You are on page 1of 2

Phần 1: Nguồn gốc, ý nghĩa

*Intro: Chém gió về câu nói "Nói đi đôi với làm" trước

- Nguồn gốc:
+ Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng
theo quan niệm của Hồ Chí Minh:
1) Nói thì phải làm
2) Xây đi cùng với chống
3) Tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh”, Bác viết:

“Tự mình phải:


Cần kiệm.
Hòa mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hãy nghiên cứu, xem xét.
Vị công vô tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo
Nói thì phải làm…” (Thêm vào phần note cụm này, hoặc ghi ngoài, ko cho vô slide)

- Ý nghĩa:
+ thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận
thức và việc làm.
+ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động trong suốt quãng đường hoạt
động cách mạng của Bác

Phần 2: Tìm hiểu sâu về tư tưởng nói đi đôi với làm (Phần này t ko chắc lắm)

- Tư tưởng nói đi đối với làm được thể hiện ở 3 nội dung:

1) Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc,
nói sai.

+ Nắm vững đường lối cách mạng của Đảng -> để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền,
giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng
+ Rèn luyện bản lĩnh vững vàng -> có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của
Đảng, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng...

2) Nói đi đôi với làm, không được Nói một đàng làm một nẻo

+ Theo Bác, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được sẽ mang lại những hiệu
quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo
+ Tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu mà cần cụ thể và thiết thực. Nói
trước làm trước, không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm

3) Không được hứa mà không làm


+ Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể.
+ Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành
động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”
(Thêm vào note: Cán bộ lãnh đạo làm gương cho nhân viên; cấp trên làm gương cho cấp
dưới; cán bộ, đảng viên làm gương cho nhân dân)

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở đối với những tổ chức, cá nhân đã đưa
ra lời hứa và yêu cầu tổ chức, thực hiện cho đúng

Phần 3: chưa đặt tên:


a) Thực trạng hiện nay:
- Điểm tốt:
+ Trong những năm qua, việc học tập phong cách “nói đi đôi với làm” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương thực sự quan tâm đề
cao.
+ Nhiều tổ chức đã có sự thống nhất giữa chủ trương đề ra và biện pháp tổ chức
thực hiện đẩy mạnh lối sống "nói đi đôi với làm" vào thực tiễn.
--> Từ đó xuất hiện thêm nhiều giá trị đạo đức mới trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên như sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm
vượt khó,
quyết chí làm giàu, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống trong
sạch lành mạnh…

- Điểm chưa tốt:


+ Tình trạng "nói không đi đôi với làm", "nói một đằng, làm một nẻo", "nghĩ một
đằng, nói một đằng" đang diễn ra với không ít người, trong đó
có đội ngũ cán bộ Nhà nước.
+ Cũng có một số cán bộ "chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này
qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được."
+ Một số khác lại bằng mặt nhưng không bằng lòng, sống hai mặt.
+ Cùng với đó là hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống, căn bệnh "nói nhiều
làm ít, nói hay làm dở", lạm phát ngôn từ.

b) Xây dựng phong cách/lối sống "nói đi đôi với làm" (anh em đặt lại cái tên giúp
nhé):
+ Trước hết, cần chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ.
+ Nâng cao trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về "nói đi đôi với làm" nói riêng.
+ Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện "nói một đằng, làm một nẻo" hoặc nói
không đi đôi với làm.

You might also like