You are on page 1of 7

Họ và tên: Ngô Thảo Vi Môn học: Hóa lý Polyme

MSSV: 2015035 Lớp: L01


BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1:
Đường biểu diễn cơ lý kéo ứng suất và độ biến dạng trên thuộc loại vật
liệu polyme thủy tinh.
Ví dụ là polyme nhựa nhiệt dẻo PMMA, PS

B E

A C D

O F

 Đoạn OA: biến dạng đàn hồi và tuần theo định luật Hooke
 Đoạn AB: tang – góc nghiêng tạo thành của đường cong với trục hoành
sẽ giảm khi tăng ứng suất. Đoạn này tương ứng với sự phát triển biến
dạng mềm cao bắt buộc. Khi đó mẫu xuất hiện cổ eo (nếu không xuất
hiện cổ eo thì điểm cực đại trên đường ε =f (σ ) sẽ không có)
 Đoạn BC: khu vực giảm ứng suất, tương ứng với sự tạo thành cổ eo. Khi
quá trình giảm ứng suất kết thúc thì tạo thành cổ eo chấm dứt
 Đoạn CD: đường cong song song với trục hoành, tương ứng với quá trình
nối dài cổ eo (σ không đổi). Tại điểm d quá trình phát triển cổ eo ngừng,
là bề dày toàn bộ mẫu sẽ bằng bề dày cổ eo.
 Đoạn DE: tương ứng với quá trình biến dạng tiếp tục của mẫu, khi đó tiết
diện mẫu bị giảm bằng tiết diện cổ eo.
 Đoạn EF: tiếp tục tác dụng ứng suất gây biến dạng thì cổ eo sẽ đứt, mẫu
bị phá hủy mẫu không còn biến dạng được nữa.
Độ bền kéo tương ứng với ứng suất là 36 N/mm2
Độ kéo dãn tương ứng với biến dạng 700%
Câu 2:

 LDPE là mạch PE nhánh dài, tương tác chủ yếu là tương tác co cuộn và
tương tác vật lý giữa các nhánh, các đoạn mạch với nhau nên lực liên kết yếu 
khi gia nhiệt, nhiệt độ để làm đứt liên kết nhỏ nhất.
LDPE và PMMA: PMMA là thủy tinh hữu cơ có liên kết ester có nhóm
CO- phân cực nên lực tương tác giữa các nhóm có cực lớn lực tương tác vật lý
trong mạch của LDPE nên lực lực liên kết mạnh hơn LDPE  nhiệt độ làm đứt
liên kết lớn hơn LDPE.
PMMA và HDPE: HDPE là mạch thẳng, có khả năng kết tinh tạo cấu trúc
tinh thể nên liên kết giữa các phân tử mạnh hơn PMMA không thể kết tinh ( đa
số ở trạng thái vô định hình)  nhiệt độ làm đứt liên kết lớn hơn PMMA
HDPE và PP: PP cấu trúc có thêm nhóm thể CH3 nên có lực tương tác
giữa các phân tử lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử HDPE nên liên kết PP
chặt chẽ hơn HDPE  nhiệt độ làm đứt liên kết lớn hơn HDPE
PP và PVC: PVC có nhóm thế phân cực ở vị trí không đối xứng nên lực
tương tác giữa các phân tử rất lớn  liên kết giữa các phân tử PVC mạnh hơn PP
 nhiệt độ làm đứt liên kết lớn hơn PP
 Độ dãn dài ở 100 độ C: LDPE < PVC < HDPE < PP < PMMA
 Độ bền kéo ở 100 độ C: LDPE <PMMA < PP < HDPE< PVC
Câu 3:
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của chất đóng rắn tinh bột lên độ bền kéo và
độ dãn dài của PVA. Ảnh hưởng của hàm lượng chất khâu mạng trong hỗn hợp
PVA/ tinh bột lên tính chất cơ lý kéo: khi hàm lượng chất khâu mạng trong hỗn
hợp tăng PVA/ tinh bột liên kết với nhau tạo mạng lưới không gian, mật độ liên
kết ngang lớn nên độ bền kéo tăng, độ dãn dài giảm.
 Khi PVA/ tinh bột có chất khâu mạng có cấu trúc mạng không gian,
mạng lưới không gian nối liền các đại phân tử thành một khối, nên biến dạng
các phân từ không thể trượt lên nhau được (nếu trượt lên nhau sẽ phá hủy mạng
lưới). Vì vậy PVA/ tinh bột có chất khâu mạng thì tạo mạng không gian có cấu
trúc bền vững có mật độ liên kết ngang lớn khả năng chịu lực tác dụng tăng nên
độ bền kéo tăng lên so với PVA có cấu trúc lý thuyết và cấu trúc không có chất
khâu mạng. Đường biểu diễn độ bền kéo của PVA/ tinh bột có chất khâu mạng
sẽ nằm cao hơn.
Khi PVA/ tinh bột có chất khâu mạng có cấu trúc mạng không gian là cấu
trúc bền vững, biến dạng dãn dài chỉ là do các phần mạch thẳng của mạng lưới
không gian duỗi thẳng ra và do liên kết chặt chẽ giữa các phân tử nên mạch kém
linh động ràng buộc nhau, mật độ liên kết ngang tăng nên hạn chế sự dãn dài,
kéo dãn mạch của mẫu do so với cấu trúc lý thuyết và cấu trúc không có chất
khâu mạng. Do đó độ dãn dài của PVA/ tinh bột có chất khâu mạng thấp hơn.
 Khi tăng hàm lượng tinh bột, độ thấm hơi nước cũng tăng theo tạo điều
kiện thuận lợi cho sự khuếch tán của hơi nước qua màng, điều này làm cho cấu
trúc màng trở nên lỏng lẻo hơn lực liên kết giữa các phân tử yếu nên khả năng
chịu lực tác dụng giảm đi độ bền kéo sẽ giảm.
 Khi hàm lượng tinh bột tăng thì làm cấu trúc màng trở nên lỏng lẻo các
liên kết giữa các phân tử yếu, chỉ cần một ứng suất nhỏ thì đã làm màng bị đứt
các liên kết nên % phần biến dạng của màng khi tác dụng lực sẽ giảm đi nên độ
dãn dài giảm.
Câu 4:

Tại cùng 1 nhiệt, modun PP


đàn hồi < PP copolyme < PP homopolymer
Modun nhỏ độ biến dạng lớn càng mềm dẻo, PP đàn hồi modun nhỏ nhất
do PP đàn hồi khi tác dụng nhiệt do chuyển nhiệt các phân tử chuyển động linh
động hơn độ mềm dẻo cao hơn nên có độ biến dạng nhiều nên modun nhỏ nhất.
PP copolyme là coplyme của propylen monome và ethylen monome.
Ethylen monome có độ mềm dẻo cao hơn propylen monome, khi kết hợp với
propylen monome thì sẽ tăng độ mềm dẻo của copolyme so với PP
homopolyme nên độ biến dạng lớn suy ra modul uốn nhỏ hơn PP homopolymer.
Câu 5:

HIPS là copolyme của styren monomer với butadien monomer. Butadien


có tính mềm dẻo cao nên khi kết hợp styren monomer vào làm tăng tính mềm
dẻo nên độ biến dạng lớn.
PS có tính giòn, cứng ít mềm dẻo hơn nên độ biến dạng bé.
Câu 6:
Chất hóa dẻo DINP và DOP sẽ chen vào khoảng trống giữa các mạch
phân tử. Các mạch phân tử sẽ ở những vị trí cách xa nhau, che chắn các nhóm
có cực làm giảm lực tương tác giữa các mạch phân tử giúp cho mạch phân tử
linh động hơn giúp mạch mềm dẻo hơn nên độ cứng giảm.
Câu 7:

Các mạch PVA sẽ có tương tác vật lý giữa các mạch phân tử. Khi thêm
glycerin là chất hóa dẻo thấp phân tử thì glycerin sẽ chui vào mạng lưới PVA
chen vào giữa các mạch phân tử PVA . Các mạch phân tử sẽ ở những vị trí cách
xa nhau, che chắn các nhóm có cực làm giảm lực tương tác giữa các mạch phân
tử làm liên kết giữa các đoạn mạch yếu đi nên độ dãn dài của PVA sẽ tăng lên.
Khi thêm glycerin vào PVA ngoài làm tăng độ dãn dài, tính chất của
PVA thay đổi: giảm độ bền kéo, tăng độ mềm dẻo, giảm độ cứng.
Câu 8:
Số nguyên tử C càng tăng lên thì trọng lượng phân tử chất hóa dẻo tăng,
khi chất hóa dẻo chen vào PVC thì sẽ chen vào giữa các mạch phân tử PVC.
Trọng lượng phân tử chất hoá dẻo càng lớn thì diện tích chiếm chỗ của chất hóa
dẻo lớn. Các mạch phân tử sẽ ở những vị trí càng xa nhau hơn , che chắn các
nhóm có cực càng mạnh, lực tương tác giữa các mạch phân tử càng giảm xuống,
làm liên kết giữa các đoạn mạch yếu đi nên độ bền kéo giảm theo chiều tăng số
nguyên tử C.
Độ bền kéo đường số 1 > độ bền kéo đường số 3  TLPT đường số 1 >
TLPT đường số 3.
Câu 9:

Khi cho chất hóa dẻo thì nhiệt độ hóa thủy tinh Tg của polyme sẽ giảm rõ
rệt nguyên nhân khi có mặt chất hóa dẻo vào mạch thì chất hóa dẻo sẽ xen kẽ
vào giữa các mạch phân tử làm cho mạch phân tử tách xa nhau, giảm tương tác
giữa các phân tử làm tăng độ linh động các mạch phân tử nên mạch phân tử trở
nên mềm dẻo hơn. Vì vậy giảm Tg.
Đồng thời chất hóa dẻo cũng làm giảm nhiệt độ Tf do khi có mặt chất hóa
dẻo thì mạch phân tử linh động giảm độ nhớt của polyme khiến cho hệ có thể
trượt lên nhau ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ Tf thông thường.
Tiếp tục thêm chất hóa dẻo vào đến 1 thời điểm thì Tg không giảm Tf
tiếp tục giảm. Nếu hàm lượng hóa dẻo cao thì Tf giảm nhanh hơn Tg, khoảng
Tg và Tf, khoảng Tg-Tf thu hẹp lại.
Nếu hàm lượng hóa dẻo ít thì Tg giảm nhanh hơn Tf, khoảng Tg-Tf rộng
hơn
Khoảng sử dụng vật liệu polyme thường nằm giữa Tg và Tf là trạng thái
mềm cao. Ở một khoảng Tg – Tf không đổi thì nồng độ chất hóa dẻo thích hợp
nhất khoảng 20 – 30% ). Sau khoảng này thì khoảng Tg – Tf thu hẹp nhanh lại
Khi nồng độ chất hóa dẻo đủ lớn, khoảng Tg –Tf gần bằng 0 do Tg=Tf
lúc này polyme không còn tính mềm cao ở bất kì nhiệt độ nào nữa.

You might also like