You are on page 1of 97

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1 Cơ sở lý luận về chi phí hoạt động 3
1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 3
1.1.2 Nội dung chi phí hoạt động 3
1.1.3 Đặc điểm hạch toán chi phí hoạt động 5
1.2 Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính 8
1.2.1 Chi phí hoạt động với vấn đề kiểm toán 8
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động 9
1.2.3 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán chi phí hoạt động 11
1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động 12
1.2.5 Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT
ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
EY VIỆT NAM THỰC HIỆN 21
2.1 Quy trình kiểm toán chung đối với khoản mục chi phí hoạt động do công ty
TNHH EY thực hiện 21
2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 21
2.1.2 Thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động 23
2.1.3 Kết thúc kiểm toán 25
2.2 Thực tế quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do công ty TNHH EY thực
hiện 26
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 26
2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 33
2.2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 48
2.3 So sánh quy trình kiểm toán chi phí hoạt động tại hai công ty 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DO CÔNG TY
TNHH EY THỰC HIỆN 50
3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do công ty TNHH EY
thực hiện 50
3.1.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do EY thực hiện 50
3.1.2 Nhược điểm về quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do EY thực hiện 52
3.1.3 Nhận xét về công tác tổ chức kiểm toán tại EY 54
3.1.4 Nguyên nhân của các hạn chế trong quy trình kiểm toán chi phí hoạt động của 55
EY

1 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

3.2 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí
hoạt động 55
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 55
3.2.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 56
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 57
3.3.1 Giải pháp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 57
3.3.2 Giải pháp trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 63
3.3.3 Giải pháp trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 65
3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 67
3.4.1 Một số kiến nghị đối với công ty kiểm toán EY 67
3.4.2 Một số kiến nghị đối với những người quan tâm 70
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

2 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

LỜI NÓI ĐẦU


Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các thông tin tài chính trong doanh nghiệp
ngày càng có vai trò quan trọng. Các thông tin tài chính của đơn vị không chỉ sử dụng
trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Không chỉ là vấn đề
nhà quản lý cần quan tâm mà các thông tin tài chính đó còn rất quan trọng cho người đọc
báo cáo, đặc biệt các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Như vậy càng đòi hỏi
công tác kiểm toán là cần thiết để giúp cho nền kinh tế tránh được các thiệt hại lớn lao.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam mới đi vào hoạt động gần 5 năm
nhưng với phát triển không ngừng, áp dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến của Ernst &
Young Toàn Cầu, tham khảo chuẩn mực và chế độ kiểm toán Việt Nam nên công ty EY
đã đạt dược nhiều thành tích trong lĩnh vực kiểm toán. Mỗi cuộc kiểm toán là tổng hợp
kết quả của nhiều phần hành và nhiều chu trình khác nhau. Tất cả đều bắt đầu từ lập kế
hoạch, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo tài chính, chu
trình riêng biệt. Mỗi phần hành, mỗi chu trình đều có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho
nhau để hoàn thành tốt một cuộc kiểm toán. Kiểm toán chi phí hoạt động là một phần
không thể thiếu trong bất cứ cuộc kiểm toán nào bởi chi phí hoạt động là một trong
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
ThS. Lê Quang Dũng và các anh chị trong công ty, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam” để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình.
Là một khoản mục trong kiểm toán Báo cáo tài chính nên vấn đề nghiên cứu cả
về lý luận và thực tiễn là một vấn đề rất quan trọng để hoàn thiện kiểm toán khoản mục
chi phí hoạt động. Trong bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em cũng đã trình bày quy
trình kiểm toán do Công ty EY thực hiện và kiểm toán tại 2 công ty TNHH X và công ty
CP Dịch vụ Y, qua đó cũng đưa ra một số kiến nghị mang tính chất định hướng. Chuyên
đề đã nghiên cứu lý luận kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động và trên cơ sở tìm hiểu
quy trình kiểm toán tại hai công ty TNHH X và công ty CP dịch vụ Y để rút ra được các
điểm giống và khác nhau, để rút ra được các mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại để hoạt
động kiểm toán của EY hiệu quả hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là
nghiên cứu lý luận về kiểm toán chi phí hoạt động, sau đó nghiên cứu thực trạng kiểm
toán của EY tại hai khách hàng khác nhau để rút ra được các bài học kinh nghiệm, hoàn
thiện hơn nữa kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động. Phương pháp nghiên cứu được
thực hiện trên cơ sở các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng
các phương pháp nghiên cứu lý luận: khái quát hóa, tổng hợp và phân tích, phương pháp
tư duy, thống kê và so sánh để đưa ra các nhận định, đánh giá cụ thể để từ đó đưa ra các
kiến nghị hoàn thiện công việc kiểm toán hơn nữa.
Nội dung chính của chuyên đề, ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm ba

3 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán Báo
cáo tài chính
Chương II: Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do
Công ty EY thực hiện
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC tại Công ty EY
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, Do em vẫn còn bị hạn chế về kiến thức
thực tế cũng như thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy giáo cùng tất cả những người quan tâm để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho
sinh viên chúng em có một thời gian thực tập bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo ThS. Lê Quang Dũng cùng Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị trong Công ty EY
đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT


ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Cơ sở lý luận về chi phí hoạt động

4 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí
Nền kinh tế thị trường chịu nhiều sự tác động của các quy luật như quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị .. đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn theo sát sự
biến động của nhu cầu thị trường để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải đảm bảo
hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó thì các nhà
quản lý phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp để có biện
pháp điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì các chi phí
phát sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và chi phí hoạt động là một phần rất quan trọng mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng phải
quan tâm và kiểm soát tốt chi phí. Trước tiên, ta phải hiểu thế nào là chi phí?
Theo Chuẩn Mực Kế toán Số 01 “Chuẩn Mực Chung” của Hệ Thống Chuẩn Mực
Kế Toán Việt Nam ban hành và công bố theo QĐ số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC, Chi phí là: “Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích
kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản
hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm các chi phí hoạt động, kinh
doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và
các chi phí khác”.
Chi phí hoạt động – kinh doanh: Theo Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp
(NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chủ biên: PGS. TS Đặng Thị Loan): “Chi phí
hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải
tiêu dung trong một kỳ để thực hiện quá trình hoạt động, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi
phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố hoạt động vào các đối tượng
tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)”.
Chi phí hoạt động: là một bộ phận trong chi phí hoạt động – kinh doanh của doanh
nghiệp. Đó là những chi phí ngoài khâu hoạt động sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2
khoản mục chi phí cơ bản:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.2 Nội dung chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
 Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ các hao phí lao động sống và lao động
vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tổ chức bán hàng hóa, sản
phẩm dịch vụ được biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ kinh doanh nhất định.
Phân loại chi phí bán hàng theo nội dung kinh tế của chi phí thì chi phí bán hàng
bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản tiền về lương, phụ cấp và các khoản
trích theo lương mà đơn vị phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, nhân
viên vận chuyển, nhân viên bảo quản hàng hoá.....

5 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Chi phí vật liệu - bao bì: là các khoản chi phí về các loại bao bì, vật liệu đóng gói
dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ hàng hoá như chi phí về vật đóng gói, chi phí về nhiên
liệu dùng cho bảo quản bốc dỡ, vận chuyển, sửa chữa tài sản tại bộ phận bán hàng…
- Chi phí dụng cụ - đồ dùng: là chi phí về các công cụ - dụng cụ đồ dùng phục vụ
cho quá trình bán hàng như phương tiện tính toán, dụng cụ đo lường...
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao tài sản cố định, bao gồm tài sản cố
định hữu hình và tài sản cố định vô hình sử dụng trong quá trình bảo quản hàng hoá và
tiêu thụ hàng hóa như nhà kho, cửa hàng, các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng
hóa....
- Chi phí bảo hành sản phẩm: là chi phí bỏ ra để thực hiện công việc sửa chữa khi
các sản phẩm của đơn vị bi hỏng hóc mà đơn vị đã bán cho khách hàng nhưng vẫn trong
thời hạn cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài dùng để trả
cho các đơn vị và các cá nhân bên ngoài do cung cấp các dịch vụ, lao vụ cho doanh
nghiệp phục vụ cho quá trình bán hàng như tiền thuê kho, thuê bãi, thuê vận chuyển, tiền
sửa chữa tài sản cố định thuê bên ngoài, tiền hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị
nhận uỷ thác xuất khẩu…
- Chi phí bằng tiền khác: là những khoản chi phí bằng tiền chưa ghi vào các khoản
đã trình bày như trên như chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chi phí tiếp khách ở bộ
phận bán hàng…
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản
lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp được biểu hiện
bằng tiền và tính cho một kỳ kinh doanh nhất định. Các khoản chi phí này tương đối ổn
định trong các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp theo nội dung kinh tế thì chi phí quản lý
doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: là các khoản chi phí về lương và các khoản trích theo
lương phải trả cho giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp theo luật định.
- Chi phí vật liệu quản lý: là các khoản chi phí về vật liệu xuất dùng cho các công tác
quản lí như giấy, bút, mực…
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Là các khoản về giá trị các loại đồ dùng, công cụ sử
dụng cho bộ phận quản lí.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí về khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản
lí như nhà cửa, máy móc, thiết bị...
- Thuế, phí, lệ phí: Là các khoản thuế, phí, lệ phí mà đơn vị phải nộp theo luật
định như thuế nhà đất, thuế môn bài....
- Chi phí dự phòng: Là các khoản chi phí để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.

6 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ mua hoặc thuê ngoài
như chi phí về điện, nước, bảo hiểm tài sản....
- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền khác thuộc chi phí quản
lý chung của doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, công tác phí....
1.1.3 Đặc điểm hạch toán chi phí hoạt động
1.1.3.1 Nguyên tắc chung về hạch toán chi phí hoạt động
Nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản trong việc ghi nhận các yếu tố trên báo cáo
tài chính là phải phản ánh các thông tin trung thực, hợp lý và hợp pháp. Vì thế việc ghi
nhận một chi phí là chi phí hoạt động thì phải tuân thủ 12 nguyên tắc kế toán chung được
chấp nhận rộng rãi: Nguyên tắc thực thể kinh doanh, nguyên tắc hoạt động liên tục,
nguyên tắc kỳ kế toán, nguyên tắc thước đo tiền tệ, nguyên tắc chi phí, nguyên tắc khách
quan, nguyên tắc doanh thu thực hiện, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên
tắc công khai, nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc trọng yếu. Đối với việc hạch toán chi
phí hoạt động thì phải chú trọng các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 năm tài chính như chính sách phân bổ,
hạch toán…. Trường hợp có sự thay đổi trong chính sách và việc áp dụng phương pháp
kế toán mà doanh nghiệp đã chọn thì phải chỉ rõ và nêu ra những ảnh hưởng của sự thay
đổi đó trong thuyết minh báo tài chính.
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Như vậy kế toán phải phản ánh
chi phí ngay khi có bằng chứng về khả năng phát sinh của chi phí. Và kế toán không
được đánh giá thấp hơn hay cao hơn giá trị thực của khoản chi phí đó.
- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ
tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó.
- Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông
tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính,
làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Chi phí hoạt
động là một thông tin mang tính trọng yếu do chỉ tiêu này ảnh hưởng đến hàng loạt các
chỉ tiêu quan trọng trong BCTC như: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp… Nên yêu cầu đối với
chỉ tiêu này là chính xác, hợp lý nhằm đảm bảo thông tin chính xác và không ảnh hưởng
đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc chi phí: chi phí hoạt động được hạch toán theo giá trị thực tế mà doanh
nghiệp chi ra trong kỳ chứ không dựa trên giá thị trường. Cần chú ý tới việc phân bổ chi
phí giữa các kỳ.

7 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Nguyên tắc kỳ kế toán: chi phí hoạt động phát sinh tại kỳ nào thì phải được hạch toán
vào đúng kỳ đó.
1.1.3.2 Hệ thống tài khoản, chứng từ sử dụng và sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động
 Hệ thống tài khoản
Chi phí hoạt động bao gồm 2 tài khoản là chi phí bán hàng (TK 641) và chi phí
quản lý doanh nghiệp (TK 642). Theo chế độ kế toán hiện hành thì TK 641 và TK 642
được chi tiết thành các tiểu khoản sau:

Bảng 1.1: Hệ thống tài khoản chi phí hoạt động


SH Tên tài khoản SH Tên tài khoản
641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
6411 Chi phí nhân viên 6421 Chi phí nhân viên quản lý
6412 Chi phí vật liệu – bao bì 6422 Chi phí vật liệu – bao bì
6413 Chi phí dụng cụ - đồ dùng 6243 Chi phí dụng cụ - đồ dùng
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 Chi phí bảo hành 6425 Chi phí bảo hành
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác 6428 Chi phí bằng tiền khác

Ngoài ra thì có các TK liên quan để phản ánh chi phí hoạt động như: TK 111, TK
112, TK 133, TK 141, TK 242, TK 331, TK 334…..
 Chứng từ sử dụng
Chứng từ dung để hạch toán chi phí hoạt động sẽ liên quan đến nhiều phần hành khác
nhau như:
- Chứng từ về tiền: Các phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân
hàng, các quyết định di kèm….
- Chứng từ phân bổ chi phí trả trước: Quy định về chính sách phân bổ, bảng tính
việc phân bổ chi phí, chứng từ khác liên quan đến việc hình thành chi phí…
- Chứng từ về hàng tồn kho: Các phiếu nhập – xuất hàng hóa, bảng kê mua hàng…
- Chứng từ về tài sản cố định: Chứng từ và quyết định mua sắm liên quan đến việc
hình thành tài sản cố định, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh
lý hoặc biên bản bàn giao TSCĐ…
- Chứng từ về lương nhân viên: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương
(bao gồm cả lương và các khoản trích theo lương)…
 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động
Khi hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần đảm bảo một số nguyên tắc:

8 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Kế toán chi phí phải tính toán ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác các khoản chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua dó kiểm tra việc
thực hiện các kế hoạch chi phí nhằm đảm bảo chi đúng, chi có hiệu quả.
- Tập hợp và phân bổ đúng đắn các khoản chi phí phát sinh theo đúng đối tượng
chi phí.
- Tổ chức hợp lý kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu
của chế độ hạch toán chi phí kinh doanh và tiết kiệm chi phí
- Chi phí bán hàng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí bán hàng

TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 338


Chi phí lương và các khoản trích Các khoản giảm trừ CPBH
theo lương của nhân viên bán hàng
TK 911
TK 152, 153, (611), 111…
Chi phí vật liệu, bao bì, CCDC Kết chuyển CPBH

TK 214
Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng

TK 154, 335
Chi phí bảo hành

TK 111, 112, 331

Chi phí dịch vụ mua ngoài


Chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 334, 338 TK 642 TK 111, 152


Chi phí nhân viên qlý Các khoản giảm
CP QLDN (nếu có)

9 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

TK 152, (611), 111…


Chi phí vật liệu, bao bì TK 911

TK 153, (611), 242…


Chi phí CCDC
KC PQLDN để XĐ KQKD

TK 214
Chi phí KHTSCĐ

TK 333, 111
Thuế, phí, lệ phí

TK 229
Chi phí dự phòng

TK 111, 112, …
Chí phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác

1.2 Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Chi phí hoạt động với vấn đề kiểm toán
Chi phí hoạt động là chi phí gián tiếp đối với hoạt động hoạt động chung của
doanh nghiệp nhưng là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động và là chỉ tiêu
trực tiếp để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Ta có công thức xác định KQKD của
doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận của HĐKD= LN gộp về BH&CCDV + Doanh thu hoạt động tài chính –
Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí hoạt động trong một doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Nó ảnh hưởng lớn đến
báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh bởi ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và là
một nhân tố quan trọng trong việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Vì
vậy đòi hỏi kế toán phải trình bày trung thực, hợp lý các khoản chi phí hoạt động. Thông
qua việc kiểm toán chi phí hoạt động thì kiểm toán viên có thể phát hiện được các sai sót
hoặc gian lận trong việc xác định lợi nhuận và số thuế phải nộp cho nhà nước của doanh
nghiệp.

10 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì tầm quan trọng của chi phí hoạt động là
khác nhau. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nghiệp vụ phát sinh ít thì chi phí
hoạt động cũng không nhiều nên việc kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các khoản chi
phí đó đơn giản và ít có sai phạm. Nhưng đối với các doanh nghiệp hoạt động hoặc dịch
vụ có quy mô lớn thì các khoản chi phí hoạt động là thường xuyên phát sinh và phức tạp
hơn, có thể dẫn đến các sai sót đối với khoản mục này. Khi kiểm toán khoản mục chi phí
hoạt động thì kiểm toán viên cũng cần phải liên hệ với kiểm toán các phần hành khác như
kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phân bổ công cụ dụng cụ hoặc
chi phí trả trước ngắn hạn – dài hạn, các khoản phải thu hay phải trả người bán…nhằm
đảm bảo công tác kiểm toán hiệu quả, rút ngắn được thời gian kiểm toán. Thông qua đó
thì kiểm toán viên kiểm tra được việc áp dụng chế độ kế toán, các quy định và thông tư
hướng dẫn của bộ tài chính mà đơn vị đã áp dụng thông qua việc ghi nhận, tập hợp và kết
chuyển chi phí hoạt động, cũng như đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa
ra ý kiến của mình về hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo trung
thực, hợp lý của chi phí trên báo cáo tài chính, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hoàn
thiện công tác kế toán và xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán chung
Mọi hoạt động có ý thức của con người thì đều có mục tiêu cần hướng đến, với
tính chất là một hoạt động chuyên sâu thì kiểm toán cũng có mục đích cùng tiêu điểm
hướng tới, tất cả tập hợp thành mục tiêu kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán số 200
“mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” (Ban hành theo
quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 29/9/1999 của bộ trưởng Bộ tài chính) thì : “Mục
tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra
ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những
tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sự trung thực
và tính hợp lý chung; các mục tiêu chung khác. Tính hợp lý chung bao hàm việc xem xét,
đánh giá tổng thể giá trị của khoản mục chi phí hoạt động, dựa trên cam kết chung của
nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế tại đơn vị trong quan hệ với việc
lựa chọn các mục tiêu chung khác. Nếu kiểm toán viên nhận thấy mục tiêu hợp lý chung
đạt được thì phải dùng đến các mục tiêu chung khác.
Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là
tính hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày.
Theo phần quy định chung của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 “mục tiêu và
nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” nêu rõ: “Kiểm toán viên và công
ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục tiêu kiểm toán là đưa ra ý kiến về sự trung thực và

11 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

hợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo
tài chính”. Việc kiểm toán viên xác định đúng mục tiêu cho cuộc một kiểm toán sẽ giúp
mình xác định đúng các trọng yếu, tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả của một
cuộc kiểm toán tại một khách thể. Đồng thời mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính cũng
giúp cho khách thể kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót từ đó có biện pháp khắc phục
nhằm nâng cao chất lượng thông tài chính của mình.
Đối với kiểm toán chi phí hoạt động thì mục tiêu kiểm toán chung thể hiện như
sau:
- Mục tiêu trung thực và tính hợp lý chung: Các thông tin được phản ánh trên số liệu
kế toán về chi phí hoạt động phải được phản ánh đúng nội dung, bản chất và đúng giá trị
cũng như đảm bảo sự trung thực, hợp lý cả về không gian và thời gian mà nghiệp vụ phát
sinh.
- Mục tiêu chung khác: Mục tiêu này đòi hỏi sự cam kết của nhà quản lý về việc trình
bày chi phí hoạt động phải đảm bảo hiệu lực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, phân loại –
trình bày, chính xác cơ học.
1.2.2.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Trên cơ sở xác định các mục tiêu chung, kiểm toán viên tiến hành xác định các
mục tiêu cụ thể cho từng khoản mục, từng phần hành trên Báo cáo tài chính căn cứ vào
cách phản ánh, cách hạch toán vào tài khoản kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách thể kiểm toán.
Khi kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động thì mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi hoạt động
Tính hiệu lực Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPHĐ đã ghi sổ là
có thật và có căn cứ hợp lý.
Tính trọn vẹn Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPHĐ đều
được tập hợp và ghi sổ đầy đủ, không bị bỏ sót, không bị
trùng lặp.
Tính chính xác cơ học Các khoản CPHĐ phát sinh trong kỳ phải được phản ánh
đúng giá trị thực và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và Báo cáo tài
chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp
theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
Tính định giá Các CPHĐ phát sinh được phân bổ cho đúng đối tượng
phát sinh chi phí, đảm bảo tính giá đúng đắn, nhất quán và
các giá trị ước tính hợp lý.
Tính phân loại và trình Các nghiệp vụ CPHĐ phát sinh phải được ghi sổ và phân
bày loại đúng tài khoản. Việc kết chuyển số liệu phải được
thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên
tắc kế toán.
Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPHĐ phải được

12 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

ghi nhận đúng kỳ kế toán. Đặc biệt chú ý tới khoản mục
chi phí hoạt động được phân bổ trong nhiều kỳ kế toán.
Tính tuân thủ Việc áp dụng các quy định, chính sách về CPHĐ phải nhất
quán giữa các kỳ, áp dụng đúng theo chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành khi tập hợp chi phí.

Như vậy, tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp thì có đặc điểm hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau mà kiểm toán viên sẽ cụ thể hóa được thành
các mục tiêu kiểm toán đặc thù tương ứng để có được cuộc kiểm toán thành công. Trong
mục tiêu đặc thù về kiểm toán chi phí hoạt động thì mục tiêu quyền và nghĩa vụ không có
khả năng áp dụng, mục tiêu định giá được cụ thể hóa thành 2 mục tiêu là tính tuân thủ và
tính đúng kỳ.
1.2.3 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán chi phí hoạt động
 Chi phí hoạt động được phản ánh trên báo cáo và sổ sách kế toán cao hơn so với
chi phí thực tế
- Kế toán hạch toán vào chi phí nhưng là các khoản không có chứng từ hoặc có
chứng từ nhưng không hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
- Hạch toán vào chi phí hoạt động nhưng là các khoản chi mà theo quy định không
được tính vào chi phí hoạt động.
Theo quy định hiện hành, một số khoản sau không được tính vào chi phí bán hàng:
+ Các khoản chi mang tính phân phối lại như: thuế các loại, các quỹ…
+ Các khoản chi có nguồn bù đắp riêng như: lương chuyên gia, chi phí cho hội nghị
công nhân viên, chi phí công tác Đoàn, Đảng, Đoàn thanh niên…
+ Phí liên quan đến việc phục vụ đời sống sinh hoạt văn hoá của công nhân viên như:
nhà trẻ, câu lạc bộ…
+ Các khoản thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, lãi vay quá hạn, phạt do vi phạm hợp
đồng…
Một số khoản không được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
+ Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh luân chuyển hàng hoá của
doanh nghiệp như chi phí nhân viên trực tiếp bán hàng, đồ dùng, dụng cụ phục vụ bán
hàng …
+ Chi phí có tính chất bất bất thường như chi phí thanh lý TSCĐ, tiền phạt do vi phạm
hợp đồng, tiền phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí phát sinh do kế toán bị nhầm
lẫn hay bỏ sót khi vào sổ.
+ Chi phí liên quan đến hoạt động về vốn như chi phí để đầu tư, ký quỹ, ký cược, chi
phí liên quan đến cho vay.
- Nhẫm lẫn trong việc tính toán giữa sổ sách và chứng từ kế toán, báo cáo kế toán
tăng lên so với số phản ánh trên chứng tư kế toán.

13 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Kế toán hạch toán vào chi phí mà thực tế là chưa phát sinh trong kỳ. Ví dụ như để
giảm bớt lãi trong năm 2015 thì kế toán đơn vị đã trích trước các chi phí của năm 2016
vào năm 2015, không phù hợp theo quy định.
- Kế toán hạch toán vào chi phí phát sinh thực tế trong năm nhưng do nội dung, tính
chất và độ lớn của các khoản chi nên theo quy định các khoản chi này do nhiều kỳ hoạt
động kinh doanh. Nhưng kế toán không cắt kỳ và đưa hết vào chi phí năm nay.
 Chi phí phản ánh trên báo cáo và sổ sách thấp hơn chi phí thực tế
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do chứng từ thất lạc mà kế toán không có biện
pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ thay thế nên các khoản chi này chưa được hạch toán
vào trong kỳ
- Một số khoản thực tế đã phát sinh trong kỳ nhưng do người được giao nhiệm vụ
chưa hoàn thành nghĩa vụ. Ví dụ: Một cán bộ ứng tiền đi mua vật tư hay đẫ hoàn thành
một nhiệm vụ khác nhưng đến cuối kỳ vẫn không làm thủ tục thanh toán nên chưa được
hạch toán vào chi phí trong kỳ. Như vậy chi phí hoạt động kỳ này bị ghi thiếu, còn chi phí
kỳ sau tăng lên sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán đơn vị hạch toán và theo dõi các khoản chi phí dở dang cao hơn so với chi
phí thực tế của kỳ này.
 Chi phí các loại và các đối tượng công việc phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế
toán còn nhầm lẫn không đúng với thực tế.
Ví dụ: Kế toán đơn vị đã nhầm lẫn trong việc phân loại giữa chi phí hoạt động với
chi phí tài chính, chi phí hoạt động.
1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động
Theo Liên đoàn quốc tế (IFAC) thì hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các
chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đảm bảo các mục tiêu sau: bảo vệ tài sản
của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý và
đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Để đảm bảo yêu cầu quản lý cũng như hiệu quả hoạt động thì các khách thể kiểm
toán phải không ngừng xây dựng và củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ với bốn yếu tố
chính: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiếm
soát nội bộ.
Với các doanh nghiệp hoạt động hay dịch vụ thì chi phí hoạt động là một khoản
chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trên Báo cáo tài chính; để tồn tại và phát triển đòi
hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống KSNB hữu hiệu đối với các hoạt động đó đặc biệt là
với CPHĐ. Mặt khác, đối với kiểm toán chi phí nói riêng kiểm toán Báo cáo tài chính nói
chung thì việc nghiên cứu và đánh giá về hệ thống KSNB của khách thể kiểm toán có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
hoạt động có hiệu lực, đảm bảo độ tin cậy thì KTV có thể sư dụng các kết quả của hệ
thống đó trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hệ thống KSNB đối với chi phí hoạt động
tại các doanh nghiệp thường bao gồm các yếu tố sau:
 Môi trường kiểm soát.

14 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Theo giáo trình kiểm toán tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh chủ biên thì
“Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính
chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình
KSNB” . Các nhân tố của môi trường kiểm soát đối với chi phí hoạt động bao gồm:
Bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Cần phải thiết lập sự điều hành và
kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo không có sự chồng chéo giữa các bộ phận. Thực hiện
phân chia rành mạch 3 chức năng cụ thể: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và quản lý tài sản.
Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong
hoạt động của bộ phận chức năng. Ví dụ như bộ phận bán hàng phải bảo đảm xuyên suốt
từ trên xuống dưới và phải được thiết lập từ bộ phận quản lý cấp cao như: Phòng kinh
doanh, phòng kiểm tra chất lượng , các tổ đội chịu trách nhiệm các mặt hàng khác
nhau…Các bộ phận này phải được phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng sao cho vừa
phù hợp và cùng hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Các chính sách về bán hàng và các chi phí trong doanh nghiệp: tất cả các chính
sách đều được quy định bằng văn bản và có chữ ký và đóng dấu của người có thẩm
quyền.
- Chính sách về mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ cho công tác quản lý doanh
nghiệp: Phải có sự phê chuẩn của ban giám đốc, phiếu yêu cầu mua hàng, yêu cầu sủa
chữa của bộ phận….
- Chính sách lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho công nhân viên như:
Phải quy định rõ ràng, công khai về mức lương, mức thưởng, các khoản phụ cấp, thời
gian làm thêm giờ…Các chính sách này phải được quy định bằng văn bản nhằm đảm bảo
công bằng, hợp lý cho tất cả công nhân viên.
Công tác kế hoạch: Là hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm, dự toán về đầu tư và mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định.
 Hệ thống kế toán.
Để kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, nhà quản lý cần
phải có một hệ thống thông tin đầy đủ về chi phí, trong khi chức năng của kế toán là cung
cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác. Vì
thế, hệ thống kế toán đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát các chi phí nói chung, chi
phí hoạt động nói riêng bao gồm: hệ thống các chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế
toán và hệ thống tổng hợp, cân đối kế toán. Mục đích của hệ thống kế toán là sự nhận
biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính để đảm bảo các
chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động kế toán. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải
đảm bảo tất cả các mục tiêu kiểm soát về tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh
giá, sự phân loại, tính đúng kỳ và quá trình chuyển sổ - tổng hợp chính xác.
 Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công – phân nhiệm rõ ràng và chế độ ủy
quyền.

15 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Người ghi sổ sẽ không được đồng thời làm thủ quỹ,
người phê duyệt và thực hiện các giao dịch liên quan đến chi phí hoạt động. Ngyên tắc
này ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn. Và trong điều lệ tổ chức kế
toán nhà nước cũng đã quy định về nguyên tắc này.
Nguyên tắc phân công – phân nhiệm: Theo nguyên tắc này thì trách nhiệm và
công việc được chia cho nhiều bộ phận và nhiều người, được phân công – phân nhiệm rõ
ràng đảm bảo sự chuyên môn hóa để giảm thiểu sai sót và các gian lận có thể xảy ra.
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đây là nguyên tắc quan trọng trong doanh
nghiệp, việc phê duyệt các khoản chi phí phải có chính sách rõ ràng. Ngoài ra còn phải
quy định về cấp phê duyệt, quy định về cơ sở của sự phê duyệt chi phí, quy định về dấu
hiệu phê duyệt, quy định về cấp có ủy quyền.
 Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị nhằm kiểm
tra, đánh giá các hoạt động phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Theo
liên đoàn quốc tế IFAC thì kiểm toán nội bộ là “một hoạt động đánh giá được lập ra trong
một doanh nghiệp như là một loại hình dịch vụ cho doanh nghiệp đó, các chức năng kiểm
tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.
Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các thông
tin kịp thời, xác thực về việc các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh có hợp lệ,
có đúng theo dự toán đã lập hay không? Từ đó sẽ có các điều chỉnh kịp thời, bổ sung các
quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.
1.2.5 Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động
1.2.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán chi phí hoạt động
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà kiểm toán viên cần thực hiện cho
mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cho kiểm toán. Việc lập kế hoạch
kiểm toán được quy định trong chuẩn mực kiểm toán số 300 đòi hỏi “công tác kiểm toán
phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải được giám sát đúng đắn”. Như
vậy thì giai đoạn chuẩn bị kiểm toán rất quan trọng bởi nó chi phối tới chất lượng và hiệu
quả của cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua 6 bước cơ bản:
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, thu thập thông tin cơ sở, thu thập các thông tin về nghĩa vụ
pháp lý của khách hàng, Đánh giá trọng yếu và rủi ro, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
và đánh giá rủi ro kiếm soát, lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế các chương
trình kiểm toán.
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi công ty kiểm toán ký hợp đồng với khách hàng và
lựa chọn nhân sự cho việc kiểm toán tại công ty khách hàng. Công ty kiểm toán phải tiến
hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán gồm: đánh giá khả năng
chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên và đạt
được một hợp đồng kiểm toán.
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở.

16 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Đây là giai đoạn quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán sau khi công ty ký
kết hợp đồng kiểm toán. Theo CMKTVN số 300, lập kế hoạch kiểm toán, thì kiểm toán
viên cần thu thập các hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, công việc kinh doanh, tìm hiểu
về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế
hoạch kiểm toán. Đối với giai đoạn này kiểm toán viên cần đánh giá các khả năng về sai
sót trọng yếu, đưa ra các kết luận về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để
xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và các thủ tục kiểm toán khác. Các
bước công việc mà kiểm toán viên cần thực hiện:
- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh kinh doanh của khách hàng
- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung
- Tham quan nhà xưởng
Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích giúp kiểm toán viên nắm bắt
được các quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc
của khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên hiểu được về các quá trình hình thành, mục tiêu
hoạt động, các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị được kiểm toán. Các báo cáo
kiểm toán của các năm trước sẽ giúp kiểm toán viên nhận thức rõ hơn về tình hình hoạt
động và dự kiến các phương pháp kiểm tra. Ngoài ra còn có các biên bản họp cổ đông,
hội đồng quản trị, các hợp đồng và các cam kết quan trọng là các tài liệu mà kiểm toán
viên sẽ dự báo được các ảnh hưởng quan trọng đến việc lập báo cáo tài chính và các
chính sách có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
khách hàng.
Bước 4: Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích theo chuẩn mực kiểm toán số 520- thủ tục phân tích là “Quá
trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối
quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và các dữ liệu phi tài chính. Nó bao hàm
cả việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của kiểm toán viên”. Thực hiện thủ
tục phân tích là việc kiểm toán viên phân tích các số liệu thông qua các tỷ suất quan trọng
để tìm ra xu hướng biến động và mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên
quan, đặc biệt các khoản có biến động lớn.
Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán
viên nhân diện các vấn đề quan trọng cũng như xác định rủi ro tiềm tàng liên quan đến
các khoản mục được kiểm toán. Việc xây dựng các thủ tục phân tích bao hàm các bước
như xác định mục tiêu, thiết kế các cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát, phân tích và đưa ra
kết luận. Thủ tục phân tích được sủ dụng gồm 2 phần: Phân tích ngang và phân tích dọc.
- Phân tích ngang: Là việc phân tích dựa trên sự so sánh các trị số của cùng chỉ tiêu trên
Báo cáo tài chính.

17 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Phân tích dọc: Là việc phân tích mà kiểm toán viên sẽ dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ
tương quan qua chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính của khách
thể kiểm toán.
Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Nếu như ở các bước trên thì kiểm toán viên mới chỉ thu thập các thông tin thì tại
bước này KTV sẽ đi sâu nghiên cứu các thông tin thu thập được để đánh giá, nhận xét
nhằm đưa ra các chiến lược và kế hoạch kiểm toán phù hợp.
* Đánh giá tính trọng yếu:
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Là lượng tối đa mà KTV tin rằng tại mức
đó các Báo cáo tài chính có sai sót nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử
dụng hay các sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc ước
tính này mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
- Phân bổ các ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: KTV sẽ
tiến hành mức ước lượng này cho từng khoản mục. Đối với khoản mục chi phí hoạt động,
kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến chi phí hoạt động
để đưa ra mức sai số cho phép đối với khoản mục này.
* Đánh giá rủi ro:
Trên cơ sở đánh giá mức trọng yếu thì KTV cần đánh giá khả năng sai sót trọng
yếu ở toàn bộ BCTC. Theo định ngĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IGA 25,
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có thể mắc
phải khi đưa ra các nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai
sót nghiêm trọng”.
Để hạn chế rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên phải kiểm soát chặt chẽ các rủi ro
kiểm toán:
Rủi ro tiềm tàng (IR): Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về đánh giá rủi
ro và kiểm soát nội bộ thì rủi ro tiềm tàng “là mức rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”. Mức độ
rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí hoạt động phụ thuộc vào các yếu tố như: tình
hình hoạt động hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh,
năng lực kiểm soát, tính trung thực của ban giám đốc, kết quả của các lần kiểm toán
trước….Các sai sót tiềm tàng đối với chi phí hoạt động thể hiện như sau:
Bảng 1.3: Các sai sót tiềm tàng đối với khoản mục chi phí hoạt động
Mục tiêu Các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra
Tính hiện hữu Các khoản chi phí hoạt động ghi sổ nhưng thực tế không phát sinh
Tính chính xác Chi phí hoạt động được ghi sổ cao hơn hoặc thấp hơn số thực tế.
cơ học
Tính trọn vẹn Chi phí hoạt động thực tế phát sinh nhưng không được ghi sổ
Tính đúng kỳ Chi phí hoạt động phát sinh kỳ sau nhưng lại ghi sổ kỳ này và
ngược lại.

18 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Tính tuân thủ Việc ghi sổ chi phí hoạt động chưa phù hợp với chế độ kế toán
Trình bày và khai Chi phí hoạt động được trình bày không hợp lý.
báo

Rủi ro kiểm soát (CR): Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 về “Đánh giá rủi ro và
kiểm soát nội bộ”: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng tài khoản trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và
sửa chữa kịp thời”. Là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống KSNB của
đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả do đó đã không phát
hiện và ngăn chặn các sai phạm này.
Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong Báo cáo tài chính. Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà
không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ, không được kiểm
toán viên phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán.
Rủi ro kiểm toán (DAR): DAR = IR  CR  DR
DR = DAR/(IRCR)
Trong đó: DAR: Rủi ro kiểm toán CR: Rủi ro kiểm soát
IR: Rủi ro tiềm tàng DR: Rủi ro phát hiện
Bước 6: Tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với chi
phí hoạt động
Đây là công việc quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc nghiên
cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát đã được quy định trong
chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 400 và chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh
giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, đã nêu: “Kiểm toán viên phải có được hiểu biết đầy đủ về
hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ để đánh giá thái độ, mức độ quan tâm và sự can
thiệp của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc với KSNB và đánh giá
khả năng của KSNB của khách hàng trong việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng
yếu trong Báo cáo tài chính”
Đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí hoạt động là rất quan trọng
và là cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết trong thực hiện kiểm toán chi phí
hoạt động. Kiểm toán viên sẽ xem xét xem đơn vị có xây dựng các chính sách về bán
hàng, các khoản chi phí có được hạch toán đúng theo chế độ và đúng mẫu quy định?
Bước 7: Lập kế hoạch kiểm toán chung và thiết kế chương trình kiểm toán
Khi kiểm toán viên đã hiểu biết về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý, hệ
thống KSNB của khách hàng thì kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chung
và thiết kế chương trình kiểm toán.
1.2.5.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi phí hoạt động
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán phù hợp với đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực hiện kế

19 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

hoạch kiểm toán không phải là thu thập một cách thụ động các bằng chứng mà là quá
trình chủ động thực hiện các kế hoạch và các chương trình kiểm toán nhằm kết luận xác
đáng về mức độ trung thực, hợp lý.Thực chất là thu thập các bằng chứng để đánh giá rủi
ro kiểm soát và tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí hoạt động.
Để đạt được mục tiêu trên thì kiểm toán viên phải thực hiện ba bước công việc:
- Thực hiện các thủ tục kiểm soát
- Thực hiện các thủ tục phân tích
- Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Bước 1:Thực hiện thủ tục kiểm soát
Thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục chi phí hoạt động là việc kiểm
toán viên kiểm tra các quy định về các chính sách ghi nhận chi phí và sự tuân thủ các quy
định này tại khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên xem xét các nội dung sau:
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và theo dõi quá trình bán hàng ở các bộ phận bán hàng
- Kiểm tra việc ghi nhật ký và lập các báo cáo định kỳ của các bộ phận, kiểm tra dấu hiệu
của kiểm soát nội bộ
- Kiểm toán viên xem xét quy trình lập, luân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ kế
toán.
Bước 2: Thực hiện các thủ tục phân tích
Thực hiện thủ thục phân tích đối với chi phí hoạt động là việc phân tích số liệu,
các tỷ suất quan trọng liên quan, qua đó tìm ra các chênh lệch bất thường và giải thích
nguyên nhân.
- So sánh chi phí hoạt động giữa các tháng, quý, năm với nhau, giữa chi phí thực tế và dự
toán để phát hiện các biến động bất thường.
- So sánh chi phí hoạt động với tổng chi phí trong kỳ.
Bước 3:Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết chi phí hoạt động là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể
nhằm khẳng định tính chính xác của số liệu trên sổ sách và báo cáo. Các thủ tục kiểm tra
chi tiết đối với khoản mục chi phí hoạt động bao gồm:
- Kiểm tra chi tiết chi phí hoạt động có thể được kết hợp với các phần hành kiểm toán
khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, chi phí lương và các khoản
trích theo lương…
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của một số khoản chi phí hoa hồng, tiếp khách, quảng
cáo… đã chi trong kỳ với các chính sách của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Kiểm tra và tính toán lại một số khoản chi phí thuê ngoài như chi phí nhân công, nhà
kho, bến bãi, phương tiện vận tải… và đối chiếu với số liệu trong kỳ.
- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí hoạt động vào các tài khoản chi phí chờ kết chuyển
xem có tuân thủ nguyên tắc phù hợp và chia cắt niên độ kế toán hay không.
1.2.5.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là một giai đoạn cuối cùng nhưng lại rất quan trọng
đối với cả cuộc kiểm toán. Mục đích là kiểm toán viên đưa ra ý kiến tổng quát của mình

20 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

về toàn bộ Báo cáo tài chính của đơn vị có trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu hay không? Kiểm toán viên cần xem xét các vấn đề sau:
Thư nhất là xem xét lại các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán
Sau ngày ký báo cáo kiểm toán thì về mặt hình thức kiểm toán viên không có bất
cứ trách nhiệm rà sát nào. Nhưng nếu sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh các
sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì sẽ làm ảnh hưởng đến báo cáo
kiểm toán của đơn vị.
Có hai loại sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính đòi hỏi kiểm toán viên cần chú ý:
- Những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi cần điều chỉnh
- Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần được nêu
trên thuyết minh báo cáo tài chính
Kết quả của việc đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính là
kiểm toán viên quyết định có nên kiến nghị doanh nghiệp sửa đổi báo cáo tài chính hay
chỉ ghi chú bổ sung các sự kiện xảy ra trên thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, kiểm
toán viên còn xem xét sự ảnh hưởng của các sự kiện đó đến việc đưa ra ý kiến về báo cáo
tài chính được kiểm toán.
Thứ 2: Xem xét tính hoạt động liên tục
Kiểm toán viên có trách nhiệm đánh giá về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian không quá một năm sau ngày lập bảng cân đối kế
toán. Kiểm toán viên có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục thông qua quá trình
kiểm toán báo cáo tài chính hoặc từ bằng chứng kiểm toán thu thập được trong suốt quá
trình kiểm toán.
Thứ 3: Đánh giá kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán
Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán và kết quả kiểm toán
để đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính.
- Áp dụng các thủ tục phân tích:Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn kết
thúc kiểm toán để kiểm toán viên đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài
chính thu thập được về các khoản mục của báo cáo tài chính
- Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán: cần xem xét mọi khía cạnh của
khoản mục chi phí hoạt động có được kiểm soát đầy đủ không, kiểm tra lại tính chính xác
của các chứng từ.
- Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: Kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp
các sai sót trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Lập các bút toán điều
chỉnh đối với các sai sót trọng yếu và tổng hợp lại.
- Kiến nghị về những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị của khách hàng: Qua quá trình kiểm
toán thì kiểm toán viên sẽ nắm bắt được tình hình của khách hàng, những vấn đề còn sai
sót, trọng yếu và tư vấn cho khách hàng về vấn đề liên quan đến quản lý.
Thứ 4: Xem xét lại các tài liệu kiểm toán

21 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Mục đích của việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán là đánh giá việc thực hiện của kiểm
toán viên và đảm bảo rằng cuộc kiểm toán thoả mãn các chuẩn mực thực hiện của Công
ty kiểm toán.
Thứ 5: Phát hành thư quản lý
Thư quản lý là những nhận xét của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng, hệ thống kế toán và kiểm toán viên sẽ tư vấn giúp khách hàng kiểm toán
hoạt động hiệu quả hơn. Cũng như để giúp doanh nghiệp chấn chỉnh công tác quản lý tài
chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thứ 6: Công bố Báo cáo kiểm toán
Công bố Báo cáo kiểm toán là kiểm toán viên phải lập các báo cáo kiểm toán về báo
cáo tài chính trình bày các ý kiến của kiểm toán về tính trung thực, hợp lý của các thông
tin định lượng
Có bốn loại ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là: Ý
kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến từ chối ( Ý kiến không
thể đưa ra ý kiến), Ý kiến không chấp nhận (Ý kiến trái ngược)
Như vậy, giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán là bước quan
trọng, kiểm toán viên sẽ tổng hợp các kết quả kiểm toán tại tất cả các khoản mục và đưa
ra ý kiến kiểm toán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI
PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1 Khái quát chung về công ty kiểm toán Ernst & Young
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ernst & Young toàn cầu (Ernst & Young global) là công ty đa quốc gia, chuyên
cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn doanh nghiệp và tư vấn
tài chính, trong đó chủ yếu là dịch vụ kiểm toán.
Ernst & Young toàn cầu (Ernst & Young global) được sáng lập bởi Athur Young,
doanh nhân người Anh và Alwin C Ernst, doanh nhân người Mỹ. Quá trình hình thành
Ernst & Young là quá trình sát nhập của nhiều công ty kiểm toán ở các quốc gia khác
nhau.
- Tại Anh năm 1849, công ty Harding & Pullein được thành lập bởi Frederick
Whitney và được đổi tên thành Smith & Whitney năm 1894

22 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Năm 1903, công ty Ernst & Ernst được thành lập tại cleverland bởi Alwin và
Theordo Ernst.
- Năm 1906, công ty kiểm toán Arthur Young & Company được thành lập bởi
Arthur Young tại Chicago.
- Năm 1924 các công ty trên được thống nhất liên kết với nhau, Young với Broads
Paterson & Co. và Ernst với Whitnney Smith & Whitnney.
- Năm 1979 cùng với sự hợp nhất với một số công ty, Anglo-American Ernst &
Whitnney ra đời, trở thành công ty lớn thứ tư thế giới cung cấp dịch vụ kế toán lớn nhất
thế giới.
- Năm 1989, Anglo-American Ernst & Whitnney hợp nhất với công ty kế toán lớn
thứ năm thế gới Arthur Young, lấy tên là Ernst & Young (“EY”)
Ernst & Young là một trong những công ty kiểm toán, kế toán và tư vấn hàng đầu
thế giới. Với hơn 114.000 nhân viên tại hơn 140 quốc gia trên thế giới, Ernst & Young
cung cấp kinh nghiệm và khả năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu chuyên ngành của
khách hnagf.
Enrst & Young là một công ty toàn cầu. Doanh thu của công ty tăng nhanh chóng,
chỉ riêng năm tài chính 2006 doanh thu của công ty đã đạt 18,4 tỷ đô la Mỹ. Nhờ các
nguồn lực trên toàn cầu công ty có thể hỗ trợ cho khách hàng của minh khai thác nhiều
cơ hội trên khắp thế giới. Khách hàng của Ernst & Young, bao gồm cả khu vực kinh tế
quốc doanh và ngoài quốc doanh, đã công nhận rằng công ty đã hiểu đực nhu cầu cụ thể
của họ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với tính chuyên nghiệp cao cùng với sự
cam kết về chất lượng và dịch vụ tối ưu.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam.
Ernst & Young chính thức đi vào hoạt động trở thành công ty quốc tế về cung cấp
dịch vụ kiểm toán đầu tiên thành lập công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 448/GP ngày
3/11/1992 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/GP ngày 3/11/1992 và giấy phép đầu
tư, nay là bộ kế hoạch và đầu tư cấp. Năm 2004, Nghị định 105 ra đời đã mang lại nhiều
sự thuận lợi về mặt pháp lý cho hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập, trong đó có
công ty kiểm toán Ernst & Young gia nhập thị trường kiểm toán.
Công ty hiện nay có văn phòng ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội:
Trụ sở chính của Ernst & Young đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, số 2 Hải Triều,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Văn phòng tại Hà Nội đặt tại
tầng 8 tòa nhà Corner Stone Building, số 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Tên giao dịch chính thức: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Điện thoại liên lạc tại văn phòng Hà Nội: 84-04-8351100
Website: http://www.ey.com

23 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Trong vòng hơn 20 năm qua, công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đã tích lũy
được những hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp thương mại quốc doanh và ngoài quốc
doanh, các chính sách của Nhà nước, của Bộ tài chính Việt Nam, Tổng cục thuế Việt
Nam. Cùng với đó là những kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về
tư vấn tài chính và kiểm toán trên thị trường quốc tế công ty đã khẳng định vị trí hàng
đầu của mình trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Thế mạnh của Ernst & Young là hiểu rõ
khách hàng của mình, từ đó có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất. Mục tiêu
của công ty là không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn. Để
làm được điều đó, công ty rất quan tâm tới việc phát triển con người bằng nhiều chương
trình đào tạo, khóa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Hiện nay, tính đến thời
điểm 2015, Ernst & Young là một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới được phép
kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán
(Danh sách các công ty kiểm toán được lựa chọn bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước).
2.1.1.3. Các loại hình dịch vụ mà công ty Ernst & Young cung cấp:
Các lĩnh vực chủ yếu mà công ty cấp gồm có:
2.1.1.3.1. Dịch vụ tư vấn và đảm bảo kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn và đảm bảo kinh doanh mà Ernst & Young có thể cung cấp cho
khách hàng gồm có:
- Các dịch vụ kế toán
- Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định và báo cáo tài chính tập đoàn.
- Kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin và an toàn hệ thống thông tin và các dịch
vụ liên quan;
- Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Đánh giá tài chính và kiểm toán cho mục đích đặc biệt;
- Kiểm toán phân tích và xem xét định giá công ty nhằm mục đích mua bán công
ty;
- Đánh giá tài chính và kiểm toán cho mục đích đặc biệt;
- Kiểm toán phân tích và xem xét định giá lại công ty nhằm mục đích mua bán
công ty;
- Đánh giá và tư vấn hoàn thiện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xem xét các báo cáo hàng quý và nữa năm;

24 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Dịch vụ kiểm toán nội bộ.


2.1.1.3.2. Dịch vụ thuế
Ưu tên hàng đầu của Ernst & Young là những mong muốn của khách hàng, vì vậy
công ty đã cung cấp dịch vụ về thuế cho khách hàng. Công ty chú trọng vào việc lập kế
hoạch về thuế để nó trở thành chiếc chìa khóa nhắm tận dụng những lợi thế trong các cơ
hội đầu tư và tối thiểu hóa chi phí thuế một cách hợp pháp.
- Chiến lược thâm nhập thì trường
- Tư vấn về tác động của thuế trực thu và thuế gián thu đối với hoạt động kinh
doanh hiện tại cũng như đưa ra các đề xuất;
- Cung cấp các dịch vụ kê khai thuế;
- Lập kế hoạch nhằm giảm thiểu thuế phải nộp;
- Lập và nộp basocaso thuế cho các cơ quan chức năng;
- Liên hệ với cơ quan thuế.
2.1.1.3.3. Dịch vụ tư vấn kinh doanh
Dịch vụ tư vấn kinh doanh mà Ernst & Young cung cấp gồm có:
- Nghiên cứu khả thi;
- Cấu trúc đầu tư và hỗ trợ huy động vốn;
- Tuyển dụng chuyên gia và triển khai phần mền;
- Lựa chọn, thiết kế và phát triển phần mền;
- Triển khai hệ thống thông tin;
- Triển khai hoạt động – phân tích tái cơ cấu, cải thiện và thay đổi quy trình kinh
doanh;
- Chiến lược doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đưa ra tị trường loại hinh kinh doanh mới, kế
hoạch kinh doanh, ngân sách, xâm nhập thị trường quốc tế.
- Các dịch vụ hỗ trợ kế toán;
- Sát nhập, mua lại công ty, liên doanh, liên kết;
- Đánh giá doanh nghiệp; tình hình kinh doanh bất động sản và uy tín trên thị
trường;
- Tài chính và các nguồn tài chính;

25 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Thị trường chứng khoán;


- Chiến lược tái cơ cấu tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước;
- Cổ phần hóa.
2.1.1.3.4. Dịch vụ khác
Ngoài các dịch đa dạng và phong phú như trên thì công ty còn cung cấp những
dịch vụ khác nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng cho nhiều hoạt động.
Bộ phận công nghệ thông tin của công ty cũng được thành lập nhằm mục đích tư vấn,
nghiên cứu về xây dựng và cài đặt các phần mền hỗ trợ kinh doanh như phần mền kế
toán, phần mền quản lý nhân sự,….
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
2.1.2.1. Khái quát về tổ chức quản lý
Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo mô hình được áp dụng chung trên
toàn hệ thống Ernst & Young thế giới. Hệ thống quản lý với người đứng đầu là chủ phần
hùn (Partners) hay còn gọi là Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ quản
lý về mặt vĩ mô. Hệ thống quản lý được chia làm 2 phần: Bộ phận quản lý hành chính và
bộ phận nghiệp vụ. Bộ phận nghiệp vụ được chia thành các phòng theo loại hình dịch vụ
cung cấp.
Hệ thống này được phân cấp quản lý nhằm đạt được sự hiệu quả tối ưu trong Ernst
& Young cũng như khuyến khích sự phát triển và chủ động của từng cá nhân. Mô hình
Tổng giám đốc
này được thiết lập dựa trên nguyên tắc sự kết hợp của tứng cá nhân tạo nên một tập thể
Công ty vững mạnh. Mô hình này có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý
Phó tổng giám đốc
Ernst & Young Việt Nam

Bộ phận Bộ phận
hành nghiệp
chính vụ

Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ
phận phận phận phận phận phận
tin văn kế 26 kiểm tư vấnLớp: Kiểm
tư toán 54B
học phòng toán toán kinh vấn
doanh thuế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

(Nguồn: tài liệu đào tạo thực tập viên của Công ty TNHH EY Việt Nam)
 Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm những người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của công ty
và là người có quyền cao nhất điều hành các hoạt động của công ty. Họ thường là những
kiểm toán viên có trình độ, năng lực cao và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Ban
giám đốc thường là những người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, tham gia kí kết các
hợp đồng kiểm toán, rà soát cuối cùng đối với công việc đã thực hiện của các nhóm kiểm
toán và trực tiếp kí tên lên các báo cáo kiểm toán. Ban giám đốc gồm:
Tổng giám đốc: là người quản lý Công ty về mọi hoạt động tại Việt Nam, đồng
thời là người quyết định những loại hình dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp cũng như chiến
lược kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Tổng giám đốc của Ernst &
Young Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước Ernst & Young toàn cầu về kết quả hoạt
động của công ty và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Phó tổng giám đốc: họ thường là những giám đốc kiểm toán. Phó tổng giám đốc là
người hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong việc điều hành Công ty. Họ chịu trách nhiệm thực
hiện theo kế hoạch, chiến lược chung của công ty và báo cáo các hoạt động đã thực hiện
hay những kết quả đạt được lên Tổng giám đốc.
 Bộ phận hành chính
Bộ phận hành chính bao gồm:
Bộ phận kế toán: bộ phận này chịu trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ tài chính
phát sinh vào sổ sách kế toán, lên các báo cáo tài chính để xác định lãi, lỗ trong kì hoạt
động của công ty. Đồng thời họ là người trực tiếp đưa ra các báo cáo quản trị giúp ban

27 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

giám đốc đưa ra được những quyết định đúng đắn. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm lập
kế hoạch thu chi và phối hợp với các bộ phận khác trong việc thực hiện kế hoạch chiến
lược chung của toàn công ty.
Bộ phận tin học: thực hiện cung cấp các thiết bị phần cứng như laptop cho mỗi
nhân viên trong công ty, cài đặt những phần mềm cần thiết vào trong máy tính như EY
Canvas, đảm bảo sự hoạt động của mạng nội bộ và thực hiện sửa chữa hỏng hóc cho máy
tính khi cần thiết. Bộ phận này bao gồm cả CBK (trung tâm kiến thức kinh doanh) - thực
hiện cung cấp những thông tin cần thiết về khách hàng và giúp bộ phận kiểm toán đánh
giá và thực hiện hợp đồng kiểm toán một cách có hiệu quả nhất.
Bộ phận văn phòng: thực hiện trả lời các cuộc điện thoại gọi đến, quản lý các công
văn hành chính, tham gia tổ chức các chương trình của công ty như giao lưu gặp gỡ với
sinh viên các trường đại học, gala cuối năm,… Đồng thời họ cũng phối hợp với kế toán
về mặt nhân sự chẳng hạn như phát lương bằng tiền mặt cho thực tập viên,…và cung cấp
các văn phòng phẩm cần thiết cho nhân viên Công ty.
 Bộ phận nghiệp vụ
Đây là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho Công ty. Bộ phận này được phân
chia theo 3 loại hình dịch vụ chính mà công ty cung cấp. Bộ phận nghiệp vụ bao gồm:
Bộ phận kiểm toán: Đây là bộ phận có bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất
trong toàn Công ty. Họ thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho một số lượng
lớn khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, thương mại, du
lịch, khách sạn,…Bộ phận này thường được chia làm 2 lĩnh vực chính là kiểm toán ngân
hàng và phi ngân hàng.
Bộ phận tư vấn thuế: cung cấp cho khách hàng những ý kiến tư vấn về thuế, giúp
khách hàng xây dựng được một hệ thống thuế hiệu quả và tuân thủ theo những quy định
hiện hành của luật pháp Việt Nam và những chuẩn mực quốc tế liên quan tới thuế được
áp dụng tại Việt Nam.
Bộ phận tư vấn kinh doanh: thực hiện tư vấn cho khách hàng về xây dựng hệ
thống kế toán, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp, xây dựng hệ
thống kiểm soát nội bộ, các dịch vụ liên quan tới thẩm định và đánh giá như thẩm định về
tiềm năng đầu tư, đánh giá doanh nghiệp, bất động sản, các dịch vụ liên quan tới huy
động vốn,…

28 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh


2.1.3.1. Tổ chức hệ thống kinh doanh
Như đã trình bày trong phần giới thiệu về công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam, công ty có hai chi nhành ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội. Trong đó, trụ sở chính
đặt tại TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hà Nội thực hiện hạch toán phụ thuộc.
Về tổ chức hệ thống kinh doanh thì công ty đã chia theo từng lĩnh vực kinh doanh
như đã nói ở tren, mối lĩnh vực do một bộ phận đảm nhiểm nhằm thực hiện việc chuyên
môn hóa trong hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức hệ thống kinh doanh của công ty.

Ernst & Young

Tư vấn thuế Dịch vụ kiểm toán Tư vấn kinh doanh

Khách hàng
2.1.3.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Tại Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam cũng có lượng khách hàng lớn và đa
dạng với nhiều thành phần và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ ngân hàng cho đến các
doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, các dự án của các tổ chức quốc tế tại Việt
Nam; từ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài đến doanh nghiệp nhà nước.
Một số khách hàng lớn tiêu biểu của Ernst & Young Việt Nam như:
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
• Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
• Bảo hiểm Bảo Việt
• Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam
• Phở 24
• Vingroup
• …..
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty
2.1.4.1. Đặc điểm chung về công tác kế toán của công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam

29 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Công ty có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và một chi nhánh tại Hà Nội. Hạch
toán lãi lỗ vẫn chỉ được thực hiện tại Trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh, tại Hà Nội chỉ thực
hiện hạch toán phụ thuộc. Công ty nhập khẩu phần mền kế toán ACCPA, hạch toán theo
Quyết định 15 của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, công ty sử dụng phần mền quản lý nhân
sự Star 5350 để hỗ trợ công tác quản lý.
Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng đó là Nhật ký chung, sử dụng hệ
thống sổ nhật ký chung. Cuối năm tài chính công ty phải lập các báo cáo tài chính theo
đúng quy định của Bộ Tài Chính.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,
tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn
trên phền mền kế toán.
Theo quy trình của phần mền kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kế toán
với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.
Sơ đồ 2.4: sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy:

Chứng từ kế toán Sổ kế toán:


- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Phần mền kế toán
ACCPA

Bảng tổng hợp


- Báo cáo
chứng từ kế toán
v tài chính
cùng loại

2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Hà nội


Như đã nói ở trên chi nhánh Hà Nội hạch toán phụ thuộc, có nghĩa là không xác
định lãi lỗ. Bộ phận kế toán của chi nhánh Hà Nội có 3 người. Bộ phần kế toán chỉ thực
hiện theo dõi trên sổ phải thu, phải trả và sổ chi phí. Cuối kỳ chỉ lập các báo cáo về phải
thu và phải trả, gửi cho trụ sở chính ở TP Hồ Chi Minh.

30 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

2.1.5. Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán


2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán.
Về nhân sự, tại Ernst & Young yếu tố con người được đưa lên hàng đầu. Khi tổ
chức kiểm toán, một nhóm kiểm toán viên sẽ được tập hợp và tổ chức để phụ trách đối
với hợp đồng kiểm toán đó. Nếu có khó khăn về mặt nhân sự như cần bổ sung, thay thế
nhân sự sẽ được đáp ứng kịp thời.
Nhân sự trong một cuộc kiểm toán được tổ chức theo mô hình từ trên xuống.
Người đứng ra ký hợp đồng là đại diện của Ernst & Young, bao gồm các thành viên trong
ban giám đốc như Tổng giám đốc hay phó tổng giám đốc đứng ra đại diện, một giám đốc
bộ phận phụ trách hợp đồng và một quản lý kiểm toán viên. Sau khi ký hợp đồng với
khách hàng, người chịu trách nhiệm tổng thể là ban giám đốc đại diện cho Ernst &
Young, người chịu trách nhiệm với tiến độ và chất lượng cuộc kiểm toán là quản lý kiểm
toán viên được phân công trách nhiệm, thường là người tham gia ký hợp đồng với khách
hàng.
Sau khi quản lý kiểm toán viên được chỉ định củ thể chịu trách nhiệm đối với công
việc kiểm toán tại khách hàng, quản lý kiểm toán viên tiến hành tổ chức nhân sự để thực
hiện kiểm toán. Mô hình nhân sự thực hiện kiểm toán tại khách hàng sẽ bao gồm một
hoặc nhiều đối tùy theo quy mô hợp đồng. Một nhóm thường được tổ chức với mô hình
sau:
Sơ đồ 2.5: Mô hình tổ chức nhóm kiểm toán.

Chủ phần hùn độc Chủ phần hùn


lập

Giám đốc hoặc quản lý kiểm


toán viên chính

Quản lý kiểm toán viên

Kiểm toán viên và trợ Kiểm toán viên và Kiểm toán viên và trợ lý
lý kiểm toán viên trợ lý kiểm toán viên kiểm toán viên

2.1.5.2 Đặc điểm quy trình kiểm toán chung của công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam.
Gồm 4 giải đoạn:

31 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Sơ đồ 2.6: Quy trình kiểm toán chung

Lập kế hoạch và Đánh giá rủi ro Thực hành Kết thúc


đánh giá ban kiểm toán và thiết kiểm toán kiểm toán
đầu về rủi ro lập chiến lược

Việc áp dụng quy trình kiểm toán của công ty Ernst & Young được thực hiện trên
cơ sở kết hợp cả hai phương pháp là tiếp cận theo các chu trình và tiếp cận theo khoản
mục trong quá trình thực hiện kiểm toán tùy theo hoàn cảnh mà đưa ra chiến lược tiếp
cận hợp lý.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và đánh giá ban đầu về rủi ro
Đây là bước nhắm tìm hiểu các yêu cầu cần thiết cho công việc kiểm toán, xác
định được phạm vi thực hiện công việc kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán.
Thứ nhất, Công ty thực hiện đánh giá việc chấp nhận ký hợp đồng với khách hàng
mới hoặc là ký hợp đồng tiếp với khách hàng cũ. Công việc này được thực hiện bởi các
chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn mà công ty đặt ra
cho từng hoàn cảnh cụ thể.
Sau khi đã chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán, bước tiếp theo cần thực hiện là tìm
hiểm về khách hàng. Trong bước công việc này gồm có tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh
của khách hàng, các yếu tố môi trường tác động, môi trường hoạt động kinh doanh trong
chính bản thân doanh nghiệp.
Trên cơ sở tìm hiểu, kiểm toán viên đưa ra các đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời dự đoán những gian lận, sai sót, các rủi ro có thể
xảy ra.
Sau các bước công việc trên kiểm toán viên xác định mức trọng yếu và phân bổ
mức trọng yếu này. Gồm có:
− Mức trọng yếu kế hoạch (Planning Materiality)
− Mức sai phạm chấp nhận được (Tolerable Error)
− Tổng các chênh lệch kiểm toán không trọng yếu (Sumary of Audit
Difference Nominal Amount)
Bước công việc cuối cùng của giai đoạn này đó là xác định các tài khoản có ảnh
hưởng trọng yếu và các xác nhận tương ứng.
Giai đoạn 2: Đánh giá rủi ro và lập chiến lược kiểm toán
Các bước công việc được thực hiện trong giai đoạn này gồm có:
- Xác định các nghiệp vụ có ảnh hưởng trọng yếu
- Tìm hiểu các nghiệp vụ trọng yếu và thực hiện thủ tục kiểm toán từ đầu đến cuối
(Walkthrough)
- Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống IT mà doanh nghiệp sử dụng

32 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Thực hiện đánh giá rủi ro kết hợp


- Thiết kế chương trình kiểm toán cho thử nghiệm kiểm soát
- Thiết kế chương trình kiểm toán cho thử nghiệm chi tiết.
Giai đoạn 3: Thực hành kiểm toán
Trước hết kiểm toán viên thực hành thử nghiệm kiểm soát theo chương trình kiểm
toán đã có sẵn.
Thử nghiệm cơ bản được thực hiện sau khi hoàn thành thử nghiệm kiểm soát. Thử
nghiệm kiểm soát gồm có các thủ tục chính là:
- Thủ tục phân tích
- Thủ tục kiểm tra chi tiết
- Thủ tục tịnh tiến (rollforward)
Giai đoạn 4: Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn kiểm toán viên tổng hợp tất cả giấy tờ làm việc của tất cả kiểm
toán viên trong nhóm. Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được xem xét lại bởi các
kiểm toán viên bậc cao hơn. Trên cơ sở giấy tờ làm việc, kiểm toán viên tiến hành tổng
hợp các phát hiện và đưa ra bút toán điều chỉnh.
Kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán, cùng khách hàng thống nhất các điểm trên
báo cáo kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Tùy từng tình huống kiểm toán
sẽ đưa ra các ý kiến kiểm toán khác nhau.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, báo cáo kiểm toán được chính thức phát
hành.
2.1.5.3. Phương pháp thực hiện kiểm toán
Như ta đã biết, có 2 cách tiếp cận trong việc thực hiện kiểm toán. Thứ nhất đó là
tiếp cận theo khoản mục và thứ hai đó là tiếp cận theo chu trình. Công ty kiểm toán Ernst
& Young Việt Nam kết hợp hài hòa cả hai cách tiếp cận trên nhằm đạt được kết quả tốt
nhát công việc kiểm toán. Đối với những khoản mục có tầm ảnh hưởng lớn tới nhiều
khoản mục trong báo cáo tài chính thì công ty sẽ tiếp cận với từng riêng khoản mục đó,
bên cạnh đó các chu trình gồm nhiều tài khoản có mối liên hệ mật thiết thì được tiếp cận
theo chu trình. Tuy nhiên, việc tiếp cận theo cách nào cũng tùy vào đặc điểm kế toán
cũng như loại hình kinh doanh của từng khách hàng. Công ty luôn cố găng để sao cho sử
dụng một cách thuận lợi và hiệu quả nhất đối với từng khách hàng.
2.1.5.4. Đặc điểm về tổ chức hồ sơ kiểm toán
Ernst & Young Việt Nam hiện nay đang áp dụng phần mền Canvas là phần mền
hỗ trợ thực hiện kiểm toán. Hầu hết công việc của kiểm toán viên được thực hiện trên
Canvas. Trên Canvas các kiểm toán viên làm các giấy làm việc và trao đổi chúng với các
kiểm toán viên khác.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam sử dụng hai hệ thống hồ sơ kiểm toán,
hệ thống hồ sơ kiểm toán ảo trên phần mền Canvas như đã nói ở trên và hệ thông hồ sơ
kiểm toán bằng giấy. Hệ thống hồ sơ kiểm toán ảo trên máy tính gồm các giấy tờ làm
việc của kiểm toán viên được thực hiện trên máy tính.

33 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Các file giấy vẫn được sử dụng để lưu trữ các giấy tờ làm việc không đưa lên
Canvas hay không muốn đưa lên Canvas, các tài liệu được khách hàng cung cấp, các thư
xác nhận,…
2.1.5.5 Đặc điểm về hệ thống kiểm soát chất lượng.
Ernst & Young là một hãng lớn về chất lượng công việc kiểm toán được kiểm soát
chặt chẽ thông qua quy trình sau:
Thứ nhất, Con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng dịch
vụ, do đó Ernst & Young coi khâu tuyển dụng là một bước vô cùng quan trọng đối với
việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. Vì vậy, Ernst & Young đã đưa ra các tiêu thức
tuyển dụng rất chặt chẽ từ các vòng.
- Xét tuyển hồ sơ
- Làm bài kiểm tra
- Phỏng vấn
Thông qua quy trinh tuyển dụng chặt chẽ, Ernst & Young tuyển được những nhân
viên đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của công việc.
Thứ hai, Kiểm soát ở khâu lựa chọn khách hàng
Không phải khách hàng nào cũng có thể được cung cấp dịch vụ bởi Ernst &
Young. Khách hàng của Ernst & Young cần phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn mà
công ty đặt ra.
Trong chương trình Canvas của công ty đã đưa ra danh sách các tiêu chuẩn cần
thiết mà các công ty muốn được lựa chọn là khách hàng của Ernst & Young phải thỏa
mãn. Đây là yếu tố thứ hai vô cùng quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm
toán. Công ty sẽ không bao giờ chấp nhận khách hàng mà ban giám đốc có độ liêm khiết
không cao, khách hàng cố tình ngăn kiểm toán viên trong việc thu thập các tài liệu phục
vụ cho mục tiêu kiểm toán,.. Lựa chọn khách hàng tốt là yếu tố quan trọng để đảm báo
chất lượng của cuộc kiểm toán.
Thứ ba, kiểm soát trong quá trình kiểm toán.
Trong cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên chính (senior) luôn giám sát và kiểm tra
quá trình làm việc của các kiểm toán viên cấp dưới để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu
và nội dung công việc.
Sau cuộc kiểm toán, các senior chịu trách nhiệm của từng nhóm kiểm toán sẽ rà
soát lại các giấy tờ làm việc của cả nhóm. Trong mỗi giấy tờ làm việc phải có ít nhất hai
chữ ký bao gồm người thực hiện và người rà soát. Sau đó, các nhà quản lý (manager) sẽ
rà soát lại lần nữa kết quả công việc của các nhóm kiểm toán trước khi trình cho phó tổng
giám đốc ký. Trong các trường hợp mà độ phức tạp của công việc cao thì công việc của
các nhóm kiểm toán sẽ được chủ phần hùn độc lập không liên quan đến công việc kiểm
toán hoặc hội đồng kỹ thuật rà soát lại.
2.2 Quy trình kiểm toán chung đối với khoản mục chi phí hoạt động do công ty
TNHH E&Y thực hiện

34 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do EY thực hiện cũng tuân theo
quy trình kiểm toán chung về kiểm toán báo cáo tài chính, bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán và
công bố báo cáo kiểm toán.
2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập cho mọi khách hàng, mọi cuộc kiểm
toán. Đối với EY Việt Nam, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm các bước 2
bước: Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược là rất quan trọng, Chiến lược kiểm toán nêu
ra các mục tiêu, các định hướng cơ bản, các nội dung trọng tâm, nêu ra được tiến trình
của cuộc kiểm toán.
Đối với công ty TNHH EY việc lập kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc
kiểm toán có quy mô lớn, phức tạp. Nội dung của kế hoạch chiến lược bao gồm:
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Lập và thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Khi kế hoạch kiểm toán chiến lược được hoàn thành thì tiến hành lập kế hoạch kiểm
toán tổng thể.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thứ nhất: Tìm hiểu khách hàng trong qua trình kiểm toán chi phí hoạt
động
Mỗi một doanh nghiệp là một loại hình kinh doanh, một cơ cấu tổ chức quản lý
nên đặc thù về khoản mục chi phí hoạt động là cũng khác nhau, đòi hỏi kiểm toán viên
phải có năng lực, có khả năng xét đoán nghề nghiệp. Tìm hiểu khách hàng để nghiên cứu
về chi phí hoạt động thì KTV phải nghiên cứu về bản chất kinh doanh của khách thể
kiểm toán, tìm hiểu về thị trường chính, loại hình hoạt động có tác động như thế nào đối
với khoản mục chi phí hoạt động, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. tìm hiểu hệ thống
công nghệ thông tin trong kinh doanh để đánh giá được các rủi ro tiềm tàng đối với đơn
vị đó.
Thứ hai: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Chi phí hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiêp cũng
như có quan hệ với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính nên đơn vị phải có hệ
thống kiểm soát nội bộ để công tác quản lý tốt hơn. Đối với EY thì đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ gồm các bước:
- Tìm hiểu hoạt động của hệ thống kế toán
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết kế các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm
soát
- Thực hiện các thử nghiệm đối với hệ thống kiểm soát cho các quy trình được lựa
chọn

35 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

- Đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro sai sót trọng yếu.
Kiểm toán viên tiến hành đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ để xác định sai
sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán theo phương pháp tiếp cận có hệ thống. Đồng
thời thực hiện soát xét và đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ và thủ tục kiểm soát của
Công ty đối với các giao dịch và số dư quan trọng. Thủ tục kiểm toán giúp KTV tập trung
công việc kiểm toán vào vùng rủi ro được đánh giá là cao. Với mục tiêu kiểm toán đề ra,
KTV sẽ dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để thay đổi bản chất, thời gian và phạm vi
tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Do đó, việc đánh giá kiểm soát của KTV không giới
hạn ở các thủ tục:
• Đánh giá việc thiết kế và thực thi các thủ tục kiểm soát ở từng bộ phận, từng hoạt
động
• Soát xét các thủ tục kiểm soát khác
• Kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống kiểm soát nội bộ
Sau đó, KTV tâp hợp những hiểu biết này trên giấy tờ làm việc của mình.
Thứ 3: Xác định các rủi ro có thể dẫn đến gian lận, sai sót
Kiểm toán viên phải có tính thận trọng nghề nghiệp, phải xác định được các rủi
ro kiểm toán trên các thông tin thu thập được từ phỏng vấn kế toán trưởng, ban giám đốc
công ty, soát xét các tài liệu kiểm toán năm trước, các báo cáo giũa niên độ của đơn vị.
Trong giai đoạn này kiểm toán xác định được các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Tại
EY Việt Nam, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở 3 mức: Thấp, trung bình và cao
tương ứng với R=1, R=2, R=3.
Sau khi đánh giá được các rủi ro kiểm toán thì phải xác định mức trọng yếu và
phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục được kiểm toán để thiết kế chương trình kiểm
toán.
Thứ tư: Xác định mức trọng yếu và phân bổ trọng yếu
Dựa trên hiểu biết về khách hàng, hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ thì KTV
đánh giá và phân bổ mức trọng yếu. Mức trọng yếu được đánh giá cho toàn bộ cuộc kiểm
toán, sau đó có thể được điều chỉnh theo tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Đối với EY thì dựa trên kinh nghiệm của cá nhân kiểm toán và thống nhất ý kiến của các
kiểm toán viên, mức trọng yếu cho một cuộc kiểm toán thường được xác định như sau:
- Dựa trên bảng cân đối kế toán thì mức trọng yếu bằng 2% của tài sản lưu động.
- Dựa trên BCKQKD thì mức trọng yếu bằng 100% thu nhập sau thuế tính trên thu nhập
thường xuyên hoặc 0.5% – 3% trên tổng doanh thu.
Theo quy trình kiểm toán chung, sau khi KTV xác định được mức trọng yếu
tuyệt đối thì theo bản chất của khoản mục chi phí với mỗi khách hàng khác nhau mà mức
trọng yếu sẽ được phân bổ. Thực tế tại EY không tiến hành phân bổ trọng yếu cho từng
khoản mục do chưa xây dựng được một chương trình phân bổ với tỷ lệ trọng yếu phù hợp
cho việc thực hiện kiểm toán mà dựa theo tính chất xét đoán, chủ quan của kiểm toán
viên để có mức trọng yếu chung từ đó đưa ra số mẫu chọn để kiểm tra chi tiết. Việc đưa
ra mức trọng yếu là do trưởng nhóm kiểm toán sẽ đánh giá.

36 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Quy trình đánh giá trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu được trình bày tại Phụ
lục 2.1
Thứ năm: Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của khoản mục chi phí hoạt động là những thủ tục kiểm
toán cần thiết thực hiện đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. EY Việt Nam đã xây dựng một chương trình kiểm toán chuẩn chung cho mọi
khách hàng và tùy theo quy mô, đặc điểm cũng như loại hình hoạt động mà kiểm toán
viên có thể bớt đi hay xây dựng thêm các thủ tục để đảm bảo cuộc kiểm toán được hiệu
quả nhất. Chương trình kiểm toán chi phí hoạt động của EY viêt Nam được trình bày phụ
lục 2.2.
2.1.2 Thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động
Thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động gồm 2 bước cơ bản: Thực hiện thử nghiệm
kiểm soát, Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (thực hiện thủ tục phân tích, thực hiện thủ
tục kiểm tra chi tiết, thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ)
Bước 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoạt động
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách thể kiểm toán là có hiệu lực. Kết quả của quá trình này là đánh giá các rủi ro
kiểm soát và đánh giá quy mô mẫu cho các thủ tục kiểm toán sau. Các công việc mà
KTV thực hiện và trình bày trên giấy tờ làm việc của mình bao gồm:
- Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng các quy định, chính sách đối với chi phí
hoạt động, sau đó so sánh nó với quy định, chế độ hiện hành xem đơn vị có thực hiện
đúng như quy định không?
- Xem xét quy chế phê duyệt và ủy quyền phê chuẩn chi phí hoạt động, sau đó
kiểm tra từ sổ xuống chứng từ xem đơn vị có thực hiện đúng quy chế hay không?
- Xem xét dấu hiệu kiểm soát nội bộ, có thể kiểm tra qua cách hạch toán, phân loại
vào cá tiểu khoản của chi phí hoạt động.
- Những thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết, KTV có thể phỏng vấn nhân viên
trong doanh nghiệp để thu thập thông tin, xem xét tính liên tục của các chứng từ để đánh
giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Bước 2: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Kiểm toán viên thu thập bảng cân đối phát sinh, sau đó đối chiếu số dư với sổ chi
tiết, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đánh giá từng khoản
mục để xem xét sự thay đổi của các số dư năm trước, thể hiện khía quát về cách phân lại
trên báo cáo tài chính và phối hợp với các tài liệu có liên quan.
 Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán rất quan trọng và được thực hiên
tại mọi giai đoạn kiểm toán. Đặc biệt đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán thì thực hiện
thủ tục phân tích sẽ giúp kiểm toán viên thấy được xu hướng biến động và đánh giá được
các khoản mục có số dư bất thường.
+ So sánh chi phí hoạt động giữa từng tháng, từng quý trong năm và giữa các năm

37 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

với nhau, so sánh tỷ suất chi phí hoạt động/ tổng doanh thu, chi phí hoạt động/ tổng chi
phí… nếu có các biến động bất thường thì phải tìm ra nguyên nhân chênh lệch.
+ So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán
+ So sánh cơ cấu các yếu tố cấu thành chi phí hoạt động giữa năm kiểm toán và
năm trước.
Nếu KTV chưa giải thích rõ được nguyên nhân chênh lệch tại thủ thục kiểm toán
này thì phải giải thích được khi tiến hành kiểm tra chi tiết.
 Thực hiện kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết đúng theo chương trình kiểm toán chung
của công ty và trình bày đầy đủ trên giấy tờ làm việc và cuối cùng phải đưa ra được các
kết luận về mẫu chọn. Trong quá trình kiểm tra thì KTV sẽ chú ý tới các nghiệp vụ có số
tiền lớn, có nội dung bất thường, các khoản mà theo tính xét đoán nghề nghiệp của KTV
có thể có sai sót. Kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục quan trọng sau:
- Tổng hợp các số liệu, kiểm tra tính chính xác số học các khoản chi phí.
- KTV tiến hành kiểm tra đối ứng tài khoản để phát hiện các đối ứng bất thường.
- KTV chọn mẫu và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ dựa theo sổ chi tiết của tài khoản 641,
TK 642; đặc biệt chú ý đối chiếu và tham khảo với các khoản mục đối ứng đã được kiểm toán
ở các phần hành khác.
 Thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ (cut-off)
Khi kiểm toán viên nhận thấy rằng có thể có một số khoản chi phí được ghi nhận không
phù hợp với doanh thu trong kỳ. Nếu kiểm toán viên thấy có thể có một số khoản chi phí được
ghi nhận sang kỳ sau thì kiểm toán viên phải lấy sổ chi tiết cảu tài khoản chi phí từ ngày đầu
tiên của năm sau đến thời điểm kiểm toán để thực hiện kiểm tra chi tiết từ sổ xuống chứng từ.
Đặc biệt, KTV cũng cần chú ý việc hạch toán khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp
khách không được vượt quá 10% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp. Chi phí
hợp lý hợp lệ đối với doanh nghiệp dịch vụ là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp. Còn chi phí hợp lý, hợp lệ đối với doanh nghiệp xây dưng là giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.1.3 Kết thúc kiểm toán


Là một giai đoạn cuối cùng của công việc kiểm toán và cũng là một công việc rất
quan trọng. Kiểm toán viên sẽ thực hiện các công việc kiểm toán sau:
+ Các KTV xem xét quá trình kiểm toán đã được thực hiện theo đúng chương trình
kiểm toán và phù hợp với chế độ hiện hành chưa? Xem xét cách trình bày giấy tờ làm việc
đã đúng và đầy đủ với từng bước công việc chưa, bằng chứng kiểm toán đã được thu thập
đầy đủ để đưa ra các kết luận kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện soát xét lại
toàn bộ giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm, sẽ thực hiện các thủ tục bổ sung nếu
cần thiết.
+ Đánh giá lại các chênh lệch kiểm toán và nêu ảnh hưởng của nó lên báo cáo tài
chính.

38 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

+ Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán và có các điều chỉnh phù
hợp.
Sau khi kiểm tra, soát xét các vấn đề thì KTV sẽ trao đổi với bên khách hàng, KTV
sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động và đưa ra ý kiến
kiểm toán về mức độ trung thực, hợp lý của thông tin tài chính về chi phí hoạt động.

Sơ đồ 2.1: Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục chi phí
hoạt động do EY thực hiện

Lập kế hoạch
kiểm toán
chiến lược

Lập kế hoạch Chuẩn bị kiểm toán


kiểm toán tổng
Tìm hiểu công ty khách hàng
thể
Hiểu biết về HTKSNB CPHĐ

Xác định các rủi ro kiểm toán

Xác định trọng yếu và thiết kế chương trình kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản:


Thực hiện - Tổng hợp và đối chiếu số liệu
kiểm toán - Thực hiện thủ tục phân tích
- Thực hiện kiểm tra chi tiết

Kết thúc kiểm


toán

2.2 Thực tế quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do công ty TNHH EY thực hiện
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

39 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, Ban
Giám đốc Công ty phải cân nhắc đến tính chính trực của Ban quản lý khách hàng; Khả
năng duy trì tính độc lập và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của Công ty và
các nhân viên Công ty; năng lực, thời gian và nguồn lực của Công ty để phục vụ khách
hàng.
Công ty X là khách hàng lần đầu kiểm toán, Công ty sẽ chọn một kiểm toán viên
có kinh nghiệm sẽ thực hiện tìm hiểu về nguồn gốc và tình hình kinh doanh của khách
hàng. Từ đó quyết định xem có chấp nhận kiểm toán công ty X không? Việc đánh giá
phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Công ty Y là khách hàng thường xuyên, Công ty xem xét sự thay đổi lớn giữa niên
độ kế toán này với niên độ kế toán trước, xem xét về tính liêm chính của Ban giám đốc,
thay đổi môi trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh, phí kiểm toán,

Nếu rủi ro kiểm toán 2 khách hàng ở mức trung bình thì sẽ chấp nhận kiểm toán
cho Công ty X và tiếp tục kiểm toán với Công ty Y.
 Lựa chọn nhóm kiểm toán
Công việc kiểm toán được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được
đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm phân công các thành viên Ban giám đốc (audit
partner) phụ trách mỗi khách hàng cụ thể. Thành viên Ban giám đốc phụ trách khách
hàng và chủ nhiệm kiểm toán thống nhất việc phân công công việc cho nhân viên thuộc
bộ phận mình hoặc với các hợp đồng mình phụ trách. Kế hoạch thời gian và nhân sự cho
một cuộc kiểm toán phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
Công ty X là khách hàng năm đầu tiên mà EY thực hiện kiểm toán và chứa đựng
nhiều rủi ro nên công ty chọn nhóm kiểm toán như sau:
1. Ông Saman Bandara – PTGĐ: Phụ trách chung cuộc kiểm toán.
2. Ông Lê Đức Linh – Senior Manager - (Kiểm toán viên quốc gia): Trực tiếp điều hành
cuộc kiểm toán.
3. Bà Nguyễn Thị Thư – Senior (Kiểm toán viên): Trực tiếp thực hiện
4. Bà Nguyễn Thị Thùy Dung – (Trợ lý kiểm toán viên): Trực tiếp thực hiện
5. Ông Nguyễn Thành Long - (Trợ lý Kiểm toán viên): Trực tiếp thực hiện
Công ty Y là khách hàng thường xuyên nên Công ty chọn nhóm kiểm toán đã thực
hiện kiểm toán như các năm trước.
 Lập và thoả thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Sau khi dự kiến đầy đủ mọi thủ tục, EY và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về
các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Sau đó, tuỳ vào điều kiện mà hai bên có thể gặp
nhau trực tiếp để ký kết hợp đồng hay ký kết qua fax, hay gửi thư…
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
 Thu thập thông tin về khách hàng

40 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Công ty kiểm toán EY sẽ thực hiện thu thập các thông tin về cơ cấu quản lý, hính
thức sở hữu. chính sách kế toán…tại các khách thể kiểm toán. Đầu tiên KTV sẽ thực hiện
thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để tìm hiểu các yếu tố tác
động chi phí hoạt động, sau đó tìm hiểu cơ cấu tổ chức, các thành viên ban giám đốc để
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, tìm hiểu hệ thống kế toán để đánh giá các điểm
mạnh, điểm yếu để dánh giá rủi ro, tăng cường các thử nghiệm cơ bản. Tại công ty
TNHH X là khách hàng đầu tiên nên kiểm toán viên sẽ thu thập tất cả các thông tin có
liên quan qua quá trình phỏng vấn, điều tra, quan sát. Còn Công ty CP Y là khách hàng
thường xuyên nên KTV thực hiện thu thập thêm các tài liệu có thay đổi so với năm trước.
Công ty TNHH X:
Là công ty TNHH một thành viên. Loại hình kinh doanh: Thương mại. Công ty
TNHH X được thành lập căn cứ Quyết định số: 286/ QĐ-BYT ngày 14- 06- 2007 và
Quyết định số: 2318/QĐ-BYT ngày 14-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc quyết
định thành lập.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH X


Gi¸m ®èc

Phßng gi¸m ®èc


Các chi nhánh
kinh doanh

Phßng tæ Phßng Phßng Phßng


chøc hµnh kÕ b¶o
kinh
chÝnh to¸n vÖ
doanh tæng
hîp

- Hoạt động kinh doanh chính:


+ Kinh doanh dược phẩm;
+ Kinh doanh hóa chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm);
+ Kinh doanh thực phẩm chức năng.
+ Thiết bị y tế và bao bì
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

41 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

+ Năm tài chính: Năm tài chính Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm. Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 là năm
tài chính thứ 10 của Công ty TNHH X.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng
Việt Nam (VND).
+ Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
+ Cơ sở lập Báo cáo tài chính tổng hợp: Báo cáo tài chính tổng hợp được trình bày
theo nguyên tắc giá gốc. Các đơn vị trực thuộc hình thành bộ máy kế toán riêng, hạch
toán phụ thuộc. Báo cáo tài chính của toàn Công ty được lập trên cơ sở tổng hợp Báo cáo
tài chính của các đơn vị trực thuộc. Doanh thu và số dư giữa các đơn vị trực thuộc được
loại trừ khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp.
- Hệ thống tài khoản sử dụng chi phí hoạt động của công ty TNHH X được trình
bày tại phụ lục 2.3
Công ty Cổ phần Dịch vụ Y:
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2005. Hiện nay, Công
ty Y là công ty cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hoá cho 24 hãng hàng không đang khai
thác tại sân bay.

Sơ đồ 2.3: Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần dịch vụ Y


Hội đồng quản trị

Đội phụ vụ
Ban giám đốc xuất hàng
(2 người)

Đội phục vụ
nhập hàng

P. Hành chính Phòng tài chính Phòng điều Đội bốc xếp
và kế hoạch kế toán hành

- Đặc điểm kinh doanh


• Phục vụ tài hàng hóa
• Dịch vụ lưu kho
• Các dịch vụ khác
- Đặc điểm về chế độ kế toán

42 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

+ Năm tài chính: Năm tài chính Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
+ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên
máy vi tính.
+ Cơ sở lập Báo cáo tài chính tổng hợp: Báo cáo tài chính tổng hợp được trình bày
theo nguyên tắc giá gốc.
- Đặc điểm sử dụng tài khoản chi phí hoạt động được trình bày tại phụ lục 2.4
 Thiết lập chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán
• Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
- Phân tích soát xét các số liệu Báo cáo tài chính cho năm kiểm toán
- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động
- Phân tích sơ bộ và kiểm tra tính logic của số liệu
Tại công ty TNHH EY thì thủ tục phân tích sơ bộ rất quan trọng. Kiểm toán sẽ
trình bày trên giấy tờ làm việc của mình, đưa các kết luận về thủ thục phân tích.
Tại công ty TNHH X:
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH X
Năm 2014-2015
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014
1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 406,532,776,800 483,995,100,407
2. Doanh thu thuần 405,660,148,937 479,119,725,953
3. Giá vốn hàng bán 321,486,420,802 417,456,189,460
4. Lợi nhuận gộp 84,173,728,135 61,663,536,493
5. Chi phí tài chính 632,407,590 2,966,209,297
6. Chi phí bán hàng 16,643,185,119 21,379,745,392
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 49,824,820,379 10,588,854,377
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 17,123,063,678 26,835,900,911
9. Thu nhập khác 1,241,888,934 0
10. Chi phí khác 1,646,325,284 609,251,853
11. Lợi nhuận khác (404,436,350) (609,251,853)
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 16,718,627,328 26,226,649,058

Như vậy lợi nhuận chi phí quản lý doanh nghiệp giảm sút. KTV sẽ phân tích báo cáo kết
quả kinh doanh và trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:

Bảng 2.2 : Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH X
Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 1531 < 43/97>

43 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG


Client: CÔNG TY TNHH X
Period ended: 31/12/2015
Nội dung: Phân tích sơ bộ BCTC
Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH X
Số liệu chưa KT Số liệu đã KT Chênh lệch
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Số tiền %
Doanh thu thuần 405,660,148,937 479,119,725,953 -73,459,577,016 -15%
Gía vốn hàng bán 321,486,420,802 417,456,189,460 -95,969,768,658 -23%
Chi phí bán hàng 16,643,185,119 21,379,745,392 -4,736,560,273 -22%
Chi phí quản lý
49,824,820,379 10,588,854,377 39,235,966,002 371%
doanh nghiệp
Nhận xét: Vì số dư năm 2014 là do kiểm toán viên của công ty khác thực hiện nên
kiểm toán viên cũng chưa khẳng định được tính chính xác cơ học của số dư đầu năm.
Năm 2015, doanh thu thuần của công ty giảm 73,459,577,016 VNĐ. Tương ứng giảm
15% so với năm 2014. Sự giảm xuống của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng nhưng chi
phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên gấp 3.71 lần so với năm 2014. Vì thế kiểm toán
viên cần chú ý, kiểm tra tính hợp lý của việc ghi nhận và giải thích nguyên nhân chênh
lệch đáng kể.
Đối với công ty CP dịch vụ hàng hóa Y thì KTV cũng phân tích báo cáo kết quả
kinh doanh và trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:

Bảng 2.3 : Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Y
Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 1531 < 44/97>

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG


Client: CÔNG TY CP Dịch vụ Y
Period ended: 31/12/2015
Nội dung: Phân tích sơ bộ BCTC
Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TCP dịch vụ Y
Số liệu chưa KT Số liệu đã KT Chênh lệch
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Số tiền %
Doanh thu thuần 182,895,342,137 179,542,687,426 3,352,654,711 2%
Giá vốn hàng bán 1,815,432,453 1,650,795,389 164,637,064 10%
Chi phí bán hàng 2,528,554,167 2,326,808,798 201,745,369 9%
Chi phí quản lý doanh 13,210,839,512 8,598,063,621 4,612,775,891 54%

44 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

nghiệp
Như vậy năm nay tất cả các chỉ tiêu tại công ty CP dịch vụ Y đều tăng, tỷ lệ chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng đột biến. KTV sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và trình bày đầy đủ
trên giấy tờ làm việc của mình.
• Xác định trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu của doanh nghiệp
Căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng và hệ thống kiểm
soát mà kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng và từ đó xác định mức trọng yếu và
phân bổ trọng yếu cho các khoản mục. Đối với khoản mục chi phí hoạt động thì EY thì
KTV lập bảng xác định mức độ trọng yếu như sau:

Bảng 2.4: Xác định giá trị trọng yếu của Công ty TNHH X

Khách hàng: Công ty TNHH X Người lập:


Kỳ: 31/112/2014 Người soát xét:
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TRỌNG YẾU
description Calculations Instructions
Khoản mục lựa Doanh thu
chọn để tính PM <1>
Số dư khoản mục <2>
405,660,148,937
lựa chọn để tính PM
Nhân tố tính mẫu 0.904% <3>
Tính toán PM 3.667.167.746 <4>= <2> * <3>
Lựa chọn PM 3.660.000.000 <5>= <4> làm tròn xuống
Tỷ lệ thuế 25% <6>
Tính toán trọng yếu 4.880.000.000 <7>=<5>/( 1- <6>)
trước thuế
Tỷ lệ sai sót ước 15% <8>
tính
Tính toán MP 4.148.000.000 <9>= <7> * (1- <8>)

Có thể hiểu bảng xác định PM ở trên như sau:


• Số tiền 405,660,148,937 là doanh thu của công ty X năm 2015
• Số tiền 3.667.167.746 là mức trọng yếu tổng thể của BCTC khi KTV chưa xác
định mức sai sót dự kiến. Nó bằng doanh thu nhân với tỷ lệ lựa chọn, tỷ lệ lựa chọn này

45 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

do kiểm toán viên tự xác định. Ở đây KTV đã lựa chọn tỷ lệ là 0.904% dựa trên mức độ
rủi ro kiểm soát đã đánh giá về công ty X ở trên.
• Số tiền 3.660.000.000 là số làm tròn của 3.667.167.746 theo quy định của EY.
• Tỷ lệ 15% là tỷ lệ sai sót dự kiến. Tỷ lệ này được KTV lựa chọn dựa trên xét
đoán nghề nghiệp khi đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty X. EY quy định tỷ lệ này
được giao động từ 10% đến 20%.
• Số tiền 4.148.000.000 là mức trọng yếu tổng thể cho BCTC của công ty X sau
khi tính cả mức sai sót dự kiến.
Tại công ty CP dịch vụ Y thì kiểm toán cũng chọn mẫu dựa trên doanh thu, MP=
1,857,593,415 VNĐ. Công việc xác định mức trọng yếu được tiến hành tương tự như đối
với công ty X. Tuy nhiên do công ty Y là khách hàng thường xuyên nên việc lựa chọn
các tỷ lệ có cơ sở dễ dàng hơn.
Kiểm toán viên phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng, nghiên cứu báo cáo tài
chính được kiểm toán năm trước. Qua đó đánh giá để đưa ra mức rủi ro kiểm toán phù
hợp. Tại tất cả các khách hàng kiểm toán đều có mức khách hàng kiểm toán đều đánh giá
ở mức trung bình, tức R=2.
 Xây dựng chương trình kiểm toán
Tại công ty EY có chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các khách hàng kiểm
toán, KTV sẽ trình bày đầy đủ các công việc thực hiện để đảm bảo các thông tin được
phản ánh là trung thực, hợp lý. Chương trình kiểm toán được trình bày chung cho 2
khách hàng tại Phụ lục 2.2. Ngoài ra EY còn xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết
được trình bày phụ lục 2.5.
Sau khi ghi chép trên giấy tờ làm việc, KTV tiến hành đánh tham chiếu giữa giấy
tờ làm việc và các tài liệu liên quan nhằm cung cấp các cơ sở pháp lý cho ý kiến đưa ra.
Khi đã tiến hành xong các bước KTV tiến hành đánh dấu vào bảng trên những công việc
đã thực hiện theo chương trình kiểm toán thông qua cách đánh tham chiếu riêng của công
ty EY Việt Nam. Chương trình kiểm toán được lưu vào hồ sơ kiểm toán theo đúng chỉ
mục trong hồ sơ nhằm mô tả những bước công việc sẽ tiến hành đối với từng khoản mục
cụ thể. Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động được lưu với chỉ mục 7330
trong hồ sơ kiểm toán.
2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục chi phí hoạt động là việc kiểm
toán viên kiểm tra các quy định và sự tuân thủ của khách hàng kiểm toán. Sau khi thực
hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng hoạt động có hiệu lực thì có thể sử dụng các thông tin mà khách hàng cung cấp,
giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết và rút ngắn thời gian kiểm toán.
Công ty TNHH X là công ty thương mại, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là dược
phẩm. Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí lương và BHXH nhân viên, chi phí thưởng
nhân viên, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí bằng tiền khác, chi phí marketing. Chi phí

46 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí quản lý nhân viên, chi phí lương và các khoản
trích theo lương nhân viên, chi phí thuê văn phòng, chi phí thiết bị văn phòng, chi phí
thuế, dịch vụ quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lý khác. Trong khi công
ty có 9 chi nhánh, trong kỳ kế toán trưởng không xuống các đơn vị kiểm tra quyết toán sổ
sách nên các số liệu tại các chi nhánh chứa nhiều rủi ro. Sau khi tìm hiểu và đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ thì KTV đánh giá rủi ro ở mức trung bình.
Công ty CP dịch vụ Y là công ty chuyên cung cấp dịch vụ, hệ thống tài khoản chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quá chi tiết và có nhiều biến động lớn. Mặc
dù công ty có hệ thống kiểm soát tốt nhưng chưa hoàn chỉnh nên rủi ro kiểm toán mà
KTV xác định cũng ở mức trung bình.
2.2.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
 Thực hiện thủ tục phân tích
Kiểm toán viên tiến hành thủ tục phân tích với các khoản chi phí hoạt động trên báo
cáo kết quả kinh doanh, thực hiện phân tích tỷ trọng để phát hiện ra các sự kiện bất
thường.
Đối với công ty TNHH X:
Do công ty TNHH X là khách hàng lần đầu tiên mà EY thực hiện kiểm toán nên thủ
tục này cần phải được thực hiện kỹ hơn. KTV tiến hành so sánh cơ cấu chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015.
Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ trọng từng khoản mục chi phí hoạt động năm 2015
Dựa trên số liệu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên thì kiểm
toán viên phân tích chi phí hoạt động theo dạng biểu đồ lần lượt với từng chi phí như sau:
Chi phí bán hàng

47 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Như vậy, Đối với công ty TNHH X có chi phí lương nhân viên cao nhất chiếm
57,6% sau đó là chi phí marketing, chi phí thưởng nhân viên. Chi phí quản lý doanh
nghiệp thì chi phí khác chiếm 68.03%, cao nhất. Do công ty X là công ty thương mại nên
chi phí bán hàng chứa đựng nhiều rủi ro hơn nên kiểm toán viên kiểm tra các chi phí phát
triển sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí marketing, còn các chi phí khác được đối
chiếu với các phần hành khác.
Tại công ty CP Dịch vụ Y thì KTV cũng phân tích chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tương tự như sau:
Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ trọng chi phí hoạt động của công ty CP dịch vụ Y
Chi phí bán hàng

48 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Đối với công ty CP dịch vụ Y thì tỷ lệ chi phí xúc tiến thương mại chiếm phần lớn
trong chi phí bán hàng là 96.02%. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí nhân
công chiếm cao nhất 37.43%, sau đó là các chi phí bằng tiền khác 31.22%.
Việc so sánh này dựa trên xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên và không trình
bày trên giấy tờ làm việc. Hầu hết các chi phí đều tăng hơn so với năm 2014, đối với cả 2
doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp đều chiếm 1 tỷ trọng đáng kể nên KTV
cần kiểm tra đầy đủ để giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến
báo cáo tài chính. Trong đó đều có chi phí marketing và chi phí bằng tiền, chi phí xúc
tiến thương mại… chiếm tỷ trọng lớn nên KTV chú trọng kiểm tra chi tiết.
 Thực hiện kiểm tra chi tiết
Thực hiện xong thủ tục phân tích, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm tra chi
tiết nhằm thu thập bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy hơn làm cơ sở cho Báo cáo tài
chính sau kiểm toán. Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ được Công ty phân loại theo
từng khoản mục chi phí riêng biệt. Tuy nhiên, tuỳ đặc điểm kinh doanh từng khách hàng
mà kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục khác nhau. Công việc kiểm tra chi tiết tại 2 khách
hàng được tiến hành cụ thể như sau:
• Lập bảng tổng hợp chi phí, Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối phát sinh với số
liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh
Kiểm toán viên thu thập số liệu về chi phí hoạt động trên bảng cân đối phát sinh,
trình bày trên giấy tờ làm việc và đưa kết luận.
Đối với công ty TNHH X
- Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chi phí bán hàng:

49 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng tại Công ty TNHH X
Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 1531 < 50/97>
Client: CÔNG TY TNHH X
Period ended: 31/12/2015
Nội dung: Tổng hợp đối chiếu đối với chi phí hoạt động
Mục tiêu: Đảm bảo các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ được cộng sổ
và kết chuyển đúng.
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 641, TB, P&L
SH Tên TK Phát sinh
TK Nợ Có
641 Chi phí bán hàng 16 643 185 119 16 643 185 119 V
6411 Chi phí QLBH: Nhân viên 12 206 009 481 12 206 009 481 V
64111 Chi phí lương và BHXH nhân viên 9 612 063 015 9 612 063 015 V
64112 Chi phí thưởng nhân viên 2 593 946 466 2 593 946 466 V
6415 Chi phí phát triển sản phẩm 88 251 993 88 251 993 V
6417 Chi phí vận chuyển 55 821 160 55 821 160 V
6418 Chi phí Bằng tiền khác 25 997 846 25 997 846 V
6419 Chi phí Market 4 267 104 639 4 267 104 639 V

Sau khi thực hiện xong thủ tục đối chiếu thì kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết.
Tại phần này thì kiểm toán viên thực hiện các bước công việc sau:
- Kiểm tra các đối ứng bất thường
- Tiến hành kiểm tra chi tiết
- KTV tham chiếu sang các phần hành khác liên quan
Kiểm toán viên trình bày giấy tờ làm việc như sau:
+ Phân tích đối ứng TK 641
Bảng 2.8: Phân tích đối ứng TK 641 của công ty TNHH X
Index: 7341
Client: Công ty TNHH X Người lập:
Kỳ kiểm toán: 31/12/ Ngày lập:
2015
Nội dung: Phân tích đối ứng TK 641 Người soát xét:
Mục đích: Kiểm tra các đối ứng TK 641 Ngày soát xet:
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 641

Giải thích nội


dung nghiệp
vụ
Tk đối ứng Sum of Nợ Sum of Có

50 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

111 4,312,856,708 0 >> TOD


242 2,808,824,999 0 Phân bổ chi phí thưởng >> Ref 242
cho nhân viên
331 124,318,930 0 Cước vận chuyển >> TOD
334 8,978,437,910 0 Lương NV bán hàng >> ref 334
338 418,746,572 0 BHXH trích vào CP 20% >> Ref 338
911 0 16,643,185,119 kết chuyển chi phí
Grand Total 16,643,185,119 16,643,185,119
>> Ko có đối ứng bất thường

Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo phương pháp CMA, dựa theo sổ chi tiết
thì kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các khoản mục có nội dung bất thường, các khoản
có số dư lớn và kiểm tra từ sổ sách xuống chứng từ. Đồng thời khi kiểm tra chi tiết thì
KTV cũng kiểm tra được tính hợp lý, hiện hữu của nghiệp vụ phát sinh, dấu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ.

51 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng công ty TNHH X

52 Lớp: Kiểm toán 54B


Index: 7342
Chuyên
Client:
đề thực tập Công
tốt nghiệp
ty TNHH X
SV: Đỗ Văn Hưng
Người lập:
Kỳ kiểm toán: 31/12/2015 Ngày lập:
Nội dung: Kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng Người soát xét:
Mục đích: Kiểm tra việc ghi nhận, tính đầy đủ, hợp lý, hiện hữu, đúng kỳ Ngày soát xet:
của các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 641
1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận chi phí bán hàng
.
Tính toán mẫu chọn
MP = 4,148,000,000 <1> Phiếu chi
R= 2 <2> Hóa đơn
J= 2,074,000,000 <3> Đề nghị thanh toán
P= 4,437,175,638
N= 3
Các mẫu test chi tiết
KTV chọn mẫu theo đầu chi phí
a/ TK 6415 Chi phí BH: Chi phí phát triển sản phẩm
Ngày Chứng từ Diễn giải Tkđư Nợ <1> <2>
14/01/2015 PC01-00012 Anh Tuyến nộp phí bảo hộ sở hữu HĐ 98677 111 12 500 000 v v
14/01/2015 PC01-00012 Anh Tuyến nộp phí tra cứu thông tin HĐ 98678 111 7 050 000 v v
1/2/2015 MH01-00100 Viết bài trên báo SGGP 331 36 818 183 >> Hóa đơn, bảng
thanh toán
b/ TK 6417 Chi phí BH: chi phí vận chuyển
Ngày Chứng từ Diễn giải Tkđư Nợ <1> <2> <3>
2/5/2015 MH05-0002 Cước vận chuyển tháng - Hồng trường 331 18 000 000 v
27/12/2015 C5-12/0143 Cước vận chuyển hàng - HN HCM 111 17 448 000 v v
2/5/2015 MH05-0002 Cước vận chuyển tháng - Hồng trường 331 15 950 000 v
c/ TK 6418 Chi phí BH: Bằng tiền khác
Ngày Chứng từ Diễn giải Tkđư Nợ <1> <2> <3>
2/2/2015 MH01-00030 Nhập cac thiêt bị bộ thần kinh - sông vàng 331 9 045 300 Không có
1/12/2015 C5-12/0001 Tiền phòng nghỉ 111 1 090 909 v v
1/5/2015 MH05-0001 TBYT mẫu chào hàng 331 1 054 880 v
d/ TK 6419 Chi phí Market
Ngày Chứng từ Diễn giải Tkđư Nợ <1> <2> <3>
31/12/2015 C5-12N/0241 Chi phí CT OTC 111 1 516 578 142
53 Lớp: Kiểm toán 54B
22/11/2015 C5-11/040A Chi phí quan hệ 111 880 000 000
30/12/2015 C5-12N/0193A Thanh toán phí maket HD thái nguyen 111 71 453 000
>> Chỉ có phiếu chi, không có chứng từ đi kèm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

2. Kiểm tra cutoff chi phí bán hàng


KTV thực hiện thu thập sổ kế toán khách hàng năm 2016 và kiểm tra chi tiết
Hóa đơn VAT
Ngày Chứng từ Diễn giải Tkđư Nợ Số hóa ngày Số tiền
đơn
10/1/2016 C5-01N/0054 phí vận chuyển nhôm + tiền Điện EU 11111 276,000 7,257,992 16/12/2015 276,000
… …. …. …. … ….
28/01/201 C5-01N/00253 Chi phí chi nhánh Nam Định 11111 76,273,902 34,318 9/12/2015 4,536,000
6
34,325 9/12/2015 18,370,830
34,560 23/12/2015 18,607,122
34,559 23/12/2015 17,499,770
34,561 23/12/2015 17,260,180
Tổng cộng 163,945,761
Các hóa đơn phát sinh năm 2015 nhưng đơn vị hạch toán năm 2016 có giá trị: 163,945,761
>> Đề nghị đơn vị hạch toán bổ sung chi phí
Nợ TK 6419/ Có TK 111: 163,945,761

54 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
+ Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với các phần hành khác mà các kiểm toán viên
khác đã làm.
- Đối chiếu với phần hành phân bổ chi phí trả trước thì có sai phạm ảnh hưởng
đến chi phí hoạt động như sau:
* Đối chiếu giá trị còn lại trên sổ chi tiết và bảng phân bổ
Bảng phân
Tài khoản SCT bổ Reef Chênh lệch
242 194.395.500 157.219.500 37.176.000
194.395.500 157.219.500 37.176.000

* Nguyên nhân chênh lệch là do kế toán chưa hạch toán


----> Bút toán đề nghị điều chỉnh của
KTV
Nợ TK 6422/ Có TK 242: 37.176.000

- Đối chiếu với phần hành lương và các khoản trích theo lương thì có sai phạm
đối với chi phí hoạt động như sau:
Trích một phần kết quả kiểm toán khoản lương và các khoản trích theo lương
……………..
Kiểm tra bảng tính lương hàng tháng của đơn vị, thực hiện tính lại lương của một số đối
4. tượng

Nợ TK 3382 133.420.196
Có TK 641 85.007.891
Có TK 642: 48.412.305

Đồng thời trong năm công ty chưa thực hiện trích lập KPCĐ trong kỳ
>> Đề nghị đơn vị trích lập bổ sung:
Nợ TK 641 110.291.723
Nợ TK 642 71.518.272
Có TK 3382: 181.809.995
………………………………
9. Kiểm tra việc chi trả tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động
Chi tiết các nghiệp vụ phát sinh ref

Nợ TK 641: 8.787.442
Có TK 352: 8.787.442

Sau khi đã thực hiện xong tất cả các thủ tục và đối chiếu với các phần hành
khác thì kiểm toán viên tổng hợp tất cả các sai sót tới tài khoản 641:
Bảng 2.10: Tổng hợp các bút toán điều chỉnh về chi phí bán hàng
STT Nội dung Tham chiếu Bút toán điều chỉnh

55 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
1 Tại đơn vị có thực hiện trích trừ từ quỹ trợ Ref 352 Nợ TK 641: 8,787,442
cấp mất việc làm tiền lương chi trả cho người Có TK 352: 8,787,442
lao động không trích vào chi phí

2 Công ty chưa thực hiện trích lập KPCĐ trong Ref 338 Nợ TK 641: 110,291,723
kỳ Nợ TK 642: 71,518,272
Có TK 3382: 181,809,995
3 Đơn vị hiện nay đang tính phần lương nghỉ Nợ TK 3382: 133,420,196
của người lao động trên TK 3382 mà ko phải Có TK 641: 85,007,891
ghi giảm chi phí lương trong kỳ Có TK 642: 48,412,305
4 Phân bổ CP thưởng Q4.2014 vào TK 64111. Nợ TK 64112: 214,878,533
Đề nghị đơn vị thực hiện phân loại lại: Có TK 64111: 214,878,533
5 Đề nghị đơn vị hạch toán bổ sung các khoản Nợ TK 6419: 163,945,761
chi phí phát sinh năm 2015 nhưng đơn vị Có TK 111: 163,945,761
hạch toán năm 2016 163,945,761
6 Phân bổ thiếu chi phí trả trước Ref 242 Nợ TK 6422 37.176.000
Có TK 242 37.176.000

- Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp thì kiểm toán viên cũng thực hiện tuần tự như
trên.
- Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số liệu giữu TB và sổ chi tiết thì tất cả các số liệu
đều cộng sổ và chuyển sổ đúng.

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH X
Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 1531 < 56/97>
CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Client: CÔNG TY TNHH X
Period ended: 31/12/2015

56 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Nội dung: Tổng hợp đối chiếu đối với chi phí hoạt động
Mục tiêu: Đảm bảo các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ được cộng
sổ và kết chuyển đúng.
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 641, TB, P&L
Đối chiếu TB với BCQKD

Số Tên TK Phát sinh


hiệu Nợ Có
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 49 334 949 713 49 334 949 713 v
6421 Chi phí Nhân viên 6 964 744 560 6 964 744 560 v
6421
1 Chi phí lương và BHXH nhân viên 6 254 202 463 6 254 202 463 v
64212 Chi phí thưởng nhân viên 710 542 097 710 542 097 v
6422 Chi phí Thuê văn phòng,thuê kho 1 824 457 619 1 824 457 619 v
6423 Chi phí quản lý: thiết bị văn phòng 605 361 986 605 361 986 v
6424 Chi phí quản lý: Khấu hao TSCĐ 1 057 498 742 1 057 498 742 v
6425 Chi phí Thuế, phí và lệ phí 124 985 000 124 985 000 V
6426 Chi phí Dịch vụ quảng cáo 785 560 912 785 560 912 V
6427 Chi Phí dịch vụ mua ngoài 364 766 392 364 766 392 V
Chi phí quản lý: Các chi phí mua bằng tiền
6428 khác 4 042 714 878 4 042 714 878 v
6429 Các loại chi phí quản lý khác 33 564 859 624 33 564 859 624 v

Kết luận: Như vậy kế toán đã cộng sổ và chuyển số đúng, đảm bảo tính hợp lý.
Sau khi thực hiện xong thủ tục đối chiếu thì kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích
để khoanh vùng trọng yếu, giảm thiểu các mẫu chọn kiểm tra chi tiết.
- Thực hiện phân tích đối ứng tài khoản thì không có đối ứng bất thường

Bảng 2.12: Phân tích đối ứng TK chi phí quản lý doanh nghiệp công ty TNHH X
Client: Công ty TNHH X Người lập:
Kỳ kiểm toán: 31/12/ Ngày lập:
2015
Nội dung: Phân tích đối ứng TK 642 Người soát xét:
Mục đích: Kiểm tra các đối ứng TK 642 Ngày soát xet:
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 642

Giải thích nội dung nghiệp vụ

Data
DU Sum of Nợ Sum of Có
111 37.186.801.465 0 >> TOD
112 10.105.600 3.740.000 >> TOD
136 23.365.000 0 >> TOD

57 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
242 2.256.161.029 0 >> Ref 242
214 1.057.498.742 0 >> Ref 214
331 2.396.218.586 0 >> TOD
333 3.000.000 0 >> TOD
334 5.816.614.671 0 >> Ref 334
338 425.515.792 0 >> Ref 338
911 0 49.331.209.713
Grand 49.334.949.713 49.334.949.713
Total

Kết luận: Không có đối ứng bất thường


- Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các chi phí thuế, phí và lệ phí,
các chi phí quảng cáo, chi phí khác bằng tiền, các chi phí quản lý doanh nghiệp khác.
Sau khi kiểm tra chi tiết thì kết quả kiểm toán như sau:
+ Toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp khác chỉ có phiếu chi, không có chứng từ hợp
lệ nên không được tính vào chi phí được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Kiểm toán viên thực hiện phân loại lại chi phí bán hàng được phân loại sang chi phí
quản lý doanh nghiệp. Bút toán điều chỉnh của KTV là: Nợ TK 641/ Có TK 6426:
785.560.912
- Kiểm toán viên kiểm tra tính cut-off

Bảng 2.13: Bảng kiểm tra tính cut-off của chi phí quản lý doanh nghiệp X
Ngày Chứng từ Diễn giải Nợ Số hóa đơn ngày
5/1/2016 C5-01/0017 Lê Quang Huy 290.909 3.878 22/12/2015
thanh toán tiền
phòng công tác
5/1/2016 C5-01/0018 Nguyễn Thành 363.636 77.208 7/12/2015
Tâm thanh toán
tiền phòng công
tác
…. ……
28/01/2016 C5- Chi phí chi nhánh 87.998.479 5.690 4/12/2015
02N/0098 Nghệ An
Tổng 102.528.21
5
Như vậy một số hóa đơn năm 2015 được hạch toán sang năm 2016, bút toán đề nghị
điều chỉnh của KTV: Nợ TK 6429/ Có TK 111: 102,528,215.
Sau đó KTV cũng tổng hợp tất cả các sai sót đối với chi phí quản lý trên giấy tờ làm
việc của mình. Và tiến hành đối chiếu với các phần hành khác có liên quan để tổng
hợp tất cả các sai sót tương tự như đối với kiểm toán chi phí bán hàng.

58 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Kết luận: TK chi phí hoạt động của doanh nghiệp X còn có một số các sai sót nhưng
chưa trọng yếu.
Đối với công ty CP Dịch vụ Y
- Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chi phí bán hàng:
- Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số liệu giữa TB và sổ chi tiết. Tổng chi phí
bán hàng phát sinh trong kỳ là 2,528,554,167 khớp đúng.
- Kiểm toán viên tiến hành phân tích đối ứng tài khoản thì không có đối ứng bất
thường.
- Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết thì tất cả các thông tin được trình bày
trên tài khoản chi phí bán hàng đều trung thực, hợp lý.

Bảng 2.14: Bảng kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng tại công ty CP Dịch vụ Y
Ngay So So CTG Dien giai Ps no
TT_ CF tổ chức sự kiện
28/12/2015 00442 UNC747 (105/HĐKT_NCTS) 81 450 000
TT_ Mua áo thể thao (HĐ:
31/12/2015 00496 UNC773 0005940) 66 000 000
CF - Xuất kho VLP - Bút Parker -
31/12/2015 00809 PBN+TK+GNT Black - DH 112 000 000
31/12/2015 00934 HĐ CF_ Tổ chức hội nghị năm 2015 64 650 000
CF - Xuất kho BHLD - áo phông
thể thao, mũ thể thao thêu LÔ GÔ
31/12/2015 01100 PBN+TK+GNT NCTS - DH 79 000 000
PXK 1603 - Xuất kho VPP - Bút
31/12/2015 01102 PBN+TK+GNT Parker Rialto - Black - DH 210 000 000
Các mẫu được chọn kiểm toán đều đầy đủ chứng từ hợp lý hợp lệ như ủy nhiệm chi,
giấy báo nợ, hóa đơn.
- Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Do đặc thù là ngành dịch vụ và theo bảng cân đối tài khoàn thì năm 2015 có nhiều
biến động, theo tính thận trọng nghề nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp có nhiều
sai sót trọng yếu.
- Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu sô liệu, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh trong kỳ là 13,210,839,512, cân bằng sổ chi tiết và bảng cân đối phát sinh.

Bảng 2.15: Đối chiếu số liệu chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty CP Dịch vụ Y
Số Tên TK Phát sinh
hiệu Nợ Có
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 210 839 512 13 210 839 512 V
6421 Chi phí nhân công gián tiếp 4 944 982 405 4 944 982 405 V
6422 Vật liệu phụ 1 345 768 090 1 345 768 090 V
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 156 789 032 156 789 032 V
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 1 679 379 309 1 679 379 309 V

59 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
6425 Chi bảo dỡng sửa chữa TS 357 876 968 357 876 968 V
Chi phí thuê tài sản bộ phận văn
6426 phòng 354 466 576 354 466 576 V
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 246 908 743 246 908 743 V
6428 Chi phí bằng tiền khác 4 124 668 389 4 124 668 389 V
V: Khớp đúng giữa TB và sổ chi tiết

- Kiểm toán vên phân tích các đối ứng bất thường thì Chi phí quản lý doanh
nghiệp không có đối ứng bất thường.
Bảng 2.16: Phân tích đối ứng tài khoản tại Công ty CP dịc vụ Y
Index: 7341
Client: Công ty CP dịch vụ X Người lập:
Kỳ kiểm toán: 31/12/2015 Ngày lập:
Nội dung: Phân tích đối ứng TK 642 Người soát xét:
Mục đích: Kiểm tra các đối ứng TK 642 Ngày soát xet:
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK 642
Giải thích nội dung
nghiệp vụ
TK Sum of Ps no Sum of Ps co
111 468.006. -
786
112 1.750.777. -
731
(160. -
131 300)
141 325.448. -
685
152 337.537. -
754
214 559.055. -
959
331 802.959. -
439
334 3.887.070. - >> ref tiền lương
957 Hahtn
335 134.330. - >> ref Hiennnt
978
338 173.023. - >> trích theo lương >>
320 ref Hahtn
352 281.506. -
617
911 21.763.749.580
-
Grand Total 8.719.557.92 21.763.749.580

60 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
6

Kết luận: Không có đối ứng bất thường


- Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết:

Bảng 2.17: Kiểm tra chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Ma So CTG Dien giai Tk Du Ps no
CF_ May trang phục năm 2015 –
PC 0872 HCKH 1111 44 000 000 <B>
PC 0872 CF_ May trang phục năm 2015 – KT 1111 15 000 000 <B>
3311019
PK 00011 CF_ Thuê mặt bằng quý 4 năm 2015 8 84 000 000 (*)
<B> Danh sách nhân viên gồm 252 người
>> Trong đó bộ phận gián tiếp 76
Phòng hành chính 36
Phòng Phát triển nguồn nhân lực 8
Phòng tài chính kế toán 15
Phòng kinh doanh 7
Phòng điều hành 10
Bộ phận gián tiếp (các đội) 176

>> Kế toán đang trích cho bộ phận gián tiếp tương ứng với CP QLDN (59 người): 59,000,000

Số chênh lệch 17 người của bộ phận gián tiếp đang ghi nhận chi phí sản xuất chung: 17,000,000
>> Đề nghị phân loại lại chi phí: Nợ TK 642/ Có TK 627: 17,000,000

+ Kiểm toán viên thực hiện tổng hợp các sai sót vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chứng từ đầy đủ, hợp lý, ngoại trừ một số vấn đề:
Trong năm chi phí may trang phục trả bằng tiền mặt 1.000.000/ người
Kế toán đang hạch toán chi phí may trang phục của bộ phận quản lý sang chi phí sản xuất
chung là 17 người
>> Đề nghị phân loại lại
17,000,0
Nợ TK 642/ Có TK 627 00
Chi phí công tác phí cho việc đi công tác nước ngoài
Định mức Phụ cấp chi tiêu 55 USD/ ngày Mức A
Phụ cấp ở 60 USD/ ngày Mức B
Theo quy định của Nhà nước đối với CB CNV là
Mức A: 15 USD
Mức B: 20 USD
>> Theo đó, phần chi phí vượt quá 2 lần đó sẽ không là chi phí hợp lý tính thuế thu nhập
doanh nghiệp
KTV ước tính chi phí vượt 48,4
định mức 65,920 >> Biên bản kiểm toán

61 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Như vậy sau khi kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp thì ngoài
các sai sót trên thì các thông tin được trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu.
- KTV thực hiện đối chiếu với các phần hành có liên quan và tổng hợp các bút
toán điều chỉnh đối với chi phí hoạt động tại công ty Cp dịch vụ hàng hóa Y
2.2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
 Soát xét lại giấy tờ làm việc
Sau khi đã hoàn thành xong công việc các kiểm toán viên sẽ gửi lại giấy tờ làm
việc cho trưởng nhóm của mình. Trưởng nhóm kiểm toán xem xét xem giấy tờ làm việc
đã được thực hiện đầy đủ các bước theo chương trình kiểm toán hay chưa? Xem xét
trình bày giấy tờ làm việc của kiểm toán viên khoa hoc hay không? Nếu cần phải thực
hiện các bút toán bổ sung thì kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện. Sau đó kiểm toán
viên sẽ tổng hợp lại tất cả các công việc thực hiện và các bút toán điều chỉnh để chuẩn
bị họp thống nhất khách hàng:
 Kiểm toán viên họp với khách hàng, thống nhất số liệu
Sau khi đã hoàn thành xong moi công việc kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành họp
khách hàng, 2 bên cùng trao đổi tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính.
Sau đó kiểm toán viên tổng hợp lại các kết quả kiểm toán và 2 bên cùng ký vào bản
kết quả kiểm toán đó.
 Phát hành báo cáo kiểm toán
Kiểm toán viên lập báo cáo tài chính và gửi lại cho bên khách hàng để kế toán kiểm
tra lại. Khi cả 2 bên cùng thống nhất, thì công ty kiểm toán có trách nhiệm phát hành
báo cáo kiểm toán theo số lượng mà khách hàng yêu cầu trong hợp đồng kiểm toán.
Đồng thời kiểm toán viên cần phải theo dõi các sự kiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán
để có các điều chỉnh hợp lý.
2.3 So sánh quy trình kiểm toán chi phí hoạt động tại hai công ty
 Lập kế hoạch kiểm toán
Tại cả hai công ty thì giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình
kiểm toán đều gồm các bước cơ bản sau:
- Hiểu biết về khách hàng
- Đánh giá rủi ro kiểm toán
- Xác định trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu
- Xây dựng chương trình kiểm toán
Tại các bước này thì kiểm toán viên đều thu thập các thông tin cơ sở, các thông
tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Sau đó kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, xem xét có nên tin tưởng vào hệ thống kế toán, các thông tin của khách
hàng có đáng tin tưởng để xác định rủi ro kiểm toán, giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản
và thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát, đánh giá trọng yếu của các khoản mục còn
nhiều sai phạm để từ đó thiết kế các chương trình kiểm toán.

62 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Tuy nhiên tại công ty TNHH X là khách hàng năm đầu tiên nên kiểm toán viên
cần có bước đánh giá rủi ro kiểm toán để xem xét có nên chấp nhận khách hàng này
hay không? Nếu chấp nhận kiểm toán thì KTV thu thập tất cả các tài lệu có liên quan,
thường đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức trung bình do đảm bảo tính thận
trọng và thiết kế chương trình kiểm toán có nhiều thủ tục hơn so với công ty CP dịch
vụ hàng hóa Y. Công ty Cp dịch vụ hàng hóa Y là khách hàng lâu năm nên tất cả các
thông tin về khách hàng đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán nên kiểm toán viên chỉ cần
thu thập các thông tin mới phát sinh tại năm kiểm toán. Do hệ thống kiểm soát nội bộ
của công ty hoạt động cũng chưa hiệu quả nên KTV cũng chỉ đánh giá rủi ro kiểm soát
ở mức trung bình.
 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán tại 2 công ty đều gồm các bước sau:
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
+ Đối chiếu số liệu
+ Thực hiện thủ tục phân tích
+ Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối với công ty TNHH X thì kiểm toán viên đánh giá có nhiều rủi kiểm toán
nên tất cả các bước phải thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán. Do đặc thù của
doanh nghiệp thương mại là chi phí bán hàng rất phức tạp và có nhiều rủi ro nên trong
bài báo cáo này em đi sâu vào chi phí bán hàng.
Đối với công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Y thì chi phí quản lý doanh nghiệp
có rất nhiều rủi ro. Hệ thống tài khoản sử dụng của khoản chi phí này rất phức tạp, dẫn
đến nhiều sai sót. Do chi phí bán hàng năm nay tăng đột biến so với năm trước nên
KTV chỉ chú trọng các khoản chi phí phát sinh trong năm, không kiểm tra các phát
sinh của năm 2016.
 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Các trưởng nhóm đều soát xét lại giấy tờ làm việc của các thành viên trong
nhóm, tổng hợp các sai phạm và tiến hành họp khách hàng để thống nhất các bút toán
điều chỉnh, tổng hợp số liệu kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán cho khách
hàng.

63 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DO CÔNG TY
TNHH EY THỰC HIỆN
3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do công ty TNHH EY thực
hiện
3.1.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do công ty TNHH EY
thực hiện
EY Việt Nam thành lập được 20 năm nhưng không ngừng phát triển. Là thành
viên của hãng EY toàn cầu nên tất cả các phương pháp và chương trình kiểm toán của
EY Việt Nam đều được cập nhật và vận dụng theo chương trình chuẩn của EY quốc tế.
EY không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng kiểm toán của mình để trở thành công ty
kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.
Kết quả cuối cùng của một cuộc kiểm toán là đưa kết luận về tính trung thực, hợp
lý của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính. Để làm được điều đó đòi hỏi
mỗi kiểm toán viên đều phải thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán chuẩn của
công ty, phải cố gắng thu thập được đầy đủ các bằng chứng để làm căn cứ đưa ra các
kết luận kiểm toán.
Phương pháp kiểm toán của EY được xây dựng dựa trên các Chuẩn mực Kiểm
toán Quốc tế. Trên cơ sở hiểu biết về hoạt động kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách thể kiểm toán thì EY xây dựng các phương pháp kiểm toán. Dựa vào đó
kiểm toán viên sẽ khoanh vùng rủi ro, giảm được số lượng mẫu chọn kiểm tra chi tiết,
dẫn đến giảm thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm toán.
Nhờ sự nỗ lực học hỏi và đúc rút các kinh nghiệm kiểm toán thì EY đã xây dựng
được một phương pháp kiểm toán khoa học, hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt
động kiểm toán. Phương pháp kiểm toán của EY toàn cầu được vận dụng vào Việt
Nam một cách linh hoạt, phù hợp với chế độ và chuẩn mực kế toán-kiểm toán của Việt
Nam. Đối với mỗi khách thể kiểm toán khác nhau thì chương trình kiểm toán được xây
dựng phù hợp để phát hiện được rủi ro kiểm toán đầy đủ nhất và đi sâu vào các phần
hành kế toán trọng yếu.
Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động cũng tuân theo chương trình
kiểm toán các khoản mục khác trên báo cáo tài chính, gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch
kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết
thúc kiểm toán. Nhưng với mỗi khách hàng khác nhau thì mức độ trọng yếu của khoản
mục chi phí hoạt động là khác nhau nên kiểm toán viên cần chú trọng đến các nghiệp
vụ trọng yếu, chứa đựng nhiều rủi ro để nâng cao chất lượng kiểm toán.
 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Tất cả các cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến kết thúc kiểm
toán thì kiểm toán viên đều vận dụng đúng theo chương trình kiểm toán mẫu. Tại giai
đoạn này thì EY đã chú trọng đến thu thập đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động

64 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
sản xuất-kinh doanh của tất cả các khách thể kiểm toán mà EY thực hiện. Từ đó kiểm
toán viên khoanh vùng rủi ro kiểm toán, xác định mức trọng yếu qua biến động của các
chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với
mỗi loại hình doanh nghiệp thì đặc điểm của chi phí hoạt động khác nhau nên KTV
cần phải đánh giá rủi ro và tập trung vào các khoản mục trọng yếu.
Công việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát được các
kiểm toán viên thực hiện đầy đủ thông qua: phỏng vấn, quan sát, thu thập các thông tin
của khách hàng... Tất cả được trình bày trên giấy tờ làm việc và lưu file kiểm toán.
Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và đặc điểm của từng khách hàng thì chủ nhiệm
kiểm toán sẽ thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể cho tất cả các khoản mục được
trình bày trên báo cáo tài chính. Sau đó tiến hành lựa chon nhóm kiểm toán, nếu là
khách hàng cũ thì thường là các thành viên của năm ngoái đã kiểm toán, việc lựa chọn
nhóm như thế giúp giảm thiểu thời gian kiểm toán nhưng hiệu quả của cuộc kiểm toán
đạt được lại rất cao.
 Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động đúng theo
chương trình kiểm toán đã được xây dựng, trình tự các công việc thực hiện được trình
bày đầy đủ trên giấy tờ làm việc, làm cơ sở để đối chiếu với các bước công việc tiếp
theo. Kiểm toán viên đã sử dụng thủ tục phân tích đối với chi phí hoạt động rất tốt
nhằm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để tập trung vào kiểm tra chi tiết. KTV
phân tích đối ứng tài khoản và kiểm tra chi tiết nội dung nghiệp vụ phát sinh mang tính
trọng yếu nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán
hoàn chỉnh nhất. KTV còn sử dụng kết quả kiểm toán của các khoản mục, phần hành
có liên quan đến chi phí hoạt động để tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro kiểm toán.
 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn kiểm toán rất quan trọng, KTV đưa ra ý
kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày tên khoản mục chi phí hoạt
động. Sau khi soát xét giấy tờ làm việc và tổng hợp các sai phạm thì sẽ tiến hành cuộc
họp giữa ban giám đốc và đoàn kiểm toán để thống nhất các bút toán điều chỉnh và
thống nhất số liệu kiểm toán. Sau đó, Kiểm toán viên chính gửi bản dự thảo báo cáo
kiểm toán trình lên ban giám đốc xét duyệt trước khi đưa sang cho khách hàng. Với sự
xét duyệt nhiều cấp đã góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC được người chịu trách nhiệm xem xét
cẩn thận, đánh giá các ảnh hưởng của nó tới BCTC và có điều chỉnh thích hợp đối với
khách hàng kiểm toán. Không chỉ thực hiện kiểm toán cho khách hàng, EY còn nhận
xét về hoạt động của kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời tư vấn cho khách
hàng kiểm toán nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán, nâng cao chất lượng kiểm toán của
khách hàng kiểm toán.

65 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
3.1.2 Nhược điểm của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động do Công ty TNHH
EY thực hiện
 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động rất phực tập và tồn tại nhiều rủi ro kiểm
toán, đặc biệt là đối với các khách hàng có tỷ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu
cao. Vì thế kiểm toán khoản mục này do EY thực hiện vẫn còn có những hạn chế nhất
định.
Thứ nhất, việc tìm hiểu thông tin khách hàng được thực hiện đầy đủ và lưu file
cẩn thận nhưng mới chỉ thu thập các tài liệu về đặc điểm sản xuất - kinh doanh, đặc
điểm tổ chức - quản lý, đặc điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng KTV chưa thu
thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chính
trực của ban giám đốc, các biến động nền kinh tế và các thông tin khác liên quan mà
làm ảnh hưởng đến khoản mục chi phí hoạt động.
Thứ hai, công việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được KTV
thực hiện đầy đủ. EY đều xác định rủi ro kiểm toán ở mức trung bình, kể cả với những
khách hàng có độ rủi ro thấp. Qua trình phỏng vấn khách hàng còn đơn giản, mới chỉ
đánh giá được tổng quan, KTV chưa đi sâu vào đánh giá rủi ro của kiểm toán khoản
mục chi phí hoạt động, các đánh giá còn mang tính chủ quan nên làm quy mô mẫu
chọn tăng lên, tăng thời gian kiểm tra chi tiết. Tất cả dẫn đến thời gian kiểm toán bị
kéo dài mà hiệu quả đạt được thấp, rủi ro kiểm toán tăng lên.
Thứ ba, vấn đề xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán thì chưa
được EY quan tâm đúng mức. EY vận dụng phương pháp xác định trọng yếu của EY
toàn cầu nhưng với mỗi khách hàng khác nhau thì EY chưa có được công thức phân bổ
mức trọng yếu xuống cho từng khoản mục mà tất cả các khoản mục đều chung một
mức trọng yếu. Ngoài ra việc xác định rủi ro còn khái quát theo định tính (thấp, trung
bình, cao) mà không sử dụng mô hình chuẩn để xác định rủi ro kiểm toán: DAR= IR
*CR * DR. Do đó là ảnh hưởng đến tính đầy đủ trong phát hiện sai phạm và đưa ra ý
kiến kiểm toán.
Thứ tư, EY chưa tận dụng lợi thế của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế
hoạch nhằm khoanh vùng rủi ro, đánh giá sơ bộ về khách thể kiểm toán. Các thủ tục
phân tích chưa được thực hiện nghiêm túc, mới chỉ mang tính hình thức nên chưa nâng
cao được hiệu quả kiểm toán.
Thứ năm, thiết kế chương trình kiểm toán đang sử dụng trên chương trình kiểm
toán có sẵn cho mọi khách hàng kiểm toán nên việc sử dụng chương trình mẫu như
vậy là không linh hoạt làm cho chất lượng và hiệu quả kiểm toán không cao.
 Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thứ nhất, về thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát của EY được thiết kế, thực hiện hiệu quả nhưng việc xác
định số lượng mẫu được chọn và tiến hành chọn mẫu mang tính chất chủ quan, phụ

66 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
thuộc vào tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Có nhiều mẫu chọn không
mang tính đại diện làm ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC. Ngoài ra việc thực
hiện các thử nghiệm kiểm soát cũng chưa được các kiểm toán viên tiến hành trong tất
cả các cuộc kiểm toán nên làm tăng các thử nghiệm cơ bản.
Thứ hai, về thực hiện thủ tục phân tích
KTV chỉ thực hiện phân tích ngang về sự biến động chi phí hoạt động qua các
năm hoặc phân tích cơ cấu tỷ trọng chi phí mà chưa thực hiện phân tích dọc. Việc thực
hiện thủ tục phân tích mới chỉ sử dụng các thông tin tài chính mà chưa sử dụng các
thông tin phi tài chính. Như vậy cách thức mà kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân
tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là chưa đúng với bản chất của nó.
Thứ ba, về thực hiện chọn mẫu kiểm toán
KTV chọn mẫu với các khoản mục có nội dung bất thường hoặc các khoản mục
có số dư lớn nên việc chọn mẫu có thể đảm bảo tính trọng yếu nhưng không mang tính
đại diện cho tổng thể, bỏ qua nhiều sai sót nhỏ nhưng có thể được lặp lại sai phạm
nhiều lần.
Thứ tư, về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Vấn đề quan trọng nhất là chọn được các mẫu mang đặc trưng để suy rộng cho
tổng thể. KTV chỉ chú trọng vào đánh giá trọng yếu nên đã bỏ qua các nghiệp vụ
không trọng yếu. Ví dụ như khách hàng là ngành xây dựng công trình nên chi phí bán
hàng phát sinh nhỏ, không trọng yếu, KTV bỏ qua khoản mục đó dẫn đến tăng rủi ro
kiểm toán cho EY, ảnh hưởng tới chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán.
3.1.3 Nhận xét về tổ chức kiểm toán của công ty TNHH EY
 Ưu điểm
Là thành viên của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, EY Việt Nam đã vận dụng
được các kinh nghiệm của EY toàn cầu, cố gắng hết mình để đưa EY là công ty kiểm
toán hàng đầu Việt Nam.
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán thì công ty đã xây dựng quy trình
kiểm toán theo đúng hướng dẫn của chuẩn mực kế toán và được sự soát xét chặt chẽ
của ban giám đốc để giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Trong giai đoạn này thì công ty đã
tìm hiểu về thông tin khách hàng, tìm hiểu quy định của luật pháp, hệ thống kế toán....
Cách thức xác định trọng yếu thì tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà phân bổ
trọng yếu sao cho hợp lý nhất. Việc tổ chức nhân sự tại công ty cũng được chú trọng
đúng mức. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng rõ ràng như sau: Trước khi cùng ký kết
hợp đồng kiểm toán thì công ty có cuộc trao đổi với khách hàng, trưởng phòng kiểm
toán sẽ phân công nhóm kiểm toán và lên lịch kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán của
khách hàng thì chịu trách nhiệm gửi kế hoạch kiểm toán và các tài liệu cần cung cấp
cho khách hàng trước thời gian kiểm toán để tiết kiệm thời gian kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán thì kiểm toán viên thực hiện theo đúng
chương trình kiểm toán. Tất cả các công việc mà kiểm toán viên đã làm đều phải trình

67 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
bày trên giấy tờ làm việc, đồng thời có sự liên kết giữa các phần hành kiểm toán để tiết
kiệm thời gian kiểm toán và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Kiểm toán viên phải thực
hiện đầy đủ các công việc, thu thập được các bằng chứng có gái trị để đưa ra ý kiến
nhận xét của mình đúng đắn nhất. Các KTV trong công ty kiểm toán EY nay đã được
trang bị đầy đủ máy tính xách tay phục vụ cho công việc kiểm toán.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán thì việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được đề
cao trong giai đoạn này. Tất cả các cuộc kiểm toán đều soát xét giấy tờ làm việc và
tổng hợp kết quả cuộc kiểm toán. Việc soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện bởi
trưởng nhóm kiểm toán đối với trợ lý, sau đó chủ nhiệm kiểm toán soát xét giấy tờ làm
việc đối với KTV chính và trợ lý. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán thì tất cả các
số liệu kiểm toán đều phải được kiểm tra đối chiếu với hồ sơ kiểm toán. Việc lưu trữ
hồ sơ kiểm toán đều phải được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và khoa học. về hồ sơ,
giấy tờ làm việc: Giấy tờ làm việc của KTV được trình bày rõ ràng, khoa học, đánh
tham chiếu đầy đủ, các File tài liệu được kẹp đúng vị trí và lưu trữ trong những ngăn
riêng cho từng khách hàng. Sự đồng bộ trong giấy tờ của KTV đã thông qua cuộc sát
hạch của VACPA và đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng. Công ty tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm
toán ngay tại văn phòng làm việc của mình. Mỗi phòng nghiệp vụ phụ trách những
công ty khách hàng nào thì chịu trách nhiệm lưu trữ các file của khách hàng đó, tạo
điều kiện cho việc tìm kiếm và soát xét. Tuy nhiên số lượng hồ sơ kiểm toán nhiều thì
khó khăn trong công tác bảo quản.
 Nhược điểm
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các cuộc phỏng vấn với khách hàng
chưa được thực hiện một cách đầy đủ, các thông tin chưa đủ để đánh giá hệ thống
kiếm soát nội bộ của khách hàng, giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Tất cả các khách hàng
kiểm toán đều được đánh giá ở mức trung bình. Chương trình kiểm toán thì giống nhau
cho mọi khách hàng kiểm toán, mặc dù có nhiều khách hàng có đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó có nhiều chương trình kiểm toán là không phù
hợp. Ngoài ra chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng mục nên rất khó có thể
thấy được các mối liên hệ trong khi các khoản mục lại được thực hiện bởi các kiểm
toán viên khác nhau. Việc thảo luận của các thành viên trong các nhóm kiểm toán là
chưa thường xuyên, dẫn đến có thể kiểm tra tràn lan mà không phát hiện được sai sót.
Chiến lược giảm thiểu thời gian và chi phí kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán thì chưa chú trọng thủ tục phân
tích. Điều đó làm tăng rủi ro kiểm toán vì số lượng mẫu kiểm tra chi tiết nhiều trong
khi số mẫu chon lại phụ thuộc vào tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán. Trong
giai đoạn này mới chỉ chú trọng thủ tục kiểm toán sơ bộ mà chưa thực hiện được các
thử nghiệm kiểm soát.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán thì công ty chưa thực hiện được các thủ tục kiểm
toán thay thế mà thủ tục kiểm toán chính không thực hiện được. Việc xem xét các sự

68 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
kiện sau ngày kết thúc niên độ chưa được chú trọng đúng mức sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng của cuộc kiểm toán.
3.1.4 Nguyên nhân của các hạn chế trong quy trình kiểm toán chi phí hoạt động
do Công ty TNHH EY thực hiện
Việc thực hiện còn hạn chế trong quá trình kiểm toán là một điều không tránh
khỏi. Do số lượng KTV còn bị hạn chế, thời gian làm việc tại các công ty kiểm toán
liên tục nên các KTV không có thời gian tìm hiểu khách hàng, đọc lại file năm trước
hay trao đổi với các KTV tiền nhiệm nên KTV chưa thu thập được đầy đủ các thông
tin về khách hàng, không đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ, không thiết kế
được một chương trình kiểm toán hiệu quả cho từng khách thể kiểm toán. Do thời gian
kiểm toán bị hạn chế nên các KTV phải giảm thiểu các công việc kiểm toán của mình
để đưa ra được các kết luận kiểm toán đúng thời gian. Như các KTV đã không thực
hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, chưa đánh giá rủi ro
kiểm toán mà tất cả các khách hàng đều xác định rủi ro kiểm toán ở mức trung bình.
Ngoài ra EY chọn mẫu bằng phần mền kiểm toán nên chứa đựng nhiều rủi ro mà
không chọn được đầy đủ các mẫu đại diện cho tổng thể. Ngoài ra văn phòng làm việc
của công ty còn quá nhỏ nên việc lưu file hố sơ kiểm toán chưa khoa học, dẫn đến việc
tìm lại file để soát xét lại mất rất nhiều thời gian.
3.2 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt
động
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
Thứ nhất: Do yêu cầu của sự phát triển và hội nhập nền kinh tế toàn cầu
Thực hiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động là một vấn đề tất yếu về cả lý
luận và thực tiễn. Ngành kiểm toán phát triển rất nhanh chóng mặc dù là ngành còn
non trẻ. Từ chỗ cả nước chỉ có một vài công ty kiểm toán thì đến bây giờ có hơn 165
công ty kiểm toán độc lập hoạt động và cạnh tranh nhau về giá và chất lượng kiểm
toán. Ngoài ra còn có nhiều hãng kiểm toán của thế giới cũng mở rộng sang thị trường
Việt Nam không những chỉ có dịch vụ kiểm toán mà còn cả dịch vụ tư vấn….EY mới
được thành lập từ năm 1992, EY đang cố gắng không ngừng bởi được trợ giúp hãng
kiểm toán EY toàn cầu. Tất cả điều đó đòi hỏi EY Việt Nam phải ngày càng phát triển
và nâng cao chất lượng kiểm toán để tạo được uy tín, đạt được các mục tiêu đặt ra của
mình. Nâng cao chất lượng kiểm toán là đòi hỏi mọi quy trình kiểm toán các khoản
mục đều được thực hiện đầy đủ, rõ ràng, giảm rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất. Vì
vậy hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động nói riêng và tất cả các quy trình
kiểm toán khác nói chung là một tất yếu khách quan mà EY Việt Nam phải thực hiện.
Thứ hai, Do Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động mà EY Việt Nam đang thực
hiện còn có những hạn chế nhất định.
EY đang thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán của hàng EY toàn cầu. Là
một chương trình kiểm toán đầy đủ, làm định hướng kiểm toán cho các khách hàng

69 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
khác nhau của EY Việt nam. Tuy nhiên khi tiến hành các cuộc kiểm toán với các
khách hàng còn gặp nhiều hạn chế về hiểu biết khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá trọng yếu và rủi ro, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thực
hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Tất cả được làm rõ tại các phần tiếp
theo. Khoản mục chi phí hoạt động là một khoản mục rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Làm thế nào để kiểm
soát tốt chi phí, gia tăng được lợi nhuận trong doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu
của nhà quản lý. Như vậy không chỉ có EY Việt Nam mà tất cả các công ty kiểm toán
khác đều đang cố gắng hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng kiểm toán của mình.
Thứ ba, để hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động thì EY Việt nam
cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:.
- Tất cả các bước phải dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán và chế độ kế toán
- Các giải pháp mà EY đưa ra phải có tính khả thi, đảm bảo được hiệu quả và
hiệu năng của cuộc kiểm toán. Đảm bảo không có mâu thuẫn so với quy trình kiểm
toán của Hãng EY toàn cầu.
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước, phù hợp với các chính sách của các cơ
quan có thẩm quyền.
3.2.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do EY
thực hiện
Qua một thời gian thực tập tại EY Việt Nam và qua sự cần thiết hoàn thiện
kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động thì em xin trình bày một số phương hướng
sau:
Thứ nhất, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
 lập tìm hiểu khách thể kiểm toán
Công ty Kiểm toán EY có đội ngũ kiểm toán viên nhiệt tình, năng động, là một
công ty kiểm toán rất trẻ, có rất nhiều khách hàng kiểm toán lâu năm. Các KTV đã
thực hiện đầy đủ công tác tiếp cận và thu thập các thông tin khách nhưng do quỹ thời
gian hạn hẹp phân bổ cho một khối lượng công việc đồ sộ của mỗi cuộc kiểm toán, nên
việc tiếp cận và thu thập thông tin với các khách hàng cũ, khách hàng thường niên lại
chưa được chú trọng. Nên cần có một cuộc họp ngắn giữa nhóm kiểm toán năm trước
và kiểm toán năm nay (khoảng 30phút) để trao đổi về các vấn đề đặc thù, đáng lưu tâm
nhất của khách hàng, việc này tuy mất không nhiều thời gian nhưng sẽ tiết kiệm được
lượng thời gian đáng kể trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, giúp kiểm toán viên có
cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Điều này
cũng quan trọng trong phần hành kiểm toán chi phí hoạt động, mỗi loại hình doanh
nghiệp khác nhau nhưng lại mang một đặc điểm và tính trọng yếu của khoản mục chi
phí hoạt động là khác nhau.
 Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

70 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Công ty nên tăng cường các thủ tục phân tích và tiến hành các thủ tục này trong
mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán theo đúng quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam cũng như các quy định, chuẩn mực quốc tế. Thông qua các bước so sánh,
với các chỉ tiêu như các con số thống kê, các định mức hay các ước tính ban đầu của
chính doanh nghiệp, của kiểm toán viên hoặc các công ty cùng ngành,… để phản ánh
đúng tình hình kinh doanh, hoạt động của khách hàng.
 Xây dựng chương trình kiểm toán
Công ty nên có các kiểm toán viên có kinh nghiệm phải lập một chương trình
kiểm toán cho mỗi khách hàng là khác nhau. Không nên dựa theo chương trình kiểm
toán mẫu như hiện nay mà áp dụng cho tất cả các khách hàng vì mỗi khách hàng có
một đặc điểm riêng về khoản mục chi phí hoạt động.
Thứ hai, Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
 Thực hiện thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích thường chỉ được áp dụng cho giai đoạn thực hiện kiểm
toán. Các KTV cần tuân theo đúng CMKT Việt Nam, thực hiện thủ tục này trong mọi
giai đoạn của cuộc kiểm toán.
 Thực hiện kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên kiểm tra các dấu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện
kiểm tra logic của các chứng từ có liên quan. Khối lượng các nghiệp vụ cũng như khối
lượng chứng từ của các khách hàng quá lớn, cho nên việc áp dụng kiểm tra 100% là
không thể thực hiện được trong quỹ thời gian có hạn của một cuộc kiểm toán. Chính vì
vậy, theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530 về Lấy mẫu kiểm toán và các
thủ tục lựa chọn khác. Để giảm thiểu những thiếu sót đáng tiếc do quá trình chọn mẫu,
kiểm toán viên có thể áp dụng nhiều phương pháp điều tra chọn mẫu như chọn mẫu
ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu theo khối, chọn mẫu
theo nhận định nhà nghề,…
Thứ ba, giai đoạn kết thúc kiểm toán
Các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được các kiểm toán viên bảo quản, sắp
xếp theo một thứ tự quy định, phù hợp để hình thành nên hệ thống file giấy, phục vụ
cho việc đối chiếu của các cấp quản lý. Kiểm toán viên chính phụ trách cuộc kiểm toán
tập hợp cả file giấy và file mềm, tổng hợp các phát hiện, dựa trên các đề xuất điều
chỉnh của kiểm toán viên để đưa ra các bút toán điều chỉnh cuối cùng và phát hành báo
cáo kiểm toán.
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
3.3.1 Giải pháp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vai
trò rất quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Lập kế
hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị
để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC được kiểm toán. Từ đó giúp các KTV phối

71 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
hợp hiệu quả với nhau, căn cứ vào các kế hoạch được lập thì KTV có thể soát xét và
đánh giá chất lượng công việc kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả, gắn chặt mối
quan hệ giữa công ty và khách hàng kiểm toán. Như vậy lập kế hoạch kiểm toán là giai
đoạn rất quan trọng , đòi hỏi tất cả các công ty kiểm toán đều phải cố gắng hoàn thiện
để nâng cao chất lượng kiểm toán.
- Thứ nhất, về tìm hiểu khách thể kiểm toán
 Nội dung của giải pháp
Trong giai đoạn này, EY cần tiến hành thu thập thêm thông tin về môi trường
bên ngoài như các thông tin thị trường, thông tin về ngành nghề kinh doanh cũng lĩnh
vực, các yếu tổ ảnh hưởng đến phong cách và quan điểm điều hành quản lý của ban
giám đốc...Ngoài các phương pháp thu thập bằng chứng như phỏng vấn, quan sát... thì
kiểm toán viên có thể tham khảo các thông tin qua báo chí, truyền hình... Qua đó đánh
giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán chính xác và hiệu quả hơn.
 Cơ sở của giải pháp
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán quy định
rõ: “Để thực hiện được kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh
doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn của đơn vị
được kiểm toán mà đánh giá của KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc
kiểm tra của KTV hoặc đến BCKT”. KTV và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch
kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả. Qua đó kiểm toán viên
phải tìm hiểu các thông tin khách hàng như: các hiểu biết chung về tình hình kinh tế,
đặc điểm kinh doanh nào tác động chính đến tính trọng yếu của khoản mục chi phí
hoạt động. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về lĩnh vực hoạt động, kết quả
tài chính, các thay đổi nghĩa vụ pháp lý năm nay so với năm trước.
 Các biện pháp triển khai của giải pháp
Các KTV phải trao đổi với các KTV tiền nhiệm, những người đã tiến hành kiểm
toán cho khách hàng các năm trước hoặc đã kiểm toán cho các khách hàng trong cùng
ngành nghề kinh doanh, hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, ban giám đốc của khách
hàng. Ngoài ra, KTV có thể có những hiểu biết qua sách báo, tạp chí chuyên ngành, có
thể lấy thông tin từ niên giám thống kê do tổng cục thống kê phát hành hàng năm. Nếu
khi KTV thấy rằng không ai trong nhóm kiểm toán có khả năng chuyên môn hoặc khả
năng về lĩnh vực nào đó để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhất định khi đó
KTV có thể sử dụng các ý kiến của các chuyên gia để tư vấn cho mình.
 Tác dụng của giải pháp
Các thông tin về khách hàng phải cần được quan tâm thích đáng, giúp kiểm
toán viên nắm bắt được bản chất của chi phí từ đó định hướng các tiểu khoản chi phí
chứa nhiều rủi ro giúp lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán hiệu quả hơn.
Tất cả các cuộc kiểm toán phải tìm hiểu các thông tin về khách hàng và lưu hồ
sơ đầy đủ về khách hàng trong file kiểm toán.
- Thứ hai, thực hiện thủ tục phân tích

72 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
 Nội dung của giải pháp
Đây là kỹ thuật kiểm toán ưu việt với chi phí thấp, hiệu quả cao. EY cần tận
dụng được lợi thế của thủ tục này trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm xác rủi ro, đánh
giá sơ bộ về khách thể kiểm toán. Sau khi KTV đã thu thập được đầy đủ các thông tin
cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV thực hiện các thủ tục
phân tích đối với các thông tin thu thập được để hỗ trợ cho lập kế hoạch nhằm thu thập
các hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV xác định các vấn đề
nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.
 Cơ sở của giải pháp
Theo chuẩn mực hiện hành các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các
cuộc kiểm toán và được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán: “Chuyên gia
kiểm toán phải tiến hành các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch và khi kiểm tra lại tính
hợp lý của toàn bộ BCTC – VAS 520. Theo chuẩn mực kiểm toán số 520 thì thủ tục
phân tích là “ quá trình đánh giá lại các thông tin tài chính được thực hiện thông qua
việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi
tài chính. Nó bao hàm cả dữ liệu trên sổ với các số liệu ước tính của KTV”.
 Các biện pháp để thực hiện thủ tục phân tích
Tại công ty TNHH EY thì các KTV mới chỉ thực hiện các thủ tục phân tích
ngang trong kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động mà chưa thực hiện các thủ tục
phân tích dọc. Việc phân tích dọc dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu, các khoản mục
khác nhau trên BCTC. Các kiểm toán viên nên so sánh tỷ lệ chi phí hoạt động so với
tổng chi phí, tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng doanh thu...,
 Tác dụng của giải pháp
Khi KTV thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích ngang và thủ tục phân tich dọc
thì KTV sẽ thấy được các biến động bất thường, để từ đó khoanh vùng được rủi ro và
xác định trọng yếu, giảm các thử nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện kiểm toán để
giảm chi phí kiểm toán.
- Thứ ba, thực hiện thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB
 Nội dung của giải pháp
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một công việc phức tạp,
đòi hỏi các KTV phải có kinh nghiệm. EY cũng đã xây dựng chương trình tìm hiểu và
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng chưa được chi tiết. Tìm hiểu
và đánh giá phải được cụ thể cho từng khoản mục kiểm toán. Đối với khoản mục chi
phí hoạt động thì KTV cần phải xây dựng được bảng câu hỏi phù hợp
 Cơ sở của giải pháp
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro kiểm toán và
KSNB, trong khuôn khổ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến
các chính sách, các thủ tục liên quan của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB có ảnh
hưởng đến cơ sở dẫn liệu cho việc lập báo cáo tài chính. Tìm hiêu và đánh giá hệ

73 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
thống kiểm soát nội bộ là công việc phức tạp đòi hỏi kiểm toán viên phải có kinh
nghiệm và năng lực kiểm toán tốt.
 Các biện pháp triển khai để thực hiện giải pháp
EY cũng đã xây dựng mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng tài liệu này
chỉ nên sử dụng khi có kết quả tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ của khách hàng.
Nhưng nội dung của bảng đánh giá hệ thống KSNB của EY còn rất chung chung
không phát huy được hết tác dụng đối với những khách hàng khác nhau. KTV nên kết
hợp sử dụng bảng câu hỏi đóng với câu hỏi mở để tăng thêm hiểu biết hay sử dụng các
thủ tục quan sát, phỏng vấn, walk through test, thu thập ý kiến của KTV tiền nhiệm…
 Tác dụng của giải pháp
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các KTV nếu đươc thực
hiện đầy đủ theo chuẩn mực và EY thiết kế được một bảng câu hỏi cho từng khoản
mục thì sẽ giúp các KTV rút ngắn được các thử nghiệm cơ bản, làm nâng cao hiệu quả
và giảm chi phí kiểm toán. Trong thời điểm hiện nay có rất nhiều các công ty kiểm
toán cạnh tranh nhau không chỉ về chất lượng mà còn cả chi phí kiểm toán, để trở
thành công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam thì EY phải không ngừng nâng cao các
thủ tục tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm chi phí
kiểm toán.
- Thứ tư, Xác định mức trọng yếu
 Nội dung của giải pháp
Việc xác định và phân bổ trọng yếu nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần giảm
thiểu các thử nghiệm cơ bản nhưng lại đạt hiệu quả cao. EY cần xây dựng phương
pháp tính và phân bổ trọng yếu, để hoàn thiện việc phân bổ trọng yếu cho khoản mục
kiểm toán, tăng tính chính xác cho việc đánh giá trọng yếu của tổng thể BCTC, từ đó
có những định hướng cụ thể cho quá trình thực hiện và đưa ra ý kiến kiểm toán.
 Cơ sở của giải pháp
Theo giáo trình Kiểm toán tài chính của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thì
“Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các thông tin tài
chính hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để
xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm”. Như vậy thì
KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của các thông tin tài
chính và đánh giá các ảnh hưởng của nó cho từng khoản mục.
 Các biện pháp thực hiện giải pháp
Hiện nay EY dựa trên yếu tố doanh thu để xác định mức trọng yếu nhưng thu
nhập thuần là một yếu tố quan trọng nhất vì nó được xem là một khoản mục thông tin
then chốt đối với người sử dụng. Để đánh giá các sai sót là trọng yếu thì KTV cần phải
đánh giá cả về giá trị và bản chất của sai sót đó. KTV không nên bỏ qua các sai sót nhỏ
vì có thể các sai sót nhỏ gây ra tác động dây chuyền làm ảnh hưởng đến BCTC, các sai
sót làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn được coi là trọng yếu. Ngoài ra khi KTV xác
định được mức trọng yếu thì cần phải phân bổ chúng cho từng khoản mục, đó là sai số

74 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
chấp nhận được đối với từng khoản mục. Việc phân bổ phải được thực hiện theo cả hai
hướng mà sai phạm có thể diễn ra: Khai khống hoặc khai thiếu. Do công việc này chủ
yếu dựa vào tính chủ quan và xét đoán nghề nghiệp của KTV nên đòi hỏi các KTV
phải có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này.
 Tác dụng của giải pháp
Khi KTV phân bổ được mức trọng yếu cho từng khoản mục thì KTV có thể thu
thập được các bằng chứng thích hợp, làm sao giảm thời gian và chi phí kiểm toán mà
hiệu quả kiểm toán lại được nâng cao.
- Thứ năm, về đánh giá rủi ro kiểm toán
 Nội dung của giải pháp
Hiện nay EY đang đánh giá mức rủi ro kiểm toán ở mức trung bình cho hầu hết
các khách hàng nhưng điều đó là không phù hợp nên cần tránh tình trạng KTV xác
định rủi ro kiểm toán ở mọi đối tượng khách hàng là như nhau, kể cả với những khách
hàng có độ rủi ro thấp. Mức độ đánh giá rủi ro kiểm toán thể hiện cả về mặt định lượng
và định tính với ba mức độ: thấp, trung bình, cao (mức rủi ro là 1,2,3). EY nên tiến
hành mở rộng phạm vi định lượng của rủi ro để có thể phản ánh đúng rủi ro kiểm toán.
 Cơ sở lý luận của giải pháp
Trên cơ sở đánh giá mức trọng yếu thì KTV cần phải đánh giá khả năng sai sót
trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho
việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán. Theo CMKT
quốc tế IGA 25, thì “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi
đưa ra các nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót
nghiêm trọng”. Các rủi ro kiểm toán gắn liền với rủi ro kinh doanh, rủi ro mà KTV sẽ
phải chịu thiệt hại vì mối quan hệ với khách hàng, trong trường hợp báo cáo kiểm toán
cung cấp cho khách hàng đó là sai.
 Các biện pháp để thực hiện giải pháp
Rủi ro kiểm toán gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. Việc
đánh giá rủi ro kiểm toán được quy định như sau: Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và khoanh vùng rủi ro kiểm toán theo kinh nghiệm của năm trước và theo
các đối ứng bất thường cùng các nghiệp vụ kế toán có nội dung phức tạp.
Kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm toán theo công thức: DAR = IR * CR * DR.
trong đó CR được đánh giá ngay từ ban đầu sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ. Công việc xác định rủi ro kiểm toán làm ảnh hưởng đến quy mô mẫu chọn khi thực
hiện kiểm toán chi tiết, ảnh hưởng tới thời gian và hiệu quả kiểm toán.
 Tác dụng của giải pháp
Khi KTV đánh giá được rủi ro kiểm toán, dựa trên trọng yếu được xác định thì sẽ
xác định được số lượng mẫu cần chọn trong quá trình kiểm tra chi tiết. Khi đánh giá
được các rủi ro trong kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động thì KTV cũng sẽ giới hạn
được rủi ro kinh doanh.
- Thứ sáu, xây dựng chương trình kiểm toán

75 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
 Nội dung của giải pháp
Chương trình kiểm toán là những dự thảo chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thời gian kiểm toán, nhân sự và các thông tin cần thu thập được. Do đó
một chương trình kiểm toán hoàn hảo sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán. Mỗi chương
trình kiểm toán đều bao gồm các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản. Tại
EY thì chương trình kiểm toán được xây dựng cho tất cả các khách hàng kiểm toán,
theo mẫu có sẵn như vậy là không khoa học, thiếu thực tế. Kiểm toán viên cần vận
dụng chương trình kiểm toán mẫu để xây dựng chi tiết cho từng khách hàng kiểm toán,
bám sát tình hình từng khách hàng sẽ hiệu quả hơn.
 Cơ sở của giải pháp
Theo Giáo trình Kiểm toán tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thì
“Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực
hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như các dự
kiến về các tư liệu, các thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của
chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản
mục hay bộ phận được kiểm toán”. Một chương trình kiểm toán được thiết kế đều gồm
3 phần: trắc nghiệm công vệc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư. Mỗi
phần được chia nhỏ thành các chu trình nghiệp vụ và các khoản mục BCTC. Việc thiết
kế các loại hình trắc nghiệm này đều gồm các nội dung: Xác định thủ tục kiểm toán,
quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.
 Các biện pháp thực hiện của giải pháp
Hiện tại EY đang áp dụng một chương trình kiểm toán chung cho mọi khách thể
kiểm toán. Nhưng đó là không khoa học, đối với mỗi khoản mục hay mỗi chu trình thì
EY nên đánh giá trọng yếu và rủi ro cố hữu, đánh giá rủi ro kiểm soát dưới chu kỳ
kiểm toán đang được kiểm toán, xác định được các thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu
chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. Đối với khoản mục chi phí hoạt
động thì KTV cần phải xác định được khoản chi phí nào là trọng yếu, xác định khoản
chi phí nào được kiểm tra chi tiết, số mẫu chọn phải phù hợp để đảm bảo hiệu quả
kiểm toán....
 Tác dụng của giải pháp
Một chương trình kiểm toán được thiết kế chi tiết cho từng khách thể kiểm toán
sẽ bám sát vào tình hình cụ thể từng khách hàng, mang lại hiệu quả của cuộc kiểm toán
cao hơn. Đây cũng chính là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát
cuộc kiểm toán qua các bước công việc nào còn phải thực hiện. Là bằng chứng để
chứng minh các cuộc kiểm toán được thực hiện.
3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thứ nhất, về thực hiện thử nghiệm kiểm soát
 Nội dung của giải pháp
Phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được KTV xác định dựa vào xét
đoán chuyên môn của mình sau khi cân nhắc đến mức độ trọng yếu, rủi ro được đánh

76 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
giá và mức độ bảo đảm mà KTV dự kiến thu thập được. Đối với những khách hàng
được đánh giá rằng hệ thống KSNB hoạt động không hiệu quả thì thử nghiệm kiểm
soát cần được thực hiện trong cuộc kiểm toán. KTV sẽ quyết dịnh quy mô mẫu chọn
để tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Ngoài ra kiểm toán viên cần thực hiện các thử
nghiệm kiếm soát sau: Xem xét sự tồn tại của các quy định về hạch toán chi phí hoạt
động, Kiểm tra quy trình luân chuyển chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và dấu
hiệu của sự phê chuẩn. Phỏng vấn nhân viên các đơn vị có liên quan đến quy trình luân
chuyển chi phí hoạt động, quan sát thực tế... Các bằng chứng kiểm toán thu thập được
lưu trong hồ sơ kiểm toán.
 Cơ sở của giải pháp
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội
bộ và đánh giá ban đầu là hệ thống kiểm soát hoạt động có hiệu lực, các thủ tục kiểm
soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt
động của hệ thống KSNB. Theo CMKT Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm
soát là việc kiểm tra để thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và
sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”.
 Các biện pháp để thực hiện giải pháp
Kiểm toán viên có thể thực hiện các phương pháp sau: Quan sát thực tế, phỏng
vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại… Sau khi thực hiện các
biện pháp kỹ thuật là chủ yếu, cần lưu hồ sơ, xem xét ảnh hưởng của các phát hiện qua
kiểm tra đến lựa chọn các phép thử cho mỗi hoạt động cần kiểm tra.
 Tác dụng của giải pháp
Các thử nghiệm kiểm soát là các bằng chứng để chứng minh sự tồn tại và hoạt
động có hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các kết quả được lưu trong hồ sơ
kiểm toán, nếu phát hiện qua kiểm tra trùng hợp với đánh giá ban đầu trong kế hoạch
thì các thủ tục sẽ được giữ nguyên, nếu ngược lại thì KTV phải thực hiện các bước
công việc khác.
- Thứ hai, về thủ tục phân tích
 Nội dung của giải pháp
Các kỹ thuật phân tích được sử dụng gồm phân tích các số liệu, thông tin và phân
tích tỷ suất, qua đó tìm ra xu hướng biến động và giải thích các chênh lệch bất thường.
KTV cần thực hiện thủ tục phân tích bao gồm cả phân tích ngang và phân tích
dọc: phân tích ngang về sự biến động chi phí hoạt động giữa các thời kỳ khác nhau,
phân tích cơ cấu tỷ trọng chi phí. Phân tích dọc là tính tỷ lệ chi phí so với doanh thu
từng tháng để thấy được sự biến động. Ngoài ra, việc phân tích cũng cần kết hợp đánh
giá với các thông tin phi tài chính. EY cũng nên tăng cường xây dựng và áp dụng mô
hình phân tích để đánh giá chênh lệch kiểm toán, khoanh vùng rủi ro. EY muốn tăng
lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì việc tăng cường áp dụng và áp dụng triệt để thủ
tục phân tích sẽ là giải pháp tốt nhằm giảm thiểu chi phí, bảo đảm chất lượng kiểm

77 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
toán mà hiện nay các công ty kiểm toán lớn đang sử dụng phần mềm phân tích kiểm
toán rất tốt.
 Cơ sở của giải pháp
Theo giáo trình Kiểm toán tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thì
“Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính
hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa các
thông tin tài chính với nhau và mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính”. Kỹ thuật kiểm tra chi tiết bao gồm: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu
hướng và phân tích tỷ suất.
 Các biện pháp để thực hiện giải pháp
Như vậy KTV cần phải áp dụng cả phân tích ngang và phân tích dọc, nên so
sánh tỷ lệ doanh thu với chi phí hàng tháng để đảm bảo nguyên tắc ghi nhận doanh thu
phù hợp với chi phí. Hiện tại thì thủ tục phân tích tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
và thực hiện kiểm toán của EY chưa có sự khác nhau rõ rệt. Đối với khoản mục chi phí
hoạt động thì KTV cần phải thực hiện thủ tục phân tích đối với các chi phí cố định như
chi phí lương nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí quản lý cố định như chi phí điện,
nước... Khi phát hiện được các chênh lệch thì KTV cần phải trao đổi với khách hàng
để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết thì phải sử dụng thêm thủ tục
kiểm tra chi tiết để thu thập đầy đủ các bằng chứng để đưa ra kết luận kiểm toán đúng
đắn và thuyết phục.
 Tác dụng của giải pháp
Khi các KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí hoạt động thì sẽ thấy
được các biến động của chi phí giữa các kỳ hoặc biến động so với các chỉ tiêu khác.
Từ đó kiểm toán viên sẽ nhanh chóng xác định được chênh lệch, tập trung các vùng
trọng yếu làm giảm thủ tục kiểm tra chi tiết mà vẫn mang lại hiệu quả kiểm toán cao.
Thứ ba, thực hiện kiểm tra chi tiết
 Nội dung của giải pháp
Hiện nay phương pháp chọn mẫu mà EY đang áp dụng là dựa vào phần mền
chọn mẫu và phán đoán của KTV, EY nên áp dụng các phương pháp chọn mẫu mang
tính đại diện cao hơn mà vẫn đảm bảo được tính trọng yếu như chọn mẫu phân tầng…
Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào đánh giá của KTV về tính chất của
chi phí hoạt động đối với từng khách hàng. Đòi hỏi kiểm toán viên phải có năng lực và
kinh nghiệm kiểm toán.
Khi tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết thì KTV cần tập trung chú trọng những
khoản mục trọng yếu nhưng không bỏ qua các khoản mục không trọng yếu bởi có thể
những sai phạm không trọng yếu gộp lại sẽ trở thành trọng yếu đối với viêc đưa ra ý
kiến kiểm toán của KTV, ảnh hưởng tới tính trung thực hợp lý của thông tin trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
 Cơ sở của giải pháp

78 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Tại CMKT số 530 – Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác đã nêu
rõ “các nguyên tắc, thủ tục cơ bản, và hướng dẫn được áp dụng các nguyên tắc và thủ
tục cơ bản về lấy mẫu kiểm toán”. KTV dựa trên chuẩn mực này để tiến hành công tác
chọn mẫu tại khách hàng.
 Các biện pháp để thực hiện giải pháp
Trước khi thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết thì EY nên khoanh vùng rủi
ro, giảm thiểu thủ tục để kiểm tra chi tiết. Sau đó thực hiện kết hợp hoặc riêng lẻ các
phương pháp chọn mẫu xác suất.
 Tác dụng của giải pháp
Chọn mẫu kiểm toán nếu được thực hiện một cách đầy đủ sẽ phát huy tối đa
hiệu quả của các phương pháp khác, khắc phục được các hạn chế và sẽ chọn được các
mẫu đại diện, làm cho thủ tục kiểm tra chi tiết được chính xác.
3.3.3 Kết thúc kiểm toán
 Cơ sở của giải pháp
Theo CMKT số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nêu rõ những
yêu cầu, quy định về nhân sự trong thực hiện kiểm toán. Theo CMKT số 230 – Hồ sơ
kiểm toán nêu lên những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các
nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu
trữ hồ sơ kiểm toán BCTC.
 Nội dung của giải pháp
Việc tổ chức bảo quản. lưu trữ hồ sơ kiểm toán, việc quản lý, sử dụng nguồn
nhân lực .. của EY phải được thực hiện dựa trên cơ sở hai chuẩn mực trên.
Thứ nhất, đối với hồ sơ và giấy tờ làm việc
Công ty nên có phòng lưu trữ hồ sơ riêng, chỉ lưu trữ tại văn phòng đối với
những hồ sơ thường hay sử dụng để tạo thuận lợi quản lý hồ sơ. Đồng thời công ty cần
thiết lập hồ sơ kiểm toán chung cho khách hàng cũ để giúp KTV tiết kiệm thời gian
trong thu thập thông tin.
Thứ hai, đối với vấn đề nhân sự
Do nhân sự trong mùa kiểm toán thiếu nên hầu hết các kiểm toán viên đều phải
làm thêm giờ để hoàn thành công việc được giao. EY cần tuyển thêm nhiều nhân viên
mới, đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng kiểm toán. Ngoài ra công
ty cũng nên tăng cường tiếp nhận và đào tạo sinh viên thực tập để trợ giúp cho công
việc kiểm toán. Sau đó xem xét nếu sinh viên nào đáp làm việc tốt, đáp ứng đúng theo
các chi tiêu mà EY đề ra thì sẽ giữ lại làm nhân viên chính thức, điều đó làm giảm chi
phí đào tạo mà nâng cao hiệu quả làm việc do các sinh viên đã được làm quen môi
trường làm việc của công ty, Đồng thời không ngừng cập nhật các thông tin mới, đào
tạo các kiểm toán viên trể không chỉ qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh chị mà
thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên sâu ngoài mùa kiểm toán. Công ty cũng nên phối
hợp đào tạo với các trường đại học để có thể tiếp nhận những lớp sinh viên đáp ứng tốt

79 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
nhất nhu cầu của mình.
3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
3.4.1 Một số kiến nghị đối với công ty kiểm toán EY
 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động
Thực hiện khảo sát hệ thống kiểm soát nộ bộ sẽ được tiến hành trong tất cả các
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính để xác định rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. Ngày
nay cùng với sự hội nhập và phát triển, áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào
trong lĩnh vực quản lý giúp cho rủi ro cố hữu giảm xuống, hiệu lực của hệ thống kiểm
soát nội bộ được nâng cao rõ rệt và các thủ tục kiểm soát sẽ đáng tin cậy hơn, giúp
nâng cao hiệu quả kiểm toán. Từ đó các KTV sẽ đưa ra các kết luận kiểm toán của
mình chủ yếu từ các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, chứ không phải chủ yếu từ
thủ tục kiểm tra chi tiết như hiện nay. Tại công ty EY việc thực hiện thủ tục kiểm soát
là rất hạn chế, chưa nâng cao được hiệu quả kiểm toán. Đây là một hạn chế lớn của
kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động.
Để tăng cường thủ tục kiểm soát thì công ty nên xây dựng bảng câu hỏi đánh
gía hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với mỗi phần hành khác nhau sẽ có
1 bảng câu hỏi riêng, bảng câu hỏi này được lập dơn giản dưới dạng các câu hỏi đóng:
có hoặc không. Với khoản mục chi phí hoạt động thì bảng câu hỏi được thiết kế như
sau:
Bảng 3.1: Các thủ tục kiểm soát đối với chi phí hoạt động.
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động Có Không
1. Việc phân công nhiệm vụ trong đội ngũ kế toán có hợp lý và
đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn
không?
2. Khách hàng có hệ thống KSNB không?
3. Đơn vị có quy định cụ thể bằng văn bản về trách nhiệm và nghĩa
vụ của từng nhân viên kế toán không?
4. Đơn vị có quy định về định mức chi phí hay dự toán chi phí
không?
5. Đơn vị có xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết đối với chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không?
6. Đơn vị có thực hiện kiểm tra, soát xét các khoản chi cho bán
hàng và quản lý doanh nghiệp là hợp lý, hợp lệ chưa?
7. Đơn vị có thực hiện phân cấp xét duyệt chi tiêu không?
8. Các chi phí có biến động bất thường có được phân tích nguyên
nhân và báo cáo lại cho ban giám đốc khộng?
9. Đơn vị có lập báo cáo chi phí hàng tháng, hàng quý không?
10. Khách hàng có thực hiện theo dõi chi tiết cho từng khoản mục
chi phí không

 Kiểm soát số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán năm đầu tiên

80 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Căn cứ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 – Kiểm toán Số dư đầu
năm tài chính, đoạn 02 quy định: “Khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu
tiên, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo:
1. Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính
năm nay.
2. Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được
phân loại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết.
3. Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán
đã được điều chỉnh trong Báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần
thuyết minh Báo cáo tài chính”.
Việc kiểm toán lại số dư đầu năm này hết sức quan trọng không chỉ với khách
hàng mà còn với chính Công ty kiểm toán. Với khách hàng, chất lượng dịch vụ mà họ
được cung cấp sẽ đầy đủ hơn, Báo cáo tài chính trình bày trung thực và chính xác hơn.
Với Công ty kiểm toán sẽ nâng cao uy tín và chất lượng các dịch vụ cung cấp cho
khách hàng
Thực tế thì khi kiểm toán công ty TNHH X là khách hàng năm đầu tiên nhưng
Thực tế, EY đều ghi nhận số dư đầu năm do khách hàng cung cấp mà không thực hiện
kiểm tra lại số dư đầu năm đó. Như vậy, EY nên xây dựng các thủ tục kiểm toán đối
với số dư đầu năm của những khách hàng kiểm toán lần đầu. Như KTV xem xét các số
dư đầu năm có được phản ánh theo đúng chế độ kế toán được áp dụng năm trước và áp
dụng nhất quán trong năm nay hay không? Nếu có sự thay đổi, KTV phải kiểm tra và
giải thích nguyên nhân cảu các thay đổi đó. Nếu Báo cáo tài chính năm trước được
kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán khác, KTV có thể kiểm tra số dư đầu năm bằng
cách đối chiếu số dư trên Báo cáo tài chính của đơn vị với Báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của năm trước. Nếu Báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc
đã được kiểm toán nhưng KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán đó, KTV sẽ
thực hiện một số thủ tục kiểm toán khác như: Giám sát kiểm kê, gửi thư xác nhận,…
 Về cách thức chọn mẫu kiểm toán.
Nếu các thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích được các KTV sử dụng tốt
thì sẽ giúp cho số lượng mẫu chọn trong kiểm tra chi tiết được giảm bớt, làm giảm chi
phí kiểm toán nhưng hiệu quả vẫn cao. Thực tế thì các kiểm toán viên chọn mẫu chủ
yếu dựa theo nguyên tắc số lớn, các nghiệp vụ có số dư lớn và có nội dung bất thường
thì được các KTV chọn trước. Tất cả phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp và kinh
nghiệm của KTV. Có thể nhiều khi số lượng mẫu quá nhiều làm hạn chế thời gian
kiểm toán mà KTV không thể kiểm tra được tất cả các chi phí phát sinh. Như vậy làm
thế nào để mang lại tính chính xác cao nhất là vấn đề mà tất cả các KTV phải quan
tâm.
Để giải quyết vấn đề trên, đối với khoản mục chi phí hoạt động, KTV có thể
tiến hành chọn mẫu theo phương pháp dựa trên bảng số ngẫu nhiên. Bảng số ngẫu

81 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi số ngẫu nhiên gồm 5
số thập phân, giúp chọn số dễ dàng
Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất theo số thứ tự
phiếu thu, phiếu chi trình bày trong sổ chi tiết tài khoản chi phí hoạt động.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã
định lượng:
- Nếu số chữ số của con số định lượng là 5 thì lấy nguyên số ngẫu nhiên trong
bảng số ngẫu nhiên.
- Nếu con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm số lượng chữ số nhỏ hơn 5
thì KTV phải xác định trước xem lấy chữ số đầu hay chữ số cuối trong bảng số
ngẫu nhiên.
- Nếu số chữ số của các phần tử đã định dạng là lớn hơn 5 thì kiểm toán viên sẽ
lấy tràn sang cột bên cạnh sau khi lấy nguyên cột thứ nhất.
Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng: Chọn hướng đi có thể ngang dọc, tùy theo phán
quyết của KTV nhưng cần thống nhất toàn bộ quá trình chọn mẫu.
Bước 4: Chọn điểm xuất phát:
Là việc xác định số ngẫu nhiên đầu tiên trong hành trình lấy mẫu đã định.. KTV
có thể chọn điểm xuất phát bằng cách chấm ngẫu nhiên vào một điểm nào đó trong
bảng số ngẫu nhiên và chọn số gần nhất điểm đó làm điểm xuất phát.
 Vấn đề quản lý, sử dụng và ghi chép trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán
viên.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 230 quy định: “ Kiểm toán viên phải thu thập và
lưu trong hồ sơ mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ
sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán
đã được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được lưu trong hồ sơ kiểm toán và được
đánh tham chiếu đầy đủ. Các giấy tờ làm việc này thể hiện tất cả các công việc mà
KTV đã thực hiện kiểm toán tại 1 khách hàng, là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến kiểm
toán đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả và soát xét chất lượng kiểm toán. Hiện tại
công ty TNHH EY thì giấy tờ làm việc của các KTV được trình bày tương đối cẩn
thận nhưng vẫn còn một số KTV tẩy xóa và trình bày chưa khoa học trong giấy tờ làm
việc của mình. Như vậy công ty nên có chính sách kiểm soát , xây dựng và sử dụng
giấy tờ làm việc một cách khoa học. Công ty cũng nên phân rõ hơn các loại giấy tờ
làm việc riêng từng công việc như: loại giấy tờ ghi chép nội dung phỏng vấn khách
hàng, giấy tờ ghi chép bút toán điều chỉnh, loại giấy tờ ghi chép kết quả, báo cáo,…
3.4.2 Một số kiến nghị đối với những người quan tâm
3.4.2.1 Đối với Nhà nước
Nhà nước có vai trò quan trọng vào quyết định tới sự phát triển của các công ty
kiểm toán độc lâp. Các văn bản pháp lý về hoạt động của KTĐL vẫn chưa tương xứng

82 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
và đáp ứng được nhu cầu phát triển kiểm toán độc lập. Do đó, một số vấn đề cần được
nêu ra như sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm toán độc lập
Trên thực tế, hoạt động kiểm toán độc lập chịu ảnh hưởng bởi NĐ 105/2004/N
Đ – CP ngày 30/03/2004, N Đ 133/2005/ N Đ – CP ngày 31/10/2005 nhưng vẫn còn
hạn chế nhất định, chưa tạo dựng nền kiểm toán độc lập phát triển. Cũng chỉ mới đưa
ra dự thảo luật kiểm toán độc lập vì thế các cơ quan nhà nước nên sớm ban hành Luật
KTĐL để ngành kiểm toán phát triển ngang tầm quốc tế.
Thứ hai: Hoàn thiện các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán để theo kịp các
thông lệ quốc tế. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam vẫn chậm đổi
mới hơn so với chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Các tổ chức nghề nghiệp như VAA,
VACPA chưa thực sự là những tổ chức kiểm toán độc lập nên Nhà nước cần mở rộng
quyền hạn của những tổ chức này để tạo tính chuyên nghiệp trong ngành kiểm toán.
Thứ ba: Duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác, phát triển với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới
3.4.2.2 Đối với khách hàng
Khách hàng thường đòi hỏi mức giá phí kiểm toán thấp cũng đã làm ảnh hưởng
khá lớn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Một số Công ty kiểm toán đã nắm bắt tâm
lý khách hàng để hạ giá phí kiểm toán bằng cách giảm bớt các thủ tục, các quy trình
kiểm toán làm giảm chất lượng hoạt động kiểm toán. Khách hàng cần phải lấy chất
lượng kiểm toán làm tiêu chuẩn để lựa chọn cho mình Công ty kiểm toán thích hợp
cũng như hiểu rõ vai trog và ý ngĩa của kiểm toán. Đồng thời, các Công ty kiểm toán
thường xuyên tiếp cận khách hàng và giữ mối quan hệ lâu dài nhằm tạo nên uy tín cho
Công ty và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Trong quá trình kiểm toán, khách hàng nên cung cấp tài liệu cho KTV một cách
đầy đủ, kịp thời để KTV có thể hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả
nhât.
Em đã trình bày các kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán
khoản mục CPHĐ tại Công ty EY thực hiện.

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dịch vụ kiểm toán và tư vẫn
cũng ngày càng mở rộng. Với sức trẻ và năng lực chuyên môn tốt của đội ngũ nhân
viên, công ty TNHH EY đang trên đà phát triển và tiếp tục khẳng định vị thế của mình
trong lĩnh vực kiểm toán.
Trong thời gian thực tập tại EY đã giúp em vận dụng các kiến thức từ nhà trường
vào thực tế. 3 tháng thực tập tại EY đã giúp em vận dụng các kiến thức đã học từ nhà

83 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
trường vào thực tế, nhận thức sâu sắc hơn về các kiến thức đã học. Trong quá trình
tham gia các nhóm kiểm toán và thu thập các tài liệu tai công ty thì em cũng có những
hiểu biết nhất định về kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động. Đây là khoảng thời gian
thực tập bổ ích, giúp em trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy để làm hành trang cho con
đường sự nghiệp kiểm toán của em sau này.
Như vậy bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương. Tại chương 1
thì em đã trình bày cơ sở lý luận về chi phí hoạt động và kiểm toán chi phí hoạt động
trong kiểm toán báo cáo tài chính, qua đó nêu ra được nội dung, mục tiêu, những sai
phạm thường gặp, kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm toán của khoản mục chi phí hoạt
động. Chương 2 là thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do
EY Việt Nam thực hiện, em đã trình bày quy trình kiểm toán chung sau đó trình bày
thực tế kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại 2 công ty, qua đó so sánh quy trình
kiểm toán tại 2 công ty TNHH X và công ty CP dịch vụ Y với nhau. Tại chương 3, Em
đã đưa ra các nhận xét của mình về công tác tổ chức kiểm toán và quy trình kiểm toán
chi phí hoạt động do EY thực hiện, đồng thời cũng đưa ra các phương hướng, giải
pháp và các kiến nghị để hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do EY
thực hiện.
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Lê Quang Dũng, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình các
anh chị KTV ở công ty EY. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo và
các anh chị kiểm toán viên đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này.
Do hạn chế thời gian cũng như kiến thức, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các anh
chị trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Văn Hưng

84 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu của công ty EY Việt Nam
2. Các tạp chí Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
3. Giáo trình Kiểm toán tài chính – GS - TS Nguyễn Quang Quynh chủ
biên
4. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
5. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
6. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế
7. Trang Web chuyên ngành
www.mof.gov.vn
www.luatvietnam.com.vn
www.kiemtoannn.gov.vn
www.VACPA.org.vn
www.Tapchikiemtoan.com.vn
www.kiemtoan.com.vn

85 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ thống tài khoản chi phí hoạt động 6


Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH X 29
Bảng 2.2 : Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH X 30
Bảng 2.3 : Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Y 31
Bảng 2.4: Xác định giá trị trọng yếu của Công ty TNHH X 32
Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ trọng từng khoản mục chi phí hoạt động năm 2015 34
Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ trọng chi phí hoạt động của công ty CP dịch vụ Y 35
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng tại Công ty TNHH X 36
Bảng 2.8: Phân tích đối ứng TK 641 của công ty TNHH X 37
Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng công ty TNHH X 38
Bảng 2.10: Tổng hợp các bút toán điều chỉnh về chi phí bán hàng 41
Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí quản lý cảu công ty TNHH X 42
Bảng 2.12: Phân tích đối ứng tài khoản chi phí quản lý cảu công ty TNHH X 43
Bảng 2.13: Bảng kiểm tra tính cut-off của chi phí quản lý doanh nghiệp X 44
Bảng 2.14: Bảng kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng tại công ty CP Dịch vụ Y 45
Bảng 2.15: Đối chiếu số lệu chi phí quản lý doanh nghiệp công ty TNHH X 45
Bảng 2.16: Phân tích đối ứng chi phí quản lý doanh nghiệp công ty TNHH X 46
Bảng 2.17: Kiểm tra chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 47
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ 69
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí bán hàng 7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp 8
Sơ đồ 2.1: Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục chi
phí hoạt động do EY thực hiện 25
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH X 27
Sơ đồ 2.3: Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Y 28

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

86 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

BCTC Báo cáo tài chính


BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BTC Bộ tài chính
CCDC Công cụ dụng cụ
CMKT Chuẩn mực kiểm toán
CP Chi phí
CPBH Chi phí bán hàng
CPHĐ Chi phí hoạt động
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
HĐKD Hoạt động kinh doanh
QĐ Quyết định
KQKD Kết quả kinh doanh
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
SH Số hiệu
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định

87 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1: Quy trình đánh giá và phân bổ trọng yếu
Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 1531 < 88/97>

Quy trình đánh giá và phân bổ trọng yếu


Khách hàng: Người lập:
Kỳ báo cáo: Ngày:
(1710) Người soát xét
Kiểm toán viên cần xác định số tiền được xem là trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà KTV
đưa ra ý kiến kiểm toán - giá trị trọng yếu kế hoạch (PM). KTV xem xét PM kết hợp với các
rủi ro khi thực hiện kiểm toán. Việc xác định PM là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi những phán
xét nghề nghiệp, các quyết định dựa trên sự hiểu biết về khách hàng, đánh giá về rủi ro và các
yêu cầu khác cho báo cáo tài chính.
Hướng dẫn xác định PM
Đơn vị có được xem là public entities cho Không
mục đích xác định PM không?
Hướng dẫn đối với public entities (Đoạn 10.26 - 10.30 của IAA):
- Khi thực hiện kiểm toán public entities, KTV thường xác định thu nhập sau thuế từ hoạt
động thường xuyên là khoản mục chính trên Báo cáo tài chính và khoản mục căn cứ để xác
định PM. PM được xác định theo tỷ lệ từ 5% - 10% thu nhập sau thuế từ hoạt động thường
xuyên.
- Khi thu nhập sau thuế từ hoạt động thường xuyên là lợi nhuận danh nghĩa hoặc có thể bị
lỗ, chúng ta phải lựa chọn khoản mục thay thế khác để xác định PM
Hướng dẫn đối với Nonpublic Entities (Đoạn 10.31 - 10.37 của IAA):
Đối với hợp đồng kiểm toán cho nonpublic entities, KTV thường xác định PM sử dụng các chỉ
dẫn sau đây:
- 2% của tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu.
- 10% thu nhập sau thuế từ hoạt động thường xuyên
- 3% đến 0.5% của doanh thu dựa trên độ lớn của doanh thu
Tính toán PM và MP
Sử dụng bảng tính dưới đây để lựa chọn thành phần cơ bản và tính toán PM, MP
Số
Diễn giải Tính toán Hướng dẫn
hiệu
Khoản mục lựa <1> Doanh thu - Nhập tỷ giá USD/VND
chọn để tính PM - Nhập tỷ giá ước tính để quy đổi doanh thu
sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong sliding
scale. Nếu doanh thu được tính bằng đồng
USD thì giá trị của ô này bằng 1.

88 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Số dư khoản mục <2>


lựa chọn để tính
PM
Nhân tố tính mẫu <3> Không nhập tỷ lệ vào ô này. Áp dụng tỷ lệ
trên cơ sở bảng tính tại sliding scale
Tính toán PM <4> = <2> * <3>
Lựa chọn PM <5> = <4> làm tròn Số tiền này sẽ được vào planning materiality
xuống trong phần dưới đây.
Tỷ lệ thuế <6> Trong việc xác định tỷ lệ thuế ảnh hưởng
thực sự chúng ta cần vào tỷ lệ thuế thực sự
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong năm
không nên chỉ dựa vào tỷ lệ thuế theo quy
định theo đoạn 10.62 của IAA
Tính toán trọng yếu <7> =<5>/( 1- <6>) Giá trị trọng yếu trước thuế được xác định
trước thuế bằng PM/(1- Tỷ lệ thuế) theo đoạn 10.61 của
IAA
Tỷ lệ sai sót ước <8> Đây là tỷ lệ chúng ta giảm PM trước thuế để
tính điều chỉnh cho tổng sai sót mà chúng ta dự
kiến sẽ phát hiện trong cuộc kiểm toán. Tỷ
lệ sai sót ước tính được xác định trong
khoảng 10% - 20% theo đoạn 10.57 của IAA
Tính toán MP <9> = <7> * (1- Số tiền này hoặc só làm tròn được vào như “
<8>) monetary precision” trong bảng sau
Chọn PM và MP
Điền PM và MP vào bảng sau
Lựa chọn PM Năm nay Năm trước
<10> = <7> làm tròn xuống <10>
Lựa chọn MP (đã điều chỉnh ảnh hưởng của Năm nay Năm trước
thuế) <11> = <9> làm tròn xuống 11
Chú ý rằng, KTV dùng MP đã có điều chỉnh ảnh hưởng của thuế khi thực hiện substantive
tests trên các tổng thể mà sai sót đã biết và các sai sót có thể của nó sẽ chịu ảnh hưởng của
thuế. Nếu các sai sót đã biết và các sai sót có thể của của tổng thể không chịu ảnh hưởng bởi
thuế thì sử dụng MP chưa có ảnh hưởng của thuế.
Lý do cho việc lựa chọn MP? các vấn đề xem xét ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn
MP. Chọn khoản mục doanh thu để tính MP vì đây là khoản mục trọng yếu bao quát các
nghiệp vụ của doanh nghiệp
Yếu tố định tính
Có cần giảm PM xuống mức thấp hơn đối với Không
các tài khoản, các loại nghiệp vụ rất nhạy cảm
vì một lý do định tính nào đó?

89 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Phụ lục 2.2 : Chương trình kiểm toán chi phí hoạt động

Preparer:
Reviewer:
Index: 7330 <90/97>
AUDIT PROGRAM: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Client:
Period ended:
Mục tiêu:

90 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
Đảm bảo chi phí hoạt động:
Hiện hữu (E) Các khoản chi phí hoạt động là thực sự tồn tại.
Đầy đủ (C) Các khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ được phản ánh đầy đủ
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tính giá (V) Giá trị của các khoản chi phí hoạt động được ghi nhận phù hợp.
Quyền Các khoản chi phí hoạt động là thực sự phục vụ cho hoạt động kinh
và nghĩa vụ doanh của công ty.
(R&O)
Trình bày Các khoản chi phí hoạt động đã được phân loại trình bày trên Báo cáo
(P&D) tài chính đúng theo đúng chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng.
Các thủ tục kiểm toán áp dụng
Thủ tục Cơ sở Người Tham
dẫn liệu thực hiện chiếu
1. Lập bảng tổng hợp chi phí, đối chiếu số tổng cộng với E
sổ cái và báo cáo trên cả 2 chỉ tiêu số năm trước và số
năm nay, so sánh sự biến động của các yếu tố chi phí
giữa các năm và tìm hiểu các nguyên nhân đồng thời
trình bày đầy đủ trên Wps
2. Lập bảng phân tích yếu tố chi phí. Bảng tổng hợp này E, C
cần phản ánh được loại chi phí và tài khoản đối ứng
theo các tháng trong năm, đối với từng yếu tố chi phí,
phân thành các nhóm chi tiết có cùng đặc tính để thực
hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp
3. Phỏng vấn khách hàng về chính sách ghi nhận chi phí P&D,
của công ty, đánh giá xem chính sách này có phù hợp R&O
với Quy chế hiện hành và có được áp dụng nhất quán
không
4. Đối chiếu số liệu và tham chiếu tới các phần đã được E,V,
kiểm toán theo hai hướng như chi phí nhân công, chi R&O
phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí trích
trước, …
5. Tính toán lại các khoản trích nộp Tổng công ty theo V, R&O
quy chế tài chính dựa trên các số liệu đã được kiểm
toán, so sánh với số liệu của đơn vị và đánh giá kết
quả kiểm tra
6. Thực hiện thủ tục phân tích đối với những yếu tố có C, V
thể ước tính được như chi phí nguyên vật liệu có định
mức rõ ràng, chi phí thuê nhà, chi phí bao bì, … Đối
với các trường hợp chi phí vượt quá định mức, cần
xác định số tiền vượt quá và ảnh hưởng của nó đến số
thuế phải nộp

91 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
7. Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các yếu tố chi phí E, V
không kiểm tra được băng thủ tục phân tích: chọn
mẫu các nghiệp vụ có phát sinh đối ứng lạ và các chi
phí phát sinh lớn
8. Kiểm tra các khoản chi phí bị khống chế theo quy C, V
định hiện hành: chi phí tiếp khách, công tác phí, …
Đối với các trường hợp chi phí vựot quá quy định,
cần xác định số tiền vượt quá và ảnh hưởng của nó
đến số thuế phải nộp
9. Chọn các nghiệp vụ về chi phí có giá trị lớn phát C, V
sinh bằng ngoại tệ, đối chiếu tỷ giá áp dụng trong
hạch toán với tỷ giá theo quy định hiện hành, tính
toán lại việc quy đổi theo đồng Việt Nam, xem xét lại
việc hạch toán chênh lệch tỷ giá
10. Thu thập bảng tổng hợp các chi phí với các bên liên P, R&O
quan, đảm bảo rằng mọi khoản chi phí với các bên
liên quan đều được phản ánh trên bảng tổng hợp này
11. Chọn một số nghiệp vụ về chi phí được hạch toán C,V,
một số ngày trước ngày khoá sổ. Đối chiếu tới phiếu R&O
nhập hàng hoặc chứng từ về dịch vụ được cung cầp
nhằm khẳng định chi phí đã được ghi nhận đúng kỳ

Phụ lục 2.3: Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty TNHH X

92 Lớp: Kiểm toán 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Số hiệu Tên TK Số hiệu Tên TK


TK TK
6411 Chi phÝ QLBH: Nh©n viªn 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phÝ l¬ng vµ BHXH nh©n
64111 viªn 6421 Chi phí quản lý nhân viên
64112 Chi phÝ thưởng nh©n viªn 64211 Chi phí lương và BHXH nhân viên
Chi phÝ BH: Chi phÝ ph¸t triÓn
6415 s¶n phÈm 64212 Chi phÝ thưởng nh©n viªn
Chi phÝ BH: chi phÝ vËn Chi phi quản lý: Thuê văn phòng,
6417 chuyÓn 6422 thuê kho
6418 Chi phÝ BH: B»ng tiÒn kh¸c 6423 Chi phí thiết bị văn phòng
Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận
6419 Chi phÝ Market 6424 QL

6425 Chi phi Qly: ThuÕ, phÝ vµ lÖ phÝ


6426 Chi phí QL: Dịch vụ quảng cáo
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí QL: chi phí bằng tiền khác
6429 Các loại chi phí quản lý khác

Phụ lục 2.4 : Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty Cổ phần hàng hóa Y

93 Lớp: Kiểm toán 54B


Số hiệu Tên TK Số hiệu Tên TK
TK TK
641 Chi phÝ b¸n hµng 6424 Chi phÝ khÊu hao TSC§
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng
6411 Qu¶ng c¸o trªn b¸o, t¹p chÝ 642403 KH PTVT mÆt ®Êt
6412 In c¸c Ên phÈm qu¶ng c¸o 642404 ThiÕt bÞ qu¶n lý Phụ lục 2.5 : Thủ tục kiểm tra chi tiết
6413 C¸c ho¹t ®éng tµi trî 642405 KH TS v« h×nh
6415 Chi xóc tiÕn thư¬ng m¹i 6425 Chi b¶o dìng söa ch÷a TS
Chi phÝ qu¶n lý doanh
642 nghiÖp 642501 Nhµ cöa, vËt kiÕn tróc
6421 Chi phÝ nh©n c«ng gi¸n tiÕp 642502 PTVT mÆt ®Êt

642101 Lư¬ng c¬ b¶n 642503 ThiÕt bÞ v¨n phßng

642102 Lư¬ng n¨ng suÊt 642504 TS v« h×nh


Chi phÝ thuª tµi s¶n bé
642103 Phô cÊp ngoµi l¬ng 6426 phËn v¨n phßng

64210301 TiÒn ¨n ca 642601 Thuª v¨n phßng lµm viÖc

642105 C¸c kho¶n ®ãng gãp 6427 Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi

64210501 C¸c kho¶n ®ãng gãp BHXH 642701 TiÒn ®iÖn


C¸c kho¶n ®ãng gãp BH Y
64210502 tÕ 642702 TiÒn nước

64210503 C¸c kho¶n ®ãng gãp KPC§ 642703 Th«ng tin liªn l¹c

64210504 B¶o hiÓm thÊt nghiÖp 642704 B¶o hiÓm kinh doanh

6422 VËt liÖu phô 642705 Chi thuª kiÓm to¸n, tư vÊn

642201 DÇu mì phô s¶n xuÊt 642798 DÞch vô mua ngoµi kh¸c
Nhiªn liÖu mÆt ®Êt dïng cho
642202 s¶n xuÊt 6428 Chi phÝ b»ng tiÒn kh¸c
Chi phÝ kh¸c b»ng tiÒn
642298 VËt liÖu kh¸c 642898 94 Lớp: Kiểm toán 54B
- PhÝ göi thư, tµi liÖu
6423 Chi phÝ ®å dïng v¨n phßng 64289801

642301 Chi phÝ dông cô mua míi 64289802 - PhÝ cÇu ®ường
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

Preparer: Date:
Reviewer: Date:
Index: 7330 <95/97>

AUDIT PROGRAM: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG


Client:
Period ended:

95 Lớp: Kiểm toán 54B


Thủ tục kiểm Thủ tục kiểm toán chi tiết Mục tiêu kiểm toán
toán tổng hợp P
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ &
VănCUT
Hưng
C E A V
OFF
D
1. Kiểm tra các Đánh giá chính sách ghi nhận chi phí của công ty có √ √ √
chính sách ghi phù hợp với Quy chế tài chính cuả Công ty, của
nhận chi phí của pháp luật hiện hành không?
Công ty Đánh giá xem các chính sách ghi nhận chi phí này
[Validity, có được áp dụng tuân thủ và nhất quán không?
Recording,
Cutoff]
Thủ tục kiểm Thủ tục kiểm toán chi tiết Mục tiêu kiểm toán
toán tổng hợp P
& CUT
C E A V
TOFF
D
2. Kiểm tra chi A. Lập bảng tổng hợp chi phí, đối chiếu số tổng cộng √ √ √
phí hoạt động với sổ cái và báo cáo trên cả 2 chỉ tiêu số năm trước
kinh doanh và số năm nay, so sánh sự biến động của các yếu tố
chi phí giữa các năm.
B. Lập bảng phân tích yếu tố chi phí. Bảng tổng hợp √ √
này cần phản ánh được loại chi phí và tài khoản đối
ứng theo các tháng trong năm.
Đối với từng yếu tố chi phí, phân thành các nhóm chi
tiết có cùng đặc tính để thực hiện các thủ tục kiểm
toán phù hợp.
C. Thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp cho từng
yếu tố chi phí tương ứng
1. Đối chiếu số liệu và tham chiếu tới các phần đã √ √
được kiểm toán theo hai hướng như chi phí nhân
công, chi phí vật liệu chi phí khấu hao, chi phí trích
trước...
2. Thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra các yếu √ √ √
tố chi phí có thể xây dựng được số ước tính kiểm toán
tương đối chính xác.

2.1 Xây dựng số ước tính kiểm toán. Thực hiện phân
tách số liệu để xây dựng số ước tính kiểm toán sao
cho có thể đạt được độ tin cậy mong muốn. Có thể sử
dụng các phương pháp phân tách sau: theo kì (theo
tháng, theo quý, theo tuần), theo tài khoản, theo bộ
phận và theo bản chất của từng khoản mục chi phí.
2.2 Tính toán giá trị chênh lệch có thể chấp nhận
được.
2.3 So sánh số ước tính kiểm toán với số được hạch
toán. Chỉ ra các số chênh lệch lớn hơn96giá trị chênh Lớp: Kiểm toán 54B
lệch có thể chấp nhận được.
2.4 Giải thích và chứng thực hoá các giải thích về
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Đỗ Văn Hưng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

97 Lớp: Kiểm toán 54B

You might also like