You are on page 1of 192

NGUYỄN HỮU KHÁNH HƢNG

HUỲNH THỊ KIỀU XUÂN

HÓA HỌC VÔ CƠ
Tập 1

2015 | PDF | 192 Pages


buihuuhanh@gmail.com

–2015–
Mục lục i

Mục lục

Mục lục ............................................................................................................................................. i

Chương 1 Giới thiệu ....................................................................................................................... 1


1.1 Đại cương về Hóa vô cơ ................................................................................................. 1
1.1.1 Hóa học là gì? ............................................................................................................ 1
1.1.2 Hóa Vô cơ là gì? ........................................................................................................ 2
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của Hóa học ........................................................................ 2
1.1.4 Xu hướng hiện đại ..................................................................................................... 2
1.2 Phương pháp học tập và Nội dung cơ bản môn học ..................................................... 3
1.2.1 Các thuật ngữ cơ bản ................................................................................................ 3
1.2.2 Phương pháp học tập ................................................................................................ 4
1.2.3 Nội dung cơ bản của Hóa Vô cơ ................................................................................ 5
Chương 2 Liên kết trong hóa học ................................................................................................... 7
2.1 Khái niệm về tiểu phân ................................................................................................... 7
2.2 Liên kết hóa học .............................................................................................................. 8
2.2.1 Bản chất liên kết hóa học ........................................................................................... 8
2.2.2 Liên kết theo quan điểm nhiệt động lực hóa học ....................................................... 8
2.2.3 Các thông số đặc trưng cho liên kết ........................................................................ 10
2.3 Liên kết ion .................................................................................................................... 10
2.3.1 Mô hình của liên kết ion ........................................................................................... 10
2.3.2 Điều kiện hình thành liên kết ion .............................................................................. 11
2.3.3 Các tính chất của liên kết ion ................................................................................... 11
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết ion trong tinh thể ........................... 11
2.4 Liên kết cộng hóa trị...................................................................................................... 13
2.4.1 Mô hình của liên kết cộng hóa trị ............................................................................. 13
2.4.2 Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị ................................................................ 13
2.4.3 Các tính chất của liên kết cộng hóa trị ..................................................................... 14
2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết cộng hóa trị ................................... 14
2.4.5 Liên kết cộng hóa trị ,  và  .................................................................................. 14
2.5 Liên kết kim loại ............................................................................................................ 19
2.5.1 Mô hình của liên kết kim loại theo quan điểm phi cơ học lượng tử ......................... 19
2.5.2 Mô hình của liên kết kim loại theo lý thuyết cơ học lượng tử .................................. 19
2.5.3 Các tính chất của liên kết kim loại............................................................................ 21
2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết kim loại ......................................... 22
2.6 Liên kết van der Waals ................................................................................................. 22
ii Mục lục

2.6.1 Mô hình và điều kiện hình thành liên kết van der Waals ......................................... 22
2.6.2 Các tính chất và độ bền của liên kết van der Waals................................................ 22
2.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết van der Waals .............................. 22
2.7 Liên kết hydro ............................................................................................................... 23
2.7.1 Mô hình và điều kiện hình thành liên kết hydro ....................................................... 23
2.7.2 Các tính chất và độ bền của liên kết hydro .............................................................. 24
2.7.3 Các loại liên kết hydro và ảnh hưởng đến tính chất của phân tử ............................ 24
2.8 Tác dụng phân cực và tác dụng bị phân cực ............................................................... 25
2.8.1 Tác dụng phân cực .................................................................................................. 25
2.8.2 Tác dụng bị phân cực .............................................................................................. 27
2.8.3 Phân biệt tác dụng phân cực của ion và độ phân cực của liên kết ......................... 28
2.9 Sự không phân định ranh giới giữa các loại liên kết hóa học ...................................... 29
2.9.1 Sự biến đổi giữa các loại liên kết hóa học ............................................................... 29
2.9.2 Ảnh hưởng của sự biến đổi giữa các loại liên kết hóa học
đến các tính chất và độ bền của liên kết ................................................................. 29
Chương 3 Phản ứng hóa học ....................................................................................................... 31
3.1 Khái niệm chung ........................................................................................................... 31
3.1.1 Phản ứng acid-baz ................................................................................................... 31
3.1.2 Phản ứng oxi hóa-khử ............................................................................................. 31
3.2 Khả năng phản ứng ...................................................................................................... 32
3.2.1 Nhiệt động lực học của phản ứng............................................................................ 32
3.2.2 Động học của phản ứng .......................................................................................... 33
3.2.3 Mối liên hệ giữa nhiệt động lực học và động học của phản ứng............................. 33
3.3 Quy ước về điều kiện phản ứng ................................................................................... 34
Chương 4 Phản ứng acid-baz ...................................................................................................... 35
4.1 Định nghĩa acid-baz ...................................................................................................... 35
4.1.1 Định nghĩa acid-baz theo Arrhenius......................................................................... 35
4.1.2 Định nghĩa acid-baz theo Bronsted.......................................................................... 35
4.1.3 Định nghĩa acid-baz theo Lewis ............................................................................... 36
4.1.4 Định nghĩa acid-baz theo Ubanovish ....................................................................... 36
4.1.5 Định nghĩa acid-baz cứng-mềm............................................................................... 36
4.1.6 Tóm lược các định nghĩa acid-baz .......................................................................... 37
4.2 Cường độ của acid-baz ................................................................................................ 38
4.3 Phân loại acid-baz vô cơ theo bản chất hóa học ......................................................... 38
4.3.1 Các hydracid, các dẫn xuất thế và muối của chúng ................................................ 39
4.3.2 Các oxihydroxid, các dẫn xuất thế và muối của chúng ........................................... 39
4.3.3 Tóm lược về các hydracid, oxihydroxid và các dẫn xuất của chúng ....................... 39
4.4 Các hydracid ................................................................................................................. 40
4.4.1 Cường độ acid-baz của các hydracid ...................................................................... 40
4.4.2 Cường độ acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các hydracid .............................. 41
4.5 Các oxihydroxid ............................................................................................................ 41
4.5.1 Cường độ acid-baz của các oxihydroxid ................................................................. 41
4.5.2 Ví dụ điển hình ......................................................................................................... 42
4.5.3 Cường độ acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các oxihydroxid .......................... 44
Mục lục iii

4.6 Phản ứng trung hòa ...................................................................................................... 45


4.6.1 Giản đồ pKa .............................................................................................................. 45
4.6.2 Phản ứng trung hòa giữa các acid-baz mạnh.......................................................... 46
4.6.3 Phản ứng trung hòa giữa các acid-baz yếu1 ........................................................... 46
4.7 Phản ứng thủy phân ..................................................................................................... 49
4.7.1 Sự thủy phân của các cation.................................................................................... 49
4.7.2 Sự thủy phân của các anion .................................................................................... 50
4.7.3 Sự thủy phân của các hợp chất cộng hóa trị ........................................................... 50
4.8 Phản ứng trao đổi ......................................................................................................... 51
4.9 Phản ứng tạo phức ....................................................................................................... 52
Chương 5 Phản ứng oxi hóa-khử ................................................................................................. 54
5.1 Số oxi hóa ..................................................................................................................... 54
5.1.1 Định nghĩa ................................................................................................................ 54
5.1.2 Ý nghĩa và ứng dụng ................................................................................................ 54
5.1.3 Hiệu ứng co d và co f ............................................................................................... 55
5.1.4 Sự biến đổi số oxi hóa ............................................................................................. 56
5.1.5 Nhận xét ................................................................................................................... 59
5.2 Phản ứng oxi hóa-khử .................................................................................................. 59
5.3 Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử ............................................................ 60
5.4 Chiều của phản ứng oxi hóa-khử ................................................................................. 61
0
5.5 Giản đồ E ..................................................................................................................... 62
5.6 Giản đồ Latimer ............................................................................................................ 63
5.7 Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử ............................................................. 63
5.7.1 Trường hợp 1: n1  n2 .............................................................................................. 63
5.7.2 Trường hợp 2: n1 = n2 .............................................................................................. 64
5.8 Ảnh hưởng của pH đến phản ứng oxi hóa-khử ............................................................ 65
5.9 Ảnh hưởng của phản ứng kết tủa đến phản ứng oxi hóa-khử ..................................... 66
5.10 Ảnh hưởng của phản ứng tạo phức đến phản ứng oxi hóa-khử ................................. 67
5.11 Tóm lược ảnh hưởng của các phản ứng kết tủa, tạo phức và bay hơi
đến phản ứng oxi hóa-khử ........................................................................................... 68
5.12 Khả năng tồn tại của các chất oxi hóa-khử trong môi trường nước ............................ 68
5.13 Một số vấn đề trong phản ứng oxi hóa-khử ................................................................. 69
5.13.1 Các oxihydroxid có tính oxi hóa mạnh hơn trong môi trường acid .......................... 69
5.13.2 Biến thiên của tính oxi hóa của một nguyên tố theo số oxi hóa .............................. 70
5.13.3 Khả năng dị phân của một nguyên tố ...................................................................... 71
Chương 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trưng của chúng ........................................... 72
6.1 Trạng thái của vật chất ................................................................................................. 72
6.2 Trạng thái rắn ................................................................................................................ 72
6.2.1 Trạng thái tinh thể .................................................................................................... 72
6.2.2 Trạng thái vô định hình ............................................................................................ 73
6.3 Trạng thái lỏng .............................................................................................................. 74
6.4 Trạng thái khí ................................................................................................................ 74
6.4.1 Phương trình trạng thái khí lý tưởng........................................................................ 74
6.4.2 Hỗn hợp khí lý tưởng ............................................................................................... 74
iv Mục lục

6.4.3 Khí thật ..................................................................................................................... 75


6.5 Trạng thái tập hợp và phản ứng hóa học ..................................................................... 76
Chương 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị ...................................................................... 77
7.1 Định nghĩa tiểu phân cộng hóa trị ................................................................................. 77
7.2 Cách viết công thức cấu trúc theo Lewis...................................................................... 77
7.2.1 Cách viết thứ nhất .................................................................................................... 77
7.2.2 Cách viết thứ hai ...................................................................................................... 78
7.3 Cấu trúc của tiểu phân theo mô hình VSEPR
(Valence Shell Electron Pair Repulsion Theory – Lý thuyết đẩy đôi điện tử) ............... 79
7.4 Cấu trúc của tiểu phân theo sự lai hóa......................................................................... 81
7.4.1 Thuyết lai hóa và cấu trúc của tiểu phân ................................................................. 81
7.4.2 Cách viết công thức cấu trúc theo thuyết lai hóa ..................................................... 82
7.5 Liên kết  và  trong tiểu phân ..................................................................................... 83
Chương 8 Tinh thể học đại cương ............................................................................................... 85
8.1 Các trạng thái cơ bản của vật chất ............................................................................... 85
8.2 Các yếu tố đối xứng ...................................................................................................... 86
8.3 Suy đoán 32 lớp đối xứng ............................................................................................ 88
8.4 Ký hiệu của lớp đối xứng .............................................................................................. 89
8.4.1 Ký hiệu quốc tế (ký hiệu Herman–Maughin) ............................................................ 89
8.4.2 Ký hiệu Schoenflies ................................................................................................. 89
8.5 Mạng lưới tinh thể ......................................................................................................... 90
8.6 Ô mạng cơ sở – 14 mạng Bravais ............................................................................... 91
8.6.1 Ô mạng cơ sở .......................................................................................................... 91
8.6.2 14 mạng Bravais ...................................................................................................... 91
Chương 9 Hóa học tinh thể ........................................................................................................... 96
9.1 Đại cương ..................................................................................................................... 96
9.2 Cấu trúc của một số tinh thể đơn kim loại .................................................................... 97
9.2.1 Cấu trúc xếp chặt ..................................................................................................... 97
9.2.2 Cấu trúc của các quả cầu xếp chặt.......................................................................... 97
9.2.3 Ảnh hưởng của cấu trúc đến bán kính nguyên tử ................................................... 99
9.2.4 Lỗ trống trong tinh thể xếp chặt ............................................................................. 100
9.3 Cấu trúc của một số tinh thể ion ................................................................................. 101
9.3.1 Các cấu trúc tinh thể ion đơn giản điển hình ......................................................... 101
+ –
9.3.2 Ảnh hưởng của tỉ số bán kính r / r đến số phối trí .............................................. 102
9.4 Cấu trúc của tinh thể cộng hóa trị ............................................................................... 103
9.5 Cấu trúc của tinh thể van der Waals .......................................................................... 104
9.6 Cấu trúc của tinh thể có liên kết hỗn tạp .................................................................... 104
9.6.1 Cấu trúc lớp-mạch với liên kết cộng hóa trị-van der Waals ................................... 104
9.6.2 Cấu trúc lớp-mạch với liên kết cộng hóa trị hay ion và van der Waals ................. 109
9.6.3 Cấu trúc lớp–mạch với liên kết hydro và van der Waals ....................................... 110
Chương 10 Hóa học chất rắn ..................................................................................................... 111
10.1 Sự phân bố các chất kết tinh theo hệ tinh thể ............................................................ 111
10.2 Hiện tượng đa hình ..................................................................................................... 111
10.3 Hiện tượng đồng hình................................................................................................. 113
Mục lục v

10.4 Tinh thể thật ................................................................................................................ 114


10.4.1 Hình thái tinh thể .................................................................................................... 114
10.4.2 Khuyết tật trong tinh thể ......................................................................................... 114
10.5 Phản ứng pha rắn ....................................................................................................... 116
10.5.1 Nhiệt động lực học của phản ứng pha rắn ............................................................ 116
10.5.2 Động học của phản ứng pha rắn ........................................................................... 117
Chương 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất ................................................ 119
11.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất vật lý của chất ................................................. 119
11.1.1 Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ........................................................................ 119
11.1.2 Nhiệt độ phân hủy .................................................................................................. 121
11.1.3 Tính chất cơ học .................................................................................................... 121
11.1.4 Tính dẫn điện ......................................................................................................... 121
11.1.5 Tính tan .................................................................................................................. 123
11.2 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất hóa học của các chất ..................................... 124
11.3 Nhận xét chung về mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của chất ........................... 125
Chương 12 Đại cương về hóa học của các nguyên tố s và p .................................................... 126
12.1 Cấu trúc nguyên tử và đặc điểm liên kết .................................................................... 126
12.2 Quy luật biến đổi tính chất .......................................................................................... 127
12.2.1 Quy luật biến đổi tính chất trong một phân nhóm chính ........................................ 127
12.2.2 Quy luật biến đổi tính chất trong một chu kỳ.......................................................... 128
12.2.3 Quy luật biến đổi tính chất trên đường chéo ......................................................... 129
Chương 13 Hydrogen ................................................................................................................. 130
13.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 130
13.2 Trạng thái tự nhiên...................................................................................................... 130
13.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 131
13.3.1 Cấu trúc và lý tính .................................................................................................. 131
13.3.2 Hóa tính .................................................................................................................. 131
13.3.3 Điều chế ................................................................................................................. 131
13.3.4 Ứng dụng ............................................................................................................... 132
13.4 Các hợp chất bậc hai của hydrogen H nX ................................................................... 132
13.4.1 Các hợp chất hydracid HnX của hydrogen (1) ..................................................... 132
13.4.2 Các hợp chất hydrur cộng hóa trị AH n ................................................................... 134
13.4.3 Các hợp chất hydrur ion XHn ................................................................................. 135
13.4.4 Các hợp chất hydrur kim loại ................................................................................. 135
13.4.5 Các hợp chất hydrur không bền ............................................................................. 135
Chương 14 Oxygen ..................................................................................................................... 136
14.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 136
14.2 Trạng thái tự nhiên...................................................................................................... 137
14.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 137
14.3.1 Oxygen ................................................................................................................... 137
14.3.2 Ozon ....................................................................................................................... 138
14.4 Các hợp chất của oxygen (2) ................................................................................... 139
14.4.1 Các oxihydroxid ...................................................................................................... 139
vi Mục lục

14.4.2 Nước ...................................................................................................................... 141


14.4.3 Các hợp chất peroxyd ............................................................................................ 143
Chương 15 Phân nhóm 7A: Halogen ......................................................................................... 145
15.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 145
15.2 Trạng thái tự nhiên ..................................................................................................... 146
15.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 146
15.3.1 Cấu trúc và lý tính .................................................................................................. 146
15.3.2 Hóa tính .................................................................................................................. 147
15.3.3 Điều chế ................................................................................................................. 148
15.3.4 Ứng dụng ............................................................................................................... 148
15.4 Các hợp chất của các halogen ................................................................................... 148
15.4.1 Các hydracid HX và các dẫn xuất của chúng ........................................................ 148
15.4.2 Các oxihydroxid HXOn và các dẫn xuất của chúng ............................................... 150
Chương 16 Phân nhóm 6A: Chalcogen ...................................................................................... 153
16.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 153
16.2 Trạng thái tự nhiên ..................................................................................................... 154
16.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 154
16.3.1 Cấu trúc và lý tính .................................................................................................. 154
16.3.2 Hóa tính .................................................................................................................. 155
16.3.3 Điều chế ................................................................................................................. 155
16.3.4 Ứng dụng ............................................................................................................... 155
16.4 Các hợp chất của các chalcogen ............................................................................... 155
16.4.1 Các hydracid H2E và các dẫn xuất của chúng ....................................................... 155
16.4.2 Các oxihydroxid H2EOn và các dẫn xuất của chúng .............................................. 157
16.4.3 Sự tạo mạch EE ................................................................................................... 158
Chương 17 Phân nhóm 5A ......................................................................................................... 159
17.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 159
17.2 Trạng thái tự nhiên ..................................................................................................... 160
17.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 160
17.3.1 Cấu trúc và lý tính .................................................................................................. 160
17.3.2 Hóa tính .................................................................................................................. 160
17.3.3 Điều chế ................................................................................................................. 161
17.3.4 Ứng dụng ............................................................................................................... 162
17.4 Các hợp chất của các nguyên tố phân nhóm 5A ....................................................... 162
17.4.1 Các hydracid H3E và các dẫn xuất của chúng ....................................................... 162
17.4.2 Các oxihydroxid HxEOn và các dẫn xuất của chúng .............................................. 163
Chương 18 Phân nhóm 4A ......................................................................................................... 166
18.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết ......................................................................... 166
18.2 Trạng thái tự nhiên ..................................................................................................... 167
18.3 Đơn chất ..................................................................................................................... 167
18.3.1 Cấu trúc và lý tính .................................................................................................. 167
18.3.2 Hóa tính .................................................................................................................. 169
18.3.3 Điều chế ................................................................................................................. 169
Mục lục vii

18.3.4 Ứng dụng ............................................................................................................... 169


18.4 Các hợp chất của các nguyên tố phân nhóm 4A ....................................................... 170
18.4.1 Các hợp chất H4E và các dẫn xuất của chúng ...................................................... 170
18.4.2 Các oxihydroxid HxEOn và các dẫn xuất của chúng .............................................. 172
Chương 19 Danh pháp các chất vô cơ ....................................................................................... 174
19.1 Đại cương ................................................................................................................... 174
19.1.1 Mở đầu ................................................................................................................... 174
19.1.2 Nguyên tắc cơ bản ................................................................................................. 174
19.2 Danh pháp của các nguyên tố .................................................................................... 175
19.3 Danh pháp của các cation .......................................................................................... 175
19.3.1 Cation đơn giản (một nguyên tử) ........................................................................... 175
19.3.2 Cation phức tạp (nhiều nguyên tử) ........................................................................ 175
19.4 Danh pháp của các anion ........................................................................................... 176
19.4.1 Anion đơn giản (một nguyên tử) ............................................................................ 176
19.4.2 Anion phức tạp (nhiều nguyên tử) ......................................................................... 176
19.5 Danh pháp của các nhóm chức (gốc)......................................................................... 177
19.6 Danh pháp của các hợp chất ...................................................................................... 177
19.6.1 Quy tắc gọi tên ....................................................................................................... 177
19.6.2 Tên của các oxihydroxid ........................................................................................ 177
19.6.3 Tên của các acid dẫn xuất từ oxihydroxid ............................................................. 178
19.6.4 Tên của các acid polimer ....................................................................................... 179
19.6.5 Tiếp đầu ngữ chỉ số lượng ..................................................................................... 179
19.7 Danh pháp bằng tiếng Anh ......................................................................................... 179
19.7.1 Danh pháp của các nguyên tố hóa học bằng tiếng Anh ........................................ 179
19.7.2 Danh pháp anion của các oxihydroxid bằng tiếng Anh .......................................... 181
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 182
Chƣơng 1 Giới thiệu 1

Chƣơng 1
Giới thiệu
1.1 Đại cƣơng về Hóa vô cơ
1.1.1 Hóa học là gì?
1. Hóa học là ngành khoa học nghiên cứu các hóa chất và các phản ứng của các hóa chất
theo quan điểm hóa học.
Ví dụ: H–H + F–F  2H–F
Tác chất Quá trình phản ứng Sản phẩm
2. Hóa học còn nghiên cứu các đối tượng và quá trình thuộc các lãnh vực liên quan.
3. Điều đó có nghĩa là:
a. Hóa học nghiên cứu các chất hóa học bao gồm:
 Thành phần nguyên tố của chất
 Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong chất
 Cấu trúc của chất cách sắp xếp các nguyên tử trong chất
 Tính chất của chất tính chất hóa học và một số tính chất vật lý cần thiết
Ví dụ: Hydro peroxid H2O2 có:
 Thành phần nguyên tố H và O
 Số lượng nguyên tử 2H và 2O
 Cấu trúc của chất zíc zắc như hình bên
 Tính chất của chất chất lỏng không màu có tính oxi hóa mạnh,…
b. Hóa học nghiên cứu các quá trình phản ứng bao gồm:
 Cắt đứt các liên kết cũ trong quá trình phân hủy các tác chất
 Hình thành các liên kết mới trong quá trình tạo thành các sản phẩm
 Chiều và cân bằng phản ứng yếu tố nhiệt động lực học
 Vận tốc và cơ chế phản ứng yếu tố động học
H–H + I–I  2H–I G
0
Ví dụ: 298 = –2 kJ/mol v = kCH2CI2
c. Hóa học còn nghiên cứu các quá trình và các lãnh vực liên quan đến hóa học như vật lý,
sinh học, địa chất, y học, vật liệu,…
 Các quá trình hóa lý: nóng chảy, bay hơi, thăng hoa, hòa tan, kết tinh,…
 Các quá trình hóa sinh: hóa sinh tổng hợp, hoạt tính hóa sinh học,…
 Các quá trình địa hóa: phong hóa, trầm tích, cát kết,…
2 Chƣơng 1 Giới thiệu

4. Các chuyên ngành của Hóa học:


 Hóa Vô cơ  Hóa Kỹ thuật  Hóa Y
 Hóa Hữu cơ  Hóa Phóng xạ  Hóa Sinh
 Hóa Phân tích  Hóa Môi trường  Hóa Nông học
 Hóa Lý  Hóa Thực phẩm  Hóa Vật liệu,…

1.1.2 Hóa Vô cơ là gì?


1. Hóa Vô cơ là chuyên ngành hóa học chủ yếu nghiên cứu các chất và các quá trình phản
ứng xảy ra đối với các chất nằm ngoài các chu trình chuyển hóa của hợp chất sinh học.
Ví dụ: Việc hình thành dioxid carbon CO2
 Khi đốt cháy than là đối tượng của Hóa Vô cơ
 Khi hô hấp không là đối tượng của Hóa Vô cơ
2. Các chuyên ngành hẹp của Hóa Vô cơ:
 Hóa Chất rắn  Tổng hợp Vô cơ  Hóa Nước
 Phức chất  Vật liệu Vô cơ  Hóa Phóng xạ
 Dung dịch  Xúc tác Vô cơ  Sinh học Vô cơ,…

1.1.3 Các giai đoạn phát triển của Hóa học


1. Các giai đoạn phát triển chính của Hóa học được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển chính của Hóa học
Giai đoạn Thời đại Yếu tố đặc trƣng
1. Mô tả thô sơ và Cổ đại Thuyết nguyên tố cổ đại:
Minh triết Đến hết thế kỷ (tk) 3  Nước, không khí, đất, lửa
 Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
2. Giả kim thuật Trung cổ  Hòn đá triết học, và
Đầu tk 4 – đầu tk 16  Thuốc trường sinh bất tử
3. Hóa y học Phục hưng  Thuốc chữa bệnh, và
và kỹ thuật Đầu tk 16 – giữa tk 17  Các hóa chất kỹ thuật
4. Khoa học hóa Cận hiện đại  Các quan điểm khoa học
Giữa tk 17 – cuối tk 18  Thuyết nguyên tố hiện đại
5. Hiện đại hóa Hiện đại  Các định luật – lý thuyết khoa học
Thế kỷ 19  Nguyên tố hóa học
Đầu tk 20 đến nay  Các định luật – lý thuyết hiện đại

1.1.4 Xu hƣớng hiện đại


1. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các ngành khoa học chuyển mạnh sang hướng nghiên cứu cơ
bản kết hợp với triển khai ứng dụng và công nghệ.
2. Ba nội dung chính trong việc ứng dụng hóa học, cũng như khoa học, vào cuộc sống là:
a. Tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm bằng cách thay đổi nguyên liệu, quy trình
và thiết bị trên cơ sở các hiểu biết về khoa học và công nghệ.
Chƣơng 1 Giới thiệu 3

Ví dụ như thay vì sử dụng thiết bị gián đoạn thông thường và không có xúc tác, có thể:
 Sử dụng thiết bị liên tục để giảm chi phí sản xuất.
 Sử dụng chất xúc tác để tăng vận tốc phản ứng.
b. Tăng giá trị sản phẩm bằng cách tăng chất lượng và mở rộng phạm vi sử dụng của các
sản phẩm vào nhiều lãnh vực khác nhau.
Ví dụ như đối với bột màu, có thể:
 Tăng chất lượng của bột màu bằng cách tăng độ ổn định của tinh thể để tăng cường
độ màu và giảm kích thước hạt để tăng độ phủ của bột màu.
 Mở rộng phạm vi sử dụng bằng cách biến tính độ phân cực của bề mặt bột màu để
có thể phân tán hạt bột màu trong dung môi phân cực như nước cũng như trong
dung môi không phân cực như các dung môi hữu cơ.
c. Tăng kiến thức về con người và tự nhiên để có cuộc sống tốt đẹp và môi trường bền
vững.

Bảng 1.2 Giá trị sản phẩm theo trình độ công nghệ
Công nghệ Thấp Trung bình Cao Rất cao
Giá sản phẩm USD/kg 0,01–1 1–10 10–100 100–100.000
Ví dụ: Chất Vô cơ Muối ăn Bột màu Xúc tác Bán dẫn
Chất Hữu cơ Nhựa Verni Hương liệu Biệt dược

1.2 Phƣơng pháp học tập và Nội dung cơ bản môn học
1.2.1 Các thuật ngữ cơ bản
1. Một số thuật ngữ cơ bản sau đây cần phải được hiểu một cách chính xác.
2. Dữ liệu thực nghiệm: Là các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm, tương ứng với sự
thật, không thay đổi theo thời gian và không gian.
Dữ liệu thực nghiệm thu được ngày càng chính xác do thiết bị đo ngày càng tinh vi.
Cần phân biệt các dữ liệu trực tiếp được đo bằng các đại lượng phản ảnh trực tiếp tính chất
của đối tượng nghiên cứu với các dữ liệu gián tiếp được đo bằng các đại lượng không phản
ảnh trực tiếp tính chất của đối tượng mà phải đi kèm với suy luận bổ sung. Việc suy luận
không chính xác hoặc sai lầm thường dẫn đến kết quả dữ liệu là sai.
Ví dụ như để xem xét tính chất oxi hóa-khử của các nguyên tố trong hóa học, người ta
thường sử dụng thông số năng lượng ion hóa của nguyên tử. Thực tế thông số này là một
thông số vật lý được tiến hành đo đối với các nguyên tử ở trạng thái khí cô lập (đơn nguyên
tử) nên không phản ảnh trực tiếp tính chất hóa học của các chất hóa học phải nằm ở một
trạng thái tập hợp xác định (rắn, lỏng hay khí).
3. Định luật: Là các phát biểu tổng quát hóa các dữ liệu thực nghiệm, thường được trình bày
dưới dạng một phương trình toán học, ví dụ như phương trình khí lý tưởng.
Do sự tổng quát hóa nên các định luật thường là gần đúng chứ không hoàn toàn đúng.

0
Bảng 1.3 Thể tích mol của các khí thật ở 0 C and 1 atm
Khí Thể tích mol, L Khí Thể tích mol, L

Carbon dioxid (CO2) 22,260 Nitrogen (N2) 22,402


Argon (Ar) 22,397 Hydrogen (H2) 22,433
Oxygen (O2) 22,397 Helium (He) 22,434
4 Chƣơng 1 Giới thiệu

4. Khái niệm thuyết hay học thuyết là các thuật ngữ mơ hồ thiếu chính xác. Trong khoa học
thường sử dụng hai thuật ngữ là giả thuyết và lý thuyết.
5. Giả thuyết: Là một hệ thống luận lý giả định được đưa ra nhằm giải thích các dữ liệu thực
nghiệm đã thu được trong hiện tại và dự đoán các quá trình xảy ra trong tương lai nhưng
chưa được đa số công nhận.
6. Lý thuyết: Cũng là một hệ thống luận lý giả định được đưa ra nhằm giải thích các dữ liệu
thực nghiệm đã thu được trong hiện tại và dự đoán các quá trình xảy ra trong tương lai và
đã được đa số công nhận.
Lý thuyết thường có tính định lượng cao hơn giả thuyết.
7. Lưu ý là do bản chất là một giả định nên giả thuyết và lý thuyết không phải là chân lý.

Lý thuyết

Giả thuyết Định luật

Dữ liệu thực nghiệm

1.2.2 Phƣơng pháp học tập


1. Quá trình học phải được lặp nhiều lần qua các giai đoạn sau:
 Nghe giảng và ghi bài
 Hồi tưởng để nhớ lại nội dung của bài
 Học thuộc để nhớ nội dung chính của bài
 Làm bài tập để ứng dụng các nội dung đã học
 So sánh và suy luận các vấn đề được nêu trong nội dung
 Hệ thống hóa các nội dung đã học
 Ôn lại các nội dung của bài
 Tóm tắt nội dung
Chƣơng 1 Giới thiệu 5

2. Các giai đoạn này có thể nối tiếp nhau hay chập lên nhau tùy theo nội dung của từng môn
học cũng như tính cách của mỗi sinh viên.
3. Để có kết quả tốt, điều quan trọng nhất là phải tiến hành các giai đoạn sau:
a. Học thuộc kiến thức cơ bản Bao gồm các khái niệm và quá trình
b. Suy luận và thảo luận Thông qua các ví dụ và bài tập
c. Phân tích và tổng hợp Các kiến thức cơ bản
d. Hệ thống hóa kiến thức Mà trước hết là tóm tắt nội dung môn học
4. Bốn phương pháp suy luận chính trong quá trình học là:
a. Mô tả Chủ yếu là học thuộc và phân tích – tổng hợp các kiến thức cơ bản bao
gồm các khái niệm, quá trình và các hiện tượng phổ biến.
b. Quy nạp Chủ yếu là rút ra những quy luật từ những kiến thức cơ bản đã biết.
c. Suy diễn Chủ yếu là dự đoán những điều chưa biết từ các quy luật đã biết.
d. Hệ thống hóa Chủ yếu là phân loại và sắp xếp các kiến thức một cách khoa học để có
thể ứng dụng một cách dễ dàng các quy luật đã biết.

1.2.3 Nội dung cơ bản của Hóa Vô cơ


1. Nội dung cơ bản của Hóa Vô cơ nói riêng và Hóa học nói chung có thể được tóm tắt bằng
phương trình phản ứng sau:
aA + bB  cC + dD G
Thành phần nguyên tố Cấu trúc của chất
Số lượng nguyên tử Tính chất của chất
Hóa chất
Tác chất Sản phẩm Tỏa hay
là chất acid-baz Phản ứng là gì? Thu nhiệt
hay chất oxi hóa-khử  Acid-baz hay Oxi hóa-khử?
 Cắt đứt các liên kết cũ trong các tác chất
 Hình thành các liên kết mới trong các sản phẩm
 Chiều và cân bằng của phản ứng?
 Vận tốc và cơ chế của phản ứng?
+ Quá trình và thiết bị phản ứng?
+ Kỹ thuật tiến hành phản ứng?
2. Ngoại trừ đối với các khí trơ, trong tất cả các đơn chất và hợp chất đều tồn tại các liên kết
giữa các nguyên tử như:
a. Liên kết ion trong các tinh thể của NaCl, CaF2, MgSO4,…
b. Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử của O2, S8, C2H5OH, đường,…
c. Liên kết kim loại trong các tinh thể kim loại của sắt, đồng, kẽm,…
d. Liên kết van der Waals giữa các phân tử trong tinh thể của N2, CO2, đường,…
3. Vậy, muốn tạo thành hợp chất mới (sản phẩm) từ các đơn chất hay từ các hợp chất cũ (tác
chất), nhất thiết phải xảy ra quá trình cắt đứt liên kết cũ và hình thành liên kết mới.
2H–H(k) + O=O(k)  2H–O–H(l) G = 228,2 kJ/mol
0
Ví dụ:
4. Vì thế, kiến thức cơ sở của hóa học chính là liên kết trong hóa học, mà quan trọng nhất là
bốn vấn đề sau:
a. Mô hình của liên kết c. Tính chất của liên kết
b. Điều kiện hình thành liên kết d. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền của liên kết
6 Chƣơng 1 Giới thiệu

5. Tiếp theo, cần phải biết phản ứng xảy ra (1) Theo chiều nào và (2) Đạt cân bằng tới đâu (yếu
tố nhiệt động lực học) cũng như phản ứng xảy ra (3) Với vận tốc là bao nhiêu và (4) Theo cơ
chế nào (yếu tố động học) thì mới có thể xác định được biện pháp để đẩy nhanh quá trình
phản ứng theo hướng mong muốn và tạo ra nhiều sản phẩm nhất.

(a) (b) (c)


Hình 1.1 Các loại thiết bị phản ứng: (a) Thiết bị gián đoạn (BR)
(b) Thiết bị thùng khuấy liên tục (CSTR) (c) Thiết bị ống đẩy (PFR)

6. Ngoài ra, còn phải trang bị các kiến thức cơ bản về:
a. Kỹ thuật tiến hành phản ứng để xác định:
 Loại thiết bị phản ứng thích hợp
 Thể tích thiết bị để có sản lượng mong muốn
 Cách sắp xếp thiết bị tối ưu
b. Các quá trình và thiết bị cơ học cần sử dụng khi tiến hành phản ứng như:
 Khuấy–trộn
 Bơm–nén–quạt
 Nghiền–sàng
 Lắng–lọc–ly tâm
 Truyền nhiệt
 Truyền khối
 Vật liệu chế tạo thiết bị Hình 1.2 Máy ly tâm đứng

 Năng lượng và động lực


7. Cuối cùng, để triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, cần phải kết hợp với các
bộ phận khác như tài chánh, nhân sự, thương mại, thị trường,…
8. Kiến thức hóa học nói đơn giản là nhằm tạo ra sản phẩm với 6 tiêu chí chính:
NHANH – NHIỀU – TỐT – BỀN – RẺ – ĐẸP
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 7

Chƣơng 2
Liên kết trong hóa học
2.1 Khái niệm về tiểu phân
1. Các chất có thể tồn tại ở các trạng thái rất khác nhau về quy mô tập hợp của các hạt.
2. Các khí trơ như He, Ne, Ar, Kr,… tồn tại ở trạng thái nguyên tử mà giữa các nguyên tử này
chỉ xuất hiện liên kết van der Waals chứ không hình thành các liên kết hóa học.
3. Các chất phân tử bao gồm một số lượng hữu hạn các nguyên tử liên kết hóa học với nhau
tạo thành cấu trúc bền vững bão hòa hóa trị. Ví dụ như CH4, CO2, SF6, B2Cl6,…
4. Dung dịch lại chứa các cation và anion hay các phân tử hòa tan trong dung môi, được gọi là
các ion hay phân tử bị solvat hóa. Ví dụ như dung dịch NaCl, (NH4)2SO4, đường,…
5. Đối với các chất có cấu trúc tinh thể như kim cương, NaCl, (NH4)2SO4,… thì phải mở rộng
khái niệm phân tử là toàn bộ một tinh thể do không thể tách riêng từng nguyên tử C hay
phân tử NaCl, (NH4)2SO4,… trong tinh thể.
Một tinh thể càng lớn thì số lượng nguyên tử có trong tinh thể đó càng lớn. Một tinh thể có
thể chứa từ vài triệu cho đến hàng tỉ tỉ nguyên tử.
Vì vậy, công thức phân tử của chất tinh thể chỉ biểu thị một cách hình thức tỉ lệ số lượng
nguyên tử của các nguyên tố trong chất.

(a) Khí Xe (b) Khí CO2 (c) Dung dịch NaCl (d) Tinh thể NaCl
Hình 2.1 Các quy mô tập hợp thông thƣờng của một số chất

Bảng 2.1 Quy ƣớc của thuật ngữ tiểu phân


Quy mô tập hợp của chất Tiểu phân
Nguyên tử Mỗi nguyên tử
Phân tử Mỗi nguyên tử hay toàn bộ phân tử
Dung dịch Mỗi ion (cation hay anion) hoặc phân tử hòa tan bị solvat hóa
Chất rắn Mỗi ion, nguyên tử hoặc phân tử ở các nút mạng của tinh thể
8 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

6. Chính các hạt của chất tồn tại ở các trạng thái rất khác nhau về quy mô tập hợp này sẽ trực
tiếp tham gia vào quá trình phản ứng hóa học.
7. Vì vậy, chúng ta quy ước sử dụng thuật ngữ tiểu phân để gọi các hạt trực tiếp tham gia vào
quá trình phản ứng hóa học với phạm vi áp dụng được trình bày trong Bảng 2.1.

2.2 Liên kết hóa học


2.2.1 Bản chất liên kết hóa học
1. Liên kết hóa học tạo thành được chất hóa học và được thừa nhận có bản chất điện.
2. Một cách chính xác, khi tạo liên kết để hình thành chất, cấu trúc của tất cả các điện tử của
các nguyên tử tham gia liên kết không còn tồn tại như trạng thái ban đầu của nó.
3. Một cách gần đúng, người ta cho rằng chỉ có các điện tử hóa trị nằm trong các vân đạo hóa
trị của nguyên tử tham gia vào quá trình tạo liên kết.
4. Vì vậy, trước khi xem xét các biến đổi của liên kết trong quá trình phản ứng, phải xác định rõ
ràng cấu trúc điện tử của các nguyên tử tham gia phản ứng, nghĩa là xác định các vân đạo
hóa trị và điện tử hóa trị của các nguyên tử đó.
5. Hình dung một cách trực quan là khi hình thành liên kết, các điện tử mang điện tích âm sẽ
phân bố lại vị trí và tập trung vào không gian giữa các hạt nhân mang điện tích dương để tạo
ra lực hút điện khiến cho các hạt nhân liên kết lại với nhau.
6. Có hai cách chủ yếu phân bố điện tử hóa trị dẫn đến sự hình thành hai loại liên kết hóa học
quan trọng nhất là liên kết ion và liên kết cộng hóa trị để tạo thành chất.

Bảng 2.2 So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
Loại liên kết Ion Cộng hóa trị
Cách phân bố Điện tử liên kết chỉ thuộc về Điện tử liên kết được sử dụng
điện tử liên kết nguyên tố có độ âm điện lớn hơn chung cho cả hai nguyên tử
Điện tử liên kết Nằm ở nguyên tử có  lớn hơn Nằm giữa hai nguyên tử
Lực liên kết Điện ion Điện cộng hóa trị
Độ bền của liên kết Cao Thấp đến cao
Sử dụng chủ yếu Vô cơ NaCl Hữu cơ và Vô cơ CH4, Na2 SO4

2.2.2 Liên kết theo quan điểm nhiệt động lực hóa học
1. Trước đây, người ta không giải thích được tại sao lại có thể biến đổi chất này thành chất
khác một cách dễ dàng mà khó, thậm chí không thể, tiến hành phản ứng ngược lại.
Ví dụ: HCl + NaOH  NaCl + H2O
2. Bằng cách vay mượn các quan điểm của ngành nhiệt động lực học, ta có động lực của quá
trình hóa học chính là chênh lệch năng lượng tự do của hệ trước và sau phản ứng.
3. Hệ sẽ càng bền khi năng lượng tự do của hệ càng thấp.
4. Phản ứng chỉ có thể tự xảy ra khi làm năng lượng tự do của hệ giảm xuống.
5. Lượng năng lượng tự do giảm đi chủ yếu là do sự phá hủy các liên kết cũ và hình thành các
liên kết mới khi xảy ra sự chuyển hóa các tác chất tạo thành các sản phẩm.
6. Nhiệt động lực học quy ước điểm gốc 0 của trục năng lượng tương ứng với mức năng
lượng cực đại của hệ khi các tiểu phân của các chất cách xa nhau vô hạn. Giữa các tiểu
phân lúc này hoàn toàn không hình thành bất cứ liên kết nào.
7. Theo quy ước này, khi hình thành liên kết hóa học thì năng lượng tự do của hệ giảm xuống.
Hệ càng bền nếu năng lượng tự do của hệ càng âm (< 0), tức là càng nhỏ.
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 9

Bảng 2.3 Z, ký hiệu X, tên, năm tìm thấy và cấu trúc điện tử của các nguyên tố
Z X Tên Năm Cấu trúc Z X Tên Năm Cấu trúc
1 2
1 H Hydro 1766 1s 56 Ba Bari 1797 [Xe] 6s
2 1 2
2 He Heli 1895 1s 57 La Lantan 1839 [Xe] 5d 6s
1 1 1 2
3 Li Liti 1817 [He] 2s 58 Ce Ceri 1803 [Xe] 4f 5d 6s
2 3 2
4 Be Berili 1828 [He] 2s 59 Pr Prazeodim 1885 [Xe] 4f 6s
2 1 4 2
5 B Bor 1808 [He] 2s 2p 60 Nd Neodim 1885 [Xe] 4f 6s
2 2 5 2
6 C Carbon cổ [He] 2s 2p 61 Pm Prometi 1945 [Xe] 4f 6s
2 3 6 2
7 N Nitrogen 1772 [He] 2s 2p 62 Sm Samari 1879 [Xe] 4f 6s
2 4 7 2
8 O Oxygen 1774 [He] 2s 2p 63 Eu Europi 1901 [Xe] 4f 6s
2 5 7 1 2
9 F Fluor 1886 [He] 2s 2p 64 Gd Gadolini 1886 [Xe] 4f 5d 6s
2 6 9 2
10 Ne Neon 1898 [He] 2s 2p 65 Tb Terbi 1843 [Xe] 4f 6s
1 10 2
11 Na Natri 1807 [Ne] 3s 66 Dy Dysprosi 1886 [Xe] 4f 6s
2 11 2
12 Mg Magne 1808 [Ne] 3s 67 Ho Holmi 1878 [Xe] 4f 6s
2 1 12 2
13 Al Nhôm 1827 [Ne] 3s 3p 68 Er Erbi 1835 [Xe] 4f 6s
2 2 13 2
14 Si Silic 1824 [Ne] 3s 3p 69 Tm Tuli 1879 [Xe] 4f 6s
2 3 14 2
15 P Phospho 1669 [Ne] 3s 3p 70 Yb Yterbi 1878 [Xe] 4f 6s
2 4 14 1 2
16 S Lưu huỳnh cổ [Ne] 3s 3p 71 Lu Luteti 1907 [Xe] 4f 5d 6s
2 5 14 2 2
17 Cl Clor 1774 [Ne] 3s 3p 72 Hf Hafni 1923 [Xe] 4f 5d 6s
2 6 14 3 2
18 Ar Argon 1894 [Ne] 3s 3p 73 Ta Tantal 1802 [Xe] 4f 5d 6s
1 14 4 2
19 K Kali 1807 [Ar] 4s 74 W Tungsten 1781 [Xe] 4f 5d 6s
2 14 5 2
20 Ca Calci 1808 [Ar] 4s 75 Re Reni 1925 [Xe] 4f 5d 6s
1 2 14 6 2
21 Sc Scandi 1876 [Ar] 3d 4s 76 Os Osmi 1803 [Xe] 4f 5d 6s
2 2 14 7 2
22 Ti Titan 1776 [Ar] 3d 4s 77 Ir Iridi 1803 [Xe] 4f 5d 6s
3 2 14 9 1
23 V Vanadi 1801 [Ar] 3d 4s 78 Pt Platin 1735 [Xe] 4f 5d 6s
5 1 14 10 1
24 Cr Crom 1797 [Ar] 3d 4s 79 Au Vàng cổ [Xe] 4f 5d 6s
5 2 14 10 2
25 Mn Mangan 1774 [Ar] 3d 4s 80 Hg Thủy ngân cổ [Xe] 4f 5d 6s
6 2 14 10 2 1
26 Fe Sắt cổ [Ar] 3d 4s 81 Tl Thali 1861 [Xe] 4f 5d 6s 6p
7 2 14 10 2 2
27 Co Cobalt 1735 [Ar] 3d 4s 82 Pb Chì cổ [Xe] 4f 5d 6s 6p
8 2 14 10 2 3
28 Ni Nikel 1751 [Ar] 3d 4s 83 Bi Bismut 1753 [Xe] 4f 5d 6s 6p
10 1 14 10 2 4
29 Cu Đồng cổ [Ar] 3d 4s 84 Po Poloni 1898 [Xe] 4f 5d 6s 6p
10 2 14 10 2 5
30 Zn Kẽm t.cổ [Ar] 3d 4s 85 Ai Astantin 1940 [Xe] 4f 5d 6s 6p
10 2 1 14 10 2 6
31 Ga Gali 1875 [Ar] 3d 4s 4p 86 Rn Radon 1908 [Xe] 4f 5d 6s 6p
10 2 2 1
32 Ge Germani 1886 [Ar] 3d 4s 4p 87 Fr Franci 1939 [Rn] 7s
10 2 3 2
33 As Arsen t.cổ [Ar] 3d 4s 4p 88 Ra Radi 1898 [Rn] 7s
10 2 4 1 2
34 Se Selen 1817 [Ar] 3d 4s 4p 89 Ac Actini 1899 [Rn] 6d 7s
10 2 5 2 2
35 Br Brom 1826 [Ar] 3d 4s 4p 90 Th Thori 1828 [Rn] 6d 7s
10 2 6 2 1 2
36 Kr Krypton 1898 [Ar] 3d 4s 4p 91 Pa Protactini 1918 [Rn] 5f 6d 7s
1 3 1 2
37 Rb Rubidi 1861 [Kr] 5s 92 U Urani 1789 [Rn] 5f 6d 7s
2 4 1 2
38 Sr Stronti 1808 [Kr] 5s 93 Np Neptuni 1940 [Rn] 5f 6d 7s
1 2 6 2
39 Y Ytri 1794 [Kr] 4d 5s 94 Pu Plutoni 1940 [Rn] 6d 7s
2 2 7 2
40 Zr Zirconi 1789 [Kr] 4d 5s 95 Am Americi 1944 [Rn] 6d 7s
4 1 7 1 2
41 Nb Niobi 1801 [Kr] 4d 5s 96 Cm Curi 1944 [Rn] 5f 6d 7s
5 1 9 2
42 Mo Molipden 1778 [Kr] 4d 5s 97 Bk Berkeli 1949 [Rn] 6d 7s
5 2 10 2
43 Tc Tecneti 1937 [Kr] 4d 5s 98 Cf Californi 1950 [Rn] 6d 7s
7 1 11 2
44 Ru Ruteni 1828 [Kr] 4d 5s 99 Es Einsteini 1952 [Rn] 6d 7s
8 1 12 2
45 Rh Rodi 1803 [Kr] 4d 5s 100 Fm Fermi 1952 [Rn] 6d 7s
10 13 2
46 Pd Paladi 1803 [Kr] 4d 101 Md Mendelevi 1955 [Rn] 6d 7s
10 1 14 2
47 Ag Bạc cổ [Kr] 4d 5s 102 No Nobeli 1966 [Rn] 6d 7s
10 2 14 1 2
48 Cd Cadmi 1817 [Kr] 4d 5s 103 Lr Lawrenci 1961 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 1 14 2 2
49 In Indi 1863 [Kr] 4d 5s 5p 104 Rf Rutherfordi 1964 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 2 14 3 2
50 Sn Thiếc cổ [Kr] 4d 5s 5p 105 Db Dubni 1972 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 3 14 4 2
51 Sb Antimon cổ [Kr] 4d 5s 5p 106 Sg Seaborgi 1974 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 4 14 5 2
52 Te Telur 1782 [Kr] 4d 5s 5p 107 Bh Bohri 1981 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 5 14 6 2
53 I Iod 1811 [Kr] 4d 5s 5p 108 Hs Hasi 1984 [Rn] 5f 6d 7s
10 2 6 14 7 2
54 Xe Xenon 1898 [Kr] 4d 5s 5p 109 Mt Meitneri 1982 [Rn] 5f 6d 7s
1 14 8 2
55 Cs Cesi 1860 [Xe] 6s 110 – Ununlini 1994 [Rn] 5f 6d 7s
10 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

8. Điều này có nghĩa là sản phẩm càng bền nếu các liên kết
mới được hình thành khiến cho sản phẩm có năng lượng
càng âm, hay năng lượng càng nhỏ, so với các liên kết cũ
trong tác chất.
9. Thực tế thì các nhà hóa học lại hay sử dụng giá trị tuyệt đối
của năng lượng nên thường nói rằng hệ càng bền khi năng
lượng của quá trình phản ứng càng lớn.
10. Cần lưu ý điều này để tránh các nhầm lẫn đáng tiếc.

2.2.3 Các thông số đặc trƣng cho liên kết


1. Độ dài liên kết d (Å = 1010m) là khoảng cách cân bằng giữa
hai hạt nhân của hai nguyên tử liên kết với nhau. Độ dài của
một liên kết càng ngắn thì liên kết càng bền.
0
2. Góc liên kết ( ) là góc tạo bởi hai đoạn thẳng tưởng tượng đi
qua hạt nhân của nguyên tử đang xét với hai nguyên tử liên
kết với nó.
3. Năng lƣợng liên kết E (kJ/mol, kcal/mol) là năng lượng cần thiết để cắt đứt liên kết. Năng
lượng liên kết càng lớn thì độ bền của liên kết càng cao và liên kết càng bền.
4. Bậc liên kết n là số lượng liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử đang xét. Ví dụ như
bậc liên kết của N trong NN là n = 3 gồm một liên kết  và hai liên kết .

2.3 Liên kết ion


2.3.1 Mô hình của liên kết ion
1. Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành khi các điện tử hóa trị tham gia liên kết của
các nguyên tử được cho là thuộc về nguyên tố có độ âm điện  lớn hơn.
2. Nguyên tử cho điện tử là kim loại tạo thành cation đơn giản.
Nguyên tử nhận điện tử là không kim loại tạo thành anion đơn giản.
3. Mỗi cation đơn giản được coi là một điện tích
+ +
điểm vật lý có điện tích q và bán kính r .
4. Mỗi anion đơn giản được coi là một điện tích
– –
điểm vật lý có điện tích q và bán kính r .
5. Lực tương tác giữa các ion là lực điện.
6. Lưu ý là bán kính thường biến đổi rất lớn trong
quá trình hình thành liên kết ion: Hình 2.2 Mô hình liên kết ion
 Nguyên tố kim loại  cation: rkl  rq+ 
 Nguyên tố không kim loại  anion: rcht  rq– 

Hình 2.3 Biến đổi bán kính của các tiểu phân trong quá trình hình thành liên kết ion
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 11

2.3.2 Điều kiện hình thành liên kết ion


1. Liên kết ion được hình thành khi hai nguyên tử tham gia liên kết có độ âm điện  khác biệt
lớn ( lớn), ứng với một kim loại có số oxi hóa  3 liên kết với một không kim loại.

2. Người ta chấp nhận khi chênh lệch độ âm điện   2,2 thì liên kết A –B có tính ion  70%
+

và có thể xem như liên kết có bản chất ion. Không có liên kết ion 100%.

3. Công thức Pauling để tính phần trăm tính ion của liên kết A –B theo độ âm điện :
+

1
 ( A  B )2
% tính ion của liên kết = (1  e 4 ) 100%


% tính ion của liên kết A –B theo chênh lệch độ âm điện 
+
Bảng 2.4
 % ion  % ion  % ion

0,2 1 1,2 30 2,2 70


0,4 4 1,4 39 2,4 76
0,6 9 1,6 47 2,6 82
0,8 15 1,8 55 2,8 86
1,0 22 2,0 63 3,0 89
3,2 92
2.3.3 Các tính chất của liên kết ion
1. Do bản chất của lực liên kết ion là lực điện ion có tính chất bất định hướng và bất bão hòa
nên liên kết ion cũng có hai tính chất chính là bất định hướng và bất bão hòa.
2. Tính bất định hướng khiến cho một ion hút các ion ngược dấu theo mọi phương là như nhau
nên các ion có thể liên kết với các ion trái dấu theo bất kỳ phương nào.
3. Tính bất bão hòa khiến cho một ion có xu hướng hút một số lượng tối đa các ion trái dấu,
ngoại trừ hiệu ứng lập thể giới hạn lượng ion trái dấu có thể bao quanh ion đó.
4. Hệ quả là sự phân bố trong không gian của các ion phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và điện
tích của các cation và anion. Các ion thường có số phối trí cao là 8, 6 hay 4.
5. Các hợp chất ion tạo thành những hạt rắn bền bao gồm một số rất lớn các ion trái dấu sắp
xếp một cách trật tự và tuần hoàn. Các hạt rắn này được gọi là các tinh thể ion.

SPT: (a) 12 (b) 8 (c) 6 (d) 4 (e) 3 (f) 2


Hình 2.4 Các số phối trí (SPT) thông thƣờng

2.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền của liên kết ion trong tinh thể
1. Năng lượng liên kết A giữa một cation và một anion được tính theo tương tác tĩnh điện:
12 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

(q  q )e 2
A  k (2.1)
(r   r  )
2. Tập hợp các cation và anion tạo thành tinh thể ion và độ bền của liên kết ion được tính theo
năng lượng tương tác tĩnh điện trong tinh thể Att (năng lượng mạng tinh thể):

(q  q )e 2  1 
A tt  k 1   (2.2)
(r   r  )  n 
trong đó: k hệ số tỉ lệ
+ –
q ,q điện tích của cation và anion
+ –
r ,r bán kính của cation và anion
n hệ số đẩy Born, n > 1, n phụ thuộc vào cấu trúc điện tử của ion và
được xác định từ độ chịu nén và tính chất quang học của tinh thể:
Cấu trúc điện tử He Ne Ar Kr Xe
n 5 7 9 10 12

Hình 2.5 Mô hình tính toán lực liên kết ion trong tinh thể

3. Độ bền của liên kết ion càng cao khi các cation và anion có:


+
a. Điện tích càng lớn nghĩa là khi q và q


+
b. Bán kính càng nhỏ nghĩa là khi r và r
4. Yếu tố điện tích q có tính quyết định do biến thiên lớn và theo tích của 2 điện tích.
5. Yếu tố bán kính r không quan trọng bằng do biến thiên ít và theo tổng của 2 bán kính.

Bảng 2.5 Giá trị r của một số ion đơn giản


+ + 2+ 2+ – –
Ion Na K Ca Ba Cl I

r Å 0,95 1,33 0,99 1,35 1,81 2,22

6. Ví dụ: Khi so sánh một cách đơn giản (không tính đến hệ số đẩy Born) năng lượng tương
tác tĩnh điện A đối với các muối MX n bằng cách thay đổi bán kính và điện tích khi lần lượt
+ 2+ – –
thay đổi các cặp cation K –Ba và anion Cl –I tạo thành hệ KCl–BaCl2 và hệ KCl–KI, tỉ số
năng lượng liên kết biến thiên như sau:

+ 2+
Tăng 99% khi tăng điện tích của ion bằng cách thay K bằng Ba .
A KCl 1 2 1 2 1
= : = : =
A BaCl 2 1,33  1,81 1,35  1,81 3,14 3,16 1,99
– –
 Giảm 12% khi tăng bán kính của ion bằng cách thay Cl bằng I .
A KCl 1 1 1 1 1
= : = : =
A KI 1,33  1,81 1,33  2,22 3,14 3,55 0,88
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 13

Kết quả tính toán cho thấy năng lượng liên kết tăng theo điện tích nhanh hơn rất nhiều so
với theo bán kính.

2.4 Liên kết cộng hóa trị


2.4.1 Mô hình của liên kết cộng hóa trị
1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành khi đôi điện tử hóa trị của hai
nguyên tử liên kết tập trung vào khu vực giữa hai hạt nhân. Đôi điện tử hóa trị nằm giữa hai
hạt nhân có tác dụng kéo hai hạt nhân lại gần nhau.
2. Khi đôi điện tử liên kết chỉ do một nguyên tử cung cấp thì gọi là liên kết cộng hóa trị cho-
nhận hay liên kết phối trí.

Hình 2.6 Mô hình liên kết cộng hóa trị của các vân đạo tạo liên kết  và 

2.4.2 Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị
1. Liên kết cộng hóa trị được hình thành khi thỏa 1 trong 2 điều kiện sau:
a. Hai không kim loại liên kết với nhau
b. Một không kim loại liên kết với một kim loại có số oxi hóa > 3

với:  Mức năng lượng của hai vân đạo liên kết gần nhau.
 Các vân đạo liên kết định hướng để xen phủ hiệu quả.
 Mật độ điện tử trong vùng xen phủ đủ lớn.
2. Người ta thường phát biểu một cách đơn giản nhưng đầy sai lầm là:
a.   0,6 Liên kết là cộng hóa trị không phân cực hay liên kết cộng hóa trị.
b. 0,6 <  < 2,2 Liên kết là cộng hóa trị phân cực.
14 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2.4.3 Các tính chất của liên kết cộng hóa trị
1. Sự xen phủ của một số lượng hữu hạn các vân đạo hóa trị định hướng trong không gian
khiến cho liên kết cộng hóa trị có hai tính chất chính là định hướng và bão hòa.
2. Tính định hướng khiến cho liên kết cộng hóa trị tạo thành các góc liên kết có giá trị xác định
đối với mỗi phân tử.
3. Tính bão hòa làm cho các nguyên tử trong phân tử thường có số phối trí thấp: 6, 4 và 3.
4. Liên kết cộng hóa trị thường được biểu diễn bằng các vạch nối tạo thành các góc xác định
giữa các nguyên tử liên kết trực tiếp với nhau.

2.4.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền của liên kết cộng hóa trị
1. Độ bền của liên kết cộng hóa trị thay đổi từ thấp đến cao.
2. Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của liên kết cộng hóa trị là:
a. Yếu tố đồng mức năng lượng của 2 vân đạo liên kết Đồng năng
b. Yếu tố thể tích xen phủ của 2 vân đạo liên kết Xen phủ
c. Yếu tố mật độ điện tử trong vùng xen phủ Mật độ
3. Thể tích xen phủ càng lớn và mật độ điện tử trong vùng xen phủ càng cao thì sự xen phủ
càng có hiệu quả và độ bền của liên kết cộng hóa trị càng cao.
4. Thực tế, độ bền của liên kết cộng hóa trị càng cao khi các yếu tố ảnh hưởng như sau:
a. Hai vân đạo liên kết có mức năng lượng càng gần nhau Đồng năng cao 
b. Thể tích xen phủ của 2 vân đạo liên kết càng lớn Xen phủ lớn 
c. Mật độ điện tử trong vùng xen phủ càng cao Mật độ cao 
5. Yếu tố mật độ điện tử là yếu tố quyết định nhất đến độ bền của liên kết cộng hóa trị .
6. Một cách trực quan, điện tử liên kết tích điện âm như keo gắn liền hai hạt nhân tích điện
dương lại với nhau. Độ kết dính của keo tăng lên khi hàm lượng chất kết dính tăng (mật độ
điện tử tăng) chứ không phải do lượng dung môi nhiều (thể tích xen phủ tăng).
7. Hệ quả là các nguyên tố thuộc chu kỳ hai có bán kính nhỏ và mật độ điện tử lớn như C, N, O
và H tạo thành liên kết cộng hóa trị có độ bền cao trong các hợp chất hữu cơ.

2.4.5 Liên kết cộng hóa trị ,  và 


1. Căn cứ vào tính đối xứng của MO liên kết mà người ta phân liên kết cộng hóa trị thành các
loại liên kết ,  và .

Hình 2.7 Mô hình xen phủ của các vân đạo tạo liên kết 
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 15

2.4.5.1 Liên kết 


1. Liên kết  là liên kết mà MO liên kết có một trục đối xứng trùng với trục liên kết (là trục nối
hai hạt nhân của hai nguyên tử liên kết).
2. Nói cách khác, liên kết  hình thành khi trục của các AO liên kết trùng với trục liên kết.
3. Như vậy, điện tử của liên kết  tập trung vào vùng xen phủ nằm ngay giữa hai hạt nhân và
trực tiếp kéo hai hạt nhân lại với nhau tạo thành liên kết mạnh.
4. Hệ quả là các vân đạo có n nhỏ (n = 1, 2 và 3) như 1s, 2s, 2p, 3s và 3p thường tạo thành
các liên kết  có độ bền cao do chúng có mật độ điện tử cao trong vùng xen phủ cho dù thể
tích của vùng xen phủ không lớn.
5. Liên kết  tồn tại và còn khá mạnh ngay cả đối với các vân đạo có n lớn (n = 4, 5 và 6) như
4s, 4p, 5s, 5p, 6s, 6p,… cho dù các vân đạo với n lớn này có thể tích lớn hơn nên mật độ
điện tử ở các vân đạo này nhỏ hơn hẵn mật độ điện tử ở các vân đạo có n nhỏ.
6. Người ta thường gọi tên liên kết  theo các AO hình thành liên kết  này. Ví dụ như các liên
kết  trong các phân tử H2, HCl và Cl2 lần lượt được gọi là các liên kết s–s, s–p và p–p do
chúng được hình thành từ các vân đạo 1s + 1s, 1s + 3p và 3p + 3p, tương ứng.
7. Bảng 2.6 trình bày các thông số của liên kết trong các phân tử H 2, X2 và HX.

Bảng 2.6 Mối liên hệ giữa r và Elk của các liên kết  trong H2, X2 và HX
Thông số H2 F2 Cl2 Br2 I2 HF HCl HBr HI
rngt Å 0,37 0,71 0,99 1,14 1,33 – – – –

rX– Å 1,36 – – – – 1,33 1,81 1,96 2,20


dA–X Å 0,74 1,42 2,00 2,29 2,67 0,92 1,28 1,41 1,60
 D 0 0 0 0 0 1,91 1,08 0,79 0,42
Elk kJ/mol 431 151 239 199 151 565 431 364 297

(a) H2 F2 Cl2 Br2 I2

(b) H2 HF HCl HBr HI


Hình 2.8 Mô hình của các phân tử X2 và HX

a. Độ bền liên kết đặc biệt cao của H2 là do H có bán kính rất nhỏ là 0,37Å khiến cho mật
độ điện tử trong vùng xen phủ rất cao so với F trong F 2 có bán kính là 0,71Å.
b. Độ bền liên kết thấp của F2 so với các halogen còn lại là do F không hình thành thêm
liên kết  như đối với Cl, Br và I. Sự hình thành liên kết  cho–nhận giữa hai nguyên tử
X trong phân tử X2 sẽ được xem xét trong Mục 2.4.5.2.
16 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

c. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm, lớp vỏ điện tử tăng dần khiến bán kính của
Cl, Br và I tăng dần nên độ bền của liên kết  giảm dần trong các phân tử X2.
d. Tương tự, bán kính của Cl, Br và I tăng dần cũng khiến cho độ bền của liên kết  trong
các phân tử HCl, HBr và HI giảm dần.

e. Một điều thú vị là nếu giả định phân tử HX gồm anion X liên kết cộng hóa trị cho–nhận
+ + –
với H thì H nằm ngay bên trong quả cầu X như trong Hình 2.8(b).
f. Thực tế không có mối liên hệ trực tiếp giữa tác dụng phân cực, moment lưỡng cực  với
năng lượng liên kết  (E). E phụ thuộc chủ yếu vào mật độ điện tử liên kết.

2.4.5.2 Liên kết 


1. Liên kết  là liên kết mà MO liên kết có một mặt phẳng phản đối xứng chứa trục liên kết.
2. Nói cách khác, liên kết  hình thành khi các AO liên kết có một trục vuông góc với trục liên
kết. Điều này có nghĩa là liên kết  chỉ hình thành được với các vân đạo p, d và f.
3. Như vậy, điện tử của liên kết  chỉ nằm trong vùng xen phủ ở bên của trục liên kết mà không
có khả năng tập trung vào không gian ngay giữa hai hạt nhân nên chỉ gián tiếp kéo hai hạt
nhân lại với nhau khiến cho liên kết  là một liên kết không mạnh.
4. Liên kết  có độ bền không cao nên hầu như không thể tồn tại độc lập trong chất.
5. Khi hai nguyên tử liên kết với nhau thì trước tiên phải hình thành một liên kết  rồi mới có
thể xuất hiện thêm liên kết  khiến cho bậc liên kết > 1.
6. Hệ quả là các vân đạo 2p có kích thước nhỏ thường tạo thành các liên kết  có độ bền cao
hơn hẵn các vân đạo 3p, 3d, 4p, 4d, 4f,… do chúng có mật độ điện tử cao trong vùng xen
phủ ở bên cho dù thể tích của vùng xen phủ không lớn.

Hình 2.9 Mô hình xen phủ của các vân đạo tạo liên kết 

Hình 2.10 Mô hình phân tử HClO4 và H5IO6

6. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm, bán kính của nguyên tử tăng dần khiến cho sự
xen phủ bên của liên kết  ngày càng càng kém hiệu quả dẫn đến độ bền của liên kết  yếu
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 17

dần, nhất là đối với các vân đạo có n  5. Lúc này, chất có xu hướng chuyển liên kết đôi
gồm liên kết  và  thành hai liên kết đơn  bền hơn. Hệ quả là số phối trí của nguyên tử
trung tâm tăng lên.
7. Ví dụ: Iod ở chu kỳ 5 có bán kính lớn tạo liên kết  không bền nên acid periodic không tồn tại
ở dạng HIO4 kém bền với số phối trí 4 có 3 O tạo liên kết đôi I=O và 1 nhóm OH tạo liên kết
đơn I–OH mà phải nhận thêm hai phân tử H2O về dạng H5IO6 bền hơn với số phối trí 6 chỉ
còn 1 O tạo liên kết đôi I=O và 5 nhóm OH tạo liên kết đơn I–OH.
8. Người ta thường gọi tên liên kết  theo các AO hình thành liên kết  này. Ví dụ như liên kết
p–p, p–d và d–d do chúng được hình thành từ các vân đạo p + p, p + d và d + d.

9. Đối với liên kết  cho:


a. Khi ligand cho đôi điện tử vào nguyên tử trung tâm, ta có Liên kết  cho.
b. Khi nguyên tử trung tâm cho đôi điện tử vào ligand, ta có Liên kết  cho ngƣợc.

10. Tổng quát, khi một liên kết A–A có thêm liên kết  thì liên kết đó có bậc liên kết tăng, độ bền
liên kết tăng và độ dài liên kết giảm.
11. Bảng 2.7 trình bày ảnh hưởng của cách sắp xếp điện tử vào các MO, bậc liên kết và độ dài

liên kết dO–O đến độ bền của các liên kết  của các tiểu phân O2 , O2, O2 và O2 .
+ 2–

+ 2–
12. Xét hệ các phân tử–ion O2 , O2 và O2 có bậc liên kết lần lượt là 1 (1), 2 (1 + 1) và 2,5
(1 + 1,5) tương ứng với năng lượng liên kết Elk là 210, 493 và 641 kJ/mol. Hiệu năng
lượng liên kết Elk lần lượt là 283 (ứng với 1) và 148 (ứng với 0,5) kJ/mol.
13. Giá trị Elk của liên kết  tính được là E = 493 +  – 210 = 283 > E = 210 kJ/mol có vẻ như
đi ngược lại với nguyên tắc là liên kết  có độ bền thấp hơn liên kết .

Bảng 2.7 Mối liên hệ giữa cách sắp xếp điện tử, bậc liên kết, d O–O và Elk của

O2 , O2, O2 và O2 với cấu trúc điện tử s s* pz px py px* py* pz*
+ 2–

+ – 2–
Thông số O2 O2 O2 O2

pz*
px* py*       
px py        
pz    
Bậc liên kết n 2,5 2 1,5 1
Loại liên kết 1 + 1,5 1 + 1 1 + 0,5 1
dO–O Å 1,12 1,21 1,26 1,48
Elk kJ/mol 641 493 – 210
Elk kJ/mol 148 283

14. Hiện tượng này được giải thích như sau:


a. Sự xuất hiện thêm liên kết  khiến cho độ dài liên kết giảm xuống.
b. Độ dài liên kết giảm làm thể tích xen phủ và mật độ điện tử trong vùng xen phủ của liên
kết  tăng nên độ bền của liên kết  tăng lên so với khi chỉ có một mình liên kết .
c. Kế tiếp, độ bền của liên kết  tăng lại làm cho độ dài liên kết giảm,…
d. Như vậy, hiệu ứng này sẽ bao gồm hai tương tác qua lại tương hỗ:

Bậc liên kết   Độ dài liên kết  Độ bền liên kết 

15. Ví dụ 1: Đối với hệ phân tử–ion [O2]:


18 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

a. Khi bậc liên kết tăng từ 1 lên 2 và 2,5 thì độ dài liên kết d O–O giảm từ 1,48 xuống 1,21 và
1,12Å.
b. Hệ quả là phần năng lượng liên kết  trong liên kết bội phải có giá trị cao hơn giá trị 210
kJ/mol của một mình liên kết đơn  do lúc này độ dài liên kết giảm xuống.
16. Ví dụ 2: Đối với các phân tử halogen X2:
a. Trong phân tử F2, do F chỉ có các vân đạo hóa trị 2s và 2p đã chứa đầy điện tử mà
không có vân đạo 2d nên không tạo được liên kết . Hệ quả là tuy có bán kính nhỏ
(0,71) nên độ dài liên kết nhỏ (1,42) nhưng năng lượng liên kết F–F lại chỉ là 151 kJ/mol.
Người ta còn cho rằng lớp điện tử thứ hai của F có bán kính nhỏ lại chứa đầy tám điện
tử tạo lực đẩy mạnh giữa các điện tử làm độ bền liên kết không cao.

F2 Cl2 Br2
Hình 2.11 Mô hình liên kết  và  trong các phân tử X2

b. Trong các phân tử Cl2, Br2 và I2, do ngoài các vân đạo hóa trị ns và np đã chứa đầy điện
tử còn có các vân đạo nd trống nên có sự hình thành các liên kết  cho–nhận giữa các
vân đạo np của nguyên tử X này với vân đạo nd của nguyên tử X kia, và ngược lại, làm
tăng độ bền liên kết.
c. Hệ quả là liên kết X–X trong các phân tử Cl2, Br2 và I2 còn có thêm sự đóng góp của liên
kết  nên có độ bền cao hơn liên kết F–F.
d. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm halogen, bán kính nguyên tử tăng dần, thể
tích xen phủ tăng nhưng mật độ điện tử giảm nhanh hơn (theo bậc ba của bán kính: d 
V  r ) nên độ bền của liên kết  lẫn  trong Cl2, Br2 và I2 đều giảm dần.
3

Giá trị H2 HF HCl HBr HI

dA–X Å 0,74 0,92 1,28 1,41 1,60


Elk kJ/mol 431 565 431 364 297
Elk kJ/mol 134 –134 –67 –67

H2 HF HCl HBr HI
Hình 2.12 Mô hình của các phân tử H2 và HX

17. Ví dụ 3: Đối với các phân tử HX:


a. Trong các phân tử HX chỉ tồn tại liên kết  mà không xuất hiện liên kết .
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 19

b. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm halogen, bán kính nguyên tử tăng dần, thể
tích xen phủ tăng nhưng mật độ điện tử giảm nhanh hơn (theo bậc ba của bán kính: d 
V  r ) nên độ bền của liên kết HX giảm dần.
3

c. So với liên kết H–H của H2 thì H–F của HF có độ bền cao hơn do H xâm nhập vào bên
trong đám mây điện tử của F nên mật độ điện tử trong vùng xen phủ tăng lên.

2.4.5.3 Liên kết 


1. Liên kết  là liên kết mà MO liên kết có hai mặt phẳng phản đối xứng chứa trục liên kết.
2. Nói cách khác, liên kết  hình thành khi các AO liên kết có hai trục vuông góc với trục liên
kết. Điều này có nghĩa là liên kết  chỉ hình thành đối với các vân đạo d và f.
3. Liên kết  rất ít gặp và có độ bền liên kết thấp.

Hình 2.13 Mô hình xen phủ của các vân đạo tạo liên kết 

2.5 Liên kết kim loại


2.5.1 Mô hình của liên kết kim loại theo quan điểm phi cơ học lƣợng tử
1. Theo mô hình phi cơ học lượng tử, liên kết kim loại là liên kết hóa học được thực hiện bằng
các điện tử hóa trị được phóng thích ra khỏi các nguyên tử kim loại rồi di chuyển tự do trong
toàn khối kim loại tạo thành một đám mây điện tử bất định xứ liên kết mạnh các cation kim
loại lại với nhau.
2. Liên kết kim loại theo mô hình này tương tự mô hình của liên kết ion nên liên kết có độ bền
cao với hai tính chất chính là bất định hướng và bất bão hòa.
3. Mô hình này rõ ràng, dễ hiểu và giải thích được tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, tính
dễ kéo dài và dát mỏng,… của các kim loại.
4. Song mô hình này không giải thích được một số tính chất như tính bán dẫn, ánh kim, nhiệt
dung,… của kim loại.

Hình 2.14 Mô hình liên kết kim loại theo lý thuyết phi cơ học lƣợng tử

2.5.2 Mô hình của liên kết kim loại theo lý thuyết cơ học lƣợng tử
1. Theo mô hình cơ học lượng tử, liên kết trong kim loại là các liên kết cộng hóa trị đa tâm đa
điện tử hình thành giữa tất cả các nguyên tử trong toàn khối tinh thể kim loại.
20 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2. Mỗi nguyên tử kim loại trong tinh thể sẽ sử dụng các vân đạo hóa trị thích hợp xen phủ lẫn
nhau triển khai theo cả ba phương trong toàn bộ tinh thể.
3. Theo cơ học lượng tử, n AO hóa trị của n nguyên tử kim loại trong hạt tinh thể tổ hợp lại với
nhau sẽ tạo thành n/2 MO liên kết và n/2 MO phản liên kết.
4. Như được trình bày trong Hình 2.15, khi n nguyên tử tham gia liên kết thì mỗi mức năng
lượng nguyên tử sẽ tách thành n mức năng lượng phân tử.
3 23
5. Với 1cm tinh thể kim loại có thể chứa đến 1 mol (~10 ) nguyên tử. Khi đó, n mức năng
lượng phân tử được phân bố rất gần nhau với hiệu năng lượng giữa hai mức kế cận chỉ vào
–22
khoảng 10 eV nên có thể xem như chúng tạo thành một dải năng lượng liên tục.
6. Vì vậy, khi hình thành tinh thể kim loại thì mỗi mức năng lượng nguyên tử sẽ tách thành một
vùng năng lượng của tinh thể.

Hình 2.15 Sự tách mức năng lƣợng thành vùng năng lƣợng
theo số lƣợng nguyên tử kim loại tham gia liên kết

Hình 2.16 Mô hình liên kết cộng hóa trị đa tâm đa điện tử trong tinh thể kim loại

Hình 2.17 Mô hình liên kết theo lý thuyết vùng năng lƣợng
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 21

7. Vùng năng lượng cao nhất có chứa điện tử hóa trị được gọi là Vùng hóa trị  HOMO
8. Vùng năng lượng thấp nhất không chứa điện tử được gọi là Vùng dẫn  LUMO
9. Vùng ngăn cách giữa vùng hóa trị và vùng dẫn được gọi là Vùng cấm  bandgap
10. Các MO liên kết bất định xứ của tất cả các nguyên tử trong tinh thể kim loại tạo thành vùng
dẫn cho phép các điện tử hóa trị di chuyển tự do trong tinh thể nên các kim loại có những
tính chất đặc trưng như dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, dễ kéo dài và dát mỏng,…
11. Chênh lệch năng lượng của vùng cấm giữa vùng hóa trị và vùng dẫn cũng giải thích được
tính bán dẫn và cách điện của các chất khác.
12. Các chất bán dẫn như Si, Ge,… là các chất có vùng cấm với năng lượng E  0,1–3eV
khiến cho các điện tử có thể di chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn khi bị kích thích bằng
cách đun nóng, chiếu bức xạ,… nên dẫn điện.
13. Các chất cách điện như PE, PVC, Ckim cương,… là các chất có vùng cấm với năng lượng E >
3eV khiến cho các điện tử không thể di chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn ngay cả khi bị
kích thích nên cách điện.

2.5.3 Các tính chất của liên kết kim loại


1. Theo quan điểm cổ điển, bản chất của liên kết kim loại là liên kết ion nên liên kết kim loại có
hai tính chất chính là bất định hướng và bất bão hòa giống như liên kết ion.
2. Các nguyên tử kim loại của cùng một nguyên tố có bán kính bằng nhau nên có thể đạt đến
số phối trí cực đại 12 như trong Hình 2.4(a) hay 8 và 6.
3. Theo lý thuyết cơ học lượng tử, bản chất của liên kết kim loại là liên kết cộng hóa trị nên liên
kết kim loại phải có hai tính chất chính là định hướng và bão hòa.
4. Tuy nhiên, do sự xen phủ của một lượng rất lớn các vân đạo hóa trị của các nguyên tử trong
tinh thể khiến cho các điện tử hóa trị có thể di chuyển một cách tự do trong toàn tinh thể kim
loại tương tự như khái niệm đám mây điện tử hóa trị theo lý thuyết cổ điển.
5. Hệ quả là liên kết kim loại theo lý thuyết cơ học lượng tử lại có tính bất định hướng và bất
bão hòa chứ không còn tính định hướng và bão hòa của liên kết cộng hóa trị nữa.

0
Bảng 2.8 Nhiệt độ ( C) nóng chảy, sôi và thăng hoa của các đơn chất
Chu kỳ 1A 2A 3A 4A 5A 6A 7A 8A
1 K H He
–259 -272
–253 -269
2 L Li Be A B C N O F Ne
181 1287 Tnc (Tthh) 2075 (3700) -210 -219 -220 -249
1337 2507 Ts 3700 -196 -183 -183 -246
3 M Na Mg 3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B Al Si P S Cl Ar
98 650 660 1415 (429) 119 -101 -189
886 1095 2500 3250 445 -34 -186
4 N K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
64 842 1541 1668 1920 1890 1245 1539 1494 1455 1085 420 30 937 (615) 217 -7 -157
760 1495 2850 3260 3450 2680 2080 3200 2960 2900 2540 906 2403 2850 817 685 60 -153
5 O Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
39 768 1528 1855 2470 2620 2200 2607 1963 1554 962 321 157 232 631 450 114 -112
696 1390 3322 4340 4927 4630 4600 4900 3700 2940 2170 767 2024 2620 1634 990 184 -108
6 P Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
29 727 920 2230 3010 3387 3190 3027 2443 1772 1064 -39 304 328 271 254 244 -71
668 1860 3450 4620 5425 5680 5900 5000 4380 3800 2947 357 1475 1745 1564 962 309 -62
7 Q Fr Ra Ac Rf Db Sg Bh Hs Mt Uun Uuu Uub Uut Uuq
21 969 1050
660 1536 3390

6 P Lantanid Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
804 932 1024 1170 1072 826 1312 1356 1409 1470 1522 1545 821 1663
3450 3510 3080 3000 1800 1440 3272 3073 2587 2707 2857 1947 1211 3412
7 Q Actinid Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr
1750 1580 1134 637 640 1292 1345 980 900 860
4200 4500 4200 4100 3350 2880 3200
22 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2.5.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền của liên kết kim loại
1. Theo quan điểm cổ điển hay cơ học lượng tử thì nói chung, độ bền của liên kết kim loại đều
tăng khi bán kính nguyên tử giảm và số điện tử hóa trị tham gia liên kết tăng.
2. Hệ quả là thông thường:

Kim loại Kiềm và kiềm thổ Kim loại nhóm p Kim loại nhóm d và f
Tnc và Ts Thấp Trung bình Cao

2.6 Liên kết van der Waals


2.6.1 Mô hình và điều kiện hình thành liên kết van der Waals
1. Giữa các tiểu phân (phân tử, ion, gốc tự do,…) dù đã bão hòa hóa trị hay chưa đều luôn
luôn tồn tại một tương tác điện yếu được gọi là liên kết van der Waals.
2. Liên kết van der Waals bao gồm ba tương tác chính sau:
a. Tương tác định hướng (thường trực) chỉ xuất hiện giữa các phân tử phân cực. Các
phân tử phân cực sẽ hút lẫn nhau bằng các cực trái dấu của mình. Tương tác này làm
cho các phân tử phân cực sắp xếp theo một hướng xác định đối với nhau.
b. Tương tác cảm ứng (tạm thời) xuất hiện giữa phân tử phân cực và phân tử không phân
cực. Phân tử phân cực sẽ phân cực tạm thời phân tử không phân cực và tạo lực hút lẫn
nhau giữa các cực trái dấu của hai phân tử này.
c. Tương tác khuếch tán (thường trực) luôn luôn xuất hiện nhờ lưỡng cực tạm thời của các
phân tử dù có phân cực hay không. Các lưỡng cực tạm thời liên tục xuất hiện, chuyển
đổi, biến mất và tạo ra tương tác cảm ứng khiến cho các phân tử hút lẫn nhau.

Tƣơng tác định hƣớng Tƣơng tác cảm ứng Tƣơng tác khuếch tán

Hình 2.18 Mô hình liên kết van der Waals

3. Liên kết van der Waals yếu không hình thành được chất hóa học nên là liên kết vật lý.

2.6.2 Các tính chất và độ bền của liên kết van der Waals
1. Các tương tác trong liên kết van der Waals có tính bất bão hòa.
2. Tương tác định hướng có tính định hướng do xuất hiện lưỡng cực trong chính tiểu phân.
3. Tương tác khuếch tán và cảm ứng có tính bất định hướng.
4. Liên kết van der Waals là một tương tác yếu có năng lượng liên kết < 40 kJ/mol. Lực liên kết
giảm rất nhanh khi khoảng cách giữa các phân tử tăng lên.

2.6.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền của liên kết van der Waals
1. Tương tác định hướng giữ vai trò quyết định đối với các phân tử phân cực và càng mạnh khi
phân tử phân cực càng mạnh.
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 23

2. Tương tác khuếch tán giữ vai trò quan trọng đối với mọi phân tử dù có phân cực hay không
và khả năng khuếch tán càng mạnh khi thể tích của phân tử càng lớn.
3. Người ta cũng trình bày yếu tố thể tích của phân tử càng lớn trong tương tác khuếch tán
bằng một cách khác là khối lƣợng phân tử M càng cao.
4. Cách trình bày này không đúng và có thể gây sai lầm.
5. Tương tác cảm ứng thường rất yếu.

Bảng 2.9 Các thành phần lực tƣơng tác van der Waals của một số chất
Tƣơng tác định hƣớng Tƣơng tác cảm ứng Tƣơng tác khuếch tán
Chất , D
kJ/mol % kJ/mol % kJ/mol %
Ar 0,00 0 0 0 0 8,48 100
CO 0,11 0,00042 0,005 0,0083 0,095 8,73 99,90
HBr 0,79 0,68 2,88 1,00 4,24 21,90 92,88
HCl 1,08 3,3 15,96 0,5 2,42 16,88 81,62
NH3 1,46 13,29 44,97 1,55 5,25 14,71 49,78
H2O 1,86 36,32 76,93 1,92 4,07 8,97 19,00

2.7 Liên kết hydro


2.7.1 Mô hình và điều kiện hình thành liên kết hydro
1. Mô hình liên kết hydro: AH•••B
trong đó: A các nguyên tố có độ âm điện lớn như F, O, N và Cl hay
nguyên tử gắn với nguyên tử có độ âm điện lớn như F3 C , N C ,…
B các nguyên tố có độ âm điện lớn như F, O, N và Cl hay
các nhóm có liên kết  như nối đôi, nhân thơm,…
2. Do A có độ âm điện lớn nên kéo điện tử của H về phía mình làm H thiếu điện tử và phân
cực dương.
3. H bị phân cực dương sẽ tương tác với nguyên tử B phân cực âm.
4. Tương tác yếu này là một loại liên kết van der Waals đặc biệt được gọi là liên kết hydro và
thường được biểu diễn bằng ký hiệu •••.
5. Liên kết hydro yếu không thể hình thành được chất hóa học nên là liên kết vật lý.
6. Độ dài liên kết hydro lớn hơn liên kết hóa học bình thường như ví dụ trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10 Năng lƣợng và độ dài liên kết hydro HnX•••HnX của một số hợp chất
so với năng lƣợng và độ dài liên kết cộng hóa trị Hn–X tƣơng ứng
Liên kết hydro H2NH•••NH3 HOH•••OH2 FH•••FH

Năng lượng liên kết kJ/mol 18,4 20,9 28,0


Độ dài liên kết Å 3,10 2,75 2,44

Liên kết cộng hóa trị H2N─H HO─H F─H


Năng lượng liên kết kJ/mol 313 428 566
Độ dài liên kết Å 1,04 0,97 0,92
24 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2.7.2 Các tính chất và độ bền của liên kết hydro


1. Liên kết hydro thực tế có tính định hướng và bão hòa do (1) Sự định hướng của đôi điện tử
tự do của B và (2) Bán kính của H rất nhỏ nên mỗi H chỉ tạo được 1 liên kết hydro.
2. Liên kết hydro là một liên kết yếu có năng lượng liên kết khoảng 8–40 kJ/mol trong lúc liên
kết hóa học thường có năng lượng vào khoảng vài trăm kJ/mol.
3. Thông thường, độ bền của liên kết hydro càng mạnh khi A và/hay B có:
a. Độ âm điện càng lớn   khiến cho điện tích trên A và/hay B càng lớn.
b. Kích thước càng nhỏ r  khiến cho độ dài liên kết hydro càng nhỏ.

2.7.3 Các loại liên kết hydro và ảnh hƣởng đến tính chất của phân tử
a. Liên kết hydro liên phân tử
1. Liên kết hydro liên phân tử là liên kết hydro được thực hiện giữa các phân tử khiến cho các
phân tử này được liên kết yếu lại với nhau.
2. Hệ quả là thể tích và khối lượng biểu kiến của phân tử tăng lên.
3. Liên kết hydro liên phân tử làm thay đổi tính chất của phân tử:
a. Làm tăng lực liên kết giữa các phân tử và tăng thể tích biểu kiến của phân tử khiến cho
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất tăng.
0
Ví dụ: Các phân tử H2O tạo liên kết hydro với nhau nên có Ts = 100 C
H2S mặc dù có thể tích phân tử lớn hơn nên có
tương tác khuếch tán mạnh hơn H2O nhưng lại
0
không tạo liên kết hydro nên có Ts = –62 C

b. Liên kết hydro liên phân tử giữa chất tan và dung môi sẽ làm tăng độ tan của chất tan
trong dung môi.
Ví dụ: Xét 2 chất cùng có công thức nguyên là C 2H6O:
Etanol CH3CH2OH tan vô hạn trong nước do tạo liên kết hydro với nước.
Dimetyleter CH3OCH3 ít tan trong nước do không tạo liên kết hydro với nước.

c. Làm giảm độ acid của các acid đã được liên hợp bằng liên kết hydro.

d. Làm tăng độ xốp của nước đá khiến cho nước đá lại nhẹ hơn nước lỏng. Nhờ vậy, băng
tại 2 địa cực không bị chìm xuống đáy nên quá trình băng hóa hoàn toàn nước trên trái
đất không xảy ra và sự sống trên trái đất mới tồn tại.
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 25

b. Liên kết hydro nội phân tử


1. Liên kết hydro nội phân tử là liên kết hydro được thực hiện trong nội bộ một phân tử.
2. Liên kết hydro nội phân tử làm thay đổi tính chất của phân tử:
a. Làm thể tích phân tử bị co lại khiến cho nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm.
Ví dụ: Xét hai đồng phân o-nitrophenol và p-nitrophenol:

Hợp chất o-nitrophenol p-nitrophenol


Liên kết hydro Nội phân tử Liên phân tử
0
Tnc, C 45 215
b. Làm thay đổi tính acid của hợp chất.
 Tính acid giảm khi liên kết hydro làm hydro mang tính acid bị giữ lại chặt hơn.
 Tính acid tăng khi liên kết hydro làm hydro mang tính acid bị giữ lại yếu đi.

Bảng 2.11 So sánh năng lƣợng liên kết van der Waals và hydro của NH3 và H2O
Năng lƣợng liên kết, kJ/mol NH3 H2O
Liên kết van der Waals 29,6 47,2
Liên kết hydro 18,4 20,9

2.8 Tác dụng phân cực và tác dụng bị phân cực


1. Về mặt lý thuyết, tất cả các ion dù là cation hay anion đều có khả năng:
a. Kéo điện tử của các tiểu phân khác về phía mình. Tác dụng kéo điện tử như vậy được
gọi là tác dụng phân cực (TDPC).
b. Bị các tiểu phân khác kéo điện tử của mình. Tác dụng bị kéo điện tử như vậy được gọi
là tác dụng bị phân cực (TDBPC).
2. Tuy nhiên, do:
a. Cation đã thiếu điện tử nên rất khó nhường thêm điện tử cho anion. Hệ quả là cation có
tác dụng phân cực mạnh hơn và tác dụng bị phân cực rất yếu.
b. Anion đã thừa điện tử rất khó kéo thêm điện tử của cation. Hệ quả là anion có tác dụng
bị phân cực mạnh hơn và tác dụng phân cực rất yếu.
3. Vì vậy, chúng ta chỉ xem xét:
a. Tác dụng phân cực của cation
b. Tác dụng bị phân cực của anion

2.8.1 Tác dụng phân cực


2.8.1.1 Tác dụng phân cực của cation
1. Cation thiếu điện tử nên có xu hướng kéo điện tử của anion về phía mình, nghĩa là có tác
dụng phân cực.
26 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2. Tác dụng phân cực của cation càng mạnh thì đám mây điện tử hóa trị của anion càng bị dịch
chuyển về phía cation khiến cho liên kết có tính ion càng giảm và tính cộng hóa trị càng
tăng.

3. Hệ quả là khi tác dụng phân cực của cation càng mạnh thì tính chất của liên kết biến đổi
theo chiều:
Ion  Ion–Cộng hóa trị  Cộng hóa trị phân cực

Tác dụng phân cực của cation 
+
4. Tác dụng phân cực của cation càng mạnh khi cation có (1) Điện tích q hay số oxi hóa
+
(SOXH) càng cao và (2) Bán kính r càng nhỏ. Với các cation có cùng số oxi hóa thì xét
thêm yếu tố độ âm điện  càng lớn.
Na « Ca
2 2 3 4+
Ví dụ: TDPC tăng: < Mg « Al « Si

q – SOXH , r  (và  )
+ +

5. Hiệu ứng phân cực ngược: Đám mây điện tử của anion đẩy đám mây điện tử của các cation
2+ 10
có nhiều điện tử hóa trị, như Zn có cấu trúc điện tử d , về phía xa ra.

6. Vì vậy, hạt nhân mang điện tích dương của các cation có nhiều điện tử hóa trị tiến lại gần
anion hơn nên có tác dụng phân cực lên đám mây điện tử của anion mạnh hơn.
7. Hiệu ứng phân cực ngược này còn được gọi là tác dụng phân cực thứ cấp.
8. Hệ quả là cation càng có nhiều điện tử hóa trị sẽ có tác dụng phân cực càng mạnh.
9. Cường độ tác dụng phân cực thứ cấp của các cation theo cấu trúc điện tử như sau:
TDPC tăng: d
10
»d
1–9
» [trơ]
2 2 2
Ví dụ: Trong chu kỳ 4: Zn » Fe » Ca
10. Tóm lại, tác dụng phân cực của cation càng mạnh khi:
q – SOXH 
+ 10 1–9
a. c. d » d » [trơ]

b. r  d. (  khi cation có cùng SOXH)

2.8.1.2 Tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dƣơng
1. Có thể mở rộng khái niệm tác dụng phân cực cho các hợp phần phân cực dương của các
2–
tiểu phân có liên kết mang bản chất cộng hóa trị phân cực như NH3, SO4 ,….
2. Hợp phần phân cực dương là một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử tích điện dương như
1 6
2–
nguyên tử H trong phân tử NH3, nguyên tử trung tâm S trong anion SO4 ,…
3. Tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dương càng mạnh thì đôi điện tử liên kết càng
bị dịch chuyển về phía hợp phần phân cực dương khiến cho liên kết có tính cộng hóa trị
phân cực càng giảm và tính cộng hóa trị càng tăng.
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 27

4. Hợp phần phân cực dương có tác dụng phân cực càng mạnh khi nó ở (1) Số oxi hóa càng
+
cao và (2) Bán kính r càng nhỏ. Khi các hợp phần phân cực dương có cùng SOXH thì xét
thêm yếu tồ độ âm điện  càng lớn.
a. SOXH  b. r  c. (  khi có cùng SOXH)

Liên kết Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị
Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị

Tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dƣơng 

2.8.1.3 Tổng quát về tác dụng phân cực


1. Tác dụng phân cực của cation hay hợp phần phân cực dương càng mạnh thì đôi điện tử liên
kết càng bị dịch chuyển về phía cation hay hợp phần phân cực dương khiến cho liên kết có
tính ion càng giảm và tính cộng hóa trị càng tăng.

Ion  Ion–Cộng hóa trị  Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị

Tác dụng phân cực 
2. Tác dụng phân cực của cation hay hợp phần phân cực dương càng mạnh khi:
q – SOXH 
+ 10 1–9
a. c. d » d » [trơ]

b. r  d. (  khi có cùng SOXH)

2.8.2 Tác dụng bị phân cực


2.8.2.1 Tác dụng bị phân cực của anion
1. Anion thừa điện tử nên có tác dụng bị phân cực, nghĩa là bị cation kéo bớt điện tử.

2. Tác dụng bị phân cực của anion càng mạnh khi anion có (1) Điện tích q hay số oxi hóa

càng thấp và (2) Bán kính r càng lớn.
– –
a. q – SOXH  b. r 


Ví dụ: r, 1,84 2,16 1,95 1,81
2– – – –
TDBPC S > I > Br > Cl

3. Tác dụng bị phân cực của anion càng mạnh thì đám mây điện tử hóa trị của anion càng bị
dịch chuyển về phía cation nên liên kết có tính ion càng giảm và tính cộng hóa trị càng tăng.
Ion  Ion–Cộng hóa trị  Cộng hóa trị phân cực

Tác dụng bị phân cực của anion 
28 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

2.8.2.2 Tác dụng bị phân cực của hợp phần phân cực âm
1. Có thể mở rộng khái niệm tác dụng bị phân cực cho các hợp phần phân cực âm của các tiểu
2–
phân có liên kết mang bản chất cộng hóa trị phân cực như NH3, SO4 ,…..
2. Hợp phần phân cực âm là một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử tích điện âm như nguyên
3 2
2–
tử N trong phân tử NH3, ligand O trong anion SO4 ,…
3. Tác dụng bị phân cực của hợp phần phân cực âm càng mạnh thì đôi điện tử liên kết càng bị
dịch chuyển về phía hợp phần phân cực dương khiến cho liên kết có tính cộng hóa trị phân
cực càng giảm và tính cộng hóa trị càng tăng.

Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị



Tác dụng bị phân cực của hợp phần phân cực âm

4. Hợp phần phân cực âm có tác dụng bị phân cực càng mạnh khi nó ở (1) Số oxi hóa càng

thấp và (2) Bán kính r càng lớn.

a. SOXH  b. r 

2.8.2.3 Tổng quát về tác dụng bị phân cực


1. Tác dụng bị phân cực của anion hay hợp phần phân cực âm càng mạnh thì đôi điện tử liên
kết càng bị dịch chuyển về phía cation hay hợp phần phân cực dương khiến cho liên kết có
tính ion càng giảm và tính cộng hóa trị càng tăng.
Ion  Ion–Cộng hóa trị  Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị

Tác dụng bị phân cực 
2. Tác dụng bị phân cực của anion hay hợp phần phân cực âm càng mạnh khi:
– –
a. q – SOXH  b. r 

2.8.3 Phân biệt tác dụng phân cực của ion và độ phân cực của liên kết
1. Cần phân biệt một cách rõ ràng 2 khái niệm tác dụng phân cực và độ phân cực.
2. Hóa Vô cơ thường sử dụng khái niệm tác dụng phân cực và bị phân cực của ion để diễn tả
khả năng kéo điện tử của các cation và bị kéo điện tử của các anion trong liên kết ion khiến
cho liên kết ion mang một phần tính cộng hóa trị.

Liên kết ion  Liên kết ion–cộng hóa trị

3. Hóa Hữu cơ lại thường sử dụng khái niệm độ phân cực của liên kết để diễn tả khả năng của
liên kết cộng hóa trị đồng cực trở nên bị phân cực một phần khiến cho liên kết cộng hóa trị
mang một phần tính ion.

Liên kết cộng hóa trị  Liên kết cộng hóa trị phân cực

4. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và có phần ngược chiều nhau nên cần lưu ý để
tránh các nhầm lẫn đáng tiếc.
Chƣơng 2 Liên kết hóa học 29

Bảng 2.12 Phân biệt khái niệm tác dụng phân cực và độ phân cực
Khái niệm Tác dụng phân cực Độ phân cực

Đối tượng tác động Ion Liên kết


Biến đổi của liên kết Ion  Cộng hóa trị Cộng hóa trị  Ion

2.9 Sự không phân định ranh giới giữa các loại liên kết hóa học
2.9.1 Sự biến đổi giữa các loại liên kết hóa học
1. Trong các trình bày nêu trên, chúng ta đã biết:

a. Không có liên kết ion 100%. Hợp chất CsF với  = 3,2 lớn nhất cũng chỉ đạt được tính
ion tối đa là 92% khi không tính đến tác dụng phân cực và bị phân cực.
b. Liên kết cộng hóa trị 100% chỉ xuất hiện trong một số ít các phân tử nhị nguyên tử đồng
nhân AA như H2, O2, Cl2,… Liên kết trong các phân tử nhị nguyên tử dị nhân AB như
CO, CO2, CH4, SF6,… luôn luôn là liên kết cộng hóa trị phân cực.
c. Liên kết kim loại vừa có thể xem là liên kết ion theo quan điểm liên kết cổ điển phi cơ
học lượng tử và vừa có thể xem là liên kết cộng hóa trị theo lý thuyết liên kết cơ học
lượng tử.
2. Như vậy, không có một ranh giới rõ rệt giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
3. Tuyệt đại đa số các liên kết hóa học nằm trong vùng được giới hạn biên ở hai đầu bởi liên
kết ion lý tưởng và liên kết cộng hóa trị lý tưởng.
4. Một cách đơn giản, có thể phân các liên kết hóa học thực tế thành 4 loại là:
 Liên kết ion
 Liên kết ion–cộng hóa trị
 Liên kết cộng hóa trị phân cực
 Liên kết cộng hóa trị
với sự biến thiên như sau:

Liên kết Ion  Ion–Cộng hóa trị  Cộng hóa trị phân cực  Cộng hóa trị
Ví dụ: NaCl AlCl3 TiCl4 CCl4 Cl2

 , tác dụng phân cực của cation , tác dụng bị phân cực của anion 

Liên kết: Ion Ion–cộng hóa trị Cộng hóa trị phân cực Cộng hóa trị
Hình 2.19 Mô hình của 4 loại liên kết hóa học thực tế

2.9.2 Ảnh hƣởng của sự biến đổi giữa các loại liên kết hóa học đến các tính
chất và độ bền của liên kết
1. Sự biến đổi của các liên kết hóa học đương nhiên dẫn đến sự biến đổi các tính chất và độ
bền của liên kết.
2. Khi một liên kết chuyển dần từ ion sang cộng hóa trị thì tính bất bão hòa và bất định hướng
sẽ giảm dần khiến cho tính bão hòa và định hướng tăng dần.
30 Chƣơng 2 Liên kết hóa học

Liên kết Ion  Cộng hóa trị


Tính chất Bất bão hòa  Bão hòa
Bất định hƣớng  Định hƣớng
3. Độ bền liên kết biến đổi theo sự biến đổi của các liên kết hóa học một cách phức tạp hơn
nhiều nên chúng ta phải xem xét một cách chi tiết từng trường hợp cụ thể.
4. Các phát biểu thô sơ kiểu như:
Ví dụ Câu hỏi

Liên kết s–s bền hơn p–p Na2 bền hơn Cl2?
Liên kết ion bền hơn cộng hóa trị NaCl bền hơn kim cương?
Liên kết ion bền hơn ion–cộng hóa trị NaCl bền hơn Al2O3?
Liên kết CHT càng phân cực càng kém bền HCl kém bền hơn HI?
là những phát biểu sai lầm cần tránh vì đã không xem xét đến các yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến độ bền của liên kết.
5. Vì vậy, khi xem xét bất kỳ một chất nào, trước hết phải xác định các liên kết trong chất đó
mang bản chất ion hay cộng hóa trị. Trên cơ sở bản chất của liên kết mới tiếp tục xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết.
6. Nếu liên kết mang bản chất ion thì độ bền liên kết phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là điện
tích q và bán kính r, mà trong đó yếu tố điện tích q là yếu tố quyết định.
7. Nếu liên kết mang bản chất cộng hóa trị thì độ bền liên kết phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố
là đồng mức năng lượng, thể tích xen phủ và mật độ điện tử trong vùng xen phủ, mà trong
đó mật độ điện tử là yếu tố quyết định. Điều này hàm ý là liên kết cộng hóa trị càng bền khi
bán kính nguyên tử càng nhỏ, nghĩa là nguyên tử thuộc chu kỳ càng nhỏ.
8. Một nhận xét thú vị là so sánh độ bền của liên kết ion với liên kết cộng hóa trị cũng tương tự
như so sánh sức mạnh của võ sĩ cử tạ với võ sĩ quyền anh.
Chƣơng 3 Phản ứng hóa học 31

Chƣơng 3
Phản ứng hóa học
3.1 Khái niệm chung
1. Một cách gần đúng, người ta thừa nhận là trong phản ứng hóa học chỉ có sự biến đổi của
các điện tử hóa trị nằm trên các vân đạo hóa trị của nguyên tử.
2. Tính chất hóa học của một chất chỉ được đánh giá chính xác thông qua khả năng phản ứng
của chất đó với các chất khác.
3. Chỉ có 2 loại phản ứng hóa học cơ bản là:
 Phản ứng acid-baz  Phản ứng oxi hóa-khử
4. Các phản ứng được đặt tên khác chỉ là các trường hợp riêng của 2 loại phản ứng trên.
Ví dụ: Phản ứng trung hòa: acid + baz  muối + nước
3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O
Phản ứng thủy phân: muối + nước acid + baz
AlCl3 + 3H2O 3HCl + Al(OH)3
Phản ứng xà phòng hóa: ester + baz  muối + alcol
dầu béo + NaOH  xà phòng + glycerin

3.1.1 Phản ứng acid-baz


1. Trong phản ứng acid-baz, số oxi hóa của các nguyên tử trong chất không bị thay đổi mà chỉ
có sự dịch chuyển của các đôi điện tử, ion hay nhóm chức của các hợp chất.
2. Tùy thuộc vào tính chất đặc trưng của mỗi phản ứng mà người ta phân các phản ứng acid-
baz trong Hóa Vô cơ thành các loại chủ yếu như sau:
 Phản ứng trung hòa HCl + NaOH  NaCl + H2O
 Phản ứng thủy phân AlCl3 + 3H2O 3HCl + Al(OH)3
 Phản ứng kết tủa BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
 Phản ứng trao đổi ion R–H + NaOH R–Na + H2O
 Phản ứng tạo phức Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4]
 Phản ứng phân hủy 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O

3.1.2 Phản ứng oxi hóa-khử


1. Trong phản ứng oxi hóa-khử có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất.
1 4 2 6 2
Ví dụ: H2 O2  Na 2 S O3  H2 O  Na 2 S O 4
32 Chƣơng 3 Phản ứng hóa học

2. Tùy thuộc vào vị trí của các nguyên tử bị thay đổi số oxi hóa mà người ta phân loại các phản
ứng oxi hóa-khử:
 Phản ứng oxi hóa-khử thông thƣờng là phản ứng oxi hóa-khử giữa các nguyên tử nằm
trong các chất khác nhau.
Ví dụ: Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3

 Phản ứng tự oxi hóa-khử hay phản ứng dị phân là phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử giữa
các nguyên tử của cùng một loại nguyên tố nằm trong cùng một chất.
Ví dụ: Cl–Cl + H2O  HClO + HCl

 Phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử là phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử giữa các nguyên
tử của các nguyên tố khác nhau nằm trong cùng một chất.
Ví dụ: HgO  Hg + ½O2

Bảng 3.1 Phân loại và đặc trƣng của các loại phản ứng oxi hóa-khử
Đặc trƣng của
Loại phản ứng Ví dụ
phản ứng oxi hóa-khử

Oxi hóa-khử Giữa các nguyên tử nằm


Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3
thông thường trong các chất khác nhau
Giữa các nguyên tử của
Tự oxi hóa-khử
cùng một loại nguyên tố Cl–Cl + H2O  HClO + HCl
(phản ứng dị phân)
nằm trong cùng một chất
Giữa các nguyên tử của
Oxi hóa-khử
các nguyên tố khác nhau HgO  Hg + ½O2
nội phân tử
nằm trong cùng một chất

3.2 Khả năng phản ứng


3.2.1 Nhiệt động lực học của phản ứng
1. Các giá trị nhiệt động lực học H, S và G chỉ cho biết chiều và cân bằng của phản ứng:
 Phản ứng xảy ra theo chiều thuận hay nghịch?
 Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?
2. Song các giá trị nhiệt động lực học lại không cho biết vận tốc và cơ chế của phản ứng:
 Không cho biết phản ứng xảy ra nhanh hay chậm!
 Không cho biết các giai đoạn của quá trình phản ứng!
3. Các khảo sát thực nghiệm về động học sẽ trả lời hai câu hỏi trên.
4. Xét phản ứng: aA + bB cC + dD (3.1)

Giá trị G H S

<0 Xảy ra theo chiều thuận Tỏa nhiệt Giảm số mol khí
=0 Đạt cân bằng Không Số mol khí không đổi
>0 Xảy ra theo chiều nghịch Thu nhiệt Tăng số mol khí

5. Về mặt nhiệt động lực học, một phản ứng có:


G = H – TS (3.2)
Chƣơng 3 Phản ứng hóa học 33

trong đó: X = Xsp – Xtc


với X  G, H và S
6. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của các tác chất và sản phẩm thỏa phương trình sau:
G
[C]ccb [D]cb
d 
K e RT  const (3.3)
[ A ]acb [B]bcb

7. K càng lớn thì cân bằng càng chuyển sang bên phải và càng tạo ra nhiều sản phẩm.
8. Mối liên hệ giữa K và G của phản ứng như sau:
G
ln K   (3.4)
RT
9. Các hằng số như hằng số acid-baz Ka và Kb, tích số tan T, hằng số phân ly phức chất Kpl,
thế khử E,… chỉ là các biến thể của hằng số cân bằng nhiệt động lực học K trong từng
trường hợp phản ứng cụ thể:
 Hằng số acid-baz Ka, Kb = K[H2O] đối với phản ứng trung hòa
 Tích số tan T =K
–1
đối với phản ứng kết tủa
 Hằng số phân ly phức chất Kpl =K đối với phản ứng tạo phức
 Thế khử E = –G/nF đối với phản ứng oxi hóa-khử
10. Dung môi nước có nồng độ lớn nên đối với phản ứng có nước tham gia với tư cách là tác
chất hay sản phẩm thì sự biến đổi nồng độ của nước là nhỏ có thể bỏ qua và có thể xem
như nồng độ của nước là một hằng số. Vì vậy, nồng độ của nước luôn luôn được ghép
chung vào hằng số K của phản ứng.

3.2.2 Động học của phản ứng


1. Về mặt động học, một cách tổng quát, ta có vận tốc phản ứng thuận vth và nghịch vng:
vth = kth.f([Tc]) vng = kng.g([Sp])
2. Ở trạng thái cân bằng, vận tốc thuận bằng vận tốc nghịch:
vth = vng = kth.f([Tc]cb)cb = kng.g([Sp]cb)
k th g([Sp]cb )
k   const (3.5)
k ng f ([Tc ]cb )

3. Cần lưu ý là K nhiệt động lực hóa học và k động học mang hai ý nghĩa khác nhau.
4. Cho dù phản ứng xảy ra theo các con đường khác nhau thì ở trạng thái cân bằng, giá trị K
tính được theo các con đường đó luôn luôn bằng nhau và không đổi.
5. k động học chỉ cho biết tỉ số của k th và kng hoặc tỉ số của 2 hàm nồng độ của phản ứng thuận
và phản ứng nghịch khi hệ ở trạng thái cân bằng.

3.2.3 Mối liên hệ giữa nhiệt động lực học và động học của phản ứng
1. Không có một mối liên hệ nào giữa các giá trị nhiệt động lực hóa học với các yếu tố động
hóa học (vận tốc và cơ chế) của một phản ứng.
2. Một phản ứng có thể có giá trị G rất âm nhưng lại không thể xảy ra được do cản trở động
học vì năng lượng hoạt hóa của phản ứng quá cao.
2H2(k) + O2(k)  2H2O(l) G = –228,2 kJ/mol
0
Ví dụ:
Phản ứng trên có G rất âm, nhưng:
0


0
Hoàn toàn không xảy ra ở 25 C
34 Chƣơng 3 Phản ứng hóa học


0
Xảy ra rất chậm ở 200 C

0
Xảy ra tức thời dưới dạng nổ ở 700 C
3. Có thể tính toán giá trị G của phản ứng theo các giá trị G của các chất (tra trong sổ tay
hóa học) hoặc bằng chu trình Born-Haber.
4. Vận tốc và cơ chế của phản ứng chỉ có thể xác định đƣợc bằng thực nghiệm.

3.3 Quy ƣớc về điều kiện phản ứng


1. Trong Hóa Vô cơ, nếu không nêu rõ điều kiện phản ứng cụ thể thì một phản ứng xem như
được tiến hành trong điều kiện chuẩn quy ước như sau:

0
Nhiệt độ 25 C
 Áp suất 1 atm
 Khí quyển Không khí (oxygen chiếm ~21% thể tích)
 Dung môi Nước
 Nồng độ chất 1M
 pH Acid 0
Trung tính 7
Baz 14
2. Một cách chặt chẽ, cần phải ghi rõ trạng thái pha của các chất tham gia phản ứng.
Ví dụ: HCl(k) + NH3(k)  NH4Cl
HCl(dd) + NH3(dd)  NH4Cl(dd) + H2O
AgNO3aq + NaClaq  AgCl + NaNO3aq
Fe2O3(r) + NiO(r)  NiFe2O4(r)
3. Người ta thường pha dung dịch muối kim loại như MnSO 4, ZnSO4, Fe2(SO4)3,… trong dung
dịch acid để tránh bị thủy phân nên quy ước nếu không nêu rõ điều kiện phản ứng cụ thể
khác thì các dung dịch muối kim loại có môi trường acid với pH = 0.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 35

Chƣơng 4
Phản ứng acid-baz
4.1 Định nghĩa acid-baz
1. Có nhiều định nghĩa acid-baz khác nhau mà mỗi định nghĩa được áp dụng hiệu quả nhất
trong một phạm vi xác định.
2. Khởi thủy, người ta định nghĩa acid là những chất có vị chua và ăn mòn kim loại, baz là
những chất nhờn và ăn mòn da tay. Acid phản ứng với baz tạo thành muối và nước.
3. Hóa học càng phát triển thì định nghĩa acid-baz càng đi vào bản chất hơn.

4.1.1 Định nghĩa acid-baz theo Arrhenius


1. Acid là chất phân ly trong nước cho ion H. Baz là chất phân ly trong nước cho ion OH .


HCl  H + Cl
+
Ví dụ: Các acid HCl, CH3COOH,…

NaOH  Na + OH
+
Các baz NaOH, NH4OH,…
2. Xét phản ứng pha khí: HCl + NH3  NH4Cl

Phản ứng trên cũng tạo ra muối là NH4Cl nhưng trong tác chất không có mặt OH . Các phản
ứng kiểu này dẫn đến sự ra đời định nghĩa acid-baz theo Bronsted.

4.1.2 Định nghĩa acid-baz theo Bronsted


1. Acid là tiểu phân cho cation H. Baz là tiểu phân nhận cation H.
Các acid HCl, CH3COOH, NH4, HSO4 ,…

NH4  H + NH3
+ +
Ví dụ:
Các baz NaOH, NH3, HS , H2N–NH3,…

NH3 + H  NH4
+ +

2. Từ định nghĩa này, xuất hiện khái niệm cặp acid-baz liên hợp.
NH4

HF  NH3  F
+ –
acid HA baz B acid liên hợp BH của B baz liên hợp A của HA
3. Một acid HA khi cho H sẽ tạo thành baz liên hợp A của acid HA.

4. Một baz B khi nhận H sẽ tạo thành acid liên hợp BH của baz B.
+

5. Độ mạnh của một acid không chỉ phụ thuộc vào bản chất của acid mà còn phụ thuộc vào
khả năng nhận H của baz phản ứng với nó.
6. Độ mạnh của một baz không chỉ phụ thuộc vào bản chất của baz mà còn phụ thuộc vào khả
năng cho H của acid phản ứng với nó, tương tự.
7. Một acid càng mạnh thì baz liên hợp của nó càng yếu.
8. Một baz càng mạnh thì acid liên hợp của nó càng yếu.
36 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

9. Độ mạnh của các acid và baz liên hợp trong nước được biểu thị bằng hằng số acid K a hay
hằng số baz Kb của chúng.
10. Xét một cặp acid-baz liên hợp trong dung môi nước:

A + H3O A  H2O
– –
HA  H2O HA  OH

Hằng số phân ly của acid HA: Hằng số phân ly của baz A :

[ A  ][H3O  ] [HA ][OH ]


K HA  K A 
[HA ][H2O] [ A  ][H2O]

Hằng số acid của acid HA: Hằng số baz của baz A :
[ A  ][H3O  ] [HA ][OH ]
K a  K HA [H2O]  K b  K A  [H2O] 
[HA ] [A  ]

[H3O  ][ A  ][HA ][OH ]


K aK b   [H3O  ][OH ]  10 14
[HA ][ A  ]
a
pKHA  pKbA   14

11. Xét phản ứng: NaF + BF3  Na[BF4]


+
Phản ứng trên cũng tạo ra muối là Na[BF4] nhưng trong tác chất không có mặt của H lẫn

OH . Các phản ứng kiểu này dẫn đến sự ra đời định nghĩa acid-baz theo Lewis.

4.1.3 Định nghĩa acid-baz theo Lewis


1. Acid là tiểu phân nhận đôi điện tử tự do. Baz là tiểu phân cho đôi điện tử tự do.
Các acid H, NH4, BF3,…

NH4 + OH  NH4OH
+
Ví dụ:
– – – –
Các baz OH , NH3, F ,… BF3 + F  [BF4]
2. Xét phản ứng pha rắn: Na2O  SiO2  Na2SiO3
Phản ứng trên cũng tạo ra muối là Na2SiO3 nhưng không có sự cho–nhận rõ ràng của đôi
điện tử trong trạng thái rắn. Các phản ứng kiểu này dẫn đến sự ra đời định nghĩa acid-baz
theo Ubanovish.

4.1.4 Định nghĩa acid-baz theo Ubanovish


1. Acid là chất có thể tạo thành Anion, cho cation, kết hợp với anion hay với đôi điện tử.
Baz là chất có thể tạo thành Cation, kết hợp với cation, cho anion hay cho đôi điện tử.
Ví dụ: K2O  SO3  K2SO4
KF  BF3  K[BF4]
2. Định nghĩa của Ubanovish có tính khái quát cao nhất. Theo định nghĩa này thì mọi phản ứng
bất kỳ không phải là phản ứng oxi hóa khử đều là phản ứng acid-baz.
Ví dụ: CaCl2  Na2SO4  CaSO4  2NaCl
2+ 2–
trong đó: Ca acid yếu SO4 baz yếu
+ –
Na acid rất yếu Cl baz rất yếu

4.1.5 Định nghĩa acid-baz cứng-mềm


1. Theo quan điểm acid-baz cứng-mềm, tất cả các nguyên tử, phân tử hay ion đều được xem
là acid hay baz và được phân loại theo khả năng bị phân cực của chúng.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 37

2. Người ta nhận thấy các acid-baz cứng (có tác dụng bị phân cực yếu) thường kết hợp với
nhau. Các acid-baz mềm (có tác dụng bị phân cực mạnh) thường kết hợp với nhau.
3. Định nghĩa acid-baz cứng mềm chỉ áp dụng phù hợp khi không thể sử dụng một cách hiệu
quả các định nghĩa khác đã nêu ở trên đối với các acid-baz yếu và rất yếu.
Ví dụ: FeCl3 + 6NH4F (NH4)3[FeF6] + 3NH4Cl
 
3+ –
acid cứng :Fe F : baz cứng

Bảng 4.1 Tóm tắt tính chất đặc trƣng của các acid-baz cứng mềm
Acid Baz
Loại
Tính chất Ví dụ Tính chất Ví dụ

H, Li, Na, K, Be ,
2–
Cứng Điện tích lớn, bán 2
Kích thước nhỏ, H2O, NH3, OH , O ,
2– – 3–
kính nhỏ, 2 2 2
Mg , Ca , Sr , BF3, ít bị phân cực CO3 , NO3 , PO4 ,
2– – –
ít bị phân cực 3 3 3
Al , Ga , In , Si ,
4 SO4 , ClO4 , F ,
– –
4 4 2
Ti , Zr , Cr , Cr ,
6 (Cl ), CH3COO ,…
2 7 3
Mn , Mn , Fe ,
3
Co ,…
– 2–
Trung Bị phân cực 2 2
Fe , Co , Ni ,
2
Bị phân cực NO2 , SO3 ,
– 3–
gian trung bình 2 2
Cu , Zn ,… trung bình Br , N ,…
– – –
Mềm Điện tích nhỏ, Cu, Ag, Au, Cd , Kích thước lớn,
2
H , CN , SCN ,
2– –
bán kính lớn, Hg, Hg ,… dễ bị phân cực S2O3 , I , …
2

dễ bị phân cực

4.1.6 Tóm lƣợc các định nghĩa acid-baz


1. Các định nghĩa acid-baz khi đi từ Arrhenius, Bronsted, Lewis cho đến Ubanovish có tính khái
quát càng cao và phạm vi áp dụng càng rộng đối với các phản ứng acid-baz. Định nghĩa
Ubanovish có tính khái quát cao nhất và bao trùm toàn bộ tất cả các phản ứng acid-baz.
2. Tuy nhiên, khi tính khái quát càng cao thì tính cụ thể càng thấp, nghĩa là tính định lượng
càng thấp.

Bảng 4.2 Tóm tắt định nghĩa và phạm vi sử dụng của acid-baz
Định nghĩa và
Acid Ví dụ Baz Ví dụ
phạm vi áp dụng
Arrhenius Chất phân ly HCl Chất phân ly NaOH
Không còn sử dụng trong nước CH3COOH,… trong nước NH4OH,…
cho ion H cho ion OH
Bronsted Tiểu phân HCl Tiểu phân NaOH
Phản ứng trung hòa cho ion H CH3COOH nhận ion H NH4OH
và thủy phân NH4 NH3
– –
HSO4 ,… HS
H2N–NH3,…

Lewis Tiểu phân nhận H Tiểu phân cho OH
Phản ứng tạo phức đôi điện tử tự do NH4 đôi điện tử tự do NH3


HSO4 F…
BF3,…
Ubanovish Tiểu phân tạo SO3 Tiểu phân tạo K2O
Phản ứng pha rắn thành anion BF3,… thành cation KF,…
38 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

3. Định nghĩa Arrhenius không hoàn chỉnh nên rất ít khi được sử dụng.
4. Định nghĩa Bronsted có tính định lượng cao nhất được sử dụng chủ yếu cho phản ứng trung
hòa và phản ứng thủy phân trong môi trường nước.
5. Định nghĩa Lewis được sử dụng chủ yếu cho phản ứng tạo phức.
6. Định nghĩa Ubanovish được sử dụng chủ yếu cho phản ứng pha rắn.

4.2 Cƣờng độ của acid-baz


1. Acid và baz tham gia phản ứng có cường độ càng mạnh thì cân bằng phản ứng càng
chuyển sang phải.
2. Độ mạnh của một acid-baz còn phụ thuộc vào môi trường chứa acid-baz đó.
Ví dụ: H2SO4 là acid mạnh trong dung môi nước nhưng lại là acid yếu trong acid acetic.
3. Không có một thước đo vạn năng để đánh giá độ mạnh của các acid-baz.
4. Cho đến nay, người ta chỉ xây dựng hoàn chỉnh được thang đo cường độ acid-baz thông
qua các hằng số Ka và Kb của các acid-baz Bronsted trong nước mà thôi.
5. Độ mạnh của các acid-baz có thể được biểu diễn bằng G hay Ka, Kb trong phản ứng trung
hòa, T trong phản ứng kết tủa, Kpl trong tạo phức.
6. Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ cần so sánh tính chất acid-baz một cách bán định
lượng (mạnh hơn hay yếu hơn) để dự đoán khả năng phản ứng.
7. Lúc đó, chỉ cần suy đoán cường độ của acid dựa trên:
 Độ bền và độ phân cực của liên kết X–H của các hydracid không chứa oxygen HnX.
 Độ phân cực của liên kết O–H của các oxihydroxid có chứa oxygen MOa(OH)b.
8. Cường độ baz của một chất sẽ được suy đoán từ cường độ acid của chất đó, được suy luận
từ ý 7 vừa nêu trên, theo nguyên tắc:
 Một chất có tính acid mạnh sẽ có tính baz yếu.
 Một chất có tính acid yếu sẽ có tính baz mạnh, ngược lại.
9. Như vậy, chúng ta đã đơn giản hóa được quá trình suy đoán:
 Tính acid-baz của các chất
 Khả năng phản ứng acid-baz giữa các chất

4.3 Phân loại acid-baz vô cơ theo bản chất hóa học


1. Có thể phân tất cả các acid-baz thành 2 loại chính: Acid-baz Dẫn xuất Thế Muối
1 1 1
 Hydracid HnX và các dẫn xuất. Ví dụ: H Cl Br Cl Na Cl
5 5 5
 Oxihydroxid MOa(OH)b và các dẫn xuất. Ví dụ: H Cl O3 Cl O2F Na Cl O3
2. Sự khác biệt rõ ràng để phân biệt hydracid với oxihydroxid là X trong các hydracid H nX có số
oxi hóa âm còn M trong các oxihydroxid MOa(OH)b có số oxi hóa dương.
2 2
Ví dụ: Hydracid H2 S và dẫn xuất muối Na2 S có S ở số oxi hóa –2.
6 6
Oxihydroxid H2 S O 4 và dẫn xuất thế S O2Cl2 có S ở số oxi hóa +6.
3. Do nước là hợp chất trung tính về mặt acid-baz nên khi thêm hay bớt nước thì xem như tính
acid-baz của hợp chất không thay đổi nếu sự biến đổi cấu trúc của chất do sự thêm–bớt
nước này không ảnh hưởng đến tính acid-baz.

Ví dụ: SO3 là anhydrid có tính acid giống H2SO4 không phụ thuộc cấu trúc.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 39

Khi thêm 2H2O vào HIO4 (giả định) tạo thành H5IO6 thì do sự biến đổi từ cấu trúc
giả định của HIO4 với 3 O liên kết đôi với I thành cấu trúc thật của H 5IO6 chỉ có 1
O liên kết đôi với I khiến cho H5IO6 có tính acid yếu hẵn đi.

4.3.1 Các hydracid, các dẫn xuất thế và muối của chúng
1. Các hydracid có công thức tổng quát là HnX trong đó X phân cực âm.
Ví dụ: H3P, H2S, HCl
HF, HCl, HBr, HI
2. Khi thay H của hydracid bằng các nhóm hay nguyên tố âm điện khác (có độ âm điện lớn hơn
H và nhỏ hơn X) thì ta có các dẫn xuất thế gọi tắt là các dẫn xuất của hydracid.
Ví dụ: Khi thay 1 H bằng 1 Br trong HCl thì ta có dẫn xuất thế BrCl.
1 1
Rõ ràng:  Br Cl là dẫn xuất thế của hydracid H Cl với Cl ở số oxi hóa –1.
3 3
 Cl F3 là dẫn xuất thế của oxihydroxid H Cl O2 với Cl ở số oxi hóa +3.
3. Khi thay H của hydracid bằng các nhóm hay nguyên tố dương điện khác (có độ âm điện nhỏ
hơn H) thì ta có các dẫn xuất muối được gọi tắt là các muối của hydracid.
Ví dụ: Khi thay 1 H bằng 1 Na trong HCl thì ta có dẫn xuất muối NaCl.

4.3.2 Các oxihydroxid, các dẫn xuất thế và muối của chúng
1. Các oxihydroxid có công thức tổng quát là MOa(OH)b trong đó M phân cực dương.
Ví dụ: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H4SiO4, H3PO4, H2SO4, HClO4
HClO, HClO2, HClO3, HClO4
2. Khi thay nhóm O hay OH của oxihydroxid bằng các nhóm hay nguyên tố âm điện khác thì ta
có các dẫn xuất thế được gọi tắt là các dẫn xuất của oxihydroxid đó.
Ví dụ: Khi thay 2 OH bằng 2 Cl trong H2SO4 thì ta có dẫn xuất thế SO2Cl2.
3. Khi thay H trong nhóm OH của oxihydroxid bằng các nhóm hay nguyên tố dương điện khác
thì ta có các dẫn xuất muối được gọi tắt là các muối của oxihydroxid đó.
Ví dụ: Khi thay 1 H bằng 1 Na trong H2SO4 thì ta có dẫn xuất muối NaHSO4.

4.3.3 Tóm lƣợc về các hydracid, oxihydroxid và các dẫn xuất của chúng
1. Tóm tắt định nghĩa của các hydracid và oxihydroxid, các dẫn xuất và muối của chúng được
trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tóm tắt định nghĩa các hydracid và oxihydroxid, các dẫn xuất và muối của chúng
Acid-baz Công thức Ví dụ
Hn X
+ –
Hydracid H–Cl
Dẫn xuất Ví dụ: Thay H trong HCl bằng Br, I,… Br–Cl, I–Cl,…
Muối Ví dụ: Thay H trong HCl bằng Na, ½Ca,… NaCl, CaCl2,…
+ – –
Oxihydroxid M Oa (OH) b SO3  H2SO4
Dẫn xuất Ví dụ: Thay 1 O trong SO3 bằng 2 Cl SO2Cl2
Thay 2 O và 2 OH trong H2SO4 bằng 6 F SF6
Muối Ví dụ: Thay 2 H bằng 2 Na hay 1 Ca,… Na2SO4, CaSO4,…
40 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

4.4 Các hydracid


4.4.1 Cƣờng độ acid-baz của các hydracid
1. Các hydracid có công thức chung: HnX
n
2. Xét mô hình hydracid: X –H
+ +
3. Liên kết X–H có bản chất cộng hóa trị phân cực do H có r vô cùng nhỏ nên H có tác dụng
phân cực vô cùng lớn khiến cho liên kết X–H không thể là liên kết ion.
4. Liên kết cộng hóa trị phân cực XH càng kém bền khi:
a. Các vân đạo hóa trị có năng lượng càng cách biệt. Đồng năng cao 
b. Sự xen phủ của các vân đạo liên kết càng nhỏ. Xen phủ nhỏ 
c. Mật độ điện tử hóa trị tại vùng xen phủ càng thấp. Mật độ thấp 

5. Khi liên kết cộng hóa trị XH có (1) Độ bền càng thấp và (2) Độ phân cực càng cao thì khả
năng cắt đứt lệch liên kết X–H với đôi điện tử nằm lại trên X theo kiểu XH để phóng thích
+
H càng cao và hệ quả là tính acid của hydracid càng mạnh.
6. Tính acid của hydracid phụ thuộc vào mối tương quan nghịch biến của 2 yếu tố độ bền và
độ phân cực của liên kết XH.
7. Khi đi từ trái sang phải trong một chu kỳ, nguyên tử X của các hydracid có:
 Độ âm điện tăng nhanh hơn so với bán kính giảm chậm hơn.

 Vì vậy, liên kết X–H có độ phân cực tăng nhanh hơn so với độ bền tăng chậm hơn.

+
Hệ quả là khả năng phân ly H tăng khiến cho tính acid tăng dần.
Ví dụ: Dãy hydracid H3P, H2S và HCl khi đi từ trái sang phải trong một chu kỳ có tính
acid tăng dần do yếu tố  tăng nhanh hơn.

Bảng 4.4 So sánh sự biến đổi độ âm điện  và bán kính r trong một chu kỳ
Giá trị  Δ r Δr

P 2,2 1,10
S 2,6  18% 1,04  5%
Cl 3,2  23% 0,99  5%
Nhận xét  tăng nhanh hơn  r giảm chậm hơn 
Liên kết H–X Độ phân cực tăng nhanh hơn  Độ bền tăng chậm hơn 
 Khả năng phân ly H tăng  Tính acid tăng dần
+
Tính acid-baz

Bảng 4.5 So sánh sự biến đổi độ âm điện  và bán kính r trong một phân nhóm
Giá trị  Δ r Δr

F 4,0 0,64
Cl 3,2  20% 0,99  55%
Br 3,0  6,3% 1,14  16,7%
I 2,7  10% 1,33  16,7%
Nhận xét  giảm chậm hơn  r tăng nhanh hơn 

Liên kết H–X Độ phân cực giảm chậm hơn  Độ bền giảm nhanh hơn 

 Khả năng phân ly H tăng  Tính acid tăng dần


+
Tính acid-baz
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 41

8. Khi đi từ trên xuống dưới trong một phân nhóm, nguyên tử X của các hydracid có:
 Độ âm điện giảm chậm hơn so với bán kính tăng nhanh hơn.
 Vì vậy, liên kết X–H có độ phân cực giảm chậm hơn so với độ bền giảm nhanh hơn.

+
Hệ quả là khả năng phân ly H tăng nên tính acid tăng dần.
Ví dụ: Dãy hydracid HF, HCl, HBr và HI khi đi từ trên xuống dưới trong một phân nhóm
có tính acid tăng dần do yếu tố r tăng nhanh hơn..
9. Phạm vi sử dụng: Suy đoán này áp dụng phù hợp cho tất cả các hydracid.

4.4.2 Cƣờng độ acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các hydracid
1. Cường độ acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các hydracid được dự đoán theo 2 giả định
như sau:
2. Giả định thứ nhất: Tổng cường độ acid-baz của hệ phản ứng không đổi theo phép cộng đại
số, nghĩa là:
Tổng đại số tính acid-baz của các tác chất = Tổng đại số tính acid-baz của các sản phẩm
3. Giả định thứ hai: Khi thêm hay bớt nước là hợp chất trung tính về mặt acid-baz thì một cách
gần đúng có thể xem như tính acid-baz của hợp chất không thay đổi nếu sự biến đổi cấu
trúc của chất do sự thêm–bớt nước này không ảnh hưởng đến tính acid-baz.
a. Cường độ acid-baz của các dẫn xuất thế từ các hydracid
1. Xét phản ứng: BrCl + H2O  HBrO + HCl
2. BrCl khi thủy phân tạo thành 2 acid HBrO và HCl nên BrCl có tính acid mạnh hơn HCl.
3. Tổng quát, có thể suy đoán tính acid-baz theo định nghĩa Bronsted của các dẫn xuất của
hydracid từ tính acid-baz của các sản phẩm được hình thành khi thủy phân dẫn xuất đó
(thủy phân là phản ứng cộng nước – hợp chất trung tính về mặt acid-baz).

b. Cường độ acid-baz của các muối từ các hydracid


1. Tổng quát, có thể suy đoán tính acid-baz theo định nghĩa Bronsted của các muối từ phép
cộng đại số tính acid-baz của các acid và baz tạo thành muối đó.
2. Ví dụ: NH4Cl tạo thành từ acid mạnh HCl và baz yếu NH4OH sẽ có tính acid yếu.

Bảng 4.6 Mối liên hệ giữa tính acid-baz của muối với các acid-baz hợp thành
Chất Tính chất và cƣờng độ acid-baz
Tác chất acid Mạnh A Mạnh A Yếu a Yếu a
Tác chất baz Yếu b Mạnh B Mạnh B Yếu b
Sản phẩm muối Acid yếu a Trung tính Tt Baz yếu b Lưỡng tính Lt

4.5 Các oxihydroxid


4.5.1 Cƣờng độ acid-baz của các oxihydroxid
1. Các oxihydroxid có công thức chung MOa(OH)b
n
2. Xét mô hình oxihydroxid O*= M M–O–H
3. Trong các oxihydroxid có sự dịch chuyển của các điện tử trong các liên kết như sau:

O*MOH

+ +
Liên kết O–H có bản chất cộng hóa trị phân cực do H có r vô cùng nhỏ nên H có tác
dụng phân cực vô cùng lớn khiến cho liên kết O–H không thể là liên kết ion.
42 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

 Khi liên kết cộng hóa trị O–H có (1) Độ bền càng thấp và (2) Độ phân cực càng cao thì khả
năng cắt đứt lệch liên kết O–H với đôi điện tử nằm trên O theo kiểu OH để phóng
+
thích H càng cao và hệ quả là tính acid của hydracid càng mạnh.
 Độ bền của liên kết O–H trong các oxihydroxid xem như tương đương nhau nên chỉ cần
xem xét độ phân cực của liên kết O–H trong các oxihydroxid khác nhau.
4. Yếu tố quyết định: Do O* kéo điện tử của liên kết O*M về phía mình:
 Khi số lượng O* càng nhiều, M bị nhiều O* kéo điện tử nên M càng thiếu điện tử sẽ càng
kéo điện tử của liên kết MOH về phía mình.
 Hệ quả là điện tử của liên kết OH càng lệch về O làm độ phân cực của liên kết OH
+
tăng nên dễ bị cắt đứt lệch để phóng thích H khiến cho tính acid càng mạnh.

O*MOH
 Số lƣợng O* là yếu tố quyết định cƣờng độ acid của các oxihydroxid .
Ví dụ: Tính acid của HClO4 (3O*) > H2SO4 (2O*) > H3PO4 (1O*) > H4SiO4 (0O*).
5. Yếu tố thứ hai: Khi tác dụng phân cực của M càng mạnh:
 Điện tử của liên kết MOH càng lệch về M.
 Vì vậy, điện tử của liên kết OH càng lệch về O.
 Hệ quả là độ phân cực của liên kết OH tăng nên dễ bị cắt đứt lệch liên kết OH để
+
phóng thích H khiến cho tính acid của oxihydroxid càng mạnh.

O*MOH
3+ 2+
Ví dụ: Fe(OH)3 có tính acid lớn hơn Fe(OH)2 do Fe có TDPC mạnh hơn Fe .
6. Như vậy, cường độ acid của oxihydroxid sẽ càng lớn khi:
a. Số lƣợng O* càng nhiều a 
b. M có tác dụng phân cực càng mạnh SOXH 

r 
10 0–9
d »d > [trơ]
(  khi NTTT có cùng SOXH)
7. Cả 2 yếu tố tác động nêu trên khiến cho liên kết M–OH trong oxihydroxid chuyển từ bản chất
cộng hóa trị sang ion thì oxihydroxid chuyển từ tính acid sang baz .
8. Cần lƣu ý là cách suy diễn vừa nêu rất đơn giản và hiệu quả nhƣng chỉ đúng đối với các
oxihydroxid mà không đƣợc áp dụng cho các hydracid vì hydracid không có liên kết M–OH.
9. Phạm vi sử dụng: Suy đoán này phù hợp cho các oxihydroxid có nguyên tử trung tâm:
 Ở cùng một chu kỳ có độ âm điện và bán kính khác nhau
 Ở cùng một phân nhóm có độ âm điện và bán kính khác nhau
 Cùng nguyên tố có số oxi hóa khác nhau
 Khác nguyên tố có số oxi hóa giống nhau
10. Suy đoán này đúng với đại đa số các oxihydroxid và dẫn xuất ngoại trừ vài trường hợp đặc
biệt do sự xuất hiện các yếu tố nhiễu loạn khác như sự thay đổi cấu trúc của chất, hiệu ứng
lập thể, biến đổi độ bội liên kết, liên kết hydro,… làm tính chất acid-baz bị biến đổi.

4.5.2 Ví dụ điển hình


a. Các oxihydroxid có nguyên tử trung tâm cùng chu kỳ ở số oxi hóa dương cao nhất
1. Xét dãy oxihydroxid của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính của chu kỳ 3 ở số oxi hóa
dương cao nhất:
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 43

2. Khi đi từ trái sang phải trong cùng một chu kỳ, các oxihydroxid với nguyên tử trung tâm M ở
số oxi hóa dương cao nhất có:
a. Số O* tăng dần O* 
b. Số oxi hóa dương cao nhất của M tăng dần SOXH 

c. Bán kính của M giảm dần rMn+ 

d.  Tác dụng phân cực của M tăng dần TDPC 

e.  Độ phân cực của liên kết O–H tăng dần O–H 

f.  Bản chất của liên kết M–OH ION  CHT


g. Các oxihydroxid chuyển dần từ BAZ  ACID

Bảng 4.4 Các dữ liệu và tính acid-baz của các oxihydroxid thuộc chu kỳ 3
Nguyên tố Na Mg Al Si P S Cl
Oxyd Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Oxihydroxid NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H4SiO4 H3PO4 H2SO4 HClO4
MO2(OH)
Công thức M(OH) M(OH)2 M(OH)3 M(OH)4 MO(OH)3 MO3(OH)
2

Số O* 0 0 0 0 1 2 3
SOXH +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7
Bán kính rM Giảm dần
O–H Tăng dần
Bản chất M–OH Ion  Cộng hóa trị
Tính Baz rất Baz mạnh- Lƣỡng Acid rất Acid Acid Acid rất
acid-baz mạnh BB yếu B-b tính Lt yếu aa yếu a mạnh A mạnh AA

3. Tóm tắt quan trọng: Oxihydroxid có:


a. Độ phân cực của liên kết OH (O–H) càng cao thì tính acid càng mạnh.
b. Độ phân cực của liên kết OH (O–H) càng cao khi:
 Số O* trong hợp chất càng lớn

 Tác dụng phân cực của nguyên tử trung tâm càng mạnh, nghĩa là khi:

10 1–9
a. SOXH c. d »d » [trơ]

b. r  d. (  khi NTTT có cùng SOXH)
c. Liên kết M–OH trong oxihydroxid chuyển từ bản chất ion sang cộng hóa trị thì tính chất của
oxihydroxid chuyển từ baz sang acid.
4. Mối liên hệ giữa số oxi hóa của NTTT với tính acid-baz của oxihydroxid như sau:
a. Các oxihydroxid có tính baz khi số oxi hóa của nguyên tử trung tâm là < +3.
b. Các oxihydroxid có tính lưỡng tính khi số oxi hóa của nguyên tử trung tâm là (1) +3, (2)
2+ 10 2+
+2 khi M có cấu trúc điện tử d và (3) +2 với M là Be ở chu kỳ 2 có r rất nhỏ.
c. Các oxihydroxid có tính acid khi số oxi hóa của nguyên tử trung tâm > +3.

10
Số oxi hóa của < +3 (1) +3; (2) +2 khi [M] ~ d > +3
nguyên tử trung tâm (+1  +2) (3) +2 khi rM2+ rất nhỏ (+4  +8)

Tính acid-baz của Baz Lưỡng tính Acid


oxihydroxid và ví dụ NaOH, Ca(OH)2,… Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2,… H2SiO3, H3PO4,…
44 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

b. Các oxihydroxid có nguyên tử trung tâm cùng phân nhóm


1. Xét dãy các oxihydroxid có số O* = 0 của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính 2A:
2. Khi đi từ trên xuống dưới trong cùng một phân nhóm, nguyên tử trung tâm của các
oxihydroxid cùng có số oxi hóa +2 nhưng r tăng và  giảm nên tác dụng phân cực của M
2+ 2+

giảm dần làm tính ion của liên kết M–OH tăng dần khiến cho tính baz tăng dần.

Bảng 4.5 Các dữ liệu và tính acid-baz của các oxihydroxid thuộc phân nhóm 2A

M2+ Tính ion của


Oxihydroxid Số oxi hóa rM2+ Tính acid-baz
M–OH
Be(OH)2 +2 Baz yếu
Mg(OH)2 +2
Ca(OH)2 +2 Giảm dần Tăng dần Tăng dần
Sr(OH)2 +2
Ba(OH)2 +2 Baz mạnh

c. Các oxihydroxid có cùng nguyên tử trung tâm với số oxi hóa khác nhau
1. Xét dãy các oxihydroxid Fe(OH)2 và Fe(OH)3 của Fe ở số oxi hóa +2 và +3:

2+ 3+
Fe có SOXH nhỏ hơn và bán kính lớn hơn Fe .

2+ 3+
Tác dụng phân cực của Fe yếu hơn Fe .
 Tính ion của liên kết M–OH trong Fe(OH)2 lớn hơn trong Fe(OH)3.
 Fe(OH)2 có tính baz lớn hơn Fe(OH)3.
 Fe(OH)2 có tính baz yếu còn Fe(OH)3 có tính baz rất yếu.

2+ 6
Fe(OH)2 là baz yếu do (1) Fe có điện tích +2, (2) Cấu trúc điện tử d và (3) Độ âm điện
2+
không rất thấp nên Fe có tác dụng phân cực nhưng không mạnh. Hệ quả là Fe(OH) 2
2+
có tính baz yếu hơn Ca(OH)2 (với Ca có cấu hình điện tử của khí trơ) và mạnh hơn
2+ 10
Zn(OH)2 (với Zn có cấu hình điện tử d ) trong cùng chu kỳ 4.

4.5.3 Cƣờng độ acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các oxihydroxid
1. Việc suy đoán tính acid-baz của các dẫn xuất và muối từ các oxihydroxid cũng dựa trên 2
giả định ban đầu như đối với trường hợp của hydracid trong Mục 4.4.2.
a Tổng đại số tính acid-baz của các tác chất = Tổng đại số tính acid-baz của các sản phẩm
b Tính acid-baz của chất không thay đổi khi thêm hay bớt nƣớc nếu sự biến đổi cấu trúc của
chất do sự thêm–bớt nƣớc này không ảnh hƣởng đến tính acid-baz.

a. Cường độ acid-baz của các dẫn xuất từ các oxihydroxid


1. Xét phản ứng: SO2Cl2 + 2H2O  H2SO4 + 2HCl
2. SO2Cl2 khi thủy phân tạo thành 2 acid H2SO4 và HCl nên có tính acid mạnh hơn SO3.
3. Tổng quát, có thể suy đoán tính acid-baz theo định nghĩa Bronsted của các dẫn xuất của
oxihydroxid từ tính acid-baz của các sản phẩm được hình thành khi thủy phân dẫn xuất đó
tương tự như đối với hydracid.

b. Cường độ acid-baz của các muối từ các oxihydroxid


1. Tổng quát, có thể suy đoán tính acid-baz theo định nghĩa Bronsted của các muối từ phép
cộng đại số tính acid-baz của các acid và baz tạo thành muối như với hydracid.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 45

2. Ví dụ: (NH4)2SO4 tạo thành từ acid mạnh H2SO4 và baz yếu NH4OH sẽ có tính acid yếu.

Bảng 4.6 Mối liên hệ giữa tính acid-baz của muối với các acid-baz hợp thành
Chất Tính chất và cƣờng độ acid-baz
Tác chất acid Mạnh A Mạnh A Yếu a Yếu a
Tác chất baz Yếu b Mạnh B Mạnh B Yếu b
Sản phẩm muối Acid yếu a Trung tính Tt Baz yếu b Lưỡng tính Lt

4.6 Phản ứng trung hòa


1. Phản ứng trung hòa sẽ xảy ra theo chiều:
Các acid-baz mạnh hơn  Các acid-baz yếu hơn
2. Phản ứng trung hòa xảy ra càng hoàn toàn khi cường độ của các acid-baz càng mạnh.
+ +
3. Trong nước, các acid rất mạnh sẽ phân ly cho ion H 3O (thường được viết đơn giản là H )
+
nên acid đó sẽ có độ mạnh tối đa bằng độ mạnh của ion H .

4. Tương tự, các baz rất mạnh sẽ phân ly cho ion OH nên baz đó sẽ có độ mạnh tối đa bằng
– 2– –
với độ mạnh của ion OH . Ví dụ như O trong nước cộng H2O tạo thành 2 OH .
5. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng san bằng cường độ acid-baz của nước.
6. Có thể dự đoán gần đúng độ mạnh của các chức acid của một oxihydroxid MOa(OH)b đa
chức có cấu trúc tứ diện với tất cả các H đều liên kết với O theo 2 công thức sau:
pK1 = 7 – 5a pK1+i = pK1 + 5i

4.6.1 Giản đồ pKa


1. Để xem xét khả năng phản ứng giữa các acid-baz yếu và xác định các sản phẩm của phản
ứng trung hòa, chúng ta dựng giản đồ pKa với các giá trị của pKa của mỗi acid trên trục pH
như ví dụ trong hình bên dưới.

2. Thông thường trong Hóa Vô cơ, nồng độ của tổng các dạng tồn tại của các dạng acid HA và

dạng baz A trong một cặp acid-baz liên hợp là khá lớn, C  0,1M.

3. Khi đó, tỉ số nồng độ của dạng acid HA và dạng baz A của một cặp acid-baz liên hợp tại
một giá trị pH xác định sẽ tương ứng với pKa của cặp đó như sau:

pH = pKa – 2 pKa – 1 pKa pKa  1 pKa  2

Tỉ số [HA] : [A] 100:1 10:1 1:1 1:10 1:100

4. Nếu phản ứng trung hòa acid-baz yếu được xem là hoàn toàn khi nồng độ sản phẩm gấp
100 lần nồng độ tác chất thì phản ứng trung hòa sẽ kết thúc khi: pH  pKa  2
 Khi trung hòa một acid yếu bằng baz mạnh thì phản ứng kết thúc tại pH = pKa + 2
 Khi trung hòa một baz yếu bằng acid mạnh thì phản ứng kết thúc tại pH = pKa – 2
5. Giản đồ pKa cho biết dạng tồn tại của cặp acid-baz liên hợp tại một pH nào đó.
3– 2–
Ví dụ: Tại pH = 6 sẽ tồn tại đồng thời nhiều H2PO4 và ít HPO4 .
46 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

6. Giản đồ pKa còn cho biết khả năng tồn tại đồng thời của các acid-baz khác nhau.
3–
Ví dụ: Không tồn tại đồng thời H2CO3 và PO4 vì vùng pH tồn tại của H2CO3 < 8,35 và vùng
3–
pH tồn tại của PO4 > 10,38 không giao nhau.

4.6.2 Phản ứng trung hòa giữa các acid-baz mạnh


1. Phản ứng trung hòa giữa các acid-baz mạnh xảy ra hoàn toàn tạo thành sản phẩm là các
muối trung tính.
2. Dung dịch tại điểm kết thúc phản ứng trung hòa có pH ≈ 7.

4.6.3 Phản ứng trung hòa giữa các acid-baz yếu1


1. Chiều của phản ứng giữa các acid-baz yếu được xác định theo K.
2. K của phản ứng được tính theo Ka và Kb của các acid-baz tham gia phản ứng.
3. Từ giá trị của K cũng xác định được phản ứng có xảy ra hoàn toàn hay không.

Ví dụ 1: Phản ứng điều chế H3PO 4 sau có xảy ra hoàn toàn hay không?
3H2CO3  2Na 3PO4  3Na 2CO3  2H3PO4
Giải:
Theo giản đồ pKa, khi điều chế H3PO4 thì sản phẩm trung hòa của acid H2CO3 phải là
HCO3 và/hay CO32  nên phản ứng trên xảy ra không hoàn toàn vì vùng pH tồn tại của
H3PO4 < 4,12 và của HCO3 > 4,35 (hay CO32  > 8,32) không giao nhau.

Ví dụ 2: Tính K và xác định khả năng phản ứng hoàn toàn của phản ứng tạo H2PO4 :

CO32   2H3PO4  H2CO3  2H2PO4

[H2CO3 ][H2PO4 ]2 [H2CO3 ][H2PO4 ]2 [H ]2 K12(H3PO4 )


Giải: K   
[CO32  ][H3PO4 ]2 [CO32  ][H3PO4 ]2 [H ]2 K1 2(H2CO3 )

K12(H3PO 4 ) (102,12 )2 104,24


K    1012,43
K1(H2 CO 3 )  K 2(H2 CO 3 ) 10 6,35  1010,32 1016,67

Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:

[H2CO3 ][H2PO4 ]2 (102 )  (102 )2


nghĩa là khi: K*    106
[CO32  ][H3PO4 ]2 1 12

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K  K* = 10 .
6

12,43 6
Phản ứng trên có K = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 47

Ví dụ 3: Tính K và xác định khả năng phản ứng hoàn toàn của phản ứng tạo HPO 24 :

CO32   H3PO4  H2CO3  HPO24

[H2CO3 ][HPO 24  ] [H2CO3 ][HPO 24  ] [H ]2 K1 2(H3PO 4 )


Giải: K   
[CO32  ][H3PO4 ] [CO32  ][H3PO4 ] [H ]2 K1 2(H2 CO 3 )

102,12  107,21 109,33


K   107,34
10 6,35  1010,32 1016,67
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:

[H2CO3 ][HPO 24  ] (102 )  (102 )


nghĩa là khi: K*    104
[CO32  ][H3PO4 ] 1 1

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K  K* = 10
4

7,34 4
Phản ứng trên có K = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.

Ví dụ 4: Tính K và xác định khả năng phản ứng hoàn toàn của phản ứng tạo PO34  :

3CO32   2H3PO4  3H2CO3  2PO34

[H2CO3 ]3 [PO34  ]2 [H2CO3 ]3 [PO34  ]2


[H ]6 K1 3(H3PO 4 )
2
Giải: K   
[CO32  ]3 [H3PO4 ]2 [CO32  ]3 [H3PO4 ]2 [H ]6 K13 2(H2 CO 3 )

K
10  2,12
 10 7,21  1012,38 
2

10 43,42
 106,59
10  6,35
 1010,32  3
10 50,01

Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:

[H2CO3 ]3 [PO34  ]2 (102 )3  (102 )2


nghĩa là khi: K*    1010
[CO32  ]3 [H3PO4 ]2 13  12

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K  K* = 10
10

6,59 10
Phản ứng trên có K = 10 < K* = 10 nên xảy ra không hoàn toàn.
Phản ứng điều chế Na2HPO4 khi cho Na2CO3 vào H3PO4 xảy ra qua các giai đoạn sau:


12,43
Giai đoạn 1: Na2CO3 + 2H3PO4 H2CO3 + 2NaH2PO4 K = 10 (1)

3,11
Giai đoạn 2: Na2CO3 + NaH2PO4 NaHCO3 + Na2HPO4 K = 10 (2)
–0,86
Giai đoạn 3: NaHCO3 + NaH2PO4  H2CO3 + Na2HPO4 K = 10 (3)

7,34
Tổng cộng: Na2CO3 + H3PO4 Na2HPO4 + H2CO3 K = 10 (4)
12,43 6
Phản ứng (1) có K = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.
3,11 4
Phản ứng (2) có K = 10 < K* = 10 nên xảy ra không hoàn toàn.
–0,86 4
Phản ứng (3) có K = 10 < K* = 10 nên xảy ra không hoàn toàn.
7,34 4
Phản ứng (4) tổng cộng có K = 10 > K* = 10 nên lại xảy ra hoàn toàn.

Ví dụ 5: Xác định biện pháp để phản ứng điều chế Na2HPO4 trên xảy ra hoàn toàn.
Giải:
48 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

a. Muốn phản ứng (4) xảy ra hoàn toàn, ta phải cấp ngay lập tức 2 tác chất vào hệ theo
đúng tỉ lệ hợp thức để năng lượng tỏa ra từ phản ứng (1) sẽ được cung cấp để quá trình
phản ứng (2) và (3) xảy ra. Không được cấp từ từ các tác chất vào hệ.
b. Có thể giảm nồng độ sản phẩm H2CO3 bằng cách đun nóng hệ để H2CO3 hình thành
trong phản ứng (3) bay hơi làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
c. Có thể tăng nồng độ của tác chất Na2CO3 để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
Biện pháp này tiêu tốn hóa chất và không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Ví dụ 6: Viết phản ứng trung hòa chức acid thứ nhất của H5IO6 bằng NH4OH. Tính K của
phản ứng trên và cho biết phản ứng này có xảy ra hoàn toàn không?
Cho biết: H5IO6 pKa1 = 1,55 pKa2 = 8,27
và NH4OH pKb = 4,75

Giải: H5IO6 + NH4OH  (NH4)H4IO6 + H2O


H5IO6 + NH4OH  NH4 + H4IO6 + H2O

hay:

[NH 4 ]  [H4IO-6 ]  [H2O] [H ]  [H4IO-6 ] [NH 4 ]  [OH- ] [H O]


K     2
[H5IO6 ]  [NH 4OH] [H5IO6 ] [NH 4OH] [H ]  [OH- ]

K Ha15IO 6  K NH
b
4OH 101,55  104,75
K   109,44
KW 1015,74
[NH 4 ]  [H4IO-6 ] K 109,44
Đặt: K'    1,74  107,7
[H5IO6 ]  [NH 4OH] [H2O] 10
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:

[NH 4 ]  [H4IO-6 ] 102  102


nghĩa là khi: K*    104
[H5IO6 ]  [NH 4OH] 1 1
hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K’  K* = 10
4

7,7 4
Phản ứng trên có K’ = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.

Ví dụ 7: Viết phản ứng trung hòa chức acid thứ hai của H5IO6 bằng NH4OH. Tính K của phản
ứng trên và cho biết phản ứng này có xảy ra hoàn toàn không?
– –
Giải: H4IO6 + NH4OH  (NH4)H3IO6 + H2O
H4IO6 + NH4OH  NH4 + H3IO6 + H2O
– 2–
hay:

[NH 4 ]  [H3IO26 - ]  [H2O] [H ]  [H3IO26 - ] [NH 4 ]  [OH- ] [H O]


K     2
[H4IO-6 ]  [NH 4OH] [H4IO-6 ] [NH 4OH] [H ]  [OH- ]

K Ha25IO 6  K NH
b
4OH 108,27  104,75
K   102,72
KW 1015,74
[NH 4 ]  [H3IO26 - ] K 102,72
Đặt: K'    1,74  100,98
[H4IO-6 ]  [NH 4OH] [H2O] 10
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 49

[NH 4 ]  [H3IO26 - ] 102  102


nghĩa là khi: K*    10 4
[H4IO-6 ]  [NH 4OH] 1 1

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K’  K* = 10
4

0,98 4
Phản ứng trên có K’ = 10 < K* = 10 nên xảy ra không hoàn toàn.

Ví dụ 8: Viết phản ứng trung hòa cả hai chức acid 1 và 2 của H 5IO6 bằng NH4OH. Tính K
của phản ứng trên và cho biết phản ứng này có xảy ra hoàn toàn không?

Giải: H5IO6 + 2NH4OH  (NH4)2H3IO6 + 2H2O
H5IO6 + 2NH4OH  2 NH4 + H3IO6 + 2H2O
2–
hay:

[NH 4 ]2  [H3IO26 - ]  [H2O]2 [H ]2  [H3IO26 - ] [NH 4 ]2  [OH- ]2 [H O]2


K     22
[H5IO6 ]  [NH 4OH] 2 [H5IO6 ] [NH 4OH] 2
[H ]  [OH- ]2
2
K Ha15IO  [K NH
b
4OH
]2 101,55108,27  104,75
K 6
2
 15,74 2
 1016,91
[K W ] [10 ]

[NH 4 ]2  [H3IO26 - ] K 1016,91


Đặt: K'     1013,43
[H5IO6 ]  [NH4OH]2 [H2O] 2 1,74 2
[10 ]
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm [Sp] ít nhất lớn gấp 100 lần
[Sp]  10 [Tc]
2
nồng độ của tác chất [Tc]:

[NH 4 ]2  [H3IO26 - ] [102 ]2  102


nghĩa là khi: K*    106
[H5IO6 ]  [NH 4OH] 2 1 1

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K’  K* = 10
6

13,43 6
Phản ứng trên có K’ = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.

4.7 Phản ứng thủy phân


1. Các chất có liên kết phân cực khi hòa tan trong nước có thể kết hợp với phần phân cực
dương H+ và/hay phần phân cực âm OH– của nước nên làm phân ly nước.
 
Zn ••• H O  H
2+ + +
Ví dụ: [Zn–OH] + H
 

H3N••• H  O H
+
[H3N–H] + OH
2. Sự phân ly nước như vậy được gọi là sự thủy phân.
3. Quá trình thủy phân thường có K nhỏ, cân bằng chủ yếu chuyển dịch theo chiều nghịch
nhưng các ion H hay OH do nước phân ly ra cũng đủ làm thay đổi pH của dung dịch.
4. Để chống lại sự thủy phân, nhất là đối với các cation kim loại, người ta thường thêm acid
hay baz (H hay OH) vào hệ để cân bằng chuyển theo chiều ngược lại.

4.7.1 Sự thủy phân của các cation


1. Người ta quy ước độ mạnh của baz như sau:
101  Kb pKb < 1 baz mạnh
5 1
10 < Kb < 10 1 < pKb < 5 baz trung bình
109 < Kb < 105 5 < pKb < 9 baz yếu
9
Kb < 10 9 < pKb baz rất yếu
50 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

2. Các cation như K, Na,… là gốc của các baz mạnh NaOH, KOH,… nên các cation này có

tính acid rất yếu. Chúng không kết hợp với OH nên sẽ không thủy phân.
3. Các cation như NH4, Fe ,… là gốc của các baz trung bình hay yếu NH4OH, Fe(OH)2,… nên
2

các cation này có tính acid yếu hay trung bình sẽ kết hợp với OH và thủy phân.
4. Vậy, khả năng thủy phân của một cation được xác định thông qua tính acid-baz của baz
chứa cation đó. Baz càng mạnh thì cation thủy phân càng yếu, và ngược lại. Ví dụ:
 NaOH và KOH là các baz mạnh nên các cation Na và K không thủy phân.

+
LiOH, Be(OH)2, Mg(OH)2 và Zn(OH)2 là các baz trung bình hay yếu nên các cation Li ,
2+ 2+ 2+
Be Mg và Zn thủy phân.

3 3
Fe(OH)3 và Al(OH)3 là các baz rất yếu nên các cation Fe và Al thủy phân mạnh.

4.7.2 Sự thủy phân của các anion


1. Người ta quy ước độ mạnh của acid như sau:
101  Ka pKa < 1 acid mạnh
105 < Ka < 101 1 < pKa < 5 acid trung bình
9 5
10 < Ka < 10 5 < pKa < 9 acid yếu
Ka < 109 9 < pKa acid rất yếu

2. Các anion như Cl , NO3,…
là gốc của các acid mạnh HCl, HNO3,… nên các anion này có
+
tính baz rất yếu. Chúng không kết hợp với H nên sẽ không thủy phân.
3. Các anion như F, CH3COO,… là gốc của các acid trung bình hay yếu HF, CH3COOH,…
+
nên các anion này có tính baz yếu hay trung bình sẽ kết hợp với H và thủy phân.
4. Vậy, khả năng thủy phân của một anion được xác định thông qua tính acid-baz của acid
chứa anion đó. Acid càng mạnh thì anion thủy phân càng yếu, và ngược lại. Ví dụ:
– –
 HClO4 và H2SO4 là các acid mạnh nên các anion ClO4 và HSO4 không thủy phân.
– –

2–
CH3COOH và HSO4 là các acid trung bình hay yếu nên các anion CH3COO và SO4
thủy phân.

4– 4–
H4SiO4 và H4TiO4 là các acid rất yếu nên các anion SiO4 và TiO4 thủy phân mạnh.

Bảng 4.7 Mối liên hệ giữa tính acid-baz của anion với khả năng thủy phân

Acid H2SiO3 HF HSO4 H2SO4 HI
Tính acid Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh
2– – 2– – –
Anion SiO3 F SO4 HSO4 I
Thủy phân Rất mạnh Mạnh Trung bình Yếu Rất yếu

4.7.3 Sự thủy phân của các hợp chất cộng hóa trị
1. Các hợp chất cộng hóa trị có liên kết bền và ít bị phân cực như CH 4, CHCl3, SF6,… sẽ không
tự thủy phân.
2. Có thể dễ dàng nhận thấy các phân tử cộng hóa trị này chủ yếu chứa các nguyên tử thuộc
chu kỳ 2 có bán kính nhỏ nên mật độ điện tử cao tạo liên kết cộng hóa trị bền.
3. Các hợp chất cộng hóa trị có liên kết kém bền và bị phân cực mạnh như BCl 3, SiCl4, PbCl4,
TiCl4,… sẽ thủy phân trong nước.
4. Quá trình thủy phân bất thuận nghịch của các hợp chất vừa nêu bao gồm việc hình thành
tương tác giữa các cực trái dấu, cắt đứt liên kết cũ và tạo thành liên kết mới:
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 51

   
Hợp chất cộng hóa trị bị thủy phân B Cl3 B Cl3

   
Nước HO H HO H

5. Sản phẩm của quá trình thủy phân thường là các oxihydroxid yếu ít phân ly và hydracid
mạnh hầu như phân ly hoàn toàn.
 
B Cl3  H3BO3 + 3HCl
Oxihydroxid của Hydracid của
  phần phân cực dương phần phân cực âm
3( H O H)

Ví dụ: BCl3 + 3H2O  H3BO3 + 3HCl


SiF4 + 4H2O  H4SiO4 + 4HF
TiCl4 + 4H2O  H4TiO4 + 4HCl

6. Năng lượng tỏa ra do sự tạo thành các sản phẩm oxihydroxid ít phân ly và sự hydrat hóa ion
hydro (phân ly từ hydracid) khá lớn nên bù được năng lượng cần nhận vào để cắt đứt các
liên kết của hợp chất cộng hóa trị và nước ban đầu.
7. Đối với các hợp chất phức tạp hơn, ví dụ như SF6, có thể viết phương trình thủy phân với
sản phẩm giả định là H6SO6 rồi mới dựa vào cấu trúc của chất đã biết để hiệu chỉnh lại sản
phẩm cuối cùng là H2SO4.
 
S F6  H6SO6 + 6HF

 
6( H O H) H2SO4 + 6HF + 2H2O

Kết quả: SF6 + 4H2O   H2SO4 + 6HF


T, P cao

8. Quá trình thủy phân thường đi kèm với quá trình polimer hóa tạo ra các phức đa nhân bằng
cách hình thành các cầu nối –OH–, –O–, –NH2–,… với sự tách bớt nước của các
oxihydroxid.
9. Ví dụ: Xét phản ứng thủy phân của TiCl4:
TiCl4 + 4H2O  H4TiO4 + 4HCl
Phản ứng polimer hóa tiếp tục xảy ra với sự tách nước (phản ứng trùng ngưng):
2H4TiO4  H6TiO7 + H2O
Mô hình: H3O3TiOH + HOTiO3H3  H3O3Ti–O–TiO3H3 + H2O

Phản ứng polimer hóa này thường diễn ra càng nhanh khi nhiệt độ polimer hóa càng cao và
càng nhiều khi thời gian polimer hóa càng dài:

Sản phẩm cuối cùng: nH4TiO4  nTiO2.x H2O + (n–x)H2O


Mô hình: n/2[H3O3TiOH + HOTiO3H3]  nTiO2.xH2O + (n–x)H2O

4.8 Phản ứng trao đổi


1. Phản ứng trao đổi sẽ xảy ra theo chiều tạo thành các chất ít phân ly, bay hơi, ít tan hay ít tan
hơn làm giảm năng lượng của hệ.
2. Chiều của phản ứng kết tủa được xác định theo hằng số cân bằng K của phản ứng.
3. Hằng số cân bằng K của phản ứng kết tủa được tính từ tích số tan T của chất ít tan.
52 Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz

Ví dụ 1: Tính K của phản ứng kết tủa sau:

+ SO24 
2+
Ba BaSO4(r)

1 1 1
Giải: K 2 2
   9,97  109,97
[Ba ][SO4 ] TBaSO 4 10

 10 cho thấy nồng độ tự do của Ba và SO24  trong dung dịch khi


9,97 10 2
Phản ứng có K = 10
kết thúc phản ứng chỉ ~ 0,00001M nên thực tế phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Ví dụ 2: Tính K của phản ứng cạnh tranh kết tủa sau:


2+ 2+
Ba + CaSO4(r) BaSO4(r) + Ca

[Ca2  ] [Ca2  ] [SO24  ] TCaSO 4 105,04


Giải: K      104,93
[Ba2  ] [Ba2  ] [SO24  ] TBaSO 4 10 9,97

 10 cho thấy nồng độ tự do của Ca trong dung dịch khi kết thúc
4,93 5 2
Phản ứng có K = 10
2
lớn hơn của Ba ~ 100.000 lần nên thực tế phản ứng xảy ra hoàn toàn.

4.9 Phản ứng tạo phức


1. Phức chất là sản phẩm của phản ứng acid-baz theo quan điểm Lewis, trong đó:
 Acid là một nguyên tử trung tâm (NTTT) có các vân đạo hóa trị trống có thể nhận đôi
điện tử tự do.
 Baz là các tiểu phân được gọi là ligand hay phối tử (L) có điện tử hóa trị tự do có thể cho
vào vân đạo trống.

2. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và ligand là liên kết cộng hóa trị-cho nhận (liên kết phối
trí) với năng lượng liên kết thường không cao lắm.
3. Vì vậy, liên kết trong phức chất không bền và có khả năng bị cắt đứt nên phức chất ở điều
kiện thông thường sẽ bị phân ly một phần hay hoàn toàn.
4. Nguyên tử trung tâm thường là các ion kim loại chuyển tiếp do chúng có các vân đạo hóa trị
d trống với năng lượng thấp nên dễ dàng lai hóa khi liên kết.
4 3 + 2
Ví dụ: [Co(CN)6] , [FeF6] , [Cu(NH3)2] , [Zn(OH)4] ,…
5. Các ligand là các baz Lewis có khả năng cho điện tử:
 OH, F, Cl, Br, I, CN, SCN, SO4 , (CO2)2 ,…
2 2
Anion:
 Phân tử trung hòa: NH3, H2O, CO, NO,…
 Cation (rất ít gặp): H2N–NH3,…
6. Phản ứng tạo phức sẽ xảy ra theo chiều tạo thành các phức chất bền.
7. Phức chất bền này khiến cho năng lượng của hệ giảm xuống.
8. Chiều của phản ứng tạo phức được xác định theo hằng số cân bằng K của phản ứng.
9. Hằng số cân bằng K của phản ứng tạo phức được tính từ hằng số phân ly K pl của phức
chất.
Chƣơng 4 Phản ứng acid-baz 53

Ví dụ 1: Tính K và xác định khả năng phản ứng hoàn toàn của phản ứng tạo phức sau:
2+ – 2–
Zn + 4CN [Zn(CN)4] ]

[[ Zn(CN)4 ]2  ] 1
Giải: K 2  4

[ Zn ][CN ] K pl(CN  )

1
K 19
 1019
10
Nếu giả định nồng độ tự do của ligand CN trong dung dịch là 1M thì nồng độ của
[[Zn(CN)4] ] = 10 [Zn ]. Tại điều kiện này phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2– 19 2+

Ví dụ 2: Tính K và xác định khả năng phản ứng hoàn toàn của phản ứng cạnh tranh tạo
phức sau:
2+ – 2–
[Zn(NH3)4] + 4CN [Zn(CN)4] + 4NH3

[[ Zn(CN)4 ]2  ][NH3 ] 4 [[ Zn(CN)4 ]2  ][NH3 ] 4 [ Zn2  ] K pl(NH3 )


Giải: K 2  4
 2  4 2

[[ Zn(NH3 )4 ] ][CN ] [[ Zn(NH3 )4 ] ][CN ] [ Zn ] K pl(CN )

108,70
K  1010,30
1019
Nếu giả định nồng độ tự do của ligand NH 3 và CN trong dung dịch là bằng nhau nên có thể
[Zn(NH3)4] . Tại điều kiện
2– 10,30 2+
đơn giản chúng trong tỉ số K thì nồng độ của [Zn(CN) 4] = 10
này phản ứng xảy ra hoàn toàn.
54 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

Chƣơng 5
Phản ứng oxi hóa-khử
5.1 Số oxi hóa
5.1.1 Định nghĩa
1. Số oxi hóa của một nguyên tử trong hợp chất là điện tích quy ước của nguyên tử đó khi giả
định là điện tử liên kết sẽ hoàn toàn thuộc về nguyên tử có độ âm điện cao hơn.
1 6 2 1 6 2 2 1 4 0 2 1 2 2 2
Ví dụ: H 2 S O 4 ; H 2 S S O 3 hay H 2 S S O 3 hay H 2 S S O 3

5.1.2 Ý nghĩa và ứng dụng


1. Số oxi hóa là một đại lượng quy ước hình thức không hề cho biết điện tích thật sự của
nguyên tử trong chất.
Ví dụ: Số oxi hóa của nguyên tử S trong H2SO4 là +6 nhưng điện tích thật sự trên S không
phải là +6.
2. Việc sử dụng số oxi hóa cho phép (1) Phân loại các hợp chất oxihydroxid–hydracid và các
dẫn xuất, (2) Dự đoán tính chất của các hợp chất là oxi hóa hay khử và (3) Cân bằng
phương trình oxi hóa-khử một cách dễ dàng và hiệu quả.
3. Số oxi hóa và hóa trị của một nguyên tử được tính bằng cách đơn giản theo phương pháp
VB và phụ thuộc vào số lượng liên kết hai tâm hai điện tử giữa các nguyên tử.

Ví dụ: Đối với H2SO4: Số oxi hóa của S: +6, O: –2 và H: +1

4. Trong nhiều trường hợp thì số oxi hóa khác hóa trị do số oxi hóa có thể dương hay âm trong
khi hóa trị luôn luôn dương.
Ví dụ: Đối với CO2: O=C=O C có hóa trị 4, số oxi hóa +4
O có hóa trị 2, số oxi hóa –2
Ví dụ: Đối với HCOOH: C có hóa trị 4, số oxi hóa –2

5. Theo quy tắc Mendeleev, ngoài số oxi hóa 0 khi ở trạng thái đơn chất, một nguyên tố p sẽ có
các số oxi hóa thông thường là:
Số oxi hóa thông thƣờng = Số nhóm – 2n n=04
Ví dụ: N có các số oxi hóa thông thường: +5 +3 +1 0 –1 –3
Hợp chất tương ứng: HNO3 HNO2 N2O N2 NH2OH NH3
6. Một nguyên tố còn có thể có các số oxi hóa khác được gọi là số oxi hóa dị thường.
Ví dụ: N có các số oxi hóa dị thường: +4 +2 –2
Hợp chất tương ứng: NO2 NO H4N2
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 55

7. Các nguyên tử ở số oxi hóa cao nhất chỉ có tính oxi hóa.
Các nguyên tử ở số oxi hóa thấp nhất chỉ có tính khử.
Các nguyên tử ở số oxi hóa trung gian có cả tính oxi hóa lẫn tính khử.
Ví dụ: P: –3 0 +1 +3 +5
Tính chất: chỉ khử cả oxi hóa lẫn khử chỉ oxi hóa
8. Trong phản ứng oxi hóa khử, nguyên tử có xu hướng quay về số oxi hóa mà tại đó nguyên
tử có tính oxi hóa và khử đều yếu. Số oxi hóa này được gọi là số oxi hóa bền.
9. Khí quyển của trái đất chứa nhiều oxygen nên là môi trường oxi hóa. Trong môi trường này,
số oxi hóa bền của các nguyên tố thường là số oxi hóa dương cao. Chỉ có các nguyên tố có
độ âm điện lớn như F, N, Cl,… mới có số oxi hóa âm bền.
10. Như vậy, mỗi nguyên tố có một bộ các số oxi hóa đặc trưng cho nguyên tố đó gồm các số
oxi hóa bền, không bền, thông thường (theo quy tắc Mendeleev) và dị thường.
Ví dụ: Nitrogen có các số oxi hóa +5, +4, +3, +2, +1, 0, –1, –2 và –3.
Phospho có các số oxi hóa +5, +3, +1, 0, và –3.
+ +
11. Khi ở số oxi hóa dương càng cao, nguyên tử càng mất nhiều điện tử, r giảm, q tăng nên
tác dụng phân cực càng mạnh làm các hợp chất oxihydroxid có các liên kết O–H càng phân
cực nên tính acid càng mạnh.
Ví dụ: Hợp chất: CrO Cr2O3 CrO3
Tính chất: baz lưỡng tính acid

5.1.3 Hiệu ứng co d và co f


a. Hiệu ứng co d
1. Từ chu kỳ 4, sự xuất hiện của 10 nguyên tố d với sự điền các điện tử vào phân lớp (n–1)d ở
phía bên trong đã dẫn đến sự tăng vọt thêm 10 đơn vị điện tích hạt nhân trong chu kỳ so với
các chu kỳ nhỏ hơn ở phía trên.
2. Điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* sẽ tăng chậm hơn do hiệu ứng chắn.
3. Điện tích hạt nhân tăng vọt 10 đơn vị làm điện tử bị hút mạnh hơn gây ra hiệu ứng co d.
4. Hiệu ứng co d khiến cho các nguyên tố p từ chu kỳ 4 trở đi:
 Có bán kính tăng chậm (thậm chí giảm) khi đi từ chu kỳ 3 xuống chu kỳ 4 trong cùng một
phân nhóm do điện tử hóa trị của nguyên tử thuộc chu kỳ 4 bị hạt nhân hút mạnh do
điện tích hạt nhân tăng vọt thêm 10 đơn vị.
 Điện tử s có khả năng xâm nhập vào gần hạt nhân bị giữ chặt hơn nên khó mất làm xuất
3+ +
hiện số oxi hóa cao khá bền = số nhóm – 2 (điện tử s). Ví dụ như Ga và Ga .
5. Hiệu ứng co d khiến cho các nguyên tố d từ chu kỳ 4 trở đi:
 Bán kính giảm chậm khi đi từ trái sang phải trong cùng chu kỳ do điện tử d điền vào lớp
vỏ (n–1) bên trong chắn bớt lực hút giữa hạt nhân với các điện tử hóa trị.
 Các nguyên tố d có tính chất gần giống nhau tạo thành nhóm kim loại chuyển tiếp.
 Điện tử hóa trị ns và (n–1)d có năng lượng rất gần nhau dẫn đến các nguyên tố d có rất
nhiều số oxi hóa mà hầu như chúng ta đã được biết trong các chương trình học trước
đây. Ví dụ như mangan có các số oxi hóa +7, +6, +4, +3, +2 và 0.

b. Hiệu ứng co f
1. Từ chu kỳ 6 trở đi, sự xuất hiện của 14 nguyên tố f với sự điền các điện tử vào phân lớp (n–
2)f ở sâu bên trong đã dẫn đến sự tăng vọt thêm 14 đơn vị điện tích hạt nhân trong chu kỳ
so với các chu kỳ nhỏ hơn ở phía trên.
56 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

2. Điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* sẽ tăng chậm hơn do hiệu ứng chắn.
3. Điện tích hạt nhân tăng vọt 14 đơn vị làm điện tử bị hút mạnh hơn gây ra hiệu ứng co f.
4. Hiệu ứng co f khiến các nguyên tố p thuộc chu kỳ 6:
 Bán kính tăng chậm khi đi từ chu kỳ 5 xuống chu kỳ 6 trong cùng một phân nhóm do
điện tử hóa trị của nguyên tử thuộc chu kỳ 6 bị hạt nhân hút mạnh do điện tích hạt nhân
tăng vọt thêm 14 đơn vị.
 Điện tử s có khả năng xâm nhập vào gần hạt nhân nên bị giữ chặt hơn và khó mất dẫn
đến số oxi hóa dương cao nhất kém bền. Số oxi hóa dương cao bền sẽ là:
Số oxi hóa dƣơng cao bền = Số nhóm – 2 (điện tử s)
5. Hiệu ứng co f khiến cho các nguyên tố d thuộc chu kỳ 6:
 Có bán kính giảm rất chậm khi đi từ trái sang phải trong cùng chu kỳ do điện tử d được
điền vào lớp vỏ (n–1) bên trong có tác dụng chắn bớt lực hút giữa hạt nhân với các điện
tử hóa trị.
 Có bán kính tăng rất chậm khi đi từ chu kỳ 5 xuống chu kỳ 6 trong cùng một phân nhóm
do điện tử hóa trị của nguyên tử thuộc chu kỳ 6 bị hạt nhân hút mạnh do điện tích hạt
nhân tăng vọt thêm 14 đơn vị.
6. Hiệu ứng co f khiến cho các nguyên tố f:
 Bán kính giảm chậm khi đi từ trái sang phải trong cùng chu kỳ do điện tử f điền vào lớp
vỏ (n–2) sâu bên trong chắn bớt lực hút giữa hạt nhân với các điện tử hóa trị.
 Các nguyên tố f có tính chất rất giống nhau tạo thành nhóm kim loại đất hiếm.

Bảng 5.1 Bán kính và số oxi hóa thông thƣờng của một số phân nhóm p
Phân nhóm 3A Phân nhóm 4A Phân nhóm 5A
Chu
kỳ Nguyên Bán Số oxi Nguyên Bán Số oxi Nguyên Bán Số oxi
tố kính hóa tố kính hóa tố kính hóa

2 B 0,91 +3 C – +4 N 0,71 +5
3 Al 1,43 +3 Si 1,34 +4 P 1,30 +5
4 Ga 1,39 +3, +1 Ge 1,39 +4, +2 As 1,48 +5, +3
5 In 1,66 +3 Sn 1,58 +2, +4 Sb 1,61 +3, +5
6 Tl 1,71 +1, +3 Pb 1,75 +2, +4 Bi 1,82 +3, +5

Bảng 5.2 Bán kính và số oxi hóa thông thƣờng của một số phân nhóm d
Phân nhóm 4B Phân nhóm 5A Phân nhóm 6B
Chu
kỳ Nguyên Bán Số oxi Nguyên Bán Số oxi Nguyên Bán Số oxi
tố kính hóa tố kính hóa tố kính hóa
4 Ti 1,46 +4, V 1,34 +5, +4, Cr 1,27 +6, +3,
+3, +2 +3, +2 +4,+2
5 Zr 1,60 +4 Nb 1,46 +5 Mo 1,39 +6
6 Hf 1,59 +4 Ta 1,46 +5 W 1,40 +6

5.1.4 Sự biến đổi số oxi hóa


a. Số oxi hóa của các nguyên tố s
1. Các nguyên tố s chỉ có một số oxi hóa bằng với số thứ tự của nhóm.
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 57

Số oxi hóa = Số nhóm


Ví dụ: Li, Na, K, Rb và Cs thuộc phân nhóm 1A có số oxi hóa là +1
Be, Mg, Ca, Sr và Ba thuộc phân nhóm 2A có số oxi hóa là +2

Bảng 5.3 Các số oxi hóa bền trong Bảng Tuần hoàn
Ngtố s Ngtố d Ngtố p
1A 2A 8A
3A 4A 5A 6A 7A

Số nhóm
3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B Số nhóm – 2n

1 2 0
Số nhóm
Số nhóm – 2
2  Số nhóm 2, (1, 3) Số nhóm – 2n

Số nhóm – 2

Ngtố f
Lantanid
3, (2, 4)
Actinid

 Các số oxi hóa không bền trong 3 Bảng trên được ghi bằng số in nghiên.

b. Số oxi hóa của các nguyên tố p


1. Các nguyên tố p có số oxi hóa thông thường theo quy tắc Mendeleev như sau:
Số oxi hóa thông thƣờng = Số nhóm – 2n n=04
Như vậy: SOXHmax = Số nhóm
SOXHmin = Số nhóm – 8
Ví dụ: Cl, Br và I thuộc phân nhóm 7A có số oxi hóa là +7, +5, +3, +1 và –1
N, P và As thuộc phân nhóm 5A có số oxi hóa là +5, +3, +1, –1 và –3
2. Có thể giải thích một cách đơn giản là muốn tạo thành liên kết theo thuyết VB thì phải có các
điện tử độc thân.
3. Ngoài các điện tử độc thân vốn có, nguyên tử có thể hình thành thêm điện tử độc thân bằng
cách kích thích các điện tử cặp đôi thành hai điện tử độc thân.
4. Vì vậy, chúng ta thường có giá trị chênh lệch của số oxi hóa là từng 2 đơn vị một.
5. Các số oxi hóa không phù hợp với quy tắc trên được gọi là số oxi hóa dị thường và chủ yếu
là kém bền. Có thể xem số oxi hóa dị thường như là 1 số oxi hóa hỗn tạp bao gồm 1 số oxi
hóa cao hơn và 1 số oxi hóa thấp hơn 1 đơn vị.
4 5 3
Ví dụ: 2 N O2  2H2O  H N O3  H N O2

Nitrogen có số oxi hóa +4 có thể xem là hỗn tạp của số oxi hóa +3 và +5.
6. Trong phân nhóm chính, khi đi từ trên xuống dưới thì số oxi hóa dương cao nhất kém bền
dần do hiệu ứng co d, co f làm điện tích hạt nhân tăng mạnh khiến cho các điện tử s có khả
năng xâm nhập vào gần nhân sẽ bị hút chặt hơn nên khó bị mất hơn.
7. Điều này khiến cho các nguyên tố p ở chu kỳ lớn sẽ có số oxi hóa dương cao bền là:
Số oxi hóa dƣơng cao bền = Số nhóm – 2 (điện tử s)
58 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

8. Hiệu ứng này bắt đầu xuất hiện dần dần ở chu kỳ 4 do sự co d và mạnh nhất là ở chu kỳ 6
do chịu tác động của cả 2 hiệu ứng co d và co f.
Ví dụ: Chu kỳ: 2 3 4 5 6
Nguyên tố: C Si Ge Sn Pb
Số oxi hóa cao bền: 4 4 4, 2 4, 2 2, 4

c. Số oxi hóa của các nguyên tố d


1. Các nguyên tố d có năng lượng của các vân đạo ns và (n–1)d tương đương nhau.
2. Vì vậy, các nguyên tố d có thể mất từ 1 điện tử cho đến toàn bộ các điện tử hóa trị trên các
vân đạo hóa trị (n–1)d và ns.
3. Do đó, số oxi hóa của chúng sẽ từ 0 cho đến số nhóm.
4. Vào đầu chu kỳ thì năng lượng của vân đạo ns tương đương năng lượng của các vân đạo
(n–1)d nên thường mất điện tử s lẫn d.
5. Đến cuối chu kỳ thì năng lượng của vân đạo ns lại cao hơn năng lượng của các vân đạo (n–
1)d nên thường chỉ mất điện tử s.
Ví dụ: Ti mất 2 điện tử 4s và 2 điện tử 3d để có số oxi hóa +4
Zn chỉ mất 2 điện tử 4s để có số oxi hóa +2
6. Do đó, các nguyên tố 3d có một số các số oxi hóa đặc trưng theo mô hình cây thông.
7. Trong các phân nhóm phụ, số oxi hóa dương cao nhất bền dần khi đi từ trên xuống dưới
theo lý luận thông thường là do hiệu ứng co d và co f chƣa có tác dụng mạnh.
Ví dụ: Nguyên tố: Mn Tc Re
Hợp chất: Mn2O7 Tc2O7 Re2O7
0 0
Tính chất: Phân hủy Tnc = 119,5 C Tnc = 220 C
tại nhiệt độ chưng cất
phòng không phân hủy
8. Ngược lại, trong các phân nhóm chính, số oxi hóa dương cao nhất kém bền dần khi đi từ
trên xuống dưới do hiệu ứng co d và co f đã có tác dụng mạnh.

Sc 3
Ti 3 4 2
V 3 4 5 2
Cr 3 6 2 4
Mn 2 4 7 3 6
Fe 2 3 6
Co 2 3
Ni 2
Cu 2 1
Zn 2
Hình 5.1 Mô hình cây thông hóa trị của các nguyên tố 3d
 Các số oxi hóa không bền được ghi bằng số in nghiên.

d. Số oxi hóa của các nguyên tố f


1–14 0–1 2
1. Các nguyên tố f thường có cấu trúc điện tử (n–2)f (n–1)d ns nên chúng có số oxi hóa
đặc trưng là +3.
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 59

2. Một số nguyên tố f có số oxi hóa +2 hay +4 bền nếu số oxi hóa này làm cho cấu trúc điện tử
đạt được trạng thái bão hòa hay bán bão hòa.
5.1.5 Nhận xét
1. Tổng quát, mỗi nguyên tố có một bộ các số oxi hóa đặc trưng cho nguyên tố đó.
2. Trong bộ đó, có các số oxi hóa bền, không bền, thông thường và dị thường.
3. Ví dụ: N có các số oxi hóa +5, +4, +3, +2, +1, 0, –1, –2 và –3. Trong đó:

Số oxi hóa Thông thƣờng Dị thƣờng


Bền và Không bền +5 +3 +1 0 –1 –3 +4 +2 –2
Hợp chất tương ứng NaNO3 NaNO2 N2O N2 NH2OH NH3 NO2 NO H4N2

4. Số oxi hóa bền phụ thuộc vào (1) Cấu trúc điện tử và (2) Năng lượng của các điện tử cũng
như (3) Năng lượng cần thiết để kích thích điện tử và (4) Năng lượng tỏa ra khi hình thành
liên kết hóa học với các nguyên tố khác.
5. Nếu năng lượng tỏa ra khi hình thành các liên kết mới bù được năng lượng cần thiết để cắt
đứt các liên kết cũ thì trạng thái oxi hóa đó sẽ ổn định.
6. Chính vì vậy mà các số oxi hóa cao thường được hình thành khi các nguyên tố kết hợp với
các nguyên tố có độ âm điện rất cao như oxygen và các halogen.
7. Từ các số oxi hóa bền dự đoán được từ các phần trên, ta có thể dễ dàng suy đoán tính oxi
hóa-khử của các chất.

5.2 Phản ứng oxi hóa-khử


1. Phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng xảy ra có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các
nguyên tử trong các tác chất và sản phẩm.
0 2 3 1
Ví dụ: Cl2  2 Fe Cl2  2 Fe Cl3
 
Chất oxi hóa Chất khử
2. Mọi phản ứng oxi hóa khử đều bao gồm 2 quá trình:
a. Quá trình nhận điện tử - quá trình khử với chất nhận điện tử được gọi là chất oxi hóa.
0 1
Ví dụ: Cl2  2e   2 Cl
b. Quá trình cho điện tử - quá trình oxi hóa với chất cho điện tử được gọi là chất khử.
2 3
Ví dụ: Fe 1e   Fe
2+ 3+ 3+
3. Trong ví dụ trên, ta nhận thấy khi chất khử Fe cho 1 điện tử thành Fe thì Fe lại là chất
oxi hóa tạo thành một cặp chất oxi hóa khử liên hợp:

Ox + ne Kh
4. Tổng quát hóa quá trình khử của chất 1 và quá trình oxi hóa của chất 2:

Ox1 + n1e Kh1

Kh2 – n2e Ox2
5. Người ta còn gọi mỗi quá trình này là một bán phản ứng oxi hóa khử.
6. Do số điện tử trao đổi của 2 quá trình trong phản ứng oxi hóa khử phải bằng nhau nên phản
ứng oxi hóa khử được biểu diễn bằng phương trình tổng quát:

n2  Ox1 + n1e Kh1
60 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử


n1  Kh2 – n2e Ox2
n2Ox1  n1Kh2  n1Ox2  n2Kh1
7. Nếu trong các tác chất có thể xảy ra nhiều loại phản ứng đồng thời như oxi hóa-khử, trung
hòa, tạo phức,… thì thông thường phản ứng oxi hóa-khử ưu tiên xảy ra trước.
Ví dụ: 3Fe(OH)2 + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

5.3 Cân bằng phƣơng trình phản ứng oxi hóa khử
Khi xét một phương trình phản ứng hóa học, chúng ta cần tiến hành 12 bước sau:
1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tử.
2. Xác định phân nhóm và chu kỳ của các nguyên tử đó.
3. Từ đó suy ra tính oxi hóa-khử của các tác chất.
4. Xác định tính acid-baz, tạo phức, kết tủa,… của các tiểu phân.
5. Nếu các tác chất có số oxi hóa bền thì phản ứng nếu có chỉ đơn thuần là phản ứng acid-baz:
trung hòa, thủy phân, tạo phức, kết tủa,…
6. Nếu 2 tác chất có số oxi hóa-khử không bền thì phản ứng là phản ứng oxi hóa-khử.
7. Đồng thời, nếu có các phản ứng tạo phức, kết tủa,… xảy ra thì các phản ứng phụ này sẽ có
ảnh hưởng đến chiều và cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
8. Xác định môi trường phản ứng để xác định dạng của sản phẩm.
a. Trong môi trường acid, H dùng để cân bằng phương trình được lấy từ H của môi
2
trường, O được lấy từ H2O.
b. Trong môi trường baz, H dùng để cân bằng phương trình được lấy từ H 2O, O
2
được
lấy từ OH của môi trường.
9. Viết hai bán phương trình phản ứng oxi hóa-khử.
10. Cân bằng điện tử trao đổi của hai bán phản ứng bằng hệ số trao đổi.
a. Khi tác chất đồng thời đóng vai trò oxi hóa-khử và môi trường thì phải đặt hệ số chính tại
chất có sự thay đổi số oxi hóa.
b. Nếu trong một tác chất có sự thay đổi số oxi hóa của nhiều nguyên tố thì phải tính tổng
số điện tử trao đổi của tác chất đó.
11. Cộng hai bán phương trình phản ứng để có phương trình ion tổng.
12. Thêm các ion trơ để có phương trình phân tử. Thêm nước khi cần thiết.

Ví dụ: Hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau:


KMnO4 + H2O2 + H2SO4 
1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tử:
7 1 6
K Mn O 4 , H2 O 2 và H2 S O 4

2. Xác định phân nhóm và chu kỳ của các nguyên tử:


 Mn thuộc phân nhóm 7B, chu kỳ 4
 O thuộc phân nhóm 6A, chu kỳ 2
3. Từ đó suy ra tính oxi hóa-khử của các tác chất:
 Mn thuộc phân nhóm 7B mà có số oxi hóa +7 là số oxi hóa dương cao nhất nên chỉ có
tính oxi hóa.
 O thuộc phân nhóm 6A mà có số oxi hóa trung gian –1 sẽ không bền theo quy tắc:
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 61

Số oxi hóa thông thƣờng = Số nhóm – 2n n=04


2–
nên có cả tính oxi hóa khi về O lẫn tính khử khi về O2.
4. Xác định tính acid-baz, tạo phức, kết tủa,… của các tiểu phân:
 KMnO4 là muối trung tính của acid mạnh HMnO4 và baz mạnh KOH.
 H2O2 là hợp chất cộng hóa trị ít phân ly nên tính acid-baz rất yếu.
 H2SO4 là acid mạnh không có tính oxi hóa-khử ở nồng độ 1M và nhiệt độ phòng.
Các chất trên không phản ứng trung hòa, thủy phân, không tạo kết tủa, phức chất,…
5. Nếu các tác chất có số oxi hóa bền thì phản ứng chỉ đơn thuần là phản ứng trung hòa, thủy
phân, tạo phức, kết tủa,…
 Các tác chất không tạo phản ứng acid-baz.
6. Nếu các tác chất có số oxi hóa không bền thì phản ứng là phản ứng oxi hóa-khử.

 Các tác chất tạo phản ứng oxi hóa-khử do có mặt của chất oxi hóa là MnO4 và chất khử
là H2O2.
7. Đồng thời, nếu có các phản ứng tạo phức, kết tủa,… thì các phản ứng phụ này sẽ có ảnh
hưởng đến chiều và cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
 Các tác chất không phản ứng acid-baz nên không tác động đến phản ứng oxi hóa-khử.
8. Xác định môi trường phản ứng để xác định dạng của sản phẩm:
 Sự hiện diện của H2SO4 khiến cho môi trường có tính acid.


2+
Trong môi trường acid, MnO4 nhận 5 điện tử về Mn .
 Trong môi trường acid, H2O2 cho 2 điện tử về O2.
 Trong môi trường acid, H dùng để cân bằng phương trình được lấy từ H của môi
2
trường, O được lấy từ H2O.
9. Viết hai bán phương trình phản ứng oxi hóa-khử:
– –
MnO4 + 8H + 5e  Mn
+ 2+
+ 4H2O

H2O2 – 2e  O2 + 2H
+

10. Cân bằng điện tử trao đổi của hai bán phản ứng bằng hệ số trao đổi:
– –
MnO4 + 8H + 5e  Mn
+ 2+
2 + 4H2O

H2O2 – 2e  O2 + 2H
+
5

11. Cộng hai bán phương trình phản ứng để có phương trình ion tổng:

2MnO4 + 16H + 5H2O2  2Mn
+ 2+ +
+ 8H2O + 5O2 + 10H

2MnO4 + 5H2O2 + 6H  2Mn
+ 2+
+ 5O2 + 8H2O
12. Thêm các ion trơ để có phương trình phân tử:
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4  2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O + 5O2

5.4 Chiều của phản ứng oxi hóa-khử


1. Đối với phản ứng oxi hóa-khử trong dung dịch nước, thay vì sử dụng G để xác định chiều
của phản ứng thì người ta thường sử dụng giá trị E vì đơn giản hơn với:
E  EOx  EKh
RT G
2. Trong đó: E  E0  ln K  
nF nF
62 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

0
với E là giá trị thế khử của cặp oxi hóa-khử (liên hợp) được đo bằng thực nghiệm trong điều
kiện tiêu chuẩn với nồng độ cân bằng của tất cả các tác chất và sản phẩm là 1M.
3. Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều thuận khi E > 0.
0
4. Tại T = 298 K, thay các giá trị của R và F bằng số, chuyển ln thành lg, ta có:
0,059 [Kh]cb
E  E0  lg
n [Ox]cb
5. Trường hợp dạng khử là kim loại thì quy ước [Kh] = 1, ta có:
0,059 1
E  E0  lg
n [Ox]cb

6. Trường hợp có các ion H hay OH là tác chất hay sản phẩm của phản ứng oxi hóa-khử thì
phải thêm thừa số nồng độ của H hay OH với lũy thừa theo đúng hệ số hợp thức vào
phương trình oxi hóa-khử.
7. Ví dụ 1: Viết phương trình tính E của các chất oxi hóa trong các trường hợp sau:

Giải: MnO 4  8H  5e   Mn 2   4H2O môi trường acid

0,059 [Mn 2  ]
Ta có: E  E0  lg
5 [MnO 4 ][H ]8

Xét: BrO3  3H2O  6e   Br   6OH môi trường baz

0,059 [Br  ][OH ]6


Ta có: E  E0  lg
6 [BrO3 ]

8. Ví dụ 2: Phản ứng sau có xảy ra tại điều kiện tiêu chuẩn không?

2Fe3   Cu0  2Fe2   Cu2 


0
Cho biết: EFe 3
/ Fe 2
 0,77V , E0Cu 2 / Cu 0  0,34V

Giải: E0  EFe


0
3
/ Fe 2
 E0Cu 2 / Cu 0

E0  0,77  0,34  0,43V

E > 0 nên phản ứng xảy ra theo chiều thuận tại điều kiện tiêu chuẩn.
0

5.5 Giản đồ E0
0
1. Để so sánh khả năng phản ứng của nhiều cặp oxi hóa-khử, cần sử dụng giản đồ E .
0
2. Một ví dụ cụ thể về giản đồ E như sau:

0
3. Các cặp oxi hóa-khử sẽ được sắp xếp theo thứ tự E tăng dần với dạng oxi hóa ở trên và
dạng khử ở dưới trục giản đồ.
3+ 0
4. Chất oxi hóa ở phía trên bên phải (Fe ) sẽ oxi hóa được chất khử ở phía dưới bên trái (Fe )
2+
và tạo được các sản phẩm là các chất ở bên ngược lại của trục (Fe ).
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 63

5.6 Giản đồ Latimer


1. Để dễ dàng so sánh khả năng phản ứng tự oxi hóa-khử của nhiều cặp oxi hóa-khử của cùng
một nguyên tố, người ta sử dụng giản đồ Latimer.
2. Một ví dụ cụ thể về giản đồ Latimer của Mn trong môi trường acid.
3. Các dạng khác nhau của nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự số oxi hóa giảm dần.
0
4. Các mũi tên cho biết quá trình oxi hóa kèm theo giá trị E của quá trình.

5. Một chất sẽ tự oxi hóa-khử khi hiệu thế E của quá trình khử bên phải với quá trình oxi hóa
bên trái của chính chất đó có giá trị dương.
E = EOx – EKh > 0

6. Ví dụ: Xét khả năng tồn tại của MnO 24  , MnO2 và Mn


3+
trong môi trường acid:

a. MnO 24  sẽ tự oxi hóa-khử trong môi trường acid để tạo thành MnO 4 và MnO2 do:

E = 2,26 – 0,56 = 1,70 > 0


b. MnO2 bền trong môi trường acid do:
E = 0,95 – 2,26 = –1,31 < 0
3+ 2+
c. Mn sẽ tự oxi hóa-khử trong môi trường acid để tạo thành MnO2 và Mn do:
E = 1,51 – 0,95 = 0,56 > 0

5.7 Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử


1. Xét một phản ứng oxi hóa-khử có dạng tổng quát bao gồm hai bán phản ứng của hai cặp oxi
hóa-khử sau:
RT [Kh1]cb
Ox1  n1e = Kh1 E1  E10  ln
n1F [Ox1]cb

RT [Kh2 ]cb
Ox2  n2e = Kh2 E 2  E 02  ln
n2F [Ox 2 ]cb

5.7.1 Trƣờng hợp 1: n1  n2


1. Trường hợp thông thường, n1  n2, phản ứng trong điều kiện tiêu chuẩn có dạng:
n2Ox1  n1Kh2  n1Ox2  n2Kh1
với: G = n2G1  n1G2
= (n2n1FE1)  (n1n2FE2)
= n1n2F(E1  E2)
2. Khi phản ứng đạt đến cân bằng, ta có G = 0, nghĩa là:
E1  E2 = 0
hay E1 = E2
64 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

3. Như vậy, lúc cân bằng trong điều kiện tiêu chuẩn ta có:
RT [Kh1]cb RT [Kh2 ]cb
E10  ln  E 02  ln
n1F [Ox1]cb n2F [Ox 2 ]cb
4. Thực hiện sự chuyển vế các số hạng, ta có:
RT [Kh1]cb RT [Kh2 ]cb
E10  E 02  ln  ln
n1F [Ox1]cb n2F [Ox 2 ]cb
5. Nhân cả hai vế với n1n2 rồi thực hiện các biến đổi toán học, ta có:
n n
RT [Kh1]cb2 [Ox 2 ]cb1
n1n2 (E10  E02 )  ln
F [Ox1]ncb2 [Kh2 ]ncb1

6. Biểu thức trong ln chính là hằng số cân bằng của phản ứng:

[Kh1]ncb2 [Ox 2 ]ncb1


K
[Ox1]ncb2 [Kh2 ]ncb1

7. Chuyển vế, ta có:

n1n2F(E10  E02 ) n1n2FE0


ln K  
RT RT
n1n2 (E10  E 02 ) n1n2 E 0
hay: lg K  
0,059 0,059
n1n2 E
8. Ở điều kiện không tiêu chuẩn: lg K * 
0,059
G
9. Trong trường hợp n1  n2, ta có: E  
n1n 2F

5.7.2 Trƣờng hợp 2: n1 = n2


1. Trường hợp đặc biệt, n1 = n2, phản ứng trong điều kiện tiêu chuẩn có dạng:
Ox1  Kh2  Ox2  Kh1
RT [Kh1]cb RT [Kh2 ]cb
2. Tính tương tự, ta có: E10  E 02  ln  ln
nF [Ox1]cb nF [Ox 2 ]cb

RT [Kh1]cb [Ox 2 ]cb


n(E10  E02 )  ln
F [Ox1]cb [Kh2 ]cb

[Kh1]cb [Ox 2 ]cb


K
[Ox1]cb [Kh2 ]cb

n(E10  E02 ) nE0


lg K  
0,059 0,059
nE
3. Ở điều kiện không tiêu chuẩn: lg K * 
0,059
G
4. Trong trường hợp n1 = n2, ta có: E  
nF
5. Ví dụ: Tính hằng số cân bằng và xác định khả năng xảy ra hoàn toàn của phản ứng:
 Cu  Cu  2Fe
3 0 2 2
2Fe
0
Cho biết: EFe 3
/ Fe 2
 0,77V và E0Cu 2 / Cu 0  0,34V
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 65

n1n2 (E10  E 02 ) 1 2(0,77  0,34)


Giải: lg K    14,58
0,059 0,059

[Fe2  ]2 [Cu2  ] [Fe2  ]2 [Cu2  ]


K   1014,58
[Fe3  ]2 [Cu0 ] [Fe3  ]2
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm ít nhất phải lớn gấp 100 lần
nồng độ của tác chất (Tc): [Sp]  10 [Tc]
2

[Fe2  ]2 [Cu2  ] (102 )2  (102 )


nghĩa là khi: K*    106
[Fe3  ]2 12

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K  K* = 10 .
6

14,58 6
Phản ứng trên có K = 10 » K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.

5.8 Ảnh hƣởng của pH đến phản ứng oxi hóa-khử


1. Khi phản ứng oxi hóa-khử có sự tham gia của các ion H hay OH thì pH của dung dịch có
ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
2. pH của dung dịch phải được tính trước theo phương trình tính pH. Sau đó mới đưa nồng độ
H tính được này vào phương trình oxi hóa-khử.
3. Ví dụ: Tính E, K và xác định khả năng xảy ra hoàn toàn của phản ứng oxi hóa-khử giữa
KMnO4 và FeSO4:
a. Tại điều kiện chuẩn
b. Khi pH kết thúc của dung dịch là 4

MnO 4  5Fe2   8H  Mn 2   5Fe3   4H2O


0
Cho biết: EMnO 
/ Mn 2
 1,51V , EFe
0
3
/ Fe 2
 0,77V
4

Giải:
a. Tại điều kiện chuẩn, pH = 0, ta có:

E  EMnO
0

/ Mn 2
 EFe
0
3
/ Fe 2
 1,51 0,77  0,74V
4

n1n2 E0 1 5  0,74


lg K    62,71
0,059 0,059

[Mn 2  ][Fe3  ]5
K  2 5  8
 1062,71
[MnO 4 ][Fe ] [H ]

[Mn 2  ][Fe3  ]5
Đặt: K'   K[H ]8  1062,71  18  1062,71
[MnO 4 ][Fe2  ]5

Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm ít nhất phải lớn gấp 100 lần
nồng độ của tác chất (Tc): [Sp]  10 [Tc]
2

[Mn 2  ][Fe3  ]5 (102 )  (102 )5


nghĩa là khi: K*    1012
[MnO 4 ][Fe2  ]5 [H ]8 1 1  1
5 8

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K’  K* = 10 .
12

62,71 12
Phản ứng trên có K’ = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.
b. Khi pH kết thúc của dung dịch là 4, ta có:
66 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

0,059 [Mn 2  ]
EMnO  / Mn 2  EMnO
0

/ Mn 2
 lg
4 4 5 [MnO 4 ][H ]8

0,059 1 0,059
EMnO  / Mn 2  1,51  lg  1,51 lg1032  1,13V
4 5 1 (10 4 )8 5

Fe3   e  Fe2 

0,059 [Fe2  ]
EFe 3 / Fe 2  EFe
0
3
/ Fe 2
 lg  0,77V
1 [Fe3  ]

E  EMnO  / Mn2  EFe 3 / Fe 2  1,13  0,77  0,36V


4

n1n2 E 1 5  0,36
lg K    30,51
0,059 0,059

[Mn 2  ][Fe3  ]5 [Mn 2  ][Fe3  ]5


K   1030,51
[MnO 4 ][Fe2  ]5 [H ]8 [MnO 4 ][Fe2  ]5 [10 4 ]8

[Mn 2  ][Fe3  ]5
Đặt: K'   K[H ]8  1030,51  [10 4 ]8  101,49
[MnO 4 ][Fe2  ]5

Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm ít nhất phải lớn gấp 100 lần
nồng độ của tác chất (Tc): [Sp]  10 [Tc]
2

[Mn 2  ][Fe3  ]5 (102 )  (102 )5


nghĩa là khi: K*    1012
[MnO 4 ][Fe2  ]5 1 15

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K’  K* = 10 .
12

–1,49 12
Phản ứng trên có K’ = 10 < K* = 10 nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn. Thực tế
là phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

5.9 Ảnh hƣởng của phản ứng kết tủa đến phản ứng oxi hóa-khử
1. Khi phản ứng oxi hóa-khử có sự tham gia của các ion có khả năng kết tủa các chất oxi hóa-
khử dưới dạng các chất điện ly ít tan thì nồng độ của các ion này có ảnh hưởng đến cân
bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
2. Do có sự kết tủa của chất điện ly ít tan, nồng độ của các chất oxi hóa-khử sẽ thay đổi. Vì
vậy, phải tính lại nồng độ của các ion này theo tích số tan T rồi mới tính E, E và K.
3. Ví dụ: Tính E và K của phản ứng oxi hóa-khử giữa AgNO3 và Cu và cho biết phản ứng có
xảy ra hoàn toàn trong mỗi trường hợp:
a. Tại điều kiện chuẩn
b. Khi có mặt ion Cl tự do với nồng độ 1M.
2Ag + Cu  2Ag + Cu
+ 2+

Cho biết: E0Ag / Ag  0,80V , E0Cu 2 / Cu 0  0,34V và TAgCl  109,75

Giải:
a. Tại điều kiện chuẩn, ta có:

E0  E0Ag / Ag  E0Cu 2 / Cu  0,80  0,34  0,46V

n1n2 (E10  E02 ) 1 2(0,46)


lg K    15,59
0,059 0,059
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 67

[ Ag0 ]2 [Cu2  ] [Cu2  ]


K   1015,59
[ Ag ]2 [Cu0 ] [ Ag ]2
Nếu xem phản ứng là hoàn toàn khi nồng độ của sản phẩm ít nhất phải lớn gấp 100 lần
nồng độ của tác chất (Tc): [Sp]  10 [Tc]
2

[Cu2  ] (102 )
nghĩa là khi: K*   2  102
[ Ag ]2 1

hay muốn phản ứng trên xảy ra hoàn toàn thì phải có K  K* = 10 .
2

15,59 2
Phản ứng trên có K = 10 > K* = 10 nên xảy ra hoàn toàn.
b. Trong trường hợp có [Cl] = 1M, nồng độ của ion Ag lúc này là:

[ Ag ][Cl ]  [ Ag ]  1  TAgCl  109,75

0,059 [ Ag] 0,059 1


E Ag  / Ag  E0Ag  / Ag  lg 
 0,80  lg  9,75
1 [ Ag ] 1 10

E Ag / Ag  0,80  0,58  0,22V

E  EAg / Ag  E0Cu 2 / Cu  0,22  0,34  0,12V

E < 0 nên phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

n1n2 (E1  E02 ) 1 2( 0,12)


lg K    4,07
0,059 0,059

[ Ag]2 [Cu2  ] [Cu2  ]


K   10 4,07
[ Ag ]2 [Cu0 ] [ Ag ]2
–4,07 2
Phản ứng trên có K = 10 < K* = 10 nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn. Thực tế
là phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

5.10 Ảnh hƣởng của phản ứng tạo phức đến phản ứng oxi hóa-khử
1. Khi phản ứng oxi hóa-khử có sự tham gia của các ion có khả năng tạo phức thì nồng độ của
các ion này có ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
2. Do sự tạo phức, nồng độ của một số ion trong tác chất và/hay sản phẩm sẽ thay đổi. Vì vậy,
phải tính lại nồng độ của các ion này theo hằng số phân ly K pl rồi mới tính E, E và K.
3. Ví dụ: Tính E và K của phản ứng giữa Ag và Cu trong điều kiện tiêu chuẩn như trong Mục
5.9 nhưng khi có mặt ion CN tự do với nồng độ 1M.

Cho biết: E0Ag / Ag  0,80V , E0Cu 2 / Cu 0  0,34V và K pl[ Ag(CN)   1019,85


2]

Giải:
Do Ag tạo phức với CN, ta có:

[ Ag(CN)2 ] Ag  2CN

[ Ag ][CN ]2
K pl[ Ag(CN )    1019,85
2]
[[ Ag(CN)2 ] ]

hay khoảng 70 tỉ tỉ lần so với nồng độ của ion Ag 


19,85
Do nồng độ của phức chất lớn gấp 10
nên có thể xem như:
[phức chất]cb  [Ag]ban đầu = 1M
68 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

Ta có: [ Ag ]  1019,85


0,059 1 0,059 1
E Ag  / Ag  E0Ag  / Ag  lg 
 0,80  lg 19,85
1 [ Ag ] 1 10
E Ag / Ag  0,80  1,17  0,37V

E  EAg / Ag  E0Cu 2 / Cu  0,37  0,34  0,71V

E < 0 nên phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

n1n2 (E1  E 02 ) 1 2( 0,71)


lg K    24,07
0,059 0,059

[ Ag]2 [Cu2  ] [Cu2  ]


K   10 24,07
[ Ag ]2 [Cu0 ] [ Ag ]2
–24,07 2
K = 10 « K* = 10 nên phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, hay nói cách khác là phản
ứng xảy ra không hoàn toàn.

5.11 Tóm lƣợc ảnh hƣởng của các phản ứng kết tủa, tạo phức và bay hơi
đến phản ứng oxi hóa-khử
1. Từ phương trình Nernst, chúng ta nhận thấy thế điện cực phụ thuộc vào tỉ số nồng độ của
dạng oxi hóa và dạng khử.
0,059 [Kh]
E  E0  lg
n [Ox]
2. Vì vậy, nếu bất cứ một tác động nào làm thay đổi nồng độ của các dạng oxi hóa hay khử sẽ
làm thay đổi E của bán phản ứng và từ đó làm thay đổi E của phản ứng khiến cho cân
bằng K bị chuyển dịch.
a. Các phản ứng có hiện tượng kết tủa, bay hơi và tạo phức thường làm giảm nồng độ của
các tiểu phân.
b. Các phản ứng có sự tham gia của các ion H hay OH thì pH của dung dịch có ảnh
hưởng rất lớn đến cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử. Điều này là do hệ số tỉ lượng
của H hay OH thường lớn nên bậc của nồng độ trong K lớn theo.
3. Do đó, có thể tóm lược như sau:
a. Các phản ứng phụ làm giảm nồng độ của dạng khử (dù ở tác chất hay sản phẩm) sẽ
làm tăng thế điện cực.
b. Các phản ứng phụ làm giảm nồng độ của dạng oxi hóa (dù ở tác chất hay sản phẩm) sẽ
làm giảm thế điện cực.

5.12 Khả năng tồn tại của các chất oxi hóa-khử trong môi trƣờng nƣớc
1. Nước chứa O ở số oxi hóa –2 có tính khử và chứa H ở số oxi hóa +1 có tính oxi hóa. Như
vậy, nước vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử cho dù yếu.
0
2. Chỉ có các chất có thế E nằm giữa EH 
/H
và E0O2 / H2O mới tồn tại bền vững trong môi
2

trường nước.
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 69

0 +
3. Các chất có thế E < EH 
/H
sẽ bị H của nước oxi hóa.
2

Ví dụ: Trong môi trường acid:


0 2+ +
a. Cu có E = +0,337 (về Cu ) nên không bị H của nước oxi hóa và tồn tại bền vững trong
nước.
0 2+ +
b. Fe có E = –0,440 (về Fe ) nên sẽ bị H của nước oxi hóa.
0 3+ +
c. Cr có E = –0,74 (về Cr ) nên sẽ bị H của nước oxi hóa. Lớp mỏng sản phẩm
oxihydroxid đặc sít không tan hình thành trên bề mặt kim loại ngăn cản quá trình oxi hóa
tiếp tục nên Cr bị trơ hóa không phản ứng tiếp nữa và trở nên bền trong nước.
4. Các chất có thế E > E0O2 / H2O sẽ oxi hóa oxygen của nước.
Ví dụ: Trong môi trường acid:
3+ 0 2+
a. Fe có E = –0,771 (về Fe ) nên không oxi hóa O của nước và tồn tại bền vững trong
nước.
2– 0 3+
b. Cr2O7 có E = +1,33 (về Cr ) nên sẽ oxi hóa O của nước. Phản ứng oxi hóa nước của
2–
Cr2O7 xảy ra rất chậm nên ta vẫn có thể lưu giữ dung dịch bicromat trong khoảng 2
2–
tuần mà nồng độ của Cr2O7 hầu như không thay đổi.
5. Lưu ý là dung dịch thường được lưu trữ trong môi trường không khí nên còn phải xét đến
khả năng oxi hóa của oxi trong không khí hấp thụ vào dung dịch.
0 2+ +
Ví dụ: Trong môi trường acid, Cu có E = +0,337 (về Cu ) không bị H của nước oxi hóa
0
nhưng bị O2 của không khí hấp thụ vào nước oxi hóa do O2 có E = 1,229 cao hơn.
6. Thế điện cực của oxi và hydro phụ thuộc vào pH của dung dịch nên phải xác định rõ ràng pH
khi xem xét khả năng tồn tại của các chất oxi hóa-khử trong nước.

Bảng 5.4 Vùng tồn tại của các chất oxi hóa-khử trong môi trƣờng acid, trung tính và baz
Môi trƣờng Vùng tồn tại

Acid pH = 0 EH0  / H = 0,000  E0O2 / H2O = +1,229


2

Trung tính pH = 7 E
H / H2
= –0,414  EO / H2 O
= +0,815
2

Baz pH = 14 EH = –0,828  E0O / OH 


= +0,401
2 O / H2 2

5.13 Một số vấn đề trong phản ứng oxi hóa-khử


5.13.1 Các oxihydroxid có tính oxi hóa mạnh hơn trong môi trƣờng acid
1. Các oxihydroxid và dẫn xuất có tính oxi hóa trong môi trường acid mạnh hơn so với môi
trường baz như được trình bày trong Bảng 5.5.

Bảng 5.5 Thế khử tiêu chuẩn của một số oxihydroxid trong môi trƣờng acid và baz

Môi trƣờng
0
ENO 
/ NO
E 0ClO  / Cl E0ClO / Cl E0ClO / Cl E0ClO / Cl
3 2 2 3 4

Acid V +0,80 +1,50 +1,56 +1,45 +1,38


Baz V –0,86 +0,88 +0,77 +0,63 +0,56


2. Xét quá trình khử của NO3 trong môi trường:
– – [NO 3 ][H ]2
Acid NO3 + 2H + 1e  NO2 + H2O
+
K acid 
[NO 2 ]
70 Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử

– – – [NO 3 ]
Baz NO3 + H2O + 1e  NO2 + 2OH K baz 
[NO 2 ][OH ]2

3. Có thể giải thích giải thích tính oxi hóa của NO 3 trong môi trường acid mạnh hơn trong môi
trường baz theo 2 quan điểm:
a. Theo nhiệt động lực học: Dựa trên năng lượng và cân bằng của phản ứng.


+
Quá trình khử NO3 trong môi trường acid tuy có làm tiêu hao tác chất H nhưng lại
tạo ra H2O là hợp chất bền rất ít phân ly tỏa năng lượng khiến cho cân bằng chuyển
sang phải nên phản ứng xảy ra mạnh hơn. Nồng độ cao trong môi trường acid của
+
H trên tử số làm tăng giá trị của Kacid.

 Quá trình khử NO3 trong môi trường baz vừa phải phân ly H2O là hợp chất bền làm
-
tiêu tốn năng lượng lại vừa tạo ra tác chất OH trong môi trường baz khiến cho cân
bằng chuyển sang trái nên phản ứng xảy ra yếu đi. Nồng độ cao trong môi trường

baz của OH dưới mẫu số làm giảm giá trị của Kbaz.
b. Theo cấu trúc: Dựa trên độ bền liên kết.

 Trong môi trường acid, NO3 tồn tại dưới dạng HNO3 với 1 liên kết đơn HO–NO2
kém bền và 2 liên kết HON O có độ bội 1,5 bền hơn nên khi tiến hành phản ứng oxi
hóa-khử thì HNO3 dễ dàng cắt đứt liên kết đơn HO–NO2 khiến cho tính oxi hóa tăng
lên và tạo thành sản phẩm NO2.


Hình 5.2 Công thức Lewis của NO3 trong môi trƣờng acid và baz

– –
 Trong môi trường baz, NO 3 tồn tại dưới dạng NO3 với 3 liên kết O NO2 có độ bội
1,33 bền hơn liên kết đơn nên khó bị cắt đứt để tiến hành phản ứng oxi hóa-khử
khiến cho tính oxi hóa giảm xuống.
4. Tính oxi hóa mạnh hơn trong môi trường acid so với môi trường baz của các oxihydroxid và
– – – –
dẫn xuất khác, ví dụ như ClO , ClO2 , ClO3 và ClO4 ,… cũng được giải thích tương tự như

đối với NO3 .

– – – –
Hình 5.3 Công thức Lewis của ClO , ClO2 , ClO3 và ClO4 trong môi trƣờng acid và baz

5.13.2 Biến thiên của tính oxi hóa của một nguyên tố theo số oxi hóa
1. Một suy nghĩ đơn giản mà sai lầm là tính oxi hóa của một nguyên tố sẽ càng mạnh khi số oxi
hóa của nó càng cao.
2. Xem xét tính oxi hóa của các tiểu phân ion đơn giản hay tiểu phân cộng hóa trị có cấu trúc
2+ 4+ 2+ 3+
đơn giản với độ bội liên kết thấp. Ví dụ như các cặp Pb –Pb , Cr –Cr –CrO3,…
Chƣơng 5 Phản ứng oxi hóa-khử 71

0 – – – –
3. Thế E của các tiểu phân ClO , ClO2 , ClO3 và ClO4 trong môi trường acid lẫn trong môi

trường baz được trình bày trong Bảng 5.5 cho thấy rõ ràng là Cl trong ClO 4 có số oxi hóa

cao nhất là +7 nhưng lại có tính oxi hóa thấp nhất trong các tiểu phân ClO x .

4. Cách giải thích phù hợp nhất là ClO4 có độ bội của liên kết O Cl cao (1,5–1,67) nên tiểu
phân này bền vững nhất dẫn đến tính oxi hóa thấp nhất (xem Hình 5.2).
2– –
5. Tương tự, chúng ta thấy MnO4 có tính oxi hóa mạnh hơn MnO4 ,…
6. Vì vậy, chúng ta phải xem xét tính oxi hóa của tiểu phân có một cấu trúc xác định theo:
 Cấu trúc điện tử bền của nguyên tố trước và sau phản ứng oxi hóa.
 Cấu trúc Lewis bền của tiểu phân trước và sau phản ứng oxi hóa.
7. Tiểu phân sẽ có tính oxi hóa càng mạnh khi chuyển:
 Từ dạng tác chất có cấu trúc điện tử và cấu trúc Lewis kém bền.
 Về dạng sản phẩm có cấu trúc điện tử và cấu trúc Lewis càng bền.

5.13.3 Khả năng dị phân của một nguyên tố


1. Các nguyên tố không kim loại và á kim như Cl, Br, I, S, P, Si,… có khả năng dị phân để một
phần về số oxi hóa thấp hơn và một phần về số oxi hóa cao hơn.
T thöôø ng
Cl2 X2 + H2O    HX + HXO

Cl2, Br2, I2 3X2 + 3H2O  



T cao
5HX + HXO3
Kieà m chaû y
S 3S + 6NaOH   2Na2S + Na2SO3 + 3H2O
Dd kieàm noù ng
P 4P + 3NaOH + 3H2O     PH3 + 3NaH2PO2
Oxid kieà m noù ng
Si 5Si + 6MnO    2Mn3Si + 3SiO2
2. Các nguyên tố này đều có độ âm điện cao muốn nhận điện từ nên có xu hướng dị phân,
nhất là trong môi trường baz, để về các số oxi hóa bền hơn số oxi hóa 0.
3. Sản phẩm dị phân là các oxihydroxid và hydraxid.
4. Sự hình thành, phân ly và solvat các sản phẩm oxihydroxid và hydraxid này tỏa năng lượng
nên phản ứng có thể xảy ra theo chiều dị phân.
72 Chƣơng 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trƣng của chúng

Chƣơng 6
Các trạng thái tập hợp và
tính chất đặc trƣng của chúng
6.1 Trạng thái của vật chất
1. Mỗi tiểu phân như phân tử, ion, nguyên tử,… luôn luôn có một động năng làm cho các tiểu
phân này chuyển động nhiệt hỗn loạn và có xu hướng tách xa nhau ra.
2. Đồng thời, giữa các tiểu phân luôn luôn có một thế năng là lực hút làm cho các tiểu phân
này có xu hướng tụ hợp lại với nhau.
3. Tùy thuộc vào mối tương quan giữa động năng và thế năng mà một tập hợp hạt có thể ở
một trong ba trạng thái rắn, lỏng hay khí.

Bảng 6.1 Tƣơng quan giữa động năng và thế năng của các trạng thái
Trạng thái Mối tƣơng quan giữa động năng và thế năng Tính chất đặc trƣng của trạng thái
Có hình dạng và thể tích
Khí Động năng » Thế năng
biến đổi theo bình chứa
Có hình dạng biến đổi theo
Lỏng Động năng < Thế năng
bình chứa và thể tích rất ít biến đổi
Rắn Động năng « Thế năng Có hình dạng và thể tích xác định

Hình 6.1 Ba trạng thái ngƣng tụ của vật chất

6.2 Trạng thái rắn


1. Đối với trạng thái rắn, các tiểu phân có động năng nhỏ hơn hẳn thế năng nên có thể xem
như các tiểu phân chỉ dao động chung quanh vị trí cân bằng của chúng.
2. Vì vậy, chất rắn có thể tích và hình dạng xác định.
3. Khoảng cách giữa các tiểu phân tương đương với kích thước của tiểu phân nên chất rắn bị
nén một cách vô cùng khó khăn.

6.2.1 Trạng thái tinh thể


1. Tinh thể là chất rắn có các đặc trưng sau:
Chƣơng 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trƣng của chúng 73

a. Các tiểu phân được sắp xếp theo một trật tự xác định đối với mỗi chất tinh thể.
b. Trật tự này được lặp đi lặp lại theo 3 phương trong không gian của toàn bộ tinh thể nên
được gọi là trật tự xa.
c. Trật tự này quyết định cấu trúc bên trong của tinh thể.
d. Hệ quả là tinh thể có tính bất đẳng hướng do sự sắp xếp các tiểu phân theo các phương
khác nhau là khác nhau.
e. Trật tự này còn khiến cho mỗi loại tinh thể có một hình dạng quen bên ngoài xác định. Ví
dụ như tinh thể NaCl có dạng lập phương, bột ngọt có dạng hình kim,…
f. Tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định do lực liên kết của một tiểu phân với các tiểu
phân phối trí chung quanh là giống nhau nên các liên kết này sẽ bị cắt đứt tại cùng một
nhiệt độ khi nóng chảy.

Hình 6.2 Cấu trúc tinh thể của NaCl và CsCl

2. Tùy thuộc vào bản chất của liên kết giữa các tiểu phân trong tinh thể, người ta phân chia
tinh thể thành các loại sau:

Bảng 6.2 Phân loại tinh thể theo bản chất liên kết giữa các tiểu phân trong tinh thể
Loại tinh thể Bản chất của liên kết Ví dụ
Tinh thể ion Ion NaCl, CsCl,…
Tinh thể cộng hóa trị Cộng hóa trị Ckim cương, SiC,…
Tinh thể kim loại Kim loại Fe, Cu,…
Tinh thể van der Waals van der Waals He, I2, đường ăn,…
Tinh thể hỗn tạp Chứa nhiều loại liên kết Cgraphit, CdI2,…

6.2.2 Trạng thái vô định hình


1. Chất rắn vô định hình là chất rắn có các đặc trưng sau:
a. Các tiểu phân trong chất vô định hình được sắp xếp một cách hỗn độn không theo một
trật tự xác định nào cả.
Ví dụ: Thủy tinh, nhựa PVC,…
b. Hệ quả là chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng do sự sắp xếp theo các phương
khác nhau là hỗn độn như nhau.
c. Chất rắn vô định hình không có hình dạng bên ngoài xác định khi hóa rắn.
d. Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà có một khoảng hóa mềm rồi
mới hóa lỏng do lực liên kết của một tiểu phân với các tiểu phân phối trí chung quanh là
khác nhau nên các liên kết này sẽ bị cắt đứt tại các nhiệt độ khác nhau khiến cho chất
vô định hình hóa mềm trước khi nóng chảy.
e. Thực tế thì vẫn có một trật tự nào đó trong chất vô định hình nhưng chỉ nằm trong một
không gian rất nhỏ nên được gọi là trật tự gần.
74 Chƣơng 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trƣng của chúng

6.3 Trạng thái lỏng


1. Khi cung cấp năng lượng cho chất rắn thì các tiểu phân sẽ có năng lượng cao hơn nên
không chỉ dao động chung quanh vị trí cân bằng mà còn quay, tịnh tiến và trượt lên nhau
nhưng chưa đủ năng lượng để chuyển động hỗn loạn như ở trạng thái khí.
2. Trạng thái như vậy được gọi là trạng thái lỏng.
3. Thực tế thì vẫn có một trật tự nào đó trong chất lỏng nhưng trật tự này chỉ nằm trong một
không gian rất nhỏ nên được gọi là trật tự gần.
4. Hệ quả là chất lỏng có các đặc trưng sau:
a. Chất lỏng có thể tích xác định như chất rắn.
b. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà nó sẽ lấy hình dạng của bình chứa.
c. Chất lỏng có tính đẳng hướng do sự sắp xếp theo các phương khác nhau là hỗn độn.
d. Khoảng cách giữa các tiểu phân rất gần với kích thước của tiểu phân nên chất lỏng bị
nén một cách rất khó khăn.
e. Các tiểu phân trên bề mặt của chất lỏng bị các tiểu phân bên trong hút vào tạo thành
sức căng bề mặt nên bề mặt chất lỏng có xu hướng co lại để có diện tích nhỏ nhất.

6.4 Trạng thái khí


1. Ở trạng thái khí, các tiểu phân có động năng lớn hơn hẳn thế năng nên có thể xem như các
tiểu phân chuyển động hỗn loạn và chiếm toàn bộ thể tích của hệ.
2. Cấu trúc của chất khí là hoàn toàn vô trật tự.
3. Vì vậy, chất khí không có thể tích và hình dạng xác định.
4. Các tiểu phân va chạm vào thành bình tạo nên áp suất của chất khí. Các đơn vị đo áp suất
2 5 2
thông thường là atm, N/m , mH2O,… 1atm = 1,01310 N/m = 9,81 mH2O.
5. Khoảng cách giữa các tiểu phân lớn hơn hàng chục lần so với kích thước của tiểu phân nên
có thể nén chất khí một cách dễ dàng.

6.4.1 Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng


1. Khí lý tưởng là khí chứa các tiểu phân có 2 đặc trưng sau:
 Các tiểu phân không có thể tích
 Các tiểu phân không tương tác với nhau
2. Trạng thái của khí được đặc trưng bằng một bộ các thông số trạng thái như sau:
 Nhiệt độ T  Áp suất P
 Thể tích V  Số mol n
3. Phương trình khí lý tưởng biểu diễn mối liên hệ giữa các thông số trạng thái:
PV  nRT
trong đó: n số mol của chất khí
R hệ số tỉ lệ và được gọi là hằng số khí lý tưởng,
R = 8,31 J/mol.độ = 2,0 cal/mol.độ = 0,082 .atm/mol.độ
0
4. Điều kiện tiêu chuẩn quy ước là T = 25 C và P = 1 atm.

6.4.2 Hỗn hợp khí lý tƣởng


6.4.2.1 Áp suất riêng phần
1. Xét hỗn hợp khí lý tưởng gồm các khí A, B, C,…
Chƣơng 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trƣng của chúng 75

2. Mỗi loại khí va đập lên thành bình tạo ra một áp suất độc lập với các khí khác.
3. Áp suất riêng của mỗi khí này được gọi là áp suất riêng phần Pi của khí đó.
4. Áp suất riêng phần Pi của một chất khí trong hỗn hợp khí là áp suất có được khi một mình
lượng khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp ở nhiệt độ đã cho.
5. Áp suất chung của hỗn hợp khí bằng tổng của các áp suất riêng phần của tất cả các khí có
trong hỗn hợp. Ta có:
P  P A  P B  P C  ...

Tổng quát: P  Pi
i

trong đó: Pi áp suất riêng phần của khí i

6.4.2.2 Nồng độ mol riêng phần


1. Xét hỗn hợp khí lý tưởng gồm nA mol khí A, nB mol khí B và nC mol khí C. Nồng độ mol riêng
phần xA của khí A được tính bằng công thức:
nA
xA 
n A  nB  nC
Tổng quát, nồng độ mol riêng phần xj của khí J được tính bằng công thức:
nj
xj 
ni
i

2. Hệ quả là:
a. Tổng các nồng độ mol riêng phần của tất cả các chất khí trong hỗn hợp sẽ bằng 1.

 xi  1
i

b. Áp suất riêng phần Pi của khí i được tính bằng công thức:
Pi  x i .P

6.4.3 Khí thật


1. Khí thật khác khí lý tưởng là:
 Các tiểu phân có thể tích khiến cho thể tích thật tăng lên.
 Các tiểu phân có tương tác hút nhau khiến cho thể tích thật giảm xuống.
2. Vì vậy, một mol các khí thật khác nhau sẽ có các thể tích khác nhau và khác thể tích một
mol khí lý tưởng là 22,4 lít.
3. Trong kỹ thuật, có thể biểu diễn một sự khác biệt này cách đơn giản bằng cách thêm hệ số
nén Z vào phương trình khí lý tưởng.
PV  nRTZ
4. Trong khoa học, một cách chính xác hơn, ta có:
 a 
Đối với một mol khí thật:  P  2 V  b   RT
 V 
 2 
Đối với n mol khí thật:  P  n a V  nb   nRT
 V 2 

trong đó: a hệ số biểu thị tác động của tương tác của các tiểu phân
b hệ số biểu thị tác động của thể tích của tiểu phân
76 Chƣơng 6 Các trạng thái tập hợp và tính chất đặc trƣng của chúng

6.5 Trạng thái tập hợp và phản ứng hóa học


1. Các tiểu phân của chất hóa học phản ứng với nhau khi đang tồn tại ở một trạng thái tập hợp
xác định nào đó.
2. Các tiểu phân chất khí chuyển động hoàn toàn tự do nên có khả năng phản ứng cao hơn
các tiểu phân ở trạng thái tập hợp khác.
3. Các tiểu phân chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau nên có khả năng phản ứng thấp.
4. Vì vậy, người ta thường chuyển các chất rắn thành dung dịch hay pha lỏng để tăng vận tốc
phản ứng ngay khi có thể thực hiện được.
Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị 77

Chƣơng 7
Cấu trúc của các
tiểu phân cộng hóa trị
7.1 Định nghĩa tiểu phân cộng hóa trị
1. Tiểu phân cộng hóa trị bao gồm các phân tử hay ion (cation và anion) mà các liên kết ở bên
trong tiểu phân đó có bản chất cộng hóa trị.
Ví dụ: Phân tử BH3, SiH4, TiCl4, SO2, SF6,…
+ – 2– 2–
Ion NH4 , NO3 , CO3 , SO4 ,…
2. Cấu trúc của tiểu phân cộng hóa trị bao gồm (1) Cách sắp xếp của các nguyên tử trong tiểu
phân và (2) Liên kết giữa các nguyên tử này.
3. Một vấn đề quan trọng là dự đoán cấu trúc của tiểu phân và từ đó suy đoán các tính chất
của tiểu phân.
Ví dụ: Xét H3PO3

Dự đoán công thức cấu trúc:

Tính acid: Có 3 chức acid: SAI Có 2 chức acid: ĐÚNG

7.2 Cách viết công thức cấu trúc theo Lewis


1. Nguyên tử trung tâm của tiểu phân là nguyên tử có độ âm điện thấp.
2. Nguyên tử hydro không bao giờ là nguyên tử trung tâm.
Ví dụ: HCN có nguyên tử trung tâm là C
3. Điện tích hình thức trên mỗi nguyên tử được tính bằng công thức:
Điện tích hình thức = Số điện tử hóa trị ở tầng ngoài cùng
– Số điện tử tự do – Số liên kết
Ví dụ: C trong HCN có điện tích hình thức là 4–0–4=0
+
N trong NH4 có điện tích hình thức là 5–0–4=1
4. Phân tử trung hòa có tổng số điện tích hình thức trên các nguyên tử bằng 0.
5. Các ion có tổng điện tích hình thức trên các nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

7.2.1 Cách viết thứ nhất


1. Gọi:
V là Số đôi điện tử hóa trị
V = 1/2 [Tổng số điện tử hóa trị của tiểu phân]
78 Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị

V = 1/2 [Tổng số điện tử hóa trị của các nguyên tử


– Điện tích của tiểu phân]
h Số nguyên tử hydro có trong tiểu phân
q Số nguyên tử khác hydro có trong tiểu phân
2. Chấp nhận quy tắc bát bộ, số liên kết  và  trong tiểu phân được tính theo Bảng 7.1.

Bảng 7.1 Các công thức tính số liên kết  và  trong tiểu phân
Số liên kết Mạch hở Mạch vòng

n = hq–1 hq
n = 3q – V  1 3q – V

Ví dụ 1:
HCN mạch hở V = (1 + 4 + 5) / 2 = 10 / 2 =5
h =1
q =2
n =hq–1 =1+2–1 =2
n = 3q – V  1 =6–5+1 =2
 HCN

Ví dụ 2:
NO3 mạch hở V = (5 + 18 + 1) / 2 = 24 / 2 = 12
h =0
q =4
n =hq–1 =0+4–1 =3
n = 3q – V  1 = 12 – 12 + 1 =1

Ví dụ 3:
C6H6 mạch vòng V = (24 + 6 ) / 2 = 30 / 2 = 15
h =6
q =6
n =hq =6+6 = 12
n = 3q  V = 18 – 15 =3

3. Cách viết công thức này phù hợp đối với các nguyên tố tuân theo quy tắc bát bộ nên chủ
yếu chỉ được sử dụng cho các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 trong Hóa Hữu cơ.

7.2.2 Cách viết thứ hai


1. Mỗi nguyên tử liên kết (ligand) đóng góp 1 điện tử vào nguyên tử trung tâm.
2. Riêng ligand oxygen và lưu huỳnh không đóng góp điện tử.
3. Số đôi điện tử tự do và liên kết  chung quanh nguyên tử trung tâm được xác định theo công
thức:
Số đôi điện tử tự do và liên kết  = 1/2 Số điện tử hóa trị của nguyên tử trung tâm
 Số điện tử đóng góp – Điện tích của ion
Ví dụ: POCl3 có số đôi điện tử chung quanh NTTT P là 4.
Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị 79

4. Vẽ công thức cấu trúc chỉ có các liên kết  rồi thêm các đôi điện tử tự do của tất cả các
nguyên tử.
5. Nếu các nguyên tử chưa đạt bát bộ thì chuyển các đôi điện tử tự do thành các liên kết phối
trí dùng chung. Hướng ưu thế là (1) chuyển đôi điện tử của nguyên tử có độ âm điện thấp
hơn về nguyên tử có độ âm điện cao hơn sao cho (2) chênh lệch điện tích hình thức trên các
nguyên tử là thấp nhất.
Ví dụ 1:

6. Nếu tiểu phân có điện tử độc thân thì điện tử này chiếm riêng 1 vân đạo hóa trị nên tiểu
phân kém bền và dễ tạo thêm liên kết mới.

Ví dụ 2: N trong NO2 có e độc thân nên dimer hóa: 2NO2  O2N–NO2

C trong C6H6 có e độc thân nên tạo thêm liên kết ,…

7.3 Cấu trúc của tiểu phân theo mô hình VSEPR (Valence Shell Electron
Pair Repulsion Theory – Lý thuyết đẩy đôi điện tử)
1. Nguyên tắc cơ bản của mô hình VSEPR là:
Các đôi điện tử liên kết  và đôi điện tử tự do của nguyên tử trung tâm sẽ định hƣớng trong
không gian sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.

Bảng 7.2 Mối liên hệ giữa tổng số đôi điện tử và cách sắp xếp
– –
Tổng số 2e Cách sắp xếp Tổng số 2e Cách sắp xếp

2 Thẳng hàng 5 Lưỡng tháp tam giác đều


3 Tam giác đều 6 Bát diện đều
4 Tứ diện đều 7 Lưỡng tháp ngũ giác đều

2. Mối liên hệ giữa tổng số đôi điện tử này và cách sắp xếp của chúng chung quanh nguyên tử
trung tâm được trình bày trong Bảng 7.2.
3. Khi tất cả các đôi điện tử này đều là đôi điện tử liên kết thì hình dạng của phân tử tuân theo
cách sắp xếp đối xứng của các đôi điện tử này.

CH4 NH3
80 Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị

4. Khi trong các đôi điện tử này có một số đôi điện tử tự do thì hình dạng của phân tử bị biến
dạng một phần so với cách sắp xếp đối xứng của các đôi điện tử này.
Ví dụ 1: CH4 và NH3 đều có 4 đôi điện tử chung quanh NTTT.
CH4 có 4 đôi điện tử liên kết nên có cấu trúc tứ diện đều.
NH3 có 3 đôi điện tử liên kết và 1 đôi điện tử tự do nên có cấu trúc tứ diện đều
biến dạng thành hình tháp tam giác.
5. Căn cứ vào các dữ liệu từ các nghiên cứu cấu trúc của các tiểu phân, mô hình VSEPR thừa
nhận các quy tắc sau:
a. Đám mây của đôi điện tử tự do chiếm khoảng không gian lớn nhất.
b. Đám mây của đôi điện tử có liên kết đôi chiếm khoảng không gian lớn hơn trường hợp
chỉ có liên kết đơn.
c. Nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm có độ âm điện càng cao thì đám mây điện tử
của đôi điện tử liên kết càng bị lệch về phía ligand và càng bị thu hẹp lại.
0
d. Lực đẩy giữa các đôi điện tử càng lớn khi góc liên kết càng nhỏ hơn 90 .
e. Hệ quả là các góc liên kết sẽ bị biến đổi phụ thuộc vào mức độ khác biệt về khả năng
chiếm giữ không gian của các đôi điện tử chung quanh nguyên tử trung tâm.
Ví dụ 2: PCl5 và ClF3 đều có 5 đôi điện tử xung quanh NTTT nhưng lại có cấu trúc khác
nhau.

PCl5 ClF3

a. PCl5 có 5 đôi điện tử liên kết giống nhau nên có cấu trúc lưỡng tháp tam giác đều với
góc liên kết Cl–P–Cl lần lượt là:

0
120 với 2 Cl nằm trên đáy tháp

0
90 với 1 Cl nằm trên đáy tháp và 1 Cl nằm trên đỉnh tháp
b. ClF3 có 3 đôi điện tử liên kết và 2 đôi điện tử tự do.
 Để có lực đẩy giữa các đôi điện tử là thấp nhất, 2 đôi điện tử tự do phải nằm trên
đáy tháp.
 Lực đẩy mạnh của 2 đôi điện tử tự do khiến cho góc liên kết F–Cl–F với 1 F nằm
0 0
trên đáy và 1 F nằm trên đỉnh giảm từ 90 xuống chỉ còn 84,3 .
+
Ví dụ 3: CH4, NH4 , NH3, và PH3 đều có 4 đôi điện tử chung quanh NTTT.

+
CH4 NH4 NH3 PH3

+
Chất CH4 NH4 NH3 PH3
0
Góc liên kết 109,5 109,5 107 93,5
Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị 81

a. CH4 và NH4 có 4 đôi điện tử liên kết giống nhau nên 4 góc liên kết H–C–H bằng nhau
+
0
và bằng 109,5 như trong tứ diện đều.
b. NH3 và PH3 có 3 đôi điện tử liên kết và 1 đôi điện tử tự do.
 N có độ âm điện lớn hơn H nên đôi điện tử liên kết bị lệch về phía N và chiếm giữ
khoảng không gian lớn hơn. Các đôi điện tử liên kết này chống lại lực đẩy lớn của
đôi điện tử tự do nên góc liên kết H–N–H chỉ giảm xuống còn 107 .
0

 P có độ âm điện tương đương H nên đôi điện tử liên kết không bị lệch về phía P và
chiếm giữ khoảng không gian nhỏ hơn. Các đôi điện tử liên kết này chống lại lực
đẩy của đôi điện tử tự do yếu hơn so với của NH 3 nên góc liên kết H–P–H giảm
0
xuống còn 93,5 gần bằng với góc vuông.
Nhận xét
1. Cách viết công thức thứ nhất sử dụng phù hợp cho các phân tử hữu cơ.
2. Cách viết công thức thứ hai sử dụng phù hợp cho các tiểu phân vô cơ.
3. Mô hình VSEPR không xem xét đến các liên kết trong tiểu phân.
4. Mô hình VSEPR cho phép xác định cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị đa điện tử một
cách dễ dàng và nhanh chóng.
5. Mô hình VSEPR cũng giải thích và dự đoán được sự biến dạng cấu trúc của các tiểu phân
một cách đơn giản và khá chính xác.

7.4 Cấu trúc của tiểu phân theo sự lai hóa


7.4.1 Thuyết lai hóa và cấu trúc của tiểu phân
1. Theo Pauling–Slater, các nguyên tử sẽ tổ hợp tuyến tính các vân đạo hóa trị khi liên kết để
gia tăng mức độ xen phủ hiệu quả.
2. Sự tổ hợp này được gọi là sự lai hóa.
3. Các vân đạo được hình thành do sự tổ hợp tuyến tính này được gọi là vân đạo lai hóa.
4. Các vân đạo lai hóa sẽ có hình dạng và định hướng trong không gian khác với các vân đạo
thuần túy.
5. Tiểu phân được hình thành do sự liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử khác
bằng các vân đạo lai hóa sẽ có cấu trúc phụ thuộc vào sự định hướng trong không gian của
các vân đạo lai hóa này.
6. Mối tương quan giữa sự lai hóa với mô hình VSEPR được trình bày trong Bảng 7.3.
7. Sự biến đổi góc liên kết lúc này được giải thích là do sự định hướng của các vân đạo lai hóa
phụ thuộc vào phần đóng góp khác nhau của các vân đạo nguyên thủy.

Bảng 7.3 Mối tƣơng quan giữa sự lai hóa với mô hình VSEPR

Tổng số Mô hình VSEPR Thuyết lai hóa


đôi điện tử Cách sắp xếp Vân đạo lai hóa tƣơng ứng
2 Thẳng hàng sp
2
3 Tam giác sp
3
4 Tứ diện sp
2
4 Vuông phẳng dsp
3 3
5 Lưỡng tháp tam giác dsp , sp d
2 3 3 2
6 Bát diện d sp , sp d
2 3
7 Lưỡng tháp ngũ giác fd sp
82 Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị

Bảng 7.4 Góc liên kết của các hợp chất của hydro với các nguyên tố phân nhóm 5A và 6A
Chất Góc liên kết Chất Góc liên kết
0 0
NH3 106 47’ H2O 104 27’
0 0
PH3 93 30’ H2S 92 16’
0 0
AsH3 92 00’ H2Se 91 00’
0 0
SbH3 91 30’ H2Te 90 30’

8. Sự giảm góc liên kết trong hai dãy các hợp chất trên được giải thích là do phần đóng góp
của vân đạo s ngày càng giảm nên vân đạo lai hóa ngày càng có tính p cao hơn.
9. Để giải thích thêm cấu trúc của các tiểu phân mà nguyên tử trung tâm liên kết với các
nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, như với CH2F2, có thể sử dụng quy tắc Bent:
a. Các nguyên tố có độ âm điện nhỏ ưu tiên liên kết bằng các vân đạo lai hóa có sự đóng
góp của vân đạo s lớn nên hệ quả là góc liên kết lớn.
Nguyên tố có độ âm điện nhỏ  Góc liên kết lớn
b. Các nguyên tố có độ âm điện lớn ưu tiên liên kết bằng các vân đạo lai hóa có sự đóng
góp của vân đạo s nhỏ nên hệ quả là góc liên kết nhỏ.
Nguyên tố có độ âm điện lớn  Góc liên kết nhỏ
Ví dụ: Xét phân tử CH2F2:
 H–C–H > góc tứ diện 109,5
0
H có độ âm điện nhỏ nên
 F–C–F < góc tứ diện 109,5
0
F có độ âm điện nhỏ nên
10. Quy tắc Bent được sử dụng tương tự như quy tắc đẩy của các đôi điện tử nhưng ở một
phạm vi hạn hẹp hơn.

7.4.2 Cách viết công thức cấu trúc theo thuyết lai hóa
1. Xác định số oxi hóa của nguyên tử trung tâm.
2. Xác định số điện tử hóa trị còn lại trên nguyên tử trung tâm.
Số điện tử còn lại = Số điện tử hóa trị – Số oxi hóa của NTTT
3. Xác định số đôi điện tử trên nguyên tử trung tâm:

Soá e- coøn laïi treân NTTT  Soá phoái töû trong 


n   

2  coâng thöùc hôïp chaát 

Bảng 7.5 Mối liên hệ giữa n và trạng thái lai hóa


n Trạng thái lai hóa n Trạng thái lai hóa
3 3
2 sp 5 dsp , sp d
2 2 3 3 2
3 sp 6 d sp , sp d
3 2 3
4 sp 7 fd sp

4. Vẽ công thức cấu trúc chỉ có các liên kết  rồi thêm các đôi điện tử tự do của nguyên tử
trung tâm.
5. Khi số oxi hóa của nguyên tử trung tâm > số liên kết  thì tiểu phân sẽ có số liên kết  được
xác định như sau:
Số liên kết  = Số oxi hóa của NTTT – Số liên kết 
Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị 83

6. Nếu các nguyên tử chưa đạt bát bộ thì chuyển các đôi điện tử tự do thành các liên kết phối
trí dùng chung.
6. Hướng ưu thế là chuyển đôi điện tử của nguyên tố có độ âm điện thấp hơn về nguyên tố có
độ âm điện cao hơn.
7. Cách viết này:
a. Không được sử dụng khi có liên kết  cho ngược từ ligand vào nguyên tử trung tâm.
b. Không được sử dụng đối với các phức chất có liên kết phối trí với điện tử được cho từ
ligand vào nguyên tử trung tâm.
Ví dụ: Viết công thức cấu trúc theo thuyết lai hóa của các phân tử sau:
PCl3, PCl5, POCl3 và SO2Cl2
Chất: PCl3 PCl5 POCl3 SO2Cl2
1. Số điện tử hóa trị 5 5 5 6
2. Số oxi hóa của NTTTT 3 5 5 6
3. Số điện tử còn lại (1 – 2) 2 0 0 0
4. Số đôi điện tử n trên NTTT (3/2 + L) 4 5 4 4
3 3 3 3
5. Trạng thái lai hóa sp sp d sp sp
6. Số liên kết  4 5 4 4
7. Số liên kết  0 0 1 2

PCl3 PCl5 POCl3 SO2Cl2

7.5 Liên kết  và  trong tiểu phân


1. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các ligand trước hết phải là liên kết .
2. Liên kết  kém bền nên chỉ có thể là liên kết bổ sung thêm vào liên kết  để hình thành liên
kết bội.
3. Người ta còn phân loại liên kết  theo tính định xứ:
a. Liên kết  định xứ hay liên kết  thông thường
Ví dụ: Liên kết P = O trong POCl3
b. Liên kết  cộng hưởng

Ví dụ: Liên kết N = O trong NO3

O O O O 

O = N O– N O– N O–N


 
O O O O
c. Liên kết  tiếp cách
Ví dụ: Liên kết C = C trong C6H6
84 Chƣơng 7 Cấu trúc của các tiểu phân cộng hóa trị

4. Liên kết  cộng hưởng và liên kết  tiếp cách được thừa nhận là các liên kết bất định xứ đa
tâm đa điện tử.

Ví dụ: Liên kết  trong NO3 là liên kết 4 tâm 2 điện tử
Liên kết  trong C6H6 là liên kết 6 tâm 6 điện tử

O
O – N
O

5. Liên kết  bất định xứ như trên khiến cho tiểu phân cộng hóa trị đạt được (1) Đối xứng cao
hơn và (2) Chênh lệch điện tích hình thức thấp hơn khiến cho tiểu phân bền hơn.
6. Người ta cũng phân loại liên kết  căn cứ vào nguyên tử cung cấp điện tử cho liên kết:
a. Liên kết  thông thường được hình thành khi mỗi nguyên tử tham gia liên kết cung cấp 1
điện tử.
Ví dụ: Liên kết  trong POCl3
b. Liên kết  cho khi nguyên tố có độ âm điện cao cung cấp đôi điện tử liên kết.

Ví dụ: Liên kết  trong NO3
c. Liên kết  cho ngược khi nguyên tố có độ âm điện thấp cung cấp đôi điện tử liên kết.
Liên kết  trong Zn=CN của phức chất [Zn(CN)6]
4–
Ví dụ:
7. Hệ quả đương nhiên là liên kết  làm:
 Tăng độ bền của tiểu phân
 Giảm số phối trí của nguyên tử trung tâm
8. Cần lưu ý là liên kết  cho ngược có độ bội liên kết thấp nhưng cũng đủ làm cho tiểu phân
bền.
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 85

Chƣơng 8
Tinh thể học đại cƣơng
8.1 Các trạng thái cơ bản của vật chất
1. Ba trạng thái ngưng tụ cơ bản của vật chất là các trạng thái rắn, lỏng và khí.
2. Có 2 xu hướng cơ bản sắp xếp của tiểu phân trong tự nhiên:
a. Xu hướng thứ nhất đi về phía sắp xếp trật tự nhất tạo thành tinh thể lý tưởng.
b. Xu hướng thứ hai đi về phía sắp xếp hỗn độn nhất tạo thành chất khí lý tưởng.
3. Các trạng thái ngưng tụ được xếp theo độ trật tự như trong Hình 8.1.

Hình 8.1 Các trạng thái ngƣng tụ sắp xếp theo độ trật tự
4. Hai trạng thái lý tưởng không tồn tại trong thực tế:
a. Khí lý tưởng: Các hạt không có thể tích và không tương tác với nhau
b. Tinh thể lý tưởng: Các hạt sắp xếp trật tự tuyệt đối không có khuyết tật
5. Mức độ trật tự của 3 loại trạng thái rắn cơ bản được trình bày trong Hình 8.2.

(a) (b) (c) (d)


Trật tự: Theo 3 chiều Theo 2 chiều Theo 1 chiều Hỗn độn
Loại: Tinh thể Tinh thể lỏng Vô định hình
Hình 8.2 Cấu trúc 3 loại trạng thái rắn cơ bản
86 Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng

8.2 Các yếu tố đối xứng


1. Các động vật và các vật thể di chuyển được thường có một mặt phẳng đối xứng từ trước ra
sau cắt đôi vật thành 2 phần đối xứng bên với nhau.
Ví dụ: Con người
Con ngựa chạy trên đường Con cá bơi dưới nước Con chim bay trên trời
Xe hơi chạy trên đường Tàu thủy bơi dưới nước Máy bay bay trên trời
2. Các thực vật không di chuyển được lại thường có một trục đối xứng từ trên xuống dưới mà
về xác suất thì thực vật lặp lại chính nó khi quay quanh trục này một góc bất kỳ.
Ví dụ: Cây thông
3. Có 4 yếu tố đối xứng:
 Tâm đối xứng C
 Mặt phẳng đối xứng P
 Trục đối xứng Ln
 Trục đối xứng nghịch đảo Lin
4. Tâm đối xứng C là một điểm nằm bên trong hình mà bất kỳ một đường thẳng nào đi qua
điểm tâm này cũng đều cắt hình ở 2 điểm cách đều 2 bên của tâm đối xứng.

Hình có tâm đối xứng Hình không có tâm đối xứng


Hình 8.3 Mô tả tâm đối xứng C
5. Mặt đối xứng gương P là một mặt phẳng chia hình ra làm 2 phần bằng nhau sao cho phần
này là ảnh của phần kia qua một mặt gương được đặt thay mặt phẳng P.

Mặt đối xứng P Không phải mặt đối xứng


Hình 8.4 Mô tả mặt đối xứng P
6. Mặt đối xứng gương P còn được gọi tắt là mặt đối xứng hay mặt gương.
0
7. Trục đối xứng xoay Ln là một đường thẳng mà khi hình xoay quanh trục một góc 360 /n thì
hình lặp lại vị trí như ban đầu.

Trục L2 L3 L4 L6 L
Đối xứng Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 6 Bậc 
Hình 8.5 Mô tả trục đối xứng Ln
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 87

8. Người ta chứng minh được rằng trong tinh thể chỉ có các
trục đối xứng bậc 2, 3, 4 và 6.
9. Luôn luôn tồn tại trục bậc 1 trong một hình bất kỳ.
10. Không tồn tại trục bậc 5 và trục có bậc > 6 trong tinh thể.
11. Trục đối xứng nghịch đảo Lin là một đường thẳng mà khi
0
xoay hình quanh trục một góc 360 /n, rồi đối xứng qua điểm
chính giữa của hình thì hình lặp lại vị trí như ban đầu.

Hình 8.6 Mô tả trục đối xứng nghịch đảo Lĩ


12. Như vậy, các đa diện tinh thể có thể có 7 yếu tố đối xứng:
C , P , L2 , L3 , L4 , L6 , LI4
13. Để mô tả tính đối xứng của một đa diện tinh thể, ta phải liệt kê tất cả các yếu tố đối xứng mà
tinh thể có.
14. Ví dụ: Khối lập phương có các yếu tố đối xứng được trình bày trong Hình 8.7.

Đối xứng C 4P + 5P = 9P

Đối xứng 3L4 4L3 6L2


Lớp đối xứng 3L4 4L3 6L2 9PC
Hình 8.7 Các yếu tố đối xứng của khối lập phƣơng

Lớp đối xứng 3L4 4L3 6L2 9PC 3L2 3PC

Lớp đối xứng L∞ ∞P ∞L∞ ∞PC L1


Hình 8.8 Các yếu tố đối xứng một số hình khối
88 Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng

8.3 Suy đoán 32 lớp đối xứng


1. Tập hợp đầy đủ các yếu tố đối xứng cùng có mặt trong một đa diện được gọi là lớp đối xứng
của đa diện.
2. Vì trong các đa diện luôn luôn có ít nhất 1 điểm bất biến dưới tác dụng của mọi yếu tố đối
xứng mà đa diện đó có nên một lớp đối xứng còn được gọi là một nhóm điểm hay nhóm
điểm không gian.
3. Các đa diện hình học có số lớp đối xứng là vô hạn.
4. Người ta chứng minh được rằng các tinh thể gồm nhiều đa diện chỉ có 32 lớp đối xứng.
5. Theo quan điểm hình học, 32 lớp đối xứng được xếp vào 5 dạng đối xứng là:
a.Nguyên thủy c. Mặt e. Mặt trục
b.Tâm d. Trục
6. Kết quả xếp dạng đối xứng của 32 lớp đối xứng được trình bày trong Bảng 8.1.
7. Trong thực tế, chúng ta thường xếp hạng các tinh thể theo quan điểm tinh thể học.

Bảng 8.1 Bảng xếp loại 32 lớp đối xứng theo quan điểm hình học
Stt Dạng Lớp đối xứng Số lƣợng

1 Nguyên thủy L1 , L3 , L4 , L6 , LI4 , LI6 và 3L24L3 7


2 Tâm C , L3C , L4PC , L6PC và 3L24L33PC 5
3 Mặt P , L22P , L33P , L44P , L66P , 8
Li42L22P , Li63L23P và 3L24L36P
4 Trục L2 , 3L2 , L33L2 , L44L2 , L66L2 , 7
3L44L36L2 và 3L44L36L29PC
5 Mặt trục L2PC , 3L23PC , L33L23PC , L44L25PC và L66L27PC 5

Bảng 8.2 Bảng xếp loại 32 lớp đối xứng theo quan điểm tinh thể học
Hạng đối xứng Hệ tinh thể Đặc tính của lớp đối xứng Số lƣợng
Lập phương  =  =  = 90
0
Cao a=b=c 5
4L33L2 , 4L33L23PC , 4L33L26P ,
3L44L33L2 và 3L44L36L29PC
Lục phương a=bc  =  = 90 ;  = 120
0 0
Trung 7
L6 , L6PC , L66P , L66L2 ,
L66L26PC , Li6 và Li63L23P
Tứ phương a=bc  =  =  = 90
0
7
L4 , L4PC , L44P , L44L2 ,
L44L24PC , Li4 và Li42L22P
Tam phương  =  =   90
0
a=b=c 5
L3 , L3C , L33P , L33L2 và L33L23PC
Thấp Trực thoi abc  =  =  = 90
0
3
L22P , 3L2 và 3L23PC
Đơn tà abc  =  = 90 ;   90
0 0
3
P , L2 và L2PC
Tam tà abc  2
L1 và C
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 89

8. Về mặt tinh thể, 32 lớp đối xứng được xếp vào 7 hệ tinh thể là lập phương, lục phương, tứ
phương, tam phương, trực thoi, tam tà và đơn tà.
9. Bảy hệ tinh thể này lại được xếp vào 3 hạng đối xứng cao, trung và thấp như được trình bày
trong Bảng 8.2.
10. Các hệ tinh thể được đặc trưng bằng các thông số của ô mạng cơ sở của tinh thể:
 Cạnh a, b và c
 Góc ,  và 
 Các yếu tố đối xứng trong tinh thể

8.4 Ký hiệu của lớp đối xứng


8.4.1 Ký hiệu quốc tế (ký hiệu Herman–Maughin)
1. Người ta thường gọi tên các lớp đối xứng không phải bằng công thức đối xứng đầy đủ của
nó mà bằng ký hiệu quốc tế do Herman và Maughin đề xuất.
2. Hai quy ước trong ký hiệu quốc tế là:
a. Chỉ cần viết các yếu tố đối xứng cần thiết mà từ đó có thể suy đoán toàn bộ các yếu tố
đối xứng còn lại của tinh thể nhờ các định luật về tính đối xứng.
b. Ký hiệu quốc tế của các yếu tố đối xứng được trình bày thống nhất trong Bảng 8.3.
3. Như vậy, ký hiệu quốc tế là cách viết ngắn gọn mà vẫn thể hiện được đầy đủ tính đối xứng
của tinh thể.
4. Ký hiệu quốc tế của 32 lớp đối xứng được trình bày trong Bảng 8.4.

8.4.2 Ký hiệu Schoenflies


1. Ký hiệu do Schoenflies đề xuất cũng thường được sử dụng, nhất là trong hóa lượng tử và
quang phổ học.
Các quy ước trong ký hiệu Schoenflies
1. Các lớp đối xứng chỉ có 1 trục đối xứng được ký hiệu là C n. Ví dụ: L1, L2, L3,… được ký hiệu
là C1, C2, C3,…
2. Khi có thêm 1 mặt đối xứng vuông góc với trục đối xứng này (n/m) thì thêm chữ h bên cạnh
chỉ số bậc của trục. Ví dụ: C2h, C3h, C4h, C6h,…
3. Khi có thêm 1 mặt đối xứng chứa trục đối xứng này (nm) thì thêm chữ v bên cạnh chỉ số bậc
của trục. Ví dụ: C2v, C3v, C4v, C6v,…
4. Các lớp đối xứng chỉ có một mặt đối xứng (m) được ký hiệu là Cs.
5. Các lớp đối xứng có một trục đối xứng L n và trục đối xứng bậc 2 vuông góc với trục Ln được
ký hiệu là Dn.
6. Khi các lớp trong mục 5. ở trên có thêm 1 mặt đối xứng vuông góc với trục đối xứng L n
(n/m2) thì thêm chữ h bên cạnh chỉ số bậc của trục. Ví dụ: D2h, D3h, D4h, D6h,…
7. Ký hiệu D2 và D2h đôi khi được thay bằng V và Vh.
8. Lớp Li42L22P và L33L23PC ký hiệu là D2d (hay Vd) và D3d. Chữ d chỉ mặt đối xứng chứa trục
Li4 hay L3 theo hướng chéo.
9. Các lớp đối xứng chỉ chứa 1 trục đối xứng bậc 4 hay bậc 6 được ký hiệu là S 4 hay S6. Lớp
S6 còn được viết là C3i.
10. Lớp đối xứng chỉ có tâm đối xứng được ký hiệu là Ci.
11. Các lớp đối xứng thuộc hệ lập phương được ký hiệu là T (tứ diện) hay O (bát diện) có hay
không kèm theo chỉ số h và d. Ví dụ: 3Li44L36P  Td ; 3L44L36L29PC  Oh.
90 Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng

Bảng 8.3 Ký hiệu quốc tế của các yếu tố đối xứng


Stt Yếu tố đối xứng Ký hiệu quốc tế

1 Ln, Ví dụ: L1, L2, L3,… n, Ví dụ: 1, 2, 3,…


2 Lin, Ví dụ: Li1 = C, Li3 = L3C, Li4, Li6,… n , Ví dụ: 1 , 3 , 4 , 6 ,…
3 P m
4 Ln và P vuông góc n/m
5 Ln và P chứa Ln nm
6 Ln và P vuông góc với P chứa Ln n/mm
7 Ln và L2 vuông góc n2
8 Ln và P vuông góc cộng với L2 nằm trong P n/m2

Bảng 8.4 Ký hiệu quốc tế của 32 lớp đối xứng


Hệ tinh thể Ký hiệu Đặc tính của lớp đối xứng

Lập phương Đối xứng 4L33L2 4L33L23PC 4L33L26P 3L44L33L2 3L44L36L29PC


Quốc tế 23 m3 4 3m 432 m3m
Lục phương Đối xứng L6 L6PC L66P L66L2 L66L26PC Li6 Li63L23P
Quốc tế 6 6/m 6m 62 6/mm 6 6 2m
Tứ phương Đối xứng L4 L4PC L44P L44L2 L44L24PC Li4 Li42L22P
Quốc tế 4 4/m 4m 42 4/mm 4 4 2m
Tam phương Đối xứng L3 L3C L33P L33L2 L33L23PC
Quốc tế 3 3 3m 32 3m
Trực thoi Đối xứng L22P 3L2 3L23PC
Quốc tế 2m 222 2/mm
Đơn tà Đối xứng P L2 L2PC
Quốc tế m 2 2/m
Tam tà Đối xứng L1 C
Quốc tế 1 1

8.5 Mạng lƣới tinh thể


1. Tinh thể bao gồm các tiểu phân được sắp xếp một cách trật tự theo cả 3 phương trong
không gian.
2. Nếu xem các tiểu phân tạo thành tinh thể là các điểm vật lý thì điểm đặt của các tiểu phân
này tạo thành mạng lưới không gian của tinh thể và được gọi là mạng tinh thể.
3. Các điểm đặt được gọi là nút mạng.
4. Các nút nằm trên cùng một đường thẳng tạo thành hàng.
5. Mặt phẳng do 3 nút mạng không thẳng hàng tạo thành được gọi là mặt mạng.
6. Hình bình hành có cạnh là các hàng song song kề nhau được gọi là mắt mạng.
7. Hình hộp có đỉnh là các nút mạng được gọi là ô mạng.
8. Ô mạng chỉ có các nút mạng ở đỉnh được gọi là ô mạng đơn giản.
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 91

9. Ô mạng còn có các nút mạng ở cạnh, ở mặt hay ở bên trong ô mạng được gọi là ô mạng
phức tạp.

Hình 8.9 Mạng lƣới tinh thể

Hình 8.10 Ô mạng tinh thể

8.6 Ô mạng cơ sở – 14 mạng Bravais


8.6.1 Ô mạng cơ sở
1. Ô mạng cơ sở là ô mạng có các tính chất:
 Có thể tích cực tiểu
 Mà vẫn giữ đầy đủ các yếu tố đối xứng của tinh thể
 Có số cạnh và góc bằng nhau là cực đại
 Có số góc vuông là cực đại
2. Vì vậy, các ô mạng cơ sở đặc trưng cho tinh thể bằng các thông số mạng:
 Cạnh của ô mạng a, b và c
 Góc của ô mạng ,  và 
 Vị trí của các nút mạng
3. Tương ứng với 7 hệ tinh thể có 7 ô mạng cơ sở.

8.6.2 14 mạng Bravais


1. Trong 7 ô mạng cơ sở nêu trên, các nút mạng chỉ nằm ở đỉnh của ô mạng.
2. Ngoài vị trí đỉnh, các nút mạng còn có thể được phân bố ở các vị trí khác tạo thành các ô
mạng cơ sở biến thể.
3. Có 7 hệ tinh thể với 4 loại ô mạng cơ sở khác nhau nên khi tính toán đơn giản thì ta có 7  4
= 28 mạng cơ sở.
4. Bravais đã chứng minh được rằng chỉ có 14 mạng cơ sở do một số hệ phải thiếu một số loại
ô mạng do không thỏa mãn các yếu tố đối xứng.
5. Vì vậy, 14 mạng này được gọi là 14 mạng Bravais.
92 Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng

Bảng 8.5 7 ô mạng cơ sở


Hệ tinh thể Đặc tính Hệ tinh thể Đặc tính

Lập phương
a=b=c
 =  =  = 90
0

Lục phương Trực thoi


a=bc abc
 =  = 90 ;  = 120  =  =  = 90
0 0 0

Tứ phương Đơn tà
a=bc abc
 =  =  = 90  =  = 90 ;   90
0 0 0

Tam phương Tam tà


a=b=c abc
 =  =   90
0


Stt Vị trí của nút mạng Loại ô mạng cơ sở


1 Chỉ nằm ở đỉnh của ô mạng Ô mạng cơ sở Nguyên thủy
2 Ở cả tâm của ô mạng Ô mạng cơ sở Thể tâm
3 Ở cả tâm của các mặt của ô mạng Ô mạng cơ sở Diện tâm
4 Ở cả tâm của 2 đáy của ô mạng Ô mạng cơ sở Đáy tâm

6. Nếu tinh thể chỉ chứa một loại tiểu phân nằm ở các nút mạng thì mỗi tiểu phân này là một
nút mạng của mạng Bravais. Ví dụ:
 Ô mạng cơ sở của Na thuộc loại lập phương nguyên thủy.
 Ô mạng cơ sở của Cu thuộc loại lập phương diện tâm.

Lập phƣơng nguyên thủy Lập phƣơng diện tâm


Cu kim loại
Hình 8.13 Các loại ô mạng cơ sở của tinh thể chỉ có 1 mạng Bravais
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 93

Hình 8.11 Các loại ô mạng cơ sở bậc thấp

Hình 8.12 Các loại ô mạng cơ sở bậc trung và cao

7. Nếu tinh thể chỉ chứa một loại tiểu phân nhưng có những tiểu phân không nằm ở các nút
mạng thì tinh thể gồm vài mạng Bravais và các mạng này lồng vào nhau tạo thành mạng tinh
thể chung của chất.
Ví dụ: Mạng tinh thể kim cương được hình thành bởi 2 mạng lập phương diện tâm của các
nguyên tử carbon lồng vào nhau.
94 Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng

Hình 8.14 Ô mạng cơ sở của tinh thể kim cƣơng gồm


2 mạng Bravais lập phƣơng diện tâm của C lồng vào nhau

Ô mạng cơ sở của CsCl Sự lồng ghép 2 mạng con của Cs và của Cl


Hình 8.15 Ô mạng cơ sở của CsCl gồm 2 mạng Bravais
lập phƣơng nguyên thủy của Cs và của Cl lồng vào nhau

8. Nếu tinh thể chứa nhiều loại tiểu phân thì mỗi loại tiểu phân có một loại mạng Bravais riêng
và các mạng này lồng vào nhau tạo thành mạng tinh thể chung của chất.
+
Ví dụ: Mạng tinh thể CsCl được hình thành bởi 1 mạng lập phương nguyên thủy của Cs và

1 mạng lập phương nguyên thủy của Cl lồng vào nhau.
9. Phụ thuộc vào vị trí của tiểu phân trong ô mạng cơ sở mà tiểu phân đó sẽ tham gia vào một
số lượng ô mạng khác nhau.
10. Vì vậy, phần đóng góp của tiểu phân vào ô mạng cơ sở sẽ khác nhau:
 Tiểu phân nằm bên trong của ô mạng cơ sở chỉ tham
gia vào ô mạng cơ sở đó nên có phần đóng góp là 1.
 Tiểu phân nằm trên mặt của ô mạng cơ sở tham gia
vào 2 ô mạng cơ sở nên có phần đóng góp là 1/2.
 Tiểu phân nằm trên cạnh của ô mạng cơ sở tham gia
vào 4 ô mạng cơ sở nên có phần đóng góp là 1/4.
 Tiểu phân nằm trên đỉnh của ô mạng cơ sở tham gia
vào 8 ô mạng cơ sở nên có phần đóng góp là 1/8.

Hình 8.16 Phần đóng góp của tiểu phân vào ô mạng cơ sở
Chƣơng 8 Tinh thể học đại cƣơng 95

Bảng 8.6 Ảnh hƣởng của vị trí đến phần đóng góp của tiểu phân vào ô mạng cơ sở
Vị trí của tiểu phân Số ô mạng Phần đóng góp của tiểu phân
Stt
trong ô mạng cơ sở tiểu phân tham gia vào ô mạng cơ sở
1 Bên trong 1 1
2 Trên mặt 2 1/2
3 Trên cạnh 4 1/4
4 Trên đỉnh 8 1/8
96 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

Chƣơng 9
Hóa học tinh thể
9.1 Đại cƣơng
1. Hình học tinh thể xem xét tinh thể như một mạng không gian có các yếu tố đối xứng đặc
trưng với các nút mạng là các điểm hình học.
2. Hóa học tinh thể sẽ xem xét tinh thể như một mạng không gian mà ngoài các yếu tố đối
xứng đặc trưng thì các nút mạng còn là các tiểu phân (nguyên tử, phân tử, ion,…) có:
(1) Bán kính
(2) Điện tích
(3) Các liên kết hóa học

Hình 9.1 Ô mạng cơ sở của NaCl theo quan điểm hình học và hóa học

 Hƣớng tịnh tiến của ô mạng cơ sở


Hình 9.2 Sự hình thành tinh thể bằng cách tịnh tiến ô mạng cơ sở

3. Ô mạng cơ sở của mỗi chất có các thông số mạng là các cạnh a, b, c – các góc , ,  và
cách sắp xếp xác định của các tiểu phân.
4. Tinh thể của mỗi chất được xây dựng bằng cách tịnh tiến ô mạng cơ sở của chất với các
bước tịnh tiến a, b và c theo 3 phương x, y và z trong không gian.
5. Khi chỉ xem xét đến cách sắp xếp của các tiểu phân trong tinh thể thì có nghĩa là đang xem
xét cấu trúc của tinh thể.
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 97

6. Cấu trúc của tinh thể phụ thuộc vào:


a. Thành phần và tỉ lệ của các tiểu phân
b. Bản chất của liên kết trong tinh thể
c. Tính bão hòa và tính định hướng của liên kết
d. Bán kính và tỉ lệ bán kính của các tiểu phân
e. Số phối trí của các tiểu phân (do ảnh hưởng của tính bão hòa và định hướng của liên
kết, bán kính và tỉ lệ bán kính giữa các tiểu phân,…)
f. Điều kiện kết tinh như nồng độ, nhiệt độ, áp suất, môi trường, tạp chất,…

9.2 Cấu trúc của một số tinh thể đơn kim loại
1. Thành phần và tỉ lệ của các tiểu phân:
Đơn kim loại được hình thành chỉ từ một loại nguyên tử của kim loại đó.
2. Bản chất của liên kết trong tinh thể:
Liên kết trong tinh thể là liên kết kim loại.
3. Tính bão hòa và tính định hướng của liên kết:
Liên kết kim loại có tính bất bão hòa và bất định hướng.
4. Bán kính và tỉ lệ bán kính của các tiểu phân:
Các nguyên tử cùng loại có bán kính bằng nhau.
5. Số phối trí của các tiểu phân:
Số phối trí trong tinh thể kim loại có thể đạt được giá trị cao nhất, là 12.
6. Do các yếu tố vừa nêu trên, các tinh thể kim loại thường có cấu trúc xếp chặt.

9.2.1 Cấu trúc xếp chặt


1. Trong cấu trúc xếp chặt, các tiểu phân được sắp xếp sao cho không gian trống hay độ rỗng
của tinh thể là nhỏ nhất.
2. Khi đó, số phối trí của các tiểu phân phải là lớn nhất.
3. Điều kiện để hình thành cấu trúc xếp chặt là liên kết trong tinh thể phải có tính bất bão hòa
và bất định hướng.
4. Vì vậy, cấu trúc xếp chặt chỉ có thể xuất
hiện khi liên kết giữa các tiểu phân trong
tinh thể thuộc các loại sau:
 Liên kết ion
 Liên kết kim loại
 Liên kết van der Waals

9.2.2 Cấu trúc của các quả cầu xếp chặt


1. Xét trường hợp tiểu phân tạo thành tinh thể
là các quả cầu như trong tinh thể kim loại.
2. Trên một lớp các quả cầu, cứ 6 quả cầu A1–
6 sẽ bao khít chung quanh một quả cầu A*
nằm ở giữa.
3. Giữa 7 quả cầu này có 6 vị trí lõm ở trên và
6 vị trí lõm ở dưới lớp quả cầu đang xét.
4. Tinh thể xếp chặt nhất khi các quả cầu của
lớp kế cận được sắp vàocác vị trí lõm này.
98 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

5. Do yếu tố kích thước nên các quả cầu trong lớp phía trên hay lớp phía dưới chỉ có thể chiếm
3 trong số 6 vị trí lõm này.
6. Vậy, có 2 loại vị trí lõm được ký hiệu là B (lõm màu trắng) và C (lõm màu đen).

Hình 9.3 Cách sắp xếp xếp chặt (đặc khít)

7. Cách sắp xếp đặc khít như vậy đạt được độ rỗng cực tiểu là 25,95%.
8. Số phối trí trong cấu trúc xếp chặt đạt đến 12.
9. Tùy thuộc vào cách sắp xếp các quả cầu vào các vị trí A, B và C mà sẽ có các cấu trúc xếp
chặt khác nhau.

a. Cấu trúc lập phương xếp chặt


1. Khi các lớp quả cầu được sắp xếp lần lượt vào các vị trí ABCABC… thì ta có cấu trúc lập
phương xếp chặt.

Hình 9.4 Cách sắp xếp lập phƣơng xếp chặt


b. Cấu trúc lục phương xếp chặt
1. Khi các lớp quả cầu được sắp xếp lần lượt vào các vị trí ABABAB… thì ta có cấu trúc lục
phương xếp chặt.

Hình 9.5 Cách sắp xếp lục phƣơng xếp chặt


Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 99

Bảng 9.1 Cấu trúc của các nguyên tố kim loại


A1 Lập phƣơng xếp chặt A2 Lập phƣơng thể tâm
A3 Lục phƣơng xếp chặt X Cấu trúc khác
Ck 1A 2A 3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B 3A 4A 5A 6A
Li Be
A2 A2
2
A1 A3
A3 X
Na Mg Al
3 A2 A3 A1
A3
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se
A2 A1 A1 A3 A2 A2 X A2 A3 A1 A1 X X X X X
4
A3 A3 A2 A3 A1 A1 A1 A3
X X A2
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te
A2 A1 A2 A3 A2 A2 A3 A3 A1 A1 A1 X X X X X
5
A3 A2 A3
A2
Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po
6 A2 A2 A1 A3 A2 A2 A3 A3 A1 A1 A1 X A3 A1 X X
A3 A2 A2
Fr Ra Ac
7
– – A1
Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
La A1 A1 X – X A2 A3 A3 A3 A3 A3 A3 A1 A3
A3 X
Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf E Fm Mv No
A1 X X X X – – – – – – – – –
Ac
A2 A2 A1
A2

c. Cấu trúc lập phương thể tâm


1. Một cấu trúc thường gặp khác của các nguyên tố kim loại là cấu trúc lập phương thể tâm với
độ rỗng cao hơn.
2. Hệ quả là tỉ trọng của các kim loại có kiểu cấu trúc này thấp.
3. Số phối trí trong cấu trúc lập phương thể tâm là 8.

Hình 9.6 Cách sắp xếp lập phƣơng thể tâm

9.2.3 Ảnh hƣởng của cấu trúc đến bán kính nguyên tử
1. Khi xác định bán kính nguyên tử của cùng một kim loại ở các số phối trí khác nhau trong các
cấu trúc tinh thể khác nhau, người ta nhận thấy xu hướng chung như sau:
Bán kính giảm khi số phối trí giảm
2. Khi chọn bán kính trong cấu trúc xếp chặt có số phối trí 12 làm chuẩn, tỉ số bán kính tại các
số phối trí khác như sau:
Số phối trí 12 8 6 4
Tỉ số bán kính 1,00 0,97 0,96 0,88
100 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

3. Có thể điều này là một trong các yếu tố khiến cho kim loại còn có các cách sắp xếp không
đặc khít mà hệ quả là:
a. Bán kính giảm khiến cho mật độ điện tử trong vùng xen phủ tăng lên khiến cho liên kết
và tinh thể bền vững hơn.
b. Tinh thể có độ rỗng cao hơn nên tỉ trọng thấp hơn.

9.2.4 Lỗ trống trong tinh thể xếp chặt


1. Cách sắp xếp đặc khít của các quả cầu dẫn đến sự hình thành 2 loại lỗ trống tứ diện và bát
diện trong tinh thể.

a. Lỗ trống tứ diện
1. Lỗ trống tứ diện nằm giữa 4 quả cầu kế cận nhau: 3 quả cầu trong cùng một lớp và quả cầu
còn lại ở lớp kế tiếp.
2. Số lượng của lỗ trống tứ diện gấp 2 lần số lượng các quả cầu.

Hình 9.7 Lỗ trống tứ diện với rt = 0,225R

3. Phép tính hình học không gian đơn giản cho thấy một quả cầu nhỏ sẽ nằm lọt vừa khít vào
lỗ trống tứ diện tạo bởi 4 quả cầu có bán kính R khi có bán kính rt = 0,225R.
4. Quả cầu nhỏ nằm trong lỗ trống tứ diện sẽ có số phối trí 4.

b. Lỗ trống bát diện


1. Lỗ trống bát diện nằm giữa 6 quả cầu kế cận nhau: 3 quả cầu trong cùng một lớp và 3 quả
cầu còn lại ở lớp kế tiếp.
2. Số lượng của lỗ trống bát diện bằng số lượng các quả cầu.

Hình 9.8 Lỗ trống bát diện với ro = 0,414R

3. Phép tính hình học không gian đơn giản cho thấy một quả cầu nhỏ sẽ nằm lọt vừa khít vào
lỗ trống bát diện tạo bởi 6 quả cầu có bán kính R khi có bán kính r o = 0,414R.
4. Quả cầu nhỏ nằm trong lỗ trống bát diện sẽ có số phối trí 6.
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 101

c. Hệ quả
1. Các tiểu phân có kích thước rất nhỏ như hydro, nitrogen,… có thể xâm nhập vào các lỗ
trống của tinh thể kim loại tạo thành dung dịch rắn xâm nhập.
2. Các hợp chất ion với anion có bán kính lớn được sắp xếp đặc khít và các cation có bán kính
nhỏ nên nằm lọt vào trong các lỗ trống cũng tạo thành cấu trúc xếp chặt.

9.3 Cấu trúc của một số tinh thể ion


1. Sự khác biệt giữa tinh thể ion với tinh thể kim loại là:
Tinh thể ion hình thành từ 2 loại tiểu phân là cation và anion.
2. Bản chất của liên kết trong tinh thể:
Liên kết trong tinh thể là liên kết ion.
3. Tính bão hòa và tính định hướng của liên kết:
Liên kết ion có tính bất bão hòa và bất định hướng.
4. Bán kính và tỉ lệ bán kính của các tiểu phân:
Các anion thường có bán kính lớn hơn các cation nhiều.
5. Số phối trí của các tiểu phân:
Số phối trí trong tinh thể ion cao hơn tinh thể cộng hóa trị nhưng vẫn thấp hơn so với tinh thể
kim loại.
6. Số phối trí của các tiểu phân trong tinh thể ion thường phụ thuộc vào tỉ số bán kính của
+ –
cation và anion r / r .

9.3.1 Các cấu trúc tinh thể ion đơn giản điển hình
a. Cấu trúc NaCl
1. Trong tinh thể NaCl:

 Các anion Cl có bán kính lớn sẽ sắp xếp theo mạng lập phương xếp chặt.

+
Các cation Na có bán kính nhỏ sẽ chiếm toàn bộ số lỗ trống bát diện trong tinh thể.
2. Mạng không gian của NaCl được hình thành do hai mạng con lập phương xếp chặt của hai
– +
ion Cl và Na lồng vào nhau.
– +
3. Số phối trí của các ion Cl và Na đều bằng 6.
+ –
4. Do tỉ số bán kính r /r = 0,95/1,81 = 0,525 > 0,414 của lỗ trống bát diện nên tinh thể NaCl bị
trương nở và không đặc khít nên NaCl có tỉ trọng thấp.

Ô mạng cơ sở của NaCl Sự lồng ghép 2 mạng con của Na và của Cl


Hình 9.9 Ô mạng cơ sở của NaCl

b. Cấu trúc CsCl


102 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

+ –
1. Do tỉ số bán kính r /r = 1,69/1,81 = 0,934 » 0,414 nên tinh thể CsCl không thể sắp xếp theo
kiểu cấu trúc xếp chặt.
2. Mạng tinh thể của CsCl được hình thành do hai mạng con lập phương nguyên thủy của hai
– +
ion Cl và Cs lồng vào nhau.
– +
3. Số phối trí của các ion Cl và Cs đều bằng 8.

Ô mạng cơ sở của CsCl Sự lồng ghép 2 mạng con của Cs và của Cl


Hình 9.10 Ô mạng cơ sở của CsCl

c. Cấu trúc ZnS (sphalerit)


1. Trong tinh thể ZnS:

2–
Các anion S có bán kính lớn sẽ sắp xếp theo mạng lập phương xếp chặt.

2+
Các cation Zn có bán kính nhỏ sẽ chiếm 1/2 số lỗ trống tứ diện trong tinh thể.
2. Mạng không gian của ZnS được hình thành từ
hai mạng con là 2 mạng lập phương xếp chặt
2– 2+
của các ion S và Zn .
2– 2+
3. Số phối trí của cả hai ion S và Zn đều bằng
4.
+ –
4. Mặc dù tỉ số bán kính r /r = 0,74/1,84 = 0,402
2+
> 0,225 của lỗ trống tứ diện nhưng Zn vẫn
nằm ở lỗ trống tứ diện khiến cho tinh thể ZnS
bị trương nở và không đặc khít.

9.3.2 Ảnh hƣởng của tỉ số bán kính r+ / r– đến số phối trí


1. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các hợp chất ion CsCl, NaCl và ZnS có cùng công thức chung
AX lại có cấu trúc khác nhau?
2. Nguyên tắc sắp xếp của tinh thể ion là phải làm sao cho năng lượng của tinh thể là cực tiểu,
nghĩa là:
 Số ion trái dấu có thể tiếp xúc được với nhau lớn nhất để lực hút là lớn nhất.
 Số ion cùng dấu phải không tiếp xúc với nhau để lực đẩy là nhỏ nhất.
3. Mỗi cation và anion có một bán kính xác định nên chỉ có thể cho phép tối đa một số ion
ngược dấu bao quanh nó sao cho các ion ngược dấu này không tiếp xúc với nhau.
+ –
4. Điều này có nghĩa là tỉ số bán kính r /r quyết định cấu trúc của tinh thể ion.
5. Ví dụ: Đối với tinh thể kiểu CsCl, xét mặt phẳng chéo của ô mạng cơ sở là mặt phẳng có các
ion ngược dấu tiếp xúc với nhau gần nhất.
6. Giới hạn để các anion không tiếp xúc với nhau là:
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 103

(a) (b) (c)


Ô mạng cơ sở Sắp xếp trên mặt chéo Sắp xếp tới hạn
của CsCl của tinh thể CsCl trên mặt chéo
Hình 9.11 Sắp xếp tới hạn của tinh thể kiểu CsCl

a > 2r
2 2 2 2
7. Ta lại có: b = a + a = 2a b = a2
2 2 2 2
c = a + b = 3a c = a3
+ –
mà c = 2(r + r ) = a3

kết hợp với a > 2r
– – – –
2(r + r ) > 2r 3 r + r > r 3
+ +


r / r > 3 – 1
+

+ –
r / r > 0,732
8. Tính toán tương tự đối với các cấu trúc khác, ta có cấu trúc của các tinh thể ion tương ứng
+ –
với tỉ số bán kính r /r tới hạn của các hợp chất ion có công thức AX như trong Bảng 9.2.

+ –
Bảng 9.2 Cấu trúc của tinh thể ion tƣơng ứng với tỉ số bán kính r /r tới hạn
của các hợp chất ion có công thức AX
Kiểu cấu trúc CsCl NaCl ZnS
+ – + – + –
Tỉ số giới hạn r /r > 0,732 0,732 > r /r > 0,414 0,414 > r /r > 0,225

+ –
9. Bằng cách thức tương tự, chúng ta có thể tính được các tỉ số bán kính r /r tới hạn của các
hợp chất ion có công thức khác như AX2, A2X, A2X3,…
10. Thực tế, ngoại trừ trường hợp cation có bán kính quá lớn, đa số các tinh thể có cấu trúc xếp
chặt của các anion và các cation sẽ nằm trong các lỗ trống tứ diện hay bát diện.

9.4 Cấu trúc của tinh thể cộng hóa trị


1. Sự khác biệt giữa tinh thể cộng hóa trị với tinh thể ion là:
Tinh thể cộng hóa trị hình thành từ các nguyên tử liên kết với nhau.
2. Bản chất của liên kết trong tinh thể:
Liên kết trong tinh thể là liên kết cộng hóa trị.
3. Tính bão hòa và tính định hướng của liên kết:
Liên kết cộng hóa trị có tính bão hòa và định hướng.
4. Cách sắp xếp của các tiểu phân (nguyên tử) trong tinh thể phụ thuộc vào số lượng liên kết
và định hướng của liên kết đó mà không còn phụ thuộc vào bán kính của các tiểu phân.
5. Vì vậy, số phối trí của các tiểu phân trong tinh thể cộng hóa trị thường là thấp nhất và chính
là số liên kết  mà mỗi nguyên tử hình thành được.
104 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

6. Số lượng các chất rắn có cấu trúc tinh thể cộng hóa trị không nhiều. Chúng thường là:
 Các đơn chất hay hợp chất của các nguyên tố nhóm 4A như C, Si, Ge, Sn, SiC,…
 Các hợp chất A(III)B(V) của các nguyên tố nhóm 3A và 5A như AlN, GaP, GaAs,…
7. Các chất này thường có cấu trúc kim cương hoặc các biến thể của cấu trúc kim cương.

Cấu trúc lập phƣơng diện tâm Cấu trúc kim cƣơng Cấu trúc ZnS (sphalerit)
Hình 9.12 So sánh cấu trúc của lập phƣơng diện tâm, kim cƣơng và sphalerit

9.5 Cấu trúc của tinh thể van der Waals


1. Tinh thể van der Waals hình thành từ các tiểu phân là các nguyên tử hay phân tử bão hòa
hóa trị.
2. Liên kết giữa các tiểu phân trong tinh thể là liên kết van der Waals có độ bền yếu.
3. Liên kết này có tính bất bão hòa và bất định hướng.
4. Vì vậy, tiểu phân trong tinh thể van der Waals có số phối trí cao như trong tinh thể ion.
5. Tinh thể van der Waals của các tiểu phân có dạng cầu như các khí hiếm thường có cấu trúc
xếp chặt.
6. Khi các tiểu phân có hình dạng phức tạp thì thường được xem như có cấu trúc xếp chặt biến
dạng.
7. Nếu trong tinh thể van der Waals có mặt liên kết hydro như trong nước đá thì tinh thể sẽ bền
vững hơn rất nhiều.

9.6 Cấu trúc của tinh thể có liên kết hỗn tạp
1. Trong tinh thể có thể hiện diện cùng lúc nhiều loại liên kết giữa các tiểu phân.
2. Các loại liên kết này thường có độ bền liên kết khác nhau dẫn đến độ bền liên kết theo các
phương trong không gian là khác nhau. Điều này dẫn đến việc tạo thành các cấu trúc mới có
sự khác biệt rõ rệt khi xem xét theo phương.

Bảng 9.3 Cấu trúc tƣơng ứng với số phƣơng liên kết
Stt Số phƣơng liên kết mạnh Số phƣơng liên kết yếu Cấu trúc

1 3 0 Khung
2 2 1 Lớp
3 1 2 Mạch
4 0 3 Đảo

9.6.1 Cấu trúc lớp-mạch với liên kết cộng hóa trị-van der Waals
1. Xét tiểu phân có công thức AXn trong đó nguyên tử trung tâm A có số phối trí là S.
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 105

2. Phụ thuộc vào số phối trí S và số ligand n trong công thức mà có thể xảy ra sự tạo cầu nối
để tăng số phối trí của nguyên tử trung tâm.

9.6.1.1 Nguyên tắc của quá trình tạo cầu nối


1. Việc sử dụng khái niệm tạo cầu nối cho phép dự đoán cấu trúc lớp và mạch một cách dễ
dàng hơn so với việc xem xét hình học tinh thể.
2. Cầu nối bao gồm 2 liên kết giữa 1 ligand với 2 nguyên tử trung tâm kế cận:
NTTT – L – NTTT
3. Đối với 2 nguyên tử trung tâm đang xét, ta có:
 Cầu đơn khi chỉ có 1 cầu nối giữa 2 nguyên tử trung tâm
 Cầu đôi khi có 2 cầu nối giữa 2 nguyên tử trung tâm
 Cầu ba khi có 3 cầu nối giữa 2 nguyên tử trung tâm
4. F có bán kính nhỏ nên chỉ tạo được cầu đơn.
5. Nguyên tắc của quá trình tạo cầu nối được trình bày trong phần tiếp theo.

a. Điều kiện tạo cầu nối


1. Khi: Số phối trí = Số lƣợng Ligand trong công thức
thì chất đã bão hòa số phối trí nên không tạo cầu nối.
Tinh thể của chất có cấu trúc đảo với các tiểu phân độc lập nằm ở nút mạng và được gọi là
tinh thể van der Waals vì liên kết giữa các tiểu phân là liên kết van der Waals.
Ví dụ 1: Xét SF6 với S có số phối trí 6.

2. Khi: Số phối trí > Số lƣợng Ligand trong công thức


thì chất chưa bão hòa số phối trí nên phải có ligand tạo cầu nối để tăng số phối trí.

b. Trường hợp tạo cầu nối với Ligand có số phối trí 2


1. Khi: Số phối trí của ligand tạo cầu = 2
thì 1 ligand tạo cầu tăng thêm được 1 số phối trí so với công thức do việc sử dụng chung
ligand của 2 nguyên tử trung tâm khiến cho giá trị của ligand chỉ còn là 1/2.
Một ligand có số phối trí 2 tạo cầu dẫn đến sự hình thành 2 cầu nối đối với NTTT.
2. Số lượng ligand tạo cầu với số phối trí 2 được xác định bằng hệ thức:
Số phối trí của NTTT = Số lƣợng ligand trong công thức + Số lƣợng ligand tạo cầu
3. Mỗi ligand tạo cầu với số phối trí 2 sẽ hình thành 2 cầu cho nguyên tử trung tâm nên sẽ làm
tăng số phối trí của nguyên tử trung tâm.
4. Ví dụ 2: Xét sự tạo cầu trong SbF5:
Số phối trí của NTTT 6 = Số lƣợng ligand trong công thức 5 + Số lƣợng ligand tạo cầu 1
Mọt ligand tạo cầu với số phối trí 2 sẽ hình thành 2 cầu cho nguyên tử trung tâm.
106 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

4. Ví dụ 3: Xét SbF5 với Sb có số phối trí 6.


Số phối trí 6 = Số lƣợng F trong công thức 5 + 1 (1L tạo cầu)

 Mỗi SbF5 phải có 1 F tạo cầu nên sẽ hình thành 2 cầu cho mỗi Sb.
 Để có số phối trí 6, Sb nằm trong lỗ trống bát diện của 6 F.
 Để tương ứng với số lượng F trong công thức là 5, mỗi bát diện SbF6 này tạo 2 cầu đơn
bằng cách dùng chung 2 đỉnh với 2 bát diện bên cạnh trong cùng đường thẳng.
 Các bát diện SbF6 tạo 2 cầu đơn hình thành mạch bão hòa hóa trị.
 Vì vậy, tinh thể SbF5 có cấu trúc mạch liên kết qua 2 đỉnh của mỗi bát diện SbF6.

5. Ví dụ 4: BeCl2 với Be có số phối trí 4.


Số phối trí 4 = Số lƣợng Cl trong công thức 2 + 2 (2L tạo cầu)

 Mỗi BeCl2 phải có cả 2 Cl tạo cầu nên sẽ hình thành 4 cầu cho mỗi Be.
 Để có số phối trí 4, Be nằm trong lỗ trống tứ diện của 4 Cl.
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 107

 Để tương ứng với số lượng Cl trong công thức là 2, mỗi tứ diện BeCl 4 này tạo 2 cầu đôi
bằng cách dùng chung 2 cạnh với 2 tứ diện bên cạnh trong cùng mặt phẳng.
 Các tứ diện BeCl4 tạo 2 cầu đôi hình thành mạch bão hòa hóa trị.
 Vì vậy, tinh thể BeCl2 có cấu trúc mạch liên kết qua 2 cạnh của mỗi tứ diện BeCl4.
6. Ví dụ 5: SnF4 với Sn có số phối trí 6.
Số phối trí 6 = Số lƣợng F trong công thức 4 + 2 (2L tạo cầu)

 Mỗi SnF4 phải có 2 F tạo cầu nên sẽ hình thành 4 cầu cho mỗi Sn.
 Để có số phối trí 6, Sn nằm trong lỗ trống bát diện của 6 F.
 Để tương ứng với số lượng F trong công thức là 4, mỗi bát diện SbF 6 này tạo 4 cầu đơn
bằng cách dùng chung 4 đỉnh với 4 bát diện bên cạnh trong cùng mặt phẳng.
 Các bát diện SnF6 tạo 4 cầu đơn hình thành lớp bão hòa hóa trị.
 Vì vậy, tinh thể SnF4 có cấu trúc lớp liên kết qua 4 đỉnh của mỗi bát diện SnF6.

7. Ví dụ 6: FeCl3 với Fe có số phối trí 6.


Số phối trí 6 = Số lƣợng Cl trong công thức 3 + 3 (3L tạo cầu)

 Mỗi FeCl3 phải có cả 3 Cl tạo cầu nên sẽ hình thành 6 cầu cho mỗi Fe.
 Để có số phối trí 6, Fe nằm trong lỗ trống bát diện của 6 Cl.
108 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

 Để tương ứng với số lượng Cl trong công thức là 3, mỗi bát diện FeCl6 này tạo 3 cầu đôi
bằng cách dùng chung 3 cạnh với 3 bát diện bên cạnh trong cùng một mặt phẳng.
 Các bát diện FeCl6 tạo 3 cầu đôi hình thành lớp bão hòa hóa trị.
 Vì vậy, tinh thể FeCl3 có cấu trúc lớp liên kết qua 3 cạnh của mỗi bát diện FeCl6.

c. Trường hợp tạo cầu nối với Ligand có số phối trí 3


1. Khi: Số phối trí của ligand tạo cầu = 3
thì một ligand tạo cầu tăng thêm được 2 số phối trí so với công thức do việc sử dụng chung
ligand của 3 nguyên tử trung tâm khiến cho giá trị của ligand chỉ còn là 1/3.
Một ligand có số phối trí 3 tạo cầu dẫn đến sự hình thành 3 cầu nối đối với NTTT .
2. Ví dụ 7: Xét TiO2 với Ti có số phối trí 6.
Số phối trí 6 = Số lƣợng O trong công thức 2 + 4

 Do số phối trí 6 quá lớn so với số lượng ligand trong công thức 2 nên để thỏa mãn số
phối trí, TiO2 phải có cả 2 O tạo cầu có số phối trí = 3 (O có giá trị 1/3) nên sẽ hình thành
6 cầu cho mỗi Ti.
 Để có số phối trí 6, Ti nằm trong lỗ trống bát diện của 6 O.
 Để tương ứng với số lượng O trong công thức là 4, mỗi bát diện TiO 6 này tạo cầu bằng
cách:
– Dùng chung 2 cạnh của mỗi bát diện để tạo thành mạch.
– Dùng chung 2 đỉnh còn lại của mỗi bát diện để tạo liên kết yếu hơn giữa các mạch
định hướng song song.
 Vì vậy, theo một quan điểm uyển chuyển hơn, có thể xem như tinh thể TiO 2 có cấu trúc
mạch liên kết qua 2 cạnh khi bỏ qua liên kết ở 2 đỉnh của mỗi bát diện TiO 6.

9.6.1.2 Lƣu ý về bản chất liên kết trong quá trình tạo cầu nối
1. Trong các ví dụ nêu trên, liên kết giữa các tiểu phân nằm trên nút mạng của tinh thể là liên
kết ion hoặc liên kết ion–cộng hóa trị.
2. Việc sử dụng khái niệm tạo cầu chỉ là một biện pháp trực quan giúp ta có thể hình dung
được cấu trúc lớp–mạch một cách dễ dàng.
3. Vì vậy, các đường nối giữa các cấu tử trên nút mạng hoàn toàn không được hiểu là các liên
kết cộng hóa trị như thông thường mà chỉ biểu diễn rõ khối phối trí chung quanh nguyên tử
trung tâm.
4. Tùy thuộc vào việc các khối tứ diện hay bát diện của tiểu phân liên kết với nhau qua:
Chƣơng 9 Hóa học tinh thể 109

 Các đỉnh hay cầu đơn


 Các cạnh hay cầu đôi
 Các mặt hay cầu ba, ít gặp
mà tinh thể có liên kết hỗn tạp sẽ có cấu trúc lớp hay mạch (mạch thẳng hay mạch vòng) với
công thức xác định.
5. Hai trường hợp giới hạn là:
 Khi tiểu phân không tạo cầu thì ta có cấu trúc đảo với liên kết giữa các tiểu phân là liên
kết van der Waals.
 Khi tiểu phân sử dụng tất cả các đỉnh của mình để tạo cầu với mạng không gian ba
chiều thì ta có cấu trúc khung.
6. F có bán kính nhỏ nên chỉ tạo được cầu đơn.
7. Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử có kích thước lớn như Cl, I, OH, NH 2,… thường tạo cầu
đôi.
8. Chính vì lý do này mà các hợp chất của cùng một nguyên tố với các ligand khác nhau có thể
có công thức giống nhau nhưng lại có:
 Cấu trúc hoàn toàn khác nhau
 Tính chất cũng hoàn toàn khác nhau
Ví dụ:
0 0
Hợp chất Số phối trí Loại cầu Cấu trúc Tnc, C Ts, C
BeF2 4 4 cầu đơn Khung Tth > 800
BeCl2 4 2 cầu đôi Mạch 415 550

9.6.2 Cấu trúc lớp-mạch với liên kết cộng hóa trị hay ion và van der Waals
1. Một điển hình của cấu trúc lớp với liên kết cộng hóa trị–van der Waals là graphit.
2. Các nguyên tử C có trạng thái lai hóa sp với 3 liên kết  và 1 liên kết  tạo thành các lớp
2

gồm các vòng 6 C nối tiếp nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
3. Các lớp liên kết với nhau bằng liên kết van der Waals có cường độ yếu.
4. Vì vậy, có sự khác biệt lớn về chiều dài liên kết:
 Khoảng cách giữa các lớp kế cận là 3,40
 Khoảng cách giữa các nguyên tử kế cận trong cùng một lớp là 1,42.

Cấu trúc của kim cƣơng Cấu trúc của graphit


Hình 9.13 So sánh cấu trúc của graphit và kim cƣơng

5. Một điển hình của cấu trúc lớp với liên kết ion–van der Waals là CdI2.
110 Chƣơng 9 Hóa học tinh thể

6. Trong lúc NaCl có cấu trúc khung thì CdI2 có cấu trúc lớp sandwich được hình thành từ 3
2+ –
tấm: 1 tấm Cd nằm giữa 2 tấm I .
7. Có thể xem như cấu trúc của CdI2 là biến thể của cấu trúc của NaCl khi cứ cách 1 tấm
cation lại để trống một tấm cation để bão hòa điện tích do cation có điện tích 2+ lớn gấp đôi
anion có điện tích 1–.

Cấu trúc của NaCl Cấu trúc của CdI2


Hình 9.14 So sánh cấu trúc khung của NaCl và cấu trúc lớp của CdI 2

9.6.3 Cấu trúc lớp–mạch với liên kết hydro và van der Waals
1. Các phân tử cộng hóa trị có khả năng tạo liên kết hydro theo 1 hoặc 2 phương trong không
gian sẽ có thể có cấu trúc lớp hoặc mạch với liên kết hydro-van der Waals.
2. Ví dụ: HF tạo liên kết hydro theo 1 phương nên tinh thể HF có cấu trúc mạch.
3. Ví dụ: H3BO3 với phân tử phẳng tạo được liên kết hydro theo 2 phương tạo thành lớp và
giữa các lớp là liên kết van der Waals.
Chƣơng 10 Hóa học chất rắn 111

Chƣơng 10
Hóa học chất rắn
10.1 Sự phân bố các chất kết tinh theo hệ tinh thể
1. Khi phân loại thống kê các khoáng vật theo hệ tinh thể, người ta thu được kết quả sau:

Bảng 10.1 Phân bố các khoáng vật theo hệ tinh thể


Stt Hạng đối xứng Hệ tinh thể Số lƣợng khoáng vật

1 Cao Lập phương 153


2 Lục phương và Tam phương 180
Trung
3 Tứ phương 80
4 Trực thoi 256
5 Thấp Đơn tà 303
6 Tam tà 54
Cộng 1026

2. Từ kết quả thống kê nêu trên, người ta có các nhận xét sau:
a. Các đơn chất có thành phần đơn giản, nhất là các kim loại, thường có cấu trúc thuộc hệ
tinh thể đối xứng bậc cao:
 Hệ lập phương như Cu, Ag, Au, Pt,…
 Hệ lục phương như Mg, Zn, Cd,…
b. Các chất có thành phần phức tạp thường có cấu trúc thuộc hệ tinh thể đối xứng bậc
thấp. Ví dụ như fenspat, mica,…
c. Có 60% khoáng vật thuộc hạng đối xứng bậc thấp. Chỉ có 15% khoáng vật thuộc hạng
đối xứng bậc cao.
d. Các chất hữu cơ hầu như không có tinh thể lập phương.
3. Mối tương quan phổ biến giữa thành phần hóa học và tính đối xứng của tinh thể là:
a. Thành phần hóa học đơn giản Tính đối xứng cao
b. Thành phần hóa học phức tạp Tính đối xứng thấp
10.2 Hiện tƣợng đa hình
1. Hiện tượng đa hình xảy ra khi một chất có thể kết tinh dưới nhiều cấu trúc khác nhau.
2. Mỗi cấu trúc của chất như vậy được gọi là một biến thể đa hình của chất.
3. Trong trường hợp riêng đối với đơn chất thì mỗi cấu trúc đa hình như vậy thường gọi là một
dạng thù hình của đơn chất.
112 Chƣơng 10 Hóa học chất rắn

4. Tính chất của các biến thể đa hình của các hợp chất (hay dạng thù hình của các đơn chất)
có thể rất khác nhau hoặc gần giống nhau phụ thuộc vào:
a. Bản chất của liên kết trong biến thể đa hình
b. Cấu trúc của chất trong biến thể đa hình, như là một hệ quả đương nhiên
5. Thông thường, mỗi dạng đa hình tồn tại ở trạng thái bền trong một khoảng nhiệt độ và áp
suất xác định.
6. Nhiệt độ mà tại đó xảy ra sự biến đổi đa hình được gọi là nhiệt độ biến đổi đa hình hay nhiệt
độ chuyển pha.
7. Khi một chất ở dạng đa hình không bền trong điều kiện đang xét thì ta nói chất ở trạng thái
giả bền.
8. Ví dụ 1: Fe có 4 dạng thù hình với các đặc trưng sau:

0
Tchuyển pha, C 770 910 1390
Dạng thù hình Fe Fe Fe Fe
Cấu trúc Thể tâm Thể tâm Diện tâm Thể tâm
a, 2,86 2,90 3,56 2,93
Từ tính Sắt từ Thuận từ Thuận từ

10. Ví dụ 3: Carbon có 2 dạng thù hình thông thường là dạng graphit bền và dạng kim cương
giả bền với các đặc trưng sau:

Dạng thù hình Kim cƣơng Graphit


Cấu trúc Lập phƣơng Lục phƣơng
G
0
298, kJ/mol 3 0
Độ cứng Mohr 10 1
Tỉ trọng d 3,51 2,22
Tính chất Trong suốt, không dẫn điện Đen, dẫn điện tốt

9. Ví dụ 2: CaCO3 có 2 dạng đa hình là dạng calcit (đá vôi thông thường) và dạng aragonit
(thạch nhũ) với các đặc trưng sau:
Chƣơng 10 Hóa học chất rắn 113

Dạng đa hình Calcit Aragonit


Cấu trúc Tam phƣơng Trực thoi
H
0
298, kJ/mol 1207 1207
0
S 298, J/mol 92 88
G
0
298, kJ/mol 1128 1127
11. Quá trình biến đổi đa hình có thể xảy ra chỉ theo 1 chiều hoặc theo cả 2 chiều.
12. Hiện tượng biến đổi đa hình chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt lý thuyết.
13. Xu hướng chung là các dạng đa hình có số phối trí lớn thường bền ở nhiệt độ thấp và áp
suất cao, và ngược lại.

10.3 Hiện tƣợng đồng hình


1. Hiện tượng đồng hình xảy ra khi nhiều chất có thể kết tinh trong cùng một dạng cấu trúc.

Hiện tƣợng Số chất Cấu trúc

Đa hình Một chất Nhiều cấu trúc


Đồng hình Nhiều chất Một cấu trúc

2. Ví dụ: Muối carbonat của nhiều kim loại hóa trị 2 là các chất đồng hình do chúng có cùng lớp
đối xứng và cấu trúc tam phương, thông số mạng xấp xỉ bằng nhau và góc  rất gần nhau.

Chất MgCO3 CaCO3 MnCO3 FeCO3 ZnCO3


0 0 0 0 0
 103 21’ 101 55’ 102 50’ 103 04’ 103 28’

3. Điều kiện để xảy ra hiện tượng đồng hình của 2 chất là:
a. Có sự tương tự về cấu trúc tinh thể
b. Một số tiểu phân của chất này có thể thay thế bằng một số tiểu phân của chất kia trong
tinh thể do chúng có bán kính tương tự
4. Khi có sự thay thế của tiểu phân này bằng tiểu phân kia của 2 chất đồng hình thì ta thu được
một tinh thể được gọi là dung dịch rắn thay thế.

Chất A Dd rắn thay thế AB Chất B

5. Khi có sự thay thế tiểu phân A bằng tiểu phân B từ 0  100% thì ta có dung dịch rắn thay
thế hoàn toàn (hay liên tục).

Ví dụ: Magnesit MgCO3 và siderit FeCO3 với rMg2+ = 0,78 và rFe2+ = 0,83 tạo dung dịch rắn
liên tục (Mg, Fe)[CO3].
6. Khi có sự thay thế tiểu phân A bằng tiểu phân B chỉ trong một khoảng % nào đó thì ta có
dung dịch rắn thay thế hạn chế.
114 Chƣơng 10 Hóa học chất rắn

Ví dụ: Đồng có rCu = 1,28 tạo dung dịch rắn thay thế hạn chế với thiếc có r Sn = 1,58 bằng
cách hòa tan Sn từ 0  45% khối lượng.
7. Trường hợp giới hạn, 2 chất đồng hình chỉ tạo ra các hợp chất có thành phần xác định.

Ví dụ: Magnesit MgCO3 và calcit CaCO3 với rMg2+ = 0,78 và rCa2+ = 1,06 chỉ tạo được dung
dịch là hợp chất trung gian dolomit có công thức CaMg[CO3]2 hay CaCO3.MgCO3.
9. Hiện tượng đồng hình còn xuất hiện đối với cả các chất có điện tích hoàn toàn khác nhau. Ví
dụ như CaTiO3 và KMgF3; BaSO4 và KBF4,… tạo được tinh thể đồng hình.

10.4 Tinh thể thật


10.4.1 Hình thái tinh thể
1. Hình thái tinh thể hay hình dạng bên ngoài của một tinh thể thật bao giờ cũng phản ánh tính
đối xứng bên trong, nghĩa là cấu trúc vi mô của tinh thể.
2. Điều này được thể hiện rõ ràng qua việc góc giữa các bề mặt xác định của tinh thể là xác
định cho dù tinh thể đó có các hình dạng khác nhau do kết tinh ở các điều kiện khác nhau.

Hình 10.1 Góc các mặt ngoài của tinh thể bảo toàn do cấu trúc bên trong xác định

3. Cần chú ý là hình dáng bên ngoài của tinh thể


không gắn liền với hình đặc trưng của hệ tinh thể. Ví
dụ như tinh thể thuộc hệ lập phương diện tâm lại
thường có dạng vĩ mô là các hạt hình kim hay lăng
trụ do tinh thể phát triển mạnh theo hướng đường
chéo mặt vì hướng này có mật độ cao nhất nên số
lượng liên kết được hình thành nhiều nhất.

10.4.2 Khuyết tật trong tinh thể


1. Các tinh thể thực luôn luôn có khuyết tật do:
a. Sai lệch về trật tự sắp xếp của các tiểu phân
b. Sai lệch do thành phần của các tiểu phân không hợp thức
c. Sai lệch do sự có mặt của tạp chất
2. Một số khuyết tật có thể thấy bằng mắt thường như:
 Bề mặt tinh thể gồ ghề, cạnh tinh thể bị cong,…
 Xuất hiện màu như ngọc có màu xanh hay đỏ do sự nhiễm tạp Cr, Ti trong Al2O3,…
3. Một số khuyết tật chỉ có thể nhận biết bằng các thiết bị đặc biệt như:
 Sự thay thế Si bằng P hay B trong chất bán dẫn
 Hàm lượng nguyên tố đất hiếm trong kim cương nhân tạo
Chƣơng 10 Hóa học chất rắn 115

a. Khuyết tật về trật tự sắp xếp của các tiểu phân


1. Khuyết tật về trật tự sắp xếp bao gồm các khuyết tật điểm, đường, mặt và khối.
2. Khuyết tật điểm có kích thước cở nguyên tử do:
a. Các tiểu phân có kích thước nhỏ có thể bị bứt ra khỏi vị trí cân bằng của nó để dời đến
một vị trí mới ở giữa những nguyên tử khác tạo thành khuyết tật Frenkel
b. Các tiểu phân có kích thước lớn dời khỏi vị trí cân bằng đi lên bề mặt tinh thể và để lại
các lỗ trống tạo thành khuyết tật Shotky
c. Sự có mặt của nguyên tử tạp chất trong mạng tinh thể

(a) Khuyết tật Frenkel (b) Khuyết tật Shotky (c) Mạng lý tƣởng
Hình 10.2 Các loại khuyết tật điểm

3. Khi nhiệt độ tăng thì khuyết tật điểm sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ như ở nhiệt độ thường, nồng
–15 –4
độ lỗ trống trong vàng chỉ là 10 thì ở gần nhiệt độ nóng chảy tăng lên đến 10 .
4. Khuyết tật đường có kích thước vĩ mô theo 1 chiều và cở nguyên tử theo 2 chiều còn lại nên
tạo thành lệch mạng.

Hình 10.3 Mô hình khuyết tật đƣờng (a), (b) lệch mạng biên và (c) mạng lý tƣởng

Hình 10.4 Mô hình khuyết tật đƣờng (a) lệch mạng xoắn và (b) mạng lý tƣởng

5. Khuyết tật mặt có kích thước vĩ mô theo 2 chiều và cở nguyên tử theo 1 chiều còn lại xuất
hiện tại biên giới hạt, tại biên giới giữa các khối men rạn,…
116 Chƣơng 10 Hóa học chất rắn

Hình 10.5 Mô hình cấu trúc biên giới hạt (a) góc lớn và (b) góc nhỏ

6. Khuyết tật khối có kích thước vĩ mô theo cả 3 chiều bao gồm các khe nứt, các bao thể, các
dị vật,… trong tinh thể.
7. Khuyết tật của tinh thể đóng vai trò quan trọng trong phản ứng pha rắn. Chúng tham gia vào
các hiện tượng khuếch tán, biến dạng,… đưa đến những hiệu ứng có lợi cho vận tốc của
phản ứng.
b. Khuyết tật do thành phần không hợp thức
1. Các hợp chất bão hòa hóa trị tạo thành tinh thể van der Waals thường có thành phần hợp
thức.
2. Các chất tạo thành tinh thể ion hay cộng hóa trị thường có thành phần thay đổi do sự thiếu
hay thừa của một số tiểu phân tại các nút mạng làm sai lệch công thức hợp thức của chất.
Ví dụ:

Chất Chì (II) sulfur Titan (IV) oxid Titan (II) oxid

Công thức PbS TiO2 TiO


Thành phần PbS0,9995 đến PbS1,0005 TiO1,9 đến TiO2 Ti0,9O đến Ti1,3O

10.5 Phản ứng pha rắn


10.5.1 Nhiệt động lực học của phản ứng pha rắn
1. Phản ứng có khả năng xảy ra khi G < 0.

G0T  H0T  TS0T

2. Song dù có G < 0 thì các phản ứng pha rắn thường chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao do yếu tố cản
trở về mặt động học trong quá trình khuếch tán.
3. Trong các phản ứng chỉ có sự tham gia của các chất rắn, sự biến đổi của entropi là rất nhỏ
và thường được bỏ qua.
4. Vì vậy, entalpi sẽ cho biết chiều của phản ứng trong pha rắn.
5. Các phản ứng pha rắn thường tỏa nhiệt với H < 0.
6. Về lý thuyết, phản ứng pha rắn xảy ra hoàn toàn và hệ chỉ đạt đến trạng thái cân bằng khi
hết tác chất.
7. Trong thực tế, hiếm khi phản ứng xảy ra hoàn toàn do không thể trộn đều tuyệt đối các tác
chất nên một phần các tiểu phân tác chất không thể tiếp xúc được với nhau.
0
8. Xét phản ứng tạo ferit ở 298 K:
NiO + Fe2O3  NiFe2O4
Chƣơng 10 Hóa học chất rắn 117

với các giá trị nhiệt động được trình bày trong bảng sau:

0
H G
0 0
Chất 298 (kJ/mol) S 298 (J/mol.độ) 298 (kJ/mol)

NiO 239,7 37,99 211,6


Fe2O3 822,2 87,4 740,3
NiFe2O4 1077 132 996
Phản ứng 15,1 6,61 17,1

0
9. Vậy phản ứng trên xảy ra theo chiều thuận và tỏa nhiệt ở 298 K. Nhiệt phản ứng rất nhỏ, chỉ
khoảng cỡ liên kết hydro.

10.5.2 Động học của phản ứng pha rắn


1. Tốc độ khuếch tán quyết định vận tốc phản ứng pha rắn.
2. Quá trình khuếch tán giữa các hạt sẽ dẫn đến sự tạo thành lớp sản phẩm (Y) trên bề mặt
ngăn cách giữa các hạt.

A(r) + B(r) = AB(r)


Hình 10.3 Quá trình khuếch tán qua lớp sản phẩm phản ứng

3. Tác chất sẽ khuếch tán qua lớp sản phẩm này để phản ứng tiếp tục xảy ra.
4. Lớp sản phẩm dày lên trong quá trình phản ứng và tác chất dần dần được tiêu thụ hết.
5. Tùy thuộc sự xuất hiện của các khuyết tật mà các tiểu phân sẽ khuếch tán theo các phương
khác nhau.
6. Tiểu phân có bán kính nhỏ ưu tiên khuếch tán vào tiểu phân có bán kính lớn hơn.

Kim loại Bán kính nguyên tử, Å Hệ Hƣớng ƣu tiên khuếch tán

Cu 1,28 – –
Ag 1,44 Cu–Ag Cu khuếch tán vào Ag
Au 1,44 Cu–Au Cu khuếch tán vào Au
Fe 1,26 Cu–Fe Fe khuếch tán vào Cu
C 0,77 Fe–C C khuếch tán vào Fe

0
Kim loại Nhiệt độ nóng chảy, C Hƣớng khuếch tán
Au 1063
Au đi vào Ag
Ag 961

7. Các tiểu phân có cùng bán kính thì chất có T nc cao khuếch tán vào chất có Tnc thấp.
118 Chƣơng 10 Hóa học chất rắn

8. Tác chất ban đầu có cấu trúc càng chặt chẽ thì quá trình khuếch tán sẽ càng khó.
9. Tốc độ phản ứng giữa các pha rắn được quyết định bởi:
 Các khuyết tật trong mạng tinh thể và
 Quá trình khuếch tán tác chất qua lớp sản phẩm
 Thành phần hỗn hợp, kích thước hạt
 Phương pháp chuẩn bị hỗn hợp
 Cấu trúc tác chất và cấu trúc của sản phẩm,…
Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất 119

Chƣơng 11
Mối liên hệ giữa cấu trúc
và tính chất của các chất
11.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất vật lý của chất
1. Các tính chất vật lý và hóa học của các chất không những phụ thuộc vào bản chất của các
nguyên tố hợp thành mà còn phụ thuộc rất nhiều vào bản chất và năng lượng của liên kết
tồn tại:
 Giữa các tiểu phân, và
 Trong các tiểu phân

11.1.1 Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi


1. Khi tăng nhiệt độ thì các tiểu phân trong pha rắn dao động ngày càng mạnh.
2. Đến một nhiệt độ nào đó thì các tiểu phân này có thể di chuyển ra khỏi vị trí nút mạng và để
lại một lỗ trống.
3. Số lỗ trống và tiểu phân nằm lệch vị trí tăng khi nhiệt độ tăng. Ví dụ như vàng có nồng độ lỗ
–15 –4
trống ở nhiệt độ thường là 10 , ở gần nhiệt độ nóng chảy là 10 nguyên tử.
4. Tiếp tục tăng nhiệt độ thì sự dao động của các tiểu phân ngày càng lớn cho đến lúc các tiểu
phân này di chuyển tự do đối với nhau.
5. Lúc này, chất chuyển từ pha rắn sang pha lỏng.
6. Để di chuyển được, các tiểu phân phải có đủ động năng để thắng được lực liên kết giữa các
tiểu phân.
7. Vì vậy, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi phụ thuộc vào năng lượng liên kết giữa các tiểu
phân trong pha rắn.
8. Hệ quả là một chất có năng lượng mạng tinh thể càng cao thì có nhiệt độ nóng chảy T nc và
nhiệt độ sôi Ts càng cao.

a. Đối với tinh thể ion


1. Các tinh thể này có liên kết giữa các tiểu phân là liên kết ion với lực liên kết mạnh.
2. Do đó các tinh thể ion thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
+ 2–
3. Cần lưu ý là liên kết giữa các nguyên tử bên trong các ion phức tạp như NH 4 , SO4 ,… lại
thường là liên kết cộng hóa trị hay ion-cộng hóa trị.
2
4. Ví dụ: Liên kết giữa các nguyên tử S và O bên trong anion SO 4 là liên kết cộng hóa trị phân
cực.
5. Nếu các liên kết giữa các nguyên tử này không bền thì chúng có thể bị cắt đứt làm cho chất
bị phân hủy thậm chí trước khi chất nóng chảy hay bay hơi.
120 Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất

b. Đối với tinh thể kim loại


1. Các tinh thể này có liên kết giữa các tiểu phân là liên kết kim loại với lực liên kết mạnh.
2. Do đó, các tinh thể kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
3. Lực liên kết giữa các tiểu phân trong các tinh thể kim loại càng lớn khi:
a. Số điện tử hóa trị càng lớn
b. Bán kính nguyên tử kim loại càng nhỏ
c. Kim loại có cấu trúc càng đặc khít
4. Lưu ý là nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim loại biến thiên trong một khoảng rất rộng
0
từ âm vài chục đến trên 3000 C.

c. Đối với tinh thể cộng hóa trị


1. Các tinh thể này có liên kết giữa các tiểu phân là liên kết cộng hóa trị với lực liên kết mạnh
theo cả ba phương tạo thành mạng khung.
2. Do đó các tinh thể cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

d. Đối với tinh thể van der Waals


1. Các tinh thể này có liên kết giữa các tiểu phân là liên kết van der Waals với lực liên kết yếu.
2. Do đó, các tinh thể van der Waals thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
3. Ở điều kiện thường chúng tồn tại chủ yếu ở trạng thái khí hay lỏng, chỉ có một số ở trạng
thái rắn.
4. Khi nóng chảy, liên kết giữa các tiểu phân có thể bị cắt đứt hoàn toàn hay một phần lớn để
tạo thành các tiểu phân hay tập hợp các tiểu phân riêng lẻ.
5. Cần lưu ý là các tinh thể van der Waals có liên kết hydro như nước sẽ có nhiệt độ nóng chảy
và bay hơi cao hơn rất nhiều.

e. Đối với tinh thể có liên kết hỗn tạp


1. Các tinh thể có liên kết hỗn tạp tạo thành lớp-mạch có cấu trúc trung gian giữa mạng van
der Waals và mạng cộng hóa trị hay ion.
2. Do các lớp-mạch có kích thước vô cùng lớn nên không thể di chuyển tự do khiến cho nhiệt
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào liên kết giữa các lớp-mạch mà lại phụ
thuộc vào lực liên kết bên trong các lớp-mạch.
3. Tinh thể loại này sẽ nóng chảy khi các lớp-mạch bị cắt đứt tạo thành các tập hợp nhỏ hơn
có khả năng di chuyển tự do.
4. Khi liên kết bên trong các lớp-mạch có tính cộng hóa trị với năng lượng lớn thì mạng gần
giống với mạng cộng hóa trị nên tinh thể có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối
cao.
5. Khi liên kết bên trong các lớp-mạch có tính cộng hóa trị phân cực với năng lượng nhỏ thì
mạng gần giống với mạng van der Waals nên tinh thể có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
không cao, ví dụ như FeCl3, SO3, P2O5,…

Hình 11.1 Các liên kết giữa và trong các tiểu phân
Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất 121

11.1.2 Nhiệt độ phân hủy


1. Nhiệt độ phân hủy Tph phụ thuộc vào năng lượng liên kết giữa các nguyên tử bên trong các
tiểu phân.
2. Khi liên kết này càng yếu thì liên kết càng dễ bị cắt đứt, chất sẽ dễ bị phân hủy.
3. Các liên kết bên trong các tiểu phân thường là các liên kết cộng hóa trị hay liên kết cộng hóa
trị phân cực.
4. Độ mạnh của các lực này thường được xem xét thông qua mức độ xen phủ hiệu quả của
các vân đạo liên kết.
5. Mức độ xen phủ hiệu quả bao gồm hai yếu tố là thể tích xen phủ và mật độ điện tử.
6. Trong đó, khi tăng bán kính thì mật độ điện tử giảm mạnh hơn so với sự tăng thể tích xen
phủ nên liên kết sẽ kém bền hơn.

11.1.3 Tính chất cơ học


1. Tính chất cơ học của các tinh thể chủ yếu phụ thuộc vào loại liên kết cũng như năng lượng
liên kết giữa các tiểu phân.
2. Liên kết cộng hóa trị có tính chất định xứ và lực liên kết mạnh nên các tinh thể cộng hóa trị
có độ cứng lớn nhưng thường lại dòn.
3. Liên kết kim loại về bản chất có thể xem là liên kết cộng hóa trị nhưng có tính bất định xứ
nên các tinh thể kim loại dẻo và dai, dễ kéo và dát mỏng.
4. Một yếu tố quan trọng khác đối với các vật liệu đa tinh thể (vật liệu được hình thành từ nhiều
tinh thể nhỏ) là liên kết giữa các tinh thể tại biên tinh thể yếu hơn liên kết bên trong tinh thể
nên chính liên kết tại biên tinh thể lại quyết định tính chất cơ học của các vật liệu đa tinh thể.
5. Hệ quả là vật liệu đa tinh thể có độ bền kém hơn vật liệu đơn tinh thể.

11.1.4 Tính dẫn điện


a. Thuyết vùng năng lượng
1. Khi sử dụng thuyết MO cho tinh thể, có thể hình dung một tinh thể là một phân tử khổng lồ
có n nguyên tử.
2. Sự tổ hợp n vân đạo hóa trị của nguyên tử sẽ tạo thành n/2 vân đạo liên kết và n/2 vân đạo
phản liên kết của tinh thể.
3. Do xác suất phân bố năng lượng, các vân đạo này không đồng năng mà tạo thành một vùng
chứa các mức năng lượng gần như liên tục.
4. Khoảng cách giữa các mức năng lượng kế tiếp nhau chỉ vào khoảng 1022eV.
5. Các vân đạo nguyên tử s, p, d và f sẽ tạo thành các vùng năng lượng s, p, d và f.
6. Các vùng năng lượng này có thể chứa điện tử được gọi là vùng được phép.
7. Giữa các vùng được phép có thể có những dải năng lượng không thể chứa điện tử được gọi
là vùng không được phép.
8. Các vùng được phép có thể tách rời nhau hay chập lên nhau tùy theo độ rộng của vùng và
khoảng cách giữa các vùng.
9. Vùng được phép có năng lượng cao nhất có chứa điện tử gọi là vùng hóa trị (HOMO).
10. Vùng được phép có năng lượng thấp nhất không chứa điện tử gọi là vùng dẫn (LUMO).
11. Vùng hóa trị và vùng dẫn có thể chập lên nhau hoặc cách nhau một khoảng E nào đó.
12. Khi một điện tử được dịch chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn thì nó mới có thể chuyển
động tự do trong toàn bộ tinh thể và lúc đó tinh thể mới dẫn điện.
13. Khả năng dịch chuyển của điện tử lên vùng dẫn phụ thuộc vào giá trị của E:
122 Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất

a. Khi E < 0,1eV: các điện tử có thể dịch


chuyển dễ dàng, tinh thể dẫn điện.
Vùng dẫn (đƣợc phép) LUMO
b. Khi E > 3eV: các điện tử không thể dịch
chuyển, tinh thể cách điện.
c. Khi 0,1 < E < 0,1eV: các điện tử có thể Vùng cấm
dịch chuyển khi bị kích thích từ bên ngoài
như đun nóng,… tinh thể có tính bán dẫn. (không đƣợc phép) E

Vùng hóa trị (đƣợc phép) LUMO


b. Tính dẫn điện của tinh thể ion
      
1. Các tinh thể ion không dẫn điện vì các điện tử
thuộc về các ion riêng lẻ và giữa các ion không
Hình 11.2 Các vùng
có sự trao đổi điện tử với nhau.
năng lƣợng trong tinh thể
2. Khi ở trạng thái nóng chảy thì các hợp chất ion
lại dẫn điện do chuyển động của các ion dưới
tác dụng của điện trường.

c. Tính dẫn điện của tinh thể kim loại


1. Các tinh thể kim loại được hình thành từ các nguyên tố kim loại có tính chất gần giống nhau.
2. Năng lượng của các vân đạo tương đối gần nhau nên vùng hóa trị và vùng dẫn thường
chồng lên nhau.
3. Vì vậy, kim loại dẫn điện tốt.

d. Tính dẫn điện của tinh thể cộng hóa trị


1. Trong các tinh thể cộng hóa trị, liên kết ít phân cực, vân đạo phân tử của tinh thể được tổ
3
hợp từ các vân đạo tạp chủng sp của các nguyên tử.
2. Tương tác giữa các nguyên tử đứng gần nhau mạnh hơn tương tác giữa các nguyên tử
đứng xa nhau nên các điện tử hóa trị có tính định xứ lớn.
3. Các vùng hóa trị và vùng dẫn không bị giãn ra để chập lên nhau nên có một vùng cấm nằm
giữa hai vùng này.
4. Do đó, các tinh thể nguyên tử là các chất cách điện hay bán dẫn. Ví dụ:
a.Tinh thể kim cương có E = 5,7eV là chất cách điện
b.Tinh thể silic có E = 1,1eV là chất bán dẫn
c.Tinh thể germani có E = 0,76eV là chất bán dẫn
5. Các tinh thể nguyên tử có liên kết cộng hóa trị phân cực với mạng khung thường là những
chất bán dẫn. Ví dụ như ZnS, PbS,…

e. Tính dẫn điện của tinh thể van der Waals


1. Trong các tinh thể van der Waals, các điện tử được định xứ trong phạm vi từng phân tử
khiến cho E lớn nên các tinh thể này là những chất cách điện.

f. Tính dẫn điện của tinh thể có liên kết hỗn tạp
1. Các tinh thể có cấu trúc lớp-mạch với liên kết hỗn tạp ít phân cực là những chất cách điện.
2. Các tinh thể có cấu trúc lớp-mạch với liên kết hỗn tạp phân cực mạnh như FeCl3, FeCl2,
SnCl2 thường là những chất cách điện và chỉ dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.
Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất 123

11.1.5 Tính tan


1. Quá trình hòa tan phụ thuộc vào bản chất của chất tan và dung môi cũng như tương tác
giữa hai chất này với nhau nên sẽ xảy ra rất đa dạng và khó có thể dự đoán được chính xác
độ tan của một chất trong một dung môi nào đó.
2. Quá trình hòa tan bao gồm hai quá trình chính như sau:
3. Quá trình vật lý: Cắt đứt các liên kết giữa các tiểu phân trong pha rắn cũng như liên kết giữa
các tiểu phân trong pha lỏng và khuyếch tán các tiểu phân của pha rắn vào pha lỏng.
 Đây là một quá trình thu nhiệt, Hvl > 0, năng lượng cần cung cấp sẽ càng lớn khi liên
kết giữa các tiểu phân của chất tan cũng như liên kết giữa các tiểu phân của dung môi
càng mạnh.
 Quá trình khuyếch tán có Hkt nhỏ nên có thể bỏ qua.

Hình 11.3 Mô hình quá trình hòa tan NaCl

4. Quá trình hóa học: Hình thành các liên kết mới giữa tiểu phân của chất tan với các tiểu phân
của dung môi.
 Quá trình này được gọi là quá trình solvat hóa.
 Đây là một quá trình tỏa nhiệt, Hhh < 0, năng lượng tỏa ra càng lớn khi liên kết giữa các
tiểu phân của chất tan và dung môi càng mạnh.
5. S của quá trình hòa tan lớn hơn 0 vì quá trình hòa tan làm tăng độ tự do của hệ.
6. Nhưng S không lớn lắm nên quá trình hòa tan phụ thuộc trước hết vào tương quan giữa
Hvl và Hhh:
7. Biểu thức (11.1) cho thấy sự khó khăn khi dự đoán độ tan vì khi điện tích của ion càng lớn,
bán kính của ion càng nhỏ thì năng lượng mạng tinh thể U ml càng âm và năng lượng solvat
hóa Hsol cũng càng âm.

Ght  Hht  TSht  Hht

Hht  Uml  Hcation


sol  Hanion
sol (11.1)

8. Trong biểu thức (11.1) thì hai đại lượng này trái dấu với nhau.
9. Vì vậy, giá trị của Hht phụ thuộc vào sự thay đổi tương đối của hai đại lượng Uml và Hsol.
124 Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất

10. Người ta rút ra một quy tắc thực nghiệm là:


Các chất có bản chất giống nhau dễ tan vào nhau
11. Điều đó có nghĩa là:
 Chất phân cực có liên kết ion hay ion-cộng hóa trị dễ tan vào dung môi phân cực.
 Chất không phân cực có liên kết cộng hóa trị dễ tan vào dung môi không phân cực.
12. Ví dụ:
 H2O và NaCl là những chất phân cực sẽ dễ tan vào nhau.
 C6H6 và I2 là những chất không phân cực cũng dễ tan vào nhau.
 Còn H2O và I2 hoặc C6H6 và NaCl là những chất có độ phân cực hoàn toàn khác nhau
nên sẽ rất ít tan vào nhau.
13. Riêng các chất có năng lượng mạng tinh thể quá lớn sẽ không tan trong bất kỳ dung môi
nào do năng lượng solvat hóa không bù nổi năng lượng mạng tinh thể.
14. Nếu giữa chất tan và dung môi hình thành liên kết hydro thì độ tan sẽ tăng lên đáng kể.

11.2 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất hóa học của các chất
1. Tính chất hóa học của một chất trước hết phụ thuộc vào bản chất của chất đó.
2. Song như ta đã thấy trong phần trên, trước khi muốn phản ứng thì phải có quá trình cắt đứt
liên kết cũ giữa chính các tiểu phân ở trạng thái rắn hay trạng thái lỏng mà chất đang tồn tại.
3. Do đó, trạng thái tồn tại cũng ảnh hưởng đến hoạt tính hóa học của các chất.
4. Khi trạng thái tồn tại càng kém bền thì hoạt tính hóa học của chất càng cao. Ví dụ:
 P đen có mạng tinh thể hỗn tạp chứa mạch P bền nên có hoạt tính hóa học thấp
 P trắng có mạng tinh thể van der Waals chứa phân tử P4 không bền nên có hoạt tính
hóa học cao

Trường hợp đặc biệt: Anion là các đại phân tử


1. Các chất có anion là các đại phân tử tạo thành các mạch–lớp–khung với liên kết bên trong là
liên kết cộng hóa trị. Các cation nằm giữa các mạch-lớp-khung này để trung hòa điện cho
hợp chất.
2. Tùy thuộc vào điện tích và bán kính của cation mà liên kết của cation với anion đại phân tử
là liên kết ion hay liên kết ion-cộng hóa trị.
3. Trường hợp 1: Cation có điện tích lớn, bán kính nhỏ:
 Liên kết giữa cation với anion đại phân tử có nhiều tính cộng hóa trị.
 Các chất này có nhiệt độ nóng chảy cao, độ cứng lớn, không tan trong các dung môi và
không có khả năng trao đổi ion nữa.
4. Trường hợp 2: Cation có điện tích nhỏ, bán kính lớn:
 Liên kết giữa cation với anion đại phân tử là liên kết ion.
 Các chất này vừa có tính chất của hợp chất ion do liên kết giữa các cation và anion đại
phân tử tạo ra lại vừa có tính chất của hợp chất cộng hóa trị do liên kết bên trong các
anion đại phân tử tạo nên.
 Các chất này thường có nhiệt độ nóng chảy cao, không tan trong nước và có khả năng
trao đổi cation.

I
Ví dụ: Khoáng montmorillonit M x[Si8–xAl4–xMgxO20(OH)4] được hình thành từ các lớp
anion đại phân tử. Các cation nằm giữa các lớp này có khả năng trao đổi với các cation
trong môi trường chung quanh.
Chƣơng 11 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất 125

11.3 Nhận xét chung về mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của chất
1. Tóm lại, các tính chất hóa học và vật lý của các chất vô cơ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm
liên kết và cấu trúc của trạng thái tồn tại của chất.
2. Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ:
 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các loại liên kết và độ bền của liên kết
 Sự biến thiên của bản chất liên kết khi thay đổi vị trí của nguyên tố trong bảng phân loại
tuần hoàn
 Cấu trúc và trạng thái tồn tại của chất
để có thể dự đoán được các tính chất acid-baz và oxi hóa-khử cũng như các tính chất vật lý
có thể có của chất trong quá trình điều chế và sử dụng các hợp chất hóa học.
126 Chƣơng 12 Đại cƣơng về hóa học của các nguyên tử s và p

Chƣơng 12
Đại cƣơng về hóa học
của các nguyên tố s và p
12.1 Cấu trúc nguyên tử và đặc điểm liên kết
1. Các nguyên tố không chuyển tiếp có các vân đạo hóa trị ns và np ở lớp vỏ ngoài cùng.
2. Số điện tử hóa trị của các nguyên tố nằm trong cùng một phân nhóm bằng số thứ tự của
phân nhóm.

Phân nhóm 1A 2A 3A 4A
1 0 2 0 2 1 2 2
ns np ns np ns np ns np
Cấu trúc điện tử
      
Xu hướng bằng: điện tử độc thân và
điện tử độc thân
tạo liên kết: vân đạo trống (nhận)
Nguyên tố Sớm Đặc biệt
Phân nhóm 5A 6A 7A 8A
2 3 2 4 2 5 2 6
ns np ns np ns np ns np
Cấu trúc điện tử
               
Xu hướng bằng: điện tử độc thân và
đôi điện tử tự do
tạo liên kết: đôi điện tử tự do (cho)
Nguyên tố Muộn Khí hiếm

3. Các nguyên tố sớm là các nguyên tố có độ âm điện thấp với lượng điện tử hóa trị chưa đạt
hay vừa đạt đến trạng thái bán bão hòa.
4. Vì vậy, các nguyên tố sớm có xu hướng:
 Cho các điện tử hóa trị để có số oxi hóa dương
 Nhận các đôi điện tử vào các vân đạo còn trống
5. Các nguyên tố muộn là các nguyên tố có độ âm điện cao với lượng điện tử hóa trị đạt quá
trạng thái bán bão hòa.
6. Vì vậy, các nguyên tố muộn có xu hướng:
 Nhận các điện tử hóa trị để có số oxi hóa âm
 Cho các đôi điện tử tự do
7. Các nguyên tố ở chu kỳ 2 chỉ có 4 vân đạo hóa trị nên thể hiện tính sớm và muộn rất rõ
ràng.
Chƣơng 12 Đại cƣơng về hóa học của các nguyên tử s và p 127

8. Các nguyên tố từ chu kỳ 3 trở đi có thể sử dụng vân đạo nd làm vân đạo hóa trị. Vì vậy, các
nguyên tố muộn ở chu kỳ  3 có nhiều hơn 4 điện tử mà vẫn có thể mang đặc tính liên kết
của các nguyên tố sớm là nhận đôi điện tử tự do vào vân đạo d.
9. Các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 có bán kính nhỏ nên các vân đạo p của nguyên tử trung tâm
và ligand xen phủ được với nhau và tạo thành liên kết p–p bền.
10. Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 trở lên có bán kính lớn nên xen phủ bền tồn tại:
 Giữa các vân đạo d của NTTT và vân đạo p của ligand và tạo thành liên kết d–p.
 Giữa các vân đạo d của NTTT và vân đạo d của ligand và tạo thành liên kết d–d.
11. Các nguyên tố không chuyển tiếp có số oxi hóa bền tuân theo quy tắc Mendeleev. Các số
oxi hóa khác không bền.
Số oxi hóa = Số nhóm – 2n n=04

Hình 12.1 Mô hình xen phủ của các vân đạo tạo liên kết 

Hình 12.2 Phân bố mức năng lƣợng của các vân đạo theo nguyên tử số Z

12.2 Quy luật biến đổi tính chất


12.2.1 Quy luật biến đổi tính chất trong một phân nhóm chính
1. Khi đi từ trên xuống dưới trong một phân nhóm chính:
128 Chƣơng 12 Đại cƣơng về hóa học của các nguyên tử s và p

 Bán kính tăng


 Độ âm điện giảm
 Tính khử tăng, tính oxi hóa giảm
 Tính kim loại tăng, tính không kim loại giảm
 Các oxihydroxid có tính baz tăng, tính acid giảm
 Số oxi hóa cao nhất kém bền dần ở các phân nhóm  3 do hiệu ứng co d và co f
 Phức oxo (=O) kém bền dần do liên kết p–p và d–p kém bền dần, phức hydroxo (OH)
bền dần do liên kết d–p bền dần.
Ví dụ: Phân nhóm Nguyên tố chu kỳ 3 Nguyên tố chu kỳ 5
Dạng tồn tại: 5A H3PO4 [Sb(OH)6]
6A H2SO4 [Te(OH)6]
7A HClO4 H5IO6

Hình 12.3 Biến thiên bán kính vân đạo nguyên tử r vđ theo điện tích hạt nhân Z

12.2.2 Quy luật biến đổi tính chất trong một chu kỳ
1. Khi đi từ trái qua phải trong một chu kỳ:
 Bán kính giảm nhưng không đều
 Độ âm điện tăng
 Tính oxi hóa tăng, tính khử giảm
 Tính không kim loại tăng, tính kim loại giảm
 Các oxihydroxid có tính acid tăng, tính baz giảm
 Số oxi hóa cao nhất kém bền dần ở các nguyên tố muộn
Chƣơng 12 Đại cƣơng về hóa học của các nguyên tử s và p 129

12.2.3 Quy luật biến đổi tính chất trên đƣờng chéo
1. Các nguyên tố trên cùng một đường chéo không có cùng cấu trúc điện tử và các vân đạo
hóa trị cũng không giống nhau nên có:
Hóa trị, số oxi hóa, số phối trí, công thức hợp chất,… khác nhau
2. Song nguyên tố này có độ âm điện gần giống nhau nên có đặc điểm độ phân cực của liên
kết trong các oxihydroxid cùng loại lại gần giống nhau nên:
Tính chất acid-baz của các oxihydroxid này giống nhau
Ví dụ:

Hợp chất CO2 P2O5 SeO3 I2O7 BeO Al2O3 GeO2 Sb2O5
Tính chất acid acid acid acid baz baz baz baz

Bảng 12.1 Thang độ âm điện theo AllredRochow và Pauling


Chu
1A 8A
kỳ
H He
1 K 2,20 3,2
2,20 2A 3A 4A 5A 6A 7A 
Li Be X Nguyên tố B C N O F Ne
2 L 0,97 1,47 A Thang AllredRochow 2,01 2,50 3,07 3,50 4,1 5,1
0,98 1,57 P Thang Pauling 2,04 2,55 3,04 3,44 3,98 
Na Mg Al Si P S Cl Ar
3 M 1,01 1,23 1,47 1,74 2,06 2,44 2,83 3,3
0,93 1,31 3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B 1,61 1,93 2,19 2,58 3,16 
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
4 N 0,91 1,04 1,20 1,32 1,45 1,56 1,60 1,64   1,75 1,66 1,82 2,02 2,20 2,48 2,74 3,1
0,82 1,00 1,36 1,54 1,63 1,66 1,55 1,83 1,88 1,91 1,90 1,65 1,81 2,01 2,18 2,55 2,96 2,91
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
5 O 0,89 0,99 1,11 1,22 1,23 1,30 1,36 1,42 1,45 1,35 1,42 1,46 1,49 1,72 1,82 2,01 2,21 2,4
0,82 0,95 1,22 1,33 1,64 2,16 1,92 2,18 2,28 2,20 1,93 1,69 1,78 1,80 2,05 2,09 2,66 2,60
Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
6 P 0,86 0,97 1,08 1,23 1,33 1,40 1,46 1,52 1,55 1,44 1,42 1,44 1,44 1,55 1,67 1,76 1,90 
0,79 0,89 1,10 1,29 1,50 2,26 1,94 2,18 2,20 2,28 2,54 2,00 1,62 1,87 2,02 2,0 2,2
Fr Ra Ac
7 Q 0,86 0,97 1,00
0,7 0,9 1,10
130 Chƣơng 13 Hydrogen

Chƣơng 13
Hydrogen
13.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1
1. Hydrogen có cấu trúc điện tử đơn giản nhất là 1s nhưng hóa học lại rất phức tạp do khi mất
điện tử duy nhất này thì nguyên tử chỉ còn độc nhất một proton có điện tích dương với bán
kính chỉ bằng khoảng 105 bán kính của các ion khác.
2. Hydrogen có thể:
 Mất đi 1 điện tử để có số oxi hóa 1 giống các kim loại kiềm
 Nhận thêm 1 điện tử để có số oxi hóa –1 giống các halogen

Tính chất H F Cl Li Na
Bán kính nguyên tử Å 0,30 0,64 0,99 1,55 1,89
Bán kính ion E Å 1,36 1,33 1,81 – –
 –5
Bán kính ion E Å 10 – – 0,68 0,98
I1 eV 13,6 17,42 12,97 5,39 5,14
A eV 0,75 3,5 3,6 – –
Độ âm điện theo Pauling 2,1 3,98 3,16 0,98 0,93

3. H có tác dụng phân cực vô cùng mạnh do r vô cùng nhỏ.


4. Vì vậy, trong các hợp chất mà hydrogen phân cực dương thì liên kết của hydrogen đều
mang bản chất cộng hóa trị phân cực chứ không thể là liên kết ion.
5. Trong dung môi thì H sẽ bị solvat hóa để phân tán bớt điện tích dương. Ví dụ như trong
+ + +
nước thì H sẽ tạo thành cation oxoni H3O thường được viết tắt là H .
6. Hydrogen trong các hợp chất với F, O và N bị mất gần hết điện tử nên dễ dàng hình thành
liên kết hydro với mô hình như sau:
AHB

trong đó: A và B là F, O hay N


7. Hydrogen có kích thước nhỏ nên có thể xâm nhập vào các lỗ trống trong mạng tinh thể của
các kim loại tạo thành các hợp chất kiểu kim loại.

13.2 Trạng thái tự nhiên


1. Hydrogen là một trong các nguyên tố phổ biến nhất.
2. Hydrogen chiếm 17%NT (nguyên tử) của vỏ trái đất, ½ khối lượng mặt trời và các ngôi sao.
Chƣơng 13 Hydrogen 131

3. Hydrogen có 3 đồng vị với 2 đồng vị bền là protium 11H và deuterium 2


1H (hay D); đồng vị
3
phóng xạ là tritium 1H (hay T).

13.3 Đơn chất


13.3.1 Cấu trúc và lý tính
1. Hydrogen chỉ có một điện tử nên nó tạo thành các phân tử nhị nguyên tử H 2 với năng lượng
liên kết lớn:
2H  H2 H = –431 kJ/mol
0

2. Hydrogen rắn có mạng tinh thể van der Waals với cấu trúc lục phương.
3. Do phân tử H2 không phân cực và thể tích phân tử rất nhỏ nên hydrogen có nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi rất thấp: T nc = 259,1 C; Ts = 252,6 C.
0 0

4. Hydrogen có tốc độ khuyếch tán lớn, ít tan trong nước và các dung môi.
5. Ở điều kiện thường, hydrogen là một chất khí không màu và không mùi.

13.3.2 Hóa tính


1. Do liên kết HH bền vững nên hydrogen kém hoạt động ở nhiệt độ thường. Hoạt tính tăng
lên rõ rệt ở nhiệt độ cao.
2. Hydrogen mới điều chế ra được gọi là hydrogen mới sinh có thể ở trạng thái nguyên tử H
hay ở trạng thái kích thích H2* nên có hoạt tính rất cao.
3. Hydrogen mới sinh có thể phản ứng với các đơn chất như N 2, S, P, As,… cũng như khử
– 2 2– 3
nhiều hợp chất ngay ở nhiệt độ thường như MnO4 về Mn , H2SO3 về H2S, Cr2O7 về Cr ,
 
NO3 về NH4 ,…

a. Tính oxi hóa


1. Tính oxi hóa chỉ thể hiện khi phản ứng với các kim loại hoạt động để về số oxi hóa 1:
2Na  H2  2NaH

b. Tính khử
1. Hydrogen thể hiện tính khử khi phản ứng với các không kim loại và các chất oxi hóa.
2. Ở nhiệt độ thường hydrogen chỉ phản ứng được với fluor:
F2  H2  2HF
3. Khi kích thích bằng bức xạ hay đun nóng có xúc tác thì hydrogen phản ứng với nhiều không
kim loại khác như Cl2, Br2, I2, O2, N2, S,…
h , 
O2  H2   H2O
4. Ở nhiệt độ cao, hydrogen phản ứng được với các oxid của kim loại kém hoạt động:

CuO  H2  Cu  H2O
5. Trong dung dịch, tính khử của H2 rất yếu:
2H  2e  H2
0
E = 0,000V

13.3.3 Điều chế


a. Trong công nghiệp
132 Chƣơng 13 Hydrogen

1. Nguyên liệu là khí tự nhiên:


0
800 C
CH4  H2O   CO  3H2 H = 206kJ/mol
0
(a)
0
800 C
CH4  O2   2CO  4H2 H = –71kJ/mol
0
(b)
 Phản ứng (b) tỏa nhiệt bù cho (a) thu nhiệt khi 2 phản ứng xảy ra đồng thời.
 Hỗn hợp CO + H2 gọi là khí than ướt được chuyển hóa tiếp tục:
, Fe2O 3
(c) CO  H2O    CO2  H2
 CO2 được tách ra khỏi sản phẩm bằng cách cho qua nước ở áp suất cao (khoảng
20atm) rồi qua huyền phù Ca(OH)2 để thu được bột nhẹ CaCO3.
2. Nguyên liệu là than:

C  H2O  CO  H2 H = 131kJ/mol
0
(a)

2C  O2  H = –221kJ/mol
0
(b) 2CO
 Quá trình còn lại được thực hiện giống như trên.
3. Điện phân dung dịch H2SO4 10% hay NaOH 30% với catod bằng sắt và anod bằng niken để
thu được hydrogen tinh khiết.

b. Trong phòng thí nghiệm


1. Sử dụng bình khí nén hydrogen.
2. Phản ứng giữa kẽm và acid để có một lượng nhỏ hydrogen:
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
3. Điện phân dung dịch KOH 30% để thu được hydrogen tinh khiết.

13.3.4 Ứng dụng


1. Làm nguyên liệu cho:
a. Công nghiệp hóa học Tổng hợp NH3, HCl, CH3OH,…
b. Công nghiệp thực phẩm Hydro hóa dầu mỡ, sản xuất margarin,…
c. Công nghiệp luyện kim Khử các quặng, chế tạo các vật liệu siêu cứng,…
2. Làm nhiên liệu cho tên lửa, để hàn các vật liệu siêu nhiệt,…
3. Các đồng vị nặng được dùng để sản xuất nước nặng điều hòa nhiệt độ cho các phản ứng
hạt nhân.

13.4 Các hợp chất bậc hai của hydrogen HnX


1. Tùy thuộc vào sự khác biệt về độ âm điện mà hydrogen sẽ tạo ra các hợp chất có số oxi hóa
khác nhau với các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn.

13.4.1 Các hợp chất hydracid HnX của hydrogen (1)


1. Các hợp chất hydracid HnX của hydrogen (1) là các hợp chất hydracid của hydrogen với
các nguyên tố p chủ yếu thuộc nhóm 7A, 6A và một phần của 5A.
Ví dụ: HF, HCl, HBr, HI, H2O, H2S, H2Se, H2Te, H3N,…
2. Do H có bán kính vô cùng nhỏ nên có tác dụng phân cực vô cùng lớn khiến cho liên kết
trong các hợp chất này đều là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Chƣơng 13 Hydrogen 133

Bảng 13.1 Phân bố của các hợp chất của hydrogen trong Bảng tuần hoàn
SOXH Loại hợp chất của hydrogen Hợp chất với

+1 Hợp chất hydrogen HnX Nguyên tố có độ âm điện  lớn hơn


Ví dụ: HCl, H2O, H3N
–1 Hydrur cộng hóa trị AHn: Nguyên tố có độ âm điện  nhỏ hơn
 Loại dễ bay hơi với A Ví dụ: SiH4 , GeH4 , SnH4 ,
thuộc nhóm 4A và 5A AsH3 , PH3 , SbH3 ,…
 Loại khó bay hơi với A Ví dụ: BeH2 , B2H6 , AlH3 ,
thuộc nhóm 2A và 3A InH3 ,…
Hydrur ion Kim loại s (kiềm và kiềm thổ)
Ví dụ: NaH, CaH2,…
Hydrur kim loại Kim loại p, d và f
Ví dụ: MH , MH2 , MH3

Bảng 13.2 Phân bố của các hợp chất của hydrogen trong Bảng tuần hoàn
1A 2A 3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B 3A 4A 5A 6A 7A 8A
He
Li Be B N O F Ne
Na Mg Al S Cl Ar
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Se Br Kr
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Te I Xe
Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
Fr Ra Ac Rf Ha Sg Ns Hs Mt Uun Uuu Uub

Ce Pr Nb Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr

X Hợp chất hydrogen HnX


Hydrur cộng hóa trị dễ bay hơi AHn
X Hydrur cộng hóa trị khó bay hơi AHn
X Hydrur ion MHn
X Hydrur kim loại MH, MH2, MH2
X Hydrur không bền MHn

3. Do đó, độ bền của liên kết XH sẽ được xem xét theo độ bền của liên kết cộng hóa trị bao
gồm 3 yếu tố:
a. Yếu tố đồng năng của các vân đạo liên kết
b. Yếu tố xen phủ của các vân đạo liên kết
c. Yếu tố mật độ điện tử trên các vân đạo liên kết
4. Như đã xét trong Mục 4.4.1 về cường độ của các hydracid, khi liên kết cộng hóa trị H–X (1)
độ bền càng thấp và (2) độ phân cực càng cao thì khả năng cắt đứt lệch theo kiểu XH để
+
phóng thích H càng cao và hệ quả là tính acid của hydracid càng mạnh.
134 Chƣơng 13 Hydrogen

5. Xét sự biến đổi tính acid trong chu kỳ và phân nhóm:


Bán kính giảm chậm hơn Bán kính tăng nhanh hơn
Độ bền tăng chậm hơn Độ bền giảm nhanh hơn
Độ âm điện tăng nhanh hơn Độ âm điện giảm chậm hơn
Độ phân cực tăng nhanh hơn Độ phân cực giảm chậm hơn
+ +
Khả năng phân ly H tăng Khả năng phân ly H tăng
 Tính acid tăng  Tính acid tăng
6. Ví dụ: Dãy hydracid H3P, H2S và HCl đi từ trái sang phải trong chu kỳ có tính acid tăng.
Ngtố P % S % Cl
r, 1,10 6 1,04 5 0,99
 2,2 18 2,6 23 3,2
7. Ví dụ: Dãy hydracid HX đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm có tính acid tăng.
Ngtố F % Cl % Br % I
r, 0,64 55 0,99 17 1,14 17 1,33
 4,3 20 3,2 6 3,0 10 2,7

Bảng 13.2 pKa của các hợp chất HnX phân nhóm 5A, 6A và 7A
Hợp chất pKa1 Hợp chất pKa1 Hợp chất pKa1

H3N – H2O 16 HF 3
H2S 7 HCl 7
H2Se 4 HBr 9
H2Te 3 HI 10

13.4.2 Các hợp chất hydrur cộng hóa trị AHn


1. Là các hợp chất của hydrogen với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn hydrogen không
nhiều nên chưa có khả năng hình thành liên kết ion.
2. Liên kết trong các hợp chất hydrur cộng hóa trị AH n có bản chất cộng hóa trị phân cực nên
hợp chất có tính acid.

a. Các hợp chất hydrur cộng hóa trị dễ bay hơi


1. Được hình thành với các nguyên tố muộn chủ yếu thuộc nhóm 4A và 5A có:
Số điện tử hóa trị  Số vân đạo hoá trị
Ví dụ: SiH4, GeH4, SnH4, AsH3, PH3, SbH3,…
2. Các phân tử này đã bão hòa số phối trí nên tồn tại độc lập.
3. Tinh thể của chúng có cấu trúc đảo bao gồm các phân tử bão hòa số phối trí liên kết với
nhau bằng liên kết van der Waals nên có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
4. Các hydrur loại này có:
a. Tính acid SiH4 + 4NaOH  Na4SiO4 + 4H2
b. Kém bền 2SbH3  2Sb + 3H2
c. Phản ứng mạnh với nước SiH4 + 4H2O  H4SiO4 + 4H2
d. Có tính khử mạnh 2PH3 + 4O2  2H3PO4
Chƣơng 13 Hydrogen 135

b. Các hợp chất hydrur cộng hóa trị khó bay hơi
1. Được hình thành với các nguyên tố sớm chủ yếu thuộc nhóm < 4A có:
Số điện tử hóa trị < Số vân đạo hoá trị
Ví dụ: BeH2, B2H6, AlH3, InH3,…
2. Các tiểu phân này có số phối trí > hóa trị nên phải polimer hóa qua cầu hydro.
3. Tinh thể của chúng bao gồm các phân tử tạo cầu nối liên kết với nhau tạo thành cấu trúc lớp
hay mạch. Liên kết giữa các lớp–mạch là liên kết van der Waals. Vì có cấu trúc lớp–mạch
nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và sôi cao hơn các hydrur dễ bay hơi.
4. Các hydrur loại này có:
a. Tính lưỡng tính AlH3 + KH  K[AlH4]
b. Kém bền 2AlH3  2Al + 3H2
c. Phản ứng mạnh với nước BeH2 + 2H2O  Be(OH)2 + 2H2
d. Có tính khử mạnh 2AlH3 + 6O2  Al2O3 + 3H2O

13.4.3 Các hợp chất hydrur ion XHn


1. Được hình thành với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn hydrogen nhiều nên liên kết có
bản chất ion.
Các nguyên tố kim loại kiềm và kiềm thổ
Ví dụ: LiH, NaH, KH, RbH, CsH, CaH2, SrH2, BaH2,…

2. Các hợp chất hydrur ion XHn có anion H nên có tính baz.
3. Các hợp chất này có mạng tinh thể ion nên có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
4. Các hydrur loại này có:
a. Tính baz NaH + AlH3  Na[AlH4]
b. Kém bền NaH  Na + ½H2
c. Phản ứng mạnh với nước NaH + H2O  NaOH + H2
d. Có tính khử rất mạnh 2NaH + O2  2NaOH

13.4.4 Các hợp chất hydrur kim loại


1. Được hình thành với các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
2. Liên kết có bản chất kim loại với thành phần không hợp thức đạt gần tới công thức lý tưởng:
MH , MH2 , MH3
3. Tỉ lệ hợp thức này làm chúng ta liên tưởng đến việc hydrogen sẽ xâm nhập vào:
a. Tất cả các lỗ trống bát diện ứng với công thức MH
b. Tất cả các lỗ trống tứ diện ứng với công thức MH2
c. Tất cả lỗ trống bát diện và tứ diện ứng với công thức MH3
4. Các hợp chất này thường là chất rắn màu xám có độ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
5. Trong hợp chất này, hydrogen có thể nằm dưới dạng hydrogen nguyên tử hay anion H .

13.4.5 Các hợp chất hydrur không bền


1. Được hình thành với các nguyên tố kim loại p thuộc chu kỳ 6.
2. Các hydrur này không bền, phân hủy ngay khi được điều chế ra nên ít được nghiên cứu.
136 Chƣơng 14 Oxygen

Chƣơng 14
Oxygen
14.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1. Oxygen thuộc:
 Phân nhóm 6A
 Chu kỳ 2

2 4
Cấu trúc điện tử 2s 2p
2. Các thông số vật lý quan trọng của oxygen như sau:

r , Å
2
Tính chất rcht, Å I1, eV I2, eV A1, eV A2, eV 

Giá trị 0,66 1,36 13,62 35,12 1.44 8,3 3,5

3. Do có độ âm điện rất lớn (chỉ thua F) nên để đạt được cấu trúc điện tử bão hòa bền:
 Oxygen dễ dàng nhận 2 điện tử
 Số oxi hóa đặc trưng –2
2– 2– 2–
4. Tuy q lớn nhưng r = 1,36 nhỏ nên anion O có tác dụng bị phân cực không mạnh. Do đó:
a. Với các cation kim loại kiềm và kiềm thổ:

2
Có thể tồn tại anion O trong mạng tinh thể ion.
 lúc này nhỏ hơn 2, nghĩa là liên kết ion có phần
2
Điện tích hiệu dụng của anion O
cộng hóa trị.
b. Với các nguyên tử khác, xu hướng chủ yếu là:
 Tạo hai liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác như H2O, SiO2, SO3,…
 Nhận một điện tử tạo thành anion 1– và liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử khác
như OH, NO3, SO4 ,…
2

5. Oxygen chỉ có thể mất 2 điện tử để có số oxi hóa 2 khi tạo liên kết cộng hóa trị với fluor
trong OF2.
6. Chỉ trong các hợp chất có mạch OO thì các nguyên tử oxygen mới có số oxi hóa –1.
7. Các mạch OO chỉ chứa tối đa 4 nguyên tử trong mạch và không bền nên các hợp chất
peroxid này có tính oxy-khử mạnh.

Số oxi hóa 4 2 1 0 1 2

Ví dụ O3 OF2 O2F2 O2 H2O2 H2O


Chƣơng 14 Oxygen 137

8. Số oxi hóa 6 không thể đạt được.


9. Oxygen thuộc chu kỳ 2 nên hoá trị và số phối trí cực đại là 4. Số phối trí thông thường chỉ là
2.
10. Giống như các nguyên tố muộn khác, oxygen chỉ có số phối trí 4 khi tạo liên kết cho nhận
bằng các đôi điện tử tự do với các nguyên tố có vân đạo trống và bán kính nhỏ.

14.2 Trạng thái tự nhiên


1. Oxygen có 3 đồng vị bền và 2 đồng vị phóng xạ.

14 15 16 17 18
8O 8O 8O 8O 8O

Đồng vị phóng xạ, Đồng vị phóng xạ, Đồng vị bền Đồng vị bền Đồng vị bền
phân hủy nhanh phân hủy nhanh (99,759%) (0,037%) (0,204%)

2. Oxygen là nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ trái đất, chiếm 47% khối lượng và 55 %
nguyên tử.
3. Trong tự nhiên, oxygen tồn tại ở dạng đơn chất, oxihydroxid hoặc oxid.
4. Do có hoạt tính hóa học cao và hàm lượng rất lớn nên oxygen quyết định dạng tồn tại của
hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên.

14.3 Đơn chất


1. Oxygen có 2 dạng thù hình là oxygen O2 bền và ozon O3 không bền.

14.3.1 Oxygen
14.3.1.1 Cấu trúc và lý tính
1. Theo VB, phân tử oxygen có liên kết đôi O=O:
dO=O = 1,21 < dO–O = 1,48,
0
nên oxygen rất bền vững, chỉ phân ly thành nguyên tử khi nhiệt độ > 2000 C hay khi chiếu
bức xạ tử ngoại.
 20000 C ; h 0
O2 
 2O
UV
Hpl  118Kcal / mol

2. Thực nghiệm cho biết phân tử oxygen thuận từ, nghĩa là phân tử oxygen phải có điện tử độc
thân.
3. Cấu trúc điện tử của phân tử oxygen theo MO là:
2 2 2 4 1 1
[s] [s*] [z] [xy] [x*] [y*]
với độ bội liên kết là 2 và có hai điện tử độc thân nên thỏa mãn tính chất thuận từ của phân
tử oxygen.
4. Oxygen rắn có mạng tinh thể van der Waals do các phân tử O 2 bão hòa hóa trị nằm ở nút
mạng liên kết với nhau bằng liên kết van der Waals.
5. Tinh thể van der Waals của oxygen có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất thấp:
Tnc = 218,9 C; Ts = 183 C
0 0

do phân tử không phân cực và thể tích phân tử O2 nhỏ.


6. Ở điều kiện thường, oxygen là một chất khí không màu, không mùi và ít tan trong nước là
dung môi phân cực.
138 Chƣơng 14 Oxygen

14.3.1.2 Hóa tính


1. Oxygen là một trong các không kim loại hoạt động nhất có tính oxi hóa rất cao.
2. Hoạt tính tăng theo nhiệt độ và khi có mặt chất xúc tác.
3. Ở nhiệt độ thường, oxygen đã oxi hóa chậm nhiều đơn chất và hợp chất, được gọi là sự oxi
hóa hay sự rỉ sét.
4. Ở nhiệt độ cao, oxygen phản ứng với hầu hết các đơn chất (ngoại trừ các halogen, khí hiếm
và kim loại quí như Au, Pt,…).
5. Phản ứng oxi hóa nhanh sẽ tỏa nhiệt lớn và phát sáng, được gọi là sự cháy.

14.3.1.3 Điều chế


a. Trong công nghiệp
1. Oxygen kỹ thuật được điều chế chủ yếu bằng phương pháp hóa lỏng không khí. Sau đó
chưng cất phân đoạn không khí lỏng để lấy oxygen, nitrogen và các khí hiếm.
2. Oxygen còn là sản phẩm phụ của quá trình điện phân nước để lấy hydrogen tinh khiết.

b. Trong phòng thí nghiệm


1. Thường sử dụng oxygen lỏng chứa trong các bình thép.
2. Có thể phân hủy nhiệt các hợp chất giàu oxygen như KMnO4, KClO3, HgO,… khi chỉ cần một
lượng nhỏ oxygen.
, MnO
2KClO3 

2
 2KCl + 3O2

KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

14.3.1.4 Ứng dụng


1. Oxygen chủ yếu được sử dụng làm chất oxi hóa cho quá trình cháy.
2. Oxygen cũng được dùng trong hô hấp cho bệnh nhân và thợ lặn.

14.3.2 Ozon
14.3.2.1 Cấu trúc và lý tính
1. Phân tử ozon phân cực có dạng góc với 2 liên kết có độ bội là 1,5 nên phân tử ozon dễ bị
phân hủy, không bền vững như oxygen.

0
116,5
1,28Å  = 0,52D

2O3  3O2 H = –68,2 kcal/mol


0

2. Theo VB, cấu trúc phân tử ozon là cộng hưởng của 4 dạng:
OOO OOO OOO OOO
3. Theo MO, cấu trúc điện tử của phân tử ozon là:
4 2 klk 2
[] [] [ ]
có 6 điện tử liên kết với độ bội của mỗi liên kết là 1,5.
4. Oxygen rắn màu tím sẫm có mạng tinh thể van der Waals.
5. Tinh thể của ozon có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất thấp do phân tử ozon ít phân
cực ( = 0,53D) và thể tích phân tử ozon tuy nhỏ nhưng vẫn còn cao hơn oxygen.
Chƣơng 14 Oxygen 139

Tnc = 192,7 C Ts = 111,9 C


0 0
Ozon O3
Tnc = 218,9 C Ts = 183,0 C
0 0
Oxygen O2
6. Ở điều kiện thường, ozon là một chất khí màu lam nhạt có mùi xốc, phá hủy đường hô hấp,
tan trong nước nhiều hơn oxygen.
7. Ở nồng độ rất thấp thì ozon lại có tác dụng kích thích tốt cho cơ thể.

14.3.2.2 Hóa tính


1. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxygen rất nhiều:
– –
O3(k) + H2O(l) + 2e  O2(k) + 2OH (dd)
0
E = 1,241V
– –
O2(k) + 2H2O(l) + 4e  4OH (dd)
0
E = 0,401V

O3(k) + 2H (dd) + 2e  O2(k) + H2O(l)
+ 0
E = 2,07V

O2(k) + 4H (dd) + 4e  2H2O(l)
+ 0
E = 1,229V
2. Ở nhiệt độ thường, ozon đã oxi hóa nhiều đơn chất và hợp chất có hoạt tính thấp.
3. Nhiều chất hữu cơ phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với ozon.
4. Ozon phản ứng với các kim loại kiềm tạo thành ozonur MO 3.

14.3.2.3 Điều chế


a. Trong công nghiệp
1. Ozon được điều chế bằng cách phóng điện êm qua khí quyển oxygen ở áp suất thấp.
b. Trong phòng thí nghiệm
1. Ozon được điều chế bằng cách phóng điện êm qua không khí ở áp suất thường.
2. Ozon được điều chế lượng nhỏ bằng phản ứng giữa (NH 4)2S2O8 với H2SO4 hay HNO3,…
đậm đặc.

14.3.2.4 Ứng dụng


1. Ozon chủ yếu được dùng để khử trùng cho nước uống và không khí.
2. Ozon cũng được sử dụng trong tổng hợp hóa học và xử lý môi trường.

14.4 Các hợp chất của oxygen (2)


14.4.1 Các oxihydroxid
1. Có thể xem các oxihydroxid có công thức chung MO a(OH)b là các oxid MOc ngậm nước với
mô hình:
O*MOH
2. Do các tác dụng:
 Kéo điện tử của O*

n
Tác dụng phân cực của nguyên tử trung tâm M
3.Độ phân cực của liên kết O–H: tăng
3.Tính ion của liên kết M–OH: giảm
4.Tính chất của chất chuyển từ: baz  lưỡng tính  acid
5.Ví dụ: NaOH, Mg(OH)2 Al(OH)3 H4SiO4, H3PO4, H2SO4, HClO4
140 Chƣơng 14 Oxygen

14.4.1.1 Các oxid baz


1. Cation kim loại kiềm, kiềm thổ và chuyển tiếp ở số oxi hóa thấp
2. Tính ion của liên kết M–OH cao
3. Mạng tinh thể ion
4. Tnc, Ts cao
5. Khi tan trong nước cho môi trường baz.

Na2O + H2O  2Na + 2OH
+

6. Một số oxid baz ít tan trong nước như MgO sẽ tan trong acid loãng.

0 0
G
0
Chất 298, kJ/mol Tnc, C Ts, C Độ tan, g/1000g

Na2O –379 1132 – 1190NaOH


K2O –322 350  K2O2 – 1260KOH
–10,74
MgO –569 2825 3600 T = 10
CaO –604 2614 2850 1,53Ca(OH)2
–15,10
FeO –245 1368 – T = 10

14.4.1.2 Các oxid lƣỡng tính


1. Cation các kim loại kém hoạt động, kim loại hoạt động ở số oxi hóa
không cao: Al2O3, Cr2O3, ZnO, CdO,…
2. Tính ion của liên kết M–OH trung bình
3. Mạng tinh thể ion có phần cộng hóa trị
4. Ít tan trong nước nhưng có thể tan trong acid hay baz.
Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O  2Na[Al(OH)4]

0 0
G
0
Chất 298, kJ/mol Tnc, C Ts, C T
–17,15
ZnO –321 1975p Phân hủy 10
–14,23
CdO –228 Tthhoa = 900 Phân hủy 10
–32,00
Al2O3 –1582 2053 > 3000 10
–30,20
Cr2O3 –1059 2340 3000 10

14.4.1.3 Các oxid acid


1. Cation hay NTTT các không kim loại hay kim loại ở số oxi hóa cao
2. Tính ion của liên kết M–OH thấp
3. Mạng tinh thể van der Waals hay có cấu trúc lớp-mạch
4. Tnc, Ts không cao
5. Khi tan trong nước cho môi trường acid.
SO3 + H2O  2H + SO4
+ 2–

6. Một số oxid acid không tan trong nước như SiO 2 sẽ tan trong dung dịch baz hay baz nóng
chảy.
Chƣơng 14 Oxygen 141

0 0
G
0
Chất 298, kJ/mol Tnc, C Ts, C Độ tan, g/1000g
SiO2 –857 1728 2950 Không tan
P2O5 –2698 422p 591p Vô hạn
SO3 –369 16,8 44,7 Vô hạn
Cl2O7 399 –90 83 Vô hạn

14.4.1.4 Các kiểu oxid khác


1. Ngoài 3 kiểu oxid trên, còn có một số oxid dị thường có tính chất đặc biệt.
2. Các oxid dị thường khá trơ hóa học, không tan trong nước, acid lẫn baz.
3. Ví dụ: N2O, CO, MnO2, Zn2O,…
4. MnO2 không tan trong H2SO4, HNO3; phản ứng oxi hóa-khử với HCl:
MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

14.4.1.5 Hợp chất kiểu kim loại


1. Một số kim loại chuyển tiếp tạo được các hợp chất kiểu kim loại như Cr 3O, Ti6O, Ti3O,…
2. Liên kết trong các hợp chất này có bản chất kim loại và có một phần tính cộng hóa trị.
3. Khi tỉ số của oxygen trong hợp chất càng cao thì tính cộng hóa trị của liên kết càng cao và
hợp chất càng gần với các hợp chất cộng hóa trị hơn.

14.4.2 Nƣớc
14.4.2.1 Cấu trúc và lý tính
1. Nước là hợp chất quan trọng nhất trong các oxid vì là dung môi của sự sống và của nhiều
phản ứng hóa học khác nhau.
2. Phân tử nước có cấu trúc dạng góc với liên kết OH bền vững:

0
104,5
0,96Å  = 1,84D

2H2O  2H2 + O2 H = 135 kcal/mol


0

3
3. Theo VB, nguyên tử oxygen của nước có tạp chủng sp .
4. Theo MO, cấu trúc điện tử của phân tử nước là:
2 2 klk 2 klk 2
[s] [z] [x ] [y ]
có 4 điện tử liên kết với độ bội của mỗi liên kết là 1.
5. Trong nước đá, bên cạnh liên kết van der Waals giữa các phân tử nước nằm trên nút mạng
còn có liên kết hydro (H2OHOH) mạnh hơn nhiều.

6. Liên kết van der Waals này tồn tại trong nước ở trạng thái rắn và ngay cả ở trạng thái lỏng.
7. Do liên kết hydro, nên nước có các tính chất khác thường:
a. Tnc và Ts cao bất thường.
b. Mỗi phân tử nước trong nước đá tạo 4 liên kết hydro với 4 phân tử nước phối trí tứ diện
chung quanh khiến cho nước đá rất rỗng và nhẹ hơn nước lỏng.
c. Độ phân cực lớn, độ điện ly lớn khiến nước là một dung môi ion hóa rất tốt, hòa tan
được nhiều chất.
142 Chƣơng 14 Oxygen

Chất H2O H2S H2Se HF


0
Tnc C 0 –85,54 –65,72 –83,36
0
Ts C 100 –60,35 –41,5 19,52

14.4.2.2 Hóa tính


a. Tính acid-baz
1. Nước là một chất lưỡng tính theo quan điểm Bronsted:
+ –
H2O H + OH
2. Tính lưỡng tính này đã khiến cho các chất hòa tan trong nước sẽ phân ly tạo ra môi trường
acid hay baz.

P2O5 + 3H2O  2H + 2H2PO4
+


CaO + H2O  Ca
2+
+ 2OH
3. Độ phân cực lớn của nước cũng khiến cho nước thủy phân các muối cũng như các hợp chất
cộng hóa trị phân cực.
NH4Cl + H2O NH4OH + HCl
TiCl4 + H2O Ti(OH)4 + 4HCl

b. Tính oxi hóa-khử


1. Từ giá trị thế oxi hóa-khử của hydrogen và oxygen:

2H + 2e  H2 E = 0,000V
+ 0


O2 + 4H + 4e  2H2O E = 1,229V
+ 0

2. Ta thấy chỉ có các chất có thế oxi hóa E nằm trong khoảng 0,000  1,229V mới tồn tại
0

bền vững trong dung dịch nước ở pH  0.


3. Các chất có E lớn hơn 1,229V hay nhỏ hơn 0,000 sẽ oxi hóa-khử nước.
0

4. Lưu ý là hai giá trị trên sẽ thay đổi khi pH của nước thay đổi.

pH 0 7 14
0
E H+/H2 V 0,000 0,414 0,828
0
E O2/H2O V 1,229 0,815 0,401

c. Tính tạo phức


1. Nước có đôi điện tử tự do trên oxygen có khả năng cho nên là ligand tạo phức aquo và
được gọi là sự hydrat hóa.
2. Độ bền của phức aquo sẽ phụ thuộc vào khả năng nhận đôi điện tử của cation.
3. Nói chung, cation có tác dụng phân cực càng mạnh thì phức càng bền.
4. Nếu phức aquo bền thì khi kết tinh phức aquo này sẽ đi vào mạng tinh thể tạo thành tinh thể
hydrat.
Ví dụ: FeCl3.6H2O, MgCl2.6H2O,…
5. Trong tinh thể cũng có thể có nước đóng vai trò cầu nối chứ không chỉ là nước hydrat.
Ví dụ: FeSO4.7H2O, CuSO4.5H2O,…
Trong mỗi muối trên, có một phân tử nước đóng vai trò cầu nối thay vì chỉ là phối tử của ion
2+ 2+
Fe hay Cu .
Chƣơng 14 Oxygen 143

14.4.3 Các hợp chất peroxyd


14.4.3.1 Đại cƣơng về các hợp chất peroxyd
1. Khi hai oxygen tạo mạch OO thì ta có hợp chất peroxyd.
2. Tùy theo điện tích của mạch mà ta có:

2
Tiểu phân O2 O2 O2 O3

Tên gọi Oxygen Peroxyd Superoxyd Ozonur


Độ bội liên kết Å 2 1,5 1 1,5
Chiều dài liên kết Å 1,21 1,32 1,49 1,28
Độ bền liên kết kJ/mol 494 394 210 285

3. Khi tạo mạch thì độ bội liên kết giảm đi so với O2 nên các hợp chất này kém bền.
4. Khi hợp phần dương điện (hay cation) của các peroxid có tác dụng phân cực càng mạnh thì
các peroxid càng kém bền, ví dụ như MgO2 sẽ rất kém bền so với Na2O2.
5. Do có số oxi hóa trung gian nên các peroxid vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
6. Trong đó, tính oxi hóa mạnh hơn tính khử.
7. Người ta chỉ mới điều chế được các superoxid và ozonur của các kim loại kiềm.

14.4.3.2 Hydroperoxid H2O2


1. Hydroperoxid H2O2 có cấu trúc như sau:

 = 2,1D

2
2. Theo VB, nguyên tử oxygen trong H2O2 có tạp chủng sp .
3. Trong tinh thể hydroperoxyd, bên cạnh liên kết van der Waals giữa các phân tử H 2O2 nằm
trên nút mạng còn có liên kết hydro (H2O2HO2H) mạnh hơn nhiều.

4. Liên kết van der Waals khiến cho H2O2 có:


a. Tnc và Ts cao bất thường, Tnc = 0,41 C và Ts = 150,2 C.
0 0

b. Độ phân cực lớn và độ điện ly lớn nên H2O2 là một dung môi ion hóa rất tốt, hòa tan vô
hạn trong nước.
5. Do tác dụng phân cực mạnh của hydro trong HOOH nên H2O2 kém bền, phân hủy chậm
ở nhiệt độ thường.
H2O2  H2O + ½O2 H = –23,6 kcal/mol
0

6. Tính acid-baz: H2O2 là một acid rất yếu, pKa = 11,70.


+ –
H2O2 H + HO2
nên nó phản ứng với một số hydroxid kiềm và kiềm thổ để tạo thành peroxyd:
H2O2 + 2NaOH  Na2O2 + 2H2O
144 Chƣơng 14 Oxygen

7. Tính oxi hóa-khử: Giá trị thế oxi hóa-khử của H2O2:

2H2O2 + 2H + 2e  2H2O E = 1,77V
+ 0


O2 + 2H + 2e  H2O2 E = 0,68V
+ 0

8. Vì vậy, cũng như các peroxid khác, H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
a. Tính oxi hóa trong môi trường acid mạnh hơn trong kiềm.
b. Tốc độ oxi hóa trong môi trường kiềm nhanh hơn trong acid.
c. H2O2 chỉ thể hiện tính khử với chất oxi hóa mạnh như KMnO4, Cl2,…
9. Tính tạo phức: Cũng như nước, H2O2 có khả năng làm phối tử tạo phức hydroperoxo và tạo
các peroxohydrat kết tinh.
10. Ứng dụng: Do có tính oxi hóa, H2O2 được sử dụng:
 Làm chất tẩy trắng trong vải, sợi,…
 Làm chất sát trùng
 Làm chất oxi hóa trong các phản ứng tổng hợp hóa học

14.4.3.3 Các dẫn xuất của hydroperoxyd


1. Các dẫn xuất của H2O2 có thể ở:
 Dạng đơn giản như Na2O2, BaO2,…
 Dạng phức tạp như HSO3O2H, HSO3O2SO3H,…

a. Các dẫn xuất đơn giản


1. Do các cation khác có tác dụng phân cực yếu hơn hydro nên các muối đơn giản của H 2O2
như Na2O2, BaO2,… bền hơn H2O2.
2. Tính acid-baz: Do H2O2 là một acid rất yếu nên các muối này sẽ có tính baz, khi thủy phân
cho môi trường kiềm và H2O2.
Na2O2 + 2H2O  H2O2 + 2NaOH
BaO2 + 2H2SO4  H2O2 + BaSO4
3. Tính oxi hóa-khử: Cũng như H2O2, các muối này vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
4. Chúng thường được sử dụng để oxi hóa ở trạng thái nóng chảy.
Na2O2 + Cr2O3  2Na2CrO4 + Na2O

b. Các dẫn xuất phức tạp


1. Các dẫn xuất phức tạp có mạch OO có thể nối với các nhóm giống nhau hay khác nhau.
2 nhóm giống nhau 2 nhóm khác nhau

HSO3OOSO3H HSO3OOH

2. Các dẫn xuất loại này thường được hình thành khi cho H 2O2 phản ứng với các chất tương
ứng chứa oxygen.
H–OO–H + HNO3  HOONO2 + H2O
3. Các dẫn xuất loại này thường kém bền và bị thủy phân cho H2O2.
HSO3OOH + H2O  H2SO4 + H–OO–H
Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen 145

Chƣơng 15
Phân nhóm 7A: Halogen
15.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1. Các dữ liệu quan trọng của các nguyên tố halogen:

Tính chất F Cl Br I At
Tên gọi Fluor Clor Brom Iod Astatin
rcht Å 64 99 114 133 –

r Å 1,33 1,81 1,96 2,20 2,30
I1 eV 17,43 13,01 11,84 10,45 –
A1 eV 3,5 3,6 3,5 3,3 –
 4 3 2,8 2,2 –

2 5
2. Các nguyên tố muộn halogen thuộc phân nhóm 7A, có cấu trúc điện tử ns np .
3. Đặc biệt là fluor là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hóa –1.
4. Theo quy tắc Mendeleev, các số oxi hóa thông thường của nhóm halogen là:
SOXH = Số nhóm 2n = 7, 5, 3, 1, 0 và 1

5. Các số oxi hóa dị thường như 4 (ClO2), 6 (ClO3) không bền.


6. Phân nhóm halogen là phân nhóm không kim loại điển hình.
7. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Bán kính tăng, r 
b. Độ âm điện giảm,  
c. Tính oxi hóa giảm – tính khử tăng
d. Tính không kim loại giảm – tính kim loại tăng
e. Hợp chất oxihydroxid có tính acid giảm – tính baz tăng
f. Số oxi hóa dương cao nhất kém bền do hiệu ứng co d và co f
g. Số phối trí bền tăng từ 4 lên 6
h. Phức oxo (=O) kém bền dần do liên kết p–p và d–p kém bền khi bán kính tăng, nên
phức hydroxo (–OH) với liên kết  bền dần ở iod.
Ví dụ: Nguyên tố chu kỳ 3 Nguyên tố chu kỳ 5
NTTT: Cl I
Dạng tồn tại: HClO4 H5IO6
146 Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen

Hình 15.1 Mô hình phân tử HClO4 và H5IO6

12. Số phối trí tăng khi đi từ trên xuống dưới do:


a. Bán kính tăng
b. Các vân đạo ns, np và nd có mức năng lượng gần nhau nên dễ dàng lai hóa với nhau
3 2 3
tạo thành các các vân đạo sp d , sp d,…
3
13. Clor ở chu kỳ 3 với vân đạo d ngoài có mức năng lượng cao nên thường có lai hóa sp với
– – –
các số phối trí 4, 3 và 2. Ví dụ như ClO4 , ClO3 , ClO2 ,…
14. Brom và iod ở chu kỳ 4 và 5 có lai hóa với sự tham gia của vân đạo d nên số phối trí cao

hơn (7, 6, 5, 4, 3). Ví dụ như IF7, H5IO6, BrF5,[BrF4] ,…
15. Số phối trí bền của brom là 4 và của iod là 6.

15.2 Trạng thái tự nhiên


1. Các dữ liệu quan trọng về trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen:

Nguyên tố Fluor Clor Brom Iod

Hàm lượng, %NT vỏ trái đất 8.102 4,5.102 3.105 1.104


Nguồn nguyên liệu chính Fluorit CaF2 Nước biển và muối mỏ
Fluoroapatit 3Ca3(PO4)2.CaF2
Cryolit Na3[AlF6]

15.3 Đơn chất


15.3.1 Cấu trúc và lý tính
1. Các halogen tồn tại ở dạng phân tử X2: XX.
2. Trong các phân tử X2:
a. Ngoài liên kết  còn có phần liên kết d–p giữa vân đạo d trống và đôi điện tử tự do của
vân đạo p của 2 nguyên tử liên kết.
b. Độ bền của liên kết d–p giảm mạnh khi bán kính nguyên tử tăng.
c. Fluor kém bền hơn clor vì không có vân đạo d nên không tạo được liên kết d–p.

F2 Cl2 Br2
EX–X 151 239 199 kJ/mol
Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen 147

3. Các dữ liệu quan trọng về các đơn chất của halogen:

Tính chất Fluor Clor Brom Iod

dXX Å 1,42 2,00 2,29 2,67


EXX kJ/mol 159 243 192 151
0
Tnc C 219,6 102,4 7,2 113,6
0
Ts C 187,9 34,0 58,2 184,2
0
E V 2,85 1,36 1,07 0,54
Màu sắc Vàng nhạt Vàng lụa Đỏ sẫm Tím đen

4. Các halogen rắn có mạng tinh thể phân tử, độ phân cực của phân tử nhỏ.
5. Vì vậy, các halogen có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp.
6. Khi đi từ trên xuống dưới, thể tích phân tử tăng nên T nc và Ts tăng theo.
7. Các halogen ít tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ.

Tính chất Fluor Clor Brom Iod


0
Tnc C 219,6 102,4 7,2 113,6
0
Ts C 187,9 34,0 58,2 184,2
Màu sắc Vàng nhạt Vàng lụa Đỏ sẫm Tím đen

15.3.2 Hóa tính


a. Tính oxi hóa
1. Các halogen là các không kim loại hoạt động nhất nên có tính oxi hóa mạnh.
2. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Độ âm điện giảm
b. Tính oxi hóa giảm
c. Tính không kim loại giảm
d. Do đó, số oxi hóa của các nguyên tử bị halogen oxi hóa cũng giảm. Ví dụ:
2Fe + 3Cl2  2Fe Cl3
III
(a)
3Fe + 4I2  Fe I2.2Fe I3 ( Fe3I8  Fe3O4) (b)
II III

b. Tính khử
1. Các halogen có tính khử yếu. Tính khử tăng khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm.
2. Fluor là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nên không có tính khử.
3. Sản phẩm của quá trình khử thường là các:

Anion phức oxo Halogen halogenur

ClO4, ClO3, ClO2, ClO IF3, IF5, IF7, ICl, ICl3, ICl5

5. Sự tồn tại cation I , I3 trong môi trường không nước chứng tỏ iod đã có tính kim loại.
148 Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen

c. Phản ứng dị phân


1. F2 chỉ oxi hóa nuớc giải phóng O2: F2 + H2O  2HF + O2
2. Cl2, Br2, và I2 dị phân với nước tuỳ thuộc nhiệt độ theo một trong hai phương trình sau:

X2 + H2O HX + HXO 3X2 + 3H2O 5HX + HXO3

 Clor ở nhiệt độ thường  Clor ở nhiệt độ cao


 Brom và iod ở mọi nhiệt độ

15.3.3 Điều chế


1. Các halogen thường được điều chế bằng cách khử các halogenur với:
ñieä n phaâ n trong KF noù ng chaû y
a. Dòng điện: 2HF   H2  F2
ñieä n phaâ n
2NaCl  H2O   2NaOH  H2  Cl2
b. Chất oxi hóa mạnh hơn: 2KMnO 4  16HCl  5Cl2  2MnCl2  8H2O

15.3.4 Ứng dụng


1. Fluor Sử dụng để tổng hợp polymer, thủy tinh, làm chất oxi hóa,…
2. Clor Sử dụng để điều chế các dẫn xuất clor, chất tẩy trắng, chất khử trùng,…
3. Brom và iod Sử dụng trong công nghiệp dược, thuốc nhuộm, điện ảnh, phân tích,…

15.4 Các hợp chất của các halogen


15.4.1 Các hydracid HX và các dẫn xuất của chúng
1. Các hydracid của các halogen là HF, HCl, HBr và HI.
a. Tính oxi hóa-khử
1. Trong các hợp chất hydracid và dẫn xuất, X có số oxi hóa 1 nhỏ nhất nên chỉ có tính khử.
2. Khi đi từ trên xuống dưới, tính khử tăng dần.

b. Tính tạo phức


1. Do liên kết trong phức chất là liên kết cộng hóa trị–cho nhận nên độ bền của liên kết phụ
thuộc vào các yếu tố:
a. Mức độ đồng năng của các vân đạo liên kết
b. Thể tích xen phủ của các vân đạo liên kết
c. Mật độ của điện tử tham gia liên kết
2. Khi đi từ trên xuống dưới, các halogenur có:
a.Bán kính tăng dần r 
a.Thể tích xen phủ tăng Xen phủ 
c.Mật độ điện tử giảm mạnh Mật độ 
d.Khả năng tạo phức kém bền dần.
 Do đó, fluorur và clorur thường là ligand tạo phức bền, còn bromur và iodur thường
tạo phức kém bền.
 Fluorur có bán kính nhỏ nên dễ tạo hợp chất với số phối trí lớn.
Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen 149

15.4.1.1 Các hydracid HX


1. Các dữ liệu quan trọng về các hydracid:

Tính chất HF HCl HBr HI

pKa 3,17 3 7 10


r Å 1,33 1,81 1,96 2,20
dXX Å 0,92 1,28 1,41 1,60
EHX kJ/mol 565 431 364 297
0
Tnc C 83 114,2 88 50,8
0
Ts C 19,5 84,9 66,7 35,3

2. Do ion hydro có tác dụng phân cực vô cùng lớn nên liên kết XH có bản chất cộng hóa trị
+
phân cực tạo điều kiện phóng thích H . Vì vậy, các hydracid có tính acid.
3. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
 Độ âm điện giảm chậm hơn so với bán kính tăng nhanh hơn.
 Vì vậy, liên kết X–H có độ phân cực giảm chậm hơn so với độ bền giảm nhanh hơn.

+
Hệ quả là khả năng phân ly H tăng.
4. Liên kết kém bền dần khiến cho khả năng phóng thích H tăng nên tính acid tăng.
5. Chỉ có HF là acid yếu và có liên kết hydrogen. Các acid còn lại là acid mạnh.
6. Các hydracid có liên kết XH bền nên có độ bền nhiệt cao.
7. Khi đi từ trên xuống dưới, liên kết kém bền dần khiến cho độ bền nhiệt giảm dần. Khí HI có
độ phân ly  = 0,19 ở 300 C.
0

15.4.1.2 Các dẫn xuất AnX của các hydracid HX


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào độ bền và độ phân cực của liên kết X–A.
2. Khi liên kết A–X càng kém bền và độ phân cực của liên kết X–A càng lớn thì các dẫn xuất
càng có tính acid.
3. Ví dụ: Xét dãy hợp chất thế bằng halogen của HF lần lượt là ClF, BrF và IF. Khi đi từ trên
xuống dưới trong phân nhóm 7A, các hợp chất AF này có:
a.Bán kính A (Cl, Br và I) tăng
b.Độ bền của liên kết F–A giảm
c.Tính acid của AF tăng
4. Các dẫn xuất và muối sẽ thủy phân cũng như tiến hành các phản ứng phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
(a) SiF4 + 4H2O  H4SiO4 + 4HF
Dẫn xuất acid
(b) SnF4 + ZnF2  Zn[SnF6]
Dẫn xuất acid Muối baz
(c) ZnCl2 + 2KCl  K2[ZnCl4]
Muối acid Muối baz
150 Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen

5. Một số dẫn xuất cộng hóa trị của các halogenur như CF 4, CCl4, SF6,… trơ về mặt hóa học do
liên kết cộng hóa trị trong các tiểu phân này có độ bền cao đặc biệt đặc trưng cho các
nguyên tố thuộc chu kỳ 2 như C, F,…
6. Chúng không thủy phân ở nhiệt độ thường nhưng sẽ thủy phân ở nhiệt độ cao.

CCl4 + 3H2O  H2CO3 + 4HCl
7. Độ bền nhiệt của các dẫn xuất của hydracid phụ thuộc vào độ bền của liên kết A–X mang
bản chất cộng hóa trị.

15.4.2 Các oxihydroxid HXOn và các dẫn xuất của chúng


1. Các oxihydroxid thông thường của các halogen là:

Số oxi hóa 1 3 5 7

Cl HClO HClO2 HClO3 HClO4


Br HBrO HBrO2 HBrO3 HBrO4
I HIO HIO2 HIO3 H5IO6

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất oxihydroxid và dẫn xuất của chúng, X + có số oxi hóa dương nên chủ
yếu có tính oxi hóa.
2. Khi ở số oxi hóa trung gian thì X+ còn có tính khử.
3. Khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện giảm khiến cho tính oxi hóa giảm.
4. Đối với các oxihydroxid của cùng một nguyên tố X có số oxi hóa khác nhau, khi số oxi hóa
càng cao thì tính oxi hóa thay vì càng tăng lại có xu hướng giảm.

Tiểu phân ClO ClO2 ClO3 ClO4


0
E ClOx–/Cl–, V Trong môi trường acid 1,50 1,56 1,45 1,38

Trong môi trường baz 0,88 0,77 0,63 0,56

5. Đó là do sự hình thành các liên kết d – p ngày càng tăng, điện tử được phân bố cộng
hưởng trên nhiều liên kết khiến cho các liên kết càng trở nên bền vững.
6. Tuy nhiên, sự biến đổi tính oxi hóa-khử của các oxihydroxid HXO n này không lớn như đã
được trình bày trong bảng trên.
7. Dữ liệu này cho thấy mối liên hệ giữa số oxi hóa và tính oxi hóa không tuyến tính.
8. HBrO4 có tính oxi hóa đặc biệt mạnh do hiệu ứng co d khiến cho 2 điện tử s có khả năng
xâm nhập vào gần hạt nhân nên rất khó mất.

ClO ClO2 ClO3 ClO4


Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen 151

b. Tính tạo phức


1. Các anion XOn có bán kính lớn, mật độ điện tử thấp nên khó cho đôi điện tử sẽ gần như
không tạo phức hoặc tạo phức rất yếu.

15.4.2.1 Các oxihydroxid HXOn


a. Tính acid-baz
1. Đối với các oxihydroxid của các nguyên tố X có cùng số oxi hóa:
Ví dụ: HClO, HBrO và HIO
HClO3, HBrO3 và HIO3
Xét mô hình: X+ O– H
Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a.Số O* không đổi 

b.Độ âm điện của X giảm 


c.Bán kính của X tăng 
d.Tác dụng phân cực của X giảm 
e.Tính ion của liên kết X–OH tăng 

f.Tính acid của oxihydroxid giảm 


Ta có: HClO > HBrO > HIO pKa: 7,55 < 8,69 < 10,64
HClO3 > HBrO3 > HIO3 pKa: (<0) < 0,70 < 0,77
2. Đối với các oxihydroxid khác nhau của cùng một nguyên tố X:
Ví dụ: HClO, HClO2, HClO3 và HClO4
HBrO, HBrO2, HBrO3 và HBrO4
Xét mô hình: O*1 X+ O– H
Khi X có số oxi hóa càng lớn:
a.Số lƣợng O* của X tăng 

b.Số oxi hóa của X tăng 


c.Bán kính của X giảm 
d.Tác dụng phân cực của X tăng 
e.Tính ion của liên kết X–OH giảm 

f.Tính acid của oxihydroxid tăng 


Ví dụ: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
HBrO < HBrO2 < HBrO3 < HBrO4
–O

[Cl–O] [O–Cl–O] [O–Cl–O] [O=Cl=O]


–O

–O

3. HXO không có O* là acid rất yếu trong lúc HXO4 có 3O* là acid rất mạnh.
4. Riêng iod ở chu kỳ 5 có bán kính lớn nên liên kết  bền hơn liên kết  sẽ có số phối trí 6
bền, HIO4 tồn tại ở dạng H5IO6 chỉ có 1O* nên tính acid yếu.

b. Độ bền nhiệt
152 Chƣơng 15 Phân nhóm 7A: Halogen

1. Khi đi từ trên xuống dưới, độ bền nhiệt giảm do độ bền của liên kết giảm.

Tính chất ClO ClO2 ClO3 ClO4

dOX Å 1,70 1,64 1,57 1,45


EOX kJ/mol 209 244,5 243,6 363,5
Độ bội liên kết 1 >1 >1 1,5
0
Góc liên kết – 111 106 109,28’

2. Đối với các oxihydroxid HXOn của cùng một nguyên tố X, khi số oxi hóa càng cao thì độ bền
tăng do sự hình thành các liên kết d – p ngày càng nhiều khiến cho liên kết càng trở nên
bền vững.
3. Các HXO chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, HXO4 tồn tại được ở pha rắn.

15.4.2.2 Các dẫn xuất XnBm của các oxihydroxid HXOn


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào tác dụng phân cực của hợp phần phân
cực dương.
2. Khi tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dương càng mạnh thì:
a.Liên kết BX của các dẫn xuất càng có tính cộng hóa trị
b.Các dẫn xuất càng có tính acid
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
IF7 + 6H2O  H5IO6 + 7HF (a)
Dẫn xuất acid
SbF5 + BrF3  [BrF2][SbF6] (b)
Dẫn xuất acid Dẫn xuất baz
BrF3 + KF  K[BrF4] (c)
Dẫn xuất acid Dẫn xuất baz
NaOCl + H2O  NaOH + HClO (d)
Muối baz
Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen 153

Chƣơng 16
Phân nhóm 6A: Chalcogen
16.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1. Các dữ liệu quan trọng của các chalcogen:

Tính chất O S Se Te Po

Tên gọi Oxygen Lưu huỳnh Selen Tellur Poloni


rcht 0,66 1,04 1,14 1,32 –
rcht – – 1,60 1,70 1,70
2–
r 1,36 1,82 1,93 2,11 –
I1 eV 13,62 10,36 9,75 9,01 8,4
A1 eV 1,47 2,08 2,02 – 1,35
 3,5 2,6 2,55 2,30 –

2 4
2. Các nguyên tố muộn chalcogen thuộc phân nhóm 6A, có cấu trúc điện tử ns np .
3. Theo quy tắc Mendeleev, các số oxi hóa thông thường của nhóm chalcogen là:
SOXH = Số nhóm  2n = 6, 4, +2, 0, –2
4. Các số oxi hóa khác không bền.
5. Đặc biệt là oxygen có độ âm điện lớn thứ nhì nên rất khó đạt số oxi hóa cao.
6. Phân nhóm 6A là phân nhóm không kim loại kém điển hình.
7. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Bán kính tăng, r 
b. Độ âm điện giảm,  
c. Tính oxi hóa giảm – tính khử tăng
d. Tính không kim loại giảm – tính kim loại tăng
e. Hợp chất oxihydroxid có tính acid giảm – tính baz tăng
f. Số oxi hóa dương cao nhất kém bền do hiệu ứng co d và co f
g. Số phối trí tăng từ 4 lên 6
h. Phức oxo (=O) kém bền dần do liên kết p–p và d–p kém bền khi bán kính tăng, nên
phức hydroxo (OH) với liên kết  bền dần ở Te.
Ví dụ: Nguyên tố chu kỳ 3 Nguyên tố chu kỳ 5
NTTT: S Te
Dạng tồn tại: H4SO4 H6TeO6
154 Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen

8. Số phối trí tăng khi đi từ trên xuống dưới do:


a. Bán kính tăng
b. Các vân đạo ns, np và nd có mức năng lượng gần nhau nên dễ dàng lai hóa với nhau
3 3 2
tạo thành các các vân đạo sp d, sp d ,…
3
9. S ở chu kỳ 3 với vân đạo d ngoài có mức năng lượng cao nên thường có lai hóa sp với các
2– 2–
số phối trí 4, 3 và 2. Ví dụ như SO4 , SO3 , SO2,…
10. Se và Te ở chu kỳ 4 và 5 đã có lai hóa với sự tham gia của vân đạo d nên số phối trí cao
hơn (8, 6, 5, 4, 3). Ví dụ như Cs2[TeF8], H6TeO6, HTeOF5, HSeO3Cl,…
11. Số phối trí bền của Se là 4 và của Te là 6.

16.2 Trạng thái tự nhiên


1. Các dữ liệu quan trọng về trạng thái tự nhiên của các nguyên tố chalcogen:

Nguyên tố Oxygen Lƣu huỳnh Selen Tellur


5
Hàm lượng (trong vỏ trái đất) %NT 58,0 0,03 10 107
Nguồn nguyên liệu chính Không khí Quặng mỏ Đi kèm với lưu huỳnh

16.3 Đơn chất


16.3.1 Cấu trúc và lý tính
1. Các dữ liệu quan trọng về các đơn chất của chalcogen:

Tính chất Oxygen Lƣu huỳnh Selen Tellur

Dạng tồn tại O2 S8 và S Se8 và Se Te


0
Tnc C 218,8 119,3 217 449,8
0
Ts C 183,0 444,6 685 990
0
E (baz) V 0,401 0,48 0,92 1,14
Màu sắc Không màu Vàng Xám và đỏ Trắng bạc

Hình 16.1 Các dạng thù hình của lƣu huỳnh

2. Trong phân tử chalcogen:


a. Ngoài liên kết  còn có phần liên kết d–p giữa vân đạo d trống và đôi điện tử tự do của
vân đạo p của 2 nguyên tử kế cận.
b. Độ bền của liên kết d–p giảm mạnh khi bán kính nguyên tử tăng.
c. Oxygen không có vân đạo d nên không tạo được liên kết d–p.
d. Khác với fluor, oxygen khá bền do hình thành được liên kết đôi p–p.
3. Các chalcogen có độ phân cực nhỏ nên ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen 155

16.3.2 Hóa tính


a. Tính oxi hóa
1. Các chalcogen là các không kim loại nên có tính oxi hóa.
2. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Độ âm điện giảm
b. Tính oxi hóa giảm
c. Tính không kim loại giảm, Te đã thể hiện tính kim loại

b. Tính khử
1. Các chalcogen có tính khử yếu.
2. Tính khử tăng khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm.
3. Oxygen có tính khử rất yếu do có độ âm điện rất lớn.
4. Sản phẩm của quá trình khử thường là các:

Anion phức oxo Chalcogen halogenur


2 2 2 2 2
SO4 , SO3 , SeO4 , SeO3 SF6, SCl4, SOCl2, TeCl6, [TeCl6]

c. Phản ứng dị phân


1. Lưu huỳnh dị phân trong môi trường kiềm nóng chảy:
3S + 6NaOH  2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

16.3.3 Điều chế


1. Lưu huỳnh được điều chế bằng cách nấu chảy trực tiếp lưu huỳnh tự nhiên ở trong lòng đất
rồi bơm lên mặt đất.
2. Se và Te được thu hồi từ bã thải của nhà máy chế tạo acid sulfuric.

16.3.4 Ứng dụng


1. Lưu huỳnh Sản xuất acid sulfuric, thuốc trừ sâu, lưu hóa cao su,…
2. Se và Te Sản xuất các chất bán dẫn, tế bào quang điện, chất tăng trưởng,…

16.4 Các hợp chất của các chalcogen


16.4.1 Các hydracid H2E và các dẫn xuất của chúng
1. Các hydracid của các chalcogen là:
H2O, H2S, H2Se, H2Te

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất hydracid và dẫn xuất của chúng, E có số oxi hóa 2 nhỏ nhất nên chỉ có
tính khử.
2. Khi đi từ trên xuống dưới, tính khử tăng dần.
156 Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen

b. Tính tạo phức


2 2
1. O và S có bán kính đủ nhỏ nên có khả năng tạo phức.
2. Các chalcogenur khác không có khả năng tạo phức.

16.4.1.1 Các hydracid H2E


1. Các dữ liệu quan trọng về các hydracid:

Tính chất H2O H2S H2Se H2Te


pKa 14 6,99 và 12,89 3,89 và 11,0 2,64 và 11
r 1,36 1,82 1,93 2,11
dXE 0,96 1,33 1,47 1,69
EHE kJ/mol 463 374 276 238
0
Tnc C 0 85,60 60,4 51
0
Ts C 100 60,75 41,5 18

2. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:


 Độ âm điện giảm chậm hơn so với bán kính tăng nhanh hơn.
 Vì vậy, liên kết X–H có độ phân cực giảm chậm hơn so với độ bền giảm nhanh hơn.

+
Hệ quả là khả năng phân ly H tăng.
3. Liên kết kém bền dần khiến cho khả năng phóng thích H tăng nên tính acid tăng.
4. Chỉ có H2O là lưỡng tính (trung tính) và có liên kết hydrogen.
5. Các acid còn lại là acid yếu có chức thứ hai rất yếu so với chức thứ nhất (Ka2 rất nhỏ).
6. Các hydracid có liên kết EH không bền bằng liên kết XH nên độ bền nhiệt không cao.
7. Khi đi từ trên xuống dưới, liên kết kém bền dần khiến cho độ bền nhiệt giảm dần nên nhiệt
độ phân hủy giảm dần.

16.4.1.2 Các dẫn xuất AnE của các hydracid H2E


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào độ bền và độ phân cực của liên kết E–A.
2. Khi liên kết E–A càng kém bền và độ phân cực của liên kết E–A càng lớn thì các dẫn xuất
càng có tính acid.
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
SiS2 + 4H2O  H4SiO4 + 2H2S (a)
Dẫn xuất acid
Na2S + 4H2O  2NaOH + H2S (b)
Muối baz
4. Các sulfur thường ít tan ngoại trừ sulfur của kim loại kiềm và kiềm thổ.
5. Các sulfur cộng hóa trị không tan hoặc khi tan sẽ thủy phân cho môi trường acid.
6. Một số dẫn xuất kim loại của các chalcogenur với kim loại chuyển tiếp như Co 9S8, Cr7S8,…
có liên kết kim loại với hàm lượng kim loại cao hơn công thức thông thường.
Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen 157

16.4.2 Các oxihydroxid H2EOn và các dẫn xuất của chúng


1. Các oxihydroxid thông thường của các chalcogen là:

+4 +6
Số oxi hóa
OxId Oxihydroxid OxId Oxihydroxid

S SO2 H2SO3 SO3 H2SO4


Se SeO2 H2SeO3 SeO3 H2SeO4
Te TeO2 H2TeO3 TeO3 H6TeO6

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất oxihydroxid và dẫn xuất của chúng, ngoại trừ đối với oxygen, E có số oxi
hóa dương với độ âm điện không cao nên chúng có tính oxi hóa yếu.

+ 4H + 2e  H2SO3 + H2O
2– + 0
SO4 E = +0,17V (a)

+ 8H + 6e  S + 4H2O
2– + 0
SO4 E = +0,36V (b)

+ 10H + 8e  H2S + 4H2O
2– + 0
SO4 E = +0,34V (c)
2. Khi ở số oxi hóa trung gian thì chúng có tính khử khá mạnh.
3. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm, do độ âm điện giảm nên tính oxi hóa giảm.

Nguyên tố S Se
0
E EO4/EO3, V Trong môi trường acid +0,17 +1,15
Trong môi trường baz –0,93 –0,05

b. Tính tạo phức


2 2
1. Các anion EO4 , EO3 tạo phức rất yếu do các anion này khó cho đôi điện tử tự do vì:
a. Bán kính quá lớn b. Mật độ điện tích nhỏ

16.4.2.1 Các oxihydroxid H2EOn


1. Đối với các oxihydroxid của các nguyên tố E có cùng số oxi hóa:
Ví dụ: H2SO3, H2SeO3 và H2TeO3
H2SO4, H2SeO4 và H6TeO6
Xét mô hình: O*  X+ O– H
Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a.Số O* không đổi 

b.Độ âm điện giảm 


c.Bán kính tăng 
d.Tác dụng phân cực giảm 
e.Tính ion của liên kết E–OH tăng 

f.Tính acid của oxihydroxid giảm 


Ta có: H2SO3 > H2SeO3 > H2TeO3 pKa1: 7,20 < 8,32 < 10,70
H2SO4 ~ H2SeO4 » H6TeO6 pKa2: 1,95 < 1,66 < 10,96
H2SeO4 có tính acid tương đương H2SO4 là do hiệu ứng co d nên khó mất 2 điện tử s.
158 Chƣơng 16 Phân nhóm 6A: Chalogen

2. Đối với các oxihydroxid khác nhau của cùng một nguyên tố X:
Ví dụ: H2SO3 và H2SO4
Xét mô hình: O* X+ O– H
Khi X có số oxi hóa càng lớn:
a.Số lƣợng O* của X tăng 

b.Điện tích của X tăng 


c.Bán kính giảm 
d.Tác dụng phân cực tăng 
e.Tính ion của liên kết E–OH giảm 

f.Tính acid của oxihydroxid tăng 


Ta có: H2SO3 < H2SO4
3. Riêng Te ở chu kỳ 5 có bán kính lớn nên liên kết  bền hơn liên kết  sẽ có số phối trí 6 bền.
H2TeO4 tồn tại ở dạng H6TeO6 không có O* nên tính acid rất yếu.

16.4.2.2 Các dẫn xuất EnBm của các oxihydroxid H2XOn


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào tác dụng phân cực của hợp phần phân
cực dương.
2. Khi tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dương càng mạnh thì:
a. Liên kết AE của các dẫn xuất càng có tính cộng hóa trị
b. Hợp chất càng có tính acid
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
SO2Cl2 + 2H2O  H2SO4 + 2HCl (a)
Dẫn xuất acid
Na2SO3 + 2H2O  2NaOH + 2H2SO3 (b)
Muối baz

16.4.3 Sự tạo mạch EE


1. Đối với oxygen và lưu huỳnh, có thể thay thế các nguyên tử E trong các hợp chất bằng
mạch E–E.
2 1 1
Ví dụ: H  O H  H  O O H (a)
6 6 2 4 0
H2 S O 4  H2 S  S O 3  H2 S  S O 3 (b)

2. Các mạch này không bền và dễ bị phân hủy nên không dài: < 4 đối với oxygen, < 26 đối với
lưu huỳnh.
3. Đi từ trên xuống mạch EE càng kém bền.
4. Do có số oxi hóa trung gian nên các hợp chất này đều có cả tính oxi hóa lẫn khử cũng như
tự oxi hóa-khử.
a. Mạch của oxygen có tính oxi hóa > tính khử
b. Mạch của lưu huỳnh có tính khử > tính oxi hóa
Ví dụ: H2S2O3  H2SO3 + S
Chƣơng 17 Phân nhóm 5A 159

Chƣơng 17
Phân nhóm 5A
17.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1. Các dữ liệu quan trọng của các nguyên tố phân nhóm 5A:

Nguyên tố N P As Sb Bi

Tên gọi Nitrogen Phospho Arsen Antimon Bismut


rcht Å 0,70 1,10 1,18 1,36 1,46
rkl Å 0,71 1,30 1,48 1,61 1,82
3–
r Å 1,48 1,86 1,91 2,08 2,13
5+
r Å 0,15 0,35 0,47 0,62 0,74
I1 eV 14,45 10,49 9,82 8,64 7,29
 3,0 2,1 2,0 1,9 1,9

2 3
2. Các nguyên tố muộn thuộc phân nhóm 5A có cấu trúc điện tử ns np .
3. Theo quy tắc Mendeleev, các số oxi hóa thông thường của nguyên tố phân nhóm 5A là:
SOXH = Số nhóm – 2n = 5, 3, (1), 0, (–1), –3

4. Các số oxi hóa dị thường như 2 (NO), 4 (NO2) không đặc trưng.
2NO2  N2O4
2NO2 + H2O  HNO3 + HNO2
5. NO có độ bội liên kết là 2,5 nên có hoạt tính hóa học rất thấp.
lk 2 plk 2 lk 4 lk 2 plk 1
Cấu trúc điện tử NO: (s ) (s ) (p ) (p ) (p )
Chất O2 NO N2
Độ bội 2 2,5 3
Hoạt tính hóa học Khá trơ Trơ Rất trơ
6. Phân nhóm 5A là phân nhóm không kim loại không điển hình.
7. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Bán kính tăng, r 
b. Độ âm điện giảm,  
c. Tính oxi hóa giảm – tính khử tăng
d. Tính không kim loại giảm – tính kim loại tăng
160 Chƣơng 17 Phân nhóm 5A

e. Hợp chất oxihydroxid có tính acid giảm – tính baz tăng


f. Số oxi hóa dương cao nhất kém bền do hiệu ứng co d và co f
g. Số phối trí tăng từ 4 lên 6
h. Phức oxo (=O) kém bền dần do liên kết p–p và d–p kém bền khi bán kính tăng, nên
phức hydroxo (–OH) với liên kết  bền dần từ As.
Ví dụ: Nguyên tố chu kỳ 3 Nguyên tố chu kỳ 4
NTTT: P As
Dạng tồn tại: H3PO4 H3[As(OH)6]
10. Số phối trí tăng khi đi từ trên xuống dưới do:
a. Bán kính tăng
b. Các vân đạo ns, np và nd có mức năng lượng càng gần nhau nên chúng dễ dàng lai hóa
3 3 2
với nhau tạo thành các các vân đạo lai hóa sp d, sp d ,…
11. N ở chu kỳ 2 và P ở chu kỳ 3 với vân đạo d ngoài có mức năng lượng cao nên thường có số
+ 3 – 2 –
phối trí 4, 3 và 2. Ví dụ như NH4 (sp ), NO3 (sp ), NO2 (sp),…
12. Sb và Bi ở chu kỳ 4 và 5 đã có lai hóa với vân đạo d ngoài có mức năng lượng thấp nên có

số phối trí cao hơn: 6, 5, 4, 3. Ví dụ như [SbF6] , BiF5,…
13. Số phối trí bền của Sb đã là 4 và 6.

17.2 Trạng thái tự nhiên


1. Các dữ liệu quan trọng về trạng thái tự nhiên của các nguyên tố phân nhóm 5A:

Nguyên tố Nitrogen Phospho Arsen Antimon Bismut


Hàm lượng, –4 –6 –6
0,03 0,04 1.10 5.10 2.10
%NT của vỏ trái đất
Nguồn nguyên Quặng
Không khí Quặng sulfur
liệu chính phosphat

17.3 Đơn chất


17.3.1 Cấu trúc và lý tính
1. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm, sự khác biệt tính chất của các nguyên tố phân
nhóm 5A rất rõ ràng.
2. Nitrogen và phospho là các không kim loại, arsen thể hiện tính á kim còn antimon và bismut
là các kim loại.
3. Các dữ liệu quan trọng về các đơn chất của các nguyên tố phân nhóm 5A:

Tính chất Nitrogen Phospho Arsen Antimon Bismut

P4 trắng,
Dạng tồn tại N2 Vàng, xám Kim loại Kim loại
đỏ, đen
0
Tnc C –209,86 429th, 1000 818 630,5 271,3
0
Ts C –195,8 280 616 1440 1627

17.3.2 Hóa tính


a. Tính oxi hóa
Chƣơng 17 Phân nhóm 5A 161

1. Các nguyên tố phân nhóm 5A là các không kim loại kém điển hình nên có tính oxi hóa không
mạnh.
2. Chỉ riêng nitrogen thuộc chu kỳ 2 có bán kính nhỏ nên mới có độ âm điện cao hơn hẵn các
nguyên tố còn lại.

Bảng 17.1 Sự gia tăng tính kim loại theo chu kỳ của các nguyên tố phân nhóm A
Phân nhóm 3A 4A 5A 6A 7A

Chu kỳ 2 B C N O F

3 Al Si P S Cl

4 Ga Ge As Se Br

5 In Sn Sb Te I
6 Tl Pb Bi Po At

X Không kim loại X Á kim X Kim loại

3. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:


a. Độ âm điện giảm
b. Tính oxi hóa giảm
c. Tính không kim loại giảm
d. Đến As thuộc chu kỳ 4 đã thể hiện tính kim loại

b. Tính khử
1. Các nguyên tố phân nhóm 5A có tính khử tăng khi đi từ trên xuống dưới.
2. Nitrogen có tính khử yếu do có độ âm điện lớn.
3. Sản phẩm của quá trình khử thường là các:

Anion phức oxo Halogenur


– – 3– 2–
NO3 , NO2 , PO4 , HPO3 NCl3, PF5, POCl3

c. Phản ứng dị phân


1. Phospho dị phân trong dung dịch kiềm nóng:
4P + 3NaOH + 3H2O  PH3 + 3NaH2PO2

17.3.3 Điều chế


1. Nitrogen được điều chế bằng cách:
a. Trong kỹ thuật Chưng cất không khí lỏng
b. Trong phòng thí nghiệm Phân hủy NH4NO2

NH4NO2  N2 + 2H2O
2. Phospho được điều chế bằng phản ứng khử apatit bằng carbon khi nung trong lò điện ở
0
1500 C với sự có mặt của oxid silic:
0
1500 C
2Ca3(PO4)2 + 6SiO2 + 10C   6CaSiO3 + 10CO + P4
162 Chƣơng 17 Phân nhóm 5A

3. Arsen, antimon và bismut (E) được điều chế bằng cách đốt cháy các quặng sulfur của chúng
tạo thành oxid:
2E2S3 + 9O2  6SO2 + 2E2O3
Sau đó khử oxid này bằng C để thu sản phẩm E:
E2O3 + 3C  2E + 3CO

17.3.4 Ứng dụng


1. Nitrogen Sử dụng để sản xuất amoniac, phân đạm, môi trường trơ,…
2. Phospho Sử dụng để điều chế phân lân, thuốc trừ sâu, diêm quẹt,…
3. As, Sb và Bi Sử dụng để sản xuất các hợp kim, thuốc diệt mối,…

17.4 Các hợp chất của các nguyên tố phân nhóm 5A


17.4.1 Các hydracid H3E và các dẫn xuất của chúng
1. Các hydracid của các nguyên tố phân nhóm 5A là:
NH3, PH3, AsH3, SbH3, BiH3.

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất hydracid và dẫn xuất của chúng, E
có số oxi hóa 3 nhỏ nhất nên chỉ có tính khử.
2. Khi đi từ trên xuống dưới, tính khử tăng dần.

b. Tính tạo phức


1. Các phân tử H3E tạo phức bằng cách cho đôi điện tử tự do.
2. Khả năng cho giảm dần từ trên xuống dưới trong phân nhóm do mật độ điện tử giảm.
17.4.1.1 Các hydracid H3E
1. Các dữ liệu quan trọng về các hydracid:

Tính chất NH3 PH3 AsH3 SbH3


3–
r Å 1,48 1,86 1,91 2,08
dHE Å 1,01 1,42 1,52 1,70
H–E–H
0
107 93,5 92 91
EHE kJ/mol 380 323 281 256
0
Tnc C –78 –133 –116 –88
0
Ts C –33 –88 –62 –18
pKb 4,75 – – –

2. Khi đi từ trên xuống dưới, liên kết kém bền dần, các hydracid dễ bị phân hủy.
3. BiH3 bị phân hủy ngay khi được tạo thành.
3
4. Góc liên kết cho thấy sự lai hóa sp giảm dần khi đi từ trên xuống dưới tương tự như đối với
các hydracid của phân nhóm 6A.
Chƣơng 17 Phân nhóm 5A 163

5. Đặc biệt, tính baz của các hợp chất này là do khả năng cho đôi điện tử tự do của nguyên tử
trung tâm chủ yếu chỉ xảy ra ở NH3.
6. Các chất còn lại có tính baz rất thấp, chỉ thể hiện khi phản ứng với các acid mạnh nhất.

Tính chất NH3 PH3 AsH3 SbH3

H–E–H
0
107 93,5 92 91

17.4.1.2 Các dẫn xuất AnE của các hydracid H3E


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào độ bền và độ phân cực của liên kết A–E.
2. Khi liên kết A–E càng kém bền và độ phân cực của liên kết A–E càng lớn thì các dẫn xuất
càng có tính acid.
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
Cl3N + 3H2O  3HClO + NH3 (a)
Dẫn xuất acid
Na3N + 3H2O  3NaOH + NH3 (b)
Muối baz
4. Các hợp chất có cấu trúc polimer như là BN, Sn3N4 là những chất rắn bền nhiệt có nhiệt độ
nóng chảy rất cao và chỉ phân hủy khi nấu chảy với kiềm.
Si3N4 + 12NaOH  3Na4SiO4 + 4NH3
5. Các dẫn xuất kim loại của các nguyên tố phân nhóm 5A với kim loại chuyển tiếp như:
W 2N3, FeN, CrN,…
có liên kết kim loại với hàm lượng kim loại cao hơn công thức thông thường.

17.4.2 Các oxihydroxid HxEOn và các dẫn xuất của chúng


1. Các oxihydroxid thông thường của các nguyên tố phân nhóm 5A là:

Số oxi hóa N P As Sb Bi

+1 N2O H3PO2
+3 HNO2 H3PO3 HAsO2 Sb(OH)3 Bi(OH)3
+5 HNO3 H3PO4 H3AsO4 Sb(OH)5 BiF5

2. Đối với Bi(V), người ta chỉ mới điều chế được BiF5.

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất oxihydroxid và dẫn xuất của chúng, ngoại trừ đối với nitrogen, E có số
oxi hóa dương với độ âm điện thấp nên chúng thường có tính oxi hóa yếu.

H3PO4 + 2H + 2e  H3PO3 + H2O
+ 0
E = –0,276V
2. Với số oxi hóa +5, H3AsO4 và nhất là Bi(OH)5, nếu có, sẽ có tính oxi hóa đặc biệt mạnh do
hiệu ứng co d và co f.
3. Khi ở số oxi hóa trung gian thì chúng còn có tính khử khá mạnh.
4. Khi đi từ trên xuống dưới, do độ âm điện giảm, tính oxi hóa giảm, tính khử tăng.
164 Chƣơng 17 Phân nhóm 5A

b. Tính tạo phức


3– 2–
1. Các anion EO4 , EO3 tạo phức yếu do bán kính quá lớn khiến cho mật độ điện tích nhỏ
nên khó cho điện tử.

17.4.2.1 Các oxihydroxid HxEOn


1. Chỉ có HNO3 là acid mạnh, còn lại là các acid yếu–lưỡng tính.
2. Đối với các oxihydroxid của các nguyên tố E có cùng số oxi hóa, khi đi từ trên xuống dưới
trong phân nhóm:
a. Độ âm điện giảm 
b. Bán kính tăng 
c. Tác dụng phân cực giảm 
d. Tính ion của liên kết E–OH tăng 

e. Tính acid của oxihydroxid giảm 


Ví dụ: HNO3 > H3PO4 > H3AsO4
HNO2 ~ H3PO3 > HAsO2
Xét mô hình X+ O– H
Khi đị từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
 Độ âm điện giảm, bán kính tăng
 Tác dụng phân cực của X giảm
 Tính acid giảm
3. Đối với các oxihydroxid khác nhau của cùng một nguyên tố E, khi số oxi hóa càng cao:
a. Tác dụng phân cực của NTTT tăng 
b. Tính ion của liên kết E–OH giảm 

c. Tính acid của oxihydroxid tăng 


Ví dụ: H3PO3 < H3PO4
Xét mô hình O* X+ O– H
Khi X có số oxi hóa càng lớn:
 Điện tích của X tăng, bán kính giảm
 Tác dụng phân cực của X tăng
 Số lượng O* kéo điện tử của X càng lớn  Tính acid tăng
4. As, Sb và Bi có số phối trí 6 bền nên ta có các phức chất:
3– 3– – –
[E(OH)6] , [EX6] , [E(OH)6] , [EX6]

17.4.2.2 Các dẫn xuất EnBm của các oxihydroxid HxXOn


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào tác dụng phân cực của hợp phần phân
cực dương.
2. Khi tác dụng phân cực của hợp phần phân cực dương càng mạnh thì:
a. Liên kết AX của các dẫn xuất càng có tính cộng hóa trị
b. Hợp chất càng có tính acid
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
Chƣơng 17 Phân nhóm 5A 165

PCl5 + 4H2O  H3PO4 + 5HCl (a)


Dẫn xuất acid
AsCl3 + 3H2O  As(OH)3 + 3HCl (b)
Dẫn xuất lưỡng tính
Na3[Sb(OH)6] + 3HCl  3NaCl + Sb(OH)3 + 3H2O (c)
Muối baz
166 Chƣơng 18 Phân nhóm 4A

Chƣơng 18
Phân nhóm 4A
18.1 Cấu trúc điện tử và đặc điểm liên kết
1. Các dữ liệu quan trọng của các nguyên tố phân nhóm 4A:

Nguyên tố C Si Ge Sn Pb
Tên gọi Carbon Silic Germani Thiếc Chì
rcht Å 0,77 1,17 1,22 1,40 –
rkl Å – 1,34 1,39 1,58 1,75
2+
r Å – – 0,65 1,02 1,26
4+
r Å 0,20 0,39 0,44 0,67 0,76
I1 eV 11,26 8,15 7,90 7,34 7,42
 2,5 1,8 2,0 1,8 1,6

2 2
2. Các nguyên tố muộn thuộc phân nhóm 4A có cấu trúc điện tử ns np .
3. Theo quy tắc Mendeleev, các số oxi hóa thông thường của nguyên tố phân nhóm 4A là:
SOXH = Số nhóm  2n = 4, (2), 0, (2), 4
4. Các số oxi hóa khác không đặc trưng.
5. Phân nhóm 4A là phân nhóm chuyển tiếp giữa không kim loại và kim loại.
6. Khi đi từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
a. Bán kính tăng, r 
b. Độ âm điện giảm,  
c. Tính oxi hóa giảm, tính khử tăng
d. Tính không kim loại giảm, tính kim loại tăng
e. Hợp chất oxihydroxid có tính acid giảm, tính baz tăng
f. Số oxi hóa dương cao nhất kém bền do hiệu ứng co d và co f
g. Số phối trí tăng từ 4 lên 6
h. Phức oxo (=O) kém bền dần do liên kết p–p và d–p kém bền khi bán kính tăng, nên
phức hydroxo (–OH) với liên kết  bền dần từ Sn.
Ví dụ: Nguyên tố chu kỳ 3 Nguyên tố chu kỳ 4
NTTT: Si Sn
Dạng tồn tại: H4SiO4 H2[Sn(OH)6]
Chƣơng 18 Phân nhóm 4A 167

Bảng 18.1 Sự gia tăng số phối trí theo chu kỳ của các hợp chất oxihydroxid
thuộc các phân nhóm A
Phân nhóm 3A 4A 5A 6A 7A
Chu kỳ 2 H3BO3 H2CO3 HNO3 H2O
3 H3[Al(OH)6] H4SiO4 H3PO4 H2SO4 HClO4
4 H2[Sn(OH)6] H3[As(OH)6] H2SeO4 HBrO4
5 H6TeO6 H5IO6

7. Số phối trí tăng khi đi từ trên xuống dưới do bán kính tăng và năng lượng của các vân đạo
ns, np và nd càng gần nhau nên dễ dàng lai hóa với nhau.
3 2
8. Carbon không có vân đạo d thường có lai hóa sp , sp , sp với các số phối trí 4, 3 và 2:

Số phối trí 4 3 2
Ví dụ CH4 CO 32  CO 2

Cấu trúc H O
2–

H–C–H O–C O=C=O


H O

9. Ở thiếc và chì đã có lai hóa với sự tham gia của vân đạo d nên số phối trí cao hơn (6, 5, 4,
3). Số phối trí bền của thiếc đã là 4 (SnCl4) và 6 (K2[SnCl6]).

18.2 Trạng thái tự nhiên


1. Các dữ liệu quan trọng về trạng thái tự nhiên của các nguyên tố phân nhóm 4A:

Nguyên tố Carbon Silic Germani Thiếc Chì

Hàm lượng, %NT


0,14 20,0 2.104 4.103 1,6.104
(trong vỏ trái đất)
Nguồn nguyên Than đá, carbonat, Quặng Quặng Quặng
Silicat
liệu chính dầu khí,… sulfur oxid sulfur

18.3 Đơn chất


18.3.1 Cấu trúc và lý tính
1. Các dữ liệu quan trọng về các đơn chất của nguyên tố phân nhóm 4A:

Chất C C C? C60–70–80

Dạng tồn tại Kim cương Graphit Carbin? Fulleren


dC–C Å 1,545 1,415 1,284 1,355–1,467
dlớp-mạch Å – 3,35 2,95
0
Tnc C 3900 3800
0
Ts C 5000 4000
3
d g/cm 3,51 2,27
Độ cứng Mohr 10 1
168 Chƣơng 18 Phân nhóm 4A

Nguyên tố Silic Germani Thiếc Chì

–Xám (kc),
Dạng tồn tại Xám (kc) Trắng (kc) Xám (kl)
–Trắng (kl)
0
Tnc C 1415 937 232 327,5
0
Ts C 3250 2850 2620 1745
0
Tchph C 13,2
3
d g/cm 2,33 5,350 5,75 – 7,31 11,337
Độ cứng Mohr 7 6

Hình 18.1 Các dạng thù hình của carbon

2. Các nguyên tố phân nhóm 4A tồn tại ở nhiều dạng thù hình khác nhau như được trình bày
trong hai bảng trên.
3. Đặc biệt là carbon không những có dạng cấu trúc cầu trong fulleren mà còn có cấu trúc ống
nano.
Chƣơng 18 Phân nhóm 4A 169

18.3.2 Hóa tính


a. Tính oxi hóa
1. Các nguyên tố phân nhóm 4A là các nguyên tố trung gian điển hình nên có tính oxi hóa yếu.
2. Khi đi từ trên xuống dưới:
a. Độ âm điện giảm
b. Tính oxi hóa giảm
c. Tính không kim loại giảm
d. Đến Si thuộc chu kỳ 3 đã thể hiện tính kim loại

b. Tính khử
1. Các nguyên tố phân nhóm 4A có tính khử tăng khi đi từ trên xuống dưới.
2. Sản phẩm của quá trình khử thường là các:

Anion phức oxo, chalcogeno Halogenur


2 2
CO3 , SiO3 , CO, CS2 CCl4, COCl2, CHCl3

c. Phản ứng dị phân


1. Silic chỉ dị phân với oxid kiềm nóng:
5Si + 6MnO  2Mn3Si + 3SiO2
18.3.3 Điều chế
1. Carbon được điều chế phụ thuộc vào trạng thái thù hình.
3
a. Kim cương (sp )

9–10 0
Nung graphit ở nhiệt độ và áp suất rất cao ~ 10 atm và 2000 C

0
Kết tinh trên mầm tinh thể kim cương trong hơi hydrocarbon ở khoảng 1000 C
2
b. Graphit (sp )

0
Nung than đá vô định hình (antraxit) ở 2500  3000 C khi không có không khí
c. Than cốc

0
Nung than đá vô định hình (antraxit) ở 1000–1200 C khi không có không khí
d. Than hoạt tính
 Nung các hợp chất hữu cơ thiếu hay không có không khí
2. Silic được điều chế bằng phản ứng khử SiO2 hay SiX4 ở nhiệt độ cao:
SiO2 + 2C  Si + 2CO
SiCl4 + 2Zn  Si + 2ZnCl2
3. Germani, thiếc và chì được điều chế bằng cách khử quặng oxid (hay sulfur) của chúng bằng
C ở nhiệt độ cao.
ES2 + 2O2  2SO2 + EO2
EO2 + 2C  E + 2CO

18.3.4 Ứng dụng


1. Kim cương Sử dụng để sản xuất đồ trang sức, bột mài, mũi khoan,…
170 Chƣơng 18 Phân nhóm 4A

2. Graphit Sử dụng làm điện cực, viết chì,…


3. Than hoạt tính Sử dụng làm chất khử màu-mùi, bột màu, chất độn,…
4. Silic Sử dụng để điều chế phân lân, thuốc trừ sâu, diêm quẹt,…
5. Germani Sử dụng làm chất bán dẫn,…
6. Thiếc Sử dụng làm bao bì thực phẩm, trong kỹ thuật điện,…
7. Chì Sử dụng làm ắc qui, phòng chì, chất cản tia phóng xạ,…

18.4 Các hợp chất của các nguyên tố phân nhóm 4A


18.4.1 Các hợp chất H4E và các dẫn xuất của chúng
1. Các hợp chất H4E của các nguyên tố phân nhóm 4A là:
CH4, SiH4, GeH4, SnH4, PbH4
với năng lượng liên kết giảm từ C đến Pb.

Liên kết C–H C–O Si – H Si – O


E kJ/mol 414 359 319 445

2. Ge, Sn và Pb do độ âm điện của E không cao nên chỉ tạo các hợp chất có số oxi hóa 4 với
các kim loại hoạt động hơn với liên kết có tính kim loại.
3. Tính oxi hóa-khử: Trong các hợp chất H4E và dẫn xuất của carbon và silic, E có số oxi hóa
4 nên chỉ có tính khử. Khi đi từ trên xuống dưới, tính khử tăng dần.

18.4.1.1 Các hợp chất H4E


1. CH4 (H4C) là một nhiên liệu khí quan trọng từ khí thiên nhiên.
2. Khi đi từ trên xuống dưới, liên kết kém bền dần:
a. SiH4 (silan) dễ bị phân hủy.
b. PbH4 kém bền đến mức chỉ chứng minh được sự tồn tại của nó một cách gián tiếp.

18.4.1.2 Các dẫn xuất AnE của các hợp chất HnE
a. Carbur kiểu muối
1. Các dẫn xuất carbur kiểu muối là các cabur kim loại với liên kết ion–cộng hóa trị.
2. Chúng có tinh thể kiểu muối và thủy phân tạo thành các hydrocarbon tương ứng.

Dẫn xuất Metan CH4 Etan C2H6 Etylen C2H4 Acetylen C2H2

Ví dụ Li4C, Be2C, Li6Si2 UC2 CaC2, Ag2C2


Al4C3, Mg2Si

3. Phản ứng phân hủy của các dẫn xuất:


Metan Al4C3 + 12H2O  3CH4 + 4Al(OH)3
Mg2Si + 4HCl  SiH4 + 2Mg(OH)2
Etan Li6Si2 + 6HCl  Si2H6 + 6LiCl
Acetylen 2UC2 + 8H2O  2CH4 + C2H4 + 2UO2(OH)2
Chƣơng 18 Phân nhóm 4A 171

CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2


Mg2C3 + 4H2O  C3H8 + 2Mg(OH)2

b. Carbur kim loại


1. Các dẫn xuất carbur kiểu kim loại thường là các cabur của các kim loại thuộc phân nhóm 4B,
5B, 6B, 7B và 8B.
2. Trong carbur kim loại, carbon xâm nhập vào các lỗ trống bát diện của tinh thể kim loại.
3. Các carbur kim loại thường có thành phần MC, M2C và M3C.

Thành phần MC M 2C M 3C
TiC, ZrC, HgC, VC,
Ví dụ Mo2C, W 2C,… Mn3C, Fe3C, Co3C,…
NbC, TaC,…

4. Carbur kim loại thường:


a. Có tinh thể ánh kim, dẫn điện.
b. Tạo với các kim loại khác dung dịch rắn có độ cứng rất lớn và nhiệt độ nóng chảy rất
cao.
5. Các carbur có công thức MC và M2C thường có nhiệt độ nóng chảy rất cao và chống ăn
mòn.

Kim loại Ti Zr Hg V Nb Ta Mo W Mn Fe
0
Tnc C 1668 1852 2200 1919 2460 3000 2620 3380 1244 1539
Carbur TiC ZrC HgC VC NbC TaC Mo2C W2C Mn3C Fe3C
0
Tnc C 3150 3580 3670 2800 3500 3880 2690 2800 1520 1650

6. Các carbur M3C thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn và bị acid phá hủy.
Mn3C + 6HCl  3MnCl2 + CH4 + H2
7. Khi đi từ MC  M3C thì hàm lượng kim loại trong carbur tăng nên liên kết có tính kim loại
tăng và tính cộng hóa trị giảm khiến cho độ cứng và T nc giảm.
8. Các carbur kim loại được sử dụng trong ngành cơ khí để sản xuất các hợp kim siêu cứng và
khó nóng chảy.
9. Các carbur kim loại thường được sản xuất bằng cách nung chảy bột kim loại hay oxid kim
loại với carbon ở nhiệt độ cao.
V2O5 + 7C  2VC + 5CO
10. Carbur thu được sẽ được tạo hình với chất kết dính thường là cobalt hay nikel.

c. Carbur cộng hóa trị


1. Chỉ có B và Si tạo được carbur cộng hóa trị SiC và B4C do có bán kính, độ âm điện tương
đương và cùng số phối trí 4.
2. Trong đó, –SiC có cấu trúc kim cương với độ cứng rất cao, nhiệt độ nóng chảy cao, độ dẫn
điện rất thấp và bền hóa học nên được sử dụng làm bột mài, đá mài, thanh điện trở của lò
nung,…

d. Các dẫn xuất khác


172 Chƣơng 18 Phân nhóm 4A

1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào độ bền và độ phân cực của liên kết A–X.
2. Khi liên kết A–X càng kém bền và độ phân cực của liên kết A–X càng lớn thì các dẫn xuất
càng có tính acid.
3. Các dẫn xuất và muối thủy phân trong nước tạo môi trường acid hay baz tùy theo bản chất
của liên kết trong hợp chất.
Li6Si2 + 6HCl  Si2H6 + 6LiCl
Muối baz
4. Các silicur có hàm lượng silic cao như MoSi, MoSi2,…
a. Thể hiện tính acid khi:
 Không phản ứng với acid
 Phân hủy trong kiềm
b. Rất bền được quá trình oxi hóa khi đun nóng

18.4.2 Các oxihydroxid HxEOn và các dẫn xuất của chúng


1. Các oxihydroxid thông thường của các nguyên tố phân nhóm 4A là:

Số oxi hóa C Si Ge Sn Pb

+2 CO – Ge(OH)2 Sn(OH)2 Pb(OH)2


+4 H2CO3 H2SiO3 H2GeO3 Sn(OH)4 Pb(OH)4

a. Tính oxi hóa-khử


1. Trong các hợp chất oxihydroxid và dẫn xuất của chúng, E có số oxi hóa dương với độ âm
điện thấp nên chúng thường có tính oxi hóa yếu.

H2SiO3 + 4H + 4e  Si + 3H2O
+ 0
E = –0,79V (a)
2. H2GeO3 do hiệu ứng co d và nhất là PbO2 do cả hiệu ứng co d lẫn co f khiến cho 2 điện tử s
khó mất nên có tính oxi hóa.

H2GeO3 + 4H + 4e  Si + 3H2O
+ 0
E = –0,13V (b)

+ 4e  Sn
4+ 0
Sn E = +0,01V (c)

PbO2 + 4H + 2e  Pb
+ 2+ 0
+ 2H2O E = +1,455V (d)

b. Tính tạo phức


3– 2–
1. Các anion EO4 , EO3 tạo phức yếu do bán kính quá lớn nên khó cho điện tử.

18.4.2.1 Các oxihydroxid HxEOn


1. Chỉ có HxEOn là các acid yếu–lưỡng tính.
2. Đối với các oxihydroxid của các nguyên tố E có cùng số oxi hóa, khi đi từ trên xuống dưới
trong phân nhóm:
a. Độ âm điện giảm 
b. Bán kính tăng 
c. Tác dụng phân cực giảm 
d. Tính ion của liên kết E–OH tăng 

e. Tính acid của oxihydroxid giảm 


Chƣơng 18 Phân nhóm 4A 173

Ví dụ: H2CO3 H2SiO3 H2GeO3 H4SnO4


pKa1 6,37 9,80 8,73 9,24
+ –
Xét mô hình X O H
Khi đị từ trên xuống dưới trong phân nhóm:
 Độ âm điện giảm, bán kính tăng
 Tác dụng phân cực của X giảm
 Tính acid giảm
 Tuy nhiên, H2GeO3 và H4SnO4 có tính acid lớn hơn H2SiO3 là do hiệu ứng co d và
co f khiến cho điện tích hạt nhân tăng mạnh nên kéo điện tử mạnh.
3. Đối với các oxihydroxid khác nhau của cùng một nguyên tố E, khi số oxi hóa càng cao:
a. Tác dụng phân cực của NTTT tăng 
b. Tính ion của liên kết E–OH giảm 

c. Tính acid của oxihydroxid tăng 


Ví dụ: Ge(OH)2 < H2GeO3
Xét mô hình O* X+ O– H
Khi X có số oxi hóa càng lớn:
 Điện tích của X tăng, bán kính giảm
 Tác dụng phân cực của X tăng
 Số lượng O* kéo điện tử của X càng lớn  Tính acid tăng
4. Ge, Sn và Pb có số phối trí 6 bền nên ta có các phức chất:
4– 4– 2– 2–
[E(OH)6] , [EX6] , [E(OH)6] , [EX6]

18.4.2.2 Các dẫn xuất EnBm của các oxihydroxid HxXOn


1. Tính chất acid-baz của các dẫn xuất phụ thuộc vào tác dụng phân cực của cation–hợp phần
phân cực dương.
2. Khi tác dụng phân cực của cation–hợp phần phân cực dương càng mạnh thì:
a. Liên kết AX của các dẫn xuất càng có tính cộng hóa trị
b. Hợp chất càng có tính acid
3. Các dẫn xuất và muối sẽ tiến hành các phản ứng cũng như thủy phân phụ thuộc vào tính
acid-baz của nó.
SnCl4 + 6H2O  H2[Sn(OH)6] + 4HCl (a)
Dẫn xuất acid
PbF2 + 2KF  K2[PbF4] (b)
PbF2 + SiF4  Pb[SiF6] (c)
Dẫn xuất lưỡng tính
Na2SiO3 + 2H2O  H2SiO3 + 2NaOH (d)
Muối baz
174 Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ

Chƣơng 19
Danh pháp các chất vô cơ
19.1 Đại cƣơng
19.1.1 Mở đầu
1. Danh pháp khoa học là một hệ thống cách gọi tên các hợp chất để có thể phân biệt được
các chất và xác định công thức của hợp chất từ tên gọi một cách đơn giản.
2. Ngoài ra còn có danh pháp thông dụng gọi tên theo thói quen và các tên gọi kỹ thuật hoặc
thương mại mang tính đặc thù của ngành nghề, địa phương hay có tính lịch sử.
Thí dụ:

Chất KMnO4 (NH4)2Cr2O7


Tên hệ thống Kali tetraoxomanganat(VII) Amonium heptaoxodicromat(VI)
Tên thông dụng Kali permanganat Amonium bicromat
Tên thương mại Thuốc tím Bi cháy

3. Hiện nay người ta thường sử dụng quy ước đã được thống nhất của Liên đoàn Quốc tế Hóa
học lý thuyết và Thực hành (danh pháp IUPAC: International Union of Pure and Applied
Chemistry).
4. Theo danh pháp hệ thống (quy ước của IUPAC), có thể sử dụng song song hai cách gọi tên:
a. Theo hệ thống (danh pháp IUPAC): Tên của hợp chất vô cơ được gọi theo:
 Tên của ion đơn giản tạo thành hợp chất
 Tên của phức chất đối với ion phức tạp
b. Theo danh pháp thông dụng: Nhiều hợp chất vô cơ được gọi dưới các tên gọi thông
dụng đã trở nên quá quen thuộc, thí dụ như acid sulfuric, acid clohydric,…
Danh pháp thông dụng ở đây không kể đến các tên gọi kỹ thuật, thương mại.
5. Việc sử dụng song song hai cách gọi tên này cho phép đơn giản hóa tên gọi nhiều hợp chất
như trong thí dụ trên (NH4)2Cr2O7 và KMnO4 gọi tên theo danh pháp thông dụng sẽ ngắn gọn
hơn.

19.1.2 Nguyên tắc cơ bản


1. Tất cả các hợp chất đều có thể phân thành 2 hợp phần là:
a. Hợp phần phân cực dương b. Hợp phần phân cực âm
+ –
Ví dụ: Na Cl , NH4+NO3–, (NH4) + –
2SO4 , C+O2–, H+2O–, H+3N–, S+F6–,…
Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ 175

2. Công thức của hợp chất được viết với hợp phần phân cực dương trước và hợp phần phân
cực âm sau.
Ví dụ: NaCl, CaSO4, NH4NO3, (NH4)2SO4,…
CO2, H2O, H3N, PF5, SF6,…
Lưu ý là do thói quen, người ta thường viết là NH3 thay vì H3N.
3. Danh pháp (tên gọi) của hợp chất được đọc cũng với hợp phần phân cực dương trước và
hợp phần phân cực âm sau.
Ví dụ: Natri clorur (NaCl), calci sulfat (CaSO4),…
Carbon dioxid (CO2), hydro oxid (H2O),…

19.2 Danh pháp của các nguyên tố


1. Các nguyên tố được đọc tên theo tiếng La tinh của nguyên tố nhưng có bỏ bớt tiếp vĩ ngữ
(đuôi) um.
Ví dụ: Tên La tinh Danh pháp Việt nam
Natrium Natri
Calcium Calci
2. Một số tên nguyên tố đã được Việt hóa thì đọc tên theo tiếng Việt.
Ví dụ: Tên La tinh Danh pháp Việt nam
Copper Đồng
Argentum Bạc
Sulfur Lưu huỳnh
3. Các tên nguyên tố Việt hóa này được tiếp tục sử dụng trong các hợp phần phân cực dương
nhưng bắt buộc phải sử dụng tên La tinh trong các hợp phần phân cực âm.
Ví dụ: Công thức Danh pháp Việt nam
Cu(NO3)2 Đồng nitrat
Na[CuI2] Natri diiodocuprat

19.3 Danh pháp của các cation


19.3.1 Cation đơn giản (một nguyên tử)
1. Gọi theo tên của nguyên tố tương ứng có ghi thêm số oxi hóa của nó bằng số la mã trong
ngoặc đơn ngay kế tiếp không cách khoảng. Đối với các nguyên tố chỉ có một số oxi hóa
như hydro, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ thì không cần ghi số oxi hóa.
Na
2
Thí dụ: Cu (ion) đồng(II) (ion) natri

19.3.2 Cation phức tạp (nhiều nguyên tử)


1. Cation do sự kết hợp của các phân tử hay ion có tính baz với proton sẽ được gọi tên theo
phần gốc của tên nguyên tố tạo nên phân tử hay ion ban đầu có thêm tiếp vĩ ngữ –onium.
Thí dụ: NH4 ammonium H3O oxonium
+ +
PH4 phosphonium AsH4 arsonium
Các dẫn xuất thế từ các ion này cũng được gọi tên tương tự.
+
Thí dụ: (CH3)4Sb tetrametylstibonium
+
PCl4 tetraclorophosphonium
176 Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ

2. Cation phức tạp có nguyên tử trung tâm là cation kim loại và các ligand (phối tử) là các
anion, nguyên tử hay phân tử trung hòa sẽ gọi tên theo phức chất.
2+
Thí dụ: [Cu(NH3)4] (ion) tetraammincuprum(II)
3+
[Al(H2O)6] (ion) hexaaquoaluminium(III)
2+
[CoCl(NH3)5] (ion) cloropentaammincobalt(II)
3. Cation là nhóm chức (gốc) sẽ gọi tên theo nhóm chức (gốc) tương ứng (tên một số nhóm
chức (gốc) được trình bày trong Mục 1.4).
Thí dụ: NO (ion) nitrosyl NO2 (ion) nitryl
2+ 2+
SO (ion) thionyl SO2 (ion) sulfuryl
3+ 2+
PO (ion) phosphoryl CO (ion) carbonyl

19.4 Danh pháp của các anion


19.4.1 Anion đơn giản (một nguyên tử)
1. Giữ nguyên phần tên gốc của nguyên tố và thêm tiếp vĩ ngữ –ur (tên Quốc tế là ide chuyển
sang cách gọi tên Việt Nam là ur).
Thí dụ: H (ion) hydrur F (ion) fluorur
2 
S (ion) sulfur Cl (ion) clorur
4 
Si (ion) silisur Br (ion) bromur
2
Ngoại lệ: O (ion) oxid

19.4.2 Anion phức tạp (nhiều nguyên tử)


1. Một số anion nhiều nguyên tử đơn giản có tiếp vĩ ngữ –id (trừ một số ngoại lệ có tiếp vĩ ngữ
ur).
NH2
2
Thí dụ: O2 (ion) peroxyd (ion) amid
O2
2
(ion) superoxyd NH (ion) imid
OH (ion) hydroxid NH2OH (ion) hydroxylamid
Ngoại lệ: O3 (ion) ozonur CN 
(ion) cyanur
2. Anion phức tạp sẽ gọi tên theo phức chất.
2
Thí dụ: [Zn(OH)4] (ion) tetrahydroxozincat(II)
3
[Fe(CN)6] (ion) hexacyanoferrat(III)
2
SO3 (ion) trioxosulfat(IV)
2
SO4 (ion) tetraoxosulfat(VI)
2 2
[SO3S] (ion) trioxothiosulfat(VI) (thường viết S2O3 )
3. Đối với các anion của các oxihydroxid cũng như các dẫn xuất của chúng, người ta thường
sử dụng danh pháp thông dụng:
a. Nếu acid có tiếp vĩ ngữ là –ic thì anion sẽ đổi thành tiếp vĩ ngữ –at.
b. Nếu acid có tiếp vĩ ngữ là –ơ thì anion sẽ đổi thành tiếp vĩ ngữ –it.
NO2
2
Thí dụ: (ion) nitrit SO3 (ion) sulfit
NO3
2
(ion) nitrat SO4 (ion) sulfat
4. Anion nhiều nguyên tử có chứa nguyên tử hydrogen thì thêm từ hydro phía trước tên của
anion tương ứng.
Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ 177

Thí dụ: HS (ion) hydrosulfur HSO3 (ion) hydrosulfit


HO2 (ion) hydroperoxyd H2PO4 (ion) dihydrophosphat

19.5 Danh pháp của các nhóm chức (gốc)


1. Các nhóm chức (gốc) thường gặp trong nhiều hợp chất được hình thành từ các nguyên tố
không kim loại hoặc từ nguyên tố kim loại với oxygen.
2. Tên của chúng thường có tiếp vĩ ngữ –yl.
Thí dụ: OH hydroxyl CO carbonyl
NO nitrosyl NO2 nitryl
SO thionyl (sulfinyl) SO2 sulfuryl (sulfonyl)
ClO clorosyl ClO2 cloryl
ClO3 percloryl PO phosphoryl
UO2 uranyl CrO2 cromyl

19.6 Danh pháp của các hợp chất


19.6.1 Quy tắc gọi tên
1. Một hợp chất bất kỳ đều có thể xem như được hình thành từ các hợp phần phân cực dương
(cation) và các hợp phần phân cực âm (anion).
2. Tên của hợp chất được gọi theo thứ tự: tên của cation trƣớc, tên của anion sau.
Thí dụ: Na2SO4 natri sulfat, natri tetraoxosulfat(VI)
FeCl3 sắt(III) clorur
P2O5 phosphor(V) oxid
CO carbon(II) oxid
3. Nếu hợp chất có nhiều hợp phần phân cực dương (cation) hay nhiều hợp phần phân cực
âm (anion) thì vẫn gọi tên theo quy tắc trên với tên gọi của các cation (hay của các anion)
được xếp theo thứ tự abc.
Thí dụ: COCl2 carbon clorur oxid (carbonyl clorur)
MgCl(OH) magne clorur hydroxyd
KMgF3 kali magne fluorur
MgNH4PO4.6H2O ammonium magne phosphat hexahydrat
4. Ghi chú: Nhiều tài liệu thường gọi tên khác đi một chút so với cách trình bày trên ở chỗ
không ghi số oxi hóa của các nguyên tố, thay vào đó:
a. Số lượng của các hợp phần dương hoặc âm đơn giản được biểu diễn bằng các tiếp đầu
ngữ mono, di, tri, tetra,…. Tiếp đầu ngữ mono có thể không cần ghi.
b. Nếu các hợp phần đó là ion phức tạp thì các tiếp đầu ngữ sẽ là bis, tris, tetrakis,…
Thí dụ: P2O5 diphospho pentaoxyd
NO2 nitrogen dioxyd
S2Cl2 disulfur diclorur

19.6.2 Tên của các oxihydroxid


1. Danh pháp thông dụng:
178 Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ

a. Đối với các oxihydroxid, người ta lấy tên phần gốc của nguyên tố tạo acid có thêm tiếp
vĩ ngữ ơ hoặc ic để phân biệt số oxi hóa của nguyên tố đó.
b. Cách gọi tên khi nguyên tố tạo acid với nhiều số oxi hóa khác nhau như sau:

Số oxi hóa của


Tên gọi Thí dụ
nguyên tố tạo acid
Thấp nhất acid hypo–tên nguyên tố–ơ HClO acid hypoclorơ
Thấp acid tên nguyên tố–ơ HClO2 acid clorơ
Cao acid tên nguyên tố–ic HClO3 acid cloric
Cao nhất acid per–tên nguyên tố–ic HClO4 acid percloric

c. Ghi chú: Trường hợp nguyên tố chỉ tạo được một oxihydroxid thì dùng tiếp vĩ ngữ ic để
gọi tên. Thí dụ: H2SiO3 – acid silicic.
d. Người ta phân biệt một nguyên tố ở cùng số oxi hóa tạo thành nhiều oxihydroxid có hàm
lượng nước khác nhau bằng cách thêm tiếp đầu ngữ như sau:

Hàm lƣợng nƣớc


Tên gọi Thí dụ
trong oxihydrocid

Ít nhất acid meta– tên oxoacid (HPO3)n acid metaphosphoric


Nhiều nhất acid orto– tên oxoacid H3PO4 acid ortophosphoric
Hai oxihydroxid mất 1 H2O acid pyro–tên oxoacid H4P2O7 acid pyrophosphoric

2. Danh pháp hệ thống: Các oxihydroxid có thể gọi tên theo danh pháp phức chất.
Thí dụ:
H2SO4 hydro tetraoxosulfat(VI) hay acid tetraoxosulfuric(VI)
H2SO3 hydro trioxosulfat(IV) hay acid trioxosulfuric(IV)
HMnO4 hydro tetraoxomanganat(VII) hay acid tetraoxomanganic(VII)
H2MnO4 hydro tetraoxomanganat(VI) hay acid tetraoxomanganic(VI)

19.6.3 Tên của các acid dẫn xuất từ oxihydroxid


1. Các acid dẫn xuất từ oxihydroxid là các oxihydroxid có một số oxygen trong phân tử
oxihydroxid được thay thế bằng các nguyên tử hay các nhóm nguyên tử khác.
2. Tên gọi của các acid dẫn xuất đó là tên của oxihydroxid nhưng có thêm tiếp đầu ngữ để chỉ
sự thay thế đã được thực hiện.
a. Peroxoacid: Nếu oxi –O được thay bằng nhóm peroxid –O–O.
Thí dụ: HNO4 acid peroxonitric
H3PO5 acid peroxomononitric
H2SO5 acid peroxomonosulfuric
H2S2O8 acid peroxodisulfuric
b. Thioacid: Nếu oxi –O được thay bằng lưu huỳnh –S.
Thí dụ: H2S2O2 acid thiosulfurơ dẫn xuất từ H2SO3 acid sulfurơ
H2S2O3 acid thiosulfuric dẫn xuất từ H2SO4 acid sulfuric
HSCN acid thiocyanic dẫn xuất từ HOCN acid cyanic
Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ 179

19.6.4 Tên của các acid polimer


1. Nhiều oxihydroxid bị dimer, trimer, … polymer hóa tạo thành các acid có cấu trúc phức tạp
được gọi là các acid polymer hóa.
2. Tên gọi của các acid này cũng là tên của oxihydroxid nhưng thêm tiếp đầu ngữ di, tri,… poly
để chỉ mức độ polimer hóa.
Thí dụ: H2S2O7 acid disulfuric
H4P2O7 acid diphosphoric H5P3O10 acid triphosphoric
H2Cr2O7 acid dicromic H2Cr4O13 acid tetracromic

19.6.5 Tiếp đầu ngữ chỉ số lƣợng


1. Tiếp đầu ngữ chỉ số lượng của mỗi hợp phần được viết liền ngay trước tên của hợp phần
đó.
2. Các tiếp đầu ngữ thông thường được đi kèm với các hợp phần có tên đơn giản.
3. Các tiếp đầu ngữ phức tạp được đi kèm với các hợp phần có tên phức tạp hơn.
4. Các tiếp đầu ngữ được trình bày trong Bảng 19.1 và 19.2.

Bảng 19.1 Các tiếp đầu ngữ thông thƣờng và phức tạp
Tiếp đầu ngữ Tiếp đầu ngữ Tiếp đầu ngữ Tiếp đầu ngữ
Số lƣợng Số lƣợng
thông thƣờng phức tạp thông thƣờng phức tạp
1 mono 6 hexa hexakis
2 di bis 7 hepta heptakis
3 tri tris 8 octa octakis
4 tetra tetrakis 9 nona nonakis
5 penta pentakis 10 deca decakis,…

Bảng 19.2 Các tiếp đầu ngữ thông thƣờng


Tiếp đầu ngữ Tiếp đầu ngữ Tiếp đầu ngữ
Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng
thông thƣờng thông thƣờng thông thƣờng
11 undeca 20 icosa 50 pentaconta
12 dodeca 21 henicosa 52 dopentaconta
13 trideca 22 docosa 60 hexaconta
14 tetradeca 23 tricosa 70 heptaconta
15 pentadeca 30 triaconta 80 octaconta
16 hexadeca 31 hentriaconta 90 nonaconta
17 heptadeca 35 pentatriaconta 100 hectaconta
18 octadeca 40 tetraconta
19 nonadeca 48 octatetraconta

19.7 Danh pháp bằng tiếng Anh


19.7.1 Danh pháp của các nguyên tố hóa học bằng tiếng Anh
Bảng 19.3 Tên gọi, ký hiệu và số thứ tự Z của các nguyên tố hóa học
Tên Ký hiệu Z Tên Ký hiệu Z
Actinium Ac 89 Calcium Ca 20
Aluminium Al 13 Californium Cf 98
Americium Am 95 Carbon C 6
Antimony (Stibium) Sb 51 Cerium Ce 58
180 Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ

Tên Ký hiệu Z Tên Ký hiệu Z


Argon Ar 18 Chlorine Cl 17
Arsenic As 33 Chromium Cr 24
Astatine At 85 Cobalt Co 27
Barium Ba 56 Copper (Cuprum) Cu 29
Berkelium Bk 97 Curium Cm 96
Beryllium Be 4 Dysprosium Dy 66
Bismuth Bi 83 Einsteinium Es 99
Boron B 5 Erbium Er 68
Bromine Br 35 Europium Eu 63
Cadmium Cd 48 Fermium Fm 100
Caesium Cs 55 Fluorine F 9
Francium Fr 87 Promethium Pm 61
Gadolinium Gd 64 Protactinium Pa 91
Gallium Ga 31 Radium Ra 88
Germanium Ge 32 Radon Rn 86
Gold (Aurum) Au 79 Rhenium Re 75
Hafnium Hf 72 Rhodium Rh 45
Helium He 2 Rubidium Rb 37
Holmium Ho 67 Ruthenium Ru 44
a
Hydrogen H 1 Samarium Sm 62
Indium In 49 Scandium Sc 21
Iodine I 53 Selenium Se 34
Iridium Ir 77 Silicon Si 14
Iron (Ferrum) Fe 26 Silver (Argentum) Ag 47
Krypton Kr 36 Sodium (Natrium) Na 11
Lanthanum La 57 Strontium Sr 38
b
Lawrencium (Unniltrium) Lr 103 Sulfur (theion) S 16
Lead (Plumbum) Pb 82 Tantalum Ta 73
Lithium Li 3 Technetium Tc 43
Lutetium Lu 71 Tellurium Te 52
Magnesium Mg 12 Terbium Tb 65
Manganese Mn 25 Thallium Tl 81
Mendelevium (Unnilunium) Md 101 Thorium Th 90
Mercury (Hydrargyrum) Hg 80 Thulium Tm 69
Molybdenum Mo 42 Tin (Stannum) Sn 50
Neodymium Nd 60 Titanium Ti 22
Neon Ne 10 Tungsten (Wolfram) W 74
Neptunium Np 93 Unnilennium Une 109
Nickel Ni 28 Unnilhexium Unh 106
Niobium Nb 41 Unniloctium Uno 108
Nitrogen (Azote) N 7 Unnilpentium Unp 105
Nobelium (Unnilbium) No 102 Unnilquadium Unq 104
Osmium Os 76 Unnilseptium Uns 107
Oxygen O 8 Uranium U 92
Palladium Pb 46 Vanadium V 23
Phosphorus P 15 Xenon Xe 54
Platinum Pt 78 Ytterbium Yb 70
Plutonium Pu 94 Yttrium Y 39
Polonium Po 84 Zinc Zn 30
Potassium (Kalium) K 19 Zirconium Zr 40
Praseodymium Pr 59
a
Các đồng vị 2H và 3H của hydrogen lần lượt được gọi là deuterium và tritium ứng với các ký hiệu D và T nhưng 2H và
3
H được sử dụng nhiều hơn. b Tên Hy lạp này dẫn đến từ gốc “thi” của lưu huỳnh.
Chƣơng 19 Danh pháp các hợp chất vô cơ 181

19.7.2 Danh pháp anion của các oxihydroxid bằng tiếng Anh
Bảng 19.4 Tên nguyên tố, từ gốc và tên anion của các oxihydroxid bằng tiếng Anh
Tên nguyên tố Từ gốc Tên anion Tên nguyên tố Từ gốc Tên anion
actinium actin– actinate niobium niob– niobate
aluminium alumin aluminate nitrogen nitr– nitrate
antimony antimon– antimonate, osmium osm– osmate
stibate
arsenic arsen– arsenate palladium pallad– palladate
beryllium beryll– beryllate phosphorus phosph– phosphate
bismuth bismuth– bismuthate platinum platin– platinate
boron bor– borate radium rad– radate
bromine brom– bromate rhenium rhen– rhenate
cadmium cadm– cadmate rhodium rhod– rhodate
carbon carbon– carbonate ruthenium ruthen– ruthenate
cerium cer– cerate scandium scand– scandate
chlorine chlor– chlorate selenium selen– selenate
chromium chrom– chromate silicon silic– silicate
cobalt cobalt– cobaltate silver argent– argentate
copper cupr– cuprate sulfur sulf– sulfate
gallium gall– gallate tantalum tantal– tantalate
germanium german– germanate technetium technet– technetate
gold aur– aurate tellurium tellur– tellurate
hafnium hafn– hafnate thallium thall– thallate
indium ind– indate tin stann– stannate
iodine iod– iodate thorium thor– thorate
iridium irid– iridate titanium titan– titanate
iron ferr– ferrate tungsten tungst– tungstate,
wolframate
lead plumb– plumbate uranium uran– uranate
manganese mangan– manganate vanadium vanad– vanadate
mercury mercur– mercurate xenon xenon– xenonate
molybdenum molybd– molybdate zinc zinc– zincate
nickel nickel– nickelate zirconium zircon– zirconate
182 Taøi lieäu tham khaûo

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Thị Tố Nga, Hóa Vô cơ, Tập 1, 2 và 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
2. Hoàng Nhâm, Hóa học Vô cơ, Tập 1, 2 và 3, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002.
3. Nguyễn Đình Chi, Hóa học Đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007.
4. Đào Đình Thức, Cấu tạo Nguyên tử và Liên kết Hóa học, Tập 1, và 2, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 2005.
5. N. X. Acmetop, Hóa Vô cơ, Tập 1, và 2, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội, 1978.
6. J. E. Huheey, E. A. Keiter, R. L. Keiter, Inorganic Chemistry: Principles of Structure and
Reactivity, 4th edition, Prentice Hall; United States of America, 1997.
7. F. A. Cotton, G. Wilkinson, Advanced Inorganic Chemistry, 5th edition, John Wiley & Sons
Inc; United States of America, 1988.
8. R. A. Liđin, Tính chất Lý Hóa học các chất Vô cơ, Mir Publishers, Moscow, 1975.
9. Ju. Lurie, Handbook of Analytical Chemistry, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
2001.
10. Р. А. Лидин, Справочник по неорганической химии, Москва Химия, Москва, 1987.

You might also like