You are on page 1of 7

Vi Tấn Hưng

2013402

L01

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Bài tập 1: So sánh độ mềm dẻo của các loại nhựa sau đây và cho biết lý do.

a) PVC, PVC Clo hóa và PVDC

- PVDC > PVC > PVC clo hóa. PVDC mềm dẻo nhất vì nhóm có cực đối xứng nên U 0 nhỏ => dẻo hơn.
PVC có nhóm có cực nhưng không đổi xứng nên U 0 tăng => cứng hơn.

(PVC) (PVDC) (PVC Clo hóa)

b) PE với PP

- PE > PP. Do PP có nhánh CH3 nên sẽ làm cản trở sự quay nội tại => ít mềm dẻo hơn PE

(PE) (PP)

c) PP với PS

- PP > PS. Do PS có kích thước nhóm thế lớn hơn nên PS sẽ cứng hơn PP.

(PP) (PS)
d) PVC với PP

- PP > PVC. PVC có nhóm có cực không đối xứng nên U 0 cao nên mạch cứng.

(PVC) (PP)

e) PET với PE

- PE > PET. Mạch của PET có chứ vòng phức tạp, cồng kềnh hơn PE nên sẽ cản trở sự quay nội tại =>
cứng hơn so với PE.

(PET) (PE)

f) PB với PE

- PE > PB. Trong PB có phân tử bên canh liên kết “-“ có liên kết “=’ nên U 0 của PB lớn hơn so với PE =>
PE dẻo hơn.

(PB) (PE)

g) PAN với SBR

- SBR > PAN. Mạch của PAN có nhóm có cực không đối xứng nên U 0 cao hơn SBR (liên kết “-“ đứng
cạnh liên kết “=” thì U0 không cao).
(PAN) (SBR)

h) Cao su butyl với cao su thiên nhiên

(CAO SU THIÊN NHIÊN) (CAO SU BUTYL)

i) Cao su lưu hóa với cao su chưa lưu hóa

j) Nylon 6 với PET

(PET)

(NYLON 6)
Bài tập 2: So sánh và đánh giá khả năng kết tinh của các polyme sau và giải thích.

HDPE, LLDPE, LDPE

HDPE > LLDPE > LDPE. Vì mạch càng đơn giản càng dễ kết tinh, HDPE có dang mạch thẳng, LLDPE có
dạng mạch thẳng ít nhánh, LDPE có dạng mạch thẳng nhưng nhiều nhánh.

PP-iso, PP-atactic, PP-syndiotactic

PP-iso > PP-syndiotactic > PP-atactic. Vì PP-iso có nhóm thế nằm một bên của mạch phân tử nên dễ
kết tinh hơn so với PP-syndiotactic (nhóm thế nằm thay đổi tuần tự hai bên) và PP-atactic (nhóm thế
nằm ngẫu nhiên) khó kết tinh hoặc không thể kết tinh.

PS-atactic, PS-isotactic

PS-isotactic > PS atactic. Vì PS-isotactic có mạch thẳng đơn giản hơn, các nhóm thế nằm cùng một
bên nên dễ kết tinh hơn so với PS-atactic các nhóm thế sắp xếp ngẫu nhiên.

PVC, PVDC

PVDC > PVC. Vì PVC là polime vô định hình không thể kết tinh

(PVC) (PVDC)

PET, PVC

PET > PVC. Vì PVC là polime vô định hình không thể kết tinh.

(PVC) (PET)

PP, PS

PP > PS. Vì nhóm thế của PP đơn giản hơn so với PS.

(PP) (PS)
PB, PBS

PB > PBS. Vì PB có dạng mạch thẳng, PBS có dạng mạch nhánh.

(PB)

PMMA, PET

PET > PMMA. Vì PMMA là polime vô định hình không thể kết tinh.

(PET)

Bài tập 3: Trạng thái tập hợp và trạng thái pha

1) Quá trình chuyển thủy tinh là quá trình:

a) Chuyển từ pha lỏng trật tự gần sang pha rắn trật tự gần

2) Quá trình kết tinh là quá trình:

c) Chuyển từ pha rắn trật tự gần sáng pha rắn trật tự xa.

3) Khi chuyển pha từ kết tinh sang pha VĐH thì các tính chất hóa lý, cơ lý thay đổi như thế nào?

- Vật liệu trở nên trong suốt

- Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Độ bền của vật liệu cao

4) So sánh tính chất của vật liệu khi tồn tại ở trạng thái VĐH với trạng thái kết tinh?

Kết tinh Vô định hình


- Có cấu trúc tinh thể - Không có cấu trúc tinh thể
- Cấu trúc dạng bó - Cấu trúc dạng cầu
- Có nhiệt độ nóng chảy xác định - Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- Độ bền vật liệu cao - Độ bền vật liệu thấp
5) Vật liệu polyme nhiệt dẻo vô định hình mạch thẳng có những trạng thái vật lí nào theo sự thay đổi
nhiệt độ?

- Trạng thái thủy tinh (<Tg), trạng thái mềm cao (>Tg), trạng thái chảy nhớt

6) Vật liệu polyme nhiệt dẻo tinh thể mạch thẳng có những trạng thái vật lí nào theo sự thay đổi
nhiệt độ?

- Trạng thái tinh thể (<Tm), trạng thái nóng chảy (>Tm)

Bài tập 4: Phân biệt hình thái cấu tạo và hình thái sắp xếp

1) Đồng phần cis-Isopren có khả năng chuyển sang dạng đồng phân Trans-Isopren không?

- Không. Vì hình thái cấu tạo của polyme là bền vững, không thể biến đổi lẫn nhau.

2) Tính chất của cis-Isopren có khác Trans-Isopren không?

- Tính chất của cis-Isopren khác Trans-Isopren.

3) Sự tồn tại cấu trúc cis, trans của polyme đó là hình thái nào?

- Sự tồn tại cấu trúc cis, trans của polyme đó là hình thái cấu tạo.

4? Hình thái cấu tạo của polyme có khả năng thay đổi khi thay đổi nhiệt độ không?

- Hình thái cấu tạo của polyme không có khả năng thay đổi khi thay đổi nhiệt độ.

5) Hình thái sắp xép của polyme có đặc điểm như thế nào?

- Hình thái sắp xếp là sự thay đổi vị trí các nguyên tử trong không gian và năng lượng của phân tử do
chuyển động nhiệt làm xuất hiện sự quay nội tại trong phân tử. Trong trường hợp này không làm
đứt các liên kết hóa học.

6) PP-iso, PP-atactic, PP-syndiotactic khác nhau là do hình thái sắp xếp khác nhau?

- PP-iso, PP-atactic, PP-syndiotactic khác nhau là do hình thái cấu tạo khác nhau.

7) Hình thái cấu tạo của polyme có đặc điểm như thế nào?

- Hình thái cấu tạo là sự sắp xếp trong không gian của các nguyên tử trong phân tử, nhưng phân tử
này không thể được biến đổi bởi sự quay của các phần riêng lẻ của phân tử mà không làm phá vỡ và
tái tạo các liên kết hóa học.

8) Polyme có khả năng uốn dẻo, thay đổi hình thái của mạch phân tử là do những nguyên nhân gì?

- Polyme có khả năng uốn dẻo, thay đổi hình thái của mạch phân tử là do những nguyên nhân: Hiện
tượng quay tự do, sự quay nội tại, chuyển động nhiệt, thềm thế năng quay.

You might also like