You are on page 1of 97

Học viện tài chính 2 Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hoàng Phương Anh

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 3 Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii


Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng biểu viii
Danh mục sơ đồ xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. Lý luận cơ bản về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính 3
1.1.2. Phân loại các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 4
1.1.3. Trình tự vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
6
1.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp kiểm toán. 7
1.2.1. Tổng quan của thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính
7
1.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
8
1.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
10
1.2.4. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
13
Kết luận chương 1 15

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 4 Luận văn tốt nghiệp

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN 16
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL 16
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH kiểm toán
Immanuel 16
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động và dịch vụ chủ yếu của công ty 17
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động và quản lý của công ty Immanuel 19
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 21
2.2. Khái quát thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo
tài chính của Khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện.
22
2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 22
2.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 42
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 59
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo
tài chính của công ty TNHH T&H VINA do công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel thực hiện. 64
2.3.1. Ưu điểm trong việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại công ty TNHH T&H VINA 64
2.3.2. Hạn chế trong việc sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
BCTC do Công ty kiểm toán Immanuel thực hiện 67
2.3.3. Nguyên nhân sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH T&H VINA kém hiệu quả. 69
Kết luận chương 2 71
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG
THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY IMMANUEL THỰC HIỆN. 72

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 5 Luận văn tốt nghiệp

3.1. Nhận xét, đánh giá về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
báo cáo tài chính do công ty Immanuel thực hiện. 72
3.1.1. Đánh giá lại ưu, nhược điểm trong việc vận dụng thủ tục phân tích
trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Immanuel 72
3.1.2. Nhận xét và đưa ra kết luận về việc vận dụng thủ tục phân tích
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Immanuel. 73
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
báo cáo tài chính. 74
3.2.1. Quan điểm về hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong
kiểm toán BCTC 74
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong
quy trình kiểm toán BCTC 75
3.3. Nguyên tắc và định hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán
BCTC do công ty Immanuel thực hiện. 77
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại
công ty Immanuel. 77
3.3.2. Định hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại
công ty Immanuel. 77
3.4. Các đề xuất về phương hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC do công ty Immanuel thực hiện. 79
3.4.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 79
3.4.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 80
3.4.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 81
3.5. Điều kiện để thực hiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
BCTC. 81
3.5.1. Về phía các cơ quan nhà nước 81
3.5.2. Về phía công ty kiểm toán Immanuel 82

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 6 Luận văn tốt nghiệp

3.5.3. Về phía kiểm toán viên 82


3.5.4. Về phía khách hàng 83
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BCKT : Báo cáo kiểm toán

BGĐ : Ban giám đốc

CĐKT : Cân đối kế toán

DN : Doanh nghiệp

GLV : Giấy làm việc

GĐ : Giai đoạn

KTV : Kiểm toán viên

KH : Khách hàng

KT : Kiểm toán

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNCN : Thu nhập cá nhân

TSCĐ : Tài sản cố định

VAT : Thuế giá trị gia tăng

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 7 Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu đồ Doanh thu trong Doanh thu trong 5 năm gần đây của công 19
2.1 ty TNHH kiểm toán Immanuel
Biểu đồ Biến động về doanh thu trong năm 2018 – 2019 của công 55
2.2 ty T&H
Bảng Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty 18
2.1 TNHH kiểm toán Immanuel giai đoạn 2017 – 2019
Bảng GLV A120 – Duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro 23
2.2 hợp đồng.
Bảng GLV A230 – Thư xác nhận kiểm toán 25
2.3
Bảng GLV – Phụ lục I: Phiếu thu thập thông tin khách hàng 28
2.4
Bảng Bảng Cân đối phát sinh tài khoản của công ty T&H năm 31
2.5 2019
Bảng Bảng Cân đối kế toán của công ty T&H năm 2019 34
2.6
Bảng Trích bảng cân đối kế toán của công ty T&H năm 2019 36
2.7
Bảng Bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 37
2.8 công ty T&H năm 2019
Bảng Bảng phân tích sơ bộ biến động khoản mục Tiền và tương 38
2.9 đương tiền của công ty T&H năm 2019
Bảng Bảng phân tích sơ bộ Doanh thu phát sinh theo từng tháng 39
2.10 trong năm 2019 của công ty T&H
Bảng Bảng phân tích sơ bộ số liệu phát sinh theo từng tháng đối 40

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 8 Luận văn tốt nghiệp

2.11 với khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019
Bảng Bảng đánh giá ban đầu về rủi ro 41
2.12
Bảng Bảng phân tích một số chỉ tiêu tổng quát đánh giá về 43
2.13 khoản mục Tiền và tương đương tiền
Bảng Bảng chọn mẫu kiểm tra chi tiết Tiền mặt và tiền gửi NH 44
2.14 của công ty T&H năm 2019
Bảng So sánh sự biến động số dư cuối kỳ của khoản mục Tiền 46
2.15 và tương đương tiền theo từng tháng của công ty T&H
trong năm 2019
Bảng Bảng phân tích biến động Chi phí quản lý doanh nghiệp 48
2.16 trong mối quan hệ với Doanh thu năm 2019
Bảng Chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ trong khoản mục Chi phí 49
2.17 QLDN
Bảng Bảng tổng hợp Chi phí theo khoản mục và theo thời gian 52
2.18 năm 2019
Bảng Bảng lương tháng 03/2019 của công ty 54
2.19
Bảng Bảng doanh thu bán hàng theo từng đối tượng khách hàng 55
2.20
Bảng Biến động Doanh thu theo tháng trong mối quan hệ với 57
2.21 các khoản Chi phí liên quan trong năm 2019
Bảng Bảng so sánh biến động Doanh thu theo tháng của Công 58
2.22 ty T&H và Công ty SPEC
Bảng Bảng phân hoạt động liên tục và xác định mức độ trọng 60
2.23 yếu của công ty T&H
Bảng Bảng cân đối kế toán năm 2019 của công ty TNHH T&H 60

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 9 Luận văn tốt nghiệp

2.24 năm 2019


Bảng Bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 62
2.25 công ty TNHH T&H năm 2019

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 10 Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH kiểm 20
2.1 toán Immanuel
Sơ đồ Trình tự thực hiện và kiểm tra chất lượng Báo cáo kiểm 21
2.2 toán tại công ty TNHH kiểm toán Immanuel

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 1 Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với nền kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt
Nam trong những năm gần đây, thị trường kinh tế - tài chính rộng mở không chỉ
trong mà cả ngoài nước thì sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập
là xu hướng tất yếu, khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường. Kiểm toán
trở thành một công cụ quản lý, kinh tế, tài chính quan trọng góp phần ổn định và
nâng cao tính hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế. Và để tương xứng với sự phát
triển đó, không chỉ kiểm toán Nhà nước mà các doanh nghiệp kiểm toán độc lập
đang ngày một đổi mới, ngày một phát triển về cả cơ cấu tổ chức, phương pháp
kiểm toán cũng như chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của người
sử dụng thông tin. Một trong các công cụ hữu ích, giúp KTV thu thập bằng chứng
kiểm toán cũng như đưa ra các kết luận kiểm toán phù hợp, giảm thiểu rủi ro kiểm
toán đáng kể mà các công ty kiểm toán Việt Nam ngày nay đang hướng đến, trong
cuộc kiểm toán BCTC là thủ tục phân tích. Đây là thủ tục kiểm toán khá đơn giản, ít
tốn kém thời gian, chi phí nên nếu vận dụng tốt thủ tục phân tích sẽ giúp KTV và
các công ty kiểm toán tiết kiệm thời gian, chi phí. Đồng thời, giúp cuộc kiểm toán
được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Chính vì vai trò, ý nghĩa to lớn trên
của thủ tục phân tích nên việc tăng cường nghiên cứu và vận dụng phương pháp này
một cách đúng đắn, khoa học là cần thiết, khách quan và phù hợp với xu thế kiểm
toán trên thế giới.

Trên thực tế, cho đến nay, thủ tục phân tích đã phần nào được áp dụng cơ bản
và phổ biến trong các cuộc kiểm toán BCTC nhưng có rất ít công ty kiểm toán lớn
có một chương trình hướng dẫn cụ thể vận dụng các thủ tục này. Điều này dẫn đến
việc lãng phí thời gian cũng như chi phí dành cho các cuộc kiểm toán. Chính vì vậy,
vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cụ thể hóa việc sử dụng một cách có hiệu
quả thủ tục phân tích. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán
Immanuel em đã được hướng dẫn và trực tiếp tham giá quá trình kiểm toán tại công
ty khách hàng, do đó em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 2 Luận văn tốt nghiệp

với đề tài “Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện”.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục phân tích trong kiểm
toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc vận dụng thủ tục phân tích trong
kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện.
- Nhận biết ưu điểm và phát hiện một số hạn chế trong quá trình vận dụng thủ
tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán
Immanuel. Đưa ra giải pháp khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn việc vận dụng
thủ tục này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc vận dụng thủ tục phân tích trong quá
trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu là việc vận dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm
toán Báo cáo tài chính thực tế tại công ty Khách hàng của công ty TNHH kiểm toán
Immanuel. Số liệu minh họa lấy từ hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc của KTV
kiểm toán năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề thực tập, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp chung như
mối quan hệ biện chứng cùng với một số phương pháp riêng như mô tả, bảng biểu,
sơ đồ và phân tích để minh họa cho các bước kiểm toán.
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề chung về thủ tục phân tích trong Báo cáo kiểm toán
Chương 2: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài
chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích
trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 3 Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH


TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Lý luận cơ bản về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính

1.1.1. Khái niệm cơ bản về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính

Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 520 về thủ tục phân tích, “Thủ tục phân tích
được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ
hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính”
Hay hiểu theo một cách khác, “Thủ tục phân tích hay Quy trình phân tích là
việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu
hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên
quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn với giá trị đã dự kiến”.
Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng để đánh giá và đưa ra ý kiến khi
BCTC có chứa những khoản mục bất thường. Thủ tục phân tích có thể được tiến
hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khỏan mục đến phân tích phức tạp để tìm
ra những biến động được cho là trọng yếu.
Thủ tục phân tích có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cả ba giai đoạn của
cuộc kiểm toán BCTC. Trong đó, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV vận dụng
thủ tục phân tích như các thủ tục đánh giá rủi ro nhằm xác định, khoanh vùng các
rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC. Giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sử dụng
thủ tục phân tích như một công cụ để xử lý các rủi ro đã được xác định trong giai
đoạn lập kế hoạch. Cuối cùng, giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiếp tục sử dụng
thủ tục này để đánh giá biến động các khoản mục, các số liệu sau khi được điều
chỉnh trên BCTC có nhất quán với hiểu biết của KTV hay không. Từ đó đưa ra kết
luận cuối cùng về tính trung thực, hợp lý của BCTC.
Có thể thấy thủ tục phân tích được sử dụng xuyên suốt quá trình kiểm toán
BCTC và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp KTV định hướng và xử lý các
biến động bất thường trong các khoản mục và số liệu của BCTC.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 4 Luận văn tốt nghiệp

1.1.2. Phân loại các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC

Theo điều 7 – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 về thủ tục phân tích
“Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV được phép sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau từ việc so sánh giản đơn đến những phân tích phức tạp đòi
hỏi phải sử dụng những kỹ thuật thống kê tiên tiến”. Do vậy, dựa vào các phương
pháp thu thập bằng chứng đã phân loại các thủ tục phân tích thành:
Phân tích xu hướng hay còn gọi là phân tích ngang được sử dụng trong phân
tích BCTC để so sánh dữ liệu sẵn có, ví dụ như tỷ lệ hoặc chỉ tiêu tài chính qua một
vài kỳ kế toán. Qua đó KTV thấy và đánh giá được những biến động bất thường của
các chỉ tiêu có vấn đề trên BCTC và có thể đưa ra những dự báo trong tương lai. Có
thể chia phân tích xu hướng thành hai dạng là phân tích xu hướng giản đơn và phân
tích xu hướng hồi quy:
Phân tích xu hướng giản đơn là xác định con số ước tính dựa trên số dư cuối
kỳ trước.
Phân tích xu hướng hồi quy là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích
tài chính để thể hiện và đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Khi đó, KTV sẽ xây dựng một mô hình hồi quy cho tài khoản cần kiểm tra dựa trên
bản chất của mỗi tài khoản. Phương pháp phân tích này cho kết quả đáng tin cậy
hơn phương pháp phân tích xu hướng giản đơn, nhưng đồng thời nó cũng phức tạp
hơn và đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ cao của KTV.
Phân tích tỷ suất là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan
của chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC. Thông thường các KTV sẽ kết
hợp cả phân tích dọc và phân tích ngang để xác định biến động của các tỷ suất giữa
các thời kỳ. Nếu xuất hiện các biến động đáng kể giữa tỷ suất các kỳ, KTV sẽ phải
xác định nguyên nhân của các biến động đó. Các tỷ suất KTV áp dụng trong thủ tục
phân tích bao gồm:
Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán; Hệ số khả
năng thanh toán nhanh; Số ngày quay vòng nợ phải thu; Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát. Các chỉ tiêu trên giúp KTV có thể đánh giá được khả năng thanh toán nợ
trong ngắn hạn, dài hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh trong một năm hoặc

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 5 Luận văn tốt nghiệp

một chu kỳ kinh doanh của DN. Đồng thời nó cũng giúp KTV đánh giá chính xác
tình hình an ninh tài chính của khách hàng và xác định được những rủi ro tiềm tàng.
Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính: Tỷ suất tài trợ; Tỷ suất nợ; Tỷ suất đầu tư
vào TSCĐ; Tỷ suất tự tài trợ. Các chỉ tiêu giúp KTV đánh giá được khả năng hoạt
động liên tục thông qua khả năng đảm bảo và độc lập tài chính của DN. Thêm vào
đó, nó còn giúp KTV đánh giá được nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài
chính dài hạn có phù hợp và hiệu quả hay không.
Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn; Tỷ suất
lợi nhuận gộp trên doanh thu. Các tỷ suất này phản ánh khả năng hoạt động kinh
doanh của khách hàng, khả năng của khách hàng trong việc sử dụng có hiệu quả các
yếu tố đầu vào sản xuất.
Phân tích tính hợp lý là kĩ thuật so sánh giữa số liệu thực tế của khách hàng
với các dữ liệu có liên quan, từ đó xác định chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân các
chênh lệch đó. Từ cơ sở đó, KTV có thể phát hiện ra những sai sót trong BCTC
hoặc các biến động lớn trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các
so sánh chủ yếu bao gồm:
Một là so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán do khách hàng xác định.
Giúp KTV đánh giá được tính khả thi của dự toán KH, từ đó xác định được khả
năng KH có thể sửa đổi thông tin tài chính để phù hợp với số liệu dự toán.
Hai là so sánh số liệu thực tế với số liệu dự kiến của KTV. Do số liệu ước tính
là số liệu độc lập mà KTV tự tính toán nên có độ tin cậy cao, việc so sánh với số
liệu thực tế của khách hàng sẽ giúp KTV xác định được những chênh lệch và từ đó
khoanh vùng những rủi ro có thể xảy ra, làm căn cứ để tiến hành các thủ tục kiểm
toán chi tiết khác.
Ba là so sánh dữ liệu thực tế của khách hàng với dữ kiện chung của ngành,
giúp KTV thu thập được những hiểu biết thực tế về hoạt động kinh doanh của KH.
Ngoài ra nếu có sự khác biệt lớn giữa dữ liệu của KH với dữ kiện chung của ngành,
KTV có thể cho đây là một căn cứ để mở rộng thực hiện các thủ tục kiểm toán với
vùng rủi ro này.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 6 Luận văn tốt nghiệp

Bốn là so sánh số liệu thực tế của các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài
chính, thông qua đó KTV có thể phát hiện được những sự kiện bất hợp lý và phát
hiện được sai sót.
Dựa vào tính chất, quy mô cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng mà KTV cần có hiểu biết sâu rộng và vận dụng một cách linh hoạt
các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC để thu thập bằng chứng kiểm toán tại
công ty khách hàng.

1.1.3. Trình tự vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC

Thủ tục là những công việc cụ thể được triển khai theo một trật tự quy định để
tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Trình tự vận dụng thủ tục phân tích
bao gồm các bước:
Bước 1: Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp. Việc lựa chọn loại hình phân
tích xu hướng, phân tích tỷ suất hay phân tích hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng giai
đoạn kiểm toán mà KTV thực hiện kiểm tra. Ví dụ trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán, KTV sẽ tập trung áp dụng phân tích xu hướng để có cái nhìn cơ bản về
tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sau đó đến giai đoạn thực hiện
kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất và phân tích tính hợp lý để phân
tích sâu hơn các khoản mục mà KTV cho là trọng yếu có chứa đựng rủi ro. Qua đó
sẽ nâng cao hiệu suất của thủ tục phân tích cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện
các thủ tục kiểm toán không cần thiết.
Bước 2: Thu thập các dữ liệu tài chính và nghiệp vụ. Những thông tin tài
chính và phi tài chính mà KTV thu thập được là cơ sở để KTV lựa chọn mô hình
cũng như xác nhận được tính chính xác của số liệu. Do đó, KTV phải đảm bảo việc
thu thập các dữ liệu tài chính và nghiệp vụ có hiệu lực, đảm bảo tính chính xác và
độc lập phục vụ cho việc phân tích của mình.
Bước 3: Xây dựng mô hình để dự đoán số liệu tài chính hoặc những xu hướng
hay tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. Trong lúc này, KTV phải xác
định được biến tài chính, biến hoạt động và các mối quan hệ giữa các biến này. Từ
đó xây dựng nên mô hình các biến phù hợp cũng như thu thập được số liệu về các
biến đã xác định từ thực tế của đơn vị.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 7 Luận văn tốt nghiệp

Bước 4: Dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu của đơn vị được
kiểm toán. Trong trường hợp xuất hiện sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu
dự toán, KTV phải tìm ra nguyên nhân chênh lệch xuất phát từ sai sót trong mô hình
của KTV hay từ tài khoản của KH. Từ đó, KTV tiếp tục thu thập thêm hiểu biết về
tình hình tài chính và hoạt động của KH để có thể giải thích được nguyên nhân
chênh lệch. Nếu chênh lệch được giải thích thỏa đáng, KTV có thể xác định phạm
vi và áp dụng các phương pháp khác với phần hành đang được kiểm toán.
Bước 5: Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm
toán thu thập được. Trong bước này, KTV cần phải đánh giá tính thuyết phục của
bằng chứng kiểm toán để đưa ra kết luận của mình. Nếu xuất hiện chênh lệch trọng
yếu mà không tìm được bằng chứng kiểm toán phù hợp để giải thích thì KTV phải
điều tra tính chất và nguyên nhân chênh lệch cũng như ảnh hưởng của chênh lệch
này đến các chỉ tiêu trên BCTC. Nếu mức chênh lệch thấp hơn mức độ trọng yếu
được chấp nhận thì KTV kết luận rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được.
Việc vận dụng trình tự thủ tục phân tích theo các bước trên giúp KTV xác định
rõ phương hướng cũng như cách thức thực hiện cuộc kiểm toán, qua đó tối đa hóa
hiệu suất cũng như tối thiểu hóa chi phí kiểm toán.

1.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại
các doanh nghiệp kiểm toán.
1.2.1. Tổng quan của thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Trong kiểm toán BCTC, phần lớn công việc mà KTV thực hiện nhằm hình
thành ý kiến kiểm toán là thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Ngoài thủ tục
phỏng vấn, các thủ tục kiểm toán khác để thu thập bằng chứng kiểm toán gồm kiểm
tra, quan sát, xác nhận, tính toán lại, thực hiện lại và các thủ tục phân tích, thường
được thực hiện kết hợp với nhau. Trong đó, thủ tục phân tích là một trong những
thủ tục kiểm toán giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng, hiệu quả
đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 8 Luận văn tốt nghiệp

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Thủ tục phân tích” thì thủ tục
phân tích bao gồm việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan
hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính; Kiểm tra các biến động và các mối quan
hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự
chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến. Như vậy, thủ tục phân tích ngoài mục đích
xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác, nó còn
được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu
quả hơn so với kiểm toán chi tiết nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ
sở dẫn liệu của BCTC.

Thực tế cho thấy, khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng
kiểm toán ở các khoản mục có giá trị lớn, số mẫu cũng như số thử nghiệm cơ bản
thường rất lớn và rất khó trong việc xem xét tính đúng đắn của khoản mục được
kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc
kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn
cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực, hợp lý của số liệu trên BCTC, Chuẩn
mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định “KTV phải thực hiện thủ tục phân tích
khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy
trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm
toán”.

1.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Về bản chất, thủ tục phân tích trong giai đoạn này chủ yếu sẽ được dùng để
thu thập bằng chứng kiểm toán. Mục tiêu là nhằm đạt được những hiểu biết nhất
định về nội dung BCTC và những biến động quan trọng trong tình hình sản xuất
kinh doanh của khách hàng; Đánh giá sơ bộ về tính nhất quán trong việc áp dụng
các chính sách kế toán cũng như tính hoạt động liên tục của khách hàng; Xác định
được những sai sót có thể có trên BCTC từ đó phát hiện được những rủi ro, sai sót
trọng yếu nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp để xử lý các rủi ro đó.
Trong giai đoạn này KTV tiến hành thực hiện thủ tục kiểm toán sơ bộ đối với
số dư tài khoản ở mức độ tổng thể để đánh giá tính hợp lý của thông tin được trình
bày trên BCTC. Thủ tục phân tích sơ bộ trải qua 3 bước:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 9 Luận văn tốt nghiệp

Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phí tài chính. Trong đó có:
- Thông tin tài chính do khách hàng lập cho kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế
toán trước để so sánh với số liệu năm nay.
- Các số liệu về kế hoạch, ngân sách, tài liệu khác của khách hàng mà KTV tin
tưởng số liệu đó được lập trên cơ sở các giả định hợp lý.
- Đối với khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có nhiều
chi nhánh hoạt động trên các địa bàn khách nhau, KTV cũng cần thu thập thêm các
thông tin tài chính cho từng hoạt động kinh doanh.
- Thu thập thông tin phi tài chính liên quan đến ngành nghề hoạt động, môi
trường hoạt động của khách hàng, mục đích chủ yếu để xác định sự phù hợp của các
thông tin trên BCTC với thông tin chung của ngành.
Bước 2: So sánh các thông tin tài chính. Mục tiêu để xác định các số liệu
khoản mục có khả năng xảy ra rủi ro trọng yếu, các thông tin bao gồm:
- So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch của đơn vị như so sánh doanh
thu, chi phí ước tính và doanh thu, chi phí thực tế đạt được trong năm.
- So sánh số liệu kì này với số liệu kỳ trước như so sánh biến động của tài sản
ngắn hạn, tài sản dài hạn xem có những biến động lớn nào ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không.
- So sánh số liệu thực tế của KH với số liệu các đơn vị trong ngành cùng quy
mô hoặc với số liệu chung của ngành như so sánh tài sản cố định, so sánh doanh
thu, chi phí…
- Xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của
khách hàng.
Bước 3: Phân tích kết quả
- Sau khi phân tích sơ bộ, KTV sẽ đánh giá kết quả so sánh để xem xét các
biến động của số dư tài khoản có phù hợp với nhận định và hiểu biết của KTV về
tình hình hoạt động kinh doanh của KH hay không. Khi phát hiện ra những biến
động bất thường, KTV cần trao đổi với BGĐ hoặc nhà quản lý của đơn vị và xem
xét tính hợp lý của lời giải thích về biến động đó. Nếu bằng chứng kiểm toán chưa
đủ thuyết phục để KTV đưa ra kết luận cuối cùng, KTV sẽ tiến hành các thủ tục
phân tích ở cấp độ cao hơn.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 10 Luận văn tốt nghiệp

- Phân tích ở cấp độ cao hơn có thể là so sánh các thông tin tài chính trong
năm với các nguồn thông tin độc lập, thông tin chuẩn: So sánh số liệu của KH với
đối thủ cùng ngành cùng quy mô, so sánh thông tin giữa các lĩnh vực hoạt động của
KH… hay tính toán các tỷ suất: Khả năng thanh khoản, tỷ lệ sinh lời…. Từ đó,
KTV tìm ra được nguyên nhân biến động của một số dư hay một nhóm số dư để xác
định được những rủi ro cụ thể hay rủi ro tiềm tàng, dựa vào đó xây dựng được kế
hoạch kiểm toán chi tiết.
- Nếu tiến hành thủ tục phân tích ở cấp độ cao vẫn chưa giải thích được những
biến động bất thường, KTV cần ghi chú vấn đề này khi lập chương trình kiểm toán
và nhận định sai sót tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến số dư tài khoản.
Qua kết quả áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ, KTV có thể đánh giá được mức
rủi ro đối với các khoản mục cũng như toàn bộ BCTC. Từ đây, KTV xác định được
mức rủi ro, ước lượng mức trọng yếu ban đầu và tiến hành lập chương trình kiểm
toán.

1.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được xem như là một thử nghiệm cơ
bản bên cạnh các thử nghiệm chi tiết. Việc sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn
này nhằm mục tiêu: Thu thập bằng chứng kiểm toán chất lượng, đáng tin cậy; Đánh
giá các khoản mục trên BCTC xem có sai sót trọng yếu nào ảnh hưởng đến số dư tài
khoản và nghiệp vụ phát sinh không; Hiểu biết thêm về hoạt động kinh doanh của
KH và chính sách quản lý của KH.
Trong giai đoạn này KTV thường kết hợp thủ tục phân tích với kiểm tra chi
tiết số dư trong thử nghiệm cơ bản đối với các số dư tài khoản. Thông thường, thủ
tục phân tích chi tiết được áp dụng cho các tài khoản mà trong lập kế hoạch kiểm
toán không phát hiện thấy rủi ro chi tiết và đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của KTV.
Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn này qua các bước sau đây:
Xác định số dư tài khoản, khoản mục cần kiểm tra:
- Số dư tài khoản cần kiểm tra là số dư của một tài khoản hoặc một nhóm tài
khoản trên BCTC. Dựa vào mục đích và phạm vi kiểm toán, KTV có thể xác định
số dư tài khoản đơn lẻ hay của một nhóm tài khoản để áp dụng thủ tục phân tích chi

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 11 Luận văn tốt nghiệp

tiết. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khoản mục Tài sản cố định,
hàng tồn kho… là những khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro và có số dư lớn, KTV
nên tập chung kiểm tra những khoản mục này. Bên cạnh đó, đối với những công ty
chuyên về cung cấp dịch vụ, khoản mục doanh thu và chi phí sẽ là những khoản
mục tiềm ẩn rủi ro cao, KTV nên tập chung phân tích và làm rõ những khoản mục
đó.
- Tùy vào tính chất của từng khách hàng mà số dư tổng hợp của của một số
khoản mục tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao.
Do đó, KTV cần chia nhỏ số dư cần kiểm tra và tính toán ước tính cho các số dư đã
phân tách đó để nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của số dư ban đầu được tổng
hợp từ những số dư đã được phân tách. Đối với một số khoản mục lớn như Tiền và
tương đương tiền, Hàng tồn kho, Doanh thu, Chi phí cần chia nhỏ các chỉ tiêu hoặc
phân chia theo tháng để kiểm tra một cách dễ dàng và chính xác.
Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ:
Dựa theo mô hình và cơ sở dẫn liệu thu thập được, KTV tính toán và đưa ra
giá trị ước đoán cho các tài khoản cần kiểm tra. Trong đó, giá trị ước đoán có ý nghĩ
quan trọng giúp KTV đưa ra những nhận xét chính xác đối với số kiểm toán. Đối
với mỗi tài khoản, sẽ có những yêu cầu khác nhau về mức độ chính xác về giá trị
ước tính, căn cứ vào bản chất, mức độ trọng yếu và khả năng rủi ro của tài khoản
đó. Do vậy, sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh và tình hình kinh tế cũng
giúp KTV xác định được tính hợp lý và khả năng ước tính của các mối quan hệ về
mặt số liệu này. Mối quan hệ giữa các số liệu sử dụng để tính toán giá trị ước tính
được chia làm 4 loại sau:

- Số dư năm trước biến động hợp lý dẫn đến số dư năm nay.

- Mối quan hệ với các số liệu tài chính khác.

- Mối quan hệ với các số liệu phi tài chính khác.

- Sự biến động giữa các số kế hoạch với số thực tế.

Xác định số chênh lệch trọng yếu có thể chấp nhận được:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 12 Luận văn tốt nghiệp

Chênh lệch giữa giá trị ước tính với giá trị ghi sổ sẽ được dùng để đánh giá
mức độ trọng yếu của số dư tài khoản. KTV dựa vào kinh nghiệm và xét đoán nghề
nghiệp để xác định số chênh lệch tối đa có thể chấp nhận được giữa số ước tính của
KTV với giá trị ghi sổ của một tài khoản, một khoản mục đang được kiểm tra. Khi
xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được, KTV cần xem xét các yếu tố dưới
đây:

- Giá trị trọng yếu: Giá trị trọng yếu càng thấp thì số chênh lệch có thể chấp
nhận được cũng càng thấp.

- Mức độ bảo đảm: Yêu cầu mức độ bảo đảm càng cao thì chênh lệch có thể
chấp nhận được càng nhỏ.

- Mức độ chi tiết: Mẫu chọn càng chi tiết thì số chênh lệch chấp nhận được
cũng cần được chi tiết tương ứng với số chi tiết của mẫu chọn.

- Tính chính xác của số liệu ước tính: Nếu KTV tin tưởng vào số liệu ước tính
của mình thì giá trị số chênh lệch có thể chấp nhận được càng thấp.

Khi xác định được số chênh lệch, KTV cần xem xét giải thích về chênh lệch
đó một cách hợp lý, logic. Số chênh lệch lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận
được sẽ được coi là chênh lệch trọng yếu và KTV cần kiểm tra lại.

Phân tích nguyên nhân chênh lệch:

Sau khi xác định được chênh lệch giữa các ước tính và giá trị ghi sổ, KTV sẽ
tiến hành phân tích và điều tra nguyên nhân của chênh lệch đó. Những chênh lệch
này có thể do bản thân khoản mục hoặc ngay nghiệp vụ đã chứa đựng sai sót, nhưng
cũng có thể do ước tính của KTV chưa phù hợp. Do đó, đầu tiên KTV cần tìm hiểu
từ phía khách hàng bởi họ là người hiểu rõ nhất những biến động trong hoạt động
của mình. Việc này có thể thực hiện thông qua nghiệp vụ phỏng vấn KH hoặc xem
xét báo cáo của KH về những biến động về số liệu hay trong hoạt động kinh doanh
có ảnh hưởng tới khoản mục đang kiểm toán.
Nếu KH vẫn chưa có những giải thích hợp lý, KTV cần xem lại các giả định
và dữ liệu đã sử dụng để ước tính, đảm bảo những dữ liệu mà KTV làm cơ sở ước
tính là đáng tin cậy và các giả định của KTV là phù hợp. Trong trường hợp việc áp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 13 Luận văn tốt nghiệp

dụng thủ tục phân tích vẫn không giải thích được chênh lệch thì KTV phải thực hiện
thêm các thủ tục kiểm toán chi tiết khác thông qua dự đoán của KTV về khả năng
dẫn đến sai sót đó.
Đây là giai đoạn KTV cần chú ý lượng hóa cho sự giải thích hợp lý, bởi mỗi
sự giải thích hợp lý sẽ thu hẹp quy mô chênh lệch, đồng thời KTV thu hẹp được
phạm vi ước đoán sai sót và đánh giá lại số chênh lệch trọng yếu. Trường hợp số
chênh lệch tiến tới mức có thể chấp nhận được, KTV sẽ căn cứ vào bản chất của
khoản mục để quyết định tiếp tục kiểm tra hay bỏ qua khoản mục này. Bên cạnh đó,
việc lượng hóa các giải thích giúp KTV xem xét lại tính hợp lý của ước tính ban đầu
về số chênh lệch có thể chấp nhận được, đôi khi KTV sẽ phải ước tính lại giá trị này
cho phù hợp với những biến động thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Xem xét, đánh giá kết quả phân tích:
Hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin trong hoạt động của DN có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc sai sót ở mỗi khoản mục, hay bộ phận sẽ ảnh hưởng
đến các khoản mục, bộ phận khác trên BCTC. Vì vậy, khi phát hiện ra sai sót KTV
cần kiểm tra những sai sót có trong hệ thống kiểm soát của DN để tìm ra nguyên
nhân và tìm ra các tài khoản bị ảnh hưởng trên BCTC. Đối với những sai sót có thể
lượng hóa được, KTV sẽ thảo luận với khách hàng nhằm đưa ra các điều chỉnh cần
thiết, các bút toán điều chỉnh này sẽ được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm để phục
vụ cho những lần kiểm toán tiếp theo. Đối với những sai sót không lượng hóa được,
KTV cũng cần lưu vào hồ sơ kiểm toán để đánh giá ảnh hưởng tổng thể các sai sót.

1.2.4. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Thủ tục phân tích đóng vai trò khẳng định lại các kết luận trong suốt quá trình
kiểm toán về các khoản mục trên BCTC. Trên cơ sở đó, KTV sẽ đánh giá một cách
tổng quát tính trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC và xác định được những thủ tục
kiểm toán cần thực hiện bổ sung. Theo chuẩn mực kiểm toán số 520 về Thủ tục
phân tích “Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, KTV phải áp dụng quy
trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu
của BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị.”

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 14 Luận văn tốt nghiệp

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích chính là thực hiện phân tích soát xét đối
với toàn bộ BCTC của đơn vị khách hàng. Về cơ bản mục tiêu phân tích soát xét
trong giai đoạn này là để giúp KTV đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực,
hợp lý của từng khoản mục và của toàn bộ BCTC; Giúp KTV phát hiện ra những
vấn đề cần xử lý để đảm bảo kết quả kiểm toán.

Thủ tục phân tích trong giai đoạn này qua 2 bước:

Bước 1: So sánh thông tin

So sánh kết quả kiểm toán năm nay so với năm trước (số liệu sau điều chỉnh).
Từ đó, kiểm tra xem các thay đổi đã được giải thích thỏa đáng hay chưa và nếu
chưa thì những thủ tục kiểm toán cần thiết tiếp theo là gì. Trong giai đoạn này, KTV
cũng sử dụng cả phân tích ngang như: So sánh số dư tài khoản trên BCTC; so sánh
các tỷ lệ của số liệu năm nay với năm trước, giữa các năm để xác định hướng thay
đổi. Phân tích dọc như khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, cơ cấu nợ, vốn chủ...

Bước 2: Phân tích kết quả

Đối với các thay đổi đã được giải thích thỏa đáng và không có sai sót trọng
yếu thì có thể bỏ qua. Trong trường hợp KTV kết luận rằng các bằng chứng kiểm
toán chưa đầy đủ hoặc chưa đảm bảo tính thuyết phục thì các thủ tục kiểm toán bổ
sung cần được thực hiện. Lúc này, KTV phải đánh giá tính đồng bộ và tính xác thực
của các khoản mục trên BCTC cũng như các biến động bất thường của chỉ tiêu này
so với số liệu của DN, số liệu năm trước, số liệu kế hoạch và số liệu bình quân
ngành. Ngoài ra, KTV còn sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất để kiểm tra tính phù
hợp về mối quan hệ lẫn nhau giữa các khoản mục được phản ánh trên BCTC. KTV
sẽ phải so sánh các tỷ suất tính toán được trong giai đoạn này với số liệu tính toán
được khi thực hiện thủ tục kiểm toán sơ bộ. Những kết luận thu được từ việc đánh
giá tổng quát này phải phù hợp với sự hiểu biết của KTV về KH. Bởi thủ tục kiểm
toán trong giai đoạn này mang tính phức tạp, vì vậy cần có một kiểm toán viên độc
lập và có kinh nghiệm lâu năm soát xét và kết luận.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 15 Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản về thủ tục phân
tích, cách phân loại và trình tự vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.
Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày việc vận dụng thủ tục phân tích tại các doanh
nghiệp Kiểm toán Việt Nam theo từng giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để nghiên cứu thực trạng vận dụng thủ tục
này trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện ở
chương 2 và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục
phân tích trong kiểm toán BCTC này ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH


TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
IMMANUEL THỰC HIỆN

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH kiểm toán
Immanuel
Công ty TNHH Kiểm toán IMMANUEL đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp Giấy phép đầu tư số 0102035945 ngày 18 tháng 9 năm 2008.
Được thành lập bởi các kiểm toán viên tài năng đã từng làm việc cho Deloitte (một
trong bốn công ty kiểm toán Big Four trên thế giới) trong nhiều năm, IMMANUEL
là một công ty kiểm toán chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán; tư
vấn thuế, tài chính, nhân sự, quản lý và ứng dụng CNTT; định giá tài sản; đánh giá
tài chính; đào tạo; và các dịch vụ khác về thuế, kế toán và tài chính cho cả khách
hàng trong nước và đa quốc gia. Công ty có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và 2
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, 1 văn phòng đại diện tại
TP.HCM.
Mục tiêu hoạt động chính của công ty là đem lại giá trị cốt lõi cho khách hàng,
đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động cũng như đội ngũ nhân viên trong công ty.
Quy mô công ty ngày càng mở rộng càng khẳng định vị thế là một trong những

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 16 Luận văn tốt nghiệp

công ty kiểm toán Hàn Quốc chất lượng tốt nhất trên thị trường. Không chỉ vậy
công ty đề cao sự tự quản, tự chủ của nhân viên, kể cả các nhân viên thực tập với
mong muốn những sinh viên sắp ra trường có được những kiến thức nhất định trước
khi tốt nghiệp đại học và tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên áp dụng và thực
hành những kiến thức này. Bên cạnh đó, công ty còn quan tâm đến vấn đề hoàn
thiện thủ tục phân tích trong tất cả các giai đoạn trong quy trình kiểm toán. Công ty
đã vận dụng và thực hiện thủ tục này tương đối hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời
gian đồng thời cung cấp bằng chứng đồng bộ, chuẩn xác, có giá trị về mặt kế toán.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động và dịch vụ chủ yếu của công ty
Dịch vụ kiểm toán: Immanuel cung cấp nguồn lực và giải pháp kiểm toán
hiệu quả, với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo trong các trường chính
quy trong nước và quốc tế sẽ thực hiện công tác kiểm toán với chất lượng cao nhất
tuân thủ các nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các
Quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. Các dịch vụ kiểm toán bao
gồm: Kiểm toán BCTC; Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoặc giá trị xây lắp
hoàn thành; Kiểm toán nội bộ; Soát xét BCTC; Kiểm toán thông tin tài chính trên
cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước…

Dịch vụ tư vấn thuế : Immanuel hỗ trợ các khách hàng lập kế hoạch thuế một
cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và giúp khách hàng giải quyết
những biến đổi thường xuyên của chính sách thuế Nhà nước, dịch vụ tư vấn thuế
bao gồm: Tư vấn lập tờ khai thuế VAT và các loại thuế khác ; Tư vấn hoặc lập báo
cáo quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN ; Tư vấn giải đáp các thắc mắc trong lĩnh
vực thuế….
Các dịch vụ khác: Ngoài những dịch vụ đã nêu trên, Immanuel còn cung cấp
cho khách hàng các dịch vụ khác là: Tư vấn tài chính, kế toán; Tư vấn đầu tư; Tư
vấn quản lý, hệ thống kiểm soát; Tư vấn giải thể, sáp nhập; Dịch vụ hỗ trợ tuyển
dụng nhân sự kế toán, tài chính; Các dịch vụ khác liên quan đến tài chính, kế toán,
thuế theo quy định của pháp luật.
Cho tới thời điểm hiện tại, khách hàng mà công ty hướng tới và phục vụ chủ
yếu là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khách hàng có

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 17 Luận văn tốt nghiệp

vốn đầu tư Hàn Quốc. Cùng với năng lực và sự tín nhiệm của khách hàng, hệ thống
khách hàng của Immanuel đã được mở rộng khắp toàn quốc với gần 300 khách
hàng thường niên. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ nhân viên nước ngoài và
KTV Việt Nam có từ 6 – 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán,
kiểm toán và các trợ lý kiểm tóan đã có nhiều năm tham gia kiểm toán, được đào
tạo bài bản và luôn cập nhật kiến thức mới về kiểm toán. Đội ngũ năng động, sáng
tạo và đủ điều kiện nhất có hơn 30 chuyên gia. Tất cả các chuyên gia đã tốt nghiệp
từ các tổ chức học thuật có uy tín ở Việt Nam và nước ngoài. Trong tương lai, công
ty dự định sẽ mở rộng cung cấp đa dạng các dịch vụ tới các doanh nghiệp Nhà
nước, các công ty cổ phần và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel trong giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện qua các chỉ tiêu trong Biểu đồ
1.1 và Bảng 1.2 dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của công ty trong 5 năm gần đây của công ty Immanuel:

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Immanuel)
Bảng 2.1: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty
TNHH Kiểm toán Immanuel giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Doanh thu 10.493.168.890 13.949.362.955 16.900.714.545

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 18 Luận văn tốt nghiệp

2 Tổng tài sản 6.208.565.408 12.644.260.400 14.750.877.350

3 Nợ phải trả 2.013.154.760 2.600.000.000 3.700.000.000

4 Vốn điều lệ 6.000.000.000 7.500.000.000 7.500.000.000

5 Số nhân viên 125 130 137

6 Số khách hàng 178 221 253

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Immanuel qua các năm)

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động và quản lý của công ty Immanuel
Bộ máy quản lý của công ty được thiết lập dựa trên mô hình của một công ty
kiểm toán Hàn Quốc chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 19 Luận văn tốt nghiệp

Chủ tịch hội đồng thành viên là người giám sát việc thực hiện các quyết định
của hội đồng thành viên, thay mặt các thành viên ký các quyết định của hội đồng
thành viên, đây là cấp cao nhất trong hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty.
Ban giám đốc là người đại diện pháp lý, trực tiếp điều hành hoạt động hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm với hội đồng thành viên về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Phòng kiểm toán: bao gồm cả kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán trực tiếp
tham gia quá trình kiểm toán tại khách hàng, làm giấy tờ làm việc, giải quyết các
vấn đề của kiểm toán và vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng.
Phòng hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý nhân sự, hồ sơ cá nhân,
nội vụ, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại…
Phòng kế toán phối hợp với các phòng ban tổ chức quản lý thực hiện có hiệu
quả nguồn lực tài chính, tài sản của công ty…
Mục tiêu của công ty là cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn có chất lượng
cao, nên công ty rất chú trọng đến việc thực hiện và kiểm tra chất lượng Báo cáo
kiểm toán. Công ty sẽ thực hiện theo trình tự soát xét sau:
Sơ đồ 2.2: Trình tự thực hiện và kiểm tra chất lượng BCKT tại Công ty TNHH
kiểm toán Immanuel

Trợ lý kiểm toán và KTV là những người trực tiếp thực hiện quá trình kiểm
toán tại khách hàng. Sau đó, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán của KH sẽ được
trưởng nhóm kiểm toán họ kiểm tra, soát xét xem đã đầy đủ bằng chứng kiểm toán,
số liệu trên báo cáo đảm bảo hợp lý chung chưa. Từ việc kiểm tra của trưởng nhóm

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 20 Luận văn tốt nghiệp

kiểm toán, KTV có trách nhiệm trình bày và điều chỉnh lại cho phù hợp. KTV
chuyển Báo cáo kiểm toán cho trưởng nhóm kiểm toán khác để thực hiện kiểm tra
chéo, đảm bảo sự minh bạch và độc lập. Cuối cùng Báo cáo kiểm toán sẽ được
chuyển cho quản lý người Hàn soát xét và trao đổi với khách hàng. Kết thúc quá
trình này, KTV sẽ đưa ra kết luận kiểm toán và cho phát hành báo cáo kiểm toán.

Với cách thức tổ chức bộ máy như trên, công ty Immanuel tạo ra một quy trình
làm việc hiệu quả và có năng suất, phù hợp với mô hình các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán


Tại công ty kiểm toán Immanuel, thành viên của đoàn kiểm toán sẽ do Chủ
nhiệm kiểm toán quyết định tùy theo đặc điểm của từng cuộc kiểm toán. Thông
thường, một đoàn kiểm toán của công ty bao gồm: Trưởng nhóm kiểm toán/Kiểm
toán viên chính cùng hai trợ lý kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc
kiểm toán và tình hình nhân sự của công ty mà mỗi cuộc kiểm toán sẽ tổ chức đoàn
kiểm toán khác nhau. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán Immanuel cụ thể như sau:
Bước 1: Công việc trước khi thực hiện kiểm toán. BGĐ sẽ đánh giá rủi ro hợp
đồng kiểm toán để đưa ra kết luận chấp nhận hay từ chối khách hàng. Sau đó thiết
lập các điều khoản trong hợp đồng về trách nhiệm các bên tham gia cuộc kiểm toán.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. BGĐ xây dựng một kế hoạch kiểm
toán nhằm đảm bảo khái quát hết được các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán.
Sau đó, lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp với tính chất và quy mô khách hàng. Lúc
này, KTV sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp, môi trường hoạt động, hệ thống kiểm soát
nội bộ và hệ thống kế toán. Đồng thời, KTV cần soát xét và phân tích sơ bộ tình
hình tài chính để xác định mức độ rủi ro, mức độ trọng yếu của KH.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch này được trưởng nhóm
kiểm toán lập và thành viên BGĐ chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng
kiểm toán.
Bước 4: Thực hiện kiểm toán. Việc thực hiện này bao gồm kiểm tra đánh giá
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sau đó, KTV sẽ sử dụng thủ tục phân

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 21 Luận văn tốt nghiệp

tích và thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán, phát hiện rủi ro
tiềm tàng trong BCTC. Cuối cùng, thực hiện soát xét lại BCTC trước khi đưa ra ý
kiến kiểm toán.

Bước 5 : Lập báo cáo kiểm toán. Đây là bước kiểm tra lại các sự kiện phát
sinh sau ngày khóa sổ kế toán, tính hoạt động liên tục, tính tuân thủ các quy định
pháp luật và thu thập thư giải trình của BGĐ. Tiếp theo lập báo cáo tổng hợp các
vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho việc lập BCKT. Một cuộc
kiểm toán hoàn thành là khi KTV chính thức phát hành BCKT.

2.2. Khái quát thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
báo cáo tài chính của Khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán
Immanuel thực hiện.

Qua những trình bày ở trên, có thể được thủ tục phân tích được vận dụng
xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán. Tại công ty TNHH
kiểm toán Immanuel, KTV cũng đã vận dụng thủ tục phân tích như một công cụ hỗ
trợ trong suốt quá trình kiểm toán.
Các khách hàng chủ yếu của Công ty thường là các doanh nghiệp Hàn Quốc
vừa và nhỏ đều kí hợp đồng kiểm toán cuối năm tài chính. Do vậy trước mỗi cuộc
kiểm toán đòi hỏi KTV đã có thông tin sơ bộ về hoạt động kinh doanh, môi trường
và hoạt động tài chính của KH. Từ đây KTV vận dụng thủ tục phân tích để đánh
giá, so sánh cũng như khoanh vùng rủi ro kiểm toán đối với KH. Cụ thể, KTV sẽ áp
dụng thủ tục phân tích theo xác giai đoạn như sau:
- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Dưới đây là phần trình bày thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC của khách hàng – Công ty TNHH T&H Vina do Công ty TNHH kiểm
toán Immanuel thực hiện theo trình tự từng giai đoạn.
2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 22 Luận văn tốt nghiệp

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ triển khai áp dụng thủ tục
phân tích lần lượt theo 3 bước:
- Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng để đánh
giá là chấp nhận hay từ chối khách hàng, sau đó gửi thư xác nhận kiểm toán. Các tài
liệu tài chính KTV thu thập là: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân
đối kế toán, Bảng cân đối phát sinh tài khoản. Các tài liệu phi tài chính KTV thu
thập là: Thông tin cơ bản về KH, các chế độ chính sách áp dụng tại KH.
- Bước 2: So sánh các thông tin tài chính thông quá phân tích dọc, phân tích
ngang. KTV sẽ tập trung vào các khoản mục trọng yếu chiếm tỷ trọng lớn trong
BCTC để phân tích. Chủ yếu là so sánh số liệu kỳ này và kỳ trước của khách hàng.
- Bước 3: Phân tích kết quả. KTV sẽ dựa vào những thông tin so sánh ở bước
2 để đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đây KTV có
thể phát hiện những biến động bất thường hoặc ghi chú được những vấn đề còn tồn
tại trên BCTC để trong quá trình kiểm toán thông qua “Bảng đánh giá rủi ro ban
đầu”. KTV có thể phân tích làm rõ và đánh giá được mức độ rủi ro đối với các
khoản mục cũng như toàn bộ BCTC.
Thông qua hồ sơ kiểm toán năm 2018 của công ty Immanuel, KTV nhận thấy
Công ty T&H là khách hàng cũ đã kiểm toán năm trước của công ty. Do vậy KTV
bỏ qua bước tìm hiểu khách hàng mà trực tiếp chấp nhận khách hàng và tiến hành
lập hồ sơ kiểm toán năm 2019 cho công ty T&H, đầu tiên KTV cần hoàn thành
thông tin khách hàng theo mẫu GLV được cung cấp từ công ty Immanuel.
Bảng 2.2: GLV A120 – Duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng

Công ty TNHH kiểm toán Immanuel

Tên KH: Công ty TNHH T&H Vina

Ngày khóa sổ: 31/12/2019

Nội dung: DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG

THÔNG TIN CƠ BẢN

Tên KH: Công ty TNHH T&H Vina

Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: Năm 2018

Số năm DNKiT cung cấp dịch vụ kiểm toán cho KH này: 2 năm

Tên người liên lạc: Ms. Nguyễn Thùy Linh Số điện thoại:
Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04
Địa chỉ: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Email:

II. XEM XÉT NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HĐKiT, TÍNH CHÍNH
Học viện tài chính 23 Luận văn tốt nghiệp

II.

Nội Dung Có Không N/A


1. Năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện hợp đồng. x
DNKiT và nhóm kiểm toán có đủ năng lực chuyên môn và khả năng để thực
hiện hợp đồng dịch vụ, bao gồm thời gian và các nguồn lực cần thiết không?
2. Xem xét tính độc lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của x
DNKiT và thành viên chủ chốt nhóm kiểm toán
Tham chiếu sang mẫu A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc
lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán
3. Tính chính trực của đơn vị được kiểm toán và các vấn đề trọng
yếu khác
Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị không? x
Có thành viên nào trong BGĐ hoặc HĐQT/HĐTV có khả năng ảnh hưởng x
đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán không?
Có thông tin, tình huống hoặc vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ x
pháp luật nghiêm trọng của các chủ sở hữu, BQT, BGĐ của DN không?
Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh chấp bất thường, các cuộc điều tra x
hoặc các rủi ro trọng yếu liên quan đến các chủ sở hữu, BQT, BGĐ của
khách hàng hoặc lĩnh vực hoạt động của DN không?
Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động hoặc kinh doanh của khách x
hàng đưa đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính chính trực không?
Có các tình huống hoặc sự kiện khác phát sinh trong quá trình làm việc dẫn x
tới nghi ngờ về tính chính trực của các chủ sở hữu, BQT, BGĐ của DN
không (như: Có các thông tin công bố mang tính tiêu cực; thành viên BGĐ
là nhân sự quản lý của các tổ chức chuyên môn không có danh tiếng tốt; Có
mối quan hệ gần gũi với các cá nhân/DN đang bị nghi ngờ về mặt đạo đức,
…) hoặc liên quan đến việc BGĐ vận dụng không phù hợp chuẩn mực kế
toán và khống chế môi trường KSNB không?
Danh tính và các thông tin của các bên liên quan có dẫn tới nghi ngờ về tính x
chính trực của các chủ sở hữu, thành viên HĐQT/HĐTV, BGĐ của khách
hàng không?
Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên quan đến việc rửa tiền hoặc các hoạt x
động phạm tội không?
Có dấu hiệu về sự hạn chế không phù hợp đối với phạm vi công việc của x
DNKiT không?
DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biệt, hoạt động trong lĩnh x
vực suy thoái, giảm mạnh về lợi nhuận?
Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN không? x
Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi ích ở nước ngoài không? Đặc biệt ở x
các quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc nhóm “thiên đường thuế” hay không?
DN có nhiều giao dịch quan trọng với các bên liên quan không? Các giao x
dịch này có phải là giao dịch ngang giá không?

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 24 Luận văn tốt nghiệp

DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm không? x
DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp dễ gây tranh cãi mà x
chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể?
Có dấu hiệu cho thấy hệ thống KSNB của DN có khiếm khuyết nghiêm x
trọng ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật và các quy định, tính trung thực
và hợp lý của BCTC?
BCKiT về BCTC năm trước có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp x
nhận toàn phần không? Nếu vậy, có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn
đề dẫn đến ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không?
Có các yếu tố khác khiến DNKiT phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm x
kiểm toán
Kết luận: Các thủ tục thích hợp về chấp nhận quan hệ khách hàng và trước khi ký HĐKiT đã được
thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý về việc chấp nhận quan hệ khách hàng và HĐKiT phù hợp với
quy định chuẩn mực nghề nghiệp

III. ĐÁNH GIÁ RỦI RO


Rủi ro được đánh giá ở mức độ: Thấp TB Cao

Lý do đánh giá:

Xác nhận của trưởng nhóm kiểm toán:

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)
Sau khi đánh giá rủi ro hợp đồng khách hàng ở mức có thể chấp nhận được,
trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện gửi thư xác nhận thời gian kiểm toán và các
giấy tờ làm việc liên quan mà bên khách hàng cần phải cung cấp. Cùng với đó là
danh sách các KTV và trợ lý kiểm toán sẽ tham gia trực tiếp quá trình kiểm tóan tại
công ty. GLV này sẽ được gửi cho khách hàng trước khi bắt đầu kiểm toán một
tuần, và sau khi được khách hàng xác nhận nó sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán
chung.
Bảng 2.3: GLV A230 – Thư xác nhận kiểm toán

Số:19105 /2019/IMMA - CV A230


Hà Nội ngày 15 tháng 02 năm 2020

Kính gửi
Mr: KOO BON SOO Giám đốc
Ms: Nguyễn Thùy Linh Phụ trách kế toán

CÔNG TY TNHH T&H Vina

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 25 Luận văn tốt nghiệp

Địa chỉ: Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội


V/v : Kế hoạch kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019

Thưa Quý vị,


Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và bổ nhiệm là kiểm toán viên để kiểm toán Báo cáo Tài
chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 của Quý Công ty. Để công việc kiểm toán được tiến
hành thuận lợi, chúng tôi xin gửi đến Quý vị kế hoạch kiểm toán như sau:
1. Nhóm kiếm toán
Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ
Nguyễn Đức Phương Phó Giám đốc Phụ trách chung cuộc kiểm toán
Nguyễn Trung Tiệp Chủ nhiệm kiểm toán Soát xét báo cáo
Vũ Tuấn Anh Kiểm toán viên chính Chỉ đạo trực tiếp & trưởng nhóm
Nguyễn Thị Hà Phương Trợ lý kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy Trợ lý kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Hoàng Phương Anh Trợ lý kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện

2. Phạm vi công việc


Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán Báo Cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2019 nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam,
Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan.
Các công việc cụ thể mà chúng tôi thực hiện
* Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cuối năm
tài chính.
* Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động bao gồm cả tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống
kế toán.
* Thu thập các thông tin pháp lý, các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như Điều lệ, Biên bản
họp hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông làm cơ sở để kiểm toán các thông tin liên quan trên Báo cáo
tài chính.
* Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban giám đốc
cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
* Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo chính và các khoản
mục trình bày trên Báo cáo tài chính
* Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh.
* Tổng hợp và phát hành Báo cáo kiểm toán dự thảo trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về tính trung
thực, hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán. Phát hành báo cáo chính thức sau khi nhận được ý
kiến đồng ý của Ban Giám đốc.
3. Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán
Chúng tôi dự kiến sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản của công ty
Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 15/02/2020 tại Văn phòng Quý Công ty
và dự kiến kết thúc trong vòng ba (03) ngày làm việc.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 26 Luận văn tốt nghiệp

Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo ngày : 10/02/2020
Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán ngày : 15/02/2020
4. Yêu cầu phối hợp làm việc
Trong thời gian thực hiện kiểm toán, đề nghị Quý Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên của
Công ty chúng tôi trong quá trình làm việc.
5. Yêu cầu cung cấp tài liệu
Chúng tôi gửi kèm theo kế hoạch này Danh mục tài liệu đề nghị Quý công ty cung cấp. Các tài liệu trong
phần " Tổng quát" cần được gửi cho chúng tôi trước ngày 01/02/2020 các tài liệu còn lại đề nghị gửi
trước hoặc cung cấp ngay khi chúng tôi bắt đầu thực hiện kiểm toán.
Nếu quý vị có câu hỏi gì hoặc gợi ý gì khác về kế hoạch thực hiện kiểm toán này, xin vui lòng liên hệ lại
với chúng tôi.
Nếu quý vị đồng ý với kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng ký xác nhận và fax lại cho chúng tôi để
chúng tôi có thể tiến hành kịp thời gian yêu cầu.
Thay mặt và đại diện cho Công ty.

 
Nguyễn Đức Phương
P. Giám đốc
Công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL
 
Xác nhận của Công ty TNHH T&H VINA .
Tôi đồng ý với Kế hoạch kiểm toán trên đây do Công ty TNHH Kiểm toán IMMANUEL cung cấp.

 
Mr: KOO BON SOO
Chức danh: Giám đốc
(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)

Sau khi gửi thư xác nhận kiểm toán, khách hàng đã gửi hồ sơ tài liệu kế toán
theo công ty Immanuel yêu cầu, trong đó có phiếu thu thập thông tin khách hàng mà
KTV đã yêu cầu KH điền đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình kiểm toán. Phiếu
thông tin được trình bày như sau:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 27 Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.4: GLV – Phụ lục I: Phiếu thu thập thông tin khách hàng

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN IMMANUEL

Tầng 22, khối B, Tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, P. Mỹ Đình 1, Q.
Nam Từ Liêm, Hà Nội

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

A. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Thông tin doanh nghiệp:

- Tên đầy đủ (chữ in hoa): Công ty TNHH T&H VINA

- Tên giao dịch - Viết tắt: T&H VINA

- Địa chỉ: Phòng 11, tầng 19, tòa nhà Charmvit 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Người liên hệ: Nguyễn Thị Thùy Linh , chức vụ: Kế toán

- Điện thoại:0346.946.414

- Fax:................................................

- Email : thvina@gmail.com

- Mã số thuế:……………………….

2. Loại hình Doanh nghiệp:

Cty Cổ phần Cty hợp danh X Cty TNHH 1 Thành viên

DN tư nhân HTX Cty TNHH 2 Thành viên trở lên

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 28 Luận văn tốt nghiệp

3. Quyết định thành lập DN:

+ Quyết định thành lập (Giấy chứng nhận ĐKN-Theo văn bản đầu tiên):

- Số : 1072546432 , ngày cấp: 18 tháng 12 năm 2017

- Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

+ Giấy phép kinh doanh (Giấy phép đầu tư)

- Số 0108110110, ngày cấp ngày 26 tháng 12 năm 2017

- Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

+ Quyết định, giấy phép bổ sung: Có Không

4. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: dịch vụ.


5. Thời điểm thành lập: 26/12/2017
7. Nguồn vốn kinh doanh:

+ Vốn điều lệ : 95.000 USD (Chín mươi lăm nghìn Đô la Mỹ) tương đương 2.156.500.000
VND (Hai tỷ, một trăm năm mươi sáu triệu, năm trăm nghìn đồng).
+ Vốn đầu tư : 200.000 USD (Hai trăm nghìn Đô la Mỹ) tương đương 4.540.000.000 VND
(Bốn tỷ, năm trăm bốn mươi triệu đồng).

+ Thông tin khác: ...........................

8. Các yếu tố pháp lý

(1) Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của
DN : Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được
ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc
“Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016
của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số
200/2014/TT-BTC.
(2) Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh
của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN (Luật DN, luật chuyên ngành, quy
định về tiền tệ, ngoại hối, ưu đãi, hỗ trợ tài chính của Chính phủ, hàng rào thuế quan, các
rào cản thương mại…): ………………………………………………………..
(3) Các quy định về thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, các loại thuế khác):

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 29 Luận văn tốt nghiệp

Công Ty TNHH T&H Vina. được thành lập 26/12/2017. là năm hoạt động kinh doanh đầu
tiên tai Việt Nam, Công ty Áp dụng các thông tư, nghị định, luật về thuế GTGT, TNDN,
TNCN , lệ phí Môn Bài và các khoản nộp khác như Bảo hiểm ... Có hiệu lực từ ngày
01/01/2017:
● Thuế GTGT : Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ thuế ; Kê khai nộp thuế GTGT theo quý
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định
209/2013/NĐ-CP .
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC,
219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và
78/2014/TT-BTC. Để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định
12/2015/NĐ-CP. Sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
- Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt và Luật quản lý thuế. (có hiệu lực từ ngày 01/07/2016)
-  Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế GTGT, TTĐB. có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/7/2016 (Riêng Điều 4 áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2016).
- Thông tư 173/2016/TT-BTC (HL: 15/12/2016). Sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15
Thông tư 219/2013/TT-BTC. Hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng.
● Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng : 20%
- Nghị định Số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
- Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
- Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 (hiệu lực từ 06/08/2015)
…………………..…….
…………………………………………………………………………………………………
……………………..…….
Các chế độ chính sách áp dụng tại công ty: Năm tài chính đầu tiên của Công ty bắt đầu từ
ngày 26 tháng 12 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. Các năm tài chính tiếp theo bắt
đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Bắt đầu từ năm tài chính đầu tiên cho
đến 31/12/2019, công ty T&H vẫn là khách hàng kiểm toán hàng năm của công ty Immanuel.
Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc
giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các
quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam. Công ty sử dụng phần mềm Misa để quản lý các

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 30 Luận văn tốt nghiệp

thông tin kế toán.

(Trích Hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)

KTV cũng thu thập thêm một số bảng khai tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm
2019 bao gồm: Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, Bảng cân đối kế toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
KTV xem xét một cách tổng quát các số liệu trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản
để đưa ra những nhận định sơ bộ về khả năng tiềm tàng rủi ro trên các khoản mục.
Dưới đây là Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2019 do công ty T&H cung cấp.
Bảng 2.5: Bảng cân đối phát sinh tài khoản của công ty TNHH T&H năm 2019

BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH TÀI KHOẢN


TK Đầu kỳ   Phát sinh   Cuối kỳ  
Tên tài khoản
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
273.461.56
111 Tiền mặt 0 2.372.463.579 2.270.347.518 375.577.629 0
8
273.461.56
1111 Tiền Việt Nam 0 2.372.463.579 2.270.347.518 375.577.629 0
8
772.696.18
112 Tiền gửi Ngân hàng 0 4.063.640.330 4.581.343.406 254.993.105 0
1
772.696.18
1121 Tiền Việt Nam 0 4.063.640.330 4.581.343.406 254.993.105 0
1
TK 700-010-404450
772.696.18
11211 - TK Thanh toán 0 4.063.640.330 4.581.343.406 254.993.105 0
1
VNĐ
Đầu tư nắm giữ đến
128 0 0 700.000.000 0 700.000.000 0
ngày đáo hạn
1283 Cho vay 0 0 700.000.000 0 700.000.000 0
Phải thu của khách 175.013.30 275.250.00
131 3.055.094.000 3.095.685.026 175.013.300 315.841.026
hàng 0 0
Thuế GTGT được
133 0 0 146.118.671 67.040.972 79.077.699 0
khấu trừ
Thuế GTGT được
1331 khấu trừ của hàng 0 0 146.118.671 67.040.972 79.077.699 0
hóa, dịch vụ
138 Phải thu khác 0 0 39.250.000 39.250.000 0 0
1388 Phải thu khác 0 0 39.250.000 39.250.000 0 0
Chi phí sản xuất,
154 0 0 171.160.000 171.160.000 0 0
kinh doanh dở dang
156 Hàng hóa 40.000.000 0 20.000.000 60.000.000 0 0
1561 Giá mua hàng hóa 40.000.000 0 20.000.000 60.000.000 0 0
229 Dự phòng tổn thất 0 0 0 87.506.650 0 87.506.650

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 31 Luận văn tốt nghiệp

tài sản
Dự phòng phải thu
2293 0 0 0 87.506.650 0 87.506.650
khó đòi
242 Chi phí trả trước 1.889.518 0 16.152.273 6.624.649 11.417.142 0
Chi phí trả trước
2421 0 0 13.706.818 4.698.737 9.008.081 0
ngắn hạn
Chi phí trả trước dài
2422 1.889.518 0 2.445.455 1.925.912 2.409.061 0
hạn
Phải trả cho người
331 0 44.000.000 1.459.729.091 1.496.618.042 0 80.888.951
bán
Thuế và các khoản
333 0 55.062.506 285.484.806 379.556.761 2.684.500 151.818.961
phải nộp Nhà nước
Thuế giá trị gia tăng
3331 0 42.711.660 238.403.660 195.692.000 0 0
phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra 0 42.711.660 238.403.660 195.692.000 0 0
Thuế thu nhập
3334 0 3.020.846 9.171.146 157.969.261 0 151.818.961
doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá
3335 0 9.330.000 35.910.000 23.895.500 2.684.500 0
nhân
Thuế bảo vệ môi
3338 trường và các loại 0 0 2.000.000 2.000.000 0 0
thuế khác
33382 Các loại thuế khác 0 0 2.000.000 2.000.000 0 0
Phải trả người lao
334 0 90.000.000 1.028.200.000 1.015.800.000 0 77.600.000
động
Phải trả công nhân
3341 0 90.000.000 1.028.200.000 1.015.800.000 0 77.600.000
viên
335 Chi phí phải trả 0 0 68.325.000 83.325.000 0 15.000.000
Phải trả, phải nộp
338 0 0 1.000.000.000 1.000.000.000 0 0
khác
Phải trả, phải nộp
3388 0 0 1.000.000.000 1.000.000.000 0 0
khác
Nhận ký quỹ, ký
344 0 0 0 203.456.000 0 203.456.000
cược
Vốn đầu tư của chủ 909.600.00
411 0 0 0 0 909.600.000
sở hữu 0
Vốn góp của chủ sở 909.600.00
4111 0 0 0 0 909.600.000
hữu 0
Cổ phiếu phổ thông 909.600.00
41111 0 0 0 0 909.600.000
có quyền biểu quyết 0
Lợi nhuận sau thuế 110.851.93
421 0 2.155.288.147 2.023.191.873 242.948.213 0
chưa phân phối 9
Lợi nhuận sau thuế
4211 chưa phân phối 0 0 110.851.939 0 110.851.939 0
năm trước
Lợi nhuận sau thuế
110.851.93
4212 chưa phân phối 0 2.044.436.208 2.023.191.873 132.096.274 0
9
năm nay
Doanh thu bán
511 hàng và cung cấp 0 0 2.618.040.000 2.618.040.000 0 0
dịch vụ
Doanh thu cung cấp
5113 0 0 2.618.040.000 2.618.040.000 0 0
dịch vụ
515 Doanh thu hoạt 0 0 499.304 499.304 0 0

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 32 Luận văn tốt nghiệp

động tài chính


Chi phí nhân công
622 0 0 171.160.000 171.160.000 0 0
trực tiếp
632 Giá vốn hàng bán 0 0 171.160.000 171.160.000 0 0
Chi phí quản lý
642 0 0 2.414.872.517 2.414.872.517 0 0
doanh nghiệp
Chi phí nhân viên
6421 0 0 304.640.000 304.640.000 0 0
quản lý
Chi phí đồ dùng văn
6423 0 0 4.698.737 4.698.737 0 0
phòng
6425 Thuế, phí và lệ phí 0 0 2.000.000 2.000.000 0 0
Chi phí dịch vụ mua
6427 0 0 1.241.407.844 1.241.407.844 0 0
ngoài
Chi phí bằng tiền
6428 0 0 98.974.420 98.974.420 0 0
khác
Chi phí không được
6429 0 0 763.151.516 763.151.516 0 0
trừ
811 Chi phí khác 0 0 6.633.800 6.633.800 0 0
Chi phí thuế thu
821 0 0 157.969.261 157.969.261 0 0
nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế TNDN
8211 0 0 157.969.261 157.969.261 0 0
hiện hành
Xác định kết quả
911 0 0 4.662.975.512 4.662.975.512 0 0
kinh doanh

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)
Từ Bảng cân đối phát sinh tài khoản, KTV thấy được Tiền, Phải thu khách
hàng, Phải trả người bán, Phải trả người lao động, Phải trả phải nộp khác, Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm là những
chỉ tiêu phát sinh trong năm lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến Xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ trên Bảng cân đối tài khoản phát sinh của công ty T&H. Để giải
thích cũng như xem xét sự hợp lý trong sự biến động của các chỉ tiêu trên, KTV đã
thu thập thêm Bảng cân đối kế toán của công ty T&H năm 2019 như sau:
Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán Công ty T&H năm 2019.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 33 Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 34 Luận văn tốt nghiệp

(Trích hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)
Từ Bảng cân đối kế toán trên KTV áp dụng thủ tục phân tích ngang, so sánh
chênh lệch giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ, thêm vào đó là tính tỷ lệ từng khoản mục
chi tiết chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Dưới đây
là bảng tính KTV đã lập sau khi xem xét Bảng cân đối kế toán của KH.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 35 Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.7: Trích bảng cân đối kế toán năm 2019 của công ty T&H.
Cuối kỳ Đầu kỳ So sánh
STT Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1 Tiền mặt 375.577.629 25% 273.461.568 22% 102.116.061 41%
2 Tiền gửi NH 254.993.105 17% 772.696.181 61% -517.703.076 -209%
3 Phải thu 175.013.300 12% 175.013.300 14% 0 0%
4 Hàng tồn kho 0 0% 40.000.000 3% -40.000.000 -16%
5 Tài sản cố định 0 0% 0 0% 0 0%
6 Khác 705.672.691 47% 1.889.518 0% 703.783.173 284%
Tổng tài sản 1.511.256.72 1.263.060.56 248.196.158 16%
5 7
1 Vay 0 0% 0 0% 0 0%
2 Phải trả 80.888.951 5% 44.000.000 3% 36.888.951 15%
3 Phải trả NLD 77.600.000 5% 90.000.000 7% -12.400.000 -5%
4 Vốn góp 909.600.000 60% 909.600.000 72% 0 0%
5 Lợi nhuận -242.948.213 -16% -110.851.939 -9% -132.096.274 -53%
6 Khác 686.115.987 45% 330.312.506 26% 355.803.481 143%
Tổng nguồn vốn 1.511.256.72 1.263.060.56 248.196.158 16%
5 7
(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty TNHH T&H Vina tại công ty Immanuel)
Từ bảng trích trên, KTV nhận thấy Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có biến động lớn trong năm, do vậy KTV cần chú
ý khoản mục này trong khi kiểm toán BCTC. Trong khi đó, vốn góp chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng nguồn vốn, điều này hợp lý đối với công ty có đặc điểm kinh
doanh về dịch vụ như T&H. KTV còn áp dụng thủ tục phân tích trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của khách hàng để đánh giá một cách tổng quát nhất về
BCTC.
Bảng 2.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty T&H năm 2019.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 36 Luận văn tốt nghiệp

(Trích hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty T&H tại công ty Immanuel)
Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh KTV nhận thấy có sự biến
động bất thường từ hai khoản mục là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và
Chi phí quản lý doanh nghiệp. Hai khoản mục này đã tăng gấp đôi so với năm trước

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 37 Luận văn tốt nghiệp

nên KTV cần xem xét biến động này có hợp lý với tình hình thực tế của KH hay
không.
Do công ty T&H là công ty có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu không lớn, công
ty chủ yếu cung cấp dịch vụ, hầu như không có hàng tồn kho và tài sản cố định. Do
vậy. KTV tập trung so sánh số liệu kiểm toán cuối năm và số liệu kiểm toán đầu
năm đối với các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như: Tiền và tương đương tiền,
doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp. KTV bỏ qua các khoản mục chiếm tỷ
trọng nhỏ và cho rằng không có tiềm ẩn rủi ro trong những khoản mục này.
Sau khi thu thập được các thông tin tài chính và phí tài chính, KTV tiến hành
bước 2 là phân tích sơ bộ số dư các khoản mục trọng yếu. Đối với khoản mục tiền,
KTV sử dụng phân tích ngang so sánh giữa tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng
trong năm nay và năm trước để thấy được sơ bộ sự biến động của khoản mục Tiền
và tương đương tiền năm 2019 của công ty khách hàng. Tài liệu được trình bày dưới
đây là số liệu so sánh đầu kỳ và cuối kỳ thông qua tính chênh lệch và tính tỷ lệ phần
trăm chênh lệch so với năm trước:
Bảng 2.9: Bảng phân tích sơ bộ biến động khoản mục Tiền và tương đương tiền
của công ty T&H năm 2019.

Số liệu tại Chênh lệch


Số liệu tại 31/12/2019
01/01/2019
Chỉ tiêu
Điều
Báo cáo Kiểm toán Báo cáo Giá trị Tỷ lệ
chỉnh

Tiền 630.570.734 0 630.570.734 1.046.157.74 -415.587.015 -40%


9

Tiền mặt tại quỹ 375.577.62 0 375.577.62 273.461.568 102.116.061 37%


9 9

Tiền mặt Việt Nam Đồng 375.577.62 0 375.577.62 273.461.568 102.116.061 37%
9 9

Tiền gửi ngân hàng 254.993.10 0 254.993.10 772.696.181 - -67%


5 5 517.703.076

Tiền gửi ngân hàng VNĐ 254.993.10 0 254.993.10 772.696.181 - -67%


5 5 517.703.076

Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0

Tổng 630.570.734 0 630.570.734 1.046.157.74 -415.587.015 -40%

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 38 Luận văn tốt nghiệp

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 của công ty TNHH T&H Vina)
Đối với khoản mục Doanh thu, KTV nhận thấy Công ty T&H là công ty cung
cấp dịch vụ theo mùa nên doanh thu công ty tập chung chủ yếu vào các tháng cao
điểm, do vậy KTV lập bảng phân tích sơ bộ doanh thu phát sinh theo từng tháng
trong năm 2019 của Công ty T&H để thấy rõ những biến động về doanh thu so với
cùng kỳ năm ngoái của công ty. Tài liệu dưới đây sử dụng phân tích ngang tính
chênh lệch doanh thu năm 2018 và năm 2019, và tỷ lệ doanh thu tăng so với năm
2018.
Bảng 2.10: Bảng phân tích sơ bộ doanh thu phát sinh theo từng tháng trong năm
2019 của Công ty T&H

T Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ lệ


1 0 0 0
2 0 0 0
3 0 0 0
4 0 0 0
5 0 56.000.000 -56.000.000 -100%
6 1.100.000.000 567.900.000 532.100.000 94%
7 185.440.000 108.056.000 77.384.000 72%
8 1.332.600.000 280.350.000 1.052.250.000 375%
9 0 0 0
10 0 0 0
11 0 0 0
12 0 0 0
Total 2.618.040.000 1.012.306.000 1.605.734.000 159%
(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty TNHH T&H Vina tại công ty Immanuel)
Đối với khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp, sau khi xem xét tính chất và
quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV nhận thấy hầu hết chi phí quản
lý doanh nghiệp đều biến động lớn theo từng tháng do nhu cầu mua dịch vụ ngoài
và chi trả tiền lương cho người lao động tăng. Do đó KTV lập bảng phân tích số liệu
phát sinh khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng tháng trong năm 2019
thông quá số liệu thu thập được trong sổ Nhật ký chung, KTV cũng tính tỷ lệ phần
trăm số chi phí mỗi tháng trong tổng Chi phí cả năm của công ty bỏ ra xem có hợp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 39 Luận văn tốt nghiệp

lý so với doanh thu thu được trong năm hay không. Tài liệu về khoản mục Chi phí
quản lý doanh nghiệp được KTV trình bày như dưới đây:
Bảng 2.11: Bảng phân tích sơ bộ số liệu theo từng tháng đối với khoản mục Chi
phí quản lý doanh nghiệp của Công ty T&H năm 2019.

THÁN
PS NỢ % PS CÓ %
G

1 239.275.251 9,91% 239.275.251 12,74%

2 115.023.567 4,76% 115.023.567 6,12%

3 187.733.501 7,77% 187.733.501 9,99%

4 172.877.118 7,16% 172.877.118 9,20%

5 182.540.161 7,56%

6 186.750.982 7,73% 369.291.143 19,66%

7 125.457.188 5,20% 125.457.188 6,68%

8 80.444.282 3,33% 80.444.282 4,28%

9 181.651.140 7,52% 181.651.140 9,67%

10 221.340.580 9,17% 221.340.580 11,78%

11 185.606.103 7,69% 185.606.103 9,88%

12 536.172.644 22,20%

TỔNG 2.414.872.517 100,00% 1.878.699.873 100,00%

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty TNHH T&H Vina tại công ty Immanuel)
Sau khi thực hiện phân tích sơ bộ và so sánh thông tin tài chính của KH, KTV
nhận thấy chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, trong khi đó
khoản mục Doanh thu và Chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng gấp đôi. Do những
biến động của những khoản mục này chưa hoàn toàn phù hợp với hiểu biết của KTV
về tình hình công ty. KTV sẽ trình bày những vấn đề này trên “Bảng đánh giá ban
đầu về rủi ro” để lưu ý trong quá trình kiểm toán.
Bảng 2.12: Bảng đánh giá ban đầu về rủi ro

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 40 Luận văn tốt nghiệp

PHỤ LỤC 10B


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN IMMANUEL
Tầng 22, khối B, Tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, P. Mỹ Đình 1, Q.
Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : (+84) 04 7300 1977
BẢNG ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ RỦI RO CỦA TRƯỞNG NHÓM/
KẾ TOÁN VIÊN CHÍNH
Họ và tên............................................Chức danh:..................................

Khoản mục Khả năng sảy ra sai sót Giải pháp giải quyết vấn đề

Tiền và tương - Số dư khoản mục Tiền và - Mở rộng phạm vi kiểm tra chi
đương tương đương tiền có biến động tiết................................................
tiền.............. lớn...................................... ........................................................
................... ........................................... ........................................................
................... ........................................... ……………………………………
Doanh thu.... - Doanh thu hoạt động không Kiểm tra một số hợp đồng cung cấp
................... được phân bổ đầy đủ và đúng dịch vụ với khách hàng trong năm...
................... kỳ…………………………….. ........................................................
................... ……………………………….. .........................................................
Chi phí quản - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chọn mẫu soát xét theo tháng của
lý doanh được ghi nhận vượt quá thực bảng lương nhân viên……………..
nghiệp......... tế............................................ - Chọn mẫu kiểm tra một số hóa
................... ........................................... đơn mua dịch vụ lớn trong năm....
................... ........................................... ........................................................
................... ........................................... ........................................................

Ngày......tháng......năm Ngày......tháng......năm
Người kiểm tra Người giải thích
(ký tên) (ký tên)

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty TNHH T&H Vina tại công ty Immanuel)
2.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 41 Luận văn tốt nghiệp

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản
mục trên BCTC của khách hàng nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở đưa
ra kết luận. KTV thực hiện kết hợp thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết số dư trong
thử nghiệm cơ bản của ba khoản mục: Tiền và tương đương tiền, Doanh thu và Chi
phí quản lý doanh nghiệp. Đối với những khoản mục còn lại, KTV thông qua Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho rằng không
phát hiện ra rủi ro tiềm tàng và không tiến hành kiểm tra các khoản mục còn lại nữa.
Đối với khách hàng là công ty TNHH T&H Vina, KTV thực hiện thủ tục phân
tích chi tiết lần lượt theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định số dư tài khoản và khoản mục cần kiểm tra
- Bước 2: Lập bảng so sánh mối quan hệ giữa các khoản mục có liên hệ chặt
chẽ với nhau như Doanh thu và Chi phí; hoặc so sánh biến động khoản mục theo
từng mục phân tách chi tiết hay theo từng tháng.
- Bước 3: Giải thích nguyên nhân chênh lệch thông qua phỏng vấn BGĐ hoặc
kế toán trưởng.
- Bước 4: Đánh giá lại kết quả phân tích, kiểm tra bằng chứng kiểm toán thu
thập được và đưa ra kết luận.
1, Khoản mục tiền và tương đương tiền.
Bước 1 khi KTV đã xác định được ba khoản mục có khả năng tiềm ẩn rủi ro
thông qua giai đoạn lập kế hoạch là Tiền và tương đương tiền, Doanh thu và Chi phí
quản lý doanh nghiệp. KTV thực hiện bước 2 là tiến hành thực hiện phân tích tỷ
suất của khoản mục Tiền và tương đương tiền thông qua Bảng cân đối kế toán.
KTV phân tích tỷ suất dựa trên các chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng
tài sản và Tổng nợ phải trả. Áp dụng công thức tính trong quy trình của công ty,
KTV tính toán được: Tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn; Hệ số khả
năng thanh toán tức thời; Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thành toán
tổng quát. Bảng phân tích được trình bày như dưới đây:
Bảng 2.13: Phân tích một số chỉ tiêu tổng quát đánh giá về khoản mục Tiền và
tương đương tiền của công ty T&H.

Chỉ tiêu 31/12/2019 1/1/2019 +/- %

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 42 Luận văn tốt nghiệp

- Tỷ trọng số dư tiền gửi/Tổng TS ngắn


0,17 0,61 (0,44) -72%
hạn

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời


(Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn 1,02 2,25 (1,23) -55%
hạn)

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn


2,43 2,72 (0,29) -11%
hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

- Hệ số thanh toán tổng quát (Tổng tài


9,54 9,43 0,11 1%
sản/Tổng nợ phải trả)

(Trích từ giấy tờ làm việc D100 – Tiền và tương đương tiền của công ty T&H)

Từ bảng phân tích trên cho thấy tỷ trọng số dư tiền gửi với tổng tài sản ngắn
hạn có xu hướng giảm từ 0,61 xuống 0,17 tương đương giảm 72%, khả năng thanh
toán tức thời của công ty giảm từ 2,25 xuống 1,02 tương đương giảm 55% so với
năm 2018, bên cạnh đó khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng có xu hướng giảm từ
2,72 xuống 2,43 tương đương với 11% cho thấy nguồn tiền cuối năm so với đầu
năm có xu hướng giảm do mua bán hàng hóa, dịch vụ ngoài trong năm của công ty
tăng mạnh. Tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo được hệ số thanh toán tổng quát tăng từ
9,43 lên 9,54 tương đương tăng 1%, do trong năm công ty đã thu được một khoản
phải thu khó đòi và được khấu trừ thuế GTGT do năm trước công ty bị lỗ.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã lưu ý trong Bảng đánh giá
rủi ro ban đầu là số dư của khoản mục Tiền và tương đương tiền có biến động bất
thường, do vậy trong khi kiểm toán phần hành này, KTV đã thực hiện chọn mẫu
một số hóa đơn dịch vụ mua ngoài có giá trị lớn để giải thích về những biến động
chênh lệch trong khoản mục này. Dưới đây là phần tài liệu KTV đã trình bày:
Bảng 2.14: Bảng chọn mẫu kiểm tra chi tiết tiền mặt và tiền gửi NH của công ty
T&H năm 2019.

KIỂM TRA CHI TIẾT TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
               
I. Mục tiêu            
               
  - Đảm bảo các nghiệp vụ tăng, giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phản ánh đầy đủ, chính xác trên sổ kế toán,
có đầy đủ chứng từ gốc hợp lệ kèm theo.
  - Đảm bảo tính đúng kỳ của các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng    
               

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 43 Luận văn tốt nghiệp

II. Nội dung công việc            


             
  - Đọc lướt sổ chi tiết để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất
nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần).
  - Chọn mẫu kiểm tra chứng từ gốc xem các khoản chi có được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền phù  
hợp không?
  - Chọn mẫu kiểm tra chứng từ tiền mặt, hàng hàng sau ngày khóa sổ kế toán xem có ghi nhận đúng kỳ  
không?
               
  Phương pháp chọn mẫu: Lựa chọn theo bảng A810 của trưởng nhóm, tuy nhiên chọn một số nghiệp vụ  
sau ngày 31/12/2018
               
  Tiêu chí lựa chọn Trọng yếu Mức độ BS      
  Tài sản 1.511.256.725 thấp        
  Tỷ lệ 2% TB        
       
Trọng yếu tổng thể cao  
30.225.135
  Trọng yếu thực      
   
hiện 18.135.081
       
Ngưỡng sai sót bỏ
N1  
qua 725.403

Chứng từ TK
Nội dung Số tiền Ghi chú
Số Ngày, tháng Nợ
Đã kiểm tra phiếu chi số PC00234 Thanh
Thanh toán Phí chơi toán Phí chơi golf theo 0027102 số tiền
PC00234 05/06/2019 331 9.407.050
golf theo 0027102 9.407.050 VND có đầy đủ chữ ký và hóa
đơn.
Đã kiểm tra phiếu chi số PC00227Thanh
Thanh toán Phí chơi toán Phí chơi golf theo 0026995 số tiền
PC00227 02/06/2019 331 8.763.000
golf theo 0026995 8.763.000 VND có đầy đủ chữ ký và hóa
đơn.
Đã kiểm tra phiếu chi số PC00248 Thanh
Thanh toán Phí chơi toán Phí chơi golf theo 0027411 số tiền
PC00248 15/06/2019 331 10.927.500
golf theo 0027411 10.927.500 VND có đầy đủ chữ ký và hóa
đơn.
Đã kiểm tra phiếu chi số PC00249 Thanh
Thanh toán DV ăn
toán Phí chơi golf theo 0027889 số tiền
PC00249 29/06/2019 uống (golf) theo 331 11.224.000
11.224.000 VND có đầy đủ chữ ký và hóa
HĐ 0027889
đơn.
Đã kiểm tra phiếu chi số PC000387 Thanh
Thanh toán DV ăn
PC000387 1/12/2019 331 17.475.750 toán Phí ăn uống số tiền 17.475.750 VND
uống
có đầy đủ chữ ký và hóa đơn.
Đã kiểm tra phiếu thu PT00145 rút tiền
Rút tiền gửi về nộp
PT00145 03/12/2019 1111 20.337.000 mặt về nhập quỹ, số tiền 20.337.000 đã có
quỹ
trên bảng sao kê ngân hàng.
Thanh toán Phí Đã kiểm tra UNC00092 Thanh toán tiền,
UNC00092 11/11/2019 quản lý tháng 331 49.662.633 số tiền 49.662.633 VND có hóa đơn và
11/2019 bảng kê.
Đã kiểm tra UNC00114 Thanh toán tiền,
UNC00114 11/12/2019 Thanh toán tiền 331 49.651.959 số tiền 49.651.959 VND có hóa đơn và
bảng kê.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 44 Luận văn tốt nghiệp

Đã kiểm tra phiếu thu PT00143 rút tiền


Rút tiền gửi về nộp
PT00143 16/12/2019 1111 22.500.000 mặt về nhập quỹ, số tiền 22.500.000 đã có
quỹ
trên bảng sao kê ngân hàng.
Đã kiểm tra phiếu thu PT00140 rút tiền
Rút tiền gửi về nộp
PT00140 24/12/2019 1111 60.000.000 mặt về nhập quỹ, số tiền 60.000.000 đã có
quỹ
trên bảng sao kê ngân hàng.
Đã kiểm tra phiếu thu PT00141 rút tiền
Rút tiền gửi về nộp
PT00141 24/12/2019 1111 26.920.000 mặt về nhập quỹ, số tiền 26.920.000 đã có
quỹ
trên bảng sao kê ngân hàng.
Đã kiểm tra UNC00131 Thanh toán tiền,
UNC00131 30/12/2019 Thanh toán tiền 331 22.000.000 số tiền 22.000.000 VND có hóa đơn và
bảng kê.
             
IV. Kết luận:          
             
- Không có nghiệp vụ nào bất thường hoặc nghiệp vụ bất thường đã được giải thích và điều chỉnh
phù hợp.
(Trích từ giấy tờ làm việc D100 – Tiền và tương đương tiền của công ty T&H)

Việc chọn mẫu các hóa đơn có giá trị từ 8 triệu trở lên nhằm kiểm tra xem hóa
đơn này có thực sự tồn tại hay không, đã đáp ứng đủ yêu cầu ghi nhận hóa đơn hay
không và việc thanh toán hóa đơn này đã đúng quy trình hay chưa? KTV thông qua
việc chọn mẫu hóa đơn đã đưa ra kết luận là không có nghiệp vụ nào bất thường.
Do KTV vẫn chưa có đủ cơ sở để giải thích chênh lệch của khoản mục Tiền và
tương đương tiền, nên KTV tiến hành thêm thủ tục phân tích theo từng tháng của
khoản mục này để có cái nhìn chi tiết hơn đối với sự biến động của Tiền và tương
đương tiền. Qua đó KTV ước tính được mức độ hợp lý đối với số dư cuối kỳ của
khoản mục Tiền và tương đương tiền theo từng tháng.

Bảng 2.15: So sánh sự biến động số dư cuối kỳ của khoản mục Tiền và tương
đương tiền theo từng tháng của công ty T&H năm 2019.

ND
Dòng tiền thu Dòng tiền chi Tồn cuối tháng
T
1 252.463.705 471.407.244 827.214.210
2 126.744.136 281.168.786 672.789.560
3 388.347.041 368.625.812 692.510.789
4 111.661.626 355.779.343 448.393.072
5 1.320.144.279 411.433.581 1.357.103.770
6 654.692.128 1.560.994.312 450.801.586

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 45 Luận văn tốt nghiệp

7 366.865.521 338.607.922 479.059.185


8 1.243.615.952 277.810.561 1.444.864.576
9 448.865.237 445.178.598 1.448.551.215
10 640.754.031 1.410.228.602 679.076.644
11 680.610.954 334.886.169 1.024.801.429
12 201.339.299 595.569.994 630.570.734
Tota
6.436.103.909 6.851.690.924 630.570.734
l
(Trích từ giấy tờ làm việc D100 – Tiền và tương đương tiền của công ty T&H)

Dựa vào bảng số liệu KTV thu thập được thông qua sổ nhật ký chung và KTV
thực hiện so sánh chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi của các tháng và
việc KTV đã trao đổi với khách hàng về nội dung phát sinh nghiệp vụ các tháng có
thể thấy đầu năm 2019, công ty T&H có Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng là
1.046.157.749 đồng. Do cuối năm 2018, các khách hàng công ty T&H đã thanh toán
một phần dịch vụ mua trong năm nên có số dư của khoản mục Tiền và tương đương
tiền lớn. Tiếp theo đó từ tháng 2 đến tháng 4, số dư cuối kỳ của công ty T&H giảm
mạnh do việc mua hàng hóa, dịch vụ ngoài phục vụ cho mùa cao điểm là tháng
5,6,7. Vào tháng 5, Công ty đều thu được doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ, khoản
mục Tiền và tương đương tiền tăng mạnh lên 1.357.103.770 đồng do khách hàng
đặt cọc và ký hợp đồng. Vào tháng 6 và 7 Công ty trong mùa cao điểm do phải ứng
trước tiền hàng hóa dịch vụ cũng như tăng trả lương thêm giờ cho nhân viên nên số
dư giảm chỉ còn 476.059.185 đồng vào cuối tháng 7. Bắt đầu từ tháng 8 đến hết
năm tài chính, T&H vừa ghi nhận doanh thu vừa thu được tiền từ khách hàng sử
dụng dịch vụ nên khoản mục này tăng mạnh đến cuối tháng 11 số dư khoản mục
tiền là 1.024.801.429 đồng, sau đó lại Công ty lại tiếp tục chi mua ngoài hàng hóa
dịch vụ để phục vụ cho năm tài chính sau nên cuối năm có giảm tiền mặt và tiền gửi
chỉ còn 630.570.734 đồng.

Đối với những biến động bất thường như trên, KTV thực hiện phỏng vấn kế
toán trưởng và đã nhận được phản hồi hợp lý từ Khách hàng về những biến động
theo tháng của khoản mục Tiền và tương đương tiền. Cùng với đó, KTV cũng đã
thu thập được những bằng chứng đáng tin cậy và phù hợp. Do đó, KTV đưa ra kết
luận rằng không có biến động bất thường nào cho khoản mục trên.

2, Khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 46 Luận văn tốt nghiệp

Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty T&H nhìn chung không
quá phức tạp do công ty chủ yếu thực hiện các quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu,
quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bản lẻ nên phần chi phí mua ngoài
chiếm tỷ trọng cao nhất. Cũng như khoản mục Tiền và tương đương tiền, sau khi có
những đánh giá sơ bộ về khoản mục Chi phí, KTV đi sâu vào thực hiện phân tích
các chỉ tiêu phân tách trong khoản mục này. Trong phần này, KTV sẽ thực hiện
phân tích biến động Chi phí quản lý doanh nghiệp trong mối quan hệ với Doanh
thu, chọn mẫu kiểm tra một số nghiệp vụ cụ thể và phân tích đánh giá biến động của
khoản mục Chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng khoản mục và thời gian.
Đối với việc lập bảng tổng hợp đối ứng phát sinh của khoản mục Chi phí quản
lý doanh nghiệp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV nhận thấy phần chi
phí phải trả người bán và chi phí lương là hai phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
Chi phí QLDN, do vậy KTV tập trung phân tích hai chỉ tiêu này để xác định tính
hợp lý việc biến động của hai chỉ tiêu này. Từ đó KTV có thể nhìn ra những biến
động bất thường theo nội dung đã được phân tách để dễ dàng xử lý hơn nếu có rủi
ro. Do chi phí quản lý doanh nghiệp là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong ghi nhận
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thay vì so sánh với giá trị ghi sổ, KTV ước
tính giá trị của khoản mục này trong mối quan hệ với Doanh thu để xem xét tính
hợp lý những số liệu đã phát sinh. Bảng minh họa được trình bày dưới đây:
Bảng 2.16: Bảng phân tích biến động Chi phí quản lý doanh nghiệp trong mối
quan hệ với Doanh thu năm 2019

Năm nay 2019 Năm trước 2018 Biến động


TK Nội dung
Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ
lệ/DT lệ/DT lệ/DT
Chi phí nhân
64221 304.640.000 11,6% 375.000.000 37,0% (70.360.000) -19% -69%
viên
Chi phí công cụ
64223 4.698.737 0,2% 3.010.909 0,3% 1.687.828 56% -40%
dụng cụ
64225 Chi phí thuế 2.000.000 0,1% 3.000.000 0,3% (1.000.000) -33% -74%
Chi phí dịch vụ
64227 1.241.407.844 47,4% 367.796.662 36,3% 873.611.182 238% 31%
mua ngoài
64228 Chi phí khác 98.974.420 3,8% 234.026.382 23,1% (135.051.962) -58% -84%
Chi phí không
64229 763.151.516 29,1% - 0,0% 763.151.516
được trừ

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 47 Luận văn tốt nghiệp

Tổng cộng 2.414.872.517 92% 982.833.953 97% 1.432.038.564 146% -5%

Doanh thu 2.618.040.000 1.012.306.000 1.605.734.000 159%

(Trích từ giấy tờ làm việc G400 - Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty T&H)
KTV sau khi áp dụng thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc đối với các
khoản chi phí đã được phân tách, nhận thấy so với số liệu năm ngoái, năm nay Chi
phí quản lý doanh nghiệp có biến động lớn tại chỉ tiêu Chi phí dịch vụ mua ngoài và
Chi phí không được trừ. Trong năm 2019 Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng
873.611.182 đồng tương đương với tăng 238% so với năm 2018 và chiếm 47,4%
trong tổng Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong khi đó chi phí không được trừ trong
năm 2019 tăng 763.151.516 đồng chiếm 29,1% trong tổng Chi phí quản lý doanh
nghiệp. Đồng thời Chi phí QLDN trong năm 2019 tăng 1.432.038.564 đồng tương
đương với 146% so với năm 2018 và Doanh thu trong năm 2019 cũng tăng
1.605.734.000 đồng tương đương với 159%. KTV cho rằng đây là biến động hợp lý
của cả Chi phí và Doanh thu của khách hàng. Trong khi Chi phí mua ngoài tăng hợp
lý do khách hàng ứng trước và mua thêm hàng hóa, dịch vụ ngoài để phục vụ cho
họat động dịch vụ thì Chi phí không được trừ trong năm cũng chiếm một tỷ trọng
lớn nhưng chưa được tìm ra được nguyên nhân biến động, do vậy KTV thực hiện
thêm các bước phân tích bổ sung để làm rõ chỉ tiêu này.
Do KTV nhận thấy khoản mục chi phí không được trừ của khách hàng tăng
mạnh trong năm 2019 và trong bảng đánh giá rủi ro của KTV trước khi kiểm toán
có nghi ngờ khách hàng ghi nhận chi phí vượt quá thực tế, do vậy, KTV đã chọn
mẫu kiểm tra một số hóa đơn chứng từ để xem xét tính hợp lý của phần chi phí này.
KTV thực hiện chọn mẫu theo tài liệu dưới đây:
Bảng 2.17: Chọn mẫu nghiệp vụ trong Chi phí quản lý doanh nghiệp công ty
T&H năm 2019.
 
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL
Mã số:[ G460]
Khách hàng: Công ty TNHH T&H VINA
Người TH: Ms Phương Anh 1/2/2020
 
Ngày khóa sổ: 31/12/2019   Người KT: Ms Hà Phương  
Nội dung: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP    
         

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 48 Luận văn tốt nghiệp

KIỂM TRA NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG, TÍNH HỢP LÝ HỢP LỆ CỦA CHI PHÍ
         
I. MỤC TIÊU        

1. Đảm bảo các khoản mục chi phí có sự biến động bất thường trong năm/kỳ được xác định trong quá trình phân tích
và trên sổ cái (số tiền lớn, giao dịch khác thường, điều chỉnh giảm,…) đều được phát hiện và xem xét; kiểm tra chứng
từ gốc để đảm bảo các khoản chi phí này là có thực và được phân loại đúng và đánh giá tính hợp lý của việc ghi nhận.

2. Kiểm tra tính phân bổ chi phí trong trường hợp chi phí phát sinh dùng chung cho sx và quản lý
3. Kiểm tra tính hợp lệ khi quyết toán thuế
         
II. CÔNG VIỆC        
K/Mục : 642      
Nguồn số liệu lấy từ Nhật ký chung      
Tổng hợp các nghiệp vụ bất thường tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá tiêu thức phân bổ và tính hợp lệ khi xác định chi
phí tính thuế
Mô tả chọn mẫu: Do chi phí quản lý có các khoản mục chủ yếu chi phí tiền lương đã tham chiếu E400, chi phí phải
trả tham chiếu E500, còn lại kiểm tra chọn mẫu các khoản mục liên quan chi phí quản lý đối ứng 331.

Kiểm tra chọn mẫu 1 số nghiệp vụ phát sinh


   
 
Ngày TKDU Nội dung Số tiền Ghi chú

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0019545 có đầy đủ
21/01/2019 331 01/01/2019 đến 31/01/2019) theo 34.115.770
chữ kí và dấu.
HĐ 0019545

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 00122545 có đầy
22/02/2019 331 01/02/2019 đến 28/02/2019) theo 34.115.770
đủ chữ kí và dấu.
HĐ 0022545

Tiền phòng công tác theo HĐ Đã kiểm tra HĐ 0023641 có đầy đủ


03/03/2019 331 27.019.125
0023641 chữ kí và dấu.

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0027507 có đầy đủ
19/03/2019 331 01/03/2019 đến 31/03/2019) theo 34.115.770
chữ kí và dấu.
HĐ 0027507

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0027586 có đầy đủ
22/04/2019 331 01/04/2019 đến 30/04/2019) theo 33.990.909
chữ kí và dấu.
HĐ 0027586

Vé máy bay công tác theo HĐ Đã kiểm tra HĐ 0000027 có đầy đủ


24/04/2019 331 14.903.250
0000027 chữ kí và dấu.

Phí dịch vụ tư vấn QLDN ( tư vấn


đầu tư) theo HĐ DVTV số Đã kiểm tra HĐ dịch vụ tư vấn trên
23/05/2019 331 77.385.000
152/HĐTV/2019 ký ngày có đầy đủ chữ kí và dấu.
23/05/2019 theo HĐ 0000164

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 49 Luận văn tốt nghiệp

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0005056 có đầy đủ
24/05/2019 331 01/05/2019 đến 31/05/2019) theo 33.991.500
chữ kí và dấu.
HĐ 0005056

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0011043 có đầy đủ
22/07/2019 331 01/07/2019 đến 31/07/2019) theo 34.196.180
chữ kí và dấu.
HĐ 0011043

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0015518 có đầy đủ
01/09/2019 331 01/09/2019 đến 30/09/2019) theo 34.196.180
chữ kí và dấu.
HĐ 0015518

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0015517 có đầy đủ
01/09/2019 331 01/08/2019 đến 31/08/2019) theo 34.196.180
chữ kí và dấu.
HĐ 0015517

Đã kiểm tra HĐ 0024079 có đầy đủ


01/10/2019 331 Dịch vụ ăn uống theo HĐ 0024079 32.182.500
chữ kí và dấu.

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0020529 có đầy đủ
08/10/2019 331 01/10/2019 đến 31/10/2019) theo 45.138.145
chữ kí và dấu.
HĐ 0020529

Vé máy bay công tác theo HĐ Đã kiểm tra HĐ 0000575 có đầy đủ


30/10/2019 331 19.682.190
0000575 chữ kí và dấu.

Phí thuê, phí quản lý (từ ngày


Đã kiểm tra HĐ 0026005 có đầy đủ
11/11/2019 331 01/11/2019 đến 30/11/2019) theo 45.147.848
chữ kí và dấu.
HĐ 0026005

Đã kiểm tra HĐ 0033583 có đầy đủ


24/11/2019 331 Dịch vụ ăn uống theo HĐ 0033583 27.100.841
chữ kí và dấu.

Đã kiểm tra HĐ 0001605 có đầy đủ


10/12/2019 331 Dịch vụ ăn uống theo HĐ 0001605 32.500.000
chữ kí và dấu.

         
III. KẾT LUẬN
     
 
1. Ý kiến tổng quát
     
 
Không phát hiện có nghiệp vụ bất thường, KTV đánh giá các nghiệp vụ được ghi nhận một cách trung thực, hợp lý.

2. Ý kiến nêu trong Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán    


Không        

(Trích từ giấy tờ làm việc G400 – Tiền và tương đương tiền của công ty T&H)

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 50 Luận văn tốt nghiệp

Việc chọn mẫu 15 hóa đơn Chi phí mua ngoài với giá trị từ 14 triệu đồng trở
lên của KTV nhằm mục đích kiểm tra xem có bất kỳ khoản Chi phí quản lý doanh
nghiệp bị ghi sai hoặc không được ghi nhận do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận chi
phí hay không. Sau khi kiểm tra, KTV không phát hiện ra nghiệp vụ bất thường và
đánh giá là các nghiệp vụ này được ghi nhận một cách trung thực hợp lý.
Do vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chênh lệch lớn của khoản mục Chi phí không
được trừ trong năm 2019, KTV tiếp tục tiến hành kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu 80%
so với tổng thể, khi tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí quản lý
doanh nghiệp KTV phân tách chi tiết từng nội dung chi trả để xem xét những nội
dung nào ảnh hưởng chủ yếu đến khoản mục trên. Bảng tổng hợp chi phí theo
khoản mục được KTV tổng hợp thông qua các nghiệp vụ của sổ Nhật Ký chung để
xem xét những khoản chi theo tháng ảnh hưởng đến tổng Chi phí. Bảng được KTV
tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp Chi phí QLDN theo khoản mục và theo thời gian năm
2019

Tiền lương Phải trả Phân bổ Chi phí Tiền gửi


Tháng Thuế
quản lý người bán 242 trích trước NH
1 90.000.000 62.717.670 75.581 6.000.000 40.350.000 132.000

2 50.000.000 61.277.986 75.581 3.450.000 220.000

3 90.000.000 93.745.920 75.581 3.450.000 462.000

4 90.000.000 74.975.537 75.581 3.450.000 66.000

5 51.280.000 125.825.580 75.581 3.525.000 744.000

6 105.560.000 76.835.401 75.581 3.525.000

7 45.000.000 76.757.607 75.581 3.525.000 99.000

8 45.000.000 29.044.913 279.369 3.525.000 2.595.000

9 61.300.000 109.326.195 279.369 3.525.000 7.220.576

10 61.300.000 140.248.740 3.804.369 15.987.471

11 77.600.000 103.777.306 746.035 3.482.762

12 77.600.000 319.377.243 986.440 2.000.000 15.000.000 13.702.311

Cộng 844.640.000 1.273.910.098 6.624.649 8.000.000 83.325.000 44.711.120

(Trích từ giấy tờ làm việc G400 - Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty T&H)

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 51 Luận văn tốt nghiệp

Đối với số liệu được trình bày như bảng trên, KTV nhận thấy khoản mục phải
trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng phù hợp với tính chất kinh doanh dịch
vụ của khách hàng, do vậy sự biến động của khoản mục Chi phí mua ngoài được coi
là hợp lý. Trong khi đó, KTV nhận thấy khoản mục tiền lương phải trả công nhân
viên có biến động lớn, KTV thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng để tìm hiểu nguyên
nhân. Trong bảng tổng hợp chi phí theo từng khoản mục có một số chênh lệch lớn
so với biến động của khoản mục này trong năm: Khoản mục tiền lương quản lý chi
trả theo 12 tháng là 844.640.000 VNĐ trong khi đó chi phí nhân viên hợp lý được
ghi nhận là 304.640.000 VNĐ, KTV tìm hiểu và biết là trong năm công ty có bổ
nhiệm giám đốc mới và việc chi trả lương cho giám đốc này vượt mức cho phép
theo quy định của Nhà nước và phải bị loại bỏ một phần lương. KTV đã trao đổi với
giám đốc và kế toán trưởng điều chỉnh khoản tiền này vào chi phí không được trừ
khi tính thu nhập chịu thuế. Dưới đây là bảng lương KTV chọn mẫu kiểm tra trong
năm 2019 của khách hàng:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 52 Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.19 : Bảng lương tháng 3/2019 của Công ty TNHH T&H Vina
CÔNG TY TNHH T&H VINA
Địa chỉ: Phòng 1907, Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam.

2019 년 3 월 급여 명세서

Lương
Thuế TNCN PIT
chính

Ngày
Chức
N Họ Tên công Tổng thu
vụ Tổng thu nhập Tổng
o Name (working nhập 15%TNCT Bản thân
position Lương cơ chịu thuế chưa TNCT bao giảm trừ Th
days) chưa bao + Phụ
bản (Basic bao gồm tiền thuê gồm tiền Total tín
gồm tiền thuộc
salary) nhà thuê nhà Deduction PIT
thuê nhà themselves
Total income s

45.00
1 Koo Bon Soo GĐ 27,0 45.000.000 45.000.000 6.750.000 45.000.000   0  
0.000

40.00
2 Kim Yoon Soo QL 27,0 40.000.000 40.000.000 6.000.000 40.000.000 16.200.000 16.200.000 23
0.000

5.00
3 N. Hong Ngoc KT 27,0 5.000.000 5.000.000 750.000 5.000.000 9.000.000 9.000.000
0.000

90.000.00 25.200.00
Tổng cộng     90.000.000 90.000.000 13.500.000 90.000.000 25.200.000 23
0 0

(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 của công ty TNHH T&H Vina)

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 53 Luận văn tốt nghiệp

Đối với phần chi phí không được trừ, KTV còn kiểm tra thấy một số hóa đơn
chứng từ không hợp lệ, hóa đơn chơi Golf (thuộc phần tiêu thụ đặc biệt) và hóa đơn
trên 20 triệu nhưng được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không đủ điều kiện cho
vào chi phí hợp lý theo quy định của Pháp luật nên cũng yêu cầu kế toán trưởng đưa
chứng từ đó vào chi phí không được trừ. Do vậy, trong năm 2019 chi phí không
được trừ của công ty tăng lên là 763.151.516 VNĐ. Trong khoản mục này, KTV đã
sử dụng phân tích ngang kết hợp với các thủ tục phân tích bổ trợ như phỏng vấn
khách hàng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và biến động lớn của khoản mục trên,
Qua đó KTV có thể đưa ra kết luận, khoản mục trên sau khi điều chỉnh không còn
tiềm ẩn rủi ro và các số liệu được đánh giá là trung thực, hợp lý.
3, Khoản mục Doanh thu
Trong khoản mục Doanh thu, do công ty ghi nhận Doanh thu theo mùa nên
việc áp dụng thủ tục phân tích để kiểm tra cũng như thu thập bằng chứng kiểm toán
tương đối dễ dàng. KTV thực hiện kiểm tra Doanh thu theo từng khách hàng trong
năm 2019, so sánh biến động Doanh thu năm 2018 – 2019 theo các tháng, phân tích
Doanh thu dựa trên mối quan hệ với các chỉ tiêu khác và so sánh Doanh thu của
khách hàng với đối thủ cùng ngành cùng quy mô.
Trong bảng đánh giá ban đầu về rủi ro KTV lập tại giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán, KTV đã nghi ngờ về việc phân bổ doanh thu không đúng kỳ và hợp lý,
do vậy trong giai đoạn này, KTV đã thu thập các hợp đồng và số liệu về khách hàng
của công ty trong năm như một bằng chứng kiểm toán để xem xét tính hợp lý của
khoản mục doanh thu. Phần trình bày về doanh thu theo từng khách hàng được
KTV tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.20: Doanh thu bán hàng theo các đối tượng khách hàng

Thời gian Tên Khách hàng Số tiền Ghi chú


17/05/2019 Công ty TNHH HANKOOK 600.000.000
TALTEC VINA
23/05/2019 Công ty TNHH S-MAC VINA 500.000.000
23/07/2019 Công ty TNHH NEXPLUS VINA 185.440.000
28/08/2019 Công ty TNHH S-MAC VINA 500.000.000
28/08/2019 Công ty TNHH HANKOOK 600.000.000
TALTEC VINA
29/08/2019 Công ty TNHH CNI 232.600.000
Tổng 2.618.040.000

(Trích từ giấy tờ làm việc G100 – Doanh thu công ty T&H)

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 54 Luận văn tốt nghiệp

KTV nhận thấy rằng trong năm công ty tiếp tục duy trì hợp đồng với hai khách
hàng cũ năm 2018 là Công ty HANKOOK TALTEC VINA và Công ty S-MAC
VINA, giá trị của hai hợp đồng này cũng cao hơn so với hợp đồng năm 2018. Bên
cạnh đó, công ty còn ký được hợp đồng với hai khách hàng mới là Công ty
NEXPLUS VINA và Công ty CNI theo lần lượt hợp đồng là 185.440.000 đồng và
232.600.000 đồng. KTV thấy rằng trong năm 2019, khách hàng của mình đã hoạt
động hiệu quả hơn, Doanh thu trong năm tăng gấp đôi so với năm trước.
Do tính chất hoạt động của công ty dịch vụ theo mùa cao điểm, trong phần lập
kế hoạch kiểm toán, KTV đã thu thập đầy đủ doanh thu phát sinh theo từng khách
hàng cụ thể trong năm 2019 và có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình doanh thu
của khách hàng. Dưới đây là sơ đồ biến động về doanh thu trong năm 2018 – 2019
của công ty T&H.
Biểu đồ 2.2: Biến động về doanh thu trong năm 2018 - 2019 của công ty T&H

(Trích từ BCTC công ty T&H năm 2019)

Tuy nhiên, KTV vẫn cần thực hiện một số thủ tục phân tích cơ bản khác để
thấy rõ được sự biến động của khoản mục này. Đối với Doanh thu, KTV thu thập số
liệu từ Sổ nhật ký chung theo từng tháng, dùng phân tích ngang để tính lợi nhuận
của công ty khách hàng theo từng tháng, dùng phân tích dọc để tính tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu để thấy được sự biến động qua từng tháng. Dưới đây là tài liệu
mô tả mối quan hệ giữa doanh thu và các khoản chi phí mà KTV thu thập được:
Bảng 2.21: Biến động doanh thu theo tháng trong mối quan hệ với các khoản chi
phí liên quan trong năm 2019.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 55 Luận văn tốt nghiệp

T 511 515 632 642 PROFIT LN/DT


1 0 55.705 0 239.275.251 -239.219.546 0%
2 0 37.136 40.000.000 115.023.567 -154.986.431 0%
3 0 29.541 0 187.733.501 -187.703.960 0%
4 0 25.626 0 172.877.118 -172.851.492 0%
5 0 0 0 0 0 0%
6 1.100.000.000 62.407 40.000.000 369.291.143 690.771.264 63%
7 185.440.000 13.521 60.560.000 125.457.188 -1.385.467 -1%
8 1.332.600.000 12.952 30.600.000 80.444.282 1.221.568.670 92%
9 0 97.527 0 181.651.140 -187.365.613 0%
10 0 70.662 0 221.340.580 -221.269.918 0%
11 0 38.928 0 185.606.103 -185.567.175 0%
12 0 55.299 0 536.172.644 -694.086.606 0%
Total 2.618.040.000 499.304 171.160.000 2.414.872.517 -132.096.274 -5,0%

(Trích từ giấy tờ làm việc E500 – Doanh thu của công ty T&H năm 2019)
Từ bảng phân tích Doanh thu và Chi phí trên, KTV có cơ sở để xem xét liệu
một khoản Doanh thu được ghi nhận có phù hợp với khoản Chi phí được ghi đối
ứng không. Có thể thấy trong những tháng đầu tiên, công ty chưa ghi nhận được
doanh thu do tính chất hoạt động, nhưng vẫn phải chi trả Chi phí quản lý doanh
nghiệp và Giá vốn hàng bán. Trong đó, Chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là
tiền lương nhân viên để duy trì hoạt động công ty và mua sắm dịch vụ ngoài để
chuẩn bị cho mùa cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán là phần chi phí được kết
chuyển từ chi phí nhân công trực tiếp tại các dự án của công ty. Trong giai đoạn
này, lợi nhuận công ty được xác định là âm do không tạo ra Doanh thu. Trong 3
tháng cao điểm, công ty ghi nhận được Doanh thu do ký kết được hợp đồng với
khách hàng, lợi nhuận thuần từ đó cũng tăng lên. Và sau các tháng cao điểm, công
ty lại ghi nhận lợi nhuận âm do chỉ phát sinh Chi phí. KTV thấy rằng việc ghi nhận
doanh thu này hợp lý với hiểu biết của KTV về tình hình thực tế của Khách hàng.
Sau khi xem xét dữ liệu nội bộ khách hàng cung cấp, KTV đã xác định được
phần nào những biến động cơ bản của khoản mục Doanh thu, nhưng chưa có đầy đủ
bằng chứng và cơ sở để đưa đến kết luận cuối cùng. Do vậy KTV mở rộng phạm vi
phân tích thông qua việc sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá lại độ tin cậy của

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 56 Luận văn tốt nghiệp

thông tin tài chính giữa Doanh thu của công ty T&H với công ty đối thủ có cùng
quy mô – Công ty TNHH SPEC. Việc so sánh này giúp KTV có cái nhìn khách
quan hơn về số liệu cũng như biến động của khoản mục này, thông qua đó cũng
hiểu biết thêm về hoạt động kinh doanh của khách hàng. KTV sau khi thu thập được
thông tin đối thủ, đem phân tích và so sánh với công ty T&H dựa trên các chỉ tiêu là
Doanh thu theo tháng, số hợp đồng được ký và doanh thu trung bình/ hợp đồng,
trình bày theo bảng phân tích dưới đây:
Bảng 2.22: Bảng so sánh biến động doanh thu theo tháng của công ty T&H và
công ty SPEC trong năm 2019.

Công ty T&H Công ty SPEC


Chênh lệch
Số Số doanh thu
Tháng hợp Doanh thu/ hợp Doanh thu/
Doanh thu Doanh thu theo từng
đồng hợp đồng đồng hợp đồng tháng
ký kết ký kết

1 0 0   0 0 0  0 0
2 0  0  0 0 0  0  0
3 0  0 0  0 0  0 0
4 0  0  0 0 0  0 0
5 0  0  0 206.475.941 1 206.475.941 -206.475.941
6 1.100.000.000 3 366.666.667 909.410.200 3 303.136.733 190.589.800
7 185.440.000 1 185.440.000 501.923.800 2 250.961.900 -316.483.800
8 1.332.600.000 3 444.200.000 785.940.400 2 392.970.200 546.659.600
9 0  0 0  187.649.314 1 187.649.314 -187.649.314
10 0  0 0 354.965.713 1 354.965.713 -354.965.713
11 0  0 0 0 0   0 0
12 0  0 0 0 0  0 0
Total 2.618.040.000 7 374.005.714 2.946.365.368 10 294.636.537 -328.325.368
(Trích từ giấy tờ làm việc E500 – Doanh thu công ty T&H và Doanh thu công ty
SPEC năm 2019)

Từ tài liệu so sánh trên, KTV xác định được mùa cao điểm của cả 2 công ty
đều là tháng 6, 7, 8. Đối với công ty SPEC, việc ký kết các hợp đồng trong các
tháng trước và sau mùa cao điểm cho thấy công ty có những chính sách phân bổ
nguồn lực và tài chính hợp lý hơn T&H. Từ bảng trên cũng cho thấy trong năm

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 57 Luận văn tốt nghiệp

công ty T&H ký kết được 7 hợp đồng có tổng giá trị là 2.618.040.000 đồng tương
đương giá trị trung bình trên một hợp đồng là 374.005.714 đồng/ hợp đồng, trong
khi đó Công ty SPEC ký được 10 hợp đồng với tổng giá trị là 2.946.365.368 đồng
tương đương với 294.636.537 đồng/ hợp đồng. Từ đây KTV có thể đánh giá được
giá trị trung bình trên một hợp đồng của công ty T&H cung cấp lớn hơn so với đối
thủ nhưng tổng thu nhập trong năm của T&H kém đối thủ 328.325.368 đồng. Thông
qua giấy tờ làm việc, số liệu thu thập được và các bảng phân tích xuyên suốt quá
trình kiểm toán, KTV kết luận việc ghi nhận doanh thu là hợp lý, có cơ sở và không
có biến động bất thường.

2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán


Sau giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV, KTV chủ yếu sẽ xem xét lại một lần
nữa Báo cáo tài chính của khách hàng để xem còn chỉ tiêu hay vấn đề nào chưa
được giải thích hợp lý hay không? KTV thực hiện kiểm tra tính hoạt động liên tục
và lập bảng mức độ trọng yếu dựa vào công thức có sẵn của công ty để xem xét
những tài liệu công ty cũng cấp là trung thực, minh bạch và hợp lý. Thêm vào đó,
KTV cũng thực hiện đánh giá sơ bộ lại một lần nữa toàn bộ Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tránh bỏ sót chỉ tiêu chứa rủi ro chưa được
phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Đầu tiên KTV tiến hành phân tích soát xét và phân tích kiểm tra tính liên tục
thông qua số dư cuối kỳ và đầu kỳ của Nợ ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn, sau đó dựa
vào công thức đã được thiết lập sẵn của Công ty kiểm toán Immanuel để xác định
mức độ trọng yếu đối với các thông tin trên BCTC của Công ty T&H. Dưới đây là
bảng phân tích hoạt động liên tục và xác định mức độ trọng yếu của Công ty T&H:
Bảng 2.23: Bảng phân tích hoạt động liên tục và xác định mức độ trọng yếu của
Công ty T&H

Phân tích hoạt động liên tục Xác định mức trọng yếu
Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 1 Tổng tài sản 1.511.256.725
Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ 2 Tỷ lệ tính mức trọng yếu 2%
Nợ ngắn hạn 641.148.938 464.312.506 3 Mức trọng yếu tổng thể 30.225.
135
Tài sản ngắn hạn 1.502.248.644 1.263.060.567 4 Mức độ trọng yếu thực hiện 18.135.
081

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 58 Luận văn tốt nghiệp

Chêch lệch -861.099.706 -798.748.061 5 Ngưỡng sai sót có thể bỏ 725.


qua 403
(Trích từ hồ sơ kiểm toán năm 2019 của công ty TNHH T&H Vina)
Từ bảng phân tích hoạt động liên tục cho thấy công ty vẫn đang tiếp tục hoạt
động kinh doanh theo chu trình, áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế, từ đó
KTV có cơ sở để đánh giá số liệu của công ty là hợp lý. KTV cũng lập bảng xác
định mức độ trọng yếu của khoản mục tài sản thông qua công thức tính thiết lập sẵn
trên phần mềm của công ty, qua đó KTV có số liệu cơ bản để so sánh cũng như
phán đoán được mức độ trọng yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp trên BCTC.
Giai đoạn này KTV cũng tiến hành so sánh ngang, dọc các thông tin trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán giữa năm trước và năm
nay để xem biến động của tất cả các khoản mục trên BCTC để tránh bỏ sót khoản
mục nào tiềm ẩn rủi ro. Sau đó KTV thực hiện phân tích sơ bộ kết quả số liệu so
sánh thu thập được để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các khoản mục trên
BCTC. Dưới đây là bảng phân tích soát xét BCTC của công ty T&H trong năm
2019 KTV lập:
Bảng 2.24: Bảng Cân đối kế toán của công ty TNHH T&H năm 2019

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Giá trị %


A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 804.847.664 1.261.171.049 (456.323.385) -36%
I. Tiền và các khoản tương 626.570.734 1.046.157.749 (419.587.015) -40%
đương tiền
1. Tiền 626.570.734 1.046.157.749 (419.587.015) -40%
II. Các khoản phải thu 87.506.650 175.013.300 (87.506.650) -50%
ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của 175.013.300 175.013.300 - 0%
khách hàng
2. Dự phòng phải thu ngắn (87.506.650) - (87.506.650)
hạn khó đòi
III. Hàng tồn kho - 40.000.000 (40.000.000) -100%

1. Hàng tồn kho - 40.000.000 (40.000.000) -100%

IV. Tài sản ngắn hạn khác 90.770.280 - 90.770.280


1. Chi phí trả trước ngắn 9.008.081 - 9.008.081
hạn
2. Thuế GTGT được khấu 79.077.699 - 79.077.699
trừ

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 59 Luận văn tốt nghiệp

3. Thuế và các khoản khác 2.684.500 - 2.684.500


phải thu Nhà nước
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.409.061 1.889.518 519.543 27%

III. Tài sản dài hạn khác 2.409.061 1.889.518 519.543 27%

1. Chi phí trả trước dài hạn 2.409.061 1.889.518 519.543 27%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 807.256.725 1.263.060.567 (455.803.842) -36%

C. NỢ PHẢI TRẢ 908.604.938 464.312.506 444.292.432 96%

I. Nợ ngắn hạn 705.148.938 464.312.506 240.836.432 52%


1. Phải trả người bán ngắn 80.888.951 44.000.000 36.888.951 84%
hạn
2. Người mua trả tiền trước 315.841.026 275.250.000 40.591.026 15%
ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải 151.818.961 55.062.506 96.756.455 176%
nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động 141.600.000 90.000.000 51.600.000 57%

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 15.000.000 - 15.000.000

II. Nợ dài hạn 203.456.000 - 203.456.000

1. Phải trả dài hạn khác 203.456.000 - 203.456.000

D. VỐN CHỦ SỞ HỮU (101.348.213) 798.748.061 (900.096.274) -113%

I. Vốn chủ sở hữu (101.348.213) 798.748.061 (900.096.274) -113%


1. Vốn đầu tư của chủ sở 909.600.000 909.600.000 - 0%
hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa (1.010.948.213) (110.851.939) (900.096.274) 812%
phân phối
- LNST chưa phân phối (110.851.939) (110.851.939)
lũy kế đến cuối kỳ trước
- LNST chưa phân phối (900.096.274) (110.851.939) (789.244.335) 712%
kỳ này
TỔNG CỘNG NGUỒN 807.256.725 1.263.060.567 (455.803.842) -36%
VỐN
(Trích giấy tờ làm việc H700 – công ty TNHH T&H Vina)

Thông qua bảng phân tích sơ bộ về Bảng cân đối kế toán, KTV thấy rằng
khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm đã giảm 40% so với năm
trước tương đương 419.587.015 đồng đã được giải thích đầy đủ hợp lý trong phần
thực hiện kiểm toán, các khoản mục khác trong phần tài sản biến động không nhiều.
Trong phần Nợ phải trả, tăng chủ yếu phần Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
năm 2019 là 176% so với năm 2018 tương đương với 96.756.455 đồng do Doanh

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 60 Luận văn tốt nghiệp

thu trong năm tăng gấp đôi nên phần chi phí Thuế phải nộp cũng tăng mạnh. Trong
khi đó chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trong năm giảm mạnh do Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối kỳ này giảm mạnh 712% so với năm trước tương đương giảm
789.244.335 đồng do Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tăng gấp đôi. Ngoài
ra các khoản mục khác trong phần nguồn vốn biến động không đáng kể. KTV dựa
vào tính chất và giải thích của kế toán trưởng, xác nhận số liệu trên Bảng cân đối kế
toán trung thực, hợp lý, phù hợp với hiểu biết của KTV.

KTV tiếp tục phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thấy
được chênh lệch giá trị năm trước và năm nay và phân tích tỷ suất để kiểm tra tính
phù hợp về mối quan hệ lẫn nhau giữa các khoản mục trên BCTC. Tài liệu được
trình bày như dưới đây:

Bảng 2.25: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
T&H năm 2019

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Giá trị %


1. Doanh thu bán hàng và
2.618.040.000 1.012.306.000 1.605.734.000 159%
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
- 13.773.000 (13.773.000) -100%
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
2.618.040.000 998.533.000 1.619.507.000 162%
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 760.040.000 120.000.000 640.040.000 533%
5. Lợi nhuận gộp về bán
1.858.000.000 878.533.000 979.467.000 111%
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
499.304 540.860 (41.556) -8%
chính
7. Chi phí tài chính - 4.000.000 (4.000.000) -100%
8. Chi phí quản lý doanh
2.593.992.517 982.833.953 1.611.158.564 164%
nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ
(735.493.213) (107.760.093) (627.733.120) 583%
hoạt động kinh doanh
10. Chi phí khác 6.633.800 71.000 6.562.800 9243%

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 61 Luận văn tốt nghiệp

11. Lợi nhuận khác (6.633.800) (71.000) (6.562.800) 9243%


12. Tổng lợi nhuận kế toán
(742.127.013) (107.831.093) (634.295.920) 588%
trước thuế
13. Chi phí thuế TNDN hiện
157.969.261 3.020.846 154.948.415 5129%
hành
14. Lợi nhuận sau thuế TN
(900.096.274) (110.851.939) (789.244.335) 712%
doanh nghiệp
(Trích giấy tờ làm việc H700 – công ty TNHH T&H Vina)

Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ, KTV nhận thấy Doanh thu bán
hàng năm nay tăng mạnh lên 159% so với năm trước tương đương 1.605.734.000
đồng do trong năm công ty ký được thêm hợp đồng với khách hàng mới là Công ty
TNHH CNI và Công ty TNHH NEXPLUS Vina, và duy trì được hợp đồng với các
khách hàng cũ. Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trong năm tăng 533% so với năm trước
tương đương 640.040.000 đồng cho thấy trong do nhu cầu khách hàng tăng, công ty
đã tăng thêm chi phí mua ngoài và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên
cạnh đó chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm cũng tăng đáng kể lên 5129%
tương đương 154.948.415 đồng so với năm ngoái, do trong năm lợi nhuận gộp về
doanh thu tăng 111% so với năm trước. Mặc dù Doanh thu tăng nhưng Chi phí
QLDN tăng nhanh hơn, công ty chi tiêu nhiều hơn trong năm 2019, do vậy lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối là lỗ và giảm so với năm 2018 là 712% tương đương
với 789.244.335 đồng.

Các khoản mục được trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh được phản ánh đúng bản chất của hoạt động sản xuất phát
sinh trong năm. Mọi biến động đều được đánh giá là hợp lý, vì vậy các thủ tục kiểm
toán bổ sung cũng không được áp dụng đối với các khoản mục trên cả Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

KTV xem xét lại một lần nữa các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được
trong quá trình thực hiện kiểm toán trực tiếp tại công ty khách hàng, đảm bảo những
bằng chứng này phù hợp và có độ trung thực, tin cậy cao. Thêm vào đó những bảng
phân tích dựa trên thông tin chung của ngành và của đối thủ cũng giúp KTV nắm

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 62 Luận văn tốt nghiệp

bắt được tình hình thực tế hoạt động của Khách hàng. Việc phân tích các chỉ tiêu
dựa trên mối quan hệ với những khoản mục liên quan khác cũng cho thấy mức độ
hợp lý của số liệu mà công ty T&H cung cấp. KTV đánh giá năm nay công ty T&H
đã tăng gấp đôi Doanh thu so với năm trước do ký kết thêm hợp đồng với những
khách hàng cũ và tìm thêm được khách hàng mới, nhưng chi phí phát sinh cũng
tăng mạnh do việc chi trả lương cho Giám đốc và dịch vụ đặc biệt không hợp lý
khiến công ty vẫn bị lỗ 900.096.274 đồng trong năm 2019.

Kết thúc giai đoạn này, KTV đưa ra ý kiến BCTC của công ty T&H được lập
ngày 31 tháng 12 năm 2019 cho chu kỳ kinh doanh từ ngày 1 tháng 1 cho đến 31
tháng 12 năm 2019 phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình
hình tài chính của công ty. Qua đó, KTV sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán công ty
TNHH T&H Vina năm 2019.

2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo
cáo tài chính của công ty TNHH T&H VINA do công ty TNHH Kiểm
toán Immanuel thực hiện.

2.3.1. Ưu điểm trong việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo
tài chính tại công ty TNHH T&H VINA

1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Việc triển khai vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình
kiểm toán do công ty Immanuel thực hiện nhìn chung là khá chi tiết và hiệu quả.
Đầu tiên, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện thủ tục phân tích
theo quy trình 3 bước: Thu thập thông tin, so sánh thông tin và đánh giá kết quả.
Qua đó, KTV đã đạt được những mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ:

- KTV có những hiểu biết nhất định về thông tin chung về ngành nghề kinh
doanh, nội dung của BCTC và tình hình tài chính - kinh doanh của đơn vị thông qua
những thông tin tài chính và phi tài chính thu thập được. Những thông tin này giúp
KTV có cái nhìn tổng quát hơn về KH cũng như đánh giá chính xác hơn sự biến
động bất thường hay rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu tới các khoản mục trong kỳ

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 63 Luận văn tốt nghiệp

kiểm toán.
- KTV thấy được sự biến động trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
các thay đổi về chính sách kế toán và về bộ máy quản lý của khách hàng. Từ đó,
giúp KTV ước tính được số liệu trong kỳ và so sánh với kết quả của đơn vị trong
giai đoạn thực hiện kiểm toán. Việc này góp phần quan trọng giúp KTV xác định
được thủ tục kiểm toán thích hợp trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và giảm được
các thủ tục kiểm tra chi tiết khác.
- Phân tích và khoanh vùng các biến động bất thường để thực hiện phân tích
chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, đánh giá được khả năng sai sót trên
từng khoản mục, xác định rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh để xác định thủ
tục kiểm toán phù hợp, ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
trên BCTC.

2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Như vậy, có thể thấy việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế
hoạch được thực hiện khá đầy đủ và hiệu quả. Trong giai đoạn tiếp theo, các thủ tục
phân tích được sử dụng mang lại bằng chứng kiểm toán đa dạng, có tính thuyết
phục và phù hợp theo từng nội dung phần hành. KTV áp dụng thủ tục phân tích
trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cho thấy sự hiệu quả về thời gian và chi phí hơn
là áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:
- Trong giai đoạn này, KTV sử dụng thủ tục phân tích để xác định phạm vi các
tài khoản cần kiểm tra, tùy theo từng khoản mục có các cấp độ phức tạp khác nhau
mà KTV sẽ phân tách riêng kiểm tra để thu được kết quả đảm bảo tin cậy hơn.
- KTV xác định được chênh lệch số liệu ước tính với số liệu theo BCTC từ đó
dùng kinh nghiệm của mình, KTV xác định chênh lệch nào là trọng yếu và cần phải
kiểm tra lại bằng các thủ tục kiểm toán khác. Các chênh lệch trọng yếu đã được
KTV tìm hiểu nguyên nhân, giải thích và lượng hóa bằng giá trị cụ thể, KTV nên
kết hợp kiểm tra chi tiết để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm tăng mức độ
thuyết phục hơn.
- Ngoài ra, KTV có thể phân tích biến động các chỉ tiêu có giá trị lớn như
doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp… theo các tháng hay tổng hợp đối ứng để

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 64 Luận văn tốt nghiệp

nhằm phát hiện ra các các biến động bất thường. Khi có các chênh lệch, biến động
bất thường, KTV đã kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác để tìm ra lời giải thích
hợp lý cho các biến động đó. Điều này càng tăng sức thuyết phục cho kết quả phân
tích.
- Đối với những khoản mục khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong BCTC, KTV chỉ
cần thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ để xác định xem có tồn tại biến động bất
thường hay không, sau đó nếu có thì kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết để giải
thích cho biến động này. Như vậy, thủ tục phân tích trong giai đoạn này giúp KTV
giảm được các bước kiểm tra chi tiết mà vẫn đảm bảo hiệu quả kiểm toán.

3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, Immanuel đã kết hợp khéo léo giữa thủ tục
phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục trên BCTC, đồng
thời thu được những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Cuối cùng là giai đoạn kết
thúc kiểm toán, thủ tục phân tích khoản mục được xem xét dựa trên mối quan hệ với
toàn BCTC và được tiến hành theo 2 bước: So sánh thông tin và phân tích kết quả
cuối cùng.

- Việc so sánh thông tin: KTV thực hiện so sánh các chỉ tiêu của kiểm toán
năm nay với năm trước. Việc so sánh này giúp KTV đánh giá các thay đổi trọng yếu
của khoản mục xem xét có phù hợp với những hiểu biết và bằng chứng mà KTV thu
được ở các giai đoạn kiểm toán trước hay không.

- Sau đó, KTV phân tích kết quả việc so sánh các khoản mục phát sinh trong
năm, để đảm bảo những biến động của các khoản mục này đã được giải thích thỏa
đáng, phù hợp với hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh trong năm của khách
hàng. Kết quả phân tích các khoản mục trong giai đoạn này gắn với các bộ phận
khác của BCTC giúp KTV soát sét trên quy mô tổng thể BCTC.

2.3.2. Hạn chế trong việc sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC do
Công ty kiểm toán Immanuel thực hiện
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 65 Luận văn tốt nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại trong việc áp
dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế họach:
- Nguồn thu thập thông tin chính chủ yếu là từ tài liệu nội bộ của KH và thời
gian kiểm toán bao gồm cả thu thập bằng chứng kiểm toán chưa đủ dài đối với các
KH có tình hình hoạt động phức tạp. Do vậy KTV không có nhiều thời gian để kiểm
tra lại mức độ tin cậy, trung thực của thông tin dẫn đến tình trạng thông tin thu thập
có thể chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động của đơn vị.

- Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng như một
phương pháp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bằng cách, xác định những biến
động bất thường để khoanh vùng các khu vực có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Tuy
nhiên, trong thực tế nhiều KTV không sử dụng phương pháp này để đánh giá rủi ro
trong giai đoạn lập kế hoạch. KTV hầu như chỉ thực hiện phân tích với Bảng cân
đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà không áp dụng với Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
- Ngoài ra, các KTV chưa đi sâu vào việc phân tích kết hợp với các thông tin
phi tài chính khác như chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính của đơn vị, các
chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố khác, để nhận biết và đánh giá sâu
sắc hơn các biến động bất thường, từ đó nhận biết các vùng có khả năng chứa đựng
rủi ro.
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Mặc dù thủ tục phân tích trong giai đoạn này cũng được thực hiện lần lượt từ
ước tính các chỉ tiêu đến xem xét, đánh giá kết quả nhưng quy trình kiểm toán chưa
được xây dựng chặt chẽ và khoa học. Tuy Công ty Immanuel đã xây dựng chương
trình kiểm toán chung với các thủ tục phân tích để thu thập bằng chứng liên quan
đến khoản mục, nhưng các KTV chỉ chú trọng phân tích các khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn và bỏ qua các chỉ tiêu nhỏ điều này gây ra việc không phát hiện hết sai sót
trọng yếu.

- Việc nhận biết chênh lệch trọng yếu còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của
KTV, mà theo lý thuyết để xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được đòi hỏi

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 66 Luận văn tốt nghiệp

phải có đầy đủ các yếu tố về giá trị trọng yếu chi tiết, chỉ số về độ tin cậy, số lượng
các số dư được kiểm toán. Việc thu thập đầy đủ thông tin đòi hỏi thời gian dài.

- Cũng giống như giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích chủ yếu
áp dụng với các thông tin do kế toán KH cung cấp, KTV chưa mở rộng phân tích
sâu các chỉ tiêu giữa khách hàng với các đối thủ cùng ngành.

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán


Thủ tục phân tích các khoản mục trong giai đoạn này chưa được chú trọng
nhiều, chủ yếu là so sánh số liệu sau kiểm toán của năm nay với năm trước để thấy
xu hướng biến động. Nhưng để hiểu bản chất và tính chất của các nghiệp vụ phát
sinh cần phải được phân tích sâu hơn để đánh giá được chính xác năng lực hoạt
động của đơn vị trong mối quan hệ với BCTC.
- Bên cạnh đó, nhiều KTV và công ty kiểm toán cũng không tiến hành phân
tích sâu về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Hầu hết, các công ty kiểm
toán Việt Nam đều chưa biết đến việc vận dụng thủ tục phân tích để phân tích khả
năng hoạt động của khách hàng như xét đoán các dấu hiệu lỗ liên tục trong nhiều
năm, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, tính thanh khoản thấp hoặc không có sự
hỗ trợ từ phía công ty mẹ,....
- Thủ tục phân tích dọc trong giai đoạn này ít được sử dụng, đặc biệt là so
sánh các tỷ số tài chính của KH với các đơn vị cùng ngành do việc giới hạn về thời
gian và số liệu. Do đó, nhiều khi KTV không đánh giá được các biến động trong
khoản mục của khách hàng.
Như vậy, việc vận dụng thủ tục phân tích của KTV và các công ty kiểm toán
Việt Nam trong cuộc kiểm toán BCTC còn nhiều hạn chế và không hiệu quả. Cụ thể
là, phạm vi vận dụng của thủ tục phân tích còn hạn hẹp chỉ bao gồm Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa mở rộng phân tích Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và các thông tin phi tài chính khác. Bên cạnh đó, KTV ít sử dụng các
kỹ thuật phân tích khác như phân tích tính hợp lý hay mô hình phân tích, dẫn đến
làm giảm hiệu quả phân tích. Nhiều công ty kiểm toán vừa và nhỏ thực hiện thủ tục
phân tích một cách máy móc, dập khuôn với tất cả các phần hành.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 67 Luận văn tốt nghiệp

2.3.3. Nguyên nhân sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH T&H VINA kém hiệu quả.
- Về phía các cơ quan Nhà nước: Việc xây dựng và cập nhật các chuẩn mực
chính sách kế toán mới theo yêu cầu của xu hướng hội nhập hóa vẫn còn chậm và
chưa phù hợp. Chưa có một cơ sở dữ liệu chung của các ngành để cung cấp thông
tin nhanh chóng, chính xác cho các Công ty kiểm toán cũng như KTV. Bộ Tài
Chính cũng chưa ban hành một quy định cụ thể về trách nhiệm của KTV trong quá
trình thực hiện và đưa ra kết quả kiểm toán.

- Về phía công ty kiểm toán: Công ty chưa có một hệ thống các tỷ suất tài
chính phù hợp đối với từng nhóm ngành, nên chưa tạo được sự thống nhất trong quá
trình kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán còn chưa được chú trọng
nhiều nhất là đối với những KTV kiểm toán khách hàng có quy mô nhỏ.

- Về phía kiểm toán viên: KTV còn chưa thực hiện đầy đủ quy trình do Công
ty kiểm toán thiết lập, đặc biệt đối với những công ty vừa và nhỏ KTV chỉ xem xét
một số khoản mục trọng yếu mà bỏ qua các khoản mục khác cũng tiềm ẩn rủi ro.
Một số KTV chưa có đầy đủ hiểu biết về Khách hàng dẫn tới việc đưa ra ước tính
và xét đoán nghề nghiệp chưa thật sự phù hợp đối với tình hình thực tế của KH.

- Về phía khách hàng: Khách hàng của công ty đa dạng trong các nhành nghề
cũng như đa dạng trong cả loại hình doanh nghiệp, nên để thu thập thông tin và tìm
hiểu kĩ càng về Khách hàng là một bài toán khó đối Immanuel. Một số Khách hàng
không chú trọng đến việc xây dựng và hiệu quả hoạt động của bộ máy Kiểm soát
nội bộ nên gây lãng phí thời gian cũng như chi phí kiểm toán trong việc xác định
bằng chứng kiểm toán hợp lý, đáng tin cậy.

Thông qua việc tìm hiểu quy trình hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel cũng như việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC của
công ty đối với Khách hàng là công ty TNHH T&H thấy được việc áp dụng thủ tục
này đã trở nên linh hoạt hơn, xuyên suốt hơn trong quá trình kiểm toán, giúp KTV
định hướng và hoàn thành cuộc kiểm toán với kết quả hợp lý và đáng tin cậy hơn.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại vướng mắc như việc vận dụng để đánh
giá khoản mục rủi ro vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, phạm vi vận dụng thủ tục còn

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 68 Luận văn tốt nghiệp

hẹp, thông tin phân tích chưa đa dạng và chính xác…. Do vậy cần có những giải
pháp để hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty
TNHH Immanuel thực hiện nhằm tối đa hóa hiệu suất công việc cũng như tối thiểu
hóa chi phí kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 69 Luận văn tốt nghiệp

Chương 2 tập trung trình bày thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện, đây là cơ sở để đưa
ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng so với những cơ sở khoa học đã được trình
bày ở Chương 1. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để đưa những giải pháp phù hợp
nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở chương 3 “Một số giải pháp hoàn hiện
việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán
Immanuel thực hiện”.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 70 Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN


DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY IMMANUEL THỰC HIỆN.

3.1. Nhận xét, đánh giá về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty Immanuel thực hiện.

3.1.1. Đánh giá lại ưu, nhược điểm trong việc vận dụng thủ tục phân tích
trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Immanuel

Ưu điểm

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Thông qua thủ tục phân tích KTV có
những hiểu biết sơ bộ về KH cũng như khoanh vùng được những khoản mục tiềm
ẩn rủi ro. KTV còn thấy được những biến động trọng yếu trong tình hình sản xuất
kinh doanh của KH, qua đó dự kiến được những thủ tục kiểm toán phù hợp cho giai
đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thủ tục phân tích giúp KTV thu thập
được các bằng chứng kiểm toán phù hợp và có tính thuyết phục cao, đồng thời việc
áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích tiết kiệm cả thời gian và chi phí
cho cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó KTV cũng dễ dàng giải thích các biến động và
chênh lệch bất thường của các chỉ tiêu trên BCTC.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV áp dụng thủ tục phân tích để tiến
hành phân tích soát xét toàn bộ BCTC, xác định tính trung thực hợp lý của các
khoản mục trên BCTC. Thông qua thủ tục phân tích KTV so sánh được kết quả hoạt
động kinh doanh năm nay so với năm trước của KH để có cái nhìn tổng quát về cả
BCTC.

Nhược điểm

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Việc thu thập thông tin tài chính và
phi tài chính bị hạn chế về mặt thời gian, thông tin chủ yếu được cũng cấp từ nội bộ
khách hàng nên đa phần các thông tin chưa được thẩm tra lại về mức độ tin cậy,
trung thực. KTV chưa vận dụng đa dạng các loại phân tích và xác định mức trọng

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 71 Luận văn tốt nghiệp

yếu phụ thuộc phần lớn vào chủ quan, kinh nghiệm của KTV nên có thể sẽ tiềm ẩn
rủi ro, giảm hiệu suất kiểm toán.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thủ tục phân tích được áp dụng trong
giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm của KTV, nếu KTV bỏ qua một số
khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nên có thể sẽ bỏ qua những rủi ro trọng yếu. Trong
giai đoạn này, KTV chỉ áp dụng thủ tục phân tích với thông tin kế toán nội bộ cung
cấp mà không phân tích thông tin các đối thủ cạnh tranh.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thủ tục phân tích chưa đánh giá được khả
năng hoạt động liên tục của KH, phần lớn là so sánh số liệu năm trước với năm nay
để thấy được xu hướng biến động của tình hình tài chính các năm. Bên cạnh đó thủ
tục phân tích dọc ít được sử dụng bởi việc so sánh khoản mục bị hạn chế về mặt
thời gian và số liệu, nên KTV không đánh giá đúng được sự biến động của các
khoản mục trên BCTC.
3.1.2. Nhận xét và đưa ra kết luận về việc vận dụng thủ tục phân tích trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Immanuel.

Nhìn chung công ty TNHH kiểm toán Immanuel đã xây dựng được một quy
trình kiểm toán thống nhất, chặt chẽ và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Không
chỉ vậy, công ty còn có đội ngũ KTV lâu năm, dày dặn kinh nghiệm nên có thể xử
lý cũng như thực hiện quá trình kiểm toán tại công ty khách hàng một cách thuận lợi
và hiệu quả. Mặc dù khách hàng của công ty đa phần là những công ty vừa và nhỏ,
có 100% vốn đầu tư và chịu sự kiểm soát của công ty mẹ ở nước ngoài, khi được
thành lập ở Việt Nam thì bộ máy quản lý chưa được hoàn thiện, các thủ tục quy
định chưa nắm được hết gây khó khăn cho KTV trong việc xử lý cũng như tiếp
nhận thông tin hoạt động kinh doanh. Nhưng Immanuel vẫn chấp nhận khách hàng,
đồng thời tư vấn cho khách hàng về mô hình cũng như quy trình hoạt động theo quy
chuẩn của pháp luật, từ đó tạo cơ sở cho mối quan hệ lâu dài giữa hai công ty, đồng
thời giảm thiểu gánh nặng kiểm toán cho KTV công ty và tạo được niềm tin với
khách hàng.

Công ty cũng đã có một hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng thủ tục phân tích
trong quá trình kiểm toán tại công ty KH. Đối với những khoản mục chiếm tỷ trọng

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 72 Luận văn tốt nghiệp

lớn và có nguy cơ rủi ro cao, công ty có quy trình cụ thể để phân tích cũng như tìm
hiểu về các rủi ro trọng yếu. Đồng thời thủ tục phân tích giúp KTV thu thập bằng
chứng kiểm toán có giá trị, mức độ tin cậy cao để giải thích được những chênh lệch
bất thường xuất phát từ các khoản mục trên BCTC.

Nhưng việc áp dụng thủ tục phân tích tại công ty khách hàng vẫn còn tồn tại
một số nhược điểm do các yếu tố khách quan và chủ quan. Do bị hạn chế về mặt
thời gian và thông tin, mức độ trung thực và tin cậy của thông tin sẽ không cao,
thêm vào đó việc KTV bỏ qua các khoản mục chiếm tỷ lệ thấp cũng sẽ tiềm ẩn rủi
ro nếu có tồn tại chênh lệch trọng yếu.

Kết luận về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC do công ty
TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện là đã có một quy trình cụ thể, hợp lý và được
KTV thực hiện xuyên suốt quá trình kiểm toán. Việc vận dụng thủ tục này đã đem
lại hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian kiểm toán một cách đáng kể.
Nhưng bên cạnh đó việc vận dụng tại KH vẫn còn chưa đồng bộ, phát huy được hết
ưu điểm của thủ tục này và còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện hơn về việc áp
dụng thủ tục phân tích để giúp Công ty có thể tối đa hóa năng suất làm việc và tối
thiểu hóa chi phí bỏ ra.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán báo cáo tài chính.

3.2.1. Quan điểm về hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC
Việc hoàn thiện vận dụng thủ tục kiểm toán trong kiểm toán BCTC là vấn đề
chung của tất cả các doanh nghiệp kiểm toán, không riêng gì công ty Immanuel.
Đây là vấn đề đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp kiểm toán mà cả các cơ quan hữu
quan như Bộ tài chính, Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam cùng tìm các giải pháp
để hoàn thiện theo phương hướng và quan điểm nhất quán. Từ những kiến thức và
hiểu biết của em được tích lũy qua quá trình học tập, em xin đề xuất một số quan
điểm về hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC như sau:

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 73 Luận văn tốt nghiệp

Thứ nhất: Hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC phải
đứng trên quan điểm cập nhật, đổi mới, hội nhập theo quy chuẩn quốc tế nhưng phù
hợp và tuân thủ đường lối của phát triển của Đảng và Nhà nước
Thứ hai: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC phù hợp với trình
độ phát triển của Việt Nam nói chung và ngành kiểm toán Việt Nam nói riêng.
Đồng thời phải phù hợp với văn hóa của người Việt Nam.
Thứ ba: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC luôn hướng tới
mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm và có lợi, ứng dụng tốt nhất khoa học kỹ thuật vào kiểm
toán BCTC.
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong quy
trình kiểm toán BCTC

Như đã trình bày ở trên, việc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán
BCTC là vấn đề chung cần được giải quyết đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kiểm toán.

Thứ nhất, do yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Việt Nam đang mở rộng thị trường nội địa ra thị trường quốc tế, từng bước
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các loại ngành nghề kinh doanh ngày
càng đa dạng hóa, mở rộng và hoạt động hiệu quả không chỉ đối với doanh nghiệp
Nhà nước mà cả những doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH...
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở cửa kinh tế,
các doanh nghiệp trong nước thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thị
trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động, không chỉ những nhà đầu tư trong
nước quan tâm mà còn có những nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu và đầu tư...
Điều này đòi hỏi thị trường tài chính Việt Nam phải lành mạnh, tình hình hoạt động
các doanh nghiệp được phản ánh trung thực, hợp lý thông qua các báo cáo được
phát hành trên thị trường. Vì vậy, hoạt động kiểm toán ra đời như một tất yếu khách
quan và cần thiết trong nền kinh tế thị tường đổi mới như hiện nay. Các doanh
nghiệp kiểm toán không chỉ hoạt động một cách có hiệu quả mà còn cung cấp
những dịch vụ tốt nhất ở thị trường Việt Nam, giúp các doanh nghiệp phát triển
mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi các công ty kiểm toán Việt Nam phải hoàn thiện chương

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 74 Luận văn tốt nghiệp

trình kiểm toán, tạo ra những dịch vụ có chất lượng cao đồng thời tiết kiệm thời
gian và chi phí. Và thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là một trong những thủ
tục quan trọng mà mỗi doanh nghiệp kiểm toán phải hoàn thiện và vận dụng hiệu
quả.

Thứ hai, lý luận Mác – Leenin về sự phát triển.

Theo Mac, phát triển là một xu hướng vận động đi lên, nó mang tính khách
quan bởi vì nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Sự phát
triển là một hiện tượng mang tính phổ biến, nó không chỉ là quy luật của một hay
một vài lĩnh vực nhất định mà nó diễn ra ở mọi lĩnh vực. Phát triển là một quy luật
tất yếu, đòi hỏi con người phải nắm bắt nó, nắm bắt được khuynh hướng phát triển
chung của sự việc. Kiểm toán tất nhiên không thể nằm ngoài quy luật ấy bởi vì kiểm
toán là một phần của nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Hơn nữa, kiểm
toán tự nó cũng phải phát triển để phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Thứ ba, phương hướng phát triển của Công ty TNHH kiểm toán Immanuel.

Công ty TNHH kiểm toán Immanuel là một công ty kiểm toán lâu năm tại thị
trường Việt Nam, do vậy phương hướng phát triển của công ty là trở thành một
trong những công ty nước ngoài đi đầu trong lĩnh vực kiểm toán. Phương châm hoạt
động của công ty là cung cấp những dịch vụ tốt nhất, tạo được niềm tin của khách
hàng. Thêm vào đó, công ty có mục tiêu mở rộng quy mô, tăng thêm chi nhánh
kiểm toán tại miền Bắc và miền Nam, do vậy để thu hút và đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng công ty cần hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán của mình,
đồng thời vận dụng có hiệu quả chương trình kiểm toán đó trong thực tế. Việc áp
dụng thủ tục phân tích linh hoạt, hợp lý sẽ giảm thiểu được các bước kiểm tra không
cần thiết, làm giảm đáng kể thời gian và chi phí dành cho cuộc kiểm toán. Giúp
doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất và tối thiểu hóa chi phí. Do đó, việc hoàn thiện
vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là một trong những vấn đề quan
trọng và cấp thiết đối với công ty hiện nay.

Thứ tư, xuất phát từ mục tiêu hiệu quả và kinh tế.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 75 Luận văn tốt nghiệp

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kiểm toán
nói riêng mục tiêu chung là đạt được hiệu quả và kinh tế. Như đã trình bày ở
chương trước, công ty TNHH kiểm toán Immanuel vận dụng thủ tục phân tích trong
kiểm toán BCTC tương đối linh hoạt và hiệu quả. Thủ tục phân tích được Công ty
vận dụng trong hầu hết các giai đoạn trong cuộc kiểm toán, đặc biệt là những khoản
mục trọng yếu. Điều này giúp KTV dễ dàng định hướng cho cuộc kiểm toán, tập
trung vào những chênh lệch bất thường có khả năng là rủi ro trọng yếu. Như vậy sẽ
làm giảm đáng kể các thủ tục kiểm tra cho tiết, số dư, giảm chi phí nhân lực và
giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, việc vận dụng thủ tục phân tích tại Công ty còn chưa
đồng bộ và chưa phát huy được hết ưu điểm của thủ tục này. Do là một Công ty
kiểm toán nước ngoài nên các thủ tục phân tích được áp dụng chưa theo một tiêu
chuẩn nhất định nào mà phần lớn vẫn dựa vào kinh nghiệm KTV. Điều đó đã hạn
chế một phần hiệu quả của thủ tục phân tích. Do vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện
vận dụng thủ tục phân tích là một trong những vấn đề cần làm ngay để hoàn thiện
chương trình kiểm toán của Công ty.

3.3. Nguyên tắc và định hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC do công ty Immanuel thực hiện.

3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công
ty Immanuel.
- Cần tuân theo các chuẩn mực, thông lệ chung về kiểm toán BCTC.

- Việc hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện pháp lý, trình độ phát triển kinh
tế xã hội và trình độ chuyên môn của KTV.

3.3.2. Định hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại
công ty Immanuel.
Thứ nhất, cần tăng cường công tác nghiên cứu về vận dụng thủ tục phân tích
Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC phải hướng
đến hoàn thiện về phạm vi, nội dung vận dụng của phương pháp này trong cả ba
giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ví dụ như, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
KTV có thể mở rộng phạm vi áp dụng phân tích ngang và phân tích dọc với Báo

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 76 Luận văn tốt nghiệp

cáo lưu chuyển tiền tệ, hay so sánh các thông tin tương ứng của ngành. Đồng thời,
KTV có thể kết hợp với phân tích các thông tin phi tài chính khác nhằm đưa ra xét
đoán toàn diện hơn. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể nghiên cứu
và vận dụng thêm các mô hình ước tính để phân tích và xét đoán. Mô hình ước tính
càng chi tiết thì độ tin cậy của nó càng cao. Đặc biệt, trong giai đoạn kết thúc kiểm
toán, KTV cần vận dụng thủ tục phân tích để đánh giá tổng thể BCTC lần cuối và
xem xét khả năng hoạt động liên tục của khách hàng,....
Thứ hai, nâng cao chất lượng của đội ngũ KTV
Chất lượng KTV là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc
kiểm toán BCTC nói chung và việc thực hiện quy trình thủ tục phân tích nói riêng
của các công ty kiểm toán của Việt Nam. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán cần
tăng cường công tác nghiên cứu, trao đổi, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của
KTV về việc vận dụng thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Do đó, các công ty kiểm toán cần phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán,
cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho các KTV nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán.
Thứ ba, tăng cường công tác soát xét chất lượng kiểm toán
Theo Thông tư số 157/2014/TT- BTC, các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tài
chính, ủy ban Chứng khoán Nhà nước được phép thành lập đoàn kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán. Việc tăng cường công tác kiểm soát
chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm soát chất lượng vận dụng thủ tục
phân tích nói riêng của các cơ quan này, sẽ khắc phục thực trạng không vận dụng
hoặc vận dụng sơ sài, không hiệu quả thủ tục phân tích của các công ty kiểm toán ở
Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan này phải tăng cường hơn
nữa các chế tài xử phạt và tích cực kiểm tra giám sát việc vận dụng thủ tục phân
tích nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán ở Việt Nam.
Tóm lại, việc nghiên cứu và vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
ở các công ty kiểm toán Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. KTV, các công ty
kiểm toán và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần phát huy tốt vai trò của
mình. Đồng thời, phối hợp thực hiện đồng bộ với nhau thì mới có thể hoàn thiện

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 77 Luận văn tốt nghiệp

việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC, tăng cường năng lực cạnh
tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam.

3.4. Các đề xuất về phương hướng hoàn thiện thủ tục phân tích trong
kiểm toán BCTC do công ty Immanuel thực hiện.

3.4.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Công ty Kiểm toán cần có một hệ thống dữ liệu về khách hàng, về thông tin
của từng ngành, về chính sách quy định của Nhà nước. Hệ thống này đòi hỏi phải
được cập nhật thường xuyên, liên tục, đảm bảo cũng cấp được thông tin nhanh
chóng, chính xác cho KTV trước và trong quá trình kiểm toán. Bên cạnh đó KTV
cũng cần trao đổi với khách hàng về chiến lược kinh doanh, mục tiêu kế hoạch,
chính sách áp dụng… để KTV có thêm hiểu biết nhằm tăng khả năng phán đoán và
nhận biết những vùng có thể chứa đựng rủi ro.

- KTV cần xác định những biến động bất thường để khoanh vùng các khu vực
có thể sảy ra sai sót trọng yếu không chỉ thông qua phân tích Bảng cân đối kế toán
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà còn dựa trên cả Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ. Bởi việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp KTV có thêm sự hiểu
biết về nguồn hình thành tiền, khả năng thanh toán, tình hình sử dụng vốn, thực
trạng tài chính, khả năng tạo tiền và cân đối tài chính của KH. Kết hợp phân tích
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh giúp KTV có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, khả năng hoạt
động liên tục của KH. KTV đánh giá và dự kiến được các rủi ro và khả năng xuất
hiện gian lận hay chênh lệch bất thường cũng như dự đoán được xu hướng phát
triển của KH.

- KTV cũng nên xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và trọng yếu trong kiểm toán
để lập được kế hoạch cũng như thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với các
khoản mục trên BCTC. Khi đó thủ tục phân tích sẽ được áp dụng trong điều kiện lý
tưởng nhất bởi số ước tính của KTV được xây dựng với độ chính xác cao nhất và
giá trị trọng yếu cũng được xác định rõ ràng. Không chỉ vậy, để đánh giá được phần
nào tính trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC của KH, KTV có thể đánh

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 78 Luận văn tốt nghiệp

giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Bởi các sai phạm, hạn chế sẽ
được điều chỉnh và xem xét nếu có một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và hợp
lý.
3.4.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Công ty kết hợp thủ tục phân tích ngang với phân tích tỷ suất tài chính thông
qua thủ tục BRP. Tuy nhiên, việc áp dụng này không được thực hiện đầy đủ đối với
tất cả các khoản mục trên BCTC, mà tập trung vào các chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn,
bỏ qua các khoản mục được coi là không trọng yếu. Điều này làm giảm hiệu quả sử
dụng thủ tục kiểm toán quan trọng này và có thể bỏ lỡ những rủi ro trọng yếu.
Trong thời gian tới, khi quy mô công ty được mở rộng và khách hàng tăng lên, đối
với những khách hàng có tình hình hoạt động phức tạp cũng như số liệu trên BCTC
chưa rõ ràng, KTV cần kiểm tra lại hầu hết các khoản mục để đánh giá chính xác
hơn rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong các cuộc kiểm toán.

- Công ty nên xây dựng một quy chuẩn nhất định để xác định được chênh lệch
có thể chấp nhận được đối với các nhóm khách hàng có cùng quy mô và cùng
ngành. Ngoài ra, KTV còn xác định mức độ chênh lệch có thể bỏ qua bằng cách so
sánh chênh lệch với số dư (hoặc số tổng phát sinh) của khoản mục kiểm tra. Nếu
chênh lệch này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn từ 3% đến 5% thì kiểm toán viên sẽ bỏ qua các
thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục ấy. Tùy thuộc vào từng đối tượng, quy
mô và tính chất khách hàng, các khoản mục trên BCTC có các mức độ trọng yếu và
mức độ rủi ro khác nhau. Đều này sẽ giúp KTV bỏ qua được những chênh lệch
không trọng yếu, tập chung phân tích những chênh lệch trọng yếu, tiết kiệm được
thời gian và chi phí kiểm toán.

- Ngoài ra, KTV nên thu thập thêm những tài liệu tài chính và phi tài chính về
đối thủ của khách hàng để có những đánh giá khách quan nhất về tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có thể khoanh vùng được những biến
động bất thường trên các khoản mục của BCTC. Đây là cơ sở và cũng là bằng
chứng kiểm toán hợp lý, đáng tin cậy nhất mà KTV có thể thu thập và dựa vào đó
để đưa ra kết luận kiểm toán.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 79 Luận văn tốt nghiệp

3.4.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán


- KTV cần tăng cường áp dụng thủ tục phân tích dọc trong giai đoạn này, nhất
là đối với việc so sánh các tỷ số tài chính giữa các đối thủ cùng ngành, hoặc giữa
thông số chung của ngành. Bởi việc chỉ so sánh số liệu sau kiểm toán giữa năm nay
và năm trước để thấy xu hướng biến động là không đủ cơ sở để phân tích cũng như
tìm ra các nghiệp vụ phát sinh có tồn tại rủi ro trọng yếu. KTV cần dựa vào cả
những thông tin bên ngoài đơn vị để có thể đánh giá được chính xác năng lực hoạt
động của KH trong mối quan hệ với BCTC.
- Thêm vào đó, việc xác định và phân tích về khả năng hoạt động liên tục của
KH là việc rất quan trọng, do các KTV thường bỏ qua bước này nên việc tìm ra
những lỗ hổng về kinh tế cũng như những rủi ro tiềm tàng trên BCTC khó bị phát
hiện hơn.
- Trong giai đoạn soát xét cuối cùng này, KTV nên sử dụng thêm các kỹ thuật
phân tích khác như kỹ thuật phân tích hợp lý hay mô hình phân tích kết hợp với việc
sử dụng linh hoạt đối với thủ tục phân tích để giúp tăng hiệu quả phân tích cũng như
đưa ra được những nhận định chính xác hơn.
- Đối với hai chi nhánh khác của công ty, do mới được thành lập nên số kiểm
toán viên thường trực và quy trình kiểm toán ở đây còn chưa hoàn thiện hết. Và
công ty tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng của hai chi nhánh này chưa được
chặt chẽ. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng chung của dịch vụ công ty
cung cấp. Vì vậy, đòi hỏi công ty cần kiểm tra chéo các chi nhánh để kiểm soát chất
lượng kiểm toán, cũng như đảm bảo quy trình kiểm toán chung của công ty được áp
dụng hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa việc kiểm tra chéo sẽ góp phần giúp hai chi
nhánh kiểm soát tốt hơn Báo cáo kiểm toán phát hành, học tập thêm được kinh
nghiệm, hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán BCTC.

3.5. Điều kiện để thực hiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm
toán BCTC.
3.5.1. Về phía các cơ quan nhà nước
- Bộ Tài Chính cần sớm hoàn thiện việc xây dựng các chuẩn mực kế toán và
chuẩn mực kiểm toán để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của công ty kiểm
toán cũng như các KTV.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 80 Luận văn tốt nghiệp

- Hiện nay, cơ quan thống kê chưa có nhiều dữ liệu về thống kê ngành để so


sánh. Do đó, KTV chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu định mức chung của các ngành
khác nhau để so sánh với dữ liệu của công ty. Do đó, Tổng cục thống kê cần kết hợp
với Bộ Tài Chính nên nhanh chóng xây dựng và công bố các dữ liệu thống kê về
ngành một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Tạo thuận lợi cho việc thu thập thông
tin của các công ty kiểm toán nói chung và KTV nói riêng.

- Bộ Tài Chính cần thiết lập quy định về trách nhiệm của KTV sau kiểm toán
để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. Xử lý các
KTV, công ty kiểm toán vi phạm hoặc chưa tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán khi
thực hiện công việc của mình. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện mở rộng chương trình
đào tạo KTV chuyên nghiệp, nâng cao chấp lượng đội ngũ KTV.

3.5.2. Về phía công ty kiểm toán Immanuel


- Dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán, công ty cần thực hiện tốt
việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, đặt yêu cầu chất lượng lên hàng đầu và tích
cực áp dụng kĩ thuật tiên tiến trong cuộc kiểm toán.

- Công ty nên xây dựng một hệ thống các tỷ suất tài chính phù hợp với từng
ngành, linh vực kinh doanh, để KTV có cơ sở so sánh và tạo nên sự thống nhất
trong quá trình kiểm toán.

- Không ngừng cập nhật các thông tin, kiến thức kinh tế, pháp luật cho KTV.
Bổ sung, xây dựng đội ngũ KTV vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, năng động
và sáng tạo.

- Kiểm soát hồ sơ, kết quả việc vận dụng thủ tục phân tích của các KTV sau
mỗi khách hàng, từ đó đánh giá được kết quả làm việc của KTV.

3.5.3. Về phía kiểm toán viên

- Tuân thủ quy trình kiểm toán chung do công ty xây dựng, thực hiện đầy đủ
và bài bản theo yêu cầu của từng giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu của thủ tục
phân tích trong giai đoạn đó nhưng không phải là tuân theo một cách cứng nhắc mà
cần có sự linh hoạt sáng tạo với mỗi khách hàng khác nhau. Đồng thời không
ngừng bổ sung hoàn thiện hơn nữa thủ tục phân tích với kiểm toán BCTC.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 81 Luận văn tốt nghiệp

- Không ngừng nghiên cứu, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế của các
công ty kiểm toán và KTV khác cũng như nâng cao hiểu biết thực tế về các ngành
nghề và hoạt động của các khách hàng khác nhau.

-Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình
thực hiện công tác kiểm toán.

3.5.4. Về phía khách hàng


- KH là một nhân tố quan trọng giúp cho cuộc kiểm toán thành công, nhưng
nhiều KH chưa có những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa vấn đề này, gây khó khăn
cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Do đó, các doanh nghiệp cần phối
hợp tích cực hơn với các công ty kiểm toán trong việc cung cấp thông tin tài chính,
thông tin phi tài chính phục vụ cho việc vận dụng thủ tục phân tích của của công ty
kiểm toán được thuận lợi và hiệu quả hơn nữa.
- Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng chưa chú trọng tới chất lượng và
hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, thậm chí còn chưa hình thành hệ
thống kiểm soát nội bộ trong công ty. Do đó, các thông tin tài chính và phi tài chính
mà đơn vị cung cấp có độ tin cậy thấp, ảnh hưởng tới độ thuyết phục của thủ tục
phân tích và KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán khác để hộ trợ cho kết
luận của mình. Các doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ
của đơn vị mình để đảm bảo thông tin cung cấp cho KTV tin cậy hơn.

Thông qua tình hình thực tế tại đơn vị Kiểm toán cũng như thực trạng việc áp
dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng, em đã đưa ra
một số giải pháp, định hướng nhằm hoàn thiện hơn việc vận dụng thủ tục này trong
kiểm toán BCTC. Với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thủ tục phân tích
cũng như nâng cao chất lượng của Báo cáo kiểm toán, em mong không chỉ Nhà
nước, Bộ Tài Chính sẽ quan tâm và ban hành những chuẩn mực kiểm toán giúp ích
cho KTV mà với Doanh nghiệp kiểm toán hay chính KTV sẽ luôn cập nhật các
chính sách, khoa học kỹ thuật, hiểu biết và kinh nghiệm để cho ra những Báo cáo
kiểm toán chất lượng, tạo uy tín và niềm tin cho người sử dụng thông tin.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 82 Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ khái niệm và trình tự vận dụng cơ bản về thủ tục phân tích tại chương 1 và
thực trạng vận dụng thủ tục này trong kiểm toán BCTC do công ty thực hiện vẫn
còn tồn tại một số hạn chế, chương 3 của khóa luận đã đưa ra những nhận xét, kiến
nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó và hoàn thiện quy trình vận dụng
thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC do Công ty Immanuel thực hiện.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 83 Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN
Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng về mọi mặt từ chính
trị cho đến tài chính, kinh tế. Cùng với xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế
nói chung và sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực kiểm toán nói riêng thì việc nâng
cao chất lượng dịch vụ kiểm toán là một yêu cầu tất yếu với các công ty kiểm toán
của Việt Nam. Các công ty kiểm toán cần phải xây dựng cho mình một quy trình
kiểm toán chung, các phương pháp, kĩ thuật kiểm toán phù hợp với quy mô và tính
chất của doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để làm được như vậy, mục tiêu của các công ty kiểm toán nói chung là cần nhanh
chóng hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.

Với những thành quả đã đạt được trong suốt những năm qua, công ty
Immanuel đang từng bước xây dựng niềm tin với KH thông qua việc cung cấp
những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đồng thời tư vấn, giúp đỡ, tạo mối liên hệ chặt
chẽ với khách hàng. Dựa vào các văn bản, quy chế pháp luật của Nhà nước,
Immanuel đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán riêng phù hợp với tập
khách hàng hiện có cũng như những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đó là
một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết và khoa học phục vụ cho hoạt động kiểm
toán, KTV của công ty phải dựa vào đó để tiến hành triển khai quá trình kiểm toán
tại công ty KH. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng khách hàng mà KTV nên vận dụng
linh hoạt và sáng tạo các chương trình kiểm toán để tiến hành cuộc kiểm toán hiệu
quả, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ của công ty.

Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định tới chất lượng
của cuộc kiểm toán là phương pháp kiểm toán. Công ty Immanuel đã vận dụng một
cách linh hoạt và phù hợp thủ tục phân tích trong suốt giai đoạn kiểm toán. Thủ tục
phân tích đã được áp dụng trong hầu hết các khoản mục của BCTC, đặt nền tảng và
cơ sở giúp KTV phân loại, so sánh và đánh giá chính xác được những khoản mục
trọng yếu, tăng tối đa hiệu suất làm việc và giảm thiểu chi phí trong quá trình kiểm
toán.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
của TS. ĐINH THỊ THU HÀ cùng toàn thể các anh chị phòng kiểm toán III của

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 84 Luận văn tốt nghiệp

công ty TNHH kiểm toán Immanuel trong quá trình em thực tập và viết luận văn
này.

Trong luận văn này, em có đưa ra một số đánh giá cũng như giải pháp và
điều kiện nhằm vận dụng hiệu quả hơn thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về thời
gian, nhận thức, năng lực, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô giáo để những đề
xuất ấy trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Hoàng Phương Anh

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 85 Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2009), “Lý
thuyết kiểm toán” , NXB Tài Chính Giáo trình Tổ chức quá trình kiểm
toán báo cáo tài chính- PGS.TS. Thịnh Văn Vinh; PGS.TS. Giang Thị
Xuyến;Học viện tài chính.

2. PGS.TS. Thịnh Văn Vinh, PGS.TS. Giang Thị Xuyến (đồng chủ biên)
(2012), “Giáo trình Tố chức quá trình Kiểm toán báo cáo tài chính”,
NXB Tài Chính

3. TS. Lưu Đức Tuyên, TS.Phạm Tiến Hưng (đồng chủ biên) (2012),
“Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài Chính

4. Giáo trình Kế toán Tài chính - Học viện tài chính.

5. Các chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

6. Các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

7. Tài liệu được cung cấp từ Công ty TNHH kiểm toán Immanuel.

8. Báo cáo tài chính của công ty TNHH T&H Vina năm 2019.

9. Báo cáo kiểm toán của công ty TNHH T&H Vina năm 2019.

10. Giấy tờ làm việc của công ty TNHH T&H Vina năm 2019.

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


Học viện tài chính 86 Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Hoàng Phương Anh Lớp: CQ54/22.04


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ THU HÀ

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Hoàng Phương Anh

Khóa: CQ54 Lớp: CQ54/22.04

Để tài: “Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo
tài chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện”.

Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên:

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn:


- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành

- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu

Điểm: - Bằng số:

- Bằng chữ:
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Hoàng Phương Anh

Khóa: CQ54 Lớp: CQ54/22.04

Để tài: “Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo
tài chính do công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện”.

Nội dung nhận xét:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành

- Đối tượng và mục đích nghiên cứu

- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu

- Nội dung khoa học

Điểm: - Bằng số:

- Bẳng chữ:
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like