You are on page 1of 38

Đề 1

Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
     Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…
     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một
người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam,
đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.
      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên
bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh
ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo
cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để
nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng
xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu
có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ
bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất
khỏe là gì…”
     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai
gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại.
Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca
đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo
dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho
đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.
      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ
và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào,
họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh
thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!
(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày
31/5/2018)
Câu 1: (0.5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (0.5 điểm)
Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: (1.0 điểm)
       Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai
mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng,
về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của
mình.
a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?
b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.
Câu 4: (1.0 điểm)
      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ
và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào,
họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh
thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!
a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.
b. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định
danh được  là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (2.5 điểm)
      Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng
200 chữ theo cách lập luận tổng – phân – hợp bàn về tâm niệm của Trịnh
Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Trong đó sử
dụng ít nhất hai phép liên kết. (Gọi tên và xác định từ ngữ liên kết)
Câu 2: (4.5 điểm)
     Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau
đây:
     […] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy
về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa
trẻ được ngà.
      Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một
cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh
cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ
bạc… Mỗi ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây
lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba
phân rưỡi… cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có
khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét:
“Yêu nhớ tặng Thu con của ba” … Những đêm nhớ con,… anh lấy cây
lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt.
Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không
mảy xảy ra… Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ
phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược,
đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn
ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt
của anh.
      - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
     Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến  lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi
xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1)
Lời giải chi tiết
I.Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2:
Lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích: “Cứ nghĩ bình thường
đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”
Câu 3:
a. Câu ghép
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên là biện pháp so
sánh. Hai vết sẹo dài trên bụng hai mẹ con (bà Thảo và Hòa) được so
sánh như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho
đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu
đựng.
+ Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện,
sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại.
⟹ Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ
con.
Câu 4:
a. Thành phần biệt lập trong câu văn trên là: Có lẽ - thành phần biệt lập
tình thái.
b. Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh
được  là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống
vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc
đời.
II.Làm văn
Câu 1:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 200 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp.
- Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai phép liên kết (Gọi tên và xác
định từ ngữ liên kết)
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
Đoạn văn đảm bảo các nội dung chính sau:
- Giải thích: “tấm lòng” là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con
người. Trịnh Công Sơn muốn khẳng định sống trong đời sống, mỗi
người cần có một tấm lòng biết quan tâm, yêu thương, biết dành những
điều tốt đẹp cho người khác.
- Vì mỗi người chỉ được sống có một lần trong cuộc đời, và
“người với người sống để yêu nhau” nên phải dành tất cả những
gì tốt đẹp cho mọi người xung quanh thì mới làm cho cuộc sống
đẹp hơn, đáng sống hơn.
- Biểu hiện của việc sống có tấm lòng:
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: biết
sẻ chia, chúng ta nhân đôi niềm vui, chia vợi nửa nỗi buồn. Khi
con người biết quan tâm đến nhau, thế giới sẽ không còn khổ
đau và bất hạnh.
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết tha thứ và bao dung, để
không có sự ích kỉ, hận thù, để xây dựng cuộc sống hòa bình,
ấm êm.
+ Tấm lòng của sự dũng cảm, của đức hi sinh: Dũng cảm để xả
thân vì lí tưởng cao đẹp, để biết hi sinh cho những điều xứng
đáng.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, vẫn không ít người thiếu
những “tấm lòng”, sống nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản
thân.
- Bài học hành động và liên hệ bản thân: không ngừng rèn luyện
phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng để biết sống
vì người khác, biết cho đi.
Câu 2:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm
“Chiếc lược ngà”.
- Giới thiệu cảm nghĩ khái quát về nhân vật ông Sáu.
- Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Tình yêu của ông Sáu dành cho
bé Thu, được thể hiện trong đoạn văn kể chuyện khi ông trở về
khu căn cứ và làm cho con cây lược ngà. 
II. Thân bài:
1. Khái quát
       Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên
tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không
chịu nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với
người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết. Thu đối
xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiểu ra, tình cảm cha con
thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên
đường. Ở khu căn cứ, bao nỗi nhớ thương con ,ông dồn vào việc
làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ
nguỵ. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một
người bạn. Tình đồng đội, tình cha con của ông Sáu được miêu
tả thật cảm động, làm sáng ngời vẻ đẹp của người lính Cách
mạng, của người cha yêu con.
2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con khi ông ở căn cứ
kháng chiến.
- Kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được
quà”. Những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”. Trên sống lưng cây
lược, ông đã tẩn mẩn khắc một dòng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng
Thu con của ba”. Dòng chữ nhỏ mà chứa bao tình cảm lớn lao.
Việc làm chiếc lược vừa là cách ông giải tỏa tâm trạng mong
nhớ, ân hận vừa là cách gửi vào đó những yêu thương khao khát
cháy bỏng dành cho đứa con gái yêu của mình. Chiếc lược ngà
giờ đây đã trở thành một vật quí giá thiêng liêng với ông Sáu.
Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu
mến, nhớ thương, mong đợi của của người cha đối với đứa con
xa cách. Cây lược ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó
như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Những lúc nhớ
con, ông “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây
lược thêm bóng thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến
sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác
phẩm duy nhất trong đời. Ông gửi vào đó bao lời nhắn nhủ
thiêng liêng, gửi vào đó bao nỗi nhớ mong con. Chiếc lược ngà
là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu
kì, là hiện hữu của tình cha con bất hủ giữa ông Sáu và bé Thu.
Tình thương ông dành cho con cháy bỏng, như một dòng sông
chảy mãi từ suối nguồn, như dòng máu chảy sâu vào tim ông,
vào tâm hồn ông đến phút cuối vẫn bùng cháy chẳng nguôi.
- Một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong
một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn
bắn vào ngực và ông đã hi sinh. “Trong giờ phút cuối cùng,
không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn
cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho
người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó
thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước
nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Chiếc lược ngà
như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha
dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chưa một
lần được chải tóc cho con. Người kể chuyện, đồng đội của ông
Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại
câu chuyện.
- Những dòng cuối cùng của đoạn trích khép lại trong nỗi buồn
mênh mang mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiến tranh
là hiện thực đau xót của nhân loại. Chiến tranh đã làm cho con
người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến
dạng,chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo
le, bị thử thách,rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để
ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã
phải hi sinh trên chiến trường. Nhưng những đau thương mất
mát mà chiến tranh tàn bạo gây ra không thể nào giết chết những
tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam. “Chiếc lược ngà” như
một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số phận của
nhân vật. Người còn, người mất nhưng kỉ vật gạch nối giữa cái
mất mát và sự tồn tại là chiếc lược ngà nói với chúng ta nhiều
điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con.Cảm động nhất,
để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng
liêng, sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con
gái.
3. Nhận xét, đánh giá:
- Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng
những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân
vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả
tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử.
- Ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa
phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc
biệt, nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt
giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn
hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ
đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng
thắm.
III. Kết bài:
- Khẳng định thành công của tác giả trong việc thể hiện tình phụ
tử thiêng liêng.
- Khẳng định giá trị tác phẩm.

Đề 2
Phần I. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu
bên dưới:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho
tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng,
không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một
quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ
lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách
cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình
hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.
Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là
vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì
sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng
tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không
chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy,
chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 4, 5)
Câu 1. (1 điểm) Nhận biết
 Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của
đoạn trích.
Câu 2. (1 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu
văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua,
không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
Câu 3. (2 điểm) Vận dụng cao
Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy
nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
Phần II. (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu
cầu:
“Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt
quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút
rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi
phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện.
Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu
cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những
cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một
ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc
nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng
ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của
cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa
xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang
kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy
này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là
máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban
đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy
sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được
gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất.
Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ
đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản
báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ
cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ
sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm
trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui
ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không
đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài
như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới
thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống
những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong
việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long,
Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 183,
184)
Câu 1. (0,5 điểm) Nhận biết
Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 2. (1,5 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được
sử dụng trong câu văn sau: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ:
nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát
chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”
Câu 3. (4 điểm) Vận dụng cao
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của
em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên.
Lời giải chi tiết
I.
1.
Phương pháp: căn cứ bài Bàn về đọc sách
Cách giải:
- Đoạn trích nằm trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang
Tiềm.
- Nội dung chính của đoạn trích: Đọc sách không cốt nhiều mà
quan trọng là chọn tinh, đọc kĩ.
2.
Phương pháp: căn cứ bài So sánh
Cách giải:
Trong câu: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua,
không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần” sử dụng biện
pháp so sánh nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách
cho kĩ để tiếp thu được hết những tinh hoa chứa đựng trong một
quyển sách.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng đoạn tổng phân hợp và dung lượng mà đề bài yêu
cầu.
- Diễn đạt trôi chảy, luận điểm sáng rõ.
Yêu cầu về nội dung:
a. Thế nào đọc sách có hiệu quả?
- Đọc sách có hiệu quả là khả năng tích lũy được những tri thức,
rút ra được điều gì cho riêng mình, có ích đối với bản thân trong
quá trình đọc sách.
- Mục đích và vai trò của việc có phương pháp đọc sách hiệu
quả: Để đọc sách có hiệu quả thì bản thân mỗi người cần phải có
phương pháp và xây dựng được chiến lược đọc sách cho riêng
mình. Mỗi người phù hợp với một phương pháp riêng. Việc tìm
được và vận dụng phương pháp đọc sách phù hợp sẽ nâng cao
khả năng đọc và tiếp thu vốn tri thức mà sách mang lại.
b. Phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả:
* Cần xác định được các bước đọc sách:
- Bước 1: Xác định mục đích đọc sách
- Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ và review về cuốn sách, lời giới
thiệu, lời tựa, lời nói đầu của cuốn sách.
- Bước 3: Đọc một vài đoạn.
- Bước 4: Đọc thực sự (đọc sâu): Một vài kĩ năng: Đọc lướt qua,
Đọc có trọng điểm, Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ;
Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách; Đọc thụ động; Đọc chủ
động; Đọc nông; Đọc sâu,…

II
a.Phương pháp: căn cứ bài Lặng lẽ Sa Pa
Cách giải:
Hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích: tác phẩm là kết
quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.
Được rút ra từ tập: Giữa trong xanh (1972)
b.
Phương pháp: căn cứ bài so sánh
Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió
chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn
muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự
khắc nghiệt của thời tiết.
+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ
ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…
+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh
niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công
việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù
điều kiện thời tiết khó khăn.
c.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Bài văn đảm bảo những ý chính sau:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Thân bài
a. Công việc của anh thanh niên
- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong
truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình
trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi
ở Sa Pa.
- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm
vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và
dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và
sản xuất.
- Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về
“ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu.
Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm
cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó
là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh
ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết
từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ
sư.
- Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên
Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra  nhưng anh vẫn vượt qua
hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần
trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà
anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy
anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm
thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
- Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống
khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của
anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành
phong cách sống của anh.
=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt
Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho
đất nước
3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên

Đề 3
A Tiếng Việt (2 điểm)
Câu I a. (Nhận biết) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu
sau:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho
sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất
của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. (Thông hiểu) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện
pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
(Tố Hữu, Chào xuân 67!)
Câu II: (2 điểm) Vận dụng cao
      Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá
trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
     Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12
đến 15 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sử dụng ngôn
từ trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có một phép nối để liên kết câu
(gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).

Lời giải chi tiết


A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
 Câu I                               
Tiếng Việt
a.
- Thành phần biệt lập: Chao ôi – thành phần biệt lập cảm thán.
- Thành phần biệt lập: và cũng là đứa con duy nhất của anh – thành
phần biệt lập phụ chú.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh (như bà mẹ) và
nhân hóa .
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động giàu hình ảnh.
+ Hai biện pháp nghệ thuật khẳng định sự gắn bó giữa Tổ quốc và mỗi
người dân như tình mẫu tử thiêng liêng.
+ Đồng thời ngợi ca bà mẹ Tổ quốc, làm nổi bật sự nhẫn nại, lam lũ, hy
sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản 
Câu II:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 12 đến 15 câu
- Đoạn văn có câu chủ đề là Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là
một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
- Trong đoạn văn sử dụng một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới
từ ngữ liên kết đó).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung
- Lời nói là phương tiện để giao tiếp -> lời nói trong giao tiếp hàng ngày
được xem là tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hóa, trình độ tri thức của
mỗi người đúng như ông bà xưa đã dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua –
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh – Tứ mã
nan truy” (một lời nói ra, bốn con ngựa chạy theo không kịp). Vì vậy,
phải lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống cẩn trọng để đạt được
hiệu quả giao tiếp và ứng xử có văn minh.
- Thực trạng: Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn thiếu chuẩn,
đặc biệt là đối với các bạn học sinh.
- Vì sao phải lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp?
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sẽ phản ánh con người, nhân cách, trình độ
văn hóa của mỗi người.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp không đúng sẽ không đạt được hiệu quả
giao tiếp.
+ Đôi khi sử dụng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm có thể làm cho người
cùng giao tiếp tổn thương.
+ ….
- Cách  lựa chọn ngôn từ để sử dụng chính xác:
+ Lựa chọn từ xưng hô chuẩn xác.
+ Dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Khi không sử dụng từ ngữ đúng, kết quả giao tiếp sẽ kém, gây khó chịu
với người khác. Không sử dụng đúng từ ngữ còn thể hiện sự không lịch
sự, kém văn minh của bản thân.
- Liên hệ bản thân: em đã và đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như thế
nào?

B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc
IIIb để làm bài)
Câu IIIa: (5 điểm) Vận dụng cao
     Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ
sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Em
hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
 
thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
 
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một,NXB Giáo dục Việt
Nam, 2016, trang 156)
Câu IIIb: (5 điểm)
      Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện
ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ
văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm
chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.
Lời giải chi tiết
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I Tiếng Việt
a.
- Thành phần biệt lập: Chao ôi – thành phần biệt lập cảm thán.
- Thành phần biệt lập: và cũng là đứa con duy nhất của anh – thành
phần biệt lập phụ chú.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh (như bà mẹ) và
nhân hóa .
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động giàu hình ảnh.
+ Hai biện pháp nghệ thuật khẳng định sự gắn bó giữa Tổ quốc và mỗi
người dân như tình mẫu tử thiêng liêng.
+ Đồng thời ngợi ca bà mẹ Tổ quốc, làm nổi bật sự nhẫn nại, lam lũ, hy
sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản 
Câu II:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 12 đến 15 câu
- Đoạn văn có câu chủ đề là Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là
một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
- Trong đoạn văn sử dụng một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới
từ ngữ liên kết đó).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung
- Lời nói là phương tiện để giao tiếp -> lời nói trong giao tiếp hàng ngày
được xem là tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hóa, trình độ tri thức của
mỗi người đúng như ông bà xưa đã dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua –
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh – Tứ mã
nan truy” (một lời nói ra, bốn con ngựa chạy theo không kịp). Vì vậy,
phải lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống cẩn trọng để đạt được
hiệu quả giao tiếp và ứng xử có văn minh.
- Thực trạng: Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn thiếu chuẩn,
đặc biệt là đối với các bạn học sinh.
- Vì sao phải lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp?
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sẽ phản ánh con người, nhân cách, trình độ
văn hóa của mỗi người.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp không đúng sẽ không đạt được hiệu quả
giao tiếp.
+ Đôi khi sử dụng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm có thể làm cho người
cùng giao tiếp tổn thương.
+ ….
- Cách  lựa chọn ngôn từ để sử dụng chính xác:
+ Lựa chọn từ xưng hô chuẩn xác.
+ Dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Khi không sử dụng từ ngữ đúng, kết quả giao tiếp sẽ kém, gây khó chịu
với người khác. Không sử dụng đúng từ ngữ còn thể hiện sự không lịch
sự, kém văn minh của bản thân.
- Liên hệ bản thân: em đã và đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như thế
nào?

B.PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb
để làm bài)
IIIa.     A. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, một gương mặt tiêu
biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt
Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả
tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa
triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa
tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng
đội.
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ
sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Bốn
khổ thơ cuối bài thơ đã thể hiện nội dung tư tưởng đó.
B. Phân tích:
1. Vầng trăng trong hiện tại và tính huống bất ngờ ập đến
- Hoàn cảnh sống: “Từ hồi về thành phố”
+  Bản lề: khép lại một thời gian chiến tranh gian khó, mở ra những năm
tháng hòa bình.
+ Đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời con người; họ đã đi qua chiến
tranh để bước vào một cuộc sống đầy đủ hơn về tiện nghi, vật chất.
 + Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con
người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy
đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên
nhiên.
- “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ
vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở
thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn
đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ
hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.  Vầng trăng giờ đây bỗng trở
thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi
quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: “Đèn điện tắt”. Đây là biến cố chân thực, thường thấy
trong cuộc sống đô thị. Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất,
con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.
+ Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương -> bắt gặp vầng
trăng
-> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh
khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ
-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối,
gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
+ “Đột ngột vầng trăng tròn”:  Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con
người gặp lại vầng trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn
vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ,
dửng dưng.
2. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im,
thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng
trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi
nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương
tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị;
rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt
thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau
lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái
tim người lính.
- Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng
đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ
niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư “như là đồng là bể, như là sông là
rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ
niệm.
-> Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã đánh thức bao
tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính.
Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm
súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh
động tình cảm nơi người đọc.
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa
tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc
nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng
trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm
xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân
cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn
năn day dứt, làm đẹp con người.
C. Kết luận:
- Nội dung: Đoạn thơ đã cho thấy và lí giải sự đổi thay của người lính
trước và sau chiến tranh; từ đó tạo tình huống thức tỉnh tâm hồn họ. Hai
khổ cuối bài thơ cho ta thấy sự thức tỉnh của con người.
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà
sâu đậm nghĩa tình.
+ Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo
lí uống nước nhớ nguồn.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm
lắng, suy tư.
IIIb.    Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi
sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai) để thấy được vẻ đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuôn cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II. Thân bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:
- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái
hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường
Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt,
từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ.
- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm
giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy
bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom
chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ quan trọng nhưng
cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng
thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
 2. Vẻ đẹp của Phương Định:
a. Vẻ đẹp ngoại hình: Phương Định là một cô gái đẹp, cô ý thức được
vẻ đẹp của mình (dẫn chứng). Đó là một vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều
sâu nội tâm.
b. Vẻ đẹp tâm hồn:
* Vẻ đẹp của tình yêu nước, tinh thần dũng cảm:
- Tình yêu nước: Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung
phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ
quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết
mình cho đất nước.
- Tinh thần dũng cảm:
+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự
là những anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một
cách giản dị và cho là có cái thú riêng.
+ Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết
sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở
đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc
quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói
bình thản như thế.
+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và
cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh.
(Phương Định trong một lần phá bom)
b. Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:
- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ
đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:
+ Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát. Thích hát, Phương Định
còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát.
+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ
ập đến. Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định
rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về
tuổi thơ thanh bình của mình.
c. Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm:
- Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm
thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng
cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào
máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình.
- Chăm sóc chu đáo, cẩn thận cho Nho khi Nho bị thương
- Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ
mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người
đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc
quân phục có ngôi sao trên mũ”.
-> Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và
đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn
được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào
nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất.
- Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng
điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính.
- Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến
trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ
êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương
Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội.
4. Đánh giá, bình luận:
- Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống
chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân
thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh
niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song
với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn
"Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ
mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của
họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam đã sống và
chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.

Đề 4
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
        Văn bản 1
        Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó
6,3 tỉ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên.
        Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân
hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết
Thời gian phân hủy tự nhiên của một số vật thể nhựa
(đơn vị: năm)

        Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá.
Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ
nặng hơn cả khối lượng cá.
        Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số lượng túi nilon, chai
nhựa, ly nhựa, ống hút, hộp xốp,… được sử dụng nhiều vượt trội so với các nước khác.
        Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, gây nguy
hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức khỏe con người,…       
Văn bản 2
        Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều nước đã lên kế hoạch hành động.
        Từ tháng 1 năm nay, chính phủ Scotland đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm làm
từ nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa.
        Tại Anh, các loại hạt kim tuyến trang trí đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi nhựa cũng được thực hiện.
Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính phí này, trong thời
gian qua, số lượng túi nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉ chiếc.
        Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó
tiến tới cấm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các điểm kinh doanh.
        Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát động các chiến dịch như: “7 ngày thách thức”, “Bớt một vỏ chai,
cứu tương lai”,… với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng chung tay chống lại rác thải nhựa.
        Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm giảm rác thải nhựa.
Các bạn mày mò thực hiện những dự án làm ống hút từ tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng
có ích,… Chắc chắn những hành động này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch đẹp hơn.
(Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Thời nay)
        a. Nhận biết
Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống. (0,5 điểm)
        b. Nhận biết
 Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm)
        c. Thông hiểu
Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)
        d. Thông hiểu
Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay? Vì sao? (Em có thể lựa
chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác. Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng). (1 điểm)
        Câu 2: (3,0 điểm) Vận dụng cao
        Để thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (che chở, bao bọc, chia sẻ, gắn bó, bình đẳng, độc lập,…), các
bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau:
 

        Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Câu 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao
        Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
        Đề 1
Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn  thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)


        Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về
người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
        Đề 2
        Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề:  “Những ngọn
lửa nhóm lên từ trang sách”.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Tác hại của nhựa đối với cuộc sống:

Lâu phân hủy, gây nên thảm họa với môi trường nếu không có cách giải quyết: Rác thải nhựa làm ảnh hưởng tiêu
cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác
động xấu đến sức khỏe con người.

b.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập


Cách giải:
Thành phần biệt lập: chắc chắn – thành phần tình thái.

c.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Mối liên hệ về nội dung giữa hai văn bản: hai văn bản đề cập vấn đề rác thải nhựa:

Văn bản 1: Thực trạng và tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với con người và môi trường.

Văn bản 2: Giải pháp, những kế hoạch hành động để hạn chế sử dụng rác thải nhựa ở các nước và Việt Nam.

d.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp


Cách giải:
Giải pháp theo em là hiệu quả nhất để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay là Ban ra lệnh cấm sản
xuất, kinh doanh đối với một số mặt hàng làm từ nhựa rẻ tiền không cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời,
tính phí với việc sử dụng túi nhựa và khuyến khích các sản phẩm làm từ thiên nhiên như gỗ, tre,.. Bởi vì:

+ Khi lệnh cấm được ban ra đi kèm cùng nó sẽ là các hình phạt thích đáng, đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ phải
ngừng sản xuất những mặt hàng đó.

+ Việc tính phí cũng sẽ làm cho người tiêu dùng hạn chế tối đa việc sử dụng túi nhựa vì nó đánh trực tiếp vào kinh
tế.

+ Khuyến khích các sản phẩm làm từ tự nhiên.

Câu  2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh có thể chọn một hình bất kì để viết bài văn. Sau đây là gợi ý giải đối với hình ảnh số 2: sự chia sẻ, gắn bó.

1. Nêu vấn đề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện
nay – sự sẻ chia và gắn bó.
2. Giải thích vấn đề:
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và
cùng với quan hệ vợ - chồng, anh - em nó cũng là mối quan hệ cơ bản
cấu thành một gia đình.
- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu
thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành
và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:
+ Mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp mọi thành viên
trong gia đình thấu hiểu nhau hơn.
+ Mối quan hệ này cũng giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách thế hệ, tạo
nên hơi ấm tình thương và hạnh phúc.
=> Tạo nên sự khăng khít, gắn bó với các thành viên trong gia đình.
- Hiện trạng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện
nay:
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang gặp khủng hoảng nặng nề.
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lỏng lẻo, ít sự quan tâm, ít sự chia
sẻ.
ð  Đó là một thực trạng đáng buồn
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn
hóa – tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được
coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia
đình và những mối quan hệ ruột thịt.
+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu
cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt
giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm
nhau hơn trong gia đình.
+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia
sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.
+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt
trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh
hưởng của cha mẹ => mối quan hệ rạn nứt.
- Giải pháp khắc phục:
+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực
hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên
dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác
biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc
phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha
mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.
+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người
thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh
phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi
người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở
nên tốt đẹp hơn.
+ Con cái nhận được yêu thương nhưng cũng cần được tự do để quyết
định cuộc đời mình, để được viết nên ước mơ, khát vọng của mình chứ
không phải đi viết ước mơ cho bố mẹ như hiện nay nhiều bạn học trường
này, ngành này là vì bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ cũng cần tận hưởng cuộc
đời mình để thực sự được sống chứ không cần phải hi sinh tất cả vì con
cái. Điều quan trọng là giữa bố mẹ và con luôn có sợi dây gắn kết bởi
tình yêu thương không gì chia cắt nổi.
* Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với
cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình
và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia
đình mình hơn.
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý đề 1
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ
kháng chiến chống Mĩ.
- Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên
xung phong.
- Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu
sắc.
Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.
Đoạn trích: Khái quát hiện thực chiến trường và vẻ đẹp tâm hồn người
lính.
2. Phân tích
a. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có
kính”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Nó như là một lời phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với
người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho
chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan
góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn
trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc
đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ
nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa
là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
b. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”
- Những chiếc xe không kính
-> Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn
không một chút bình yên.
     Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né
tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
3. Liên hệ bài Đồng chí
- Giới thiệu tác giả
- Vẻ đẹp của người lính trong tác phẩm Đồng chí:
+ Họ thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau.
+ Những người lính có tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với nhau.
+ Họ có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.
- Điểm gặp gỡ giữa hai tác phẩm:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
Bên cạnh đó hai tác phẩm này cũng có những điểm khác biệt: Bài thơ về
tiểu đội xe không kính  người lính luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí
thế mới mang tinh thần thời đại; còn bài Đồng chí mamg vẻ đẹp chân
chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
4. Tổng kết, đánh giá
- Đoạn trích đã làm nổi bật hiện thực chiến tranh gian khổ khốc liệt
nhưng đồng thời cũng làm ánh lên vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, chút tinh
ngịch, đầy ngang tàn của người linh Trường Sơn.
- Nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.
Gợi ý đề 2
1. Giới thiệu vấn đề: Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách
2. Giải thích vấn đề
- “Những ngọn lửa” ở đây được sử dụng mang nghĩa ẩn dụ, đó là tượng
trưng cho những giá trị mà văn chương đem lại.
- Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách là những ngọn lửa của tình yêu
thương, của lòng căm thù, của niềm tự hào và hơn hết, văn chương giúp
chúng ta biết đến thế giới của một người khác, biết đồng cảm với “tha
nhân” để đem tâm hồn mình đến gần hơn với tâm hồn mọi người. Xét
cho cùng, giá trị của văn chương như Leptonxtoi đã nói “Một tác phẩm
nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy
bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu
máu nóng của mình cho nhân loại.” hay “Đối với tôi văn chương không
phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa
tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng
người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
- Nhận định đã đề cập đến giá trị to lớn của văn chương, hướng con
người đến chân – thiện – mĩ.
3. Giải quyết vấn đề
- Văn chương nuôi dưỡng trong lòng ta những tình cảm tốt đẹp:
+ Tình yêu thương, đồng cảm với con người: Chuyện Người con gái
Nam Xương, Truyện Kiều, Đồng chí,…
+ Tình yêu nước, tự hào dân tộc: Làng, Nói với con,…
+ Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò, Nói với con,…
Ngoài ra văn chương còn cho ta lòng dũng cảm, sự vị tha.
- Vì yêu thương nên căm thù, lên án những người, thế lực chà đạp lên sự
sống, chà đạp lên cuộc đời con người.
- Văn chương hướng chúng ta đến những suy ngẫm giàu tính triết lí,
những triết lí ấy có giá trị ngàn đời, nhiều khi gợi ra cho chúng ta những
câu hỏi, chính những câu hỏi ấy làm nên sức sống cho tác phẩm, kích
thích bạn đọc đi tìm câu trả lời.
Học sinh chứng minh những ngọn lửa thắp lên từ trang sách theo các ý
trên dựa vào những tác phẩm em đã được học hoặc được đọc.
4. Mở rộng – nâng cao
- Để hiểu được giá trị của văn chương, người đọc phải có tầm đón nhận
để hiểu những điều nhà văn ấp ủ.
- Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào bạn đọc, chính người đọc là người
quyết định số phận tác phẩm, quyết định giá trị của văn chương. “Tác
phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết
khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác
phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành
động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương
tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật.”

Đề 5
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
a. Nhận biết
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.
b. Thông hiểu
- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.
- Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
                                          Sống trong thung không chê thung nghèo
đói”.
Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của
hoàn cảnh sống ở đó ra sao?
c. Thông hiểu
Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.
d. Vận dụng
Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như
thế nào?
Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng
Trong đoạn văn sau có lỗi sau. Em hãy chỉ ra, giải thích lỗi sai và chữa
lại cho đúng.
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Tuy nhiên, Thúy Kiều là chị,
Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị.
Câu 3: (2.0 điểm) Vận dụng cao
“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách … là những
thói quen tốt ….”
(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)
Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em
cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15
dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.
Câu 4: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho
con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
(Theo Ngữ Văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)
Lời giải chi tiết
Câu 1
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản Nói với con
Cách giải:
- Tác phẩm: Nói với con
- Tác giả: Y Phương
b.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
- Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền
mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền
đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
- Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng
núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự
nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.
c.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài So sánh, phương pháp phân tích
Cách giải:
- Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối
- Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp
tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian
khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình
ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như
dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con
người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người
cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.
d.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất
nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên
cường của họ.
- Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách
thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng
đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu
thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, lí giải; Căn cứ nội dung bài Quan hệ từ
Cách giải:
- Lỗi sai: Tuy nhiên
- Vì: Quan hệ từ “Tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản, sử dụng ở
câu trên là không phù hợp, vì hai chị em không có quan hệ tương phản
với nhau.
- Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Trong đó, Thúy Kiều
là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị.
Câu 3:
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích,
chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị
luận xã hội.
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn
đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan
điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ
chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích vấn đề:
- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri
thức trong xã hội loài người. Sách gồm có hai loại: sách giấy và sách
điện tử.
- Đọc sách là lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Đọc sách chỉ trở thành
thói quen khi nó lặp lại liên tục và con người làm nó một cách tự chủ.
2. Bàn luận:
*Vì sao cần phải đọc sách?
- Sách cung cấp cho ta mọi tri thức trên tất cả các lĩnh vực: lịch sử, địa
lý, văn học, xã hội,…
- Đọc sách giúp chúng ta bồi dưỡng tinh thần và làm phong phú cuộc
sống của chính mình.
- Sách còn là người thầy, người bạn tốt của mỗi con người.
* Hiện trạng của vấn đề đọc sách hiện nay của học sinh:
- Theo khảo sát của các tổ chức thế gới, tỉ lệ người đọc sách ở lứa tuổi
học sinh khá thấp.
- Học sinh Việt Nam hiện nay ít có hứng thú với sách vở bởi thế hệ hiện
đại có những niềm vui vào internet và những thú vui mới.
- Học sinh thường đọc truyện tranh hoặc những sách văn học tuổi teen
với nội dung dễ dãi còn những quyển sách về lịch sử, khoa học… gần
như không nằm trong danh mục được lựa chọn.
* Nguyên nhân của hiện trạng trên:
- Sự phát triển của công nghệ
- Do sự đủ đầy của cuộc sống về vật chất
- Tình trạng lười đọc sách, đọc sách theo phong trào.
* Hậu quả:
- Vốn hiểu biết bị hạn chế
- Phần tinh thần không được bồi đắp, con người cư xử với nhau thiếu
văn minh,…
* Làm sao để đọc sách trở thành thói quen (Giải pháp)
- Hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân.
- Tạo thói quen mỗi ngày, đọc một số trang nhất định về cuốn sách trong
mảng mà mình quan tâm
- Trong nhà trường hoặc các tổ chức nên tổ chức các buổi thảo luận về
sách theo chủ đề để chia sẻ với nhau những điều hay mà mình học được
từ sách.
* Liên hệ bản thân:
Em có đang tạo cho mình thói quen đọc sách? Em học được điều gì từ
những cuốn sách mình đã đọc?
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên
các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam
Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến
trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.
- Khái quát nội dung tác phẩm: thể hiện tình cha con sâu đậm trong hoàn
cảnh chiến tranh khắc nghiệt và được thể hiện rõ trong nhân vật ông
Sáu.
2. Phân tích
a. Giới thiệu về ông Sáu
- Là người nông dân Nam Bộ, giàu lòng yêu nước.
- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với cách mạng.
- Hi sinh vì tổ quốc.
=> Ông Sáu là người anh hùng dân tộc trong thời đại “ra ngõ gặp anh
hùng”, thời đại cả nước kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn khốc
liệt. Bên cạnh đó, thông qua hình tượng nhân vật ông Sáu, tác giả còn
làm nổi bật tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác
liệt.
b. Trong 3 ngày ngắn ngủi về thăm con:
- Xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách:
+ Vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con
+ Đưa tay đón con
+ Bước những bước dài tới bên con
+ Khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.
- Đau đớn vì bé Thu không đáp lại tình cảm của ông mà sợ hãi bỏ chạy:
+ Sầm mặt lại
+ Đứng sững lại
+ Hai tay buông thõng như bị gãy
=> Đau khổ, bất lực vì không biết làm thế nào để san bằng khoảng cách
của không gian, thời gian.
- Suốt 3 ngày phép ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi:
+ Ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con
+ Ông không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng
bỉnh, xa lánh của con.
+ Thậm chí khi con bé chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn
không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.
=> Ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình.
- Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.
+ Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn
rầu.
-> Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước
tình cảm gia đình.
+ Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho
con đã gói trọn tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông
dành cho con.
=>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự
biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.
b) Khi ông trở lại chiến trường:
- Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
- Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô
bé muốn có một vật dụng để luôn nhớ về cha.
+ Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà.
+ Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ
tặng Thu con của ba”.
+ Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của
ông Sáu.
+ Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng
trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho
đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt.
+ Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết,
nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát.
=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của
người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình
cảm cha con.
c. Nhận xét
- Ông Sáu là biểu tượng của người lính yêu nước, người cha giàu tình
yêu thương con.
- Tác giả xây dựng những tình huống đặc sắc.
- Nghệ thuật kể chuyện bất ngờ, hấp dẫn.
- Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung vào
tình cha con, tình đồng chí trong những hoàn cảnh éo le. Đặc biệt là tình
cảm cha con sâu nặng, cao đẹp của người chiến sĩ. Tình cảm ấy được
miêu tả cảm động từ hai phía bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, chính xác,
bắt nguồn từ tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con
người.
3. Tổng kết
- Nhân vật ông Sáu là một sáng tạo nghệ thuật thành công của tác giả
- Giúp ta thấm thía sâu sắc

You might also like