You are on page 1of 5

PLANT YG41 Lưu hành nội bộ

BÀI 4: SỰ ỨC CHẾ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH CỦA


DƯỢC PHẨM GÂY TÊ

Câu 1*: Mục đích của thí nghiệm


- Khảo sát được thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng của Lidocain 1% trên cóc
- Minh họa được 1 số đặc tính của dược phẩm gây tê
Câu 2*: Mục tiêu của thí nghiệm
Câu 3*: Nguyên tắc thí nghiệm
- Dựa vào sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc tê
- Dựa vào phản xạ co chân cóc đã hủy não
Câu 4*: Phương pháp thí nghiệm
- Hủy não cóc
- Bộc lộ đám rối TK hông của cóc (tác dụng trưc tiếp lên mô thần kinh)
- Kiểm tra lại phản xạ co chân của bên bộc lộ đám rối thần kinh.
- Châm thuốc gây tê lên mô thần kinh đã bộc lộ.
- Tìm thời gian tiềm phục
o Thử phản xạ co chân 1 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰ nhúng chân lên từ từ - không
làm nhanh) cho đến khi mất phản xạ.
o Mất phản xạ là khi nhúng chân cóc vào lọ đựng dd HCl 5‰ với thời gian trên 20s, cóc không co rút
chân. (lưu ý: 20s là thời gian tối đa để hình thành một cung phản xạ thần kinh)
- Tính thời gian tiềm phục: từ lúc chấm thuốc lên đám rối Tk hông của cóc đến khi cóc mất phản xạ co
chân.
- Tìm thời gian tác dụng:
o Thử phản xạ 2 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰) cho đến khi có phản xạ trở lại
o Khôi phục phản xạ là khi nhúng chân cóc trong lọ đựng dd HCl 5‰với thời gian không quá 20s,
cóc co rút chân
o Tính thời gian tác dụng: từ lúc cóc mất phản xạ co chân đến khi có phản xạ trở lại.
- Kiểm tra phản xạ co chân của chân đối chứng để biết cóc còn sống hay chết
- Dùng nước muối sinh lý nuôi mô tk bộc lộ nếu bị khô
Câu 5: Cho bảng kết quả
a. Chỉ ra 3 điểm sai kỹ thuật
b. Tính thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng. Kết quả có đúng về mặt lý thuyết về tương quan
liều và TGTP, TGTD không? Nếu không giải thích nguyên nhân?
c. Ảnh hưởng của tần số kích thích và ngưỡng kích thích ở giai đoạn nào của thí nghiệm. Làm gì để
tần số kích thích và ngưỡng kích thích không ảnh hưởng đến nồng độ HCl
Nhóm 1 giọt 2 giọt 3 giọt
TGTP TGTD TGTP TGTD TGTP TGTD
1 28 12 3 24 1 >60
2 10 9 4 21 2.10s 30
3 Không Không 1 Chưa hồi 3 18
phục lại
4 Không Không 5 9 1 18
PLANT YG41 Lưu hành nội bộ
5 Không Chưa hồi phục 2 18 1 24
phản xạ
6 Không 0 1 15 1 20
Câu a: Ba điểm sai:
- Cóc 3 giọt nhóm 2 làm raTGTP có lẻ giây
- Cóc 3 giọt nhóm 6 làm ra TGTD sai vì 20’ không phải bội số của 3 (Đề cho tần số thử 3 phút/lần)
- Cóc 1 giọt nhóm 5 không có TGTP thì không có TGTD nên không thể kết luận chưa hồi phục được.
Câu b: Tính
- Đề: tối đa thí nghiệm 60 phút

1 giọt 2 giọt 3 giọt


TGTP 28 + 10 + 0 + 0 + 0 + 0 3 + 4 + 1 + 5 + 2 + 1 1 + 3 + 2+1+1+1
6 6 6
TGTD 12 + 9 + 0 + 0 + 0 24 + 21 + 60 + 9 + 18 + 15 60 + 30 + 18 + 18 + 24
5 6 5
Câu c Ở giai đoạn tìm TGTP và TGTD. Hạn chế bằng cách
- Thử PX theo đúng thí nghiệm (bội 1, bội 3)
- Nhúng chân cóc vào acid xong nhúng nước một cách từ từ (không nhúng nhanh hết đùi)+ Lau khô
- Nồng độ HCl chuẩn 5%o

Câu 6: Cơ chế tác dụng của thuốc tê


- Cơ chế dẫn đến sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của dược phẩm gây tê là chẹn kênh Na+ điện
thế, ngăn không cho dòng Na+ đi vào tế bào ngăn cản sự hình thành điện thế động nên ức chế dẫn
truyền xung động thần kinh từ ngoại biên về trung ương làm mất cảm giác đau
Câu 7: Phân biệt phản xạ đau và cảm giác đau:
- Phản xạ đau: Đường dẫn truyền gồm 2 nơron. Trung tâm của phản xạ đau là tủy sống.
- Cảm giác đau: Đường dẫn truyền gồm 3 noron và đi qua đồi thị. Trung tâm của cảm giác đau là vỏ não.
Một khi đã hình thành được cảm giác đau thì sẽ hình thành thái độ đáp ứng & trí nhớ.
Câu 8: Biện luận kết quả
- Theo lý thuyết khi tăng liều thì thời gian tiềm phục giảm xuống và thời gian tác dụng tăng lên (không
có mối tương quan giữa thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng nên tránh kết luận là thời gian
tiền phục giảm xuống thì thời gian tác dụng tang lên).
- Nhưng trên thực tế kết quả thu được cho thấy liều không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng lên tác
dụng dược lý của thuốc gây tê. Có 3 trường hợp xảy ra:
a) Không tác dụng
- Không đủ liều
- Kĩ thuật
- Dung nhận thuốc
b) Chết hủy não sai phương pháp.
c) Ngược lý thuyết
+ Điều kiện thí nghiệm
- Trọng lượng
- Giới tính
- Tuổi
PLANT YG41 Lưu hành nội bộ
- Cơ địa - Sức khỏe
- Bố trí thí nghiệm (cách mắc cóc lên giá, vị trí đặt cóc, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…)
+ Kĩ thuật yếu tố tác dụng ngoài liều
- Hủy não (chưa hoàn toàn, cử động thay vì phản xạ )
- Bộc lộ thần kinh (độ dài tới hạn, nồng độ, thời gian thuốc bám mô thần kinh)
- Chấm thuốc (nồng độ thuốc – khối lượng bông gòn)
- Thử phản xạ (tần số kích thích tăng lên quen với kích thích nên không đau, ngưỡng kích thích)
- Không rửa chân cóc sau nhúng HCl làm phá hủy toàn bộ bộ phận nhận cảm
+ Cơ địa
- Dung nhận: là sự giảm tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi dùng cùng liều.
- Nhạy cảm: là sự tăng tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi dùng cùng liều.
+ Thống kê sinh học: Kích cỡ mẫu (kích cỡ mẫu càng lớn thì sai số càng bé và ngược lại

Câu 9: Các đặc tính thuốc tê rút ra từ bài thực tập?


- Hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh
- Hiệu lực ức chế mang tính chất: chuyên biệt (chỉ ức chế dẫn truyền xung động thần kinh, hạn chế vào
máu vì gây độc), tại chỗ (chỉ có tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với mô thần kinh), cục bộ (có tác dụng
lên tạng, mô do thần kinh chi phối bị thuốc tê phong bế)
- Hiệu lực tạm thời do cóc có phục hồi phản xạ

Câu 10: Phân biệt dây TK và sợi cơ trong khi bộc lộ đám rối TK hông?
- Dây thần kinh khi nâng lên thì
 Màu trắng đục luôn đi kèm với mạch máu
 Đàn hồi gây co rút chân
 Kích thích vào gây phản xạ co chân
- Dây thần kinh nằm ở vùng cơ phía dưới cột sống hông.
- Sợi cơ màu trắng trong/hoặc lẫn đỏ có 2 đầu là dây chằng

Câu 11: Thuốc tê là gì? Đánh giá hoạt tính dược lực dựa vào đâu?
- Thuốc tê là loại thuốc có tác dụng ức chế chuyên biệt và tạm thời lượng xung động thần kinh từ ngoại
biên truyền đến thần kinh trung ương để làm mất cảm giác, xúc giác và cuối cùng là vận động.
- Thuốc tê nằm trong nhóm thuốc tác động ức chế lên hệ TKTW (tác động làm giảm thiểu hoạt động các
tạng, các mô nhất là các mô thần kinh).
- Đánh giá qua
o Thời gian tiềm phục của thuốc gây tê: thời gian từ lúc thuốc được đưa vào cơ thể cho đến khi bắt
đầu có ức chế thần kinh.
o Thời gian tác dụng của thuốc tê: thời gian từ cắt được dẫn truyền xung động thần kinh cho đến
khi khôi phục lại dẫn truyền xung động thần kinh.
Câu 12: Các nhóm thuốc tê?
- Nhóm thuốc này bao gồm:
o Thuốc gây mê (ức chế hết toàn bộ hệ TKTW, mất hết cả ý thức & phản xạ, không ức chế dẫn
truyền mà làm tổn thương luôn cấu trục lưới - hệ thống dẫn truyền của tế bào TK)
o Thuốc gây ngủ (tác dụng nhẹ hơn thuốc gây mê)
o Thuốc an thần (tác dụng ức chế TKTW nhẹ nhất)
PLANT YG41 Lưu hành nội bộ
o Thuốc chống động kinh (thuốc chống lại các tác nhân gây kích thích)
o Thuốc giảm đau (thuốc ức chế TKTW có tác dụng toàn thân)
o Thuốc gây tê (tác động lên TKTW bởi hiệu lực gây mất cảm giác đau)
 Cơ chế tác dụng đều dựa trên tác động đến điện thế màng tế bào.
 Thuốc gây mê & thuốc ngủ ức chế tủy sống tăng dần ức chế trung tâm hô hấp (phá hủy tế bào thần
kinh của cấu trúc lưới) gây tử vong.
 Thuốc chống động kinh chẹn thụ thể Dopamin
 Thuốc an thần, GABA mở kênh Cl-
 Chất [P] gây đau: Morphine làm mở kênh K+, đóng Ca2+

MỘT SỐ ĐỀ CŨ DƯỢC LÝ
ĐƯỜNG HẤP THU
1. Nguyên tắc thí nghiệm
2. Dung nhận & Không dung nhận là gì?
3. Đánh giá và biện luận
IM IV
TGTP 3 phút 1 phút
TGTD > 90 phút 8 phút
Cường độ tác dụng tối đa Mê sâu Ngủ nông

1. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc thí nghiệm


2. Biện luận
Chuột Đường tiêm TG tiềm phục CĐTDTĐ

A IV 2 phút 20 phút

B IM 10 phút 40 phút

ĐỐI KHÁNG GIỮA HAI DƯỢC PHẨM


1. Nguyên tắc thí nghiệm
2. Dựa vào đâu chia thuốc kích thích TKTW? Chia làm bao nhiêu nhóm, kể tên?
3. Cơ chế chống co giật của Phenobarbital?
4. Biện luận
Chuột A tiêm Phenobarbital 40mg/kg sau đó tiêm Strychnin 3mg/kg.
Chuột B tiêm Phenobarbital 40mg/kg sau đó đợi 25 phút mới tiêm Strychnin 3mg/kg sau đó
theo dõi có hiện tượng co giật. Biện luận kết quả
A B

Chết Sống
PLANT YG41 Lưu hành nội bộ
1. Nguyên tắc thí nghiệm
2. Thế nào là hai dược phẩm đối kháng nhau? Có mấy loại đối kháng? Cho ví dụ
3. Cơ chế của Strychnin?
4. Chuột A: Tiêm phenobarbital 70mg/kg sau đó tiêm Strychnin 3mg/kg
Chuột B: Tiêm strychnin 3mg/kg lên cơn co giật tiêm phenobarbital 70mg/kg
Kết quả
A B

Chết Chết

Giải thích và biện luận kết quả


1. Trình bày nguyên tắc
2. Strychnin và Phenobarbital là đối kháng gì?
3. Cơ chế Strychnin?
4. Biện luận (biện luận nhóm 3 – không làm)

THUỐC TÊ
1. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc, các bước tiến hành thí nghiệm của thuốc gây tê?
2. Cách bộc lộ đám rối thần kinh hông. So sánh sợi TK hông với sợi cơ?
3. Nhận xét kết quả
Lidocain 1 giọt 2 giọt 3 giọt

TGTP 0 5p 4p

TGTD 0 7p 10p

4. Kết quả trên chứng minh điều gì?


5. Chọn 2 câu đúng (dựa vào 7 tính chất của thuốc gây tê)?

You might also like