm phân phối nước
qua hệ thống đầu phun và ống lấy nước đặt đứng (hose strandpipes). Giống như mọi hệ
thống khác, nó cũng cần phải có bơm dự phòng trong trường hợp bơm chính bị lỗi. Nếu
bơm chính chạy điện, bơm dự phòng cũng chạy điện, tương tự với bơm diesel.

2.1.3. Bơm chữa cháy chạy bằng motor điện (Electric-driven Fire pump)

a, Định nghĩa:
Máy bơm điện là một loại máy bơm thủy lực cánh dẫn, hoạt động nhờ bộ cánh quay
chuyển cơ năng của máy sang năng lượng thủy động của dòng ra. Nhờ đó nước được dẫn
vào tâm quay của cánh bơm và dựa vào lực ly tâm đẩy nước ra ngoài các mép cánh bơm.
Năng lượng thủy động là tích số của 4 đại lượng kỹ thuật bao gồm: lưu lượng (Q), cột áp
(H), trọng lượng riêng của chất lỏng (p) và gia tốc trọng trường nơi đặt máy bơm (g).
b, Cấu tạo máy bơm điện
Máy bơm điện ly tâm có cấu tạo với 6 bộ phận chính bao gồm: trục, bánh xe công tác, bộ
phận hướng ra, bộ phận hướng vào, ống hút và ống đẩy. Các bộ phần này của bơm có thể
dễ dàng tháo bỏ, tách rời nên rất thuận tiện cho việc di chuyển.
Hình 5. Cấu tạo bơm điện trục đứng Pentax

c, Nguyên lý hoạt động


Trước khi bơm điện hoạt động, chúng ta cần phải mồi bơm bằng cách làm cho thân bơm
và ống hút chứa đầy chất lỏng. Khi máy bơm hoạt động, bánh công tác và bộ cánh sẽ
quay, dòng chất lưu trong bánh công tác sẽ bị văng ra ngoài nhờ tác dụng ở lực ly tâm.
Chất lỏng sẽ theo các máng dẫn của máy và đi vào ống đẩy có áp suất cao. Quá trình này
được gọi là đẩy bơm. Lúc này, ở cửa vào của bánh công tác tạo ra vùng chân không, tác
khiến dòng chất lưu ở bể sẽ bị hút liên tục và đẩy vào theo đường ống hút. Quá trình này
được gọi là hút bơm. Quá trình hút và đẩy của bơm điện diễn ra liên tục, tạo dòng chảy
liên tục qua bơm. Bộ phận dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn dòng từ bánh công tác ra ống đẩy
và giúp chất lỏng chảy qua đây được ổn định.
Hình 6. Mồi bơm

d, Một số sản phẩm bơm điện của công ty

Bơm điện Pentax


Có thể thấy rằng thương hiệu Pentax đã quá nổi tiếng với các dòng máy bơm. Các sản
phẩm máy bơm điện Pentax được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu
thế giới. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo các tiêu
chuẩn về an toàn, môi trường, và chất lượng của Châu Âu.

Hình 7. Bơm điện Pentax 45KW (ảnh trang web công ty)
Hình 8. Mẫu bơm điện Pentax 45KW vừa xuất xưởng, đợi nhập kho

Bơm điện Himawari


Máy bơm chữa cháy điện Himawari là máy bơm ly tâm trục ngang và được sử dụng rộng
rãi tại các hệ thống phòng cháy chữa cháy, xây dựng, thoát nước, thủy lợi, tưới tiêu...
Ngoài ra, Himawari còn được ứng dụng trong công nghiệp như hệ thống giải nhiệt, bột
giấy, thực phẩm, hóa chất, nhuộm; trong hệ thống sưởi, điều hòa không khí, hồ bơi…

Hình 9. Bơm ly tâm chạy motor điện Himawari


2.2. Tìm hiểu về các thiết bị, công cụ sản xuất trong khu vực xưởng

You might also like