You are on page 1of 13

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA

KHÁCH HÀNG TẠI VIỆT NAM


Th.S Nguyễn Bảo Ngọc – Bộ môn Marketing – Viện Kinh tế Bưu điện Học Viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Mobile: 0837898686
Email: ngocnb@ptit.edu.vn
Sinh viên Trần Nhật Thuỳ - Bộ môn Marketing – Viện Kinh tế Bưu điện – Học Viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Email: nhatthuy2899@gmail.com
Di động: 0964428910
Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang – Bộ môn Marketing – Viện Kinh tế Bưu điện Học
Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Email: thutrangnt23@gmail.com
Di động: 0968045329
Sinh viên Vũ Thuỷ Linh – Bộ môn Marketing – Viện Kinh tế Bưu điện Học Viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Email: linhvtnb1999@gmail.com
Di động: 0329621153

Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử. Mô
hình nghiên cứu và các thang đo được xây dựa trên các lý thuyết; các nghiên cứu
trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu được dùng trong nghiên cứu là
phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố tác động đến ý
định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân gồm: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận
hữu ích, tin cậy cảm nhận và cảm nhận rủi ro
Từ khóa: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, tin cậy cảm nhận, cảm nhận
rủi ro, ý định sử dụng VĐT, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

1. Giới thiệu về nghiên cứu


Năm 2008 Việt Nam chính thức đánh dấu sự xuất hiện của hình thức thanh toán phi
tiền mặt. Trong số các phương thức thanh toán phi tiền mặt, Ví điện tử trở thành ưu
tiên lựa chọn của đại đa số người dân thành thị. Theo báo cáo mới đây của PwC, tỷ lệ
người tiêu dùng tại Việt Nam thanh toán bằng Ví điện tử từ mức 37% năm 2018 đã
tăng lên 61% vào năm 2019. Hơn nữa, vào năm 2020, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ
trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết trong 4 tháng đầu năm, thanh toán nội địa qua
thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện
thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-
19 nhưng hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm
trước. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg,

1
các yêu cầu thanh toán của người dân và xã hội vẫn được đáp ứng đầy đủ, các dịch vụ
ngân hàng trực tuyến và ATM hoạt động liên tục, thông suốt.
Thêm vào đó, Ví điện tử là một trong năm nhánh chính của Fintech mà Fintech là một
trong lĩnh vực không thể thiếu của Thương mại điện tử, muốn Thương mại điện tử
phát triển thì bắt buộc Ví điện tử phải phát triển. Trong khi, tiềm năng phát triển
Thương mại điện tử còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 
Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử tại Việt
Nam là cần thiết, và có ý nghĩa với tất cả các doanh nghiệp và cá nhân hiện đang hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng của khách hàng đối với các
dịch vụ công nghệ mới, nhưng có rất ít nghiên cứu về ý định sử dụng của khách hàng
cá nhân đối với dịch vụ Ví điện tử - một phương thức thanh toán điện tử thông minh
ngày càng được phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng trên thế giới. Trên thế giới đã
có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, như “Demonetization: Impact on cashless
payment system” của Manpreet Kaur (2017); “Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng ở Indonesia” của
Junadia và Sfenriantob (2015). Tuy nhiên tại Việt Nam còn rất ít những nghiên cứu
chính thức về đề tài Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam, chính vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng Ví điện tử của khách
hàng và từ đó có thể đưa ra các kiến nghị phù hợp thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử tại
Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Các lý thuyết có liên quan

Lý thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein & Ajzen (1975) ra đời giúp trả lời các
vấn đề liên quan tới hành vi của con người nói chung. Lý thuyết hành động hợp lý xem
xét các mối quan hệ giữa: niềm tin; thái độ; ý định và hành vi. Trong lý thuyết này “ý
định” là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới “hành vi”. Có hai yếu tố tác động tới “ý định”,
bao gồm “thái độ” và “chuẩn chủ quan”. “Thái độ” lại chịu tác động của yếu tố “niềm
tin”. Sử dụng lý thuyết hành động hợp lý sẽ giúp các nghiên cứu xác định được những
nhân tố tác động, dẫn tới việc thực hiện một hành vi nào đó và dự đoán điều mà một
người sẽ làm hoặc không làm. Trên cơ sở đó, các biện pháp có thể được đề xuất nhằm
hạn chế hoặc thay đổi hành vi. Lý thuyết hành động hợp lý cũng gắn liền với một số
giả định và có những hạn chế nhất định nên lý thuyết này khó có thể chấp giải thích và
dự đoán hiệu quả mọi hành vi.
2
Sự ra đời của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM) đã giúp cho việc giải thích và dự đoán các hành vi trong nghiên cứu được thực
hiện một cách hiệu quả hơn. Mô hình TAM của Davis & cộng sự (1989) có nguồn gốc
từ TRA. Theo TRA, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định
thực hiện hành vi đó. Ý định hành vi (Behavior Intention) là ý muốn thực hiện hành
vi cụ thể nào đó. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ (Attitude) của một
con người về hành vi và chuẩn chủ quan (Subjective Norms) liên quan đến hành vi.
Mô hình TAM lúc đầu nhằm giải thích hành vi chấp nhận sử dụng hệ thống công nghệ
thông tin. Tuy nhiên, TAM đã được sử dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như marketing và nghiên cứu tâm lý,
xã hội. Theo mô hình TAM, hai nhân tố quan trọng tác động đến sự chấp nhận công
nghệ là “cảm nhận hữu ích (PU)” và “cảm nhận dễ sử dụng (PEOU)”. Mặc dù được sử
dụng rộng rãi, mô hình TAM cũng vẫn bị cho rằng còn thiếu vắng tác động của các
yếu tố con người, yếu tố tình cảm và yếu tố xã hội.

Lý thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk), Bauer (1960) cho rằng
hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm 2 yếu tố:
nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP) và nhận thức rủi ro liên quan
đến giao dịch trực tuyến (PRT). Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản
phẩm/dịch vụ (PRP) bao gồm 5 dạng nhận thức rủi ro: mất tính năng, mất tài chính,
tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ với sản phẩm/dịch vụ (tổng của
nhận thức bất định hoặc băn khoăn của người tiêu dùng khi mua sản phẩm). Thành
phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT) gồm 4 dạng (các rủi ro
có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch thương mại điện tử trên các
phương tiện – thiết bị điện tử) liên quan đến: sự bí mật (privacy), sự an toàn - chứng
thực (security- authentication), không khước từ (non - repudiation), và nhận thức rủi ro
toàn bộ về giao dịch trực tuyến (Overall perceived risk on online transaction).

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng ví điện tử

Cảm nhận dễ sử dụng


Cảm nhận dễ sử dụng theo Davis, 1989 được định nghĩa là mức độ mà một người tin
rằng việc sử dụng một hệ thống hoặc dịch vụ cụ thể sẽ không có nỗ lực. Cảm nhận tính
dễ dàng sử dụng công nghệ sẽ có tác động hoặc ảnh hưởng đến hành vi và hành động,

3
tức là nhận thức cao hơn về sự dễ sử dụng của một hệ thống, mức độ thông tin người
sử dụng công nghệ cao hơn.
Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đã chỉ ra rằng cảm nhận dễ sử dụng có
ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng 1 sản phẩm/dịch vụ công nghệ. Theo đó,
khách hàng sẽ chấp nhận và sử dụng 1 sản phẩm/dịch vụ công nghệ mới khi họ cảm
thấy nó dễ dàng sử dụng, điển hình như nghiên cứu của Davis (1989), Taylor và Todd
(1995), Luarn và Lin (2005), Foon và Fah (2011), Wang (2003; Lee và các cộng sự
(2001); Sanghita Roy và Indrajit Sinha (2014).
H1: Cảm nhận dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
Cảm nhận hữu ích
Cảm nhận hữu ích là cảm nhận của cá nhân rằng việc sử dụng công nghệ mới sẽ giúp
nâng cao hoặc cải thiện hiệu suất công việc của họ hơn (theo Davis, 1989; Davis,
Bagozzi và Warshaw, 1989). Trong các nghiên cứu ý định hành vi người tiêu dùng
trong các lĩnh vực thương mại điện tử đều đáng giá cao vai trò của yếu tố Cảm nhận
hữu ích như nghiên cứu của các tác giả: Achmad Taufan và Rudi Trisno Yuwono
(2019); Prajod Sunny và Ajimon George (2016); Sanghita Roy và Dr. Indrajit Sinha
(2014).
H2: Cảm nhận hữu ích có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
Phi tiền tệ hóa
Phi tiền tệ hoá là hành động hủy bỏ quyền sử dụng hợp pháp của một đơn vị tiền tệ.
Nó xảy ra bất cứ khi nào có sự thay đổi của tiền tệ quốc gia, cụ thể: hình thức tiền hiện
tại được rút ra khỏi lưu thông và hủy bỏ, được thay thế bằng các loại tiền giấy hoặc
tiền xu mới (theo Prajod Sunny và Ajimon George)
Theo như bài nghiên cứu cùa 2 giáo sư Prajod Sunny và Ajimon George (2016) về yếu
tố các yếu tố quyết định đến hành vi sử dụng VĐT đã chỉ ra nhân tố Phi tiền tệ hóa có
tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thanh toán điện tử, tương tự nhân tố này cũng
đã xuất hiện trong một số mô hình nghiên cứu như: về “sự tác động của việc vô hiệu
hóa tiền tệ đối với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt” của M.Bhuvana và Dr. S.
Vasantha (2017), bài báo “Phi tiền tệ hóa- tác động đến hệ thống thanh toán không
dùng tiền mặt” của tác giả Manpreet Kaur (2017).
H3: Phi tiền tệ hóa có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
Tin cậy cảm nhận
Tin cậy cảm nhận theo Jarvenpaa and Todd (1996) là mức độ mà nhà cung cấp dịch vụ
có thể đạt được để thực hiện theo lời hứa của mình với khách hàng. Thuyết phục người
tiêu dùng về độ tin cậy trên đặt ra những thách thức kỹ thuật liên quan đến việc quản
lý thương hiệu và kênh giao tiếp với khách hàng để cho phép người tiêu dùng có được
thông tin cần thiết và tương tác với nhà bán lẻ trong thời gian thực.
H4: Tin cậy cảm nhận có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
Cảm nhận rủi ro
Báo cáo của Pérez-Cabañero, Carmen (2007) đã chỉ ra cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng
rất lớn đến hành vi của người tiêu dùng trong quá trình ra quyết định mua sắm. Cảm
nhận rủi ro ở đây có thể là về hàng hóa hoặc là dịch vụ. Còn 2 tác giả Sanghita Roy và
4
Dr. Indrajit Sinha (2014) với bài nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định sự chấp nhận
của khách hàng đối với hệ thống thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng Ấn Độ”
đã chỉ ra rằng yếu tố cảm nhận rủi ro cho thấy khách hàng vẫn còn lo sợ khi thực hiện
giao dịch thanh toán điện tử vì họ lo ngại về khía cạnh bảo mật và riêng tư của hệ
thống đó.
H5: Cảm nhận rủi ro có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử

Cảm nhận dễ sử dụng

( sfahnf
Cảm nhận hữu ích H1

( sfahnf H2
(( Ý định sử
Phi tiền tệ hóa
( sfahnf H3 dụng
Tin cậy cảm nhận
((
( sfahnf
H4
((
Cảm( nhận
sfahnfrủi ro
H5
((
( sfahnf
((

((

5
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Việc xây
dựng các thang đo dựa trên thang đo của các nghiên cứu trong và ngoài nước. Kích
thước mẫu trong nghiên cứu n = 299 với thang đo Likert 5 (1 là hoàn toàn không đồng
ý; 2 không đồng ý; 3 bình thường; 4 đồng ý; 5 hoàn toàn đồng ý). Nghiên cứu thu thập
dữ liệu qua khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi được thiết kế trên công cụ Google
Form, sau đó được gửi đến các khách hàng cá nhân tại Hà Nội, Việt Nam bằng cách
chia sẻ trên mạng xã hội Facebook và các diễn đàn. Phiếu hỏi sau khi thu về sẽ được
mã hóa và tiến hành trên phần mềm SPSS Statistic phiên bản 23. Các kỹ thuật phân
tích chính trong nghiên cứu gồm: kiểm tra hệ số tin cậy thang đo Alpha Cronbach;
phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm tra hệ số tương quan và kiểm tra kết quả hồi
quy. Nghiên cứu gồm 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Trong đó: biến Cảm
nhận dễ sử dụng gồm: 04 biến quan sát; biến Cảm nhận hữu ích gồm 04 biến quan
sát; biến Tin cậy cảm nhận gồm: 04 biến quan sát; biến Phi tiền tệ hóa gồm: 04 biến
quan sát; biến Cảm nhận rủi ro gồm 04 biến quan sát; biến Ý định sử dụng Ví điện
tử gồm 03 biến quan sát.
4. Kết quả
4.1. Kết quả độ tin cậy của thang đo

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ta thấy đa
phần các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan với
biến tổng lớn 0.3. Điều này đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Cụ thể độ tin cậy của các
thang đo: Cảm nhận dễ sử dụng = 0.797; Cảm nhận hữu ích = 0.815; Tin cậy cảm nhận
= 0.707; Phi tiền tệ hóa = 0.842; Cảm nhận rủi ro = 0.684 và Ý định sử dụng = 0.784.

4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá, ma trận hệ số tương quan và kết quả hồi
quy
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả cho thấy KMO = 0.854 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 (Kaiser, 1974). Như
vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Tương tự như
vậy kết quả kiểm định Bartlett cho thấy p = 0.000 < 5% như vậy có nghĩa là các biến
có quan hệ với nhau và có đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA. Sau
khi thực hiện kiểm định nhân tố EFA, tất cả các biến độc lập đều đều tải về cùng một
nhóm và có giá trị factor loading > 0.3

6
Bảng I: Phân tích nhân tố khám phá

Component
1 2 3 4 5
PT2 .861
PT3 .859
PT4 .750 .308
PT1 .699
SD2 .771
SD4 .749
SD1 .715
SD3 .698 .322
HI4 .791
HI3 .755
HI1 .386 .679
HI2 .433 .524
RR3 .760
RR1 .738
RR2 .721
RR4 .346 .634
TT3 .814
TT4 .725
TT1 .367 .712
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 6 iterations.

4.2.2. Ma trận hệ số tương quan

Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo, các nhân tố được đưa vào kiểm
định mô hình. Trước khi kiểm định mô hình, kiểm định hệ số tương quan Person được
sử dụng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Dựa
vào ma trận tương quan (bảng 1), ta thấy đa số các biến độc lập đều có tương quan với
biến phụ thuộc của mô hình, các giá trị hệ số tương quan đều nằm trong khoảng từ 0
đến 0,8. Do đó, có thể tạm kết luận rằng mối quan hệ giữa các biến là có ý nghĩa và có
thể dùng phương pháp khác để kiểm định các mối quan hện này

7
Bảng II: Ma trận hệ số tương quan

Correlations
SD HI PT TT RR YD
Pearson
Correlati
SD on 1 .560** .358** .446** 41 .542**
Sig. (2-
tailed) 0 0 0 483 0
N 299 299 299 299 299 299
Pearson
Correlati
HI on .560** 1 .364** .512** .202** .599**
Sig. (2-
tailed) 0 0 0 0 0
N 299 299 299 299 299 299
Pearson
Correlati
PT on .358** .364** 1 .211** 102 .326**
Sig. (2-
tailed) 0 0 0 80 0
N 299 299 299 299 299 299
Pearson
Correlati
TT on .446** .512** .211** 1 .192** .437**
Sig. (2-
tailed) 0 0 0 1 0
N 299 299 299 299 299 299
Pearson
Correlati
RR on 41 .202** 102 .192** 1 .224**
Sig. (2-
tailed) 483 0 80 1 0
N 299 299 299 299 299 299
Pearson
Correlati
YD on .542** .599** .326** .437** .224** 1
Sig. (2-
tailed) 0 0 0 0 0
N 299 299 299 299 299 299
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
8
4.2.3. Kết quả hồi quy

Nhìn vào kết quả trong bảng II, ta nhận thấy các nhận thấy các nhân tố như cảm nhận
hữu ích; cảm nhận dễ sử dụng; phi tiền tệ hóa; tin cậy cảm nhận; cảm nhận rủi ro có
tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví điện tử. Đồng thời, mô hình giải thích
được 43.9% sự tác động của các biến độc lập lên ý định sử dụng ví điện tử.

Bảng III: Kết quả hồi quy

Phương trình và sig Mô hình


Biến
Cảm nhận hữu ích (HI) 0.344***
Cảm nhận dễ sử dụng (SD) 0.274***

Phi tiền tệ (PT) 0.069


Tin cậy cảm nhận (TT) 0.100a
Nhận thức rủi ro (RR) 0.117**
R2 điều chỉnh 0.439
F 47.601***
N = 299 ; ap ≤ 0.1; *p ≤ 0.05; **p ≤ 0.01; ***p ≤ 0.001
Tất cả hệ số tương quan đã được chuẩn hóa

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả này cũng khẳng định có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1, H2, H3, H5.
Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Tin cậy cảm nhận, Cảm nhận rủi ro có tác
động đến ý định sử dụng ví điện tử với hệ số β lần lượt là: 0.344; 0.274; 0.102 và
0.117.

5. Bình luận và kiến nghị


5.1. Bình luận
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam với mô hình đề xuất gồm 5 biến độc lập là “Cảm
nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, cảm nhận rủi ro, phi tiền tệ hóa, tin cậy cảm
nhận” và một biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng VĐT”.
Và kết quả cho ta thấy được trong 5 biến độc lập có 4 biến tác động lên biến phụ thuộc
là: “Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Tin cậy cảm nhận và Cảm nhận rủi
ro”. Trong khi đó biến Phi tiền tệ hóa không tác động lên ý định sử dụng VĐT
Cảm nhận hữu ích
Kết quả cho thấy trong 4 nhân tố động đến ý kiến sử dụng VĐT, nhân tố tương thích
nhất là Cảm nhân hữu ích. Chứng tỏ rằng tính hữu ích của việc sử dụng VĐT là tác
động chính dẫn đến ý định sử dụng VĐT trong thanh toán. Nó hỗ trợ họ trong quá
trình thanh toán, giúp họ kiểm soát, quản lý các giao dịch trực tuyến hiệu quả hơn, tiết

9
kiệm thời gian, công sức và giúp quá trình thanh toán trở nên thuận tiện hơn đặc biệt
trong thời kì thương mại điện tử bùng nổ, công nghệ số bùng nổ như hiện nay.
Cảm nhận dễ sử dụng
Nhân tố tác động thứ 2 là Cảm nhận dễ sử dụng, điều này chứng minh rằng quy trình
thanh toán đơn giản, giao diện thân thiện với người tiêu dùng cũng là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng, tác động lên ý định sử dụng VĐT của khách hàng. Đặc biệt độ
tuổi sử dụng VĐT ngày càng già đi, đây là những người thuộc gen Y, họ sinh ra khi
công nghệ chưa phát triển, và việc làm quen với công nghệ mới thay đổi từng phút
từng giây khó khăn hơn so với thế hệ trẻ (những người thuộc gen Z) làm cản trở họ
trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Cảm nhận rủi ro
Theo như kết quả nhân tố Cảm nhận rủi ro có hệ số Beta = 0.117 > 0, điều này có
nghĩa cảm nhận rủi ro đang tác động dương lên Ý định sử dụng VĐT.
Nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất giải thích về kết quả này. Trước tiên có thể nói đến
đối tượng khảo sát chiếm phần lớn là học sinh, sinh viên tham gia khảo sát (chiếm
64,9%) với mức thu nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm 56.9% . Đây là nhóm người thuộc
gen Z, những người được sử dụng công nghệ từ sớm và có thể kiểm soát được rủi ro
trong môi trường công nghệ nên họ không nhận thấy được sự rủi ro đáng kể trong
thanh toán bằng Ví điện tử. Thêm vào đó, những lần giao dịch trên Ví điện tử của đối
tượng này đều với số tiền nhỏ với giá trị không cao.
Theo Alexander Pelaez, Chi-wen Chen & Yan Xian Chen (2017): “Effects of
Perceived Risk on Intention to Purchase: A Meta-Analysis”, đã chỉ ra được rằng Cảm
nhận rủi ro có thể tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng. Nghiên cứu này cho
rằng, Cảm nhận rủi ro trong công nghệ không còn là vấn đề mà người tiêu dùng quan
ngại. Bởi lẽ thời đại 4.0 bùng nổ, người tiêu dùng có thể dự đoán được những rủi ro họ
sẽ gặp phải khi sử dụng Công nghệ, vì thế họ có thể kiểm soát được sự rủi ro đó. Mà
các thang đo nhóm đưa vào nghiên cứu đều thuộc Rủi ro về giao dịch trực tuyến, phù
hợp với nghiên cứu trên.
Chính vì điều này, chúng tôi cho rằng việc đối tượng khảo sát không nhận thấy sự rủi
ro khi thanh toán bằng Ví điện tử là hợp lý.
Phi tiền tệ hóa
Theo kết quả của cuộc khảo sát, nhân tố “Phi tiền tệ hóa” được loại bỏ khỏi các nhân
tố ảnh hưởng tới Ý Định Sử Dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Nguyên
nhân chính dẫn tới kết quả này có thể xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu khác nhau.
“Phi tiền tệ hóa” là nhân tố được chứng minh là ảnh hưởng tới Ý Định Sử Dụng VĐT
của người dân tại Ấn Độ (Prajod Sunny và Ajimon George, 2016), trong bối cảnh
Chính phủ Ấn Độ đã quyết định loại bỏ 2 loại tiền tệ, điều này dẫn đến sự xáo trộn khi
nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào tiền mặt, VĐT xuất hiện như 1 giải pháp mới giải
quyết vấn đề lưu thông tiền tệ của nước này. Nhưng bối cảnh tại Việt Nam, VĐT xuất
hiện sau các hình thức phi tiền mặt khác (như Internet Banking, Mobile Banking,...)
Khách hàng cá nhân có nhiều sự lựa chọn hơn trong hình thức thanh toán và Chính

10
Phủ Việt Nam không có quyết định xóa bỏ loại tiền mặt nào trong thời điểm hiện tại.
Vì vậy, khách hàng cá nhân có rất nhiều sự lựa chọn hơn trong hình thức thanh toán.
5.2. Kiến nghị
Gia tăng Cảm nhận hữu ích
“Cảm nhận hữu ích” là nhân tố tác động mạnh nhất tới Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Hà Nội. Vì vậy, các Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT cần
phải chú trọng đến các giải pháp nhằm gia tăng tính Cảm nhận hữu ích cho người sử
dụng đối với sản phẩm VĐT của mình. Cụ thể:
● Tìm hiểu và nắm bắt kịp các nhu cầu thanh toán điện tử ngày càng mở rộng của
khách hàng và tích hợp tiện ích thanh toán đa dạng trong nhiều lĩnh vực như
thanh toán hóa đơn sinh hoạt, thanh toán vé điện tử, thanh toán đặt phòng dịch
vụ … và thậm chí là chuyển/nhận tiền hoặc thanh toán quốc tế cho các sản
phẩm/dịch vụ mua ở nước ngoài.
● Tích hợp cho VĐT chức năng tự động tìm kiếm và đề xuất cho khách hàng mức
giá ưu đãi nhất đối với sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu mua sắm.
Gia tăng Cảm nhận dễ sử dụng
Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại
Hà Nội là Cảm nhận dễ sử dụng. Do đó để gia tăng tính dễ sử dụng cho VĐT, các
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT cần phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công
nghệ để:
- Cải tiến quy trình, gia tăng tính năng tự động điền thông tin người mua trên các
đơn hàng/hóa đơn điện tử nhằm rút ngắn thời gian và giúp cho người sử dụng
cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn khi thực hiện các giao dịch bằng VĐT.
- Hướng dẫn và chỉ rõ ràng cụ thể cho khách hàng trước và trong quá trình thực
hiện thanh toán bằng VĐT.
Gia tăng tin cậy cảm nhận
Tin cậy cảm nhận cũng là một trong những nhân tố tác động đến Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Hà Nội. Vì vậy, để khách hàng cá nhân tại Việt Nam
tin tưởng và sử dụng VĐT, các Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT cần phải gia tăng
tính bảo mật, an ninh, an toàn cho tài khoản người dùng. Cụ thể:
- Các Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT cần phải không ngừng cải tiến, nâng
cấp công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn
trong xử lý, lưu trữ và truyền phát dữ liệu điện tử.
- Đối với việc xác thực mật khẩu tài khoản trong giao dịch thanh toán, bên cạnh
các hình thức xác thực bằng mật khẩu một lần (OTP), ma trận mật khẩu
(VITOS), mở khóa bằng sinh trắc vân tay, nhận diện khuôn mặt như hiện nay,
các Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT nên nâng cấp ứng dụng cho phép
khách hàng nhập mật khẩu từ bàn phím ảo để hạn chế tối đa bị lộ mật khẩu và
thông tin tài khoản bởi các phần mềm gián điệp ghi lại thông tin nhập vào từ
bàn phím vật lý.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AICTE. (n.d.). Definition of 'E-wallets'. Retrieved from economictimes.indiatimes:
https://economictimes.indiatimes.com/definition/e-wallets
Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior and
Human Decision Processes.
Cimigo. (2019). Thanh toán điện tử, ví điện tử và tương lai của thanh toán.
Chính Phủ. (2014). Thông tư số 39/2014/TT-NHNN: Hướng dẫn về dịch vụ trung gian
thanh toán.
Davis, F. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User. MIS
Quarterly.
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention and behaviour: An
introduction to theory and research. Reading.
Hair, J. F., Black , W. C., Babin, B. J., & Anderson , R. E. (1998). Multivariate data
analysis.
Junadia , & Sfenriantob. (2015). Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng ở IndonesiaJunadia và Sfenriantob.
Kaur , M. (2017). Demonetization: Impact on cashless payment system.
Lee, Y., A. Kozar, K., & R. Larsen, K. (2003). The Technology Acceptance Model:
Past, Present, and Future. Communications of the Association for Information
Systems.
Nunnally. (1978). An Overview of Psychological Measurement. Clinical Diagnosis of
Mental Disorders.
Ngọc, H. T. (2005). Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM. TP. HCM: ĐH Quốc gia TPHCM.
Peterson, R. A. (1994). A Meta-analysis of Cronbach's Coefficient Alpha. Journal of
Consumer Research.
Slater, S. F., & Narver, J. J. (1995). Market Orientation and Learning Organization.
Journal of Marketing.
Sun, H., & Zhang, P. (2006). The Role of Moderating Factors in User Technology
Acceptance. International Journal of Human-Computer Studies 64(2):53-78.

12
Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao
động - Xã hội.
Trang, N. Đ. (2009). Thuộc tính địa phương và sự hài long của doanh nghiệp. Nghiên
cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê.
VECOM. (2019). Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019. Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam.
Venkatesh, V., & Davis, F. (2000). A Theoretical Extension of the Technology
Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies.
Venkatesh, V., Morris, M. G., & Davis, G. B. (2003). User Acceptance of Information
Technology: Toward a Unified View. MIS Quarterly.

13

You might also like