You are on page 1of 20

CHƯƠNG I.

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ


NĂNG LƯỢNG

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Thầy Đinh Quốc Hưng


Bộ môn Chuyên Sinh – Trường THPT Chuyên KHTN
09.8843.8842
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
1. Hình thái hệ rễ
- Phân loại
+ Rễ cọc: có ở cây 2 lá mầm
+ Rễ chùm: có ở cây 1 lá mầm

- Cấu tạo đỉnh rễ


+ Miền phân chia: có các tế bào non liên tục nguyên phân
phân tạo ra các tế bào mới.
+ Miền kéo dài: các tế bào không phân chia theo chiều dọc mà
chỉ sinh trưởng giãn dài ra.
+ Miền lông hút: các tế bào biểu bì có thành tế bào kéo dài ra
tạo thành các lông hút làm tăng khả diện tích năng hút nước
+ Phía đỉnh rẽ có phần chop rễ giúp bảo vệ khi rễ len lỏi qua
giữa các hạt đất.
2. Các dạng nước trong cây (Snc – tr6) 2
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 3


II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào


tế bào lông hút

(a) Hấp thụ ion khoáng

(b) Hấp thụ nước

- Đặc điểm tế bào lông hút


(Snc–tr7)

2. Hấp thụ nước và ion khoáng từ tế bào


lông hút vào mạch gỗ

- Con đường gian bào

- Con đường tế bào chất


Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 4
II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
(a) Hấp thụ ion khoáng: có 2 cơ chế
+ Cơ chế thụ động: xảy ra với những ion có nồng độ ngoài dung dịch đất cao hơn nồng độ bên trong tế
bào lông hút. Cơ chế này không tiêu tốn năng lượng.
+ Cơ chế chủ động: xảy ra với những ion có nồng độ ngoài dung dịch đất thấp hơn nồng độ bên trong
tế bào lông hút. Cơ chế này phải sử dụng các bơm và tiêu tốn năng lượng.
(b) Hấp thụ nước
- Cơ chế hấp thụ: nước đi từ đất vào tế bào lông hút luôn theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu), từ
nơi có nồng độ thấp (thế nước cao) đến nơi có nồng độ cao (thế nước thấp)
- Tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất là vì:
+ Tế bào tích cực hấp thụ muối khoáng và tăng cường tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng nồng độ
dịch bào.
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá giúp hút nước lên phía trên, làm giảm lượng nước trong tế bào lông
hút, làm tăng nồng độ dịch bào.
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 5
II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
- Đặc điểm tế bào lông hút phù hợp với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng (Snc–tr7)
+ Có thành tế bào mỏng, kéo dài và không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
+ Có áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.

2. Hấp thụ nước và ion khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ
- Con đường gian bào: nước và muối khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào và khoảng
không gian giữa các bó sợi xenlulozo bên trong thành tế bào. Các chất có tốc độ di truyển nhanh
nhưng không được kiểm soát chặt chẽ.
- Con đường tế bào chất: nước và muối khoáng đi qua màng tế bào lông hút vào tế bào chất, sau đó
đi xuyên qua cầu nối sinh chất giữa các tế bào. Các chất có tốc độ di truyển chậm nhưng được kiểm
soát chặt chẽ.
► Dù đi theo con đường nào thì cuối cùng nước và muối khoáng phải đi qua tế bào chất của tế bào
nội bì để vào trung trụ vì thành tế bào nội bì thấm lipit tạo thành đai caspari ngăn các chất đi qua thành
tế bào nội bì. Nhờ đó các chất được kiểm soát chặt chẽ trước khi đi vào mạch gỗ. 6
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG

Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

Thầy Đinh Quốc Hưng


Bộ môn Chuyên Sinh – Trường THPT Chuyên KHTN
09.8843.8842
8
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN
I. Dòng mạch gỗ

1. Cấu tạo mạch gỗ

2. Thành phần dịch mạch gỗ

3. Động lực dòng mạch gỗ

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 9


I. Dòng mạch gỗ

1. Cấu tạo mạch gỗ


- Mạch gỗ (xilem) gồm các tế bào chết gồm 2 loại tế bào là quản
bào mà mạch ống (mạch ống có kích thước lớn hơn và vận
chuyển nước hiệu quả hơn)
- Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài liên tục
giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
- Các mạch gỗ xếp sát nhau được nối thông với nhau bởi các lỗ
bên tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
- Thành mạch gỗ được thấm linhin giúp mạch gỗ bền chắc và
chịu nước.

2. Thành phần dịch mạch gỗ


Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra
còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (như aa, vitamin,
hoocmôn…)
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 10
I. Dòng mạch gỗ
3. Động lực dòng mạch gỗ

(a) Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)


Ví dụ: hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt

(b) Lực hút do thoát hơi nước ở lá (có vai trò quan trọng nhất)

(c) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành
mạch gỗ
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 11
II. Dòng mạch rây

1. Cấu tạo mạch rây

2. Thành phần dịch mạch rây

3. Động lực dòng mạch rây

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 12


II. Dòng mạch rây
1. Cấu tạo mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và các tế bào
kèm. Các tế bào ống rây nối với nhau thành ống dài liên tục
giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng.

2. Thành phần dịch mạch rây


Dịch mạch rây gồm chủ yếu là các chất hữu cơ như
saccarozo, aa, vitamin, hoocmôn thực vật…, bên cạnh đó
còn có một số ion khoáng được rút ra từ các lá gì để vận
chuyển đến các lá non.

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 13


II. Dòng mạch rây

3. Động lực dòng mạch rây


Là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (thường
là lá) - nơi có áp suất thẩm thấu cao với cơ quan chứa (củ) hoặc cơ
quan sử dụng (quả, lá non) - nơi có áp suất thẩm thấu thấp

14
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG

Bài 3. Thoát hơi nước

Thầy Đinh Quốc Hưng


Bộ môn Chuyên Sinh – Trường THPT Chuyên KHTN
09.8843.8842
I. Vai trò của thoát hơi nước
- Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
- Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lý diễn ra bình
thường.
- Giúp cây hút được nước, các tế bào căng lên, tạo độ cứng cho cây thân thảo.

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 16


II. Cơ chế thoát hơi nước

1. Lá là cơ quan thoát hơi nước


- Các tế bào biểu bì lá tiết ra lớp cutin phủ lên toàn bộ bề mặt lá trừ khí khổng, có vai trò ngăn cản quá
trình thoát hơi nước.
- Nhiều loài cây sống ở vùng sa mạc biểu bì trên không có có khí khổng nhưng có lớp cutin dày để
ngăn cản quá trình thoát hơi nước.

2. Con đường thoát hơi nước ở lá:


- Thoát hơi nước qua khí khổng: là con đường thoát hơi nước chủ yếu, vận tốc lớn và được điều chỉnh
bằng việc đóng mở khí khổng.
- Thoát hơi nước qua lớp cutin: thường xảy ra ở lá non, khi lớp cutin còn mỏng, vận tốc nhỏ và không
điều chỉnh được.

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 17


II. Cơ chế thoát hơi nước

3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước


- Cơ chế đóng mở khí khổng: mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt
đậu. Các tế bào này có thành ở mép trong dày hơn mép ngoài.
Khi cây hút được nước, tế bào khí khí khổng trương lên, cong lại
làm khí khổng mở ra. Khi cây không hút được nước, tế bào khí
khổng xẹp xuống, duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại.

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 18


III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Độ ẩm của đất và không khí

4. Dinh dưỡng khoáng

19
Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN
III. Cân bằng nước và tưới tiêu nước hợp lí cho cây trồng
- Cây phát triển bình thường khi lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thải ra.
- Để tưới nước hợp lý cần căn cứ vào nhu cầu của từng loài cây trồng, đồng thời phải phù hợp với
từng thời kì sinh trưởng của cây. Ngoài ra phải căn cứ vào đặc điểm đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết.

Thầy Đinh Quốc Hưng - Chuyên KHTN 20

You might also like