You are on page 1of 120

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHỆ


THỰC PHẨM

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY


TẦNG SÔI THỨC ĂN NUÔI TÔM VỚI
NĂNG SUẤT 600KG/MẺ

GVHD: TS. NGUYỄN TẤN DŨNG

SVTH: LÊ THỊ VÂN ANH

MSSV: 14116002

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 12/2017


ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Vân Anh MSSV: 14116002

Ngành: Công nghệ thực phẩm

1. Tên đồ án: Tính toán, thiết kế hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm với
năng suất 600 kg/mẻ.
2. Nhiệm vụ đồ án:
- Tổng quan về quá trình sấy
- Phương pháp nghiên cứu và tính toán
- Tính toán và thiết kế hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm năng suất
600kg/mẻ
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/2017
4. Ngày hoàn thành đồ án: 15/12/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tấn Dũng
Phần hướng dẫn: Toàn bộ đồ án

Tp. Hồ Chí Minh, ngày , tháng , năm 2017

Trưởng bộ môn Người hướng dẫn


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

I
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

II
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Giáo viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

III
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đồ án “Tính toán và thiết kế hệ thống sấy tầng sôi thức
ăn nuôi tôm năng suất 600kg/mẻ”, em đã nhận được nhiều sự động viên và giúp đỡ từ
phía gia đình, thầy cô và bạn bè.

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Tấn Dũng đã giúp đỡ
và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.

Em xin chân thành cảm ơn phía nhà trường đã tạo điều kiện để em có thể tham
khảo các tự liệu liên quan đến đề án mà em đang thực hiện.

Em cũng xin cảm ơn đến các bạn đã đồng hành và giúp đỡ em trong quá trình
học tập và hoàn thành đồ án.

Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình là ba và mẹ em đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện và hoàn thành đồ án này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017

Sinh viên

Lê Thị Vân Anh

IV
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

TÓM TẮT

Quá trình sấy tầng sôi là một phương pháp của sấy đối lưu hiện đại để tách ẩm ra
khỏi vật liệu sấy dạng hạt, được thực hiện dựa vào tốc độ của dòng không khí nóng
thổi vào lớp hạt vật liệu, làm tách ẩm ra khỏi vật liệu.

Sấy tầng được sử dụng cho các loại vật liệu dạng hạt, có ưu điểm về khả năng
tách ẩm đồng đều cũng như dễ tự động hóa.

Với ưu điểm và đặc tính cơ bản như vậy, trong đồ án này, em xin trình bày sơ
lược lại quá trình sấy cũng như các phương pháp sấy đối lưu hiện nay, cơ sở lý thuyết
của sấy tầng sôi và từ đó tính toán và thiết kế hệ thống sấy tầng sôi vào thức ăn nuôi
tôm với năng suất 600kg/mẻ và mô hình thiết kế phù hợp với điều kiện ở Việt Nam về
mặt lý thuyết.

Việc thực hiện đề tài này là một đóng góp nhỏ vào các công trình nghiên cứu vĩ
đại khác của các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như các anh chị, các bạn và những
người sau trong việc phát triển lĩnh vực công nghệ sấy tầng sôi nhất là vào lĩnh vực
thực phẩm, thay thế cho các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao.

V
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Mục lục
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN.......................................................................................................I

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...........................................................II

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................................III

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................IV

TÓM TẮT..................................................................................................................... V

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1

1. Cơ sở khoa học của quá trình sấy vật liệu ẩm............................................................1

1.1.Vật liệu ẩm........................................................................................................... 1

1.1.1.Phân loại vật liệu ẩm.....................................................................................1

1.1.2.Các dạng liên kết giữa nước và vật liệu........................................................1

1.2.Quá trình sấy........................................................................................................3

1.2.1.Định nghĩa....................................................................................................3

1.2.2.Đặc trưng của quá trình sấy..........................................................................3

1.2.3.Động lực quá trình sấy..................................................................................3

1.2.4.Các giai đoạn của quá trình sấy.....................................................................4

1.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy............................................................6

1.2.6.Các phương pháp sấy....................................................................................7

1.2.6.1.Sấy tự nhiên...............................................................................................7

1.2.6.2.Sấy nhân tạo...............................................................................................7

1.2.7.Lựa chọn thiết bị sấy.....................................................................................9

1.2.7.1.HTS buồng (HTSB)...................................................................................9

1.2.7.2.HTS hầm (HTSH)......................................................................................9

VI
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

1.2.7.3.HTS tháp (HTST)......................................................................................9

1.2.7.4.HTS thùng quay.......................................................................................10

1.2.7.5.HTS khí động...........................................................................................10

1.2.7.6.HTS phun.................................................................................................10

1.2.7.7.HTS tầng sôi............................................................................................10

1.2.8.Chọn tác nhân sấy và chất tải nhiệt.............................................................11

2.Tình hình nghiên cứu trong nước về hệ thống sấy tầng sôi.......................................13

3.Tình hình nghiên cứ ngoài nước về hệ thống sấy tầng sôi........................................13

4.Nguyên liệu............................................................................................................... 13

5.Công nghệ sấy tầng sôi.............................................................................................15

5.1.Khái niệm..........................................................................................................15

5.2.Cấu tạo hệ thống sấy tầng sôi.............................................................................16

5.3.Nguyên lý tạo tầng sôi.......................................................................................17

5.4.Ưu, nhược điểm của thiết bị sấy tầng sôi...........................................................19

6.Thiết bị trong hệ thống sấy tầng sôi..........................................................................19

6.1.Lưới phân phối...................................................................................................20

6.2.Buồng sấy..........................................................................................................20

6.3.Cyclone .............................................................................................................22

6.4.Calorifer.............................................................................................................23

6.5.Quạt……............................................................................................................ 24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN............................26

1.Quy hoạch mặt bằng xây dựng nhà xưởng lắp đặt hệ thống sấy tầng sôi..................26

2.Đối tượng nghiên cứu và tính toán............................................................................27

3.Sơ đồ nghiên cứu và tính toán...................................................................................28

4.Phương pháp tính toán và thiết kế.............................................................................29


VII
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

4.1.Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng........................................................29

4.2.Tính khối lượng hạt nằm trên ghi và thời gian sấy.............................................29

4.3.Tính toán lưới thiết bị và kích thước buồng sấy.................................................29

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY TẦNG SÔI VÀ THẢO


LUẬN……..................................................................................................................30

1.Kết quả….................................................................................................................. 30

1.1.Các thông số ban đầu cần thiết cho tính toán.....................................................30

1.2.Tính cân bằng vật chất.......................................................................................32

1.3.Tính cân bằng năng lượng..................................................................................35

1.4.Tính toán hệ thống thiết bị sấy tầng sôi..............................................................44

1.4.1.Tính lại một số kích thước..........................................................................44

1.4.2.Tính kích thước của thiết bị chính...............................................................46

1.4.3.Tính kích thước của thiết bị phụ..................................................................58

1.4.3.1.Cyclone....................................................................................................58

1.4.3.2.Tính chọn calorifer khí hơi.......................................................................61

1.4.3.3.Tính quạt..................................................................................................70

1.5.Thiết kế hệ thống sấy tầng sôi............................................................................86

2.Thảo luận..................................................................................................................88

KẾT LUẬN.................................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91

VIII
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Danh mục hình ảnh

Hình 1. Nhiệt độ vật liệu trong 3 giai đoạn sấy....................................................5

Hình 2. Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn dạng viên cho tôm thẻ chân
trắng............................................................................................................................. 15

Hình 3. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị sấy tầng sôi...............................................16

Hình 4. Đồ thị biểu diễn chế độ khí động trong lớp sôi......................................17

Hình 5. Ảnh hưởng của vận tốc dòng khí đến trạng thái lớp hạt trên lưới..........19

Hình 6. Cấu tạo của cyclone...............................................................................22

Hình 7. Nguyên lý hoạt động của cyclone..........................................................23

Hình 8. Một loại calorifer khí hơi.......................................................................23

Hình 9. Quạt ly tâm u3-57..................................................................................25

Hình 10. Xây dựng đồ thị H-d của quá trình sấy thực........................................41

Hình 11. Các lớp vật liệu của buồng sấy............................................................52

Hình 12. Kích thước cơ bản của cyclone............................................................58

Hình 13. Mô hình hệ thống sấy tầng sôi.............................................................88

IX
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Danh mục bảng

Bảng 1. Một số đặc tính chủ yếu của các kiểu thiết bị sấy đối lưu thông thường..8

Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của viên thức ăn nuôi tôm...............................15

Bảng 3. Cân bằng nhiệt và hiệu suất buồng sấy..................................................43

Bảng 4. Kích thước của buồng sấy.....................................................................50

Bảng 5. Số liệu cảu lớp vật liệu bao quanh buồng sấy........................................53

Bảng 6. Thông số của tác nhân sấy trong buồng sấy...........................................54

Bảng 7. Thông số không khí bên ngoài ống........................................................55

Bảng 8. Kết quả tính toán trở lực quạt cần khắc phục.........................................81

Bảng 9. Thông số quạt........................................................................................85

Bảng 10. Kết quả tính toàn hệ thống sấy tầng sôi...............................................86

X
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Danh mục chữ viết tắt

HTS – Hệ thống sấy

VLS – Vật liệu sấy

TBTT – Thiết bị truyền tải

HTSB – Hệ thống sấy buồng

HTSH – Hệ thống sấy hầm

TBS – Thiết bị sấy

HTST – Hệ thống sấy tháp

TNS – Tác nhân sấy

XI
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

LỜI MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, ngành thủy sản ngày càng đóng
một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế. Đặc biệt, tôm là mặt hàng chú trọng đề
xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng tôm nuôi tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thu
một lượng lớn thức ăn dành cho chúng mà các loại thức ăn tự nhiên, tự chế biến không
đủ đáp ứng khi người nuôi trồng lấy số lượng giống lớn cũng như diện tích mặt bằng
nuôi cũng thời gian sinh trưởng và phát triển, kích thước lớn đòi hỏi năng lượng nhiều
hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều tập đoàn công nghiệp đã đầu tư trang thiết bị để
sản xuất các loại thức ăn nhân tạo cho tôm, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng theo tỉ
lệ đã định sẵn thông qua các nghiên cứu. Thức ăn nhân tạo cũng như thức ăn tự chế
biến, nếu không bảo quản tốt thì việc hư hỏng rất dễ xảy ra, do đó, cần phải hạn chế
lượng ẩm của sản phẩm ở một mức độ nhất định để tránh sự hư hỏng cũng như tránh
sự kết dính do viên thức ăn còn ẩm khá nhiều. Do đó, trong khâu sản xuất còn có công
đoạn sấy để thực hiện các mục đích trên. Hiện nay, có nhiều hệ thống sấy được sử
dụng để sấy khô viên thức ăn, trong đó có công nghệ sấy tầng sôi được sử dụng rộng
rãi.

Mục tiêu đồ án

Thiết kế và tính toàn hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm với năng suất 600
kg/mẻ.

Nội dung đồ án

Tổng quát lại quá trình sấy đối lưu lý thuyết và lựa chọn quá trình sấy phù hợp
với sản phẩm.

Tổng quan sơ lược về quá trình sấy tầng sôi và lý thuyết về thức ăn nuôi tôm hiện
nay cùng tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Thiết kế và tính toán hệ thống sấy tầng sôi vào thức ăn nuôi tôm với năng suất
600kg/mẻ.

XII
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Giới hạn nghiên cứu của đồ án

Đối tượng nghiên cứu ở đây là hệ thống sấy tầng sôi lên thức ăn nuôi tôm.

Tính toán các thông số và thiết kế mô hình hệ thống sấy tầng sôi đối với thức ăn
nuôi tôm trên cơ sở lý thuyết mà không đưa vào thực tế bởi chi phí lắp đặt. Đề tài cũng
chỉ thực hiện sấy thức ăn viên cho tôm trong phạm vi 600kg.mẻ phục vụ như cầu cho
người nông dân nuôi trồng trong nước.

Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần cóng hiến một phần công sức vào công trình nghiên cứu hệ
thống sấy tầng sôi, làm phong phú thêm về công nghệ sấy ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn

Ứng dụng trong ngành thực phẩm, dược phẩm, các ngành công nghiệp khác.
Thiết bị sấy tầng sôi với năng suất 600 kg/mẻ được sử dụng cho ngành sản xuất thức
ăn nuôi tôm công nghiệp.

XIII
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

I. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1. Cơ sở khoa học của quá trình sấy vật liệu ẩm


1.1. Vật liệu ẩm

Những vật liệu đem sấy đều là những vật ẩm có chứa một khối lượng chất lỏng
đáng kể (chủ yếu là nước) (Hoàng Văn Chước, 1999).

1.1.1. Phân loại vật liệu ẩm

Có nhiều cách phân loại, phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong kỹ thuật là
cách phân loại dựa vào tính chất vật lý vật thể của A.V. Lucop. Theo cách phân loại
này, vật liệu ẩm được chia thành 3 loại (Hoàng Văn Chước, 1999):

- Vật xốp mao dẫn

Những vật trong đó ẩm liên kết với vật liệu chủ yếu bằng mối liên kết mao dẫn
được gọi là vật xốp mao dẫn. Chúng có khả năng hút mọi chất lỏng dính ướt không
phụ thuộc vào thành phần hóa học của chất lỏng. Ở những vật liệu này, lực mao dẫn
lớn hơn rất nhiều so với trọng lượng ẩm chứa trong vật và quyết định hoàn toàn sự lan
truyền ẩm trong vật. Đặc điểm của những vật xốp mao dẫn sau khi sấy thì nó trở nên
dòn và có thể bị vỡ vụn thành bột.

- Vật keo

Vật keo là vật có tính dẻo do có cấu trúc hạt. Trong vật keo, ẩm liên kết ở dạng
hấp thụ và thẩm thấu. Các vật keo có đặc điểm chung là khi sấy bị co ngót nhiều mà
vẫn giữ được tính dẻo.

- Vật keo xốp mao dẫn

Những vật thể trong đó tồn tại ẩm liên kết có trong vật keo và vật xốp mao dẫn
thì được gọi là keo xốp mao dẫn. Về cấu trúc các vật này thuộc loại xốp mao dẫn
nhưng về bản chất lại là các hạt keo. Phần lớn các vật xốp mao dẫn khi sấy khô trở nên
dòn.

1.1.2. Các dạng liên kết giữa nước và vật liệu

1
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nước có trong vật ẩm có thể chia thành hai nhóm: nước tự do và nước liên kết.

Nước tự do nằm ở bề mặt vật, có áp suất riêng bằng áp suất hơi nước bão hòa
ứng với nhiệt độ hiện tại của vật ẩm.

Nước liên kết tạo ra trong vật ẩm có áp suất riêng nhỏ hơn áp suất bão hòa ứng
với nhiệt độ của vật.

Do khả năng phản ứng hóa học và hòa tan mạnh các chất nên trong sản phẩm
thực phẩm không có nước nguyên chất mà ở dạng dung dịch.

Muốn tách nước ra khỏi vật ẩm cần có năng lượng bằng hay lớn hơn năng lượng
liên kết của nó với vật ẩm. Để có thể lựa chon phương pháp tách nước tốt nhất, cần
phải biết các dạng liên kết của nó với vật ẩm (Nguyễn Văn May, 2007).

 Dạng liên kết hóa học

Liên kết hóa học giữa vật ẩm và vật khô rất bền vững, trong đó, các phân tử nước
đã trở thành một bộ phận trong thành phần hóa học của các phân tử vật ẩm (Hoàng
Văn Chước, 1999). Liên kết hóa học của nước có hai loại: liên kết ion và liên kết phân
tử:

Liên kết ion được hình thành bởi những phản ứng hóa học nên rất bền vững.
Muốn phá vỡ liên kết này phải dùng các phản ứng hóa học hoặc nung đến nhiệt độ rất
cao (Nguyễn Văn May, 2007).

Liên kết phân tử có thể quan sát qua quá trình kết tủa của các dung dịch (Nguyễn
Văn May, 2007).

Trong quá trình sấy ẩm, liên kết hóa học không bị tách ra. Quá trình sấy yêu cầu
giữ nguyên các tính chất hóa lý của vật (Hoàng Văn Chước, 1999).

 Liên kết hóa lý

Liên kết hóa lý không đòi hỏi nghiêm ngặt về tỉ lệ thành phẩn liên kết. Liên kết
hóa lý có 2 loại: liên kết hấp phụ và liên kết thẩm thấu.

Liên kết hấp phụ của nước gắn liền với các hiện tượng xảy ra trên bề mặt giới
hạn của các pha (rắn hoặc lỏng).

2
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Liên kết hấp phụ: trong các vật ẩm ta gặp những vật keo. Vật keo có cấu tạo dạng
hạt. Bán kính tương đương của hạt từ 0.001 đến 0.1µ. Do cấu tạo dạng hạt nên vật keo
có bề mặt bên trong rất lớn. Vì vậy, nó có năng lượng bề mặt tự do đáng kể. Khi tiếp
xúc với không khí ẩm hay trực tiếp với nước, ẩm sẽ xậm nhập vào vật theo các bề mặt
tự do này tạo thành liên kết hấp phụ giữa nước và bề mặt.

Liên kết thẩm thấu: là sự liên kết hóa lý giữa nước với vật rắn khi có sự chênh
lệch nồng độ các chất hòa tan ở trong và ngoài tế bào, tức là có chênh lệch áp suất hơi
nước. Quá trình thẩm thấu không kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và không làm cho vật
biến dạng. Về bản chất, ẩm thẩm tháu trong các tế bào không khác với nước bình
thường và không chứa các chất hòa tan vì các chất hòa tan không thể khuếch tán vào
trong tế bào cùng với nước (Hoàng Văn Chước, 1999).

 Liên kết cơ lý

Đây là dạng liên kết giữa nước và vật liệu được tạo thành do sức căng bề mặt của
nước trong các mao dẫn hay trên bề mặt ngoài của vật. Liên kết cơ học bao gổm liên
kết cấu trúc, liên kết mao dẫn vả liên kết dính ướt (Hoàng Văn Chước, 1999).

1.2. Quá trình sấy


1.2.1. Định nghĩa

Sấy là quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng nhiệt (Võ Văn Bang, Vũ
Bá Minh, 2013), là công đoạn sau thu hoạch để bảo quản sản phẩm, làm giảm hàm
lượng ẩm trong sản phẩm, tăng thời gian bảo quản cũng như hạn chế sự phát triển của
hệ vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm (Nguyễn Tấn Dũng, 2014).

1.2.2. Đặc trưng của quá trình sấy

Trong quá trình sấy, nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kì do sự khuếch tán
bởi sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu bởi sự chênh lệch áp suất hơi
riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh. Sấy là một quá
trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu thay đổi theo không gian và thời gian (Võ Văn
Bang, Vũ Bá Minh, 2013).

1.2.3. Động lực quá trình sấy

3
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Như đã nói, quá trình sấy là quá trình tách ẩm (chủ yếu là nước và hơi nước) khỏi
vật liệu sấy để thải vào môi trường. Ẩm có mặt trong vật liệu theo một phương thức
nào đó nhận được một nguồn năng lượng để tách khỏi vật liệu sấy và dịch chuyển từ
trong lòng vật liệu ra bề mặt, từ bề mặt vào môi trường xung quanh. Nếu gọi p v và pbm
tương ứng là áp suất hơi nước trong lòng vật liệu và trên bề mặt thì động lực quá trình

dịch chuyển ẩm từ trong ra bề mặt vật L 1 tỉ lệ thuật với hiệu số (pv pbm) (Trần Văn

Phú, 2008):

L1 ~ (pv pbm)

Nếu áp suất hơi nước trong không gian xung quanh vật p h nhỏ hơn pbm thì ẩm sẽ
tiếp tục dịch chuyển từ bề mặt vào môi trường xung quanh với động lực L 2. Động lực

L2 cũng tỉ lệ thuận với độ chênh lệch (pbm ph) (Trần Văn Phú, 2008):

L2 ~ (pbm ph )

Quá trình sấy đặc trưng cho quá trình dịch chuyển ẩm trong lòng vật liệu với
động lực dịch chuyển L1 và quá trình dịch chuyển ẩm từ bề mặt vào môi trường xung
quanh với động lực dịch chuyển L2. Do đó, nếu gọi L là động lực của quá trình sấy thì

động lực này cũng tỉ lệ thuận với độ chênh lệch (pv ph) (Trần Văn Phú, 2008):

L ~ (pv ph)

1.2.4. Các giai đoạn của quá trình sấy

Quá trình sấy một vật liệu diễn ra trong ba giai đoạn (Hoàng Văn Chước, 1999):

Giai đoạn làm nóng vật liệu


4
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Giai đoạn này bắt đầu từ khi đưa vật liệu vào buồng sấy tiếp xúc với không khí
nóng cho tới khi đạt đến nhiệt độ sấy đủ để làm bay hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy.
Thời gian đốt nóng rất ngắn, hàm ẩm của vật liệu giảm không đáng kể.

Giai đoạn tốc độ sấy không đổi (giai đoạn đẳng tốc)

Kết thúc giai đoạn đốt nóng, khi nhiệt độ của vật liệu sấy được giữ nguyên không
đổi. Toàn bộ nhiệt lượng cung cấp ở giai đoạn này được tiêu tốn để làm bay hơi ẩm.
Hàm ẩm của vật liệu giảm rất nhanh.

Giai đoạn tốc độ sấy giảm

Kết thúc giai đoạn sấy với tốc độ không đổi, ẩm tự do đã bay hơi hết còn lại
trong vật liệu là ẩm liên kết. Năng lượng để bay hơi ẩm liên kết lớn hơn so với ẩm tự
do và càng tăng lên khi độ ẩm của vật liệu càng nhỏ (ẩm liên kết càng chặt). Do vậy
tốc độ bay hơi ẩm trong giai đoạn này nhỏ hơn giai đoạn sấy với tốc độ không đổi.
Quá trình sấy càng tiếp diễn, độ ẩm của vật liệu càng giảm, tốc độ sấy cũng giảm cho
đến khi độ ẩm của vật giảm đến bằng độ ẩm cân bằng ứng với điều kiện môi trường
không khí ẩm trong buồng sấy thì quá trình thoát ẩm của vật liệu ngừng lại.

Nhiệt độ vật liệu sấy

Hình 1. Nhiệt độ vật liệu trong 3 giai đoạn sấy


Đôi khi, người ta còn chia giai đoạn này thành hai giai đoạn khác nhau (Võ Văn
Bang, Vũ Bá Minh, 2013):

Giai đoạn tốc độ sấy không đổi (đẳng tốc)

Lúc bắt đầu sấy trong vật liệu còn nhiều nước, tốc độ khuếch tán của nước bên
trong vật liệu lớn hơn tốc độ bay hơi nước trên bề mặt vật liệu, vì thế tốc độ sấy trong
giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ bay hơi nước trên bề mặt vật liệu, không

5
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

phụ thuộc vào các yếu tố bên trong vật liệu (bề dày lớp vật liệu, độ ẩm ban đầu,…) mà
chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, tốc độ, độ ẩm của không khí sấy…).
Khi các yếu tố bên ngoài không đổi thì tốc độ sấy cũng không đổi.

Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần

Lúc này, vật liệu tương đối khô, lượng nước trong vật liệu còn ít nên tốc độ
khuếch tán của nước trong vật liệu giảm xuống nhỏ hơn tốc độ bay hơi của nước trên
bề mặt vật liệu. Do đó, tốc độ sấy trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ
khuếch tán của nước bên trong vật liệu. Lượng ẩm khuếch tán giảm dần nên lượng ẩm
bay hơi cũng giảm theo, do đó, tốc độ sấy giảm. Vậy tốc độ sấy trong giai đoạn này
phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bên trong vật liệu cho nên muốn tăng tốc độ sấy ở
giai đoạn giảm tốc phải khắc phục trở lực khuếch tán của nước ở bên trong vật liệu.
Nhiệt độ vật liệu sấy tăng dần nên trong giai đoạn này phải giữ nhiệt độ của không khí
sấy không lớn hơn nhiệt độ cho phép của vật liệu.

Việc xác lập các giai đoạn sấy có ý nghĩa quan trọng để thiết lập chế độ sấy thích
hợp nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm sấy, tiết kiệm năng lượng và rút ngắn thời
gian sấy.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy

Tốc độ sấy là tốc độ khuếch tán của nước từ trong hạt ra ngoài không khí, được
biểu diễn bằng lượng hơi ẩm (kg) bay hơi trên 1m2 bề mặt vật liệu sấy trong một đơn
vị thời gian (h) (Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh, 2013).

N= kg/m2h

Tốc độ sấy phụ thuộc vào một số yếu tố chủ yếu sau (Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh,
2013):

- Bản chất của vật liệu sấy như cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết
ẩm.
- Hình dạng vật liệu sấy: kích thước mẫu sấy, bề dày lớp vật liệu. Diện tích bề
mặt riêng của vật liệu càng lớn thì tốc độ sấy càng nhanh.
6
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- Độ ẩm đầu, độ ẩm cuối và độ ẩm tới hạn của vật liệu.


- Độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ của không khí.
- Chênh lệch giữa nhiệt độ đầu và cuối của không khí sấy, nhiệt độ cuối cao thì
nhiệt độ trung bình của không khí càng cao, do đó tốc độ sấy cũng tăng.
Nhưng nhiệt độ cuối không nên quá cao vì không sử dụng triệt để nhiệt.
- Cấu tạo thiết bị sấy, phương thức sấy và chế độ sấy.
1.2.6. Các phương pháp sấy

Phương pháp sấy chia làm hai loại lớn là sấy tự nhiên và sấy bằng thiết bị
(Hoàng Văn Chước, 1999).

1.2.6.1. Sấy tự nhiên

Sấy tự nhiên là quá trình phơi vật liệu ngoài trời. Phương pháp này sử dụng
nguồn nhiệt bức xạ của mặt trời và ẩm bay ra được không khí mang đi (nhiều khi được
hỗ trợ bằng gió tự nhiên) (Hoàng Văn Chước, 1999).

Phương pháp sấy tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, đầu tư vốn ít, bề mặt trao đổi
nhiệt lớn, dòng nhiệt bức xạ từ mặt trời đến vật có mật độ lớn (tới 1000 W/m 2) (Hoàng
Văn Chước, 1999).

1.2.6.2. Sấy nhân tạo

Các phương pháp sấy nhân tạo được thực hiện trong thiết bị sấy.

Có nhiều phương pháp sấy nhân tạo khác nhau. Căn cứ vào phương pháp cung
cấp nhiệt có thể chia làm các loại sau (Hoàng Văn Chước, 1999):

- Phương pháp sấy đối lưu

Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt truyền từ môi chất sấy đến vật
liệu bằng cách truyền nhiệt đối lưu.

- Phương pháp sấy bức xạ

Trong phương pháp sấy này, nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy thực hiện
bằng bức xạ từ một bề mặt nào đó đến vật liệu sấy.

- Phương pháp sấy tiếp xúc

7
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Trong phương pháp này, người ta cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy bằng cách cho
tiếp xúc trực tiếp vật liệu với bề mặt nguồn nhiệt.

- Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tần

Nhiệt cung cấp cho vật liệu sấy nhờ dòng điện cao tần tạo nên điện trường cao
tần trong vật liệu làm vật liệu nóng lên.

- Phương pháp sấy thăng hoa

Phương pháp này thực hiện bằng cách làm lạnh vật liệu đồng thời hút chân
không để cho vật sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước. Ẩm thoát ra khỏi vật liệu
nhờ quá trình thăng hoa.

Trong các phương pháp kể trên, phương pháp sấy đối lưu, bức xạ và tiếp xúc
được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt là sấy đối lưu. Trong sấy đối lưu được thực hiện trong
nhiều kiểu thiết bị khác nhau như thiết bị sấy buồng, sấy hầm, sấy băng tải, thiết bị sấy
kiểu tháp, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy khí động, thiết bị sấy tầng sôi.

Bảng 1. Một số đặc tính chủ yếu của các kiểu thiết bị sấy đối lưu thông thường

Kiểu thiết bị sấy Cách làm việc Sản phẩm sấy


Buồng sấy với tuần
Các mảng gỗ nhỏ, rau quả
hoàn tự nhiên hay Theo chu kì
sạch, chất cách nhiệt,…
cưỡng bức
Nhiều loại sản phẩm tương
Hầm sấy Liên tục
tự kiểu buồng sấy

Hầm sấy dùng băng tải Liên tục Tre, len, dạ, rau quả, diêm,…

Hầm sấy dùng băng Liên tục, vật liệu sấy nằm Các chi tiết kim loại, sơn, các
truyền trên băng hoặc treo hộp đựng,…

Liên tục, vật liệu rơi trong


Tháp sấy Muối, quặng, ngũ cốc
tháp

Liên tục hay chu kì, thùng Vật liệu dạng hạt than,
Thiết bị sấy thùng quay quay với số vòng quay n = quặng, cát công nghệ, ngũ
0.5÷8 v/ph cốc,…

8
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Vật liệu dạng hạt (ẩm tự do),


Sấy khí động Liên tục than cám, các chất kết tinh,

Sữa, trứng và các loại dung


Sấy phun Liên tục
dịch khác

Vật liệu có độ ẩm cao; bột


Sấy tầng sôi Liên tục hay chu kì nhão,hạt kết tinh; các loai hạt
khác

1.2.7. Lựa chọn thiết bị sấy

Tiến hành lựa chọn hệ thống sấy (HTS) phù hợp cũng như năng suất sấy phù hợp
theo yêu cầu về hình dạng và kích thước của vật liệu sấy (VLS) – thức ăn nuôi tôm mà
lựa chọn HTS thích hợp.

1.2.7.1. HTS buồng (HTSB)

Cấu tạo chủ yếu của HTSB là buồng sấy. Trong buồng sấy bố trí các thiết bị đỡ
vật liệu gọi chung là thiết bị truyền tải (TBTT). Nếu dung lượng của buồng sấy bé và
TBTT là các khay sấy thì được gọi chung là tủ sấy. Nếu dung lượng buồng sấy lớn với
TBTT là xe goòng với các thiết bị chứa vật liệu thì gọi là HTSB kiểu xe goòng… Nói
chung, TBTT trong HTSB rất đa dạng. Ví dụ HTSB để sấy sơ chế thuốc lá mà chúng
ta gặp phổ biến ở Việt Nam trồng thuốc lá, TBTT chỉ là các sào bằng tre để treo thuốc.
Do đặc điểm nói trên, HTSB là một HTS chu kỳ từng mẻ. Do đó, năng suất sấy không
cao. Tuy nhiên, HTSB có thể sấy nhiều dạng VLS khác nhau từ dạng cục, hạt như các
loại nông sản đến vật liệu dạng thanh, tấm gỗ, thuốc lá… (Trần Văn Phú, 2008)

1.2.7.2. HTS hầm (HTSH)

Khác với HTSB, trong HTSH, thiết bị sấy (TBS) là một hầm sấy dài, VLS vào
đầu này và ra đầu kia của hầm. TBTT trong HTSH thường là các xe goòng với các
khay chứa VLS hoặc băng tải. Đặc điểm chủ yếu của HTSH là bán liên tục hoặc liên
tục. Cũng như HTSB, HTSH có thể sấy nhiều dạng VLS khác nhau. Tuy nhiên, do
hoạt động bán liên tục hoặc liên tục nên năng suất của nó lớn hơn rất nhiều so với
HTSB (Trần Văn Phú, 2008).

9
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

1.2.7.3. HTS tháp (HTST)

Đây là hệ thống chuyên dùng để sấy VLS dạng hạt như thóc, ngô, lúa mỳ,…
HTS này có thể hoạt động liên tục hoặc bán liên tục. TBS trong HTS này là một tháp
sấy, trong đó người ta đặt một loạt các kênh dẫn xen kẽ với một loạt các kênh thải.
VLS đi từ trên xuống dưới và tác nhân sấy (TNS) từ kênh dẫn xuyên qua VLS thực
hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm với VLS rồi đi vào kênh thải và thải vào môi trường
(Trần Văn Phú, 2008).

1.2.7.4. HTS thùng quay

Đây là một HTS chuyên dụng để sấy các VLS dạng cục, hạt. TBS trong HTS này
có thể là một ống tròn đặt nghiêng một góc nào đó. Trong thùng sấy có thể bố trí các
cách xáo trộn hoặc không. Khi thùng sấy quay, VLS vừa dịch chuyển từ đầu này đến
đầu kia vừa bị xáo trộn và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm với dòng TNS (Trần
Văn Phú, 2008).

1.2.7.5. HTS khí động

Có nhiều dạng HTS khí động. TBS trong HTS này có thể là một ống tròn hoặc
phễu, trong đó TNS có nhiệt độ thích hợp với tốc độ cao vừa làm nhiệm vụ trao đổi
nhiệt – ẩm, vừa làm nhiệm vụ đưa VLS đi từ đầu này đến đầu kia của TBS. Do đó,
VLS trong HTS này thường là dạng hạt hoặc các mảnh nhỏ và độ ẩm cần lấy đi
thường là ẩm bề mặt (Trần Văn Phú, 2008).

1.2.7.6. HTS phun

HTS này dùng để sấy các dung dịch huyền phù như trong công nghệ sản xuất sữa
bột. TBS trong HTS phun là một hình chóp trụ, phần chóp quay xuống phía dưới.
Dung dịch huyền phù được bơm cao áp đưa vào thiết bị tạo sương mù. TNS có nhiệt
độ thích hợp đi vào TBS thực hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm với sương mù VLS và
thải ra môi trường. Do sản phẩm sấy ở dạng bột nên trong HTS phun, TNS trước khi
thải ra môi trường bao giờ cũng đi qua cyclone để thu hồi VLS bay theo. Vật liệu khô
được lấy ra ở đáy chóp bán liên tục hoặc liên tục (Trần Văn Phú, 2008).

1.2.7.7. HTS tầng sôi

10
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Đây là một HTS chuyên dụng để sấy hạt. TBS ở đây là một buồng sấy, trong đó
VLS nằm trên ghi có đục lỗ. TNS có nhiệt độ và tốc độ thích hợp đi xuyên qua ghi và
làm cho VLS chuyển động bập bùng trên mặt ghi như hình ảnh các bọt nước sôi để
thực hiện quá trình trao đổi nhiệt – ẩm. Vì vậy, người ta gọi HTS này là HTS tầng sôi.
Hạt khô nhẹ hơn sẽ nằm ở phía trên và được lấy ra một cách liên tục.

Qua đó, ta nhận thấy hệ thống sấy tầng sôi là hệ thống phù hợp nhất cho thức ăn
nuôi tôm vì sản phẩm thu được có dạng viên

1.2.8. Chọn tác nhân sấy và chất tải nhiệt

Cơ chế quá trình sấy gồm 2 giai đoạn: gia nhiệt cho vật sấy để làm ẩm hóa hơi và
mang hơi ẩm từ bề mặt vật vào môi trường. Nếu ẩm thoát ra khỏi vật mà không mang
đi kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi ẩm từ vật sấy. Cụ thể là làm chậm quá
trình thoát hơi ẩm từ vật sấy thậm chí có thể làm ngừng trệ quá trình thoát ẩm của vật
sấy. Quá trình có thể dẫn tới làm tăng nhiệt độ vật sấy làm cho vật không khô mà bị
ninh nhừ đi. Để tải ẩm đã bay ra từ vật sấy vào môi trường có thể dùng các biện pháp
sau (Hoàng Văn Chước, 1999):

- Dùng tác nhân sấy làm chất tải ẩm.


- Dùng bơm chân không để hút ẩm từ vật sấy thải ra ngoài (sấy chân không).
- Sấy ở nhiệt độ cao: nhiệt độ vật sấy lớn hơn nhiệt độ bão hòa ừng với áp suất
không khí ẩm (ví dụ áp suất không khí ẩm p = 745mmHg, nhiệt độ bão hòa
tương ứng là 1000C). Trường hợp này, áp suất hơi ẩm thoát ra khỏi vật lớn hơn
áp suất không khí ẩm, do chênh lệch áp suất này mà ẩm có thể tự thoát ra vào
môi trường. Như vậy, ta thấy tác nhân sấy có thể đóng vai trò gia nhiệt vừa tải
ẩm hoặc chỉ làm một trong hai chức năng ấy.

Trong sấy đối lưu, vai trò của tác nhân sấy đặc biệt quan trọng vì nó đóng cả 2
vai trò vừa gia nhiệt, vừa tải ẩm. Tùy theo chế độ sấy và yêu cầu chất lượng sản phẩm
sấy mà chọn loại tác nhân sấy thích hợp. Các tác nhân sấy thường dùng là không khí
nóng, khói nóng, hỗn hợp không khí và khói, hơi quá nhiệt, chất lỏng.

Khi chọn môi chất sấy có thể dựa vào các điều kiện sau:

11
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- Trường hợp vật sấy chịu được nhiệt độ cao và không sợ nhiễm bẩn bởi tro, bụi
thì nên dùng khói làm môi chất sấy vì dùng khói sẽ sấy ở nhiệt độ cao hơn,
cường độ bay hơi ẩm lớn hơn, đồng thời thiết bị sấy rẻ tiền hơn vì không cần
calorifer.
- Trường hợp sản phẩm sấy cần tránh nhiễm bẩn do khói thì nên chọn không khí
nóng làm tác nhân sấy. Để gia nhiệt cho không khí có thể dùng calorifer nào là
tùy vào từng trường hợp cụ thể và phải do tính toán kinh tế kỹ thuật quyết định.
- Hơi quá nhiệt dùng trong trường hợp sấy các vật liệu dễ cháy, dễ nổ. Hơi quá
nhiệt có nhược điểm là phải dùng lò hơi để sản xuất nên giá thành thiết bị cao.

Trong thiết bị sấy cần chọn chất tải nhiệt thích hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật
cụ thể trong việc sấy sản phẩm.

Trong sấy đối lưu, chất tải nhiệt có thể dùng là hơi nước hay khói đề gia nhiệt
cho tác nhân sấy và các bề mặt truyền nhiệt cho vật liệu. Dùng khói làm chất tải nhiệt
thì hệ thống thiết bị sẽ đơn giản hơn, giá thành thiết bị thấp hơn so với dùng hơi nước
vì không cần dùng lò hơi. Nhược điểm của calorifer khí – khói là làm việc ở nhiệt độ
cao, bề mặt truyền nhiệt bám bụi… dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị. Đồng thời thiết
bị calorifer khí – khói có hệ số truyền nhiệt thấp hơn so với calorifer khí – hơi dẫn đến
tiêu hao kim loại chế tạo bề mặt truyền nhiệt sẽ lớn hơn. Hơn nữa, việc điều chỉnh
nhiệt độ môi chất sấy sẽ khó khăn hơn so với calorifer khí – hơi.

Dùng hơi nước làm chất tải nhiệt có ưu điểm là calorifer khí – hơi cấu tạo gọn
nhẹ vì có hệ số truyền nhiệt lớn và thường có thể làm cánh ở phía không khí, việc điều
chỉnh nhiệt độ môi chất sấy dễ dàng thuận tiện. Thiết bị không bị bám bẩn do khói, lại
làm ở nhiệt độ thấp nên tuổi thọ cao hơn so với calorifer khí – khói. Hơn nữa, do làm
việc ở nhiệt độ thấp (thường < 2000C) nên calorifer có thể chế tạo bằng kim loại màu
như đồng, nhôm ít bị hen gỉ nên tuổi thọ cao. Nhược điểm của việc dùng hơi nước làm
chất tải nhiệt là phải dùng lò hơi nên giá thành thiết bị cao.

Việc chọn chất tải nhiệt là hơi nước hay khói là tùy thuộc vào các điều kiện cụ
thể và phải trải qua nghiên cứu tính toán nhiều phương án kinh tế kỹ thuật để chọn
phương án hợp lý. Về nguyên tắc có thể đánh giá theo các yếu tố sau:

12
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- Những nơi có nhiều hộ tiêu thụ nhiệt về sấy cũng như có nhiều các hộ tiêu thụ
công nghệ khác dùng hơi nước thì việc dùng lò hơi là hợp lý vì dùng lò hơi cho
phép sản xuất nhiệt tập trung có hiệu suất cao hơn so với sản xuất phân tán.
- Những nơi chỉ có ít hộ tiêu thụ nhiệt về sấy thì dùng calorifer khí – khói hay
calorifer kiểu ống nhiệt là hợp lý.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước về hệ thống sấy tầng sôi

Hệ thống sấy tầng sôi cũng được phát triển trong khoảng gần 20 năm trở lại đây
khi các công trình nghiên cứu lần lượt ra đời cũng như các cuốn sách viết về kỹ thuật
sấy nông sản của của Phạm Công Dũng, Nguyễn Bin, đặc biệt là trong quá trình bảo
quản ngô trong những năm 1998.

Tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi cũng như chế tạo máy sấy tầng sôi có những
khó khăn riêng nên chỉ có thể thực hiện trong quy mô nhỏ, còn để sản xuất với quy mô
lớn thì thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn việc nhập khẩu thiết bị từ
nước ngoài với năng suất đảm bảo.

Đến năm 2009, dưới sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong nước bởi những tác
động giá thành máy tầng sôi nhập ngoại quá đắt (dao động từ 185000 – 220000 đô la
Mỹ/chiếc), Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, dưới sự nghiên cứu của kỹ sư Nguyễn
Tuấn Linh đã chế tạo thành công máy sấy tầng sôi tạo hạt và từ đó giúp cho việc chế
tạo máy tầng sôi phát triển ở Việt Nam bởi công suất tương đương nhưng giá thành
thấp hơn so với máy nhập ngoại.

3. Tình hình nghiên cứ ngoài nước về hệ thống sấy tầng sôi

Máy sấy tầng sôi đầu tiên được chế tạo vào năm 1959 cho ngành công nghiệp
dược phẩm mà công ty đó có tên là Gödecke ở Memminghen, bởi sự chế tạo của một
công ty non trẻ lúc đó do Werner Glatt lãnh đạo. Điều đó đã trở thành cơ sở cho tất cả
các quy trình tạo tầng sôi ngày hôm nay (Glatt, History).

Máy sấy tầng sôi đã trở nên phổ biến trong vòng hơn ba thập kỷ do mang lại
nhiều tính năng tiện lợi cho quá trình sấy khô các loại hạt có thể được lưu hóa. Máy
sấy tầng sôi có nhiều ứng dụng không chỉ dùng để sấy các loại hạt (với ý tưởng ban
đầu) mà còn sử dụng cho các chất loại bột nhão hoặc vật liệu dạng tấm. Tuy nhiên, các

13
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

thiết kế thay đổi chế độ hoạt động của sấy tầng sôi chỉ mới được nghiên cứu trong các
luận văn còn ứng dụng rộng ra thị trường thì vẫn còn hạn chế (Arun S. Mujumdar,
2013).

4. Nguyên liệu

Tôm cũng như các loài động vật khác, đều có nhu cầu dinh dưỡng bao gồm hai
thành phần chính, đó là đa lượng và vi lượng. Các chất đa lượng bao gồm đạm, đường
và mỡ. Các chất vi lượng xếp vào loại ưu tiên là các loại vitamin, một số enzyme và
hormone (Đỗ Đoàn Hiệp, Trần Văn Vỹ, Nguyễn Tiến Thành, 2007).

Việt Nam ta nói riêng và các nước nuôi trồng thủy sản nói chung nhận thấy rằng
thị trường tiêu thụ tôm ngày đang phát triển và mở rộng, điều đó đã kích thích tăng
cường hệ thống sản xuất (FAO, 2012). Ở Việt Nam, hai giống tôm chủ yếu được nuôi
trồng bởi các hộ nông dân hoặc quy mô lớn là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Đặc biệt
là tôm thẻ chân trắng chỉ mới phát triển khoảng hơn 10 năm trở lại (Lê Thanh Hùng,
Ong Mộc Quý, 2011) nhưng lại đóng một vai trò không nhỏ trong thị trường kinh tế cả
nước, đặc biệt là xuất khẩu qua thị trường nước ngoài (Vasep, 2017).

Thức ăn và việc cho ăn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bất kì hoạt
động nuôi trồng thủy sản, lý do ở đây là nó chiếm hơn 50% trong tổng chi phí chăn
nuôi tôm và ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu được (Hanson et al., 2009; Son et
al., 2011).

Các hộ dân nuôi trồng tôm hiện nay ngoài sử dụng các thức ăn tự chế biến có học
hỏi từ kinh nghiệm của những nhà làm nông trên các phương tiện đại chúng như
internet thì một nguồn thức ăn chiếm phần ưu thế hơn cũng như phục vụ cho kỹ thuật
chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc quy mô lớn đó là thức ăn dạng viên công nghiệp bởi thức ăn
viên công nghiệp cho tôm xuất hiện từ năm 1996 (Lê Thanh Hùng, 2012).

Hiện nay, có hơn 10 nhà máy thức ăn công nghiệp chuyên sản xuất các loại thức
ăn cho tôm thẻ chân trắng, những nhà máy này đều sản xuất theo tiêu chuẩn của Bộ
đưa ra đối với từng giai đoạn. Hơn nữa, các nhà máy này đa phần đều được đầu tư vốn
nước ngoài như CP group, Uni President, Grobest. Độ đạm trong viên thức ăn dao

14
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

động từ 36 – 42% (Lê Thanh Hùng, Ong Mộc Quý, 2011) tùy thuộc vào giai đoạn phát
triển và diện tích nuôi trồng.

Ba nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn dạng viên cho tôm bao gồm: bột cá,
bánh dầu đậu nành và bột mì. Trong đó, bột cá chiếm khoảng 30 – 35% tùy theo loại
thức ăn.

Hình 2. Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn dạng viên cho tôm thẻ chân trắng
Ngoài ra, thức ăn còn chứa khoảng 15% các chất phụ gia như gluten bột mì, bột
gan mực, bột ruốc, đầu tôm, lecithin, cholesterol, premix vitamin (đặc biệt là vitamin
C), premix khoáng, hoạt chất tăng cường miễn dịch,…

Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của viên thức ăn nuôi tôm

Thành phần %
Protein 45.47
Lipid 8.8
Tro 18.35
Chất xơ 0.32
Nước 5.41
Tinh bột 9.37

15
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Calcium 4.69
Phosphor 2.86

5. Công nghệ sấy tầng sôi


5.1. Khái niệm

Sấy tầng sôi là một phương pháp trong sấy đối lưu mà đặc trưng của nó là vật
liệu sấy ở thể sôi trao đổi nhiệt với dòng tác nhân nhưng không bay theo tác nhân sấy.
Khi tốc độ của tác nhân sấy nhỏ, lớp hạt sẽ đứng yên. Và khi tốc độ của dòng tác nhân
sấy đạt được một giá trị mà tại đó lớp hạt ở chế độ sôi, tức là lớp hạt sẽ xáo trộn bập
bùng trong dòng tác nhân sấy giống hình ảnh của dịch đang sôi. Khi đó, chúng ta có
được hệ thống sấy tầng sôi (Trần Văn Phú, 2002).

5.2. Cấu tạo hệ thống sấy tầng sôi

Quạt gió (1) đưa không khí vào buồng hỗn hợp (2), tại đây, không khí hỗn hợp
khói để được môi chất sấy có thông số nhất định theo yêu cầu của chế độ sấy. Môi chất
sấy được đưa vào buồng sấy, khí nóng thổi từ dưới ghi (3) lên phía trên với tốc độ
thích hợp. Vật liệu sấy từ phễu (5) rơi xuống mặt ghi, khí nóng thổi lên với tốc độ
thích hợp làm cho vật liệu lơ lửng và xáo trộn cùng với khí nóng tạo thành lớp sôi.
Trong lớp sôi, khí nóng gia nhiệt và sấy khô vật liệu. Vật liệu khô được đưa vào phễu
(6) để lấy ra ngoài. Các hạt vật liệu nhỏ bay theo khí và được tách ra ở cyclone (7).

16
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hình 3. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị sấy tầng sôi


(1) Quạt
(2) Buồng hòa trộn
(3) Lớp VLS sôi
(4) Buồng sấy
(5) Cơ cấu nạp liệu
(6) Buồng chứa sản phẩm
(7) cyclone
5.3. Nguyên lý tạo tầng sôi

Nguyên lý của quá trình sấy tầng sôi là thổi một luồng tác nhân sấy có tốc độ
nhất định từ dưới ghi buồng sấy qua lớp vật liệu có số lượng hạt thích hợp trong buồng
sấy (Trần Văn Phú, 2002), làm cho lớp liệu rắn “lưu động hóa”, khi đó, toàn bộ lớp
liệu ở trạng thái giống như nước đang sôi, bề mặt tiếp xúc nhiệt tăng lên và thúc đẩy
quá trình thoát hơi ẩm xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn (Phạm Văn Lành, 2008).

Tùy thuộc vào tốc độ dòng khí thổi đi xuyên qua lớp hạt mà lớp hạt cũng như các
hạt sẽ có một trong các trạng thái sau: đứng yên, lơ lửng, sôi (Nguyễn Văn May, 2007;
Phạm Văn Lành, 2008).

Hình 4. Đồ thị biểu diễn chế độ khí động trong lớp sôi
v – Tốc độ khí trong lớp hạt

17
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

∆p – Trở lực lớp hạt

H – Chiều cao lớp vật liệu

VK – Vận tốc dòng khí

- Khi vận tốc dòng khí nhỏ thì lực do nó tạo ra bé hơn trọng lượng hạt nên các
hạt sẽ đứng yên. Độ xốp của lớp hạt ɛ và chiều dày lớp hạt H có giá trị không
đổi. Trở lực ∆p của lớp hạt cũng tăng lên cùng với độ tăng tốc độ khí trong lớp
hạt khi tăng vận tốc dòng khí (Nguyễn Văn May, 2007).

∆p = (p – pK g (1 – o ) Ho (N/m2)

Khi vận tốc dòng khí bằng với tốc độ cân bằng đối với hạt nhỏ v cbmin, thì trở lực
lớp hạt đạt giá trị cực đại. Sau đó, khi tiếp tục tăng vận tốc khí thổi lên cao hơn tốc độ
cân bằng của hạt nhỏ VK > vcbmin thì trở lực lớp hạt sẽ giảm xuống vì lúc này, trong lớp
hạt đã có những khoảng trống cho phép khí lọt qua dễ dàng. Khi trở lực lớp hạt giảm
đến giá trị cực tiểu thì tốc độ khí trong lớp hạt cũng đạt cực đại v’ (Hoàng Văn Chước,
1999).

- Khi tiếp tục tăng vận tốc dòng khí thổi vào buồng sấy thì trở lực của lớp hạt lại
tăng lên vì lúc này các hạt lớn bắt đầu được nâng lên, tốc độ khí trong lớp hạt
giảm xuống. Sau đó, khi đạt một giá trị vận tốc dòng khí thổi nhất định V K > v”
làm cho trở lực và tốc độ khí trong lớp hạt giữ nguyên giá trị không đổi, theo đó
chiều cao H của lớp sôi cũng không đổi theo (Trần Văn Phú, 2002; Hoàng Văn
Chước, 1999).
- Tốc độ dòng khí tiếp tục tăng lên đến VK > vcbmax (tốc độ cân bằng ứng với hạt
lớn nhất), tốc độ khí trong lớp hạt tăng lên, trở lực giảm xuống, chế độ sôi chấm
dứt và trong khối hạt hình thành các túi khí (Trần Văn Phú, 2002), chuyển
thành chế độ vận chuyển hạt, độ xốp hạt lúc này rất lớn, nên khi vận tốc dòng
khí tăng thì các hạt rắn sẽ bị cuốn theo (Nguyễn Văn May, 2007).

Để thiết kế HTS tầng sôi, cần phải tính vận tốc làm việc tối ưu của V K để tạo ra
chế độ sôi ổn định và trở lực ∆p mà quạt phải khắc phục. Tốc độ khí thổi trong HTS

18
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

tầng sôi cần lựa chọn là v” < V K < vcbmax, trong đó v” = (0.15 ÷ 0.2) v cbmax theo
M.V.Lucop (Trần Văn Phú, 2002; Hoàng Văn Chước, 1999).

(a) (b) (c) (d) (e)

Hình 5. Ảnh hưởng của vận tốc dòng khí đến trạng thái lớp hạt trên lưới
(a) Hạt đứng yên
(b) Hạt gần như đứng yên
(c) Thể tích khối hạt tăng
(d) Các hạt và khí chuyển động như hiện tượng sôi
(e) Hiện tượng phân lớp

5.4. Ưu, nhược điểm của thiết bị sấy tầng sôi

Ưu điểm (Hoàng Văn Chước, 1999):

- Cường độ sấy cao: hàng trăm kg ẩm trong 1m3 thể tích buồng sấy trong 1 giờ.
- Nhiệt độ vật liệu trong lớp sôi đồng đều.
- Dễ điều chỉnh nhiệt độ vật liệu ra khỏi buồng sấy.
- Có thể điều chỉnh thời gian sấy.

Nhược điểm (Hoàng Văn Chước, 1999):

- Tiêu hao điện năng để thổi khí khá lớn vì trở lực thủy lực lớn (300 ÷ 500 mm
H2O).
19
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- Yêu cầu kích cỡ hạt nhỏ và tương đối đồng đều.


6. Thiết bị trong hệ thống sấy tầng sôi
6.1. Lưới phân phối

Lưới phân phối đóng vai trò quan trọng trong thiết bị sấy tầng sôi, không những
có nhiệm vụ đỡ khối hạt vật liệu mà còn góp phần vào quá trình chảy rối và phân bố
đồng đều tác nhân sấy theo tiết diện của buồng sấy, đồng thời lưới phân phối còn tạo
ra vô số dòng tia làm cho hạt vật liệu treo ở trạng thái lơ lửng (Nguyễn Văn Lụa,
2006).

Có nhiều kiểu lưới phân phối làm từ các vật liệu khác nhau, bao gồm:

- Bằng các thanh thép.


- Bằng tấm kim loại đục lỗ.
- Bằng các cách định hình.
- Bằng gốm sứ đúc.

Khi thiết kế dạng lưới tròn thì cần xác định đường kính, còn lưới hình chữ nhật
cần tìm chiều rộng và chiều dài, cần lưu ý ảnh hưởng của độ ẩm của vật liệu cùng với
kích thước của lưới đến tốc độ dòng khí thổi.

6.2. Buồng sấy

Buồng sấy là nơi vật liệu tiếp xúc với tác nhân sấy (hỗn hợp không khí nóng).

Người ta thường dùng các thiết bị có dãy hình trụ có cánh khuấy, hình trụ đáy
nón, hoặc thiết bị hình nón có đáy tạo một góc 20 – 60 0 so với trục của thiết bị. Dòng
tác nhân thường đi theo trục của thiết bị từ dưới lên, kéo theo các hạt rắn và văng ra
xung quanh thành thiết bị. Các hạt rắn sau khi được làm khô sẽ trượt xuống dưới theo
thành thiết bị rồi ra ngoài. Một số loại buồng sấy thường gặp:

- Thiết bị hình nón:

20
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- Thiết bị tầng sôi hình trụ đáy nón:

- Thiết bị tầng sôi hình trụ:

- Thiết bị có đáy hình trụ:

- Thiết bị tầng sôi có cánh khuấy:

- Thiết bị hình máng:

21
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

6.3. Cyclone

Trong hệ thống sấy, thông thường người ta sử dụng thêm cyclone với vai trò thu
hồi sản phẩm, những hạt vật liệu có kích thước rất nhỏ hoặc khử bụi trước khi thải tác
nhân sấy ra môi trường. Trong trường hợp sấy tầng sôi, cyclone có cả hai nhiệm vụ kể
trên. Đây là cấu tạo của một loại cyclone trên thị trường hiện nay:

Hình 6. Cấu tạo của cyclone


Cyclone làm việc theo nguyên lý ly tâm.

22
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hình 7. Nguyên lý hoạt động của cyclone

6.4. Calorifer

Trong kỹ thuật sấy, người ta thường sử dụng hai loại calorifer để đốt nóng hỗn
hợp không khí là calorifer khí hơi và calorifer khí khói. Trong bài này, em lựa chọn
loại calorifer dạng khí hơi ống có cánh.

Hình 8. Một loại calorifer khí hơi


(1) Khung calorifer
(2) Ống có cánh
23
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

(3) Mặt bích


(4) Ống hơi và nước ngưng

Calorifer khí hơi là loại thiết bị trao đổi nhiệt có vách ngăn. Trong ống và hơi bão
hòa ngưng tụ và ngoài ống là không khí chuyển động. Hệ số trao đổi nhiệt khi ngưng
của hơi nước rất lớn trong khi hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa mặt ngoài của ống với
không khí lại nhỏ, do đó người ta thường thiết kế ống có cánh để tăng khả năng truyền
nhiệt. Vì vậy, calorifer khí hơi trong kỹ thuật sấy thường là loại vách có cánh.

Ở các quốc gia phát triển thì các loại calorifer khí hơi được sản xuất từng block
một theo một quy chuẩn cụ thể.

Trong các loại calorifer khí hơi, không khí thường được đốt nóng không quá
1200C và áp suất thường trong khoảng (4÷6) at.

6.5. Quạt

Để vận chuyển tác nhân sấy trong các hệ thống sấy thường sử dụng hai loại quạt:
quạt ly tâm và quạt hướng trục. Để chọn loại quạt phù hợp, số hiệu bao nhiêu phụ
thuộc vào đặc trưng của hệ thống sấy, trở lực mà quạt phải khắc phục, năng suất mà
quạt cần chuyền tải đi cũng như nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân sấy. Khi chọn quạt, giá
trị mà chúng ta cần phải xác định là hiệu suất của quạt.

Quạt ly tâm chia làm 3 loại dựa vào tổng cột áp mà nó tạo ra ∆P:

- Quạt hạ áp ∆P ≤ 100 mmH2O


- Quạt trung áp ∆P = (100÷300) mmH2O
- Quạt cao áp ∆P = (300÷1500) mmH2O

24
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hình 9. Quạt ly tâm u3-57


(a) Loại động cơ nối trực tiếp
(b) Loại động cơ nối gián tiếp

25
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

II. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN

1. Quy hoạch mặt bằng xây dựng nhà xưởng lắp đặt hệ thống sấy tầng sôi

Sản xuất thức ăn nuôi tôm với quy mô lớn cần phải có mặt bằng sản xuất có đầy
đủ những yếu tố liên quan để hỗ trợ cho quy mô sản xuất công nghiệp. Qua nghiên cứu
và khảo sát yếu tố địa lý, em lựa chọn xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Du Long
– Phước Nam.

Đặc điểm của nhà máy nằm ở khu đất bằng phẳng 2ha cách các các vùng có nhu
cầu lớn về thức ăn nuôi tôm công nghiệp như cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) 30 km,
Tuy Phong (Bình Thuận)… Ngoài ra, giao thông thuận lợi vì xây dựng gần đường
quốc lộ 1A hoặc quốc lộ 27, đường sắt Bắc Nam, các ga và đường thủy, nguồn nhân
công dồi dào cũng như lưới điện quốc gia cũng đã đầu tư đầy đủ đến phạm vi của dự
án xây dựng.

Khâu nguyên liệu: đa phần các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài như bột cá, đậu nành, bắp do cần một lượng
lớn nguyên liệu đầu vào để tăng sản xuất đầu ra đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng. Địa
điểm nằm ở tuyến đường thuận lợi, gần bến cảng đường thủy Cam Ranh, thuận lợi cho
việc nhập khẩu hàng và vận chuyển theo đường quốc lộ vào nhà máy sản xuất. Tuy
nhiên, tại khu vực này, tỉnh sản xuất với khối lượng lớn trong ngành lượng thực, trong
đó có nguyên liệu bắp (khoảng 40 nghìn tấn/năm), và khai thác cá với sản lượng lớn,
giúp cho việc tiết kiệm một phần chi phí nhập khẩu nguyên liệu. Nguồn điện năng: lấy
điện từ nguồn cao thế 110/22 kV của khu công nghiệp, qua trạm biến áp chuyển về
nhà máy là 220V. Để đảm bảo ổn định cần chu cấp thêm thiết bị phát điện dự phòng.

Nguồn nước: hệ thống xử lý được lắp đặt để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho
quy mô sản xuất.

26
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hệ thống thoát nước: có đường ống và rảnh thoát nước, đến hệ thống xử lý nước
trước khi thải ra môi trường đảm bảo mức độ vệ sinh, không gây hại đến sinh thái
chung.

Giao thông: khu công nghiệp có mạng lưới giao thông ổn định và thuận tiện cho
quá trình vận chuyển và đi lại.

2. Đối tượng nghiên cứu và tính toán

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm có năng suất 600
kg/mẻ.

Không khí sau khi qua bộ lọc để làm sạch sau đó sẽ đi đến calorifer để gia nhiệt
lên đến nhiệt độ thích hợp rồi đưa vào buồng sấy, được thổi từ dưới lên bằng quạt. Các
hạt liệu đi qua thiết bị nhập liệu sẽ được chuyển vào buồng sấy, và nằm trên ghi. Ghi
buồng sấy là một tấm thép có đục lỗ thích hợp hoặc lưới thép để tác nhân sấy đi qua
nhưng hạt thức ăn không lọt xuống được. Với tốc độ thổi vượt qua các trở lực đã tính
toán, khí nóng sẽ thổi lớp liệu lên cao trong thành buồng sấy, làm bay hơi ẩm của lớp
liệu khi tiếp xúc với khí nóng, tạo ra một trạng thái như lớp sôi. Các hạt vật liệu khô sẽ
rơi xuống phễu trong thành buồng sấy và đi ra thiết bị thải liệu. Còn các hạt vật liệu
quá bé hoặc không khí sẽ được dẫn tới cyclone và đi ra ngoài. Tuy nhiên, nhiệt độ của
sản phẩm sấy khi ra khỏi buồng sấy có nhiệt độ thấp hơn so với không khí nóng được
đưa ra ngoài.

Thiết bị sấy tầng sôi sử dụng là thiết bị hình trụ tròn. Toàn bộ hệ thống sấy làm
bằng thép không gỉ để đảm bảo độ bền, chắc chắn và thiết bị không bị hư hại trong quá
trình sử dụng.

27
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

3. Sơ đồ nghiên cứu và tính toán


Viên
thức ăn
nuôi
tôm

Nghiên cứu
đối tượng

Nghiên cứu
thiết bị và
quy trình
Thiết lập
Hiệu Kiể
thông số cơ
chỉnh m tra
bản
Xây dựng sơ
đồ tính toán Hiệu Kiể
và thiết kế hệ chỉn m tra
thống h

Tính cân
Hiệu Kiể
bằng vật chất
chỉn m tra
và năng
h
lượng
Tính toán Hiệu Kiể
thiết bị chỉn m tra
Thiết kế hệ h
Hiệu Kiể
thống chỉn m tra
Kiểm tra h
S

Vẽ kỹ thuật Kiể ả

m tra n

Đánh giá C 28 S
p
hấ ả
h
p n

m
ận u

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS.
t Nguyễn Tấn Dũng

4. Phương pháp tính toán và thiết kế


4.1. Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng

Bao gồm:

- Thông số ban đầu trước khi tính toán


- Năng suất nguyên liệu đầu vào trong quá trình sấy G 1 (kg/mẻ), nhiệt độ nguyên
liệu vào, khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của vật liệu sấy
- Chọn nhiệt độ sấy, tính toán độ ẩm thích hợp.
- Năng suất sản phẩm thu được sau quá trình sấy G 2 (kg/mẻ), ở đây G2 = 600
kg/mẻ.
- Lượng nước bốc hơi trong quá trình sấy W (kg ẩm/h)
- Các thông số của không khí sấy trong các giai đoạn (H, d, t)
- Lượng không khí sử dụng L (kg KK/kg ẩm)
- Tính nhiệt tổn thất trong quá trình sấy và thông số của quá trình sấy thực tế
- Hiệu suất sấy
4.2. Tính khối lượng hạt nằm trên ghi và thời gian sấy
4.3. Tính toán lưới thiết bị và kích thước buồng sấy
- Xác định diện tích ghi, đường kính ghi, độ dày ghi
- Xác định chiều cao của lớp liệu
- Chọn chiều cao của buồng sấy, chọn bề dày của buồng sấy
4.4. Tính toán các thiết bị phụ: cyclone, quạt, calorifer
- Kích thước cơ bản của cyclone, lựa chọn thiết bị
- Xác định công suất quạt, lựa chọn quạt
- Xác định calorifer

29
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

III. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY TẦNG SÔI


VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả
1.1. Các thông số ban đầu cần thiết cho tính toán

Năng suất: G2 = 600kg/mẻ/h

Độ ẩm vật liệu trước khi sấy: W1 = 24%

Độ ẩm sau khi sấy: W2 = 10%

Nhiệt độ của khí vào buồng: t1 = 900C

Nhiệt độ khí ra khỏi buồng: t2 = 400C

Tính toán khối lượng riêng của viên thức ăn tôm trước khi sấy ở t 0 = 250C theo
công thức trong (Kỹ thuật và công nghệ sấy thăng hoa, Nguyễn Tấn Dũng):

= 1329.9 – 0.5184t0 = 1329.9 – 0.5184 25 = 1316.94 (kg/m3)

= 1599.1 – 0.31046t0 = 1599.1 – 0.31046 25 = 1591.3385 (kg/m3)

= 925.59 – 0.41757t0 = 925.59 – 0.41757 25 = 915.15075 (kg/m3)

= 2423.8 – 0.28063t0 = 2423.8 – 0.28063 25 = 2416.78425 (kg/m3)

= 1017.29 (kg/m3)

30
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

= (III.1)

Trong đó:

: khối lượng riêng của chất khô thứ j (j = 2÷n, n = 5) (kg/m3)


-

: tỉ lệ của thành phần trong nguyên liệu (%)


-

Khối lượng riêng của viên thức ăn tôm trước sấy:

= 1529.988 (kg/m3)

Tính nhiệt dung riêng của viên thức ăn tôm trước sấy ở t 0 = 250C theo công
thức trong (Kỹ thuật và công nghệ sấy thăng hoa, Nguyễn Tấn Dũng):

cnước = 4.1672 – 9.864 10-5t0 + 5.4731 10-6t02 = 4.1682 (kJ/(KgK))

cprotein = 2.0082 + 1.2089 10-3t0 + 1.3129 10-6t02 = 2.039 (kJ/(kgK))

cglucid = 1.5488 + 1.9625 10-3t0 + 5.9399 10-6t02 = 1.602 (kJ/(kgK))

31
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

clipid = 1.9842 + 1.4733 10-3t0 + 4.8008 10-6t02 = 2.024 (kJ/(kgK))

ctro = 1.0926 + 1.8896 10-3t0 + 3.6817 10-6t02 = 1.142 (kJ/(kgK))

cđa lượng = 1.29678 (kJ/(kgK))

cv = (III.2)

Trong đó:

- cj: nhiệt dung riêng của chất thứ j (kJ/(kgK))


- Xjtp: tỉ lệ thành phần trong nguyên liệu (%)

Nhiệt dung riêng của thức ăn nuôi tôm trước sấy ở t0 = 250C:

cv = 0.4547 2.039 +

1.792 (kJ/(kgK))

1.2. Tính cân bằng vật chất

Các ký hiệu sử dụng:

- G1: năng suất nhập liệu của vật liệu sấy


- G2: năng suất vật liệu sau khi sấy
- W1, W2: độ ẩm đầu và cuối của vật liệu (%)
- W: lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu
- d1: hàm ẩm của không khí khô trước sấy
- d2: hàm ẩm của không khí khô sau sấy
- L: lượng không khí khô cần thiết
32
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

- l: lượng không khí khô cần thiết để tách 1kg ẩm ra khỏi vật liệu

Sơ đồ cân bằng chất của thiết bị sấy:

G1; ω1

g
L0; d0 L2; d2; W

G2; ω2

Tính năng suất nhập liệu

Do khối lượng vật liệu khô tuyệt đối trước và sau khi sấy là không đổi và bằng
nhau nên:

G1(1 – W1) = G2(1 – W2) (III.3)

→ G1 = G 2 = 600 = 710.53 (kg/h)

Tính toán độ ẩm thoát ra khỏi vật liệu

W = G1 – G2 = 710.53 – 600 = 110.53 (kg ẩm/h) (III.4)

Quá trình sấy lý thuyết

Xác định các thông số ngoài trời

Thông số nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời (t 0,φ0) = (250C, 85%) tương ứng điểm A
trên đồ thị H-d.

Áp suất bão hòa ứng với t0 = 250C:

33
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Pbh = exp = exp = 0.0315 (bar) (5)

Lượng chứa ẩm d0:

d0 = 0.621 (III.6)

Với B là áp suất khí quyển B = 745 mmHg = 0.99 bar

→ d0 = 0.621 = 0.0173 (kg ẩm/kg KK)

Enthalpy H0:

H0 = 1.004t0 + d0(2500 + 1.842t0) = 1.004

= 69.147 (kJ/kg KK) (III.7)

Vậy các thông số ngoài trời bao gồm:

- t0 = 250C
- φ0 = 85%
- d0 = 0.0173 kg ẩm/kg KK
- H0 = 69.147 kJ/kg KK

Xác định các thông số của tác nhân sấy trước khi vào thiết bị sấy (tức là sau
khi ra khỏi calorifer)

Ta chọn nhiệt độ sau khi ra khỏi calorifer của tác nhân sấy là 90 0C, ta có cặp
thông số (t1,d1) = (t1,d0) tương ứng với điểm B trên đồ thị H-d.

34
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Áp suất bão hòa của tác nhân sấy tại nhiệt độ 900C:

pbh1= exp = exp = 0.691 (bar)

Enthalpy của tác nhân sấy H1:

H1 = 1.004t1 + d1(2500 + 1.842t1) = 1.004

= 136.48 (kJ/kg KK)

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy φ1:

φ1 = = 3.9 (%) (III.8)

Vậy ta có các thông số của tác nhân sấy trước khi sấy:

- t1 = 900C
- d1 = 0.0173 kg ẩm/kg KK
- φ1 = 3.9 %
- H1 = 136.48 kJ/kg KK

Xác định các thông số của tác nhân sấy sau khi ra khỏi thiết bị sấy

Ta chọn nhiệt độ của tác nhân sấy sau quá trình sấy theo lý thuyết là t 2 = 400C, ta
có cặp thông số (t2,H2) = (t2,H1) tương úng điểm C trên đồ thị H-d.

Áp suất bão hòa của tác nhân sấy ở t2 = 400C:

35
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Pbh2 = exp = exp = 0.073 (bar)

Lượng chứa ẩm sau quá trình sấy d20:

d20 = = 0.0374 (kg ẩm/kg KK) (III.9)

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy sau quá trình sấy lý thuyết φ20:

φ20 = = 77 (%)

Vậy thông số của tác nhân sấy sau quá trình sấy lý thuyết:
-
t2 = 400C
-
d20 = 0.0374 kg ẩm/kg KK
-
φ20 = 77 %
-
H20 = 136.48 kJ/kg KK

Lượng không khí tiêu hao riêng cho 1kg ẩm trong quá trình sấy lý thuyết:

l0 = = 49.75 (kg KK/kg ẩm) (III.10)

Lưu lượng không khí thổi vào buồng sấy trong quá trình sấy lý thuyết:

L0 = l0 W = (kg KK/h) (III.11)

1.3. Tính cân bằng năng lượng

36
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Quá trình sấy thực tế

Tốc độ làm việc tối ưu wt

Trước tiên, cần tính chuẩn số Fe:

Fe = (III.12)

Ở điều kiện làm việc: ttb = 0.5 (t1 + t2) = 0.5 (90 + 40) = 650C

Trang bảng phụ lục thông số vật lý của không khí khô ở 650C, ta có số gần đúng:

-
k = 1.0445 kg/m3

-
vk = 19.495 10-6 m2/s

Trước khi sấy thì viên thức ăn tôm là hỗn hợp nguyên liệu được qua hệ thống nén
ép tạo thành các viên. Giả sử cho đường kính của viên thức ăn sau khi ép là d tđ = 0.003
m.

Ta có khối lượng riêng của hạt liệu: pr = 1529.988 kg/m3

→ Fe = = 110.8

Tốc độ tạo ra chế độ sôi theo phương trình tiêu chuẩn Reynolds:

Ret = (0.19÷0.258)Fe1.56 = 0.5(0.19 + 0.258) 110.81.56 = 346.52 (III.13)

37
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Do đó tốc độ làm việc tối ưu:

wt = = 2.25 (m/s) (III.14)

Xác định sơ bộ diện tích ghi (lưới) và chiều cao vật liệu sấy

Diện tích ghi FG và chiều cao vật liệu sấy h 0 sẽ được xác định chính xác khi tính
được lượng tác nhân sấy thực tế. Tính đến diện tích chiếm chỗ của lưới thép, theo kinh
nghiệm ta lấy sơ bộ ghi bằng (1.2÷1.5) diện tích ghi tính theo lượng tác nhân sấy lý
thuyết.

Diện tích ghi bằng:

FG = 0.975 (m2) (III.15)

Lấy diện tích ghi là 1 m2.

Đường kính ghi sơ bộ:

D=2 =2 = 1.128 (m) (III.16)

Chiều cao lớp hạt nằm trên ghi, chọn sơ bộ: h0 = 0.25 (m)

Để bố trí phễu đưa vật liệu sấy vào và ra khỏi buồng sấy, ta chọn chiều cao sơ bộ
của buồng sấy: hb = 4h0 = 1 (m)

Diện tích bao quanh buồng sấy:

F = FG + Dhb = 1 + = 4.54 (m2) (III.17)

38
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tính nhiệt lượng có ích qi để bốc hơi 1 kg ẩm

qi = h2 – Catv1 (III.18)

Mà h2 = r + Cpatv2 (III.19)

Trong đó
-
Ca: nhiệt dung riêng của nước, Ca = 4.1868 (kJ/(kgK))
-
Cpa: nhiệt dung riêng của hơi nước, Cps = 1.842 (kJ/(kgK))
-
r: nhiệt ẩn hóa hơi của nước, r = 2500 (kJ/kg)
-
tv1: nhiệt độ sau quá trình sấy (tv1 = t0 = 250C)

Vậy nhiệt lượng có ích qi để bốc hơi 1 kg ẩm:

qi = 2500 + 1.842 2457.01 (kJ/kg ẩm)

Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi qv

Nhiệt dung riêng của vật liệu sấy sau khi ra khỏi buồng sấy:

Cv2 = cv(1 – ω2) + Caω2 = 1.792(1 – 0.1) + 4.1868 = 2.03148 (kJ/(kgK) (III20)

Nhiệt độ vật liệu sấy sau quá trình sấy tv2 = 350C

Khi đó, tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi:

Qv = G2Cv2(tv2 – t0) = 600 (kJ/h) (III.21)

→ qv = = = 110.28 (kJ/kg ẩm) (III.22)

39
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tổn thất nhiệt ra môi trường

Thiết bị sấy hình trụ làm bằng thép CT3 dày chọn sơ bộ = 0.01 m, hệ số dẫn

nhiệt λ = 49.88 (W/(mK)) – số liệu theo bảng 2-12 trang 34 (Tính toán thiết kế các
chi tiết thiết kế hóa chất và dầu khí, Hồ Lê Viên).

Xem buồng sấy như vách phẳng với một phía là đối lưu tự nhiên có nhiệt độ môi
trường là t0 = 250C, phía bên kia là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức với tốc độ w t =
2.25 m/s và nhiệt độ bằng nhiệt độ tác nhân sấy 650C.

Phía trong buồng sấy là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức với tốc độ w t = 2.25
m/s. Khi đó, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức giữa tác nhân sấy với bề mặt bên
trong của buồng sấy tính theo công thức thực nghiệm:

α1 = 6.15 + 4.17wt = 6.15 + 4.17 2.25 = 15.5325 (W/(m2.K)) (III.23)

Trao đổi nhiệt đối lưu phía ngoài giữa mặt buồng sấy và môi trường không khí
xung quanh là trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên. Do đó, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự
nhiên α2 được tính theo công thức thực nghiệm:

α2 = 1.715(tw2 – tf2)1/3 (III.24)

Trong đó:
-
tw2: nhiệt độ mặt ngoài của buồng sấy

Mật độ dòng nhiệt phải thỏa mãn q1 = q2 = q3

Trong đó:

q1 = α1(tf1 – tw1) (III.25)

q2 = (tw1 – tw2) (III.26)

40
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

q3 = α2(tw2 – tf2) (III.27)

Trong đó:
-
tw1: nhiệt độ mặt trong buồng sấy
-
tf1: nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy (tf1 = ttb)
-
tf2:nhiệt độ môi trường xung quanh (tf2 = t0)

Khi mật độ dòng nhiệt thỏa mãn các đẳng thức trên đây thì nó cũng phải thõa
mãn phương trình truyền nhiệt sau:

q = K(tf1 – tf2) (III.28)

Trong đó:
-
K: hệ số truyền nhiệt

K= (III.29)

Chạy bằng phần mềm excel để lựa chọn, ta thấy rằng khi t w1 = 54.809230C
(chênh lệch nhiệt độ trong khoảng (5÷10)0C so với nhiệt độ trung bình của tác nhân
sấy là 650C), và tw2 = 54.777496210C thì sai số giữa q1 và q3 là:

< 0.001 (phù hợp)

Do đó:
-
Nhiệt độ mặt trong buồng sấy: tw1 = 54.809230C
-
Nhiệt độ mặt ngoài buồng sấy: tw2 = 54.777496210C

Vậy, mật độ dòng nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giữa tác nhân sấy và mặt trong
của thành thiết bị q1:

q1 = 15.5325(65 – 55) = 155.325 (W/m2)

41
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Mật độ dòng nhiệt do đối lưu nhiệt tự nhiên từ mặt ngoài của tường và không khí
xung quanh q3:

q3 = 1.715(54.3584 – 25)4/3 = 155.32474 (W/m2)

Kiểm tra lại q2 = = 158.288 (W/m2)

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên α2:

α2 = 1.715(54.77749621 – 25)1/3 = 5.3157 (W/(m2K))

Vậy hệ số truyền nhiệt K:

K= = 3.957205266

Do đó, mật độ dòng nhiệt:

q = K(tf1 – tf2) = 3.957205266(65 – 25) = 158.2882106 (W/m2) (III.30)

Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh là:

Qmt = qF = 158.2882106 4.54 = 718.6285(W) (III.31)

qmt = = 23.406 (kJ/kg ẩm) (III.32)

Tính tổng tổn thất nhiệt ∆

∆ = Catv1 – qv – qmt = (kJ/kg ẩm)(III.33)

Xác định thông số tác nhân sấy sau quá trình sấy thực

42
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Sau khi đã có giá trị tổng tổn thất nhiệt ∆, chúng ta có thể xây dựng quá trình sấy
thực trên đồ thị H-d.

Hình 10. Xây dựng đồ thị H-d của quá trình sấy thực
Lượng chứa ẩm d2:

d2 = d0 + (III.34)

Mà Cdx(d0) = Cpk + Cpad0 (III.35)

Trong đó:
-
Cpk: nhiệt dung riêng của không khí khô, Cpk = 1.004 (kJ/(kgK))
-
Cpa: nhiệt dung riêng của hơi nước, Cps = 1.842 (kJ/(kgK))

→ Cdx(d0) = 1.004 + 1.842 0.0173 = 1.036 (kJ/(kgK))

→ d2 = 0.0173 + = 0.0372 (kg ẩm/ kg KK)

Enthalpy H2:

43
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

H2 = Cpkt2 + d2h2 =

= 135.9 (kJ/kg KK) (III.36)

Độ ẩm tương đối φ2:

φ2 = = 76.65 (%)

Như vậy, chọn t2 = 400C thõa mãn điều kiện φ2 = (80 5) %

Lượng không khí thực tế

l= = 50.25 (kg KK/kg ẩm)

L = lW = 50.25 110.53 = 5554.1325 (kg KK/h)

Tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi q2:

q2 = lCdx(d0)(t2 – t0) = = 780.885 (kJ/kg ẩm) (III.37)

Nhiệt lượng tiêu hao q:

q = l(I1 – I0) = 50.25(136.48 – 69.147) = 3383.48 (kJ/kg ẩm) (III.38)

Phương trình cân bằng năng lượng:

q’ = qi + q2 + qv + qmt = 2457.01 + 780.885 + 110.28 + 23.406

= 3371.581 (kJ/kg ẩm) (III.39)

44
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Về nguyên tắc, q’ phải bằng q. Tuy nhiên, do quá trình tính toán chúng ta đã làm
tròn và do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn, chọn tốc độ tác nhân sấy trong vùng
sấy wt = 2.25 m/s nhưng không thể kiểm tra lại. Do đó, phạm phải sai số tuyệt đối ∆q:

∆q = q – q’ = 3383.48 – 3371.581 = 11.899 (kJ/kg ẩm) (III.40)

Và sai số tương đối ɛ:

ɛ= =0.0035 = 0.35 (%) (III.41)

Vậy, mọi tính toán có thể chấp nhận được.

Bảng 3. Cân bằng nhiệt và hiệu suất buồng sấy

STT Đại lượng Ký hiệu kJ/kg ẩm %


1 Nhiệt lượng có ích qi 2457.01 71
2 Tổn thất do tác nhân sấy q2 780.885 23
3 Tổn thất do vật liệu sấy qv 110.228 5
4 Tổn thất ra môi trường qmt 23.406 1
5 Tổng nhiệt lượng tiêu hao q 3383.48 100
Tổng nhiệt lượng tiêu hao
6 q’ 3371.581
khi tính toán (ở calorifer)
Hiệu suất buồng sấy:

η= = 99.65 (%) (III.42)

45
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

1.4. Tính toán hệ thống thiết bị sấy tầng sôi


1.4.1. Tính lại một số kích thước

Tính lại kích thước ghi

FG = = 0.985 (m2) (III.43)

Không quá khác biệt so với giả thiết, vẫn giữ giá trị FG = 1 m2.

Tính khối lượng vật liệu sấy nằm trên ghi

Trước tiên, tính tiêu chuẩn Nusselt, với Fe = 110.8, chuẩn số Reynolds Re =
346.52, ta có:

Nu = 0.0283Fe0.6Ret0.65 (III.44)

= 4.745

Theo phụ lục, nhiệt độ trung bình ttb = 650C, có hệ số dẫn nhiệt của không khí λ k

= 2.93 10-2 W/(mK). Do đó, hệ số trao đổi nhiệt giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy α

bằng:

46
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

α= = 46.343 (W/(m2K)) (III.45)

Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy:

∆t = 23.392 (0C) (III.46)

Khối lượng vật liệu sấy thường xuyên nằm trên ghi:

G = = 200.24 200

(kg) (III.47)

Trong đó:
-
q’ = qi +qv (III.48)

Tính lại chiều cao lớp hạt nằm trên ghi

h0 = (III.49)

Trong đó:

-
: khối lượng riêng của khối hạt

47
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

= với ɛ0 là độ xốp của lớp hạt, ɛ0 = 0.4 (III.50)

= 918 (kg/m3)

h0 = 0.22 (m)

Tính khối lượng hạt thực tế nằm trên ghi

Trước đây, ta chọn sơ bộ chiều cao h0 = 0.25m. Thực tế h0 = 0.22m.

Do đó, khối lượng hạt thường xuyên nằm trên ghi bằng:

G = 200 = 176 (kg)

Thời gian sấy trung bình

=0.268 (h) 16.08 (phút) (III.51)

48
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

1.4.2. Tính kích thước của thiết bị chính

Các thông số cần thiết cho quá trình tính toán


-
Nhiệt độ tác nhân vào: t1 = 900C
-
Nhiệt độ tác nhân ra: t2 = 400C
-
Nhiệt độ tính toán trung bình: ttb = 650C
-
Khối lượng riêng: ρk = 1.0445 kg/m3

-
Độ nhớt động học: νk = 19.495 10-6 m2/s

-
Độ nhớt động lực học: μk =20.35 10-6 Ns/m2

-
Hệ số dẫn nhiệt: λk = 2.93 10-2 W/(mK)

-
Độ xốp của hạt thức ăn ở trạng thái tĩnh trong tầng sôi: 0 = 0.4

Tốc độ tạo ra chế độ sôi wth (tốc độ tới hạn)

Chuẩn số Archimedes:

Ar = = = 10.2 105 (III.52)

Chuẩn số Reynolds tới hạn (thể hiện trạng thái tới hạn):

Reth = = = 152.53 (III.53)

49
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tốc độ tạo lớp sôi:

vth = = 1 (m/s)

Tốc độ tác nhân sấy trong tầng sôi

Như kết quả ở phần trên, tính tiêu chuẩn Reynolds theo Phedorov thì:

wt = 2.25 (m/s)

Tính tiêu chuẩn Reynolds theo Archimedes ở chế độ làm việc tối ưu:

Ret = (0.22÷0.33)Ar0.52 = 0.5(0.22 + 0.33) (10.2 105)0.52 = 366.27 (III.54)

Độ xốp của khối hạt ở trạng thái giả lỏng:

ɛ= = = 0.55 (III.55)

→ wt = = = 2.38 (m/s)

Sai số: = = 5.5 (%)

Vậy chọn wt = 2.38 (m/s)

Do đó, tốc độ tác nhân sấy trong tầng sôi: vk = wt = 2.38 (m/s)

Hệ số giả lỏng của vật liệu sấy trong tầng sôi:

50
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

K= = = 2.38 (III.56)

Trong quá trình sấy, thường nhiệt độ trên bề mặt lưới phân phối cao hơn nhiệt độ
trong buồng sấy, do đó tốc độ của tác nhân sấy trên bề mặt lưới phân phối:

vl = vk = = 2.76 (m/s) (III.57)

Tốc độ thực của tác nhân sấy qua lớp giả lỏng:

vkt = = = 4.33 (m/s) (III.58)

Tốc độ cân bằng

Khi bắt đầu bị lôi cuốn, ɛ = 1.

Chuẩn số Reynold lúc này:

Re = = = 1608.66 (III.59)

Chuẩn số Liasenco:

Ly = = = 4081.24 (III.60)

Vận tốc cân bằng vc:

51
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

vc = = = 4.88 (m/s) (III.61)

Vận tốc chủ đạo của dòng khí qua lỗ lưới vak:

vak = 2vc = 2 4.88 = 9.76 (m/s) (III.62)

Tính lưới phân phối

Diện tích lưới cần thiết:

Fp = = = 0.621 (m2) (III.63)

Chọn diện tích lưới là 0.7 m2. Do đó, đường kính ghi là 0.944 m.

Đường kính lỗ lưới: dựa vào kích thước hạt vật liệu, để hạt không lọt qua, ta
chọn lỗ có đường kính d = 2.5 mm.

Tỉ số tiết diện chảy của lưới (tổng diện tích các khe hở trên lưới) và lưới:

vak = vk → = = = 4.1 (III.64)

Chọn lưới có cách đục lỗ như sau:

52
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Diện tích lưới: t2

Diện tích lỗ lưới: 2 = 1.57d2

= 4.1→ t = = = 6.3 (mm) (III.65)

Chiều cao buồng sấy

Tính chiều cao lớp hạt giả lỏng nằm trên ghi:

h = h0 (III.65)

Trong đó:

53
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng
-
h0: chiều cao lớp hạt tĩnh
-
h: chiều cao lớp hạt giả lỏng
-
ɛ0: độ xốp lớp hạt tĩnh
-
ɛ: độ xốp lớp hạt giả lỏng

→ h = 0.29 = 0.39 (m)

Để đảm bảo chế độ thủy động hoạt động tốt, ta chọn chiều cao lớp tầng sôi bằng
4 lần chiều cao lớp hạt liệu ở trạng thái đứng yên, tức là:

h = 4h0 = 4 0.22 = 0.88 (m) (III.66)

Để đảm bảo quá trình hoạt động, ta chọn chiều cao buồng phân ly bằng 2.5 lần

chiều cao lớp hạt sôi: hpl = 0.88 2.5 = 2.2 (m) (III.67)

Vậy chiều cao buồng sấy tính từ lưới phân phối:

hT = h + hpl = 0.88 + 2.2 = 3.08 (m) (III.68)

Bảng 4. Kích thước của buồng sấy

Đường kính buồng sấy 1.128 m


Chiều cao 3.08 m
Đường kính lưới 0.944 m
Đường kính lỗ lưới 0.0025m

Bề dày của thiết bị

Khối lượng hạt thường xuyên nằm trên lưới: G = 176 (kg)

Áp suất phân bố đều mà ghi phải chịu:

54
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

p= = 2780.3 (N/m2) = 2.7803 10-3 (N/mm2) (III.69)

Buồng sấy

Ta chọn chiều dày của thân thiết bị là thép inox 304 có ứng suất cho phép tiêu

chuẩn [ ]* = 117 N/mm2 = 117 106 N/m2 trong bảng 2-8 trang 30 (Tính toán thiết kế

các chi tiết thiết kế hóa chất và dầu khí, Hồ Lê Viên).

Chọn hệ số hiệu chỉnh: η = 0.95

→ Ứng suất cho phép của vật liệu: [ ] = η[ ]* = 0.95 117 = 111.15 (N/mm2)

(III.70)

Bề dày của thân buồng sấy được xác định theo công thức (Kỹ thuật và công nghệ
sấy thăng hoa, Nguyễn Tấn Dũng):

S1 = (III.71)

Trong đó:
-
p: áp suất phân bố đều trong buồng sấy

-
[ ]: Ứng suất cho phép khi nén của vật liệu chế tạo

-
D: đường kính thân buồng sấy, D = 1.128 m

-
: hệ số bền của mối hàn

55
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

→ S1’ = = 0.0148 (mm)

Bề dày thật sự của thân buồng sấy: S1 = S1’ + C (III.72)

Với C là hệ số bổ sung

C = Ca + Cb + Cc + Co (III.73)

Trong đó:
-
Ca: hệ số do ăn mòn hóa học, Ca = 1 mm
-
Cb: hệ số do bào mòn, Cb = 1 mm
-
Cc: hệ số bổ sung do sai lệch, Cc = 0
-
Co: bề dày có thể có trên thị trường, Co = 0.2 mm

→ C = 1 + 1 + 0.2 = 2.2 (mm)

Vậy S1 = 0.0148 + 2.2 = 2.2148 (mm)

Chọn bề dày thực của buồng sấy: S1 = 10 mm > 2.2148 mm

Ta kiểm tra điều kiện bền theo công thức:

= 0.008 < 0.1 (thỏa mãn) (III.74)

Áp suất tính toán cho phép bên trong:

[p] = = 1.672 (N/mm2) > 2.7537 10-3 (N/mm2)

(III.75)

Do đó, bề dày của buồng sấy là 10 mm là an toàn trong quá trình làm việc.

Tính bề dày lớp cách nhiệt cho buồng sấy

56
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Để đảm bảo nhiệt độ bên ngoài buồng sấy có thể cho phép công nhân làm việc
bên cạnh thì ta phải có lớp cách nhiệt cho buồng sấy. Ta chọn nhiệt độ vỏ ngoài là
350C để đảm bảo an toàn lao động.

Hình 11. Các lớp vật liệu của buồng sấy

1 : bề dày thân buồng sấy

2 : bề dày lớp cách nhiệt

3 : bề dày lớp bảo vệ

Chọn bề dày của các lớp như bảng sau:

Bảng 5. Số liệu cảu lớp vật liệu bao quanh buồng sấy

Bề dày Vật liệu Hệ số dẫn nhiệt

57
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Bề dày buồng sấy 1 = 10mm CT3 λ1 = 49.88 W/(mK)

λ2 = 0.0372
W/(mK) (bảng
I.126, trang 126
Bề dày lớp cách Chọn sơ bộ =
2
Bông thủy tinh (Sổ tay quá trình
nhiệt
và thiết bị công
10mm
nghệ hóa chất,
Trần Xoa)
λ3 = 221 W/(mK)
(bảng 19, trang
Chọn sơ bộ = 401 (Kỹ thuật và
Bề dày lớp bảo vệ 3
Nhôm
công nghệ sấy
1mm thăng hoa, Nguyễn
Tấn Dũng)

Theo phương trình truyền nhiệt, ta có công thức sau:

Qmt = KFΔttb = 718.6285 (kW) = 1437.257 (kJ/h) (III.76)

→K= (III.77)

Trong đó:
-
K: hệ số truyền nhiệt
-
F = 10.04 m2: diện tích bề mặt truyền nhiệt.
-
Δttb: hiệu số nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy và không khí bên ngoài,
được tính theo công thức sau:

Δttb = (III.78)

Với:
58
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng
-
Δtđ = t1 – t0 = 90 – 25 = 550C (III.79)
-
Δtc = t2 – t0 = 40 – 25 = 150C (III.80)

→ Δttb = = 30.7860C

Qua đó ta có thể xác định được hệ số truyền nhiệt K như sau:

K= = 4.664

Ngoài ra, hệ số truyền nhiêt K thực tế đối với tường hình ống có chiều dày
không dày lắm so với đường kính có thể được tính theo công thức sau:

Ktt = (III.81)

Trong đó:
-
α1: hệ số cấp nhiệt từ tác nhân sấy đến thành trong thiết bị
-
α2: hệ số cấp nhiệt từ thành ngoài thiết bị ra môi trường

Tính hệ số α1

Bảng 6. Thông số của tác nhân sấy trong buồng sấy

Thông số Giá trị

Nhiệt độ trung bình (tk) 650C

59
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Vận tốc (w) 2.38 m/s

Hệ số dẫn nhiệt (λk) 2.93 10-2 W/m2.K

Độ nhớt động học (μk) 19.495 10-6 m2/s

Khối lượng riêng (ρk) 1.0445 kg/m3

α1 được tính theo công thức sau:

α1 = (III.82)

Trong đó:
-
Dt = 1.128 m: đường kính trong của thùng sấy
-
λk = 2.93.10-2 W/m2K: hệ số dẫn nhiệt

Nu: chuẩn số Nusselt, được tính theo công thức thực nghiệm sau:

Nu = 0.008Re0.9Pr043 (III.83)

(Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập 4, Nguyễn
Bin)

Trong đó:
-
Pr: chuẩn số Pr, do lưu chất là không khí nên Pr = 1
-
Re: chuẩn số Renold, được tính theo công thức sau:

Re = = = 137709.1562

60
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Qua đó ta có thể xác định được Nu như sau:

Nu = 0.008 137709.15620.9 10.43 = 337.409

Cuối cùng ta có thể xác định α1 như sau:

α1 = = 8.764 (W/(m2K))

Tính α2

Bảng 7. Thông số không khí bên ngoài ống

Thông số Giá trị

Nhiệt độ (t0) 250C

Hệ số dẫn nhiệt (λ0) 2.63 10-2 W/m2.K

Độ nhớt động học (μ0) 18.35 10-6

Khối lượng riêng (ρ0) 1.185 kg/m3

α2 được tính theo công thức sau:

(III.84)

Trong đó:

-
: hệ số cấp nhiệt do đối lưu tự nhiên, được tính theo công thức sau:

61
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

(III.85)

Với:
-
Dng (m): đường kính ngoài của thùng sấy, được tính theo công thức sau:

Dng = Dt + 2 (0.01 + 0.01 + 0.001) = 1.17 (m) (III.86)

-
Nu: chuẩn số Nusselt, được tính theo công thức sau:

Nu = 0.47Gr0.25 (III.87)

Với: Gr = = = = 1.39 1014 (III.88)

→ Nu = 0.47 (1.39 1014)0.25 = 1613.807

→ = 36.276 W/m2.K

-
: hệ số cấp nhiệt do bức xạ, được tính theo công thức sau:

(III.89)

Với:
-
Qbx: nhiệt trao đổi bức xạ
62
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng
-
F: bề mặt bức xạ
-
T1: nhiệt độ của vật thể nóng T1 = 350C
-
T2: nhiệt độ của vật thể lạnh T2 = 250C
-
ɛ1-2: độ đen của hệ
Đối với bức xạ giữa không khí và vật thể thì bề mặt của không khí lớn hơn
nên coi độ đen là độ đen của vật thể: ɛ1-2 = ɛ1 = 0.8 ÷ 1. Chọn ɛ1-2 = 0.8.

Qua đó hệ số được xác định như sau:

(W/(m2K))

Cuối cùng, hệ số α2 được xác định như sau:

α2 = = 36.276 + 5.075 = 41.351

Từ đó ta tính được hệ số truyền nhiệt Ktt như sau:

Ktt = = 2.455

Ta có thể thấy: Ktt < K (2.455 < 4.664), nên việc lựa chọn lớp cách nhiệt như
trên là hợp lý.

Xác định trở lực của lớp sôi

Trở lực của lớp sôi:

∆plớp hạt = h0

= 1980 (N/m2) (III.90)

63
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Trở lực của ghi lò:

Theo kinh nghiệm, ∆pghi lò ≥ (30÷40)% ∆plớp hạt → ∆pghi lò = 594 (N/m2)

Vậy trở lực trong thiết bị sấy:

∆pS = ∆plớp hạt + ∆pghi lò = 1980 + 594 = 2574 (N/m2) (III.91)

1.4.3.Tính kích thước của thiết bị phụ


1.4.3.1. Cyclone

Trong hệ thống sấy thường dùng cyclone để thu hồi sản phẩm sấy bay theo tác
nhân hoặc khử bụi trước khi thải tác nhân sấy ra môi trường. Cyclone hoạt động theo
nguyên lý ly tâm. Cấu tạo và kích thước cơ bản của cyclone được thể hiện dưới đây:

Hình 12. Kích thước cơ bản của cyclone


Để tìm kích thước của cyclone, người ta thường dựa vào quan hệ giữa lưu lượng
thể tích tác nhân sấy V (m3/h) và kích thước cyclone.

Không khí vào cyclone ở nhiệt độ t2 = 400C nên = 1.128 kg/m3.

Lưu lượng thể tích không khí đi vào cyclone:

Vkk = = 4923.9 (m3/h) (III.92)

64
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Dựa vào sách (Các quá trình và thiết bị cơ học, thủy lực và khí nén, Nguyễn Tấn
Dũng), ta tính toán các thông số sau:

Chọn vận tốc quy ước là wq = 2.5 m/s (2.2÷2.5 m/s)



Đường kính của cyclone:

D= = 0.835 (m) (III.93)

Ta lấy D = 0.8 m = 800mm

Tốc độ thực tế của khí trong cyclone:

vtt = (III.94)

Trong đó:
-
N: số cyclone

Do đó, tốc độ thực tế là:

vtt = = 2.72 (m/s)

Độ sai biệt so với tốc độ tối ưu:

(III.95)

Như vậy, vtt = 2.72 (m/s) là đạt yêu cầu.



Tính đường kính ống thoát khí ra:

65
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

d1 = 2r1 = 2 (III.96)

Trong đó:
-
wt: tốc độ khí ra khỏi cyclone, (6÷8) m/s, chọn wt = 6 m/s

d1 = 2 = 540 (mm)

Ống dẫn khí vào đặt tiếp tuyến với thành thiết bị và mặt cắt có dạng hình chữ
nhật, chiều cao h và chiều rộng b. Tỉ số thường lấy là k:

k = h/b = (2÷4)

Chiều cao cửa vào

h= (III.97)

Trong đó:
-
Wt: vận tốc khí vào cyclone, wt = (15÷25) m/s

Chọn wt = 15 m/s, k = 2

Do đó, chiều cao cửa vào được xác định như sau:

h= = 200 (mm)


Chiều rộng cửa vào:

b = h/k = 0.2/2 = 0.1 (m) = 100 (mm) (III.98)


66
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Chiều dài ống dẫn khí vào:

l = 0.6D = 0.6 0.8 = 0.48 (m) = 480 (mm) (III.99)


Chiều cao ống tâm có mặt bích:

h4 = 1.74D = 1.74 0.8 = 1.392 (m) = 1392 (mm) (III.100)


Chiều cao phần hình trụ:

h2 = 2.26D = 2.26 0.8 = 1.808 (m) = 1808 (mm) (III.101)


Chiều cao phần thân hình nón:

h1 = 2D = 2 0.8 = 1.6 (m) = 1600 (mm) (III.102)


Chiều cao phần bên ngoài ống tâm:

h3 = 0.3D = 0.3 0.8 = 0.24 (m) = 240 (mm) (III.103)


Chiều cao thiết bị cyclone:

h = 4.56D = 4.56 0.8 = 3.648 (m) = 3648 (mm) (III.104)


Đường kính trong của cửa tháo bụi:

d2 = (0.3÷0.4)D = 240÷320 (mm)

Chọn d2 = 300 (mm)

Khoảng cách từ tận cùng cyclone đến mặt bích:

h5 = (0.24÷0.32)D = 192÷256 (mm)

67
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Chọn h5 = 250 (mm).



Góc nghiêng giữa nắp và ống vào: α = 150

Hệ số trở lực: ξ = 105

Mối quan hệ giữa tốc độ quy ước và trở lực được thể hiện như sau (Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1, Hồ Lê Viên):

wq = → ∆px = = (N/m2) (III.105)

1.4.3.2. Tính chọn calorifer khí hơi

Năng lượng cung cấp là hơi nước bão hòa, do đó ta sẽ thiết kế calorifer khí hơi
có ống cánh. Với nước bão hòa ngưng trong ống và tác nhân sấy là không khí nóng
chuyển động bên ngoài các chùm ống nhận nhiệt để đạt nhiệt độ theo như đã thiết kế.

Các thông số cơ bản để thiết kế calorifer

Tác nhân sấy là không khí có nhiệt độ từ 25 0C sau khi đi qua calorifer có nhiệt độ
là 900C, để đảm bảo yêu cầu đặt ra, ta chọn nhiệt độ của hơi bão hòa là tbh = 1100C.

Do đó, nhiệt độ ngưng hơi: tN = 1100C; Áp suất ngưng hơi: PN = 1.43 bar

Công suất nhiệt của calorifer:

Qcalorifer = qW = 3383.48 110.53 = 373976.04 (kJ/h) = 103.9 (kW) (III.106)

Tuy nhiên, hiệu suất calorifer truyền nhiệt không thể 100%, do đó ta chọn hiệu
suất làm việc của calorifer là 90%, 10% còn lại tổn thất do nhiều nguyên nhân, do vậy
công suất nhiệt mà hơi nước cần truyền cho không khí:

QC = Qcalorifer/0.9 = 103.9/0.9 = 115.44 (kW) (III.107)

Nhiệt ẩm hóa hơi của ở 1100C: r = 2230 kJ/kg.

Lượng hơi vào calorifer yêu cầu là:

68
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Gh = = 0.05177 (kg/s) = 186.4 (kg/h) (III.108)

Tính toán thiết kế calorifer



Tính toán diện tích trao đổi nhiệt F của calorifer:

Chọn ống thép dẫn hơi có:


-
Đường kính ngoài: d2 = 28 mm
-
Đường kính trong: d1 = 26 mm

Với các ống truyền nhiệt bố trí so le:


-
Bước dọc: S2 =45 m
-
Bước ngang: S1 = 50 mm

Chọn cánh được làm bằng đồng

Cánh được làm bằng đồng có hệ số dẫn nhiệt λC = 110 W/mK

Chiều dày cánh , đường kính cánh là dC = 49 mm. Bước cánh SC =

3.5 mm.

SC = t + → t = SC – = 3.5 – 1 = 2.5 (mm) = 0.0025 (m) (III.109)

Ứng suất cho phép của ống được tính theo công thức (Tính toán, thiết kế các chi
tiết thiết bị hóa chất và dầu khí, Hồ Lê Viên) như sau:

(III.110)

Trong đó:

69
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

-
: hệ số an toàn, nC = 3.5

-
: giới hạn nóng chảy, = 40 N/mm2

→ = 11.5 (N/mm2)

Kiểm tra độ bền: (III.111)

Trong đó:

-
: hệ số hiệu chỉnh (0.9÷1), ở trường hợp này =1

-
: ứng suất cho phép tiêu chuẩn

Do đó, độ bền = 11.5 (N/mm2)

Hệ số mối hàn của cánh và ống: φh = 0.95



Tính toán diện tích bề mặt ngoài các ống có cánh

(III.112)

Tính hiệu số nhiệt độ

70
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

ttb = (III.113)

Với = tbh – tk1; = tbh – tk2

Trong đó:
-
ts: nhiệt độ bão hòa của hơi nước, tbh = 1100C
-
tk1: nhiệt độ khí vào calorifer, tk1 = t0 = 250C
-
tk2: nhiệt độ không khí ra khỏi calorifer, tk2 = 900C

-
: hệ số hiệu chỉnh, =1

Ta có:

ttb = = 44.920C

71
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hệ số trao đổi nhiệt với diện tích mặt ngoài có cánh được tính khi bỏ qua nhiệt

trở dẫn nhiệt của vách ống ( là:

(III.114)

Trong đó:

-
: hệ số làm cánh, với cánh tròn thì được xác định qua biểu thức:

(III.115)

-
: hệ số trao đổi nhiệt của hơi ngưng với bề mặt trong của ống, được

xác định qua biểu thức sau:

(III.116)

Với hơi nước bão hòa ngưng ở nhiệt độ . Ta có những thông số vật

lý của nước ngưng bão hòa như sau:

72
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

r = 2230 kJ/kg,

Chọn chiều cao ống là l = 0.6 m = 600 mm.

: độ chênh lệch nhiệt độ giữa hơi ngưng với nhiệt độ vách trong

của ống, do α1 rất lớn nên ∆tN rất bé, giả sử ∆tN = 0.4 0C (kiểm tra lại sau đó), ta có:

3816.4 (W/(m2K))

-
: hệ số tỏa nhiệt của không khí bên ngoài ống, được tính qua biểu thức

; với là hiệu quả của cánh, là hệ số tỏa nhiệt của

không khí với cánh, được xác định qua biểu thức:

(III.117)

Do ống bố trí so le, nên hệ số C = 0.45.

Tính chuẩn số Renold được xác định qua công thức:

(III.118)

Chiều cao cánh bằng:

h= = 10.5 (mm) = 0.0105 (m) (III.119)

73
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tốc độ dòng không khí qua chỗ hẹp nhất, chọn = 7 m/s

Nhiệt độ trung bình của không khí qua calorifer:

= 0.5 ( ttb + t2) = 0.5(44.92 + 90) = 67.46 (0C) (III.120)

Từ bảng tra thông số vật lý của không khí khô ở 67.460C, ta có các thông số sau:

→ = 9.924 103

Tính diện tích bề mặt ống trơn không cánh với chiều dài 0.6m:

F02 = = = 0.0528 (m2) (III.121)

Số cánh trên ống dài 0.6m là:

nC = 170 (cánh/ống) (III.122)

74
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Diện tích phần ống trơn không phủ cánh:

F0 = = = 0.0374 (m2)(III.123)

Diện tích cánh:

= 0.4318 (m2) (III.124)

Tổng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của ống với dòng không khí chuyển động cắt
ngang qua là:

F2 = = 0.0528 + 0.4318 = 0.4846 (m2) (III.125)

Do đó, hệ số tỏa nhiệt của không khí với cánh αC:

= 57.4 (W/m2K)

Tính hiệu quả làm cánh ηS:

ηS = 1 – (1 – ηC) (III.126)

Với: = = 0.89

75
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Hiệu suất cánh ηS dựa vào tỉ số và tích số h.

-
= = 1.75 (III.127)

-
= = = 32.3 → h = 32.3 0.0105 = 0.34 (III.128)

Tra đồ thị hình 2-31, trang 109 (Thiết bị trao đổi nhiệt, Bùi Hải), ta được giá trị

ηC 0.92 → ηS = 1 – (1 – 0.92) = 0.93

→ α2 = = 57.4 = 53.4 (W/(m2K)) (III.129)

Chúng ta tiến hành kiểm tra lại giả thiết ∆tN = 0.40C, do ∆tN phải thỏa mãn điều
kiện α1∆tN = α2∆tkk. Xem ∆tkk = ∆ttb nên:

∆tN = = = 0.63 (sai lệch không nhiều nên có thể chấp nhận được

kết quả). (III.130)

Hệ số trao đổi nhiệt với diện tích mặt ngoài của cánh F 2 được tính khi bỏ qua

nhiệt trở dẫn nhiệt dẫn qua ống (tức ) là:

76
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

kF2 = = = 46.91 (W/(m2K)) (III.131)

Khi nói đến độ bám bụi ở cánh cũng như việc đóng cặn của hơi nước bên trong
ống, ta có hệ số trao đổi nhiệt tính với hệ số bám bẩn φ = 0.9 là:

ktF2 = kF2 = 46.91 = 42.219 (W/(m2K)) (III.132)

Diện tích trao đổi nhiệt bề mặt ngoài của cánh:

F2 = = 60 (m2) (III.133)

Diện tích trao đổi nhiệt bề mặt trong của ống:

F1 = 6.1 (m2) (III.134)


Tính kích thước calorifer

Chiều dài ống l = 0.6 m, tổng số ống trong calorifer:

n= = 124.5 125 (ống) (III.135)

Ta chọn thiết bị calorifer có 5 hàng ống (z = 5), do đó, số ống mỗi hàng là:

77
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

m= = 25 (ống/hàng) (III.136)

Ở phía hai đầu của chùm ống có đặt các ống hơi và ống nước ngưng. Ta chọn
đường kính của 2 ống này có đường kính trong và đường kính ngoài lần lượt là 95mm
và 100mm.

Kích thước của calorifer:

-
Chiều cao: H = 0.8m
-
Chiều rộng: B = 0.3m
-
Chiều dài: L = 1129m

Tính trở lực của dòng khí chuyển động cắt ngang qua chùm ống so le có
cánh của calorifer

∆PC = (III.137)

Trong đó:

-
: khối lượng riêng của chất khí (kg/m3)

-
: tốc độ dòng khí tại khe hẹp (ω = ωmax) (m/s)

-
z: số hàng ống

-
: hệ số trở lực được xác định theo công thức sau:

78
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

(Thiết bị

trao đổi nhiệt, Bùi Hải) (III.138)

Kích thước xác định dE:

dE = (III.139)

= d2tnC = F0 = 0.0374 (m2) (diện tích phần ống trơn không phủ cánh)

(III.140)

= 2( ) nC = 2 ( ) = 0.4318 (m2) (III.141)

dE = = 0.035 (m) = 35 (mm)

Hệ số trở lực là:

= 0.8185

Do đó, trở lực của dòng không khí chuyển động cắt ngang colorifer:

79
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

∆PC = = 0.8185 = 104.2769 (N/(ms2))

1.4.3.3. Tính quạt

Do hệ thống sấy tầng sôi cần một lực lớn để thổi vào lớp hạt vật liệu ở dạng sôi
do đó cần phải sử dụng quạt để vận chuyển không khí tốt vào trong buồng sấy cũng
như sử dụng quạt hút để thu khí sau quá trình sấy.

Hệ thống sẽ bao gồm 2 quạt: quạt đẩy ở đầu hệ thống và quạt hút ở cuối hệ
thống.

Quạt đẩy ở đầu hệ thống có nhiệm vụ đẩy khí vào calorifer để gia nhiệt không
khí với đoạn ống thẳng.

Quạt hút ở cuối hệ thống có nhiệm vụ hút khí từ buồng sấy vào cyclone qua đoạn
ống cong 900.

Các trở lực cần phải khắc khục:


-
Trở lực qua đường ống dẫn tác nhân sấy ∆Pm

-
Tổng trở lực cục bộ Ʃ

-
Trở lực qua Calorifer

-
Trở lực qua Cyclone

-
Trở lực qua thiết bị sấy

Chúng ta sẽ tính các trở lực mà quạt cần khắc phục

Các trở lực đã tính toán:


-
Trở lực qua thiết bị sấy: ∆PS = 2574 N/m2 = 262.475 mmH2O
-
Trở lực qua Cyclone ∆Px = 438.133 N/m2 = 44.677 mmH2O
80
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng
-
Trở lực qua Calorifer ∆PC = 104.2769 N/m2 = 10.6336 mmH2O
Tính trở lực đường ống

∆Pm = λ (III .142)

Trong đó:
-
λ: hệ số trở lực ma sát
-
L: tổng chiều dài ống
-
d: đường kính tương đương của ống dẫn khí

-
: khối lượng riêng của khí

-
: tốc độ của khí trong ống

Với dòng chảy trong ống, chúng ta sẽ xét chuẩn số Reynolds trước:

Re = (III .143)

Trong đó:
-
d: đường kính tương đương của ống (m)

-
: độ nhớt của không khí (Ns/m2)


Từ quạt đến calorifer

Chọn đoạn ống từ quạt đẩy đến calorifer dài 2m, đường kính tương đương là
0.3m, làm từ thép tráng kẽm.

81
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Độ nhám tuyệt đối của ống thép tráng kẽm: = 0.0001 (Bảng II.15 trang 381 –

Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên).

Diện tích mặt cắt ngang của ống là:

Fo = = 0.07 (m2) (III.144)

Nhiệt độ không khí đi từ quạt vào calorifer là 250C, có các thông số sau:

= 1.185 kg/m3; = 18.35 10-6 Ns/m2

Vận tốc khí chuyển động trong ống;

ωo1 = = = 18.6 (m/s) (III.145)

Re = = 360343.3243 > 4000 → dòng khí theo chế độ chảy xoáy

(chảy rối).

Trong chế độ này chia làm 3 khu vực:

 Khu vực nhẵn thủy học: đặc trưng của vùng này là lớp màng chảy dòng
phủ kín gờ nhám của ống, do đó độ nhám không có ảnh hưởng đến hệ số
ma sát.

Trị số Reynolds giới hạn trên (Regh) của vùng này được tính theo công thức trong
(Sổ tay và quá trình thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên):

Regh 6 =6 = 56494.2325 (III.146)

82
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

 Khu vực nhám: đặc trưng của khu vực này là chiều dày của lớp màng
dòng chảy nhỏ hơn gờ nhám. Trong khu vực này, hệ số ma sát chỉ phụ
thuộc vào độ nhám, không phụ thuộc vào chuẩn số Reynolds.

Giá trị chuẩn số Re khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám xác định theo công thức
sau:

Ren = 220 = 220 = 1795494.555 (III.147)

Và vì Regh < Re < Ren nên sẽ xảy ra vùng quá độ.

 Khu vực quá độ: là khu vực nằm giữa khu vực nhẵn thủy lực và khu vực
nhám ứng với Regh < Re < Ren

= = 3000 → =

Do giá trị nằm trong khoảng giới hạn 0.00008÷0.0125. Giá trị λ tính theo công
thức (II.64/379) cho bảng II.14 trang 379 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa
chất, Hồ Lê Viên) về mối quan hệ giữa hệ số ma sát λ đối với khu vực quá độ:

λo1 0.1 = 0.1 = 0.01663 (III.148)

Vậy, trở lực đường ống từ quạt đến calorifer là:

∆Pm1 = 0.01663 = 22.7256 (N/m2) = 2.317 (mmH2O)


Từ calorifer đến buồng sấy

83
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Chọn đường ống dài 2m, đường kính tương đương của ống 0.3m, ống làm từ
thép tráng kẽm.

Độ nhám tuyệt đối của ống thép tráng kẽm: = 0.0001.

Diện tích mặt cắt của ống là:

Fo = = 0.07 (m2)

Nhiệt độ không khí đi từ calorifer vào buồng sấy là 67.460C, có các thông số sau:

= 1.04 kg/m3; = 20.473 10-6 Ns/m2

Vận tốc khí chuyển động trong ống:

ωo2 = = = 21.19 (m/s)

Re = = 322926.7816 > 4000 → dòng khí theo chế độ chảy xoáy

(chảy rối), chia làm ba khu vực.

Và vì Regh < Re < Ren → =

Do giá trị nằm trong khoảng giới hạn 0.00008÷0.0125. Giá trị λ tính theo công
thức (II.64/379) cho bảng II.14 trang 379 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa
chất, Hồ Lê Viên) về mối quan hệ giữa hệ số ma sát λ đối với khu vực quá độ:

84
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

λo2 0.1 = 0.1 = 0.0168

Vậy, trở lực đường ống từ quạt đến calorifer là:

∆Pm2 = 0.0168 = 26.15 (N/m2) = 2.666 (mmH2O)


Từ buồng sấy đến cyclone

Chia làm hai đoạn ống, vì có một khúc ống cong 900.

Đoạn ống 1: ống dài 1m, đường kính tương đương của ống là 0.3m, ống làm từ
thép tráng kẽm.

Diện tích mặt cắt của ống là:

Fo = = 0.07 (m2)

Nhiệt độ không khí đi từ buồng sấy vào cyclone là 400C, có các thông số sau:

= 1.128 kg/m3; = 19.1 10-6 Ns/m2

Vận tốc khí chuyển động trong ống:

ωo3 = = = 19.54 (m/s)

Re = = 346195.6021 > 4000 → dòng khí theo chế độ chảy xoáy

(chảy rối).
85
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

→ λo3 0.1 = 0.1 = 0.01669

→ ∆Pm31 = 0.01669 = 11.98 (N/m2) = 1.2216 (mmH2O)

Đoạn ống 2: ống dài 1.5 m, đường kính tương đương của ống là 0.3m, ống làm
từ thép tráng kẽm.

→ ∆Pm32 = 0.01669 = 17.97 (N/m2) = 1.832 (mmH2O)

Trở lực buồng sấy đến cyclone:

∆Pm3 = ∆Pm31 + ∆Pm32 = 1.2216 + 1.832 = 3.0536 (mmH2O) (III.149)



Từ cyclone đến quạt hút

Chọn đường ống dài 1m, đường kính tương đương của ống 0.3m, ống làm từ
thép tráng kẽm.

λo4 = λo3 = 0.015524

→ ∆Pm4 = 0.01669 = 11.98 (N/m2) = 1.2216 (mmH2O)

Do đó, tổng trở lực ma sát của đường ống:

∆Pm = ∆Pm1 + ∆Pm2 + ∆Pm31 + ∆Pm32 + ∆Pm4 = 2.317 + 2.666 + 1.2216 + 1.832 +
1.2216 = 9.2582 (mmH2O) (III.150)

Tính trở lực cục bộ



Trở lực đột mở

Trở lực đột mở vào calorifer

86
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn vào calorifer:

Fo = = 0.07 (m2)

Diện tích mặt cắt ngang của calorifer:

Fcalorifer = Hc Bc = 0.8 0.3 = 0.24 (m2) (III.151)

Vận tốc khí là ω = 18.6 m/s

Chuẩn số Re:

Re = = = 304087.1935 > 103, giá trị ξ được xác định theo No11

trang 387 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). (III.152)

Ta có tỉ số: (III.153)

Tra bảng No11 trang 387, ta có: ξ = 0.51162

Trở lực đột mở vào calorifer là:

∆Pcm1 = = 104.87 (N/m2) = 10.69 (mmH2O)

Trở lực đột mở vào buồng sấy:

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn vào buồng sấy:

Fo = = 0.07 (m2)

87
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Diện tích mặt cắt ngang của buồng sấy:

Fbuồng sấy = = 1 (m2)

Tốc độ dòng khí ω = 21.19 m/s

Chuẩn số Re:

Re = = = 310506.5208 > 103, giá trị ξ được xác định theo No11

trang 387 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên).

Do chuẩn số Re > 103 nên không khí chuyển động theo chế độ chảy rối.

Ta có tỉ số:

Tra bảng No11 trang 387 (Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê
Viên) ta có: ξ = 0.867.

Trở lực đột mở vào buồng sấy là:

∆Pcm2 = = 202.434 (N/m2) = 20.64 (mmH2O)

Trở lực đột mở vào cyclone

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn:

Fo = = 0.07 (m2)

Diện tích mặt cắt ngang cửa vào cyclone:

88
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Fxv = hb = 0.2 0.54 = 0.108 (m2)

Ta có tỉ số:

Chuẩn số Re:

Re = = = 306911

Do Re > 103, xác định hệ số trở lực qua bảng No11 trang 387 (Sổ tay quá trình

và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). Ta có: = 0.1264

Trở lực đột mở vào cyclone:

= 27.22 (N/m2) = 2.776 (mmH2O)

Tổng trở lực đột mở:

∆Pcm = ∆Pcm1 + ∆Pcm2 + ∆Pcm3 = 10.69 + 20.64 +2.776 = 34.106 (mmH2O)



Trở lực đột thu

Trở lực đột thu từ calorifer ra đường ống không khí nóng

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn không khí nóng:

Fo = = 0.07 (m2)

89
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tỉ số: = 0.2917

Tốc độ dòng khí ω = 21.19 m/s

Chuẩn số Re:

Re = = = 310506.5208

Do Re = 310506.5208 > 104, xác định hệ số trở lực qua bảng No13 trang 388

(Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên), ta có: = 0.38581.

Trở lực đột thu từ calorifer ra đường ống:

= 90.08 (N/m2) = 9.18 (mmH2O)

Trở lực đột thu ra khỏi buồng sấy

Nhiệt độ ra khỏi buồng sấy là 400C.

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn:

Fo = = 0.07 (m2)

Ta có tỉ số:

90
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tốc độ dòng khí: ω = 19.54 m/s

Chuẩn số Re:

Re = = = 306911

Do Re > 104, xác định hệ số trở lực qua bảng No13 trang 388 (Sổ tay quá trình

và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). Ta có: = 0.48.

Trở lực đột thu từ buồng sấy ra đường ống:

= 103.364 (N/m2) = 10.54 (mmH2O)

Trở lực đột thu ra khỏi cyclone

Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn:

Fo = = 0.07 (m2)

Diện tích mặt cắt ngang cửa ra cyclone:

Fxr = = = 0.229 (m2)

Ta có tỉ số:

91
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Tốc độ dòng khí: ω = 19.54 m/s

Chuẩn số Re:

Re = = = 306911

Do Re > 104, xác định hệ số trở lực qua bảng No13 trang 388 (Sổ tay quá trình

và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). Ta có: = 0.37772

Trở lực đột thu ra khỏi cyclone:

= 81.34 (N/m2) = 8.29 (mmH2O)

Tổng trở lực đột thu:

∆Pct = ∆Pct1 + ∆Pct2 + = 9.18 + 10.54 + 8.29 = 28.01 (mmH2O)


Trở lực tại góc co 900

Hệ số trở lực góc co tính theo phụ lục 8 trang 352 (Tính toàn và thiết kế hệ
thống sấy, Trần Văn Phú).

R = 0.6

d = 0.3

→ → = 0.15

Do đó có tiết diện tròn nên η = 1.

92
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Vậy, hệ số trở lực qua đoạn ống cong: = = 0.15 = 0.15 (III.154)

Trở lực của đoạn ống cong:

0.15 = 32.3 (N/m2) = 3.29 (mmH2O)

Tổng trở lực cục bộ:

34.106 + 28.01 + 3.29 = 65.406 (mmH2O)

Bảng 8. Kết quả tính toán trở lực quạt cần khắc phục

Tên trở lực Ký hiệu Giá trị Đơn vị


Trở lực của thiết bị
262.475 mmH2O
sấy
Trở lực của
10.6336 mmH2O
calorifer
Trở lực của
44.677 mmH2O
cyclone
Trở lực đường ống
từ quạt đến 2.317 mmH2O
calorifer
Trở lực đường ống
từ calorifer đến 2.666 mmH2O
buồng sấy
Trở lực đường ống
từ buồng sấy đến 3.0536 mmH2O
cyclone
Trở lực từ cyclone
1.2216 mmH2O
đến quạt hút
Trở lực đột mở vào
10.69 mmH2O
calorifer
Trở lực đột mở vào
20.64 mmH2O
buồng sấy

93
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Trở lực đột mở vào


2.776 mmH2O
cyclone
Trở lực đột thu từ
cửa ra calorifer đến 9.18 mmH2O
ống dẫn
Trở lực đột thu vào
10.54 mmH2O
buồng sấy
Trở lực đột thu ra
8.29 mmH2O
khỏi cyclone

Trở lực tại góc co 3.29 mmH2O

Tổng trở lực cần


392.4498 mmH2O
khắc phục

Tính chọn quạt



Quạt đẩy

Quạt hoạt động ở nhiệt độ 250C.

Lưu lượng không khí: Qkk = (m3/h) = 1.302 (m3/s)

Áp suất toàn phần H được tính theo công thức (II.237) trang 463 (Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên).

Hđ = H p (III.155)

Trong đó:
-
Hp: trở lực tính toán của hệ thống (mmH2O)
-
T: nhiệt độ làm việc của khí (0C)
-
B: áp suất tại chỗ đặt quạt (mmH2O)

-
: khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn (kg/m3)

94
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

-
: khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc (kg/m3)

Do dùng hai quạt ở hai đầu hệ thống nên trở lực tính toán của hệ thống sẽ được
chia đều cho hai quạt.

Hp = = = 196.2249 (mmH2O) = 1924 (N/m2) (III.156)

Trở lực 1924 N/m2 nên ta sẽ sử dụng quạt ly tâm cao áp.

Hđ =1924 1963.1 (N/m2) = 200.18 (mH2O)

Từ các đồ thị đặc tuyến của quạt trang 485 (Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên), ta chọn quạt ly tâm II4-70N 08, có năng suất khoảng 4000
m3/h, hiệu suất η = 0.7, tốc độ ω = 140rad/s, tốc độ của bánh guồng 58.7 m/s.

Ta có hiệu suất truyền động qua bánh đai: ηtr = 0.95

Công suất trên trục động cơ điện theo công thức (II.239a) trang 463 (Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên):

N= (III.157)

Trong đó:
-
Q: năng suất (m3/s)
-
ηq: hiệu suất của quạt, lấy theo đặc tuyến
-
ηtr: hiệu suất truyền động

→N= (kW)

95
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Công suất thiết lập đối với động cơ điện:

Nđc = k3N (III.158)

Trong đó:
-
k3: hệ số dự trữ

Lựa chọn hệ số k3 theo bảng II.48 trang 464 (Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). Ta được k3 = 1.15.

Do đó, công suất thiết lập cho động cơ điện:

Nđc = 1.15 4.556 = 5.2394 (kW)


Quạt hút

Quạt hoạt động ở nhiệt độ 400C.

Lưu lượng không khí: Qkk = 4923.88 (m3/h) = 1.368 (m3/s)

Áp suất toàn phần H được tính theo công thức (II.237) trang 463 (Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên).

Hh = H p

Trong đó:
-
Hp: trở lực tính toán của hệ thống (mmH2O)
-
T: nhiệt độ làm việc của khí (0C)
-
B: áp suất tại chỗ đặt quạt (mmH2O)

-
: khối lượng riêng của khí ở điều kiện tiêu chuẩn (kg/m3)

96
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

-
: khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc (kg/m3)

Do dùng hai quạt ở hai đầu hệ thống nên trở lực tính toán của hệ thống sẽ được
chia đều cho hai quạt.

Hp = = = 196.2249 (mmH2O) = 1924 (N/m2)

Trở lực 1901 N/m2 nên ta sẽ sử dụng quạt ly tâm cao áp.

Hh =1924 1962.733 (N/m2) = 200.143 (mH2O)

Từ các đồ thị đặc tuyến của quạt trang 485 (Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên), ta chọn quạt ly tâm II4-70N 08, có năng suất khoảng 4000
m3/h, hiệu suất η = 0.7, tốc độ ω = 140rad/s, tốc độ của bánh guồng 58.7 m/s.

Ta có hiệu suất truyền động qua bánh đai: ηtr = 0.95

Công suất trên trục động cơ điện theo công thức (II.239a) trang 463 (Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên):

N=

Trong đó:
-
Q: năng suất (m3/s)
-
ηq: hiệu suất của quạt, lấy theo đặc tuyến
-
ηtr: hiệu suất truyền động

→N= (kW)

97
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Công suất thiết lập đối với động cơ điện:

Nđc = k3N

Trong đó:
-
k3: hệ số dự trữ

Lựa chọn hệ số k3 theo bảng II.48 trang 464 (Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất, Hồ Lê Viên). Ta được k3 = 1.15.

Do đó, công suất thiết lập cho động cơ điện:

Nđc = 1.15 4.556 = 5.2394 (kW)

Từ đó, ta có kết quả thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 9. Thông số quạt

Quạt đẩy Quạt hút


Số hiệu Quạt ly tâm II4-70N08 Quạt ly tâm II4-70N08
Năng suất 1.302 m/s 1.368 m/s
Áp suất làm việc 200.18 mmH2O 200.143 mmH2O
Công suất 5.2394 kW 5.2394 kW

98
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

1.5. Thiết kế hệ thống sấy tầng sôi

Sau khoảng thời gian thực hiện đồ án, nghiên cứu và tìm tòi học hỏi qua các tài
liệu nghiên cứu và tham chiếu chúng cũng như sự hướng dẫn của giáo viên, em đã
hoàn thành đồ án quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm với đề tài là “Thiết
kế hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm với năng suất 600kg/mẻ”.

Kết quả tính toán được thể hiện dưới đây:

Bảng 10. Kết quả tính toàn hệ thống sấy tầng sôi

` Đại lượng Giá trị Đơn vị

Đường kính thiết bị 1.128 m

Đường kính lưới 0.944 m

Chiều cao buồng


Thiết bị chính 3.08 m
sấy

Đường kính lỗ lưới 2.5 mm

Bề dày của thiết bị 21 mm

Số ống truyền nhiệt 125 ống

Chiều dài 1.129 m


Calorifer
Chiều rộng 0.3 m

Chiều cao 0.8 m

Chiều cao cửa vào 0.2 m

Chiều rộng cửa vào 0.1 m

Cyclone đơn Chiều dài ống dẫn


0.48 m
khí vào

Chiều cao ống tâm


1.392 m
có mặt bích

99
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Chiều cao phần


1.808 m
hình trụ

Chiều cao phần


1.6 m
thân hình nón

Chiều cao phần


0.24 m
ngoài ống tâm

Khoảng cách từ tận


cùng cyclone đến 0.25 m
mặt bích

Đường kính
0.8 m
cyclone

Đường kính ống


0.54 m
thoát khí

Đường kính trong


0.3 m
của cửa tháo bụi

Chiều cao của


3.648 m
cyclone

Góc nghiêng giữa


15 Độ
nắp và ống vào

Công suất quạt đẩy 5.2394 kW


Quạt
Công suất quạt hút 5.2394 kW

100
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Mô hình hệ thống sấy tầng sôi mô phỏng dưới đây:

Hình 13. Mô hình hệ thống sấy tầng sôi


(1) Quạt đẩy
(2) Calorifer
(3) Lò hơi
(4) Ống nhập liệu
(5) Buồng sấy tầng sôi
(6) Cửa tháo liệu
(7) Cyclone
(8) Băng tải
(9) Quạt hút
2. Thảo luận

Trong khoảng thời gian thực hiện đồ án này, em đã tìm hiểu và tham khảo tài liệu
liên quan và tính toán các thông số cơ bản trong quá trình sấy dựa trên những phương
pháp sẵn có.

Đồng thời, với đề tài này, em đã góp một phần nhỏ trong quá trình tính toán và
thiết kế mô hình cho sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp, ngành học mà em
đang theo đuổi dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tấn Dũng. Việc lựa chọn thức ăn
101
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

nuôi tôm ứng dụng sấy thăng hoa là một đề tài hay và chưa được nhiều người quan
tâm đến mặc dù hộ nông dân nuôi tôm với diện tích chăn nuôi lớn, nhu cầu về nguồn
lực cao, đòi hỏi các khu công nghiệp phải sử dụng hệ thống sấy, và đa phần mọi người
đều ưa chuộng sử dụng sấy tầng sôi trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đó còn hạn
chế nên đa phần các nhà sản xuất chủ yếu tập trung vào việc xuất khẩu máy móc ở
nước ngoài.

Qua đồ án này, em đã biết thêm nhiều điểu hay đáng học hỏi, tham khảo và vận
dụng các tài liệu đáng tin cậy của các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học trong nước vào
trong quá trình tính toán để hoàn thành đồ án đúng hạn. Không những vậy, việc thực
hiện đồ àn đã giúp em có thêm kinh nghiệm mới vào lĩnh vực vẽ đồ họa autocad trên
phần mềm, nâng cao khả năng chuyên môn.

Tuy nhiên, việc tính toán này chỉ mang tính chất lý thuyết và ít tính thực nghiệm
do quá trình lựa chọn thông số ban đầu còn nhiều sai sót, chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế sản xuất và chỉ theo dõi cũng như được hỗ trợ trong một giới hạn nhất định. Do
đó, phạm vi đồ án thu hẹp lại và chỉ dừng lại ở mức thiết kế hệ thống theo cơ sở lý
thuyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Do đó, em mong các thầy, cô giảng viên sẽ xem xét và đưa ra những lời nhận xét
về tính đúng sai của đồ án này giúp em được hoàn thiện hơn trong tương lai.

102
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

KẾT LUẬN

Với việc tính toán và thiết kế hệ thống sấy tầng sôi thức ăn nuôi tôm với năng
suất 600kg/mẻ nhằm đạt được một số mục đích sau:
-
Góp phần cho sự phát triển sản xuất máy móc về thiết bị sấy tầng sôi ở
Việt Nam, thay thế cho việc nhập khẩu máy móc ngoài nước.
-
Giảm chi phí lắp đặt, từ đó giúp giá thành thức ăn nuôi tôm giảm xuống,
hỗ trợ cho bà con nông dân chăn nuôi có cuộc sống tốt hơn.
-
Đóng góp công sức vào các tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa
sau với đồ án liên quan về sấy tầng sôi.
-
Phục vụ cho nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan.

Do thời gian có hạn cũng như thời gian thực hiện nhiều môn học cùng một lúc,
do đó đồ án của em không thể tránh khỏi các sai sót mặc dù em đã cố gắng hết sức để
hoàn thành. Vì vậy, kính mong thầy, cô có thể xem xét và góp ý để bài làm của em
được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công nghệ Hóa
học và Thực phẩm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

103
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh. 2013. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực
phẩm tập 3 truyền khối. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. HCM. Trang: 269.

Nguyễn Tấn Dũng. 2014. Tài liệu hướng dẫn thực hành môn Thực tập Quá trình và
thiết bị trong công nghệ thực phẩm.

Trần Văn Phú. 2008. Kỹ thuật sấy. Nhà xuất bản Giáo dục. 267 trang.

Hoàng Văn Chước. 1999. Giáo trình kỹ thuật sấy. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
283 trang.

Nguyễn Văn May. 2007. Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 234 trang.

History: Travel back through time and intothe future. glatt.com.

PGS.TSKH. Trần Văn Phú. 2002. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản
Giáo dục. 360 trang.

Phạm Văn Lành. 2008. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống sấy tầng sôi công nghiệp
phục vụ sấy quặng, khoáng sản. Báo cáo tổng kết đề tài KH-CN.

Đỗ Đoàn Hiệp, Trần Văn Vỹ, Nguyễn Tiến Thành. 2007. Thức ăn cho tôm cá sử dụng
và chế biến. Nhà xuất bản Thanh Hóa. 82 trang.

FAO. 2012. Food agriculture organization of the United nations. In: The State of
World Fisheries and Aquaculture 2012. FAO Fisheries and Aquaculture
Department, Rome.

Hanson T.R., Posadas B.C., Samocha T.M., Stokes A.D., Losordo T.M., Browdy C.L.
2009. Economic factors critical to the profitability of super-intensive biofloc
recirculating shrimp production systems for marine shrimp Litopenaeus
vannamei. In: The Rising Tide, Proceedings of the Special Session on
Sustainable Shrimp Farming (Browdy C.L., Jory D.E. (Eds.)). The World
Aquaculture Society, Baton rouge. Pp: 267–283.

104
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Son V.N., Phuong N.T., Hai T.N., Yakupitiyage A. 2011. Production and economic
efficiencies of intensive black tiger praw (Penaues monodon) culture during
different cropping seasons in the Mekong delta, Vietnam. Aquacult. Int. 19:
555–566.

PGS.TS. Lê Thanh Hùng, Ong Mộc Quý. 2011. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn
nuôi tôm thẻ chân trắng (Lytopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Đại học Nông
Lâm TP.HCM.

Vasep. 2017. Hàn Quốc: Nhu cầu nhập khẩu tôm chân trắng vẫn tăng.

PGS.TS. Lê Thanh Hùng. 2012. Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn cho các đối
tượng nuôi biển tại Việt Nam. Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Arun S. Mujumdar. 2004. Research and Development in Drying: Recent Trends and
Future Prospects. Drying Technology. 22: 1–26.

Nguyển Văn Lụa. 2006. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, tập 7:
Kỹ thuật sấy vật liệu. Nhà xuất bản đại học Quốc gia TPHCM. 252 trang.

Trần Văn Phú. 2002. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản Giáo Dục. 360
trang.

Nguyễn Tấn Dũng. 2016. Kỹ thuật và công nghệ sấy thăng hoa. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 431 trang.

Hồ Lê Viên. 2006. Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 239 trang.

Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư. 2001. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật. 469 trang.

Nguyễn Hùng Tâm. 2011. Quạt và hệ thống lựa chọn, sử dụng và tính toán (ebook).

Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên. 2006. Sổ tay quá trình và thiết bịcông
nghệ hóa chất, tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 632 trang.

Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Phạm Xuân Toản. 2006. Sổ tay quá trình và thiết bị
công nghệ hóa chất, tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 447 trang.

105
ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GVHD: TS. Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Tấn Dũng. 2013. Các quá trình và thiết bị cơ học, thủy lực và khí nén. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM. 298 trang.

Nguyễn Bin. 2008. Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm tập
4. NXB Khoa học và kỹ thuật.

106

You might also like