You are on page 1of 5

ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

ĐỀ THI THỬ 2004


Fanpage: Sinh Học- Thầy Trương Công Kiên

MCLASS.VN

Câu 1. Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa
n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:
A. Thể không. B. Thể một
C. Thể một kép D. Thể không hoặc thể một kép.
Câu 2. Khi quan sát tiêu bản bộ NST của một người thấy trong tế bào có 3 chiếc NST 21. Người này đã
mắc phải hội chứng di truyền nào?
A. Hội chứng Tớc nơ. B. Hội chứng Đao. C. Hội chứng Claiphento. D. Hội chứng Patau.
Câu 3. Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen của cây trồng, ta có thể sử dụng loại đột biến
nào sau đây?
A. Đảo đoạn NST B. Lặp đoạn NST. C. Mất đoạn NST D. Chuyển đoạn NST.
Câu 4. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. số thể ba kép tối đa có thể phát sinh ở loài này là
A. 14 B. 21 C. 7 D. 28
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm
trên một nhiễm sắc thể đơn?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn D. Mất đoạn
Câu 6. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể
ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 7. Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng
đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài.
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.
Câu 8. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
A. Chuyển đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất một đoạn lớn nhiễm sắc thể.
Câu 9. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ
nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. II. AbbDdE III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdE VI. AaBbDdEe.
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.

1 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 10. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu (2) Hồng cầu hình liềm (3) Bạch tạng
(4) Hội chứng Claifento (5) Dính ngón tay 2,3 (6) Máu khó đông
(7) Hội chứng Turner (8) Hội chứng Down (9) Mù màu
Những thể đột biến nào là đột biến NST
A. 1,3,7,9 B. 1,2,4,5 C. 1,4,7,8 D. 4,5,6,8
Câu 11. Một loài thựuc vật có 6 nhóm gen liên kết. Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong mỗi tế bào
sinh dưỡng của 6 thể đột biến như sau:
(1) 21 NST. (2) 18 NST. (3) 9 NST. (4) 15 NST.
(5) 42 NST. (6) 54 NST. (7) 30 NST.
Có bao nhiêu trường hợp mà thể đột biến là thể đa bội lẻ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Trong một phép lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân cao có kiểu gen Aa, ở đời con thu được
phần lớn các cây thân cao và một vài cây thân thấp. Biết rằng sự biểu hiện chiều cao cây không phụ thuộc
vào điều kiện môi trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây thân
thấp này có thể là thể đột biến nào sau đây?
A. Thể không B. Thể một C. Thể ba D. Thể bốn
Câu 13. Bệnh (hội chứng) nào sau đây không phải do đột biến NST gây nên ?
A. Hội chứng Claiphentơ. B. Ung thư máu.
C. Hội chứng Patau. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Câu 14. Xét các loại đột biến sau
(1) Mất đoạn NST (2) Lặp đoạn NST
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ (4) Đảo đoạn NST
(5) Đột biến thể một (6) Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử AND là:
A. (1),(2),(3),(6) B. (2),(3),(4),(5) C. (1),(2),(5),(6) D. (1),(2),(3)
Câu 15. Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Trong
các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra.
I. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2. bố
giảm phân bình thường.
II. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2 mẹ
giảm phân bình thường.
III. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1. bố
giảm phân bình thường.
IV. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1,mẹ
giảm phân bình thường.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 16. Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế
bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I. Các sự kiện khác
trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng
số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ
A. 0,25%. B. 0,5%. C. 1% D. 2%
Câu 17. Ở một tế bào sinh dục đực, sự không phân li của toàn bộ bộ NST trong lần giảm phân 1 của phân
bào giảm nhiễm còn giảm phân 2 diễn ra bình thường sẽ tạo ra loại giao tử nào dưới đây ?
A. Giao tử n. B. Giao tử 2n. C. Giao tử 4n. D. Giao tử 3n.

2 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 18. Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Đột biến mất đoạn luôn có hại.
2. Lặp đoạn có thể tạo ra alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
3. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
4. Chuyển đoạn là dạng đột biến chỉ tác động đến một nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Cho các loại đột biến sau:
1 – Đột biến thể một. 4 – Đột biến đa bội lẻ.
2 – Đột biến thể ba. 5 – Đột biến lặp đoạn.
3 – Đột biến thể một kép. 6 – Đột biến thể bốn.
Những loại đột biến làm tăng số lượng NST trong tế bào là
A. 1; 2; 3. B. 2; 4; 6. C. 1; 2; 3; 4. D. 2; 4; 5; 6.
Câu 20. Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu
bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, nhận thấy ở tất cả tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang
phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét
được rút ra như sau:
1.Các tế bào đang ở kì sau của quá trình giảm phân I
2.Thai nhi mắc hội chứng đao hoặc hội chứng Claiphento
3.Thai nhi không thể mắc hội chứng Tocno
4.Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ
5. Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ hết những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi
Số kết luận đúng
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 21. Thể đột biến nhiễm kép (2n – 1 – 1) thực hiện quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể phân li bình
thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau về quá trình giảm phân của thể một nhiễm trên là
đúng?
(1) Tỉ lệ giao tử (n – 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 50%.
(2) Tỉ lệ giao tử (n + 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 50%.
(3) Tỉ lệ giao tử (n) nhiễm sắc thể được tạo ra là 25%.
(4) ) Tỉ lệ giao tử (n – 1 – 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 25%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ chế gây ra đột biến cầu trúc nhiễm sắc thể là do đứt gãy nhiễm sắc thể, hoặc trao đổi chéo giữa
các nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến mất đoạn, cùng với hoán vị gen và đột biến lệch bội được dùng để xác định vị trí gen trên
nhiễm sắc thể.
(3) Mắt đoạn chứa gen A trong một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng chứa cặp gen Aa sẽ làm gen lặn
có cơ hội biểu hiện thành kiểu hình trong thể đột biến
(4) Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn của 2 nhiễm sắc thể tương đồng gây ra đột
biến lặp đoạn và mắt đoạn
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Quan sát một loài thưc vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến
và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phân cho một cây cùng
loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm
sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?
A. Lệch bội. B. Ba nhiễm. C. Tứ bội. D. Tam bội.

3 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 24. Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò?
(1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen.
(2) Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn.
(3) Làm mất đi một hay một số tính trạng xấu không mong muốn.
(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn.
Số câu trả lời đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25. Trong các nhận định sau đây về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Đột biến đảo đoạn không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến lệch bội không xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.
(3) Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn động vật.
(4) Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại những gen không mong muốn khỏi nhiễm sắc thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26. Khi nói về đột biến số lượng NST ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
B. Đột biến NST xảy ra ở cặp NST số 1 gây hậu quả nghiêm trọng vì NST đó mang nhiều gen.
C. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp NST số 23 thì người đó mắc hội chứng Tơcnơ.
D. “Hội chứng tiếng khóc mèo kêu” là kết quả của đột biến lặp đoạn trên NST số 5.
Câu 27. Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n + 1) có thể làm phát sinh thể dị bội nào dưới đây?
A. Thể bốn nhiễm
B. Thể bốn nhiễm kép
C. Thể một nhiễm kép
D. Thể ba nhiễm
Câu 28. Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:
1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên
cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc
chuyển đoạn không tương hỗ.
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển
đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 29. Một cơ thể (M) mang kiểu gen là AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp Aa không
phân li trong giảm phân 1 và các alen B, b không phân li trong giảm phân 2, các hoạt động khác diễn ra
bình thường. Xét các phát biểu sau :
1. Cơ thể (M) có thể tạo ra 4 loại giao tử đột biến.
2. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AaBb.
3. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AAb.
4. Cơ thể (M) có thể tạo ra tối đa 10 loại giao tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 4. B. 3. C. 1 D. 2.

4 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 30. Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không cỏ khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thề được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

5 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh

You might also like