You are on page 1of 13

BÀI GIẢNG ONLINE HÌNH HỌC CAO CẤP

HÌNH HỌC AFIN

Chương 2: Ánh xạ afin (tuần 1)


KHOA TOÁN-TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 1 / 13
Chương 2: Ánh xạ afin

Ánh xạ afin và các tính chất

1 Định nghĩa ánh xạ afin

2 Ví dụ 1 - ánh xạ hằng

3 Ví du 2 - phép tịnh tiến

4 Ví du 3 - phép chiếu song song

5 Tính chất của ánh xạ afin -1

6 Tính chất của ánh xạ afin-2

7 Xác định một ánh xạ afin

8 Bài tập về nhà


Ánh xạ afin Định nghĩa

Định nghĩa ánh xạ afin  

Định nghĩa 1:
Cho hai không gian afin A và A0 lần lượt liên kết với các không gian vectơ V và V0 .
Ánh xạ f : A → A0 được gọi là ánh xạ afin nếu tồn tại một ánh xạ tuyến tính
ϕ : V → V0 sao cho với mọi cặp điểm M, N ∈ A và M0 = f (M), N0 = f (N) ta có
# » # »
M0 N0 = ϕ(MN).

Khi đó ta nói ánh xạ tuyến tính ϕ là ánh xạ tuyến tính liên kết với ánh xạ afin f . Ngoài
ra ta cũng nói ϕ là nền của ánh xạ afin f .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 3 / 13
Ánh xạ afin Các ví dụ

Các ví dụ  

Ví dụ 1:
Ánh xạ f : A → A0 biến mọi điểm M ∈ A thành một điểm cố định I ∈ A0 được gọi là
ánh xạ hằng. Ánh xạ hằng là một ánh xạ afin.

Chứng minh:

Xét ánh xạ tuyến tính ϕ : V → V0 sao cho ϕ( #»
u ) = 0 , ∀ #»
u ∈ V.
Khi đó với mọi cặp điểm M, N ∈ A và ảnh của chúng M = f (M) = I, N0 = f (N) = I
0
# » #» # »
ta có: M0 N0 = 0 = ϕ(MN)

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 4 / 13
Ánh xạ afin Các ví dụ

Các ví dụ  

Ví dụ 2:
# »
Ánh xạ f : A → A biến điểm M thành điểm M0 sao cho MM0 là một vectơ hằng

u ∈ V.

Chứng minh:
Gọi ϕ : V → V là ánh xạ tuyến tính đồng nhất.
Khi đó với mọi cặp điểm M, N ∈ A và ảnh của chúng M0 = f (M), N0 = f (N) ta có:
# » # » # » # »
MM0 = NN0 = #» u ⇒ MN = M0 N0 .
# » # » # »
Do đó ϕ(MN) = MN = M0 N0
Ánh xạ afin nói trên được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ #»
u.

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 5 / 13
Ánh xạ afin Các ví dụ

Phép chiếu song song trong A . n  

Trong An cho m-phẳng Am với phương


Vm và một không gian vectơ n − m Vn−m
chiều Vn−m sao cho Vn =#» Vm ⊕ Vn−m . A
bc

Khi đó Vm ∩ Vn−m = { 0 } .
α
Ta định nghĩa ánh xạ f từ An vào Am như
sau:
Với mỗi điểm A ∈ An ta gọi α là một
(n − m)-phẳng qua A và có phương bc
A′
Vn−m . A m

Ta chứng minh α và Am có điểm chung duy nhất.

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 6 / 13
Phép chiếu song song

Phép chiếu song song trong A . n  

Chứng minh:
Thật vậy, nếu α và Am không có điểm chung thì theo định lý về số chiều của phẳng
tổng, ta có: dim(α + Am ) = n − m + m + 1 − 0 = n + 1

Lưu ý Vm ∩ Vn−m = { O}.
Vì α + Am là một cái phẳng của An nên dim(α + Am ) 6 n. Từ điều mâu thuẫn này ta
suy ra α và Am cắt nhau.
Khi đó: dim(α ∩ Am ) = dim(Vn−m ∩ Vm ) = 0
Do đó α và Am cắt nhau tại một điểm A0 .
Ta đặt f (A) = A0 và do đó xác định được một ánh xạ từ An đến Am .
Ta gọi f là phép chiếu song song lên Am theo phương Vn−m .
Việc chứng minh rằng phép chiếu song song lên Am theo phương Vn−m là
ánh xạ afin xem như bài tập.
ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 7 / 13
Các tính chất của ánh xạ afin

Các tính chất  

Tính chất 1:
Mỗi ánh xạ afin f : A → A0 chỉ có một ánh xạ tuyến tính liên kết duy nhất ϕ : V → V0

Thật vậy, giả sử Ψ : V → V0 cũng là một ánh xạ tuyến tính liên kết với f . Khi đó với
# »
mỗi vectơ #»
u ∈ V ta viết dưới dạng #»
u = MN với M, N ∈ A.
# » # » # »
Khi đó Ψ( #»
u ) = Ψ(MN) = M0 N0 = ϕ(MN) = ϕ( #» u ). Vậy Ψ = ϕ.

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 8 / 13
Các tính chất của ánh xạ afin

Các tính chất  

Tính chất 2:
Với mỗi ánh xạ tuyến tính ϕ : V → V0 và một cặp điểm I ∈ A, I0 ∈ A0 tồn tại duy
nhất một ánh xạ afin f : A → A0 sao cho f (I) = I0 và nhận ϕ làm ánh xạ tuyến tính
liên kết.
#» #»
Thậy vậy, ta xây dựng ánh xạ f như sau: với mỗi M ∈ A, đặt #»
u = IM. Gọi u0 = ϕ( #»
u ).
#»0 #0 »0
Theo tiên đề (A1 ) tồn tại duy nhất điểm M ∈ A sao cho u = I M . Ta đặt
0 0

f (M) = M0 .
Ta chứng minh rằng f là ánh xạ afin. Với mỗi cặp điểm M, N ∈ A và ảnh của chúng
M0 = f (M), N0 = f (N).
Ta có:
# » #» #» #» #» # » # » # »
ϕ(MN) = ϕ(IN − IM) = ϕ(IN) − ϕ(IM) = I0 N0 − I0 M0 = M0 N0

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 9 / 13
Các tính chất của ánh xạ afin

Các tính chất  

Giả sử tồn tại một ánh xạ afin g sao cho g(I) = I0 và nhận ϕ làm ánh xạ tuyến tính liên
kết. Khi đó với mọi M ∈ A ta đặt f (M) = M0 và g(M) = M00 .
#» # »
1 Vì ϕ là ánh xạ tuyến tính liên kết với f nên ϕ(IM) = I0 M0
(lưu ý f (I) = I0 , f (M) = M0 ).
#» # »
2 Vì ϕ là ánh xạ tuyến tính liên kết với g nên ϕ(IM) = I0 M00 .
(lưu ý g(I) = I0 , g(M) = M00 ).
# » # »
3 Vậy I0 M0 = I0 M00 do đó M0 ≡ M00 hay g = f .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 10 / 13
Các tính chất của ánh xạ afin

Các tính chất  

Tính chất 3:
Cho n + 1 điểm độc lập A0 , A1 , . . . , An trong không gian afin n chiều An và cho n + 1
điểm tùy ý A00 , A01 , . . . , A0n trong không gian afin A0 . Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ
afin f : An → A0 sao cho f (Ai ) = A0i (i = 0, 1, 2, . . . , n).

Chứng minh.
# » # » # »
Hệ vectơ {A0 A1 , A0 A2 , . . . , A0 An } hằnglà hệ n vectơ độc lập tuyến tính do đó nó là một
cơ sở của Vn là không gian vectơ liên kết với An . Gọi V0 là không gian vectơ liên kết với
không gian afin A0 .
Theo định lý về sự xác định ánh xạ tuyến tính, có duy nhất một ánh xạ tuyến tính
ϕ : Vn → V0 sao cho # » # »
ϕ(A0 Ai ) = A00 A0i , (i = 1, 2, 3 . . . , n).

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 11 / 13
Các tính chất của ánh xạ afin

Các tính chất  

Theo tính chất 2 ở trên, tồn tại một ánh xạ afin f : An → A0 sao cho f (A0 ) = A00 và
nhận ϕ làm ánh xạ tuyến tính liên kết. Ta kiểm tra được f (Ai ) = A0i (i = 1, 2, . . . , n).
Giả sử g là một ánh xạ afin từ An vào A0 sao cho g(Ai ) = A0i , i = 0, 1, 2, . . . , n.
# » # »
Gọi Ψ là ánh xạ tuyến tính liên kết với g. Khi đó Ψ(A0 Ai ) = A00 A0i , i = 1, 2, . . . , n.
Do đó Ψ = ϕ. Đến đây ta thấy ngay g = f .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 12 / 13
Bài tập về nhà

Bài tập về nhà  

Bài tập về nhà

Cho ánh xạ afin f : A → A . Chứng minh rằng nếu α là một cái phẳng trong A thì
0

f (α) là cái phẳng trong A0 .

ĐHSP TP HCM (Khoa Toán-Tin) Bài giảng online HÌNH HỌC CAO CẤP ™ Î 13 / 13

You might also like