You are on page 1of 4

FANPAGE: CAM – OLYMPIC SINH HỌC ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP DỰ THI

CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA LẦN 1

Thời gian: 180 phút


(Đề có 07 câu gồm 04 trang)

Câu I (3,5 điểm)


1. Hoạt tính của enzim amilaza có thể được đo ở nhiệt độ cụ thể bằng cách đặt mẫu vào đĩa Petri chứa tinh
bột-thạch (một tấm tinh bột- thạch). Tinh bột-thạch là một loại thạch có chứa tinh bột. Một vài “giếng” (lỗ nhỏ)
được cắt trong tấm thạch- tinh bột bằng một cái nút chai và một mẫu enzim được đặt trong mỗi giếng tương ứng.
Các phân tử enzim sau đó khuếch tán thông qua môi trường thạch và dần dần tiêu hóa bất kỳ tinh bột nào trên
đường đi của chúng. Khi thí nghiệm kết thúc, đổ dung dịch kali iôtđua lên đĩa. Hầu hết các tấm sẽ biến thành màu
xanh tím như iốt phản ứng với tinh bột, tuy nhiên ta cũng sẽ thấy tương đối rõ ràng một vài quầng sáng (vòng
tròn) xung quanh “giếng” nơi tinh bột đã được biến đổi. Đo kích thước của quầng sáng có thể cho thấy dấu hiệu
hoạt động của enzim.
Một sinh viên đã quyết định nghiên cứu khả năng Đĩa petri chứa
hoạt động của enzim amilaza của một loài động vật có vú thạch-tinh bột
bị biến tính ở 60°C. Mẫu enzim được đun nóng trong
nước ở 60°C trong 0; 1; 5; 10 và 30 phút. Sau đó làm
nguội các mẫu đến nhiệt độ phòng và đặt các mẫu có thể
tích bằng nhau trong các “giếng” ở 5 tấm tinh bột-thạch, “Giếng”
một tấm cho mỗi thời gian đun nóng khác nhau. Sau đó ủ
các đĩa trong môi trường thích hợp ở 40°C trong 24 giờ,
mỗi đĩa đều được cắt 4 “giếng” để tăng độ tin cậy và chính
xác của kết quả.
Quầng sáng cho
Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở hình dưới
thấy tinh bột đã
đây. Hình ảnh của một đĩa và kích thước thật của một bị biến đổi
quầng sáng từ mỗi đĩa cũng được hiển thị.
a. Sinh viên trên đã làm một đĩa chứa các mẫu enzim Màu xanh tím của
amilaza không được đun nóng (thời gian =0). Đĩa này có phức tạo bởi iốt và
vai trò gì trong thí nghiệm ? tinh bột
b. Giải thích tại sao các đĩa tinh bột-thạch được ủ ở 40°C mà không phải ở nhiệt độ phòng ?
c. Tại sao việc thêm cùng một thể tích dung dịch amilaza vào mỗi giếng và mỗi đĩa lại quan trọng ?
d. Bảng sau thể hiện mối tương quan giữa đường kính quầng sáng và thởi gian đun ở 60oC
Thời gian đun ở 60oC (phút) 0 1 5 10 30
Đường kính quầng sáng (mm) 24 19 10 6 0
Vẽ đồ thị thể hiện mối tương quan giữa đường kính quần sáng và thời gian đun ở 60 C. Giải thích kết quả
o

thí nghiệm dựa vào đồ thị đã vẽ.


e. Enzim được sử dụng trong nhiều quy trình công nghiệp, trong đó khả năng chịu nhiệt độ cao là một lợi thế.
Nêu 02 yếu tố khác ngoài nhiệt độ cần được quan tâm trong các quy trình công nghiệp liên quan đến enzim.
2. Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: chia các tế bào động vật bình thường thuộc cùng một mô của
cơ thể thành hai nhóm vào các đĩa petri và cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo duy trì điều kiện môi trường hoàn
toàn giống với môi trường cơ thể. Sau đó bổ sung thêm vào đĩa có các tế bào nhóm 2 một chất hóa học làm tăng
tính thấm của màng trong ti thể với ion H+.
Theo lý thuyết, thời gian của chu trình tổng hợp ATP và số lượng ATP được tổng hợp từ hai nhóm tế bào
trên khác nhau như thế nào ? Giải thích.
3. Hai chuỗi pôlipeptit có thể bị phân cách đặt hiệu bởi các chất vô cơ như CNBr (cắt liên kết peptit đầu C
của Met) hay các enzim như tripxin (cắt ở đầu C của Lys, Arg); kimotripxin (cắt ở đầu C của Tyr và các axit amin
vòng thơm khác). Khi thủy phân một octapeptit có thành phần gồm: Val, Aka, Ala, Lys, Met, Leu, Thr, Tyr trong
đó axit amin ở đầu N và đầu C của chuỗi đều là Ala người ta thu được các đoạn peptit nhỏ có thành phần axit
amin như sau:
- Cắt bằng CNBr: đoạn (1) Val, Ala, Lys, Thr; đoạn (2) Ala, Met, Leu, Tyr.
- Cắt bằng tripxin: đoạn (1) Vla, Ala; đoạn (2) Ala, Lys, Met, Leu, Thr, Tyr.
- Cắt bằng kimotripxin: đoạn (1) Ala, Tyr; đoạn (2) Vla, Ala, Lys, Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit ban đầu và giải thích.

Câu II (2,5 điểm)


1. Cấy chích sâu, riêng biệt các loại : xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic và vi khuẩn sinh metan vào bốn
ống nghiệm khác nhau chứa môi trường thạch đứng. Giải thích sự khác nhau trong bốn ống nghiệm nói trên sau
một thời gian nuôi cấy.
2. Phân biệt vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-) dựa vào các tiêu chí: sự có mặt kháng nguyên O, sự
có mặt của axit techoic trong thành tế bào và khả năng kháng kháng sinh.
3. Phân biệt 3 con đường trao đổi vật chất di truyền ở vi khuẩn.

Câu III (3,0 điểm)


1. Người ta thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra vai trò của brassinosteroids (BR) trong đáp ứng với ánh
sáng xanh ở Arabidopsis. Người ta thu được các cây đột biến Arabidopsis bị khiếm khuyết trong con đường truyền
tín hiệu của BR (chủng 1) hoặc giảm tốc độ sinh tổng hợp BR (chủng 2) và cây kiểu dại được xử lý với chất ức
chế hoàn toàn BR (chủng 3). Tiến hành trồng các cây này trong điều kiện ánh sáng trắng và trong điều kiện ánh
sáng trắng chiếu qua tấm lọc ánh sáng xanh, sau 5 ngày người ta tiến hành đo chiều dài thân và thu được kết quả
dưới đây:
Chiều dài thân
Ánh sáng trắng Ánh sáng có mức ánh sáng xanh thấp
Kiểu dại 1,25 mm 4,2 mm
Chủng 1 1,27 mm 2,6 mm
Chủng 2 1,28 mm 2,8 mm
Chủng 3 1,25 mm 1,8 mm
a. Nêu vai trò của brassinosteroids (BR) trong đáp ứng với ánh sáng xanh ở Arabidopsis. Giải thích.
b. Từ kết quả so sánh phần trăm gia tăng độ dài thân trong 2 điều kiện thí nghiệm giữa chủng kiểu dại và
chủng 1. Nêu các giả thuyết giải thích tại sao việc ức chế con đường truyền tín hiệu của BR không hoàn toàn ức
chế được sự kéo dài của thân ở mức ánh sáng xanh thấp?
2. Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa xuân, chỉ cần cho
nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến khi đem gieo vào mùa xuân. Đây là hiện
tượng gì ở thực vật? Bản chất và ý nghĩa của hiện tượng này?
3. Từ số liệu nghiên cứu của hai loài thực vật dưới đây, hãy xác định loài nào là thực vật C 3, loài nào là
thực vật C4. Giải thích tại sao có sự khác biệt về khả năng thu nhận CO2 của hai loài trong những điều
kiện nghiên cứu đó.
Câu IV (3,0 điểm) Bình thường

Mức glucocorticoid máu


1. Nồng độ glucocorticoid cao có thể dẫn đến béo phì, Dexamethasone
yếu cơ và trầm cảm, sự kết hợp của các triệu chứng này được
gọi là hội chứng Cushing. Hoạt động quá mức của tuyến yên
hoặc tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân. Để xác định
tuyến nào có hoạt động bất thường ở một nơi cụ thể của bệnh
nhân, bác sĩ sử dụng thuốc dexamethasone, một loại
glucocorticoid tổng hợp ngăn chặn giải phóng ACTH. Dựa
trên biểu đồ, xác định tuyến nào bị ảnh hưởng ở bệnh nhân X. Người bình thường Bệnh nhân X
2. Để tìm hiểu ảnh hưởng của cyanit (một chất độc ngăn cản chuỗi chuyền điện tử) tới hoạt động của
nơron. Người ta tách một nơron và nuôi trong dung dịch giống với dịch ngoại bào của mô não dưới điều kiện
khí quyển tinh khiết (điều kiện đối chứng). Sau vài phút, cyanit được bổ sung vào dung dịch. Hãy cho biết so
với ở điều kiện đối chứng thì sau khi bổ sung cyanit nồng độ K+ trong nơron, nồng độ H+ trong khoang gian
màng ti thể và nồng độ HCO3- trong dung dịch nuôi có thay đổi như thế nào? Giải thích.
3. Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên hình C12.

Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào : (1) tế bào ống lượng gần của thận người, (2) tế bào đoạn mảnh của
nhánh lên quai Henle ở thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể hiện tương ứng với
hình nào trong những hình trên (từ hình C12a đến hình C12d) ? Giải thích.

Câu V (2,5 điểm)


1. Trình bày vai trò của yếu tố di truyền vận động trong quá trình tiến hóa của hệ gen.
2. Nghiên cứu thống kê tại các bệnh viện cho thấy, khoảng 80% các ca viêm nhiễm mãn tính (viêm nhiễm
lặp lại nhiều lần và kéo dài) thường đi kèm với sự hiện diện của màng sinh học (biofilm) và việc sử dụng thuốc
kháng sinh trở nên kém hiệu quả. Màng sinh học là tổ hợp các vi sinh vật cùng loài hoặc khác loài. Các vi sinh
vật liên hệ với nhau bởi lớp màng nhầy.
a. Tại sao trong các trường hợp viêm nhiễm mãn tính lại có tương quan cao với sự xuất hiện của màng
sinh học?
b. Giải thích cơ sở di truyền học và tiến hóa của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh trong trường hợp
viêm nhiễm mãn tính.
3. Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra những sinh vật hoàn hảo?

Câu VI (3,0 điểm)


1. Phân biệt mô hình từ dưới lên và mô hình từ trên xuống. Xét bờ biển có 5 bậc dinh dưỡng:
Thực vật phù du → Động vật phù du → Tôm → Mực → Cá ngừ
Giả sử số lượng cá ngừ tăng lên đáng kể, sinh khối thực vật phù du sẽ thay đổi như thế nào nếu mỗi trường
hợp ta xét theo một mô hình?
2. Một loài côn trùng S chuyên ăn hạt của hai loài cây thân thảo một năm X và Y. Để tìm hiểu ảnh hưởng
của loài côn trùng S đối với đa dạng thực vật trong khu vực, người ta nghiên cứu trên hai lô đất:
Lô 1: Được che lưới kín nhằm ngăn không cho loài côn trùng S xâm nhập.
Lô 2: Không được che lưới (lô đối chứng). Sau khi theo dõi số lượng các loài thực vật và số cá thể của hai
loài X và Y trong 48 tháng, số liệu được biểu diễn trên hình C13.1 và hình C13.2 dưới đây.
Lô 1 Lô 2 Loài Y ở lô 1 Loài Y ở lô 2
20 Loài X ở lô 1 Loài X ở lô 2
80
Số loài thực vật
15
60

Số cá thể
10
40
5 20

0 0
0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50
Thời gian (tháng) Thời gian (tháng)
Hình C13.1 Hình C13.2

Hãy phân tích diễn biến số lượng các loài thực vật, số lượng cá thể của hai loài X và Y trong mối
quan hệ với loài côn trùng S? Giải thích vai trò sinh thái của loài côn trùng S?
3. Các nhà khoa học khi nghiên cứu chim giẻ cùi đã nhận thấy chim “trợ giúp” thường giúp đỡ các cặp
chim bố mẹ nuôi các con non. Chim trợ giúp không có lãnh thổ và chúng chỉ giao phối với nhau. Tuy nhiên,
chúng lại giúp các con chim có lãnh thổ bằng cách kiếm thức ăn để nuôi con của những con chim này. Hãy đưa
ra giả thuyết giải thích việc hỗ trợ như vậy đem lại lợi ích gì cho các con chim trợ giúp. Làm thế nào bạn có thể
kiểm chứng được giả thuyết của mình? Nếu giả thuyết đúng thì bạn mong đợi gì ở kết quả kiểm chứng?

Câu VII (2,5 điểm)


1. Ở cây ngô, một dạng bất thụ đực trong đó hạt phấn không có khả năng thụ tinh để tạo hợp tử được quy
định bởi gen tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ. Ngoài ra, một gen trội (R) nằm trong nhân tế bào quy định
khả năng phục hồi tính hữu thụ đực ở các cây bất thụ, gen lặn tương ứng (r) không có khả năng này.
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Các cây thuộc dòng bất thụ đực được lại với hạt phấn từ cây hữu thụ bình thường có kiểu gen rr luôn
sinh ra cấy bất thụ đực.
b) Nếu một cây bất thụ đực được lại với hạt phấn từ cây hữu thụ đồng hợp tử về gen R, đời lai F1 luôn bất
thụ đực.
c) Nếu các cây mang gen quy định tính bất thụ đực tế bào chất và dị hợp tử về gen phục hồi tính hữu thụ
được lai phân tích với hạt phấn từ cây hữu thụ có kiểu gen rr luôn thu được cây bất thụ đực.
d) Các phép lại giữa một dòng thuần bất thụ đực với các dòng thuần hữu thụ khác nhau thu được kết quả
khác nhau về tính hữu thụ của con lai cho biết tính bất thụ đực tế bào chất của ngô bị chi phối bởi gen trong
nhân.

2. Lập bản đồ gen dựa trên khoảng cách giữa các gen được cho trong bảng dưới đây và giải thích tại sao
lại có sự sắp xếp như vậy:
O – R: 3 R – A: 13 R – G: 5
M – R: 7 G – A: 8 O – G: 8
M-G1: 2 G - N: 10 O – N: 8

----------------HẾT----------------

You might also like