You are on page 1of 3

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LÝ 2

BÀI 4: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA THUỐC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP MÂM NÓNG
Thực tập ca 1 chiều thứ 7, ngày 13 tháng 11 năm 2021
Nhóm 10 – Tổ 5 – N1K73
Thân Đắc Hùng – 1801277
Trần Thị Kim Liên – 1801367
Hoàng Khắc Long – 1801421
Phùng Thị Thu Phương – 1801565
BÁO CÁO KẾT QUẢ
I. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
STT Thời gian phản ứng đau (s)
Lô chứng (1) Lô thử (2)
Trước Sau Trước Sau
1 20 24 21 48
2 21 14 18 23
3 24 17 17 36
4 23 21 18 32
5 28 18 16 37
6 20 26 20 27
Mean ± SD 22,67 ± 3,08 20,00 ± 4,52 18,33 ± 1,86 38,83 ±12,02
Min-Max 20-28 14-26 16-21 23-57

II. XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Xác định biến
Biến liên tục, độc lập: thời gian phản ứng đau.
2. Kiểm chuẩn
Vì là biến liên tục, cỡ mẫu n=6 (n<50) => Dùng phép kiểm định Shapiro- Wilk.
=> Đều là phân phối chuẩn, dùng giá trị trung bình ( Mean) và độ lệch chuẩn (SD).
=> Có lô chứng và lô thử, 2 lô này độc lập => Dùng phép kiểm định mẫu Independent T-
test để so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm độc lập trên cùng 1 biến liên tục.
3. Nhận xét kết quả
Giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt giữa thời gian phản ứng đau của lô chứng (1) và lô
thử (2)
Giai đoạn 1: Trước khi tiêm
Mean chứng (1)= 22,67 > Mean thử (2)=18,33 (*)
Pc-t =0,014 <0,05
=>Bác bỏ gỉa thuyết Ho, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Giai đoạn 2: Sau khi chứng (1) tiêm NaCl và thử (2) tiêm morphin
Mean chứng (1)=20 < Mean thử (2)=38,33 (**)
Pc-t=0,005<0,05
=>Bác bỏ giả thuyết Ho, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Từ (*) và (**) ta thấy morphin có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng đau so với NaCl.
III. KẾT LUẬN
Morphin làm kéo dài thời gian phản ứng đau của chuột khi tiếp xúc với mâm nóng.
=> Morphin có tác dụng giảm đau.
IV. GIẢI THÍCH
− Khi gây đau bằng phương pháp mâm nóng, tác nhân vật lý (nhiệt độ) sẽ kích thích thụ
thể cảm giác đau, thông tin được dẫn truyền theo các dây hướng tâm về TKTW, TKTW
sẽ tiếp nhận tín hiệu và đưa ra đáp ứng (phản ứng đau).
− Morphin có tác dụng chọn lọc trên receptor µ, làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền
thần kinh (như chất P, acid glutamic) và làm tăng ngưỡng chịu đau, gây kéo dài thời
gian phản ứng đau.
− Cơ chế:
• Morphin kích thích chọn lọc trên receptor µ, liều cao tác dụng cả trên các
receptor opioid khác.
• Các receptor của opioid đều cặp đôi với Protein Gi. Morphin kích thích các
receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở kênh Ca2+ và hoạt hóa
kênh K+ (tăng ưu cực). Vì vậy ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh
(chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh.
− Tóm lại: Morphin gây ức chế dẫn truyền cảm giác đau, tăng ngưỡng chịu đau, làm giảm
đáp ứng với phản xạ đau.
V. ỨNG DỤNG
Các thuốc giảm đau trung ương có tác dụng giảm đau mạnh có ý nghĩa trong các trường
hợp đau vừa và đau nặng như đau do ung thư, đau sau phẫu chấn và giảm khi không đáp
ứng với các thuốc giảm đau khác.
Cần kiểm soát chặt chẽ do các thuốc có khả năng gây nghiện và ức chế TKTW mạnh.

You might also like