You are on page 1of 16

Bí quyết phân tích kỹ thuật bằng mô hình Harmonic: Sự kỳ diệu của

những con số
Ngày đăng: 28-02-2019 | Ngày chỉnh sửa gần nhất: 02-03-2021

Phân tích kỹ thuật theo mô hình Harmonic là một cách chính xác và mang tính toán học để giao
dịch. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần thời gian để thực thực hành và nghiên
cứu, nhằm làm chủ các mô hình. Mô hình Gartley, bướm, dơi và cua là những mô hình nổi tiếng
nhất được các nhà giao dịch trên thế giới tin tưởng và theo dõi.

Mô hình Harmonic là gì? 


Mô hình giá Harmonic được HM Gartley nghiên cứu và phát triển vào năm 1932. HM Gartley đã viết về một mô

hình 5 điểm (được gọi là Gartley) trong cuốn “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”. Larry Pesavento đã cải

thiện mô hình này với các tỷ lệ Fibonacci và thiết lập các quy tắc về cách giao dịch mô hình Gartley trong cuốn

sách của mình, Tỷ lệ Fibonacci với Nhận dạng mẫu (Pattern Recognition). Có một số khác cũng nghiên cứu về lý

thuyết mô hình này, nhưng Scott Carney làm tốt nhất trong các cuốn sách của ông về Giao dịch Harmonic

(Harmonic Trading). Ông Scott Scott Carney cũng đã phát hiện ra các mô hình như “Crab”, “Bat”, “Shark”, “5-0” và

thêm kiến thức thực tế cho các quy tắc giao dịch, tính hợp lý và quản lý rủi ro/tiền. Những phát minh mang tính tiên

phong của ông đã mở ra các phong cách giao dịch mới hơn cho giới đầu tư.
Mô hình harmonic là sự kết hợp hoàn hảo giữa hình học và những tỷ số
Fibonacci
Giao dịch theo mô hình Harmonic là phương pháp giao dịch forex kết hợp lý thuyết mô hình giá và toán học.

Phương pháp này dựa trên tiền đề rằng các mẫu hình giá sẽ tự lặp lại trong tương lai.

Nền tảng của kỹ thuật này gồm một vài tỷ số sơ cấp như 0.618 hoặc 1.618. Bên cạnh đó, nó còn gồm một số tỷ lệ

thứ cấp như: 0.382, 0.50, 1.41, 2.0, 2.24, 2.618, 3.14 và 3.618.

Như các bạn biết, các tỷ lệ sơ cấp được nêu ra ở trên xuất hiện một cách trùng hợp trong hầu hết các cấu trúc của

tự nhiên như số cánh của một bông hoa, các tỷ lệ vàng. Và sự thật là nó cũng được tìm thấy trong các cấu trúc

nhân tạo. Thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng, vốn bị ảnh hưởng bởi môi trường và xã hội

nơi họ giao dịch, cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Bằng cách phát hiện ra các mô hình giá, các trader sau đó có thể áp dụng tỷ lệ Fibonacci cho các mô hình này, từ

đó dự đoán các chuyển động trong tương lai. Phương thức giao dịch này gắn liền với tên tuổi của nhà phân tích kỹ

thuật rất nổi tiếng là Scott Carney.


Hướng dẫn nhận diện các mô hình harmonic trực quan và cách giao dịch
với chúng
Có khá nhiều kiểu mô hình Harmonic, tuy nhiên các bạn chỉ cần nắm rõ 4 mẫu phổ biến nhất, bao gồm: mô hình

Gartley, mô hình con bướm, mô hình con dơi và mô hình con cua.

Mô hình harmonic số 1: Mô hình Gartley


Mô hình Gartley được công bố lần đầu tiên bởi H.M. Gartley trong cuốn sách “Lợi nhuận trên thị trường chứng

khoán” của ông. Sau đó, Scott Carney đã thêm vào mô hình này các tỷ số Fibonacci, được giới thiệu trong cuốn

sách “The Harmonic Trader”.

Các mức và tỷ lệ được giới thiệu dưới đây đều được chúng tôi lấy từ cuốn sách kinh điển đó. Theo dòng thời gian,

một số nhà phân tích kỹ thuật khác đã phát triển một số tỷ lệ phổ biến khác. Tất cả chúng đều tốt.

Mô hình harmonic: Gartley tăng và Gartley giảm

Trong hình minh họa bên trên, mô hình bên trái là mô hình Gartley tăng giá. Mô hình Gartley tăng giá thường xuất

hiện sớm trong thời gian hình thành ban đầu của một xu hướng. Mô hình chỉ ra dấu hiệu cho thấy các sóng điều

chỉnh đang kết thúc và một diễn biến tăng mạnh sẽ diễn ra sau điểm D. Để hiểu rõ hơn về các con sóng này, bạn

có thể tìm hiểu thêm về “Lý thuyết sóng Elliott”

Trong mô hình bên trái, đầu tiên giá di chuyển lên điểm A, sau đó điều chỉnh về B với mức thoái lui 0,618. Tiếp

theo, giá di chuyển lên theo đoạn BC với mức thoái lui từ 0,382 đến 0,886 của AB. Sau đó, giá đi đến điểm D với

mức di chuyển bằng khoảng 1,13 đến 1,618 độ cao của AB. Như bạn thấy, điểm D là mức thoái lui 0,786 của XA.
Vùng D được gọi là vùng đảo chiều tiềm năng. Đây là nơi mà bạn có thể đặt các lệnh mua (long). Tuy nhiên để

chắc chắn hơn, bạnh nên chờ đợi một số tín hiệu xác nhận tăng giá. Hãy nhớ đặt một lệnh cắt lỗ không quá xa

bên dưới khi vào lệnh

Các phân tích đối với mô hình giảm giá cũng tương tự.

Mô hình harmonic số 2: Mô hình con bướm


Mô hình do Bryce Gilmore tạo ra, chúng được xác định bằng 0.786 đoạn hồi lại của đoạn AB so với đoạn XA.

Mô hình con bướm cũng giống với mô hình Gartley tuy nhiên chúng có điểm D vượt xa hơn điểm X.

Mô hình harmonic: Mô hình con bướm

Trong hình minh hoạt bên trên, mẫu bên trái là mô hình con bướm giảm giá còn bên phải là mô hình tăng giá.

Như đã đề cập, đoạn CD là mức thoái lui của AB với tỷ lệ từ 1.618 đến 2.24 . Các nhà giao dịch forex sẽ chỉ tìm cơ

hội long hay short khi mức thoái lui tại điểm D là 1.618 hoặc 2.24 và bỏ qua các số ở giữa.
Mô hình harmonic số 3: Mô hình con dơi
Năm 2001, Scott Carney, một tín đồ của mô hình Harmonic, tìm ra một mẫu mô hình Harmonic khác có tên gọi

Con dơi.

Mô hình dơi tương tự như Gartley về hình dáng, nhưng lại khác nhau về phương diện đo lường.
Mô hình con dơi để phân tích kỹ thuật

Hãy xem xét ví dụ về mô hình con dơi tăng giá. Giá tăng từ X đến A sau đó thoái lui về B với mức

Fibo 0,382 hoặc 0,5. BC rút lại 0,382 đến 0,886 của AB. Cuối cùng, CD là phần mở rộng 1.618 đến 2.618 của AB.

Điểm D đang ở mức thoái lui 0.886 của XA. D là khu vực để vào các lệnh long. Tuy nhiên bạn nên chờ thêm các

tín hiệu xác nhận xu hướng tăng giá đang hình thành và không quên đặt một lệnh dừng lỗ bên dưới, cách đó

không xa.

Đối với mô hình giảm giá, hãy tìm cơ hội short tại vùng D, với mức dừng lỗ không quá cao.

Mô hình harmonic số 4: Mô hình con cua


Năm 2000, Scott Carney, đã phát hiện ra mô hình “Cua”. Con cua được nhà giao dịch Carney coi là một trong

những mẫu chính xác nhất khi phân tích kỹ thuật, cung cấp sự đảo ngược rất gần với những gì các số Fibonacci

chỉ ra.

Mẫu này tương tự như mô hình con bướm, nhưng khác về các tỷ lệ Fibonacci.
Mô hình con cua để phân tích kỹ thuật

Trong mô hình tăng giá, điểm B sẽ kéo lùi 0,382 đến 0,618 của XA. BC sẽ ở mức 0,382 đến 0,886 của AB. CD kéo

dài 2.618 đến 3.618 của AB. Điểm D là phần mở rộng 1.618 của XA. Vùng D là cơ hội tốt để đặt lệnh long, với

mức dừng lỗ không xa bên dưới.

Đối với mô hình giảm giá, hãy tìm cơ hội short gần vùng D, với mức dừng lỗ không quá cao.

Điểm vào lệnh và dừng lỗ


Mỗi mẫu cung cấp một vùng đảo chiều tiềm năng và không nhất thiết là một mức giá chính xác. Điều này là do hai

hình chiếu khác nhau đang hình thành điểm D. Nếu tất cả các mức dự kiến nằm trong phạm vi gần nhau, nhà giao

dịch có thể vào một lệnh tại khu vực đó. Nếu vùng chiếu được mở rộng ra, chẳng hạn như trên các biểu đồ dài hạn

trong đó các mức có thể cách nhau 50 pips trở lên, hãy tìm một số xác nhận khác về giá di chuyển theo hướng dự

kiến. Điều này có thể là từ một chỉ báo, hoặc đơn giản là xem xét hành động giá.

Một điểm dừng lỗ cũng có thể được đặt bên ngoài hình chiếu xa nhất. Điều này có nghĩa là mức dừng lỗ khó có

thể đạt được trừ khi mô hình bị phá vỡ.

Ví dụ về Harmonic Patterns – Mô hình Harmonic


Mẫu Gartley hiển thị bên dưới là mô hình tăng với 5 điểm. Các mẫu này giống với các hình của “M” hoặc của

“W”và được xác định bởi 5 điểm mấu chốt. Các mẫu Gartley được xây dựng bởi 2 chân thoái lui và 2 chân xoay

xung, tạo thành một mô hình 5 điểm. Tất cả các dao động này có liên quan đến nhau và liên quan đến tỷ lệ
Fibonacci. Trung tâm (con mắt) của mô hình là B, xác định mô hình, trong khi đó “D” là hành động hoặc điểm kích

hoạt nơi giao dịch được thực hiện. Mô hình cho thấy điểm vào giao dịch, điểm dừng và điểm chốt lời từ cấp độ D.

Biểu đồ sau đây cho thấy một mô hình harmonic 5 điểm khác (mô hình Butterfly Bearish). Mô hình này tương tự

như mẫu Gartley 5 điểm ở trên, nhưng ngược lại. Ở đây mẫu là có hình chữ W – với B là trung tâm (mắt) của mẫu.

Mô hình cho thấy các mức vào lệnh, dừng và nhắm mục tiêu từ các cấp độ của D bằng cách sử dụng pha XA.

 
Ưu và nhược điểm của mô hình Harmonic
Ưu điểm:
 Mô hình Harmonic cung cấp dự đoán giá trong tương lai, điểm chặn lỗ. Điều này làm cho các
mẫu Harmonic trở thành một chỉ báo hàng đầu.
 Các mẫu Harmonic hình thành thường xuyên, lặp lại, đáng tin cậy và tạo ra các thiết lập có thể
xảy ra cao.
 Các quy tắc giao dịch được chuẩn hóa tương đối (do Scott Carney và Larry Pesavento phát triển)
bằng cách sử dụng tỷ lệ Fibonacci.
 Hoạt động tốt với các bối cảnh thị trường xác định, quy tắc đối xứng, đo mức độ di chuyển giá…
 Làm việc trong tất cả các khung thời gian và trong tất cả các công cụ thị trường.
 Có thể sử dụng cùng với các chỉ báo khác như: CCI, RSI, MACD, DeMark …
Nhược điểm:
 Các mẫu Harmonic khá phức tạp và cần có kỹ thuật cao để hiểu và làm chủ chúng.
 Việc xác định chính xác và tự động hóa (mã hóa) các mẫu Harmonic là rất khó khăn.
 Các mâu thuẫn với Fibonacci làm cho chúng khó xác định vùng đảo chiều.
 Sự phức tạp nảy sinh khi các mẫu đối lập hình thành từ cùng một điểm đảo chiều hoặc các điểm
đảo chiều / khung thời gian khác nhau.
 Các yếu tố rủi ro / lợi nhuận từ các mô hình không đối xứng và xếp hạng thấp là khá thấp.
Lời kết
Phân tích kỹ thuật theo mô hình Harmonic là một cách chính xác và mang tính toán học để giao dịch. Tuy nhiên kỹ

thuật này đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần thời gian để thực thực hành và nghiên cứu, nhằm làm chủ các mô hình. Các

phép đo cơ bản chỉ là khởi đầu. Các chuyển động không với các mẫu cơ bản có thể sẽ khiến các nhà giao dịch bối

rối.

Gartley, bướm, dơi và cua là những mẫu nổi tiếng nhất được các nhà giao dịch trên thế giới tin tưởng và theo dõi.

Hãy vào lệnh khi thấy có tín hiệu xác nhận đảo chiều và không quên đặt cắt lỗ nhé.

Tổng hợp bởi VnRebates


Theo Investopedia

Mô hình Harmonic là gì? Bật mí bí


quyết phân tích kỹ thuật trong giao dịch
Forex

 by phungphuc
 04/11/2020
in Phân tích kỹ thuật, Kiến thức
 0
Mô hình harmonic là gì bật mí bí quyết phân tích kỹ thuật trong giao dịch forex

Nội dung bài viết

 Mô hình Harmonic là gì?


 Tìm hiểu mô hình Harmonic nguyên thủy
 Những mô hình Harmonic phổ biến hiện nay
o Mô hình ABCD
o Mô hình 3 sóng ngang (Three-drive Pattern)
o Mô hình Gartley
o Mô hình con cua
o Mô hình con dơi 
o Mô hình cánh bướm – Butterfly
 Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic
 Cách vẽ mô hình harmonic

Mô hình Harmonic là gì?


Mô hình Harmonic ra đời năm 1932 – 1935 và được sáng tạo bởi ông H.M.Gartley, một nhà đầu tư lúc bấy
giờ. Nó có vai trò cung cấp tín hiệu đảo chiều trong giao dịch. Trước đây, mô hình này chỉ dùng để áp dụng
trong giao dịch chứng khoán, nhưng từ khi thị trường forex và tiền ảo ra đời, thì nó cũng góp phần là một
công cụ có tầm ảnh hưởng lớn đến những giao dịch này. 

Tìm hiểu mô hình Harmonic nguyên thủy


Những đặc trưng của mô hình Harmonic nguyên thủy:
 Là một hình trơn không có số liệu Fibonacci
 Có hai loại  Bearish Gartley và Bullish Gartley.
 Hình thành bởi 5 điểm tạo thành hình hai ngọn núi hoặc 2 ngọn núi ngược.
 Đối với mô hình Bullish Gartley thì điểm D luôn cao hơn điểm X, điểm C luôn thấp hơn điểm A.
 Đối với mô hình Bearish Gartley thì điểm D luôn thấp hơn điểm X, điểm C luôn cao hơn điểm A.

Những mô hình Harmonic phổ biến hiện nay


Mô hình ABCD

Mô hình ABCD
Đây là mô hình đơn giản và dễ nhận biết nhất, nhờ vào chỉ báo Fibonacci là đủ.
Với mô hình ABCD thì đoạn AB và CD là 2 đoạn bên, trong đó: CD là đoạn điều chỉnh.
Nếu bạn chọn đoạn AB cho Fibonacci thoái lui thì BC có thể hồi về mức 0.618 và CD có thể ở mức 1.272 khi
Fibonacci mở rộng cho đường BC.
Đặc điểm đáng lưu ý của mô hình ABCD:
Độ dài của đường AB = CD.
Thời gian để giá dịch chuyển từ A sang B = thời gian giá dịch chuyển từ C sang D.
Mô hình 3 sóng ngang (Three-drive Pattern)

Mô hình 3 sóng ngang


Mô hình 3 sóng ngang là tiền thân của mô hình sóng Elliott và hao hao giống mô hình ABCD, ngoại trừ việc
chúng có 3 đoạn bên và 2 đoạn hồi lại. 
Đặc điểm của 3 sóng ngang là điểm A sẽ phải hồi lại 61.8% cho đoạn 1 và điểm B sẽ phải hồi lại 0.618 đoạn
2. Tiếp đó, đoạn 2 sẽ mở rộng 1.272% cho đoạn A hồi lại và đoạn 3 sẽ mở rộng 1.272% cho đoạn B hồi lại. 
Đặc điểm của 3 sóng ngang:
Thời gian để hoàn thành đoạn 2 = thời gian hoàn thành đoạn 3.
Thời gian cho đoạn hồi lại của điểm A = điểm B.
Mô hình Gartley
Mô hình Gartley
Mô hình Gartley hơi khó xác định,nhờ vào những điểm đảo chiều chính là các mức Fibonacci hồi lại và
Fibonacci mở rộng. Xác định chắc chắn giá nhất định sẽ đảo chiều.
Đặc điểm của mô hình này:
 Đoạn AB = 0.618 đoạn XA hồi lại.
 Đoạn BC = 0.382 hoặc 0.886 đoạn AB hồi lại.
 BC hồi lại = 0.382 đoạn AB thì đoạn CD = 1.272 đoạn BC
 BC hồi lại = 0.886 đoạn AB thì đoạn CD = 1.618 đoạn BC.
 Đoạn CD = 0.786 đoạn XA hồi lại.
Mô hình con cua
Mô hình con cua
Mô hình con cua thực chất bắt nguồn từ Scott Carney, một fan cứng của mô hình Harmonic. Ông cho rằng
đây là mô hình chính xác nhất trong số các mô hình Harmonic. Vì tính từ đoạn XA, đây là vùng giá đảo chiều
tiềm năng. 
Đặc điểm của một mô hình cua:
 Đoạn AB = 0.382 hoặc 0.618 đoạn XA hồi lại.
 Đoạn BC = 0.382 hoặc 0.886 đoạn AB hồi lại.
 Nếu đoạn BC hồi lại 0.382 đoạn AB thì đoạn CD = 2.24 đoạn BC
 Nếu đoạn BC = 0.886 đoạn AB thì đoạn CD = 3.618 đoạn mở rộng của BC.
 Đoạn CD = 0.786 đoạn XA mở rộng.
Mô hình con dơi 
Mô hình con dơi
Giống với mô hình con cua, mô hình con dơi cũng được tạo bởi Scott Carney. 
Đặc điểm của mô hình con dơi:
 Đoạn AB = 0.382 hoặc 0.500 đoạn XA hồi lại.
 Đoạn BC = 0.382 hoặc 0.886 đoạn AB hồi lại.
 Nếu đoạn BC hồi lại 0.382 đoạn AB thì đoạn CD = 1.618 đoạn BC
 Nếu đoạn BC bằng 0.886 đoạn AB thì đoạn CD = 2.618 đoạn mở rộng của BC.
 Đoạn CD = 0.886 đoạn XA hồi lại.
Mô hình cánh bướm – Butterfly
Mô hình cánh bướm – Butterfly
Mô hình này được phát minh bởi Bryce Gilmore, chúng được xác định bằng 0.786 đoạn hồi lại của đoạn AB
so với đoạn XA.
Đặc điểm của mô hình cánh bướm:
 Đoạn AB = 0.786 đoạn XA hồi lại.
 Đoạn BC = 0.382 hoặc 0.886 đoạn AB hồi lại.
 Nếu đoạn BC hồi lại 0.382 đoạn AB thì đoạn CD = 1.618 đoạn BC
 Nếu đoạn BC hồi lại 0.886 đoạn AB thì đoạn CD = 2.618 đoạn BC.
 Đoạn CD = 1.27 hoặc 1.1618 đoạn XA mở rộng là đặc tính của mô hình cánh bướm.

Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic


Điều kiện tiên quyết khi giao dịch với mô hình Harmonic là phải chờ đợi khoảnh khắc xuất hiện hoàn hảo của
mô hình này. Sau đây là các bước xác định mô hình giá Harmonic:
B1: Xác định điểm mô hình giá Harmonic tiềm năng. Tại bước này chắc chắn chưa phải là thời điểm xác định
được nó là mô hình gì. Điều cần làm lúc này là đánh dấu điểm đổi chiều.
Bước 2: Tiếp đến là dùng công cụ Fibonacci, bút và giấy trắng để xác định xem đây chính xác là mô hình gì. 
Bước 3: Cuối cùng là thực hiện giao dịch khi xác định xong mô hình, vào lệnh mua hoặc lệnh bán tùy vào
trạng thái của mô hình.

Cách vẽ mô hình harmonic


B1: Nhấn vào biểu tượng Harmonic trên thanh công cụ tìm kiếm.
B2: Xác định điểm X trên biểu đồ giá.
B3: Sau khi xác định được điểm X, thì bắt đầu đặt đỉnh hay đáy xuôi theo thị trường trên biểu đồ.
B4: Xác định 4 đỉnh hoặc đáy để nối tạo thành mô hình Harmonic.
Bất kỳ mô hình nào cũng có sự tương đối nhất định, và chắc chắn không có 100% nào đảm bảo nó hoàn toàn
xảy ra. Tương tự, mô hình nến Harmonic cũng vậy, nhà đầu tư cần tận dụng nó triệt để bằng cách phối hợp
với những công cụ phân tích kỹ thuật forex khác, thì chắc chắn rằng phần trăm thành công sẽ tăng lên.
Cuối cùng FX Việt chúc các trader giao dịch hiệu quả!

You might also like