You are on page 1of 5

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TẬP BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: QUANG HỌC


TRÌNH ĐỘ: Đại học
- Số tín chỉ : 3
- Tổng số tiết quy chuẩn: 45
(Bài giảng là cụ thể hóa nội dung mục 5 trong đề cương chi tiết học phần; cần thể
hiện rõ phần vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn).
I. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
CHƯƠNG 1: THUYẾT ĐIỆN TỪ ÁNH SÁNG
(Lý thuyết: 01; Thực hành:0.; Kiểm tra: 0)
A. Mục tiêu
- Kiến thức Nắm được thuyết điện từ ánh sáng, các phương pháp đo vận tốc ánh
sang; tầm quan trọng của phép đo vận tốc ánh sáng.
- Kỹ năng : giải thích các cách đo vận tốc ánh sáng
- Thái độ: Tích cực học tập, đọc thêm các tài liệu tham khảo để nghiên cứu)
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
(Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp:đọc trước sách, TLTK, làm bài tập)
- Giảng viên
(Thiết bị:máy chiếu, phấn màu, bảng. Giáo trình:tập bài giảng, TLTK: )
C. Phương pháp
(Thuyết trình- Đàm thoại, ..............................................................................................)
D. Nội dung
1.1 Đại cương về thuyết điện từ ánh sáng.
- Sóng điện từ được đặc trưng bởi véc tơ cường độ điện trường và véc tơ cường độ
từ trường .
- Ba véc tơ , , tạo thành một tam diện thuận, sóng điện từ là sóng ngang. Sóng
điện từ phản xạ và khúc xạ trên các môi trường trong suốt đối với chúng. Sự giao thoa,
nhiễu xạ và phân cực của sóng điện từ đã được kiểm nghiệm.
- Khi sóng điện từ lan truyền nó tải theo năng lượng. mật độ dòng năng lượng của sóng
điện từ tại một điểm:
1.2*Các phương pháp đo vận tốc ánh sáng.
1.2.1. Tầm quan trọng của phép đo tốc độ ánh sáng.
Xác định được vận tốc ánh sáng là một thành tựu quan trọng cả về hai mặt lý
thuyết và thực tiễn. Việc chứng minh rằng sáng sáng truyền với vận tốc hữu hạn đã
làm thất bại thuyết tác dụng xa xác nhận sự đúng đắn của thuyết tác dụng gần. Thí
nghiệm của Faucault để đo vận tốc ánh sáng trong nước, là thí nghiệm quyết định

1
khẳng định sự thắng thế của thuyết sóng đối với thuyết hạt. Thí nghiệm Michelson
Morley, để so sánh vận tốc ánh sáng theo các phương khác nhau đã tạo điều kiện cho
thuyết tương đối ra đời.
Đo vận tốc của ánh sáng càng trở nên quan trọng, khi kỹ thuật vô tuyến định vị
và điều khiển từ xa phát triển, vì vận tốc ánh sáng là hằng số chủ yếu mà người ta dựa
vào để xác định các khoảng cách.
Về mặt lý luận, đo vận tốc ánh sáng người ta còn nhằm giải đáp hai câu hỏi
quan trọng: Vận tốc ánh sáng trong chân không có phụ thuộc tần số dao động không,
và vận tốc ánh sáng có thay đổi theo thời gian không?
1.2.2. Các phương pháp đo vận tốc ánh sáng cổ điển.
1.2.2.1. Phương pháp Rômer
1.2.2.2. Phương pháp bánh xe răng cưa
1.2.2.3. Phương pháp gương quay
1.2.2.4. Phương pháp Michelson
1.2.3. Các phương pháp đo vận tốc ánh sáng hiện đại.
1.3*Thang sóng điện từ.
- Thang sóng điện từ được sắp xếp theo thứ tự sau : Sóng vô tuyến điện (VTĐ), tia
hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia rơnghen, tia gam ma ( ) .
E. Câu hỏi ôn tập
1. Thuyết điện từ ánh sáng
2. Các phương pháp đo vận tốc ánh sang.
3. Tầm quan trọng của phép đo vận tốc ánh sáng.

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẠI LƯỢNG TRẮC QUANG


(Lý thuyết: 01; Thực hành:0; Kiểm tra: 0)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: Nắm được định nghĩa, đơn vị các đại lượng trắc quang
- Kỹ năng: Tính một số đại lượng tắc quang hay dùng.
- Thái độ: Tích cực học tập, đọc thêm các tài liệu tham khảo để nghiên cứu)
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
(Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp:đọc trước sách, TLTK, làm bài tập)
- Giảng viên
(Thiết bị:máy chiếu, phấn màu, bảng. Giáo trình:tập bài giảng, TLTK: )
C. Phương pháp
(Thuyết trình- Đàm thoại, ..............................................................................................)
D. Nội dung
2.1 Các đại lượng trắc quang:
2.1.1. Dòng quang năng.

2
Đại lượng chính là lượng năng lượng mà chùm sáng truyền qua
diện tích trong một đơn vị thời gian và được gọi là dòng quang năng trong hệ SI
đơn vị đo dòng quang năng là oát (viết tắt là W)
2.1.2. Hàm số thị kiến, quang thông.
Rõ ràng cần phải đưa vào một đại lượng liên quan đến độ nhạy của mắt. Đại
lượng này gọi là hàm số thị kiến . Nó phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
Để đặc trưng cho chùm sáng về tác dụng gây ra cảm giác sáng người ta dùng
một đại lượng gọi là quang thông. Quang thông d bằng tích của dòng quang năng
với hàm số thị kiến V ứng với bước sóng .
d=V.dP

Quang
2 thông toàn phần của một nguồn sáng được tính bằng công thức :
   V .dP
1

2.1.3. Cường độ sáng.


d 1 Góc
2.1.3.1.
 ( ) 2 khối
d r vì nên ta có:
d cos i
d 
r2
2.1.3.2. Cường độ sáng của nguồn điểm
Là dlượng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn theo phương.
đại
I
d
Các nguồn sáng có cường độ như nhau theo mọi phương gọi là nguồn đẳng
hướng. Với nguồn đẳng hướng quang
thông toàn phần có giá trị là :

2.1.4. Độ chói.d
Bi 
d.d cos i

Độ chói là một đại lượng đặc trưng


cho sự phát sáng của một diện tích (nguồn
sáng rộng) theo phương cho trước.

2.1.5. Độ trưng.
Quang thông toàn phần bức xạ từ một đơn vị diện tích của mặt phát sáng gọi là
độ trưng của nguồn và được kí hiệu bằng chữ R
d
R
d

3
2.1.6 Độ rọi.
Để đặc trưng cho chùm sáng tại nơi nhận ánh sáng, ta dùng khái niệm độ rọi.
Gọi d là diện tích được rọi sáng và d là quang thông toàn phần gửi tới diện tích d.
Đại lượng
E
:d
d

Đối với trường hợp nguồn điểm đẳng hướng ta có :

2.2 Đơn vị đo các đại lượng trắc quang:


2.2.1. Đơn vị cường độ sáng.
Cường độ sáng là đại lượng trắc quang cơ bản có đơn vị được gọi là candela
(viết tắt là cd).
Candela được định nghĩa như sau :
Candela là cường độ sáng đo theo phương vuông góc với một diện tích nhỏ
bằng 1/600 000 mét vuông, bức xạ như một vật bức xạ toàn phần, ở nhiệt độ đông đặc
của Platin dưới áp suất 101325 N/m2. (Nhiệt độ đông đặc của Platin là 2046,6K. áp
suất 101325 N/m2 là áp suất khí quyển đo trong hệ đơn vị SI).
2.2.2. Đơn vị quang thông.
Đơn vị quang thông được gọi là lumen (viết tắt là lm)
2.2.3. Đơn vị độ chói.
Đơn vị độ chói là candela trên mét vuông (viết tắt là Cd/m2) hoặc nit (viết tắt là
nt , được định nghĩa dựa vào công thức (2-7a).
Candela trên mét vuông là độ chói của một nguồn phẳng một mét vuông, có
cường độ sáng một candela đo theo phương vuông góc với nguồn.
2.2.4. Đơn vị độ trưng.
Đơn vị độ trưng là lumen trên mét vuông (viết tắt là lm/m2), được định nghĩa
dựa vào công thức (2 - 8).
Lumen trên mét vuông là độ trưng của một nguồn hình cầu, có diện tích mặt
ngoài một mét vuông, phát một quang thông đều một lumen phân bố đều theo mọi
phương.
2.2.5. Đơn vị độ rọi.
Đơn vị độ rọi là lux (viết tắt là lx) được định nghĩa dựa vào công thức (2 - 9).
Lux là độ rọi của một mặt có diện tích 1m2, nhận quang thông đều một lumen
chiếu vuông góc với mặt.
* Bài tập: Bài tập Trang 79,80; Sách Quang học – Đặng Thị Mai;
E. Câu hỏi ôn tập
1. Các đại lượng trắc quang.
2. Đơn vị các đại lương trắc quang.
4
3. Vận dụng công thứ tính độ rọi, quang thông.

You might also like