You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA 10 CHUYÊN

THỜI GIAN: 90 PHÚT


NGÀY: 04/12/2021
Câu 1.
Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ vạch) đối với một ion giống hiđro (chỉ chứa
một electron) ở pha khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu diễn theo hình phổ đồ dưới đây:
A B


Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái
ứng với n = 3. Căn cứ vào các dữ kiện đã cho, hãy:
a. Cho biết bước chuyển electron nào tương ứng với vạch A và vạch B ghi trên phổ đồ.
b. Giả sử độ dài bước sóng  = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính độ dài bước sóng cho vạch A theo nm.
Câu 2.
1. Cho bốn kim loại thuộc chu kì 4 và năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) tương ứng như sau:
Kim loại 26Fe 29Cu 30Zn 31Ga
I1(kJ/mol) 759 745 906 579
Hãy giải thích tại sao I1 có sự biến đổi như vậy?
2. Bằng thiết bị và ở điều kiện thích hợp, một bức xạ có độ dài sóng là 58,34 nm được chiếu vào một dòng
khí nitơ. Người ta xác định được tốc độ của dòng electron đầu tiên là 1,40.106 m.s-1, tốc độ của dòng electron
tiếp theo là 1,266.106 m.s–1. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) và năng lượng ion hóa thứ hai (I2) theo
kJ.mol–1.
Câu 3.
Năng lượng liên kết có thể được tính dựa vào biến thiên entanpi của quá trình chuyển các nguyên tử tự
do thành phân tử (tính cho 1 mol). Đại lượng này thường gọi là sinh nhiệt nguyên tử. Năng lượng liên kết của
các liên kết có trong một chất được định nghĩa là biến thiên entanpi của quá trình biến đổi một số Avogadro
phân tử của chất đã cho thành các nguyên tử tự do. Như vậy, năng lượng liên kết ngược dấu với sinh nhiệt
nguyên tử.
Ở điều kiện tiêu chuẩn, cho biến thiên entanpi của phản ứng phân li các phân tử H2, Br2, của sự thăng
hoa than chì (Ctc) như sau:
H2(k)  2H(k) H1 = 432,2 kJ/mol
Br2(l)  2Br(h) H2 = 190 kJ/mol
Ctc(r)  C(k) H3 = 710,6 kJ/mol.
và biến thiên entanpi hình thành của CH4 và CH3Br lần lượt là:
ΔH 0f(CH 4 ) ΔH 0f(CH3Br)
= -74,8 kJ/mol; = -35,6 kJ/mol.
Tính năng lượng liên kết C-Br trong CH3Br.
Câu 4.
Tính tổng nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 90 gam nước đá ở 00C và sau đó nâng nhiệt độ lên
25 C. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là 1434,6 cal/mol, nhiệt dung của nước lỏng: Cp = 7,20
0

(cal.mol-1.K-1).
Câu 5.
Heptane (“hep”) và iso-octane (2,2,4-trimethyl pentane, “oct”) là hai chất đóng vai trò quan trọng trong
các động cơ đốt trong. Dưới đây là một số dữ liệu Hóa-lí ở nhiệt độ 298 K. Trong phản ứng đốt cháy, sẽ tạo
thành H2O (g).
heptane, lỏng: d = 0,680 g. cm-3; enthalpy tạo thành ΔfH° = -224,4 kJ. mol-1
iso-octane, lỏng: d = 0,692 g .cm-3; enthalpy đốt cháy ΔcH° = -44328 kJ. kg-1
ΔfH° (CO2) = -393,5 kJ.mol-1; ΔfH° (H2O(g)) = -241,8 kJ.mol-1
1. Tính enthalpy chuẩn của phản ứng cháy (ΔcH°) heptane theo các đơn vị kJ/mol; kJ/kg, kJ/L.
2. Tính enthalpy tạo thành chuẩn ΔfH° của iso-octane theo kJ/mol.
3. Việc kiểm tra các hỗn hợp của n-heptane và iso-octane có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng được đốt
cháy trong các động cơ kiểm tra được chuẩn hóa để đo khả năng chống kích nổ của nhiều loại nhiên liệu (kích
nổ động cơ = sự bắt cháy trong cylinder [xi lanh] động cơ ở sai thời điểm). Một loại nhiên liệu có khả năng
chống kích nổ giống hỗn hợp kiểm tra oct-hep thì có giá trị RON (“chỉ số octane nghiên cứu”) bằng phần trăm
octane về thể tích trong hỗn hợp. Iso-octane tinh khiết có RON = 100, heptane có RON = 0.
Xét một hỗn hợp kiểm tra với RON = 93, nghĩa là có phần trăm thể tích octane là 93 %.
a) Tính khối lượng riêng của hỗn hợp kiểm tra theo gam/L.
b) Tính enthalpy đốt cháy chuẩn của hỗn hợp kiểm tra theo kJ/mol.

You might also like