You are on page 1of 27

XÂY Ở SUY TƯ

Bùi Văn Nam Sơn dịch

1
Sau đây ta sẽ thử suy tưởng về Ở và XÂY. Suy tưởng
về XÂY không nhằm phát hiện những ý tưởng kiến trúc,
càng không phải nêu ra những quy tắc cho việc xây
dựng.

Thử nghiệm này về suy tư không xem XÂY như là


một nghệ thuật hay một kỹ thuật xây dựng, trái lại, dẫn
nó về lại khu vực mà mọi cái tồn tại đều thuộc về. Ta
hỏi:

1. Ở là gì?
2. XÂY thuộc về Ở như thế nào?

3
I.

2
Dường như ta chỉ đạt tới việc Ở là nhờ có việc XÂY.
XÂY lấy Ở làm mục đích. Tất nhiên, không phải việc
XÂY nào cũng để Ở. Cầu cống, kho bãi, sân vận động,
trạm phát điện đều là những công trình xây dựng nhưng
không phải chỗ ở; nhà ga và xa lộ, đập nước và nhà lồng
chợ được xây lên, nhưng cũng không phải là chỗ ở. Dù
vậy, tất cả chúng đều nằm trong lĩnh vực Ở của ta. Lĩnh
vực này trải rộng ra ngoài những công trình ấy, và quả
nó không bị giới hạn vào chỗ ở. Người lái xe tải ở trong
nhà của mình trên xa lộ, nhưng anh ta không có chỗ
ẩn náu nào nơi đó cả; người nữ công nhân ở trong nhà
của mình trong xưởng dệt, nhưng không có chỗ ở của
mình ở đó; người kỹ sư trưởng ở trong nhà của mình
tại nhà máy điện, nhưng ông không ở đó. Những công
trình xây dựng ấy chứa chấp con người. Con người sống
trong đó, tuy không ở trong đó, nếu ở chỉ có nghĩa đơn
thuần là tìm một nơi trú ẩn. Trong sự khan hiếm nhà ở
hiện nay, việc ấy càng cần phải được đảm bảo, và những
ngôi chung cư quả cung cấp cho sự trú ẩn ấy. Nhà cửa
ngày nay có thể được quy hoạch tốt, dễ bảo quản, giá cả
hấp dẫn, đầy không khí, ánh sáng và mặt trời, nhưng
liệu những ngôi nhà ấy tự chúng có đảm bảo cho việc
Ở có thể thực sự diễn ra trong chúng hay không? Thật
ra, ngay cả những công trình xây dựng vốn không phải
là chỗ ở vẫn bị quy định bởi việc Ở, trong chừng mực
chúng phục vụ cho việc Ở của con người. Ở và XÂY quan
hệ với nhau như mục đích với phương tiện. Tuy nhiên,
nếu ta chỉ nghĩ đó là tất cả thì ta đã xem việc Ở và việc
XÂY là hai hoạt động tách biệt, tuy suy nghĩ ấy không
phải là không có phần đúng. Nhưng đồng thời, với sơ
đồ phương tiện-mục đích, ta đã khóa chặt tầm nhìn của

4
ta về các mối quan hệ căn cơ này. Bởi XÂY không đơn
thuần là một phương tiện và một phương cách để tiến
đến việc Ở: XÂY, tự nó, đã là Ở. Ai nói cho biết như thế?
Ai đã mang lại cho ta một thước đo để ta có thể đo lường
được bản chất của việc Ở và XÂY?

3
Chính NGÔN NGỮ nói cho ta biết về bản chất của
một vật, nếu ta biết quý trọng bản chất riêng của ngôn
ngữ. Quả thật, khắp trên trái đất này đang tràn ngập
những lời nói, chữ viết và truyền thanh tuy thông minh
nhưng cũng đầy buông thả. Con người hành động như
thể họ là kẻ gầy dựng và là chủ nhân của ngôn ngữ,
trong khi thật ra, ngôn ngữ mới mãi mãi làm chủ con
người. Có lẽ trước hết và trên hết, chính việc con người
đảo lộn mối quan hệ làm chủ này đã đẩy bản tính con
người vào chỗ tha hóa. Việc ta còn giữ sự quan tâm đến
việc nói là điều tốt, nhưng nó cũng sẽ chẳng giúp ích gì
cho ta, bao lâu ngôn ngữ vẫn chỉ phục vụ ta như là một
phương tiện đơn thuần trong việc diễn đạt. Trong tất cả
những lời mời gọi để giúp con người chúng ta nghe ra
thì ngôn ngữ là lời mời gọi cao nhất, và ở bất cứ đâu, nó
vẫn là lời mời gọi đầu tiên.

4
Vậy, Bauen, XÂY, muốn nói điều gì? Từ tiếng Anh cổ
và tiếng Đức cổ của XÂY là buan, có nghĩa là Ở. Từ này
có nghĩa: cư lưu, ở tại một nơi chốn. Nghĩa thực sự của
động từ bauen, Ở, đã mất đi đối với chúng ta. Nhưng,
một dấu vết tiềm ẩn của nó vẫn còn được lưu lại nơi từ
Nachbar trong tiếng Đức: người láng giềng. Trong tiếng
Anh cổ, người láng giềng là neahgebur; neah là gần, và
gebur: người ở. Nachbar [trong tiếng Đức ngày nay] là
Nachgebur, là Nachgebauer: người ở-gần; kẻ sống cận kề.

5
Các động từ buri, bren, beuren, beuron, tất cả đều có ng-
hĩa là Ở, chỗ ở, trú sở. Rõ ràng là từ cổ buan không chỉ
nói với ta rằng bauen, XÂY, thực sự có nghĩa là Ở, nó còn
cho ta một manh mối để biết cần phải suy tư như thế
nào về việc Ở mà nó muốn nói. Khi nói về Ở, ta thường
nghĩ đến một hoạt động mà con người thực hiện bên
cạnh nhiều hoạt động khác. Ta làm việc ở đây, còn ở
đàng kia. Ta không “Ở” đơn thuần – đó ắt sẽ là một việc
làm ảo, không thực hay đúng hơn, Ở không phải là một
việc làm –, trái lại, ta theo đuổi một ngành nghề, làm ăn
buôn bán, du lịch và tạm trú trên đường, nay đây mai
đó. Bauen (XÂY) nguyên nghĩa là Ở. Nơi đâu từ bauen
còn được nói trong nghĩa nguyên thủy của nó, nó cũng
nói cho ta biết bản chất của việc Ở thực sự vươn rộng đến
đâu. Thưa, bauen, buan, bhu, beo đều là từ bin của chúng
ta [người Đức] trong các phiên bản sau đây: ich bin, tôi
là; du bist, bạn là; mệnh lệnh cách bis, hãy là. Vậy, ich
bin muốn nói gì? Từ cổ bauen – mà bin bắt nguồn – trả
lời: ich bin, du bist có nghĩa: tôi ở, bạn ở. Thể điệu mà
bạn là và tôi là, thể điệu mà con người chúng ta tồn tại
[“là”] trên mặt đất là Buan: Ở. Làm người có nghĩa là tồn
tại trên mặt đất như một sinh vật có thể chết đi. Làm
người có nghĩa là Ở. Từ cổ bauen nói rằng con người tồn
tại khi người ấy Ở; từ bauen này đồng thời cũng có ng-
hĩa là: trìu mến và chở che, bảo toàn và chăm sóc, nhất
là trong việc canh tác đất đai, trồng tỉa cây nho. Việc
XÂY hay vun trồng như thế chỉ biết chăm lo thôi, còn
để mặc cho việc sinh trưởng tự nó chín dần thành hoa
trái. “XÂY” theo nghĩa bảo toàn và nuôi dưỡng không
phải là “làm” một cái gì. Trong khi đó, đóng tàu và xây
đền lại “làm” công việc của mình bằng một cách nào
đó. Ở đây, “XÂY” là “xây dựng”, “xây cất”, tương phản
với vun trồng. Cả hai thể cách của việc XÂY: XÂY như là
vun trồng theo tiếng latinh colere, cultura, và XÂY như

6
là dựng lên những tòa ngang dãy dọc, aedificare, đều
được bao hàm bên trong việc XÂY đích thực, nghĩa là,
trong việc Ở. Ý nghĩa của việc XÂY là Ở, tức, là tồn tại
trên mặt đất, vẫn còn lưu giữ ngay từ đầu trong kinh ng-
hiệm đời thường như trong cách nói tuyệt đẹp của ngôn
ngữ chúng ta [tiếng Đức]: nó là cái Gewohnte [“đã ở”, “đã
quen”, “lân lý ra vào”]. Vì lý do đó, nó lùi lại đàng sau
các thể cách khác nhau của sự thực hiện việc “Ở”: nghĩa
là lùi lại đàng sau các hoạt động vun trồng và xây cất.
Các hoạt động này về sau yêu sách danh xưng là bauen,
XÂY, và, với việc ấy, yêu sách việc XÂY phải được dành
độc quyền cho chúng. Từ đó, ý nghĩa thực sự của bauen
là Ở bị rơi vào quên lãng.

5
Thoạt nhìn, sự cố này dường như chỉ là một sự thay
đổi ý nghĩa của từ ngữ đơn thuần. Thế nhưng, trong sự
thật, một điều gì đó có ý nghĩa quyết định đã bị che khu-
ất trong ấy, đó là: việc Ở không còn được trải nghiệm
như là sự tồn tại của con người nữa, và việc Ở đã không
bao giờ được suy tưởng như là tính cách cơ bản của con
người.

6
Việc ngôn ngữ rút lại ý nghĩa thật sự của từ bauen
– nghĩa thông thường là XÂY nhưng nghĩa thực sự là Ở
– là bằng chứng về bản tính sơ nguyên của các ý nghĩa
này, bởi, đối với các từ căn cơ trong ngôn ngữ, ý nghĩa
đúng thật của chúng dễ dàng bị rơi vào quên lãng để
nhường chỗ cho những ý nghĩa bì phu ở mặt nổi. Người
ta đã từng lao tâm khổ trí về sự bí ẩn của tiến trình này.
Ngôn ngữ rút lại lời nói đơn sơ và cao xa của nó ra khỏi
con người. Nhưng, tiếng gọi sơ đầu của nó không phải
vì thế mà trở nên không thể nói ra: nó chỉ rơi vào im

7
lặng. Chỉ có điều, con người không biết lưu tâm đến sự
im lặng ấy.

7
Nhưng, nếu ta lắng tai nghe những gì ngôn ngữ nói
ra trong từ bauen, ta nghe được ba điều:

1. XÂY thực sự là Ở.
2. Ở là thể điệu tồn tại trên mặt đất của con người
khả tử.
3. XÂY – như là Ở – khai triển thành việc “xây” theo
nghĩa vun trồng và “xây” theo nghĩa xây dựng, kiến
trúc.

Nếu ta suy tưởng về sự kiện ba mặt này, ta sẽ có


manh mối và ghi nhận được điều sau đây: bao lâu ta
không còn ghi nhớ trong đầu rằng mọi việc XÂY tự nó
là một việc Ở, thì thậm chí ta không thể HỎI đúng cách,
chứ đừng nói đến việc quả quyết xem việc XÂY những
công trình xây dựng có nghĩa là gì trong bản chất của
nó. Ta không Ở bởi vì ta đã XÂY, trái lại, ta XÂY và đã
XÂY bởi vì ta Ở, nghĩa là, bởi vì ta là NHỮNG KẺ Ở. Thế
nhưng, bản chất của việc Ở là gì? Xin hãy lắng nghe một
lần nữa điều mà ngôn ngữ nói với ta. Từ Saxon cổ Wuon,
từ Gothic wunian, cũng giống như từ cổ bauen, có ng-
hĩa là cư lưu, là ở vào một nơi chốn. Nhưng, từ Gothic
wunian còn nói rõ ràng hơn việc cư lưu này được trải
nghiệm như thế nào. Wunian muốn nói: sống bình an,
được bình an, mãi bình an. Từ Friede cho “hòa bình”,
“bình an” có nghĩa là “giải thoát”, là das Frye; và fry có
nghĩa là: được bảo vệ trước sự nguy hại và nguy hiểm,
được bảo vệ trước một điều gì, được bảo đảm an toàn.
“Giải thoát” có nghĩa thực sự là “miễn trừ”. “Miễn trừ”
không chỉ là không gây hại mà còn là một việc làm tích

8
cực và xảy ra khi ta trước hết để cho cái gì đó ở yên trong
bản chất của riêng nó, khi ta làm cho nó quay trở về lại
với sự Tồn tại của nó, khi ta “giải thoát” nó, giữ cho nó
được bình an đúng theo nghĩa thực sự của từ này. Ở,
được bình an, có nghĩa là được sống trong sự an lành
bên trong sự “giải thoát”, sự “giữ gìn”, “sự bảo toàn”, bên
trong miếng đất tự do, bảo đảm sự an toàn của mỗi vật
trong bản tính tự nhiên của nó. Đặc tính nền tảng của
việc Ở là sự miễn trừ và sự bảo toàn này. Đặc tính ấy xuy-
ên suốt việc Ở trong toàn bộ các cấp độ của nó. Phạm vi
các cấp độ này tự phơi mở cho ta bao lâu ta suy tưởng
rằng việc làm người là ở trong việc Ở, và, thật thế, Ở theo
nghĩa của sự cư lưu của con người khả tử trên mặt đất.

8
Nhưng, “trên mặt đất” vốn đã có nghĩa là “dưới bầu
trời”. Rồi cả hai cũng có nghĩa là “cư lưu trước thần linh”
và bao hàm cả việc “thuộc về Tồn tại của con người với
nhau”. Nhờ một Nhất thể sơ nguyên, cái BỐN này – mặt
đất và bầu trời, thần linh và con người khả tử – cùng
thuộc về nhau trong Nhất thể.

9
ĐẤT là kẻ gánh vác, phục vụ, nở hoa và đơm trái,
trải mình thành núi sông, lớn dậy thành cây cối, thú
vật. Khi ta nói đến ĐẤT, ta đã nghĩ tới ba cái còn lại cùng
với nó, nhưng ta lại chẳng nghĩ gì đến cái Nhất thể đơn
giản của cái BỐN.

10
BẦU TRỜI là đường đi của mặt trời sớm tối, của mặt
trăng tròn khuyết, là sự lấp lánh của sao trời, là bốn
mùa thay đổi, là bình minh và hoàng hôn của ngày, là
sự mịt mùng và ấm áp của đêm, là sự hiền hòa và dữ dội

9
của thời tiết, là mây bay lơ lửng, là sự xanh thẳm của
tầng không. Khi ta nói về BẦU TRỜI, ta đã nghĩ tới ba cái
còn lại cùng với nó, nhưng ta lại chẳng nghĩ gì đến cái
Nhất thể đơn giản của cái BỐN.

11
THẦN LINH là những sứ giả nhắn gọi của Trời Cao.
Từ sự thống trị linh thiêng của Trời Cao, thần linh xuất
lộ trong sự hiện diện hoặc thoái ẩn vào trong sự che
giấu. Khi ta nói về THẦN LINH, ta đã nghĩ tới ba cái còn
lại cùng với các ngài, nhưng ta lại chẳng nghĩ gì đến cái
Nhất thể đơn giản của cái BỐN.

12
NHỮNG KẺ KHẢ TỬ là con người. Bị gọi là khả tử,
vì con người có thể chết đi. Chết có nghĩa là có năng
lực chết xét như là chết. Chỉ có con người chết đi, và cứ
thế mãi, bao lâu còn cư lưu trên MẶT ĐẤT, dưới BẦU
TRỜI, trước THẦN LINH. Khi ta nói về NHỮNG CON
NGƯỜI KHẢ TỬ, ta đã nghĩ đến ba cái còn lại cùng với
họ, nhưng ta lại chẳng nghĩ gì đến cái Nhất thể đơn giản
của cái BỐN.

13
Ta gọi cái nhất thể đơn giản ấy là cái BỐN. Con
người khả tử tồn tại trong cái BỐN bằng cách Ở, CƯ
LƯU. Nhưng, đặc điểm cơ bản của việc Ở là miễn trừ,
bảo toàn. Con người khả tử CƯ LƯU hay Ở bằng cách
bảo toàn cái BỐN trong sự Tồn tại bản chất của nó, tức
trong sự hiện diện của nó. Theo đó, bảo toàn việc Ở là
có bốn mặt.

14
Con người khả tử cư lưu trên mặt đất là ở chỗ CỨU

10
VỚT trái đất – để dùng một từ theo nghĩa cổ xưa mà Less-
ing vẫn còn biết đến. CỨU VỚT không chỉ là kéo giật
một cái gì đó ra khỏi sự nguy hiểm. CỨU VỚT thật sự có
nghĩa là để cho một cái gì đó được tự do hiện diện. CỨU
VỚT trái đất là cái gì nhiều hơn việc khai thác nó hay
thậm chí làm cho nó kiệt quệ. Cứu vớt trái đất không
phải là làm chủ và khuất phục nó, bởi việc ấy chỉ còn
cách sự cướp bóc, tàn phá một bước nhỏ mà thôi.

15
Con người khả tử cư lưu ở chỗ ĐÓN NHẬN bầu trời
như là bầu trời. Họ để yên cho mặt trời, mặt trăng đi
trọn vòng ngày, để yên cho sao trời lấp lánh, để yên cho
bốn mùa hiền hòa và dữ dội; họ không biến đêm thành
ngày, cũng không biến ngày thành cảnh bất an phiền
muộn.

16
Con người hữu tử cư lưu ở chỗ NGÓNG ĐỢI thần
linh đúng như là thần linh. Trong niềm hy vọng, họ
trình cáo với thần linh những gì đã không hy vọng. Họ
mong chờ những trẫm triệu báo hiệu sự lai giáng của
thần linh và không hiểu sai những dấu hiệu của sự vắng
mặt. Họ không biến những vị thần của họ thành của
riêng họ và không sùng bái ngẫu tượng. Trong đáy sâu
của vận rủi, họ chờ đợi vết roi đã được cất đi.

17
Con người khả tử cư lưu ở chỗ họ khởi động bản chất
của mình – tức năng lực chết đúng như là chết – nhằm
sử dụng và thực hành năng lực ấy, để có thể là một cái
chết an lành. Khởi động con người khả tử vào bản chất
của cái chết tuyệt nhiên không có nghĩa biến cái chết,
một Hư vô trống rỗng, thành mục đích. Nó cũng không

11
hề có nghĩa làm u tối việc cư lưu bằng việc mù quáng
hướng đến sự cáo chung.

18
Khi cứu vớt trái đất, đón nhận bầu trời, ngóng chờ
thần linh và khởi động con người hữu tử, việc Ở hay
CƯ LƯU diễn ra như là sự bảo toàn bốn mặt của cái
BỐN. Miễn trừ và bảo toàn có nghĩa: chăm lo, gìn giữ
cái BỐN trong sự hiện diện của nó. Những gì ta chăm lo
phải được bảo toàn. Nhưng nếu việc Ở hay CƯ LƯU bảo
toàn cái BỐN, nó giữ gìn bản chất của cái BỐN ở đâu?
Làm sao con người khả tử biến việc Ở hay CƯ LƯU của
mình thành một sự bảo toàn như thế? Con người khả tử
không bao giờ làm được điều ấy, nếu việc Ở hay CƯ LƯU
chỉ đơn thuần là sống trên mặt đất, dưới bầu trời, trước
thần linh và cùng chung với những con người khả tử
khác. Trái lại, bản thân việc Ở hay CƯ LƯU luôn là việc
sống cùng với VẬT. Ở, CƯ LƯU, như là sự bảo toàn, gìn
giữ cái BỐN ở chỗ con người khả tử sống cùng với VẬT.

19
Tuy nhiên, sống cùng với VẬT không chỉ đơn thuần
là gắn thêm một cái thứ năm vào việc bảo toàn cái BỐN
ấy. Trái lại: sống với VẬT là thể điệu duy nhất để việc sống
bốn mặt bên trong cái BỐN luôn được hoàn mãn trong
một nhất thể đơn giản. Việc Ở hay CƯ LƯU bảo toàn
cái BỐN bằng cách mang sự hiện diện của cái BỐN vào
trong VẬT. Nhưng, bản thân VẬT chỉ bảo đảm an toàn
cho cái BỐN khi bản thân chúng được hiện diện như là
VẬT. Làm thế nào để đạt được việc ấy? Đó là bằng cách:
con người hữu tử chăm bón, nuôi dưỡng những vật tự
sinh trưởng, và nhất là xây dựng lên những vật không tự
sinh trưởng. Vun trồng và xây cất là việc XÂY theo nghĩa
hẹp. Còn Ở hay CƯ LƯU, trong chừng mực nó giữ gìn

12
hay bảo đảm an toàn cho cái BỐN trong VẬT, đó mới là
việc XÂY đúng nghĩa. Với điều này, ta trên đường đi đến
với câu hỏi thứ hai.

13
II.

20
XÂY thuộc về Ở như thế nào?
Trả lời câu hỏi này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn XÂY đích
thực là gì, khi được suy tưởng từ bản chất của Ở. Ta tự
giới hạn vào việc XÂY theo nghĩa xây dựng lên những
công trình và hỏi: một VẬT được xây lên là gì? Chiếc cầu
là một ví dụ cho ta suy nghĩ.

21
Chiếc cầu bắt ngang dòng sông một cách “nhẹ
nhàng và mạnh mẽ”. Nó không chỉ nối kết đôi bờ đã có
sẵn. Trái lại, đôi bờ chỉ xuất hiện ra như là đôi bờ từ khi
có chiếc cầu bắt ngang. Chiếc cầu đã làm cho đôi bờ
nằm đối diện nhau. Nhờ chiếc cầu mà bờ này mới đối
mặt với bờ kia. Hai bờ không còn chạy dọc theo dòng
sông như là hai dải đất dửng dưng phân cách đất liền.
Cùng với hai bờ, chiếc cầu mang hai vùng đất rộng phía
sau hai bờ lại gần với dòng sông. Chiếc cầu mang dòng
sông, hai bờ và hai vùng đất lại gần gũi với nhau. Chiếc
cầu tập hợp Đất thành PHONG CẢNH chung quanh
dòng sông. Vì thế, nó uốn dòng sông qua những bãi bồi.
Đứng thẳng trong lòng sông, những chiếc trụ cầu nâng
đỡ mái vòm để cho dòng nước chảy xuôi. Dòng nước có
thể chảy êm đềm hay cuồn cuộn, những trận lũ lụt từ
trời giáng xuống bởi giông bão hay tuyết tan có thể xoáy
vào trụ cầu những làn sóng dữ; chiếc cầu vẫn sẵn sàng
trước sự đỏng đảnh vốn là bản tính thời tiết của bầu
trời. Ngay cả nơi chiếc cầu che khuất dòng sông, nó vẫn
để cho sông chảy đến tận trời, bởi nó chỉ tạm giữ dòng
nước trong phút giây dưới dạ cầu, rồi lại để cho dòng
nước tự do trôi đi.

15
22
Chiếc cầu để cho con sông cứ trôi theo dòng của nó,
đồng thời đảm bảo con đường đi lại cho con người khả
tử. Nó mở đường bằng nhiều cách khác nhau. Chiếc cầu
nơi phố thị dẫn ta đi từ khu lâu đài đến quảng trường
Nhà thờ lớn; chiếc cầu qua sông gần một thị trấn vùng
quê mang nào xe nào ngựa đến các làng quê chung
quanh. Chiếc cầu đá cổ xưa bắt ngang con lạch nhỏ là
con đường đưa những gánh lúa về làng, đưa những gánh
gồng từ đường làng ra đường cái. Chiếc cầu trên xa lộ
nối liền với mạng lưới giao thông đường bộ, được tính
toán sao cho thật hiệu quả. Những chiếc cầu, mọi lúc
và mỗi nơi, tùy theo thể cách của riêng mình, đi theo
con người trên những nẻo đi về, thong dong hay vội vã,
để cho con người đến được bờ bên kia, và, kỳ cùng, như
con người khả tử, đến được phía bên kia. Chiếc cầu khi
cao, khi thấp, lúc vượt qua sông sâu, lúc băng qua lũng
thấp, và dù con người khả tử có nhớ hay quên những
vài, những nhịp ấy, thì, khi luôn trên đường để đi đến
những chiếc cầu kế tiếp, con người khả tử thật sự chỉ
mong mỏi vượt qua tất cả những gì tầm thường và kh-
iếm khuyết để đưa mình đến trước sự thanh sạch đầy ân
phước của thần linh. Chiếc cầu – như con đường vượt
qua – tập hợp lại tất cả trước thần linh, cho dù sự hiện
diện của thần linh có được tri ân hết lòng như nơi hình
thể linh thiêng của chiếc cầu, hoặc cho dù sự hiện diện
ấy có bị ngăn trở hay thậm chí bị hoàn toàn gạt bỏ đi.

23
Chiếc cầu tập hợp nơi chính nó và bằng thể điệu của
riêng nó: mặt đất và bầu trời, thần linh và con người
khả tử.

16
24
(1)
TẬP HỢP được gọi là “THING” [“VẬT”] theo một
từ cổ trong ngôn ngữ chúng ta [tiếng Đức]. Chiếc cầu là
một “VẬT”, và cần hiểu như là sự TẬP HỢP cái BỐN như
đã kể ra trên đây. Tất nhiên, người ta thực sự nghĩ đến
chiếc cầu trước hết đơn thuần như một chiếc cầu, rồi
sau đó, thỉnh thoảng, nó có thể diễn tả thêm đôi điều
gì khác. Với sự diễn tả thêm như thế, bây giờ nó mới
trở thành biểu trưng, chẳng hạn, biểu trưng cho tất cả
những gì đã nói trên đây. Chỉ có điều: chiếc cầu, nếu
nó là một chiếc cầu đích thực, không bao giờ trước hết
là một chiếc cầu đơn thuần, rồi sau đó mới là một biểu
trưng. Chiếc cầu cũng không phải ngay từ đầu là một
biểu trưng theo nghĩa nó diễn tả một cái gì, nói chặt
chẽ, vốn không thuộc về nó. Nếu ta nắm lấy chiếc cầu
đúng như là chiếc cầu, nó không bao giờ xuất hiện ra
như một sự diễn tả. Chiếc cầu là MỘT VẬT và CHỈ THẾ
THÔI. CHỈ? Vâng, với tư cách là VẬT NÀY, nó TẬP HỢP
cái BỐN.

25
Quả thật, tư duy chúng ta từ lâu đã quen nắm bắt
bản chất của vật một cách quá nghèo nàn(2). Trong diễn
trình của tư duy Tây phương, điều này dẫn đến hậu quả
là: ta hình dung vật như là một cái X không được biết
tới, và cái X ấy được gắn vào những thuộc tính có thể tri
giác được. Từ cách nhìn ấy, tất cả những gì vốn thuộc về
bản chất tập hợp của VẬT ấy(3) tỏ ra chỉ là những gì được

(1) Versammlung / Gathering, assembly


(2) zu drftig / to understate the nature of the thing;
(3) was schon zum versammelnden Wesen dieses Dinges gehưrt /
everything that already belongs to the gathering nature of this thing

17
thêm thắt về sau, rồi được đưa vào trong nó để tìm hiểu
nó. Thế nhưng, chiếc cầu ắt không bao giờ là một chiếc
cầu đơn thuần, nếu nó không phải là MỘT VẬT.

26
Chiếc cầu quả thật là một vật có thể điệu của riêng nó,
vì chiếc cầu tập hợp cái BỐN bằng cách riêng, đó là dành
cho cái BỐN một CHỐN(4). Nhưng, chỉ có cái gì bản thân
là một NƠI(5) thì mới có thể dọn ra một CHỐN. Cái NƠI
này không phải có sẵn đó, trước khi có chiếc cầu. Tất
nhiên, trước khi có chiếc cầu đứng đó, đã có dòng sông
chạy dọc theo nhiều CHỖ(6) để nhiều vật khác có thể
chiếm lấy. Trong những CHỖ ấy, có một CHỖ trở thành
NƠI là nhờ có chiếc cầu. Như thế, không phải chiếc cầu
đến đứng ở một NƠI có sẵn, trái lại, chính nhờ bản thân
chiếc cầu mà NƠI ấy mới sinh ra. Chiếc cầu là một vật,
tập hợp cái BỐN, nhưng tập hợp theo thể điệu là dành
cho cái BỐN một CHỐN. Từ CHỐN này mới có những
đường, những bãi, qua đó một không gian được dọn ra.

27
Chỉ những vật nào là NƠI theo thể điệu ấy thì mới
tạo ra được những không gian cho riêng mình. Từ
“không gian” (Raum, Rum) nói lên những gì, xin hãy
lắng nghe nghĩa cổ xưa của nó. Raum, Rum có nghĩa
là một bãi được làm trống dành cho việc định cư. Một
không gian là một cái gì được dọn ra, được làm trống,
tức là một ranh giới(7), mà tiếng Hy Lạp là peras. Ranh
giới không phải là nơi một vật dừng lại, kết thúc, trái lại,
như người Hy Lạp đã nhận ra, ranh giới chính là nơi, từ

(4) Sttte / site


(5) Ort / location
(6) Stellen / spots
(7) Grenze / boundary

18
đó một vật bắt đầu bản chất hay sự hiện diện của mình. Đó
là lý do tại sao khái niệm dành cho nó là horismos, nghĩa
là, chân trời, ranh giới. Không gian, trong bản chất của
nó, là nơi mà một không gian được dọn ra, được đưa
vào trong ranh giới của nó. Cái gì được dọn ra thì cũng
có nghĩa là luôn được dành cho, được kết nối, tức, được
tập hợp lại nhờ một NƠI, tức, là nhờ một vật có thể điệu
của chiếc cầu. Do đó, các không gian đón nhận được bản
chất hay tồn tại của mình là nhờ những NƠI, chứ không
phải nhờ “không gian”.
28
Những vật nào, với tư cách là NƠI, dành ra một
CHỐN, ta gọi chúng một cách sớm sủa là những “công
trình xây dựng”(8). Sở dĩ ta gọi chúng như thế, vì chúng
được hình thành qua việc XÂY theo nghĩa xây dựng, xây
cất. Tuy nhiên, việc hình thành này, tức việc XÂY, phải
theo thể điệu nào thì ta chỉ biết được sau khi ta đã suy tư
về bản chất của những vật mà để được “tạo ra”, chúng
đòi hỏi việc XÂY như là một tiến trình tạo dựng. Những
vật này là những NƠI, có nhiệm vụ dành cho cái BỐN
một CHỐN; và CHỐN ấy mang lại một không gian tùy
theo mỗi trường hợp. Quan hệ giữa NƠI và không gian
nằm trong bản chất của những vật này, những vật với
tư cách là những NƠI, và cũng như thế trong quan hệ
giữa NƠI và con người sống ở NƠI ấy. Vì thế, bây giờ ta
thử làm rõ bản chất của những vật được ta gọi là những
“công trình xây dựng” này, bằng một vài suy tưởng ngắn
gọn sau đây.

(8) Bauten / buildings

19
29
Một mặt, ta hỏi: NƠI và không gian quan hệ như
thế nào? Mặt khác, con người và không gian quan hệ
ra sao?

30
Chiếc cầu là một NƠI. Là một vật như thế, chiếc cầu
dành ra một không gian dung nạp Đất và Bầu Trời, Thần
linh và Con người khả tử. Không gian được chiếc cầu
dành cho bao hàm nhiều vị trí(9) khác nhau, ở gần hoặc
xa chiếc cầu. Nhưng, những vị trí này có thể bị xem như
là những CHỖ đơn thuần; chúng có một khoảng cách có
thể đo lường được, một khoảng cách – trong tiếng Hy
Lạp là stadion – bao giờ cũng được dành cho một không
gian; ở đây, là bằng những CHỖ đơn thuần. Cái không
gian được tạo nên bằng những CHỖ là một không gian
có đặc thù riêng. Là khoảng cách, là stadion, nó là một
khoảng không gian nằm ở giữa, như trong từ Latinh
spatium. Do đó, việc GẦN và XA giữa con người và vật
có thể chỉ trở thành khoảng cách đơn thuần, thành
những khoảng không gian nằm ở giữa nhau mà thôi.
Trong một không gian chỉ được hình dung đơn thuần
như là spatium, thì bây giờ chiếc cầu xuất hiện ra như
một cái gì đơn thuần nằm ở một CHỖ nào đó: CHỖ ấy
bất kỳ lúc nào cũng có thể được thay thế bằng một cái gì
khác hoặc bằng một bảng hiệu đánh dấu là đủ. Không
chỉ thế! Những chiều kích đơn thuần của chiều cao, bề
dài và bề rộng còn có thể bị rút ra khỏi không gian được
hiểu như cái khoảng không gian nằm ở giữa ấy. Cái bị
rút ra như thế, tức bị trừu tượng hóa như trong từ Lat-

(9) Pltze / places

20
inh abstractum, bấy giờ được ta hình dung như là cái
đa tạp đơn thuần của ba chiều không gian. Quả thật,
không gian được cái đa tạp ba chiều ấy dành cho cũng
không còn được xác định bằng khoảng cách, không còn
là một spatium, trái lại, chẳng còn gì ngoài cái exten-
sio: quảng tính, trương độ. Thế rồi, từ cái không gian
được hiểu như là extensio, người ta có thể trừu tượng
hóa thêm bước nữa, thành những quan hệ đại số-phân
tích. Những gì các quan hệ này mang lại là khả thể của
việc cấu tạo cái đa tạp một cách thuần túy toán học với
số lượng những chiều kích tùy thích. Ta có thể gọi cái
được mang lại một cách toán học này là “không gian”.
Thế nhưng, “không gian” theo nghĩa này lại không hề
hàm chứa những không gian và vị trí. Ta không bao
giờ tìm được trong đó những NƠI, tức, những vật theo
kiểu chiếc cầu: Ngược lại, một khi NƠI mang lại những
không gian, thì bao giờ cũng có trong đó không gian
hiểu như khoảng cách, và, trong khoảng cách này, đến
lượt nó, lại vẫn có không gian hiểu như quảng tính hay
trương độ thuần túy. Spatium và extensio lúc nào cũng
mang lại khả năng đo đạt được sự vật và những gì do sự
vật dành cho, dựa theo khoảng cách, chiều dài, phương
hướng và tính toán được những đại lượng này. Chỉ có
điều, bởi chúng được áp dụng một cách phổ quát vào
mọi thứ có quảng tính, trương độ, nên những đại lượng
được tính bằng con số ấy tuyệt nhiên không bao giờ có
thể là cơ sở, nền móng cho bản chất của những CHỐN,
những NƠI, vốn tất nhiên vẫn có thể đo đạt được bằng
toán học. Tất nhiên, ta không thể bàn ở đây việc môn
vật lý học hiện đại bị sự kiện cưỡng bức như thế nào để
buộc phải hình dung môi trường không gian của không
gian vũ trụ như là một trường thống nhất được quy định
bởi vật thể hiểu như trung tâm năng động.

21
31
Những không gian được ta lui tới hàng ngày do đâu
mang lại? Do những NƠI! Bản chất của chúng đặt nền
trên những vật thuộc loại những công trình xây dựng.
Nếu lưu tâm đến những mối quan hệ này giữa NƠI và
KHÔNG GIAN, giữa những không gian và KHÔNG GIAN,
ta sẽ có được manh mối giúp ta suy tưởng về quan hệ
giữa CON NGƯỜI và KHÔNG GIAN.

32
Khi nói về CON NGƯỜI và KHÔNG GIAN, nghe như
thể CON NGƯỜI ở một đàng, KHÔNG GIAN ở một nẻo.
Thế nhưng, không gian không phải là cái gì đối diện với
con người. Nó không phải là một đối tượng bên ngoài,
cũng không phải là một trải nghiệm bên trong. Không
phải có con người đã, rồi mới có thêm không gian, bởi khi
tôi nói “một con người”, thì với từ ấy, tôi nghĩ đến kẻ tồn
tại theo thể điệu con người, nghĩa là Ở, vì với tên gọi “con
người”, tôi cũng đã gọi tên sự cư lưu bên trong cái BỐN,
giữa những SỰ VẬT. Ngay cả khi ta nghĩ đến những sự
vật không ở sát cạnh ta, ta vẫn đang cư lưu nơi chúng.
Ta không chỉ đơn thuần hình dung những vật xa xôi ở
trong đầu óc ta – như sách vở thường bảo – làm như thể
chỉ có những biểu tượng tinh thần về những vật ở xa
ấy đang “chạy” trong lòng ta và óc ta, để đại diện cho
những vật có thật. Bây giờ nhé, khi ta – tất cả chúng ta
ai cũng vậy – từ chỗ đang ngồi, nghĩ đến chiếc cầu cổ
ở thành phố Heidelberg, việc nghĩ đến NƠI ấy không
phải là một trải nghiệm nội tâm đơn thuần bên trong
những người đang có mặt ở đây, trái lại, chính bản chất
của việc NGHĨ của ta đến chiếc cầu ấy là ở chỗ: tự nó
việc NGHĨ ấy vượt qua khoảng cách xa xôi đến NƠI kia.
Từ CHỐN này, ta có mặt ở NƠI KIA, nơi chiếc cầu, chứ
không phải nơi một nội dung biểu tượng trong ý thức

22
của ta. Thậm chí, từ CHỐN này, ta có thể Ở gần chiếc
cầu và những gì do nó dành cho, hơn cả người nào đó
đang sử dụng nó hàng ngày một cách vô tâm như một
phương tiện để qua sông.
Các không gian – và, cùng với chúng là “KHÔNG
GIAN” nói chung – là những gì vốn đã luôn được dọn ra
trong cuộc cư lưu của con người khả tử. Các không gian
khai mở ra bằng cách đi vào trong việc Ở của con người.
Bảo rằng những con người khả tử TỒN TẠI, nghĩa là, Ở,
tức cũng là bảo rằng họ vượt qua bao không gian, dựa
vào việc cư lưu của mình nơi những VẬT và những NƠI.
Và cũng chỉ bởi con người khả tử vượt qua những không
gian đúng theo bản chất của mình, mà con người có
thể đi qua những không gian. Song, khi ĐI, ta không hề
từ bỏ việc ĐỨNG hay Ở trong chúng. Trái lại, ta không
ngừng đi qua những không gian theo thể điệu là: ta vốn
đã trải nghiệm chúng bởi không ngừng cư lưu tại những
NƠI và cùng với những VẬT gần xa. Khi tôi đi ra cửa
giảng đường, tôi vốn đã ở đó, vì tôi ắt tuyệt nhiên không
thể đi đến đó nếu tôi không làm như thể tôi đã ở đó rồi.
Tôi không bao giờ chỉ tồn tại ở đây như một thân thể bị
gói kín như một chiếc kén, trái lại, tôi ở đàng kia, nghĩa
là, đã vượt qua không gian, và, chỉ có như thế, tôi mới
có thể đi qua nó.

33
Ngay cả khi con người hữu tử quay trở lại “vào trong
chính mình”, con người cũng không gạt bỏ được việc
mình vẫn thuộc về cái BỐN. Khi ta – như cách nói thông
thường – suy tưởng về chính mình, ta trở về với chính
mình từ những sự vật, nhưng không bao giờ vứt bỏ sự
cư lưu của ta nơi những sự vật. Thật thế, ngay cả việc
đánh mất quan hệ với sự vật như vẫn thường thấy trong
những trạng thái trầm uất ắt cũng hoàn toàn không thể

23
xảy ra, nếu một trạng thái như thế vẫn không còn là
một trạng thái của con người: nghĩa là, cư lưu cùng với
vật. Chỉ bao lâu việc cư lưu ấy vẫn cứ quy định sự tồn tại
làm người của ta, thì những vật mà ta sống cùng mới có
khi không còn nói lên được điều gì với ta nữa, mới chẳng
còn dính líu gì đến ta nữa.

34
Quan hệ của CON NGƯỜI với những NƠI CHỐN
và qua NƠI CHỐN đến những KHÔNG GIAN đều đặt
nền móng trong việc Ở. Quan hệ của CON NGƯỜI với
KHÔNG GIAN không gì khác hơn là việc Ở được suy
tưởng một cách căn cơ.

35
Khi ta thử suy tưởng như thế về mối quan hệ giữa
NƠI CHỐN và KHÔNG GIAN, nhưng cũng là về mối
quan hệ giữa CON NGƯỜI và KHÔNG GIAN, một ánh
sáng sẽ rọi vào bản chất của những vật mà đích thực là
những NƠI, và được ta gọi là những CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG.

36
Chiếc cầu là một VẬT thuộc loại ấy. Chiếc cầu – như
là NƠI – để cho cái nhất thể của Đất và Bầu trời, Thần
linh và Con người hữu tử đi vào trong một CHỐN bằng
cách sắp đặt CHỐN thành những không gian. NƠI dành
không gian cho cái BỐN theo hai nghĩa: NƠI chấp thuận
cái BỐN và thiết lập cái BỐN. Cả hai – dành không gian
theo nghĩa chấp thuận và theo nghĩa thiết lập – thuộc
về nhau. Dành không gian hai mặt như thế, NƠI vừa là
nơi trú ẩn, vừa là ngôi nhà cho cái BỐN. Những VẬT –
như là những NƠI như thế – chở che hay đùm bọc cuộc
sống của con người. Những VẬT thuộc loại ấy là những

24
mái nhà, dù không nhất thiết là những nơi cư ngụ theo
nghĩa hẹp.

37
Tạo nên những vật như thế chính là việc XÂY. Bản
chất của việc XÂY là ở chỗ nó tương ứng với tính cách
của những vật ấy. Chúng là những NƠI, dành chỗ cho
những không gian. Đó là lý do tại sao việc XÂY – nhờ
kiến tạo nên những NƠI – là việc thiết lập và gắn kết
những không gian. Vì lẽ XÂY tạo nên những NƠI, nên
việc gắn kết những không gian của những NƠI ấy nhất
thiết mang theo mình cả cái không gian – hiểu như spa-
tium và extensio – vào trong cấu trúc mang tính cách
vật của những công trình xây dựng. Nhưng, XÂY không
bao giờ tạo hình thể cho “không gian thuần túy” như
là một thực thể đơn độc, cả gián tiếp lẫn trực tiếp. Tuy
nhiên, vì lẽ XÂY tạo nên những VẬT như là những NƠI,
nên XÂY gần gũi với bản chất của những không gian
và với nguồn cội của bản chất của “KHÔNG GIAN” hơn
bất kỳ môn hình học và toán học nào. XÂY thiết lập nên
những NƠI để những NƠI ấy tạo nên KHÔNG GIAN và
một CHỐN cho cái BỐN. Từ cái Nhất thể đơn giản, trong
đó Đất và Bầu Trời, Thần linh và Con người thuộc về
nhau, XÂY đón nhận sự chỉ dẫn cho việc thiết lập nên
những NƠI của nó. Từ cái BỐN, XÂY tiếp thu chuẩn mực
cho mọi việc sắp xếp và đo đạc những không gian mà
trong mỗi trường hợp vốn đã được mang lại từ những
NƠI vừa được thiết lập. Những công trình xây dựng
canh giữ cái BỐN. Chúng là những vật bảo toàn cái BỐN
theo thể điệu của riêng mình. Bảo toàn cái BỐN, cứu
vãn Trái Đất, đón nhận Bầu Trời, ngóng chờ Thần linh,
bảo hộ Con người hữu tử – việc bảo toàn cái BỐN ấy là
bản chất đơn giản, là sự hiện diện của việc Ở. Bằng thể
điệu ấy, những công trình xây dựng đích thực ban tặng

25
hình thể cho việc Ở bằng sự hiện diện của mình và bảo
bọc sự hiện diện ấy.

38
Vì thế, việc XÂY có được đặc điểm ấy đích thực là
một sự mời gọi việc Ở. Nơi đâu việc XÂY thực sự là như
thế, thì nó đã đáp ứng những lời mời gọi của cái BỐN.
Mọi sự quy hoạch luôn được đặt nền trên sự đáp lời này,
và việc quy hoạch, đến lượt nó, mở ra cho nhà thiết kế
những khuôn thước thích hợp cho những thiết kế của
mình.

39
Suy tưởng về bản chất của việc Xây dựng công trình
như là mời gọi việc Ở, ta đi đến chỗ hiểu rõ hơn nhiều
về nội dung của tiến trình xây dựng. Thông thường, ta
hiểu việc tạo dựng là một hoạt động mà khi tiến hành sẽ
có một kết quả với một cấu trúc được hoàn tất. Ta có thể
quan niệm việc tạo dựng theo cách ấy, và qua đó, nắm
bắt được một điều gì đó đúng đắn, thế nhưng lại không
bao giờ chạm đến được bản chất của nó: bản chất của
việc tạo dựng là làm cho một cái gì đó xuất hiện ra. Bởi
việc XÂY mang cái BỐN vào trong một VẬT, chẳng hạn,
chiếc cầu, và làm cho VẬT đi đến chỗ xuất hiện ra như
một NƠI từ cái gì đã có đó, tức làm cho xuất hiện cái
không gian mà bây giờ chính cái NƠI này tạo ra.

40
Từ Hy Lạp cho việc “tạo dựng hay làm cho xuất hiện
ra” là tikto. Từ techne, kỹ thuật, vốn thuộc về gốc động
từ tec. Với người Hy Lạp, techne không có nghĩa là “nghệ
thuật” lẫn “thủ công” mà có nghĩa: làm cho cái gì đó
xuất hiện ra, ở bên trong cái gì đang hiện diện, như là
cái này hay cái kia, theo thể điệu này hay thể điệu nọ.

26
Người Hy Lạp quan niệm techne, việc tạo ra, như là để
cho xuất hiện ra. Techne được hiểu như thế đã bị che
giấu trong nghệ thuật kiến trúc từ thời cổ đại. Mãi về
sau này, nó vẫn còn bị che giấu, và càng bị che giấu kiên
quyết hơn trong công nghệ của sức mạnh cơ giới. Thế
nhưng, bản chất của việc dựng lên những công trình
xây dựng không thể được hiểu một cách thích đáng
bằng khoa kiến trúc hay kỹ thuật công trình, cũng như
bằng một sự kết hợp đơn thuần cả hai. Thậm chí việc
dựng lên những công trình xây dựng cũng không được
xác định đúng bản chất cho dù ta có suy tưởng nó theo
nghĩa của từ techne nguyên thủy Hy Lạp trong chừng
mực chỉ đơn độc như là việc để cho xuất hiện ra, tức
mang một cái gì đó đã được làm ra, như là cái hiện diện,
vào trong những vật đã hiện diện.

41
Thực ra là: bản chất của việc XÂY là mời gọi việc Ở
hay để cho việc Ở diễn ra. XÂY hoàn thành bản chất của
nó trong việc dựng lên những NƠI bằng cách gắn kết
các không gian của chúng. Chỉ khi ta có thể Ở thì ta mới
có thể XÂY. Ta hãy nghĩ qua một chút về một ngôi nhà
nông dân ở Rừng Đen được xây lên khoảng hai thế kỷ
trước đây làm chỗ ở cho những người làm nông. Ở đây,
chính sự tự mãn-tự túc của sức mạnh làm cho Đất và
Bầu Trời, Thần linh và Con người khả tử đi vào trong sự
vật thành một Nhất thể đơn giản đã điều chỉnh ngôi nhà.
Nó đã đặt ngôi nhà trên triền núi khuất gió, quay mặt về
hướng nam, giữa những dải đất cận kề một con suối. Nó
đã mang lại cho ngôi nhà một mái che lợp ván thật rộng
rãi với độ dốc chịu đựng được sức nặng của tuyết, và
chùi xuống thật sâu để che chở những căn phòng trước
những cơn bão tố trong những đêm dài mùa đông. Nó
không quên một góc thờ đàng sau chiếc bàn chung; nó

27
cũng dành không gian trong phòng cho các chỗ linh
thiêng: chiếc giường của trẻ con và “cây của người chết”
gọi là Totenbaum để chỉ cỗ quan tài, nhằm nhắc nhở
các thế hệ sống chung trong một mái nhà nhớ đến tính
chất của cuộc tồn sinh trên cõi thế. Và một tay nghề thủ
công – cũng bắt nguồn từ việc Ở – vẫn dùng đến những
dụng cụ và khuôn thước như là những sự vật để dựng
lên ngôi nhà.

42
Chỉ khi ta có thể Ở, ta mới có thể XÂY. Nhắc đến
ngôi nhà nông dân ở Rừng Đen không hề có nghĩa rằng
ta nên hay ta có thể quay trở lại xây dựng những ngôi
nhà như thế, trái lại, nó chỉ minh họa rằng: việc Ở đã
như thế nào mới có thể Xây lên như thế.

43
Ở là tính cách cơ bản của sự Tồn tại, nhờ đó những
con người khả tử hiện hữu. Có lẽ nỗ lực suy tư về việc Ở
và XÂY đã làm sáng tỏ phần nào rằng XÂY là thuộc về Ở,
và XÂY tiếp nhận được bản chất của nó từ việc Ở. Thiết
tưởng cũng đủ bổ ích khi việc Ở và việc XÂY đã trở nên
thật đáng để tra hỏi và, do đó, vẫn mãi mãi thật đáng để
suy tư.

44
Song, bản thân việc SUY TƯ cũng thuộc về việc Ở
không khác gì việc XÂY, mặc dù theo một thể điệu khác.
Điều ấy có lẽ cũng đã được chứng thực bằng chính diễn
trình suy tư như đã thử nghiệm ở đây.
45
XÂY và SUY TƯ, mỗi cái theo thể điệu của mình,
đều không thể thiếu được đối với việc Ở. Tuy nhiên, cả
hai vẫn không đủ cho việc Ở, bao lâu mỗi cái chỉ cứ

28
khư khư lo công việc của riêng mình trong sự cô lập,
tách rời, thay vì biết lắng nghe nhau. XÂY và SUY TƯ chỉ
có thể lắng nghe, nếu cả hai đều thuộc về việc Ở; nếu
chúng biết rõ những giới hạn của mình và nhận ra rằng
mỗi bên đều cần phải đến từ nỗ lực hợp tác với kinh
nghiệm lâu dài và sự thực hành bền bỉ.

46
Chúng ta đã cố gắng vạch ra trong tư tưởng bản chất
của việc Ở. Bước kế tiếp trên con đường này có lẽ là câu
hỏi: thực trạng Ở của chúng ta đang ra sao trong thời
buổi còn chênh vênh này? Khắp nơi, ta đang nghe nói
đến tình trạng khan hiếm chỗ ở, và điều ấy thật đúng.
Tất nhiên người ta không phải chỉ nói mà cũng có làm
nữa. Ta cố gắng đáp ứng nhu cầu bằng cách cung cấp
thêm nhà ở, bằng cách xúc tiến việc xây dựng nhà ở,
quy hoạch toàn bộ ngành kiến trúc. Tuy nhiên, dù việc
thiếu thốn nhà ở có gay gắt và khổ sở đến mấy, dù có gặp
trở lực và khó khăn đến đâu, thì cảnh ngộ khốn khổ thực
sự của việc Ở không chỉ nằm đơn thuần trong việc thiếu
nhà. Thật thế, cảnh ngộ khốn khổ thực sự của việc Ở
vốn xưa hơn nhiều so với hai cuộc thế chiến với sự hủy
diệt của chúng, xưa hơn nhiều so với việc gia tăng dân
số trên trái đất và hoàn cảnh của những người lao động
công nghiệp. Sự khốn khổ thực sự của việc Ở chính là
nằm ở chỗ những con người khả tử chúng ta chưa từng
đi tìm trở lại bản chất của việc Ở, ở chỗ ta phải học Ở
trước đã. Nếu cảnh “không nhà” của ta quả là ở chỗ đó
thì tình cảnh ấy rồi sẽ ra sao nếu ta vẫn cứ không hề suy
tư về cảnh ngộ khốn khổ thực sự của việc Ở như là nỗi
khốn khổ? Vâng, bao lâu ta chịu suy tư về cảnh “không
nhà” này của mình, thảm cảnh ấy sẽ không còn nữa.
Xem xét một cách đúng đắn và ghi nhớ kỹ điều ấy trong
lòng, nó là lời hiệu triệu duy nhất kêu gọi con người khả

29
tử đi vào trong việc Ở của mình.

47
Nhưng, con người khả tử có thể lên tiếng đáp lại lời
hiệu triệu ấy bằng cách nào khác hơn là: về phần mình,
về phần riêng mình, nỗ lực mang việc Ở vào trong sự
tròn đầy viên mãn của bản tính của nó? Con người làm
được điều ấy khi XÂY từ việc Ở, và khi SUY TƯ vì việc Ở.

30

You might also like