You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG VĂN

I. Tiếng Việt
1. Phép điệp
- Điệp ngữ cách quãng:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”

- Điệp ngữ nối tiếp:


“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều.”

- Điệp ngữ chuyển tiếp:


“Cùng trông mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
2. Phép đối

II. Làm văn


1. Cây bàng cuối thu
“Thu đi trên những cành bàng,
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi,
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn.
Hôm nay, bởi thấy tôi buồn,
Lìa cành theo gió, lá luồn qua song
Hai tay ôm lá vào lòng,
Than ôi! Chiếc lá cuối cùng là đây!”

Dàn ý 1.
I. Mở bài

- Mùa thu còn là mùa của tình yêu, mùa của nỗi nhớ, của sự bâng khuâng, trầm tư, xúc động, của tâm
trạng xao xuyến, bồi hồi. Đặc biệt, một loài cây chỉ sinh sôi nảy nở (mùa thu cây bàng còn 2 lá?) vào mùa
thu đó chính là cây bàng. Sau khi đến cuối thu (thiếu sự dẫn dắt, liên kết đến nội dung chính của thơ)

- Thông tin tác giả: Nguyễn Bính (1918 - 1966, Nam Định, Liên Bang Đông Dương), tên thật là Nguyễn
Trọng Bính.

- Phong cách sáng tác: nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam, những bài thơ mang sắc thái dân dã,
mộc mạc

II. Thân bài


1. Giới thiệu (thiếu nội dung chính của bài thơ)

- Thông tin tác phẩm: viết vào mùa thu năm Bính Tý (1937), thuộc tập thơ Tâm hồn tôi (1940)

- Ý nghĩa nhan đề: sự quan sát và cảm nghĩ của tác giả đối với lá cây bàng nói chung và sự cô đơn, nỗi
buồn của một con người nói riêng

- Thể thơ: lục bát → thể thơ truyền thống của dân tộc ta

2. Luận điểm

Luận điểm 1: 4 câu thơ đầu - nỗi buồn trong quá khứ ? (bổ sung nghệ thuật - chưa rõ nội dung chính
khổ thơ)

“Thu đi trên những cành bàng

Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi”

“Hôm qua đã rụng một rồi

Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn

- Khổ đầu miêu tả cây bàng “Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi” thì thực tỏ rõ được hẳn hoi là một cây
bàng ở độ cuối thu, thậm chí đã ở vào đông.

- Dần cảm thấy mất mát vì lá bàng chỉ đang còn 2 mà đã rụng mất 1 → sự mất mát của cây bàng như
người thân

Luận điểm 2: 6 câu thơ sau - lá rơi ? (bổ sung nghệ thuật - chưa rõ nội dung chính của khổ thơ)

Hôm nay lá thấy tôi buồn

Lìa cành theo gió lá luồn qua son

Hai tay ôm lá vào lòng

Than ôi, chiếc lá cuối cùng là đây!

Quạnh hiu như tấm thân này

Lại âm thầm sống những ngày gió mưa…”

- Hai khổ thơ sau nói về hai ngày (hôm qua và hôm nay), nói về hai chiếc lá (chiếc rụng hôm qua và chiếc
rụng hôm nay), và về hai cách rụng khác nhau giữa hai lá ấy của “Cây bàng cuối thu”.

- Cây bàng cuối thu có cách rụng rất đặc trưng ở hai chiếc lá cuối cùng (đặc trưng như thế nào?)

- Những hành động của lá - miêu tả cảm xúc của tác giả (cảm xúc như thế nào?)

3. Liên hệ - Mở rộng

- Bài thơ “Thu rừng” và “Sang thu”


- Cùng nhắc đến mùa thu

- Sang thu có thời gian đầu thu (bắt đầu chuyển giao qua mùa thu) còn Cây bàng cuối thu nói về thời
điểm thu sắp qua đi

- Hoặc bài thơ “Cuối Thu” của Hàn Mặc Tử (nhắc đến nỗi buồn lẻ loi thời khắc cuối thu + thiên nhiên hòa
hợp với cảm xúc con người) → liên hệ như thế nào đến bài của Nguyễn Bính?

III. Kết bài

- Nỗi buồn trong bài thơ, sự quạnh hiu lẻ loi giống nhau giữa nhà thơ và chiếc lá cuối cùng của cây bàng

- Nỗi niềm đồng cảm sâu kín giữa hai kẻ cô đơn trong những ngày gió mưa. Giữa thi sĩ buồn thương đến
tận cái sự rụng rơi tội nghiệp của một chiếc lá cuối mùa lá rụng, với chiếc lá sót cuối cùng đầy tình người
trong một buổi tàn thu.

Dàn ý 2.
I. Mở bài

1. Dẫn dắt

- Trong thế giới thơ ca, thiên nhiên là một trong những cảm hứng sáng tác tiêu biểu nhất.

- Trong đó, mùa thu có lẽ là một trong những đề tài khơi gợi cảm xúc cho người sáng tác

- Sự mở đầu của mùa thu là điều kết thúc cái nắng oi bức và khắc nghiệt của mùa hè.

- Nét đẹp của mùa thu: khí hậu mát mẻ, trong lành, lá vàng rơi

- Nhắc đến mùa thu: Các bài thơ như “Đây mùa thu tới” - Xuân Diệu, “Thu rừng” - Huy Cận nói về sự cô
đơn, tiếc nuối khi mùa thu sắp kết thúc..

- Bài thơ đề cập rõ ràng về hình ảnh chiếc lá mùa thu lại là bài Cây bàng cuối thu của tác giả Nguyễn
Bính.

2. Giới thiệu bài thơ

- Nguyễn Bính: Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Có nhiều tác phẩm theo thể loại kịch và
truyện thơ, và thơ ca là một thể loại mạnh của ông. Ông còn có một số bài thơ đã được phổ nhạc

- Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm Bính Tí - năm 1937

- Hoàn cảnh sáng tác:

II. Thân bài

1. Giới thiệu

- Nguyễn Bính có lối viết đậm nét chân quê thời ấy thời gian nước ta đón nhận sự du nhập mạnh mẽ của
nền văn hóa phương Tây, điều này có ảnh hưởng lớn đến văn chương của thi sĩ lúc bấy giờ nhưng giữa
những biến động ấy, Nguyễn Bính vẫn kiên định với lối thơ mộc mạc và đậm chất chân quê. Ngoài ra
ông còn được mệnh là ông vua của những bản thơ tình, với những vần thơ đầy da diết.

- Bài thơ được viết vào những ngày cuối thu với khung cảnh cây bàng dần dần rụng lá đến khi còn 2
chiếc.

- “Cây bàng cuối thu”dù chỉ lấy hình ảnh hai chiếc lá cuối cùng trên cây bàng ấy mà gợi lên hình ảnh của
sự mất mát của sự đơn cô của chiếc lá duy nhất còn lại phải nếm trải khi mà người đồng hành cùng mình
suốt các năm tháng phải ra đi.

- Phân tích - Bình luận (phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ)

2. Luận điểm

Luận điểm 1: sự hiu quạnh của hình ảnh 2 chiếc lá vàng còn lại trên cây (bức tranh thiên nhiên)

- Thu đi, cây bàng thay lá, hình ảnh tín hiệu báo hiệu thời khắc chuyển từ thu sang đông

- Ở câu 2, từ cảm thán “mà thôi” => sự mất mát, tiếc nuối vì mùa thu sắp kết thúc, tiếc nuối vì lá trên cây
dần rụng hết => nỗi cô đơn dâng trào

- Chỉ còn 2 chiếc lá => tựa như hình ảnh một người luôn đồng hành đến phút cuối cùng

- “Đã rụng một rồi”: Nhưng cũng rời đi vào hôm qua (ngày mà sự mất mát được khắc họa rõ nét) => đau
thương, nhớ nhung

- Cảm giác mọi thứ dường như muốn ruồng bỏ mình

- Nghị lực của chiếc lá cuối cũng sẽ biến mất thôi, cũng sẽ rụng như những chiếc lá khác thôi

=> Không còn hy vọng để níu giữ mình trên cành cây

- Chiếc lá thứ 2 còn sót lại “theo gió” => dòng đời đưa đẩy, sống một cuộc sống không mong muốn

- Gió cuốn ra “sơn thôn” => sự hiu quạnh, lạnh lẽo

=> Nỗi buồn bã, thương xót của chiếc lá còn lại khi thấy chiếc khác bị đưa đến nơi cô đơn, lạnh lẽo

Luận điểm 2: nỗi buồn của Nguyễn Bính (bức tranh tâm trạng)

- Chỉ là một chiếc lá vàng rơi chứ không phải muôn chiếc lá rơi nhưng vẫn khiến Nguyễn Bính buồn “ tôi
buồn" → dễ xúc động

- Nguyễn Bính nhìn thấy hình ảnh … trong 2 chiếc lá

=> thấy được sự chia ly

=> Sự vận động của thiên nhiên khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh thực tại của con người, ảnh hưởng
tới tâm trạng:

Mùa thu qua đi, trên cây chỉ còn sót lại hai chiếc lá, nhưng gió đến, mang một chiếc lá đi mất, trên cây lúc
bấy giờ chỉ còn một chiếc lá cuối cùng → tác giả cảm nhận được sự cô đơn, lạnh lẽo, đồng cảm với sự
hiu quạnh và một cảm xúc tiếc nuối xuất hiện, cảm thấy buồn man mác khi chiếc lá lìa cành.

3. Liên hệ - Mở rộng
- Hình ảnh chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cây bàng giống với câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng.

- Điểm chung giữa tác giả và nhân vật Giôn-xi:

+ Nỗi buồn của sự cô đơn, quạnh hiu

+ Cảm giác lẻ loi trước cuộc đời

- Nỗi buồn của những nhà thơ khác đối với mùa Thu:

“Tháng tám sầu hoen mắt biếc

Đêm thu ánh sáng chập chờn

Ta buông đôi lời giã biệt

Nợ người một chút cô đơn.”

=> Huỳnh Minh Nhật buồn khi phải nói lời từ biệt trong bài Một chút tháng 8, giống như Nguyễn Bính
buồn khi chứng kiến sự chia ly của hai chiếc lá

“Góc phố ngẩn ngơ vì vắng bóng một người

Mùa thu ngẩn ngơ cho lá vàng rơi rụng

Mưa chiều ngẩn ngơ cho nước mắt em rơi…”

=> “Xa Anh Mùa Thu” của Thanh Thanh đạt thể hiện nỗi buồn vì sự vắng bóng, sự cô đơn lẻ loi khi phải
ở lại một mình
III. Kết bài

Với lối viết đậm chất thôn quê, không bị ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi của văn học thời đại, Nguyễn
Bính đã thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh của sự mất mát, cô đơn của chiếc lá cuối cùng trong
thời khắc giao mùa. Hình ảnh đã được khuếch đại, khắc ghi đậm hơn trong lòng người đọc bằng những
liên tưởng ẩn dụ nghệ thuật của ông, khiến chúng ta thêm yêu thiên nhiên, quê hương.

2. Thu rừng
“Bỗng dưng buồn bã không gian,
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.

Nai cao gót lẫn trong mù


Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

Sắc trời trôi nhạt dưới khe;


Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.

Sầu thu lên vút, song song


Với cây hiu quanh, với lòng quạnh hiu.

Non xanh ngây cả buồn chiều


- Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.”
I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Huy Cận.

+ Sinh năm 1919 trong một gia đình nhà nho, mất năm 2005.
+ Một trong bốn đỉnh cao phong trào thơ mới 1930-1945.
+ Nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.
+ Lấy chủ đề về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam.
+ Phong cách thơ lãng mạn, trong trẻo.

Gợi ý một kiểu mở bài: Sự chuyển biến của thời tiết đã luôn là một đề tài thú vị cho thi ca. Các thi sĩ đến
với thiên nhiên bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đầu yêu mến, nhà thơ Huy Cận cũng không phải
ngoại lệ. Huy Cận là một trong những gương mặt thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới 1930-1945 và là
nhà thơ tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại với phong cách thơ lãng mạn và trong trẻo. Nhà thơ Xuân
Diệu trong lời đề tựa giới thiệu tập Lửa thiêng của Huy Cận xuất bản năm 1940 đã nhận xét Huy Cận là
thi sĩ của “thiên nhiên” khi chủ đề thơ của ông luôn là về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. (giới thiệu tác
giả)

Nếu như mùa Xuân trong cái nhìn của Huy Cận là mùa của sự tươi mới qua bài “Xuân”, còn mùa hè lại
được khắc họa dưới bầu không khí rạo rực, hối hả, thì mùa thu đối với ông là mùa chan chứa nỗi buồn
miên man không dứt. “Thu rừng” là một trong hai bài thơ nhắc về mùa thu tiêu biểu với hình ảnh, ý, tình,
âm điệu, nhạc điệu và cấu trúc thơ lạ. Bài thơ còn tạo được sự lan tỏa êm ái trong tâm tình con người và
cả cảm xúc rung động mạnh mẽ, chất chứa nỗi u buồn man mác của khung cảnh mùa thu.

(trích thơ)

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

“Thu rừng" , một bài thơ về thiên nhiên hùng vĩ, về một khu rừng trong giai khúc chuyển giao giữa hạ và
thu. Khi nhắc tới thiên nhiên mùa thu, ta thường sẽ liên tưởng tới nét đẹp là sắc màu của sự lãng mạn và
bình yên, nhưng qua ngòi bút điêu luyên của tác giả, ta lại thấy được một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ,
qua đôi mắt của Huy Cận, mùa thu lại có mang một nỗi buồn sâu sắc. Cùng với khung cảnh u buồn,
quạnh hiu, lòng người cũng chẳng thể nào vui được. Mùa thu qua câu thơ của ông tối tăm thế đây, lạnh
lẽo thế đây, nhưng lại thật mới mẻ.

2. Phân tích - Đánh giá

Luận điểm 1: Khung cảnh thiên nhiên

Nội dung

- Để bắt đầu bài thơ, tác giả lại lựa chọn những từ ngữ “buồn bã", “âm u" để diễn tả => không khí u sầu,
tối tăm. “Bỗng dưng buồn bã" => nỗi buồn không phải đã có từ lâu mà chỉ mới xuất hiện, thể hiện sự
chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu, giữa cái nắng đẹp và rực rỡ, với sắc màu tăm tối và lạnh lùng.

- Chú nai đơn độc đi trong sương mù, hình ảnh này không chỉ cho tôi thấy một khung cảnh trống trải, lạc
lõng mà tôi còn thể nghe được tiếng bước đi “lộc cộc", như là âm thanh duy nhất trong khu rừng, tiếng
bước đi càng to rõ hơn => tạo cảm giác huyền bí, âm u.

- Sắc trời mùa thu lạnh lùng, không được trong trẻo mà lại nhạt nhoà, mờ ảo
- Mùa thu, đến cả những chú chim không chịu được cái lạnh lẽo mà phải rời đi. Thu đến, ngay cả những
chiếc lá xanh tươi cũng không chịu được mà héo úa, rụng đi, chỉ còn cành cây trơ trọi “nghe lạnh lùng".

Nghệ thuật

+ “Bỗng dưng buồn bã không gian"

⇒ Đảo ngữ: thay vì là “không gian buồn bã", tác giả đã dùng biện pháp đảo ngữ để càng nhấn mạnh
thêm sự buồn bã, hiu quạnh của mùa thu trong đôi mắt ông.

+ “Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng"

⇒ Nhân hoá: cành trong câu thơ của tác giả có thể nghe được sự lạnh lùng của mùa thu → giữa sắc
màu u buồn, ta lại thấy được sự sinh động của thực vật trong thời khắc chuyển giao.

Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ

Sầu thu lên vút, / song song.

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu

Non xanh ngây cả buồn chiều,

- Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

Nội dung

- Khung cảnh trầm lắng, u sầu của mùa thu dẫn đến sự thăng cấp nỗi buồn trong lòng tác giả

- Nỗi buồn vốn là thứ vô hình nhưng qua cái nhìn của Huy Cận, nó lại trở nên rõ rệt đến mức như “có
hình có dạng”

- Khi nỗi buồn lên cao cũng là lúc khung cảnh thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa thu trở nên
buồn bã và hiu quạnh

- Chữ “ngây” của nhà thơ mang nhiều ý nghĩa:

+ Ngây ngất: bức tranh mùa thu trong mắt Huy Cận đẹp đến mức khiến “non xanh” cũng phải cảm
thán khi được chiêm ngưỡng
+ Ngây ngốc: cho người đọc cảm giác thời gian chiêm nghiệm dài đằng đẵng

- Sự “ngẩn ngơ” của non xanh khiến thiên nhiên mùa thu trở nên xơ xác và hoang vắng, làm lòng người
cũng buồn tẻ, sầu muộn theo.

⇒ Từ khung cảnh thiên nhiên, tác giả đã bộc lộ tâm trạng u uất của mình → đề cao cảm xúc và góc nhìn
cá nhân (đặc trưng của thơ mới)

Nghệ thuật

- Vắt dòng

Sầu thu lên vút, / song song.

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu

→ Nỗi buồn tràn lan, bao trùm cả không gian và con người
- Đối

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu

→ Nhấn mạnh sự hiu quạnh, cô đơn

→ Tạo sự hài hòa về âm thanh, cho thấy sự đồng điệu về tâm hồn giữa con người và thiên nhiên

- Nhân hóa (sinh động)

Non xanh ngây cả buồn chiều

→ Mượn “non xanh” để thể hiện góc nhìn của bản thân đối với không gian: buồn

→ Khung cảnh mùa thu đẹp và buồn đến mức mà cả thiên nhiên cũng phải sống dậy để tự mình thưởng
thức

3. Liên hệ - Mở rộng

III. Kết bài

- Khái quát lại luận điểm, phong cách văn chương/nghệ thuật của tác giả. Nêu cảm nhận của bản thân →
rút ra được điều gì.

Gợi ý một kiểu kết bài: Mùa thu qua lăng kính của Huy Cận vừa đẹp nhưng cũng thật buồn, thật sâu sắc.
Tác giả đã thể hiện được tâm hồn giàu cảm xúc, biết quan sát, lưu giữ cảnh vật xung quanh mình một
cách tinh tế khi đây là bài kể về thời thơ ấu sống ở miền quê sơn dã của nhà thơ.

You might also like