You are on page 1of 9

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.

I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT


Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm
bao nhiêu tỉnh, Thành phố?
A. 6 . B. 7 . C. 8 . D. 9 .
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam( trang 28), tỉnh nào sau đây không thuộc vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Yên. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Quảng
Trị.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 13), ranh giới tự nhiên giữa vùng kinh tế Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy núi Hoành Sơn. B. dãy núi Bạch Mã.
C. sông Bến Hải. D. sông Gianh.
Câu 4. Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam.
C. Khánh Hòa. D. Đà Nẵng.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), cảng nào sau đây không thuộc Duyên
hải Nam Trung Bộ
A. Vân Phong. B. Chân Mây. C. Dung Quất. D. Cam
Ranh.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), cho biết mỏ vàng Bồng Miêu thuộc
tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Khánh Hóa. B. Phú Yên. C. Bình Định D. Quảng Nam.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), cho biết trung tâm công nghiệp lớn
nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Dung Quất. B. Quảng Ngãi. C. Quy Nhơn. D. Đà Nẵng.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28) cơ cấu GDP khu vực nông, lâm, thủy
sản năm 2007 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. 24,3%. B. 36,6%. C. 39,1%. D. 47,6%.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 20), tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác
cao nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Bình Định. D. Quãng Ngãi.
Câu 10. Quần đảo Trường sa thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam.
C. Khánh Hòa. D. Đà Nẵng.
Câu 11. Hai trung tâm du lịch quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Huế, Đà Nẵng. B. Vũng Tàu, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Vũng Tàu. D. Đà Nẵng, Nha Trang.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28) Các cánh đồng muối ở Duyên hải
Nam Trung Bộ có sản lượng lớn nhất nước ta là
A. Diêm Điền, Tĩnh Gia. B. Văn Lí, Cà Ná.
C. Cà Ná, Sa Huỳnh. D. Thạch Khê, Phan Rang.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 28) , Khu kinh tế ven biển Chu Lai
thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Khánh Hòa. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Nam. D. Đà Nẵng.
Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang 6 và 7), vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh/thành
phố nào ở nước ta?
A. Khánh Hòa. B. Phú Yên. C. Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 20), tỉnh/ thành phố nào sau đây có
sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Thuận. B. Khánh Hòa. C. Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25), bãi biển nào sau đây không thuộc
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
C. Mỹ Khê. B. Thuận An. C. Nha Trang. D. Mũi Né.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1. Điều kiện thuận lợi lớn nhất để ngành nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ phát triển là
A. bờ biển dài,nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
B. có nhiều loài cá, tôm quý hiếm.
C. liền kề các ngư trường lớn.
D. hoạt động chế biến thủy sản đa dạng.
Câu 2. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối vì
A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. vùng có bờ biển dài nhất cả nước.
C. nước biển có độ mặn cao, nắng nhiều.
D. biển sâu, ít có sông suối đổ ra ngoài biển.
Câu 3. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc –
Nam nhằm mục đích
A. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên.
A. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với nước Lào.
B. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với nước Campuchia.
D. làm tăng vai trò trung chuyển hàng hóa của vùng.
Câu 4. Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khởi sắc, phần lớn là do
A. thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.
B. nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. khai thác tốt nguồn lợi hải sản.
D. đẩy mạnh khai thác dầu khí.
Câu 5. Vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc phát triển ngành thủy sản ở vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ là
A. hạn chế nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường.
B. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư đánh bắt xa bờ.
C. giảm khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.
D. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu 6. Vai trò quan trọng của ngành thủy sản đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tạo ra sản phẩm hàng hóa và nguồn thực phẩm đa dạng.
B. bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển.
C. tạo ra nền kinh tế thị trường năng động.
D. thu hút lao động có trình độ cao.

III. VẬN DỤNG THẤP

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21), các trung tâm công nghiệp có giá trị
sản xuất từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng của vùng Duyên hải Nam Trung bộ là
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Đà Nẵng, Nha Trang.
C. Khánh Hòa, Quy Nhơn. D. Quy Nhơn, Phú Yên.

Câu 3. Cho biểu đồ:

24.9
29.9
ĐB sông Cửu Long 41.1
48.4
DH Nam Trung Bộ
26.7
29.0
Các vùng còn lại

Năm 2000 Năm 2014

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN
2000 - 2014
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng
thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?
A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác lớn thứ hai.
C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác các vùng còn lại của nước ta có xu hướng
tăng.
D. Hai vùng có tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất đều có xu hướng
tăng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), các nhà máy thủy điện nào sau đây
thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A Vương, Trị An.
B. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Xê Xan, Đrây Hling
C. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Yaly, Trị An.
D. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim, A Vương.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25), các bãi tắm của vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ từ Bắc vào Nam
A. Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.
B. Mũi Né, Nha Trang, Sa Huỳnh, Non Nước.
C. Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.
D. Non Nước, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
Diện tích rừng
Diện tích tự
Vùng Năm Năm 2014
nhiên
2005
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 4360,8 5386,2
Vùng Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3
Duyên hải Nam Trung Bộ 4440,0 1770,0 2055,2
Vùng Tây Nguyên 5464,1 2995,9 2567,1
Các vùng còn lại 12345,0 2661.4 2928.9
Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5

Dựa vào bảng số liệu trên, độ che phủ rừng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm
2005 và 2014 lần lượt là
A. 39,86% và 46,29% B. 47,29% và 38,86%
C. 14,25% và 14,89% D. 14,89% và 14,25%
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28), giá trị GDP của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ năm 2007?
A. 96072,06 tỉ đồng. B. 43461,17 tỉ đồng.
C. 139533,23 tỉ đồng. D. 1004181 tỉ đồng.
III. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Các nhà đầu tư muốn xây dựng một cảng nước sâu ở Việt Nam, bạn hãy tư vấn
cho họ vùng nào ở nước ta xây dựng cảng nước sâu là phù hợp nhất?
A. Trung Du miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 2. Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, có cùng thế mạnh để phát triển các
ngành
A. thủy điện B. nhiệt điện C. công nghiệp khai thác. D. kinh tế
biển.

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

I. Câu hỏi nhận biết


Câu 1. Chim Yến tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ biển
A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam
Trung Bộ.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản vùng biển nước
ta?
A. Vùng ven biển nước ta có nhiều mỏ ôxít titan.
B. Dọc bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khí tự nhiên.
C. Có nhiều cát trắng ở Khánh Hòa, Quảng Ninh.
D. Thềm lục địa có nhiều dầu khí.
Câu 3. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng. D. Bình
Định.

Câu 4. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Ninh Thuận B. Bình Thuận. C. Phú Yên. D. Khánh
Hòa.
Câu 5. Các khu du lịch biển Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn nằm thuộc các tỉnh
A. Quảng Ninh và Hải Phòng. B. Quảng Ninh và Thái Bình.
C. Thái Bình và Nam Định. D. Hải Phòng và Nam Định.
Câu 6. Khu du lịch biển nào nổi tiếng nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Non Nước (Đà Nẵng). B. Quy Nhơn (Bình Định).
C. Nha Trang (Khánh Hòa). D. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Câu 7. Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Cà Mau B. Kiên Giang C. Bạc Liêu D. Sóc Trăng
Câu 8. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào?
A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận.
Câu 10. Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?
A. 1000 B. 2000 C. 3000 D. 4000
Câu 11. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Ninh Thuận – Bình Thuận. B. Cà Mau – Kiên Giang.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh. D. Hoàng Sa – Trường Sa.
Câu 12. Cụm cảng nào ở miền Trung đã được cải tạo và nâng cấp?
A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. C. Quảng Ninh. D. Sài Gòn.
Câu 13: Qua thăm dò, dầu khí nước ta có trữ lượng lớn nhất ở bể trầm tích nào?
A. Cửu Long – Nam Côn Sơn. B. Thổ Chu – Mã Lai.
C. Cửu Long – Sông Hồng. D. Hoàng Sa – Trường Sa.
Câu 14. Cát trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh
A. Bình Đinh, Phú Yên. B. Quảng Ninh, Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận. D. Thanh Hóa, Quảng Nam.
Câu 15. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc Duyên hải Miền Trung?
A. Vũng Áng. B. Vũng Tàu. C. Dung Quất. D. Nghi
Sơn.
Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản
lượng khai thác thủy sản lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cà Mau. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Bạc Liêu.
Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản
lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cà Mau. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Bạc Liêu.
Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, hãy cho biết đảo Cát Bà thuộc tỉnh, thành
phố nào sau đây?
A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thái Bình. D. Nam Định.

Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, hãy cho biết đảo Cái Bầu thuộc tỉnh,
thành phố nào sau đây?
A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thái Bình. D. Nam Định.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cảng Vũng Áng thuộc tỉnh
(thành) nào sau đây?
A. Thanh hóa. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D.Quãng
Ngãi.
II. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nước ta vì có
nhiều tiềm năng phát triển
A. du lịch biển. B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển. D. tổng hợp kinh tế biển.
Câu 2. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo vì
A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp. B. Nằm trên đường hàng hải quốc
tế.
C. Thuận lợi xây dựng hải cảng. D. Có nhiều khoáng sản biển.
Câu 3. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác hải sản lớn là do
A. có nhiều hệ thống sông ngòi. B. có nhiều vũng, vịnh ven biển.
C. có nhiều ngư trường lớn. D. có nhiều đảo ven bờ.
Câu 4. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là
A. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. hiện tượng sóng thần do hoạt động động đất dưới đáy biển.
D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm suy giảm nguồn lợi.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển
và hải đảo?
A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B. Tránh khai thác quá mức các loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.
Câu 6. Nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là do
A. tài nguyên biển đa dạng. B. môi trường biển dễ bị chia cắt.
C. môi trường biển mang tính biệt lập. D. tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm
trọng.
Câu 7. Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là
A. bảo vệ vùng biển. B. bảo vệ vùng trời.
C. bảo vệ thềm lục địa. D. khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây tạo điều kiện cho nước ta xây dựng được nhiều cảng nước
sâu?
A. Nước ta có vùng biển rộng lớn. B. Có nhiều vịnh biển kín.
C. Đường bờ biển dài. D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
III. Vận dụng

Câu 1. Bãi biển nào sau đây được xem là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh?
A. Nha Trang. B. Thiên Cầm. C. Chân Mây. D. Đà
Nẵng.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết Hải Phòng gồm những
huyện đảo nào?
A. Vân Đồn, Cô Tô. B. Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
C. Cồn Cỏ, Cát Bà. D. Vân Đồn, Cát Bà.
Câu 3. Vấn đề lớn đặt ra trong việc thăm dò khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở
nước ta là
A. thiếu lao động có trình độ. B. gây ô nhiễm môi trường.
C. khó khai thác, vận chuyển. D. thiếu kinh phí để chế biến.
Câu 4. Vấn đề đặt ra hàng đầu cho ngành dầu khí nước ta là
A. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô. B. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng
hành.
C. tránh xảy ra các sự cố môi trường. D. đẩy mạnh xây dựng các nhà máy lọc
dầu.
Câu 5. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn, vì các
đảo là
A. một bộ phận không tể tách rời của nước ta.
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
D. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

You might also like