You are on page 1of 9

Tuần 6-10: GIẢI PHẪU THỰC VẬT

I. Hoá chất:
- Thuốc tẩy Javen (để loại bỏ hết nội chất của tế bào).
- Nước cất (dùng khi pha hóa chất), khi thực hiện thí nghiệm, rửa mẫu có thể sử dụng nước máy
bình thường.
- Cacmin phèn chua hoặc hematoxylin - nhuộm vách tế bào không hoá gỗ, nhuộm tảo, nấm.
- Xanhmethylen hoặc lục methyl - nhuộm vách tế bào hoá gỗ. Sử dụng xanhmethylen sẽ rẻ tiền hơn
sử dụng thuốc nhuộm là lục methyl.
- Axit acetic 5% hoặc HCl 3%
- Axit Nitric (HNO3) 10% - sử dụng trong phương pháp tách biểu bì hoặc giầm (ngâm mủn) để tách
rời các tế bào.
- Dung dịch Kali Iotdua (KI) – dùng để xác định tinh bột, quan sát nhân.
Trước khi đi vào từng thí nghiệm riêng của mỗi bài, chúng ta sẽ học phương pháp nhuộm đơn và nhuộm
kép bởi các tiêu bản thực vật sau khi nhuộm các loại tế bào sẽ bắt màu khác nhau giúp chúng ta dễ dàng
nhận biết được các thành phần cấu tạo nhờ hình thái, màu sắc, cấu tạo của tế bào dưới kính hiển vi. Ví dụ
sau khi nhuộm kép với 2 loại thuốc nhuộm là lục methyl và carmin, tất cả các tế bào có vách bằng
xellulozo sẽ nhuộm màu hồng của carmin, còn những tế bào vách hóa gỗ sẽ nhuộm màu xanh của lục
methyl.
II. Phương pháp nhuộm kép:
➢ Bước 1: Ngâm mẫu vào nước Javen 15-20 phút (tuỳ độ dày của mẫu, nếu mẫu dày thời gian tẩy
mẫu có thể lâu hơn. Nếu sử dụng HCl thì chỉ cần ngâm 3-5 phút) để loại hết nội chất của tế bào.
➢ Bước 2: Ngâm mẫu vào dung dịch axit axetic 5% trong 5 phút hoặc HCl 3% trong 1-2 phút (để
trung hoà hết javen còn sót lại).
➢ Rửa sạch mẫu bằng nước.
➢ Bước 3: Nhuộm mẫu lần 1 trong dung dịch lục methyl 1% từ 30 giây đến 1 phút.
➢ Rửa sạch mẫu bằng nước.
➢ Bước 4: Nhuộm mẫu lần 2 trong dung dịch carmin phèn chua từ 20 đến 30 phút (đối với những
mẫu cố định thời gian nhuộm có thể lâu hơn).
Sau đó lấy mẫu ra rửa sạch và lên kính quan sát. Khi soi mẫu ở vật kính lớn cần đậy lamen.
III. Phương pháp nhuộm đơn:
Áp dụng với những thí nghiệm phát hiện, quan sát cấu tạo quản bào và mạch gỗ trên lát cắt dọc. Các bước
thực hiện giống như phương pháp nhuộm kép chỉ khác một điểm là bỏ qua thao tác nhuộm với carmin.

1
BÀI 6.
MÔ THỰC VẬT
1. Mục đích, yêu cầu
- Làm quen với kính hiển vi, các thao tác sử dụng kính.
- Biết sử dụng kính hiển vi trong nghiên cứu thực vật và có khả năng khắc phục một số sự cố thường gặp
khi sử dụng kính hiển vi.
- Xác định được các loại mô trên tiêu bản. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, những
đặc điểm giải phẫu thích nghi với môi trường sống
2. Nội dung thí nghiệm
2.1. Thực hành các thao tác sử dụng kính hiển vi
- Các bộ phận của kính
- Di chuyển kính trong phạm vi phòng thí nghiệm hoặc ngoài phòng thí nghiệm
- Cách sử dụng kính: kính điện, kính lấy ánh sáng qua gương
- Một số sự cố hay gặp khi sử dụng kính hiển vi và cách khắc phục.
2.2. Mô che chở
2.2.1. Quan sát biểu bì và lỗ khí
- Mẫu vật: Lá tỏi tây hoặc lá hành ta hoặc lá lưỡi đòng, lá mía hoặc lá ngô.
- Phương pháp:
+ Cuốn tròn lá tỏi tây hoặc lá hành ta hoặc lá ngô/mía vào đầu ngón tay trỏ; tay kia dùng kim mũi mác
hoặc dao lam bóc lấy một miếng biều bì mỏng, có màu trắng bạc rồi đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt
nước hoặc glycerin rồi lên kính quan sát.
Có thể sử dụng KI để lên kính, nhân tế bào sẽ có màu vàng nâu.
- Yêu cầu: Mẫu phải rõ nét, trong, đẹp. Phân biệt tế bào biểu bì và tế bào lỗ khí.
Có nhận xét gì về cách sắp xếp của tế bào biểu bì và lỗ khí? Hãy vẽ chi tiết cấu tạo một lỗ khí và những tế
bào biểu bì xùng quanh.
- Chú ý: Luôn giữ ẩm mẫu, không để mẫu khô.
2.2.2. Quan sát lông che chở:
- Mẫu vật: Lá táo, lá nhót, lá bí ngô, lá mơ tam thể, bẹ măng tre, ...
- Phương pháp: Dùng dao hoặc kim mũi mác hoặc dao lam gạt lấy một ít lông trên lá, thân rồi đặt lên lam
kính đã nhỏ sẵn một giọt nước và lên kính quan sát (chú ý lông của mỗi loài cây đặt lên một lam kính
riêng để tránh nhầm lẫn. Tốt nhất nên làm và xem lần lượt từng cây, vẽ hình và ghi nhận xét xong mới
làm mẫu tiếp theo).
- Yêu cầu: Phân biệt lông đơn bào và lông đa bào? Vẽ hình và có chú thích đầy đủ
Chú ý: Đối với lá mơ tam thể, cần phân biệt lông tiết với lông che chở
2.3. Mô nâng đỡ
2.3.1. Quan sát mô dày
- Mẫu vật:
+ Quan sát mô dày tròn ở cuống lá gạo (cuống lá cà độc dược).
+ Quan sát mô dày góc ở thân cây bí ngô (thân cây bóng nước, cà gai, cuống lá cà rốt, cuống lá cần tây).
+ Quan sát mô dày phiến ở thân cây mò
- Phương pháp: Cắt ngang qua các mẫu trên những lát cắt thật mỏng, nhuộm kép rồi lên kính quan sát.

2
- Yêu cầu: Xác định tế bào mô dày. Xác định vị trí của mô dày và cách sắp xếp, xác định số lớp tế bào....
2.3.2. Quan sát mô cứng
- Mẫu vật: Thân cây bí ngô, cuống lá gạo, thân cây mướp, thân cây trầu không, thân cây râm bụt, ....
- Phương pháp: Chọn đoạn thân bánh tẻ, cắt ngang qua đó những lát cắt thật mỏng, vuông góc với trục
của thân, tiến hành nhuộm kép rồi lên kính quan sát.
- Yêu cầu: Ở vật kính nhỏ, tìm vị trí và cách sắp xếp của mô cứng trong thân. Giải thích tại sao có thể
phân biệt được mô dày và mô cứng?
2.3.3. Quan sát các dạng tế bào đá
- Mẫu vật, phương pháp:
+ Quan sát tế bào đá dạng mô cơ bản: gáo dừa (vỏ quả trong của quả dừa), vỏ quả trong của quả táo ta,
mận, mơ, đào... (vỏ quả trong của các dạng quả hạch).
Lấy một mảnh gáo dừa hoặc một quả táo, mơ..., dùng dao gọt bỏ hết xơ hoặc thịt quả (chỉ lấy phần cứng,
nhẵn). Dùng dao cạo mỏng hớt lấy một miếng mỏng trên bề mặt của gáo dừa hoặc của các hạt đã chuẩn bị
những lát thật mỏng rồi lên kính bằng glyxerin.
- Yêu cầu: Quan sát ở vật kính nhỏ để xác định các tế bào đá (có thể dễ dàng phát hiện tế bào đá bởi vách
tế bào rất dày).
+ Quan sát tế bào đá hình sao: cuống lá trang, súng.
- Yêu cầu: Xác định tế bào đá, phân biệt chúng với các tế bào mô mềm khác (căn cứ vào cấu tạo, màu sắc,
vị trí).
BÀI 7. MÔ THỰC VẬT (TT), THÂN CÂY
I. Mục đích, yêu cầu
- Xác định, phân biệt được các loại mô dẫn, mô nâng đỡ, mô tiết, mô cơ bản trong mỗi mẫu thực vật.
- Phân biệt được các phần của thân, các dạng thân và một số biến dạng của thân.
- Phân biệt và đọc được tiêu bản cấu tạo sơ cấp của thân cây Một lá mầm, Hai lá mầm. Chức năng của
thân sơ cấp; sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
- Phân biệt được thành phần cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm; cách sắp xếp của gỗ và libe; sự
hoạt động của tầng cambium; Phân biệt được cấu tạo sơ cấp với cấu tạo thứ cấp của thân cây hai lá mầm.
II. Nội dung thực hành
2.1. Cấu tạo sơ cấp của thân
- Mẫu vật: Thân râm bụt non, thân thầu dầu non, thân đơn buốt, thân bí ngô, thân lưỡi đòng, măng tre.
- Phương pháp: Cắt ngang qua thân những lát cắt thật mỏng, đem nhuộm kép rồi lên kính quan sát (để tiết
kiệm hóa chất có thể tẩy chung, nhuộm chung tất cả các mẫu sau đó phân biệt bằng cấu tạo).
Chú ý lát cắt phải thật vuông góc mới dễ dàng quan sát.
- Yêu cầu: Đối với thân cây Hai lá mầm, quan sát ở vật kính nhỏ phân biệt phần vỏ với trụ dẫn. Đặc điểm
cấu tạo của các tế bào ở phần vỏ? Có phân biệt được tầng nội bì với các tế bào mô mềm khác không?
Nhận xét về cách sắp xếp của gỗ và libe? Phân biệt gỗ trước với gỗ sau?
Đối với thân cây Một lá mầm, quan sát ở vật kính nhỏ xác định và phân biệt phần vỏ với phần trụ. Các bó
dẫn phân bố như thế nào ở trong thân. Nhận xét về kích thước, mật độ bó dẫn theo chiều từ ngoài vào
trong, tương tự như vậy với các tế bào mô mềm và bao mô cứng xung quanh bó dẫn.
Quan sát thân râm bụt ở vật kính nhỏ để tìm ống nhựa mủ, phân biệt chúng với các tế bào mô mềm xung
quanh. Quan sát ở vật kính lớn, chú ý độ dày của thành ống, hình thái của các hạt tinh bột trong ống nhựa

3
mủ, màu sắc của những hạt tinh bột này? Quan sát cấu tạo ống tiết? Cách sắp xếp, hình thái, chức năng
của các tế bào biểu mô?
2.2. Cấu tạo thứ cấp thân cây hai lá mầm
- Mẫu vật: Thân râm bụt, thân đơn buốt, thân bí ngô
- Phương pháp: Cắt ngang qua mẫu những lát cắt thật mỏng, vuông góc với trục của thân, đem nhuộm
kép rồi lên kính quan sát.
- Yêu cầu: Quan sát ở vật kính nhỏ xác định và phân biệt các phần của thân (phần vỏ và phần trụ). Xác
định vị trí của xylem sơ cấp, phloem sơ cấp (nếu còn). Cách sắp xếp của xylem, phloem thứ cấp; phloem
thứ cấp gồm những thành phần nào?
Xylem thứ cấp sắp xếp như thế nào? Có tạo thành vòng liên tục không? Phân biệt các yếu tố và cách sắp
xếp các yếu tố của xylem?
Quan sát tiêu bản cắt ngang thân cây bí ngô, ở vật kính nhỏ xác định vị trí của gỗ và libe sau đó chuyển
sang quan sát ở vật kính lớn. Có nhận xét gì về kích thước các mạch gỗ. Cách xác định tầng sinh trụ?
Tầng sinh trụ nằm ở đâu?
Cách xác định li be ngoài, libe trong; gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp?
Quan sát tiêu bản thân râm bụt, đơn buốt nhận xét về hình thái, màu sắc, cách sắp xếp, vị trí của các tế
bào bần? Tương tự như vậy với các tế bào thuộc tầng phellogen và vỏ lục?
Nhận xét về vị trí của lỗ vỏ so với chu bì. Giải thích tại sao thực vật Một lá mầm hiếm khi có chu bì hay
lỗ vỏ?
Quan sát hình thái, cách sắp xếp và vai trò của các tế bào bổ sung?
Vẽ hình hoặc chụp ảnh rồi chú thích đầy đủ.
2.3. Quan sát quản bào và mạch gỗ
- Mẫu vật: Gỗ thông, thân cây bí ngô hoặc măng tre hoặc cuống lá gạo.
- Phương pháp: Cắt dọc thân (theo hướng tiếp tuyến và hướng xuyên tâm) những lát cắt thật mỏng,
nhuộm đơn với xanhmetylen rồi lên kính quan sát.
Đối với gỗ thông ngoài lát cắt dọc cần có thêm lát cắt ngang để quan sát cấu tạo, cách sắp xếp của các
quản bào, sự hình thành vòng gỗ hàng năm.
Chú ý: Đối với mẫu thân cây bí ngô cần cắt dọc qua đúng vị trí của bó dẫn (những đốm nhỏ màu xanh
nhạt trên mặt cắt ngang thân).
- Yêu cầu: Xác định mạch gỗ, quản bào; phân biệt với các loại tế bào khác (căn cứ vào màu sắc).
Phân biệt quản bào núm với các loại quản bào, mạch khác. Phân biệt lỗ núm với lỗ trên mạch điểm.
Phân biệt gỗ sớm và gỗ muộn.
2.4. Quan sát cấu tạo thân đa trụ
- Mẫu vật: Thân dương xỉ hoặc guột, quyển bá, thông đất.
- Phương pháp: Cắt ngang qua mẫu những lát cắt thật mỏng, vuông góc với trục của thân, đem nhuộm
kép rồi lên kính quan sát.
- Yêu cầu: Quan sát ở vật kính nhỏ xác định và phân biệt các phần của thân (phần vỏ và phần trụ). Xác
định vị trí của xylem, phloem; cách sắp xếp của chúng?
Tầng nội bì có đặc điểm gì? Đai caspary có phát triển không?
Tại sao thân dương xỉ được gọi là thân đa trụ?
Vẽ cấu tạo thân dưới dạng sơ đồ có chú thích đầy đủ.

4
BÀI 8. RỄ CÂY
I. Mục đích, yêu cầu
- Phân tích được những đặc điểm cấu tạo chung về hình thái, cấu tạo của rễ để thấy rõ mối liên quan giữa
cấu tạo và chức năng; các kiểu rễ và các kiểu cấu tạo khác nhau của rễ đặc trưng cho từng nhóm cây.
- Đọc được tiêu bản rễ cây
- Phân biệt được các phần của rễ, các kiểu rễ. Sự khác nhau cơ bản giữa rễ cây một lá mầm và rễ cây hai
lá mầm, giữa rễ sơ cấp và rễ thứ cấp.
II. Nội dung thực hành
2.1. Quan sát các miền của rễ
- Mẫu vật: Rễ cây đậu non (có thể sử dụng giá đỗ để quan sát rễ sơ cấp cũng được), rễ bèo Nhật Bản, rễ
phụ cây si....
- Phương pháp: Kiếm một số rễ khác nhau để quan sát hình thái. Có thể nhổ cả cây non hoặc nếu có điều
kiện thì lấy hạt giống gieo vào cát ẩm vài ngày trước khi thực hành (ví dụ đậu xanh có thể gieo trước 7-10
ngày tuỳ mùa). Khi nhổ cây lên chú ý nhổ nhẹ nhàng để lấy cả hệ rễ, tránh làm đứt.
- Yêu cầu: Phân biệt các miền của rễ, các kiểu rễ.
Phân biệt các bộ phận của cây non đang nảy mầm ở hình bên?
2.2. Quan sát cấu tạo sơ cấp của rễ
- Mẫu vật: Rễ phụ cây si, rễ đậu, rễ thầu dầu non, rễ cây lưỡi đòng, rễ ngô, rễ chuối, rễ bèo Nhật Bản....
- Phương pháp: Cắt ngang qua các mẫu trên những lát thật mỏng, nhuộm kép và lên kính quan sát.
- Yêu cầu: Quan sát ở vật kính nhỏ, phân biệt phần vỏ và phần trụ? Chuyển lên vật kính lớn quan sát các
phần từ ngoài vào trong rồi so sánh rễ cây một lá mầm với rễ cây hai lá mầm:
Hình thái, kích thước, cách sắp xếp của các tế bào mô mềm vỏ rễ?
Hình thái, cấu tạo, cách sắp xếp của các tế bào nội bì (vỏ trong)?
Xác định vị trí của trụ bì, đếm số lớp tế bào? Vai trò của trụ bì?
Cách sắp xếp của xylem và phloem.
2.3. Quan sát cấu tạo thứ cấp của rễ cây hai lá mầm
- Mẫu vật: Rễ bắp cải, rễ cải, rễ bí ngô, rễ dâu tằm, rễ phụ cây si (phần đã già).
- Phương pháp: Cắt ngang qua các mẫu trên những lát cắt thật mỏng, đem nhuộm kép và lên kính quan
sát (chú ý chọn những rễ chưa quá già có đường kính 1-2 mm sẽ dễ cắt và dễ quan sát hơn).
- Yêu cầu: Ở vật kính nhỏ quan sát toàn bộ lát cắt, phân biệt phần vỏ thứ cấp với phần trụ. Nhận xét về tỷ
lệ của hai phần này?
Xác định các thành phần của chu bì? Nhận xét về hình thái, cách sắp xếp, cấu tạo của tế bào ở mỗi phần?
Đếm số bó dẫn. Xác định các thành phần của xylem và phloem thứ cấp?
Nhận xét về hình thái, vị trí, cách sắp xếp của xylem sơ cấp (nếu còn).
2.4. Quan sát cấu tạo rễ củ
- Mẫu vật: Củ khoai lang (nên chọn củ nhỏ, đang phát triển)
- Phương pháp: Cắt ngang vuông góc với trục của rễ những lát cắt thật mỏng, đem nhuộm kép và lên
kính quan sát.
Chú ý: Củ khoai lang có chứa rất nhiều tinh bột do đó cần loại bỏ tinh bột bằng cloran hydrat (một phần
tinh thể một phần nước tính theo trọng lượng) trong thời gian 20-30 phút sau đó đem rửa sạch bằng nước
rồi mới đem nhuộm.

5
- Yêu cầu: Phân biệt các thành phần cấu tạo của rễ củ? Tỷ lệ của các phần?
Nhận xét về độ dày, đặc điểm của các tế bào bần và vỏ lục?
Xác định vị trí, nhận xét cề cách sắp xếp, sự hoạt động của tầng cambium?
Xác định vị trí, nguồn gốc của tầng phát sinh phụ? Vai trò và sản phẩm của tầng này?

BÀI 9. LÁ CÂY
I. Mục đích, yêu cầu
- Mô tả được những đặc điểm chung về hình thái, giải phẫu lá. Sự biến đổi trong hình thái cấu tạo thích
ứng với điều kiện môi trường sống.
- Phân biệt được các thành phần của lá (bẹ, cuống, phiến, lá kèm, gân...), phân biệt được các dạng lá và
cách mọc lá khác nhau.
- So sánh được cấu tạo giải phẫu lá cây Một lá mầm với lá cây hai lá mầm.
- Chứng minh được lá là cơ quan sinh dưỡng của thực vật thể hiện rõ tính chất đa dạng và luôn thích nghi
với điều kiện môi trường sống.
II. Nội dung thực hành
2.1. Hình thái lá
- Mẫu vât: Thu thập càng nhiều loại lá càng tốt như: lá đơn, lá kép, lá cây thủy sinh, lá cây hạn sinh.... (lá
phượng, bằng lăng, mít, ổi, lúa, sen, bông mã đề....).
Sinh viên cần nghiên cứu các đặc điểm sau của lá:
+ Phân biệt các phần của lá (cuống lá, bẹ lá, phiến lá, gân lá, lá kèm...).
+ Phân biệt các dạng lá: Lá đơn (nguyên, xẻ thùy, có thùy...), lá kép (lông chim, chân vịt, kép 1 lần, 2
lần...).
+ Xác định được một số dạng biến đổi của lá (gai, vảy, tua cuốn, cơ quan bắt mồi...)
2.2. Quan sát cấu tạo lá
- Mẫu vật: Lá cây trung sinh - cô tòng đuôi lươn, lá bưởi,lá lưỡi đòng, lá ngô.
Lá cây chịu hạn - lá bàng, lá trúc đào, lá đa, lá thuốc bỏng
Lá cây thủy sinh - lá bèo Nhật bản, lá lúa
- Phương pháp: Cắt một mảnh lá có gân chính dài độ 2cm, rộng 1cm (đối với những lá có gân song song
thì chỉ cần cắt ở phần giữa lá là được), dùng dao cắt ngang qua mảnh lá này những lát cắt thật mỏng (chú
ý lát cắt phải thật vuông góc với gân chính và vuông góc với trục của lá). Một số lát lên kính quan sát trực
tiếp, một số lát đem nhuộm kép rồi lên kính quan sát.
- Yêu cầu: Quan sát ở vật kính nhỏ để thấy được các phần cấu tạo của lá sau đó quan sát ở vật kính lớn để
tìm hiểu cấu tạo chi tiết. Khi quan sát cần phân biệt hai phần:
+ Phần phồng to ở giữa chính là gân lá
+ Phần mỏng ở hai bên là phiến lá.
Biểu bì trên, biểu bì dưới, biểu bì của phần gân lá, biểu bì của phần phiến lá có gì khác nhau? Lỗ khí phân
bố ở mặt nào của lá?
Mô mềm của phần gân lá và phần phiến lá có gì khác nhau (về hình thái, cấu tạo, cách sắp xếp của các tế
bào)? Phân biệt mô dậu và mô khuyết? Nhận xét về tỷ lệ của hai loại mô này?
Bó dẫn: Nhận xét về cách sắp xếp của xylem và phloem? Quanh bó dẫn là những tế bào đặc biệt gì? Vai
trò của chúng? Các bó dẫn của gân chính và gân con có gì khác nhau?

6
So sánh cấu tạo của lá cây khi sống ở các môi trường khác nhau?
So sánh cấu tạo của lá cây Một lá mầm với lá cây Hai lá mầm?
BÀI 10. SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CHƯA CÓ HOA
I. Mục đích, yêu cầu
- Xác định được từng giai đoạn, hình thái, cấu tạo trong chu trình sinh sản của mỗi loài đại diện cho từng
ngành thực vật. Phân tích được sự tiến hóa từ Rêu đến Hạt trần.
- Trình bày được các đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của đại diện ngành Rêu, Dương xỉ,
Hạt trần.
II. Nội dung thực hành
2.1. Chu trình sống của rêu tường (Funaria hygrometrica Hedw.)
Phương pháp
- Thể giao tử: Là cây trưởng thành. Quan sát kĩ hình thái rễ, thân, lá của cây rêu. Có nhận xét gì về hình
thái, kích thước của thân, cách phân nhánh, cách mọc lá trên thân? Ngắt một lá ở gần ngọn, lên kính bằng
một giọt nước rồi quan sát dưới kính hiển vi. Nhận xét gì về cấu tạo của lá? Gân lá như thế nào?
Gạt lấy vài sợi rễ đặt lên kính quan sát. Có nhận xét gì về cấu tạo của rễ? Chức năng của rễ rêu là gì?
Chú ý: Tìm trên các ngọn cây rêu chưa có thể mang túi để tìm kiếm cơ quan sinh sản hữu tính (túi tinh,
túi noãn). Nếu có thì dùng kim nhọn tỉa bớt các lá nhỏ ở xung quanh cho dễ nhìn. Phân biệt túi tinh, túi
noãn dựa trên hình thái cấu tạo của chúng.
- Thể bào tử: Là thể mang túi trên ngọn cây rêu cái trưởng thành. Xác định số lượng thể mang túi/cây.
Phân biệt chân, cuống và túi bào tử và chức năng của từng phần.
Đưa túi bào tử lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, dùng kim nhọn gạt từng phần để thấy được cấu tạo
của chụp (mũ) là phần có thể nhấc ra một cách dễ dàng. Quan sát chụp đó và xác định nó thuộc giai đoạn
phát triển nào?
Cắt dọc túi xác đinh trụ túi, khoang chứa bào tử và bào tử?
Đối với những túi đã già, có thể dùng kim nhọn gạt nắp túi rồi quan sát từ trên xuống để biết được cấu tạo
và cách mở nắp túi, cách phát tán bào tử.
Yêu cầu
- Vẽ hình dạng của thể bào tử và thể giao tử.
- Viết chu trình sống của Rêu tản hoặc Rêu tường
2.2. Ngành Rêu (Bryophyta): Rêu tản (Marchantiana)
Phương pháp
Lấy một mảng Rêu tản:
+ quan sát kiểu phân nhánh, mặt lưng (có những chấm nhỏ, có mang các chụp đực và chụp
cái là cqss hữu tính), mặt bụng có nhiều rễ giả đơn bào và một số vảy mỏng màu tím chú ý
đến hình dạng và màu sắc.
+ cắt ngang tản, quan sát cách sắp xếp của các lớp tế bào, phân biệt được các loại tế bào có
trong lát cắt.
− Quan sát cơ quan sinh sản:
+ Cơ quan sinh sản sinh dưỡng: là các chén truyền thể, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hình
dạng và vị trí của chén truyền thể, dùng kim mũi nhọn tìm các truyền thể có dạng hạt màu lục
có trong các chén truyền thể

7
+ Cơ quan sinh sản hữu tính: là các chụp đực và chụp cái nằm ở mặt trên của tản, phân biệt chụp
đực và chụp cái bằng mắt thường khi quan sát hình dạng bên ngoài.
Yêu cầu
- Vẽ mặt trên và mặt dưới tản, xác định hình dạng của thể giao tử và thể bào tử.
2.3. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
- Quan sát hình dạng ngoài của cây:
+ Dạng thân và kiểu phân nhánh của thân
+ Lá: cách mọc, hình dạng lá, các loại lá (ở Quyển bá có 2 loại lá có kích thước khác nhau) và cách
sắp xếp lá trên cành.
- Quan sát cơ quan sinh sản:
+ Xác định vị trí của bông bào tử (Thông đá: bông bào tử có màu vàng nhạt; Quyển bá: bông bào tử
màu sắc không khác với màu của lá, nhưng làm thành một đoạn nhỏ thót nhọn ở đầu cành).
+ Dùng kim nhọn tách riêng một vảy lá trên bông bào tử, chú ý nhẹ tay để không rơi túi bào tử. Đạt
lên kính quan sát ở bội giác bé sẽ thấy rõ hình dạng của lá bào tử. So sánh hình dạng lá bào tử của
Thông đá và Quyển bá.
+ Dùng kim mũi mác dầm vỡ túi bào tử, quan sát hình dạng, kích thước của bào tử; chú ý phân biệt 2
loại túi bào tử có chứa 2 bào tử khác nhau có ở Quyển bá.
Yêu cầu
- vẽ hình dạng chung một đoạn cành của thông đá hoặc quyển bá để phân biệt được sự khác nhau về một
số đặc điểm hình thái của hai đại diện này (hình dạng lá, cách sắp xếp của lá; vị trí của bông bào tử).
- Vẽ lá bào tử mang túi bào tử của Thông đá hoặc Quyển bá
- Nhận xét hình thái: cành, lá của Cỏ đốt/Cỏ tháp bút, so sánh sự khác nhau với đại diện Thông đá và
Quyển bá.
- Viết chu trình sống của một đại diện thuộc ngành Thông đá
2.4. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
Quan sát hình dạng ngoài của cây:
+ Phân biệt cành sinh dưỡng và cành sinh sản, chú ý đến sự phân nhánh và phân đốt của cành, các
rãnh dọc và các gờ nổi trên thân, cành; cá lá dạng vảy mọc quanh đốt; cành sinh sản mang bông bào
tử ở đầu cành.
Yêu cầu:
- Viết chu trình sống của một đại diện thuộc ngành Cỏ tháp bút
2.5. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
Dương xỉ cạn: Dương xỉ thường (Dryopteris filix-mas)
Dương xỉ nước: Rau bợ (Marsilea quadrifolia) hoặc
Bèo ong (Salvinia natans)
Phương pháp
Quan sát cơ quan sinh dưỡng:
+ Dạng cây, thân rễ, màu sắc của thân rễ
+ Lá: hình dạng, kích thước, kiểu phân thùy; đặc điểm đặc trưng của lá non
- Cơ quan sinh sản: So sánh ổ túi bào tử ở mặt dưới của lá của dương xỉ sống ở môi trường cạn và quả
bào tử của dương xỉ sống ở nước thường thấy ở gốc lá sinh dưỡng.

8
+ các ổ túi bào tử: hình dạng, vị trí, phía ngoài ổ có áo bao bọc không (đối với dương xỉ cạn); quả bào tử:
quan sát hình dạng, màu sắc; cắt dọc quả bào tử, quan sát dưới kính hiển vi.
+ hình dạng chung của túi bào tử.,,,
+ túi bào tử: dùng kim mũi nhọn gạt một ít hạt bụi nhỏ ở ổ bào tử đã già có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu,
đặt lên phiến kính quan sát ở bội giác nhỏ. Quan sát hình dạng của túi bào tử, chú ý đến vòng cơ (đầy đủ
hay thiếu, vị trí.)
Chú ý: Rau bợ nước có một loại quả bào tử chứa 2 loại túi bào tử; ở Bèo ong có 2 loại quả bào tử: quả
bào tử bé có các túi bào tử bé chứa nhiều bào tử bé và quả tử bào tử lớn chứa túi bào tử lớn có chứa bào
tử lớn (kích thước lớn hơn nhiều so với bào tử bé).
Yêu cầu
Vẽ hình dạng chung một phần lá gồm có 2 thùy của cây dương xỉ cạn (một thùy dưới của lá để thấy cách
sắp xếp các ổ túi bào tử). Vẽ một túi bào tử có vòng cơ bao bọc, nhận xét là vòng cơ đủ hay thiếu.
Vẽ hình dạng chung của Dương xỉ nước (nếu có), để thấy được: vị trí của quả bào tử, hình dạng lá có sự
khác biệt so với dương xỉ cạn. Vẽ lát cắt dọc của quả bào tử.
Viết chu trình sống của một đại diện thuộc ngành Dương xỉ
2.6. Ngành Thông (Pinophyta)
Thông hai lá (Pinus merkusiana)
Vạn tuế (Cycad revoluta)
Quan sát Thông hai lá (Pinus merkusiana):
Phương pháp
- Quan sát cách phân cành, hình dạng và kích thước của lá.
- Quan sát nón đực và nón cái.
+ nón đực: vị trí, cấu tạo, màu sắc; tách riêng một nón đực đặt lên lúp quan sát cấu tạo: cách sắp xếp các
nhị với túi phấn trên đó; tách riêng một nhị quan sát: nhị dạng vảy nhỏ mang 2 túi phấn lớn ở mặt dưới;
chọn những nón đã chín có túi phấn đã mở, gạt một ít lên phiến kính, quan sát dưới kính hiển vi ở bội
giác bé hình dạng hạt phấn, phân biệt với túi khí ở 2 bên.
+ nón cái: mọc riêng rẽ ở nách lá, thường lớn hơn so với nón đực; quan sát hình dạng, cấu tạo của nón
cái; hình dạng của một lá noãn mang 2 hạt có cánh (do noãn phát triển thành).
Quan sát Tuế (Cycad revoluta): là cây khác gốc nên muốn quan sát cơ quan sinh sản phải tìm được 2
cây mang tính đực và cái.
- Quan sát dạng lá: lá lớn, hình lông chim, cứng, nhọn đầu
- Quan sát cơ quan sinh sản:
+ nón đực: ở đỉnh cây, gồm nhiều nhị, tách riêng quan sát một nhị về hình dạng với các nhóm túi phấn ở
mặt dưới
+ quan sát hình dạng các lá noãn rời, không xếp thành nón, nhưng nằm sát trên đỉnh thân; quan sát 1 lá
noãn với các noãn trần xếp 2 bên.
Yêu cầu
Vẽ một cành mang lá, một nhị, một lá noãn có mang 2 noãn, và hình dạng hạt phấn thông
Vẽ một đoạn của lá dinh dưỡng, một lá noãn có mang noãn (nếu có) của Tuế
Viết chu trình sống của Thông hai lá hoặc Vạn Tuế.

You might also like