You are on page 1of 87

BỘ CÔNG THƢƠNG

CỤC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Năm 2008

Hà Nội, tháng 10 năm 2008


MỤC LỤC

TỔNG QUAN..................................................................................................................1

Phần I - TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI ..........7
1. Hoa Kỳ ....................................................................................................................8
2. Canada ...................................................................................................................10
3. Australia ................................................................................................................12
4. Hàn Quốc...............................................................................................................13
5. Singapore ...............................................................................................................14
6. Thái Lan ................................................................................................................15

Phần II - CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI


ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .........................................................................19
1. Chính sách và pháp luật về đào tạo đại học và cao đẳng ......................................19
2. Các chính sách về đào tạo CNTT ..........................................................................21
3. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử .............................27
4. Tình hình nguồn nhân lực CNTT và thƣơng mại điện tử ở doanh nghiệp ...........28
5. Tình hình đào tạo CNTT tại các trƣờng đại học và cao đẳng ...............................31

Phần III - TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG .......................................................33
1. Tình hình chung ....................................................................................................33
2. Giảng viên .............................................................................................................38
3. Chƣơng trình đào tạo .............................................................................................42
4. Giáo trình...............................................................................................................45
5. Thực hành ..............................................................................................................51

Phần IV - KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...................................57


1. Thuận lợi và khó khăn ...........................................................................................57
2. Kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử và đề xuất của các trƣờng .........................59
KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................................63

PHỤ LỤC ......................................................................................................................68


Phụ lục 1 Danh sách các trƣờng trả lời phiếu điều tra
tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử .........................................................69

Phụ lục 2 Công văn và phiếu điều tra tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử ..............72

Phụ lục 3 Mẫu câu hỏi phòng vấn các trƣờng đại học và cao đẳng
về đào tạo thƣơng mại điện tử ....................................................................76

Phụ lục 4 Một số tài liệu thƣơng mại điện tử đăng trên
cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thƣơng - www.moit.gov.vn .............78
MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH

BẢNG

Bảng 1 Số lƣợng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành Hệ thống
thông tin quản lý và TMĐT tại Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2006 .........................8

Bảng 2 Số trƣờng đào tạo CNTT (từ cử nhân trở lên) giai đoạn 2002 – 2007 ...........31

Bảng 3 Danh sách các trƣờng đại học và cao đẳng đã đào tạo thƣơng mại điện tử ....33

Bảng 4 Các trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử ...38

Bảng 5 Trình độ giảng viên thƣơng mại điện tử .........................................................39

Bảng 6 Chƣơng trình đào tạo hệ cao đẳng, giai đoạn chuyên nghiệp
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Thƣơng mại điện tử
trƣờng cao đẳng dân lập công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh ...................44

Bảng 7 Đề xuất của các trƣờng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại điện tử và giáo dục đào tạo .....................................................60

HÌNH

Hình 1 Số cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý và
thƣơng mại điện tử tại Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2006 .......................................9

Hình 2 Số trƣờng bắt đầu giảng dạy thƣơng mại điện tử theo năm ............................37
MỤC LỤC HỘP

Hộp 1 Chƣơng trình cử nhân Thƣơng mại điện tử tại


trƣờng Đại học Fairleigh Dickinson – Hoa Kỳ ..................................................9

Hộp 2 Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh thƣơng mại điện tử
của đại học McGill Canada .............................................................................11

Hộp 3 Một số môn học thuộc chuyên ngành thƣơng mại điện tử trong
các chƣơng trình thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Australia ..............................12

Hộp 4 Chƣơng trình đào tạo chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý – Khoa
Hệ thống thông tin quản lý, Đại học quốc gia Cheju – Hàn Quốc ..................13

Hộp 5 Các môn học chuyên ngành Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
của trƣờng Đại học Temasek – Singapore ......................................................15

Hộp 6 Chƣơng trình đào tạo cử nhân chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý
tại trƣờng Đại học Công nghệ Asian – Thái Lan ............................................16

Hộp 7 Khoa Thƣơng mại điện tử thuộc trƣờng Đại học Thƣơng mại........................34

Hộp 8 Khoa Thƣơng mại điện tử thuộc trƣờng Cao đẳng


Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn ......................................................36

Hộp 9 Một số trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo


chuyên ngành thƣơng mại điện tử ...................................................................38

Hộp 10 Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh
chuyên ngành thƣơng mại điện tử tại trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội ....40

Hộp 11 Khung chƣơng trình giáo dục đại học theo chế độ tín chỉ
chuyên ngành thƣơng mại điện tử thuộc Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng năm học 2008 – 2009 ...............43

Hộp 12 Giáo trình thƣơng mại điện tử căn bản


của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân .............................................................46

Hộp 13 Giáo trình thƣơng mại điện tử của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng .................46

Hộp 14 Giảng dạy pháp luật thƣơng mại điện tử tại Đại học Luật Hà Nội .................47

Hộp 15 Giáo trình Pháp luật thƣơng mại điện tử


của trƣờng Cao đẳng dân lập Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh ...........48

Hộp 16 Một số giáo trình của nƣớc ngoài đƣợc sử dụng để giảng dạy
thƣơng mại điện tử tại một số trƣờng đại học và cao đẳng ............................50

Hộp 17 Minh hoạ sự lạc hậu trong giáo trình thực hành thƣơng mại điện tử .............50
Hộp 18 Phòng thực hành thƣơng mại điện tử của trƣờng Đại học Thƣơng mại .........52

Hộp 19 Phần mềm Joomla đang đƣợc nhiều trƣờng sử dụng trong thực hành
thƣơng mại điện tử..........................................................................................54

Hộp 20 Chuyên ngành quản trị thƣơng mại điện tử tại


trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics ........................................................61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACCC Hiệp hội các trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Canada
ADOC Trung tâm cơ hội số APEC (APEC Digital Opportunity Center)
ADSL Đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber
Line)
APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B2B Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business-to-business)
B2C Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân
(Business-to-consumer)
B2G Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ
(Business-to-government)
BBA Cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration)
CCNA Chứng chỉ sơ cấp về mạng của hãng Cisco (Cisco Certificated Network
Associate)
CCNP Chứng chỉ trung cấp về mạng của hãng Cisco (Cisco Certificated
Network Professional)
CMS Hệ quản trị nội dung (Content Management System)
CNTT Công nghệ thông tin
CRM Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management)
EC Thƣơng mại điện tử (Electronic Commerce)
ERP Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources
Planning)
ESN Hệ thống mạng xã hội doanh nghiệp
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
HRM Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)
ICT Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
Technologies)
MBA Thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration)
MCSA Chứng chỉ cho quản trị viên hệ thống của Microsoft
MCSE Chứng chỉ cho kỹ sƣ hệ thống của Microsoft
MIS Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
PHP Một ngôn ngữ lập trình kịch bản
SCM Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
SQL Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc (Structured Query Language)
TMĐT Thƣơng mại điện tử
WTO Tổ chƣc thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
TỔNG QUAN

Ngay từ những năm đầu tiên của Thiên niên kỷ mới, thế giới đã chứng kiến tiến
trình toàn cầu hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng cùng với sự hình thành và phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế số.

Lãnh đạo Bộ Công Thƣơng đã nhận định trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin
là huyết mạch của các doanh nghiệp và của quốc gia. Môi trƣờng kinh doanh toàn cầu
ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn thông tin kịp thời và
chính xác để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh. Do đó, việc đảm bảo thông tin đƣợc trao đổi liên tục trong
phạm vi quốc gia cũng nhƣ quốc tế là hết sức quan trọng để thúc đẩy thƣơng mại phát
triển. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet, số lƣợng các giao dịch thƣơng mại điện tử tăng mạnh‖.1

Thƣơng mại điện tử mới hình thành ở Việt Nam đƣợc một thập kỷ nhƣng đã
phát triển khá nhanh.2 Mặc dù tới năm 2008 nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên cả
nƣớc đã chủ động triển khai hoạt động đào tạo chính quy về thƣơng mại điện tử, sự
phát triển của lĩnh vực này vẫn bị ảnh hƣởng đáng kể do có sự chênh lệnh khá lớn giữa
khả năng đào tạo về thƣơng mại điện tử của các cơ sở với nhu cầu về nguồn nhân lực
thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp.

Về chính sách vĩ mô, Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn
2006 - 2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-
TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 đã nhấn mạnh tới chính sách phổ biến, tuyên truyền về
thƣơng mại điện tử nói chung và đào tạo chính quy về thƣơng mại điện tử tại các
trƣờng đại học, cao đẳng nói riêng. Tại Kế hoạch tổng thể này, Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) là hai cơ quan quản lý nhà nƣớc chịu
trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đào tạo ở tầm vĩ mô.

Thực hiện trách nhiệm này, năm 2006 Bộ Công Thƣơng đã tiến hành cuộc khảo
sát quy mô nhỏ đối với một số trƣờng đại học và cao đẳng khu vực phía Bắc về tình
hình đào tạo thƣơng mại điện tử. Kết quả khảo sát đã cho thấy phần nào bức tranh đào
tạo thƣơng mại điện tử ở khu vực này. Dựa trên kết quả khảo sát, Bộ Công Thƣơng đã
tổ chức Hội thảo về đào tạo thƣơng mại điện tử tại Hà Nội vào ngày 29 tháng 8 năm
2006. Những kết quả chính của cuộc khảo sát đƣợc trình bày tại Báo cáo Thƣơng mại
điện tử Việt Nam năm 2006.

Bƣớc sang năm 2007, với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ hoạt động đào tạo chính quy
về thƣơng mại điện tử, Bộ Công Thƣơng đã triển khai các hoạt động khuyến khích
sinh viên cả nƣớc làm quen, học tập và tiếp cận hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện
tử. Chƣơng trình Sinh viên với thƣơng mại điện tử (từ năm 2008 đổi tên thành chƣơng
trình Ý tƣởng số) đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của nhiều trƣờng đại học, cao
đẳng và sinh viên cả nƣớc.3
1
Lời tựa của Tiến sỹ Lê Danh Vĩnh, Thứ trƣởng Bộ Công Thƣơng, ―Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu
cá nhân trong thƣơng mại điện tử của APEC‖, Bộ Công Thƣơng, 2008.
2
Tham khảo Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam từ năm 2003 tới 2007 của Bộ Công Thƣơng.
3
Tham khảo chi tiết chƣơng trình này tại www.ytuongso.vn
1
Năm 2008 là năm giữa kỳ triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại
điện tử giai đoạn 5 năm 2006 - 2010. Kế hoạch tổng thể đề cập đến nhiều hoạt động
liên quan tới phát triển thƣơng mại điện tử nhƣ xây dựng chính sách và pháp luật, phổ
biến tuyên truyền về thƣơng mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hợp
tác quốc tế... Các hoạt động này đƣợc triển khai tƣơng đối tốt và tình hình cụ thể đƣợc
đánh giá hàng năm. Trong khi đó hoạt động đào tạo chính quy về thƣơng mại điện tử
tuy đã có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa đƣợc điều tra toàn diện để làm cơ sở cho việc
xây dựng chính sách và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, định hƣớng cho
các cơ sở đào tạo, gắn kết nhu cầu của các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo.

Do vậy, việc cần làm hiện nay là tiến hành điều tra tình hình đào tạo chính quy
về thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nƣớc. Với chức
năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử, Bộ Công Thƣơng đã giao Cục thƣơng
mại điện tử và Công nghệ thông tin triển khai nhiệm vụ này.4

Tháng 6 năm 2008, Bộ Công Thƣơng đã gửi Công văn số 5051/BCT-TMĐT tới
nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên cả nƣớc đề nghị các trƣờng trả lời phiếu điều tra
tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử. Phiếu điều tra bao gồm nhiều tiêu chí để có thể
bao quát các khía cạnh liên quan tới hiện trạng đào tạo thƣơng mại điện tử tại trƣờng,
bao gồm trình độ và hình thức đào tạo, số môn, số tiết và đơn vị học trình, các thông
tin về giảng viên, giáo trình, cơ sở vật chất, kế hoạch đào tạo trong những năm tới.
Mẫu phiếu điều tra đƣợc cung cấp tại Phụ lục 2. Tới cuối tháng 9 năm 2008 đã có 108
trƣờng gửi trả lời phiếu điều tra về Cục thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ
Công Thƣơng. Danh sách các trƣờng này có tại Phụ lục 1. Số liệu thu đƣợc từ các
phiếu điều tra là nguồn thông tin quý và tin cậy để xây dựng Báo cáo tình hình đào tạo
thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng Việt Nam năm 2008.

Để nắm bắt cụ thể, chi tiết hơn tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử của các
trƣờng, trong tháng 9 năm 2008 Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin đã
tiến hành phỏng vấn gần 20 trƣờng đại học, cao đẳng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và một số địa phƣơng khác. Mẫu phỏng vấn có tại Phụ lục.

Kết quả cuộc điều tra cho thấy trong số 108 trƣờng tham gia khảo sát có 49
trƣờng đã triển khai hoạt động đào tạo về thƣơng mại điện tử, gồm 30 trƣờng đại học
và 19 trƣờng cao đẳng. Về thời gian triển khai hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử,
14 trƣờng bắt đầu từ năm 2003 trở về trƣớc, 9 trƣờng năm 2004, 4 trƣờng năm 2005,
11 trƣờng năm 2006, 8 trƣờng năm 2007 và 3 trƣờng năm 2008.

Trong số 30 trƣờng đại học đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 1 trƣờng đã thành
lập khoa thƣơng mại điện tử, 19 trƣờng giao cho khoa kinh tế - quản trị kinh doanh
phụ trách giảng dạy thƣơng mại điện tử và 10 trƣờng giao cho khoa công nghệ thông
tin phụ trách giảng dạy môn học này, 8 trƣờng đã thành lập bộ môn thƣơng mại điện
tử.

4
Chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử của Bộ Công Thƣơng đƣợc quy định tại Nghị định số
57/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2006 về Thƣơng mại điện tử và Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thƣơng.
2
Trong số 19 trƣờng cao đẳng đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 1 trƣờng đã
thành lập khoa thƣơng mại điện tử, 9 trƣờng giao cho khoa kinh tế phụ trách giảng dạy
thƣơng mại điện tử và 9 trƣờng giao cho khoa công nghệ thông tin phụ trách dạy môn
học này, có 3 trƣờng cao đẳng đã thành lập bộ môn thƣơng mại điện tử.

Nhƣ vậy, trong số 49 trƣờng đại học và cao đẳng đã giảng dạy thƣơng mại điện
tử, 2 trƣờng đã thành lập khoa thƣơng mại điện tử, 11 trƣờng thành lập bộ môn thƣơng
mại điện tử và 35 trƣờng cử giảng viên của trƣờng hoặc mời giảng viên thỉnh giảng
dạy môn học thƣơng mại điện tử. Về phƣơng pháp tiếp cận đào tạo, có 30 trƣờng tiếp
cận theo hƣớng kinh doanh và 19 trƣờng tiếp cận theo hƣớng công nghệ thông tin.

Về giảng viên, chỉ có 15% trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo chuyên ngành
thƣơng mại điện tử, 45% trƣờng có giảng viên ngành khác đƣợc bồi dƣỡng thêm về
thƣơng mại điện tử, gần 50% trƣờng có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy thƣơng
mại điện tử. Về giáo trình, có 13 trƣờng quy định thống nhất, 36 trƣờng do giảng viên
tự biên soạn. Nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn giáo trình là các sách thƣơng mại
điện tử của nƣớc ngoài. Có một số trƣờng sử dụng trực tiếp giáo trình của nƣớc ngoài
để giảng dạy.

Về kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử trong vòng 5 năm tới, trong số 108
trƣờng tham gia cuộc điều tra có 33 trƣờng dự định xây dựng chuyên ngành thƣơng
mại điện tử và 52 trƣờng dự kiến sẽ triển khai đào tạo thƣơng mại điện tử.

Trên cơ sở điều tra và phỏng vấn tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử tại các
trƣờng đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nƣớc trong những năm qua,, một số vấn đề
nổi bật đƣợc rút ra nhƣ sau:

Thứ nhất, cần phải tiến hành dự báo nhu cầu nguồn nhân lực về thƣơng mại
điện tử của các doanh nghiệp. Dự báo cần phân ra giai đoạn ngắn hạn tới năm 2010 và
dài hạn đến năm 2015 hoặc thậm chí tới năm 2020. Dự báo này sẽ là cơ sở để các
trƣờng đại học và cao đẳng có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn triển khai hoạt động đào
tạo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử. Đây cũng là một giải pháp cụ thể thực hiện
quan điểm đào tạo theo nhu cầu xã hội.5

Triển khai đào tạo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử nên xuất phát từ dự
báo nhu cầu của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể đƣa ra những dự báo
vĩ mô nhƣ tỷ trọng giao dịch thƣơng mại điện tử, mức độ ứng dụng thƣơng mại điện tử
của doanh nghiệp tại các năm 2010, 2015 và 2020, số cán bộ chuyên trách về thƣơng
mại điện tử trong mỗi doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ phân theo ngành kinh
doanh... Những tổ chức khác nhƣ các cơ sở đào tạo, các công ty tƣ vấn, các hiệp hội có
thể tiến hành dự báo nhu cầu cụ thể về số lƣợng nhân lực thƣơng mại điện tử trình độ
đại học, cao đẳng. Dựa trên những dự báo này mỗi cơ sở đào tạo chủ động vạch ra kế
hoạch triển khai cụ thể. Khi tiến hành những dự báo đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc, các
tổ chức cần lƣu ý rằng nhu cầu nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử và nhu cầu

5
Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020.
3
nguồn nhân lực về CNTT của các doanh nghiệp có mối liên quan nhƣng không đồng
nhất với nhau.

Thứ hai, cần nhanh chóng đánh giá chất lƣợng đào tạo nhân lực thƣơng mại
điện tử và sự đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực đƣợc đào tạo chính
quy về thƣơng mại điện tử theo các cách tiếp cận khác nhau về đào tạo. Kết quả điều
tra tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử do Bộ Công Thƣơng tiến hành năm 2008 cho
thấy cho tới nay có ba cách tiếp cận đào tạo thƣơng mại điện tử chính ở Việt Nam, đó
là đào tạo thƣơng mại điện tử theo cách tiếp cận CNTT và truyền thông (ICT -
Information and Communication Technology), quản trị kinh doanh và liên ngành6.
Cách tiếp cận đào tạo thƣơng mại điện tử hầu nhƣ chƣa thay đổi so với hai năm trƣớc
đây. Tuy từng cơ sở đào tạo có thể tự quyết định cách tiếp cận đào tạo của mình nhƣng
xét trên phạm vi cả nƣớc cần có khuyến cáo về tỷ lệ số lƣợng sinh viên đƣợc đào tạo
theo mỗi cách tiếp cận. Để đƣa ra một tỷ lệ hợp lý cho mỗi cách tiếp cận là rất khó.
Điều quan trọng là phải nắm đƣợc nhu cầu của thị trƣờng về sử dụng nhân lực thƣơng
mại điện tử trình độ đại học và cao đẳng định hƣớng sâu về CNTT hay kinh doanh để
có cách tiếp cận đào tạo phù hợp.

Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
giáo dục đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thƣơng mại điện tử (Bộ Công Thƣơng),
công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông). Do thƣơng mại
điện tử gắn chặt với CNTT và truyền thông nên trong những năm qua đã có sự phối
hợp khá chặt chẽ giữa Bộ Công Thƣơng và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan tới thƣơng mại điện
tử. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có sự phối hợp nào giữa Bộ Công Thƣơng với Bộ Giáo
dục và Đào tạo liên quan tới đào tạo chính quy về thƣơng mại điện tử tại các trƣờng
đại học và cao đẳng.

Thứ tƣ, cho tới nay nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên cả nƣớc đã chủ động
triển khai hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy của
các trƣờng đối với nhu cầu nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có trƣờng nào thiết lập mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử do trƣờng đào
tạo. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp cũng chƣa chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng
nhân lực thƣơng mại điện tử trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho các cơ sở đào
tạo. Do đó cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để
xác định rõ hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử.

Thứ năm, căn cứ trên đề xuất của nhiều trƣờng đã triển khai đào tạo thƣơng mại
điện tử, hàng năm cần tổ chức hội thảo về đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử. Hội
thảo này là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các trƣờng đại học và cao đẳng
trong nƣớc và nƣớc ngoài trao đổi về nhiều vấn đề nhằm nâng cao khả năng đào tạo

6
Năm 2006, PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Chủ nhiệm Khoa Thƣơng mại điện tử thuộc Đại học Thƣơng mại,
nhận xét đào tạo thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng ở Việt Nam đƣợc triển khai đồng bộ trên
các bậc, hình thức đào tạo với hai cách tiếp cận chủ yếu là đào tạo CNTT cho thƣơng mại điện tử và quản trị
kinh doanh thƣơng mại điện tử. ―Một số ý kiến về phát triển đào tạo thƣơng mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010‖, Báo cáo tại Hội thảo ―Đào tạo thƣơng mại điện tử trong các trƣờng đại học và cao đẳng‖ tổ chức
tại Hà Nội ngày 29 tháng 6 năm 2006
4
nguồn nhân lực chuyên nghiệp thƣơng mại điện tử cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Những vấn đề này bao gồm xây dựng đội ngũ giảng viên, xây dựng chƣơng trình
khung, xây dựng giáo trình, xác định cách tiếp cận đào tạo và nhu cầu đào tạo

Trên cơ sở tổng hợp toàn bộ kết quả cuộc điều tra khảo sát tình hình đào tạo
thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nƣớc, Cục
Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin kiến nghị triển khai các hoạt động sau
trong giai đoạn hai năm cuối của Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai
đoạn 2006 – 2010:

1. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thƣơng
khẩn trƣơng dự báo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp giai
đoạn 2009 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015.

2. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ
Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai hoạt động đánh giá chất
lƣợng đào tạo nhân lực thƣơng mại điện tử trong giai đoạn vừa qua và mức độ đáp ứng
nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực đƣợc đào tạo chính quy về thƣơng mại điện
tử.

3. Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Cục Thƣơng mại điện tử và Công
nghệ thông tin, xây dựng chƣơng trình khung cho ngành đào tạo thƣơng mại điện tử
trình độ đại học và cao đẳng, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trƣớc năm 2011.

4. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ
Giáo dục Đại học, triển khai nhanh các hoạt động nhằm tăng cƣờng sự liên kết giữa
các trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo thƣơng mại điện tử, ngay trong năm 2008 cần
tổ chức hội thảo về chủ đề đào tạo thƣơng mại điện tử với sự tham gia của đông đảo
các trƣờng.

5. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin cần hỗ trợ các trƣờng giảng
dạy pháp luật về thƣơng mại điện tử thông qua các hoạt động nhƣ bồi dƣỡng kiến thức
pháp luật liên quan cho giảng viên, biên soạn tài liệu giới thiệu các vụ tranh chấp điển
hình trong nƣớc và trên thế giới đòi hỏi phải giải quyết theo pháp luật.

6. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin giúp đỡ một số trƣờng đại
học và cao đẳng thay đổi chƣơng trình nặng về lý thuyết hiện nay theo hƣớng nâng cao
nội dung thực hành thƣơng mại điện tử, giới thiệu các hoạt động Cục đang triển khai
hoặc giới thiệu các trƣờng này với những tổ chức, doanh nghiệp đang triển khai các
hoạt động thƣơng mại điện tử để cả giảng viên và sinh viên có thể tiếp cận với thực
tiễn kinh doanh trực tuyến.

7. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các
trƣờng thiết lập một thƣ viện điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thƣơng
nhằm đăng tải các tài liệu, giáo trình thƣơng mại điện tử. 7 Để hỗ trợ giảng viên và sinh
viên gắn việc học tập, nghiên cứu với thực tiễn phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt

7
Mục Tƣ liệu, chuyên mục Thƣơng mại điện tử tại www.moit.gov.vn
5
Nam, thƣ viện điện tử này cần tập hợp đầy đủ các tài liệu thƣơng mại điện tử bằng
tiếng Việt. Các trƣờng có thể gửi giáo trình và tài liệu giảng dạy thƣơng mại điện tử do
trƣờng biên soạn tới thƣ viện này để các trƣờng khác cũng nhƣ đông đảo sinh viên trên
cả nƣớc có thể tham khảo một cách thuận tiện.

8. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với các đơn vị liên
quan phổ biến các mô hình liên kết đào tạo trực tuyến thành công trong các môn học,
ngành học giữa các trƣờng đại học trong nƣớc với các trƣờng đại học nƣớc ngoài, đặc
biệt là các mô hình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Phấn đấu tới năm 2015 tỷ lệ giảng viên
thƣơng mại điện tử có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành thƣơng mại điện tử
tƣơng đƣơng tỷ lệ đề ra tại Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai
đoạn 2006-2020.

9. Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì tổ chức các khóa tập
huấn cho giảng viên thƣơng mại điện tử của các trƣờng đại học và cao đẳng. Cục có
thể mời Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam (Vecom) và các thành viên tiêu biểu
của Vecom về kinh doanh, công nghệ, thanh toán… tham gia các khóa tập huấn này.

6
Phần I

TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TRÊN THẾ GIỚI

Trong khoảng mƣời năm trở lại đây, nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên thế
giới đã quan tâm tới chuyên ngành đào tạo thƣơng mại điện tử dƣới nhiều hình thức và
trình độ khác nhau. Sử dụng phƣơng pháp khảo sát thông qua các số liệu thống kê
đƣợc các nƣớc công bố và qua website của các trƣờng đại học lớn trên thế giới, Cục
Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin đã đánh giá sơ bộ tình hình đào tạo
thƣơng mại điện tử trên thế giới thông qua hoạt động đào tạo chính quy tại các trƣờng
đại học và cao đẳng Hoa Kỳ, Canada, Australia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Tất cả các quốc gia đƣợc khảo sát đều đã có các trƣờng đại học và cao đẳng đào
tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử. Thời gian bắt đầu đào tạo trong khoảng mƣời
năm gần đây. Số lƣợng trƣờng đại học đào tạo và số sinh viên theo học có xu hƣớng
tăng rõ rệt.

Đa số các quốc gia đều đào tạo thƣơng mại điện tử ở cả trình độ đại học và sau
đại học. Tuy nhiên tại một số quốc gia chuyên ngành thƣơng mại điện tử đƣợc đào tạo
chủ yếu cho một trình độ nhất định nhƣ Canada tập trung đào tạo trình độ cao đẳng
thƣơng mại điện tử, Australia tập trung đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên
ngành thƣơng mại điện tử… Ngoài ra hình thức đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh
chuyên ngành thƣơng mại điện tử phổ biến ở hầu hết các quốc gia.

Tại đa số các quốc gia đều tồn tại hai cách tiếp cận phổ biến đối với đào tạo
thƣơng mại điện tử đó là cách tiếp cận đào tạo theo hƣớng công nghệ thông tin và theo
hƣớng kinh tế - quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, chƣơng trình giảng dạy và nội dung
giảng dạy có sự khác biệt khá rõ giữa hai cách tiếp cận. Đối với cách tiếp cận theo
hƣớng công nghệ thông tin, sinh viên đƣợc đào tạo sâu về các kĩ năng công nghệ và rất
hạn chế về các kiến thức kinh tế. Ngƣợc lại, đối với cách tiếp cận theo hƣớng kinh tế -
quản trị kinh doanh, sinh viên đƣợc đào tạo ít kiến thức công nghệ thông tin hơn mà
tập trung vào các kiến thức kinh tế để có thể tiến hành kinh doanh dƣới hình thức
thƣơng mại điện tử.

Các trƣờng đại học tại một số quốc gia chủ động mở chuyên ngành đào tạo
thƣơng mại điện tử trƣớc nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Mặt khác, chính phủ một số
quốc gia nhận thấy xu hƣớng phát triển của thƣơng mại điện tử nên đã có các chính
sách khuyến khích hỗ trợ các trƣờng đại học đào tạo chuyên ngành này.

Tuy nhiên việc đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử tại một số quốc gia
gặp phải những khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ giảng viên và cập nhật tài liệu.
Một số quốc gia áp dụng chế độ học phí cao hơn đối với chuyên ngành này.

Sau đây là tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử tại một số quốc gia cụ thể.
1. Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, các trƣờng kinh tế và quản trị kinh doanh đang giảng dạy hai
chuyên ngành là Hệ thống thông tin quản lý và Thƣơng mại điện tử.

Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý đƣợc đào tạo tại hơn năm trăm
trƣờng đại học và cao đẳng, trong đó 95% trƣờng đào tạo trình độ cử nhân, 40%
trƣờng đào tạo trình độ sau đại học.

Chuyên ngành Thƣơng mại điện tử đƣợc đào tạo tại hơn một trăm trƣờng đại
học và cao đẳng, trong đó 88% trƣờng đào tạo trình độ cử nhân, 45% trƣờng đào tạo
trình độ sau đại học.

Số lƣợng sinh viên và nghiên cứu sinh tốt nghiệp hai ngành có sự khác biệt khá
lớn. Tính trung bình từ năm 2003 tới nay, số lƣợng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tốt
nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý nhiều gấp hàng chục lần số lƣợng tốt
nghiệp chuyên ngành Thƣơng mại điện tử. Nguyên nhân là do chuyên ngành Hệ thống
thông tin quản lý đã đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học và cao đẳng Hoa Kỳ gần hai
thập kỷ, trong khi đó chuyên ngành Thƣơng mại điện tử mới bắt đầu đào tạo trong vài
năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa số lƣợng thạc sỹ, tiến sĩ chuyên ngành Thƣơng mại
điện tử so với Hệ thống thông tin quản lý cao hơn tỷ lệ giữa số lƣợng cử nhân tƣơng
ứng của hai ngành. Mặc dù vậy, có thể thấy nhu cầu đào tạo chuyên ngành Thƣơng
mại điện tử không cao so với chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS).

Bảng 1
Số lƣợng tốt nghiệp cử nhân trở lên
chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý và TMĐT
tại Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2006

Năm Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ


tốt
nghiệp TMĐT MIS TMĐT MIS TMĐT MIS

2003 104 18.329 656 6.222 0 14

2004 231 15.857 776 7.268 0 31

2005 351 12.935 655 7.107 4 9

2006 325 10.175 397 6.789 6 17

Tổng 1.011 57.296 2.484 27.386 10 71

Số liệu của Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia – Viện Khoa học Giáo dục – Bộ
Giáo dục Hoa Kỳ.8

8
Tham khảo tại địa chỉ website: nces.ed.gov
8
Hình 1
Số cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý
và TMĐT tại Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2006

Có thể thấy trong giai đoạn 2003 – 2006, số cử nhân chuyên ngành Thƣơng mại
điện tử tăng hơn 3 lần trong vòng 4 năm. Trong cùng giai đoạn đó số cử nhân chuyên
ngành Hệ thống thông tin quản lý giảm gần 2 lần. Ngoài ra ở bậc học càng cao số
lƣợng sinh viên và nghiên cứu sinh tốt nghiệp hai chuyên ngành có tỷ lệ chênh lệch
càng thấp. Số cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý gấp gần 60
lần số cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Thƣơng mại điện tử trong khi đó số lƣợng
thạc sĩ gấp 11 lần và số lƣợng tiến sĩ gấp 7 lần.

Quá trình khảo sát sâu hơn cho thấy một số trƣờng đã đào tạo chuyên ngành
thƣơng mại điện tử nhƣng vẫn chƣa có sinh viên tốt nghiệp, nguyên nhân là do thƣơng
mại điện tử mới đƣợc đào tạo trong vài năm gần đây. Chƣơng trình giảng dạy tại các
trƣờng đều không đi sâu vào công nghệ thông tin mà tập trung chủ yếu vào các môn
học thuộc chuyên ngành kinh tế. Việc sử dụng chung chƣơng trình đại cƣơng giữa
chuyên ngành Thƣơng mại điện tử và các chuyên ngành thƣơng mại, kinh tế học, hoặc
quản trị kinh doanh là phụ thuộc vào từng trƣờng.

Hộp 1
Chƣơng trình cử nhân Thƣơng mại điện tử tại
trƣờng Đại học Fairleigh Dickinson – Hoa Kỳ

* Các môn học bắt buộc

1) Tài chính kế toán


2) Giới thiệu khoa học máy tính
3) Các kỹ thuật lập trình
4) Phân tích kinh tế

9
5) Chiến lƣợc Marketing
6) Hệ thống cơ sở dữ liệu
7) Hệ thống thông tin quản lý
8) Giới thiệu mạng máy tính
9) Nhập môn thƣơng mại điện tử
10) Lập trình trên Internet
11) Xây dựng hệ thống thƣơng mại điện tử

* Các môn học tự chọn

12) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định


13) Hệ thống thông tin quản lý nâng cao: Quản lý dự án và phân tích hệ thống
14) Hệ thống thông tin và lợi thế cạnh tranh
15) Nguyên lý kinh tế quốc tế
16) Hệ điều hành
17) Trí thông minh nhân tạo
18) Java và Internet

Đại học Fairleigh Dickinson - Hoa Kỳ9

Ngoài ra có một cách tiếp cận đào tạo cũng đang trở nên phổ biến là ghép nội
dung thƣơng mại điện tử vào môn học gốc dƣới dạng một chƣơng, chuyên đề hay bài
giảng, ví dụ marketing điện tử sẽ đƣợc đƣa vào giảng dạy trong môn marketing cơ
bản, pháp luật thƣơng mại điện tử đƣợc giảng dạy trong môn luật kinh doanh…

2. Canada

Hiện nay Canada là một trong những quốc gia có trình độ ứng dụng thƣơng mại
điện tử đứng đầu thế giới. Về tiêu dùng trực tuyến, Canada đã vƣợt qua Hoa Kỳ và trở
thành quốc gia có lƣợng mua sắm trực tuyến cao nhất thế giới.

Với chuyên ngành Thƣơng mại điện tử, Bộ công nghiệp Canada giao cho Hiệp
hội các trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Canada (ACCC) nhiệm vụ quyết định mức độ
hợp tác trong chƣơng trình giảng dạy và thực hành thƣơng mại điện tử ở các trƣờng
cao đẳng và học viện Canada, đồng thời quyết định mức độ hợp tác trong nghiên cứu
và các khoá học thƣơng mại điện tử của hệ đại học.

Theo thống kê về hệ thống các trƣờng đại học và cao đẳng Canada, khoảng 50
trƣờng cao đẳng và học viện kỹ thuật của Canada cung cấp các khoá học và chƣơng
trình đào tạo thƣơng mại điện tử với nhiều trình độ, chuyên ngành và thời gian đào tạo
khác nhau. Có khoảng 20% trƣờng cao đẳng đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành
thƣơng mại điện tử. Đối với trình độ sau đại học, nhiều trƣờng đại học tại Canada mở
các khóa đào tạo thạc sĩ về quản trị kinh doanh chuyên ngành thƣơng mại điện tử, ví
dụ các trƣờng đại học Athabasca, Ottawa, McMaster, Concordia, McGill…

9
Tham khảo tại địa chỉ website: view.fdu.edu
10
Trong quá trình đào tạo, các trƣờng đại học và cao đẳng thƣờng mời lãnh đạo
các công ty, cựu sinh viên hay ngƣời sử dụng lao động đến cơ sở đào tạo để trình bày
xu hƣớng phát triển của thƣơng mại điện tử. Phòng học đƣợc trang bị hiện đại với hệ
thống điện thoại, mạng nội bộ, mạng Internet, mạng không dây, hệ thống hội thảo trực
tuyến... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập thông tin.

Các trƣờng đại học và cao đẳng cũng tích cực tham gia các hội thảo thƣơng mại
điện tử với tƣ cách đơn vị tổ chức hay ngƣời tham dự. Đây là hoạt động đƣợc các
trƣờng coi là cần thiết và phù hợp để định hƣớng chuyên môn và bắt kịp nhịp độ phát
triển của công nghệ.

Hộp 2
Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh thƣơng mại điện tử
của đại học McGill Canada

* Số tín chỉ: 40
Đối tƣợng: cử nhân thƣơng mại

* Chƣơng trình đào tạo:

1. An toàn, bảo mật trong thƣơng mại điện tử


Giới thiệu các rủi ro thƣờng gặp trong thƣơng mại điện tử, đặc biệt các vấn đề
liên quan tới an toàn và bảo mật thông tin, các công cụ và kỹ thuật có thể ứng dụng
để phòng ngừa các rủi ro này.

2. Luật pháp điều chỉnh thƣơng mại điện tử


Thảo luận tác động của các quy định và luật lệ về thƣơng mại điện tử thông
qua việc nghiên cứu luật sở hữu trí tuệ, luật giao kết hợp đồng, luật thông tin và
truyền thông, một số khía cạnh của luật hình sự, luật thƣơng mại điện tử, luật bảo vệ
thông tin cá nhân.

3. Các chủ đề về thƣơng mại điện tử


Các vấn đề thời sự về thƣơng mại điện tử. (Nội dung đƣợc thay đổi theo từng
năm).

4. Hệ thống thông tin cho các nhà quản lý


Giới thiệu tầm quan trọng của hệ thống thông tin trong các tổ chức và các vấn
đề liên quan tới quản lý các hệ thống này. Cung cấp tầm nhìn chiến lƣợc về Hệ
thống thông tin và Công nghệ thông tin cùng với các vấn đề về công nghệ và một
khung quản lý để có thể quản lý hệ thống thông tin tốt hơn.

5. Sàn giao dịch thƣơng mại điện tử


Giới thiệu các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử và vai trò ngày càng tăng của
thƣơng mại điện tử. Thảo luận các chủ đề về sàn đấu giá trực tuyến, mô hình kinh
doanh nổi bật, giá cả, công nghệ, định dạng trao đổi dữ liệu điện tử và phƣơng pháp
áp dụng.

11
6. Thiết kế và phân tích thƣơng mại điện tử
Giới thiệu quy trình phân tích và thiết kế cần thiết cho website thƣơng mại
điện tử.

8. Ứng dụng công nghệ trong thƣơng mại điện tử


Giới thiệu các công nghệ để triển khai các giải pháp thƣơng mại điện tử, bao
gồm phần mềm, phần cứng, cơ sở hạ tầng viễn thông cần thiết

9. Điều hành thƣơng mại điện tử


Giới thiệu các vấn đề liên quan đến việc quản lý và vận hành website giao
dịch trực tuyến.

10. Quản lý dự án thƣơng mại điện tử


Quản lý có hiệu quả phạm vi, lịch trình, tài nguyên, rủi ro và thông tin trong
dự án thƣơng mại điện tử.

McGill University – Canada10

3. Australia

Hình thức đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử phổ biến tại Australia là đào
tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành thƣơng mại điện tử. 50% chƣơng trình
đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho phép nghiên cứu sinh lựa chọn chuyên ngành
thƣơng mại điện tử. Trong chƣơng trình giảng dạy, các môn học phổ biến nhất là
marketing điện tử, các mô hình kinh doanh thƣơng mại điện tử và quản trị doanh
nghiệp thƣơng mại điện tử. Việc duy trì các khóa học này vấp phải các khó khăn lớn
về cơ sở vật chất, trình độ giảng viên và cập nhật tài liệu.

Hộp 3
Một số môn học thuộc chuyên ngành thƣơng mại điện tử trong
các chƣơng trình thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Australia

1. Marketing trên mạng Internet


2. Quản trị thƣơng mại điện tử theo các mô hình
3. Thu thập thông tin
4. Các vấn đề pháp luật, bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân trong thƣơng mại
điện tử
5. Các công nghệ sử dụng trong thƣơng mại điện tử
6. Quản lý chuỗi cung
7. Hệ thống dữ liệu kinh doanh
8. Phân tích và thiết kế quy trình kinh doanh
9. Hệ thống thông tin trong quản lý

Electronic Commerce Specialisations in MBA Programs: An Australian Case


Study”, Arthur Tatnall, Chris Groom và Stephen Burgess

10
Tham khảo tại địa chỉ website: www.mcgill.ca
12
Ngoài ra, do yêu cầu đầu tƣ cao nên với hệ thống học phí linh động, chuyên
ngành thƣơng mại điện tử thƣờng thu học phí cao hơn so với các chuyên ngành khác.

4. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại điện
tử nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 2000 - 2005, thƣơng mại điện tử Hàn Quốc tăng
trung bình từ 35 - 45%/năm. Doanh số thƣơng mại điện tử của Hàn Quốc năm 2004
đạt 314 tỷ USD, chiếm 20% tổng giao dịch thƣơng mại. Thƣơng mại điện tử có sự
phát triển khá đồng đều trên nhiều loại hình nhƣ B2B, B2C và B2G.

Để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử, năm 2000, Chính phủ
Hàn Quốc đề ra "Kế hoạch phát triển nhân lực nguồn thƣơng mại điện tử" và kế tiếp là
một chuỗi chƣơng trình hỗ trợ các trƣờng đại học xây dựng giáo trình, đào tạo nhân
lực thƣơng mại điện tử cho địa phƣơng, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia thƣơng
mại điện tử, hỗ trợ sinh viên theo học thạc sỹ thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học
Hoa Kỳ. Các chƣơng trình này có thể chia thành hai dạng, dạng thứ nhất nhằm nâng
cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử,
dạng thứ hai nhằm hỗ trợ môn học thƣơng mại điện tử.

Khảo sát 50 trƣờng đại học lớn của Hàn Quốc cho thấy 100% trƣờng kinh tế và
quản trị kinh doanh thành lập khoa hệ thống thông tin quản lý, đào tạo chuyên ngành
hệ thống thông tin quản lý trình độ đại học và sau đại học. Khoa hệ thống thông tin
quản lý chịu trách nhiệm giảng dạy một số môn học thuộc chuyên ngành thƣơng mại
điện tử có liên quan tới các chuyên ngành khác nhƣ khoa du lịch với môn học Du lịch
và Công nghệ thông tin; khoa quản trị kinh doanh với môn học Internet và quản lý,
Marketing trên Internet; khoa Kinh tế quốc tế với môn học thƣơng mại điện tử quốc tế.

Hộp 4
Chƣơng trình đào tạo chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý –
Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Đại học quốc gia Cheju – Hàn Quốc

* Khoa đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý


Số tín chỉ toàn khóa: 120

* Các môn học trong chƣơng trình

1. Phân tích thông tin tài chính và kế toán


2. Nguyên lý kế toán
3. Phân tích nội dung văn hóa
4. Ứng dụng lập trình
5. Nhập môn hệ thống thông tin quản lý
6. Học thuyết quyết định hành vi
7. Ứng dụng máy tính trong doanh nghiệp
8. Xử lý thông tin kinh doanh
9. Quản lý tài nguyên thông tin kinh doanh
13
10. Thống kê kinh doanh
11. Máy tính và truyền thông
12. Chiến lƣợc kinh doanh nội dung
13. Bản quyền các nội dung văn hóa
14. Quản lý thông tin khách hàng
15. Quản lý cơ sở dữ liệu
16. Hàng hóa số hóa
17. Quản lý nội dung số
18. Thƣơng mại điện tử
19. Công nghệ trong thƣơng mại điện tử
20. Marketing điện tử
21. ERP
22. Chiến lƣợc thông tin trong tổ chức
23. Thiết kế và phân tích hệ thống thông tin
24. Bảo mật và an toàn cho hệ thống thông tin
25. Nhập môn Internet
26. Giới thiệu về lập trình
27. Quản lý dự án CNTT
28. Hệ thống thông tin quản lý, lý thuyết và thực hành
29. Kinh doanh trên thiết bị di động
30. Lập kế hoạch và quản lý nội dung số
31. Phát triển dịch vụ web
32. Hệ thống thông tin chiến lƣợc

Trường Đại học Quốc gia Cheju – Hàn Quốc11

Ngoài khoa hệ thống thông tin quản lý, một số trƣờng còn thành lập khoa kinh
doanh trên Internet hoặc đào tạo riêng chuyên ngành thƣơng mại điện tử.

Khác với các trƣờng kinh tế và quản trị kinh doanh, chƣơng trình đào tạo hệ
thống thông tin quản lý của các trƣờng công nghệ tập trung hoàn toàn vào các môn học
chuyên ngành CNTT, gần nhƣ không có các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế.

5. Singapore

Hiện nay, trên 1,5 triệu ngƣời - gần một nửa dân số của Singapore sử dụng
Internet. Các hoạt động thanh toán điện tử rất phát triển và tăng trƣởng nhanh. Hầu hết
các dịch vụ chính phủ điện tử đang đƣợc triển khai trực tuyến. Tất cả các vấn đề liên
quan đến dịch vụ hành chính công mà ngƣời dân yêu cầu đều có thể thực hiện qua
mạng. Các hoạt động thanh toán điện tử phục vụ đắc lực cho mô hình Chính phủ điện
tử. Chính phủ Singapore cũng đang tích cực tiến hành nhiều chƣơng trình thúc đẩy
thƣơng mại điện tử phát triển.

11
Tham khảo tại địa chỉ website: www.cheju.ac.kr
14
Khảo sát 7 trƣờng đại học lớn tại Singapore cho thấy 100% trƣờng kinh tế và
quản trị kinh doanh có đào tạo thƣơng mại điện tử trình độ đại học và sau đại học.
Chuyên ngành đào tạo chính là chuyên ngành ―công nghệ thƣơng mại điện tử‖ (e-
business technology), hoặc ―công nghệ thông tin trong doanh nghiệp‖ (business
information technology). Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo của hai chuyên ngành này
có sự khác biệt. Nếu nhƣ chƣơng trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thƣơng mại
điện tử tập trung khá sâu vào công nghệ thông tin thì chuyên ngành công nghệ thông
tin trong doanh nghiệp tập trung vào các mô hình, phƣơng pháp ứng dụng công nghệ
trong kinh doanh. Các trƣờng cũng rất chú trọng vấn đề an toàn, bảo mật trong thƣơng
mại điện tử. Ngoài ra, một số trƣờng còn xây dựng các môn học, chuyên đề dành riêng
cho đào tạo thƣơng mại điện tử chẳng hạn ―Thiết kế website thƣơng mại điện tử‖
hƣớng dẫn sinh viên nhận biết một website thƣơng mại điện tử hiệu quả, những điều
mong đợi của ngƣời tiêu dùng ở một website… Môn học này hoàn toàn khác so với
với môn học ―Thiết kế web‖ của các trƣờng công nghệ tập trung vào hƣớng dẫn sinh
viên các kiến thức CNTT để xây dựng website.

Hộp 5
Các môn học chuyên ngành Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
của trƣờng Đại học Temasek – Singapore

1. Thiết kế web
2. Công nghệ máy tính và hệ thống văn phòng
3. Phân tích hệ thống
4. Quản lý thƣơng mại điện tử
5. Công nghệ mở và hệ thống kinh doanh
6. An toàn và kiểm tra hệ thông thông tin kinh doanh
7. Các khía cạnh pháp luật CNTT
8. Công nghệ thông tin và chiến lƣợc kinh doanh
9. Quản lý thuê ngoài (outsourcing management)

Trường Đại học Kinh doanh Temasek - Singapore12

6. Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã nhận thức đƣợc xu hƣớng phát triển của thƣơng mại
điện tử từ rất sớm. Tháng 12 năm 1998, Chính phủ Thái Lan phê chuẩn việc thành lập
Trung tâm Nguồn lực thƣơng mại điện tử (Electronic Commerce Resource Center -
ECRC) thuộc Trung tâm Công nghệ máy tính và Điện tử Quốc gia. Trung tâm Nguồn
lực thƣơng mại điện tử là động lực cho phát triển thƣơng mại điện tử và sẵn sàng phục
vụ cho các hoạt động thƣơng mại điện tử. Hai mục tiêu quan trọng của Trung tâm là:
i) Nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về thƣơng mại điện tử, tạo
lập sự hợp tác giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân, triển khai các hình thức kinh doanh mới phù
hợp với chính sách cho doanh nhân và ngƣời tiêu dùng;

12
Tham khảo tại địa chỉ website: http://www-bus.tp.edu.sg/
15
ii) Thông qua đào tạo chính quy và các chƣơng trình đào tạo để tăng cƣờng
năng lực của nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động
về thƣơng mại điện tử.

Một trong các nhiệm vụ nổi bật của Trung tâm là hợp tác với các lĩnh vực khác
để áp dụng thành công thƣơng mại điện tử trong các lĩnh vực này. Thông qua các hội
thảo và chƣơng trình đào tạo, thƣơng mại điện tử đã đƣợc vận dụng vào nhiều ngành
nhƣ tài chính, du lịch, nông nghiệp, nghề thủ công…

Đƣợc sự định hƣớng và trợ giúp của chính phủ, các trƣờng đại học Thái Lan đã
chủ động liên kết với nhiều trƣờng đại học nƣớc ngoài để xây dựng và triển khai các
chƣơng trình và môn học Thƣơng mại điện tử. Khảo sát các trƣờng đại học lớn tại Thái
Lan cho thấy 75% trƣờng đã đào tạo thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ Hàn
Quốc, đa số các trƣờng đại học đào tạo trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành hệ
thống thông tin quản lý. Các chuyên ngành khác cũng giảng dạy một số môn học liên
quan đến thƣơng mại điện tử nhƣ Internet và thƣơng mại điện tử, truyền thông trong
kinh doanh, phát triển thƣơng mại điện tử... Chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý
đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Tuy
nhiên, trong chƣơng trình đào tạo vẫn còn một khối lƣợng kiến thức đáng kể dành cho
các môn học chuyên sâu về Công nghệ thông tin nhƣ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải
thuật…

Hộp 6
Chƣơng trình đào tạo cử nhân chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý
tại trƣờng Đại học Công nghệ Asian – Thái Lan

Trong chƣơng trình này sinh viên đƣợc đào tạo một cách cân đối kỹ
năng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin để ứng dụng trong kinh
doanh. Chƣơng trình giảng dạy chuyên nghiệp đƣợc thiết kế để chuẩn bị
cho sinh viên các kiến thức kinh tế, quản lý hoặc tƣ vấn về các công nghệ
thông tin và dịch vụ trong các doanh nghiệp.

Chƣơng trình đào tạo bao gồm những kiến thức chung về kinh doanh
trong 2 năm đầu và tiếp theo sẽ học chuyên ngành hệ thống thông tin quản
lý trong năm thứ 3 và thứ 4.

Học kỳ 1
Nguyên tắc kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp 1
Giới thiệu về máy tính
Toán kinh tế 1
Triết học, logic học và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Giới thiệu về tâm lý học

Học kỳ 2
Nguyên tắc kế toán 1
Nguyên tắc quản lý
16
Luật thƣơng mại
Giới thiệu về công nghệ thông tin
Toán kinh tế 2
Lịch sử văn hóa và địa lý

Học kỳ 3
Nguyên tắc kế toán 2
Kinh tế học vi mô
Thống kê và phƣơng pháp định lƣợng
Giao tiếp trong kinh doanh
Môi trƣờng pháp lý trong kinh doanh
Phƣơng pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Học kỳ 4
Quản lý kế toán
Kinh tế học vĩ mô
Nguyên tắc tài chính
Giới thiệu về Hệ thống thông tin quản lý
Nguyên tắc Marketing
Môi trƣờng học tập

Học kỳ 5
Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin
Viễn thông trong kinh doanh
Quản lý kinh doanh
Tổ chức công việc
Chƣơng trình máy tính 1 - Java
Mạng Internet và Thƣơng mại điện tử

Học kỳ 6
Quản lý dữ liệu
Quản lý dự án Hệ thống thông tin
Phƣơng pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Chƣơng trình máy tính 2 - Visual Basic
Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
Môn học chung

Học kỳ 7
Kiểm toán điện tử
Dự án phát triển hệ thống 1
Chính sách kinh doanh
Phát triển nghề nghiệp
Môn học hệ thống thông tin quản lý tự chọn
Môn học đào tạo chung tự chọn

Học kỳ 8
Chiến lƣợc hệ thống thông tin
Dự án phát triển hệ thống 2
17
Môn học hệ thống thông tin quản lý tự chọn
Môn học kinh doanh chung tự chọn
Môn học tự chọn

Đại học Công nghệ Asian - Thái Lan13

Thời đại kinh tế tri thức đòi hỏi các trƣờng đại học và cao đẳng trên thế giới
phải thực sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chuyên ngành thƣơng mại điển tử cho xã
hội. Tùy từng tình hình kinh tế, xã hội cụ thể mà hình thức đào tạo, chƣơng trình và
quy mô giảng dạy thƣơng mại điện tử tại mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng.

Qua khảo sát tình hình giảng dạy thƣơng mại điện tử của các nƣớc trên, có thể
tham khảo một số kinh nghiệm sau:

i) Số lƣợng các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo thƣơng mại điện tử cùng số
sinh viên theo học chuyên ngành này có xu hƣớng tăng khá nhanh.

ii) Các trƣờng đại học trên thế giới rất chú trọng việc gắn giảng dạy lý thuyết
với thực tiễn, tạo lập điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho sinh viên thực hành và tổ
chức các buổi thuyết trình của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thƣơng mại điện
tử.

iii) Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển thƣơng mại
điện tử nói chung và đào tạo thƣơng mại điện tử nói riêng. Tại Singapore, các dịch vụ
của chính phủ điện tử đều đang đƣợc triển khai trực tuyến. Chính phủ Thái Lan xúc
tiến thành lập Trung tâm Nguồn lực thƣơng mại điện tử thuộc Trung tâm Công nghệ
máy tính và Điện tử Quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc đề ra ―Kế hoạch phát triển nhân
lực nguồn thƣơng mại điện tử‖ và các chƣơng trình hỗ trợ.

iv) Các hội thảo chuyên đề thƣơng mại điện tử cũng đƣợc các trƣờng tích cực tổ
chức. Đây là hoạt động cần thiết và phù hợp giúp các cơ sở đào tạo định hƣớng chuyên
môn và bắt kịp nhịp độ phát triển của công nghệ.

v) Về chƣơng trình đào tạo thƣơng mại điện tử, có hai cách tiếp cận chính là
tiếp cận theo hƣớng CNTT và tiếp cận theo hƣớng kinh tế - quản trị kinh doanh. Nội
dung đào tạo của mỗi chuyên ngành tập trung sâu vào hƣớng tiếp cận của chuyên
ngành đó.

vi) Đầu tƣ cho việc đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử đòi hỏi chi phí
khá lớn, do đó mức học phí của ngành học này cao hơn so với các ngành học khác.

vii) Các quốc gia đi sau về đào tạo thƣơng mại điện tử tích cực áp dụng hình
thức đào tạo liên kết với các quốc gia đi đầu trong đào tạo chuyên ngành này nhƣ Hoa
Kỳ, Canada… Ngoài ra, các quốc gia này cũng ngày càng chú trọng hơn tới việc đào
tạo trình độ sau đại học chuyên ngành thƣơng mại điện tử dƣới hình thức cử sinh viên
du học trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại nƣớc ngoài.

13
Tham khảo tại địa chỉ website: http://www.ait.ac.th/
18
Phần II

CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI


ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đào tạo thƣơng mại điện tử trình độ đại học và cao đẳng nằm trong khung khổ
chính sách và pháp luật liên quan tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo CNTT nói
riêng. Vì vậy trƣớc khi xem xét cụ thể chính sách vĩ mô liên quan tới đào tạo thƣơng
mại điện tử, phần này sẽ trình bày các chính sách và pháp luật chung. Với mong muốn
so sánh giữa chính sách và thực tiễn, phần này cũng giới thiệu tình hình nguồn nhân
lực CNTT và thƣơng mại điện tử tại các doanh nghiệp và tình hình đào tạo CNTT tại
các trƣờng đại học và cao đẳng.

1. Chính sách và pháp luật về đào tạo đại học và cao đẳng

1.1 Luật Giáo dục

Luật Giáo dục đƣợc Quốc Hội thông qua năm 2005 có nhiều quy định phù hợp
với sự phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với chƣơng trình
giáo dục, Luật quy định phải bảo đảm tính kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào
tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào
tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục (Điều 6.2). Chƣơng trình giáo dục đƣợc tổ
chức theo năm học hoặc theo hình thức tích lũy tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học (Điều 6.4).

Chƣơng trình giáo dục đại học quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và
cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phƣơng pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh
giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại
học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chƣơng trình giáo dục khác. Luật quy định rõ
Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chƣơng trình khung cho từng ngành đào
tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học,
thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với
thực hành, thực tập. Căn cứ vào chƣơng trình khung, trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học
xác định chƣơng trình giáo dục của trƣờng mình. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định về khối lƣợng kiến thức, kết cấu chƣơng trình, luận văn, luận án đối với đào
tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng
quy định trong chƣơng trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào
tạo. (Điều 41)

Về đầu tƣ cho giáo dục, Luật quy định đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát
triển; Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nƣớc, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ
chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ cho giáo dục (Điều 13). Ƣu tiên đầu tƣ tài chính và
đất đai xây dựng trƣờng học (Điều 103). Khuyến khích đầu tƣ cho giáo dục; các khoản
đầu tƣ, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, các chi phí đào tạo phục vụ nhu cầu của
19
doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, đƣợc trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo
dục đƣợc xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân (Điều 104).

Từ khi Luật Giáo dục có hiệu lực tới nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
một số chƣơng trình khung. Chẳng hạn, Chƣơng trình khung giáo dục đại học, trình độ
cao đẳng, khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, ngành Hệ thống thông tin quản lý
đƣợc ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 4 năm 2007;
Chƣơng trình khung giáo dục đại học, trình độ đại học, ngành Kỹ thuật điều khiển và
tự động hóa đƣợc ban hành tại Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11
năm 2007. Tuy nhiên, chƣơng trình khung của một trong những ngành thu hút nhiều
quan tâm nhất là ngành CNTT vẫn chƣa đƣợc ban hành.

1.2 Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006
– 2020

Ngày 27 tháng 7 năm 2007, tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai
đoạn 2006 - 2020.14 Đáng chú ý trong số các quan điểm nêu trong Quy hoạch là quan
điểm thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, phát triển mạng lƣới các trƣờng đại học,
cao đẳng phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội. Mục tiêu
đề ra là đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao
đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng viên cao
đẳng có trình độ tiến sỹ., bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu dành cho sinh viên theo quy
định đối với các môn học, ngành học.

Quy hoạch nêu giải pháp hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên đại học,
cao đẳng (kể cả các trƣờng công lập và tƣ thục) trong đó cần chú trọng triển khai
chƣơng trình đào tạo 20.000 tiến sỹ từ nay tới năm 2020 để bổ sung và nâng cao chất
lƣợng giảng viên đại học, cao đẳng. Giải pháp về đầu tƣ là đẩy mạnh xã hội hoá giáo
dục, thu hút các nguồn vốn ODA và FDI đầu tƣ cho giáo dục đại học. Giải pháp này
phù hợp với cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) của Việt Nam,
theo đó Việt Nam khá thông thoáng với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ
đào tạo đại học.15

14
Theo con số nêu trong Quyết định này, năm 2007 có 321 trƣờng đại học và cao đẳng trên cả nƣớc.
15
Cam kết của Việt Nam với WTO đối với dịch vụ giáo dục bậc cao: Việt Nam chỉ cam kết các lĩnh
vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế
học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc Bộ Giáo dục và Đào
tạo của Việt Nam phê chuẩn. Đối với mở cửa thị trƣờng, Việt Nam chƣa cam kết đối với phƣơng thức
cung cấp dịch vụ qua biên giới, không hạn chế đối với phƣơng thức tiêu thụ ngoài lãnh thổ. Đối với
phƣơng thức cung cấp dịch vụ giáo dục bậc cao qua hiện diện thƣơng mại (thành lập cơ sở đào tạo có
vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam), Việt Nam không hạn chế, ngoại trừ kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép
thành lập liên doanh. Việt Nam cho phép phía nƣớc ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ
ngày 1 tháng 1 năm 2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, không hạn
chế sau 3 năm kể từ ngày gia nhập.
Về quy tắc đối xử quốc gia, giáo viên nƣớc ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt
Nam công nhận về chuyên môn.
20
1.3 Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học

Ngày 15 tháng 10 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1505/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo theo chƣơng trình tiên tiến tại một số trƣờng
đại học Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015".

Theo mục tiêu của Đề án này, đến hết năm 2015, một số trƣờng đại học triển
khai thực hiện đƣợc ít nhất 30 chƣơng trình đào tạo cử nhân tiên tiến; đào tạo khoảng
4.000 cử nhân, 600 thạc sĩ, tiến sĩ. Chƣơng trình tiên tiến đƣợc áp dụng thực hiện là
chƣơng trình do các cơ sở đào tạo thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở của chƣơng trình
đào tạo đang đƣợc áp dụng ở trƣờng đại học tiên tiến trên thế giới và đƣợc giảng dạy
bằng tiếng Anh. Giảng viên tham gia giảng dạy chƣơng trình tiên tiến phải có trình độ
thạc sĩ trở lên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng
dạy, đồng thời đƣợc tạo điều kiện để bảo đảm có tối thiểu 40% quỹ thời gian cho
nghiên cứu khoa học; thành lập các nhóm nghiên cứu, tạo cơ chế để khuyến khích thực
hiện hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác nghiên cứu với nƣớc ngoài.

Sinh viên theo học chƣơng trình tiên tiến là những sinh viên trúng tuyển vào đại
học hệ chính quy; có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu học tập; tự nguyện đăng ký
theo học chƣơng trình tiên tiến và đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo. Thời
gian đào tạo theo chƣơng trình tiên tiến của một khóa học là từ 4,5 đến 5 năm, trong
đó năm đầu tập trung đào tạo tăng cƣờng tiếng Anh cho sinh viên; bằng tốt nghiệp
khóa đào tạo do trƣờng đại học của Việt Nam cấp hoặc cả trƣờng của Việt Nam và
nƣớc ngoài cùng cấp.

2. Các chính sách về đào tạo CNTT

2.1 Luật Công nghệ thông tin và các văn bản về CNTT

Song song với luật pháp và chính sách vĩ mô thuận lợi cho phát triển đào tạo
trình độ đại học và cao đẳng nói chung, luật pháp và chính sách về CNTT cũng tạo
thuận lợi cho đào tạo CNTT, qua đó gián tiếp tạo thuận lợi cho đào tạo thƣơng mại
điện tử.

Điều 39 luật CNTT quy định ―Nhà nƣớc huy động các nguồn vốn để đầu tƣ xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông
tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tƣ một số phòng thí nghiệm trọng
điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng
thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin.‖

Liên quan đến mảng đào tạo, Luật Công nghệ thông tin quy định Nhà nƣớc có
nhiệm vụ quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin (Khoản 6, Điều 6). Khoản 2a, Điều 57 cũng đƣa ra quy định là các cơ sở đào tạo
đều đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ lắp đặt hệ thống máy tính và truy cập Internet. Đây là hỗ trợ

21
cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu thƣơng mại điện tử
tại các cơ sở đào tạo.

Chiến lƣợc phát triển CNTT đều có những nội dung liên quan tới đào tạo nguồn
nhân lực công nghệ thông tin trình độ đại học và cao đẳng. Đặc biệt, Quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 nhấn mạnh quan
điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải gắn kết chặt chẽ với quá trình
đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và
toàn diện đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo hƣớng hội nhập và đạt trình độ
quốc tế, tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và
hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch đề ra giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo
nguồn nhân lực nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội đầu tƣ cho đào tạo nhân lực
công nghệ thông tin, khuyến khích đầu tƣ vào đào tạo nhân lực công nghệ thông tin
theo hƣớng: Dịch vụ giáo dục chất lƣợng cao đƣợc thu học phí cao; Cơ sở đào tạo
đƣợc hƣởng ƣu đãi trong hoạt động đào tạo tƣơng đƣơng với doanh nghiệp sản xuất
phần mềm; Ban hành chính sách thuế phù hợp để khuyến khích các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đã đƣợc chú trọng
và cụ thể hoá trong một số Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

2.2 Quyết định số 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 4
năm 2004 phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ
thông tin đến năm 2010.

Quyết định này đề ra ba quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin. Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin
là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Quan điểm thứ hai là
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo
hƣớng hội nhập và đạt trình độ quốc tế. Quan điểm thứ ba là đẩy mạnh xã hội hóa và
hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực về công
nghệ thông tin.

Trên cơ sở ba quan điểm này, Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực về công
nghệ thông tin đề ra các mục tiêu đến 2010 nhƣ sau:

1. Đào tạo công nghệ thông tin ở các trƣờng đại học trọng điểm đạt trình độ và
chất lƣợng tiên tiến trong khu vực, bảo đảm phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
2. Đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng trong các chuyên ngành đáp ứng yêu
cầu về số lƣợng, trình độ và chất lƣợng cho sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
trong các chuyên ngành.

22
3. Đào tạo về quản lý công nghệ thông tin đảm bảo trang bị kiến thức cho đội
ngũ cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin.
4. Phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ,
công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học
chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở
và một bộ phận dân cƣ có nhu cầu.

Dƣờng nhƣ cho tới nay chƣa có đánh giá chính thức đƣợc phổ biến
công khai nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Chƣơng trình
này theo từng năm cũng nhƣ khả năng đạt đƣợc mục tiêu đề ra cho tới năm
2010. Tuy nhiên, về tổng thể có thể thấy khó có thể đạt đƣợc mục tiêu đề
ra, đặc biệt là đối với mục tiêu về trình độ và chất lƣợng cho sự phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin trong các chuyên ngành.

2.3 Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6
tháng 10 năm 2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Chiến lƣợc này nêu bật quan điểm công nghệ thông tin và truyền thông là công
cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông
tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Ứng dụng rộng rãi công
nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lƣợc, góp phần tăng trƣởng
kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, phải đƣợc lồng ghép trong các chƣơng trình, hoạt động chính trị, quản
lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.

Chiến lƣợc cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh
về cơ cấu theo hƣớng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cƣờng
năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.

Chiến lƣợc đề ra một số mục tiêu phát triển đến năm 2010. Mục tiêu đầu tiên là
ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng
điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử với công
dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thƣơng mại điện tử để Việt Nam đạt
trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN.

Một mục tiêu khác là đào tạo ở các khoa công nghệ thông tin và truyền thông
trọng điểm đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực ASEAN; Đảm bảo đa số
cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và

23
cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ
thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cƣ có thể sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet.

Chiến lƣợc nêu rõ nội dung xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử: Ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong những ngành dịch vụ kinh tế
có tính hội nhập cao nhƣ viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch,
thuế…; đảm bảo năng lực quản lý và chất lƣợng dịch vụ của các ngành này đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực; 50 - 70% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị, mở
rộng thị trƣờng, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh
giá chất lƣợng sản phẩm…; hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và đƣợc cấp phép kinh doanh
qua mạng; trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và đƣợc cấp phép hải quan qua
mạng.

Về nội dung phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông,
Chiến lƣợc nêu cụ thể: Đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông tại các trƣờng đại
học trọng điểm đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến
thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ; 70% sinh viên công nghệ thông tin và truyền
thông tốt nghiệp ở các trƣờng đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại
ngữ để tham gia thị trƣờng lao động quốc tế; 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các
trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và
Internet trong công việc; đến năm 2010 có trên 100.000 ngƣời có trình độ cao đẳng và
đại học trở lên về công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có khoảng 20% đạt
trình độ khu vực và quốc tế; đảm bảo 100% trƣờng đại học, cao đẳng, trung học phổ
thông có trang thông tin điện tử;16 tăng cƣờng chất lƣợng và số lƣợng giảng viên công
nghệ thông tin và truyền thông ở các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp đảm bảo tỷ lệ dƣới 15 sinh viên có 1 giảng viên; các trƣờng sƣ phạm cung cấp
đủ số lƣợng giáo viên dạy tin học cho các trƣờng học trong cả nƣớc; hầu hết cán bộ,
công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng,
học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học
sinh trung học cơ sở và một bộ phận ngƣời dân có nhu cầu đƣợc đào tạo kiến thức ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet; đa số các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, đƣợc bổ túc, đào tạo các chƣơng
trình quản lý công nghệ thông tin và truyền thông với trình độ tƣơng đƣơng trong khu
vực. Chiến lƣợc cũng đề cập tới nội dung phát triển thƣơng mại điện tử.

So với mục tiêu phổ cập về công nghệ thông tin của Chƣơng trình
phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010 tại Quyết
định 331/QĐ-TTg năm 2004, có thể thấy mục tiêu trong Chiến lƣợc phát
triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hƣớng đến năm 2020 đã thấp hơn đôi chút.

16
Trong số 108 trƣờng đại học và cao đẳng tham gia điều tra tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử, 89% trƣờng
đã có trang thông tin điện tử (xem phụ lục 1)
24
Mặc dù vậy, có thể nhận xét sơ bộ khả năng đạt đƣợc các mục tiêu
và nội dung về doanh nghiệp điện tử và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
thông tin của Chiến lƣợc là không cao.

2.4 Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29
tháng 7 năm 2005 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”

Mục tiêu chung của Đề án là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế, ứng dụng công nghệ
thông tin để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội
nhập kinh tế quốc tế; góp phần đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trƣờng công
nghiệp công nghệ thông tin; phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm :


1. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Tƣ vấn cho các doanh nghiệp triển khai và lựa chọn giải pháp công nghệ
thông tin phù hợp với đặc thù và quy mô của các doanh nghiệp.
3. Đào tạo nhân lực để ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
4. Góp phần tạo môi trƣờng pháp lý và điều kiện phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong doanh nghiệp.
5. Cung cấp thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp và xúc tiến, hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia thƣơng mại điện tử.

Nhƣ vậy, thƣơng mại điện tử đã đƣợc đề cập nhƣ một nội dung gắn kết với ứng
dụng công nghệ thông tin trong cả Chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 và Đề án Hỗ trợ doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 –
2010.

Liên quan tới tổ chức thực hiện, tại Quyết định này Thủ tƣớng Chính phủ giao
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và
địa phƣơng triển khai Đề án. Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) chỉ đạo các cơ
quan chức năng của Bộ phối hợp với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
triển khai Đề án đảm bảo phù hợp với Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử
giai đoạn 2006 - 2010.

Trong những năm qua, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam đã tƣơng đối tích cực triển khai Đề án, bao gồm việc phối hợp với Bộ
Công Thƣơng trong các hoạt động liên quan tới phổ biến lợi ích của thƣơng
mại điện tử, tập huấn về kỹ năng triển khai thƣơng mại điện tử cho doanh
nghiệp tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc.

25
2.5 Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông ngày 26 tháng 10 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020.

Quy hoạch nhấn mạnh tới quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đảm bảo chất
lƣợng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hƣớng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân
lực có trình độ cao, tăng cƣờng năng lực công nghệ thông tin quốc gia. Đồng thời, Quy
hoạch cũng nêu quan điểm đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong
đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát huy mọi nguồn lực trong nƣớc và
tranh thủ các nguồn lực ngoài nƣớc cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Mục tiêu chung đƣợc nêu trong Quy hoạch là phát triển mạnh nguồn nhân lực
công nghệ thông tin, đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và cung cấp nhân lực công nghệ
thông tin cho thị trƣờng lao động quốc tế.

Trong bản Quy hoạch này, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng đƣa ra mục tiêu
là hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân
lực công nghệ thông tin, nâng trình độ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin của nƣớc
ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trƣờng đào tạo nhân lực quốc tế, từng bƣớc
trở thành một trong những nƣớc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chất lƣợng cao
cho các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Một trong các mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là phấn đấu đến năm 2015 đào
tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực ASEAN; 80% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở
các trƣờng đại học trong nƣớc có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia
thị trƣờng lao động quốc tế. Đến năm 2020, đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn
thông tại nhiều trƣờng đại học đạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin,
điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trƣờng đại học có đủ khả năng chuyên môn và
ngoại ngữ để tham gia thị trƣờng lao động quốc tế.

Một mục tiêu cụ thể khác là đến năm 2015, tất cả cán bộ, công chức, viên chức
các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh nghiệp và trên 50% dân cƣ
có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng có giám đốc công nghệ thông tin đƣợc đào tạo theo quy định của
Nhà nƣớc. Đến năm 2020, 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cƣ
có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.

Về số lƣợng, từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và truyền thông 250.000 ngƣời có chuyên môn về công nghệ
thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng, đại học và 5%

26
có trình độ Thạc sỹ trở lên; cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức
chính trị - xã hội, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện… 530.000 cán bộ chuyên trách về công
nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tƣơng đƣơng trở lên.

Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và


Truyền thông ngày 26 tháng 10 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 không nhắc
tới Quyết định số 331/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 6 tháng 4
năm 2004 phê duyệt Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ
thông tin đến năm 2010.

Quyết định này cũng không đề cập tới tình hình thực hiện nội dung
đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo Chiến lƣợc phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hƣớng đến năm 2020.

Chẳng hạn, không rõ liệu đến năm 2010 có đào tạo đƣợc trên
100.000 ngƣời có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về công nghệ thông
tin và truyền thông, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc
tế theo Chiến lƣợc hay không.

3. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử

Chính sách vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử đƣợc đề ra
tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15 tháng 9 năm
2005 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 –
2010.

Kế hoạch tổng thể đƣợc phê duyệt tại Quyết định này nêu ba quan điểm phát
triển sau:

1. Phát triển thƣơng mại điện tử góp phần thúc đẩy thƣơng mại và nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới;
2. Nhà nƣớc đóng vai trò tạo lập môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận
lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thƣơng
mại điện tử; cung cấp dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thƣơng mại điện tử;
3. Phát triển thƣơng mại điện tử cần đƣợc gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Trên cơ sở quan điểm phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006
– 2010 này, Kế hoạch tổng thể đề ra các mục tiêu sau đến năm 2010:

1. Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thƣơng mại
điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp;
27
2. Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thƣơng
mại điện tử và tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình doanh nghiệp với
ngƣời tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp;
3. Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình
doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng;
4. Các chào thầu mua sắm Chính phủ đƣợc công bố trên Trang tin điện tử của
các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch thƣơng mại điện tử trong mua sắm
Chính phủ.

Phát triển nguồn nhân lực là chính sách đầu tiên trong số sáu chính sách và giải
pháp chủ yếu đƣợc đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai
đoạn 2006 – 2010. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử nêu rõ
mục tiêu cần phải phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ và cân đối trên cơ sở
huy động sự đóng góp nguồn lực của toàn xã hội. Trƣớc hết, tập trung đào tạo nguồn
nhân lực và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thƣơng mại điện tử giữa các doanh nghiệp lớn.
Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ trong giai đoạn đầu đối với các chƣơng trình mục tiêu
cụ thể. Trong giai đoạn 2006 tới 2010, tiến hành đào tạo chính quy tại các trƣờng đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành kinh tế và luật; đồng thời đào
tạo theo chƣơng trình đại cƣơng tại trƣờng dạy nghề thuộc các chuyên ngành thƣơng
mại, quản trị kinh doanh; đào tạo cho cán bộ quản lý nhà nƣớc làm công tác hoạch
định chính sách và thực thi pháp luật về thƣơng mại điện tử ở Trung ƣơng và các tỉnh,
thành phố; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo về
thƣơng mại điện tử;

Đồng thời, chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng nhấn mạnh tới hoạt động
phổ cập, tuyên truyền rộng rãi về thƣơng mại điện tử trong nhân dân, trƣớc hết cho
cộng đồng doanh nghiệp, các cấp quản lý, các Hiệp hội ngành hàng.

Từ năm 2006 tới nay, Bộ Công Thƣơng cùng các cơ quan hữu quan,
trƣờng đại học và cao đẳng, doanh nghiệp và các tổ chức khác đã chủ động,
tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực về
thƣơng mại điện tử.
Bộ Công Thƣơng và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
tích cực phổ biến, tuyên truyền về thƣơng mại điện tử. Nhiều trƣờng đại
học và cao đẳng trên cả nƣớc đã chủ động triển khai hoạt động đào tạo
chính quy về thƣơng mại điện tử.

4. Tình hình nguồn nhân lực CNTT và thƣơng mại điện tử ở doanh
17
nghiệp

Có thể đánh giá một cách gián tiếp tình hình nguồn nhân lực CNTT và thƣơng
mại điện tử ở doanh nghiệp theo tiêu chí số lƣợng hay tỷ lệ máy tính cá nhân tại doanh

17
Phần này trích từ mục Mức độ sẵn sàng cho thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp, Báo cáo Thƣơng mại điện
tử Việt Nam 2006 và 2007, Bộ Công Thƣơng.
28
nghiệp. Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và thƣơng mại điện
tử trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng
để đánh giá mức độ sẵn sàng cho thƣơng mại điện tử nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật
của doanh nghiệp.

Theo Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2007 của Bộ Công Thƣơng, năm
2007 trung bình mỗi doanh nghiệp có 22,9 máy tính (so với con số 17,6 của năm 2006)
và trung bình cứ 8,1 lao động có một máy tính. Chỉ 0,3% số doanh nghiệp đƣợc khảo
sát cho biết chƣa đƣợc trang bị máy tính.

Trên một nửa số doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy tính và khoảng 1/3 doanh
nghiệp có từ 11 đến 50 máy. Gộp chung lại, phần lớn (89%) doanh nghiệp có từ 1 đến
50 máy. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, tỷ
lệ doanh nghiệp có trên 10 máy tính đã tăng đáng kể so với năm 2006, từ chỗ chiếm
33% tổng số đơn vị điều tra của năm 2006 lên mức 45% vào năm 2007.

Dựa trên tƣơng quan giữa số nhân viên với máy tính thì ngành ngân hàng, tài
chính, tƣ vấn, bất động sản và dịch vụ CNTT-TMĐT có tỷ lệ trang bị máy tính cao
nhất, với trung bình khoảng 3 ngƣời dùng chung một máy tính. Nếu loại các doanh
nghiệp bảo hiểm ra khỏi nhóm ngành ngân hàng-tài chính, thì mức độ trang bị máy
tính trong ngành này còn cao hơn nữa, trung bình đạt 1,1 ngƣời/máy tính. 18 Tƣơng tự,
nếu loại các doanh nghiệp tƣ vấn xây dựng ra khỏi nhóm ngành tƣ vấn-luật-bất động
sản, thì mức độ trang bị máy tính của ngành này là 1,6 ngƣời/máy tính. Nhƣ vậy, có
thể thấy các ngân hàng, công ty luật và tƣ vấn hiện là những đơn vị dẫn đầu về trang bị
hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT và thƣơng mại điện tử.

Bộ Công Thƣơng cũng liên tục khảo sát tình hình nguồn nhân lực cho CNTT và
thƣơng mại điện tử. Từ năm 2006, doanh nghiệp đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân
lực cho thƣơng mại điện tử. Cùng với sự phát triển của hình thức đào tạo chính quy ở
các trƣờng đại học, các khóa học thƣơng mại điện tử do các trung tâm, doanh nghiệp
và tổ chức đào tạo cung cấp cũng tăng mạnh, thu hút đông đảo học viên từ nhiều
doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn trực tiếp tại một số doanh nghiệp cho thấy các nhà
tuyển dụng đặt ra cho ứng viên rất nhiều câu hỏi liên quan đến thƣơng mại điện tử và
công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập. Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp
bắt đầu yêu cầu một trình độ kiến thức nhất định về thƣơng mại điện tử đối với ngƣời
lao động, đặc biệt là các vị trí kinh doanh, bán hàng, tiếp thị.

Với ƣu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả tức thời do gắn liền với yêu cầu
công việc của mỗi nhân viên, hình thức đào tạo tại chỗ vẫn là một lựa chọn phổ biến
(theo kết quả điều tra 3 năm liên tiếp từ 2005 đến 2007, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng
hình thức đào tạo này luôn ở mức 60%). Có nhiều lý do cho lựa chọn này nhƣng vấn
đề cơ bản vẫn là chi phí cho việc đào tạo và hiệu quả tức thời của nó. Việc mở lớp đào
tạo nhiều khi rất tốn kém, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ thì hình thức đào tạo theo
nhu cầu và tự hƣớng dẫn lẫn nhau là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu
trƣớc mắt của doanh nghiệp. Tuy nhiên về mặt chiến lƣợc dài hạn, hình thức đào tạo

18
Do các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có một lƣợng lớn nhân viên bán bảo hiểm là đối tƣợng ít sử dụng
máy tính
29
này không trang bị đƣợc cho ngƣời lao động những kiến thức bài bản, có hệ thống và
do đó hiệu quả về lâu dài không cao.

Số doanh nghiệp kết hợp đƣợc một cách bài bản mô hình ―vừa học vừa làm‖
với các phƣơng thức đào tạo khác đang ngày càng gia tăng. So với 9% doanh nghiệp
mở lớp đào tạo và 31% doanh nghiệp gửi nhân viên đi tham gia các khóa học ngắn hạn
về CNTT năm 2004, con số 12% và 38% của năm 2007 cho thấy một dấu hiệu đáng
khích lệ về xu hƣớng đào tạo chuyên sâu kỹ năng CNTT-TMĐT cho ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp.

Từ năm 2005, nhiều lớp tập huấn về thƣơng mại điện tử cho doanh nghiệp đã
đƣợc tổ chức và thu hút đông đảo học viên trên khắp các tỉnh, thành phố của cả nƣớc.
Điều này chứng minh rằng, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
đã quan tâm tìm hiểu về lợi ích và cách thức để ứng dụng thƣơng mại điện tử hiệu quả.
Tại các lớp tập huấn, các giảng viên cũng có dịp trao đổi, thu nhận thông tin từ học
viên về tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử tại doanh nghiệp và những vấn đề đặt
ra trong thực tế. Nhiều câu hỏi mang tính chuyên sâu, thể hiện mức độ nhận thức khá
cao của học viên về thƣơng mại điện tử.

Nếu so năm 2007 với các năm 2003 và 2004 có thể thấy tình hình đào tạo
CNTT và thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, xét cả về số
lƣợng doanh nghiệp triển khai đào tạo cũng nhƣ tỷ trọng của đào tạo trong cơ cấu đầu
tƣ. Nếu chi phí cho đào tạo năm 2004 chỉ chiếm bình quân 12,3% tổng chi phí công
nghệ thông tin của doanh nghiệp (tính chung cho các hạng mục mua sắm phần cứng,
cài đặt và duy trì phần mềm, vận hành hệ thống, đào tạo, dịch vụ thƣơng mại điện
tử...), thì tỷ lệ này trong năm 2007 đã đƣợc nâng lên 20,5%. Năm 2004, có đến 28,6%
số doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho biết không tiến hành bất kỳ hình thức đào tạo công
nghệ thông tin nào cho nhân viên, năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 17,1%. Có thể thấy
doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ vai trò con ngƣời trong việc khai thác hiệu
quả các ứng dụng CNTT-TMĐT và có sự đầu tƣ thích đáng cho nguồn nhân lực.

Về nhân lực trực tiếp triển khai thƣơng mại điện tử tại doanh nghiệp, theo số
liệu điều tra năm 2007, 39% doanh nghiệp cho biết có bố trí cán bộ chuyên trách về
thƣơng mại điện tử, với mức trung bình là 2,7 ngƣời trong một doanh nghiệp, gần gấp
đôi con số 1,5 ngƣời của năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên
trách về thƣơng mại điện tử không chuyển biến nhiều trong giai đoạn 2005 - 2007,
nghĩa là việc tăng số cán bộ trung bình trên một đơn vị là kết quả của sự tăng cƣờng
đầu tƣ trong những doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thƣơng mại điện tử từ những
năm trƣớc. Việc gia tăng nguồn lực này là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã bắt
đầu đánh giá đƣợc hiệu quả mà thƣơng mại điện tử đem lại.

Việc bố trí nhân sự chuyên trách cho thƣơng mại điện tử thƣờng gắn liền với
một số ứng dụng cụ thể và là hƣớng đi của những doanh nghiệp đã có chiến lƣợc triển
khai thƣơng mại điện tử rõ ràng. Trong số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về
thƣơng mại điện tử, 58,9% đã xây dựng website, gấp hơn hai lần tỷ lệ website trong
những doanh nghiệp chƣa bố trí cán bộ chuyên trách (25,3%). Tƣơng tự, 18,1% doanh
nghiệp có cán bộ chuyên trách về thƣơng mại điện tử đã tham gia sàn giao dịch, so với
6,3% doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách triển khai đƣợc hoạt động này.
30
5. Tình hình đào tạo CNTT tại các trƣờng đại học và cao đẳng

Xét về số lƣợng trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo CNTT, có thể thấy trong
giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 số trƣờng tăng lên nhanh chóng:
Bảng 2
Số trƣờng đào tạo CNTT (từ cử nhân trở lên) giai đoạn 2002 – 2007

Năm Đại học Cao đẳng (cả CĐ nghề) Diploma (nƣớc ngoài)
2002 55 69 35
2003 57 72 40
2004 62 74 45
2005 70 85 53
2006 80 103 60
2007 99 105 72

Nguồn: Toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2006 – 2007, Hội tin học Thành phố
Hồ Chí Minh.

Trong khi về số lƣợng các trƣờng đào tạo nguồn nhân lực CNTT tăng lên khá
nhanh thì vấn đề chất lƣợng đào tạo lại nổi lên. Báo cáo Toàn cảnh công nghệ thông
tin Việt Nam 2006 – 2007 của Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh ―Với
việc xem nhân lực là yếu tố then chốt và thế mạnh để phát triển, với tầm nhìn đến năm
2017 Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia cung cấp nguồn nhân lực CNTT lớn
nhất thế giới, cùng với dàn lãnh đạo mới, hy vọng các thay đổi sẽ diễn ra nhanh hơn
nhằm giải quyết các bất cập vẫn đang tồn tại hiện nay, trong đó bất cập lớn nhất là
khoảng cách lớn - cả chất lƣợng và số lƣợng - giữa đầu ra nói chung của đào tạo đại
học hiện nay với nhu cầu của ngành công nghiệp CNTT‖.19

Có nhiều ý kiến cho rằng chất lƣợng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin trình
độ đại học và cao đẳng quá kém, các doanh nghiệp rất khó tuyển dụng đƣợc nhân lực
công nghệ thông tin có chất lƣợng. Trong khi đó, cho tới nay rất khó tìm đƣợc các
thống kê chính thức đƣợc phổ biến công khai về tình hình đào tạo nguồn nhân lực
công nghệ thông tin, đặc biệt là đánh giá mang tính định lƣợng về số lƣợng và chất
lƣợng đào tạo. Ngay cả Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 7 tháng 7 năm 2007 của Bộ
Bƣu chính, Viễn thông về Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển Công nghệ thông tin và
Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là ―Chiến lƣợc Cất cánh‖) cũng
chỉ đánh giá rất chung chung nhƣ sau: ―Hầu hết các cơ quan nhà nƣớc và trên 50%
doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin. Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng
thành thạo Công nghệ thông tin và khai thác Internet ở các cơ quan trung ƣơng là 70%.
Công nghệ thông tin và Truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực
quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số; đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin quốc gia. Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn ―chƣa
tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

19
Toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2006 – 2007, Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể tham
khảo trực tuyến tại:
http://www.hca.org.vn/tin_tuc/hd_hoi/nam2007/thang7/BCTC_CNTT_TT_2007
31
hóa đất nƣớc‖20, chƣa phát huy, khai thác hết năng lực con ngƣời trong quản lý nhà
nƣớc cũng nhƣ quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao động còn thấp so với các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới.

20
Trích thông báo kết luận của Thủ tƣớng Chính phủ tại cuộc họp với Bộ Bƣu chính Viễn thông ngày 10 tháng 5
năm 2007.
32
Phần III

TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

1. Tình hình chung

Tháng 6 năm 2008 Bộ Công Thƣơng đã gửi phiếu điều tra tình hình đào tạo
thƣơng mại điện tử tới 291 trƣờng đại học và cao đẳng và đã nhận đƣợc trả lời của 108
trƣờng. Những trƣờng không trả lời phiếu điều tra phần lớn là các trƣờng thuộc khối
sƣ phạm, văn hoá và các lĩnh vực không liên quan trực tiếp tới kinh tế hoặc công nghệ
thông tin.

Trong số 108 trƣờng trả lời phiếu điều tra, có tới 49 trƣờng đã triển khai hoạt
động đào tạo thƣơng mại điện tử, trong đó có 30 trƣờng đại học và 19 trƣờng cao
đẳng.

Bảng 3
Danh sách các trƣờng đại học và cao đẳng
đã đào tạo thƣơng mại điện tử

STT Tên Trƣờng Khoa


1 Đại học Thƣơng mại TMĐT
2 Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu Nghị Việt Hàn TMĐT
3 Đại học Quốc tế - ĐHQG HCM Kinh tế
4 Đại học An Giang Kinh tế
5 Đại học Bán công Tôn Đức Thắng Kinh tế
6 Đại học Mở TP.HCM Kinh tế
7 Đại học Hoa Sen Kinh tế
8 Đại học Bách Khoa Hà Nội Kinh tế
9 Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) Kinh tế
10 Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) Kinh tế
11 Học viện Tài chính Kinh tế
12 Đại học Kinh tế Quốc dân Kinh tế
13 Đại học Ngoại thƣơng Kinh tế
14 Đại học Nông nghiệp 1 Kinh tế
15 Đại học Quốc gia TP.HCM (Khoa Kinh tế) Kinh tế
16 Đại học Kinh tế Huế Kinh tế
17 Đại học Bán công Marketing Kinh tế
18 Đại học Kinh tế TP.HCM Kinh tế
19 Đại học Cần Thơ Kinh tế
20 Đại học Bạc Liêu Kinh tế
21 Đại học Dân lập Văn Lang Kinh tế
22 Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi Kinh tế
23 Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình Kinh tế
24 Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Kinh tế
33
25 Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Kon Tum Kinh tế
26 Cao đẳng Tài chính Hải quan Kinh tế
27 Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thƣơng mại Kinh tế
28 Cao đẳng Thƣơng mại Kinh tế
29 Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Trung ƣơng Kinh tế
30 Cao đẳng kỹ thuật Khách sạn và Du lịch Kinh tế
31 Đại học Tây Nguyên CNTT
32 Đại học Dân lập Duy Tân CNTT
33 Đại học Dân lập Hùng Vƣơng CNTT
34 Đại học Phan Châu Trinh CNTT
35 Đại học Sƣ phạm Đồng Tháp CNTT
36 Đại học Thái Nguyên (Khoa Công nghệ Thông tin) CNTT
37 Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông CNTT
Đại học Công nghệ Thông tin
38 CNTT
(Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh)
39 Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh CNTT
40 Đại học Dân lập Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM CNTT
41 Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Trị CNTT
42 Cao đẳng Lƣơng thực Thực phẩm CNTT
43 Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi CNTT
44 Cao đẳng Công nghiệp Nam Định CNTT
45 Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên CNTT
46 Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ CNTT
47 Cao đẳng Dệt may Thời trang TP. HCM CNTT
48 Cao đẳng Công nghệ Viettronics CNTT
49 Cao đẳng Dân lập Công nghệ thông tin TP.HCM CNTT

Trong số 30 trƣờng đại học đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 1 trƣờng đã thành
lập khoa thƣơng mại điện tử, 19 trƣờng giao cho khoa kinh tế - quản trị kinh doanh
phụ trách giảng dạy thƣơng mại điện tử và 10 trƣờng giao cho khoa công nghệ thông
tin phụ trách giảng dạy môn học này, trong đó có 8 trƣờng thành lập bộ môn thƣơng
mại điện tử, đó là các trƣờng: 1) Đại học An Giang; 2) Đại học Bán công Tôn Đức
Thắng; 3) Đại học Tây Nguyên; 4) Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh); 5) Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên);
6) Học viện Tài chính; 7) Đại học Ngoại thƣơng; 8) Đại học Bán công Marketing. Các
trƣờng đại học khác cử giảng viên của trƣờng hoặc giảng viên thỉnh giảng giảng dạy
môn thƣơng mại điện tử.

Hộp 7
Khoa Thƣơng mại điện tử thuộc trƣờng Đại học Thƣơng mại

Khoa Thƣơng mại điện tử trƣờng Đại học Thƣơng mại đƣợc thành lập năm
2005 và là khoa đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Trải
qua gần 3 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Khoa đã có nhiều thay đổi so với ngày
đầu thành lập. Số lƣợng giảng viên tăng từ 07 ngƣời năm 2005 lên 20 ngƣời năm
2008, trong đó có 3 phó giáo sƣ, 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ. Theo kế hoạch, số giảng viên sẽ
34
là 40 ngƣời vào năm 2010.

Tới cuối năm 2008, có hơn 800 sinh viên chính quy của 4 khóa đang đƣợc đào
tạo tại Khoa. Khóa đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm 2009. Với ƣu thế về kinh nghiệm
giảng dạy, Khoa Thƣơng mại điện tử đã xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo tƣơng
đối hoàn thiện cùng phƣơng pháp dạy và học tiên tiến với mục tiêu đáp ứng tốt ―cơn
khát‖ của xã hội về nhân lực đƣợc đào tạo bài bản về thƣơng mại điện tử.

Các tài liệu giảng dạy chuyên ngành của Khoa đƣợc cập nhật theo các nghiên
cứu mới nhất tại nhiều trƣờng đại học uy tín trên thế giới nhƣ Đại học Yale (hạng 2
thế giới), Đại học Princeton (hạng 12), Đại học Carnegie Mellon (hạng 21), Đại học
Hong Kong (hạng 26). Trong quá trình giảng dạy, các thông tin về tình hình phát triển
thƣơng mại điện tử của thế giới và Việt Nam cũng thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và
đƣa vào chƣơng trình thông qua các buổi tiếp xúc trực tiếp giữa sinh viên và doanh
nghiệp cũng nhƣ các tổ chức, các cơ quan quản lí nhà nƣớc tại các cuộc hội thảo, báo
cáo chuyên đề và các hoạt động giao lƣu ngoại khoá khác.

Với mục tiêu đào tạo chú trọng vào kỹ năng, ngay từ khi thành lập, Khoa đã
tập trung đầu tƣ nhiều phần mềm nhằm huấn luyện kỹ năng thực hành của sinh viên
nhƣ Phần mềm huấn luyện thƣơng mại điện tử, các phần mềm chuyên dụng nhƣ
SugarCRM, OpenBravo (ERP), ESN (Mạng xã hội doanh nghiệp), HRM. Các phần
mềm này liên tục đƣợc nâng cấp lên các phiên bản mới nhất và hầu hết đang đƣợc sử
dụng phổ biến tại Việt Nam. Đáng chú ý là vào tháng 4 năm 2008, Khoa đã trở thành
đối tác đầu tiên và duy nhất của chƣơng trình Oracle Academy về Các ứng dụng cho
doanh nghiệp (Enterprise Business Applications) tại Việt Nam. Việc k‎ý kết thoả thuận
hợp tác với tập đoàn Oracle mở ra một hƣớng hợp tác mang tính chuyên nghiệp và
toàn diện với việc triển khai bộ phần mềm ―Oracle E-Business Suite‖. Các hoạt động
này giúp cho sinh viên của Khoa nắm bắt tốt các xu thế về thƣơng mại điện tử tại Việt
Nam cũng nhƣ trên thế giới, và tăng cƣờng mức độ sẵn sàng đối với công việc thực tế
sau này.

Nhờ định hƣớng đúng đắn trên nên sinh viên Khoa Thƣơng mại điện tử đã
giành đƣợc không ít các giải thƣởng uy tín về thƣơng mại điện tử. Trong số đó, nổi
bật hơn cả là 3 Giải nhất trong chƣơng trình ―Sinh viên với thƣơng mại điện tử năm
2007‖ (nay đổi tên là Ý tƣởng số) do Bộ Công Thƣơng tổ chức, giải nhất và nhì
ADOC AWARD 2008 khối sinh viên – do Trung tâm Cơ hội số APEC – Đài Loan
trao tặng.

Tháng 10 năm 2008, Trung tâm Thƣơng mại điện tử trực thuộc Khoa đã mở
thêm lớp đào tạo cấp chứng chỉ về ―Kỹ năng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong
doanh nghiệp‖ cho các đối tƣợng muốn nâng cao các kỹ năng thƣơng mại điện tử, bao
gồm: Kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin, Kỹ năng trao đổi thông tin, Kỹ năng
an toàn và bảo mật thông tin, Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, Kỹ năng xây dựng và
quản lý website thƣơng mại điện tử. Đây là một hƣớng phát triển mới nhằm chuyển
giao kiến thức và kỹ năng thƣơng mại điện tử ra xã hội.

Khoa Thương mại điện tử,trường Đại học Thương mại

35
Trong số 19 trƣờng cao đẳng đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 1 trƣờng đã
thành lập khoa thƣơng mại điện tử, 9 trƣờng giao cho khoa kinh tế phụ trách giảng dạy
thƣơng mại điện tử và 9 trƣờng giao cho khoa công nghệ thông tin phụ trách dạy môn
học này. Có 3 trƣờng cao đẳng đã thành lập bộ môn thƣơng mại điện tử, đó là các
trƣờng sau: 1) Cao đẳng Dân lập Công nghệ thông tin TP.HCM; 2) Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định; 3) Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Kon Tum. Các trƣờng cao đẳng
khác cử giảng viên của trƣờng hoặc giảng viên thỉnh giảng giảng dạy môn thƣơng mại
điện tử.

Hộp 8
Khoa Thƣơng mại điện tử thuộc trƣờng
Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn đƣợc thành lập theo
Quyết định số 2150/QĐ-BGDĐT ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn thuộc Bộ
Bƣu chính Viễn Thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), chịu sự quản lý của
Nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Mục tiêu đào tạo:

- Đào tạo cao đẳng công nghệ thông tin hệ chính quy, áp dụng mô hình và
phƣơng pháp đào tạo công nghệ thông tin của Hàn Quốc nhằm đào tạo nguồn nhân
lực công nghệ thông tin Việt Nam.

- Bồi dƣỡng, đào tạo theo các chuyên đề về CNTT, đào tạo CNTT các hệ trung
cấp, kỹ thuật viên theo nhu cầu xã hội và theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội
trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Phối hợp với các trƣờng cao đẳng, đại học trong vùng, trong và ngoài nƣớc
mở hƣớng hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu khoa học nhằm phát triển khoa học - công nghệ và giải quyết các
vấn đề thực tiễn do kinh tế xã hội nƣớc ta đặt ra, tham gia tƣ vấn các vấn đề chiến
lƣợc, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo,
kinh tế - xã hội cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng,
kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học -
công nghệ.

- Tăng cƣờng mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc.

* Văn bằng, thời gian đào tạo:

Văn bằng: Cao đẳng (theo quy định về văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 153 tín chỉ.
36
Thời gian đào tạo: 3 năm (6 kỳ học).
Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt.

* Mục tiêu và phƣơng thức đào tạo

- Quá trình đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt
Hàn nhằm mục đích đào tạo lao động có trình độ cao đẳng, có chuẩn mực cao về kiến
thức, trong sáng về đạo đức, cƣờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, đáp ứng
đƣợc yêu cầu xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Phƣơng thức đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt
Hàn theo học chế tín chỉ, giúp cho sinh viên có thể tích lũy kiến thức trong mọi thời
điểm, đồng thời cũng yêu cầu ở sinh viên tính tích cực, chủ động trong việc lập kế
hoạch học tập cá nhân nhằm tạo hiệu quả cao trong đào tạo.

Trƣờng có 3 khoa là Khoa học máy tính, Thƣơng mại điện tử và Tin học ứng
dụng. Tháng 8-2007, Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt- Hàn chính thức
tuyển sinh khóa đầu tiên (năm học 2007- 2008) theo hình thức xét tuyển với chỉ tiêu
tuyển sinh là 720 sinh viên cho 4 ngành gồm 8 chuyên ngành đào tạo: Lập trình máy
tính, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính, Đồ họa máy tính, Thiết kế Kiến trúc điện toán,
Quản trị thông tin Marketing, Thƣơng mại điện tử, Quảng cáo và Quan hệ cộng
đồng.

http://www.viethanit.edu.vn

Trong số 49 trƣờng đã đào tạo thƣơng mại điện tử, phần lớn các trƣờng bắt đầu
giảng dạy môn học này trong giai đoạn từ năm 2004 tới 2007, trong đó riêng năm
2006 có tới 11 trƣờng.

Hình 2
Số trƣờng bắt đầu giảng dạy thƣơng mại điện tử theo năm

37
2. Giảng viên

Kết quả cuộc điều tra cho thấy trong số các trƣờng đã đào tạo thƣơng mại điện
tử có 15% số trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử, số
trƣờng có giảng viên ngành khác đƣợc bồi dƣỡng thêm về thƣơng mại điện tử là 45%,
còn lại gần 50% số trƣờng giảng viên đã chủ động tự nghiên cứu để giảng dạy thƣơng
mại điện tử.21

Bảng 4
Các trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo
chuyên ngành thƣơng mại điện tử

STT Tên trƣờng


1 Đại học Cần Thơ
2 Đại học Hoa Sen
3 Đại học Bách khoa Hà Nội
4 Đại học Kinh tế Huế
5 Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi
6 Cao đẳng Viettronics
7 Cao đẳng Dân lập Công nghệ Thông tin TP.HCM
8 Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng

Hộp 9
Một số trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo
chuyên ngành thƣơng mại điện tử

* Từ năm 2005, trƣờng Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy môn
thƣơng mại điện tử với số tiết là 45 tại khoa Quản trị Kinh doanh. Tổng số
sinh viên đã học môn học này khoảng 150. Đội ngũ giảng viên gồm hai thạc
sỹ, trong đó có một thạc sỹ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài về chuyên ngành
thƣơng mại điện tử.

* Trƣờng Đại học Cần Thơ đã giảng dạy môn học thƣơng mại điện tử
với số tiết là 30 cho các chuyên ngành kinh tế thuộc khoa Kinh tế - Quản trị
Kinh doanh từ năm 2004. Tổng số sinh viên đã học môn thƣơng mại điện tử
khoảng 2.000. Đội ngũ giảng viên gồm 3 thạc sỹ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài,
bao gồm cả thạc sỹ đƣợc đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử. Sắp tới,
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh dự kiến sẽ đào tạo thạc sỹ chuyên ngành
thƣơng mại điện tử.

* Trƣờng Đại học Hoa Sen đã giảng dạy môn thƣơng mại điện tử với
số tiết là 42 từ năm 2000 cho ngành quản trị kinh doanh, ngoại thƣơng và

21
Phần lớn giảng viên thƣơng mại điện tử xuất phát là giảng viên ngành kinh tế thƣơng mại, quản trị kinh doanh.
Một số giảng viên xuất phát từ giảng viên CNTT hoặc là các cán bộ có kinh nghiệm triển khai thƣơng mại điện
tử tại các doanh nghiệp.
38
tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên gồm hai thạc sỹ, trong đó có giảng viên đƣợc
đào tạo chuyên ngành về thƣơng mại điện tử.

* Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (Trung tâm Hợp tác quốc tế về
đào tạo và chuyển giao công nghệ - CICTT) và trƣờng Đại học Northcentral
(NCU) Hoa Kỳ liên kết đào tạo chƣơng trình thạc sỹ thƣơng mại điện tử. Đã
có 18 thạc sỹ tốt nghiệp chƣơng trình này. Chƣơng trình đào tạo trực tuyến
theo tiêu chuẩn của trƣờng NCU, giảng viên do phía đối tác cung cấp.

Những tiêu chí khác cho thấy trình độ chung của giảng viên thƣơng mại điện tử
khá cao. Tính chung cho tất cả các trƣờng, tỷ lệ giảng viên có trình độ cử nhân là 42%,
trình độ thạc sỹ là 47%, trình độ tiến sỹ là 11%.

Tại các trƣờng đại học, tỷ lệ giảng viên có trình độ cử nhân là 16%; thạc sỹ là
65% trong đó có 10% giảng viên là thạc sĩ đào tạo ở nƣớc ngoài; trình độ tiến sỹ là
19% trong đó có 7% giảng viên là tiến sĩ đào tạo tại nƣớc ngoài.

Tại các trƣờng cao đẳng, tỷ lệ giảng viên có trình độ cử nhân là 67%; thạc sỹ là
30% trong đó có 8% giảng viên là thạc sĩ đào tạo ở nƣớc ngoài; trình độ tiến sỹ là 3%
trong đó có 2% giảng viên là tiến sĩ đào tạo ở nƣớc ngoài.

Bảng 5
Trình độ giảng viên thƣơng mại điện tử

Trình độ Trong nƣớc Ngoài nƣớc Tổng số Tỷ lệ

Tiến sĩ 32 22 54 11%

Thạc sĩ 192 45 237 47%

Cử nhân 144 64 208 42%

Tổng số 368 131 499 100%

Tỷ lệ 74% 26% 100%

Mục tiêu đề ra tại Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai
đoạn 2006 – 2020 là đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng
viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng
viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ.

So sánh với mục tiêu tại Quy hoạch với trình độ giảng viên thƣơng mại điện tử
năm 2008 cho thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ đã cao hơn quy hoạch vào năm
2010. Tuy nhiên, trình độ giảng viên thƣơng mại điện tử là tiến sỹ tại năm 2008 thấp
hơn so với quy hoạch vào năm 2010: 19% so với 25% tại các trƣờng đại học và 3% so
với 5% tại các trƣờng cao đẳng.
39
Tuy nhiên, các thống kê về trình độ giảng viên thƣơng mại điện tử nhƣ trên mới
phản ánh một phần hiện trạng về trình độ giảng viên hiện nay. Do phần lớn giảng viên
thƣơng mại điện tử chuyển từ giảng viên chuyên ngành khác nên trình độ giảng viên
thƣơng mại điện tử thực chất là trình độ thuộc các chuyên ngành khác nhƣ công nghệ
thông tin, kinh tế, thƣơng mại mà không phải là trình độ chuyên ngành thƣơng mại
điện tử. Hơn nữa, một số trƣờng đã triển khai đào tạo thƣơng mại điện tử nhƣng
chƣa có giảng viên, toàn bộ giảng viên là thỉnh giảng từ các trƣờng khác hoặc từ
doanh nghiệp.22

Vấn đề hàng đầu hiện nay cũng nhƣ cho tới hết năm 2010 và cả giai đoạn 5 năm
tiếp theo là đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử. Tại Hội thảo ―Đào tạo thƣơng mại
điện tử trong các trƣờng đại học, cao đẳng‖ tổ chức năm 2006, vấn đề giảng viên
thƣơng mại điện tử là một trong những chủ đề thu hút sự chú ý cao. Một nghiên cứu
trình bày tại Hội thảo đã nhận định: ―Thƣơng mại điện tử đã đƣợc đƣa vào giảng dạy
tại nhiều trƣờng đại học, một số trƣờng đã đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử
nhƣng nhìn chung đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này vẫn nổi lên một số vấn đề
nhƣ cung chƣa đáp ứng cầu, chất lƣợng đội ngũ giảng viên chƣa tƣơng thích với yêu
cầu cao của chuyên ngành khoa học và đào tạo.‖23 Tác giả nghiên cứu này đã đề xuất
năm giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử đủ về số lƣợng, đáp
ứng về chất lƣợng. Giải pháp đầu tiên đƣợc đƣa ra là phải nhận thức đƣợc việc xây
dựng đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử là một nhiệm vụ lâu dài, không chỉ thuộc
trách nhiệm của riêng các trƣờng đại học mà còn thuộc trách nhiệm của các cơ quản lý
nhà nƣớc, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Cho tới nay vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử vẫn là vấn
đề nổi cộm hàng đầu và đề xuất trên vẫn còn nguyên giá trị. Số trƣờng đào tạo thƣơng
mại điện tử tăng nhanh trong hai năm qua nhƣng các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể
là Bộ Công Thƣơng và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu nhƣ chƣa triển khai hoạt động
nào nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử
―đủ về số lƣợng, đáp ứng đƣợc chất lƣợng‖. Hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử
đƣợc triển khai do sự chủ động nắm bắt nhu cầu của các trƣờng.

Tuy nhiên, nếu thiếu sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc thì
khó tăng nhanh số lƣợng giảng viên và đặc biệt là không thể nâng cao chất lƣợng trong
những năm tới. Nhiều ý kiến cho rằng cần đào tạo nhanh thạc sỹ và tiến sỹ chuyên
ngành thƣơng mại điện tử. Nhƣng trong nƣớc hiện nay hầu nhƣ chƣa có thạc sỹ và tiến
sỹ chuyên ngành này. Để đào tạo và bồi dƣỡng nhanh đội ngũ giảng viên có chất
lƣợng, trong thời gian tới có thể cử giảng viên ra nƣớc ngoài, đồng thời đẩy mạnh hình
thức đào tạo trực tuyến.24
22
Chẳng hạn, Đại học Bạc Liêu và Đại học Văn Lang đã giảng dạy môn thƣơng mại điện tử với thời gian 45 tiết
(3 đơn vị học trình) cho ngành kinh tế và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, toàn bộ giảng viên môn học này là
thỉnh giảng.
23
―Xây dựng đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử‖, Báo cáo tại Hội thảo ―Đào tạo thƣơng mại điện tử trong
các trƣờng đại học, cao đẳng‖ do Vụ Thƣơng mại điện tử tổ chức năm 2006, Tiến sỹ Trần Hoè, Trƣởng Bộ môn
Thƣơng mại Quốc tế, Khoa Thƣơng mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
24
Theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, mục tiêu Quy hoạch là đến năm 2010 có
trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên; có trên 25% giảng viên
40
Hộp 10
Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh
chuyên ngành thƣơng mại điện tử tại trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thực hiện quyết định của Bộ Giaó dục và Đào tạo tại công văn số 3951/QĐ-
GD ngày 28 tháng 2 năm 2002 về việc phê duyệt đề án hợp tác đào tạo quốc tế,
trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hợp tác với một số trƣờng đại học uy tín của
Hoa Kỳ về đào tạo bậc sau đại học, trong đó có trƣờng Đại học Northcentral Hoa Kỳ
(NCU). Chƣơng trình hợp tác đào tào thạc sỹ quản trị kinh doanh giữa trƣờng Đại
học Bách Khoa Hà Nội và Đại học NCU Hoa Kỳ gồm các chuyên ngành: Thƣơng
mại điện tử, Quản trị học và Quản trị tài chính.

Trƣờng Đại học Northcentral là trƣờng Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ về đào
tạo theo phƣơng thức trực tuyến. Đây là trƣờng Đại học đầu tiên ở Hoa Kỳ đƣợc
kiểm định chất lƣợng về đào tạo tiến sỹ (PhD) quản trị kinh doanh theo hình thức
trực tuyến. Trƣờng NCU là cũng trƣờng đào tạo trực tuyến 100% duy nhất đƣợc
kiểm định bởi Hiệp hội các Chƣơng trình và Trƣờng Quản trị kinh doanh ACBSP,
một trong các Hiệp hội kiểm định chất lƣợng các trƣờng kinh doanh hàng đầu Hoa
Kỳ.

Trƣờng Northcentral hợp tác cùng trƣờng Đại học Bách Khoa Hà nội đào tạo
thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) từ năm 2002, và bậc đại học (BBA) từ năm 2006.
Chƣơng trình kết hợp giữa hai phƣơng pháp truyền thống và trực tuyến để thuận lợi
hơn và tạo điều kiện cho các học viên của Việt nam tiếp cận dần với cách học tập
trực tuyến:

i) Bậc thạc sỹ (MBA): 15 tín chỉ học theo phƣơng pháp truyền thống và 24 tín
chỉ theo phƣơng pháp trực tuyến.25
ii) Bậc đại học (BBA): 30 tín chỉ theo phƣơng pháp truyền thống và 10 tín chỉ
theo phƣơng pháp trực tuyến.26

Học viên đƣợc học theo giáo trình gốc của Hoa Kỳ, dƣới sự hƣớng dẫn và đánh
giá trực tiếp của các giáo sƣ quốc tế theo phƣơng pháp truyền thống hoặc trực tuyến.
Trong quá trình đào tạo khóa thạc sỹ về thƣơng mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam,
trung tâm CICTT đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Thƣơng mại điện tử, nay là Cục
Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thƣơng để mời các chuyên
gia của Vụ tham gia giảng về tình hình thƣơng mại điện tử thực tiễn tại Việt Nam.

Sau khóa đầu tiên đã có 18 thạc sỹ đƣợc nhận bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh
chuyên ngành Thƣơng mại điện tử của NCU. Các học viên sau khi tốt nghiệp đã phát

đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ. Đối với giảng viên thƣơng mại điện tử, nếu xét tính giảng
viên từ các ngành khác chuyển sang dạy thƣơng mại điện tử thì có thể đạt mục tiêu này, nhƣng nếu xét giảng
viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành thƣơng mại điện tử thì rất khó đạt mục tiêu kể cả giai đoạn 2011
– 2015.
25
Tham khảo tại địa chỉ website: http://mba.edu.vn
26
Tham khảo tại địa chỉ website: http://itp.vn
41
huy đƣợc các kiến thức và phƣơng pháp làm việc tiên tiến. Có học viên đã thành lập
công ty kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, hoặc giữ các vị trí quan trọng
về công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử tại cơ quan công tác. Một trong các
học viên tiêu biểu của khóa Thƣơng mại điện tử, đƣợc bình chọn là một trong các
CIO xuất sắc của Việt Nam năm 2008 là ông Lê Xuân Vũ, Phó Tổng giám đốc kiêm
giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng
Việt Nam (Techcombank).

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ (CICTT)- Đại
học Bách Khoa Hà Nội.27

Việc thiếu đội ngũ giảng viên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng cũng ảnh hƣởng
lớn tới việc thành lập bộ môn hay khoa thƣơng mại điện tử. Theo Quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban
hành Điều lệ trƣờng Đại học, Trƣởng khoa, Phó Trƣởng khoa đƣợc chọn trong số các
giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý. Trƣởng
khoa phải có học vị tiến sỹ. Cuối năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Dự
thảo Điều lệ trƣờng Đại học sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trƣờng đại học
ban hành năm 2003 và đã đƣa lên mạng giáo dục xin ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp
nhân dân và xã hội trƣớc khi trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.28 Dự thảo quy định
tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của Trƣởng khoa, Phó Trƣởng khoa và Trƣởng Bộ
môn. Trƣởng khoa phải có học vị tiến sỹ, đƣợc chọn trong số các giảng viên có uy tín,
có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, ƣu tiên lựa chọn những nhà
giáo có chức danh khoa học cao. Phó Trƣởng khoa phải có trình độ thạc sỹ trở lên,
đƣợc chọn trong số các giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu
khoa học, quản lý. Riêng Phó Trƣởng khoa phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học
phải có tiêu chuẩn nhƣ Trƣởng khoa. Trƣởng Bộ môn phải có học vị tiến sĩ và giảng
viên chính trở lên, là nhà khoa học có uy tín của chuyên ngành đào tạo tƣơng ứng,
ƣu tiên các nhà khoa học có chức danh khoa học cao.

Khi đào tạo nhân lực trình độ sau đại học ngành thƣơng mại điện tử các cơ sở
đào tạo sẽ đứng trƣớc bài toán nan giải hơn. Theo Quy định tại điều 77 của Luật Giáo
dục, giảng viên cần có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy chuyên đề,
hƣớng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy chuyên đề,
hƣớng dẫn luận án tiến sĩ. Với đội ngũ giảng viên thƣơng mại điện tử hiện nay, Việt
Nam chƣa thể triển khai hoạt động đào tạo nhân lực trình độ thạc sỹ và tiến sỹ chuyên
ngành thƣơng mại điện tử.

3. Chƣơng trình đào tạo

Luật Giáo dục quy định chƣơng trình khung do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành, xác định rõ cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân
bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành. Căn cứ chƣơng

27
Tham khảo tại địa chỉ webstie: http://mba.edu.vn
28
Tham khảo tại địa chỉ website: http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=11
42
trình khung này, các trƣờng tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử
dụng chính thức trong trƣờng.

Trong khi chƣa có chƣơng trình khung, những trƣờng đã thành lập khoa thƣơng
mại điện tử hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng các môn học và giáo trình. Phần
lớn các trƣờng dạy thƣơng mại điện tử nhƣ một môn học cũng tự soạn giáo trình. Vì
vậy, có sự khác biệt đáng kể về nội dung, chất lƣợng của giáo trình giảng dạy tại các
trƣờng.

Sự quan tâm của các trƣờng đại học và cao đẳng đối với chƣơng trình khung thể
hiện qua cuộc điều tra rất rõ ràng. Khi đƣợc yêu cầu nêu đề xuất với các cơ quan quản
lý nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử, có tới 52% các
trƣờng đề xuất cần nhanh chóng ban hành chƣơng trình khung giáo dục đại học và cao
đẳng đối với chuyên ngành thƣơng mại điện tử. Có thể thấy mức độ quan tâm của các
trƣờng đối với việc ban hành chƣơng trình khung cao thứ hai sau đề xuất Bộ Công
Thƣơng hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên thƣơng mại điện tử.

Do chƣa có chƣơng trình khung cho chuyên ngành thƣơng mại điện tử trình độ
đại học và cao đẳng nên chƣơng trình của các trƣờng có sự khác biệt đáng kể. Cuộc
điều tra chƣa có điều kiện khảo sát đầy đủ chƣơng trình của tất cả các trƣờng. Tuy
nhiên, theo đánh giá ban đầu thì trong số các trƣờng đại học dạy thƣơng mại điện tử
nhƣ một môn học thì chƣơng trình của trƣờng đại học Ngoại thƣơng tƣơng đối toàn
diện và hiện đại. Chƣơng trình này cân bằng đƣợc kiến thức giữa lý thuyết với thực
hành, giữa CNTT với kinh doanh, ngoài ra chƣơng trình đã chú trọng tới nội dung
pháp luật về thƣơng mại điện tử của Việt Nam.

Hộp 11
Khung chƣơng trình giáo dục đại học theo chế độ tín chỉ chuyên ngành thƣơng
mại điện tử thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Đại học Ngoại thƣơng,
năm học 2008 – 2009

* Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 140 tín chỉ, trong đó:
Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng: 46 tín chỉ
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 94 tín chỉ, bao gồm:

* Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:


1. Marketing điện tử
2. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
3. Thƣơng mại điện tử
4. Tài chính ngân hàng điện tử
5. Luật điều chỉnh thƣơng mại điện tử
6. Ứng dụng CNTT trong quản trị doanh nghiệp (ERP, CRM, SCM)
7. Cơ sở dữ liệu, lập trình và mạng máy tính
8. Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin
9. Xây dựng các website thƣơng mại điện tử
10. Lập trình các ứng dụng thƣơng mại điện tử

43
* Các môn học thuộc khối kiến thức tự chọn:
11. Quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao (Oracle, MySQL, MsSQL)
12. Lập trình nâng cao: ASP.NET, Microsoft.net, Java
13. Quản trị mạng và hệ thống thông tin: CCNA, CCNP, MCSA, MCSI
14. Chiến lƣợc thƣơng mại điện tử
15. Các mô hình kinh doanh và mô phỏng
16. Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp (MIS nâng cao)

Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan, Chủ nhiệm Bộ môn Thương mại điện tử, trường Đại học
Ngoại thương.

Đối với các trƣờng cao đẳng, chƣơng trình đào tạo thƣơng mại điện tử của
trƣờng Cao đẳng dân lập Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh có thể là một trong
những chƣơng trình nổi bật. Trƣờng đã ban hành chƣơng trình đào tạo cao đẳng chính
quy chuyên ngành thƣơng mại điện tử thuộc ngành quản trị kinh doanh. Giai đoạn đào
tạo đại cƣơng của chƣơng trình không khác biệt nhiều so với các trƣờng cao đẳng
khác. Chƣơng trình giai đoạn đào tạo chuyên nghiệp chuyên ngành thƣơng mại điện tử
khá phong phú, cân bằng giữa kiến thức CNTT và kinh doanh. Đáng chú ý là chƣơng
trình đào tạo trình độ cao đẳng nhƣng đã quan tâm tới giảng dạy pháp luật thƣơng mại
điện tử.

Bảng 6
Chƣơng trình đào tạo hệ cao đẳng, giai đoạn chuyên nghiệp
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Thƣơng mại điện tử
trƣờng cao đẳng dân lập công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh

Học kỳ Môn học Đơn vị học trình


1. Anh văn chuyên ngành 1 4
2. Lập trình căn bản 3
3. Nghiệp vụ ngoại thƣơng 3
Học kỳ 4 4. Đồ hoạ 5
5. Quản trị thƣơng mại 3
6. Quản trị cơ sở dữ liệu 4
7. Thƣơng mại điện tử 4
8. Thiết kế trang WEB 1 4
Tổng 30

1. Anh văn chuyên ngành 2 4


2. Thiết kế trang WEB 2 4
3. Kinh doanh quốc tế 3
Học kỳ 5 4. Thƣ tín điện tử 3
5. E-Banking 3
6. Pháp luật thƣơng mại điện tử 3
7. Marketing thƣơng mại 3
8. Thƣơng mại điện tử mô phỏng 3
Tổng 26

44
1. Đi thực tập 10
Học kỳ 6 2. Thi tốt nghiệp 3
Bảo vệ khoá luận
Tổng 13
Tổng giai đoạn chuyên nghiệp 69

(*) Nguồn: Chương trình đào tạo cao đẳng chính quy, ngành Quản trị kinh doanh,
chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử, trường Cao đẳng dân lập Công nghệ
thông tin TP. Hồ Chí Minh, năm 2007.

4. Giáo trình

Giáo trình giảng dạy có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng đào tạo. Hiện nay giáo
trình thƣơng mại điện tử đƣợc các cơ sở đào tạo tự quyết định, các giảng viên dạy môn
học thƣơng mại điện tử tự biên soạn, sử dụng giáo trình có sẵn của nƣớc ngoài hoặc sử
dụng lại giáo trình do trƣờng đại học khác trong nƣớc biên soạn.

Nguồn tài liệu đƣợc sử dụng để biên soạn hoặc sử dụng làm giáo trình chủ yếu
của nƣớc ngoài:

i) Các chƣơng trình đào tạo thƣơng mại điện tử ở bậc đại học, sau đại học
(chuyên ngành hoặc một số môn về thƣơng mại điện tử) của các trƣờng đại học nƣớc
ngoài do các giảng viên, chuyên viên mang về nƣớc sau khi tốt nghiệp.
ii) Các chƣơng trình đào tạo thƣơng mại điện tử của các trƣờng đại học nƣớc
ngoài cung cấp công khai trên Internet.
iii) Sách, tài liệu thƣơng mại điện tử của nƣớc ngoài về Việt Nam theo nhiều
nguồn khác nhau.

Trong số 30 trƣờng đại học đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 77% trƣờng tự
biên soạn giáo trình trong đó có 20% trƣờng ban hành thống nhất giáo trình giảng dạy
trong toàn trƣờng, đó là các trƣờng sau: 1) Đại học Bách Khoa Hà Nội; 2) Đại học
Thƣơng mại; 3) Đại học Kinh tế quốc dân; 4) Học viện Tài chính; 5) Đại học Tôn Đức
Thắng; 6) Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).

Trả lời câu hỏi về nguồn tài liệu dùng để biên soạn giáo trình theo thang điểm
từ 1-5, với mức độ phù hợp cao (từ 4 tới 5 điểm) có 83% số trƣờng đại học tham khảo
nguồn tài liệu nƣớc ngoài và 36% tham khảo nguồn tài liệu trong nƣớc.

Trong số những trƣờng đại học tự biên soạn giáo trình, một số trƣờng lớn, có
đội ngũ giảng viên đông và có đơn vị phụ trách riêng việc giảng dạy thƣơng mại điện
tử nhƣ trƣờng Đại học Thƣơng mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thƣơng
đã biên soạn đƣợc một hệ thống giáo trình khá đầy đủ. Các giáo trình do những trƣờng
này soạn ra đều có sự tham khảo chuyên sâu nhiều tài liệu uy tín của quốc tế và đang
đƣợc nhiều trƣờng đại học khác sử dụng để giảng dạy môn học thƣơng mại điện tử.
Đặc biệt, trƣờng Đại học Thƣơng mại đã xây dựng một hệ thống giáo trình dành riêng
cho việc giảng dạy các môn học chuyên ngành thƣơng mại điện tử của trƣờng.

45
Hộp 12
Giáo trình thƣơng mại điện tử căn bản
của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân

Trƣớc nhu cầu nghiên cứu, học tập và ứng dụng thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam, Bộ môn Thƣơng mại điện tử - Khoa Thƣơng mại – trƣờng Đại
học Kinh tế quốc dân đã cho xuất bản cuốn giáo trình ―Thƣơng mại điện
tử‖ lần đầu tiên vào năm 2006, sau đó chỉnh lý, sửa đối và hoàn thiện lại và
tái bản với tiêu đề ―Giáo trình thƣơng mại điện tử căn bản‖ vào năm 2007.

Giáo trình bao gồm 12 chƣơng, chứa đựng nhiều kiến thức liên quan
đến thƣơng mại điện tử, từ những vấn đề tổng quan, những vấn đề liên
quan trực tiếp tới việc xây dựng và phát triển thƣơng mại điện tử nhƣ cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng pháp lý… đến những vấn đề cốt lõi,
cơ bản của thƣơng mại điện tử nhƣ cơ sở mạng của thƣơng mại điện tử,
thƣơng mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B), thƣơng mại điện tử giữa
doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng (B2C)…

―Giáo trình thƣơng mại điện tử căn bản‖ là một cuốn giáo khoa
không chỉ dành cho những ngƣời bƣớc đầu nghiên cứu về thƣơng mại điện
tử mà còn giúp cho những ngƣời mong muốn tìm hiểu và đặc biệt là có ý
định áp dụng thƣơng mại điện tử vào công việc kinh doanh những kiến
thức cơ bản và toàn diện về thƣơng mại điện tử.

Đại học Kinh tế quốc dân

Ngoài ra, trong quá trình tự biên soạn giáo trình, một số trƣờng đại học đã chủ
động biên soạn theo hƣớng ứng dụng cao, gắn liền với thực tế và yêu cầu riêng của
ngành mà trƣờng đào tạo. Chẳng hạn giáo trình ―Thƣơng mại điện tử và ứng dụng
thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp‖ của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng không
những giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thƣơng mại điện tử mà còn
tập trung chuyên sâu vào một số chủ đề quan trọng đối với sinh viên ngoại thƣơng nhƣ
triển khai dự án CNTT trong doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh thƣơng mại
điện tử, đầu tƣ thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp, ứng dụng CNTT trong
quản trị quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng và quản trị nguồn lực doanh
nghiệp.

Hộp 13
Giáo trình thƣơng mại điện tử của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng

Giáo trình ―Thƣơng mại điện tử và ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh
nghiệp‖ đƣợc tổ giáo viên thuộc Bộ môn thƣơng mại điện tử biên soạn. Giáo trình đề
cập tƣơng đối đầy đủ các lĩnh vực cũng nhƣ mô hình ứng dụng thƣơng mại điện tử
trong doanh nghiệp. Giáo trình gồm 14 chƣơng:

46
Chƣơng 1: Tổng quan về thƣơng mại điện tử
Chƣơng 2: Marketing điện tử và một số mô hình thƣơng mại điện tử
thành công
Chƣơng 3: Hợp đồng điện tử
Chƣơng 4: Thanh toán điện tử
Chƣơng 5: Luật điều chỉnh thƣơng mại điện tử
Chƣơng 6: Rủi ro và phòng tránh rủi ro cho thƣơng mại điện tử
Chƣơng 7: Đầu tƣ cho thƣơng mại điện tử
Chƣơng 8: Triển khai dự án Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
Chƣơng 9: Ứng dụng CNTT trong quản trị quan hệ khách hàng
Chƣơng 10: Ứng dụng CNTT trong quản trị chuỗi cung ứng
Chƣơng 11: Ứng dụng CNTT trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Chƣơng 12: Chữ ký số và chứng thực chữ ký số
Chƣơng 13: Kế hoạch thƣơng mại điện tử
Chƣơng 14: Thực hành xây dựng website thƣơng mại điện tử và cửa hàng
trực tuyến

Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan, Chủ nhiệm Bộ môn Thương mại điện tử, trường Đại học
Ngoại thương.

Mặc dù vậy, về mặt nội dung của giáo trình, do phần lớn các trƣờng hiện mới
đào tạo thƣơng mại điện tử dƣới hình thức một môn học 45 tiết nên các giáo trình chủ
yếu cung cấp kiến thức cơ bản về thƣơng mại điện tử, các giáo trình chuyên sâu đào
tạo kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lƣợc thƣơng mại
điện tử chƣa có nhiều. Hơn nữa, đa số giáo trình do các trƣờng tự biên soạn tập trung
giới thiệu về Internet và mô hình B2C. Bởi vậy, có thể nói sinh viên mới chỉ đƣợc giới
thiệu về thƣơng mại điện tử ở hình thức đơn giản nhất, do đó thiếu rất nhiều kiến thức
cần thiết cho việc ứng dụng thƣơng mại điện tử trong thực tế. Một thiếu sót khác về
nội dung của đa số các giáo trình là chƣa quan tâm tới mảng chính sách và pháp luật
thƣơng mại điện tử. Một phần do các giảng viên chƣa có điều kiện nghiên cứu, tìm
hiểu về hệ thống pháp luật thƣơng mại điện tử nên chƣa đủ kiến thức để giảng dạy.
Phần khác là do cơ quan nhà nƣớc hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật chƣa
chú trọng tới hoạt động phổ biến pháp luật thƣơng mại điện tử cho đối tƣợng là giảng
viên thƣơng mại điện tử ở các trƣờng đại học và cao đẳng.

Hộp 14
Giảng dạy pháp luật thƣơng mại điện tử
tại Đại học Luật Hà Nội

Nội dung pháp luật thƣơng mại điện tử bắt đầu đƣợc đƣa vào giảng
dạy tại trƣờng Đại học Luật Hà Nội từ năm 2007 cho hệ đào tạo Thạc sĩ,
đến năm 2008 tiếp tục đƣợc đƣa vào giảng dạy cho khối đại học chính quy
và văn bằng hai.

Nội dung pháp luật thƣơng mại điện tử đƣợc giảng dạy dƣới hình
thức một chuyên đề ―Hợp đồng thƣơng mại điện tử‖ dài 4 tiết trong tổng

47
số 30 tiết học của môn ―Hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại‖ cho sinh
viên khối kinh tế thuộc hệ đào tạo đại học và 5 tiết đối với hệ đào tạo cao
học.

Khoa Luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội

Trong số 19 trƣờng cao đẳng đã giảng dạy thƣơng mại điện tử, 68% trƣờng tự
biên soạn giáo trình, và có 37% trƣờng ban hành thống nhất giáo trình giảng dạy
thƣơng mại điện tử, đó là các trƣờng sau: 1) Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị
Việt – Hàn; 2) Cao đẳng Công nghệ Viettronics; 3) Cao đẳng Công nghiệp Nam Định;
4) Cao đẳng Dệt may Thời trang Thành phố Hồ Chí Minh; 5) Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Kontum; 6) Cao đẳng dân lập Kỹ thuật Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí
Minh; 7) Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.

Trả lời câu hỏi về nguồn tài liệu dùng để biên soạn giáo trình theo thang điểm
từ 1–5, với mức độ phù hợp cao (từ 4 tới 5 điểm) có 21% số trƣờng cao đẳng tham
khảo nguồn tài liệu nƣớc ngoài, 73% tham khảo nguồn tài liệu trong nƣớc.

Nhƣ vậy, giáo trình sử dụng trong các trƣờng cao đẳng hiện nay chủ yếu là
tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu trong nƣớc. Mặt khác kết quả điều tra cho
thấy giảng viên giảng dạy môn học thƣơng mại điện tử tại các trƣờng cao đẳng hiện
nay phần lớn là giáo viên thỉnh giảng từ các trƣờng đại học và cao đẳng khác, do đó
giáo trình đƣợc sử dụng lấy từ chính các trƣờng đó. Lợi thế của việc này là các trƣờng
không phải tự biên soạn giáo trình, tuy nhiên nhu cầu, đối tƣợng giảng dạy và cơ sở
vật chất của từng trƣờng có sự khác biệt. Do đó, cần có sự chỉnh sửa, bổ sung sao cho
phù hợp. Ngoài ra còn xảy ra trƣờng hợp khi giảng viên thỉnh giảng thay đổi thì giáo
trình cũng thay đổi theo gây khó khăn rất lớn cho việc đánh giá nội dung và chất lƣợng
giảng dạy của từng trƣờng cũng nhƣ việc học tập của sinh viên.

Cũng có một số trƣờng cao đẳng đã chủ động tự biên soạn giáo trình phù hợp
với chƣơng trình giảng dạy tại từng trƣờng. Về mặt nội dung, các giáo trình tự biên
soạn tại các trƣờng cao đẳng tập trung khá nhiều vào việc hƣớng dẫn một số kĩ năng
thƣơng mại điện tử cơ bản thuộc cả lĩnh vực thƣơng mại và CNTT, trong đó thời
lƣợng dành cho CNTT khá lớn. Mặc khác, tuy còn là số ít song một vài trƣờng cao
đẳng đã tự biên soạn giáo trình riêng về pháp luật thƣơng mại điện tử.

Hộp 15
Giáo trình Pháp luật thƣơng mại điện tử
của trƣờng Cao đẳng dân lập Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh

*Tên giáo trình: Pháp luật thƣơng mại điện tử


Số đơn vị học trình: 3
Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ ba
Điều kiện tiên quyết: đã học xong các môn quản trị thƣơng mại, thƣơng mại
điện tử

48
*Mô tả vắn tắt nội dung:

- Điều ƣớc quốc tế về Thƣơng mại điện tử: Luật mẫu về thƣơng mại điện tử,
Luật về chữ ký điện tử, Quy tắc vận đơn điện tử.
- Tập quán quốc tế về thƣơng mại điện tử, luật quốc gia của các nƣớc về thƣơng
mại điện tử.
- So sánh luật điều chỉnh thƣơng mại điện tử với luật điều chỉnh thƣơng mại
truyền thống.
- Xung đột xảy ra trong thƣơng mại điện tử: Luật mẫu về thƣơng mại điện tử
với luật quốc gia, xung đột giữa các luật quốc gia về thƣơng mại điện tử.

*Nội dung chi tiết:

Chƣơng I: Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại điện tử

1. Luật mẫu về thƣơng mại điện tử


2. Luật về chữ ký điện tử
3. Quy tắc về vận đơn điện tử

Chƣơng II: Tập quán quốc tế về thƣơng mại điện tử

1. Đặc điểm giao dịch thƣơng mại điện tử trong các nƣớc liên minh châu Âu
2. Đặc điểm giao dịch thƣơng mại điện tử các nƣớc Bắc Mỹ
3. Đặc điểm giao dịch thƣơng mại điện tử trong các nƣớc Đông Bắc Á (Nhật,
Hàn Quốc, Đài Loan…)

Chƣơng III: Sự khác biệt trong luật thƣơng mại điện tử

1. Sự khác biệt giữa nguồn luật điều chỉnh thƣơng mại điện tử với nguồn luật
điều chỉnh thƣơng mại truyền thống
2. Sự khác biệt giữa luật mẫu về thƣơng mại điện tử và luật quốc gia
3. Sự khác biệt giữa các luật quốc gia về thƣơng mại điện tử.

Chƣơng IV: Đặc điểm về đối tƣợng thƣơng mại điện tử

1. Đặc điểm: Luật thƣơng mại điện tử trong giao dịch hàng hóa
2. Đặc điểm: Luật thƣơng mại điện tử trong giao dịch dịch vụ

Chƣơng V: Luật bảo mật thông tin trong thƣơng mại điện tử

1. Chính sách bảo mật thông tin


2. Công nghệ bảo mật
3. Kỹ thuật bảo mật hiện đại

Tiến sĩ Lê Tuệ - trường Cao đẳng dân lập Công nghệ thông tin TP.HCM

Ngoài việc tự biên soạn giáo trình, một số trƣờng đại học và cao đẳng sử dụng
phƣơng thức tiếp cận khác là trực tiếp sử dụng giáo trình của nƣớc ngoài trong công
49
tác giảng dạy và cung cấp trực tiếp cho sinh viên làm giáo trình hoặc tài liệu tham
khảo. Cách tiếp cận này chủ yếu đƣợc các trƣờng quốc tế hoặc các khóa đào tạo liên
kết với nƣớc ngoài sử dụng. Phần lớn các giáo trình đó là của các trƣờng đại học Hoa
Kỳ.

Hộp 16
Một số giáo trình của nƣớc ngoài đƣợc sử dụng
để giảng dạy thƣơng mại điện tử tại một số trƣờng đại học và cao đẳng

1. Simchi-Levi, Kaminsky và Simchi-Levi, Designing and Managing the


Supply Chain - Concepts, Strategies and Case Studies, 3rd edition, nhà
xuất bản McGraw-Hill.

2. Bowersox và Closs, Logistical Management - The Integrated Supply


Chain Process, nhà xuất bản McGraw-Hill.
3. Rayport và Jaworski, E-Commerce, nhà xuất bản McGraw-Hill.
4. Laudon, E-Commerce - Business, Technology, Society, 2nd edition, nhà
xuất bản Addison Wesley.
5. Greenstein và Vasarhelyi, Electronic Commerce - Security, Risk
Management and Control, 2nd edition, nhà xuất bản McGraw-Hill.
6. Bloch và Segev – The impacts of electronic commerce on the travel
industry proceedings, nhà xuất bản Hawaii.
7. E.Turban, J.Lee, D.King, và H.M.Chung, Electronic commerce: A
managerial perspective, nhà xuất bản Prentice Hall.
8. H. M.Deitel, P.J.Deitel, K.Steinbuhler, E-bussiness and e – commerce
for managers, nhà xuất bản Prentice Hall.
9. Gary Schneider, Electronic commerce, nhà xuất bản Thomson.

Thƣơng mại điện tử là một trong những ngành có tốc độ phát triển và thay đổi
rất nhanh. Do đó, giảng viên chuyên ngành thƣơng mại điện tử phải thƣờng xuyên theo
dõi, cập nhật và bổ sung giáo trình trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, mức độ cập
nhật và bám sát thực tế của các giáo trình hiện nay còn rất thấp. Quá trình khảo sát
thực tế cho thấy đa số các trƣờng hiện nay sử dụng các giáo trình đã biên soạn từ vài
năm trƣớc trong khi đó lại thiếu sự cập nhật, bổ sung dẫn đến nhiều chi tiết nêu trong
giáo trình không còn phù hợp. Chẳng hạn, có giáo trình giới thiệu một số website
thƣơng mại điện tử tiêu biểu từ vài năm trƣớc trong khi website đó đã tụt hạng hay
không còn hoạt động, giới thiệu một số công nghệ đã lỗi thời, hoặc đánh giá tình hình
phát triển thƣơng mại điện tử Việt Nam chậm nhiều năm so với thực tế.

Hộp 17
Minh hoạ sự lạc hậu trong giáo trình
thực hành thƣơng mại điện tử

50
Nội dung thực hành trong một giáo trình là ―tham quan một số
website kinh doanh thƣơng mại điện tử thành công trên thế giới và một số
website điển hình tại Việt Nam‖. Sinh viên đƣợc cung cấp danh sách lập từ
năm 2005 bao gồm 65 website thƣơng mại điện tử thành công trên thế giới
và 50 website tiêu biểu của Việt Nam để truy cập và học hỏi.

Giáo trình đƣợc biên soạn từ năm 2005 nhƣng chƣa đƣợc chỉnh sửa
bổ sung nên hiện nay nhiều website trong danh sách này không phải là tiêu
biểu hoặc không còn hoạt động.

Tuy nhiên cũng có một số trƣờng có điều kiện tiếp cận thƣờng xuyên với nguồn
tài liệu cập nhật và sửa đổi, bổ sung những nội dung từ cơ bản đến nâng cao, điển hình
nhƣ trƣờng Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đại học
Ngoại thƣơng liên tục cập nhật các giáo trình mới nhất của nƣớc ngoài để tham khảo
cho nội dung giảng dạy, cả về nội dung thƣơng mại lẫn CNTT để phù hợp hơn với khả
năng và nhu cầu của sinh viên.

Đối với chuyên ngành mới nhƣ thƣơng mại điện tử, khó khăn về giáo trình
giảng dạy trong giai đoạn ban đầu là tất yếu. Tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng đến kết quả đào tạo. Trong bối cảnh chƣa có chƣơng trình khung và giáo trình
mẫu cho việc đào tạo thƣơng mại điện tử, các trƣờng nên chủ động tự biên soạn hoặc
tập hợp xây dựng giáo trình thống nhất và thích hợp. Các giảng viên cần thƣờng xuyên
tìm hiểu thông tin về tình hình thƣơng mại điện tử trên thế giới và trong nƣớc để cập
nhật và bổ sung vào nội dung giáo trình. Ngoài ra cần có hình thức gặp gỡ, giao lƣu
giữa các giảng viên đào tạo thƣơng mại điện tử tại các trƣờng nhằm trao đổi, tập hợp,
thống nhất ý kiến hƣớng tới việc xây dựng giáo trình thƣơng mại điện tử ngày càng
hoàn thiện hơn nữa.

5. Thực hành

So với các ngành khác, đào tạo thƣơng mại điện tử có đặc thù riêng là đòi hỏi
hàm lƣợng thực hành cao. Sinh viên đƣợc đào tạo thƣơng mại điện tử không những
cần có kiến thức chuyên ngành thƣơng mại mà còn cần những kiến thức về công nghệ
thông tin hỗ trợ trực tiếp cho thƣơng mại điện tử nhƣ lập trình xây dựng các ứng dụng
và website thƣơng mại điện tử, quản trị mạng trong thƣơng mại điện tử, quản trị hệ
thống thông tin trong thƣơng mại điện tử, quản trị dự án thƣơng mại điện tử… Do đó,
các trƣờng phải có sự đầu tƣ thỏa đáng về cơ sở vật chất, tài liệu và phần mềm dành
cho thực hành thƣơng mại điện tử.

Về cơ sở vật chất, trong số 30 trƣờng đại học đã đào tạo thƣơng mại điện tử,
67% có phòng thực hành thƣơng mại điện tử, số máy tính trung bình của mỗi trƣờng là
164 máy, 33% có phần mềm dành riêng cho thực hành thƣơng mại điện tử, thời lƣợng
thực hành trung bình 28%.

51
Trong số 19 trƣờng cao đẳng đã đào tạo thƣơng mại điện tử, 69% có phòng thực
hành thƣơng mại điện tử, số máy tính trung bình của mỗi trƣờng là 110 máy, 20% có
phần mềm dành riêng cho thực hành thƣơng mại điện tử, thời lƣợng thực hành trung
bình 25%.

Thống kê chung cho cả các trƣờng đại học và cao đẳng, 68% trƣờng có phòng
thực hành thƣơng mại điện tử, số máy tính trung bình của mỗi trƣờng là 143 máy, 29%
có phần mềm dành riêng cho thực hành thƣơng mại điện tử, thời lƣợng thực hành
trung bình 27%.

Tuy nhiên, thống kê trên mới chỉ phản ánh phần nào cơ sở vật chất dành cho
thực hành thƣơng mại điện tử, bởi đa số các trƣờng sử dụng phòng thực hành công
nghệ thông tin sẵn có để thực hành thƣơng mại điện tử. Đặc biệt các trƣờng thuộc lĩnh
vực CNTT có lợi thế rất lớn là thƣờng có sẵn cơ sở vật chất đầy đủ cho việc thực hành
CNTT với số lƣợng phòng máy và máy tính kết nối mạng khá lớn, trong số này có
trƣờng Đại học Công nghiệp TP. HCM với 1500 máy tính, Đại học Dân lập Kỹ thuật
công nghiệp TP. HCM với 600 máy. Số lƣợng máy tính trung bình của khối các trƣờng
CNTT là 305 máy. Số lƣợng máy tính dành cho thực hành của khối các trƣờng kinh tế
và quản trị kinh doanh ít hơn, trung bình mỗi trƣờng có 80 máy tính. Tuy nhiên rất ít
trƣờng có phòng thực hành dành riêng cho thƣơng mại điện tử. Kết quả điều tra cho
thấy chỉ có trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà nội có cơ sở thực hành dành riêng cho
thƣơng mại điện tử với quy mô hơn 100 máy tính đƣợc nối mạng tốc độ cao.

Hộp 18
Phòng thực hành thƣơng mại điện tử
của trƣờng Đại học Thƣơng mại

Năm 2005, với nguồn tài trợ từ ―Dự án Giáo dục đại học‖ - mức B của
Ngân hàng Thế giới (World Bank), trƣờng Đại học Thƣơng mại đã dành ngân
sách đáng kể thành lập Phòng thực hành thƣơng mại điện tử đầu tiên trên cả
nƣớc (nay thuộc Trung tâm Thƣơng mại điện tử quản lí).

Ngay từ ngày đầu thành lập, Phòng thực hành đƣợc trang bị 2 máy chủ,
HP Proliant ML-350 và Proliant ML-500, với hệ thống tape-backup, đƣợc cài
đặt hệ điều hành Windows Server 2003, hệ cơ sở dữ liệu Oracle 10g có bản
quyền. 100 máy trạm (tốc độ 2,8Ghz) đƣợc cài đặt hệ điều hành Windows XP
Professional có bản quyền. Để phục vụ yêu cầu sử dụng Internet, Phòng thực
hành đƣợc trang bị 2 đƣờng mạng ADSL chạy song song, một đƣờng 4Mbps
của Netnam và một đƣờng 5Mbps của FPT. Học viên đến học có thể sử dụng
máy tính xách tay để thực hành thông qua mạng wifi tại phòng.

Phòng thực hành hiện nay đang đƣợc sử dụng với tần suất tƣơng đối
cao, trên 48h/tuần, phục vụ hơn 500 học viên mỗi đợt. Tất cả các nội dung
thực hành có yêu cầu cao về đƣờng truyền Internet nhƣ Khai thác dữ liệu kinh
doanh, Trao đổi thông tin, Bảo mật thông tin kinh doanh đều đƣợc giảng dạy
tại phòng thực hành. Đặc biệt, với ƣu thế có sẵn 2 máy chủ tốc độ cao và ổn
định, sinh viên có điều kiện thực hành nhanh chóng và dễ dàng các phần mềm
52
chuyên dụng nhƣ: Phần mềm huấn luyện thƣơng mại điện tử, Phần mềm Kế
hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Hệ quản trị quan hệ khách hàng
(CRM), Hệ quản trị nội dung (CMS). Ngoài ra, nhờ tích cực liên kết với các
doanh nghiệp, sinh viên cũng có điều kiện tiếp cận các hệ thống của doanh
nghiệp Việt Nam nhƣ Mạng xã hội doanh nghiệp ESN của TADA.

* Thuận lợi:
- Nhận đƣợc sự quan tâm, ủng hộ từ phía lãnh đạo nhà trƣờng và sự tạo
điều kiện của các cơ quan quản lí nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử.
- Đội ngũ giảng viên của khoa nhiều nhiệt huyết, tích cực, năng động.

* Khó khăn
- Sau hơn 3 năm hoạt động, hệ thống máy trạm trong phòng thực hành
đã trở nên lạc hậu và không đủ tài nguyên để chạy tốt đồng thời các ứng dụng
mới hiện nay. Chắc chắn hệ thống máy trạm này sẽ không đáp ứng đƣợc nhu
cầu ngày càng tăng trong tƣơng lai.
- Công nghệ truyền thông cũng ngày càng phát triển, đòi hỏi các
chƣơng trình ứng dụng cần luôn đƣợc cập nhật để học viên có thể tiếp cận với
công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi chi phí lớn mà
chỉ riêng nhà trƣờng không thể đảm đƣơng đƣợc.
- Mối quan hệ của Khoa với các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ nên sinh
viên vẫn chƣa tiếp cận đƣợc nhiều các hệ thống thƣơng mại điện tử do chính
doanh nghiệp Việt Nam phát triển hay các hệ thống thƣơng mại điện tử đang
thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử tiên tiến tại Việt
Nam.

Trong thời gian tới, Khoa Thƣơng mại điện tử mong muốn tiếp tục
nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cấp hệ
thống máy tính cũng nhƣ các phần mềm thực hành của Phòng thực hành;
mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng việc liên kết giữa
hoạt động đào tạo và thực tiễn, nâng cao chất lƣợng đào tạo của chuyên
ngành; phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình đào
tạo nhằm nâng cao trình độ, cũng nhƣ phối hợp tổ chức các khoá đào tạo
nhằm phổ biến kiến thức và kỹ năng thƣơng mại điện tử cho xã hội.

Khoa Thương mại điện tử, trường đại học Thương mại Hà Nội

Do sử dụng phòng thực hành CNTT có sẵn để thực hành thƣơng mại điện tử
nên mặc dù cơ sở vật chất của nhiều trƣờng khá đầy đủ song hiệu quả sử dụng cho đào
tạo thực hành thƣơng mại điện tử chƣa cao. Điều này do một số nguyên nhân chính
sau đây:

i) Thời lƣợng dành cho thực hành thƣơng mại điện tử khá thấp, thƣờng chỉ 15
tiết/1 lớp/1 học kỳ.

ii) Thiếu giảng viên chuyên hƣớng dẫn thực hành thƣơng mại điện tử.

53
iii) Số lƣợng sinh viên và lớp học thƣơng mại điện tử còn ít, chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng của phòng thực hành.

iv) Không có điều kiện tiếp cận tới hoạt động tổ chức kinh doanh, quy trình đầu
tƣ các dự án thƣơng mại điện tử, các hình thức thƣơng mại điện tử không dựa
trên công nghệ website.

Thƣơng mại điện tử là một hình thức kinh doanh mới, đa phần công việc đƣợc
thực hiện trên mạng máy tính nhờ sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng, do đó
để có thể hiểu sâu và nắm rõ vấn đề, cần có các phần mềm để sinh viên có thể thực sự
đƣợc làm quen và thực hành với một số khái niệm, nội dung quan trọng của thƣơng
mại điện tử nhƣ các công nghệ mới, chữ kí số, thanh toán qua mạng, lập gian hàng
ảo...

Trong số các trƣờng đại học và cao đẳng có nội dung thực hành thƣơng mại
điện tử chỉ có 29% trƣờng có phần mềm dành riêng cho thực hành thƣơng mại điện tử,
trong đó tỷ lệ của các trƣờng đại học là 33% và cao đẳng là 21%. Tuy nhiên quá trình
khảo sát thực tế cho thấy đa số phần mềm các trƣờng sử dụng chủ yếu thiên về thực
hành công nghệ thông tin nhƣ các phần mềm văn phòng, thiết kế website, quản lý cơ
sở dữ liệu... Chỉ có một số trƣờng có phần mềm dành riêng cho thực hành thƣơng mại
điện tử. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng và Đại học Thƣơng mại, với sự giúp đỡ của các
chuyên gia lập trình, đã từng bƣớc xây dựng và nghiên cứu đƣợc một số giải pháp
phần mềm thƣơng mại điện tử để cài đặt trên máy chủ của trƣờng cho sinh viên sử
dụng trong các bài thực hành.

Hộp 19
Phần mềm Joomla đang đƣợc nhiều trƣờng sử dụng
trong thực hành thƣơng mại điện tử

* Giới thiệu chung:

Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở đƣợc viết bằng
ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép ngƣời sử dụng
có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.

Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để
tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in,
bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ
trợ đa ngôn ngữ.

Joomla! đƣợc phát âm theo tiếng Swahili nhƣ là jumla nghĩa là "đồng
tâm hiệp lực".
Joomla! đƣợc sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website
cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao,
cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ
dàng quản lý và có độ tin cậy cao.

54
Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn toàn
miễn phí cho tất cả mọi ngƣời trên thế giới.

* Ứng dụng:
- Các cổng thông tin điện tử hoặc các website doanh nghiệp
- Thƣơng mại điện tử trực tuyến
- Báo điện tử, tạp chí điện tử
- Website của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Website của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ
- Website các trƣờng học
- Website của gia đình hay cá nhân

* Các giải thƣởng đạt đƣợc:


- Tháng 10 năm 2007, Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở PHP tốt
nhất do Packt Publishing trao tặng.
- Tháng 11 năm 2006, Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở tốt nhất
do Packt Publishing trao tặng.
- Tháng 10 năm 2006, Dự án mã nguồn mở/ Linux tốt nhất tại triển
lãm LinuxWorld 2006 ở Anh.
- Tháng 10 năm 2005, Dự án mã nguồn mở/ Linux tốt nhất tại triển
lãm LinuxWorld 2005 ở Anh.

http://en.wikipedia.org/wiki/Joomla!

Trong số các trƣờng không có phòng thực hành thƣơng mại điện tử, nhiều
trƣờng xây dựng nội dung thực hành dƣới dạng cho sinh viên tự thực hành ngoài giờ.
Nội dung thực hành chủ yếu xoay quanh việc truy cập và làm quen với các trang web
thƣơng mại điện tử B2C, B2B, từ đó học hỏi rút ra nhận xét về cấu trúc, giao diện của
các trang web nói trên. Cách tiếp cận này giúp sinh viên chủ động tìm hiểu và nghiên
cứu về mặt ứng dụng thƣơng mại điện tử, tuy nhiên sinh viên chỉ có khả năng tiếp cận
ở mức độ bề mặt, khó có thể tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu, cách vận hành, quá trình kinh
doanh, phƣơng thức thanh toán của các website, ngoài ra còn rất nhiều lĩnh vực khác
của thƣơng mại điện tử mà sinh viên không thể có điều kiện tiếp cận nếu không đƣợc
sự hỗ trợ từ phía nhà trƣờng.

Một vấn đề cũng khá nan giải mà hầu hết các trƣờng đang gặp phải trong việc
hƣớng dẫn thực hành thƣơng mại điện tử hiện nay đó là sự chênh lệch kiến thức kinh
doanh và CNTT của sinh viên. Trình độ CNTT của sinh viên nói chung vẫn còn rất
yếu, nội dung thực hành thƣơng mại điện tử tại một số trƣờng yêu cầu thiết kế hay lập
trình website là quá khó đối với sinh viên các chuyên ngành kinh tế. Ngƣợc lại, sinh
viên CNTT học thƣơng mại điện tử lại thiếu những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế và
kinh doanh để có thể hiểu tƣờng tận và áp dụng đƣợc trong thực tế.

Chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là đào tạo phải gắn kết với
nhu cầu của xã hội. Đối với lĩnh vực mới, yêu cầu hàm lƣợng thực hành rất cao nhƣ
thƣơng mại điện tử, các trƣờng cần chú ý hơn nữa đến mảng thực hành trên mọi
phƣơng diện: cơ sở vật chất, tài liệu, phần mềm, giảng viên hƣớng dẫn. Luôn luôn cập

55
nhật nội dung thực hành để bám sát với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng
nhƣ các ứng dụng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới.

56
Phần IV

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trên cơ sở kết quả điều tra, phỏng vấn cũng nhƣ tổng hợp các chính sách và
thực tiễn liên quan tới tình hình đào tạo CNTT và thƣơng mại điện tử, có thể đánh giá
hoạt động đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử trong vòng năm năm tới có nhiều
thuận lợi lớn, đồng thời cũng còn gặp phải những khó khăn không nhỏ. Các trƣờng
nên xem xét những yếu tố này khi xây dựng kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử cho
những năm tới.

1. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi cơ bản đối với đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử là hệ thống luật
và chính sách vĩ mô về giáo dục đã có sự thay đổi lớn trong vài năm gần đây, đặc biệt
là việc ban hành Luật Giáo dục năm 2005. Đồng thời nhu cầu nguồn nhân lực chuyên
nghiệp triển khai thƣơng mại điện tử tăng nhanh tại các doanh nghiệp tạo ra thuận lợi
lớn cho hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng trên
phạm vi cả nƣớc.

Một thuận lợi khác đối với đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử tại các trƣờng
đại học và cao đẳng ở nƣớc ta là tham khảo đƣợc kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành
này tại các nƣớc phát triển. Một số nƣớc phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã tiến hành
đào tạo ở bậc đại học hoặc cao hơn chuyên ngành thƣơng mại điện tử trƣớc chúng ta
khoảng hai thập kỷ. Công nghệ Internet có thể giúp chúng ta tiếp cận một cách nhanh
chóng tới nhiều mặt của hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử của các nƣớc đó, từ
chƣơng trình tới giáo trình.

Kinh nghiệm đào tạo thƣơng mại điện tử tại nhiều trƣờng đại học và cao đẳng
trong nƣớc cũng rất có ích cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo cho những
năm tới. Thực tiễn cho thấy sự quan tâm của ngƣời đứng đầu (hiệu trƣởng, giám đốc)
các cơ sở đào tạo có ý nghĩa quyết định tới việc có giảng dạy thƣơng mại điện tử
không, nếu dạy thì ở quy mô nào. Việc thành lập khoa thƣơng mại điện tử, bộ môn
thƣơng mại điện tử hay chỉ tiến hành đào tạo thƣơng mại điện tử nhƣ một môn học
cũng có sự khác biệt giữa các trƣờng. Nếu là bộ môn thƣơng mại điện tử thì đặt ở khoa
CNTT, quản trị kinh doanh hay khoa nào cũng là một kinh nghiệm quý để các trƣờng
tham khảo lẫn nhau. Điều tra khảo sát cho thấy khó khăn chung của tất cả các trƣờng
đã tiến hành đào tạo thƣơng mại điện tử là thiếu đội ngũ giảng viên cả về số lƣợng và
chất lƣợng. Các trƣờng chuẩn bị đào tạo thƣơng mại điện tử đứng trƣớc một số lựa
chọn. Thứ nhất là tập hợp một số giảng viên hiện có giảng dạy ngay thƣơng mại điện
tử, sau đó nâng cao dần chất lƣợng giảng viên. Thứ hai là chọn một số giảng viên phù
hợp gửi đi đào tạo bài bản ở các cơ sở trong nƣớc và nƣớc ngoài, sau đó mới bắt đầu
giảng dạy về thƣơng mại điện tử.

Một thuận lợi khác của hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử là không có ranh
giới lớn giữa lý thuyết tại nhà trƣờng với thực tiễn kinh doanh. Thƣơng mại điện tử là
57
một lĩnh vực rất thuận lợi cho sinh viên thực tập. Chỉ cần một máy tính cá nhân kết nối
với Internet là mỗi sinh viên có thể nghiên cứu hầu nhƣ mọi mô hình thƣơng mại điện
tử trên toàn thế giới, nắm bắt những mô hình kinh doanh thành công, thậm chí có thể
triển khai các ý tƣởng kinh doanh trực tuyến với chi phí thấp.

Bên cạnh các thuận lợi trên, hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử tại các
trƣờng đại học và cao đẳng trong những năm tới gặp không ít khó khăn.

Về lĩnh vực giáo dục, cho tới nay vẫn chƣa có Chƣơng trình khung về CNTT.
Mặc dù đào tạo thƣơng mại điện tử có sự khác biệt đáng kể với đào tạo CNTT nhƣng
tri thức về CNTT là một trong những nền tảng để có thể đào tạo thƣơng mại điện tử.29
Có sự giao nhau khá lớn giữa các môn học chuyên ngành CNTT và chuyên ngành
thƣơng mại điện tử do đó Chƣơng trình khung về thƣơng mại điện tử cần phải bám sát
chƣơng trình khung về CNTT.

Một khó khăn khác là Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rất nhiều hoạt
động lớn và phức tạp, có tác động không nhỏ tới mọi mặt kinh tế xã hội. Thƣơng mại
điện tử lại là một lĩnh vực mới, chuyên sâu, thay đổi nhanh và chƣa đƣợc biết tới một
cách rộng rãi trong xã hội. Vì vậy, hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử chƣa thu hút
đƣợc sự quan tâm thoả đáng của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.30

Thêm vào đó, các doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động kinh doanh thƣơng
mại điện tử nhƣng trong hệ thống mã ngành nghề kinh doanh hiện nay chƣa có mã cho
doanh nghiệp thƣơng mại điện tử. Tƣơng tự nhƣ vậy, các trƣờng đã giảng dạy thƣơng
mại điện tử nhƣng chƣa có mã ngành đào tạo của ngành này.

Nhƣ phần trên đã phân tích, điều kiện tiên quyết để học thƣơng mại điện tử là
phải có tri thức nhất định về lĩnh vực CNTT. Trong những năm qua hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực CNTT phát triển ồ ạt theo bề rộng nhƣng chất lƣợng rất thấp. Điều này
ảnh hƣởng đáng kể tới đào tạo thƣơng mại điện tử.

Một khó khăn khác của hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử điện tử là thiếu
các thống kê định lƣợng và dự báo tin cậy về nhiều tiêu chí gắn với thƣơng mại điện
tử. Chẳng hạn, cho tới hết năm 2008 không có thống kê nào phản ánh chính xác quy
mô của thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, bao gồm số doanh nghiệp ứng dụng thƣơng
mại điện tử, mức độ ứng dụng, giá trị giao dịch trực tuyến, nhu cầu chung về nguồn
nhân lực thƣơng mại điện tử cũng nhƣ nhu cầu chuyên ngành hẹp... Do đó không thể
dự báo chính xác tới năm 2010 hay 2015 nhu cầu xã hội đối với cán bộ có trình độ đại
học về thƣơng mại điện tử là bao nhiêu. Việc lập kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử
cho toàn xã hội cũng nhƣ cho mỗi trƣờng đại học và cao đẳng vì vậy gặp khó khăn
lớn. Ngoài ra, số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thƣơng mại điện tử còn rất ít và
mới đƣợc vài khoá, do đó chƣa rõ họ có phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực tại các
doanh nghiệp không, sinh viên chuyên ngành thƣơng mại điện tử đã học môn thƣơng
mại điện tử có thuận lợi nào so với sinh viên ngành khác hoặc sinh viên không đƣợc
29
Vai trò của tri thức CNTT đối với đào tạo thƣơng mại điện tử cũng tƣơng tự nhƣ vai trò của tri thức toán học
đối với đào tạo CNTT.
30
Kết quả điều tra cho thấy mặc dù đã có trên 50 trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo thƣơng mại điện tử ở các
quy mô khác nhau nhƣng chƣa có bất cứ văn bản chỉ đạo nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
58
học thƣơng mại điện tử điện tử không. Rõ ràng cần phải tiến hành hoạt động điều tra,
đánh giá mức độ thành công của các sinh viên này sau khi tốt nghiệp đại học hoặc cao
đẳng để rút ra kết luận về nhu cầu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chính quy về thƣơng
mại điện tử.

Kinh nghiệm đào tạo thƣơng mại điện tử tại các nƣớc phát triển rất quý nhƣng
khó vận dụng vào Việt Nam. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội, tập
quán kinh doanh, hạ tầng thanh toán điện tử, quy định pháp luật... dẫn tới không thể
sao chép chƣơng trình và giáo trình thƣơng mại điện tử của nƣớc ngoài để giảng dạy
trong nƣớc. Chẳng hạn, các nƣớc phát triển rất chú trọng tới bảo vệ thông tin cá nhân
trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử thì ở Việt Nam chủ đề này hầu nhƣ
chƣa đƣợc ai quan tâm. Đồng thời cũng có sự khác biệt lớn về đội ngũ giảng viên. Các
giảng viên dạy thƣơng mại điện tử ở các nƣớc phát triển có điều kiện nghiên cứu sâu
về thƣơng mại điện tử trong khi các giảng viên ở Việt Nam mới tìm hiểu lĩnh vực này
và ―vừa tìm hiểu vừa dạy‖. Giảng viên có chuyên môn sâu về CNTT thì yếu về kinh
doanh và ngƣợc lại. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ hoặc thạc sỹ không thấp
(thống kê), kể cả đào tạo ở nƣớc ngoài, nhƣng hầu nhƣ thuộc các chuyên ngành khác.
Có rất ít tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành thƣơng mại điện tử trên cả nƣớc.

Những khó khăn trên trở lên lớn hơn khi hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam còn manh mún và hầu nhƣ không có sự phối hợp giữa các trƣờng đại học
và cao đẳng. Cho tới nay chỉ có vài cuộc hội thảo quy mô nhỏ về đào tạo chính quy
thƣơng mại điện tử.31 Đáng chú ý là chƣa xuất hiện một website hay diễn đàn trực
tuyến nào chuyên sâu về chủ đề đào tạo thƣơng mại điện tử. Các trƣờng có cả khoa
CNTT và quản trị kinh doanh hay chuyên ngành kinh tế còn phân vân xem đặt bộ môn
thƣơng mại điện tử ở khoa nào, hoặc môn thƣơng mại điện tử sẽ do khoa nào phụ
trách.

Về thực hành, trong khi thực hành trực tuyến có thể triển khai rất dễ dàng đối
với mô hình kinh doanh hoặc giao diện thì rất khó tiếp cận tới bản chất công nghệ hoặc
quản trị. Các trƣờng không có điều kiện tiếp cận hoạt động tổ chức kinh doanh, quy
trình đầu tƣ các dự án thƣơng mại điện tử, các hình thức thƣơng mại điện tử không dựa
trên công nghệ website...

2. Kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử và đề xuất của các trƣờng

Trong số 108 trƣờng trả lời phiếu điều tra có 45% trƣờng giảng dạy thƣơng mại
điện tử, trong đó 2% đã tiến hành đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử và thành
lập khoa thƣơng mại điện tử, 7% thành lập bộ môn thƣơng mại điện tử, 36% dạy môn
thƣơng mại điện tử.

Để đánh giá về xu hƣớng đào tạo thƣơng mại điện tử trong những năm tới, cuộc
điều tra phân các trƣờng thành hai nhóm: Nhóm 1 là nhóm 49 trƣờng đã triển khai hoạt

31
Trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà Nội tổ chức một cuộc hội thảo năm 2003 và Bộ Công Thƣơng tổ chức một
cuộc hội thảo vào năm 2006.
59
động đào tạo thƣơng mại điện tử và Nhóm 2 là nhóm 59 trƣờng chƣa tiến hành đào tạo
môn này.

Với nhóm thứ nhất, trả lời về kế hoạch đào tạo thƣơng mại điện tử trong những
năm tới, 67% trƣờng cho biết đã dự định đƣa thƣơng mại điện tử thành một chuyên
ngành đào tạo trong vòng 5 năm tới, 69% dự định sẽ phổ cập thƣơng mại điện tử cho
nhiều ngành của trƣờng.

Trả lời câu hỏi về quyết tâm của lãnh đạo nhà trƣờng trong việc phát triển đào
tạo thƣơng mại điện tử với thang điểm từ 0 tới 9, 23% trƣờng cho biết mức quyết tâm
ở mức 8 và 9, 37% trƣờng có mức quyết tâm từ 5 tới 7.

Với nhóm thứ hai, 88% trƣờng dự định đào tạo thƣơng mại điện tử, trong đó
75% sẽ đào tạo thƣơng mại điện tử cho một số ngành, chuyên ngành và 25% đào tạo
chuyên ngành thƣơng mại điện tử.

Về thời gian, 44% trƣờng có kế hoạch đào tạo trong vòng 2 năm tới, 39% trong
vòng 3-5 năm và 17% chƣa xác định thời điểm.

Các trƣờng đã đào tạo thƣơng mại điện tử hoặc có kế hoạch đào tạo trong vòng
5 năm tới đã đƣa ra một số đề xuất cụ thể đối với Bộ Công Thƣơng và Bộ Giáo dục và
Đào tạo nhƣ sau:

Bảng 7
Đề xuất của các trƣờng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại điện tử và giáo dục đào tạo

STT Đề xuất Tỷ lệ %
1 Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên ở trong và 76
ngoài nƣớc

2 Ban hành chƣơng trình khung giáo dục đại học và cao 52
đẳng đối với chuyên ngành thƣơng mại điện tử

3 Giúp đỡ về kinh phí và cơ sở vật chất 38

4 Cung cấp, hỗ trợ tài liệu, giáo trình giảng dạy 34

5 Hỗ trợ phần mềm thực hành 18

6 Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài 16


nƣớc

7 Hƣớng dẫn cụ thể cho các trƣờng để tham gia giảng dạy 2

8 Xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo thƣơng mại điện tử để hỗ trợ 2
công tác đào tạo, nghiên cứu thƣơng mại điện tử

60
9 Hỗ trợ phƣơng pháp giảng dạy môn thƣơng mại điện tử 2

10 Phổ cập môn thƣơng mại điện tử trong các trƣờng đại học 1

11 Hỗ trợ khai thác các ứng dụng thƣơng mại điện tử 1

(*)Lưu ý: Tỷ lệ phần trăm được tính theo số trường đưa ra đề xuất trên tổng số trường
đã đào tạo hoặc có kế hoạch đào tạo thương mại điện tử.

Phần lớn các trƣờng đề xuất Bộ Công Thƣơng hỗ trợ bồi dƣỡng đội ngũ giảng
viên tham gia giảng dạy thƣơng mại điện tử. Khoảng một nửa số trƣờng đã giảng dạy
thƣơng mại điện tử đề xuất ban hành chƣơng trình khung đào tạo thƣơng mại điện tử.

Hai đề xuất đáng chú ý khác là hỗ trợ tài liệu, giáo trình giảng dạy và tổ chức
hội thảo trao đổi về các khía cạnh liên quan tới đào tạo thƣơng mại điện tử tại các
trƣờng đại học và cao đẳng.

Hộp 20
Chuyên ngành quản trị thƣơng mại điện tử
tại trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics do Tổng Công ty Điện tử và


Tin học Việt nam thành lập năm 2003. Tên giao dịch quốc tế là Viettronics
Technology College (tên viết tắt: VTC). Trong giai đoạn đầu mới thành lập,
trƣờng tập trung đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ nhƣ: tin
học, điện tử viễn thông và tự động hóa, đồng thời mở khoa quản lý kinh tế
nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh và kế toán tin học.

Sau 5 năm, quy mô đào tạo của Nhà trƣờng đã khẳng định rõ nét tốc
độ phát triển: nếu nhƣ năm học đầu tiên, Nhà trƣờng chỉ có 257 sinh viên với
5 lớp, 4 ngành đào tạo thì đến năm học 2008 - 2009, số lƣợng sinh viên Nhà
trƣờng đã lên tới gần 4.000 ở 10 chuyên ngành đào tạo và 3 bậc đào tạo, từ
Đào tạo nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đến trình độ Cao đẳng với tổng số
khoảng 65 lớp. Nhà trƣờng cũng đầu tƣ các phòng thực hành hiện đại nhƣ
phòng thực hành Hiclass, phòng thực hành Mã nguồn mở, phòng thực hành
mô phỏng kế toán, phòng thực hành PLC và các phòng thực hành khác, các
phòng máy tính... Nhà trƣờng phấn đấu đảm bảo phục vụ thời lƣợng thực
hành khoảng 50% thời gian học tập của sinh viên.

Đến năm 2006, với phƣơng châm gắn đào tạo với thực tế, phát huy
thế mạnh công nghệ vốn có, trƣờng mở thêm chuyên ngành: quản trị thƣơng
mại điện tử với định hƣớng đào tạo sinh viên ra trƣờng có thể ứng dụng đƣợc
các kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh trên nền công nghệ thông tin.
Hiện nay, Bộ môn Quản trị kinh doanh thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý đang

61
phối hợp với bộ môn Hệ thống thông tin của khoa Công nghệ thông tin quản
lý đào tạo chuyên ngành quản trị thƣơng mại điện tử. Đội ngũ giảng viên cơ
hữu gồm giảng viên của hai ngành quản trị kinh doanh và CNTT. Có 1 giảng
viên là thạc sĩ quản trị kinh doanh - cử nhân CNTT, hai giảng viên là cử
nhân quản trị kinh doanh -cử nhân CNTT. Nhiều giảng viên của khoa CNTT
tham gia giảng dạy các học phần có yêu cầu hàm lƣợng tin học cao. Giảng
viên thƣơng mại điện tử của trƣờng thƣờng xuyên tham gia các khóa tập
huấn thƣơng mại điện tử tại Đại học Ngoại thƣơng, Hội thảo chuyên đề
thƣơng mại điện tử do Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
tổ chức…

Tới năm học 2008 – 2009, trƣờng đã tuyển sinh ba khóa đào tạo
chuyên ngành quản trị thƣơng mại điện tử, mỗi khóa gồm một lớp 60 sinh
viên. Chƣơng trình đào tạo gồm 145 đơn vị học trình, trong đó các môn
chuyên ngành thƣơng mại điện tử là: Mạng máy tính và Internet, Thƣơng
mại điện tử căn bản, Hệ thống thông tin quản lý, Tin học ứng dụng trong
doanh nghiệp, Marketing điện tử, Thanh toán điện tử, Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin, An toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử, Pháp luật
thƣơng mại điện tử, Tiếng Anh chuyên ngành thƣơng mại điện tử, Quản trị
cơ sở dữ liệu, Quản trị mô hình B2B, Quản trị mô hình B2C, thiết kế web
thƣơng mại điện tử. Trƣờng cũng đã hợp tác với Khoa Thƣơng mại điện tử
của trƣờng đại học Thƣơng mại Hà Nội trong việc xây dựng chƣơng trình và
giáo trình giảng dạy cho các môn học, hàng năm có chỉnh lý và bổ sung
chƣơng trình để phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Sinh viên đƣợc thực tập trong các phòng thực hành CNTT hiện đại, có
đƣờng truyền Internet băng thông rộng. Nội dung thực hành bao gồm hệ
thống mạng, thiết kế website, cơ sở dữ liệu, an toàn và bảo mật trong giao
dịch điện tử thông qua việc tham khảo trang web www.vnemart.com.vn và
sử dụng phần mềm Joomla...

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị thƣơng mại điện tử, sinh
viên có thể học liên thông để hoàn thiện chƣơng trình đại học.

Trong thời gian tới, trƣờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics quyết
tâm tiếp tục phát huy truyền thống đã có, chuẩn bị mọi điều kiện để phấn đấu
đến năm 2012 trở thành trƣờng Đại học Công nghệ Vietronics, đồng thời
thành lập Khoa Thƣơng mại điện tử nhằm biến thƣơng mại điện tử trở thành
một chuyên ngành đào tạo mũi nhọn của nhà trƣờng.

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics - www.caodangvtc.edu.vn

62
KHUYẾN NGHỊ

Ngoài mục tiêu phản ánh toàn diện và chính xác tình hình đào tạo thƣơng mại
điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nƣớc, Báo cáo này còn có
mục tiêu đƣa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo chính quy thƣơng
mại điện tử giai đoạn tới năm 2010 và các năm tiếp theo.

Trƣớc khi đƣa ra các khuyến nghị đó, trên cơ sở tổng hợp kết quả cuộc điều tra,
có thể nêu một số vấn đề nổi bật trong đào tạo thƣơng mại điện tử thời gian qua nhƣ
sau:

Vấn đề nổi bật đầu tiên là vấn đề giảng viên thƣơng mại điện tử. Có thể thấy
việc hình thành đội ngũ giảng viên tâm huyết, say mê nghiên cứu và giảng dạy thƣơng
mại điện tử trong vòng vài năm là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, đội ngũ này hiện nay
vừa thiếu về số lƣợng, vừa chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo. Tình hình này có thể
còn kéo dài trong nhiều năm nữa nếu các cơ quan quản lý nhà nƣớc không đƣa ra các
giải pháp phù hợp.

Hai vấn đề nổi bật tiếp theo là chƣơng trình khung chuyên ngành thƣơng mại
điện tử và giáo trình thƣơng mại điện tử. Hai vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong khi chƣa có chƣơng trình khung, những trƣờng đã thành lập khoa thƣơng mại
điện tử hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng các môn học và giáo trình. Phần lớn
các trƣờng dạy thƣơng mại điện tử nhƣ một môn học cũng tự soạn giáo trình. Vì vậy,
có sự khác biệt đáng kể về nội dung, chất lƣợng của giáo trình giảng dạy giữa các
trƣờng.

Vấn đề thứ tƣ là nhận thức về tỷ lệ kiến thức CNTT và kinh tế thƣơng mại cần
giảng dạy ở trình độ đại học và cao đẳng có sự khác biệt lớn. Hai trƣờng phái chính là
trƣờng phái trọng kiến thức CNTT và trƣờng phái trọng kiến thức kinh doanh. Chừng
nào chƣa có sự nghiên cứu, trao đổi rộng rãi, đánh giá chất lƣợng sinh viên theo các
tiêu chí định lƣợng thì rất khó giải quyết đƣợc vấn đề này. Ngoài ra, việc giải quyết
vấn đề này cũng quan hệ mật thiết với việc soạn thảo và ban hành chƣơng trình khung
đào tạo chuyên ngành thƣơng mại điện tử.

Vấn đề thứ năm là việc học tập và nghiên cứu môn thƣơng mại điện tử trong
các trƣờng đại học và cao đẳng chƣa hấp dẫn với sinh viên. Các trƣờng giảng dạy
thƣơng mại điện tử nhƣ một môn học bắt buộc hoặc tuỳ chọn với thời gian 45 đến 60
tiết tƣơng đƣơng 3 đơn vị học trình không gặp phải vấn đề ít sinh viên đăng ký nhƣ
các trƣờng mở chuyên ngành thƣơng mại điện tử. Mặc dù các doanh nghiệp có nhu
cầu cao đối với cán bộ thƣơng mại điện tử nhƣng chức danh và vị trí công việc này
chƣa đƣợc xác định rõ cũng nhƣ chƣa đƣợc thừa nhận rộng rãi, vì vậy các sinh viên có
xu hƣớng muốn đăng ký học chuyên ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin...
hơn là chuyên ngành thƣơng mại điện tử để dễ xin việc sau khi tốt nghiệp. 32 Điều này
dẫn tới một số hậu quả. Một mặt, các trƣờng khó đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực

32
Có thể so sánh trƣờng hợp này với trƣờng hợp doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành
kinh doanh thƣơng mại điện tử nhƣng không đƣợc vì cho tới nay chƣa có mã ngành kinh doanh này.
thƣơng mại điện tử cho doanh nghiệp, mặt khác các trƣờng sẽ khó đầu tƣ lớn cho cơ sở
vật chất và giảng viên cho chuyên ngành đào tạo này.

Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy vấn đề thứ sáu là việc giảng dạy pháp luật
thƣơng mại điện tử chƣa đƣợc các trƣờng quan tâm. Một phần do các giảng viên chƣa
có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống pháp luật thƣơng mại điện tử nên chƣa
cập nhật đủ kiến thức để dạy, phần khác là các cơ quan nhà nƣớc hoạch định chính
sách và xây dựng pháp luật chƣa chú trọng tới hoạt động phổ biến pháp luật thƣơng
mại điện tử cho đối tƣợng là giảng viên thƣơng mại điện tử ở các trƣờng đại học và
cao đẳng.

Vấn đề thứ bảy là việc thiếu liên kết giữa học và hành. Các cuộc phỏng vấn trực
tiếp với nhiều giảng viên thƣơng mại điện tử cũng nhƣ tham khảo giáo trình, tài liệu
giảng dạy cho thấy sự liên kết giữa giảng dạy ở nhà trƣờng với các doanh nghiệp cung
cấp công nghệ, giải pháp kinh doanh thƣơng mại điện tử còn chƣa chặt chẽ. Điều này
chƣa bám sát nguyên lý hoạt động giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn. Phần lớn cử nhân học thƣơng mại điện tử sau này sẽ trực tiếp làm việc ở các
doanh nghiệp, hơn nữa các nội dung của thƣơng mại điện tử gắn chặt với thực tiễn
kinh doanh trực tuyến đang thay đổi hết sức mau lẹ. Do đó, việc học gắn liền với hành
có ý nghĩa lớn đối với những cử nhân thƣơng mại điện tử.

Một vấn đề đáng chú ý khác là hầu nhƣ chƣa có trƣờng nào triển khai hình thức
đào tạo trực tuyến (e-Learning) cho các ngành học, trong đó có thƣơng mại điện tử.
Đào tạo trực tuyến có rất nhiều lợi ích và phát triển mạnh trên thế giới trong những
năm gần đây và bản thân nó cũng là một hoạt động thƣơng mại điện tử cụ thể.33 Vì
vậy, sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến để giảng dạy thƣơng mại điện tử có thể có
nhiều lợi ích to lớn cho cả hoạt động đào tạo và kinh doanh dịch vụ.

Trên cơ sở xem xét tình hình nguồn nhân lực triển khai thƣơng mại điện tử tại
các doanh nghiệp, tình hình đào tạo thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao
đẳng trên phạm vi cả nƣớc trong những năm qua, Cục Thƣơng mại điện tử và Công
nghệ thông tin khuyến nghị một số giải pháp sau nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo
thƣơng mại điện tử trình độ đại học và cao đẳng trong những năm tới:

i) Tiến hành dự báo nhu cầu nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của các
doanh nghiệp. Dự báo cần phân ra giai đoạn ngắn hạn tới năm 2010 và dài hạn đến
năm 2015 hoặc thậm chí tới năm 2020. Dự báo này sẽ là cơ sở để các trƣờng đại học
và cao đẳng có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn triển khai hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực về thƣơng mại điện tử.

Cách tiếp cận của các chính sách đào tạo vĩ mô đƣợc giới thiệu ở Phần IV là
cách tiếp cận theo mục tiêu. Các chiến lƣợc, quy hoạch hay chƣơng trình về đào tạo
nguồn nhân lực CNTT chỉ ra con số rất cụ thể cần phải đào tạo bao nhiêu ngƣời có
trình độ đại học CNTT trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo và
chính các doanh nghiệp không rõ ở mức đủ chi tiết các con số này đƣợc tính nhƣ thế

33
Nhà cung cấp dịch vụ và ngƣời tiêu thụ dịch vụ không gặp nhau trực tiếp, mọi hoạt động đều có thể cung cấp
trên mạng, bao gồm bài giảng, giáo trình, chấm bài, thanh toán...
64
nào, độ tin cậy đến đâu và quan trọng hơn là tính khả thi của các chiến lƣợc, quy
hoạch đó. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực
về công nghệ thông tin đến năm 2010 hay Chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin
và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đã thực hiện
đƣợc bao nhiêu phần trăm ở năm 2008, có thể hoàn thành bao nhiêu phần trăm ở năm
2010.

Triển khai đào tạo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử nên xuất phát từ dự
báo nhu cầu của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể đƣa ra những dự báo
vĩ mô nhƣ tỷ trọng của giao dịch thƣơng mại điện tử, mức độ ứng dụng thƣơng mại
điện tử của doanh nghiệp tại các năm 2010, 2015 và 2020, số cán bộ chuyên trách về
thƣơng mại điện tử trong mỗi doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ phân theo ngành
kinh doanh... Những tổ chức khác nhƣ các cơ sở đào tạo, các công ty tƣ vấn, các hiệp
hội có thể tiến hành dự báo nhu cầu cụ thể về số lƣợng nhân lực thƣơng mại điện tử
trình độ đại học, cao đẳng. Từ đó, mỗi cơ sở đào tạo chủ động vạch ra kế hoạch triển
khai cụ thể của mình. Điểm cần lƣu ý khi tiến hành những dự báo nhƣ vậy là nhu cầu
nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp có mối liên quan nhƣng
không đồng nhất với nhu cầu nguồn nhân lực về CNTT.34

Kết quả điều tra cho thấy nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên cả nƣớc đã chủ
động triển khai hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử. Điều này thể hiện sự nhanh
nhạy của các trƣờng đối với nhu cầu nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có trƣờng nào thiết lập mối quan hệ mật thiết
với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử do
trƣờng đào tạo. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp cũng chƣa chủ động đề xuất nhu cầu
tuyển dụng nhân lực thƣơng mại điện tử trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho
các cơ sở đào tạo. Vì vậy, trong khi cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử
tiến hành dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử, cần có sự liên kết
chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để xác định rõ hơn nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thƣơng là cơ
quan thích hợp triển khai hoạt động dự báo nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử của
các doanh nghiệp.

ii) Đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực thương mại điện tử và sự đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp về nhân lực được đào tạo chính quy về thương mại điện tử
theo các cách tiếp cận khác nhau. Kết quả điều tra tình hình đào tạo thƣơng mại điện

34
Có thể tạm so sánh đào tạo nhân lực thƣơng mại điện tử hiện nay với nhân lực CNTT khoảng một thập kỷ
trƣớc đây. Trong hệ thống đào tạo đại học tại Việt Nam, CNTT đƣợc tách thành khoa riêng vào năm 1995, còn
trƣớc đó nó chỉ là một bộ môn trong khoa Toán. Sau hơn 10 năm phát triển, hiện nay các khoa CNTT đào tạo kỹ
sƣ/cử nhân CNTT đƣợc mở ra tại hầu hết các trƣờng đại học, kể cả những trƣờng có tên gọi khá xa với CNTT
nhƣ Đại học Nông Lâm, Đại học Thủy Lợi... (Lê Trƣờng Tùng, Thế giới Vi tính, www.pcworld.com.vn). Xu
hƣớng tƣơng tự sẽ xảy ra với đào tạo thƣơng mại điện tử. Cho tới năm 2008 thƣơng mại điện tử đƣợc đào tạo
chủ yếu trong các khoa CNTT nhƣng chắc sẽ nhanh chóng tách ra thành khoa riêng hoặc trong các khoa kinh tế,
thƣơng mại, quản trị kinh doanh...

65
tử do Bộ Công Thƣơng tiến hành năm 2008 cho thấy đến thời điểm hiện tại, có ba cách
tiếp cận đào tạo thƣơng mại điện tử chính ở Việt Nam, đó là đào tạo thƣơng mại điện
tử theo cách tiếp cận CNTT và truyền thông (ICT - Information and Communication
Technology), quản trị kinh doanh và liên ngành. Có thể thấy cách tiếp cận đào tạo
thƣơng mại điện tử hầu nhƣ chƣa có thay đổi so với hai năm trƣớc đây. 35 Từng cơ sở
đào tạo có thể tự quyết định cách tiếp cận đào tạo thƣơng mại điện tử của mình, tuy
nhiên xét trên phạm vi cả nƣớc cần có khuyến cáo về tỷ lệ hợp lý giữa số lƣợng sinh
viên đƣợc đào tạo theo mỗi cách tiếp cận.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thƣơng và Vụ
Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để
triển khai hoạt động này.

iii) Phối hợp chặt chẽ hơn trong hoạt động hoạch định chính sách giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, thương mại điện tử, và công nghệ
thông tin và truyền thông. Các cơ quan tƣơng ứng là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Công Thƣơng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Thƣơng mại điện tử gắn chặt với
CNTT và truyền thông nên trong những năm qua Bộ Công Thƣơng và Bộ Thông tin và
Truyền thông đã phối hợp khá chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật và chính sách liên quan tới thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, hầu nhƣ
chƣa có sự phối hợp nào giữa Bộ Công Thƣơng với Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan
tới đào tạo chính quy về thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học và cao đẳng.

Trong giai đoạn hai năm 2009 đến 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công
Thƣơng và Bộ Thông tin và Truyền thông cần hợp tác chặt chẽ để xây dựng chƣơng
trình khung cho chuyên ngành thƣơng mại điện tử.

iv) Tăng cường mối liên kết giữa các trường đại học và cao đẳng đào tạo
thương mại điện tử. Kết quả điều tra cho thấy tới giữa năm 2008 đã có khoảng 50
trƣờng đại học và cao đẳng triển khai hoạt động đào tạo thƣơng mại điện tử ở các quy
mô và trình độ khác nhau. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn cho thấy mối liên kết giữa
các trƣờng rất yếu. Trong khi đội ngũ giảng viên chƣa mạnh, chƣa có chƣơng trình
khung quy định cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời
gian giữa các môn học... thì sự liên kết giữa các trƣờng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo môn học mới này. Căn cứ trên đề xuất của nhiều trƣờng đã triển khai đào tạo
thƣơng mại điện tử, Bộ Công Thƣơng cần chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, tổ chức hội thảo hàng năm về đào tạo chính quy thƣơng mại điện tử. Hội thảo này
là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các trƣờng đại học và cao đẳng trong nƣớc
và nƣớc ngoài trao đổi về nhiều vấn đề nhằm nâng cao khả năng đào tạo nguồn nhân
lực chuyên nghiệp thƣơng mại điện tử cả về số lƣợng và chất lƣợng. Những vấn đề này
bao gồm chƣơng trình khung, xây dựng đội ngũ giảng viên, cách tiếp cận đào tạo, giáo
trình, xác định nhu cầu đào tạo. Đồng thời, cần xây dựng một trang tin điện tử để các

35
Tham khảo Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2006 và bài viết của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, ―Một
số ý kiến về phát triển đào tạo thƣơng mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010‖, Hội thảo về đào tạo
nguồn nhân lực thƣơng mại điện tử do Vụ Thƣơng mại điện tử -Bộ Thƣơng mại tổ chức vào 29 tháng 8 năm
2006.

66
trƣờng, các giảng viên giảng dạy thƣơng mại điện tử có thể trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm với nhau.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thƣơng chủ
trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học triển khai càng sớm càng tốt hoạt động này.

v) Đẩy mạnh đào tạo pháp luật thương mại điện tử. Phần lớn các trƣờng mới
giảng dạy thƣơng mại điện tử nhƣ một môn học với thời gian từ 45 đến 60 tiết và khối
lƣợng kiến thức là 3 đơn vị học trình nên hầu nhƣ mới lƣớt qua hệ thống pháp luật về
thƣơng mại điện tử. Nhƣng ngay cả các trƣờng đào tạo thƣơng mại điện tử nhƣ một
chuyên ngành hay các trƣờng đại học luật cũng chƣa chú ý thoả đáng tới giảng dạy
luật về thƣơng mại điện tử. Có ba lý do chính dẫn tới tình trạng này. Thứ nhất, hệ
thống pháp luật về thƣơng mại điện tử mới hình thành ở Việt Nam. Thứ hai, phần lớn
giảng viên giảng dạy thƣơng mại điện tử xuất phát từ giảng dạy công nghệ thông tin
hay kinh tế, tự bồi dƣỡng về thƣơng mại điện tử và dạy môn này. Thứ ba, chƣa có các
tranh chấp lớn trong hoạt động kinh doanh trực tuyến nên chƣa thu hút đƣợc sự chú ý
của ngành tƣ pháp và đào tạo. Tình hình này có thể thay đổi cơ bản trong giai đoạn tới.
Vì vậy, các trƣờng đại học và cao đẳng cần chú trọng hơn tới nội dung pháp luật về
thƣơng mại điện tử.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin cần hỗ trợ các trƣờng đại học
giảng dạy pháp luật về thƣơng mại điện tử thông qua các hoạt động nhƣ bồi dƣỡng
kiến thức pháp luật liên quan cho giảng viên, biên soạn tài liệu giới thiệu các vụ tranh
chấp điển hình trong nƣớc và trên thế giới đòi hỏi phải giải quyết theo pháp luật.

vi) Tăng cường đào tạo trực tuyến và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học và
cao đẳng có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Thƣơng mại điện tử là một hình thức kinh
doanh tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và Internet. Đào tạo là một hoạt
động dịch vụ có thể ứng dụng mạnh mẽ Internet và mang lại lợi nhuận cao. Trên thế
giới, hình thức đào tạo trực tuyến đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, việc đào tạo
thƣơng mại điện tử ở Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn dựa theo hình thức truyền thống.
Các trƣờng đại học có thể tham khảo các mô hình đào tạo thành công, tiến hành liên
kết với một số trƣờng đại học đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo trực
tuyến để giảng dạy thƣơng mại điện tử. Đây cũng là phƣơng thức khả thi nhất để đào
tạo các giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành
thƣơng mại điện tử.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với các đơn vị liên
quan cần phổ biến các mô hình liên kết đào tạo trực tuyến thành công trong các môn
học, ngành học giữa các trƣờng đại học trong nƣớc với các trƣờng đại học nƣớc ngoài,
đặc biệt là các mô hình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.

vii) Thiết lập thư viện điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Giáo trình giảng dạy là yếu tố quyết định chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, giáo trình
phục vụ giảng dạy thƣơng mại điện tử lại là khâu yếu nhất của các cơ sở đào tạo hiện
nay. Hầu nhƣ các trƣờng đều tham khảo các nguồn tài liệu nƣớc ngoài mà chƣa có
nguồn tài liệu chính thống trong nƣớc. Bởi vậy, vấn đề hiện nay là cần thiết lập một
thƣ viện điện tử tập hợp đầy đủ các tài liệu về thƣơng mại điện tử phục vụ nhu cầu
67
giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên cũng nhƣ giúp những ngƣời
quan tâm tới thƣơng mại điện tử tham khảo một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các
trƣờng triển khai thiết lập thƣ viện điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công
Thƣơng cung cấp các tài liệu, giáo trình điện tử bằng tiếng Việt hỗ trợ giảng viên và
sinh viên gắn việc học tập, nghiên cứu với thực tiễn phát triển thƣơng mại điện tử ở
Việt Nam. Các trƣờng có thể gửi giáo trình, tài liệu giảng dạy thuơng mại điện tử do
truờng biên soạn tới thƣ viện này để giảng viên cũng nhƣ sinh viên cả nƣớc có thể
tham khảo.

viii) Phổ biến các mô hình liên kết đào tạo trực tuyến trong các môn học, ngành
học giữa các trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các mô hình đào tạo
thạc sỹ và tiến sỹ. Tuy mới đƣợc áp dụng tại Việt Nam chƣa lâu, hình thức đào tạo trực
tuyến với những ƣu điểm của nó đang làm thay đổi mô hình học tập giảng dạy truyền
thống. Đào tạo trực tuyến giúp cho việc học tập trở nên chủ động nhờ cho phép học
viên tự quản lí đƣợc tiến trình học tập của mình theo cách phù hợp nhất, đồng thời
giúp giảm thiểu thời gian đến trƣờng, tiết kiệm chi phí đào tạo. Việc sử dụng hình thức
đào tạo trực tuyến để giảng dạy thƣơng mại điện tử sẽ đem lại lợi ích cho cả hoạt động
đào tạo và kinh doanh bởi bản thân nó cũng là một hoạt động thƣơng mại điện tử cụ
thể. Tuy vậy, hầu nhƣ chƣa có trƣờng nào triển khai hình thức đào tạo trực tuyến cho
các ngành học, trong đó có thƣơng mại điện tử.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với các đơn vị liên
quan phổ biến các mô hình liên kết đào tạo trực tuyến thành công trong các môn học,
ngành học giữa các trƣờng đại học trong nƣớc với các trƣờng đại học nƣớc ngoài, đặc
biệt là các mô hình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Phấn đấu tới năm 2015 tỷ lệ giảng viên
thƣơng mại điện tử có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành thƣơng mại điện tử
tƣơng đƣơng tỷ lệ đề ra tại Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai
đoạn 2006-2020.

ix) Tổ chức các khóa tập huấn cho giảng viên thương mại điện tử của các
trường đại học và cao đẳng. Thƣơng mại điện tử đã hình thành ở Việt Nam đƣợc hơn
một thập kỷ với những phát triển khá rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo hiện vẫn bị
hạn chế do trình độ của giảng viên về thƣơng mại điện tử chƣa cao. Phần lớn giảng
viên thƣơng mại điện tử chuyển từ các chuyên ngành khác nhƣ công nghệ thông tin,
kinh tế, thƣơng mại sang giảng dạy thƣơng mại điện tử. Một số trƣờng đã triển khai
đào tạo thƣơng mại điện tử nhƣng chƣa có giảng viên, toàn bộ giảng viên là thỉnh
giảng từ các trƣờng khác hoặc từ doanh nghiệp. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là
cần chú trọng nâng cao trình độ cho giảng viên thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại
học và cao đẳng.

Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì tổ chức các khóa tập
huấn cho giảng viên thƣơng mại điện tử của các trƣờng đại học và cao đẳng. Cục có
thể mời Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam (Vecom) và các thành viên tiêu biểu
của Vecom về kinh doanh, công nghệ, thanh toán… tham gia các khóa tập huấn này.

68
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC TRƢỜNG TRẢ LỜI PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

STT Tên trƣờng Website


1 Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội www.economics.vnu.edu.vn
2 Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) www.tueba.edu.vn
3 Đại học Bách khoa Hà Nội www.hut.edu.vn
4 Đại học Hồng Đức www.hdu.edu.vn
5 Đại học Hoa Lƣ www.ninhbinh.edu.vn
6 Đại học Hà Tĩnh www.htu.edu.vn
7 Đại học Hùng Vƣơng www.hvu.edu.vn
8 Đại học Kinh tế Quốc dân www.neu.edu.vn
9 Đại học Lao động - Xã hội www.ulsa.edu.vn
10 Đại học Luật Hà Nội www.hlu.edu.vn
11 Đại học Ngoại thƣơng www.ftu.edu.vn
12 Đại học Nông nghiệp 1 www.hua.edu.vn
13 Đại học Sƣ phạm Kĩ thuật Nam Định www.nute.edu.vn
14 Đại học Thƣơng mại www.vcu.edu.vn
15 Đại học Hà Hoa Tiên www.hahoatien.edu.vn
16 Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.Hồ chí Minh www.hcmut.edu.vn
17 Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.Hồ chí Minh www.hcmiu.edu.vn
18 Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM www.vit.edu.vn
19 Đại học An Giang www.agu.edu.vn
20 Đại học Bán công Marketing www.dhmarketing.edu.vn
21 Đại học Bán công Tôn Đức Thắng www.tut.edu.vn
22 Đại học Bạc Liêu www.blu.edu.vn
23 Đại học Cần Thơ www.ctu.edu.vn
24 Đại học Kinh tế TP.HCM www.ueh.edu.vn
25 Đại học Sƣ phạm Đồng Tháp www.pud.edu.vn
26 Đại học Tây Nguyên www.taynguyenuni.edu.vn
27 Đại học Mở TP.HCM www.ou.edu.vn
28 Đại học Dân lập Công nghệ Sài gòn www.saigon-uni-edu.vn
29 Đại học Dân lập Duy Tân www.duytan.edu.vn
30 Đại học Dân lập Hùng Vƣơng _ Viện Sài Gòn ICT www.hungvuong.edu.vn
31 Đại học Dân lập Kĩ thuật - Công nghệ TP.HCM www.hutech.edu.vn
32 Đại học Dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM www.huflit.edu.vn
33 Đại học Dân lập Văn Lang www.vanlanguni.edu.vn
34 Đại học Hoa Sen www.hoasen.edu.vn
35 Đại học Phan Châu Trinh www.pctu.edu.vn
36 Đại học Võ Trƣờng Toản www.votruongtoan.com
37 Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp www.uneti.edu.com
38 Đại học Công nghiệp Hà Nội www.haui.edu.vn
39 Đại học Điện lực www.epu.edu.vn
40 ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh www.hui.edu.vn
41 Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP.HCM www.ecovnuhcm.edu.vn
42 Khoa du lịch - Đại học Huế www.hat.hueuni.edu.vn
43 Học viện Hàng Không Việt Nam www.vaa.edu.vn
44 Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Thái Nguyên www.ictu.edu.vn
45 Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông www.ptit.edu.vn
46 Học viện Tài chính www.hvtc.edu.vn
47 Cao đẳng Du lịch Hà Nội www.htc.edu.vn
48 Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Nghệ An www.cdkinhtekythuatna.edu.vn
49 Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh www.hepc.edu.vn
50 Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc www.afcdongbac.edu.vn
51 Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng www.cdsptw1.edu.vn
52 Cao đẳng Thống kê www.cos.edu.vn
53 Cao đẳng Thuỷ sản www.cdts.edu.vn
54 Cao đẳng Sƣ phạm Hà Nội www.cdsphanoi.edu.vn
55 Cao đẳng Nghề CN Dệt-May Nam Định www.nagatex.edu.vn
56 Cao đẳng Công nghệ Hà Nội www.hitech.edu.vn
57 Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi www.sonadezi.edu.vn
58 Cao đẳng Kĩ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi www.qcit.edu.vn
59 Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp www.dtcc.edu.vn
60 Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang www.kgcc.edu.vn
61 Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long www.vlcc.edu.vn
62 Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Trung ƣơng www.ktdn.edu.vn
63 Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng www.ktkhdn.edu.vn
64 Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Cần Thơ www.ctcc.edu.vn
65 Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Kiên Giang www.kiengiangtec.edu.vn
66 Cao đẳng CN Dệt may Thời trang TP. HCM www.cdmt.edu.vn
67 Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long www.Vcef.edu.vn
68 Cao đẳng Lƣơng thực Thực phẩm www.cfi.edu.vn
69 Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả www.cdcncp.edu.vn
70 Cao đẳng Tài chính Hải quan www.tchq.edu.vn
71 Cao đẳng Xây dựng số 3 www.cdxd3.edu.vn
72 Cao đẳng Bến Tre www.cdbt.moet.edu.vn
73 Cao đẳng Sƣ phạm Bà Rịa - Vũng Tàu www.cdspbrvt.edu.vn
74 Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Trị www.qttte.edu.vn
75 Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên www.pci.edu.vn
76 Cao đẳng Sƣ phạm Thừa Thiên Huế www.cdsphue.edu.vn
77 Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang www.cdk.edu.vn
78 Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu Nghị Việt Hàn www.viethanit.edu.vn
79 Cao đẳng Dân lập Công nghệ Thông tin TP.HCM www.itc.edu.vn
80 Cao đẳng Đức Trí - Đà Nẵng www.ductri.edu.vn
81 Cao đẳng Tƣ thục Phƣơng Đông www.phuongdongqn.edu.vn

70
82 Cao đẳng Hoá chất www.chc.edu.vn
83 Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II www.teiuns.edu.vn
84 Cao đẳng Nghề Điện www.caodangnghedien.com
85 Cao đẳng Công nghiệp Nam Định www.nicol.edu.vn
86 Cao đẳng CN Dệt may Thời trang Hà Nội www.hict.edu.vn
87 Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm www.caodangthucpham.edu.vn
88 Cao đẳng Công nghiệp Huế www.hueic.edu.vn
89 Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà www.tic.edu.vn
90 Cao đẳng kỹ thuật Khách sạn và Du lịch www.cdktks-dl.edu.vn
91 Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội www.kinhtecongnghiephanoi.com
92 Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ www.clsic.edu.vn
93 Cao đẳng Điện lực miền Trung www.dauthau.mpi.gov.vn
94 Cao đẳng Thƣơng mại www.cdtm.edu.vn
95 Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thƣơng mại www.ctet.edu.vn
96 Cao đẳng Viettronics www.caodangvtc.edu.vn
97 Trung học Kỹ thuật Công nghiệp
98 Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp
99 Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm
100 Cao đẳng Nghề mỏ Hữu Nghị
101 Cao đẳng Kinh tế- Kĩ thuật Kon Tum
102 Cao đẳng nghề Cơ điện luyện kim Thái Nguyên
103 Cao đẳng Sƣ phạm Lạng Sơn
104 Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thái Bình
105 Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên
106 Cao đẳng Kinh tế TP.HCM
107 Cao đẳng Sƣ phạm Kĩ thuật Vĩnh Long
108 Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh

71
PHỤ LỤC 2

CÔNG VĂN VÀ PHIẾU ĐIỀU TRA


TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BỘ CÔNG THƢƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 5051/BCT-TMĐT 
V/v đánh giá tình hình đào tạo nguồn nhân Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2008
lực về thƣơng mại điện tử tại trƣờng

Kính gửi:
Qua hơn 1 năm trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), nền
kinh tế Việt Nam đang hội nhập hết sức sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó,
thƣơng mại điện tử (TMĐT) Viê ̣t Nam đang phát triể n hế t sƣ́c sôi đô ̣ng , các hoạt động ứng
dụng TMĐT trong cộng đồng ngày càng phong phú , do đó việc đẩy mạnh TMĐT là phù hợp
với sự phát triển chung của thế giới và khu vực.
TMĐT là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên,
muốn ứng dụng có hiệu quả TMĐT thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Do đó, đào tạo
nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là
một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tƣớng
chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 -
2010, Bộ Công Thƣơng tiến hành khảo sát đánh giá tình hình đào tạo nguồn nhân lực về
TMĐT tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên toàn
quốc. Bộ Công Thƣơng giao cho Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin thực hiện
nhiệm vụ trên.

Để có cơ sở đánh giá tình hình đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT, Bộ Công Thƣơng
đề nghị đồng chí Hiệu trƣởng quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan trả lời ―Phiếu điều tra
tình hình đào tạo nguồn nhân lực TMĐT tại Việt Nam‖ - đƣợc gửi kèm theo công văn này.
Phiếu điều tra gửi về Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công
Thƣơng trƣớc ngày 30/6/2008.
Địa chỉ: Số 54, Hai Bà Trƣng, Hà Nội;
Điện thoại: (04) 2205401 (anh Nguyễn Quang Anh);
E-mail: AnhNQ@moit.gov.vn
Rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, hợp tác của Quý Trƣờng.
Nơi nhận: KT. BỘ TRƢỞNG
- Nhƣ trên; THỨ TRƢỞNG
- Lƣu: VT, TMĐT. Lê Danh Vĩnh

(Đã ký)
72
BỘ CÔNG THƢƠNG MẤU SỐ ......
CỤC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TMĐT VIỆT NAM 2008
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ———————————————————————
———————

PHIẾU ĐIỀU TRA


TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) TẠI VIỆT NAM
Lưu ý: 1) Bộ Công Thương cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của trường và chỉ dùng thông tin cung
cấp tại phiếu điều tra này cho mục đích khảo sát, tổng hợp về hiện trạng TMĐT VN năm 2008
2) Với những câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách
đánh dấu X vào ô  hoặc  tương ứng
3) Dấu : Chỉ chọn một trong các câu trả lời; Dấu  : có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời

A. Thông tin chung


1. Tên trƣờng.......................................................................................................................
2. Địa chỉ.............................................................................................................................
Địa chỉ website................................................................................................................
3. Thông tin liên hệ của ngƣời điền phiếu
Họ tên:.............................................................................................................................
Vị trí công tác:.................................................................................................................
Điện thoại: ............................................... Email: ......................................................
4. Tổng số sinh viên hiện đang theo học tại Trƣờng ...........................................................

B. Tình hình đào tạo TMĐT của Trƣờng


I. Đào tạo TMĐT
1. Hiện nay Trƣờng có giảng dạy môn học nào liên quan đến lĩnh vực TMĐT không ?
 Có  Không (nếu Không xin chuyển đến mục C )
2. Nếu Có, Trƣờng đã bắt đầu giảng dạy từ năm nào ? ..............................................

II. Quy mô đào tạo


1. Trƣờng đào tạo TMĐT cho những ngành, chuyên ngành nào ?
 Các ngành, chuyên ngành kinh tế
 Ngành, chuyên ngành Công nghệ thông tin
 Phổ cập cho tất cả các ngành, chuyên ngành
Khác: (xin nêu rõ) .....................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Trƣờng có bộ phận chuyên trách về đào tạo TMĐT ?
 Khoa TMĐT (nếu có, bỏ qua câu 1, 2 phần VI mục B)
 Bộ môn TMĐT
(Thuộc khoa nào ? (xin nêu rõ) .......................................................................
Khác: (xin nêu rõ) .....................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Trình độ, hình thức đào tạo ?
Đào tạo Hình thức Tính chất
Môn học Chuyên ngành
Trình độ Tập trung Bổ túc Trực tuyến
TMĐT TMĐT
Cao đẳng     
Đại học     
Sau Đại học     
73
Khác: (xin nêu rõ) ................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Số môn và số tiết học về TMĐT ?
 Chuyên ngành TMĐT Số môn: ........ Số tiết: ......
 Các ngành khác Môn học Số tiết
............................................ ................................ ..................
............................................ ................................ ..................
............................................ ................................ ..................
............................................ ................................ ..................
............................................ ................................ ..................
5. Số lƣợng sinh viên từ trƣớc đến nay tham gia các lớp học, khoá học đào tạo TMĐT
của trƣờng ƣớc tính là bao nhiêu? .....................................................................
III. Giảng viên
1. Giảng viên tham gia đào tạo TMĐT ?
 Giảng viên đƣợc đào tạo chuyên ngành về TMĐT
 Giảng viên các ngành khác đƣợc bồi dƣỡng thêm về TMĐT để giảng dạy
 Giảng viên các ngành khác tự nghiên cứu TMĐT để giảng dạy
2. Nguồn lực giảng viên ?
 Tiến sỹ Số lƣợng: ..... đào tạo trong nƣớc; ..... đào tạo nƣớc ngoài
 Thạc sỹ Số lƣợng: ..... đào tạo trong nƣớc; ..... đào tạo nƣớc ngoài
 Kỹ sƣ / Cử nhân Số lƣợng: ..... đào tạo trong nƣớc; ..... đào tạo nƣớc ngoài
Khác: (xin nêu rõ) ..........................................................................................................
...............................................................................................................................

IV. Giáo trình


1. Giáo trình sử dụng để giảng dạy các môn về TMĐT ?
 Đƣợc Trƣờng ban hành thống nhất
 Do giáo viên tự biên soạn
Khác: (xin nêu rõ) ..........................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Nguồn tài liệu dùng để biên soạn giáo trình ?
Khoanh tròn vào mức độ phù hợp
thứ yếu chủ yếu
 Của nƣớc ngoài 1 2 3 4 5
 Trong nƣớc 1 2 3 4 5
 Tự biên soạn 1 2 3 4 5
 Các nguồn khác 1 2 3 4 5

V. Cơ sở vật chất kỹ thuật


1. Trƣờng có trang bị phòng thực hành dành cho đào tạo TMĐT ?
 Có  Không (nếu có số lƣợng máy tính: ...................)
2. Trƣờng có phần mềm chuyên dụng thực hành về TMĐT ?
 Có  Không
3. Tổng số giờ thực hành về TMĐT chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thời gian đào
tạo các môn liên quan đến TMĐT
 30%  20%  10%  Khác ........ %

VI. Kế hoạch phát triển ngành TMĐT của Trƣờng


1. Trƣờng có kế hoạch đƣa TMĐT thành một chuyên ngành đào tạo không ?
 Có  Không
2. Nếu có, Trƣờng dự định thời gian nào ?

74
 Trong vòng 2 năm tới
 3 đến 5 năm tới
 Chƣa xác định thời điểm
3. Trƣờng có kế hoạch phổ cập về TMĐT cho các ngành đào tạo không ?
 Có  Không
4. Quyết tâm của Lãnh đạo nhà trƣờng trong việc phát triển đào tạo TMĐT ?
(Xin khoanh tròn vào mức độ phù hợp)
Kế hoạch khác Mục tiêu trƣớc nhất
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

C. Xây dựng đào tạo TMĐT (dành cho các Trƣờng chƣa đào tạo TMĐT)
1. Trƣờng có dự định đào tạo TMĐT không ?
 Có  Không
2. Quy mô đào tạo
 Đào tạo TMĐT cho một số ngành, chuyên ngành
 Đào tạo chuyên ngành TMĐT
Khác: (xin nêu rõ) ..........................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Số lƣợng học viên và trình độ đào tạo

Hình thức Số lƣợng


Tập trung Bổ túc Trực tuyến
Trình độ học viên
Cao đẳng   
Đại học   
Sau Đại học   

Khác: (xin nêu rõ) ................................................................................................


..............................................................................................................................
4. Trƣờng dự định thời gian nào ?
 trong vòng 2 năm tới
 3 đến 5 năm tới
 Chƣa xác định thời điểm
5. Quyết tâm của lãnh đạo nhà trƣờng trong việc phát triển đào tạo TMĐT ?
(Xin khoanh tròn vào mức độ phù hợp)
Kế hoạch khác Mục tiêu trƣớc nhất
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

D. Đề xuất chính sách và ý kiến đóng góp


Đề xuất các hỗ trợ chính sách từ phía Nhà nƣớc và các ý kiến đóng góp để đào tạo TMĐT
phát triển (nếu thiếu giấy có thể đính kèm thêm trang khác)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Cục TMĐT&CNTT xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Trƣờng

Đại diện trƣờng


(Ký & đóng dấu)
75
PHỤ LỤC 3

MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC


VÀ CAO ĐẲNG VỀ ĐÀO TẠO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Chào hỏi, trao đổi một số thông tin chung

2. Hỏi một số thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Đào tạo, Quá trình giảng dạy và quản lý, Nguyện vọng cá nhân...

3. Các căn cứ để giảng dạy TMĐT, thành lập Bộ môn hay Khoa TMĐT
Phát hiện nhu cầu của xã hội, cạnh tranh với các trƣờng khác...

4. Tổ chức
Tổ, Bộ môn, Khoa (nêu rõ từng bộ môn)

5. Thông tin chi tiết về các hình thức đào tạo


Cao đẳng, Đại học, Sau đại học, Tập trung, Bổ túc, Trực tuyến

6. Danh sách các môn học TMĐT


Tên môn học, Số tiết từng môn

7. Giáo trình
Xin các giáo trình liên quan, kênh thu thập giáo trình của nƣớc ngoài, trong nƣớc

8. Giảng viên
Giảng viên tự nguyện, yên tâm dạy TMĐT hay bị phân công, tâm tƣ nguyện vọng
Kế hoạch đào tạo giảng viên trong những năm tới

9. Cơ sở vật chất
Giới thiệu phòng đào tạo (cho tham quan)
Phần mềm đào tạo (tự xây dựng, chuyển giao miễn phí, mua...)

10. Sinh viên


Tự đăng ký học chuyên ngành TMĐT hay bắt buộc?
Nếu là môn phụ, sinh viên có hứng thú học môn TMĐT không?

11. Đánh giá về tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Đánh giá về nhu cầu đào tạo TMĐT, cơ hội của Trƣờng, sự cạnh tranh với các trƣờng khác
Đánh giá vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo

12. Đề xuất sự hỗ trợ của Bộ Công Thƣơng


Giới thiệu về hệ thống pháp luật TMĐT
Giới thiệu về Hợp tác quốc tế về TMĐT giữa Việt Nam với các nƣớc và tổ chức quốc tế
Giáo trình khung, tài liệu
Chủ trì tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy về TMĐT trong nƣớc và quốc tế
(tháng 10, kết hợp Tọa đàm về Báo cáo tình hình đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT, địa điểm
tại Bộ Công Thƣơng hoặc trƣờng Đại học Thƣơng mại)

13. Giới thiệu về VECOM, có nên tổ chức một Ban đào tạo thuộc VECOM không?

76
14. Các chủ đề khác

* Yêu cầu:

Với mỗi cuộc phỏng vấn:

1. Tập hợp đầy đủ danh sách các cán bộ tham gia phỏng vấn (tên, chức vụ, điện thoại, email)
để liên hệ tiếp

2. Ghi chép nội dung phỏng vấn, càng chi tiết càng tốt.

3. Tập hợp các cam kết của Cục với đối tƣợng phỏng vấn (gửi Báo cáo, tổ chức tọa đàm, hội
thảo, hỗ trợ phần mềm, tổ chức tập huấn cho giảng viên...)

4. Tập hợp các cam kết của Cục đối tƣợng phỏng vấn (cung cấp giáo trình, tài liệu, các thông
tin khác...). Bám sát để xin đủ các thông tin này.

5. Yêu cầu các đối tƣợng có Phòng thực hành TMĐT cung cấp thông tin chi tiết:
i. Thông tin thiết bị: Số máy trạm, máy chủ, mạng
ii. Năm thành lập Phòng
iii. Nguồn kinh phí
iv. Ai phụ trách quản trị Phòng
v. Phòng sử dụng riêng cho thực hành TMĐT hay chung cho các môn khác
vi. Số sinh viên thực tập trung bình mỗi tuần/tháng
vii. Các phần mềm đƣợc sử dụng cho thực tập
viii. Đánh giá về hiệu quả khai thác Phòng
ix. Đánh giá về thuận lợi, khó khăn khi khai thác Phòng
x. Các đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hành TMĐT của Trƣờng

77
PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ TÀI LIỆU THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐĂNG TRÊN


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỘ CÔNG THƢƠNG
WWW.MOIT.GOV.VN

Tên tƣ liệu Tác giả Năm


APEC - Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu
APEC 2008
cá nhân trong thƣơng mại điện tử
Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2007 Cục TMĐT&CNTT 2008
123! Mua - Vebiz 2007 Lê Hồng Minh 2007
Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2006 Cục TMĐT&CNTT 2007
Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của các cơ quan nhà nƣớc ngành công nghiệp Cục TMĐT&CNTT 2007
và thƣơng mại năm 2007
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong TMĐT - Vebiz 2007 Đinh Thị Mỹ Loan 2007
E-company - Vebiz 2007 Trần Lƣơng Sơn 2007
Giải pháp ứng dụng TMĐT toàn diện - Vebiz 2007 Trần Xuân Phong 2007
Giáo trình Thƣơng mại điện tử căn bản TS. Trần Văn Hoè 2007
Mở rộng biên giới của thƣơng mại điện tử trong thời
Pham Anh Chiến 2007
đại Wimax – Vebiz 2007
Một số vấn đề an toàn thông tin trong TMĐT -
Vũ Quốc Thành 2007
Vebiz 2007
Một số vấn đề cải cách cho TMĐT khi Việt Nam là
Lê Đăng Doanh 2007
thành viên WTO - Vebiz 2007
United Nations Convention on the Use of Electronic
UNCITRAL 2007
Communications in International Contracts
Vai trò của chữ ký số trong TMĐT - Vebiz 2007 Lê Thị Ngọc Mơ 2007
Thƣơng vụ Việt Nam
Vai trò của TMĐT trong Ngân hàng - Vebiz 2007 2007
tại Đức
Vé máy bay điện tử - Vebiz 2007 Vietnam Airlines 2007
Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2005 Cục TMĐT&CNTT 2006
Các tham luận tại Hội thảo đào tạo thƣơng mại điện
Nhiều tác giả 2006
tử trong các trƣờng đại học, cao đẳng - Hà Nội
GS.TS. Nguyễn Thị
Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử 2006

Trung tâm Thông tin
Thƣơng mại điện tử dành cho doanh nghiệp Thƣơng mại - Bộ 2006
Thƣơng mại
Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2004 Cục TMĐT&CNTT 2005
Tìm hiểu về thƣơng mại điện tử Cục TMĐT&CNTT 2005
Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2003 Cục TMĐT&CNTT 2003
International Trade
Bí quyết Thƣơng mại điện tử 2003
Centre
78
Rodolfo Noel S.
Pháp luật về Thƣơng mại điện tử 2002
Quimbo
Model Law on Electronic Singnatures with Guide to
UNCITRAL 2001
Enactment
Thƣơng mại điện tử Bộ Thƣơng mại 1999
Model Law on Electronic Commerce with Guide to
UNCITRAL 1996
Enactment

79

You might also like