You are on page 1of 55

Fibonacci là dãy số tỷ lệ vàng được một nhà toán học người ý có tên là

Leonardo Fibonacci sáng tạo ra và được đặt theo chính tên của ông. Ông sống
vào khoảng thế kỷ 12 sau công nguyên, ông sáng tạo ra một dãy số đơn giản
nhưng lại là tỷ lệ vàng của vạn vật vụ trụ.
Dãy số Fibonacci là dãy số bắt đầu bằng 0, 1 và số sau bằng tổng 2 số trước:
0,1,2,3,5,8,13,21,34,...

Ví dụ như: 1= 0+1, 2= 1+1, 5= 3+2, 8= 5+3... cứ như vậy cho đến vô cùng.

Con số 1.618 là con số tỷ lệ vàng, hay được các anh em trader sử dụng nhật. Từ
con số này giới khoa học sinh ra 1 loạt con số khác.

_1 : 1.618 = 0.618

_1 - 0.618 = 0.382 / 0.618 * 0.618 = 0.382

_0.618 - 0.382 = 0.236

_1.618 * 1.618 = 2.618

_2.618 * 2.618 = 4.238

Các bạn không cần nắm rõ chi tiết cách tính các con số này, ngày nay trên các
phần mềm máy tính và web là làm việc đó rồi.

Mỗi con số này được dùng để entry hoặc chốt lời, mỗi con sóng hồi lại hoặc
được đẩy đi đều đúng vào tỷ lệ đó 1 cách kỳ diệu.

Tôi sẽ viết cho các bạn seri tuần tự về từng loại Fibo và cách ứng dụng nó trong
đầu tư, sử dụng Fibo là cả một nghệ thuật và sẽ thật đáng tiếc nếu các bạn bỏ
qua công cụ này. Nhiệm vụ của tôi là mang đến kiến thức tinh túy cho các bạn
để việt nam sản sinh ra những nhà đầu tư không thua những người do thái phố
Wall và bạn bè quốc tế.

+ Fibonacci phần 2: Fibonacci Retracement

+ Fibonacci phần 3: Fibonacci Extension

+ Fibonacci phần 4:Fibonacci Projection

+Fibonacci phần 5: Fibonacci Fan

+Fibonacci phần 6: Một số ứng dụng

Những phần sau sẽ đi rõ chi tiết từng loại Fibo.


FIBONACCI RETRACEMENT LÀ GÌ ?
Trong một con sóng chuẩn có 3 điểm A, B, C thì Fibo retracement được dùng
để đo vùng hình thành con sóng C.

Các mốc tỷ lệ vàng để hồi điểm C như sau:

_ 23.6%

_ 38.2%

_ 50%

_ 61.8%

Thỉnh thoảng chúng ta cũng sử dụng 2 mốc 78.6% và 88.6%

Trong con sóng tăng thì chúng ta kéo Fibo từ dưới điểm A lên B

Trong con sóng giảm thì chúng ta kéo từ trên điểm A xuống điểm B

Nói cách khác Fibo Retracement dùng điểm điểm giá hồi tốt để đánh theo
trend

Chúng ta quy ước thế này để tìm đỉnh đáy cho dễ nhé:

Đỉnh trước và sau nó ít nhất phải 3 cây thấp hơn

Đáy trước và sau nó ít nhất phải 3 cây cao hơn


Rồi sau khi xác định được 3 điểm A, B, C rồi thì chúng ta bắt đầu kéo Fibo
nhé.
NỐI ĐỈNH ĐÁY THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?
Việc nối đỉnh đáy trong một xu hướng rõ ràng rất quan trọng, bởi vì sau này
chúng ta sẽ tận dụng việc đó trong phần ứng dụng Fibo vào trading.

Đối với sóng tăng


Đối với sóng giảm
Kẻ đúng đỉnh đáy cho ta rất nhiều lợi thế, tôi sẽ trình bày lợi thế đó trong phần
ứng dụng, giờ tôi xin kết thúc phần giới thiệu Fibo Retracement, hẹn gặp các
bạn trong những seri tiếp theo.

Xin chào, sau phần 1 và phần 2 thì các bạn cũng nắm được khái niệm cơ
bản Fibo là gì rồi phải không, chúng ta biết được Fibo là gì và do ai sáng
chế rồi fibo retracement là gì. Hôm nay chúng ta sẽ qua Fibo Entension, nó
có những công dụng sau:

+Dùng để nhận biết điểm kháng cự tiếp theo

+Dùng để chốt lời.

Dành cho những ai chưa xem bài trước

>> Fibonacci (phần 2): Fibonacci Retracement


Fibo Extension là phần mở rộng của Fibo Retracement, nó có các thông số như
sau mời các bạn xem hình để dễ biết:
Những nơi tôi khoanh ô vuông chính là phần mở rộng của Fibo Retracement
nhưng chúng ta chỉ cần để ý những mốc chính, là nơi kháng cự mạnh sóng hay
bật về nhất

_1.272

_1.414
_1.618

_ 2.0

Để phân biệt với Fibo Projection thì fibo extension chính là tỷ lệ của con sóng AB
chứ không phải của sóng BC, các bạn lưu ý nắm rõ điều này để bài sau không
phải nhầm lẫn, rất nhiều bạn vẫn còn lẫn lộn ở lý thuyết này. Chúng ta lấy điểm
D để cho dễ xác định.

Sau này các chiến lược chốt lời sẽ có rất nhiều, các bạn muốn chốt theo fibo
extension hay là projection, rất nhiều chiến lược.

NÀO CHÚNG TA VÀO CÁCH VẼ.


Đối với Fibo Extension vẽ cho xu hướng tăng chúng ta kéo Fibo trong Fireant
sao cho phần mở rộng hướng lên trên.
Fibo Extension cho xu hướng giảm
Tôi vừa trình bày xong phần Fibo Extension, hẹn gặp các bạn ở những bài học
kế tiếp.
Xin chào các bạn, tiếp theo bài học về Fibo chúng ta một loại Fibo tiếp theo
là Fibo Projection cũng là 1 dạng Fibo mở rộng của Retracement, nhưng nó
sẽ khác với Extention.

Dành cho các bạn chưa xem bài học trước.

>> Fibonacci cơ bản [phần 1]: Fibonacci là gì ?

>>Fibonacci cơ bản [phần 2]: Fibonacci Retracement -


Fibonacci thoái lui

>>Fibonacci cơ bản [phần 3]: Fibonacci Extension -


Fibonacci mở rộng.
Fibo projection là một cong cụ tích hợp 2 trong 1 bao gồm cả retracement và
extension, nó sẽ cho ta biết tỷ lệ hồi retracement và cả phần mở rộng

Về cơ bản thông số của Fibo Projection so với Fibo Extension không có gì


khác
Cũng giống như Extension chỉ cần chú ý những thông số quan trong

_1.

_1.271
_1.414

_1.618

VẬY VẼ THẾ NÀO ?


Đầu tiên xác định con sóng có 3 điểm A,B,C rồi kẻ Fibo Projection ra
Sau đó vẽ chồng Fibo Extension lên, cố gắng kéo xa ra để dễ nhìn
Các bạn thấy không mức 100% và 141.1% gần như trùng nhau
Đối với sóng giảm chúng ta làm tương tự
Điểm 100% của Fibo projection rất tuyệt vời, nó là phần thiếu của fibo
retracement cộng lên thêm so từ đỉnh hoặc đáy để chốt lời,VD như ở sóng tăng
thì Fibo Retracement hồi về 61.8% thì chúng ta cộng lên thêm 38.2% nữa làm
điểm chốt lời, vấn đề là các bạn có tìm được đỉnh đáy phù hợp để nó phát huy
không thôi, hẹn gặp các bạn ở bài sau.

Gần đây tôi có trao đổi với nhiều bạn trader, cả những bạn mới tham gia trading
cũng như nhiều bạn đã có thâm niên 1 vài năm, thì thấy rằng nhiều bạn vẫn
đang sử dụng Fibonacci một cách máy móc. Cách làm phổ biến của các bạn là
kiếm một con sóng nào gần trước đó, kéo Fib từ đỉnh xuống đáy của nó. Đơn
giản vậy thôi. Và sau đó thì thấy nó cũng lúc trúng lúc trật nên đâm ra nản chí,
nghi ngờ khả năng của nó và sau đó hoặc là chán không xài nữa, hoặc là cứ kéo
vô cái chart cho có theo thói quen. Từ đó tôi có ý định viết ra một series bài về
Fibonacci để chia sẻ cho các bạn cách sử dụng nó đúng đắn, hiệu quả công cụ
hữu ích này, đem lại kết quả tốt hơn trong trading.

Tuy nhiên tôi không có ý định viết series bài về Fibonacci này một cách học
thuật, như kiểu làm thesis của mấy bác MBA. Tôi viết theo kiểu trader chia sẻ
cho trader thôi, nên bạn nào muốn tìm hiểu một cách tường tận ngọn nguồn,
kiểu như ông Fibonacci tên thật là gì, sinh năm nào, chết năm nào .v.v. thì nên
hỏi thêm bác Gúc gồ nhé. Còn tôi thì chỉ đưa vào những thông tin gì mà tôi nghĩ
là các bạn cần nắm để hiểu rõ hơn về cái nguyên lý cốt lõi nằm đằng sau
phương pháp này, để áp dụng chính xác, hiệu quả hơn thôi.

1. Tiên đề về tỷ lệ:

Chắc rằng hầu hết các bạn đều đã nghiên cứu, hoặc ít nhất thì cũng đã nghe
qua, về một số phương pháp phân tích được sử dụng khá rộng rãi trong phân
tích kỹ thuật (TA) như Fibonacci Analysis, các mô hình giá cổ điển (Head and
Shoulder, Flag …), Harmonic .v.v. và một số phương pháp phân tích hơi khó,
nên chỉ được sử dụng bởi một số ít trader, như Elliott wave, Gann Analysis,
Geometrical Analysis, Đại số .v.v. Chúng rất khác nhau về phương pháp, cách
áp dụng, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu thì tôi phát hiện ra rằng
giữa chúng tồn tại một điểm chung, một điểm mấu chốt, là cội nguồn, khởi thủy
của các phương pháp này. Nhưng trước khi đi sâu tìm hiểu về nó, thì chúng ta
cần quay lại một chút với một khái niệm cơ bản của toán học đã, đó là tiên đề.
Có lẽ chúng ta đều đã học qua các tiên đề toán học rồi, nhưng lâu ngày có thể
một số bạn đã quên, nên tôi sẽ nhắc lại một chút để các bạn dễ hình dung ra các
vấn đề liên quan tiếp theo.

Trong toán học thì tiên đề là các mệnh đề toán học mà chúng ta công nhận là nó
đúng mà không cần phải chứng minh. Ví dụ như tiên đề: “Qua 2 điểm ta vẽ được
một và chỉ một đường thẳng mà thôi”. Cứ chấp nhận thế, và sử dụng nó để xây
dựng các định lý toán học khác. Khỏi cần lăn tăn chứng minh làm gì cho mệt.
Nếu các bạn có thể chứng minh được là nó sai thì chắc chắn là bạn sẽ làm cho
tòa lâu đài toán học bị sụp mất một góc đấy.

Xin lưu ý là tôi cũng chỉ chia sẻ lại các khái niệm này dựa trên trí nhớ của tôi
thôi, nên có thể sẽ không chính xác như những gì ghi trong các sách giáo khoa
toán. Nhưng với mục đích là chia sẻ phương pháp phân tích Fibonacci một cách
hiệu quả, thì các bạn cũng cứ vui vẻ chấp nhận nhé. Quan trọng là nắm được
cái ý tưởng cốt lõi, cái “vi diệu” của nó. Còn lại thì đừng nên chẻ sợi tóc ra làm tư
làm gì.

Sau một thời gian (khá dài) nghiên cứu, tìm hiểu thì tôi phát hiện ra rằng các
phương pháp phân tích nêu trên đều dựa trên một “tiên đề trong trading”, đó là
trong phần lớn thời gian thì giá không di chuyển một cách ngẫu nhiên, random
walk, như nhiều người nghĩ, mà các khoảng cách di chuyển của giá, hoặc đỉnh
đáy, hoặc chiều dài sóng gì gì đấy … của con sóng sau, đều có tương quan theo
một vài tỷ lệ nhất định với con sóng trước. Và tôi gọi đó là “Tiên đề về tỷ lệ trong
trading”. Khỏi cần chứng minh, cứ thấy nó đúng là áp dụng thôi. Miễn sao cuối
ngày có xèng là được. Kết quả biện minh cho phương tiện mà lị.

2. Golden Ratio – Tỷ lệ vàng

Rồi, như vậy là ta chấp nhận tiên đề về tỷ lệ nhé. Nhưng tỷ lệ là tỷ lệ nào, của
cái gì so với cái gì? Vâng, may quá, có một và chỉ một tỷ lệ mà thôi. Đó là Tỷ Lệ
Vàng – GOLDEN RATIO. Vậy Golden Ratio là gì, có bà con gì với XAU không?
Có bán lấy USD được không?

Ngay từ thời xa xưa, các nhà toán học, điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư, tu sĩ …
đã biết đến Golden Ratio. Họ tìm thấy tỷ lệ này xuất hiện trong các vật thể và
hiện tượng tự nhiên như ngân hà (galaxy), bão tố (hurricane), loài ốc anh vũ
(nautilus), hoa hướng dương … Và họ cũng đã biết cách áp dụng tỷ lệ này vào
các công trình kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ … Theo tôi nghĩ thì có lẽ là do đầu
óc, tâm lý con người chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên, cũng bị chi
phối bởi các quy luật tự nhiên, nên khi nhìn vào một cái gì đó có tỷ lệ thuận với
tự nhiên thì “tự nhiên” mình thấy nó đẹp, thấy nó hài hòa.
Bây giờ ta bắt đầu đi vào chi tiết hơn nhé, về Golden Ratio. Các bạn xem xét
một đoạn thẳng gồm 3 điểm ABC như sau.
Vị trí của điểm B có thể di chuyển tùy ý giữa A và C. Nhưng chỉ có 1 vị trí của B
cho phép tạo thành Tỷ Lệ Vàng, khi đó nhìn sẽ rất hài hòa. Tỷ Lệ Vàng là tỷ lệ
sao cho AC : AB đúng bằng AB : BC. Nói nôm na là các đoạn AC, AB, BC phải
tương xứng với nhau theo CÙNG MỘT TỶ LỆ nào đấy thì trông nó mới đẹp, mới
hài hòa, mới “coi được con mắt”. Nếu AC : AB = 2 còn AB : BC = 3 là … thua.
Vậy phải chia làm sao cho nó đều đây ta?

Và các nhà toán học như Pythagoras đã chứng minh được để đáp ứng nhu cầu
hài hòa như trên thì Tỷ Lệ Vàng này phải là AC : AB = AB : BC = 1.618

Người ta đặt tên cho cái Tỷ Lệ Vàng này là Φ (Phi).

Vậy Φ = 1.618

Nói thêm một chút thì còn một Tỷ Lệ Vàng phụ nữa, là nghịch đảo của Phi, gọi là
ϕ (phi - không viết hoa) tức là:

ϕ = 1 / Φ = AB : AC = BC : AB = 1 / 1.618 = 0.618

Giờ thì các bạn hiểu các con số 1.618 và 0.618 khi kéo Fib ở đâu ra rồi nhé. Các
con số khác của Fibonacci như 0.382 … tôi sẽ nói ở phần sau, nhưng nó cũng
chỉ từ 1.618 mà ra thôi.

Nhưng tới đây thì các bạn sẽ hỏi, vậy thì cái ông Fibonacci có liên quan gì đến
cái Golden Ratio này nhỉ? Vâng, tôi sẽ giải thích ngay đây.

Bỏ qua tiểu sử ông Fibonacci, vào thẳng vấn đề nhé. Ông Fibonacci là một nhà
toán học người Ý, ông ấy truyền lại cho hậu thế một chuỗi số gọi là chuỗi
Fibonacci. Chuỗi số này hình thành từ các số nguyên, theo quy luật như sau:

Hai số đầu tiên trong chuỗi Fibonacci là số 0 và số 1. Từ số thứ ba trở đi tuân


theo quy tắc là nó đúng bằng tổng của 2 số liền kề trước nó. Do đó chuỗi
Fibonacci là như thế này:

0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 …. Cứ thế tiếp tục đến vô tận

Vậy thì chuỗi Fibonacci liên quan thế nào đến cái Golden Ratio? Mối liên quan
đó chính là tỷ lệ giữa số Fibonacci đứng sau chia cho số đứng trước nó lại bằng
Phi 1.618 và số trước chia số sau lại bằng phi 0.618. Đã liên quan chưa các
bạn? Tất nhiên là chia ra thì cũng xấp xỉ, có số lẻ, nhưng với các số Fibonacci
càng lớn thì sai số càng nhỏ.

Tới đây thì có lẽ các bạn đã thấy được sự liên quan của các quy luật tự nhiên
đến các hành động của con người, từ kiến trúc xây dựng, đến điêu khắc, hội họa
… Con người là một sản phẩm của tự nhiên. Các quy luật tự nhiên nó thông qua
tâm lý con người, từ đó ảnh hưởng lên các công trình, các hoạt động của con
người. Và do trading là một loại hành động chịu chi phối bởi tâm lý rất mãnh liệt,
mạnh hơn rất nhiều so với các loại hoạt động khác của con người, nên cũng
chẳng có gì khó hiểu khi các chuyển động của giá lại thể hiện ra theo Tỷ Lệ
Vàng và các tỷ lệ “ăn theo” Tỷ Lệ Vàng khác.
Các trader kỳ cựu, các chuyên gia, đã vận dụng mối quan hệ này để xây dựng
nên các phương pháp phân tích khác nhau như tôi đã nói ở trên, từ đó khai thác
mối quan hệ này để làm lợi thế cho mình khi tham gia thị trường tài chính. Có
những trader huyền thoại như ông Gann, không những nắm được mối quan hệ
về mặt chuyển động giá này (xảy ra trên trục Y của cái chart của các bạn), mà
còn nắm được mối quan hệ về mặt thời gian (xảy ra trên trục X của chart) để tìm
ra phương pháp timing các điểm “cực điểm” trong tâm lý con người, để dự báo
các điểm đảo chiều của thị trường, không chỉ về phương diện giá cả, mà còn cả
về phương diện thời gian.

Ở các bài sau, tôi sẽ chia sẻ với các bạn các thủ thuật chi tiết để vẽ Fibonacci
một cách chính xác và hiệu quả.

Trong bài trước tôi đã trình bày về Golden Ratio và mối quan hệ giữa nó với
chuỗi số Fibonacci. Trong bài này tôi sẽ tiếp tục trình bày cách ứng dụng Golden
Ratio để kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số trong cái tool vẽ Fibonacci. Phần
mềm vẽ chart mà tôi sử dụng là Amibroker. Nhưng cách làm trên Amibroker
cũng có thể áp dụng tương tự cho các phần mềm vẽ chart khác như Trading
View, MetaStock, MetaTrader, TradeStation …

Link bài trước:

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao


Fibonacci lại hiệu quả trong trading
Do trên Kakata.vn đã có series bài viết về Fibonacci cơ bản của Mod Tô Đình
Văn rồi nên tôi sẽ không trình bày lại nữa. Thay vào đó tôi sẽ trình bày các tips,
tricks nâng cao để các bạn sử dụng Fibonacci chính xác và hiệu quả hơn. Các
bạn chưa nắm rõ về Fibonacci cơ bản thì xem ở đây nhé:

>> Fibonacci cơ bản [phần 1]: Fibonacci là gì ?


Các phần mềm vẽ chart đều có cung cấp cho các bạn các công cụ cơ bản, được
set up mặc định để vẽ Fibonacci retracement, extension, projection, fan và time
extension … Các bạn chỉ cần kéo 2-3 điểm đáy đỉnh là có ngay các mức Fib của
mình. Vấn đề là các thông số mặc định đó không phải lúc nào cũng chính xác, và
nhiều lúc thừa thãi, không cần thiết và làm rối cái chart. Do đó trước khi xài nó
thì các bạn cũng cần biết cách kiểm tra, chỉnh lại thông số cho chuẩn và bỏ đi
các thông số thừa.

Vậy, trước hết thì các bạn cần biết thông số nào là chuẩn và cần thiết cái đã.
Như trong bài 1 tôi đã trình bày về Golden Ratio Φ = 1.618. Đây là thông số
chuẩn nhất, là mức tỷ lệ Fibonacci gốc. Tất cả các thông số (các mức tỷ lệ
Fibonacci) khác đều được tính toán từ cái này mà ra hết.

Có một tính chất đặc biệt của các mức Fibonacci mà ít người biết đến, trừ các
nhà toán học và các trader kinh nghiệm, đó là ta có thể cộng, trừ, nhân, chia các
mức Fibonacci, và kết quả thu được cũng là một mức Fibonacci. Dựa trên tính
chất này, người ta có thể tính toán ra các mức Fibonacci “ăn theo” từ tỷ lệ gốc
Golden Ratio. Tôi đã thử tính toán và lập ra một bảng tính cho các mức
Fibonacci thông dụng như sau:

Như vậy các bạn có thể thấy rằng, từ Golden Ratio Φ = 1.618 người ta có thể
tính ra tất cả các mức Fibonacci khác. Ngoài ra, các bạn cũng có thể kiểm định
lại bằng cách lấy tỷ lệ Fibonacci này cộng, trừ, nhân, chia với các tỷ lệ Fibonacci
khác, kết quả cũng rất thú vị. Ví dụ như:

0.618 x 0.618 = 0.382

1 – 0.618 = 0.382

0.618 – 0.382 = 0.236

0.382 – 0.236 = 0.146

0.236 x 0.618 = 0.146

Lưu ý rằng 1, 2, 3 … hay 100%, 200%, 300% cũng là những tỷ lệ Fibonacci nhé.

Tôi xin đính chính lại ở chỗ này một chút. Trước đây tôi cho rằng mức 0.5 hay
50% không phải là một mức tỷ lệ Fibonacci. Nhưng khi xem xét kỹ lại các con số
trong chuỗi Fibonacci thì tôi thấy rằng 50% chính là bằng 1:2, trong đó 1 và 2
cũng là 2 số trong dãy Fibonacci, do đó 50% cũng là một mức Fibonacci. Vì thế
việc sử dụng 50% trong cái tool Fibonacci là hoàn toàn hợp lý và bình thường.
Các bạn lưu ý 4 mức tỷ lệ Fibonacci rất thông dụng và chính xác là 0.382 - 0.5 -
0.618 và 1.618 nhé.

Như vậy khi mở cái tool Fibonacci của mình ra, tôi thường chỉnh lại thông số như
sau:

Những thông số khác với bảng này thì nên sửa lại hoặc bỏ đi.

Trong bài tiếp theo, tôi sẽ trình bày cách chọn và kéo các điểm của cái tool
Fibonacci sao cho hợp lý, chính xác. Không phải cứ kiếm đại mấy cái đỉnh đáy
nào đó rồi kéo đâu các bạn. Và trong các bài nâng cao tiếp theo, tôi cũng sẽ chỉ
cho các bạn cách vẽ đủ các mức Fib cần thiết mà chỉ cần sử dụng 3 mức cơ bản
là 0.382 - 0.5 và 0.618 mà thôi.
Xem tiếp các phần sau:

Trong 2 bài trước tôi đã trình bày về Golden Ratio và mối quan hệ giữa nó
với chuỗi số Fibonacci, đồng thời cũng trình bày cách ứng dụng Golden
Ratio để kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số trong cái tool vẽ Fibonacci.

Xem lại các bài trước:

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại
hiệu quả trong trading

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ
vẽ Fibonacci cho đúng

Trong bài này tôi sẽ tiếp tục trình bày cách chọn các điểm đáy – đỉnh để vẽ
Fibonacci cho chính xác. Đây là bước cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định độ
chính xác của các mức Fibonacci bạn vẽ. Hậu quả của việc vẽ sai thì có lẽ các
bạn đã hình dung được, nếu bạn dựa trên cơ sở các mức Fibonacci để vào lệnh
Buy Stop/Sell Stop thì lệnh sẽ không khớp, các bạn sẽ lỡ cơ hội vào lệnh, hoặc
nếu đặt target profit thì phải cover ở mức giá không tối ưu vì giá không hit target
mà lại quay đầu.

Nếu chỉ nói cách làm thì rất nhanh, vài câu là xong. Tuy nhiên tôi luôn muốn các
bạn khi làm điều gì thì cần hiểu rõ tại sao mình phải làm như vậy, nguyên nhân
cội rễ của nó là gì, từ đó các bạn mới cảm thấy tự tin khi áp dụng nó. Điều này
đặc biệt quan trọng trong trading. Nếu bạn không hiểu thì sẽ không đủ lòng tin,
kéo theo sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ giá nó pull back về đến nơi mình dự
tính. Do đó tôi sẽ giải thích hơi dài một tí, mong các bạn kiên nhẫn nhé.

Tôi chọn một ví dụ cho các bạn dễ hình dung, chart Daily của VCB. Do tôi phóng
to cái chart lên để các bạn thấy chi tiết nên các bạn sẽ không thấy toàn cảnh của
nó. Nếu nhìn toàn cảnh thì các bạn sẽ thấy VCB đang vượt qua một thời kỳ
consolidation khá dài và bây giờ bắt đầu đi vào giai đoạn sóng tăng. Sau khi
breakout ra khỏi vùng tích lũy thì nó vừa mới hình thành một sóng tăng. Sau đó
các bạn thấy nó đang tạo thành 1 cái đỉnh tạm thời, và với các bạn trader đánh
theo xu hướng thì họ sẽ chờ đợi một cái pullback để vào vị thế Long mới hoặc
tăng thêm vị thế Long đang có. Do đó để dự đoán vùng pullback về của VCB thì
ngoài cách sử dụng hỗ trợ - kháng cự thì có 1 cách rất phổ biến là dùng
Fibonacci, hoặc dùng Fibonacci kết hợp với hỗ trợ - kháng cự hoặc các phương
pháp khác để tăng độ chính xác. Thông thường khi vẽ Fibonacci để tính toán các
mức retracement để vào lệnh Buy Stop ở cái pull back, các bạn cứ lấy đáy thấp
nhất – đỉnh cao nhất như hình dưới.

Hình 1

Tất nhiên là sẽ không đúng rồi. Vì bạn nào có học qua Elliott Wave Principle thì
sẽ biết rằng làm thế này là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, lấy cái đỉnh sóng này
gắn vào cái đáy sóng kia. Mặc dù vẫn nằm trong một con sóng lớn, nhưng trong
con sóng lớn có các con sóng nhỏ, và cái đáy của con sóng nào phải khớp với
chính đỉnh của con sóng đó mới đúng.

Market có 3 trạng thái là cân đối, đối xứng (symmetry), mở rộng


(expansion) và co hẹp lại (contraction). Chỉ ở trạng thái symmetry thì ta
mới có thể kéo lung tung đỉnh đáy mà vẫn đúng (hên quá), còn ở 2 trạng
thái kia mà kéo sai đỉnh đáy là kết quả trật lất ngay.

Nhưng mà tới đây thì lại phải cắp sách đi học thêm Elliott Wave Principle (EWP)
của ông Elliott nữa thì mệt quá nhỉ. Có cách nào dễ hơn chăng. Không lẽ bỏ ông
Fibonacci đi không xài nữa? May thay, có một cách “mì ăn liền”, tuy không chính
thống như sử dụng EWP, nhưng cũng tạm ổn để chúng ta xoay xở. Một cách
chính thống thì các bạn nên tìm hiểu thêm về EWP. EWP và Fibonacci chính là
một cặp Nhật Nguyệt Thần Kiếm, song kiếm hợp bích, cái này không thể thiếu
cái kia. Chúng ta muốn hành tẩu trên chốn giang hồ bằng cặp song kiếm này thì
tất nhiên là phải luyện cho đủ cặp. Tuy nhiên tạm thời để lấp chỗ trống của cây
Nguyệt Kiếm EWP thì chúng ta đành xài tạm cây dao cùn bên dưới cho qua
ngày cái đã rồi tính tiếp.
Tôi sẽ trình bày cách chọn điểm đáy – đỉnh kiểu “mì ăn liền” trong ví dụ trên, áp
dụng cho trường hợp tính mức retracement từ một cái đỉnh kéo xuống để ta
kiếm một cái ngưỡng support nào đó. Các bạn áp dụng tương tự nhưng ngược
lại cho trường hợp tính retracement từ một cái đáy nhé.

Trước hết, để tính mức retracement từ một cái đỉnh xuống một ngưỡng support
thì các bạn phải kéo Fibonacci từ đỉnh xuống đáy, không kéo ngược lên nhé. Từ
trên cái đỉnh đó nhìn xuống các bạn sẽ thấy có đến vài cái đáy A, B, C, D chứ
không phải một cái. Vậy phải chọn cái nào ta? Cái cằm thì thấy rồi, nhưng râu thì
nhiều quá, biết lấy râu nào cắm vô đây?

Rồi, tới đây là lúc chúng ta cần quay lại với cái khái niệm “bản năng gốc”, cái
khái niệm nhiệm màu của quy luật vũ trụ, đó là cái Golden Ratio. Các bạn nào
chưa đọc qua bài 1 viết về Golden Ratio thì đọc lại nhé. Tính chất cơ bản của
các con sóng theo khái niệm Golden Ratio là trong một con sóng lớn (sóng mẹ)
có các đoạn sóng nhỏ (sóng con) thì các đoạn sóng nhỏ của nó tỷ lệ với con
sóng “mẹ” và đồng thời tỷ lệ với các đoạn sóng con khác theo các mức tỷ lệ
Fibonacci. Vận dụng tính chất cơ bản này, chúng ta kết hợp với phương pháp
“thử và sai” để tìm ra “đâu là đáy đúng”. Chúng ta sẽ kéo thử Fibonacci, bắt đầu
từ cái đỉnh, và kéo xuống lần lượt từng cái đáy “khả nghi” A, B, C, D. Nghi phạm
sẽ lộ mặt khi các mức Fibonacci kéo từ đỉnh xuống cái đáy đó trùng khớp với
nhiều đỉnh đáy nhỏ của các con sóng con. Trong ví dụ ở trên (Hình 1) ta thấy
rằng các đỉnh đáy quan trọng của các con sóng con đều chẳng ăn khớp gì với
các mức Fibonacci kéo từ đỉnh xuống đáy A cả. Do đó nghi phạm đáy A được
loại trừ. Tiếp tục kéo xuống các đáy C, D tình hình cũng vẫn như vậy. Cuối cùng
chỉ có đáy B là trùng khớp nhiều nhất như trong hình 2 dưới đây.
Hình 2
Các bạn có thể thấy các đỉnh đáy của các con sóng con đều rất “tôn trọng” các
mức Fibonacci vẽ từ đỉnh xuống đáy B. Đi ngang qua là chúng đều phải dừng lại
"thăm hỏi" thậm chí phải "cung kính thối lui vài bước" chứ không dám thản nhiên
đi lướt qua như không hề nhìn thấy đâu. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa,
đáy B chính là nghi phạm mà chúng ta đang tìm kiếm.

Sau đây là kết quả, giá pullback về mức 50%, đồng thời cũng trùng hợp là trong
con sóng lên thì giá cũng 2 lần dừng ở mức này, và hình thành một ngưỡng hỗ
trợ - kháng cự mạnh ở ngay mức này. Đến đây thì một lần nữa các bạn lại thấy
sự hội tụ của các phương pháp như tôi đã nói trong bài 1. Tâm pháp thì chỉ có
một. Nhưng chiêu thức thì có thể biến hóa vô cùng. Nắm vững được tâm pháp
thì có thể tự mình nghĩ ra chiêu thức của riêng mình.

Hình 3

Như vậy tôi đã trình bày xong với các bạn một phương pháp “mì ăn liền” xác
định nhanh các điểm đỉnh - đáy khá chính xác khi kéo Fibonacci. Trong các bài
sau tôi sẽ trình bày một số phương pháp nâng cao của công cụ Fibonacci để các
bạn có thể dự đoán đỉnh – đáy ngay từ khi nó còn chưa hình thành.

Xem tiếp bài sau:

Trong bài trước tôi đã chia sẻ cách tìm đỉnh – đáy đúng để vẽ Fibonacci
một cách chính xác và nhanh chóng. Trong bài này tôi sẽ chia sẻ thêm
cách sử dụng các tỷ lệ Fibonacci cơ bản một cách linh hoạt tùy theo diễn
biến thị trường.

Xem lại các bài trước:

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu
quả trong trading

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ
Fibonacci cho đúng

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 3: Cách chọn các điểm
đáy – đỉnh chính xác để vẽ

Yếu quyết của phương pháp này vẫn không ra ngoài cái tâm pháp của
Fibonacci, đó là trong một con sóng thì các đoạn sóng con của nó tỷ lệ với con
sóng “mẹ” và các đoạn sóng “con” khác theo các tỷ lệ Fibonacci. Vì thế các bạn
xem đây là biến chiêu thôi nhé.

3 tỷ lệ Fibonacci retracement cơ bản, thông dụng và có độ chính xác cao là


0.382 – 0.5 và 0.618. Để áp dụng phương pháp này thì các bạn vào trong cái
bảng set up thông số của cái tool Fibonacci, bỏ hết các tỷ lệ khác đi, chỉ giữ lại 3
cái tỷ lệ cơ bản 0.382 – 0.5 – 0.618 thôi (xem phần tôi đóng khung màu đỏ trong
hình). Tất nhiên là vẫn cần mức 0% và 100% để làm điểm mốc đánh dấu đỉnh –
đáy.
Sau khi set thông số như vậy thì khi vẽ trên chart sẽ chỉ hiện ra 3 mức chính này
thôi.

CÁCH SỬ DỤNG 3 TỶ LỆ CƠ BẢN CỦA FIBONACCI VÀO


THỰC TẾ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Bây giờ tôi lấy 1 ví dụ cụ thể, chart daily của SAB như hình 1 bên dưới. Sau khi
kéo Fibonacci và kiểm tra các mức tỷ lệ thì ta thấy các con sóng con rất “tôn
trọng” các tỷ lệ đã vẽ. Lúc này tạm thời tôi vẫn đang còn giữ tất cả các thông số
chính bao gồm cả 0.236 và 0.764. Như vậy ta yên tâm là đã chọn đúng đỉnh –
đáy rồi. Tuy nhiên có một vấn đề xảy ra, đó là giá đã đi qua luôn cái mức 0.764
và ta không biết khả năng nó sẽ dừng ở đâu nữa?
Hình 1

Đến đây thì ta có 2 cách để giải quyết vấn đề này. Cách thứ nhất là ta mở cái
box thông số Fibonacci ra, thêm vào các tỷ lệ Fibonacci cao hơn 0.764, ví dụ
như 0.854. Nhưng cách này thì lại vất vả, hơn nữa do ít có kinh nghiệm về mức
0.854 nên ta cũng khó có thể chắc chắn về khả năng thực sự của mức này.

Vì thế tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách thứ hai, nhanh chóng và tin cậy hơn,
để xử lý trường hợp này. Với cách này các bạn chỉ cần sử dụng 3 mức
Fibonacci cơ bản thôi. Như đã nói ở trên, các bạn bỏ bớt các thông số phụ trong
cái box thông số Fibonacci một cách nhanh chóng bằng cách uncheck mấy cái
check box trong bảng thông số đi là xong. Khi đó cái chart sẽ chỉ còn lại như thế
này.
Hình 2

Tiếp đó các bạn lại kéo Fibonacci cho cái phần đang bị trống nằm bên dưới mức
0.618 như hình dưới đây.
Hình 3

Như vậy, mức Fibonacci kế tiếp mà chúng ta hướng đến chính là mức 0.5 và
0.618 nhỏ của cái đoạn vừa vẽ từ cái mức 0.618 lớn kéo xuống đáy. Kết quả là
giá chạy xuống mức 0.618 nhỏ và bật lên lại như hình 4 bên dưới.
Hình 4

Tiếp theo, trong giai đoạn sau đó, sau khi hồi lại thì SAB lại tiếp tục đi xuống và
vượt luôn qua cái mức 0.618 nhỏ mà ta vừa vẽ. Thế là ta lại đứng trước một thử
thách mới. Lại một khoảng trống mông lung nữa trước mặt (Hình 5).

Hình 5
Nhưng không sao, các bạn vẫn cứ áp dụng cách vừa làm ở trên thêm một lần
nữa cho cái phần khoảng trống còn lại ở dưới như hình 6 dưới đây.

Hình 6

Và kết quả cuối cùng là SAB dừng lại ở cái mức 0.618 nhỏ nhất ta vừa vẽ, sau
đó tiếp tục quay đầu đi lên.

Hình 7
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TẾ KHI SỬ DỤNG
FIBONACCI MỘT CÁCH LINH HOẠT

Tới đây tôi cũng muốn nói thêm ngoài lề với các bạn một chút. Một trong những
khó khăn lớn nhất của các trader khi sử dụng Fibonacci là, trong các mức
Fibonacci mà mình vừa kéo, mặc dù đã chọn thông số và đỉnh – đáy đúng,
nhưng lại có quá nhiều mức, không biết được mức nào là mức mà giá sẽ quay
đầu, còn mức nào là mức giá chỉ tạm dừng, tạm “thối lui”, để rồi sau đó lại xuyên
qua? Để trả lời cho câu hỏi này, tất nhiên là có rất nhiều phương pháp khác nữa
hỗ trợ cho các bạn khi ra quyết định, để các bạn có thể thấy được cái xác suất
giá quay đầu ở ngay cái mức Fibonacci nào là cao nhất.

Đối với cá nhân tôi, như trong bài 3 đã có nói, tôi hay sử dụng Elliott Wave
Principle để đếm các bước sóng. Khi một con sóng kết thúc ở ngay một mức
Fibonacci mạnh thì đó chính là cái yếu tố hỗ trợ mà tôi đang tìm kiếm. Nó nói lên
rằng xác suất mà giá quay đầu ở ngay mức Fibonacci đó là rất cao. Đối với tôi
thì EWP và Fibonacci chính là một cặp Nhật Nguyệt Thần Kiếm bổ sung, hỗ trợ
cho nhau, một Âm một Dương, một Chưởng một Chỉ, giúp ta vào lệnh ở một
điểm có xác suất thắng cao nhất. Với các bạn thì tôi nghĩ tùy theo sở thích và
khả năng hiện tại, nếu các bạn đang có một phương pháp phân tích nào đó và
đang hiệu quả rồi, thì hãy cứ tiếp tục sử dụng nó. Đồng thời, việc kết hợp nó với
Fibonacci sẽ giúp các bạn tăng được độ chính xác khi vào lệnh và đạt kết quả tốt
hơn khi trade.

Tôi đã trình bày xong cách sử dụng chỉ 3 mức Fibonacci cơ bản để tìm ra các
điểm retracement trong một con sóng hồi từ một con sóng trước đó. Trong bài
tiếp theo, tôi sẽ trình bày tiếp cách sử dụng Fibonacci để dự đoán đỉnh – đáy của
một con sóng từ khi nó chưa hoàn tất. Các bạn nhớ đón xem nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Xem bài tiếp theo:

Trong các bài trước tôi đã chia sẻ với các bạn cách tìm đỉnh – đáy đúng để
vẽ Fibonacci một cách chính xác và nhanh chóng, cũng như cách sử dụng
các tỷ lệ Fibonacci cơ bản một cách linh hoạt tùy theo diễn biến thị trường.
Trong bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách dự báo đỉnh – đáy bằng công
cụ Fibonacci thuần túy.

Xem lại các bài trước:

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu
quả trong trading

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ
Fibonacci cho đúng

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 3: Cách chọn các điểm đáy
– đỉnh chính xác để vẽ

>> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 4: Sử dụng 3 tỷ lệ cơ


bản linh hoạt theo thị trường

Đỉnh – Đáy. Hai từ đó nói lên tất cả. Đó là niềm ao ước, khát khao tìm kiếm của
biết bao thế hệ trader. Biết bao nhiêu người đã dành cả tuổi thanh xuân để tìm
kiếm một công cụ, một phương pháp, một cái chén Thánh nào đó mà nó có thể
giúp ta tìm ra những cái điểm G của thị trường. Khi đã có được chén Thánh
trong tay rồi thì quả là làm giàu không khó. Thế nhưng, đến tận bây giờ, theo
như những gì tôi được biết, thì vẫn chưa có ai tìm ra được cả.

Đến đây thì các bạn sẽ nảy ra câu hỏi. Việc tìm ra mấy cái điểm G đó bằng vô
vàn phương pháp bí truyền, phức tạp, hoặc phải kết hợp nhiều phương pháp hỗ
trợ cho nhau mà vẫn vô vọng, vậy thì ông Cybertron chỉ dùng một cái công cụ
đơn giản như Fibonacci, kéo tới kéo lui mấy điểm trên chart, thì làm sao mà tìm
ra đỉnh đáy được chứ? Đúng vậy, các bạn đã có câu trả lời rồi đó. Chẳng ai có
thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề đỉnh đáy cả. Ông Cybertron với cái tool
miễn phí Fibonacci lại càng không.

Mấu chốt ở đây là chúng ta đã đặt sai vấn đề. Vấn đề không phải là dùng
Fibonacci có giúp ta tìm ra chính xác đỉnh đáy hay không. Câu hỏi đúng là vậy
thì Fibonacci giúp ta được gì trong trong trading? Vâng, nếu câu hỏi là như vậy
thì tôi có câu trả lời. Fibonacci có thể giúp chúng ta dự báo được một vùng tiềm
năng mà ở đó market có thể tạo đỉnh – đáy. Tất nhiên là để dự báo có độ chính
xác cao hơn thì chúng ta vẫn phải sử dụng thêm các công cụ, các phương pháp
khác hỗ trợ cho nhau. Và cuối cùng thì các bạn vẫn phải nhớ rằng, chúng ta
không đi làm cái việc tiên đoán đâu là đỉnh, đâu là đáy. Thị trường luôn tạo ra rất
nhiều đỉnh đáy, lớn có nhỏ có, mọi lúc mọi nơi, trong mọi khung thời gian. Là một
trader, chúng ta chỉ muốn biết rằng cái đỉnh – đáy mà ta vừa nhìn thấy đó đã thật
là một cái đỉnh – đáy quan trọng, là cái nơi kết thúc của một xu hướng mà chúng
ta đang theo dõi chưa.

Mục tiêu của chúng ta là khi cái đỉnh – đáy hình thành xong, đánh dấu cái xu
hướng mà ta đang theo dõi đã kết thúc, đã chuyển sang một xu hướng mới,
chúng ta sẽ phản ứng bằng những hành động phù hợp, như là cover vị thế đang
có, hay là mở vị thế mới. Đó mới chính là điều chúng ta cần tìm kiếm.

Thực ra, chỉ sử dụng một mình công cụ Fibonacci để dự đoán đỉnh đáy là một
công việc khó khăn. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự hỗ trợ của một
công cụ khác, ví dụ như Elliott Wave Principle. Tuy nhiên trong phạm vi loạt
bài viết này, với mục đích giới thiệu với các bạn các cách thức sử dụng
Fibonacci, nên tôi sẽ chia sẻ một phương pháp, không phải tối ưu, nhưng trong
chừng mực nào đó sẽ giúp các bạn có một sự hiểu biết sâu hơn về Fibonacci.
Và đó chính là mục đích chính của tôi qua loạt bài về Fibonacci này. Các bạn cứ
xem như đây là một ví dụ chuyên sâu giúp làm nổi bật chủ đề, hơn là xem nó
như một phương pháp thực hành để xác định đỉnh – đáy nhé.

Nguyên lý cân bằng và ứng dụng của nó vào thị trường


chứng khoán
Sự cân bằng hay sự quân bình (mean) vốn là một nguyên lý chủ đạo xuyên
suốt trong vũ trụ của chúng ta. Trong thế giới tài chính, nó cũng là một nguyên lý
căn bản, một sợi chỉ đỏ mà cả 2 trường phái phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật, cả các nhà đầu tư kiểu ông Warren Bufett lẫn các nhà đầu cơ kiểu George
Soros và giới trader chúng ta, đều dựa vào. Đó là khi bị lệch ra khỏi vị thế cân
bằng thì sự vật có xu hướng quay trở lại vị thế cân bằng đó. Lệch càng nhiều
thì xu thế quay trở lại càng mạnh. Đó là nguyên lý Vật cực tắc phản của
phương Đông và Mean Reversion của phương Tây.

Trong trường phái phân tích kỹ thuật của anh em trader chúng ta, cũng có rất
nhiều, có vô vàn phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý này, từ các
đường MA, đến Bollinger bands, Keltner bands, Ichimoku .v.v. và .v.v. Và
cách vẽ Fibonacci để dự báo đỉnh đáy cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nó còn đi
xa hơn thế nữa. Nó còn dựa trên nguyên lý của quả lắc. Khi quả lắc bị kéo lệch
về 1 phía rồi thả ra, nó sẽ quay trở lại vị trí cân bằng của nó. Nhưng nó không
dừng lại ngay ở đó, mà nó lại đi tiếp, quá về phía bên kia, với một khoảng cách
tương đương. Giá cũng vậy, hay nói chính xác hơn là tâm lý của con người cũng
vậy. Nó luôn chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, từ quá sợ hãi sang quá
tham lam. Dựa trên nguyên lý này, ta sẽ dùng Fibonacci để xác định 2 cái
thái cực đó của tâm lý con người, thể hiện thông qua biểu đồ giá. Tất nhiên
là một cách tương đối thôi các bạn nhé.
Phương pháp dự đoán đỉnh / đáy của một con sóng bằng
Finonacci.
Để làm được việc này một cách tương đối chính xác thì chúng ta không thể chỉ
thực hiện 1 lần mà phải liên tục điều chỉnh theo các diễn biến mới nhất của thị
trường. Tôi sẽ thực hiện cho 1 con sóng tăng, các bạn sẽ làm tương tự nhưng
ngược lại cho 1 con sóng giảm nhé.

Bước 1:

Trong bước này, giả định rằng thị trường vừa trải qua một quá trình tích lũy sau
đó bước vào một trend tăng. Hoặc thị trường vừa trải qua một đợt giảm điểm,
hình thành một cái đáy, và bắt đầu tăng trở lại. Một con sóng đang hình thành.

Mục tiêu của chúng ta là cố gắng xác định vùng mục tiêu của cái đỉnh của con
sóng tăng này. Chúng ta sẽ không xác định được ngay từ lúc con sóng mới hình
thành, vì không đủ dữ kiện. Càng ít dữ kiện thì kết quả càng thiếu chính xác. Do
đó chúng ta sẽ chờ đợi một vài đợt sóng nhỏ hình thành, và sau đó là một đợt
sóng tăng mạnh. Chỉ khi đợt sóng tăng mạnh này xảy ra xong thì chúng ta mới
có thể bắt đầu công việc xem xét chi tiết. Trước hết là quan sát và nhận xét đợt
sóng tăng mạnh này. Nó phải dốc và mạnh hơn hẳn những đợt sóng nhỏ trước
đó. Tùy theo khung thời gian mà ta quan sát, nó có thể là một cây nến dài hay
một vài cây nến dài, dài hơn hẳn những cây nến trước đó. Nó cũng có thể chứa
một cái GAP. Các bạn nhớ rằng gap biểu thị một sự tăng mạnh do sự thiếu vắng
hẳn một bên mua hoặc bán trong khoảng giá đó.

Tôi lấy 1 ví dụ cụ thể, chart Daily của BMP như hình 1 bên dưới đây.
Hình 1

Đợt sóng mạnh này chính là trung tâm của con sóng “mẹ” chứa nó. Ta dùng cái
tool Fibonacci kéo từ đỉnh đến đáy của nó như hình 2. Mục đích của ta là vẽ
được mức Fibonacci 50% của nó như hình 2.

Hình 2

Tiếp theo ta vẽ một cái hình hộp chữ nhật từ mức Fibonacci 50% xuống đến đáy
con sóng mẹ như hình 3. Vị trí và chiều rộng cái hộp không quan trọng, quan
trọng là chiều cao thôi. Phải đúng bằng chiều cao từ mức Fibonacci 50% xuống
đến đáy con sóng mẹ.

Hình 3

Sau đó ta copy paste để nhân bản cái hộp này để có thêm 1 cái hộp nữa giống
hệt. Rồi ta kéo cái hộp clone này đặt lên trên đỉnh cái hộp nguyên bản ban đầu
như hình 4.

Hình 4

Như vậy là ta đã có một cái ý niệm sơ bộ về cái vùng tiềm năng mà con sóng
này có thể đạt đến. Đó chính là đỉnh của cái hộp thứ hai.
Bước 2:

Để kết quả có độ chính xác cao hơn, ta cần có thêm bước kiểm tra và điều chỉnh
mức Fibonacci theo cách điều chỉnh và so khớp với các đỉnh đáy của các con
sóng con khác mà tôi đã chia sẻ trong bài 3. Các bạn nào chưa biết thì tham
khảo bài 3 trước nhé.

Các bạn kéo Fibonacci từ đỉnh xuống đáy cho cả hai cái hình hộp như hình 5
dưới đây.

Hình 5

Tôi phóng to để các bạn dễ quan sát như hình 6.


Hình 6

Quan sát kỹ các bạn sẽ thấy ít có sự trùng khớp. Điều đó thể hiện cái đỉnh mình
vừa chọn chưa đủ chính xác. Các bạn kéo cái đỉnh của đường Fibonacci vừa vẽ
lên xuống chút xíu để cho nó trùng khớp nhiều hơn như hình 7.
Hình 7
Cuối cùng kết quả như hình 8 dưới đây.

Hình 8

Thực ra thì trong ví dụ này nếu để cái điểm trên của Fibonacci ngay cái đỉnh hình
hộp thì lại chính xác hơn là điều chỉnh. Đó là do cái chart này hơi đặc thù. Nhưng
nói chung thì chúng ta vẫn cần và nên điều chỉnh vì trong đa số trường hợp thì
điều chỉnh cho độ chính xác tốt hơn.

Như vậy là tôi đã trình bày xong phần cuối của loạt bài giới thiệu về một số thủ
thuật nhỏ để đùa nghịch với cái tool Fibonacci. Hy vọng thông qua loạt bài này
các bạn sẽ hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của Fibonacci và có thể ứng
dụng nó vào việc hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp phân tích khác để đạt kết
quả tốt hơn.

Cám ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.

You might also like