You are on page 1of 5

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

MTK
Mở bài
“Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát
Cá dầm xanh, anh vũ nhảy theo mùa”
(Quang Lâm)
Dòng sông Đà miền núi rừng Tây Bắc đã trở thành suối nguồn cảm xúc cho biết bao
tâm hồn nghệ thuật trong chiều dài lịch sử của nước ta. Nó hiện lên trong thơ của nhà thơ
Quang Lâm với một vẻ đẹp kiêu hãnh thơ mộng. Và khi đến với những trang tuỳ bút “Người
lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, ngòi bút độc đáo của ông đã vẽ nên hình tượng sông Đà
như một sinh thể có hồn với hai nét tính cách trái ngược: hung bạo và trữ tình. Trong đó,
[phần cần phân tích]...
Khái quát
Nguyễn Tuân được coi là “một cái định nghĩa về người nghệ sĩ” gắn liền với chủ
nghĩa xê dịch, bởi vậy không ngạc nhiên khi tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” là thành phẩm
của những chuyến đi thực tế của ông đến với Tây Bắc những năm 1958-1960. Bài tùy bút
được ra đời trong khí thế phấn khởi hào hùng của những năm tháng miền Bắc xây dựng xã
hội chủ nghĩa, khi mà khắp đất nước đang dậy vang “Tiếng hát con tàu” và sục sôi tiếng gọi
vòng về từ “Đoàn thuyền đánh cá”. Lấy đề tài thiên nhiên, đất nước, con người trong thời kì
đổi mới, tác phẩm được in trong tập “Sông Đà” - đây cũng là một trong hai hình tượng trung
tâm của tuỳ bút này. Dòng sông được giới thiệu như một người được khai sinh ở Vân Nam,
Trung Quốc có tên là Li Tiên, sau nhập quốc tịch Việt Nam lấy tên gọi là sông Đà. Đà giang
được coi là một con sông dữ với 73 cái thác tại Việt Nam nằm chủ yếu ở thượng nguồn, do
vậy từ hạ nguồn trở đi sông Đà chỉ còn vẻ êm đềm, thơ mộng. Ta có thể thấy sự độc đáo của
dòng sông chỉ với lời đề từ “Chúng thuỷ giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”, có lẽ bởi vậy
đứa con bướng bỉnh của bà mẹ Tây Bắc đã gặp gỡ cái ngông của tác giả để rồi tạo nên tác
phẩm này. Trong đó,..
Kết bài
[Tổng kết phần vừa làm]. Sông Đà không còn là hình tượng mới lạ trong kho tàng văn
học Việt Nam nhưng nó chỉ thực sự trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc khi qua ngòi
bút Nguyễn Tuân. Ông không hề kiêng dè mà phác hoạ dòng sông hết sức chân thực với tất
cả vẻ đẹp của nó: vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình. Những câu chữ trong trang văn
của ông về con sông không chỉ bộc lộ sự say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên mà còn biểu hiện cả
tình cảm yêu mến, gắn bó của mình với giang sơn đất nước. Từ đó truyền cho ta tình yêu với
thiên nhiên Tổ quốc.

Tác giả: NGUYỄN TUÂN


1. Tiểu sử, cuộc đời
- Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) là một nhà văn Việt Nam.
- Ông còn là một diễn viên tay ngang, tham gia phim "Cánh đồng ma" năm 1938, và
phim "Chị Dậu" (1980)
- Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và kí.
- Được coi là “cây đại thụ rừng đầu nguồn văn học Việt Nam thế kỷ 20”, là một cái
“định nghĩa về người nghệ sĩ” (Nguyễn Minh Châu)
- Tác phẩm của NT trước CMt8 chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ
đẹp “vang bóng một thời” và đời sống truỵ lạc.
2. Phong cách sáng tác
- Ông viết văn với một phong cách
+ độc đáo: bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.
+ tài hoa: khám phá từ phương diện văn hóa, thẩm mỹ
+ uyên bác: kiến thức từ vốn tri thức nhiều ngành
- Phong cách nghệ thuật của ông có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Thái độ
“ngông” của NT có màu sắc riêng: vừa kế thừa truyền thống “ngông” của các nhà
nho tài hoa bất đắc chí như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà,...vừa tiếp nhận ảnh
hưởng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa của văn hoá phương Tây hiện đại.
- Có sự thống nhất và đổi mới qua 2 giai đoạn trước và sau cách mạng:
+ Trước CMt8, NT quan niệm văn minh cơ khí hiện đại và xã hội đồng tiền giết
chết cái đẹp. Ông đi tìm cái đẹp mà ông tưởng chỉ có ở thời xưa còn vương
sót lại và ông gọi là “vang bóng một thời”
+ Sau CM, NT không đối lập xưa với nay, cổ với kim mà tìm thấy sự gắn bó
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ông phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ không
chỉ có ở những nhân vật phi thường, mà ở cả những người dân bình thường
nhất: lái đò, lái xe, dân quân, bộ đội… -> Văn NT vừa đĩnh đạc, cổ kính, vừa
trẻ trung, hiện đại.
3. Nhận định
- “Tùy bút Người lái đò sông Đà là vẻ đẹp và sức sống của Tây Bắc, con người Tây
Bắc được tái hiện bằng một tấm lòng, một tài năng rất Nguyễn Tuân.”

- Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển,
kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản
Ðà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại,
ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý
siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện ..”

- Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp tiếng Việt”, là “người thợ
kim hoàn của chữ” (Ý của Tố Hữu)

- Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam”( chữ dùng của Vũ Ngọc Phan)

- “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng,
của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm
mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những
trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức
tạp, phong phú, đa dạng.” (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học CM)

- “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không
phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.” (Vũ Ngọc Phan)

Tham khảo + Liên hệ


Nguyễn Tuân là một nhà tuỳ bút lớn. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú và đạt
được sự cân bằng giữa hai thời kỳ lịch sử trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Qua cái
mốc ấy, tư tưởng và phong cách của ông tất nhiên có những biến đổi nhất định. Nhưng dù
biến đổi thế nào, vẫn trên một căn bản thống nhất của một cái tôi rất Nguyễn Tuân: tài hoa,
uyên bác, thích cảm giác mạnh, suốt đời say mê đi tìm và diễn tả cái đẹp. Người lái đò Sông
Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà - một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân
sau Cách mạng tháng Tám.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tuỳ bút Nguyễn Tuân ngày càng giàu thêm chất khí.
Nghĩa là tư liệu rất phong phú, bề bộn, nhất là tư liệu về địa lí, lịch sử, dân tộc học. Nhưng
dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, những tư liệu ấy trở thành hình tượng sống động, thành những
sinh thể, những nhân vật có linh hồn. Vì vậy bài tuỳ bút không chỉ có một nhân vật mà hai
nhân vật: người lái đò và con sông Đà.
Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô
giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức
tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập với nhau - như tác giả nói - "hung bạo và trữ tình".
Lúc trở mặt hung bạo, nó cứ như là "kẻ thù số một" của con người. Nhưng lúc trữ tình thì lại
đầy chất thơ, rất đỗi dịu dàng, thân thiết, giống như một người tình, một "cố nhân" gặp thì
mừng vui, xa thì nhớ nhung, lưu luyến.
Hai nét tính cách này đã khơi đúng vào cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân - một
cây bút vốn luôn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. Không
phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã viết rất hay về đèo cao, dốc thẳm, về gió, về bão, về
thác nước dữ dội, nếu không phải là về vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh, của người, của viên ngọc
trai đáy biển, của bầu trời trong trên đỉnh núi Mèo, về hoa thuỷ tiên nở đúng đêm giao thừa,
về sắc đẹp đổ quán xiêu đình, nghiêng thành nghiêng nước của nàng Kiều,... Về tính cách
hung bạo của con sông Đà thì từ xa xưa ông cha ta đã diễn tả bằng biểu tượng Sơn Tinh -
Thuỷ Tinh: "Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen".
Nguyễn Tuân thì không thể dùng lối huyền thoại như thế, ông phải dựng lên những
bức tranh chân thực về những cảnh tượng hùng vĩ và dữ dội của con sông Đà khiến người
đọc cũng phải rùng mình sởn gáy như đứng trước cảnh thực. Ông đã tung ra biết bao chữ
nghĩa đắt giá, biết bao thủ pháp có sức diễn tả mãnh liệt để quyết một phen thi tài với Tạo
hoá.
Chẳng hạn, ông dùng thủ pháp liên tưởng, so sánh để diễn tả đoạn sông bị chẹt giữa
hai vách đá dựng thành cao vút "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng
thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ
nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện". Và đây nữa, ông tả cái hút nước
ghê gớm "giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở
đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ
những cánh quạ đàn [...]. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy
nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối
ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác
ở khuỷnh sông dưới". Dùng thủ pháp văn học như thế ông vẫn chưa cho là đủ. Nguyễn Tuân
còn chuyển sang sử dụng kĩ thuật đặc tả của điện ảnh. Ông tưởng tượng ra một anh quay
phim điên rồ nào đấy, ngồi vào một cái thuyền thúng cho nó hút xuống đáy cái hút nước
khủng khiếp kia cả người lẫn máy thu hình: "Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu
cũng quay tít, cái máy lia ngược contre - plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây
toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ
tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng
giếng tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt
ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút
lên cái gậy đánh phèn".
Sức tưởng tượng của Nguyễn Tuân đến thế thật là đã được đẩy lên đến mức kì khu, kì
quái do cái động lực bướng bỉnh: không chịu lùi bước trước Tạo hoá.
Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà thực sự trở thành một loài thuỷ quái khổng
lồ. Tiếng gầm gào của nó qua những con thác dữ, từ xa nghe đã dễ sợ: "tiếng nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo". Khi đến gần, tiếng nó bỗng "rống lên như tiếng
một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông
rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng".
Con thuỷ quái không chỉ hung hãn. Nó còn hết sức xảo quyệt. Trong cuộc vật lộn với ông lái
đò, nó đã trổ ra đủ mưu ma chước quỷ để lừa người ta vào thế trận đã bày sẵn và hướng
người ta vào cửa tử. Chỗ ngoặt sông thì đánh phục kích. Dụ được vào sâu thì đánh khuýp vu
hồi. Giáp lá cà thì giở đủ ngón hiểm ác: đòn âm, đòn dương, đá trái, thúc gối, túm thắt lưng,
lật nửa người, bóp chặt hạ bộ,... Vừa đánh vừa hò la vang trời dậy đất để áp đảo tinh thần đối
phương,...
Nhưng vượt qua được con thác dữ thì sông nước lại trở nên rất đỗi êm ả thanh bình.
Nguyễn Tuân gọi thế là tính cách trữ tình của con sông Đà. Sông Đà lúc này lại như một tiên
nữ giáng trần. Nó "tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo". Đẹp biết bao khi được ngắm nhìn những làn mây mùa
xuân bay trên sông Đà. Nước sông Đà cũng thay đổi theo mùa: mùa xuân là dòng xanh ngọc
bích, mùa thu thì lừ lừ chín đỏ như da mặt người say rượu... Cảm hứng dạt dào, nhà tuỳ bút
cũng muốn trở thành thi sĩ. Ông thấy "lai láng thêm cái lòng muốn đề thơ vào sông nước". Từ
những chạm khắc gân guốc, bạo khỏe, từ những màu sắc gây ấn tượng dữ dằn, Nguyễn Tuân
chuyển sang những đường nét thanh thoát, dịu dàng thơ mộng. Quả thật nhiều khi ông đã đạt
tới khả năng gợi tả của ngôn ngữ thơ, nghĩa là nói được những điều khó nói bằng văn xuôi:
ấy là cái mà ông gọi là "màu nắng tháng ba Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"
- thoáng hiện lên trên sóng nước sông Đà; ấy là cái bâng khuâng ngẩn ngơ của dòng nước
lững lờ trôi xuôi như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.
Có một cái gì tựa như nỗi thương nhớ mênh mang mơ hồ của thi sĩ Tản Đà gửi "một người
tình nhân chưa quen biết" - "Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu
tình".
Nói chung qua cảm nhận của Nguyễn Tuân, chất thơ của phong cảnh sông Đà thường
đậm đà màu sắc cổ điển: "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình
như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi
qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa
đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi
áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không
chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách Sông Đà,
có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương ?". Có thể gọi đấy là những dòng thơ
văn xuôi của nhà tuỳ bút.
Trên cái nền của con sông vừa "hung bạo" vừa "trữ tình" ấy hiện lên lừng lững hình
tượng người lái đò sông Đà. Thực ra ông lái này chủ yếu xuất hiện trong cuộc vật lộn với một
con thác dữ, nghĩa là ở cái phía hung bạo của sông Đà. Giả sử tác giả đặt ông ta trong khung
cảnh khác - khung cảnh thơ mộng trữ tình - chắc hẳn ông sẽ trở thành một anh chàng Trương
Chi si tình trong cổ tích. Nhưng ở đây, đối đầu với con sông dữ, với một loài thuỷ quái, ông
lái đò nhất thiết phải trở thành một dũng sĩ kiên cường - một nhân vật sử thi trong thiên
trường ca leo ghềnh vượt thác...
Cảm hứng tương lai
Tại sao ở đoạn sông Đà thơ mộng trữ tình nhà văn lại viết "Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa"?
Cổ tích vốn dành cho trẻ em, gắn với lứa tuổi ngây thơ, vô ưu nhất của đời người. Đặt
từ "cổ tích" đằng sau "nỗi niềm" - một từ cùng trường ngữ nghĩa với "suy tư", "trăn trở",
"quan hoài",...phải chăng ý nói người khách sông Đà, hay chính là Nguyễn Tuân đứng trước
miền cổ tích hồn nhiên ấy giờ đã chẳng còn hồn nhiên nữa? Bởi trưởng thành là quy luật tất
yếu, ngay cả thiên nhiên "từ đời Trần đời Lê...cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi" đến một lúc
nào đó cũng phải đổi thay.
Ẩn ý ấy được làm rõ hơn trong những câu văn sau, khi người lữ khách "thèm được
nghe một tiếng còi xúp lê của chuyến xe lửa đầu tiên...". Tiếng còi ấy là dấu hiệu của sự thay
da đổi thịt, của cuộc sống mới. Tiếng còi phá vỡ cái "lặng tờ" của miền cổ tích, để từ đó dựng
xây nhịp sống thực, nhịp sống của thời đại.
Một chặng đường nghệ thuật thật dài được khắc hoạ chỉ trong vỏn vẹn hai câu văn.
Từ "Ngọn đèn dầu lạc" đến "Vang bóng một thời" rồi mới là "Sông Đà". Từ những thú ăn
chơi hưởng lạc quay ngược về quá khứ vàng son để trở lại với hiện thực và rồi hướng đến
tương lai. Nguyên Tuân dường như cũng đã phải nói lời từ biệt với chính "miền cổ tích" của
ông để đến gần hơn với đời.
Đọc văn nhiều làm tôi nhận ra rằng càng là tác phẩm có giá trị lâu bền thì dấu ấn cá
nhân và cái tôi người nghệ sĩ càng đậm. Phàm những thứ giả tạo, phông bạt sẽ không bao giờ
vượt qua được sự chọn lọc của thời gian.

You might also like