You are on page 1of 3

DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.

723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

SINH LÝ NEURON
Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp

Câu hỏi ôn tập lý thuyết:

1. Neuron có phân chia và tạo thành các neuron mới được không? Tại sao?
2. Điện thế hỏa động khác điện thế hưng phấn sau xinap như thế nào?
3. Xung thần kinh đã hình thành được lan truyền như thế nào trên sợi trục?
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện thế hoạt động hình thành trên màng tế bào thần
kinh là gì?
5. Cung phản xạ và vòng [hản xạ khác nhau như thế nào?
6. Cơ chế tác dụng của chất trung gian hóa học lên màng sau synape như thế nào?
7. Các kênh điện áp trên neuron được điều hòa như thế nào?
8. Bệnh viêm màng não thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
9. Tại sao người bị bệnh Pakinson luôn bị rung lắc tay chân?
10. Bệnh Alzheimer được biểu hiện như thế nào?
Bài tập:
Câu 1: Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần
kinh qua xinap với chất dẫn truyền là axêtincôlin, các nhà khoa học đã tiến hành ghi
dòng điện ở màng sau xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một
điều kiện kích thích. Đồ thị ở các hình 6.1, hình 6.2 và hình 6.3 dưới đây thể hiện
kết quả thu được.

Hình 6.1. Trước khi sử Hình 6.2. Sau khi dùng Hình 6.3. Sau khi dùng
dụng thuốc thuốc I thuốc II

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi
DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ở màng
trước xinap hoặc tác động lên hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Dựa vào
các đồ thị trên hãy cho biết cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. Giải thích.
Câu 2: Hình bên minh họa con đường truyền thần kinh.
Bảng dưới mô tả các đặc điểm liên quan với chất dẫn truyền
thần kinh (N1-N5). Nồng độ ion bên trong và bên ngoài của tế
bào là ổn định khi các chỉ số sinh lý trong cơ thể là bình thường,
và kìm hãm hoạt động một nơron ức chế dẫn đến kích thích nơ
ron sau xinap. Dấu (+) ở bảng thể hiện sự hoạt hóa của kênh
ion dẫn đến làm tăng tính thấm của ion qua màng tế bào.

Chất truyền thần Tính thấm với Tính thấm với Tính thấm với
kinh Cl- Na+ K+
N1 +
N2 +
N3 +
N4 +
N5 +
Hãy cho biết:
a) Chức năng của chất truyền thần kinh N1 có giống với acetylcholine không?
b) Trong các nơron A, B, C, D, E, F, G; nơron nào là nơron kích thích, nơron nào là
nơron ức chế?
c) Khi nơron G không bị khử cực và nơron F bị kích thích thì vật nặng sẽ được nâng
lên hay hạ xuống?
d) Khi nơron A khử cực thì nơron G có khử cực không?

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi
DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

Câu 3: a. Vi khuẩn Clostridium botabilum thường sinh trưởng trong môi trường thịt,
chúng tiết ra một loại prôtêin có tên bôtumilum, prôtêin này phong tỏa sự xuất bào
ở màng trước của xináp thần kinh – cơ.
- Chất bôtumilum ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể khi bị nhiễm vi khuẩn này ?
- Nêu các biện pháp xử lí khi cơ thể con người bị tác động bởi bôtumilum.

b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xinap của nơron đối giao cảm và
nơ ron vận động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của axetilcolin lên màng sau
xinap ở hai loại nơron trên và ý nghĩa của nó?

Câu 4: Nhờ sử dụng vi điện cực, các nhà khoa học đã ghi lại các tín hiệu thần kinh
thu được trong bốn tế bào thần kinh cơ xương của một loài ếch. Các tế bào thần kinh
gồm có A, B, C và D như được trình bày trong bảng dưới đây. A, B, và C đều có thể
truyền tín hiệu đến D. Trong ba thí nghiệm, con vật được kích thích theo nhiều cách
khác nhau. Số lượng các tín hiệu thần kinh được truyền trong một giây bởi mỗi tế
bào được ghi lại trong bảng bên.
a) Giải thích kết quả của ba thí nghiệm trên.
b) Mỗi nơron có thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh nào trong các chất sau:
axit glutamic, glixin, NO, GABA, axêtincôlin. Giải thích.

Câu 5: Sự hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động phụ thuộc vào sự chênh
lệch và biến thiên sự chênh lệch điện tích giữa hai phía của màng tế bào. Điện thế
nghỉ và điện thế hoạt động sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong các trường hợp dưới
đây? Giải thích.
- Trường hợp 1: Màng tế bào tăng tính thấm với ion Na+.
- Trường hợp 2: Dùng thuốc lâu ngày dẫn đến bơm Na+ - K+ bị yếu đi.
- Trường hợp 3: Dùng thuốc gây ức chế chuỗi vận chuyển điện tử ở ti thể.
- Trường hợp 4: Bơm NaCl vào phía ngoài màng tế bào.

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi

You might also like