You are on page 1of 15

Hệ thống câu hỏi thi GKI môn KHTN 7

MỨC ĐỘ Tổng số câu


N.biết T.hiểu V. dụng VD cao
Chủ đề Trắc Điểm số
(Trắc (Trắc (Tự (Tự Tự luận
nghiệm
nghiệm) nghiệm) luận) luận)
1. Mở đầu (5 tiết) 5 4 9 2.25
2. Nguyên tử, nguyên tố hóa học (7 tiết) 4 4 1 1 8 3
3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
5 3 1 1 8 3
(7 tiết)
4. Phân tử (4 tiết) 2 1 1 1 3 1.75
Số câu 16 12 2 1 3 28 10
Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 3,0 7,0 10

BÀI MỞ ĐẦU:
1. Nhận biết (5)
Câu 1 . Khẳng định nào dưới đây là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
Dự báo là dự đoán kĩ năng điều gì xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, .... về các sự vật, hiện
tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2 . "Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật,
hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng" đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 3: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng giá trị cần đo để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
Để thực hiện đo ta thực hiện theo các bước sau:
A. 3 -1 - 2 B. 1 - 2 - 3
C. 2 - 1 - 3 D. 3 - 2 -1
Câu 4: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:
1. Hình thành giả thuyết.
2. Thực hiện kế hoạch
3. Kết luận
4. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
5. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu
Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:
A. 1 - 2 -3 -4 -5. B. 5 - 1 - 4 - 2 - 3.
C. 1 - 3 - 5 - 2 -4. D. 5 - 4 -3 - 2 -1.
Câu 5: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là dồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?
A. Đồng hồ nước. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Đồng hồ cát. D. Đồng hồ điện tử.
Câu 6: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?
A. Tự động đo thời gian;
B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường;
C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện;
D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.
2. Thông hiểu ( 4)
Câu 1:
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất?

A. Hạn hán B. Mưa dông kèm theo C. Công nhân đốt rác D. Lũ lụt
sấm sét
Câu 2: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a
sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình.

Thể tích của vật rắn là


A. 33 mL. ( do a là 37, b là 70)
B. 73 mL.
C. 32,5 mL.
D. 35,2 mL.
Câu 3: Để đo chính xác độ dày của quyển sách KHTN lớp 7, người ta dùng.
A. Cân đồng hồ
B. Thước đo độ chia nhỏ nhất.
C. Nhiệt kế thủy ngân
D. Ước lượng bằng mắt thường
Câu 4: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.

NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:


1. Nhận biết (4)
Câu 1. Một nguyên tử có 11 proton, 12 nơtron. Khối lượng nguyên tử sấp xỉ bằng
A. 11 amu. B. 12 amu. C. 22 amu. D. 23 amu.
Câu 2. Có 3 nguyên tử A (8 proton), B (9 proton), C (8 proton). Vậy có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 3. Nguyên tố Canxi có kí hiệu hóa học là
A. C B. Ca C. Ci D. Cx
Câu 4. Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?
A. Electron. B. Proton. C. Nơtron. D. Tất cả đều sai.
Câu 5. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron.
Câu 6. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. B. electron và neutron.
C. proton và neutron. D. proton và electron.
Câu 7: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
A. gam B. kilôgam
C. amu D. cả 3 đơn vị trên
2. Thông hiểu ( 4)
Câu 1. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Ru-dơ-pho – Bo?
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
Câu 2. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo
A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.
B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc
nhiều hơn.
C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8
electron.
D. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Câu 3. [KNTT - SBT] Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro-dơ-pho – Bo, số lớp
electron của nguyên tử đó là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. [KNTT - SBT] Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong
ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2.
Câu 5. [KNTT - SBT] Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7
proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 7. B. 2, 5. C. 2, 2, 3. D. 2, 4, 1.
Câu 6. [KNTT - SBT] Trong hạt nhân nguyên tử flourine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử
flourine là
A. 2. B. 5. C. 7. D. 8.
Câu 7. [KNTT - SBT] Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là
A. 2. B. 10. C. 18. D. 20.
Câu 8. [KNTT - SBT] Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm

A. 2. B. 8. C. 10. D. 18.
Câu 9: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?

A. Na. B. N. C. Al. D. O.
Câu 10: Nguyên tố Aluminium kí hiệu là gì:
A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Ar.

Câu 11: Cách viết nào sau đây biểu diễn đúng CTHH của nguyên tố Sodium:
A. Na
B. NA
C. na
D. nA
3. Vận dụng (1 – tự luận )
Câu 1. Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
a. Tính số hạt mỗi loại và xác định nguyên tố X.
b. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X.
Đáp án: Gọi số hạt proton, electron, notron của X lần lượt là p, e, n
- Tổng số hạt trong nguyên tử X là: p + n + e = 40
Mà p = e nên ta có 2p + n = 40
- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên ta có:
2p – n = 12
Giải (1); (2) ta được: p = e = 13 (hạt); n = 14 (hạt)
- Vì số p = 13 nên X là nguyên tố aluminium (Al)
b. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X

Câu 2. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Dựa vào sơ đồ trên hãy hoàn thành bảng sau:


Số proton Số electron Số lớp Số e lớp ngoài
electron cùng
Lithium
Fluorine
Sodium
Phosphorus
Đáp án:
Số proton Số electron Số lớp Số e lớp ngoài
electron cùng
Lithium 3 3 2 1
Fluorine 9 9 2 7
Sodium 11 11 3 1
Phosphorus 15 15 3 5

Câu 3. Hoàn thành thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Kí hiệu Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố Khối lượng
Nguyên tố
hóa học Số proton Số neutron Số electron nguyên tử
Carbon 6 6
Fluorine 9 19
Magnesium 12 12
Sulfur 16 32
Potassium 20 19
Đáp án
Kí hiệu Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố Khối lượng
Nguyên tố
hóa học Số proton Số neutron Số electron nguyên tử
Carbon C 6 6 6 12
Fluorine F 9 10 9 19
Magnesium Mg 12 12 12 24
Sulfur S 16 16 16 32
Potassium K 19 20 19 39
Câu 4. Cho các nguyên tử với đặc điểm cấu tạo như sau:
Số
Nguyên tử Số proton Số neutron
electron
X1 8 9 8
X2 7 8 7
X3 8 8 8
X4 6 6 6
X5 7 7 7
X6 11 12 11
X7 8 10 8
X8 6 8 6
(a) Trong 8 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào cùng 1 nguyên tố hóa học? Vì sao?
(b) Nêu tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong bảng trên biết rằng số proton chính là số hiệu nguyên tử hay
số thứ tự của các nguyên tố.
Đáp án
(a) Các nguyên tử cùng nguyên tố hóa học: X1, X3, X7 vì đều có 8 proton
X2, X5 vì đều có 7 proton
X4, X8 vì đều có 6 proton
(b) X1, X3, X7 đều thuộc nguyên tố oxygen – kí hiệu hóa học: O
X2, X5 đều thuộc nguyên tố nitrogen – kí hiệu hóa học: N
X4, X8 đều thuộc nguyên tố carbon – kí hiệu hóa học: C
X6 thuộc nguyên tố sodium – kí hiệu hóa học: Na
Câu 5:
(a) Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca, 4 Na, 7 Mg lần lượt chỉ ý gì?
(b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt ý sau: Ba nguyên tử nitơ (nitrogen), bảy nguyên tử calcium, bốn nguyên tử
kali (potassium), sáu nguyên tử sắt (iron), mười lăm nguyên tử nhôm (aluminium).

BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC


1. Nhận biết (5)
Câu 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc
A. chiều nguyên tử khối tăng dần.
B. chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. tính kim loại tăng dần.
D. tính phi kim tăng dần.
Câu 2: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết
A. số electron lớp ngoài cùng.
B. số thứ tự của nguyên tố.
C. số hiệu nguyên tử.
D. số lớp electron.
Câu 12: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo từ:
A. Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
B. Chu kỳ, nhóm
C. Ô nguyên tố
D. Chu kỳ

Câu 3. Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết nhóm nguyên tố kim loại là
A. O, S, Cl. B. Na, P, K. C. Mg, H, O. D. Ba, Fe, K.
Câu 4.Trong ô nguyên tố Sodium, con số 23 cho biết điều gì sau đây?
A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó. B. Chu kì của nó.
C. Số nguyên tử của nguyên tố. D. Số thứ tự của nguyên tố.
Câu 5. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. 5. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4.

2. Thông hiểu (3)


Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Vị trí của Y trong bảng tuần
hoàn là
A. chu kỳ 2, nhóm IVA. B. chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. chu kỳ 2, nhóm IIA. D. chu kỳ 4, nhóm IVA.
Câu 2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.
C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA. D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 3. Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí
trong bảng tuần hoàn như sau:
A. Ô số 9, chu kì 3, nhóm IA. B. Ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IA. D. Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 34. [CD - SBT] Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:
A. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.
B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

3. Vận dụng cao (1)


Câu 1. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo
nguyên tử của A.
Đáp án: Cấu tạo nguyên tử của A:
+ Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: A ở ô số 11,
+ điện tích hạt nhân nguyên tử A là 11+;
+ có 11 electron trong nguyên tử A,
+ ở chu kì 3 → có 3 lớp e
+ ở nhóm I → Có 1 e lớp ngoài cùng
→ A là Na ( Sodium)
Câu 2. Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu lần lượt là A, B, C, D dưới đây:
Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau đây:
Nguyên tử nguyên tố A B C D
Số lớp electron
Số electron lớp ngoài
cùng
Số hiệu nguyên tử
STT ô nguyên tố
Chu kì
Nhóm

Đáp án
Nguyên tử nguyên tố A B C D
Số proton 12 18 8 17
Số lớp electron 3 3 2 3
Số electron lớp ngoài cùng 2 8 6 7
STT ô nguyên tố 12 18 8 17
Chu kì 3 3 2 3
Nhóm IIA VIIIA VIA VIIA

Câu 3. [KNTT - SBT] Hãy tìm hiểu và cho biết:


(a) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường. Dựa vào bảng tuần hoàn,
hãy cho biết nguyên tố đó ở ô số bao nhiêu.
(b) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển khí
oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kế ra ít nhất 3 ứng
dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó.
(c) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố khí hiếm dùng để bơm vào bóng bay hoặc khinh khí cầu.

Đáp án
(a) Nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là Hg, thủy ngân (mercury), ô số 80.
(b) Nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin là Fe, sắt.
Một số ứng dụng trong đời sống của kim loại sắt là làm vật liệu xây dựng; làm đồ dùng cá nhân như dao, kéo, móc quần
áo,…; làm đồ nội thất như khung cửa, cầu thang,…
(c) Nguyên tố khí hiếm được dùng để bơm vào quả bóng hoặc khinh khí cầu là helium, He.

Phân tử:
1. Nhận biết (2)
Câu 1. Phân tử là
A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hoá học.
B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hoá học.
C. hạt đại diện cho chất do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.
D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hoá học kết hợp với nhau tạo thành chất.
Câu 2. Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là
A. một hợp chất. B. một đơn chất.
C. một hỗn hợp. D. một nguyên tố hóa học.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây là đơn chất?
A. Kim cương do nguyên tố C tạo nên. B. Muối ăn do nguyên tố Na và Cl tạo nên.
C. Nước do nguyên tố H và O tạo tên. D. Vôi sống do nguyên tố Ca và O tạo nên.

Câu 4. Kí hiệu 2O2 nghĩa là


A. hai nguyên tử oxygen. B. hai phân tử oxygen.
C. hai nguyên tố oxygen. D. hai hợp chất oxygen.
2. Thông hiểu (1)
Câu 1. Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là
A. 28 amu. B. 32 amu.
C. 44 amu. D. 28 amu hoặc 44 amu.

3. Vận dụng (1 – Tự luận)


Câu 1. Có các hình mô phỏng các chất sau:

(1) (2) (3) (4) (5)


(a) Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất? hình nào mô phỏng cho hợp chất?
(b) Tính khối lượng phân tử trong các trường hợp trên.
Đáp án
(a) Đơn chất: (1), (4); hợp chất: (2), (3), (5).
(b) Khối lượng phân tử các chất:
KLPT(1) = 2  14 = 28 (amu)
KLPT(2) = 14 + 16 = 30 (amu)
KLPT(3) = 14 + 2  16 = 46 (amu)
KLPT(4) = 3  16 = 48 (amu)
KLPT(5) = 12 + 4  1 = 16 (amu)

You might also like