You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN KẾ TOÁN


QUẢN TRỊ VÀ PHÂN
LOẠI CHI PHÍ

NỘI DUNG

1. Bản chất của kế toán quản trị


2. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán
tài chính
3. Phân loại chi phí

1
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

 Kế toán quản trị là gì?


 Chức năng của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là gì?


o Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị,
hiện vật và thời gian lao động.

o Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài
chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn
vị kế toán.

o Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và


cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Trích từ Luật Kế toán (2015)

2
→ Kế toán quản trị là hệ thống con của hệ thống kế toán
Nguồn thông tin nội Nguồn thông tin bên
bộ DN ngoài DN

Thu thập thông tin

Xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin

Đối tượng có nhu cầu sử dụng Các nhà quản trị


thông tin của đơn vị

Ngân hàng, nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng và tất cả
những ai quan tâm đến doanh nghiệp

Chức năng của kế toán quản trị


Hoạch định

Phân tích Lập dự toán và


hành vi của truyền đạt thông
chi phí tin

Đánh giá Ra quyết định Tổ chức

Kiểm tra, Hỗ trợ ra quyết


kiểm soát và định
đánh giá
Kiểm tra

Chức năng của nhà quản trị Chức năng của kế toán quản trị

3
SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ
TOÁN TÀI CHÍNH
 Sự khác nhau:
Căn cứ phân biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính
1. Mục đích Lập các báo cáo nội bộ Lập các báo cáo tài chính
2. Đối tượng sử Các nhà quản trị tại +Người ngoài doanh nghiệp:
dụng thông tin doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, nhà
đầu tư…
+ Nhà quản trị doanh nghiệp
3. Đặc điểm của + Phản ánh những sự kiện + Phản ánh những sự kiện
thông tin kế toán kinh tế đã, đang và sắp kinh tế tài chính đã xảy ra
xảy ra + Chú trọng đến tính khách
+ Chú trọng đến tính linh quan, chính xác
hoạt và kịp thời + Thể hiện dưới hình thái
+ Thể hiện dưới hình thái giá trị
giá trị, hiện vật hoặc các
hình thái phi tiền tệ khác

Căn cứ phân biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính

4. Tuân thủ các KTTC tuyệt đối phải tuân


KTQT không nhất
nguyên tắc, chuẩn thủ
thiết phải tuân thủ
mực, chế độ kế toán
5. Thời điểm báo Bất kỳ thời điểm nào Theo thời gian đã quy định,
cáo tùy thuộc yêu cầu của thường định kỳ vào cuối quí
nhà quản lý: đột xuất, và cuối năm
hằng ngày, hàng tuần,
hàng tháng...
6. Phạm vi báo cáo Báo cáo trong KTQT Báo cáo trong KTTC phản
thường phản ánh hoạt ánh họat động kinh doanh
động kinh doanh cho của toàn doanh nghiệp
từng bộ phận theo
phân cấp quản lý trong
doanh nghiệp
7. Tính pháp lý của Không bắt buộc Bắt buộc
việc tổ chức hệ
thống kế toán

4
So sánh Kế toán quản trị và Kế toán tài chính

 Sự giống nhau:
 Đều có chung mục đích cung cấp thông tin
 Đều dựa và hệ thống nguồn số liệu kế toán ghi chép
ban đầu, đặc biệt là hệ thống sổ sách kế toán chi phí

KT KT KT
tài chính chi phí quản trị

[Source: Horngren C. T., Foster G., 1997]

 Đều tham gia vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp

CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ

 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động


trong một doanh nghiệp sản xuất
 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí
với lợi nhuận xác định từng kỳ
 Phân loại chi phí dựa vào việc phân bổ chi phí
cho các đối tượng tập hợp chi phí
 Phân loại chi phí trong việc ra quyết định của
nhà quản trị

5
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

 Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất, liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời
kỳ nhất định
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung

 Chi phí ngoài sản xuất: là các chi phí phát sinh ngoài quá
trình sản xuất sản phẩm, liên quan đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh
nghiệp.
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

 Cách “ứng xử” của chi phí (cost behavior): biểu thị sự thay
đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được
(số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ
máy chạy, số giờ công, doanh thu tiêu thụ…)

 Chia thành 3 loại:


- Biến phí (Chi phí biến đổi, chi phí khả biến – Variable
Cost )
- Định phí (Chi phí cố định, chi phí bất biến – Fixed Cost )
- Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)

6
Phân loại chi phí theo mối quan hệ
giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ

 Chi phí sản phẩm: chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm, tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản
xuất (giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng), gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung

 Chi phí thời kỳ: gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các
khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm → là các chi phí phát
sinh trong kỳ và đem lại lợi ích trong kỳ đó
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân loại chi phí dựa vào việc phân bổ


chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí
 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp (chi phí có thể tách biệt): phát sinh một cách
riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
- Chi phí gián tiếp (chi phí chung, chi phí kết hợp): phát sinh
không liên quan đến một hoạt động cụ thể nào, mà phục vụ cùng
một lúc cho nhiều hoạt động. → Để xác định chi phí gián tiếp cho
từng hoạt động cụ thể, kế toán cần tiến hành ....?....
Ví dụ:
+ Nếu là quá trình sản xuất thì chi phí trực tiếp bao gồm
………………………?………………………………………….
Chi phí gián tiếp gồm ………………..?....................................
+ Nếu là doanh nghiệp thì chi phí trực tiếp gồm ………?...........

7
Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

 Chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm
soát được
- Chi phí có thể kiểm soát được tại một cấp quản lý khi nhà
quản lý tại cấp đó có quyền quyết định đối với chi phí.
- Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà nhà quản lý
không có quyền quyết định đối với chi phí.
Ví dụ: đối với quản đốc phân xưởng thì
* Chi phí quảng cáo đây là chi phí………?.................
đối với giám đốc, trưởng phòng
Marketing thì đây là chi phí …….?............
* Chi phí khấu hao nhà xưởng ???
Việc xác định chi phí kiểm soát được hay không kiểm soát
được phải gắn liền với một cấp quản lý nhất định.

Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

 Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi
lựa chọn, thực hiện phương án hành động này thay cho
phương án hành động khác.

 Chi phí khác biệt (Chi phí chênh lệch): là chi phí có ở
phương án hành động này nhưng chỉ có một phần hoặc không
có ở phương án hành động khác.

 Chi phí lặn (Chi phí chìm): là khoản chi phí đã bỏ ra trong
quá khứ và sẽ biểu hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như
nhau → là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người
quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án hành
động nào.

You might also like