You are on page 1of 12

GV-04.

Thuyết minh đề tài cấp cơ sở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT & MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

Tên đề tài: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương
ngập lụt do biến đổi khí hậu tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: Trương Đỗ Minh Phượng


Đơn vị THUYẾT
thưc hiện: Khoa
MINH ĐỀ TNĐ&MTNN
TÀI

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 3 năm 2019


THUYẾT MINH

1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

1. Tên đề tài: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương ngập lụt do biến đổi
khí hậu tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2. Mã số(do Phòng KHCN-HTQT xác định):
3. Lĩnh vực nghiên cứu 4. Loại hình nghiên cứu
Lâm nghiệp Môi trường Cơ bản
Nông học Cơ khí & bảo quản chế
biến Ứng dụng
Thủy sản Công nghệ sinh học
Triển khai thực nghiệm
Chăn nuôi Kinh tế nông nghiệp
Thú y Phát triển nông thôn
Quản lý tài nguyên X Khác:
TN ……………………….
5. Thời gian thực hiện 12 tháng (1/2019 – 12/2019)
Được duyệt vào ngày…………tháng ………….năm ……………
6. Cơ quan chủ trì:
Tên cơ quan:Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
Họ và tên thủ trưởng cơ quan:
Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, Thuận Thành, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế; Email:
Điện thoại: 0234.3522 535 FAX: 084.54.352.923
7. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trương Đỗ Minh Phượng Học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Email:
Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, Tp Huế truongdominhphuong@huaf.edu.vn
Điện thoại: 0905559197
8. Những thành viên tham gia đề tài (tối thiểu01 người, tối đa 03 người)
STT Họ và tên Đơn vị công Nội dung tham gia trong Chữ ký
tác đề tài
1 Trương Đỗ Minh Khoa Chủ trì đề tài
Phượng TNĐ&MTNN Thu thập, xử lý số liệu.
Viết các nội dung nghiên
cứu của báo cáo
2 Hồ Nhật Linh Khoa Thành viên đề tài.
TNĐ&MTNN Viết các nội dung nghiên
cứu của báo cáo
9. Tóm tắt hoạt động nghiên cứu của người chủ trì đề tài
9.1. Tóm tắt hoạt động (liệt kê các đề tài dự án tham gia)

2
TT Đề tài/dự án Tư cách Thời gian Cơ quan chủ Kết quả
thực hiện trì nghiệm thu
1 Ứng dụng kỹ thuật Chủ trì đề tài 2017 – Trường Đại học Khá
phân loại ảnh viễn Nông Lâm Huế
thám theo phương
pháp định hướng
đối tượng nghiên
cứu sự thay đổi sử
dụng đất do quá
trình đô thị hóa tại
thành phố Đà
Nẵng
2 Ứng dụng GIS và Chủ trì đề tài 2018 – Trường Đại học Xuất sắc
AHP xác định quỹ Nông Lâm Huế
đất bố trí đất ở
phục vụ định
hướng quy hoạch
sử dụng đất tại
huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên
Huế
3 Đánh giá hiện Thành viên đề 2018 – Trường Đại học Xuất sắc
trạng phục vụ quy tài Nông Lâm Huế
hoạch bảo tồn đất
ngập nước ở tỉnh
Thừa Thiên Huế:
Trường hợp
nghiên cứu tại
vùng cửa sông Ô
Lâu – Phá Tam
Giang

9.2. Công trình công bố (Họ và tên tác giả, năm. Tiêu đề. Số, trang. NXB)
1. Trương Đỗ Minh Phượng, Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Hoàng Khánh
Linh. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa tại thành phố Đà
Nẵng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tên cũ: Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp; Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn), 2018, Tập: 1, Số: 2 (T1).
2. Trương Đỗ Minh Phượng, Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Nhật Linh, Đinh
Vui, Trương Thị Diệu Hòa. Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên
địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế sinh thái, 2017, Số: 52,
3
Trang: 58-64.
3. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trương Đỗ Minh Phượng, Trần An. Đánh giá tác động
của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
dựa trên chỉ số khô hạn trích xuất từ ảnh viễn thám, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế),
2017, Tập: 126, Số: 3D (T10), Trang: 41 – 54.
4. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trương Đỗ Minh Phượng, Nguyễn Ngọc Đức. Ứng
dụng phần mềm mã nguồn mở QGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa: trường
hợp nghiên cứu tại xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học
(Đại học Huế), 2017, Tập: 126, Số: 3D (T10), Trang: 5 – 15.
5. Trương Đỗ Minh Phượng, Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Nhật Linh, Dương Quốc
Nõn. Nghiên cứu xu hướng phát triển không gian và dự báo biến động đất đô thị tại thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Khoa học tại Hội nghị Khoa học quốc
gia và quốc tế đăng toàn văn trong kỷ yếu (Proceedings) hội nghị có phản biện khoa
học, 2017, Trang: 631-638.
6. Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trương Đỗ Minh Phượng. Usage
of indices for mapping built-up and open space areas from Landsat 8 OLI imagery: A
case study of Da Nang city, Vietnam, Proceedings of the ESASGD 2016, 2016, Trang:
178-283.
7. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Lê Ngọc Phương Quý, Trương Đỗ Minh
Phượng, Nguyễn Trắc Bá Ẩn. Application of remote sensing and GIS technology in
mapping partition saline intrusion to paddy land: a case study at Phu Vang district, Thua
Thien Hue province, Journal of Agricultural Science and Technology A and B, 2017,
Tập: 7, Số: 5 (T5), Trang: 48-59.
10. Mục tiêu của đề tài
10.1. Mục tiêu chung
Thành lập được bản đồ phân vùng tổn thương ngập lụt gây do biến đổi khí hậu tại khu
đô thị trung tâm TP.Tam Kỳ, từ đó đề xuất giải pháp làm giảm mức độ tổn thương do
ngập lụt gây ra.
10.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát được thực trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018
- Xây dựng được bản đồ bị tổn thương ngập lụt do biến đổi khí hậu tại thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Đề xuất được các biện pháp cho từng cấp độ tổn thương
11. Tính cấp thiết đề tài (nêu rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, những vấn đề
chưa được nghiên cứu liên quan đến đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài,
hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua đề tài này, hiệu quả kinh tế xã hội và
môi trường của đề tài).
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt
trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản
4
xuất và môi trường. Nó cũng dẫn đến sự tăng nhiệt độ và một trong những hậu quả là
làm nước biển dâng cao, góp phần làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo đánh giá
của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của BĐKH, trong đó khu vực duyên hải miền Trung sẽ là một trong những điểm
nóng về thiên tai.
Thành phố Tam Kỳ có 100.26 km² diện tích tự nhiên và 165.240 nhân khẩu (2018).
Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, là một tỉnh ven biển
thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi;
phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [3]. Đây là nơi
thuộc khu vực duyên hải miền Trung, cũng là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng lớn từ mưa
lũ, đặc biệt trong thời gian gần đây tình hình mưa lũ xảy ra rất phức tạp, khó lường và
có chiều hướng tăng cả về cường độ lẫn tần suất, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp, tài sản, công trình dân sự và đồng thời gây ra các ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của người dân và môi trường. Vì vậy, việc đánh giá mức độ tổn thương ngập
lụt do biến đổi khí hậu tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết để đưa những phương pháp phòng tránh hợp lý và hiệu quả .
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các ứng dụng Hệ
thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) được liên tục phát triển
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng. Sự phát triển
của máy tính có nhiều khả năng hơn, các ứng dụng cũng trở nên hiệu quả hơn với người
sử dụng bởi các khả năng hiển thị, các công cụ phân tích không gian và giao diện tuỳ
biến, cho phép truy, xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, các cơ
quan chuyên ngành Quản lý đất đai thường sử dụng GIS để đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu. Ứng dụng GIS có thể góp phần nhận định và phân tích ảnh hưởng của
BĐKH ở mức độ toàn cầu, quốc gia, từng ngành hay địa phương, góp phần đưa ra
những thích ứng đúng đắn.
12. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
12.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ tổn thương ngập lụt do biến đổi khí hậu tại
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
12.2. Phạm vi
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu trong giai đoạn 2010 đến 2018.

5
13. Tổng quan, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
13.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (trong và ngoài nước)
13.1.1. Tình hình ngập lụt do biến đổi khí hậu trên thế giới
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện
rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng
thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến
thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia
cầm…
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia
tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn,
tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá
hủy hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được thể hiện qua hàng loạt
các tác động cực đoan của khí hậu thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người
bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, chau Phi, Mexico. Các nước Tây Âu đang
bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt
băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ,… có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua.
Những dữ liệu thu được qua từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi;
nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ,
tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59cm vào năm
2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã đánh
giá rằng các tính toán của IPCC vê thay đổi nhiệ độ toàn cầu là tương đối phù hợp với
số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là có thấp
hơn so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự
thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh
giá đầy đủ các quá trình tan băng. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển
toàn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100.
13.1.2. Tình hình ngập lụt do biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt
lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ
thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là
một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ
biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10%
diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người
dân.
Năm 2017, 11/13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phải công bố tình trạng thiên
6
tai, do xuất hiện hạn mặn chưa từng có trong vòng 100 năm qua. Mỗi năm có 300 ha
lãnh thổ mất đi do sạt lở, cùng với đó là nước mặn, nước lợ gia tăng, sụt lún đất và nước
biển dâng, tác động lớn đến sinh kế của người dân. Ở miền Trung mưa lũ đến muộn
nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2017, gây
thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường,
tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các
đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.
Đánh giá tình hình biến đổi khí hậu, ông Tăng Thế Cường nhận định Việt Nam đang
chịu những tác động mạnh mẽ của tình trạng này, với mức độ ngày càng tăng. Theo báo
cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nước biển dâng cao do tác động của biến đổi khí hậu.
Trên 12% bờ biển sẽ bị ngập dưới mực nước biển 1m. Đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng là vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt,
xâm nhập mặn và các hình thái thời tiết xấu.
13.1.3. Tình hình ngập lụt do biến đổi khí hậu tại thành phố Tam Kỳ
Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam
đã được dự án P1-08VIE nghiên cứu đánh giá. Dự án P1-08VIE là dự án “Đánh giá
những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển
kinh tế – xã hội ở Trung Trung bộ Việt Nam”. Đến nay, Dự án đã xây dựng xong kịch
bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam. Về kịch bản mực nước biển dâng cho tỉnh
Quảng Nam, có đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên
quan đến dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, là đề tài nhánh của
dự án P1-08VIE, do T.S Vũ Thu Lan thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, khô
hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, đã dự báo về mực nước biển dâng ứng với các kịch
bản phát thải khí nhà kính, đó cũng là một cơ sở để chúng tôi tham khải trong quá trình
xây dựng chuyên đề này.
Theo kịch bản BĐKH 2012, mực nước biển dâng tại Quảng Nam (khu vực đèo Hải Vân
đến mũi Đại lãnh), ứng với các kịch bản theo bảng sau:
Bảng 1. Dự báo mực nước biển dâng theo các kịch bản tại Quảng Nam (cm)
Phát thải thấp (B1) Phát thải trung bình (B2) Phát thải cao (A1F1)
Năm 2020 2050 2100 2020 2050 2100 2020 2050 2100
Mực nước 7-8 22-25 52-65 8-9 24-26 61-74 8-9 27-29 83-97
biển dâng
Trong khuôn khổ của chuyên đề này, chúng tôi sẽ dự báo những tác động mực nước
biển dâng đến điều kiện tự nhiên kinh tế của huyện thành phố Tam Kỳ, ứng với kịch
bản phát thải trung bình (B2).
7
Bảng 2. Dự báo mực nước biển dâng khu vực tỉnh Quảng Nam
ứng với kịch bản B2
Năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
H (cm) 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74
Hầu hết các chuyên gia trong nghiên cứu BĐKH đều có nhận định rằng: các kịch bản
nói chung và kịch bản BĐKH luôn tồn tại những điểm chưa chắc chắn, vì thế tính chưa
chắc chắn của các kịch bản BĐKH cần được xét đến trong đánh giá tác động, tính dễ bị
tổn thương và xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH. Về cơ bản, tính chưa chắc
chắn trong các kịch bản BĐKH liên quan đến tính chưa chắc chắn trong xác định các
kịch bản phát thải khí nhà kính, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển trong tương lai,
những hiểu biết còn hạn chế về hệ thống khí hậu toàn cầu và khu vực, phương pháp xây
dựng các kịch bản.
Độ chính xác của diện tích vùng có nguy cơ bị ngập do hiện tượng nước biển dâng phụ
thuộc vào độ chính ác của bản đồ địa hình từ Global maper. Trong phương pháp này, từ
mã nguồn mở của Global mapper, chung ta thu thập bản đồ địa hình ở dạng DEM, sau
đó dùng một số công cụ trên Arcview để tính toán và trích xuất bản đồ trên phần mềm
Acrgis. Theo các phương pháp tính toán nói trên, do còn phụ thuộc vào một số yếu tố
như cường độ và tần suất xuất hiện các loại hình thời tiết cực đoan như bão, lũ; bão, lũ
và triều cường kết hợp v.v.
13.2. Cơ sở khoa học của các vấn đề nghiên cứu
13.2.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương
Khái niệm về TDBTT đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các
thành phần, yếu tố để đánh giá TDBTT. Tuy nhiên việc sử dụng các thuật ngữ liên quan
đến TDBTT giữa các ngành, lĩnh vực còn có sự khác nhau. Đặc biệt, trong những năm
gần đây khái niệm TDBTT đã được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt là trong
lĩnh vực quản lý ngập lụt.
Bảng 3. Tổng hợp các định nghĩa về tính DBTT

8
Tác giả Định nghĩa
IPCC (2007) Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất,
cường độ và mức độ (phạm vi) của các biển đổi và
dao động khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu,
độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống
đó.

Gabor và Griffith (1980) Tính DBTT là mối đe dọa (để vật liệu nguy hiềm)
đối với người tiếp xúc trong đó tính DBTT là một
trong những thành phần của rủi ro.
Timmerman (1981) Tính DBTT là mức độ tác động xấu do tai biến gây
ra. Độ lớn và số lượng những tác động xấu được
hạn chế bởi khả năng phục hồi.
Undro (1982)
Tính DBTT là sự tổn thất của một yếu tố nhất định
hoặc các yếu tố rủi ro bởi sự xuất hiện của một hiện
tượng thiên nhiên với độ lớn nhất định.
Tính DBTT là mối đe dọa hoặc sự tương tác giữa
Pijawka và Radwan (1985) rủi ro và khả năng chuẩn bị. Đó là mức độ tai biến
đến dân số (rủi ro) và khả năng của cộng đồng để
làm giảm rủi ro 4 hoặc những mối đe dọa do tai
biến thiên tai gây ra.
Ramade (1989) Tính DBTT bao gồm cả con người và kinh tế - xã
hội, liên quan đến khuynh hướng hàng hóa, con
người, CSHT các hoạt động bị thiệt hại, sức đề
kháng của cộng đồng.

Undha, 1992 Tính DBTT là tổn thất dự kiến (tính mạng, tài sản
bị hư hỏng, và hoạt động kinh tế bị gián đoạn) do
một mối nguy hiểm đặc biệt đối với một khu vực và
thời gian nhất định.
Tính DBTT con người là hàm số của chi phí và lợi
Alexander (1993)
ích khi sống ở khu vực có xuất hiện tai biến.
Cutter (1993) Tính DBTT là khả năng mà một người hoặc một
nhóm người tiếp xúc và bị ảnh hưởng xấu bởi tai
biến. Đó là sự tác động giữa vị trí tai biến với tính
chất xã hội của cộng đồng.
9
Watts và Bohle (1993) Tính DBTT được xác định là các thành phần của độ
phơi nhiễm, khả năng chống chịu và tổn thất tiềm
năng. Theo đó, đáp ứng quy tắc và quy phạm
DBTT là giảm tiếp xúc, tăng cường năng lực đối

14. Nội dung nghiên cứu và kế hoạch, thời gian thực hiện
STT Hoạt động nghiên cứu chính1 Thời gian thực Dự kiến kết quả đạt được
hiện cho mỗi hoạt động
1 Thu thập tài liệu, số liệu 3/2019 - 5/2019 Bộ số liệu thô
phục vụ đề tài
2 Khái quát điều kiện tự nhiên 4/2019 - Báo cáo kết quả nghiên
kinh tế - xã hội thành phố cứu khoa học
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
3 Thực trạng ngập lụt do biến 5/2019 - Báo cáo kết quả nghiên
đổi khí hậu gây ra trên địa cứu khoa học
bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2018
4 Ứng dụng GIS xây dựng bản 6/2019 – 9/2019 - Báo cáo kết quả nghiên
đồ tổn thương ngập lụt do cứu khoa học
biến đổi khí hậu tại thành - Bản đồ phân vùng tổn
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng thương ngập lụt do BĐKH
Nam
5 Đề xuất các biện pháp cho 10/2019 – 11/2019 - Báo cáo kết quả nghiên
từng cấp độ tổn thương cứu khoa học
15. Sản phẩm của đề tài
STT Tên sản phẩm Số lượng và đơn Đặc điểm của sản phẩm;
vị tính tính khoa học và thực tiễn
của sản phẩm
I. Sản phẩm khoa học
Tạp chí trong nước
Tạp chí nước ngoài
Kỷ yếu hội thảo
Giáo trình
Sách chuyên khảo, tham
khảo
II. Sản phẩm đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp 1 Kỹ sư
Hỗ trợ học viên cao học
III. Sản phẩm ứng dụng (đăng
ký tối thiểu 1 sản phẩm ứng
dụng)
Giữ nguyên những mục đã có bên dưới, bổ sung các hoạt động cụ thể khác
1

10
Quy trình công nghệ
Giống cây trồng
Giống vật nuôi
Sơ đồ, bản đồ, thiết kế
Bản quy hoạch
Báo cáo tổng kết 1
Khác:
IV Đăng ký tham gia giải
thưởng NCKH của giảng
viên trẻ
16. Đăng ký sản phẩm chuyển giao, thương mại hóa (được ưu tiên để thực hiện)
+ Sản phẩm và phương thức chuyển giao:

+ Sản phẩm và phương thức thương mại hóa:

17. Dự trù kinh phí thực hiện:


+ Tổng kinh phí (tối thiểu 05 triệu đồng/01 đề tài; bao gồm cả kinh phí tự túc)
+ Trong đó:
- Kinh phí KHCN nhà trường 4.800.000 đồng
- Nguồn khác: 200.000 đồng
+ Được duyệt: 4.800.000 đồng
18. Thuyết minh sử dụng kinh phí (Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề
tài, chi mua vật liệu nghiên cứu, xuất bản các kết quả nghiên cứu, hoàn thành các sản
phẩm nghiên cứu, in ấn tài liệu,
Đơn vị tính: đồng
STT Khoản chi, nội dung chi Thời gian Tổng kinh Nguồn kinh phí
thực hiện phí Ngân sách Nguồn
NN khác (tự
túc)
I Chi công lao động tham 1/2019 – 2.500.000 2.500.000
gia trực tiếp 12/2019
II Chi mua nguyên liệu, 3/2019/ - 2.000.000 2.000.000
vật liệu nghiên cứu 6/2019
III Chi cho xuất bản, in ấn, 11/2019 – 500.000 300.000 200.000
hoàn thiên sản phẩm, 12/2019
hội nghị, hội thảo
IV. Chi khác
Tổng cộng 5.000.000 4.800.000 200.000
Lưu ý: Tổng kinh phí đã bao gồm kinh phí để tổ chức các hội đồng xác định danh mục,
11
báo cáo tiến độ, và nghiệm thu đề tài ở các đơn vị theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà
trường. Các đơn vị phân bổ kinh phí cho mỗi đề tài sau khi trừ kinh phí trên.

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRƯỞNG ĐƠN VỊ


(Khoa, phòng, viện, trung tâm)

ThS. Trương Đỗ Minh Phượng

Ngày ...... tháng ........năm...........


CƠ QUAN CHỦ QUẢN
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

12

You might also like