Đấu thầu

You might also like

You are on page 1of 9

A.

Chuẩn bị đấu thầu


- Sơ tuyển: trang 104 giáo trình
Đối với các gói thầu có giá trị lớn hoặc hàng hoá, dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công
nghệ, tiêu chuẩn hoặc trong những trường hợp mà chi phí cao cho việc chuẩn bị hồ sơ dự
thầu có thể khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự hoặc thời gian và chi phí cho việc đánh
giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn không tương xứng với giá trị gói thầu thì trước khi phát
hành hồ sơ mời thầu chính thức, bên mời thầu thường phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu.
Việc sơ tuyển nhà thầu là nhằm đảm bảo rằng thư mời thầu sẽ được giới hạn trong phạm vi
những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

+ Nhận hồ sơ mời sơ tuyển trang 108


Hồ sơ mời sơ tuyển được quy định tại Khoản 27 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 như sau:
Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng
lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh
sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được
đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

Nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển phải thể hiện đầy đủ các thông tin về quy mô gói thầu, các
đặc điểm chi tiết về kĩ thuật và các yêu cầu cụ thể khác đối với hàng hoá, dịch vụ được cung
cấp, các chỉ dẫn đối với nhà thầu trong khi sơ tuyển cũng như tiêu chuẩn xét tuyển... Sau
khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, cần dành một khoảng thời gian thỏa đáng để các nhà
thầu nộp hồ sơ.
Hồ sơ mời sơ tuyển có nội dung tương đối đơn giản, bao gồm một số thông tin sơ lược về
dự án, về phạm vi gói thầu để các nhà thầu tham gia sơ tuyển có thể đánh giá đặc điểm gói
thầu. Ngoài ra, hồ sơ sơ tuyển còn yêu cầu nhà thầu tham dự sơ tuyển cung cấp các số liệu
liên quan đến năng lực kỹ thuật, khả năng tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu. Một số nội
dung khác cũng được đề cập đến trong hồ sơ mời sơ tuyển, ví dụ như cách chuẩn bị hồ sơ
dự sơ tuyển, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình sơ tuyển, phương pháp và các
tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, và những nội dung cần thiết khác.
dự sơ tuyển.
+ Nhận thông báo mời sơ tuyển
Theo nguyên tắc công khai, minh bạch, thông tin về sơ tuyển nhà thầu sẽ được công khai
và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, và sơ tuyển có thể được thực hiện ở
phạm vi quốc gia hoặc quốc tế tùy vào đặc điểm của gói thầu. Trong thông báo mời sơ
tuyển, nhà thầu cần chú ý đến các thông tin về gói thầu (phạm vi công việc, nguồn vốn, các
mốc thời gian quan trọng trong quá trình sơ tuyển,...) cũng như các quy định tối thiểu về
kinh nghiệm để các nhà thầu có cơ sở quyết định xem có nên tham gia sơ tuyển hay không.
+ Chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển
Hồ sơ mời sơ tuyển có nội dung tương đối đơn giản, bao gồm một số thông tin sơ lược về
dự án, về phạm vi gói thầu để các nhà thầu tham gia sơ tuyển có thể đánh giá đặc điểm gói
thầu. Ngoài ra, hồ sơ sơ tuyển còn yêu cầu nhà thầu tham dự sơ tuyển cung cấp các số liệu
liên quan đến năng lực kỹ thuật, khả năng tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu. Một số nội
dung khác cũng được đề cập đến trong hồ sơ mời sơ tuyển, ví dụ như cách chuẩn bị hồ sơ
dự sơ tuyển, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình sơ tuyển, phương pháp và các
tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, và những nội dung cần thiết khác.
+ Nộp hồ sơ dự sơ tuyển
Việc xét tuyển phải căn cứ hoàn toàn vào năng lực của những nhà thầu, về triển vọng của
họ trong việc thực hiện yêu cầu của gói thầu. Các khía cạnh cần chú ý xem xét là: kinh
nghiệm của nhà thầu và kết quả thực hiện những gói thầu tương tự trước đó, khả năng hiện
tại về đội ngũ nhân sự, năng lực sản xuất, máy móc, thiết bị, tình hình tài chính... Những
nhà thầu đáp ứng các tiêu chuẩn xét tuyển đã đề ra sẽ được quyền dự thầu chính thức.
Thư mời thầu và hồ sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp tới họ. Kết quả sơ tuyển phải được
thông báo tới tất cả những nhà thầu đã dự tuyển.

+ Nhận kết quả sơ tuyển


Sau khi các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu sẽ đánh giá và lựa chọn ra
những nhà thầu đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời sơ tuyển. Các
nhà thầu cần chú ý theo dõi kết quả sơ tuyển. Danh sách các nhà thầu trúng sơ tuyển được
thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên đó sẽ nêu cụ
thể tên và địa chỉ của nhà thầu.

B. Lựa chọn nhà thầu


- Mời thầu
+ Nhận thông báo mời thầu
Do yêu cầu đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu mà tất cả các gói thầu đều phải thông
báo công khai. Tùy vào hình thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế mà thông báo rộng rãi hay
hạn chế. Thông báo mời thầu nhằm đưa đến cho các nhà thầu đầy đủ thông tin liên quan
đến gói thầu để các nhà thầu chuẩn bị điều kiện tham dự. Thông báo mời thầu được quy
định cụ thể tại khoản 1 điều 219 Luật thương mại như sau: Thông báo mời thầu gồm các nội
dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;
c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu được chọn sẽ nhận thông báo mời đăng ký dự thầu trực tiếp, qua Fax, qua đường
bưu điện hoặc các phương tiện khác.

+ Phát hành hồ sơ mời thầu


Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn
chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư
chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn
nhà thầu, nhà đầu tư.
Các nhà thầu được chọn cần chú ý tới thời gian phát hành hồ sơ mời thầu cũng như xem
xét kỹ các nội dung cụ thể trong hồ sơ mời thầu, cụ thể là:
+ Thông báo mời thầu;
+ Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
+ Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
+ Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
- Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.
(Khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013; Điều 218 Luật Thương mại 2005)

+ Gặp gỡ nhà thầu/bên mở thầu


Mục đích của cuộc gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu là để bên mời thầu giải
đáp cho các nhà thầu những thắc mắc liên quan đến nội dung của hồ sơ mời thầu
+ Nộp hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Theo đó, hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì?
Trước tiên, có thể khẳng định, hiện nay chưa có quy định cụ thể về những loại tài liệu cũng
như số lượng tài liệu trong hồ sơ dự thầu.
Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu được lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đối chiếu với quy định
tại khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu thì:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm
các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ
dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tư.
Đây là cơ sở, là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu, tham dự đấu thầu gói thầu này.
Do vậy, căn cứ theo Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu được lập sẽ gồm có
các giấy tờ cơ bản theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau.
1. Đối với các gói thầu xây lắp

Theo hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp quy định tại Thông tư 03/2015/TT-
BKHĐT, các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị gồm:

- Đơn dự thầu (theo mẫu);

- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;

- Bảo đảm dự thầu;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;

- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu;

- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu;

- Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu;


Thứ Ba, 27/07/2021, 19:12Tăng giảm cỡ chữ:
Hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì? Có mấy bản?
Hậu Nguyễn
Tác giả: Hậu Nguyễn

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Theo đó, hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì?

Trước tiên, có thể khẳng định, hiện nay chưa có quy định cụ thể về những loại tài liệu cũng
như số lượng tài liệu trong hồ sơ dự thầu.

Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu được lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đối chiếu với quy định
tại khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu thì:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm
các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ
dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tư.

Đây là cơ sở, là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu, tham dự đấu thầu gói thầu này.

Do vậy, căn cứ theo Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu được lập sẽ gồm có
các giấy tờ cơ bản theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau.

hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ gì

Hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì theo quy định mới nhất? (Ảnh minh họa)

Cụ thể:

1. Đối với các gói thầu xây lắp

Theo hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp quy định tại Thông tư 03/2015/TT-
BKHĐT, các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị gồm:

- Đơn dự thầu (theo mẫu);

- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;

- Bảo đảm dự thầu;

- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;

- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu;

- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu;

- Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu;

ADVERTISING

This ad will end in 20

Xem Thêm
X
- Đề xuất về giá và các bảng biểu;

- Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế;

- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.

2. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa

Quy định về các tài liệu cần thiết trong hồ sơ dự thầu được xác định theo nội dung yêu cầu
trong hồ sơ mời thầu của gói thầu về mua sắm hàng hóa.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, các tài liệu cần có trong hồ
sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa cũng được thực hiện như gói thầu xây lắp
nêu trên.

3. Đối với gói thầu về dịch vụ tư vấn

Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT có thể xác định, hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch
vụ tư vấn sẽ bao gồm: Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính. Trong đó:

- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật gồm:

+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;
+ Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

+ Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu của nhà thầu;

+ Đơn dự thầu (theo mẫu);

+ Giấy ủy quyền nếu trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho người
khác tham gia đấu thầu;

+ Văn bản thỏa thuận liên danh, nếu nhà thầu tham gia dự thầu với tư cách nhà thầu liên
danh;

+ Văn bản về Cơ cấu, tổ chức, kinh nghiệm của nhà thầu.

+ Giải pháp và phương pháp luận tổng quát để thực hiện dịch vụ tư vấn do nhà thầu đề
xuất;

+ Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn trong gói thầu này;

+ Lý lịch của những chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu này;

+ Văn bản xác định tiến độ thực hiện công việc;

+ Nội dung khác được nêu tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
- Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ:

+ Đơn dự thầu (theo mẫu);

+ Văn bản tổng hợp chi phí thực hiện gói thầu;

+ Thù lao cho chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu;

+ Nội dung bảng phân tích các chi phí thù lao cho chuyên gia;

+ Chi phí khác cho chuyên gia.

4. Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn

Căn cứ Mục 12 Chương I Phần thứ nhất Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT thì hồ sơ dự thầu đối
với gói thầu dịch vụ phi tư vấn cũng được thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu,
nhưng về cơ bản, cũng bao gồm những giấy tờ trong hồ sơ dự thầu của gói thầu xây lắp.

5. Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Đối với các loại hình dự án này, nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo nội dung quy định
cụ thể của hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT, hồ sơ dự
thầu sẽ bao gồm Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính. Trong đó:

- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật: Trong hồ sơ này sẽ bao gồm tất cả những hồ sơ tài chính, pháp lý,
năng lực và kinh nghiệm cũng như đề xuất của nhà đầu tư trên cơ sở xác định những tiêu
chí của hồ sơ mời thầu, cụ thể gồm:

+ Đơn dự thầu;

+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu;

+ Giấy ủy quyền (nếu cần thiết);

+ Thỏa thuận liên danh (nếu có sự thay đổi liên danh);

+ Bảo đảm dự thầu;

+ Các tài liệu cập nhật, xác định năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;

+ Đề xuất kỹ thuật;

- Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ chủ yếu như:

+ Đơn dự thầu;

+ Đề xuất về tài chính đối với gói thầu;


+ Bảng biểu thông tin hồ sơ dự thầu;

Trên đây là hồ sơ dự thầu của một số loại gói thầu, dự án đầu tư tiêu biểu, được xác lập
dựa trên yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu, tính chất của từng gói thầu.
Sau khi bên mời thầu đã tiếp nhận hồ sơ dự thầu, nhà thầu vẫn có thể rút lại hồ sơ hoặc bổ
sung, điều chỉnh trước thềm đóng thầu.

+ Mở thầu
Mở thầu là việc bên mời thầu thông báo công khai những thông tin cơ bản trong hồ sơ dự
thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu. Mở
thầu là một sự kiện có tính chất quan trọng trong qui trình tổ chức đấu thầu, và được tổ
chức công khai với sự tham gia của các nhà thầu cùng các bên có liên quan. Thời điểm và
địa điểm sự kiện mở thầu được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu.
Mở thầu thường được thực hiện ngay sau khi đóng thầu, hoặc sau thời điểm tiếp nhận hồ
sơ dự thầu đến địa điểm mở thầu. Để đảm bảo tính an toàn cho việc bảo quản hồ sơ dự
thầu, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu được bố trí rất gần hoặc cùng với địa điểm mở thầu.

4 việc cần làm trước khi đi tham dự lễ mở thầu


+ Việc đầu tiên đó là hồ sơ dự thầu, lưu ý bảo quản hồ sơ dự thầu ở trạng thái tốt
nhất, niêm phong cẩn thận, trong trường hợp phải di chuyển đi xa có thể thực hiện
niêm phong sau.
+ Việc tiếp theo cần thiết là nên chuẩn bị giấy giới thiệu của cơ quan/công ty khi đi
tham dự lễ mở thầu, giấy giới thiệu nên ghi đầy đủ nhiệm vụ là "nội hồ sơ dự thầu và
tham dự mở hồ sơ dự thầu".
+ Sau khi đã chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ cần thiết, chúng ta cần xem lại thời gian,
địa điểm mở thầu để có thể có kế hoạch tham dự đúng giờ, đối với những gói thầu
có địa điểm mở thầu xa, để chủ động chúng ta nên đến địa phương đó trước, nếu là
mở thầu buổi sáng nên cân nhắc có mặt ở địa phương đó từ tối hôm trước. Ngoài ra
để tránh có thể nộp hồ sơ dự thầu muộn có thể tiến hành nộp hồ sơ dự thầu ngay
khi đến hoặc chờ đến thời điểm mở thầu thì cần phải đến địa điểm sớm hơn (30-45
phút) để tránh có những sự cố bất khả kháng (tắc đường, mưa gió, quên giấy tờ...).
+ Khi nộp hồ sơ dự thầu, cần yêu cầu có biên bản giao nhận hồ sơ dự thầu, trong đó
nêu rõ thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thầu, số lượng (bộ, thùng, hộp...), tình trạng
niêm phong, biên bản giao nhận cần có người ký, ghi rõ họ tên, chức vụ thuộc tổ
chức bên mời thầu. Sau khi nhận được biên bản giao nhận hồ sơ dự thầu cần lưu
giữ cẩn trọng.

5 lưu ý quan trọng/ 5 việc cần làm khi tham dự mở thầu


Đến thời điểm đóng thầu cần có mặt tại buổi lễ để chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản
đóng thầu, lúc đó chúng ta cần nắm và biết được các thông tin có bao nhiêu nhà thầu tham
dự, gồm những nhà thầu nào, lưu ý về những hồ sơ của các nhà thầu khác đã nộp có tình
trạng gì bất thường được thông báo không?
Đến thời điểm mở thầu, chúng ta cần tham dự và lắng nghe bên mời thầu phổ biến về trình
tự thực hiện và các quy định trong buổi lễ, một số trình tự thực hiện cần lưu ý:

+ Theo quy định việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự
chữ cái tên của nhà thầu (điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP),
đây là việc nhỏ nhưng nhiều nhà thầu không để ý, việc này có ẩn ý sâu xa của
những nhà làm luật đó là để tạo sự công bằng, minh bạch cho các nhà thầu tham
dự, tránh sự lộn xộn hoặc xắp đặt có chủ ý (nào đó) của bên mời thầu, do đó nếu
bên mời thầu nào không thực hiện theo trình tự này, cần có ý kiến ngay tại buổi mở
thầu.
+ Tiếp theo, theo quy định bên mời thầu phải "Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự
mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của
mình". Việc này có thể có hai tình huống xảy ra, một là có thể nhà thầu nộp riêng thư
giảm giá, lúc đó cần ghi nhận trong biên bản mở thầu là có thư giảm giá nộp kèm và
tình trạng niêm phong của thư giảm giá, hai là có thể nhà thầu đóng kèm thư giảm
giá trong hồ sơ đã được niêm phong mà chính người đi mở có thể "biết hoặc không
biết". Trong trường hợp bên mời thầu không thực hiện nghiêm túc việc này, người
tham gia cần có ý kiến đề nghị thực hiện theo nội dung này.
+ Bước tiếp theo sẽ là kiểm tra niêm phong của các hồ sơ dự thầu khi mở, cách làm
khoa học và đảm bảo sự công bằng thì nên để nhà thầu (có hồ sơ dự thầu kế tiếp
được mở) kiểm tra tình trạng niêm phong của của hồ sơ dự thầu đang chuẩn bị
được mở. Lưu ý về tình trạng niêm phong, đặc biệt là niêm phong của thư giảm giá
(nếu nộp riêng rẽ với các thùng/hộp hồ sơ dự thầu). Nếu bên mời thầu có vấn đề gì
đó mà các nhà thầu cảm thấy chưa thoải mái ở mục này thì nên đề xuất phương án
như bài viết gợi ý nêu trên.
+ Sau khi qua các bước 1-3 nêu trên hồ sơ sẽ được mở, lúc đó chúng ta cần sử dụng
các phương tiện để ghi chép chính xác các thông tin: Tên nhà thầu; số lượng bản
gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có);
thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu
lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan (nếu có). Ghi đầy đủ lần lượt
từng hồ sơ dự thầu được mở, đối với hồ sơ dự thầu của mình thì cần đối chiếu với
thông tin được công bố. Tất cả các thông tin công bố nêu trên sẽ được lập thành
biên bản mở thầu, do đó khi bên mời thầu phát hành biên bản thì cần kiểm tra, đối
chiếu lại với các thông tin mà mình đã ghi chép được, sau khi thấy trùng khớp thì
tiến hành ký vào trang tham dự. Biên bản này từng nhà thầu tham dự sẽ được nhận
01 bản, lưu ý biên bản cần đóng dấu giáp lai, nếu bên mời thầu không thực hiện như
vậy thì cá nhân tham dự có thể ký nháy vào từng trang để đảm bảo sự thống nhất
của biên bản mở thầu.
+ Đối với gói thầu thực hiện theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ thì hồ sơ đề xuất
tài chính sẽ được bên mời thầu niêm phong lại, khi đó cần lưu ý: Để đảm bảo giá dự
thầu bí mật tuyệt đối, nên gom các hồ sơ đề xuất tài chính lại vào bỏ vào 01
thùng/hộp, sau đó sử dụng giấy niêm phong, trên giấy niêm phong cần có các thành
phần tham dự lễ mở thầu ký vào. Khi bạn thực hiện ký niêm phong cần dán niêm
phong một cách cẩn trọng, tốt nhất nên chụp ảnh lại từng niêm phong mà mình đã ký
để đến thời điểm mở hồ sơ đề xuất tài chính đối chiếu lại.

- Đánh giá hồ sơ dự thầu


Sau khi đóng thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá các hồ sơ dự thầu. Nhà thầu được
chọn sẽ được tham gia vào bước tiếp theo là quy trình đàm phán ký kết với bên mở thầu để
bắt đầu thực hiện dự án.

C. Ký kết hợp đồng


- Hoàn thiện hợp đồng trang 129
+ Nội dung hoàn thiện hợp đồng

- Đàm phán hợp đồng

- Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
+ Sau khi đạt được thỏa thuận với nhà thầu thông qua việc hoàn thiện hoặc đàm phán
hợp đồng, bên mời thầu thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng với những nội dung chính như: tên nhà thầu được
lựa chọn, giá trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng và những
thông tin cần thiết khác.
Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cũng nêu rõ thời hạn cho các bên có liên quan
gửi đề xuất kiến nghị với bên mời thầu/chủ đầu tư về kết quả này.
Việc thông báo công khai kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký hợp đồng có vai trò
quan trọng. Cộng đồng hoặc các nhà thầu tham gia đấu thầu có thể cung cấp thêm
thông tin về nhà thầu được lựa chọn cho bên mời thầu, từ đó bên mời thầu/chủ đầu
tư xem xét lại sự lựa chọn của mình. Quá trình đánh giá nhà thầu chủ yếu dựa trên
HSDT, vì vậy bên mời thầu có thể bỏ qua những thông tin quan trọng liên quan đến
nhà thầu trong thực tế, đặc biệt là những thông tin về sự vi phạm hoặc gian lận của
nhà thầu. Các nhà thầu cũng có thể kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, và bên
mời thầu phải có trách nhiệm xử lý những kiến nghị này trước khi hợp đồng được ký
kết. Bất kể cá nhân hoặc tổ chức nào trong xã hội đều có thể có kiến nghị về kết quả
đấu thầu nếu có căn cứ cho thấy sự thiếu minh bạch, hoặc thiếu hợp lý trong quá
trình lựa chọn nhà thầu.
+ Về phía các nhà thầu không trúng thầu, họ luôn muốn biết nguyên nhân dẫn tới sự
không thành công. Vì vậy, bên mời thầu có thể cung cấp thông tin về quá trình đánh
giá HSDT của nhà thầu, chỉ ra những điểm yếu để từ đó các nhà thầu có thể rút kinh
nghiệm cho những lần đầu thầu tiếp theo.

Việc lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước:
chuẩn bị đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, trong đó mỗi bước lại có
nhiều công việc khác nhau.

You might also like