You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Chứng minh tính thống nhất trong tư tưởng


Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội

Họ và tên : Hà Phương Anh

Mã sinh viên : 11216709

Lớp học phần : AEP(221)_CLC_29

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Hoa

........................................................................

HÀ NỘI, ngày 30 tháng 4 năm 2022

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................................5
A. ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.....................................5
1. Độc lập..............................................................................................................................5
2. Hồ Chí Minh và hành trình đi tìm độc lập tự do cho dân tộc.............................................5
3. Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh....................................................................7
B. TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI......9
1. Chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................9
2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.....................................................9
3. Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong quá
trình cách mạng Việt Nam.......................................................................................................10
4. Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội.......................................................................................................................................11
5. Việt Nam hiện nay trên con đường xây dựng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội 12
KẾT LUẬN....................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................15

2
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam. Bác dành cả cuộc
đời của mình để mang lại cho đất nước một nền tự do mà dân tộc khao khát hàng
nghìn năm, suốt những năm tháng cách mạng của mình, người luôn nỗ lực tìm hiểu,
khám phá và thực hiện con đường đúng đắn nhất để dẫn dắt Việt Nam có được ngày
hôm nay. Kho báu người để lại không chỉ là một nền hoà bình, ấm no nhất thời mà
là cả một hệ tư tưởng sẽ soi đường chỉ lối cho Việt Nam duy trì và phát triển vượt
bậc trong tương lai dài hạn. Đó là tư tưởng về chủ nghĩa xã hội – một hệ thống tư
tưởng đầy lý tưởng, không chỉ là một học thuyết trên sách vở mà đó là cả một sự
vận động toàn diện của một cuộc cách mạng xã hội: “Cuộc cách mạng này yêu cầu
ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân
tộc ta”.

Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”,
“mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân
dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được
ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”. Chủ nghĩa xã hội đạt được chỉ khi một
đất nước phát triển đồng đều về mọi mặt kinh tế, chính trị và cả văn hoá, nghệ
thuật.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ là công việc của Đảng và Nhà nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc của toàn dân, do đó cần phát huy
được tiềm lực, sự tích cực, chủ động của nhân dân, của các mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể xã hội góp phần, góp sức vào công cuộc đổi mới, đưa sức mạnh
nội lực của Việt Nam được phát huy trước mặt bạn bè quốc tế.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh

3
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người”. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc
soi đường cho cách mạng Việt Nam, đem lại thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng các
dân tộc thuộc địa và cách mạng Việt Nam suốt hơn 70 năm qua và đang soi sáng sự
nghiệp đổi mới của chúng ta ngày nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội không
chỉ có giá trị đối với cách mạng Việt Nam, mà còn đối với cách mạng giải phóng
các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội
đã và đang thấm sâu vào đời sống xã hội; trở thành động lực tinh thần to lớn trong
sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; đồng thời khẳng định quá độ lên chủ nghĩa
xã hội vẫn là xu hướng của thời đại hiện nay, thể hiện khát vọng độc lập trong hòa
bình và tự do cũng như sức mạnh trường tồn của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác
trên thế giới. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội đã hàm chứa cả một hệ thống tư tưởng về cách mạng giải phóng
các dân tộc thuộc địa nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng theo con đường
cách mạng vô sản.

4
NỘI DUNG
A. ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
1. Độc lập

Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân
tộc bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Độc lập
còn có thể hiểu là "sự không phụ thuộc" từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay
dân tộc nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác.

2. Hồ Chí Minh và hành trình đi tìm độc lập tự do cho dân tộc

Trong hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, có ba quyết định lịch sử,
đó là việc lựa chọn hướng đi sang phương Tây; sự nhất quán, kiên định mục tiêu
cứu nước, cứu dân; xác định con đường cách mạng đúng đắn. Ba quyết định này
góp phần lý giải về hành trình tìm đường cứu nước và những cống hiến vĩ đại của
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam.

Cách đây 110 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam
khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5/6/1911, người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

Quyết định thứ nhất, đi về các nước phương Tây. Với việc chọn hướng đi sang
phương Tây, tìm hiểu thực chất những điều ẩn giấu sau khẩu hiệu mỹ miều “Tự do,
Bình đẳng, Bác ái”, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để quan sát một chân trời mới, từ
đó đưa lại cho Người những tư duy rất mới: “cũng có những người Pháp tốt”, “Tại
sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng
ta”... Chính nhờ chọn hướng đi đúng đắn sang phương Tây, Hồ Chí Minh được tiếp
xúc với nhiều nền văn hóa mới, tư tưởng mới. Bằng tư duy độc lập, tự chủ, Người
đã gạn lọc và tiếp thu những hạt nhân hợp lý, làm giàu thêm vốn văn hóa của bản
thân, để vươn lên tầm cao của văn hóa nhân loại, trở thành nhà văn hóa vừa mang

5
đậm chất Á Đông, vừa hết sức cởi mở, hòa hợp với văn hóa phương Tây. Đặc biệt,
nhờ chọn hướng đi sang phương Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để gặp gỡ,
nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới quan và phương pháp luận
khoa học, cách mạng giúp giải quyết triệt để sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt
Nam.

Quyết định thứ hai, giữ vững mục tiêu, giữ vững bản tâm trong sáng, kiên định cứu
nước, cứu dân. Có rất nhiều chứng minh lịch sử cho thấy tấm lòng hết mình vì nước
vì dân của Bác. Bỏ ngoài tai những lời xuyên tạc cho rằng Bác ra nước ngoài chỉ vì
đi tìm kế sinh nhai cho chính thân mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phải làm việc
từ 4 giờ sáng đến tận 9 giờ tối trên một con Tàu bôn ba ra tận nước ngoài và không
ngừng học hỏi. Trong thời gian ở Mỹ, dù chưa hiểu nhiều về chính trị, nhưng nhờ
sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ là dân mất nước, Hồ Chí Minh đã
tham gia góp tiền để ủng hộ các chuyến trở về châu Phi của những người da đen ở
khu Háclem (Niu Oóc). Khi ở nước Anh (từ năm 1913), Hồ Chí Minh đã từng rất
xúc động khi biết tin một nhà ái quốc người Airơlen do chống lại ách thống trị của
đế quốc Anh mà bị bỏ tù và hy sinh. Luôn theo đuổi mục tiêu cứu nước, cứu dân,
nên khi các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ I họp Hội nghị Vécxây
(Pháp), với những lời hứa hẹn mở ra hy vọng mới cho các dân tộc thuộc địa về
quyền dân tộc tự quyết, Hồ Chí Minh đã đề xướng việc gửi đến Hội nghị bản Yêu
sách của nhân dân An Nam, gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do dân chủ. Đó là một cử
chỉ thiện chí, một cách ứng xử hòa bình, “là một kịch bản chấm dứt tình trạng thuộc
địa trước công thức: dân chủ về chính trị, rồi độc lập”. Cũng vì nước vì dân, Hồ Chí
Minh gia nhập Đảng Xã hội Pháp: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực
nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của đại cách mạng Pháp:
“Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Nếu chỉ về tìm kế sinh nhai trong thời chiến loạn,
Nguyễn Tất Thành không cần phải tham gia cuộc biểu tình chống Thuế ở Trung Kỳ
mà chỉ cần tiếp tục học tập tại các ngôi trường bản xứ ngay trong nước và trở thành
một công chức nhà nước một cách đơn giản và ít nguy hiểm hơn rất nhiều.

Quyết định thứ ba, tìm ra và định hướng được con đường cứu nước đúng đắn.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhất là những năm tháng sống ở châu Âu,

6
Hồ Chí Minh đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều trào lưu tư tưởng trên thế giới. Trên
cơ sở lấy tự do, hạnh phúc cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc làm lẽ sống và làm
thước đo giá trị để khảo nghiệm các trào lưu tư tưởng thế giới, Người đã gạn lọc và
tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, chọn lựa con đường cứu nước đúng
đắn, phù hợp với dân tộc Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh là chặng đường mà Người
đã đi là “chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc,
tránh được những sai lầm dẫn tới ngõ cụt”. Như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ rõ:
“Công lao vĩ đại đầu tiên của Hồ Chủ tịch là đã gắn phong trào cách mạng Việt
Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường
mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó
là con đường giải phóng duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho
nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.

3. Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

"Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn; đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

"Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”

– Hồ Chí Minh –

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ quan niệm và tư tưởng của mình về độc lập
dân tộc. Với Người, độc lập không chỉ là sự tự do của một quốc gia, không phải chỉ
là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa mà
còn là ấm no, hạnh phúc của con người Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn
lấy nhân dân và lợi ích của nhân dân làm tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong mỗi chính
sách, mỗi định hướng của Đảng và Nhà nước trong từng lĩnh vực.

Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc
Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương,
sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao
hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập

7
hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình
thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt
Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi.
Bởi theo Người: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết
rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Do thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét
và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến nên
Người chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng là phải xóa bỏ
nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất
cả mọi người. Đó là một chế độ xã hội tốt đẹp mà trong đó “Xã hội ngày càng tiến
bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt"

Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của mỗi
con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên suốt hàng
ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao thế hệ.
Với Việt Nam, từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa
trường tồn của 6 chữ quý báu này và tiêp tục được hiện thực hóa trong văn kiện Đại
hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

8
B. TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi xuyên suốt toàn bộ
tư tưởng Hồ Chí Minh; thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực
tiễn của Người. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ,
nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

1. Chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội không chỉ là khái niệm về một thể chế
kinh tế, chính trị mà đây là một khái niệm có nội hàm rất sâu và rộng, có thể bao
quát được nhiều vấn đề, từ lý luận cho tới thực tiễn, từ lý tưởng cho tới hiện thực, từ
đạo đức tới lối sống và từ văn hoá tới con người. Đây là một khái niệm đang vận
động ở mọi tình huống, hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học, thuyết
này được sáng lập ra bởi những vĩ nhân triết học hàng đầu thế giới như:
Ph.Ăngghen, C.Mác và VI. Lênin. Trong học thuyết của Lênin, ngài kêu gọi các
dân tộc bị áp bức, bóc lột hãy liên kết lại để chống lại sự xâm lược, đô hộ của chủ
nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa xã hội kết hợp việc dành lấy độc lập tự do cho dân tộc với
giải phóng giai cấp, hướng tới xây dựng một xã hội không có người áp bức bóc lột
người.

2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Có được độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để có thể đi lên chủ
nghĩa xã hội. Đối với mỗi một dân tộc trên thế giới, khát vọng độc lập luôn là khát
vọng phổ biến và cháy bỏng nhất trong mọi khát vọng, chỉ có độc lập tự do mới có
hy vọng về một tương lai ấm no, hạnh phúc. Khi nhắc tới nền độc lập dân chủ, Hồ
Chí Minh không bao giờ coi độc lập dân tộc là mục tiêu duy nhất và cuối cùng của
cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc, về cơ bản là mục tiêu trước nhất lúc bấy giờ,

9
là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ và đây cũng là bước đi cần
hoàn thiện để quyết định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang được
giai đoạn kế tiếp – cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, một nền độc lập dân chủ
nhân dân toàn diện sẽ mang tới những điều kiện tốt nhất để đi những bước đầu lên
chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân
tộc một cách hoàn toàn, triệt để. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng và Nhà nước đã
xác định đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam, bởi lẽ, phát
triển chủ nghĩa xã hội là phát triển đi lên về mọi mặt đời sống từ kinh tế, chính trị
cho tới văn hoá nghệ thuật. Đời sống nhân dân được nâng cao một cách toàn diện.
Và trình độ phát triển lao động sản xuất lên càng cao thì càng đảm bảo được vị thế
của quốc gia, khẳng định được mình trên trường quốc tế; đây cũng chính là tấm
khiên bảo vệ tốn nhất cho nền độc lập dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
khẳng định:  "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để
các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo
đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính".

3. Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong quá trình cách mạng Việt Nam

Để Việt Nam có thể đi đúng theo con đường đã định ra từ ban đầu thì không thể
thiếu được vai trò chỉ huy lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cuộc chiến nào cũng cần có
một vị tướng tài lãnh quân thì mới có thể mang về được chiến thắng. Đảng Cộng
sản chính là đầu não của nhân dân ta, vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng mang
tính khách quan. Để có thể hoàn thành được sứ mệnh và nhiệm vụ của mình, Đảng
phải trong sạch, vững mạnh và thường xuyên chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách gay gắt nhất,
phải thực hiện xây dựng được Đảng về mọi mặt từ chính trị, tư tưởng cho tớ tổ
chức, trong đó thì cán bộ bao giờ cũng là vấn đề cốt cán.

Bác Hồ khẳng định, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng chính là điều kiện cơ bản
để xây dựng nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Không có sự lãnh

10
đạo của Đảng, Việt Nam cũng như con rắn mất đầu, sẽ không còn có thể vận động
theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp đi tìm nền độc lập của Việt Nam sẽ
tiếp tục vấp phải vết xe đổ như những phong trào yêu nước, cứu nước trước đó.

Song song với lực lượng đầu não là Đảng cộng sản, Người xác định lực lượng cốt
cán đưa Việt Nam vào chủ nghĩa xã hội chính là giai cấp công – nông, là chủ lực
của cách mạng. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự đoàn kết của
3 giai cấp: công – nông – tri thức là yếu tố quan trọng không thể thiếu để từng bước
đi của quốc gia được vững vàng và tiến bước nhanh hơn. Xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân là hạt nhân cốt lõi để xây dựng được mặt trận tổ quốc theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.

Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận và có liên hệ chặt chẽ với
cách mạng thế giới. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người có nhiều
chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng cách mạng, hoà bình dân chủ trên thế giới.

4. Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và
phát triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
thế giới. Tư tưởng đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùa
xuân năm 1930 với sự kiện Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường
cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt
giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch
sử suốt hơn 90 năm qua.

Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã xây dựng một quan niệm tương đối hoàn
chỉnh, thống nhất về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Quan niệm của Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội mang tính hệ thống, có nhiều nội
dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh

11
đã làm rõ đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước. Người đã có những chỉ dẫn khoa
học về những cách thức, phương thức, biện pháp, bước đi thực hiện công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

5. Việt Nam hiện nay trên con đường xây dựng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội

Sau năm 1975, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc gắn liền với chỉ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt
Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV - Đại hội thống nhất Tổ quốc, cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: "Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi cả
nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta từ
khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội do Đại hội VII thông qua đã khẳng định trong thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng,
toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ
vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai
sau”.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội,
trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
khẳng định một trong những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta là:
“Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – ngọn cờ vinh quang mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập
dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là
cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.

12
Văn kiện Đại hội XI, XII và mới nhất là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng trong các
quan điểm chỉ đạo định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới đã xác định:
“Kiên định vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Trong thời kỳ đổi mới, tại ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta đã xác
định, Việt Nam đã bước qua chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH (gắn
với dấu mốc đất nước ra khỏi khủng hoảng KT-XH); từ 1996 đến nay, chúng ta
đang ở chặng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tinh thần ĐH
lần thứ XIII của Đảng, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
sẽ có các chặng nhỏ gắn với mục tiêu đến năm 2025 có công nghiệp theo hướng
hiện đại; đến năm 2030 có công nghiệp hiện đại. Nếu các mục tiêu phát triển công
nghiệp của các chặng nêu trên đạt được sẽ là tiền đề, cơ sở để chúng ta đạt mục tiêu
năm 2045: Trở thành nước phát triển có thu nhập cao và mục tiêu tổng quát của
CNXH Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XXI cũng sẽ là hiện thực.

13
KẾT LUẬN
Việt Nam bước sau thế giới rất nhiều năm vì chiến tranh, xâm lược, để có thể bắt
kịp thế giới nhanh nhất, chúng ta đã bỏ qua giai đoạn tiến lên tư bản chủ nghĩa mà
đi thẳng tới giai đoạn chủ nghĩa xã hội. Khó khăn và thách thức luôn chờ đợi Việt
Nam như hổ rình mồi. Chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là phải đi thật tốt
trên con đường đã chọn. Sự phát triển tương lai của Việt Nam phụ thuộc phần lớn
vào nền độc lập dân chủ nhân dân gắn liền với đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội đang bị chi phối, tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan; thách thức rất lớn, nhưng cũng rất nhiều thời cơ, vận hội. Trên cơ
sở quan niệm đúng đắn của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại
có kinh nghiệm thực tiễn hơn 70 năm qua, đặc biệt là thực tiễn của gần 20 năm đổi
mới, cho phép chúng ta hiểu được thực chất con đường độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay. Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là
nhu cầu sống còn, là sự lựa chọn duy nhất đúng của Việt Nam.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb.Chính trị quốc gia

3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH

4. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử

5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

6. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch

7. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản

15

You might also like