You are on page 1of 8

BÀI TẬP SINH LÝ THỰC VẬT

Câu 1: S.Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh Quốc) đã sử dụng rệp cây sống
bằng dịch phloem. Khi áp suất ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích, các nhà
nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích và ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa dịch
hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ đường của dịch từ ngòi chích ở
các điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a) Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
b) Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích thì ngòi chích hoạt động
như cái vòi ứa dịch hàng giờ?
c) Nếu một loài rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngòi chích đâm vào
dịch xilem hút dịch thì tách rệp ra khỏi ngòi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy
ra từ vòi chích không? Giải thích.

Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học của các trường hợp sau:
a) Nhằm tăng thêm sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích trồng mía,
người ta đã sử dụng gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun lên cây mía.
b) Ngắt ngọn cây đậu khi cây đang sinh trưởng mạnh sẽ thu được năng suất cao
hơn.
c) Không nên phun các chất kích thích sinh trưởng tổng hợp cho cây rau ăn lá.
d) Chấm dung dịch 2,4-D (một dạng auxin nhân tạo) với nồng độ thích hợp lên hoa
cái cây cà chua.
e) Thắp đèn vào ban đêm cho vườn cây thanh long vào mùa đông.

Câu 3: Nghiên cứu 2 giống cây của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và
B, trong đó có một giống là cây 2 năm và một giống là cây hằng năm. Tiến hành
thí nghiệm được kết quả như sau:
Giống cây Xử lý Chiếu sáng 8 giờ Chiếu sáng 14 giờ
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống A
Không xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống B
Không xử lý lạnh Không ra hoa Không ra hoa
a) Hãy cho biết điều kiện ra hoa của giống A và B? Trong 2 giống A và B giống
nào là cây 2 năm, giống nào là cây 1 năm?
b) Tiến hành thí nghiệm với cây giống A:
- Che ngọn, để thân lá trong điều kiện ngày dài.
- Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.
Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?
Câu 4: Ngoài auxin và cytokinin liên quan tới sự phát sinh cành, gen MAX4 được
cho là quy định sự hình thành phân tử tín hiệu trigolactone và các dẫn xuất của nó
có tác dụng ức chế sự phát sinh cành. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến phát
sinh cành, người ta ghép thể đột biến max4 với kiểu thực vật hoang dại (WT) như
sau:
12

10
Number of branching

0
Category 1 Category 2 Category 3
WT max4 max4 scion__
WT max4 WT rootstock

a) Có ý kiến cho rằng : "Tỷ số cao giữa cytokinin với auxin sẽ ức chế ra cành bên
so với mẫu ghép WT/WT". Theo bạn, ý kiến trên là đúng hay sai? Tại sao?
b) Nếu ghép chồi WT với thân rễ max4 thì số lượng cành thu được sẽ như thế nào
so với khi ghép chồi max4 với thân rễ WT? Giải thích.

Câu 5: Harry Borthwick, Sterling Hendricks và các đồng nghiệp tại bộ nông
nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các thí nghiệm mang tính bước ngoặt để
chứng minh sự tồn tại của thụ thể ánh sáng đỏ - có tính chất quyết định sự nảy
mầm của hạt. Borthwick là con trai của một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật, đã
nối nghiệp bố mình và đi theo con đường nghiên cứu sinh lý thực vật. Sau khi
quang chu kỳ được phát hiện, tầm quan trọng của các phản ứng không phụ thuộc
quang hợp với ánh sáng trở thành một chủ đề nóng của nghiên cứu. Trong hơn một
thế kỷ, người ta đã biết rằng hạt giống rau diếp cần ánh sáng để nảy mầm. Bằng
cách đặt hạt giống rau diếp trong một môi trường mà có thể thay đổi một số điều
kiện, nhóm Borthwick đã thử nghiệm tín hiệu của ánh sáng trên sự nảy mầm của
hạt.
a) Ảnh hưởng của quang phổ đến sự nảy mầm của hạt được nghiên cứu bằng
cách ngâm hạt trên giấy lọc ẩm trong tối 16 giờ (tạo điều kiện ẩm) sau đó hạt
được chiếu ánh sáng với các bước sóng khác nhau trong 1 phút. Cuối cùng
các hạt được đem trở lại trong tối và kiểm tra sự nảy mầm sau 2 ngày. Kết
quả thu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1
Bước sóng (nm) 560 570 580 590 600 620 640 660 680 690 700
Năng lượng cần
cho 50% số hạt 35 25 15 10 8 6 4 3 4 45 80
nảy mầm
Hãy cho biết ảnh hưởng của các bước sóng khác nhau tới tỷ lệ nảy mầm của
hạt? Tại bước sóng nào tỷ lệ nảy mầm là cao nhất?
b) Ngoài ảnh hưởng bởi quang phổ, người ta đã chứng minh được ảnh hưởng
của các loại ánh sáng khác nhau đến phản ứng của thực vật. Sau khi thu
được kết quả ở bảng 1, nhóm Borthwick’s tiếp tục làm thí nghiệm với 5
nhóm hạt mới (mỗi nhóm 200 hạt) với công thức chiếu sáng khác nhau
(được chiếu ánh sáng bước sóng 660nm (đỏ, R) trong 1 phút và chiếu ánh
sáng 700nm (đỏ xa, FR) trong 4 phút). Hạt sau đó được trả về trong tối và
kiểm tra sự nảy mầm trong 2 ngày. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2
Chiếu sáng Tỉ lệ nảy mầm (%)
Không 8,5
R 98
FR 54
R → FR → R 100
R → FR → R → FR 43
R → FR → R → FR → R 99
- Có thể kết luận gì về sự phản ứng của hạt đối với tín hiệu ánh sáng? Giải
thích kết quả thu được
- Tại sao một số hạt không được chiếu sáng vẫn nảy mầm?

Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của thực vật C3, đặc điểm
nào là của thực vật C4?
1. Chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP.
2. Điểm bão hoà ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần.
3. Cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi.
4. Điểm bão hoà ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần.
5. Điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm.
6. Lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch.
7. Perôxixôm có liên quan đến quang hợp.
8. Có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Câu 7: Mối liên quan giữa cường độ quang hợp và nhiệt độ được minh họa trong
hình dưới đây. Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây
hấp thu (đo tại thời điểm hấp thu).
50

45

40
Cường độ quang hợp

35

30 (3)

25

20
(2)
15

10
(1)
5

0
10 20 30 40 50 60

Nhiệt độ (oC)
Đường cong (1), (2), (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật
nào trong các thực vật C3, C4, CAM? Giải thích?
Câu 8: Biểu đồ sau đây biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ oxy trong một thùng
kín chứa cây rau chân vịt tại các điều kiện ánh sáng khác nhau. Trục tung biểu thị
nồng độ oxy và trục hoành biểu thị cường độ ánh sáng tăng dần từ trái sang phải.
A B C D
Y

X
Tăng nồng độ oxy

Cường độ ánh sáng


W
Giảm nồng độ oxy

a) Trong 4 giai đoạn A, B, C, D, giai đoạn nào có ánh sáng là nhân tố giới hạn đến
tốc độ quang hợp?
b) Mỗi nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích.
i. Tại điểm X, nồng độ CO2 đang tăng.
ii. Tại điểm W, tỷ lệ tiêu thụ CO2 cân bằng tỷ lệ sản xuất CO2.
iii. Tại điểm Y, CO2 có thể là nhân tố giới hạn quang hợp.
iv. Tại điểm Z, nồng độ O2 ngày càng giảm và do đó tốc độ hô hấp cao hơn tốc độ
quang hợp.
Câu 9:
a) Hạt phấn chín tham gia thụ phấn cho hoa cái có phải là giao tử đực không? Vì
sao?
b) Trong quá trình thụ phấn có rất nhiều hạt phấn tham gia, điều đó có lợi ích gì
đối với thực vật?

Câu 10: Theo mô hình ABC về phát triển hoa ở


cây Arabidopsis, ba lớp gen A, B và C được chỉ
định nhận dạng cơ quan dựa trên các cơ quan hoa
ở mỗi vòng của một bông hoa. Như thể hiện
trong hình dưới đây, biểu hiện của các gen lớp A
trong vòng đầu tiên (ngoài cùng) xác định lá đài,
của các gen lớp A và B ở vòng thứ hai xác định
cánh hoa, gen lớp B và C trong vòng thứ ba xác
định nhị, và biểu hiện của các gen lớp C quy định
cho lá noãn. Các gen lớp A và C hạn chế sự biểu
hiện của nhau. Đột biến vô hiệu gen lớp A dẫn
đến biểu hiện của các gen lớp C ở cả bốn vòng, ngược lại cac đột biến vô hiệu gen
lớp C dẫn đến biểu hiện của các gen lớp A trong tất cả các vòng.
a. Nếu thể Arabidopsis dại được được chuyển một đoạn gen có promoter của gen C
hợp nhất với trình tự mã hóa của gen B, dự đoán sự sắp xếp (từ ngoài vào trong)
theo các vòng hoa?
b. Một dòng Arabidopsis có hoa gồm cả bốn vòng lá noãn. Đây là kiểu đột biến
thuộc gen nào? Giải thích.
c. Theo mô hình ABC, kiểu sắp xếp cac cơ quan hoa nào dưới đây (từ vòng ngoài
vào trong), là do đột biến vô hiệu gen B?
A. Se Se Ca Ca.
B. Pe Pe St St.
C. Se Pe Pe Se.
D. St St Ca Ca.
Câu 11: Hình dưới đây thể hiện sự di chuyển của các chất trong mạch gỗ và mạch
rây của thực vật.

– Dẫn lối tư duy


Cho các cơ chế vận chuyển:
I. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm.
II. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương.
III. Vận chuyển chủ động.
IV. Vận chuyển thụ động.
Trong các cơ chế trên, cơ chế nào là cơ chế chính để tạo ra các dòng vận chuyển P,
Q, R, S? Giải thích.

Câu 12: Có 4 chậu cây trong cac trường hợp sau:


- Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày.
- Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao.
- Chậu 3: Để ngoài nắng gắt.
- Chậu 4: Để trong phòng lạnh.
Kết quả chung của 4 chậu trên là gì? Giải thích mỗi hiện tượng này?
Câu bổ sung: Một thí nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa thực vật và nấm rễ được
tiến hành trong các chậu trồng cây lâu năm. Cây AT và TT có quan hệ với nấm rễ
N1, không có quan hệ với nấm rễ N2. Cây DS có quan hệ với nấm rễ N2, không có
quan hệ với nấm rễ N1. Ba cây được trồng trong chậu đất có nấm rễ N1 và N2. Sau
3 năm trồng, tán cây AT được bọc trong túi nilon kín có khí CO2 được đánh dấu
phóng xạ 13C còn tán cây TT thì được bọc trong túi nilon có chứa CO2 14C, cây DS
thì không được bọc trong túi nilon. Sinh khối rễ, chồi của 3 loài cây đã được phân
tích thành phần Cacbon. Các ý kiến dưới đây là đúng hay sai
A. Sự có mặt của 13C hoặc 14C trong nấm rễ N1 cho phép khẳng định mối quan hệ
giữa cây AT, TT với nấm rễ N1 và ngược lại.
B. Sự có mặt 13C hoặc 14C trong cây AT, TT cho phép khẳng định N1 sử dụng
nguồn C hữu cơ từ cây AT và TT, đồng thời chuyển nguồn C này cho cây AT và
TT.
C. Sự có mặt 13C hoặc 14C trong cây DS cho phép khẳng định nấm rễ N1 và nấm rễ
N2 không sử dụng C từ cây.
D. Sự vắng mặt của 13C hoặc 14C trong cây DS và nấm rễ N2 cho phép khẳng định
nấm rễ N1 không có khả năng chuyển nguồn C này cho nấm rễ N2 và cho cây DS.

You might also like