You are on page 1of 2

Trần Ngô Hoài Ngọc _45K12.

TAYLOR SWIFT VÀ BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN


Taylor Swift là một trong các nữ nghệ sĩ thành công nhất thập kỉ vừa qua, cô sớm bộc lộ tài năng ở tuổi 12-
13 khi có thể tự sáng tác, viết nhạc và trình diễn. Tài năng là một điều chẳng ai có thể phủ nhận, song cô
cũng phải đối mặt với những kẻ dè bỉu, mỉa mai, Taylor Swift vẫn chứng minh được sức ảnh hưởng về mặt
tinh thần đối với người hâm mộ.
Vào những năm đầu của sự nghiệp, Taylor Swift đã rất ý thức trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu
cá nhân. Ví dụ, cô luôn chọn đứng trung lập trong mọi vấn đề gây tranh cãi, kể cả có liên quan đến chính
trị. Điều này giúp cô thu hút được đa dạng đối tượng khán giả. Thương hiệu cá nhân của Taylor Swift đi
liền với sự đáng yêu, ngọt ngào và dễ thương trong suốt giai đoạn đầu sự nghiệp. “Công chúa nhạc đồng
quê” luôn thể hiện sự tốt bụng, đôi khi kỳ lạ nhưng khán giả dễ tìm được đôi nét tương đồng nơi cô. Dù
được chú ý từ khi còn rất nhỏ nhưng Taylor Swift luôn chú ý mọi hành động và lời nói. Sự nhất quán này
tạo nên cho cô ca sĩ một hình ảnh không thay đổi trong hình ảnh với công chúng.
1. Storytelling
Storytelling luôn là một trong những từ khóa hấp dẫn bậc nhất trong mỗi hoạt động âm nhạc của Taylor
Swift. Với cô, không chỉ sau khi rũ bỏ hình tượng một nàng công chúa ngoan hiền trung thành với cây
guitar mộc mạc, cô luôn biết cách kể câu chuyện thu hút khán giả. Kể chuyện bằng âm nhạc là niềm tự hào
và là điều khiến công chúng yêu thích nhất ở cô. Mỗi bài hát đều được Taylor Swift chọn lọc từng từ ngữ
và tuần tự có mở đầu, diễn biến và kết cục. Vì thế mà mỗi ca khúc, cùng với từng giai đoạn cuộc đời, lớn
lên theo hành trình ca hát của Taylor Swift.
2. Liên tục làm mới bản thân
Taylor Swift được đánh giá là không hề sở hữu một sự nghiệp thăng tiến hoàn hảo. Thậm chí, cô còn từng
đối mặt với rất nhiều thù ghét từ công chúng và truyền thông vào năm 2015. Làn sóng tẩy chay khiến Swift
buộc phải đóng tài khoản mạng xã hội cá nhân và không tiếp xúc công chúng suốt một năm sau đó. Nhưng
năm 2017, cô ca sĩ đa tài ra mắt album “Reputation”. Cả về mặt thẩm mỹ lẫn âm nhạc của “Reputation” và
album ra mắt trước đó là “1989” đều có sự khác biệt lớn. Sau cú ngã năm 2015, có thể nói Taylor Swift đã
“tái sinh”. Taylor Swift, có thể vấp ngã nhưng không bao giờ từ chối thay đổi và tiếp tục tiến lên.
3. Hợp tác thương hiệu
Hợp tác thương hiệu là chiến lược được Taylor Swift sử dụng rất nhiều xuất suốt sự nghiệp của mình. Đối
tác có thể là các thương hiệu hoặc nghệ sĩ đồng nghiệp – những người theo đuổi dòng nhạc khác nhau để
từ đó thu hút nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Việc hợp tác đồng thời giúp Taylor làm mới bản thân,
đa dạng phong cách và trải nghiệm đến với khán giả.
Bên cạnh các nghệ sĩ, Taylor từng hợp tác với các thương hiệu như Starbucks, Coca Cola, Netflix,
Disney+,… trong các sản phẩm âm nhạc và phim tài liệu của mình.
4. Không ngừng sáng tạo
Là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất thập kỷ, khó có ai trong ngành công nghiệp âm nhạc bì được khả
năng sáng tác và năng suất của Taylor Swift. Cô thực sự là bậc thầy trong việc tạo ra các bài hát mới, lời
nhạc và chủ đề độc đáo. Không dừng lại ở đó, sự sáng tạo của Swift còn thể hiện ở việc quay và chỉ đạo
các video âm nhạc của mình cũng như nắm giữ vị trí nhà sản xuất điều hành của các album.

1
Trần Ngô Hoài Ngọc _45K12.1

Sức sáng tạo của Taylor thể hiện ở việc chuyển mình nhuần nhuyễn giữa các thể loại nhạc khác nhau, các
album đều có tính thẩm mỹ và chất lượng được đánh giá cao về mặt chuyên môn lẫn thương mại. Đây là
điều mà ngành công nghiệp âm nhạc chưa từng có ai làm được.
5. Đứng lên vì các vấn đề xã hội
Taylor Swift có thể không phải được biết đến là người tranh đấu cho các vấn đề xã hội trong giai đoạn đầu
sự nghiệp. Tuy nhiên, vài năm vừa qua, cô đã không ít lần thẳng thắn đề cập đến các vấn đề xã hội theo
cách của riêng mình.
Một trong các chủ đề được Swift quan tâm nhất phải kể đến việc phụ nữ bị đối xử bất công bằng trong
ngành công nghiệp âm nhạc. Bắt nguồn từ việc chính cô cũng từng bị đối xử bất công, Taylor đã sản xuất
vài bài hát về vấn đề này, bao gồm Blank Space và The Man.
Bên cạnh đó là việc nàng nhạc sĩ tài năng luôn là một đồng minh mạnh mẽ của cộng đồng LGBTQ+ hoặc
thẳng thắn bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị trong các bài hát của mình. Không dừng lại ở đó, các
phong trào hướng đến phụ nữ, người da màu, quyên góp đều từng có sự góp mặt của Taylor.
Các thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu lớn có thể không xa lạ gì với cụm từ “trách nhiệm xã hội”. Đó là
khi thương hiệu biết dùng quyền lực mềm và nguồn lực của mình để đóng góp cho xã hội. Mặc dù mục tiêu
hàng đầu luôn là doanh thu, lợi nhuận nhưng đấu tranh cho các vấn đề tầm xã hội lại giúp nhãn hàng ghi
điểm mạnh mẽ trong mắt người tiêu dùng. Các hoạt động như hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, quyên
góp, đa dạng hóa môi trường làm việc là một trong những chiến lược nên được cân nhắc.

You might also like