You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA Y
NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH

BÁO CÁO

MÔN THIẾT BỊ LASER Y HỌC

ỨNG DỤNG LASER CÔNG SUẤT CAO

TRONG THẨM MỸ

GVHD: Th.S NGUYỄN NGỌC QUỲNH

SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

NGUYỄN VIẾT KHẢI

TRẦN HỮU DUY

Tp. HCM, 10/2022


I

MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1 Tổng quan tình hình thẩm mỹ trong và ngoài nước................................. 1
1.2 Tổng quan tình hình nám da và nguyên nhân xảy ra ............................... 2
2. LASER TRONG ĐỜI SỐNG ....................................................................... 4
2.1 Cấu tạo và phân loại ............................................................................. 5
2.1.1 Cấu tạo ............................................................................................... 5
2.1.2 Phân loại............................................................................................. 5
2.2 Cơ sở quang học và nguyên lý hoạt động .............................................. 10
2.3 Tính chất của laser ................................................................................. 11
2.4 Các chế độ hoạt động ............................................................................. 14
3. LASER CÔNG SUẤT CAO ....................................................................... 14
3.1 Laser công suất cao trong thẩm mỹ ....................................................... 14
3.2 Công nghệ Laser Q-switched ND YAG ................................................ 15
3.3 Ưu điểm của công nghệ trị nám bằng laser ND YAG ........................... 17
4. THIẾT BỊ LASER Q-SWITCHED ND:YAD Q7 ...................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 19
II

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1 Phân loại laser ......................................................................................... 7

Bảng 4.1 Thông số kỹ thuật ................................................................................... 20


III

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Thảo luận thị trường thẩm mỹ năm 2020 ................................................. 1

Hình 1.2 Các loại nám da......................................................................................... 2

Hình 2.1 Ứng dụng laser trong đời sống.................................................................. 5

Hình 2.2 Laser bán dẫn ............................................................................................ 6

Hình 2.3 Laser khí ................................................................................................... 7

Hình 2.4 Laser rắn.................................................................................................... 8

Hình 2.5 Laser YVO4 .............................................................................................. 8

Hình 2.6 Laser sợi quang ......................................................................................... 9

Hình 2.7 Cấu trúc sợi quang khuếch đại .................................................................. 9

Hình 2.8 Sự kích từ .................................................................................................. 10

Hình 2.9 Bức xạ tự nhiên ......................................................................................... 10

Hình 2.10 Phát xạ kích thích .................................................................................... 11

Hình 2.11 Tính đơn sắc của ánh sáng laser ............................................................. 12

Hình 2.12 Tính đồng hướng của laser ..................................................................... 12

Hình 2.13 Tính đồng pha ......................................................................................... 13

Hình 2.14 Mật độ năng lượng cao ........................................................................... 13

Hình 3.1 Laser trong thẩm mỹ ................................................................................. 15

Hình 3.2 Sơ đồ cấu tạo Laser Nd Yag ..................................................................... 16

Hình 3.2 Sự xâm nhập qua da của laser ND YAG .................................................. 17

Hình 4.1 Thiết bị laser Q-switched ND_YAG Q7 .................................................. 18


1

1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan tình hình thẩm mỹ trong và ngoài nước
Thị trường chăm sóc sức khỏe làm đẹp nói chung và thẩm mỹ nói riêng được đánh giá cao và
rất nhiều tiềm năng để phát triển. Trích dẫn từ báo cáo Global Wellness Institute thực hiện, thị
trường làm đẹp thế giới trị giá 4.500 tỉ USD. Trong đó tính riêng mảng săn sóc sắc đẹp, chống
lão hóa và chăm sóc cơ thể đã chiếm hơn 1,083 tỉ USD. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương,
nhu cầu đến spa săn sóc sắc đẹp ngày càng trở thành xu hướng quan trọng khi chất lượng sống
của người dân ngày càng tăng. Theo đó, có hơn 48.000 cơ sở spa toàn châu Á đang cùng chia
sẻ doanh số 26,5 tỉ USD…[1].

Riêng tại Việt Nam, quan sát những năm gần đây thẩm mỹ viện cạnh tranh song hành với thu
nhập cũng như ý thức làm đẹp gia tăng (tỷ lệ thấy không hài lòng với ngoại hình trên 50% dân
số). Theo Market Research ước tính, tốc độ tăng trưởng hàng năm (GAGR) của ngành thẩm mĩ
tại Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2027 vào khoảng 5,23%.

Mặc dù 2020 là năm nền kinh tế bị tác động nhiều bởi Covid, nhưng trên social media thị trường
thẩm mỹ làm đẹp vẫn được thảo luận đầy sôi động. Nhìn vào diễn biến thảo luận 2020 trên
social media, thời điểm sau Covid và những dịp lễ trong năm là thời điểm ghi nhận thị trường
thẩm mỹ biến động nhất.

Hình 1.1 Thảo luận thị trường thẩm mỹ năm 2020

“Làm đẹp đón Tết” là thời điểm vàng mà thị trường thẩm mỹ làm đẹp sôi động nhất năm. Nhu
cầu làm đẹp sửa soạn đón năm mới của mọi người lại tăng lên khi lượng người tìm hiểu các
phương pháp làm đẹp tăng đột biến. Nên vì thế mọi người lập hội nhóm cùng trao đổi và tìm
kiếm, chọn lựa các thương hiệu thẩm mỹ...

Ở Việt Nam, thời gian gần đây laser đã được ứng dụng trong y học nói chung và thẩm mỹ, cũng
như chăm sóc thẩm mỹ nói riêng. Lĩnh vực thẩm mỹ trong nước đã luôn cập nhật những tiến
2

bộ của thế giới và tiếp thu nhanh chóng công nghệ mới, đưa vào sử dụng có hiệu quả trong thực
tế. Tuy nhiên, do laser là một công nghệ mới và hiện đại, nên giá thành các thiết bị còn khá cao
nên việc đưa laser tiếp cận với hầu hết mọi con người đang là một rào cản. Mặc dù vậy, nhiều
loại máy laser thẩm mỹ tiên tiến đã có mặt tại Việt Nam để phục vụ kịp thời nhu cầu làm đẹp
của người Việt. Cùng với sự hội nhập của đất nước và sự phát triển đời sống kinh tế, người Việt
Nam chúng ta sẽ nhanh chóng được hưởng kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong
cuộc sống nói chung, cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp nói riêng[2].

1.2 Tổng quan tình hình nám da và nguyên nhân xảy ra


Da được cấu thành từ 3 lớp. Lớp trên cùng là lớp biểu bì, lớp giữa là hạ bì và lớp sâu nhất là
mô dưới da. Trong lớp biểu bì của da có chứa các tế bào hắc tố (melanin), có chức năng lưu trữ
và tạo ra màu sắc của da. Khi phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ tia cực tím hoặc kích
thích nội tiết tố, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều hắc sắc tố. Đó là lý do vì sao da bạn trở nên sẫm
màu, dễ nám da, sạm da và tàn nhang[3].

Các vết nám này thường xuất hiện ở một số vùng nhất định trên khuôn mặt như má, trán, cằm,
thậm chí trên môi trên. Một số ít các vết nám có thể bị ở da tay, nám ở cổ hoặc vị trí khác.

Nám da không phải là một loại ung thư và cũng không phải dấu hiệu ung thư da. Chúng khác
với ung thư da ở chỗ bề mặt bị nám da phẳng và có tính đối xứng ở cả hai bên mặt.

Đôi khi, tình trạng da sạm nám còn được gọi bằng thuật ngữ “mặt nạ thai kỳ” bởi chúng thường
xuất hiện trong khi mang thai hoặc sau sinh.

Hình 1.2 Các loại nám da

Có 3 loại nám da:

- Nám từng mảng: loại có chân nám nông, thường ở lớp biểu bì với màu sắc khá nhạt

- Nám đốm (nám da sâu): có màu sẫm hơn, xuất hiện từng đốm nhỏ. Nếu soi da có thể
thấy chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của dạ.
3

- Nám hỗn hợp: là xuất hiện cả nám từng mảng và nám đốm, điều trị phức tạp hơn.

Trên thế giới có khoảng 3% dân số bị nám da, trong đó nám da ở phụ nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn,
đặc biệt là phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ chiếm tỉ lệ
cao hơn nam giới do các tác nhân như là:

 Ánh nắng mặt trời

Ảnh hưởng của tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường rõ ràng trong hầu hết các trường hợp.
Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng
melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên
cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra
hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da[4].

 Di truyền

Ngoài ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền cũng có thể gây nám da. Theo các nghiên cứu khoa
học, khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định.

 Nội tiết

Nội tiết tố có những ảnh hưởng nhất định đến hiện tượng nám da. Ở nữ giới việc rối loạn hay
thay đổi nội tiết tố diễn ra nhiều hơn so với nam. Điều này khiến cho tình trạng nám da ở các
chị em thường phổ biến hơn.

Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện
tượng nám da. Khoảng từ 50-70% nữ giới bị nám da khi bước vào độ tuổi trung niên chiếm
nhiều hơn nam giới.

Ngoài ra, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là
những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi
khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.

 Do độ dày của da

Một số nghiên cứu cho thấy, da của nam giới có độ dày gấp 7 lần nữ giới. Vì vậy làn da nam
giới ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường như UV, ánh sáng mặt trời, không khí,.. từ
đó hắc sắc tố melanin ít được sản sinh và hình thành các đốm nám.

Ngoài ra, thời gian cũng khiến bào mòn và làm lão hóa da, vì vậy nám da thường có nguy cơ
cao hơn đối với phụ nữ ở lứa tuổi trung niên.
4

 Do tác động từ mỹ phẩm

Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều yếu tố khác gây nám da như sử dụng mỹ phẩm
không đúng cách, chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học hợp lý,..

Mỹ phẩm : Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hay dùng không đúng
cách có thể gây nám da

Những tác động từ mỹ phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến nám da.Việc làm đẹp nhờ mỹ phẩm
là nhu cầu thiết yếu của phái đẹp, trong khi đó tỉ lệ sử dụng mỹ phẩm ở nam giới thường rất ít.
Điều này giải thích vì sao tỉ lệ nám da ở phụ nữ cao hơn.

 Do lượng collagen

Collagen có vai trò quan trọng đối với tế bào da, giúp các mô liên kết với nhau và tạo tính đàn
hồi cho da. Mật độ collagen ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Do vậy ở cùng một độ tuổi
nhưng làn da của nam giới thường săn chắc, mịn màng hơn phụ nữ. Thông thường, từ độ tuổi
25 trở đi, làn da của phái nữ hay gặp phải các vấn đề về lão hóa, nám da cao hơn nam giới.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến diện mạo của người phụ nữ
nói chung và vấn đề nám da nói riêng. Những thay đổi tâm lý bất thường, áp lực,suy nghĩ tiêu
cực, chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt không hợp lý cũng dễ gây nên tình trạng làn da lão hóa thiếu
sức sống, nám, sạm,...

Công nghệ hiện đại ngày nay có nhiều giải pháp điều trị cho da nám, tàn nhang, đồi mồi hoặc
xóa xăm khác nhau như phẫu thuật, laser hay là dùng thuốc bôi, … Trong đó, điều trị bằng laser
được coi là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả cao với nguyên lý hoạt động là phá vỡ sự tập trung
sắc tố melanin và loại bỏ các yếu tố dị vật sót lại trong da, sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

2. LASER TRONG ĐỜI SỐNG

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, tia laser là một bước đột phá trong công nghệ của nền văn
minh nhân loại. Bởi, nó sở hửu quá nhiều ưu điểm mang đến cơ hội chữa lành nhiều bệnh lý
chuyên khoa đa dạng. Cụ thể như phẫu thuật tật khúc xạ mắt trong nhãn khoa, tách bóc tế bào,
làm giảm bớt sắc tố trong da, điều trị khối u phổi, u thần kinh trong ung bướu,.. vô cùng hữu
hiệu và chinh xác.

Laser được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào tiêu điểm nhỏ và khả năng
di chuyển đến khoảng cách rất xa. Những thiết bị này liên tục tấn công vào thị trường mới bằng
cách cung cấp chất lượng và hiệu quả sản xuất được cải thiện.
5

Trong lĩnh vực thẩm mỹ nói riêng, công nghệ laser được ứng dụng ở nhiều dịch vụ điều trị
trong Spa, thẩm mỹ viện. Và hiệu quả của laser đem lại là rất to lớn và đã mở ra một bước tiến
mới trong ngành làm đẹp trên toàn thế giới.

Hình 2.1 Ứng dụng laser trong đời sống

2.1 Cấu tạo và phân loại

2.1.1 Cấu tạo

Nguyên lý cấu tạo chung của một máy laser gồm có: buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser,
nguồn nuôi và hệ thống dẫn quang. Trong đó buồng cộng hưởng với hoạt chất laser là bộ phận
chủ yếu [5].

Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất laser, đó là một chất đặc biệt có khả năng khuếch đại ánh
sáng bằng phát xạ cưỡng bức để tạo ra laser. Khi 1 photon tới va chạm vào hoạt chất này thì
kéo theo đó là 1 photon khác bật ra bay theo cùng hướng với photon tới. Mặt khác buồng cộng
hưởng có 2 mặt chắn ở hai đầu, một mặt phản xạ toàn phần các photon khi bay tới, mặt kia cho
một phần photon qua một phần phản xạ lại làm cho các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt
chất laser nhiều lần tạo mật độ photon lớn. Vì thế cường độ chùm laser được khuếch đại lên
nhiều lần. Tính chất của laser phụ thuộc vào hoạt chất đó, do đó người ta căn cứ vào hoạt chất
để phân loại laser.

2.1.2 Phân loại

Laser được phân loại dựa theo môi trường của nó và thường được chia thành 4 nhóm chính.
Một số thành phần thay đổi tùy thuộc vào sự phân loại của laser là môi trường, cấu trúc, chiều
dài bước sóng dao động và nguồn kích từ của laser. Môi trường laser là vật liệu bao gồm các
nguyên tử chuyển đổi ánh sáng bơm thành ánh sáng laser.
6

Bảng 2.1 Phân loại laser

- Laser rắn: Laser phổ biến nhất là laser YAG và các laser YVO4 , là laser sử dụng các
tinh thể YAG và YVO4 cho môi trường laser.
- Laser khí: Laser CO2 , laser sử dụng khí CO2 làm môi trường của mình, được sử dụng
rộng rãi.
- Laser bán dẫn: Những laser này sử dụng chất bán dẫn với một lớp hoạt động (lớp phát
quang) làm môi trường.
- Laser sợi quang: Những laser này được sử dụng rộng rãi hơn kể từ năm 2000. Đúng như
tên gọi, chúng sử dụng sợi quang học làm môi trường.

 Laser bán dẫn

Tinh thể bán dẫn với các vật liệu khác nhau được xếp chồng lên nhau để cấu tạo nên lớp hoạt
động (lớp phát quang). Ánh sáng được tạo ra trong lớp này di chuyển qua lại giữa một cặp
gương được tạo ở trên hai mặt cuối, điều này giúp khuếch đại ánh sáng và tạo ra laser.

Hình 2.2 Laser bán dẫn


7

 Laser khí (laser CO2)

Laser CO2 sử dụng khí CO2 làm môi trường. Các điện cực được sử dụng để phóng điện được
bố trí trong một ống kín chứa đầy khí CO2 . Lớp điện cực được kết nối với các yếu tố bên ngoài
để áp dụng công suất điện tần số cao hoạt động như nguồn kích từ. Thực hiện phóng điện giữa
các điện cực sẽ tạo ra thể điện tương trong khí, điều này làm cho các phân tử CO2 thay đổi
thành trạng thái kích thích. Khi số lượng phân tử bị kích thích tăng, phát xạ kích thích bắt đầu.
Ánh sáng dao động qua lại giữa gương phản xạ toàn phần và bộ ghép ngõ ra cho đến khi ngõ
ra là laser. Chiều dài bước sóng dao động phổ biến nhất là 10,6 μm. Các thành phần khí như
sau: <10% CO2, khoảng 30% khí nitơ (N2), một vài phần trăm xenon (Xe), và phần còn lại là
heli (He). Phần trăm thành phần giữa các khí khác nhau và các thành phần thay đổi theo cấu
trúc cũng như các đặc tính của laser.

Hình 2.3 Laser khí

 Laser rắn

 Laser YAG và phương pháp bơm mặt bên


1
Các laser YAG phương pháp bơm mặt bên là những laser sử dụng tinh thể YAG làm môi
trường laser. YAG (yttrium aluminium garnet) là tinh thể được pha thêm Nd (neodymium). Bộ
dao động được tạo ra bằng các đi-ốt laser bơm được bố trí song song ở mỗi bên trục của tinh
thể YAG. Bộ cộng hưởng được tạo nên từ một cặp gương và một công tắc Q ở giữa. Chiều dài
bước sóng dao động là 1064 nm. Nhờ phương pháp bơm mặt bên, mà ánh sáng bơm được áp
dụng cho một khu vực rộng lớn, giúp cho có thể áp dụng một lượng năng lượng cao, và nhờ đó
đạt được hiệu suất cao. Độ rộng xung tương đối dài: 100 phần tỷ giây đến vài phần nghìn giây,

1
Công tắc Q là thành phần có thể thay đổi hướng ánh sáng truyền đi. Khi bật công tắc Q, ánh sáng trong bộ cộng
hưởng bị cong, làm dừng các dao động được phát ra từ bên ngoài của bộ cộng
hưởng. Trong trường hợp này, không xảy ra các dao động (không có phát xạ kích thích), do đó số lượng nguyên
tử kích thích bên trong tăng lên và độ khuếch đại cao hơn. Bằng cách tắt công tắc
Q, có thể làm ánh sáng đi vòng trong bộ cộng hưởng, khuếch đại các nguyên tử kích thích một cách đột ngột.
Kết quả là, ánh sáng được xuất ra thành xung
8

giúp cho có thể tạo ra các xung với một lượng năng lượng xung lớn. Những laser này được sử
dụng điển hình trong việc khắc dấu, cắt, khắc, và hàn kim loại.

Hình 2.4 Laser YAG

 Laser YVO4 và phương pháp bơm mặt cuối


Các laser YVO4 phương pháp bơm mặt cuối là những laser sử dụng tinh thể YVO4 làm môi
trường laser. YVO4 là một tinh thể yttrium vanadate và được pha thêm Nd (neodymium) tương
tự như cách của laser YAG. Trong phương pháp này, ánh sáng bơm được áp dụng từ mặt cuối
tinh thể YVO4 . Bộ cộng hưởng bao gồm một cặp gương cùng với tinh thể và công tắc Q được
đặt ở giữa. Chiều dài bước sóng dao động là 1064 nm, giống như Nd: Laser YAG. Nhân tố
khuếch đại cao cho phép sử dụng các tinh thể nhỏ, giúp cho dao động ngắn hơn dao động của
laser YAG. Do đó, ánh sáng đi vòng qua tinh thể trong thời gian ngắn hơn, dẫn đến gia tăng
cường độ ánh sáng đột ngột. Ưu điểm của loại laser này là đạt được đỉnh cao và xung ngắn với
hiệu quả cao hơn laser YAG. Ngoài ra, mức độ khuếch đại ở trung tâm của tinh thể lớn và ánh
sáng laser được tạo ra là đơn mode2, giúp cho có thể xuất ra những laser chất lượng cao.

Hình 2.5 Laser YVO4

2
Đơn mode là trạng thái laser lý tưởng mà ánh sáng có thể được tập trung thành một vệt nhỏ nhất tại vị trí điểm
hội tụ.
9

 Laser sợi quang

Hình 2.6 Laser sợi quang

Laser sợi quang sử dụng các sợi quang làm môi trường và có công nghệ khuếch đại rơ le giao
tiếp khoảng cách xa, điều này đã giúp phát triển các laser hiệu suất cao. Sợi quang học có lõi
giúp truyền ánh sáng dọc theo trung tâm của sợi và lớp vỏ đồng tâm bao quanh lõi. Laser sợi
quang sử dụng lõi này làm môi trường laser để khuếch đại ánh sáng. Lõi được pha thêm Yb
(ytteribum). Trong thành phần chung của laser sợi quang, một đi-ốt laser (hạt LD) được sử dụng
để tạo ra ánh sáng xung gọi là ánh sáng hạt, và sử dụng hai trạng thái bộ khuếch đại sợi quang
trở lên để khuếch đại ánh sáng. Các đi-ốt laser bơm bao gồm nhiều đi-ốt laser đơn cực phát xạ
(mỗi đi-ốt có một lớp phát quang đơn). Các đi-ốt laser có hiệu suất thấp, vì vậy hệ thống này
có ưu điểm gia tăng tải nhiệt, cho phép một tuổi thọ dài. Ngoài ra, gia tăng số lượng đi-ốt laser
cũng gia tăng hiệu suất của laser. Laser sợi quang có hiệu quả dao động cao hơn và mức tiêu
thụ điện thấp hơn laser rắn và laser khí. Sợi quang khuếch đại (tiền khuếch đại và khuếch đại
chính) bao gồm ba lớp: lớp lõi và hai lớp vỏ. Ánh sáng bơm di chuyển dọc theo lớp vỏ bọc bên
trong và lõi pha Yb, làm các nguyên tử trong lõi đổi sang trạng thái kích thích. Laser truyền đi
khi được lõi bao bọc. Laser được khuếch đại bởi những nguyên tử di chuyển càng xa, thì cường
độ laser càng mạnh. Ánh sáng di chuyển chỉ theo một hướng và không qua trở lại, điều này
khác với laser rắn và laser khí.

Hình 2.7 Cấu trúc sợi quang khuếch đại


10

2.2 Cơ sở quang học và nguyên lý hoạt động

 Sự kích từ

Hình 2.8 Sự kích từ

Để tạo ra laser, cần phải có các nguyên tử hoặc phân tử được gọi là môi trường laser. Phơi môi
trường laser này dưới năng lượng từ bên ngoài (ánh sáng bơm) khiến các nguyên tử thay đổi từ
trạng thái cơ bản, có năng lượng thấp, thành trạng thái kích thích, có năng lượng cao. Trong
trạng thái kích thích, điện tử trong nguyên tử di chuyển từ các lớp bên trong ra các lớp bên
ngoài.

 Bức xạ tự nhiên

Hình 2.9 Bức xạ tự nhiên

Sau một thời gian nhất định trôi qua với trạng thái kích thích, nguyên tử trở lại trạng thái cơ
bản (thời gian để cho nguyên tử trở về trạng thái cơ bản từ trạng thái kích thích được gọi là thời
gian sống huỳnh quang). Vào thời điểm này, năng lượng cung cấp cho nguyên tử được phát ra
như ánh sáng (bức xạ tự nhiên) với chiều dài bước sóng được xác định trước. Nguyên lý tạo ra
laser sử dụng quá trình kích từ và bức xạ tự nhiên để tạo ra ánh sáng laser.
11

 Phát xạ kích thích

Hình 2.10 Phát xạ kích thích

Để sử dụng ánh sáng phát một cách tự nhiên làm laser, thì phải khuếch đại ánh sáng phát tự
nhiên. Nguyên tử được duy trì ở trạng thái kích thích trong một khoảng thời gian quy định phát
ánh sáng do bức xạ tự nhiên và sau đó trở lại trạng thái cơ bản. Tuy nhiên, nếu tăng cường ánh
sáng bơm, số lượng nguyên tử trong trạng thái kích thích cũng như lượng ánh sáng phát tự nhiên
sẽ tăng. Điều này dẫn đến hiện tượng gọi là phát xạ kích thích. Phát xạ kích thích xảy ra khi
ánh sáng được áp dụng cho một nguyên tử kích thích để kích thích nó và tạo ra ánh sáng ngày
càng mạnh hơn. Số lượng nguyên tử trong trạng thái kích thích càng lớn, thì lượng phát xạ kích
thích càng lớn. Điều này dẫn đến ánh sáng được khuếch đại ở tốc độ cao, giúp cho có thể để
đạt được ánh sáng đồng pha, đơn sắc tạo nên laser.

Tất cả các loại laser đều dựa trên nguyên lý cơ bản là bức xạ cưỡng bức, năng lượng chuyển
hóa được quy định bởi cơ chế quang học từ nguồn cung cấp: quang học lượng tử. Khi năng
lượng được cộng thêm vào hệ thống, quỹ đạo của các điện tử (electron) của nguyên tử trong
môi trường kích hoạt bị kích thích để tạo năng lượng cao hơn. Khi năng lượng hình thành phân
rã, các photon có cùng bước sóng. Tuy nhiên, chỉ có những photon được phát ra song song
chính xác với trục của buồng quang (resonator) thì được phản xạ lại môi trường kích hoạt bởi
kính phản xạ toàn phần hay còn gọi là HR (highly reflective) và kính phản xạ bán phần- OC
(output coupler), gây ra một tầng photon có cùng hướng, độ phân cực và pha (phase).

2.3 Tính chất của laser

 Tính đơn sắc


Ánh sáng tự nhiên gồm nhiều bước sóng khác nhau từ các tia cực tím đến các tia hồng ngoại.
So với ánh sáng tự nhiên, laser là một chùm tia sáng với một bước sóng duy nhất. Đặc tính này
gọi là tính đơn sắc. Ưu điểm của tính đơn sắc chính là cho phép tăng tính linh hoạt của các thiết
kế quang học. Chỉ số khúc xạ của ánh sáng thay đổi tùy thuộc vào bước sóng của nó, do đó xảy
ra hiện tượng mà trong đó ánh sáng tự nhiên đi qua một ống kính mở rộng tùy thuộc vào chiều
12

dài bước sóng của ánh sáng cụ thể đó. Hiện tượng này gọi là quang sai đơn sắc. Do laser chỉ có
một chiều dài bước sóng duy nhất, nên nó chỉ khúc xạ theo một hướng. Ví dụ, ống kính camera
cần phải được thiết kế để điều chỉnh độ biến dạng gây ra bởi màu sắc, trong khi ống kinh laser
thì không cần. Điều nay cho phép các thiết kế chính xác để truyền chùm tia laser đi các khoảng
cách lớn và tập trung laser thành một vệt nhỏ.

Hình 2.11 Tính đơn sắc của ánh sáng laser

 Tính đồng hướng


Tính đồng hướng là thuộc tính duy trì hướng của âm thanh hoặc ánh sáng khi nó di chuyển
xuyên qua không gian. Tính đồng hướng cao chỉ ra rằng hướng này được duy trì ở mức độ cao
với độ mở rộng nhỏ. Ánh sáng tự nhiên là một tập hợp các chùm ánh sáng truyền đi theo hướng
bất kỳ và theo mọi hướng. Để tăng tính đồng hướng của ánh sáng tự nhiên, cần những hệ thống
quang học phức tạp loại bỏ được ánh sáng không truyền đi theo hướng mong muốn. So với ánh
sáng tự nhiên, ánh sáng laser với tính đồng hướng cao, sẽ giúp dễ dàng thiết kế các hệ thống
quang học truyền ánh sáng mà không cần mở rộng. Do đó, có thể truyền ánh sáng laser với
khoảng cách dài.

Hình 2.12 Tính đồng hướng của laser


13

 Tính đồng pha


Tính đồng pha mô tả mức độ ánh sáng gây nhiễu cho nhau. Xem ánh sáng là một làn sóng, có
thể nói rằng pha của ánh sáng càng đồng nhất thì tính đồng pha của ánh sáng càng cao. Điều
này cũng tương tự như cách những con sóng va chạm trên bề mặt nước làm cho chúng mạnh
hơn hoặc triệt tiêu lẫn nhau; sóng càng ngẫu nhiên, thì mức độ gây nhiễu của nó càng yếu. Bởi
vì pha, chiều dài bước sóng, và hướng của ánh sáng laser giống nhau, cho nên có thể duy trì
sóng mạnh và truyền chùm laser đi một khoảng cách dài mà không bị khuếch tán. Điều này
nghĩa là có khả năng tập trung ánh sáng thành một vệt nhỏ bằng một ống kính. Ánh sáng phát
có thể được truyền đến vị trí khác nhau và được sử dụng làm ánh sáng với độ dày đặc cao.

Hình 2.13 Tính đồng pha

 Mật độ năng lượng cao


Bởi vì laser có tính đơn sắc, tính đồng hướng, và tính đồng pha, cho nên có thể được tập trung
thành một vệt tia cực nhỏ, điều này cho phép có thể tạo ra ánh sáng với mật độ năng lượng cao.
Có thể tập trung ánh sáng laser gần đến giới hạn nhiễu xạ, điều mà không thể thực hiện với ánh
sáng tự nhiên. (Giới hạn nhiễu xạ tồn tại bởi vì không thể tập trung ánh sáng nhỏ hơn chiều dài
bước sóng của ánh sáng đó.) Bằng cách tập trung laser thành một chùm nhỏ, có thể tăng mật độ
(mật độ công suất) của ánh sáng vào một điểm - nơi mà laser có thể cắt kim loại.

Hình 2.14 Mật độ năng lượng cao


14

2.4 Các chế độ hoạt động

Laser có thể được cấu tạo để hoạt động ở trạng thái bức xạ sóng liên tục (hay CW - continuous
wave) hay bức xạ xung (pulsed operation). Điều này dẫn đến những khác biệt cơ bản khi xây
dựng hệ laser cho những ứng dụng khác nhau.

 Chế độ phát liên tục

Trong chế độ phát liên tục, công suất của một laser tương đối không đổi so với thời gian. Sự
đảo nghịch mật độ electron cần thiết cho hoạt động laser được duy trì liên tục bởi nguồn bơm
năng lượng đều đặn.

 Chế độ phát xung

Trong chế độ phát xung, công suất laser luôn thay đổi so với thời gian, với đặc trưng là các giai
đoạn "đóng" và "ngắt" cho phép tập trung năng lượng cao nhất có thể trong một thời gian ngắn
nhất có thể. Các dao laser là một ví dụ, với năng lượng đủ để cung cấp một nhiệt lượng cần
thiết, chúng có thể làm bốc hơi một lượng nhỏ vật chất trên bề mặt mẫu vật trong thời gian rất
ngắn. Tuy nhiên, nếu cùng năng lượng như vậy nhưng tiếp xúc với mẫu vật trong thời gian dài
hơn thì nhiệt lượng sẽ có thời gian để xuyên sâu vào trong mẫu vật do đó phần vật chất bị bốc
hơi sẽ ít hơn. Có rất nhiều phương pháp để đạt được điều này, như:

 Phương pháp chuyển mạch Q (Q-switching)

 Phương pháp kiểu khoá (modelocking)

 Phương pháp bơm xung (pulsed pumping)

3. LASER CÔNG SUẤT CAO

3.1 Laser công suất cao trong thẩm mỹ

Cũng trên cơ sở những hiệu ứng sinh học của Laser và những ứng dụng của Laser trong y học,
chúng ta nhấn mạnh thêm những ứng dụng của Laser trong thẩm mỹ. Trong thẩm mỹ sử dụng
Lasrer theo 2 hướng: Giải phẫu thẩm mỹ (ngoại khoa thẩm mỹ) và Săn sóc thẩm mỹ (Nội khoa
thẩm mỹ). Được sử dụng phổ biến và hiệu quả cao như: CO 2, YAG, Erbium, Q-Nd, Fraxel,
V-beam, Ruby, Laser kết hợp CO 2-erbium/YAG , v.v…

Nếu nói Liệu pháp laser công suất thấp kích thích sự tăng trưởng và lành tổn thương của mô và
giảm viêm và phù nề, nó có tác dụng giảm đau và kháng viêm, cũng như kích thích sinh học thì
Laser công suất cao là chùm tia ánh sáng đơn sắc (là chùm photon có cùng bước sóng). Khi
chiếu ánh sáng laser vào mô cơ thể sẽ gây nên các tác dụng sinh học. Độ xuyên sâu của laser
15

qua mô phụ thuộc vào cường độ laser và độ hấp thu của mô. Độ hấp thu này phụ thuộc vào loại
mô và chiều dài bước sóng laser. Công nghệ Laser công suất Cao lên đến 12W, bước sóng
1064nm cho phép xuyên sâu mô để giảm đau tối đa. Công suất tối đa cao hơn 50 lần so với
laser thông thường. Công suất cao cho phép sự xuyên thấu cao, độ sâu xâm nhập 10cm mô,
đảm bảo liều đúng ở mô sâu cần điều trị. Hơn nữa, tạo được kích thích các đầu tận thần kinh,
vì thế phong bế đường dẫn truyền đau trong hệ thần kinh và mang lại hiệu quả giảm đau tức
thì.

Laser công suất cao thường được sử dụng chế độ xung. Chế độ xung bản chất là việc bật và
tắt laser liên tục với tần suất rất cao và được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm đau.
chế độ ảnh hưởng đến các mô và gây ra các hiệu ứng y học. Hiệu quả y học tổng thể là sinh
học, giảm đau, tác dụng chống viêm, tác dụng nhiệt bề mặt và thư giãn cơ bắp.

Hình 3.1 Laser trong thẩm mỹ

3.2 Công nghệ Laser Q-switched ND YAG

Công nghệ Laser ND YAG được phát minh tại Mỹ và ứng dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ
da đồng thời được các chuyên gia đánh giá rất cao bởi ưu điểm đem lại hiệu quả nhanh chóng,
không gây kích ứng và an toàn cho da, phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ hiện đại.

Công nghệ Q-Switched ND Yag được đánh giá là một trong những thế hệ công nghệ laser thông
minh nhất hiện nay. Công nghệ đã được hiệp hội quốc tế FDA chứng nhận điều trị sắc tố, làm
đẹp da an toàn, nhanh chóng mà không xâm lấn. Công nghệ ứng dụng hiệu quả trong điều trị
các vấn đề về hắc tố da như: nám, tàn nhang, sạm da, đồi mồi, da không đều màu, xóa mực
xăm….

Laser Q-switched ND YAG là loại laser xung ( không phải loại laser liên tục – tạo bởi bộ chuyển
mạch xung Q-switched ) tạo bởi buồng cộng hưởng với hoạt chất laser là Nd Yag ( tên viết tắt
của hợp chất Neodymium-doped Yttrium Aluminium Garnet (YAG, Y3Al5O12) [6].
16

Hình 3.2 Sơ đồ cấu tạo Laser Nd Yag

Loại Laser Q-switched Nd Yag tạo ra tia laser có bước sóng 1064nm (do hợp chất Nd Yag đặc
thù tạo ra) có độ rộng xung 5ns-40ns (do bộ Q-switched điều khiển) và mật độ năng lượng khác
nhau.

Do đó, khi ứng dụng tia laser Q-switched 1064nm trong thẩm mỹ, cần chú ý các thông số khác
nhau cơ bản như sau, chính sự khác nhau cơ bản này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tia laser,
tuổi thọ nguồn tạo laser, và công nghệ chế tạo ra tia laser và giá thành của thiết bị cũng khác
nhau rất nhiều.

Công nghệ Q- switch Nd- Yag laser được xem là bước đột phá vượt trội của ngành công nghiệp
ứng dụng laser trong việc điều trị các bệnh rối loạn sắc tố da như nám da, da không đều màu.

Áp dụng nguyên lý bắn phá của tia laser : Chiếu nguồn năng lượng laser ở bước sóng và mức
năng lượng thích hợp tác dụng lên vùng da bị rối loạn sắc tố. Các tế bào da mang sắc tố khi hấp
thu quang năng này sẽ giãn nở và vỡ ra nhiều mảnh sắc tố nhỏ. Các mảnh này sau đó được đẩy
lên bề mặt và loại bỏ cùng các tế bảo vảy da chết. Bên cạnh đó các sắc tố ở lớp sâu trong da bị
thải ra ngoài bằng hệ thống bài tiết của cơ thể. Trong liệu trình điều trị, các mảng sắc tố nhạt
dần và biến mất. Các vùng da xung quanh hầu như không có bất cứ tổn thương nào [7].

Laser ND YAG sử dụng phối hợp 2 bước sóng 1064nm và 532nm tác động sâu vào các lớp
trung bì và hạ bì, phá vỡ các sắc tố của da như melanin (sắc tố đen) và hemoglobin (các sắc tố
đỏ) cho làn da đều màu.

Công nghệ Laser Q-Switched ND YAG phát ra 2 bước sóng 1064nm và 532 nm sẽ tác động
trực tiếp vào các sắc tố melanin gây ra nám, mỗi bước sóng lại có mục tiêu điều trị khác nhau:

- Bước sóng 1064 nm tác động sâu tới các sắc tố ở lớp sâu như trung bì, hạ bì của da.
Tuyệt đối không gây tổn hại trên bề mặt da.
17

- Bước sóng 532 nm tác động vào lớp nông hơn. Di chuyển vào sâu các sắc tố khác nhau
của da như sắc tố đen (melanin), sắc tố đỏ (oxy hemoglobin).

Hình 3.2 Sự xâm nhập qua da của laser ND YAG

Nguyên lý hoạt động của Laser ND YAG là tác động vào vùng da có sắc tố phù hợp với bước
sóng do đó không gây bất kỳ tổn thương nào trên những vùng da xung quanh. Bước sóng tác
dụng lên vùng sắc tố bệnh lý và gây giãn nở rồi gây vỡ nhỏ các sắc tố đó. Những sắc tố ở lớp
biểu bì vỡ nhỏ thì được đẩy lên bề mặt da, còn sắc tố nằm sâu trong da được phân hóa thành
những hạt nhỏ li ti, bị thực bào trong cơ thể tiêu hóa và thải ra ngoài theo hệ thống bài tiết của
cơ thể. Các sắc tố nhạt dần cho đến khi bị biến mất hoàn toàn.
Laser Q-switched ND YAG đảm bảo độ an toàn cho da, không xâm lấn, không gây dị ứng cho
da và tác động tức thời. Sau điều trị da sẽ sáng lên từ từ, tùy mức độ nông sâu, sau vài lần sẽ
đem lại kết quả mong đợi.

3.3 Ưu điểm của công nghệ trị nám bằng laser ND YAG

Hiệu quả cao hơn, nhanh hơn:

 Khác với một số dòng máy laser thẩm mỹ sử dụng công nghệ laser cũ chỉ lọc ra một
chùm quang phổ. Công nghệ sử dụng một chùm ánh sáng đơn sắc để điều trị. Nên cho
hiệu quả điều trị sắc tố hoàn hảo hơn, triệt để hơn.
 Công nghệ laser giúp rút ngắn thời gian và số lần điều trị trên một liệu trình. Đặc biệt là
trong ứng dụng điều trị xóa nám. Nếu thông thường, một liệu trình bắn nám phải từ 6-
10 lần. Thì với laser ND YAG sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt trên da của mình chỉ
sau 2- 3 lần điều trị.
18

 Q-switched phát ra năng lượng trong thời gian cực ngắn là 6ns, tinh thể KIP trong
khoang phát laser có độ tinh khiết chọn lọc của bước sóng 532nm, tăng khả năng điều
trị hiệu quả gấp hai lần so với các loại laser khác.
 Ứng dụng đa dạng với nhiều bệnh lý sắc tố khác nhau, an toàn và không để lại nhiều
biến chứng hay tình trạng tăng sắc tố sau laser và không mất thời gian nghỉ dưỡng dài.

4. THIẾT BỊ LASER Q-SWITCHED ND:YAD Q7

Hình 4.1 Thiết bị laser Q-switched ND_YAG Q7

Thiết bị laser Q-Switched ND:YAD Q7 là một trong những dòng sản phẩm ưu việt, tiên tiến và
hiện đại nhất Hàn Quốc thời điểm hiện tại, máy chính là sự lựa chọn tối ưu cho các: Beauty
Spa, Clicnic Spa, Trung tâm chăm sóc da, Phòng khám da liễu…
19

Loại ND-YAG

Thời gian xung 532nm/1064nm

Tần số 1Hz - 10Hz

Peak power 400MW

Kích thước điểm 2mm – 10mm


Công suất đầu vào 100 – 240VAC, 50/60Hz

Kích thước 340Wx780Dx868H (mm)

Trọng lượng 95kg

Bảng 4.1 Thông số kỹ thuật

Công nghệ hiện đại ngày nay có nhiều giải pháp điều trị cho da nám, tàn nhang, đồi mồi hoặc
xóa xăm khác nhau như phẫu thuật, laser hay là dùng thuốc bôi, … Trong đó, điều trị bằng laser
được coi là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả cao với nguyên lý hoạt động là phá vỡ sự tập trung
sắc tố melanin và loại bỏ các yếu tố dị vật sót lại trong da, sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

Ứng dụng nền tảng là công nghệ laser, máy Laser Yag Q – Switched Q7 có xuất xứ Hàn Quốc
là nơi nền công nghệ làm đẹp vô cùng phát triển được cải tiến với những lợi thế vượt trội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 Nguyễn Tăng Hải, “Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu ngành Thẩm Mỹ, Spa”,TM
Branding, 16/08/2021.

[2] C.N.B, “Laser thẩm mỹ”, Du lịch Việt Nam, 2013.

[3] Vũ Thị Hương, “Nám da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả”,Tham vấn y
khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường, 19/04/2022.

[4] Dereure, O.“Drug-Induced Skin Pigmentation.” Am J Clin Dermatol 2, pp. 253–262, 2001.
[5] Nguyễn Ngọc Quỳnh, Slide bài giảng môn “Thiết bị laser học” (lưu hành nội bộ), 2022,
Ngành Vật lý Y sinh – Đại học NTT
20

[6] ) H. Jelínková, Lasers for medical applications Diagnostics, therapy and surgery, Woodhead
Publishing Limited, 2013.

[7] Bs.Vân Thủy, “Ứng dụng laser yag trong điều trị một số bệnh da và thẩm mỹ”, Bệnh viện
da liễu tỉnh Khánh Hòa, 2020.

You might also like