You are on page 1of 7

ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Ở TÂY NGUYÊN
I. Khái quát
1. Tình hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao
động cơ giới; thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực của máy móc; Thay thế
phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kĩ thuật, công nghệ
cao.
Vd như: thời xa xưa cha ông ta cày bừa bằng Trâu, tưới các loại rau màu hoa quả bẳng
tay,... và hiện nay khi chúng ta cơ giới hóa vào nông nghiệp thì trâu đã được thay thế bằng
máy cày, chúng ta có hệ thống tưới tiêu hiện đại hơn tiết kiệm được thời gian cũng như là
công sức.
Tại Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới
hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được tổ chức vào
tháng 2/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, mức độ cơ giới hóa trong
nông nghiệp ngày càng cao ở các khâu trước và sau thu hoạch. Cụ thể, tỷ lệ cơ giới hóa khâu
làm đất cây nông nghiệp đạt 94%; khâu gieo, trồng đạt 42%; khâu chăm sóc đạt 77%. Nhờ
đó, đã giúp nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan
trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước tiến đáng kể, đưa Việt Nam
trở thành một trong những nước xuất khẩu với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng
tỷ USD. Tuy vậy, quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp diễn ra còn khá chậm,
lực lượng lao động trong nông nghiệp còn nhiều, năng suất lao động thấp và gây lãng phí,
thất thoát trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Do đó, làn sóng cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển
mạnh mẽ theo một hướng mới.
2. Tình hình áp dụng cơ giới hóa ở Tây Nguyên
Tây Nguyên có từ 350.000 - 400.000ha cà phê đang bước vào thời kỳ già cỗi cần phải
tái canh. Đây là điều kiện thuận lợi để bà con thực hiện việc cơ giới hóa. Cụ thể có đến 30  -
40% diện tích cà phê có thể áp dụng thực hiện cơ giới hóa, sẽ giảm chi phí thuê nhân công
lao động, tiết kiệm thời gian làm cỏ, bỏ phân, phun thuốc.

Một minh chứng về áp dụng cơ giới hóa thành công là Đắk Lắk, đây là địa phương có
nhiều diện tích cà phê và đây cũng là cây nông sản có mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh,
với trên 203.000 ha. Nông dân đã sử dụng 100% các phương tiện cơ giới khai hoang làm đất,
đào hố để trồng mới cây cà phê. Trong các khâu tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, vận
chuyển sản phẩm sau thu hoạch, chế biến cà phê nguyên liệu bà con nông dân đã sử dụng các
phương tiện cơ giới từ 80 đến 100%.
Huyện Cư M’gar vùng trọng điểm cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk, nông dân đã đầu tư
mua sắm hàng chục ngàn phương tiện cơ giới phục vụ tốt yêu cầu thâm canh, thu hoạch, chế
biến cà phê.

Tỉnh Đắk Lắk có trên 127.000 máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp với 16 chủng
loại khác nhau, với tổng công suất lên đến trên 800.000 mã lực. Theo đánh giá của các đơn vị
chức năng, đây cũng là địa phương có tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp cao nhất khu vực
Tây Nguyên.

2. Tình hình áp dụng cơ giới hóa vào khâu sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Bao gồm các khâu: làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch.

30.7

46.6

0.3

22.7

Làm đất Trồng Chăm sóc Thu hoạch Sau thu hoạch

Hình 1. Mức độ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất cà phê (%)
Nguồn: Số liệu khảo sát (Nguyễn Thị Ngọc Hà và ctv., 2018)

Kết quả khảo sát có định hướng 150 hộ trồng cà phê tại 3 tỉnh Tây Nguyên (Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) về mức độ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cà phê cho thấy,
có tới 46,3% hộ điều tra đã áp dụng máy móc trong khâu làm đất (để cày bừa, và múc hố).
Số hộ sử dụng máy móc trong chăm sóc và sau thu hoạch chiếm tỷ lệ không cao (22,7% và
30,7%). Khâu trồng và thu hoạch hầu như không áp dụng CGH (tỷ lệ 0 - 0,3%).
Theo đánh giá trong kỹ thuật thì bón phân và tạo hình là 2 biện pháp khó áp dụng cơ
giới hóa và hiện tại vẫn chưa có thiết bị cơ giới hiệu quả. Nông dân chủ yếu áp dụng cơ giới
hóa trong làm cỏ và phun thuốc BVTV, tuy nhiên các máy móc này vẫn còn rất thô sơ.
Trong sản xuất cà phê thì thu hoạch là khâu cần nhiều công lao động nhất, trung
bình 1 ha cà phê với năng suất 3 tấn nhân/ha thì cần đến gần 70 công thu hoạch. Không
những vậy, việc thu hoạch thường thực hiện đồng loạt ở một khu vực sản xuất nên áp lực về
nhân công là rất cao. Một số nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới (Brazil) đã áp
dụng CGH trong thu hoạch để giảm áp lực nhân công, rút ngắn thời gian thu hoạch và đặc
biệt là giảm chi phí, việc này được xem là đột phá trong sản xuất cà phê. Tuy nhiên,
kết quả điều tra cho thấy tại Việt Nam thấy hầu như chưa áp dụng, chỉ 0,32% số hộ áp
dụng máy tuốt trong thu hoạch (chủ yếu tại Lâm Đồng).
Sản phẩm sau thu hoạch chỉ có khâu vận chuyển là được áp dụng cơ giới hóa, các khâu
chế biến hầu như chưa áp dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng cơ giới hóa chưa đồng bộ như hiện nay:
- Nguyên nhân khách quan: Do máy móc, trang thiết bị còn hạn chế về tính năng nên
chưa thể áp dụng đồng bộ trong canh tác (chưa có máy trồng cà phê, máy tạo hình, máy thu
hoạch cà phê chưa đáp ứng nhu cầu,...); Điều kiện kinh tế của nhiều nông hộ chưa cho phép
áp dụng; Điều kiện của vùng sản xuất không cho phép áp dụng cơ giới hóa (đất dốc, diện tích
nhỏ lẻ, hệ thống cây trồng không phù hợp để áp dụng cơ giới hóa); Tập quán canh tác lâu đời
khó thay đổi, ...
- Nguyên nhân chủ quan: Nhiều nông hộ có tâm lý ngại thay đổi vì chưa thấy hiệu quả
thực tế của các mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp cơ giới hóa.
II. Hiệu quả kinh tế
Canh tác theo hướng cơ giới hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê cũng như
mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Cụ thể là:
1. Tiết kiệm chi phí trong khâu làm đất và làm cỏ
9000000

8000000

7000000

6000000

5000000

4000000

3000000

2000000

1000000

0
Làm đất Làm cỏ

Làm bằng tay Áp dụng cơ giới hóa

Hình 2: So sánh chi phí là bằng tay và áp dụng CGH trong làm đất và làm cỏ.
Nguồn: Số liệu khảo sát(Nguyễn Thị Ngọc Hà và ctv., 2018).

Kết quả cho thấy, nếu áp dụng cơ giới hóa trong làm đất, làm cỏ có thể tiếp kiệm được
từ 1 - 5 triệu đồng/ha/khâu sản xuất, tương đương từ 32 - 55,78% chi phí sản xuất từ 2
khâu này. Từ đó có thể thấy nếu có biện pháp thúc đẩy nông dân áp dụng cơ giới hóa một
cách đồng bộ các khâu từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch và chế biến có thể tiết kiệm được rất
nhiều chi phí cho sản xuất từ đ đem lại hiệu qu kinh tế cao hơn ch người sản xuất.
2. Tiết kiệm chi phí trong khâu tưới nước

Kết quả cho thấy việc áp dụng canh tác theo hướng cơ giới hóa tuy có số lần tưới và chi phí
điện cao hơn, tuy nhiên công tưới và chi phí công bỏ ra lại giảm đáng kể. Tổng chi phí tưới
áp dụng hệ thống tưới giảm gần 1 triệu đồng.
3. Tiết kiệm chi phí trong khâu thu hoạch

Kết quả cho thấy sử dụng thiết bị tuốt quả đã tiết kiệm chi phí cho quá trình thu hoạch
tới 6,3 triệu đồng/ha, tương ứng với tỷ lệ 34,05% tiết kiệm được so với thu hoạch
bằng thủ công. Đây làm một bước tiến mới trong quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Ngoài
ra, các quả cà phê đều được thu hoạch và đưa vào máy, vì vậy mức độ tổn thất sau thu
hoạch là rất thấp.
4. Tăng năng suất và lợi nhuận

Kết quả cho thấy, tại mô hình áp dụng CGH năng suất trung bình đạt 5,65 tấn/năm tăng
hơn 2,15 tấn/ha so với mô hình truyền thống. Trung bình lợi nhuận tăng trên 60 triệu
đồng/ha/năm.
Vai trò:
Từ những hiệu quả mà CGH mang lại có thể thấy rõ vai trò quan trọng của việc áp dụng
vào sản xuất.
Cơ giới hóa nông nghiệp, một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20, được thực
hiện bằng công nghệ cao, đã tạo ra giá trị trong thực hành sản xuất nông nghiệp của thế giới
thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn về lao động, tính kịp thời của các hoạt động và quản lý
đầu vào hiệu quả hơn với trọng tâm là hệ thống năng suất cao bền vững.
Cụ thể:
- Tạo ra giá trị trong thực hành sản xuất nông nghiệp của thế giới.
- Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa sản xuất.
- Sử dụng hiệu quả, kịp thời hơn về lao động của các hoạt động và quản lý đầu vào.
- Lao động trực tiếp giảm, sản lượng và giá trị sản xuất tăng đáng kể
- Giúp hạ giá thành, giảm lao động nặng nhọc, giảm thất thoát trong và sau thu họach
và tăng lợi nhuận
III. Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng cơ giới hóa
1. Thuận lợi
Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi giúp người dân thực hiện CGH vào sản xuất dễ
dàng hơn.
- Địa hình, khí hậu, đất đai phù hợp. (đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu 1 mùa mưa 1
mùa khô thích hợp trồng và thu hoạch, địa hình từ phân hóa rõ rệt từ 400 – 1000m, trên
1000m khí hậu ôn đới hợp cafe chè, dưới 500m khí hậu nhiệt đới thích hợp cafe vối,…)
- Nông dân ngày càng được tiếp xúc với KH – KT hiện đại.
- Thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi quá trình sản xuất cà phê phải hiện đại theo.
- Chính sách hỗ trợ về vốn, thuế của nhà nước khuyến khích tăng cường đầu tư ngành
sản xuất, chế biến cà phê.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vẫn luôn tồn tại nhiều khó khăn mà người nông dân phải đối
mặt.
- Chưa có chiến lược cơ giới hoá rõ ràng cho sản xuất cà phê ở Tây nguyên dẫn đến
việc gieo giống không đồng bộ => sản phẩm không đồng nhất => ảnh hưởng chất lượng, giá
bán.
- Nông dân còn áp dụng các biện pháp tưới tiêu truyền thống => chi phí tăng, lợi
nhuận giảm.
- Việc trang bị cơ giới cho sản xuất chủ yếu là do các hộ sản xuất tự trang bị, đầu tư.
- Điều kiện kinh tế các hộ khác nhau => Khả năng đầu tư khác nhau => không đồng
bộ trong quá trình cơ giới .
- Máy móc hiện đại đòi hỏi chi phí cao.
- Sản xuất nhỏ lẻ => đầu ra không ổn định.
- Do đặc thù của cây cà phê nên khó áp dụng cơ giới trong giai đoạn bón phân, tạo
hình cây.
IV. Chính sách hỗ trợ
Để giải quyết phần nào những khó khăn của nông dân, chính phủ đã ban hành các chính
sách giúp người dân canh tác hiệu quả và ứng dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ hơn.
- Các dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi liên kết, thực hiện phương thức hỗ
trợ lãi xuất đầu tư nhằm khuyến khích các dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ. Việc quy định
cụ thể mức lãi xuất hỗ trợ cố định khắc phục được hạn chế tại quyết định số 68/2013/QDD-
TTg (quy định hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư). Bao
gồm hạng mục mua máy móc, thiết bị công nghệ; hỗ trợ cho nông hộ vay vốn mua máy móc
phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật phục vụ yêu cầu cơ giới hóa đồng bộ
trong sản xuất nông nghiệp, tư vấn lập dự án, đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
- Sau Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Chính phủ nhằm tháo gỡ
các “nút thắt” về tỷ lệ nội địa hóa của máy móc, thiết bị nông nghiệp và bổ sung chính sách
hỗ trợ lãi suất 100% trong 2 năm đầu và 50% vào năm thứ 3 để đầu tư mua sắm các máy móc
thiết bị… hoạt động cho vay nhằm cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch có sự lan tỏa
và tăng trưởng vượt bậc.
- Về chính sách hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động
sản xuất cà phê, cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như: quy trình tái
canh cà phê vối theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và PTNT đã
phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê (Quyết định 340/QĐ-BNN-TT
ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh
Tây Nguyên phục vụ chương trình tái canh cà phê; Bộ nông nghiệp chỉ đạo thành lập ban chỉ
đạo tái canh cà phê (Quyết định số 2927/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/12/2013). Ban hành đề án
tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.
V. Giải pháp
Do quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất cà phê diễn ra còn khá chậm và chưa đồng bộ nên
cần phải đề ra những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh quá trình CGH.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, tưới
nước, chăm sóc, bón phân và thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, tập trung vào một số
vùng sản xuất hàng hóa lớn, thiếu lao động.
-Khuyến khích đầu tư ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công
nghệ mới trong sản xuất; trong đó tăng cường áp dụng cơ giới các khâu còn yếu để phát huy
hiệu quả tối ưu của quy trình sản xuất, cụ thể đối với cây cà phê cần áp dụng cơ giới khâu thu
hoạch, khâu chăm sóc, khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch.
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật về bảo quản
sau thu hoạch. Các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế tạo máy
nông nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư về nông
thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các
doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức chế tạo hoặc lắp ráp các loại máy nông nghiệp có tính
chuyên dụng cao (như: máy thu hoạch cà phê, lúa, mía..., máy cấy, máy kéo, động cơ diezen
công suất lớn). Đối với những máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước
chưa chế tạo được, hoặc nghiên cứu còn dở dang, nhà nước khuyến khích nhập khẩu để đáp
ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp, thông qua chương trình đào tạo nghề thuộc chương trình nông thôn mới và
các hoạt động khuyến nông, chương trình tái cơ cấu xây dựng nông thôn mới.

You might also like