You are on page 1of 4

BÀI TẬP TOÁN RỜI RẠC - TUẦN 3

1. (bài 2, trg 544) Mỗi danh sách các đỉnh sau đây có tạo nên đường đi trong đồ thị
đã cho không? Đường đi nào là đơn? Đường đi nào là chu trình? Độ dài của các
đường đi này là bao nhiêu?
a. a, e, c, b
b. a, d, b, e, a
c. a, d, a, d, a
d. a, b, e, c, b, d, a
2. (bài 3-4, trg 545) Hãy xác định xem mỗi đồ thị sau có liên thông không. Nếu
không hãy tính số thành phần liên thông.

3. (bài 8, trg 545) Hãy tìm số đường đi độ dài n giữa 2 đỉnh liền kề tùy ý trong K 3,3
với mỗi giá trị của n là:

a) 2; b) 3; c) 4; d)5.

4. (*) (bài 12, trg 546) Chứng tỏ rằng đồ thị liên thông với n đỉnh có ít nhất (n-1)
cạnh.
5. (*) (bài 37, trg 549) Hãy giải thích phương pháp để xác định xem một đồ thị có là
liên thông không bằng cách nhân ma trận?
6. (bài 15, trg 546) Hãy tìm tất cả các đỉnh cắt, cạnh cầu của các đồ thị sau:

7. (bài 23, trg 547) Đường truyền thông trong mạng máy tính sẽ được cung cấp
đường dự phòng nếu có sự cố làm cho không thể gửi một thông báo nào đi được.
Với mỗi mạng truyền thông sau đây hãy xác định các đường cần phải được dự
phòng:

1
8. (bài 2, 24, trg 560) Hãy xác định xem mỗi đồ thị sau có chu trình Euler hay
không? Xây dựng chu trình đó nếu nó tồn tại.

9. Hãy tìm các thành phần liên thông mạnh của đồ thị có hướng sau:

10. Có bao nhiêu đơn đồ thị liên thông không đẳng cấu với n đỉnh khi n bằng
a) 2? b) 3? c) 4? d) 5?
11. Chứng minh rằng một đơn đồ thị là đồ thị hai phần nếu và chỉ nếu nó không có
chu trình với số cạnh lẻ.

2
12. (bài 11, trg 561) Hãy xác định xem đồ thị có đường đi Euler hay không? Xây
dựng đường đi đó nếu nó tồn tại.

13. Với giá trị nào của n các đồ thị sau đây có chu trình Euler
a) Kn b) Cn c) Wn d) Qn
14. (bài 58, trg 566) Dùng thuật toán Fleury để tìm chu trình Euler trong đồ thị:

15. Với giá trị nào của m và n các đồ thị hai phần đầy đủ K m,n có chu trình Euler? có
đường đi Euler?
16. (bài 40, 42, trg 564) Hãy xác định xem các đồ thị sau có chu trình Hamilton hay
không? Nếu có hãy xây dựng chu trình, nếu không hãy giải thích lý do sao không
tồn tại.

17. (*) (bài 61, trg 567) Hãy đưa ra một biến thể của thuật toán Fleury để xây dựng
đường đi Euler.
18. Chứng minh rằng đồ thị Peterson dưới đây không có chu trình Hamilton, nhưng
các đồ thị con nhận được bằng cách xóa đi một đỉnh v và các cạnh liên thuộc với v
sẽ có chu trình Hamilton.

3
19. Với mỗi đồ thị sau hãy xác định xem
i. Có thể dùng định lý Dirac để chứng minh đồ thị này có chu trình Hamilton
được không?
ii. Có thể dùng định lý Ore để chứng minh đồ thị này có chu trình Hamilton
được không?
iii. Đồ thị này có chu trình Hamilton hay không?

20. Hãy tìm một đơn đồ thị với n đỉnh (n ≥ 3) không có chu trình Hamilton và bậc của
mỗi đỉnh trong đồ thị này ít nhất bằng (n-1)/2.

You might also like