You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING – QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

______________________________________

BÀI THẢO LUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ

CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI

Tác giả: Nhóm 2


Tên lớp: K56T3
Mã lớp học phần: 2117SCRE0111
Giảng viên: Vũ Thị Thùy Linh

~ Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2021

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................3
TÓM TẮT..............................................................................................................................................4
I. MỞ ĐẦU:.......................................................................................................................................5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:.........................................................................................................5
a. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................................5
b. Ý nghĩa lý luận:......................................................................................................................5
c. Ý nghĩa thực tiễn:...................................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................................6
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................6
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................6
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:......................................................................................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................7
2.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................................................9
2.3. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................................10
a. Giá:......................................................................................................................................10
b. Trưng bày:............................................................................................................................11
c. Uy tín của siêu thị:...............................................................................................................11
d. Nhân viên bán hàng:.............................................................................................................11
e. Khuyến mãi, quảng cáo:.......................................................................................................12
f. Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa:.........................................................................12
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................13
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................17
3.1. Mô tả cơ cấu mẫu điều tra....................................................................................................17
3.2. Hành vi mua sắm tại siêu thị và các nhân tố ảnh hưởng.......................................................18
a. Xu hướng thực hiện hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng.................................18
b. Các nhân tố tác động tới hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Hà Nội............19
3.3. Kết luận và giải pháp:...........................................................................................................25
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................26
V. PHIẾU KHẢO SÁT.....................................................................................................................37
DANH SÁCH THÀNH VIÊN.............................................................................................................39

1
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên Hình/ Biểu đồ/ Bảng Trang

1 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu 10

2 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo giới tính 17

3 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo độ tuổi. 18

4 Bảng 3.1. Đo kiểm thang đo hành vi mua sắm tại siêu thị của 18

người tiêu dùng

5 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha 19

6 Bảng 3.3. Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) 21

7 Bảng 3.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi 23

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST Từ gốc Từ viết tắt

1 Giá A

2 Trưng bày B

3 Uy tín của siêu thị C

4 Nhân viên bán hàng D

5 Quảng cáo và khuyến mãi E

6 Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa F

7 Hành vi mua sắm tại siêu thị G

8 Exploratory Factor Analysis EFA

(Nhân tố khám phá)

3
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ

CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI

Nhóm 2 – K56T3

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

_____________________________________________________________________

TÓM TẮT

Hiện nay, siêu thị là một loại hình kinh doanh phổ biến mà ở đó doanh nghiệp có

sự tương tác trực tiếp với khách hàng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi mua

sắm của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu thói quen, hành vi mua

sắm và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng ở

Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là nghiên cứu định lượng thông qua bảng

hỏi được thu thập với quy mô mẫu điều tra là 532 người tiêu dùng tại Hà Nội. Dữ liệu

được xử lý bằng phần mềm SPSS20. Kết quả cho thấy (1) người tiêu dùng tại Hà Nội

có xu hướng tích cực trong hành vi mua sắm tại siêu thị, (2) có 2 nhân tố tác động đến

hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng ở Hà Nội là giá cả và nhân viên.

Từ khóa: Người tiêu dùng, hành vi mua sắm, người tiêu dùng tại Hà Nội, các nhân

tố ảnh hưởng.

_____________________________________________________________________

4
I. MỞ ĐẦU:

I.1. Tính cấp thiết của đề tài:

a. Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, hơn 90 triệu người, trong đó người

tiêu dùng trẻ chiếm tỉ lệ cao cùng với những thuận lợi từ con đường gia nhập

WTO (7/11/2006) cũng đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, mức

sống của người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng đã thay đổi. Từ mua sắm

hàng ngày ở các chợ truyền thống sang xu hướng chuộng siêu thị hiện đại. Nhu

cầu của người tiêu dùng Việt Nam trong siêu thị dự báo sẽ bùng nổ và phát triển

mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới. Cũng tương tự các hoạt động kinh doanh khác,

người tiêu dùng đứng ở vị trí quan trọng nhất và cũng là yếu tố nắm giữ thành

công và thất bại của các siêu thị.

b. Ý nghĩa lý luận:

Với loại hình kinh doanh mà sự tương tác giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng

trực tiếp như ở các siêu thị, việc hiểu và đánh giá chính xác nhu cầu, thái độ và

hành vi người tiêu dùng sẽ góp phần giúp các siêu thị tồn tại và kinh doanh thành

công trên thị trường hấp dẫn nhưng cũng nhiều cạnh tranh này.

c. Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, các

đơn vị trung gian, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi khách hàng cũng như

những ai quan tâm đến đề tài.

5
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị marketing nắm

bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi mua sắm tại các siêu thị của

người tiêu dùng, từ đó đề ra chiến lược marketing phù hợp.

Thứ hai, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến

vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các siêu thị bán lẻ của người

tiêu dùng.

I.2. Mục tiêu nghiên cứu: 

● Xác định, tìm hiểu về hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu

dùng Hà Nội.

● Sự tương tác trong hành vi mua và sử dụng của người tiêu dùng.

● Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới

hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội.

● Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hành vi cũng như tác động của vấn

đề.

● Tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm tại siêu thị

của người tiêu dùng Hà Nội.

I.3. Đối tượng nghiên cứu

● Đối tượng: là những người tiêu dùng đã từng mua sắm tại Hà Nội.  

I.4. Phạm vi nghiên cứu

● Phạm vi nghiên cứu triển khai với người tiêu dùng tại các siêu thị

hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội.

6
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:

II.1. Cơ sở lý thuyết

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, đánh giá chính xác và đưa ra các giải pháp nhằm

thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các siêu thị, đề tài nghiên cứu về thói quen,

hành vi và các nhân tố tác động tới hành vi của người tiêu dùng được rất nhiều các

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành. Trong quá trình thực hiện nghiên

cứu này, tác giả đã tham khảo và đánh giá một số công trình nghiên cứu có hướng

nghiên cứu có sự tương đồng hoặc mô hình lý thuyết có liên quan nhằm xác định

nội dung nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, cụ thể như sau:

Nguyễn Hải Ninh, Đ. V. (2016). "Nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng tới hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Việt

Nam". Các tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành

vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả

kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy có 5 nhân tố chính tác

động đến hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng đó là:

Địa điểm/ cơ sở vật chất, Sự tin cậy, Hoạt động chăm sóc khách

hàng. Quảng cáo/khuyến mãi, Hàng hóa. Trong đó, hàng hóa là

tố có mức độ tác động cao nhất tới hành vi của người tiêu dùng.

7
Nguyễn Thị Thảo, M. T. (2020). "Các nhân tố ảnh hưởng đến

hành vi lựa chọn nơi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng". Các tác giả đã nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nơi mua sắm tại siêu thị

của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Nghiên cứu sử

dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, được khảo sát bởi 200

khách hàng từng đi mua sắm tại siêu thị trên địa bàn. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa

chọn nơi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng trên TP. Đà

Nẵng với mức độ ảnh hưởng lần lượt là: Dịch vụ chăm sóc

khách hàng; Chương trình khuyến mãi; Sự phong phú hàng hóa;

Chất lượng sản phẩm; và Không gian mua sắm.

Sang, V. M. (2015). "Giá cá cảm nhận: Nhân tố chính tác động

đến sự hài lòng của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ

siêu thị: Trường hợp nghiên cứu siêu thị Big C Cần Thơ".

Nghiên cứu của tác giả Võ Minh Sang (2015) nhằm đo lường và

đánh giá chất lượng dịch vụ, góp phần vào đo lường và củng cố

sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch

vụ).Kết quả hồi đáp từ phỏng vấn trực hiện ở 138 quan sát (sau

khi loại các hồi đáp không đạt yêu cầu trên cỡ mẫu đề xuất 150

quan sát), đạt yêu cầu cỡ mẫu phân tích nhân tố. Kết quả nghiên

cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất

8
lượng dịch vụ tại siêu thị Big C Cần Thơ:hàng hóa, giá cả cảm

nhận,trưng bày, mặt bằng và an toàn siêu thị. Trong đó,thành

phần giá cả cảm nhận có tác động mạnh nhất trong mô hình, qua

đây xác định nhân tố giá cả cảm nhận là rất quan trọng, ảnh

hưởng đến sự hài lòng trong mua sắm và góp phần quyết định

khả năng cạnh tranh cho siêu thị với chợ, hệ thống cửa hàng bán

lẻ và với các siêu thị khác. 

Tinne, W. S. (2011). "Factors Affecting Impulse Buying

Behavior of Consumers at Superstores in Bangladesh". Nghiên

cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi mua sắm

tại các siêu thị ở Bangladesh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có

7 nhân tố chính tác động tới hành vi của người tiêu dùng: (1)

Giảm giá sản phẩm, (2) Chương trình khuyến mại, (3) Thu nhập

của khách hàng, (5) Cách trưng bày sản phẩm, (6) Người bán

hàng, (7) Mức độ nổi tiếng của sản phẩm và (9) Mùa, đợt mua

sắm.

II.2. Mô hình nghiên cứu

Kết hợp và đối sánh các mô hình và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu

đi trước kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên gia và kết quả điều tra thử

nghiệm, mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

9
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu

II.3. Giả thuyết nghiên cứu

a. Giá:

Nghiên cứu của Zhou và Wong (2003) khẳng định giá và chính sách giá của

siêu thị là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn tới hành vi mua sắm của người tiêu

dùng. Trong đó, người tiêu dùng Trung quốc được xác định là có độ nhạy cảm cao

về giá, nghĩa là khi siêu thị có mức giá và chính sách giá tốt so với các cửa hàng

bán lẻ khác, người tiêu dùng có xu thể chuyển đổi từ các cửa hàng nhỏ gần nhà

sang các hệ thống siêu thị. Với người tiêu dùng Hà Nội, nghiên cứu có giả thuyết:

H1: Giá cả ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm tại siêu thị của

người tiêu dùng Hà Nội.


10
b. Trưng bày:

Cách bày trí hợp lý và thuận mắt sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tìm được sản

phẩm mong muốn và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm bổ sung cho nên các siêu

thị rất chú trọng cách sắp xếp. Với người tiêu dùng Hà Nội, nghiên cứu có giả

thuyết:

H2: Cách trưng bày ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của

người tiêu dùng Hà Nội.

c. Uy tín của siêu thị:

Trong thực tiễn, nhiều siêu thị cố gắng xây dựng uy tín của mình một cách tích

cực nhất có thể để có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Cách tiếp cận này được

nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ bởi lẽ về mặt hành vi, việc khách hàng lựa chọn hay

mua sản phẩm, dịch vụ ở siêu thị nào hay theo phương thức nào cũng là cách thức

để họ xây dựng và duy trì hình ảnh xã hội của bản thân. Với người tiêu dùng Hà

Nội, nghiên cứu có giả thuyết:

H3: Uy tín của siêu thị ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của

người tiêu dùng Hà Nội.

d. Nhân viên bán hàng:

Cho dù siêu thị là mô hình cửa hàng tự chọn, ở đó người tiêu dùng sẽ tự lựa

chọn mặt hàng mà mình muốn mua. Tuy nhiên, với sự phát triển và bùng nổ của
11
quá nhiều chủng loại hàng hoá, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ như hiện nay,

nhân viên và sự tư vấn, giúp đỡ của nhân viên là vô cùng cần thiết, góp phần nâng

cao hình ảnh và sự thân thiện của siêu thị. Với người tiêu dùng Hà Nội, nghiên

cứu có giả thuyết:

H4: Nhân viên ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của người

tiêu dùng Hà Nội.

e. Khuyến mãi, quảng cáo:

Siêu thị có hoạt động quảng cáo, khuyến mại tốt sẽ hấp dẫn người tiêu dùng và

thúc đẩy hành vi mua sắm của họ. Bên cạnh đó, trong chiến lược marketing, chính

sách khuyến mại luôn được đặt ở vị trí vô cùng quan trọng. Do đó với người tiêu

dùng Hà Nội, nghiên cứu có giả thuyết:

H5: Quảng cáo, khuyến mại ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua

sắm của người tiêu dùng

f. Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa:

Chất lượng hàng hóa được nhiều nghiên cứu chỉ ra như yếu tố quan trọng hàng

đầu trong việc lựa chọn điểm bán của khách hàng. Chất lượng hàng hóa đến từ sự

lựa chọn sản phẩm bày bán, đảm bảo xuất xứ và cam kết chất lượng thay cho nhà

sản xuất, việc bảo quản hàng hóa đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu kho, vận

chuyển, lắp đặt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chất lượng hàng hóa có ảnh

hưởng tích cực tới sự trung thành của khách hàng đối với điểm bán. Sự phong phú

12
của hàng hóa thường được khách hàng đánh giá cao bởi họ có nhiều sự lựa chọn

tại điểm bán và có tác động tích cực lên cảm nhận của khách hàng về siêu thị, sự

hài lòng và sự lựa chọn cửa hàng của họ. Với người tiêu dùng Hà Nội, nghiên cứu

có giả thuyết:

H6: Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa viên ảnh hưởng tích

cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Hà Nội.

II.4. Phương pháp nghiên cứu

Sau khi xây dựng mô hình, bảng khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập ý

kiến từ người dân Hà Nội về hành vi mua sắm của họ tại các siêu thị trong thành

phố. Phần chính của bảng hỏi bao gồm 37 biến quan sát, trong đó 30 biến quan sát

dùng để đo đánh giá của người tiêu dùng về 6 yếu tố (giá, trưng bày, uy tín siêu

thị, nhân viên, quảng cáo và khuyến mãi, chất lượng và sự phong phú của hàng

hóa), 4 biến còn lại đo hành vi mua sắm của khách hàng, ngoài ra còn có 3 biến

dùng để theo dõi các yếu tố nhân khẩu học. Cụ thể, các thang đo này được thể hiện

trong Bảng 2.1. Các chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong

đó:

1 = Rất không đồng ý

2 = Không đồng ý

3 = Bình thường

4 = Đồng ý

5 = Rất đồng ý
13
Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát online và offline

gửi đến người dân thành phố Hà Nội. Do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân

tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy nên kích

thước mẫu cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Theo đó, với bảng câu hỏi 37

biến quan sát, nghiên cứu cần thu thập kích thước mẫu tối thiểu là 185 mẫu. Để

thu được số mẫu như vậy, bảng câu hỏi online đã được gửi tới tất cả người dân

thông qua các trang mạng xã hội.

Sau khi thu thập được 532 mẫu, các dữ liệu được mã hóa, làm sạch và xử lý trên

phần mềm SPSS20; quá trình phân tích dữ liệu được tiến hành bao gồm: thống kê

mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích

nhân tố khám phá (EFA); phân tích hồi quy.

Bảng 2.1. Thang đo hành vi mua sắm của người tiêu dùng Hà Nội tại siêu thị.

STT Biến quan sát

Giá

A1 Chất lượng hàng hóa và dịch vụ phù hợp với giá cả.

A2 Dễ dàng so sánh giá cả của các sản phẩm cùng dòng.

A3 Thường có giảm giá hoặc quà tặng vào những dịp đặc biệt.

A4 Mua theo combo rẻ hơn mua các sản phẩm riêng lẻ.

A5 Sản phẩm phụ trợ được bán kèm với sản phẩm chính khiến việc mua

hàng tiện lợi hơn.

Trưng bày

14
B1 Sản phẩm được trưng bày đa dạng tạo cảm giác có nhiều sự lựa chọn

hơn.

B2 Trưng bày những sản phẩm có liên quan gần nhau giúp khách hàng dễ

tìm sản phẩm và ra quyết định mua nhanh chóng.

B3 Sử dụng các mẫu kệ nhiều tầng, nhiều ngăn kích cỡ khác nhau để trưng

bày sản phẩm gọn gàng và đẹp mắt.

B4 Trưng bày sản phẩm thành dãy hoặc khối tạo được một tổng thể bắt mắt

B5 Giá sản phẩm được niêm yết bên trên/ dưới mặt hàng giúp khách hàng

có thể nhanh chóng cân nhắc và ra quyết định mua.

B6 Ánh sáng thích hợp làm sản phẩm thu hút hơn.

Uy tín của siêu thị

C1 Hàng hóa đảm bảo đúng hạn sử dụng và VSATTP(an toàn thực phẩm).

C2 Số lượng hàng luôn đáp ứng được nhu cầu.

C3 Siêu thị cung cấp dịch vụ đúng hẹn (giao hàng).

C4 Siêu thị thực hiện chính xác những gì đã cam kết.

Nhân viên bán hàng

D1 Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ.

D2 Nhân viên giải đáp tận tình thắc mắc của khách.

D3 Nhân viên lịch sự và tôn trọng khách.

D4 Nhân viên thân thiện, cởi mở.


15
D5 Nhân viên có tác phong chuyên nghiệp.

Quảng cáo và khuyến mãi

E1 Quảng cáo trên các trang mạng xã hội tăng độ nhận diện cho siêu thị.

E2 Các banner quảng cáo có kích thước lớn nổi bật thu hút khách hàng.

E3 Các chương trình khuyến mãi như mua 1 tặng 1, tặng kèm quà 0đ

khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.

E4 Thẻ thành viên, thẻ giảm giá mang lại cho người tiêu dùng nhiều khuyến

mãi hấp dẫn từ siêu thị.

E5 Các chương trình dùng thử mẫu miễn phí nhằm quảng bá các sản phẩm

mới kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm.

Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa

F1 Hàng hóa siêu thị đa dạng, có cả hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

F2 Nhiều mặt hàng chỉ có thể tìm thấy ở siêu thị.

F3 Siêu thị thường xuyên bổ sung hàng hóa, ít xảy ra tình trạng hết hàng.

F4 Các sản phẩm trong siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo.

F5 Thực phẩm sống (cá, thịt) trong siêu thị rất tươi.

Hành vi mua sắm tại siêu thị

G1 Bạn đang lựa chọn mua sắm ở siêu thị thay vì chợ truyền thống.

G2 Bạn mua đồ ở siêu thị khá thường xuyên.

16
G3 Bạn hay mua những đồ dùng thiết yếu tại siêu thị.

G4 Bạn thường mua rất nhiều trong 1 lần đi siêu thị.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

III.1. Mô tả cơ cấu mẫu điều tra

Sau khi phát ra 532 bảng hỏi, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra và loại đi những

bảng hỏi có lỗi trả lời. Kết quả thu được 500 bảng hỏi sạch (tương đương 93,9%),

đảm bảo đầy đủ thông tin để đưa vào phân tích, đánh giá. Mẫu điều tra được phân

bổ theo các biến nhân khẩu học như sau:

a. Giới tính: Trong số 500 phần tử mẫu điều tra thu được có 40,4% là nam

(tương đương với 202 người) và 47,8% là nữ (tương đương với 239 người)

Tỷ lệ giới tính
Nam Nữ

0.404

0.596

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo giới tính

b. Độ tuổi: Nhóm tuổi từ 18-30 tuổi là nhóm tham gia nhiều nhất vào

nghiên cứu với 327 người (65,4%), hai nhóm tuổi từ 30 - 50 tuổi và dưới 18 tuổi

17
có tỉ lệ gần tương tự nhau với lần lượt là 15,3% và 13,8%. Nhóm cuối cùng là trên

50 tuổi với 5,5%.

Tỷ lệ người làm khảo sát theo độ tuổi


Dưới 18 tuổi Từ 18 - 30 tuổi Từ 30 - 50 tuổi Trên 50 tuổi

5,5%

13,8%
15,3%

65,4%

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo độ tuổi.

III.2. Hành vi mua sắm tại siêu thị và các nhân tố ảnh hưởng

a. Xu hướng thực hiện hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng

Bảng 3.1. Đo kiểm thang đo hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Bạn đang lựa chọn mua sắm ở siêu thị 500 1.00 5.00 3.48 0.88

thay vì chợ truyền thống.

Valid N (listwise) 500

18
Nhìn chung, người tiêu dùng Hà Nội có xu hướng rất tích cực đối với hành vi

mua sắm tại siêu thị, cụ thể là với thang đo Likert 5 bậc, mức độ trung bình của

thang đo “Bạn đang lựa chọn mua sắm ở siêu thị thay vì chợ truyền thống.” là

3.48. Đây là mức độ khá cao trong thang đo chỉ ra mức độ sẵn sàng thực hiện hành

vi mua sắm tại siêu thị của người trả lời. Trong đó, chỉ có 6 người trả lời nào lựa

chọn phương án hoàn toàn không đồng ý, tức là sẽ không đi mua sắm tại siêu thị

trong những lần đi mua sắm về sau nữa. Kết quả này có ý nghĩa lớn thể hiện việc

mua sắm tại siêu thị đã trở thành hành vi quen thuộc của nhiều người.

b. Các nhân tố tác động tới hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu

dùng Hà Nội

 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Để tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm tại siêu thị

của người tiêu dùng, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc với 6 nhân tố giả

định được mã hoá theo thứ tự sau: Giá (A), Trưng bày (B), Uy tín của siêu thị (C),

Nhân viên bán hàng (D), Khuyến mãi, quảng cáo (E), Chất lượng và sự phong phú

của hàng hóa (F).

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Nhân tố Số lượng biến Cronbach’s Alpha chung của

quan sát tổng biến

19
Giá 5 .870

Trưng bày 6 .937

Uy tín của siêu thị 4 .861

Nhân viên bán hàng 5 .932

Quảng cáo, khuyến mãi 5 .873

Chất lượng và sự phong phú 5 .814

của hàng hóa

Tổng số 30 .844

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha sẽ tiến hành loại những

nhân tố có chỉ số Cronbach’s alpha chung của tổng biến nhỏ hơn 0.6, những biến

có chỉ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn chỉ số Cronbach’s Alpha chung

của tổng biến và chỉ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.4. Việc này sẽ nâng cao

mức độ tin cậy cho thang đo và loại đi những nhân tố, biến quan sát có mức độ tin

cậy thấp. Sau khi chạy thủ tục này với SPSS 20, nghiên cứu thu được cả 6 nhân tố

với mức độ tin cậy lớn hơn 0,6. Nghiên cứu thu được 34 biến quan sát có đủ độ tin

cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA.

 Phân tích nhân tố EFA

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett là 0.896 > 0.5 thể hiện việc phân tích nhân

tố hoàn toàn phù hợp tập dữ liệu đưa vào phân tích. Trong bước tiếp theo nghiên
20
cứu sẽ tiến hành thủ tục phân tích nhân tố EFA để xác định các biến quan sát trong

cùng một nhóm nhân tố. Thủ tục này sẽ được thực hiện với phép quay Varimax

với hệ số tải nhân tố >= 0,5. Kết quả phân tích trích được 3 nhóm nhân tố với tổng

phương sai trích = 77,118% đạt yêu cầu lớn hơn 50%.

Bảng 3.3. Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa)

Biến quan sát Mã Nhân tố


hóa
1 2 3

Trưng bày sản phẩm thành dãy hoặc thành B4 .903


khối tạo thành một tổng thể bắt mắt.

Sử dụng các mẫu kệ nhiều tầng, nhiều ngăn B3 .875


kích cỡ khác nhau để trưng bày sản phẩm
gọn gang và đẹp mắt.

Ánh sáng thích hợp làm sản phẩm thu hút B6 .842
hơn.

Trưng bày những sản phẩm có liên quan gần B2 .841


nhau giúp khách hàng dễ tìm sản phẩm và ra
quyết định mua nhanh chóng.

Sản phẩm được trưng bày đa dạng tạo cảm B1 .835


giác có nhiều sự lựa chọn hơn.

Giá sản phẩm được niêm yết bên trên/ dưới B5 .780
mặt hàng giúp khách hàng có thể
nhanh chóng cân nhắc và ra quyết định mua.

Nhân viên thân thiện, cởi mở. D4 .876

21
Nhân viên có tác phong chuyên nghiệp. D5 .865

Nhân viên giải đáp tận tình thắc mắc của D2 .861
khách.

Nhân viên lịch sự và tôn trọng khách. D3 .824 .311

Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ. D1 .821

Thường có giảm giá hoặc quà tặng vào A3 .831


những dịp đặc biệt.

Mua theo combo rẻ hơn mua các sản phẩm A4 .829


riêng lẻ.

Dễ dàng so sánh giá cả của các sản phẩm A2 .750


cùng dòng.

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 7 iterations.

Với 3 nhóm nhân tố và 14 biến quan sát vừa trích được, 7 nhóm nhân tố ban

đầu đã được gộp lại thành 3 nhóm nhân tố tương ứng với 3 thang đo mới với sự

kết hợp của các biến quan sát thuộc các nhóm khác nhau. 3 nhóm nhân tố mới này

sẽ được đặt lại tên theo nội hàm ý nghĩa của các biến quan sát. Với những nhóm

mà nội hàm của các biến mới được gộp không có quá nhiều sự khác biệt với

những biến chủ đạo của nhóm, ta có thể xem xét sử dụng lại tên cũ để đặt cho

22
nhóm mới. Bên cạnh đó, các thang đo mới cũng được kiểm định độ tin cậy của

thang đo Cronbach’s Alpha. Kết quả thu được là:

- Trưng bày (B): 0,938

- Nhân viên bán hàng (D): 0,931

- Giá (A): 0,819

Ngoài ra, việc kiểm định tương quan (Correlation analysis) của các thang đo

mới với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,005 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến

giữa các nhân tố này. Kết quả này phù hợp để đưa vào phân tích hồi quy.

 Phân tích hồi quy các nhân tố

Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới hành vi mua sắm của người

tiêu dùng tại siêu thị, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là

Hành vi mua sắm và 3 biến độc lập là 3 nhân tố mới trích được sau khi phân tích

nhân tố ở trên. Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity

Coefficients Coefficients Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .737 .279 2.643 .009

GIA .261 .078 .236 3.347 .001 .662 1.511

TB .038 .059 .042 .638 .524 .756 1.322

23
NV .425 .070 .414 6.040 .000 .701 1.426

a. Dependent variable: G

Bảng trên cho thấy chỉ có 2 nhân tố có sự tác động tới hành vi mua sắm tại siêu

thị của người tiêu dùng Hà Nội với chỉ số Sig. nhỏ hơn 0.05 và VIF nhỏ hơn 2. Hệ

số R bình phương điều chỉnh (Adjusted R Square) của mô hình là 0.342 thể hiện

việc 2 biến độc lập giải thích được 34,2% phương sai của biến phụ thuộc – hành vi

mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng.

Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm tại siêu thị

của người tiêu dùng Việt Nam sẽ được viết thành:

HV = 0,737 + 0,262GIA + 0,425NV

Kết quả phân tích hồi quy trong bảng trên cũng cho thấy tất cả các nhân tố đều

có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng do đều

có các chỉ số B là số dương. Bên cạnh đó, do dó chỉ số Beta = 0,414 lớn nhất trong

các nhân tố được phân tích nên Nhân viên là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều

nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Giá là yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao với

chỉ số Beta là 0,236.

Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kiểm định

24
H1: Giá cả ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm tại siêu Chấp nhận

thị của người tiêu dùng Hà Nội.

H2: Cách trưng bày ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua Không chấp nhận

sắm của người tiêu dùng Hà Nội.

H3: Uy tín của siêu thị ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua Không chấp nhận

sắm của người tiêu dùng Hà Nội.

H4: Nhân viên ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của Chấp nhận

người tiêu dùng Hà Nội.

H5: Quảng cáo, khuyến mại ảnh hưởng tích cực đến hành vi Không chấp nhận

mua sắm của người tiêu dùng

H6: Chất lượng và sự phong phú của hàng hóa viên ảnh Không chấp nhận

hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Hà Nội.

III.3. Kết luận và giải pháp:

Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá, nghiên cứu đúc rút được một số kết

luận sau:

 Nhìn chung, người tiêu dùng tại Hà Nội có xu hướng tích cực trong việc thực

hiện hành vi mua sắm tại siêu thị.

 Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng ở

Hà Nội là giá cả và nhân viên. Trong đó, nhân viên là nhân tố có mức độ ảnh
25
hưởng nhiều nhất đến hành vi của người tiêu dùng với chỉ số Beta là 0,414. Giá

là yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao với chỉ số Beta là 0,236.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất giải pháp như sau:

 Giá: Hiên nay người tiêu dùng ở Việt Nam khá nhạy cảm với giá. Vì vậy, các

siêu thị cần có một chính sách giá phù hợp với chất lượng hàng hóa, dịch vụ

mang lại để khách hàng cảm nhận yếu tố giá ở siêu thị của họ cạnh tranh hơn so

với các điểm bán khác. Siêu thị cần thường xuyên triển khai các chương trình

khuyến mại về giá đặc biệt là trong những ngày lễ dịp mà người tiêu dùng

thường mua sắm nhiều để kích thích cầu hàng hóa, dịch vụ.

 Nhân viên: Siêu thị cần xây dựng một hệ thống nhân viên chuyên nghiệp. Nhân

viên cần có thái độ thân thiện, hòa đồng, luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng

đồng thời có kĩ năng ứng biến các tình huống bất ngờ. Một người nhân viên tốt

sẽ tạo thiện cảm cho người tiêu dùng và một trong những lý do khiến họ quay

lại siêu thị vào lần tiếp theo.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trang, N. T. (2006). "Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách

hàng siêu thị tại TP.HCM". 

Hà Nam Khánh Giao, N. T. (2011). "Sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng dịch vụ

siêu thị Vinatex - mart". 

26
Huỳnh, L. T. (2013). "Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng tại địa bàn

thành phố Huế đối với mặt hàng rau quả". 

Lưu Thanh Vũ Hải, V. L. (2014). "Phân tích hành vi mua sắm của người tiêu dùng ở

chợ truyền thống và siêu thị tại thành phố Cần Thơ". 

Sang, V. M. (2015). "Giá cá cảm nhận: Nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của

người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị: Trường hợp nghiên cứu siêu thị

Big C Cần Thơ". 

Nguyễn Hải Ninh, Đ. V. (2016). "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua

sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Việt Nam". 

Đặng Thị Kim Hoa, N. T. (2016). "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung

thành của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ của hệ thống siêu thị Hapro Mart Hà

Nội". 

Đào Thị Hương, L. T. (2017). "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng

của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên". 

Thanh, T. T. (2017). "Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Coopmart của

người dân". 

Thông, V. H. (2018). "Nghiên cứu hành vi mua hàng trên facebook của nhóm khách

hàng từ 22 đến 35 tuổi tại Hà Nội". 

Hà Nam Khánh Giao, D. L. (2018). "Tác động của bầu không khí trong siêu thị đến

hành vi của khách hàng. Trường hợp siêu thị Co.opmart". 

Sáng, L. K. (2018). "Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về

chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Coop". 

27
Tùng, Đ. (2018). "Nhân tố tác động tới sự trung thành của khách hàng với thương

hiệu chuỗi siêu thị tiện ích khu vực Hà Nội". 

 My, T. T. (2019). "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

Coopmart Huế làm địa điểm mua sắm của khách hàng cá nhân". 

Nguyễn Văn Anh, N. T. (2019). "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua

cafe nguyên chất tại thành phố Đà Lạt". 

Nguyễn Thị Thảo, M. T. (2020). "Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nơi

mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng". 

Tôn Nguyễn Trọng Hiền, G. N. (2020). "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua

hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K". 

Zhou. L, Wong. A. (2003). “Consumer Impulse Buying and In-Store Stimuli in

Chinese Supermarkets”

Tinne, W. S. (2011). "Factors Affecting Impulse Buying Behavior of Consumers at

Superstores in Bangladesh". 

Unissa, M. H. (2013). "Consumer psychology towards supermarkets". 

Dữ liệu SPSS

a. Kiểm định Cronbach’s Alpha từng biến

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

28
Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

,869 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

A1 15,21 7,992 ,623 ,858


A2 15,21 7,904 ,678 ,844
A3 15,20 7,724 ,718 ,835
A4 15,31 7,713 ,728 ,832
A5 15,38 7,595 ,716 ,835

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

,938 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

B1 18,11 20,239 ,822 ,925


B2 18,08 20,413 ,827 ,925
B3 18,12 20,392 ,826 ,925
29
B4 18,20 19,875 ,846 ,922
B5 17,99 20,162 ,777 ,931
B6 18,29 20,452 ,788 ,929

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

,861 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

C1 11,14 5,512 ,632 ,855


C2 11,34 5,297 ,747 ,807
C3 11,44 5,423 ,694 ,829
C4 11,31 5,297 ,765 ,800

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

30
Cronbach's N of Items
Alpha

,931 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

D1 15,15 9,818 ,779 ,923


D2 15,27 9,630 ,825 ,914
D3 15,11 9,807 ,827 ,913
D4 15,14 9,774 ,828 ,913
D5 15,16 9,793 ,828 ,913

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

,875 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

E1 15,40 7,991 ,652 ,861


E2 15,21 8,033 ,719 ,844
E3 15,10 7,900 ,742 ,839
E4 15,19 8,233 ,680 ,854
E5 15,20 7,768 ,727 ,842

31
Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

,814 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

F1 14,99 7,580 ,612 ,777


F2 15,15 7,229 ,571 ,788
F3 14,99 7,216 ,682 ,756
F4 14,85 6,874 ,650 ,763
F5 15,27 7,362 ,522 ,804

Case Processing Summary

N %

Valid 501 100,0

Cases Excludeda 0 ,0

Total 501 100,0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

32
,841 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

G1 10,47 6,686 ,590 ,833


G2 10,62 5,923 ,748 ,767
G3 10,53 5,650 ,723 ,776
G4 10,57 5,778 ,649 ,812

b. Phân tích nhân tố khám phá EFA:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,898


Approx. Chi-Square 6713,171

Bartlett's Test of Sphericity df 153

Sig. ,000

Communalities

Initial Extraction

A2 1,000 ,656
A3 1,000 ,775
A4 1,000 ,728
B1 1,000 ,788
B2 1,000 ,777
B3 1,000 ,792
B4 1,000 ,834
B5 1,000 ,744
B6 1,000 ,748
C2 1,000 ,481
D1 1,000 ,742
D2 1,000 ,794
D3 1,000 ,797
D4 1,000 ,804
D5 1,000 ,808
G2 1,000 ,798
G3 1,000 ,810

33
G4 1,000 ,649

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Loadings Loadings

Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative


Variance % Variance % Variance %

1 7,757 43,095 43,095 7,757 43,095 43,095 4,581 25,451 25,451


2 2,962 16,455 59,550 2,962 16,455 59,550 3,987 22,151 47,602
3 1,536 8,532 68,082 1,536 8,532 68,082 2,608 14,487 62,089
4 1,269 7,052 75,133 1,269 7,052 75,133 2,348 13,045 75,133
5 ,659 3,660 78,794
6 ,494 2,745 81,539
7 ,479 2,660 84,199
8 ,402 2,231 86,429
9 ,351 1,948 88,377
10 ,336 1,867 90,244
11 ,322 1,790 92,034
12 ,306 1,699 93,733
13 ,256 1,422 95,155
14 ,214 1,190 96,346
15 ,197 1,096 97,442
16 ,175 ,971 98,413
17 ,165 ,917 99,330
18 ,121 ,670 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

c. Phân tích hồi quy:

Correlations

HV gia TB NV

Pearson Correlation 1 ,481** ,258** ,496**

HV Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000

N 501 501 501 501


Pearson Correlation ,481 **
1 ,436 **
,543**
gia Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 501 501 501 501

34
Pearson Correlation ,258** ,436** 1 ,379**
TB Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 501 501 501 501
Pearson Correlation ,496 **
,543 **
,379 **
1

NV Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000

N 501 501 501 501

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Variables Entered/Removeda

Model Variables Variables Method


Entered Removed

1 NV, TB, giab . Enter

a. Dependent Variable: HV
b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 ,556a ,310 ,305 ,71828 1,564

a. Predictors: (Constant), NV, TB, gia


b. Dependent Variable: HV

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 115,019 3 38,340 74,313 ,000b

1 Residual 256,412 497 ,516

Total 371,432 500

a. Dependent Variable: HV
b. Predictors: (Constant), NV, TB, gia

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) ,638 ,201 3,174 ,002

35
gia ,380 ,059 ,301 6,479 ,000 ,644 1,553

TB ,001 ,041 ,001 ,025 ,980 ,781 1,280

NV ,369 ,050 ,332 7,347 ,000 ,680 1,470

a. Dependent Variable: HV

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition Index Variance Proportions

(Constant) gia TB NV

1 3,931 1,000 ,00 ,00 ,00 ,00

2 ,034 10,722 ,06 ,03 ,97 ,10


1
3 ,020 13,957 ,61 ,00 ,01 ,68

4 ,014 16,516 ,32 ,97 ,02 ,21

a. Dependent Variable: HV

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1,3884 4,3914 3,4910 ,47962 501


Residual -2,30697 1,72977 ,00000 ,71612 501
Std. Predicted Value -4,384 1,877 ,000 1,000 501
Std. Residual -3,212 2,408 ,000 ,997 501

a. Dependent Variable: HV

36
V. PHIẾU KHẢO SÁT

37
38
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

39

You might also like