You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


----🙣🕮🙡----

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ TRANG THIẾT BỊ KHÁCH SẠN

Trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong phòng ngủ của

khách sạn Sheraton.

Thực hiện: Nhóm 2


Giáo viên hướng dẫn: Thầy Hoàng Văn Thành
Mã lớp học phần: 2219TMKT4211

HÀ NỘI 2022
1
Thành viên nhóm:
Đỗ Huệ Chi
Vũ Thị Đào
Bùi Thị Hương Diễm
Hoàng Phương Diệu
Đỗ Thùy Dung
Nguyễn Thị Dung
Đặng Tiến Dũng
Hoàng Xuân Giang

2
MỤC LỤC
Lời mở đầu......................................................................................................................... 4
Chương I. Cơ sở lý luận chung về trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong
phòng ngủ của khách sạn...................................................................................................5
1.1. Khái quát chung về trang thiết bị..........................................................................5
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................5
1.1.2. Yêu cầu cơ bản của trang thiết bị khách sạn...................................................5
1.1.3. Đặc điểm của trang thiết bị khách sạn............................................................5
1.2. Trang thiết bị phòng ngủ khách sạn......................................................................6
1.3. Trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ khách sạn......................................8
Chương II. Thực trạng trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong phòng ngủ
của khách sạn Sheraton......................................................................................................9
2.1. Giới thiệu khái quát khách sạn Sheraton...............................................................9
2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn...........................................................................9
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn...........................................................10
2.1.3. Kết quả kinh doanh của khách sạn...................................................................11
2.2. Trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton..................................................13
2.2.1. Thực trạng trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton..........................13
2.2.2. Ưu, nhược điểm của trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton............17
2.3. Trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton.................18
2.3.1. Thực trạng trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn
Sheraton,.................................................................................................................... 18
2.3.2. Ưu, nhược điểm của trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách
sạn Sheraton..............................................................................................................23
Chương III. Đề xuất giải pháp ( hoàn thiện công tác quản trị) khắc phục hạn chế của trang
thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton......25
Kết luận:........................................................................................................................... 29

3
Lời mở đầu
Nằm trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), được đánh giá là một điểm đến
an toàn, thân thiện, đem lại nhiều trải nghiệm du lịch ấn tượng và hấp dẫn các
nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước. Đó là lý do vì sao trong những năm gần
đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh, được mệnh danh là ngành công
nghiệp không khói đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước. Minh chứng rõ
ràng nhất là các khách sạn sang trọng xuất hiện ngày càng nhiều cùng với hệ
thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiện ích, đáp ứng hầu hết nhu cầu
nghỉ dưỡng của du khách. Đặc biệt, trong lưu trú — lĩnh vực kinh doanh chính
của khách sạn, sự tiện nghi, hiện đại của các trang thiết bị phòng ngủ và phòng
vệ sinh trong phòng ngủ để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng. Chính vì thế,
nhóm 2 quyết định chọn đề tài Trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh
trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton Hà Nội, nghiên cứu và làm rõ được
những ưu, nhược điểm trong việc quản trị trang thiết bị trong phòng ngủ và
phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton Hà Nội, từ đó đề ra các
giải pháp nhằm giúp khách sạn hoàn thiện, nâng cao hơn nữa công tác quản trị
trang thiết bị trong buồng phòng khách lưu trú để phục vụ khách hàng tốt hơn và
tăng khả năng cạnh tranh so với các khách sạn cùng hạng.

4
Chương I. Cơ sở lý luận chung về trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ
sinh trong phòng ngủ của khách sạn
1.1. Khái quát chung về trang thiết bị

1.1.1. Khái niệm


Trang thiết bị là một bộ phận của cơ sở vật chất trong khách sạn, bao gồm các máy móc,
dụng cụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài trang thiết bị đó, cơ sở vật chất còn bao gồm không gian, môi trường trong đó dịch
vụ khách sạn được tạo ra. Các yếu tố tạo dịch vụ khách sạn: cơ sở vật chất, nhân viên tiếp
xúc, khách hàng và dịch vụ

1.1.2. Yêu cầu cơ bản của trang thiết bị khách sạn


Thứ nhất, đảm bảo sự tiện nghi

Phải dễ dàng cho khách du lịch sử dụng như: điều kiện nghỉ ngơi, ăn ngủ, vui chơi, giải
trí, thông tin liên lạc, vệ sinh, …

Phải đảm bảo thuận tiện cho nhân viên tiếp xúc trong quá trình phục vụ khách: giảm sức
lực của nhân viên, tăng năng suất lao động.

Thứ hai, đảm bảo độ bền cần thiết

Phải có thời gian sử dụng lâu dài, không phải sửa chữa, thay thế.

Hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Tăng hiệu quả kinh tế của việc khai thác sử dụng trang thiết bị.

Thứ ba, đảm bảo vệ sinh

Cần chống được sự gây bẩn.

Thuận tiện trong việc lau chùi, quét dọn chung.

Thứ tư, đảm bảo mỹ thuật

Phải có kiểu dáng, màu sắc và trang trí hài hòa trong tổng thể.

1.1.3. Đặc điểm của trang thiết bị khách sạn


Hiện đại

Máy móc, trang thiết bị tiên tiến, dễ sử dụng, tiện nghi cao cấp, đảm bảo chất lượng, phù
hợp với thời đại, sử dụng trang thiết bị của những hãng nổi tiếng.

5
Ví dụ: điện thoại liên lạc quốc tế, máy điều hòa nhiệt độ trung tâm, ti vi truyền hình cáp
màn hình phẳng mỏng, máy fax, wifi, … Hay với những điểm du lịch phù hợp với loại
hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng thì khách sạn được xây dựng ở đó phải có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu này như xây dựng các bể bơi nước khoáng,…

Sang trọng

Màu sắc trang nhã, hài hòa, cách bố trí có tính khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Sử
dụng trong trang trí nội thất phải đảm bảo nguyên tắc màu sắc nhạt dần khi độ cao tăng
lên. Thiết kế bên ngoài phù hợp với không gian, màu sắc bên trong, tạo ra một phông
màu chủ đạo, đặc trưng cho khách sạn.

Đồng bộ

Hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thứ hạng của khách sạn về các
dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí, thủ tục thanh toán, …

Cơ sở vật chất trong cùng một loại phòng phải tương đương nhau, không có sự chênh
lệch.

Với mỗi loại phòng khác nhau tùy theo thứ hạng mà trang bị các vật dụng cho phù hợp,
cũng là một vật dụng đó nhưng ở các phòng cao cấp hơn thì chất lượng và tính tiện ích
phải cao hơn.

Tiện dụng

Cách bố trí, sắp xếp phù hợp, thuận lợi, dễ dàng cho khách khi sử dụng các trang thiết bị,
tiện nghi trong sinh hoạt, dễ bảo dưỡng, dễ làm phòng, đảm bảo an toàn cho khách, tài
sản của khách và người sử dụng. Các trang thiết bị càng hiện đại thì càng tiện lợi cho việc
sử dụng.

1.2. Trang thiết bị phòng ngủ khách sạn


Để khách sạn hoạt động và kinh doanh có hiệu quả thì trang thiết bị nội thất trong khách
sạn là một yếu tố rất được chú trọng. Với dịch vụ lưu trú thì trang thiết bị hay nội thất
phòng ngủ và phòng vệ sinh trong phòng ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Trang thiết
bị buồng phòng của khách sạn thường bao gồm: đồ gỗ; đồ vải; đồ điện; đồ sành, sứ, thủy
tinh và một số trang thiết bị khác.

Đồ gỗ nội thất

Đầu tiên là giường ngủ: tùy vào từng khách sạn mà tiêu chuẩn kích thước giường ngủ sẽ
khác nhau: phòng giường đơn kích thước thường là 1,2m x 2m; phòng giường đôi kích

6
thước khoảng 1,6m x 2m. Một số khách sạn sẽ có thêm giường cỡ lớn 2,2m x 2,2m. Tiếp
theo là táp đầu giường (bàn đầu giường); tủ để quần áo (tủ sẽ có 5 móc treo quần áo cho
một khách); giá để hành lý (kệ vali); bàn và ghế ngồi làm việc; bàn và ghế ngồi uống trà;
tủ để minibar, hộp màn hay giá để vô tuyến (trong trường hợp tivi để bàn).

Đồ vải

Đồ vải trong khách sạn thường bao gồm: đệm mút (thường dày khoảng 10 - 20cm); vải
bọc đệm mút; ga trải giường; vỏ, ruột gối; chăn; vỏ chăn; thảm trải buồng; ri đô che cửa 2
lớp để chắn nắng và chắn sáng (vải mỏng màu sáng, vải dày màu tối).

Đồ điện

Trang thiết bị điện là những đồ không thể thiếu trong phòng ngủ tại khách sạn và thường
bao gồm: điện thoại; tivi; đèn đầu giường: thường được thiết kế khoa học và dễ thấy để
khách hàng có thể tự mình điều chỉnh độ sáng; hệ thống ổ cắm điện thiết kế an toàn; đèn
bàn làm việc; đèn phòng bao gồm cả đèn chiếu sáng và đèn trang trí; điều hòa nhiệt độ; tủ
lạnh; quạt; thiết bị báo cháy; hệ thống đường truyền internet không dây (wifi). Ngoài ra,
còn có thêm bàn là để khách hàng thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị quần áo; ấm siêu tốc
và máy sấy tóc.

Đồ sành, sứ, thủy tinh

Phòng ngủ khách sạn sẽ có bộ ấm chén uống trà, tách cà phê, các loại ly phù hợp với đồ
uống ở minibar, phích nước, cốc thủy tinh, bình nước lọc, gạt tàn thuốc lá, lọ hoa, gương
soi được gắn với bàn trang điểm.

Trang thiết bị khác

Ngoài những trang thiết bị trên thì phòng ngủ của khách sạn còn được trang bị thêm một
số vật dụng như: móc treo quần áo (để trong tủ); dép đi trong nhà (mỗi giường đơn một
đôi); hộp cứu thương; bộ đựng rác; túi đựng kim chỉ; dụng cụ mở bia, rượu; hộp đựng
giấy ăn; bộ đồ ăn trái cây; cặp đựng các tài liệu bao gồm: hướng dẫn sử dụng các thiết bị
điện, giá cả các dịch vụ hiện có của khách sạn, nội quy của khách sạn hay danh bạ điện
thoại, chính sách khuyến mại, phong bì, bút viết, giấy và bản đồ địa bàn sở tại, danh mục
các món ăn phục vụ tại buồng ngủ; tranh ảnh nghệ thuật trang trí; két an toàn; chuông
cửa, mắt nhìn gắn trên cửa; chốt an toàn. Một số khách sạn lớn sẽ sử dụng ổ khóa từ - có
tính an toàn và bảo mật cao.

7
1.3. Trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ khách sạn
Nhà vệ sinh của khách sạn thường được thiết kế với tường làm bằng vật liệu chống thấm
(hoặc làm bằng thủy tinh); sàn đá lát bằng vật liệu chống trơn để đảm bảo an toàn cho
khách hàng và bao gồm các thiết bị như: vòi tắm hoa sen; chậu rửa mặt; bồn tắm nằm; xí
bệt; vòi nước; bình nóng lạnh; gương soi; đèn chiếu sáng; ổ cắm chống nước; thiết bị
thông gió; bệ đựng xà phòng; giá treo khăn; móc treo quần áo; hộp đựng giấy vệ sinh; bộ
đựng rác bằng nhựa có nắp; sọt hay túi đựng đồ giặt là. Trong phòng vệ sinh có các vật
dụng dành cho mỗi khách như: cốc đánh răng, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm, khăn lau
tay, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dao cạo râu, mũ chụp tóc, tăm bông, dầu gội đầu,
sữa tắm, bông tắm, áo choàng sau tắm. Tùy thuộc vào loại phòng, mà số lượng các vật
dụng cho mỗi khách sẽ khác nhau. Ngoài ra, trong phòng tắm và vệ sinh của một số
khách sạn lớn có phòng tắm đứng cho 30% số buồng và bồn tắm nằm cho 100% số
buồng của khách sạn, đặc biệt còn có thêm cả bồn tắm tạo sóng và điện thoại nối với
buồng ngủ.

8
Chương II. Thực trạng trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong
phòng ngủ của khách sạn Sheraton.
2.1. Giới thiệu khái quát khách sạn Sheraton
2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn
Tên khách sạn: SHERATON HA NOI HOTEL

Điện thoại: (84- 4 ) 719.9000

Fax: (84 -4 )719.9001

Địa chỉ: K5 Nghi Tàm, 11 đường Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Website: www.sheraton.com/hanoi

Khách sạn Sheraton Hanoi (Sheraton Hà Nội) là khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế, tọa lạc
bên bờ Hồ Tây thanh bình thuộc khu vực Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Khách sạn cách sân
bay quốc tế Nội Bài khoảng 22,7 km, cách ga Hà Nội khoảng 5,5 km và tầm 4,5 km để
đến trung tâm thành phố và Hồ Hoàn Kiếm.

Được thành lập vào năm 2003, khách sạn Sheraton Hà Nội nổi danh là một trong những
khách sạn 5 sao sang trọng và lâu đời bậc nhất tại Thủ đô. Khách sạn Sheraton Hà Nội là
một trong những khách sạn của chuỗi Sheraton Hotels and Resort, trực thuộc tập đoàn
Starwood. Cho đến năm 2016, tập đoàn Starwood đã sát nhập với tập đoàn Marriott
International, khách sạn Sheraton Hà Nội đã có bước chuyển mình lớn và trở thành khách
sạn trực thuộc tập đoàn Marriott International.

Tọa lạc bên bờ hồ Tây thơ mộng - hồ lớn nhất của thủ đô Hà Nội, khách sạn Sheraton Hà
Nội được ví như một khu nghỉ dưỡng trong lòng thành phố với cảnh quan quyến rũ của
những khu vườn xanh mát và không gian thanh bình. Chỉ cách khu phố cổ 10 phút di
chuyển, du khách dễ dàng trải nghiệm cuộc sống tấp nập của khu trung tâm sầm uất nhất
Hà Nội.

Khách sạn cao 19 tầng bao gồm 299 phòng Executive và phòng Suites trong đó có 192
phòng hảo hạng, 95 phòng sang trọng, 12 phòng VIP có vườn và ban công nhìn ra khung
cảnh đẹp như tranh của Hồ Tây. Các phòng khách có diện tích lớn nhất so với diện tích
phòng khách của các khách sạn khác tại Hà Nội, với diện tích là 37m 2 /phòng. Cách trang
trí trong phòng với những màu sắc dịu nhẹ, trang nhã luôn tạo cho ta cảm giác ấm cúng.
Những khung cửa sổ dài mang lại hình dáng và màu sắc của những mái ngói lô nhô và
những cảnh hồ tuyệt đẹp. Với ba nhà hàng, khu vực sảnh và hai quầy bar cung cấp cho
khách rất nhiều lựa chọn khác nhau về ẩm thực, vui chơi giải trí và thư giãn. Khung cảnh
và thực đơn sáng tạo của mỗi khu vực sẽ khiến cho khách tận hưởng được rất nhiều điều
9
thú vị khác nhau mà chắc chắn sẽ là rất độc đáo ở thành phố Hà Nội. 12 Fun pub của
khách sạn Hà Nội Sheraton sẽ là một địa điểm vui chơi giải trí có một không hai ở Hà
Nội, có thực đơn ăn tối giúp cho khách cảm thấy thư giãn, và sau đó sẽ có ban nhạc sống
khiến cho khung cảnh ở đây trở nên thật sôi động. Với diện tích họp bao gồm hơn 770m 2
và phòng đại tiệc lớn thứ hai ở Hà Nội, khách sạn trở thành một sự lựa chọn đáng kể cho
các cuộc họp mặt, tổng kết khen thưởng, hội thảo và triễn lãm ở Hà Nội.

Là một “khu nghỉ mát trong lòng của thành phố” khách sạn Sheraton Hà Nội mang đến
cho du khách một cảm giác thoải mái như đang ở nhà với những tiện nghi và khung cảnh
ấm áp, sang trọng.

Các giải thưởng khách sạn Sheraton đã đạt được:

- Giải thưởng “Best Global Hotel Chain” lần thứ 25 do tạp chí TGG bình chọn năm 2014.

- Giải thưởng khách sạn kinh doanh hàng đầu Việt Nam 5 năm liên tiếp 2006-2011

- Đội ngũ bếp bánh khách sạn Sheraton Hà Nội đã giành giải nhất cuộc thi “Việt Nam

Classic Pastry Cup – Cúp Bánh Truyền thống 2013”.

- Bếp trưởng Sheraton Hanoi nhận giải đầu bếp xuất sắc nhất Châu Á.

- Giải thưởng danh giá The Hotelier Awards năm 2017.

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn


Là một khách sạn 5 sao hoạt động đã lâu đời tại Hà Nội, Sheraton Hà Nội luôn thay đổi
và cập nhật theo các xu hướng mới nhất trên thị trường trên tất cả các lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của khách sạn. Ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn Sheraton Hà
Nội là kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh các dịch vụ
bổ sung.

* Kinh doanh dịch vụ lưu trú


Dịch vụ lưu trú của Sheraton Hà Nội là hoạt động kinh doanh cơ bản cũng như chiếm tỷ
trọng doanh thu lớn nhất cho khách sạn. Ngay từ những ngày đầu khách sạn hoạt động
cho tới thời điểm hiện tại, dịch vụ lưu trú của khách sạn luôn được khách hàng cả trong
và ngoài nước đánh giá cao. Khách sạn có tổng cộng 299 phòng với các hạng phòng
Deluxe, Grand Deluxe, Sheraton Club, Executive Suite, Ambassador Suite, Presidential
Suite, Imperial Suite, đa số các phòng đều có view hồ Tây hoặc sông Hồng. Kinh doanh
lưu trú tại Sheraton Hà Nội không chỉ đơn thuần là cung cấp chỗ ăn, ngủ, nghỉ cho khách
mà là cung cấp những tiện nghi phù hợp với nhu cầu của khách nhất, làm cho khách thoải

10
mái nhất trên cơ sở chỗ ăn, ngủ, nghỉ ban đầu. Đặc biệt, để tạo nên sự thành công của
khách sạn chính là chất lượng dịch vụ tốt nhất, biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách
và luôn tạo được sự thoải mái, cảm giác thỏa mãn tối đa cho khách, như vậy mới có thể
tạo được sức thu hút và giữ khách tới khách sạn như ngày nay. Vì vậy, dịch vụ lưu trú tại
khách sạn Sheraton Hà Nội được coi như là một trục chính để toàn bộ hoạt động kinh
doanh khác của khách sạn quay quanh nó.

* Kinh doanh dịch vụ ăn uống


Ngoài nhu cầu ngủ nghỉ thì vấn đề thiết yếu như ăn uống cũng là yếu tố chi phối đến
quyết định của du khách. Nắm bắt được tâm lý này của khách hàng Sheraton Hà Nội đã
cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi đến với khách sạn. Dịch vụ ăn uống tại
Sheraton Hà Nội luôn được đánh giá cao bởi phong cách của nhà hàng, sự chuyên nghiệp
của nhân viên và hơn hết là chất lượng của đồ ăn, đồ uống tại đây luôn tươi ngon, đem lại
sự trải nghiệm hoàn hảo cho thực khách. Hai nhà hàng Oven D’or và Hemispheres phục
vụ các bữa trong ngày theo cả hai hình thức buffet và gọi món. Khách sạn còn có bar
Déjà Vu và khu Lobby Lounge để phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ. Nhà hàng và bar tại
Sheraton Hà Nội luôn được coi là điểm đến cho những thực khách sành ăn và ưa thích
phong cách fine-dining. Ngoài ra, khách sạn còn có bộ phận tiệc phục vụ ăn uống cho hội
nghị, hội thảo, nhận đặt tiệc các loại. Chính vì vậy trong năm vừa qua, tỷ trọng về dịch vụ
ăn uống tại khách sạn tăng cao, chỉ đứng thứ hai sau dịch vụ lưu trú.

* Kinh doanh dịch vụ bổ sung


Dịch vụ bổ sung tại Sheraton Hà Nội rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Tại Sheraton có khoảng 10 không gian đa năng, trong đó có 8 phòng hội
nghị với tổng diện tích khoảng 861m 2 được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.
Ngoài ra các dịch vụ như giặt là, bể bơi, câu lạc bộ sức khỏe, gọi điện thoại trong nước và
quốc tế, bán vé máy bay, dịch vụ tour, cho thuê phòng họp, thuê vận chuyển,… cũng
được phục vụ khách hàng khi có nhu cầu. Tuy không mang lại doanh thu lớn như dịch vụ
lưu trú và dịch vụ ăn uống nhưng những dịch vụ này góp phần quan trọng vào việc nâng
cao chất lượng phục vụ của khách sạn, tăng sự hấp dẫn đối với du khách.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của khách sạn


Ngay sau khi ra mắt, Sheraton Hà Nội đã đạt doanh thu 10 triệu USD, 20 triệu USD và
44 triệu USD trong các năm 2005, 2006, 2007. Lợi nhuận mà khách sạn này đạt được lần
lượt là 6,9 triệu USD, 13 triệu USD và 23 triệu USD qua 3 năm này.

11
Các số liệu này cho thấy Sheraton Hà Nội kinh doanh rất hiệu quả. Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu các năm 2005, 2006 và 2007 lên tới 69%, 65% và 52,3% nhưng sau đó
kinh doanh khách sạn có sự thụt lùi.

Năm 2007, trước thời điểm chuyển giao Sheraton, tỷ lệ lấp đầy phòng là 76,5%. Năm
2009, công suất tại Sheraton ghi nhận trung bình chỉ đạt 53%. Trong năm 2010 và 2011,
tỷ lệ lấp đầy trung bình cũng chỉ đạt 53% và 51%. Bước sang năm 2012, con số này tăng
vọt lên 67% rồi giảm xuống 63% trong năm 2013. Tới năm 2014, tình hình được cải
thiện rất nhanh chóng, tỷ lệ lấp đầy tăng vọt lên 75%. Có được thành tích này là do nhu
cầu lưu trú của nhân viên các tập đoàn lớn tăng mạnh. Nhưng tới năm 2015, con số này
giảm nhẹ xuống 73%.

Năm 2016 là năm đầu tiên doanh thu của Sheraton được tiết lộ. Theo đó, nhờ tỷ lệ lấp
đầy tăng vọt lên 82,9%, mà khách sạn ghi nhận mức tăng doanh thu 29,6% lên khoảng
15,3 triệu USD.

Năm 2017, doanh thu của Sheraton là 15,8 triệu USD. Có được điều này là do công suất
phòng cao hơn, tỷ lệ lấp đầy phòng tăng lên 87,4%.

Công suất phòng tiếp tục được cải thiện trong năm 2018 lên 89,2%. Kết quả là, tổng
doanh thu phòng của khách sạn đã tăng 12,8% lên 10,3 triệu USD từ 9,15 triệu USD.
Sheraton được hỗ trợ bởi sự gia tăng của lượng khách quốc tế và khách đi nghỉ trong
12
nước. Nhìn chung, tổng doanh thu của khách sạn đã tăng 5,1% lên khoảng 16,6 triệu
USD.

Trong năm 2018, Sheraton chỉ đạt công suất trung bình 73,9%. Con số này khiêm tốn
nhưng đã tăng đáng kể so với 70,7% của năm 2017.

Trong năm 2019 khách sạn Sheraton Hà Nội đã tạo ra tổng doanh thu 78,9 triệu RM
(19,7 triệu USD). Có được điều này là do tăng trưởng tích cực trong mảng kinh doanh
thực phẩm và đồ uống. Còn phòng khách sạn lại có xu hướng đi lùi khi tỷ lệ đặt phòng
thấp trong 9 tháng đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do nhu cầu của doanh
nghiệp giảm. Tỷ lệ lấp đầy của Sheraton ghi nhận 82,9%.

Do dịch bệnh xảy ra nhanh, khó kiểm soát nên  số lượng khách thuê phòng tại khách sạn
giảm mạnh so với các năm trước, dịch vụ nhà hàng cũng như các phòng tiệc, phòng họp
hội nghị, đám cưới, spa... đóng cửa hoàn toàn khiến doanh thu của Sheraton giảm từ
392,963 tỷ đồng (năm 2019) xuống còn 151,285 tỷ đồng (năm 2020 bao gồm thực tế và
dự kiến). Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú giảm 74,91% ( 119,51 tỉ đồng); doanh thu
dịch vụ ăn uống giảm 71,68% ( 71,32 tỉ đồng); doanh thu dịch vụ khác giảm 76,22%
( 30,19 tỷ đồng). Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2020 của khách sạn Sheraton
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi. Do đó
khách sạn cần cải thiện hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh,
đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

2.2. Trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton


2.2.1. Thực trạng trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton
Giường:

- Phòng Deluxe (Diện tích khoảng 37m2): Phòng có 1 giường đơn hoặc 2 giường
đơn không bao gồm giường phụ.
- Grand Deluxe: Diện tích khoảng 37 m2, Phòng có 01 giường đôi hoặc 02 giường
đơn, không thể kê thêm giường phụ.
- Sheraton Club: Diện tích khoảng 37 m2, Phòng có 01 giường đôi hoặc 02 giường
đơn, có thể kê thêm tối đa 01 giường phụ.
- Executive Suite: Diện tích khoảng 67 m2. Phòng gồm phòng khách, phòng ngủ,
phòng tắm. Phòng có 01 giường đôi.
- Ambassador Suite: Diện tích khoảng 112 m2. Phòng gồm phòng khách, phòng
ngủ, phòng tắm. Phòng có 01 giường đôi.
- Presidential Suite: Diện tích khoảng 126 m2. Phòng gồm phòng khách, phòng ngủ,
phòng tắm. Phòng có 01 giường đôi.

13
- Imperial Suite: Diện tích khoảng 176 m2. Phòng gồm phòng khách, phòng ngủ,
phòng tắm, phòng bếp. Phòng có 01 giường đôi.

Đèn đầu giường.


Mỗi đầu giường đều có 1 đèn ngủ, có thể điều chỉnh được độ sáng. Ánh sáng của đèn đầu
giường vừa đủ nhẹ để không làm loãng không gian, đủ sáng để đọc sách và hài hòa với
màu sơn của tường.

Bàn làm việc, gương soi và đèn bàn


Bàn làm việc (có thể dùng làm bàn trang điểm) bằng gỗ, có 1 ngăn kéo, bàn được đặt sát
tường, phía trên là 1 chiếc gương lớn, cạnh trên của gương có 1 đèn neon nhỏ, phía dưới
gầm bàn là 1 chiếc ghế gỗ, mặt ghế có một lớp nệm. Trên mặt bàn đặt 1 quyển sổ (trong
sổ bao gồm: thông tin tổng quát về khách sạn, danh sách các vật dụng trong phòng, bao
thư, bảng giá thuê xe, bảng giá nước đặt trong phòng, bảng giá giặt ủi, phiếu lấy ý kiến
khách hàng, …)

14
Bàn (tủ đầu giuờng)
Phía dưới đèn đầu giường có 1 chiếc bàn nhỏ bằng gỗ, có 1 ngăn chứa đồ. Trên mặt bàn
đặt điện thoại, điều khiển TV, điều khiển máy lạnh.
Tủ quần áo
Đặt dính với tường, sát cửa ra vào, chất liệu gỗ, gồm 2 ngăn (một ngăn rộng, cao để treo
quần áo và một ngăn phía dưới hẹp), cửa kéo hai chiều. Có 10 chiếc móc quần áo được
treo trên một thanh ngang trong tủ, tủ lạnh nhỏ được đặt trong tủ thấp cạnh tủ quần áo
hoặc cạnh kệ để hành lý. Ngoài ra còn có két an toàn được đặt trong tủ.
Bàn trà/Bàn uống nước
Các loại phòng như Executive suite Club, Ambassador Suite Club, Presidential Suite
Club và Imperial Suite Club thì đều được trang bị bàn trà/bàn uống nước với phong cách
tân cổ điển được làm bằng gỗ. Các bộ ấm chén được in logo của khách sạn.
Đệm, gối, drap:
- Đệm: Tất cả các phòng ở khách sạn đều sử dụng hệ thống giường ngủ Sheraton
Sweet Sleeper 10 lớp được nhập khẩu 100% từ nước ngoài - chỉ duy nhất có tại
thương hiệu Sheraton của tập đoàn Starwood. Đệm được làm từ sợi dệt siêu nhỏ
100% Polyester, ruột chăn và gối được làm từ lông chim rất mềm mại và êm ái.

15
Để nhấn mạnh cảm giác thoải máu của khách khi đi ngủ trên chiếc giường này,
khách sạn đã có câu nhận xét như sau: “Bạn sẽ phải cần đến 3 lần đánh thức qua
điện thoại nếu ngủ trên chiếc giường này”.
- Gối: Giường đơn được bố trí 2 gối và giường đôi 4 gối.
- Drap: mỗi giường trải 1 drap, phía trên phủ một tấm chăn được trải theo quy định
của khách sạn.
Rèm cửa số
Các cửa sổ mỗi phòng đều được che rèm vải với 2 lớp: lớp ngoài là loại vải chống nắng,
dày, màu vàng nhẹ nhàng, bên trong là lớp voan mỏng. Rèm có độ dài tới sàn tạo sự sang
trọng.
Ấm điện đun nước
Mỗi phòng đều có 1 ấm điện đun nước siêu tốc, đun nước sôi chỉ trong vòng 5 phút; có
lớp cách nhiệt đảm bảo an toàn khi sử dụng; thân và đế có thể tách rời dễ dàng cho việc
vệ sinh, chùi rửa; tự động ngắt điện khi nước sôi và chịu được va đập.
Điều hòa
Khách sạn được trang bị hệ thống điều hòa hiện đại, có khả năng cung cấp nhiệt độ phù
hợp, độ ẩm hợp lý và làm sạch không khí.

Ti vi
Đối diện giường ngủ là 1 tủ gỗ cao 1m, gồm 4 kệ dành cho khách sử dụng. 1 TV LCD 37

16
inch, mỏng, màn hình phẳng được gắn cố định trên tường và TV được kết nối truyền hình
cáp.
Ổ cắm điện, thiết bị báo cháy
- Ổ cắm điện được gắn dính vào tường, gần khu vực TV và bàn làm việc, ổ cắm đôi
2 chấu. Đế của ổ cắm làm bằng nhựa PC đã qua xử lý chống cháy, an toàn khi sử
dụng. Có màng che ổ cắm chống giật cho trẻ nhỏ hoặc khi sơ xuất.
- Hệ thống báo cháy bao gồm: tủ trung tâm báo cháy, các đầu dò cảm biến như cảm
biến gas, cảm biến nhiệt gia tăng, đầu báo khói, chuông báo động, đèn báo cháy.
Dép đi trong nhà
Mỗi phòng đều có dép xốp, màu trắng dùng cho khách đi trong phòng. Số lượng đôi dép
tùy thuộc vào loại phòng (có thể là 2 hoặc 3, tối đa là 4 đôi). Dép thường được đặt gần
chân tủ quần áo hoặc dưới kệ để hành lý.
Thùng rác:
Mỗi phòng được trang bị 1 thùng rác, đặt cạnh bàn làm việc và có túi nilon.

2.2.2. Ưu, nhược điểm của trang thiết bị phòng ngủ của khách sạn Sheraton
Ưu điểm:

Trang thiết bị trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton Hà Nội với đầy đủ tiện nghi đạt
chuẩn 5 sao. Cách bài trí phòng đều hợp lý, không gian, kiến trúc vừa hiện đại song song
với nét cổ truyền thống tạo cảm giác sang trọng mà ấm cúng. Ưu điểm lớn nhất có lẽ là
sự đa dạng các loại phòng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, có tính thẩm mĩ cao, tiện
nghi và luôn được bảo quản, vệ sinh sạch sẽ bởi nhân viên và các thiết bị điện tử vẫn hoạt
động tốt mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Những ưu điểm đó được thể hiện qua
những chi tiết cụ thể:

- Chăn ga gối đệm được giặt tẩy sạch sẽ, thơm tho.

- Đầy đủ tiện nghi: tivi 39 kênh, máy sấy tóc, máy pha trà và cà phê, két sắt an toàn như
đang sống ở nhà.

- Điện thoại có chức năng tin nhắn thoại, có mail voice

- Hệ thống trang thiết bị điện nước ổn định, hệ thống đèn điện đẹp, ánh sáng vàng tạo
cảm giác ấm cúng; hệ thống khử mùi, thông gió hoạt động tốt;

- Đặc biệt có riêng 1 loại giường Sweet Sleeper Bed đặc trưng, tạo cảm giác thoải mái và
êm ái nhất cho khách hàng.

17
- Quầy mini bar luôn đầy đủ thức uống

Khuyết điểm:

Bên cạnh những ưu điểm mà khách sạn Sheraton đang hướng tới thì các thiết bị trong
phòng ngủ của khách sạn vẫn còn có một số nhược điểm nhỏ. Như theo ý kiến đánh giá
của khách hàng trên các app điện tử để đặt phòng rằng khách sạn lâu đời nên phòng cũ và
mạng wifi không được ổn định.

2.3. Trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton.
2.3.1. Thực trạng trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn
Sheraton,
Tường, sàn, đèn trần

Tường được ốp đá và được xử lý bằng vật liệu chống thấm, sàn được lát bằng vật liệu
chống trơn, trần làm bằng vật liệu chống ẩm được gắn 1 đèn led ốp trần và quạt thông
gió. Với màu sắc chủ đạo của tường và sàn là nâu vàng tạo cho khách hàng cảm giác ấm
áp, thư giãn mỗi khi bước vào.

Thiết bị thông gió

18
Nhà vệ sinh của khách sạn có thiết bị thông gió cho khu vực vệ sinh nhằm khử mùi hôi,
khó chịu khi khách sử dụng. Chính vì thế, việc phòng vệ sinh tại Summer Hotel có mùi
hôi rất hiếm khi xảy ra bởi khách sạn đã trang bị hệ thống thiết bị khử mùi hiện đại kết
hợp với công tác dọn dẹp của đội ngũ nhân viên buồng phòng tạo cho khách hàng sự
thoải mái, dễ chịu khi lưu trú tại đây.

Bệ đặt chậu rửa mặt

Tất cả các phòng đều có chậu rửa mặt bằng sứ trắng, được lắp đặt âm trên bề mặt đá men,
có gắn vòi nóng lạnh. Phía dưới chậu rửa mặt là chiếc kệ gỗ phù hợp với nội thất trong
phòng tắm.

Bồn tắm

Bồn tắm tại khách sạn Sheraton Hanoi với thiết kế dạng hình chữ nhật và hình tròn có
gắn vòi nước nóng lạnh và hệ thống thoát nước dễ dàng sử dụng, rất thu hút khách hàng
từ trẻ em đến người lớn mỗi khi đến đây. Có thể nói, bồn tắm là trang thiết bị nổi bật tại
phòng vệ sinh trong mỗi phòng ngủ. Và có thể được trang trí theo các yêu cầu khác nhau
của khách hàng.

Vòi hoa sen

19
Được nối với bồn tắm, gồm 1 thanh ống dẫn nước, được gắn cố định với vòi lavabo nóng
lạnh của bồn tắm, trên ống là vòi sen.

Tấm kính chắn nước bồn tắm

Làm bằng chất liệu kính, giúp cản không cho nước văng ra xung quanh phòng tắm.

Bồn vệ sinh

Bồn bệt, 2 khối bằng sứ trắng, có nắp đậy, có nút xả nước, xả hút kết hợp xoáy và vòi

nước di động cạnh bồn cầu.

Gương soi

20
Ngay phía trên chậu rửa mặt có gương soi và có đèn trên gương soi. Gương soi được bao
bởi khung làm từ gỗ tạo nên vẻ cổ kính, mang lại một tông màu ấm áp trong phòng vệ
sinh, gương rộng, được đặt ở vị trí vừa phải, ở nơi có ánh sáng tốt.

Ngoài ra, trong phòng vệ sinh được lắp đặt một chiếc gương nhỏ bên cạnh chiếc gương
lớn, thuận lợi cho khách hàng khi muốn soi gương cận mặt dùng để trang điểm, chăm sóc
da mặt,....

Khay đặt kem, bàn chải đánh răng, lược, xà phòng tắm, dầu gội

Khay sứ chứa kem, bàn chải đánh răng, lược, xà phòng tắm, dầu gội, dao cạo râu, tăm
bông, sữa tắm, kim chỉ, … (tất cả đều được in logo khách sạn). Khay được đặt trên kệ ốp
gạch men, trên bệ trong phòng vệ sinh khách sạn. Tất cả đồ dùng sẽ được nhân viên
buồng phòng sắp xếp và bổ sung hàng ngày.

21
Ly súc miệng

Ly thủy tinh cỡ vừa, được đặt trên khay sứ bên cạnh bồn rửa mặt. Số lượng ly tùy thuộc
vào loại phòng (tối thiểu mỗi phòng 2 ly).

Khăn

Khăn bông trắng gồm các loại: khăn tắm, khăn mặt, khăn lau tay, … Khăn được xếp theo
tiêu chuẩn của khách sạn. Khăn mặt được treo trên giá để khăn, khăn lau tay đặt trên
khay sứ cạnh bồn rửa mặt, khăn tắm được treo trên móc để khăn tắm gần bồn tắm hoặc
được treo trên móc cạnh phòng tắm đứng. Tất cả khăn đều có logo của khách sạn
Sheraton Hanoi và đều được thay thế hàng ngày.

Thảm chùi chân.

Thảm vải, êm, thấm nước, màu trắng có in logo khách sạn Sheraton được trải ngay cửa
phòng vệ sinh.

22
Thùng rác

Mỗi phòng được trang bị 1 thùng đựng rác có nắp đậy cùng tông màu vàng nâu với tường
tạo nên cảm giác hài hòa và sang trọng.

Giấy vệ sinh

Mỗi phòng gồm 1 cuộn giấy đặt trong hộp đựng giấy vệ sinh được lắp trên tường gần bồn
vệ sinh.

Điện thoại

Mỗi phòng được trang bị 1 điện thoại bàn nối với buồng ngủ, được đặt cạnh chậu rửa mặt
và bồn vệ sinh, mang lại thuận lợi cho khách hàng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
khi đang sử dụng phòng vệ sinh. Và có thể đảm bảo trường hợp khẩn cấp trong một số
tình huống có thể xảy ra trong phòng vệ sinh.

2.3.2. Ưu, nhược điểm của trang thiết bị phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách
sạn Sheraton
Ưu điểm:

- Các loại khăn trong phòng như: khăn tắm, khăn mặt, khăn lau tay đều được làm từ vải
bông trắng, mềm mại, không bị ố bẩn.

- Các thiết bị như điện thoại, hệ thống khử mùi, thông gió hoạt động tốt.

- Ly trong phòng được bày trí đúng số lượng quy định cho từng loại phòng, sạch bóng,
không vết ố, vết bẩn.

- Lavabo, bồn cầu, bồn tắm, … của các hãng có chất lượng tốt, dễ lau chùi, dễ dàng sử
dụng và có tính thẩm mỹ cao.

- Dây, vòi hoa sen, hộp inox đựng giấy vệ sinh, vòi nước đều sáng bóng, không có vết ố
vàng hay gỉ sắt.

Nhược điểm:

- Vẫn xuất hiện tình trạng chưa đồng bộ về trang thiết bị ở một số phòng.

- Tại một số phòng vệ sinh có hiện tượng những mảng bám xuất hiện trên các thiết bị
như: chậu rửa, bồn cầu, bồn tắm, thậm chí là sàn nhà. Điều này làm cho các thiết bị của
phòng vệ sinh không được trơn nhẵn tự nhiên, khó vệ sinh nên chúng không còn được
sáng bóng và sạch sẽ nữa.

23
- Phòng tắm nhỏ, bồn tắm dễ tràn nước, gây trơn trượt cho khách hàng sử dụng.

- Theo 1 số review của khách hàng thì một số khách hàng thì ổ điện tại 1 số phòng vệ
sinh không hoạt động được để sử dụng máy sấy, nhưng trường hợp này là khá hy hữu.

- Vẫn còn phàn nàn về việc phòng không có vòi hoa sen hoặc vòi nước trong phòng bị rò
rỉ.

- Khách sạn Sheraton đã được xây dựng và đưa vào hoạt động được gần 20 năm nên
trang thiết bị vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn chưa được hiện đại và tối tân như
các khách sạn mới được xây dựng gần đây. Một số thiết bị đã bị cũ và trở nên lỗi thời.

24
Chương III. Đề xuất giải pháp ( hoàn thiện công tác quản trị) khắc phục hạn
chế của trang thiết bị trong phòng ngủ và phòng vệ sinh trong phòng ngủ của
khách sạn Sheraton.
3.1. Tăng cường công tác kiểm tra và đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất:
Thường xuyên kiểm tra chất lượng các cơ sở vật chất, trang thiết bị ít nhất lã hai lần một
tuần, thực hiện một cách kỹ càng hơn. Lập bảng tiêu chuẩn chất lượng để làm cơ sở đánh
giá. Người quản lý cùng với ban lãnh đạo cần phối hợp với nhân viên để nghiên cứu nhu
cầu khách hàng, từ đó xây dựng chi tiêu chất lượng nhằm thỏa mãn đa số khách hàng, các
chỉ tiêu đó phải được phổ biến đến toàn nhân viên, nếu chỉ tiêu chưa hợp lý thì có cách
khắc phục nhanh chóng.

Bộ phận buồng đảm bảo liên lạc với bộ phận kỹ thuật để xử lý kịp thời các hư hồng tránh
để khách phản nản. Bên bộ phận kỹ thuật cần sửa chữa triệt để không nên để tình trạng
đó lặp lại nhiều lần, không sửa chữa khi phỏng có khách.

3.2. Cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất


Khách sạn Sheraton Hanoi hiện nay đã hoạt động hơn 20 năm, so với nhiều khách sạn
cùng hạng hiện nay thì đã khá lâu đời. Để tránh tình trạng phòng bị đánh giá quá cũ, lâu
đời, khách sạn có thể thực hiện việc sơn tường và giấy dán tường màu sáng, ưu tiên chọn
màu trắng. bởi đây là màu luôn dễ gây cảm giác tươi mới và sạch sẽ. Bên cạnh đó, khu
vực sảnh và hành lang khách sạn cũng có thể cải tiến theo hướng sử dụng các thiết bị
trang trí điện tử thông minh. Hiện nay đã có nhiều tòa nhà văn phòng đã chi hàng ngàn
đôi khi lên đến hàng triệu đô la để trang trí các sảnh văn phòng của họ đẹp hơn nhằm thu
hút khách hàng và gây ấn tượng cho người tham quan. Một giải pháp màn hình ghép với
một thiết kế duy nhất với các màn hình góc cạnh hoặc phối hợp nhiều loại màn hình với
các kích thước khác nhau, kết hợp cùng với nội dung hấp dẫn với độ phân giải 4K thì
không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn tăng lượng “foot traffic”, một lợi thế
cho các ngành nghề kinh doanh như quán cà phê hoặc nhà hàng có trong khách sạn. Khu
vực sảnh là một nơi lý tưởng để làm marketing thương hiệu cho doanh nghiệp, vì lượng
người ra vào khu vực này khá nhiều và đều đặn. Chỉ lắp đặt một hệ thống màn hình ghép
tại khu vực trung tâm sảnh, doanh nghiệp có thể thỏa sức trình chiếu các thông tin về sản
phẩm, dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi và các mẫu quảng cáo mà không lo
ít sự tương tác. Nhờ vào sự sang trọng và đẳng cấp của video wall, những người đi qua
khu vực sảnh sẽ bị thu hút, chính vì thế những nội dung được trình chiếu cũng sẽ theo
tâm trí họ.

25
Bên cạnh đó, hệ thống wifi cũng cần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu truy cập internet
lớn của khách hàng. Hiện nay có rất nhiều hệ thống wifi phủ sóng diện rộng được đề xuất
nhằm với mức giá rẻ phù hợp cho các khu vực rộng như resort, khách sạn, trung tâm
thương mại hay trường học sử dụng. Ngoài ra nhằm nâng cấp chất lượng truy cập mạng
26
internet, khách sạn phải lắp đặt đồng thời các thiết bị nhằm tăng độ phủ sóng diện rộng
như Roaming Wifi và các access point chuyên phủ sóng diện rộng (Home Wifi Viettel).

3.3. Đầu tư cải tiến và bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cho khách sạn
Cải tiến hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao chất lượng sử dụng cơ sở vật chất bằng
cách:

Tăng cường bảo dưỡng trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho các phòng VIP,
mua sắm thêm các trang thiết bị mới (rèm, drap, chụp đèn, tivi màn hình phẳng…...) để:

+ Thay thế các thiết bị, vật dụng hư, cũ, bổ sung cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn năm sao.

+ Đảm bảo sử dụng tiện lợi, dễ dàng

Khách sạn cần thực hiện nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất theo quỹ, nâng cấp từng
phần, theo khu, theo tầng. Bắt đầu nâng cấp các phòng hư, cũ nhiều . Đặc biệt là chú
trọng vấn đề thay mới, thiết kế lại trang bị nội thất và trang trí phòng để giải quyết nhanh
vấn đề khách sạn lâu đời và lỗi thời. Để thực hiện kế hoạch này, khách sạn cần đầu từ
nguồn vốn lớn. Vì vậy, phải dự đoán gần chính xác doanh thu và lợi nhuận đem lại từ sự
đầu từ đó để thuyết phục ban lãnh đạo công ty hỗ trợ cho khách sạn.

- Đồng bộ hóa cơ sở vật chất các phòng đồng hạng: Cần có một nhân viên làm công việc
giám sát khi nhân viên kỹ thuật sửa chữa (khi phòng còn khách lưu trú) thay thế cho nhân
viên phục vụ phòng. Ban quản lý khách sạn ngoài việc quản lý người lao động cần
thường xuyên quan tâm đến các trang thiết bị trong phòng để đảm bảo chủng luôn hoạt
động tốt; người quản lý cần phối hợp với nhân viên phục vụ phòng và bộ phận kỹ thuật
kịp thời phát hiện và sửa chữa nhanh chóng, dứt điểm các hư hỏng. Huấn luyện nhân viên
cách vận hành, bảo dưỡng trang bị an toàn, hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhân
viên trong quá trình làm việc, rèn luyện cho nhân viên ý thức giữ gìn tài sản chung.

3.4. Đào tạo nhân viên thực hiện sử dụng cơ sở vật chất để làm vệ sinh phòng

Đào tạo cho nhân viên ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật khách sạn, ban hành những
quy chế, quy định cụ thể đối với nhân viên trong khách sạn; có chính sách thưởng, phạt
nghiêm minh.

Đào tạo từ đâu quy trình và các hóa chất trong làm vệ sinh phòng để đảm bảo cơ sở vật
chất trong phòng được vệ sinh, bảo quản và sử dụng đúng cách.

27
Hóa chất Housekeeping Công dụng

Aci Clean 5L Tẩy sạch vết bẩn, cặn, ố vàng, rỉ sét trong nhà vệ sinh
Pha với nước 1:2

TBC 5L Tẩy sạch mọi vết bẩn, diệt khuẩn, khử trùng bồn cầu
Pha với nước 1:2

Kleer Glass 5L Tẩy kính, làm sạch bề mặt không để lại vết ố,sọc,vệt
Pha với nước 1:3

Multipine 5L Tẩy bẩn đa năng sàn, tường, dao kéo, bát đĩa, bề mặt sơn,
Pha với nước 1:10 rãnh thoát nước

Extra Foam 5L Vệ sinh giặt thảm


Pha loãng với nước tỷ lệ
1:15

Deoair Floral 5L Khử mùi diệt khuẩn


Pha loãng với nước 1:2

Steel Brite 5L Đánh bóng inox kim loại


Dùng trực tiếp

HL Antibac 5L Nước rửa tay


Dùng trực tiếp

Flor Store 5L Phủ bảo dưỡng sàn


Dùng trực tiếp

Các hóa chất vệ sinh phòng là công cụ hoàn hảo để xử lý các sự cố nhỏ như các vết bẩn,
vết hoen ố, rỉ sắt của các trang thiết bị sau quá trình sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, hoạt
động tổng vệ sinh toàn khu vực định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm nên được diễn ra
thường xuyên và có sự giám sát cẩn thận giúp công việc diễn ra hoàn hảo

28
Kết luận:
Khách sạn Sheraton Hanoi là khách sạn chuẩn 5 sao tại Hà Nội với trang thiết bị, cơ sở
vật chất đầy đủ tiện nghi. Nhìn chung, trang bị và thiết kế phòng đủ đáp ứng nhu cầu
nghỉ dưỡng cao của phần lớn khách hàng. Tuy nhiên, do đã hoạt động nhiều năm,
nhiều trang thiết bị đã cũ, hỏng hoặc lỗi thời, cần nhà quản lý sớm đưa ra thống kê và
phương hướng, ngân sách dự chi để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ lưu trú tại
khách sạn. Việc cải tạo nâng cấp trang thiết bị khách sạn, đặc biệt là một khách sạn lớn
như Sheraton cần thời gian dài lên kế hoạch, khảo sát và tiến hành cải tạo. Tuy nhiên,
tùy vào ngân sách, tôi kiến nghị nên đưa ra và tiến hành sớm việc cải tạo bởi: hiện nay
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, lượng khách đến lưu trú
thấp tạo điều kiện không gian và thời gian lớn cho hoạt động sửa chữa, nâng cấp diễn
ra suôn sẻ mà không ảnh hưởng đến khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là động lực
để khách sạn chuẩn bị mở cửa đón nhiều khách lưu trú đến sử dụng dịch vụ sau khi
hoạt động du lịch trong nước và quốc tế Hà Nội mở cửa trở lại.

Trên đây là bài thảo luận của nhóm 2 với đề tài Trang thiết bị trong phòng ngủ và
phòng vệ sinh trong phòng ngủ của khách sạn Sheraton. Trong quá trình làm bài, rất
cảm ơn thầy Hoàng Văn Thành đã hỗ trợ giúp đỡ chúng em hoàn thành thuận lợi bài
thảo luận. Trong bài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, mong được thầy xem xét,
góp ý sửa chữa để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn. Trân
trọng!!!

29

You might also like