You are on page 1of 44

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÀI TOÁN TĂNG TRƯỞNG CỦA
THẾ GIỚI DI ĐỘNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGÔ SỸ NAM

Nhóm 3
Đinh Thị Mỹ Duyên 030136200102
Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên 030136200106
Phạm Đức Đồng 030136200124
Nguyễn Thị Lý Hải 030136200143
Nguyễn Trà My 030136200336
Phạm Thị Như Quỳnh 030136200530

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................i

DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... ii

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ...................................................................2

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thế giới Di động .............2

1.1. Thông tin tổng quan ....................................................................................2

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................2

2. Giới thiệu thông tin chung về công ty ................................................................ 3

2.1. Ngành nghề kinh doanh ..............................................................................3

2.2. Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức .............................................................4

2.3. Danh sách công ty con, công ty liên kết......................................................5

2.4. Vị thế doanh nghiệp ....................................................................................5

PHẦN 2: MÔ HÌNH SWOT ......................................................................................6

1. Điểm mạnh .........................................................................................................6

2. Điểm yếu ..........................................................................................................10

3. Cơ hội ...............................................................................................................10

4. Thách thức ........................................................................................................11

PHẦN 3: PHÂN TÍCH BCTC GIAI ĐOẠN 2019-2021 .........................................11

1. Phân tích bảng CĐKT ......................................................................................11

1.1. Phân tích cơ cấu tài sản .............................................................................11

1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ......................................................................12

1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .....................................12

2. Phân tích bảng BCKQHĐKD ..........................................................................14


3. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính ............................. 15

3.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán .........................................................15

3.2. Phân tích các hệ số hiệu quả hoạt động.....................................................18

3.3. Phân tích các hệ số về doanh lợi ............................................................... 19

4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................ 20

4.1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh .............................................21

4.2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư ....................................................21

4.3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính .................................................21

PHẦN 4: GIÁ CỔ PHIẾU MWG GIAI ĐOẠN 2019-2021 ....................................22

PHẦN 5: CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CỦA CTY CỔ PHẦN THẾ GIỚI
DI ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN TĂNG TRƯỞNG GIAI
ĐOẠN 2019-2021 ..............................................................................................................23

1. Phát hành cổ phiếu ...........................................................................................23

1.1. Năm 2019 ..................................................................................................23

1.2. Năm 2020 ..................................................................................................25

1.3. Năm 2021 ..................................................................................................27

2. Phát hành trái phiếu ..........................................................................................28

3. M&A ................................................................................................................28

4. Huy động vốn bằng các hình thức khác ...........................................................29

PHẦN 6: CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI


ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI ..........................................................................................31

1. Thực trạng ........................................................................................................31

2. Cơ hội ...............................................................................................................34

KẾT LUẬN ..............................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................38


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 TGDĐ Thế Giới Di Động

2 BHX Bách Hóa Xanh

3 ĐMX Điện Máy Xanh

i
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Lịch sử hình thành và phát triển của MWG .................................................3

Bảng 2: Danh sách công ty con, công ty liên kết của MWG .....................................5

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của MWG .................................................................11

Bảng 4: Tài sản và nguồn vốn ..................................................................................13

Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................14

Bảng 6: Báo cáo các khoản phải thu ........................................................................16

Bảng 7: Báo cáo các khoản phải trả .........................................................................16

Bảng 8: Bảng phân tích khả năng thanh toán ...........................................................17

Bảng 9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................................20

Bảng 10: Tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu giai đoạn 2019-2021 ..............28

ii
LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới di động được nhận diện là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam với doanh số và lợi
nhuận lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Thế giới di
động là công ty thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng
VNR500, đồng thời là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu
Châu Á – Thái Bình Dương (Theo báo cáo thường niên của Thế giới di động năm 2020).
Để xây dựng được một doanh nghiệp có vị thế và quy mô như vậy, những Nhà sáng lập
Thế giới di động đã thực hiện những nước đi chiến lược đúng đắn vào mỗi giai đoạn phát
triển, để nắm bắt được cơ hội thị trường, tạo đà và nền tảng cho sự phát triển bền vững của
Thế giới di động ngày hôm nay. Bài tiểu luận này nhằm phân tích “Bài toán tăng trưởng
của Thế giới Di động” để thấy rõ quá trình tăng trưởng từ hiện tại đến cơ hội tăng trưởng
trong tương lai.

1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thế giới Di động

1.1. Thông tin tổng quan

- Tên giao dịch: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0306731335 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Bình Dương cấp ngày 16 tháng 1 năm 2009.

- Vốn điều lệ (tính đến 05/07/2022): 14.638 tỷ đồng

- Địa chỉ trụ sở chính: 222 Yersin, Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một,
Tỉnh Bình Dương, Việt Nam và văn phòng hoạt động tại Toà nhà MWG, Lô T2-1.2, Đường
D1, Khu Công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Số điện thoại: (84.28)39125960

- Website: www.mwg.vn

- Mã cổ phiếu: MWG

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thế giới di động được thành lập
2004
- Khai trương siêu thị đầu tiên

- Tiếp nhận vốn đầu tư của Quỹ Mekong Capital, chuyển đồi sang hình
2007
thức công ty cổ phần.

- Siêu thị thegioididong.com liên tiếp ra đời trên khắp mọi miền của đât
nước
2010
- Cuối năm 2010, hệ thống chuyên bán lẻ các thiết bị gia dụng Điện Máy
Xanh ra đời

2011 - Cuối năm 2011 đạt sô lượng 200 siêu thị, tăng gấp 5 lân so với 2009

2
- Thegioididong.com trở thành hệ thống bán lẻ thiết bị di đọng đầu tiên
và duy nhất có mặt tại 63 tỉnh thành

- Điện Máy Xanh có mặt tại 9 tỉnh thành với số lượng 12 siêu thị. - Niêm
2012
yêt trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE)

- Số lượng siêu thị the gioididong.com tăng 60 %, lợi nhuận sau thuế
tăng 160 % so với 2013.

- Điện Máy Xanh trở thành nhà bán lẻ điện máy đầu tiên tại Việt Nam
2014 phủ sóng 63 / 63 tỉnh thành với hơn 250 siêu thị.

- Bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chuỗi bán lẻ mới: Bách Hoá Xanh

2016 - The gioididong.com duy trì vị thê dân đâu với 1000 siêu thị

- Điện Máy Xanh đạt 640 siêu thị trên toàn quốc
2017
- Chuỗi Bách Hoá Xanh tăng tốc với hơn 280 cửa hàng

- Thegioididong.com và dienmayxanh.com thống lị thị trường Việt Nam


với 45 % thị phần điện thoại và 35 % thị phần điện máy
2018
- Hoàn tất việc mua lại chuỗi bán lẻ điện máy Trần Anh

- Bách Hoá Xanh đạt điểm hoà vốn EBITDA ở cấp cửa hang

Bảng 1: Lịch sử hình thành và phát triển của MWG

2. Giới thiệu thông tin chung về công ty

2.1. Ngành nghề kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG là mua bán, bảo hành, sửa chữa: thiết bị tin
học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại, máy ảnh, camera, thiết bị kỹ thuật số, thiết
bị điện tử, điện giá dụng và các phụ kiện liên quan; và bán lẻ tại các cửa hàng Nhóm Công
ty bao gồm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực phẩm từ thịt, thuỷ sản, rau quả.

3
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang vận hành các chuỗi
bán lẻ bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi Thế Giới Di
Động (thegioididong.com). Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh
(dienmayxanh.com) (bao gồm chuỗi Trần Anh), Thực phẩm và hàng tiêu dùng với Bách
Hoá Xanh (bachhoaxanh.com), chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với
10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnôm Pênh, Campuchia (bigphone.com).

2.2. Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức

4
2.3. Danh sách công ty con, công ty liên kết

Tên Công ty con Lĩnh vực chuyên ngành

CTy TNHH MTV Công nghệ thông tin


Công nghệ thông tin
Thế giới di động

CTCP thế giới di động Thương mại điện tử

CTCP thương mại Bách Hóa xanh Thương mại thực phẩm

CTCP Thế giới số Trần Anh Thương mại sản phẩm điện tử

CTy TNHH sữa chữa – lắp đặt – bảo


Sữa chữa máy móc thiết bị
hành tận tâm

MWG Thương mại sản phẩm điện tử

Tên Cty liên kết Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần bán kẻ An Khang Bản lẻ dược phẩm

Bảng 2: Danh sách công ty con, công ty liên kết của MWG
2.4. Vị thế doanh nghiệp

Công ty Cồ phần Đầu tư Thế giới Di Động (HOSE: MWG) là công ty bán lẻ số 1
Việt Nam và là công ty duy nhất lọt Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình
Dương, chiếm lần lượt gần 48% và 38% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy năm 2019
với mạng lưới hơn 3000 cửa hàng trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2015, MWG đã mở rộng sang mảng bán lẻ thực phẩm và
hàng tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh của công ty được chia theo các ngành chính:

(1) Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi thegioididong.com
(TGDD);

5
(2) Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (ĐMX) (bao gồm chuỗi Trần
Anh);

(3) Thực phẩm và hàng tiêu dùng với Bách Hóa Xanh (BHX). Ngoài ra, MWG còn
có chuỗi BigPhone.com là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với 10 cửa
hàng tập trung chủ yếu tại Phnôm Pênh, Campuchia.

PHẦN 2: MÔ HÌNH SWOT

1. Điểm mạnh

 Là một thương hiệu lâu đời, có được sư tin tưởng của người dùng

 Chiếm thị phần cao nhất ở ngành hàng bán lẻ điện thoại (45%) và điện máy (35%)

 Có chuỗi hệ thống siêu thị, cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng luôn được đánh giá cao

 Ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP

 Giá cả phải chăng

 Hệ thống bảo hành chuyên nghiệp cho những sản phẩm mà hãng bán

 Khả năng truyền thông, marketing hiệu quả hơn so với các đối thủ

 Sở hữu các chuỗi hệ thống cửa hàng đã nổi tiếng và có tiềm năng gồm: TGDĐ, Bách
Hóa Xanh, Điện Máy Xanh

 Website của TGDĐ có được sự trải nghiệm luôn được đánh cao

Thay đổi từ việc mở rộng sang chú trọng chất lượng cửa hàng

Trong quá trình chuyển đổi mô hình, TGDĐ đã mạnh tay đóng rất nhiều cửa hàng
mô hình cũ không thể cải thiện doanh thu do nằm trong hẻm nhỏ hoặc không thể mở rộng,
công ty cho biết đã hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ cửa hàng trong QI.2019 và sẽ đẩy
mạnh mở cửa hàng từ đây đến cuối năm.

Trong tháng 3 và tháng 4, công ty đã mở gần 100 cửa hàng Bách Hoá Xanh (tương
đương 1 ngày mở trung bình 2 cửa hàng), từng bước hoàn thành mục tiêu đạt 700 cửa hàng
trong năm nay. Song song với cải thiện biên lợi nhuận qua việc tăng cường mua trực tiếp
từ nhà cung cấp (bỏ qua đại lý) và đàm phán để có chiết khấu cao hơn, TGDD đang nhân

6
rộng Bách Hoá Xanh ra các tỉnh miền Tây và miền Đông, hiện đã có 134 cửa hàng tại các
tỉnh ngoài thành phố Hồ Chí Minh.

Đặt khách hàng làm trung tâm trong mô hình kinh doanh

Thế Giới Di Động chính xác là một ví dụ điển hình cho Hành trình khách hàng. Một
ví dụ cho cả 3 giai đoạn trong hành trình khách hàng mà Thế giới di động đã thực hiện.

 Giai đoạn trước mua hàng, website của TGDĐ là một trong nhưng website mang lại
trải nghiệm tốt nhất. Nhanh, đơn giản và thuận tiện. Một điểm đặc biệt là website
TGDĐ đi theo mô hình tư vấn thay vì bán hàng online nhờ tính năng so sánh bất kỳ
các dòng sản phẩm. Đây chính là sự thấu hiểu khách hàng. Để khách hàng chi trả
cho một chiếc điện thoại smartphone, họ cần xem xét từ tính năng, thời trang, công
nghệ và cần được tư vấn.

 Giai đoạn mua hàng, nhờ quá trình tư vấn của giai đoạn trước cũng như trải nghiệm
sản phẩm tại các cửa hàng. Khách hàng dễ dàng đưa ra chọn lựa. Mặt khác, nhờ sự
phủ rộng hệ thống cửa hàng offline mạnh mẽ, chỉ số CES của TGDĐ đạt mức gần
như cao nhất so với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

 Giai đoạn sau mua hàng, khi điện thoại đến Call Center, hệ thống sẽ thể hiện toàn
bộ lịch sử để Tư vấn viên hỗ trợ được nhiều nhất có thể. Hay quá trình bảo hành
được thực hiện tại bất kỳ một cửa hàng nào của hệ thống TGDĐ.

TGDĐ cho phép nhân viên mỗi bộ phận tại các điểm “touch-point” trên hành trình
khách hàng hiểu được bối cảnh của khách hàng đó; đồng thời nắm chéo được thông tin để
quản lý chặt chẽ hơn.

7
TGDĐ luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Ví dụ nhân viên tổng đài chăm sóc khách
hàng có thể nắm được những “đối thoại” của nhân viên tư vấn; khách hàng đã có những
khiếu nại trước đây ở khâu nào và đã được xử lý ra sao… Hiểu được bối cảnh, liên kết
được các điểm kết nối, cuộc đối thoại sẽ trở nên có ý nghĩa. TGDĐ đã không bỏ qua một
khâu nào để tạo ra trải nghiệm khách hàng.

Chọn vị trí cửa hàng Bách Hóa Xanh cạnh tranh

Bách Hoá Xanh chọn cạnh tranh trực tiếp với


chợ truyền thống khi mở cửa hàng rất gần hay thậm
chí là đối diện chợ. Theo khảo sát sơ bộ của VDSC
tại một vài cửa hàng mở gần chợ thì đều ghi nhận số
lượt khách ghé mua mỗi ngày rất tốt (trên dưới
1.000 khách/ngày).

Tăng trưởng quý I.2019 tạo kỳ vọng cho cả năm 2019

Với kết quả công bố sau 3 tháng đầu năm 2019, MWG cho thấy hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh, chiến lược số hóa tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội khi
doanh thu online đạt 4.650 tỷ đồng, chiếm 19% tổng doanh thu trong quý I/2019 và tăng
67% so với cùng kỳ năm 2018.

8
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu quý 1 và tăng trưởng số cửa hàng của Cty Cổ phần Thế Giới Di Động năm 2018-2019

Chiến lược marketing của Điện Máy Xanh

Hẳn các bạn còn nhớ TVC của Điện Máy


Xanh vào năm 2016 với những người da xanh đã
gây ám ảnh sâu sắc tới social một thời. Khi TVC
này đươc ra mắt ngoài giúp Điện Máy Xanh phủ
sóng nhận diện thương hiệu lên khắp cả nước, còn
giúp thương hiệu sinh sau đẻ muộn này thành người đứng đầu thị trường bỏ xa các đối thủ
còn lại.

Ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP

Thế giới di động là một trong những công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đưa hệ
thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp- ERP ứng dụng trong quản lý chuỗi cửa hàng bán
lẻ của mình.

Theo nghiên cứu của Trường quản trị kinh doanh Haas thuộc đại học UC Berkeley,
khoản đầu tư vốn cổ phần vào doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết – Private Equity của
Mekong Capital vào Thế giới di động đã đóng vai trò quan trọng trong những bước phát
triển ấn tượng của công ty này và sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy bậc cao học tại
Haas – UC Berkeley đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên trường kinh doanh
Harvard và trường kinh doanh Tuck.

9
2. Điểm yếu

Đến từ chính thị trường mà TGDĐ đang chiếm lĩnh hay xâm nhập.

Với thị trường điện thoại hay điện máy, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cùng
nhau nhảy vào xâu xé thị phần. Còn TGDĐ thì vẫn đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần cao
hơn, họ xác định đạt 40% thị phần đến cuối 2019 và 45-50% thị phần trong 2 năm tới ngành
điện máy.

Về Bách Hóa Xanh, mới chỉ vừa hết lỗ hòa vốn vào quý IV.2018 mà thôi. Còn phải
trực tiếp đấu cùng các ông lớn lâu năm cùng ngành như SatraFood, CoopFood, Vinmart+,
….

Vòng quay hàng tồn kho giảm: với hơn 80% lượng hàng tồn kho tồn trữ dưới dạng
các sản phẩm điện tử vào cuối quý I/2019 (7.581 tỷ đồng thiết bị điện tử, 5.288 tỷ đồng
điện thoại di động, 348 tỷ đồng máy tính xách tay, 171 tỷ đồng máy tính bảng…), việc
kiểm soát và luân chuyển hàng tồn kho nhanh chóng là bài toán mà MWG phải lưu tâm,
trước khi lượng hàng tồn kho này sụt giảm giá trị do các mẫu mới đời sau được tung ra thị
trường.

Nguồn: https://atpsoftware.vn/phan-tich-swot-the-gioi-di-dong.html

3. Cơ hội

Thị trường bán lẻ vẫn đang được dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Tham gia vào thị trường phân phối đồng hồ. Với việc thị trường đồng hồ VN được
đánh giá có giá trị khoảng 17.000 tỷ đồng vào năm 2018 (số liệu do PNJ cung cấp) thì đây

10
là môt thị trường tiềm năng lớn, trong nhiều năm qua khi chỉ có các chuỗi cửa hàng nhỏ
trong phân khúc cao cấp phân phối đồng hồ mà thôi.

4. Thách thức

Một số thách thức lớn của Thế giới di động phải kể đến như:

 Mặt hàng đồng hồ đa số là mặt hàng xa xỉ phẩm, nhu cầu về chúng rất lớn nhưng
không phải ai cũng sẵn sàng chi trả một con số lớn để sở hữu.
 Đặt mục tiêu đến cuối 2019 Bách Hóa Xanh sẽ có lợi nhuận trực tiếp.
 Chuyển đổi hoàn tất toàn bộ cửa hàng thành cửa hàng tiêu chuẩn của Bách Hóa
Xanh.
 Áp lực trong ngành bán lẻ đến từ những doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp ngoại quốc.
 Đối thủ cạnh tranh của Thế Giới Di Động có mức tăng trưởng cao, đối đầu trực
tiếp, giành thị phần.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH BCTC GIAI ĐOẠN 2019-2021

1. Phân tích bảng CĐKT

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của MWG


1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Tổng tài sản của công ty Cổ phần Thế giới di động năm 2021 tăng mạnh so với năm
2019 và 2020, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

11
Tổng giá trị tài sản năm 2019 là nhỏ nhất với 41.708.095.544.883 VND sang năm 2020
tăng lên 46.030.879.952.454 VND. Đặc biệt trong năm 2021, tổng giá trị tài sản tăng mạnh
đến 62.971.404.814.942 VND (chiếm tỷ trọng 83%) tăng 16.940.524.862.488 VND so với
năm 2020.

Tài sản ngắn hạn tăng lên qua hàng năm với tỷ trọng lần lượt từ năm 2019-2021 là
84%, 81% và 83%.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản cua doanh nghiệp tuy nhiên
từ năm 2019 đến năm năm 2020 giảm thì sang năm 2021 giá trị hàng tồn kho lại tăng mạnh.
Do đặc điểm của công ty là kinh doanh thương mại, nên hàng tồn kho của công ty khá lớn.
Việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược thị trường trong giai đoạn phát
triển. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều khoản mục như chi
phí hàng tồn kho, chi phí lãi vay, ... vì thế công ty nên cân nhắc để dự trữ một lượng hàng
tồn kho hợp lý.

Tài sản dài hạn cũng tăng đều qua hàng năm.

1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả năm 2019 có tỷ trọng là 71% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm 68%) tuy
nhiên năm 2020 lại giảm còn 66% (nợ ngắn hạn chiếm 64%) và đến năm 2021 thì tỷ trọng
tăng nhẹ lên 68% (đặc biệt nợ ngắn hạn chiếm toàn bộ tỷ trọng nợ phải trả). Trong đó chủ
yếu là khoản vay ngắn hạn và phần lớn từ ngân hàng nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động.
Đây đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi.

Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, năm 2019 với giá trị 12.143.592.194.353
VND thì năm 2020 đạt giá trị 15.481.689.846.432 VND và đặc biệt năm 2021 có mức
chênh lệch so với năm 2020 là 4.896.556.153.414 VND.

1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Năm 2019 2020 2021

Nguồn vốn
12.143.592.194.353 15.481.689.846.432 20.378.245.999.846
(CSH)

12
Tài sản ngắn
35.011.896.908.246 37.317.233.970.267 51.955.257.770.657
hạn

Các khoản
phải thu ngắn 1.815.085.561.979 1.595.251.018.496 3.162.121.971.586
hạn

Tài sản dài


6.696.198.636.637 8.713.645.982.187 11.016.147.044.285
hạn

Tài sản 39.893.009.982.904 44.435.628.933.958 59.809.282.843.356

Chênh lệch -27.749.417.788.551 -28.953.939.087.526 -39.431.036.843.510

Bảng 4: Tài sản và nguồn vốn


Tài sản = Tài sản ngắn hạn - các khoản phải thu ngắn hạn + tài sản dài hạn

Chênh lệch = nguồn vốn - tài sản

Năm 2019 ,nguồn vốn chủ sỡ hữu đạt 12.143.592.194.353 VND và quy mô hoạt
động cũng tăng mạnh nên công ty phải bù đắp bằng cách vay vốn với mức
27.749.417.788.551 VND. Năm 2020 và 2021 cũng có nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng đồng
thời tăng quy mô hoạt động nên làm cho công ty thiếu một lượng lớn nguồn và phải đi vay
với mức lần lượt 28.953.939.087.526 VND , 39.431.036.843.510 VND.

Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn chủ sỡ hữu không đủ trang trải cho hoạt động
chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp cần phải đi vay, điều này rất phổ biến với các công
ty thương mại như công ty Cổ phần Thế giới di động.

13
2. Phân tích bảng BCKQHĐKD
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 so với năm 2019 Năm 2021 so với 2020
Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Chênh lệch Chênh lệch
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 103.485.046.672.447 109.801.253.690.656 124.141.525.689.948 6.316.207.018.209 14.340.271.999.292
Các khoản giảm trừ doanh thu -1.310.802.695.724 -1.255.234.025.244 -1.183.419.586.774 55.568.670.480 71.814.438.470
Doanh thu thuần 102.174.243.976.723 108.546.019.665.412 122.958.106.103.174 6.371.775.688.689 14.412.086.437.762
Giá vốn hàng bán -82.686.444.673.012 -84.591.522.392.949 -95.325.974.107.640 -1.905.077.719.937 -10.734.451.714.691
Lợi nhuận gộp 19.487.799.303.711 23.954.497.272.463 27.632.131.995.534 4.466.697.968.752 3.677.634.723.071
Doanh thu hoạt động tài chính 631.177.854.351 794.121.782.667 1.287.956.026.163 162.943.928.316 493.834.243.496
Chi phí tài chính -569.754.844.844 -594.151.513.751 -714.707.225.745 -24.396.668.907 -120.555.711.994
Chi phí lãi vay -568.136.717.134 -594.003.821.021 -674.427.746.189 -25.867.103.887 -80.423.925.168
Phần lỗ trong công ty liên kết -3.473.283.371 -3.706.939.471 -2.210.500.485 -233.656.100 1.496.438.986
Chi phí bán hàng -12.437.282.718.212 -15.333.798.830.787 -17.914.173.302.345 -2.896.516.112.575 -2.580.374.471.558
Chi phí quản lý doanh nghiệp -2.073.782.880.058 -3.404.431.838.167 -3.823.390.074.765 -1.330.648.958.109 -418.958.236.598
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.034.683.431.577 5.412.529.932.954 6.465.606.918.356 377.846.501.377 1.053.076.985.402
Thu nhập khác 41.557.041.541 43.512.695.471 54.872.797.433 1.955.653.930 11.360.101.962
Chi phí khác -22.793.268.422 -46.307.221.072 -48.895.965.246 -23.513.952.650 -2.588.744.174
(Lỗ) Lợi nhuận khác 18.763.773.119 -2.794.526.601 5.976.832.187 -21.558.299.720 8.771.358.788
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.053.447.204.696 5.409.735.407.353 6.471.583.750.543 356.288.202.657 1.061.848.343.190
Chi phí thuế TNDN hiện hành -1.248.353.081.834 -1.598.413.821.219 -1.632.975.695.684 -350.060.739.385 -34.561.874.465
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 31.145.964.165 108.551.123.373 62.818.619.041 77.405.159.208 -45.732.504.332
Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.836.240.087.027 3.919.872.709.507 4.091.426.673.890 83.632.622.480 171.553.964.383
Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 3.834.269.547.047 3.917.767.783.159 4.898.869.278.220 83.498.236.112 981.101.495.061
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 8.665 8.654 6.897 -11 -1.757
Lãi suy giảm trên cổ phiếu 8.665 8.654 6.897 -11 -1.757

Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy :

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh : năm 2020 tăng 6.316.207.018.209 VND
so với năm 2019 và đến năm 2021 thì mức tăng ấn tượng với 14.340.271.999.292 VND so
với năm 2020. Điều này cho thấy doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định và
quy mô hoạt động vẫn phát triển thông qua đó cho thấy đường lối , chính sách của ban lãnh
đạo Công ty khá hiệu quả . Thêm vào đó , năm 2021, khi đại dịch Covid -19 bùng phát gây
ảnh hưởng mạnh mẽ dẫn đến việc giãn cách xã hội thì các thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc
học tập trực tuyến là điều cần thiết do đó số lượng hàng hóa bán chạy tạo nên mức doanh
thu tăng trưởng cao với con số ấn tượng so với năm trước.

Doanh thu thuần : cũng như tổng doanh thu khi có mức doanh thu tăng đều vào
năm 2019 và 2020 lần lượt là 102.174.243.976.723 VND và 108.546.019.665.412 và tăng
mạnh vào năm 2021 với mức chênh lệch so với năm 2020 là 14.412.086.437.762 VND.
Đó là một tín hiệu tích cực và đáng mừng của công ty khi nền kinh tế đang chịu tác động
nặng nề từ đại dịch thì MWG lại có doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ như thế.

Doanh thu hoạt động tài chính: nguồn thu của hoạt động tài chính có thể do công
ty được hưởng chiết khấu thanh toán mua hàng, thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu lãi do

14
khách hàng mua trả chậm. Vì tỷ trọng của doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất
nhỏ so với tỷ trọng của doanh thu hoạt động kinh doanh cho thấy MWG không mấy chú
trọng đầu tư vào hoạt động này . Tuy nhiên, doanh thu thu về từ hoạt động tài chính vẫn
tăng đều cụ thể năm 2020 là 794.121.782.667 và năm 2021 hơn 493.834.243.496 VND.

Giá vốn bán hàng: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoạt động
kinh doanh .

Tuy chi phí qua các năm tăng đồng thời lợi nhuận của MWG cũng tăng đáng
kể

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh : năm 2020 lợi nhuận thuần
đạt 5.412.529.932.954 VND và tăng thêm 1.053.076.985.402 VND vào năm 2021 . Đây là
một dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế : lợi nhuận trước thuế tăng đều và đạt con số ấn tượng hơn
vào năm 2021 tương ứng 6.465.606.918.356 VND.

Lợi nhuận gộp : tăng trưởng ổn định. Lý giải cho sự gia tăng mạnh mẽ của lợi nhuận
gộp là do sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu bán hàng so với tốc độ tăng giá vốn hàng
bán .

Lợi nhuận sau thuế : công ty đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước với số lợi
nhuận công ty tái sản xuất mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác .

Qua phân tích trên , có thể thấy được tình hình kinh doanh khá tốt của MWG khi đạt
mức doanh thu tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm trước mặc dù nền kinh tế đang
chịu ảnh hưởng từ đại dịch thì các chỉ số doanh thu, lợi nhuận cuả công ty này vẫn đạt
những con số ấn tượng.

3. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính

3.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán

3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán

• Phân tích khoản phải thu

15
BẢNG BÁO CÁO CÁC KHOẢN PHẢI THU
ĐVT: VND
CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU 2019 2020 2021 2020 so với 2019 2021 so với 2020
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Các khoản phải thu 2.189.649.160.453 2.034.744.276.253 3.644.511.151.050 -154.904.884.200 -7% 1.609.766.874.797 79,11%
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 262.268.362.817 196.394.545.434 384.236.578.232 -65.873.817.383 -25% 187.842.032.798 96%
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 195.016.846.986 287.913.331.552 390.738.782.756 92.896.484.566 48% 102.825.451.204 36%
3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 0 80.000.000.000 961.917.697.638 80.000.000.000 881.917.697.638 1102%
4. Phải thu ngắn hạn khác 1.357.800.352.176 1.030.943.141.510 1.425.228.912.960 -326.857.210.666 -24% 394.285.771.450 38%
5. Phải thu dài hạn khác 374.563.598.474 439.493.257.757 482.389.179.464 64.929.659.283 17% 42.895.921.707 10%

Bảng 6: Báo cáo các khoản phải thu


Khoản phải thu: tăng giảm không đều trong 3 năm 2019, 2020 và 2021. Ta thấy
các khoản phải thu chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán
ngắn hạn, phải thu về cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác, phải thu dài hạn khác.
Năm 2019, khoản phải thu là 2.189 tỷ đồng. Năm 2020, khoản phải thu giảm xuống còn
2.034 tỷ đồng với tốc độ giảm là 7%. Năm 2021, khoản phải thu tăng mạnh lên 3.644 tỷ
với tốc độ tăng là 79,11%. Trong đó:

Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: có xu hướng tăng giảm không đều qua
các năm, điều này thể hiện tình hình thu tiền khách hàng của công ty không ổn định, số
vốn bị chiếm dụng nhiều.

Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn: tăng khá đều qua các năm.

Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn: Năm 2020 là 80 tỷ đồng, 2021 là 961 tỷ
đồng, giảm 1102%. Năm 2021, khoản cho vay tăng bất thường với tốc độ 1102%, tức 961
tỷ đồng, cần phải điều tra nguyên nhân rõ ràng.

•Phân tích khoản phải trả

Bảng 7: Báo cáo các khoản phải trả

16
Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Trong năm 2020, công ty đã đẩy mạnh đi vay nhưng chênh lệch giữa khoản đi vay
và khoản phải trả quá lớn cụ thể là 48%. Tốc độ này quá cao nên cần phải xem xét lại tình
hình thanh toán của công ty.

Đến năm 2021, công ty đẩy mạnh đi vay và chiếm dụng vốn. Nhưng vì tốc độ vay
ngắn hạn và tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp không quá chênh lệch chứng tỏ tình
hình thanh toán của công ty là khả quan hơn.

3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán


BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC TÍNH ĐVT 2019 2020 2021 2020 so với 2019 2021 so với 2020

= Tài sản lưu động -


1. Vốn luân chuyển ròng VND
Nợ ngắn hạn 5.848.950.203.538 7.516.304.756.420 8.685.598.097.101 1.667.354.552.882 1.169.293.340.681
= Tổng giá trị tài sản/
2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Tổng nợ phải thanh Lần 1,41 1,51 1,48 0,10 -0,03
toán
= (Tiền TĐT + Đầu tư
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tc ngắn hạn)/ Tổng nợ Lần 0,22 0,52 0,43 0,30 -0,09
ngắn hạn

Bảng 8: Bảng phân tích khả năng thanh toán


Vốn luân chuyển ròng tăng qua các năm: Các chỉ số này đều mang dấu dương.
chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là vô cùng tốt, hoàn toàn không có
sức ép đối với việc thanh toán tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: tăng giảm không đều qua các năm. Hệ số
khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản lưu động
không quá mức, vì tài sản lưu động dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hệ số này
cao chứng tỏ công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình nhưng chưa phản ảnh chính
xác khả năng thanh toán của công ty.

Giải thích: Bởi vì MWG đầu tư tăng nhanh số lượng cửa hàng bán lẻ trên cả nước,
đặc biệt là từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2020 đã tăng thêm gần 2000 cửa hàng nên nguồn
nợ ngắn hạn cũng tăng nhanh trong giai đoạn đó. Tuy nhiên năm 2019 và 2020 là hai năm
đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu cùng với tình hình thiền tại liên tục
diễn ra tại Việt Nam nên mức tăng trưởng doanh thu của năm 2019 (18%) và 2020 (6%)
thấp hơn so với năm 2018 (30%) kéo theo tổng tài sản ngắn hạn bị ảnh hưởng. Dẫn đến tốc

17
độ tăng của tổng tài sản ngắn hạn không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên tỷ số có xu
hưởng giảm nhẹ vào năm 2019.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: tăng giảm không đều qua các năm. Hệ số khả
năng thanh toán nhanh của công ty vào năm 2019 và 2021 đều nhỏ hơn 0,5. Điều này cho
thấy tình hình thành toán nhanh của công ty là không cao, cần phải cải thiện.

Giải thích: Chỉ số này của doanh nghiệp thấp bởi vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng số tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho chiếm từ 520 -76% tài sản ngắn hạn do
đặc thù của công ty là kinh doanh các sản phẩm điện tử). Chỉ số này tăng gần gấp đôi vào
năm 2020 bởi vì tết âm lịch năm 2020 rơi vào tháng 1 dương lịch 2020 nên công ty chủ
động trữ hàng tồn kho trong tháng 12/2019 để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tế trong khi
tết âm lịch 2019 rơi vào tháng 2 năm 2019 nên công ty dự trữ hàng tồn kho vào tháng
1/2019 Do đó, lượng hàng tồn kho năm 2019 tăng khá nhiều và hàng tồn kho của 2020 lại
ít hơn.

3.2. Phân tích các hệ số hiệu quả hoạt động

3.2.1 Đánh giá hàng tồn kho


GVHB
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho trung bình

Năm 2019 2020 2021


Số vòng quay hàng tồn kho 3,76 3,67 3,83

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng giảm không đều qua các năm. Điều này thể hiện
rằng trong năm 2020, doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều
như năm 2019 và 2021. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thể có nghĩa
là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất
khá năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Do đó,
khi nhìn từ khía cạnh khác, MWG có thể đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm đến cho
khách hàng kịp thời và đầy đủ.

3.2.2. Đánh giá khoản phải thu khách hàng

Năm 2019 2020 2021


Phải thu khách hàng 262.268.362.817 196.394.545.434 384.236.578.232

18
Năm 2020 khoản phải thu khách hàng giảm 25,11% so với năm 2019. Nhưng đến
năm 2021 tăng mạnh 95,64% so với năm 2020.
DTT
Số vòng quay nợ phải thu khách hàng =
Phải thu khách hàng trung bình

365
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay nợ phải thu khách hàng

Năm 2019 2020 2021


Số vòng quay nợ phải thu khách hàng 310,16 473,32 423,53
Kỳ thu tiền bình quân 1,18 0,77 0,86

Nhìn chung năm 2019, 2020, 2021 đều có kỳ thu tiền bình quân tương đối thấp, trong
vòng 1 ngày công ty đã có thể thu lại tiền của khách hàng (năm 2019) và bé hơn 1 ngày
(năm 2020 và 2021). Tuy nhiên, nhược điểm của việc này là nó có thể cho thấy các điều
khoản tín dụng quá nghiêm ngặt, nếu tình trạng này cứ tiếp tục khách hàng có thể sẽ tìm
kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác với điều khoản thanh toán dễ dàng hơn.

3.2.3. Đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản (vòng quay tổng tài sản)
Doanh thu thuần
Số vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân

Năm 2019 2020 2021


Số vòng quay tổng tài sản 2,93 2,47 2,26

Trong năm 2019, 2020, 2021 số vòng quay tổng tài sản của MWG giảm dần. Qua đó
có thể nói rằng việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
càng ngày càng kém hiệu quả.

3.3. Phân tích các hệ số về doanh lợi

3.3.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần


Chênh lệch
Năm 2019 2020 2021
2020 so với 2019 2021 so với 2020
Tỷ số 0,0375 0,0361 0,0399 -0,0014 0,0038

Từ bảng phân tích ta thấy từ năm 2019-2021 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu không có
thay đổi đáng kể. Tuy nhiên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu vẫn chưa cao.

19
3.3.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Chênh lệch
Năm 2019 2020 2021
2020 so với 2019 2021 so với 2020
Tỷ số 36,32% 28,38% 27,34% -7,94% -1,04%

Năm 2020, tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có là 28,38%, nghĩa là cứ 100 dồng vốn chủ
sở hữu tạo ra 28,38 đồng lợi nhuận. Tỷ số này giảm 7,94% so với năm 2019. Năm 2021,
tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có là 27,34%, nghĩa là cứ 100 dồng vốn chủ sở hữu tạo ra 27,34
đồng lợi nhuận. Tỷ số này giảm 1,04% so với năm 2020.

3.3.3. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

Chênh lệch
Năm 2019 2020 2021
2020 so với 2019 2021 so với 2020
Tỷ số 10,98% 8,93% 8,99% -2,05% 0,06%

Nhìn chung trong giai đoạn 2019-2021, tỷ số ROA của công ty không biến động nhiều
chứng tỏ công ty vẫn hoạt động ổn định.

4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ


BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
ĐVT: VND
2020 so với 2019 2021 so với 2020
MÃ SỐ CHỈ TIÊU 2019 2020 2021
Chênh lệch giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch giá trị Tỷ lệ (%)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
20 1.286.080.778.045 10.792.429.218.774 171.390.435.922 9.506.348.440.729 739,17% -10.621.038.782.852 -98,41%
động kinh doanh
27 Tiền thu lãi từ tiền gửi, cho vay 278.946.264.804 335.398.013.989 796.626.468.011 56.451.749.185 20,24% 461.228.454.022 137,52%
Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào
30 -5.872.761.640.253 -8.574.260.892.627 -11.254.869.604.436 -2.701.499.252.374 46,00% -2.680.608.711.809 31,26%
hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động
tài chính
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và
31 vốn góp của cổ đông không kiểm 90.454.820.000 105.200.450.000 2.282.530.030.000 14.745.630.000 16,30% 2.177.329.580.000 2069,70%
soát
Mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp
32 -4.850.060.000 -6.040.930.000 -2.320.000.000 -1.190.870.000 24,55% 3.720.930.000 -61,60%
đã phát hành
36 Cổ tức đã trả -665.093.453.185 -678.908.841.100 -239.519.441.063 -13.815.387.915 2,08% 439.389.400.037 -64,72%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
40 2.014.415.380.732 6.524.501.816.190 7.877.490.879.150 4.510.086.435.458 223,89% 1.352.989.062.960 20,74%
động tài chính
50 Lưu chuyển tiền thuần trong năm -634.340.602.108 4.232.583.706.879 -3.205.988.289.364 4.866.924.308.987 -767,24% -7.438.571.996.243 -175,75%
60 Tiền và tương đương tiền đầu năm 3.749.550.258.212 3.115.236.816.468 7.347.857.397.925 -634.313.441.744 -16,92% 4.232.620.581.457 135,87%
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối
61 27.160.364 36.874.578 146.653.994 9.714.214 35,77% 109.779.416 297,71%
đoái quy đổi ngoại tệ
70 Tiền và tương đương tiền cuối năm 3.115.236.816.468 7.347.857.397.925 4.142.015.762.555 4.232.620.581.457 135,87% -3.205.841.635.370 -43,63%

Bảng 9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

20
4.1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

Trong năm 2019 và 2020, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng.
Điều này cho thấy MWG vẫn đang kinh doanh tốt và sức khỏe doanh nghiệp đang được
đảm bảo. Nhưng trong năm 2021, dòng tiền này giảm 10.621.038.782.852 VNĐ so với
năm 2020 bởi vì bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách bán hàng và trả tiền cho
nhà cung cấp của doanh nghiệp.

4.2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Trong cả 3 năm, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đều mang dấu âm. Nguyên
nhân cơ bản được Ban Chủ tịch đưa ra là bởi công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô
kinh doanh, bán hàng.

Tại khoản mục tiền chi tiêu để mua sắm, xây dựng TSCĐ, năm 2019 tăng gấp 2 lần
muc so với 2018. Đó là bởi năm 2019, công ty đầu tư mở rộng chuỗi BHX và chuỗi ĐMX.

4.3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Mỗi năm, công ty đều tăng vốn cổ phần thông qua phát hành cổ phần. Có thể dễ dàng
nhận ra qua mỗi năm, lượng cổ tức công ty chi trả tăng đều qua các năm, cho thấy chính
sách đãi ngộ tưởng đối ổn định.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 rất cao, bởi số tiền thu từ
đi vay là 63.938.206.247.950 VNĐ, điều này một phần cho thấy vốn của công ty phần lớn
có từ việc đi vay. Ngoài ra MWG chủ động trong việc trả nợ vay hằng năm.

MWG đang làm rất tốt công việc kinh doanh trong những năm gần đây. Việc liên tục
mở rộng nhiều cửa hàng sẽ góp phần lớn làm tăng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, việc
mở thêm nhiều các cửa hàng sẽ làm tăng chi phí hoạt động bán hàng và các khoản giảm
trừ doanh thu, trong khi đó các ngành hàng đồ gia dụng và thiết bị điện từ chuẩn bị bão
hòa. Vì thế, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, công ty cần có những chiến lược cải
thiện, độc đáo hơn và nâng cao năng lực tài chính của mình.

21
PHẦN 4: GIÁ CỔ PHIẾU MWG GIAI ĐOẠN 2019-2021

Biểu đồ giá cổ phiếu MWG năm 2018 – 2021

(nguồn: https://fireant.vn/home/content/symbols/MWG)

Với vị thế là nhà bán lẻ đa ngành nghề số 1 Việt Nam, cổ phiếu Thế giới di động
luôn giữ top đầu trong cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ trên thị trường. Đến cuối năm 2019, do
ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến ngành bán lẻ nói chung, giá cổ phiếu Thế giới di
22
động giảm mạnh và nhanh chóng chạm đáy. Giá cổ phiếu cao nhất trong giai đoạn
72.280đ/cổ và thấp nhất là 18.350đ/cổ.

Nhìn chung giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng cho thấy Thế giới Di động đang hoạt
động kinh doanh tốt.

PHẦN 5: CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CỦA CTY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI
ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN TĂNG TRƯỞNG GIAI
ĐOẠN 2019-2021

1. Phát hành cổ phiếu

1.1. Năm 2019

Ngày 22/02/2019 MWG phát hành số lượng cổ phiếu được lưu hành là 443.171.453
với mức giá là 89.000 (VND). Vốn điều lệ là 4.435 (Tỷ VND) trong đó % Sở hữu nước
ngoài là 49%.

Năm 2018, MWG ghi nhận tăng DTT tăng 30% lên 86.516 tỷ đồng và LNST tăng
31% lên 2.880 tỷ đồng nhờ (i) tăng trưởng khả quan nhóm ngành điện máy, và chuỗi BHX
cải thiện biên LN gộp đáng kể, từ 12% năm 2017 lên 16% năm 2018. Đáng chú ý là Công
ty đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận chỉ trong 11 tháng hoạt động.

Xét theo ngành hàng, điện thoại vẫn là nguồn thu lớn với tỷ trọng 53% doanh thu
toàn Công ty do được bán song song tại chuỗi TGDĐ và ĐMX.

Doanh thu chuỗi TGDĐ giảm nhẹ do việc chuyển đổi từ 1 số cửa hàng trong chuỗi
thành cửa hàng ĐMX/ĐMX mini. Việc chuyển đổi tiếp tục được thực hiện trong năm 2019.
Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ còn khoảng 1.000 cửa hàng trong chuỗi.

Năm 2019, ĐMX sẽ là đầu kéo tăng trưởng cho MWG với mục tiêu thị phần lên mức
45% trong 2 năm tới nhờ tiếp tục chuyển đổi cửa hàng TGDĐ thành ĐMX/ĐMX mini, mở
thêm cửa hàng mới, trong đó chủ yếu là ĐMX mini, thay đổi cách sắp xếp tại các cửa hàng
ĐMX mini, đa dạng hóa sản phẩm, và tối ưu hóa vận hành: toàn bộ hàng hóa trưng bày,
hình ảnh, giá, chương trình khuyến mại sẽ được hệ thống hóa và đảm bảo công việc được
thực thi đồng bộ qua QR code, cho phép MWG kiểm soát được từng sản phẩm trưng bày
đúng vị trí, tối ưu được tồn kho và tăng sức bán cho sản phẩm. Dự kiến số lượng cửa hàng

23
chuỗi ĐMX đến 2019 đạt khoảng 900 cửa hàng, tăng 20% so với năm 2018, trong đó có
khoảng 200 cửa hàng sẽ thay đổi cách trưng bày và kỳ vọng tăng trưởng bình quân 30%.

Đối với cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động với giá mục tiêu 105.700
đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward khoảng 12,7 lần. Mặc dù thị trường
di động đã trở nên bão hòa, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng trong 2019 của MWG vẫn còn
lớn nhờ thị trường điện máy duy trì khả quan nhờ thu nhập cải thiện và tỷ lệ đô thị hóa
ngày càng cao, tiếp tục chuyển đổi cửa hàng TGDĐ thành ĐMX/ĐMX mini bên cạnh việc
mở mới cửa hàng ĐMX/ĐMX mini, đồng thời thay đổi cách sắp xếp, đảm bảo tăng trưởng
bình quân 30%/cửa hàng, và (iii) đẩy mạnh mở rộng mô hình chuẩn tại các cửa hàng chuỗi
Bách Hóa Xanh và nhân rộng hệ thống trên toàn quốc.

Chuỗi TGDĐ tăng trưởng bình quân 1% từ 2022 do thị trường di động trở nên bão
hòa.

Chuỗi ĐMX tăng trưởng chậm lại, khoảng 10%/năm sau 2021.

Chuỗi BHX mở rộng đến khoảng hơn 2.000 cửa hàng sau 5 năm hoạt động ổn định.
Doanh thu tăng bình quân 5%/cửa hàng.

Không phát sinh tăng vốn trong giai đoạn dự phòng.

Tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt kỳ vọng 15%.

Hình 1.1: Thống kê thu nhập năm 2019

24
1.2. Năm 2020

Trong năm 2020, doanh thu từ chuỗi cửa hành Điện Máy Xanh chiếm phần lớn tỷ
trong doanh thu của công ty với 53,2%, xếp sau là chuỗi Thế giới Di Động với 27,2% và
cuối cùng là chuỗi Bách Hoá Xanh, chiếm 19,6% doanh thu. Tổng doanh thu đến từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2020 của công ty đạt 109.801,25 tỷ đồng, tăng 6,1%
so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận ở mức 3.919,87 tỷ đồng, tăng
2,18% so với năm 2019.

Hình 1.2: Thống kê thu nhập năm 2020

Công ty cho biết, tổng số cổ phiếu đang lưu hàng của MWG là 452.605.894 cổ phiếu
và tỷ lệ phát hành là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành.

Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành theo chương trình này là 13.578.176
cổ phiếu - trong đó, có 12.974.083 cổ phiếu phát hành mới và 604.093 cổ phiếu là cổ phiếu
quỹ tại thời điểm hiện hành (căn cứ theo báo cáo kết quả giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ
ngày 16/10/2020).

Giá bán cổ phiếu này là 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, giá cổ phiếu MWG
đóng cửa phiên ngày 1/12 là 116.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số cổ phiếu ESOP phát hành
trên có mức giá chưa bằng 1/10 thị giá hiện tại của MWG.

Số cổ phiếu ESOP được phân phối cho cán bộ quản lý chủ chốt và nhân viên có đóng
góp cho sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty và các công ty con
trong năm 2019.

25
Đồng thời, số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 4 năm kể từ ngày
hoàn tất đợt phát hành. Thời gian thực hiện ngay sau khi được UBCK chấp thuận, dự kiến
tháng 1/2021 và tháng 2/2021.

Về kết quả kinh doanh, MWG cho biết doanh thu riêng tháng 10 đạt 8.749 tỷ, tăng
hơn 4% so với tháng 9/2020 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu nhờ tăng trưởng
tích cực doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh.

Lợi nhuận sau thuế riêng tháng 10 đạt 305 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2% so với tháng
9/2020 và 8% so với cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất là 90.102 tỷ đồng,
tăng 6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 3.283 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ.

Như vậy, công ty đã hoàn thành 82% kế hoạch doanh thu và 95% kế hoạch lợi nhuận
sau thuế cả năm 2020.

Thị trường điện máy năm 2018 tiếp tục chứng kiến tăng trưởng mạnh ở tất cả các
mảng, cụ thể điện tử tăng 23,5%, điện lạnh 12,5%, và điện gia dụng 3,7% (theo GfK Việt
Nam). Riêng với MWG, các nhóm sản phẩm này đặt mức tăng khá tốt, cao hơn bình quân
ngành với 58% mảng điện tử, 64% điện lạnh và 80% điện gia dụng.

Hình 1.3: Sơ đồ giá cổ phiếu MWG

26
1.3. Năm 2021

Hình 1.3: Thống kê thu nhập năm 2021

MWG vừa phát hành gần 13,6 triệu cổ phiếu MWG cho 5.529 nhân viên, giá phát hành là
10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính doanh nghiệp thu về gần 136 tỷ đồng từ đợt phát
hành ESOP.

Trong số cổ phiếu trên, MWG phát hành mới gần 13 triệu cổ phiếu, còn lại là sử dụng toàn
bộ 604.093 cổ phiếu quỹ.

Cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 4 năm. Mỗi năm sẽ có 25% cổ
phần đã nhận được tự do chuyển nhượng.

MWG đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2021 đạt 125.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
4.750 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,64% và 37,68% so với kế hoạch đề ra trong năm 2020.

Tính chung cả năm 2021, doanh thu thuần MWG đạt 122.958 tỷ đồng, tăng 13% so với
năm 2020. đó, Điện Máy Xanh đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu doanh thu MWG với 51%,
kế đến là Thế giới Di Động (25,7%) và sau đó là Bách Hóa Xanh (22,9%).

Cũng trong năm 2021, MWG báo lãi ròng tăng 25% so với năm trước, đạt gần 4.899 tỷ
đồng, hoàn thành mục tiêu đề ra dù phải đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ tư.

Theo đó, Thế giới Di động sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu
1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu phát hành thêm. Số cổ phiếu nhận được sẽ làm tròn
xuống đến hàng đơn vị. Hiện công ty có vốn điều lệ hơn 7.320 tỷ đồng và sau khi phát
hành, vốn công ty sẽ tăng lên 14.640 tỷ đồng. Ngày 17/6 cũng là thời gian Thế giới di động

27
thanh toán cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% cho cổ đông hiện hữu. Thời điểm
chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức là ngày 8/6. Với hơn 731,85 triệu cổ phiếu đang lưu
hành, Thế giới Di động sẽ phải chi tương ứng 731,85 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông
hiện hữu. Tính đến cuối năm 2021, công ty còn gần 12.675 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối và hơn 558 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Như vậy, tổng tỷ lệ trả cổ tức năm
2021 của MWG là 110% gồm 10% tiền mặt và 100% cổ phiếu.

2. Phát hành trái phiếu

Ngày 21/11/2017, Công ty cố phần Thế giới di động vừa phát hành thành công 1.135
tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cố định, ở mức 6,55% với kỳ hạn 5 năm. Trái
phiếu được phát hành vào ngày 17/11/2017 và đáo hạn vào ngày 17/11/2022. Đây là đợt
phát hành đầu tiên của Thế giới Di động và được bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ đầu tư và
bảo lãnh tín dụng (CGIF). Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng
quyền, được bảo lãnh và không phải là nợ thứ cấp của Công ty. Mục đích phát hành gồm
tăng quy mô vốn hoạt động; thực hiện các chương trình và dự án đầu tư.

Với kỳ hạn 5 năm và mức lãi suất cố định, đợt trái phiếu này sẽ giúp Thế giới di động
thực hiện các mục tiêu tăng trưởng mang tính chiến lược của mình.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THANH TOÁN GỐC VÀ LÃI TRÁI PHIẾU
GIAI ĐOẠN 2019-2021
Đơn vị: VND

Số dư đầu kỳ Thanh toán trong kỳ Dư nợ cuối kỳ

Gốc Lãi Gốc Lãi Gốc Lãi

2019 1,135,000,000,000 297,573,678,082 1,135,000,000,000 36,865,732,877 1,135,000,000,000 260,707,945,205

2020 1,135,000,000,000 186,161,767,123 1,135,000,000,000 37,476,767,123 1,135,000,000,000 148,685,000,000

2021 1,135,000,000,000 111,819,267,123 - 37,476,767,123 1,135,000,000,000 74,342,500,000

Bảng 10: Tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu giai đoạn 2019-2021
3. M&A

Thế Giới Di Động đã đề ra kế hoạch thâu tóm nhà thuốc An Khang từ năm 2017, lấn
sân sang ngành dược. Thay vì mất 2-3 năm để tự xây dựng mô hình kinh doanh dược phẩm
28
thì công ty sẽ tìm kiếm đơn vị chuyên về sản phẩm này để tiến hành mua bán - sáp nhập.
Việc tham gia ngành bán lẻ dược phẩm sẽ được tiến hành chậm rãi vì đây là lĩnh vực hoàn
toàn mới đối với công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng đang tập trung nguồn lực để mở rộng
chuỗi siêu thị Bách hóa xanh, việc xây dựng cùng lúc hai chuỗi bán lẻ quy mô lớn sẽ làm
cho công ty gặp không ít khó khăn.

Theo BCTC hợp nhất quý IV/2021, Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán:
MWG) cho biết vào ngày 03/11/2021 vừa qua đã mua 1,29 triệu cổ phiếu Công ty Bán lẻ
An Khang với giá phí hợp nhất kinh doanh 52,2 tỷ đồng. Sau giao dịch, MWG sở hữu
100% cổ phần sở hữu trong An Khang.

Khi ngành cốt lõi gồm điện thoại, điện máy bắt đầu bước sang giai đoạn bão hòa,
MWG chuẩn bị cho bước thâu tóm chuỗi nhà thuốc An Khang từ 2017 nhưng chỉ dừng ở
đầu tư liên kết do nhận định thị trường chưa đến thời điểm chín muồi. Trước đó, công ty
cũng thông qua việc tăng ngân sách thực hiện mua bán - sáp nhập trong năm 2017 lên 2.500
tỷ đồng, gấp 5 lần kế hoạch được phê duyệt ban đầu. Công ty dự kiến dành khoảng 500 tỷ
đồng mua tối thiểu 20% cổ phần của chuỗi bán lẻ dược phẩm, sau đó nâng dần tỷ lệ sở hữu
để nắm quyền chi phối. Trong năm 2018, MWG đã mua 634.100 cổ phần, tương đương
49% vốn An Khang với giá phí 62 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau 3 năm, MWG đã quyết định mua 100% chuỗi này, tổng giá phí bỏ ra
khoảng 112,2 tỷ đồng. Đồng thời, trong định hướng thời gian tới, MWG sẽ đầu tư cả nguồn
lực tài chính và đội ngũ lãnh đạo chuyên trách để phát triển mạnh mẽ chuỗi nhà thuốc An
Khang.

Nhà bán lẻ cho biết chuỗi nhà thuốc này đạt hiệu quả kinh doanh tích cực ở cấp độ
công ty với 178 cửa hàng cuối năm 2021, tăng mạnh so với con số 68 nhà thuốc vào cuối
năm trước. Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động sẵn sàng tập trung đầu tư cho chuỗi nhà thuốc
An Khang trong thời gian tới nếu khung pháp lý trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm được nới
lỏng và rõ ràng hơn.

4. Huy động vốn bằng các hình thức khác

Công ty cổ phần Thế Giới Di Động có huy động vốn bằng cách huy động vốn từ tính
dụng ngân hàng (vay ngân hàng từ nhà băng nước ngoài):

29
Báo cáo tài chính quý III của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) cho thấy
nhóm các công ty của tập đoàn này có khoản nợ vay lên tới hơn 18.063 tỷ tại thời điểm
30/9. Con số này tương đương gần 58% tổng nợ phải trả và 36% tổng nguồn vốn của cả
tập đoàn.

Trong đó, nợ vay ngân hàng là gần 16.934 tỷ, giảm 19,7% soi với cuối quý II nhưng
tăng 8,4% so với cuối năm trước.

Với đặc điểm hoạt động kinh doanh có tính quay vòng vốn nhanh và bán hàng, thu
tiền mặt ngay, phần lớn nợ vay của MWG là nợ ngắn hạn. Cụ thể, trong số nợ vay ngân
hàng, vay ngắn hạn lên tới 14.165 tỷ và chỉ có duy nhất một khoản vay dài hạn 2.768 tỷ
đồng tại ngân hàng TNHH MTV HSBC (Singapore).

Đáng chú ý, phần lớn các khoản vay ngắn hạn của MWG đều do các ngân hàng nước
ngoài tài trợ.

Báo cáo tài chính quý III cho thấy tại thời điểm 30/9, các ngân hàng ngoại cho ‘’ông
lớn’’ bán lẻ này vay hơn 12.100 tỷ để bổ sung vốn lưu động gồm: HSBC Việt Nam (2.312
tỷ đồng), BNP Paribas chi nhánh Singapore (1.830 tỷ đồng), Standard Chartered Việt Nam
(1.861 tỷ đồng), Mizuho Bank chi nhánh Hà Nội (1.331 tỷ), Sumitomo Mitsui chi nhánh
Hà Nội (886 tỷ đồng),...

Đối với các ngân hàng trong nước, MWG chỉ có quan hệ vay vốn với hai ngân hàng
là BIDV và Vietcombank với dư nợ vào cuối quý III lần lượt là 1.000 tỷ và 1.058 tỷ đồng.

Như vậy, nếu tính cả khoản nợ vay dài hạn với HSBC thì các ngân hàng nước ngoài
cho MWG vay tổng cộng gần 14.868 tỷ đồng, chiếm 88% tổng nợ vay ngân hàng và gần
30% nguồn vốn hoạt động của ông lớn bán lẻ này.

Được biết, các ngân hàng nước ngoài thường có ưu thế về nguồn vốn giá rẻ, do vậy
lãi suất cho vay thường thấp hơn so với các ngân hàng nội. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cho vay
của các nhà băng này cũng cao hơn, do vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ hội
được tài trợ vốn.

Thực tế, dữ liệu của FiinGroup cho thấy MWG có chi phí vốn vay bình quân (Cost
of Financing - CoF) chỉ ở mức 3,7%/năm trên tổng số nợ vay ngắn hạn và dài hạn vào cuối

30
quý 3/2021. Nguồn vốn huy động từ trái phiếu của MWG có thể có mức chi phí vốn cao
hơn đáng kể, song chỉ chiếm khoảng 6,3% tổng nợ vay.

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận đầu tư (Investment Yield) bình quân của MWG ở
mức 7,2%/năm, ổn định trong 4 quý vừa qua. Nếu đem so với CoF bình quân 3,7% thì
chênh lệch tương đối lớn (3,5%).

“Đây là mức lợi nhuận cao và không kém gì biên lợi nhuận tín dụng (NIM) của các
ngân hàng thương mại và cao hơn cả lợi nhuận kinh doanh trái phiếu của các công ty chứng
khoán’’, ông Nguyễn Quang Thuân – Tổng giám đốc FiinGroup cho biết.

Với việc vay được nguồn vốn giá rẻ, không quá khó hiểu khi MWG đã gia tăng tỷ
trọng đầu tư tài chính trong những tháng đầu năm trong bối cảnh hoạt động kinh doanh
chính gặp khó vì dịch Covid-19.

Số liệu từ báo cáo tài chính cho thấy, giá trị khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của
MWG vào cuối quý III đạt hơn 6.814 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền gửi và trái phiếu ngắn
hạn có kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm và có lãi suất dao động từ 6% đến 8,65%/năm.

Ngoài ra, trong quý III, MWG cũng xuất hiện khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn
5.000 tỷ đồng. Được biết, đây là các khoản đầu tư trái phiếu thông qua các ngân hàng
thương mại có kỳ hạn từ 3-5 năm và hưởng lãi suất từ 7,6%-9,3%/năm.

Bên cạnh đó, MWG cũng cho vay ngắn hạn CTCP Chứng khoán Tp. HCM (HSC)
665 tỷ đồng, hưởng lãi suất từ 6,4 - 7%/năm. Khoản cho vay này bắt đầu được MWG ghi
nhận từ cuối quý 2/2021, với dư nợ 500 tỷ đồng.

PHẦN 6: CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI


ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI

1. Thực trạng

MWG sở hữu 3 thương hiệu bán lẻ lớn: Thế Giới Di Động (TGDĐ) – kinh doanh
lĩnh vực thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện máy tính; Điện Máy Xanh (ĐMX) – mua bán
mặt hàng điện máy; và Bách Hoá Xanh (BHX) – bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm
và hàng hoá khác. Ngoài ra, MWG còn có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ có liên
quan như dịch vụ hậu mãi - bảo trì - lắp đặt, dịch vụ quản lý kho vận logistics… MWG

31
cũng đang thực hiện chiến lược mở 22 chuỗi cửa hàng thuốc An Khang ngay bên cạnh các
cửa hàng Bách hóa xanh.

Năm 2021 là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của MWG do tác
động của các đợt bùng phát dịch Covid. Trong bối cảnh đó, MWG đã vượt cột mốc 5 tỷ
USD doanh thu và xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh
vượt mọi kỳ vọng của Công ty:
 Doanh thu thuần hợp nhất là 122.958 tỷ đồng (+13% so với 2020) và đạt 98% kế
hoạch 2021.
 Doanh thu online đạt 14.370 tỷ đồng (+53% so với 2020). Với kết quả này, MWG
là công ty có doanh số lớn nhất trong thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam.
 Lợi nhuận sau thuế là 4.901 tỷ đồng (+25% so với năm 2020), đạt 103% kế hoạch
cả năm.
 Quý 4-2021, Công ty ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục kể từ khi hoạt
động đến nay, trong đó doanh thu tăng trưởng 33% và LNST tăng trưởng 66% so
với cùng kỳ.

MWG tiếp tục góp mặt trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng
xếp hạng VNR500. Giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam và là công ty Việt Nam duy
nhất lọt vào Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương với quy mô hơn
5.300 cửa hàng.

Thế giới di động và Điện máy xanh có sự bứt phá ngoạn mục trong quý 4, nhờ đó
cả 2 chuỗi đều đạt tăng trưởng dương cho cả năm 2021, bất chấp ảnh hưởng nặng nề do có
gần 2.000 cửa hàng phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng trong hầu hết thời gian quý. Máy
tính xách tay (laptop) tăng trưởng 58% so với 2020, máy tính bảng (tablet) và điện thoại
tăng trưởng lần lượt 40% và 17%. Sau khi thử nghiệm thành công, chuỗi ĐMX Supermini
đã nhân rộng mạnh mẽ từ 300 cửa hàng và mức đóng góp 850 tỷ đồng năm 2020 lên 800
cửa hàng và doanh số 6.800 tỷ đồng năm 2021. Doanh thu online đạt mức cao nhất từ trước
đến nay là 13.405 tỷ đồng tăng 47% so với 2020. Topzone – chuỗi cửa hàng ủy quyền cao
cấp chuyên bán sản phẩm Apple – mang về cho Công ty trung bình 15-20 tỷ đồng/cửa
hàng/tháng chỉ sau 3 tháng có mặt trên thị trường. Bách hóa xanh đạt doanh số hơn 28.200
tỷ đồng tăng 33% so với 2020. Kênh BSch hóa xanh online phục vụ hơn 2,7 triệu đơn hàng

32
thành công và đóng góp gần 1.000 tỷ đồng cho Công ty. Cùng với việc liên tục mở rộng
quy mô và tăng trưởng doanh thu, BHX cũng không ngừng cải thiện hiệu quả hoạt động
để đạt EBITDA dương bền vững ở cấp độ công ty trong 3 quý liên tiếp và cho cả năm
2021. Trong quý 4, mặc dù thị trường thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ghi
nhận sự sụt giảm chung khiến doanh thu Bách hóa xanh thấp hơn các quý trước, biên
EBITDA trong quý này vẫn cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của Bách hóa xanh nhờ thực
hiện các giải pháp tối ưu chi phí.

Nguồn: MWG

33
Trong quý I/2022, TGDĐ, ĐMX và Topzone ghi nhận hơn 30.000 tỷ đồng doanh
thu, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, ĐMX supermini (ĐMS) đóng góp hơn 2.700 tỷ
đồng, gấp đôi doanh thu quý I/2021. Với 874 điểm bán, ĐMS tiếp tục là động lực tăng
trưởng mạnh mẽ cho chuỗi Điện Máy Xanh.

Chuỗi Topzone đóng góp gần 470 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm, với 28 cửa
hàng ủy quyền AAR và 1 cửa hàng cao cấp APR.

Doanh thu online đạt hơn 5.700 tỷ đồng, tăng gần 150% so với cùng kỳ và chiếm
khoảng 19% tổng doanh số của các chuỗi.

Quý II/2022, MWG đạt 34.337 tỷ đồng doanh thu thuần, 1.131 tỷ đồng lợi nhuận
sau thuế; tăng 8,4% về doanh thu nhưng giảm 6,8% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu online lũy kế 6 tháng của MWG tăng trưởng 94% so với cùng kỳ. Trong
đó, chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tăng 100% và Bách Hoá Xanh tăng 13%.
Trong cơ cấu doanh thu 6 tháng, chuỗi Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và Điện Máy
Xanh chiếm 80,5%. Riêng doanh thu của Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) đạt gần
19.000 tỷ đồng và doanh thu của Điện Máy Xanh là 38.000 tỷ đồng.

Tổng doanh thu của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong 6 tháng tăng 17%
so với cùng kỳ. Doanh số hai chuỗi quý II tăng 12% so với quý II năm trước và chỉ giảm
11% từ mức đỉnh ghi nhận vào quý IV/2021, trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành
đã sụt giảm 30% - 40%. Chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 12.800 tỷ đồng, tỷ trọng 18,1%
và giảm 4%. Riêng quý II, doanh số giảm 8% so với cùng kỳ năm trước (năm ngoái tăng
cao nhờ hưởng lợi dịch bệnh Covid-19) và tăng 12% so với quý I.

2. Cơ hội

Ghi nhận 2 năm trở lại đây, sản phẩm iPhone rất "hot" tại Việt Nam, và riêng năm
2021 thì tình hình xách tay iPhone giảm mạnh xuống mức rất thấp. Đây là cơ hội để các
nhà bán hàng chính ngạch và MWG gia tăng số lượng. Ban lãnh đạo MWG cũng cho biết
thêm, với chính sách kiểm soát thị trường mới của Apple, doanh số hàng Apple chính hãng
tăng lên mạnh mẽ khi các tín đồ tìm đến các cửa hàng ủy quyền của Apple. Mặt khác, trong
giai đoạn 2020 - 2021, thị trường ghi nhận lượng hàng xách tay tại Việt Nam ngày càng

34
giảm mạnh, chỉ còn mức 20 - 25% so với những năm 2020 trở về trước. Ước tính, tổng
doanh thu của các sản phẩm Apple tại Việt Nam vào cuối 2023 sẽ đạt từ 2,2 - 2,5 tỷ USD.
Trong đó, cùng TopZone (MWG) dự kiến mang về 1 tỷ USD. Đây là cơ sở để Apple công
nhận thị trường Việt Nam là thị trường cấp 1, ngang tầm với Singapore, Thái Lan. MWG
ước tính Topzone sẽ thúc đẩy oanh thu từ sản phẩm của Apple với giá trị tăng thêm lần
lượt là 4.207/4.388 tỷ đồng, đóng góp khoảng 2,8%/2,5% vào doanh thu MWG trong 2022-
2023.

Ngày 10/1/2022, MWG chính thức ra mắt 5 chuỗi AVA mới với 12 cửa hàng độc
lập AVAKids (sản phẩm mẹ và bé), AVAFashion và AVASports, cũng như các cửa hàng
tích hợp AVAJi (trang sức) và AVACycle (xe đạp). AVAKids có thể là công thức thành
công mới của MWG nhờ vào xu hướng nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe và chất
lượng sản phẩm cho mẹ và bé.

MWG có tiềm năng phát triển từ các kênh bán lẻ hiện đại, giúp duy trì doanh thu
tích cực và phát triển trong dài hạn. - Thế Giới Di Động (TGDĐ) duy trì mức tăng trưởng
doanh thu CAGR ổn định 1-2% trong giai đoạn 2017-2021F – doanh thu từ điện thoại di
động tăng mạnh bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu từ laptop, và các sản phẩm điện tử do
tác động của COVID-19.

Thị phần Điện Máy Xanh (ĐMX) được mở rộng nhờ đóng góp của mô hình ĐMX
Supermini (ĐMS) và của việc tăng số lượng cửa hàng ĐMX thông qua chuyển đổi từ cửa
hàng TGDĐ.

Trong năm 2022, MWG tiến hành thay đổi danh mục sản phẩm và layout cho các
cửa hàng BHX. Đến hết tháng 5/2022, MWG đã thay đổi layout 50% số cửa hàng với
doanh thu trung bình của các cửa hàng tăng trưởng 10% so với trước khi thay đổi. MWG
kỳ vọng việc hoàn tất việc tái định vị toàn bộ 2.140 cửa hàng vào quý 3 năm nay, doanh
thu chuỗi BHX sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Công ty có dự định bán vốn 20%
BHX tìm đối tác chiến lược để đẩy mạnh kinh doanh.

Tiềm năng doanh thu từ nhà thuốc An Khang lớn. Tính đến cuối năm 2021, An
Khang đã có 178 nhà thuốc hiện diện tại 25 tỉnh thành khu vực phía Nam và Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong năm nay, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đầu tư cả về nguồn lực tài
chính và đội ngũ lãnh đạo chuyên trách để phát triển mạnh mẽ.

35
MWG sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu 22,2%/18,3% so với cùng kỳ trong
2022/23, nhờ: BHX tăng trưởng 36,9%/21,2% so với cùng kỳ, đóng góp khoảng
25,7%/28,3%% vào tổng doanh thu; Thegioididong tăng trưởng 13.3%/ 12,3% so với cùng
kỳ nhờ tăng thêm thị phần sản phẩm Apple, và Điện máy Xanh tăng trưởng 21%/15% so
với cùng kỳ nhờ nhu cầu tiêu dùng điện tử phục hồi. Do vậy, lợi nhuận ròng năm 2022-
2023 được dự phóng tăng trưởng 31,3%/21,8% so với cùng kỳ.

36
KẾT LUẬN

Hành trình phát triển từ một cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ trở thành “đế chế” bán
lẻ số 1 tại Việt Nam của Công ty Thế Giới Di Động là một chặng đường dài. Dù gặp không
ít những khó khăn trong bối cảnh Covid 19 nhưng ban lãnh đạo của công ty với những định
hướng kinh doanh đúng đắn, giải quyết bài toán tăng trưởng kịp thời và đưa doanh nghiệp
lớn mạnh như hiện nay. Từ đó làm bước đệm để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn trong
tương lai.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019


2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020
3. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021
7. Báo cáo định kỳ tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp 2019
8. Báo cáo định kỳ tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp 2020
9. Báo cáo định kỳ tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp 2021
10. Phân tích SWOT Thế Giới Di Động đầy đủ nhất 2022. (n.d.). ATP Software.
Retrieved October 15, 2022, from https://atpsoftware.vn/phan-tich-swot-the-gioi-
di-dong.html
11. Cơ hội nào cho doanh nghiệp bán lẻ lấn sân sang ngành dược phẩm? (2022, March
24). BSC. Retrieved October 15, 2022, from https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-
chi-tiet/895305-co-hoi-nao-cho-doanh-nghiep-ban-le-lan-san-sang-nganh-duoc-
pham
12. Home. (n.d.). YouTube. Retrieved October 15, 2022, from
http://c4c.com.vn/2022/7/29/mwg-the-gioi-di-dong-bao-lai-giam-7percent-trong-
quy-ii
13. MWG - Kế hoạch mới hướng đến tăng trưởng bền vững - Cập nhật. (2022, March
11). VNDIRECT. Retrieved October 15, 2022, from
https://www.vndirect.com.vn/mwg-ke-hoach-moi-huong-den-tang-truong-ben-
vung-cap-nhat/
14. Công ty Thế giới di động phát hành thành công 1.135 tỷ đồng trái phiếu. (2017,
November 21). Bnews.vn. Retrieved October 15, 2022, from
https://bnews.vn/cong-ty-the-gioi-di-dong-phat-hanh-thanh-cong-1-135-ty-dong-
trai-phieu/68467.html
15. CEO Đoàn Văn Hiểu Em sẽ đưa nhà thuốc An Khang lên tầm cao mới. (n.d.).
Thegioididong.com. Retrieved October 15, 2022, from

38
https://www.thegioididong.com/tin-tuc/nha-thuoc-an-khang-chiem-linh-thi-
truong-nganh-duoc-1429425
16. Thế giới Di động phát hành gần 13,6 triệu cổ phiếu ESOP. (2021, January 14).
Bnews.vn. Retrieved October 15, 2022, from https://bnews.vn/the-gioi-di-dong-
phat-hanh-gan-13-6-trieu-co-phieu-esop/183767.html
17. BÁO CÁO CẬP NHẬT CTCP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG). (2019,
February 25). MBS. Retrieved October 15, 2022, from
https://mbs.com.vn/media/vpmlodva/mwg-updated-report_25_02_2019.pdf
18. Home. (n.d.). YouTube. Retrieved October 15, 2022, from
https://vn.tradingview.com/chart/?symbol=HOSE%3AMWG
19. Lịch sử giá cổ phiếu MWG và những thông tin cần biết. (2022, February 8). iMoney.
Retrieved October 15, 2022, from https://imoney.vn/lich-su-gia-co-phieu-mwg-va-
nhung-thong-tin-can-biet-d3249.html
20. MWG - Kế hoạch mới hướng đến tăng trưởng bền vững - Cập nhật. (2022, March
11). VNDIRECT. Retrieved October 15, 2022, from
https://www.vndirect.com.vn/mwg-ke-hoach-moi-huong-den-tang-truong-ben-
vung-cap-nhat/
21. Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới di động. (2022, June 1).
SlideShare. Retrieved October 15, 2022, from
https://www.slideshare.net/luanvantrust/phan-tich-bao-cao-tai-chinh-cong-ty-co-
phan-the-gioi-di-dong-80267docx

39

You might also like