You are on page 1of 1

Triết lý âm - dương (Yin - Yang) là trung tâm của nền văn hóa Trung Quốc và đóng một vai

trò quan
trọng về tất cả mọi thứ. Trong triết học và tôn giáo Trung Quốc có hai nguyên tắc, một là Yin và
khác là Yang. Yin đại diện tiêu cực, tối tăm và nữ hay nữ tính. Yang đại diện tích cực, tươi sáng và
nam tính.

Các triết gia cổ đại dùng tư tưởng triết học âm dương ngũ hành để giải thích tất cả những học
thuyết trong cuộc sống tự nhiên có hai mặt đối lập và hỗ tương, cho rằng tất cả mọi thứ đều có hai
mặt đối lập âm và dương, dùng triết lý âm dương để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên,
chẳng hạn như bầu trời là dương, mặt đất là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm. “Sự đối lập và
thống nhất của âm và dương chính là nguồn gốc của sự phát triển vạn vật.Tất cả những gì có thuộc
tính phát triển, sinh sôi, mạnh mẽ, hướng ngoại thì là dương, ngược lại, tất cả những vật có tính
năng tĩnh, lạnh, ức chế, ngưng tụ và hướng nội thì thuộc âm”.

“Ngũ hành” chính là nhận thức của người Trung Quốc cổ đại về năm yếu tố cơ bản hình thành
những quy luật trong vụ trụ. Trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Trung Quốc, triết lý âm dương
ngũ hành được xem là nền tảng của mọi vật trong tự nhiên, có câu “Vạn vật trong tự nhiên, có sự
điều hòa âm dương, thì là quân bình”. Con người chính là một trong “Tam tài”, nếu như con người
không có sự cân bằng về âm dương, tất sẽ sinh bệnh.

Ẩm thực là hoạt động không thể thiếu để duy trì sự sống cho con người, vì vậy chế độ ăn uống cũng
phải tuân theo triết lý “âm dương ngũ hành”. Do đó, văn hóa ẩm thực của Trung Quốc không chỉ
đơn giản là chia thành năm hương vị, còn gọi là "ngũ vị", mà còn phân chia các loại thực phẩm,
rau , thịt, củ, quả thành “ ngũ cốc”; “ ngũ nhục”; “ngũ thái”; “ngũ quả”. “Ngũ khí” thuộc dương gồm có
các mùi như mùi khai, mùi khét, mùi thơm, mùi tanh, mùi thối; “ngũ vị” thuộc âm gồm các vị như
ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Thuốc và thực phẩm cùng có nguồn gốc từ “ngũ khí” và “ngũ vị”, hàng
ngày con người hấp thụ “ngũ vị” chính là để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình, nhưng cũng đồng
thời là để dung hòa sự cân bằng âm dương, thuận theo triết lý “âm dương ngũ hành”, mục đích là
để cân bằng âm dương trong ngũ tạng của cơ thể con người. Chính vì thế, trong cuộc sống hàng
ngày, người Trung Quốc luôn tuân theo triết lý “âm dương ngũ hành” trong việc phân chia thực
phẩm thành hai loại là âm và dương để định vị chức năng sử dụng của thực phẩm. Chứng bệnh
thuộc về “âm” như “thiếu máu” cần phải dùng thực phẩm thuộc “dương” để bổ sung. Những thực
phẩm loại này gồm có gan, trứng, đường nâu hoặc đỏ, táo tàu…có tác dụng tiêu hàn bổ khí. Chứng
bệnh thuộc “dương” như huyết áp cao, viêm nhiễm, cần bổ sung thực phẩm có tính “âm” như dưa
hấu, đậu xanh, hạt sen, dưa chuột… các loại thực phẩm này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ
hỏa. Tất cả các loại nguyên liệu thực phẩm có chức năng điều hòa sự cân bằng âm dương trong cơ
thể được chia thành “nhiệt, ôn, lương, hàn”, nhiều loại thảo dược Trung Quốc cũng được xếp vào
bốn loại thuộc tính như chức năng của các loại thực phẩm này

Nói chung, triết lý “âm dương ngũ hành” nhấn mạnh việc nắm bắt kết cấu của quy luật hòa hợp nội
tại trong vũ trụ, nhấn mạnh sự thống nhất và tương đồng giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy, triết
lý “âm dương ngũ hành” có vai trò quyết định trong việc xây dựng lên kết cấu “ngũ vị” trong ẩm
thực, từ góc độ của triết học đã xây dựng lên cơ sở lý luận của triết lý “hòa hợp” trong văn hóa ẩm
thực; có tác dụng giúp con người có phương pháp và cách thức lựa chọn thực phẩm với tiêu chuẩn
tốt nhất cho sức khỏe. Tư tưởng triết lý “âm dương ngũ hành” chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt
động ẩm thực của Trung Hoa.

You might also like