You are on page 1of 17

BÀI GIẢNG ONLINE HÌNH HỌC CAO CẤP

HÌNH HỌC XẠ ẢNH

Chương 6: Ánh xạ xạ ảnh và phép biến đổi xạ ảnh (2)


KHOA TOÁN-TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 1 / 17
Chương 6: Ánh xạ xạ ảnh và phép biến đổi xạ ảnh

Toạ độ không thuần nhất và nguyên tắc đối ngẫu

1 Tọa độ không thuần nhất trên đường thẳng

2 Tọa độ không thuần nhất trong không gian Pn

3 Mô hình xạ ảnh của không gian afin

4 Hai cái phẳng cắt nhau ở vô tận

5 Ý nghĩa afin của tỉ số kép.

6 Nguyên tắc đối ngẫu.


Tọa độ không thuần nhất trên đường thẳng

Tọa độ không thuần nhất trên đường thẳng  


Trên đường thẳng xạ ảnh chọn mục tiêu A1 , A2 ; E . Gọi X là điểm trên đường thẳng có
tọa độ (x1 , x2 ). Ta có:

1 x2 x1
(A1 A2 EX) = : =
1 x1 x2

Tỉ số kép (A1 A2 EX) gọi là tọa độ không thuần nhất của X đối với mục tiêu đã chọn.
Tọa độ xạ ảnh của A1 , A2 , E lần lượt là (1, 0), (0, 1), (1, 1) nên tọa độ không thuần nhất
của chúng lần lượt là ∞, 0, 1.
Khi cho tọa độ không thuần nhất của một điểm là m thì tọa độ xạ ảnh của nó là (x1 , x2 )
x1
với = m.
x2

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 3 / 17
Tọa độ không thuần nhất

Tọa độ không thuần nhất trong không gian Pn  


Trong không gian xạ ảnh Pn cho mục tiêu Ai ; E và một điểm X có tọa độ xạ ảnh
(x1 , x2 , . . . , xn+1 ).
Xét đường thẳng đi qua hai điểm An+1 , Ai và (n − 2)-phẳng đi qua n − 1 đỉnh còn lại.
Trong chùm siêu phẳng nhận (n − 2)-phẳng đó làm giá, ta xét bốn siêu phẳng P, Q, R, S
lần lượt đi qua An+1 , Ai , E, X. Giao điểm của P, Q, R, S với đường thẳng An+1 Ai lần lượt
là An+1 , Ai , Ei , Xi .
Tính tỉ số kép của chùm siêu phẳng ta có:
xi
(P,Q,R,S) =
xn+1
Theo định lý về tỉ số kép của chùm siêu phẳng ta có:
xi
(An+1 Ai Ei Xi ) = (PQRS) =
xn+1

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 4 / 17
Tọa độ không thuần nhất

Tọa độ không thuần nhất trong không gian Pn  


Như vậy, nếu điểm X có tọa độ xạ ảnh là (x1 , x2 , . . . , xn+1 ) đối với mục tiêu Ai ; E thì
trên đường thẳng An+1 Ai điểm Xi sẽ tọa độ không thuần nhất đối với mục tiêu
 xi
An+1 , Ai ; Ei là .
xn+1
Nếu điểm X không thuộc siêu phẳng chứa A1 , A2 , . . . , An tức là có tọa độ xạ ảnh
xi
(x1 , x2 . . . , xn+1 ) với xn+1 6= 0 thì bộ n số (X1 , X2 , . . . , Xn ) trong đó Xi = ,
 x n+1
gọi là tọa độ không thuần nhất của điểm X đối với mục tiêu xạ ảnh Ai ; E .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 5 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Mô hình xạ ảnh của không gian afin  

1 Trong không gian xạ ảnh Pn cho một siêu phẳng Pn−1 và gọi An = Pn\ Pn−1 .

Ta sẽ làm cho An trở thành một không gian afin.



Ta chọn một mục tiêu xạ ảnh Ai ; E của Pn sao cho các điểm A1 , A2 , . . . , An nằm trên
Pn−1. Suy ra An+1 6∈ Pn−1 do đó phương trình của siêu phẳng Pn−1 là xn+1 = 0.
Mọi điểm X thuộc An có tọa độ xạ ảnh là (x1 , x2 , . . . , xn+1 ) với xn+1 6= 0.
xi
Do đó X có tọa độ không thuần nhất là (X1 , X2 , . . . , Xn ) với Xi = .
xn+1
Như vậy mỗi điểm X ∈ An tương ứng với một bộ duy nhất n số thực (X1 , X2 , . . . , Xn ).
Ta lấy một không gian vectơ n chiều Vn trên đó đã chọn một cơ sở. Khi đó, mỗi vectơ
của Vn được biểu thị bằng tọa độ.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 6 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Mô hình xạ ảnh của không gian afin  

Đối với hai điểm X, Y của An mà tọa độ không thuần nhất của chúng lần lượt là
(X1 , X2 , . . . , Xn ) và (Y1 , Y2 , . . . , Yn ), ta cho ứng với một vectơ mà tọa độ là
(Y1 − X1 , Y2 − X2 , . . . , Yn − Xn ).
Ta thấy ngay sự tương ứng này thỏa hai tiên đề của không gian afin. Do đó An trở thành
một không gian afin n chiều.

2 Ta xét mục tiêu xạ ảnh Ai ; E và các điểm Ei xác định trong phần trước.
Tọa độ không thuần nhất của các điểm như sau: An+1 = (0, 0, . . . , 0),
E1 = (1, 0, . . . , 0) , E2 = (0, 1, . . . , 0), . . . , En = (0, 0, . . . , 1).
# »
Ta ký hiệu e#» = A E . Khi đó tọa độ của vectơ #»
i n+1 i e trong Vn chính là tọa độ không
i
thuần nhất của điểm Ei .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 7 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Mô hình xạ ảnh của không gian afin  

Với X ∈ An có tọa độ không thuần nhất là (X1 , X2 , . . . , Xn ) thì:


# »
An+1 X = X1 e#»1 + X2 e#»2 + · · · + Xn e#»n

Vậy:

Tọa độ không thuần nhất của điểm
 X ∈ A
n đối với mục tiêu Ai ; E chính là tọa độ afin
của điểm đó với mục tiêu afin An+1 ; Ei .
 
Mục tiêu afin An+1 ; Ei gọi là sinh ra bởi mục tiêu xạ ảnh Ai ; E .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 8 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Hai cái phẳng cắt nhau ở vô tận  

3 Ta xét một r-phẳng Pr không nằm trên siêu phẳng Pn−1 .

n+1
X
Phương trình của Pr đối với mục tiêu xạ ảnh là: aij xj = 0 (i = 1, 2, . . . , n − r),
j=1
trong đó ma trận [aij ] các hệ số của hệ phương trình có hạng bằng n − r.
Gọi Ar = Pr \ Pn−1 , khi đó mọi điểm của Ar có thể xác định bằng tọa độ không thuần
nhất (X1 , X2 , . . . , Xn ).
Xn
Bằng cách chia hai vế của phương trình cho xn+1 ta được: aij Xj + ain+1 = 0.
j=1
i = 1, 2, . . . , n − r, trong đó ma trận [aij ] các hệ số của hệ phương trình có hạng bằng
n − r. Do đó Ar là một r-phẳng afin.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 9 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Hai cái phẳng cắt nhau ở vô tận  

Vậy mỗi r-phẳng afin của không gian afin An chính là một r-phẳng của không gian xạ
ảnh Pn bỏ đi những điểm nằm trên siêu phẳng Pn−1 .
Ta chứng minh rằng nếu r > s và Q là một s − 1-phẳng thì Pr \ Pn−1 và Ps \ Pn−1 là
hai phẳng afin song song.
Ta giả sử phương trình của Pr và Ps đối với mục tiêu xạ ảnh là:
n+1
X
aij xj = 0 , i = 1, 2, . . . , n − r
j=1

n+1
X
bij xj = 0 , i = 1, 2, . . . , n − s
j=1

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 10 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Hai cái phẳng cắt nhau ở vô tận  

Khi đó hệ phương trình sau đây xác định cái phẳng Q:



n+1
 X



 aij xj = 0 , i = 1, 2, . . . , n − r

 j=1

n+1
X


 bij xj = 0 , i = 1, 2, . . . , n − s

 j=1


xn+1 = 0

Vì Q là một cái phẳng s − 1 chiều trong không gian xạ ảnh n chiều nên nó được xác
định bởi một hệ phương trình tuyến tính thuần nhất gồm n + 1 − s phương trình độc
lập. Ta nhận thấy đó là n − s + 1 phương trình cuối cùng. Như vậy mỗi vế trái của
n − r phương trình đầu tiên là một tổ hợp tuyến tính của n + 1 − s phương trình cuối
cùng của hệ.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 11 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Hai cái phẳng cắt nhau ở vô tận  

Suy ra: aij = λi1 b1j + λi2 b2j + . . . , λin−s bn−sj


trong đó i = 1, 2, . . . , n − r còn j = 1, 2, . . . , n, riêng với j = n + 1 ta có:

ain+1 = λi1 bin+1 + λi2 b2n+1 + . . . , λi n−s bn−s n+1 + λi n−s+1

Gọi Ar = Pr \ Pn−1 và As = Ps \ Pn−1 là các cái phẳng afin sinh ra bởi các cái
phẳng xạ ảnh Pr và Ps . Phương trình của chúng đối với afin lần lượt là:
Xn
aij Xj + ai n+1 = 0 , i = 1, 2, . . . , n − r
j=1
n
X
bij Xj + bi n+1 = 0 , i = 1, 2, . . . , n − s
j=1
Từ đó ta suy ra hai cái phẳng Ar và As song song với nhau.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 12 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Mô hình xạ ảnh của không gian afin  

Nếu trong không gian xạ ảnh Pn ta qui ước gọi tất cả các điểm trên một siêu phẳng nào
đó là những điểm vô tận (siêu phẳng đó gọi là siêu phẳng vô tận) thì ta sẽ nhận được một
không gian afin.

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 13 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Ý nghĩa afin của tỉ số kép.  

3 Ý nghĩa afin của tỉ số kép.


Trong không gian xạ ảnh Pn cho bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng trên đường thẳng d
sao cho không có điểm nào nằm trên siêu phẳng Pn−1 .

Chọn mục tiêu xạ ảnh Ai ; E sao cho:
An+1 là điểm A,
giao điểm của d với Pn−1 là A1
E1 là điểm B, ở đây E1 là giao điểm của đường thẳng An+1 A1 với siêu phẳng đi qua
E và đi qua các đỉnh của mục tiêu trừ hai đỉnh A1 , An+1 .
Ta có A(0, 0, . . . , 0, 1), B(1, 0, . . . , 0, 1). Hai điểm C, D nằm trên đường thẳng
A1 An+1 và không nằm trên siêu phẳng vô tận nên có thể giả sử C(c, 0, . . . , 0, 1) và
D(d, 0, . . . , 0, 1).
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 14 / 17
Mô hình xạ ảnh của không gian afin

Ý nghĩa afin của tỉ số kép.  

c d
Ta tính được (ABCD) = :
1−c 1−d
Chuyển sang tọa độ afin, ta có: A(0, 0, . . . , 0), B(1, 0, . . . , 0) C(c, 0, . . . , 0),
D(d, 0, . . . , 0).
−c −d (CAB)
Do đó: (CAB) = ; (DAB) = ⇒ (ABCD) =
1−c 1−d (DAB)
Vậy trong không gian afin, tỉ số kép của bốn điểm thẳng hàng A, B, C, D là tỉ số của hai
tỉ số đơn (CAB) và (DAB).
Nếu một trong bốn điểm A, B, C, D ví dụ D là điểm vô tận (khi đó D(1, 0, . . . , 0) thì ta
có: [C] = (1 − c)[A] + c[B] , [D] = −[A] + [B]
c 1
Suy ra (ABCD) = : = (CAB).
1 − c −1
Nếu (ABCD) = −1 và D là điểm vô tận thì (CAB) = −1 tức là C là trung điểm của
AB.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 15 / 17
Nguyên tắc đối ngẫu

Nguyên tắc đối ngẫu  

Nguyên tắc đối ngẫu

Giả sử A là một định lý đúng của hình học xạ ảnh trên Pn nói về các r-phẳng và các quan
hệ liên thuộc giữa chúng. Nếu trong A ta thay các từ “r-phẳng” thành các từ
“(n − r − 1)−phẳng” còn tất cả các từ khác giữ nguyên, thì ta được một mệnh đề A∗
cũng đúng.

Định lý A∗ gọi là định lý đối ngẫu của định lý A.

Cơ sở để xây dựng nguyên tắc đối ngẫu là định nghĩa phép đối cực đi từ tập hợp M các
r-phẳrng vào M và chứng minh rằng:
1 Phép đối cực biến một r−phẳng thành n − r − 1-phẳng.
2 Phép đối cực giữ nguyên qua hệ liên thuộc
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 16 / 17
Nguyên tắc đối ngẫu

2
Các cặp đối ngẫu trong P  

Trong mặt phẳng xạ ảnh, ta có các cặp tương ứng đối ngẫu sau đây:

điểm A ←→ đường thẳng a


giao điểm của hai đường thẳng ←→ đường thẳng nối (đi qua) hai điểm
ba điểm thẳng hàng ←→ ba đường thẳng đồng qui
hàng điểm điều hoà ←→ chùm đường thẳng điều hoà
tam giác ABC ←→ tam giác abc
đỉnh ←→ cạnh
hình bốn đỉnh toàn phần ←→ hình bốn cạnh toàn phần
điểm chéo ←→ đường chéo
TCĐH của hình 4 đỉnh toàn phần ←→ TCĐH của hình 4 cạnh toàn phần
Định lý Desargue thuận ←→ Định lý Desargue đảo
phép chiếu xuyên tâm ←→ phép phối cảnh

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 17 / 17

You might also like